LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới nhất là từ năm 1992 đến nay nền kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bước chuyển biến đáng kể và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn giữ ở mức cao; phát triển toàn diện nền kinh tế cũng như ở từng ngành cụ thể; việc huy động các nguồn lực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đạt nhiều kết quả tốt và đảm bảo. Những thành tựu đó đã làm cho thế và lực của Vĩnh Phúc mạnh lên rất nhiều. Năm 2003 Vĩnh Phúc đã được Chính Phủ phê duyệt nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đối với công nghiệp được nằm trong vùng trọng điểm phát triển công nghiệp của các tỉnh phía Bắc – đây là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh phát triển hơn nữa.
Để xác định hướng phát triển tiếp theo, đưa Vĩnh Phúc hoà nhịp với tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước cần thiết phải đánh giá đúng, nhận dạng đủ các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đó chính là cơ sở hạ tầng kỹ thuật bởi cơ sở hạ tầng kỹ thuật có vai trò quan trọng và quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia và từng tỉnh nói riêng. Những năm qua đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã được Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh hết sức quan tâm và ưu tiên đầu tư hàng đầu, năm 2005 còn được lấy là “năm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật”.
Tuy nhiên hiện nay trước yêu cầu của tình hình mới hoạt động đầu tư xây xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn cần được khắc phục và tiếp tục hoàn thiện. Việc xem xét đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đưa ra được các giải pháp là hết sức cần thiết.
Chính vì vậy, trong quá trình thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc tôi đã chọn đề tài “Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. Thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu, góp phần phân tích, đánh giá và đưa ra một cái nhìn đầy đủ hơn về tình hình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, những kết quả đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng; các cơ sở lý luận về đầu tư và hoạt động đầu tư và sử dụng tổng hợp các quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc ;các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội các giai đoạn và các lĩnh vực .Đề tài đã sử dụng tổng hợp các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp .từ nguồn số liệu của Uỷ ban nhân dân, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Sở Điện lực, Sở Bưu chính viễn thông .
Kết cấu của đề tài gồm có 2 phần chính :
Chương 1 : Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 2 : Một số giải pháp nhằm đầy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn kinh tế đầu tư đặc biệt là Tiến Sĩ Từ Quang Phương và các cán bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này!
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1:THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT TỈNH VĨNH PHÚC 3
1.1. Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 3
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên của Vĩnh Phúc 3
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 5
1.1.3. Ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội đến đầu tư phát triển tại tỉnh Vĩnh Phúc 7
1.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc 8
1.2.1. Hệ thống giao thông vận tải 8
1.2.2. Hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải 11
1.2.3. Hệ thống điện 13
1.2.4. Hệ thống bưu chính - viễn thông 16
1.2.5. Hệ thống thuỷ lợi 18
1.3. Thực trạng vốn đầu tư phát triển CSHTKT tỉnh Vĩnh Phúc 19
1.3.1. Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 2001-2006 19
1.3.2. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo các lĩnh vực 21
1.3.2.1. Vốn đầu tư phát triển Giao thông vận tải 24
1.3.2.2. Vốn đầu tư phát triển hệ thống điện 28
1.3.2.3. Vốn đầu tư phát triển hệ thống cấp thoát nước,xử lý nước thải 30
1.3.2.4. Vốn đầu tư phát triển hệ thống Bưu chính viễn thông. 31
1.3.2.5. Vốn đầu tư phát triển hệ thống Thuỷ lợi 32
1.4. Nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001 – 2006 34
1.5. Đánh giá tình hình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc 37
1.5.1. Thành tựu về phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh phúc 37
1.5.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội 42
1.5.3. Hạn chế trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc và nguyên nhân 46
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHTKT ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC 50
2.1. Những thuận lợi và hạn chế đối với quá trình phát triển KT- XH tỉnh Vĩnh Phúc 50
2.1.1. Thuận lợi 50
2.1.2. Hạn chế và thách thức 51
2.2. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc đến năm 2010 52
2.2.1. Mục tiêu chung về phát triển kinh tế xã hội 52
2.2.2. Một số mục tiêu cụ thể 53
2.3. Phương hướng đầu tư phát triển CSHTKT tỉnh Vĩnh Phúc 54
2.3.1. Quan điểm đầu tư phát triển CSHTKT tỉnh Vĩnh Phúc 54
2.3.2. Mục tiêu phát triển CSHTKT tỉnh Vĩnh Phúc 55
2.3.2.1. Giao thông vận tải 55
2.3.2.2. Bưu chính - viễn thông 59
2.3.2.3. Hệ thống điện 61
2.3.2.4. Cấp thoát nước 62
2.3.2.5. Phát triển hạ tầng thuỷ lợi 63
2.4. Kế hoạch vốn đầu tư huy động phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2010 63
2.5. Một số giải pháp nhằm đầy mạnh đầu tư xây dựng CSHTKT tỉnh Vĩnh Phúc 66
2.5.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng trong đó có hoạt động đầu tư xây dựng CSHTKT 66
2.5.2. Xây dựng, hoàn thiện và đổi mới cơ chế chính sách cho phù hợp với điều kiện của tỉnh 67
2.5.3. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch 68
2.5.4. Huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật có hiệu quả 69
2.5.5. Thực hiện xã hội hoá đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật 70
2.5.6. Nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và năng lực cán bộ quản lý 71
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
80 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2213 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tơ trong đó 3 pha là 988 chiếc, 1 pha là 42.539 chiếc. Về phát triển lưới điện nông thôn: đến nay 100% số xã phường có lưới điện Quốc gia, 100% hộ dân đã có điện sử dụng. Hệ thống các trạm biến áp cũng được đầu tư lắp đặt mới rất nhiều và được phân phối đều trên các huyện. Ngành điện đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ cung cấp điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Với triển vọng phát triển kinh tế trong tương lai thì lưới điện của tỉnh Vĩnh Phúc cần phải được nâng cấp và hiện đại hoá hơn nữa.
* Hệ thống cấp thoát nước và xử lý rác thải
Về cung cấp nước sạch cho sinh hoạt thì hiện nay ngoài hệ thống cung cấp nước tập trung tại Thành phố Vĩnh Yên và Thị xã Phúc Yên thì tỉnh đã đầu tư xây dựng các hệ thống cấp nước tại Tam Dương, Yên Lạc, Lập Thạch và Vĩnh Tường, các công trình nước sạch nông thôn như ở các xã Nguyệt Đức, Vĩnh Thịnh, Tam Hợp, Như Thuỵ…Hiện nay tỷ lệ thất thoát nước của hệ thống là khá cao, trung bình 27-38% nên hệ thống đường ống và các nhà máy đang được đầu tư. Đối với hệ thống thoát nước đã được đầu tư nhất là ở Vĩnh Yên và Phúc Yên. Tại các khu vực mới phát triển gần đây thì cống thoát nước được bố trí dọc theo đường trong giai đoạn xây dựng đường rất tiện lợi tránh lãng phí do xây dựng nhiều lần. Còn hệ thống xử lý nước thải và rác thải trong giai đoạn này đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại Vĩnh Yên và Phúc Yên. Nhưng hệ thống cấp thoát nước mới chỉ được xây dựng ở các đô thị lớn song nhìn chung đều chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều thị trấn thường xảy ra tình trạng ngập úng vào mùa mưa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đối với nước thải công nghiệp thì xử lý chủ yếu là tại các cơ sở sản xuất công nghiệp luôn bởi hiện nay Vĩnh Phúc chưa có một nhà máy xử lý nước thải công nghiệp, nhưng năng lực nhìn chung còn kém và sự tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia của các công ty cần phải nghiêm ngặt hơn nữa.
Đối với các nhà đầu tư thì hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải, rác thải của Vĩnh Phúc hiện nay chưa thực sự có vấn đề gì. Tuy nhiên hiện tại ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cần quan tâm, cần phải có tầm nhìn chiến lược lâu dài. Sẽ là một lợi thế nếu Vĩnh Phúc đi trước một bước so với các địa phương khác, đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải và rác thải hiện đại và đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong tương lai.
* Hệ thống bưu chính viễn thông
Do nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống xã hội, ngành bưu chính viễn thông đã đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngày càng hiện đại và đồng bộ hơn. Tốc độ tăng trưởng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bưu chính viễn thông dẫn đầu trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật chung. Mạng lưới bưu chính, viễn thông có độ phủ tốt, chất lượng cao, công nghệ hiện đại, có khả năng nâng cấp để đáp ứng các dịch vụ mới. Tất cả các xã đều có điểm phục vụ và máy điện thoại, khả năng tiếp cận dịch vụ trên địa bàn tỉnh tương đối dễ dàng…Tuy nhiên so với các tỉnh khác, các chỉ tiêu của Vĩnh Phúc ở mức thấp, gần như thấp nhất so với các tỉnh trong vùng KTTĐ Bắc bộ, mật độ người sử dụng và chất lượng dịch vụ thấp hơn so với mặt bằng chung cả nước; dịch vụ Internet băng rộng chưa đáp ứng nhu cầu thị trường; số người sử dụng dịch vụ viễn thông ở nông thôn và thành thị còn chênh lệch khá lớn. Đầu tư phát triển hạ tầng mạng ít, thực hiện theo kế hoạch dài hạn, thường bị động, chủ yếu chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt và thiên về mục đích kinh doanh, lợi nhuận dẫn đến sự bất cập về mạng chuyển mạch và phát triển hạ tầng mạng nội hạt, đã có một số trường hợp không đáp ứng được nhu cầu phát triển điện thoại; mạng chuyển mạch còn nhiều tổng đài độc lập, gây khó khăn cho mở rộng và nâng cấp; dịch vụ Internet băng rộng còn hạn chế về thiết bị, đường truyền nên mới cung cấp cho một số khách hàng là các cơ quan Nhà nước và một số doanh nghiệp lớn, chưa đáp ứng yêu cầu của các tổ chức và công dân.
* Hạ tầng thuỷ lợi
Hệ thống thuỷ nông đã được hình thành rộng khắp trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tưới tiêu cho trên 80% diện tích canh tác của tỉnh. Các vùng trọng điểm lúa của các huyện thị đã đảm bảo các công trình tưới tiêu phục vụ sản xuất. Rất nhiều trạm bơm đã được hoàn thành như trạm bơm Thanh Điền, trạm bơm Đại Thịnh, Liễn Sơn…và hàng trăm trạm bơm nhỏ khác góp phần tăng năng lực tưới lên 1 vạn ha và trên 9.000ha được tưới bổ sung. Đã kiên cố hoá được 350Km kênh mương, hoàn thiện hạ tầng hệ thống thuỷ lợi
Tuy vậy hầu hết các công trình thuỷ lợi đều được xây dựng từ những thập kỷ trước và đang trong tình trạng xuống cấp mặc dù đã được Nhà nước và nhân dân quan tâm tu bổ nhưng kết quả rất hạn chế, ảnh hưởng tới việc đẩy mạnh sản xuất, thâm canh đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
1.5.3. Hạn chế trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc và nguyên nhân
Sau 20 năm thực hiện chủ trương ‘Đổi mới’ của Đảng và Nhà nước ta, sau 10 năm tách tỉnh, Vĩnh Phúc đang tiến bộ từng ngày và đạt được nhiều thành tựu trên con đường phát triển, nhất là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đánh giá một cách khách quan thì không thể không đề cập đến những mặt còn tồn tại và hạn chế trong công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, để có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả đầu tư, để cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngày càng đáp ứng tốt hơn so với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong hiện tại và tương lai.
Thứ nhất là hạn chế trong việc quy hoạch phát triển các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tốc độ quy hoạch còn chậm so với yêu cầu cho phát triển, chất lượng một số quy hoạch còn thấp, nhiều quy hoạch chưa được triển khai đồng bộ kịp thời nhất là quy hoạch chi tiết, việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết còn tuỳ tiện không đảm bảo khoa học và khách quan. Công tác quy hoạch hạn chế nhất là ở cấp huyện, xã phường thị trấn. Chính vì vậy mà nhiều khi xảy ra tình trạng đường vừa làm xong đã bị đào bới để lắp đặt đường dây của bưu chính viễn thông hay hệ thống cấp thoát nước.
Thứ hai là công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu và gặp nhiều khó khăn. Hiệu quả của công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa cao, có công trình làm xong không đạt yêu cầu phải phá đi làm lại gây tốn kém và lãng phí nguồn lực đang còn hạn chế của tỉnh. Nhiều công trình chưa được tập trung đầu tư dứt điểm, thời gian xây dựng thường dây dưa kéo dài, đầu tư dàn trải.
Thứ ba do là một tỉnh mới tái lập xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật lại lạc hậu và không đồng bộ nên nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật là rất lớn trên địa bàn toàn tỉnh ở hầu hết tất các lĩnh vực. Tỉnh cần phải giải quyết mối quan hệ giữa đầu tư tập trung và đầu tư dàn trải để có thể xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại đồng bộ đáp ứng được yêu cầu phát triển ở các địa phương các lĩnh vực lại vừa có đủ nguồn lực để đầu tư.
Thứ tư là việc huy động vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn chưa nhiều, không tương xứng với tiềm năng của tỉnh, nhất là huy động vốn đầu tư trong dân. Trong những năm qua nhìn chung các nguồn vốn đầu tư huy động đều tăng, đặc biệt là nguồn ngân sách tỉnh. Vốn ngân sách cần phải có vai trò đi đầu tạo ra chất xúc tác mạnh, kích thích thu hút các nguồn vốn khác. Tuy tỷ lệ vốn ngân sách trong tổng vốn đầu tư tăng nhưng so với mức tăng thu ngân sách thì mức đóng góp cần phải cao hơn nữa. Vốn ngân sách tập trung chủ yếu vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng và liên tục tăng trong khi vốn đầu tư của doanh nghiệp lại tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp (56% tổng vốn đầu tư) và dịch vụ (36% tổng vốn đầu tư), vốn huy động từ nhân dân dành cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật là rất hạn chế. Trên toàn tỉnh chỉ có một số huyện, xã là huy động được vốn trong dân từ phong trào xây dựng giao thông nông thôn, các công trình được cấp vốn chủ yếu từ ngân sách nhà nước.
Nguyên nhân của những hạn chế:
Thứ nhất do tỉnh Vĩnh Phúc mới tái lập nên yêu cầu về đầu tư phát triển là rất lớn trong khi nguồn vốn đầu tư còn hạn chế lại phải phân phối đầu tư cho nhiều vùng, nhiều lĩnh vực nên không thể tránh khỏi đầu tư dàn trải, dù xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật được tỉnh chú trọng đầu tư số một thì khối lượng vốn đầu tư không thể đủ để đáp ứng tất cả các nhu cầu. Hơn nữa các cấp có thẩm quyền còn nể nang trong việc quyết định đầu tư khối lượng nợ đọng nhiều năm dồn lại cũng là nguyên nhân dẫn tới đầu tư dàn trải và nợ đọng chưa được giải quyết dứt điểm.
Thứ hai là vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật chủ yếu là nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, ODA, …nên các công trình không có được sự chủ động về vốn mà phải trông chờ được cấp phát, lại quản lý không chặt chẽ dẫn đến thời gian thực hiện kéo dài, mất cơ hội đầu tư gây ra lãng phí thất thoát và bị tham nhũng.
Thứ ba công tác quản lý đầu tư xây dựng chưa phát huy được tác dụng là do lực lượng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, về tư vấn giám sát đầu tư năng lực còn yếu dẫn đến chất lượng dự án không cao, có khi thẩm định còn sai sót, thời gian kéo dài, giám sát không chặt chẽ dẫn đến việc có công trình phải phá đi làm lại hay tuổi thọ của công trình không như kế hoạch. Công tác giám sát cộng đồng còn chưa được phổ biến, chưa có hướng dẫn đồng bộ, các chủ đầu tư, các cơ quan quản lý còn chưa quan tâm thực hiện.
Thứ tư là do đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển nói chung và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nói riêng : thời gian thi công công trình cũng như thời gian thu hồi vốn đầu tư là rất dài, lại cần khối lượng vốn đầu tư lớn, khó thu hồi vốn nên ít thu hút được các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào lĩnh vực này.
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHTKT ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
TỈNH VĨNH PHÚC
2.1. Những thuận lợi và hạn chế đối với quá trình phát triển KT- XH tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.1. Thuận lợi
Thứ nhất, Vĩnh Phúc nằm ở vị trí địa lý thuận lợi có nhiều đầu mối giao thông quan trọng toả đi khắp đất nước và thông thương ra quốc tế; gần kề thủ đô Hà Nội và một số khu công nghiệp lớn, là lợi thế để tỉnh tiếp thu sự lan toả, tận dụng cơ hội phát triển năng động nền kinh tế của mình. Địa hình bao gồm cả miền núi, trung du và đồng bằng, là điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển các loại hình sản xuất đa dạng, phong phú; trong đó quỹ đất đai lớn phù hợp cho việc phát triển các khu cụm công nghiệp tập trung, thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Thứ hai, tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch lớn tầm cỡ quốc gia, có điều kiện phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho dân cư, đồng thời tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hợplý hơn, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ.
Thứ ba, những năm qua tỉnh đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nên trên địa bàn đã hình thành một mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông, công nghiệp, hệ thống đô thị khá phát triển... trải đều khắp, làm hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh.
Thứ tư, tỉnh có hệ thống giáo dục - đào tạo khá hoàn chỉnh, đặc biệt là giáo dục phổ thông. Đây là cơ sở nền tảng để tỉnh nhanh chóng cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, phát triển thành một trung tâm giáo dục và đào tạo của vùng KTTĐ Bắc Bộ và của cả nước.
Thứ năm, việc Vĩnh Phúc được Chính Phủ phê duyệt trở thành một trong 8 tỉnh thuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ đã nâng cao vị thế của tỉnh trong vùng Đồng bằng Sông Hồng và trên cả nước; tương lai sẽ là địa bàn phát triển quan trọng của vùng KTTĐ Bắc Bộ, mang thêm các chức năng cấp vùng và trở thành thành phố vệ tinh của Hà Nội. Điều nay đã mở ra cơ hội lớn cho tỉnh trong việc huy động nguồn hỗ trợ từ trung ương, từ Hà Nội và từ các tỉnh bạn.
Cuối cùng, yếu tố nhân văn là một yếu tố cơ bản nhất, quyết định khả năng biến những tiềm năng và lợi thế của tỉnh có thể trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Vĩnh Phúc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có nền văn hóa dân gian đặc sắc mang đậm dấu ấn của văn hóa Hùng Vương và Kinh Bắc Thăng Long, có lịch sử khoa bảng với lối sống và đạo đức chuẩn mực luôn được giữ gìn và phát huy đến ngày nay. Nguồn lao động của tỉnh dồi dào, chủ yếu là lao động trẻ có kiến thức văn hóa; có đội ngũ cán bộ quản lý nhanh nhậy, có trình độ tiếp cận nhanh với yêu cầu đổi mới của đất nước, tạo ra được khung thể chế khá hoàn chỉnh, thúc đẩy nền kinh tế tỉnh phát triển nhanh trong điều kiện hội nhập;
2.1.2. Hạn chế và thách thức
Những hạn chế và thách thức hiện nay là:
Thứ nhất, kinh tế phát triển chưa vững chắc, kim ngạch xuất khẩu còn thấp thể hiện khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu còn yếu; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nội địa phát triển chậm, trang thiết bị lạc hậu, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Có rất ít doanh nghiệp lớn và hầu hết đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Hiện nay nước ta đã gia nhập WTO, do đó sức ép cạnh tranh là rất lớn, không chỉ ở hàng hoá xuất khẩu mà ngay cả hàng hoá nội địa trên sân nhà. Vì vậy mà nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá là một yêu cầu vừa cấp thiết vừa lâu dài.
Thứ hai, cơ sở hạ tầng những năm qua đã được chú trọng đầu tư nâng cấp, song chất lượng thấp kém, đang xuống cấp và quá tải, chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế đang giữ ở mức cao.
Thứ ba, đầu tư trực tiếp cho khu vực nông nghiệp còn ít, hạn chế khả năng chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và tăng thu nhập của đại bộ phận nông dân ; chưa khai thác hết các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đặc biệt lợi thế phát triển dịch vụ, du lịch và thương mại; chưa phát huy lợi thế gắn với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (liên kết về hạ tầng, chuyển giao công nghệ, phối hợp đào tạo nguồn nhân lực và phối hợp phát triển dịch vụ du lịch thương mại).
Thứ tư, chất lượng nguồn lao động thấp; là một tỉnh công nghiệp nhưng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 25% (năm 2004); dân số nông thôn chiếm tới 86%, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm trên 80% tổng lực lượng lao động; Áp lực về giải quyết việc làm đô thị cũng như nông thôn còn lớn.
Thứ năm, xuất phát điểm kinh tế thấp, GDP bình quân đầu người năm 2004 bằng 83,3% so với bình quân cả nước và bằng 62% so với vùng KTTĐ Bắc Bộ (giá thực tế), dự kiến 2005 hai mức trên bằng 95,3% và 68%.
Thứ sáu, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước mới hình thành nên đội ngũ cán bộ quản lý mỏng, thiếu đội ngũ cán bộ khoa học và doanh nhân giỏi.
2.2. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc đến năm 2010
2.2.1. Mục tiêu chung về phát triển kinh tế xã hội
Tập trung các giải pháp để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế. Cơ bản là công nghiệp và dịch vụ; áp dụng chuyển giao công nghệ hiện đại; gắn thu hút nguồn lực với đào tạo nguồn nhân lực, coi là bước đột phá. Giải quyết có hiệu quả và kịp thời các vấn đề xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần thiết thực cho người dân. Cải cách hành chính nhà nước, hoàn thiện cơ chế quản lý điều hành hiệu lực, hiệu quả; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội nhằm tạo tiền đề vật chất quan trọng để Vĩnh Phúc phát triển là tỉnh có các yếu tố cơ bản là tỉnh công nghiệp vào trước năm 2020 và xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành thành phố vào những năm 2020.
2.2.2. Một số mục tiêu cụ thể
* Về kinh tế
- Nhịp độ tăng GDP(giá ss 1994) bình quân hàng năm đạt 14,0 – 14,5%/năm trong đó: nhịp độ tăng bình quân hàng năm giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng là 18,5 – 20%/năm; nhịp độ tăng bình quân hàng năm giá trị sản xuất ngành dịch vụ là 13 – 14%; nhịp độ tăng bình quân hàng năm giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản là 5,0 – 5,5%/năm.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đến 2010 dự kiến đạt 380 triệu USD
- Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng: tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản theo thứ tự là: 58,4% - 27,4% - 14,2%.
- GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đuổi kịp cả nước vào năm 2006, đến năm 2020 gấp 1,2 – 1,5 lần so với cả nước và bằng 85 – 90% mức bình quân chung của vùng KTTĐ Bắc bộ.
- Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 đạt 27 – 28% GDP trở lên theo giá thực tế
* Về văn hoá xã hội
- Tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số đến năm 2020 còn dưới 0,95%
- Mức giảm tỷ suất sinh bình quân là 0.02 – 0,03%/năm.
- Đến năm 2010 phổ cập trung học cho thanh niên
- Đến năm 2010 100% phường, xã, thị trấn có bác sỹ, 100% phường, xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế xã
- Số lao động được giải quyết việc làm khoảng 24–25 ngàn người/năm
- Cơ cấu lao động của Vĩnh Phúc đến năm 2010 chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng - dịch vụ và giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp thuỷ sản, thứ tự là 45% - 55%.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40 – 45% năm 2010
- Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2010 dưới 5%
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đến năm 2010 còn dưới 5%
- Đến năm 2010 xây dựng xong 100% trụ sở các xã, phường, thị trấn
- Kiên cố hoá 100% nhà lớp học các cấp phổ thông và 50% bậc học mầm non đến năm 2010.
2.3. Phương hướng đầu tư phát triển CSHTKT tỉnh Vĩnh Phúc
2.3.1. Quan điểm đầu tư phát triển CSHTKT tỉnh Vĩnh Phúc
Trong những năm tới, tốc độ phát triển của Vĩnh Phúc là rất cao, nhu cầu đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật là rất lớn.Do đó cần huy động mọi nguồn vốn để đầu tư, ngân sách nhà nước chỉ đầu tư cho những công trình quan trọng, không có khả năng huy động vốn từ dân như: đường tỉnh lộ, các công trình thuỷ lợi mang ý nghĩa vùng, hạ tầng đô thị, khu du lịch, các dự án cấp thoát nước và xử lý nước thải. Một số công trình khác đặc biệt là đường giao thông nông thôn thì huy động vốn trong dân là chính, nhà nước chỉ hỗ trợ.
Hạ tầng tại các đô thị, các khu công nghiệp, khu du lịch, các vùng có tiềm lực được ưu tiên đầu tư để phát triển kinh tế, tạo thành đòn bẩy để thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển.
Đầu tư có trọng điểm và tập trung dứt điểm từng công trình, nhanh chóng đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả. Tránh nợ đọng và đầu tư dàn trải, thời gian kéo dài không cần thiết.
Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của nhà nước trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, trong đó có các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: quy chế đầu tư và xây dựng, quy chế đấu thầu, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng công trình xây dựng…
2.3.2. Mục tiêu phát triển CSHTKT tỉnh Vĩnh Phúc
2.3.2.1. Giao thông vận tải
* Định hướng và mục tiêu phát triển
Quan điểm phát triển GTVT tỉnh Vĩnh Phúc từ nay đến 2010 và định hướng đến 2020 là:
- GTVT là bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, là động lực thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế và là một trong những phương tiện hàng đầu liên kết tỉnh với bên ngoài, làm xích lại mức sống giữa các vùng trên địa bàn tỉnh, Bởi vậy, tỉnh cần phải ưu tiên phát triển GTVT trước một bước.
- GTVT Vĩnh Phúc cần được xây dựng từng bước với quy mô hiện đại, đáp ứng nhu cầu công nghiệp, văn minh đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, làm động lực phát triển phát triển kinh tế xã hội tỉnh, đáp ứng tiến trình hội nhập kinh tế của đất nước
- GTVT cần được phát triển đồng bộ, hợp lý, trong đó ưu tiên đầu tư và nâng cấp các trục giao thông đường bộ đối ngoại, giao thông đô thị, giao thông tới các khu cụm công nghiệp tập trung; Khuyến khích phát triển vận tải cộng cộng đô thị, vùng núi, vùng xa.
- Tranh thủ tối đa các nguồn vốn đầu tư của trung ương, của các tổ chức nước ngoài, đặc biệt là của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông phục vụ kịp thời cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Đến năm 2010 đạt 100% hệ thống đường tỉnh phải đạt tối thiểu đường cấp IV miền núi và có lớp mặt bê tông xi măng hoặc trải nhựa; đối với hệ thống giao thông nông thôn mức phấn đấu cho hai mốc là 78,7%;
- Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong quản lý, bảo trì và xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
* Mục tiêu cụ thể về phát triển hệ thống giao thông vận tải
Phát triển vận tải
Trong điều kiện nền kinh tế tỉnh phát triển như dự kiến với tốc độ tăng trung bình năm 14,4%/năm trong giai đoạn từ nay đến 2010, khối lượng hàng hóa vận chuyển của tỉnh trung bình năm phất đấu đạt 14,4%, luân chuyển là 12,1%, trong đó, khuyến khích vận tải hàng hóa bằng vận tải đường sông và đường sắt; vận tải hành khách bằng đường bộ đạt tốc độ tăng bình quân 16%/năm, luân chuyển là 13%.
Phát triển mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh
Trong giai đoạn từ nay đến 2010 và 2020, mạng lưới giao thông trên địa bàn Vĩnh Phúc cần sớm được nâng cấp, hoàn thiện để đáp ứng cho mục tiêu phát triển kinh tế và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
Giao thông Vĩnh Phúc sẽ phát triển theo các trục chính như sau:
- Trục QL 2A từ Hà Nội - Vĩnh Yên - Việt Trì;
- Trục QL2B từ Vĩnh Yên - Tam Đảo;
- Trục QL2C từ Vĩnh Thịnh - Quang Sơn (Lập Thạch);
- Trục đường đô thị Mê Linh từ Hoàng Kim - Đại Thịnh - Kim Hoa;
- Trục đường 316 từ Đại Lải đi Đạo Tú;
- Trục đường Nam Đầm Vạc Quất Lưu - Hợp Thịnh;
- Trục đường thị trấn Hương Canh - Sơn Lôi;
- Trục đường 317 từ Phúc Yên - Xuân Hoà;
- Trục đường Đại Lải - Tây Thiên.
- Nối sân bay Nội Bài với khu du lịch tập trung (Đại Lải Phúc Yên).
Quốc lộ:
- Xây dựng mới: để đáp ứng nhu cầu liên kết kinh tế Vĩnh Phúc với Hà Nội và với các tỉnh trong vùng, cải thiện bộ mặt văn minh của đô thị đặc biệt là thị xã Vĩnh Yên, từ nay đến năm 2010 cần triển khai xây dựng mới mới đường cao tốc Hà Nội - Việt Trì đoạn qua Vĩnh Phúc theo tiêu chuẩn đường cao tốc mỗi bên có 2 làn xe mặt cắt 26m. Đường được đặt phía Bắc Phúc Yên.
- Cải tạo và nâng cấp:
+ Nâng cấp QL2 đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng đoạn từ km 38+600 –km 51 giáp Phú Thọ, đoạn từ km 13 - km 31 đạt cấp đường đô thị, trong đó, giai đoạn đến năm 2005 mở rộng mặt cắt 37m và giai đoạn 2005-2010 mở rộng 57m;
+ Mở tuyến tránh QL2 đoạn qua Vĩnh Yên về phía Nam từ Lưu Quất - Đồng Văn;
+ Nâng cấp QL 2B nối từ QL 2 đi khu nghỉ mát Tam Đảo đoạn từ km0-km13 đạt tiêu chuẩn đường phố chính, có mặt cắt 36,5m; đoạn từ km13-km25 đạt tiêu chuẩn đường cấp V và cấp IV.
+ Nâng cấp QL 2C (từ QL32 thị xã Sơn Tây - Vĩnh Phúc - Tuyên Quang) nối từ thị xã Vĩnh Thịnh qua QL2 đi huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang; Để nối Vĩnh Thịnh - Hà Tây, mở rộng bến phà Vĩnh Thịnh nối với Hà Tây và chuẩn bị xây dựng cầu Vĩnh Thịnh trước năm 2010.
+ Nâng cấp QL 23 (Chèm - Phúc Yên) đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng để kết nối với Hà Nội
Tỉnh lộ:
- Xây dựng mới: Kéo dài đường tỉnh 304, 305, 306, 314 và 317 với tổng chiều dài 53 km. và xây mới cầu Bì La qua sông Phó đáy.
- Nâng cấp:
+ Nâng cấp các tuyến đường tỉnh 302, 306, 307, 308, 309, 311, 312, 314 từ km9 - km19 và đường tỉnh 315 với chiều dài 123km đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV miền núi. Đường tỉnh 316 đạt tiêu chuẩn đường phố chính mặt cắt 36,5m. Đường tỉnh 301 đạt cấp III đồng bằng; Đường tỉnh 314 đoạn km0 - km 9+500 đạt tiêu chuẩn đường phố chính mặt cắt 36,5m; đoạn còn lại từ km1+500-km9 đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, có lớp mặt bê tông xi măng hoặc bê tông nhựa;
+ Mở các tuyến nối từ Tỉnh lộ vào khu công nghiệp;
+ Xây dựng lại các cầu hiện có đã bị xuống cấp không còn phù hợp với các tuyến đường, gồm Cầu Mùi trên Tỉnh lộ 305 kéo dài; cầu Kim Hoa và cầu Hàm Rồng trên Tỉnh lộ 317.
Đường đô thị:
- Xây dựng mới đường vành đai phía Bắc thị xã Vĩnh Yên đến Tỉnh lộ 305 và các tuyến đường nội bộ trong các khu dân cư mới ở thị xã Vĩnh Yên;
- Nâng cấp hoàn chỉnh tất cả các tuyến đường nội thị Vĩnh Yên, Phúc Yên, Tam Đảo, Xuân Hòa đạt tiêu chuẩn đường đô thị có lớp mặt bê tông áp phan và hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông trong đô thị Vĩnh Yên, Phúc Yên và các nút quan trọng ở các đô thị khác;
+ Đến năm 2010 hoàn chỉnh nút giao thông giai đoạn I gồm cầu chui và đường gom giữa đường khu đô thị mới Quang Minh với đường bắc Thăng Long - Nội Bài;
Đường giao thông nông thôn:
Phấn đấu cứng hóa mặt đường GTNT với tốc độ tăng trung bình năm là 7,15% để đến năm 2005 toàn tỉnh có 48,6% và đến năm 2010 có 78,7% đường GTNT được cứng hóa.
Hệ thống bến xe, bãi đỗ:
- Nâng cấp 5 bến xe hiện có gồm: bến xe Vĩnh Yên, Phúc Yên, Vĩnh Tường, Yên Lạc và Lập Thạch và làm mới các bến xe Tam Dương, Tam đảo, Mê Linh. Đồng thời hoàn thiện các trạm đỗ xe, các điểm đỗ xe tĩnh ở các trung tâm huyện, thị, đặc biệt là 2 đô thị Vĩnh Yên và Phúc Yên để dần dần đưa hoạt động vận tải vào nền nếp, giảm thiểu tai nạn giao thông và tạo điều kiện cho nhân dân đi lại;
- Xây dựng tuyến xe buýt Hà Nội - Vĩnh Yên - Tam Đảo-Vĩnh Tường-Thổ Tang và tuyến Hà Nội - Đại Lải. Trước mắt đến hết năm 2005 xây dựng tuyến xe buýt Hội Thịnh-Hà Nội-Thổ Tang (Vĩnh Tường)- Hà Nội.
Giao thông đường sắt: Xây dựng các ga: Vĩnh Yên - Phúc Yên: ga hành khách; ga Hạch Hạc, Thạch Lỗi: ga hàng hoá.
Giao thông đường thuỷ: Xây dựng cảng Vĩnh Thịnh, Như Thụy hoặc Hải Lựu, Chu Phan thành các cảng lớn.
2.3.2.2. Bưu chính - viễn thông
Để nhanh chóng hội nhập với kinh tế thế giới và đi theo hướng của một nền kinh tế trí thức hay là một Chính phủ điện tử thì cần phải quán triệt ngành bưu chính viễn thông là một ngành mũi nhọn, cần được ưu tiên đầu tư. Pháp lệnh BCVT năm 2002 xác định bưu chính viễn thông là ngành kinh tế dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân. Xuất phát từ vai trò quan trong trên hướng phát trển của ngành là:
- Ưu tiên đầu tư xây dựng mạng truyền thông có liên quan đến khả năng đáp ứng cho nhu cầu về cung cấp dịch vụ đa dạng, chất lượng cao, băng thành rộng theo xu thế hội tụ về công nghệ thông tin.
- Sớm hình thành và phát triển ngành công nghiệp phần cứng, phần mềm để tăng giá trị tổng sản phẩm ngành công nghiệp điện tử.
- Đa dạng hóa, hiện đại hóa các hoạt động thông tin, bưu chính, viễn thông. Cơ giới hóa khâu vận chuyển thư tín, đảm bảo thông tin nhanh giữa các vùng trong huyện, với các địa phương khác và với quốc tế. Phấn đấu đến năm 2005 đạt 70% cơ giới hóa vận chuyển và hiện đại hóa vào năm 2010. Từng bước áp dụng rộng rãi máy vi tính, tin học trong trong hoạt động bưu chính viễn thông, trong công tác quản lý kinh tế của các cấp lãnh đạo và các cơ quan quản lý ;
- Phấn đấu nâng mật độ máy điện thoại trên 100 dân từ 5,5 máy hiện nay (năm 2004) lên 30 máy vào năm 2010;
- Nâng cấp mở rộng và hiện đại hóa bưu điện thị xã để phù hợp với nhu cầu về thông tin liên lạc cho một tỉnh ven thủ đô đang phát triển theo hướng gia tăng các ngành dịch vụ và đang phát triển các mối giao lưu kinh tế - văn hóa với bên ngoài;
- Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị hiện đại hóa mạng lưới điện thoại.
- Đến năm 2010 xa lộ thông tin quốc gia nối tới tất cả các xã trong tỉnh bằng cáp quang và các phương thức truyền dẫn khác; ít nhất có khoảng 30% số thuê bao có khả năng truy cập viễn thông và intrnet băng rộng.
- Phát triển mạng lưới bưu chính theo hướng cơ giới hoá, tự động hóa, tin học hóa.
- Phát triển các mạng thông tin dùng riêng, ưu tiên mạng riêng phục vụ cho hoạt động của các cơ quan của Đảng, Nhà nước, phục vụ quốc phòng-an ninh, đảm bảo yêu cầu bảo mật và an toàn thông tin
2.3.2.3. Hệ thống điện
* Cấp điện
Mục tiêu phát triển điện trong thời gian tới là đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục cho các phụ tải công nghiệp (đặc biệt là các khu công nghiệp) mở rộng và nâng cao chất lượng điện cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, phấn đấu có nguồn điện dự phòng 10 - 20%,
Năm 2010: Đưa điện thương phẩm đạt 1,000 triệu kWh, tổng điện nhận 1060 triệu kWh. Tốc độ tăng bình quân điện thương phẩm giai đoạn 2006-2010 là 15%/năm, trong đó phụ tải công nghiệp tăng 20%/năm, phụ tải quản lý tiêu dùng và dân cư tăng 6,1%/năm.
* Phát triển lưới điện:
Dự kiến khối lượng đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh đến năm 2005 như sau:
-Lưới điện truyền tải:
Xây dựng mới trạm biến áp Lập Thạch 1x16 MVA đường dây 110 KV, trạm 220 KV Việt Trì đến Lập Thạch và nâng tiết diện đường dây 110 kV Việt Trì - Đông Anh từ AC 185 lên AC 240;
Xây dựng mới trạm 110 KV Vĩnh tường 1X25 MVA;
Xây dựng mới đường dây 110 kV từ trạm 220 KV Sóc Sơn đến Phúc Yên để tăng cường và nâng cao độ an toàn cung cấp điện cho Vĩnh Phúc;
Chuẩn bị thủ tục để đầu tư xây dựng trạm 110 KV Quang Minh (2x 40 MVA).
+ Thời kỳ 2006-2010:
Xây dựng trạm biến áp 220 KV Vĩnh Yên 125 MVA 220/11/22
Xây dựng trạm biến áp 110 KV tại khu công nghiệp Hương Canh
- Lưới điện phân phối:
+ Dự kiến xây dựng mới và cải tạo 617 km đường dây trung áp và 472 trạm biến áp phụ tải với tổng dung lượng khoảng 113,2 MVA, xây dựng mới và cải tạo 708 km đường trục hạ thế.
Để đảm bảo phát triển điện trên địa bàn tỉnh theo định hướng đã đề ra, nhiệm vụ của tỉnh là:
- Tuyên truyền, sử dụng điện tiết kiệm, bảo vệ tài sản lưới điện và đảm bảo an toàn hành lang lưới điện; phối hợp chặt chẽ với Tổng Công ty Điện lực trong công tác quản lý đối với các đối tượng có nhu cầu điện;
- Dành quỹ đất cho các dự án lưới điện dự kiến và có biện pháp hỗ trợ trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng đối với các dự án điện;
- Triển khai thực hiện các dự án phát triển điện lực tỉnh đến năm 2010 và có định hướng đến năm 2020.
2.3.2.4. Cấp thoát nước
Nhằm đáp ứng nhu cầu dùng nước của tỉnh đến năm 2010 là 60,000 m3 /ngày đêm trong thời gian tới cần nâng cấp nhà máy nước Vĩnh Yên lên 32,000 m3 /ngày đêm và nhà máy nước Phúc Yên lên 20,000 m3 /ngày đêm, trước hết đảm bảo nước cho 2 thị xã Vĩnh Yên và Phúc Yên, các khu công nghiệp và các trung tâm huyện.
Đảm bảo nước thải sinh hoạt và công nghiệp được xử lý 100% trước khi thải ra sông suối và môi trường xung quanh. Tại các khu đô thị và khu công nghiệp xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng, nước thải riêng. Sớm đầu tư cho dự án thoát nước Vĩnh Yên và Phúc Yên giai đoạn 2006-2010.
2.3.2.5. Phát triển hạ tầng thuỷ lợi
Hiện nay các công trình thủy lợi trong tỉnh đáp ứng được khoảng 87,5 % diện tích gieo trồng. Tuy nhiên, tỉnh sẽ gặp nhiều thách thức trong việc tiếp tục duy trì và đảm bảo cấp nước cho sản xuất và dân sinh vì một số công trình xây dựng từ lâu đã xuống cấp, nhất là hệ thống kênh mương. Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu canh tác 100% vào năm 2010, hướng phát triển thuỷ lợi của tỉnh là:
- Đầu tư, tu bổ, xây dựng thêm các công trình thủy lợi, bê tông hóa kênh mương, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nước (tránh lãnh phí, tránh thất thoát...) để đảm bảo đáp ứng cho 100% nhu cầu và tưới chất lượng cao vào năm 2010, Trong đó cần tập trung vào hai phần chính:
- Tranh thủ gọi vốn đầu tư của Trung ương để nâng cấp và xây dựng hệ thống thủy nông và hoàn thiện đưa vào sử dụng hồ Thanh Lanh.
- Tích cực huy động vốn đầu tư của nhân dân với sự hỗ trợ của tỉnh và Trung ương nhằm kiên cố hóa kênh, mương để tăng hệ số sử dụng kênh mương, Phấn đấu đến năm 2010 kiên cố hoá toàn bộ kênh cấp I, cấp II.
- Sớm triển khai xây dựng các hồ chứa Làng Hà II, Bản Long, Lập Đình
- Đầu tư xây dựng một số công trình thủy lợi mới nhằm tiêu úng và bổ xung nước cho hệ thống đang bị hạn, đồng thời xây dựng một số trạm bơm cục bộ lấy nước ngòi hoặc kênh tưới cho các vùng cao cục bộ nhằm mở rộng diện tích.
2.4. Kế hoạch vốn đầu tư huy động phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2010
Để có thể tiếp tục tăng trưởng kinh tế ở nhịp độ cao, bền vững thì việc đầu tư phát triển là điều kiện không thể thiếu. Muốn vậy cần huy động vốn để thực hiện đầu tư.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh huy động giai đoạn 2006 - 2010 dự kiến khoảng 44.495 tỷ đồng (tăng khoảng 68% so với giai đoạn 2001 – 2005), cụ thể các nguồn huy động như bảng 13.a dưới đây.
Bảng 13.a : Vốn đầu tư toàn xã hội dự kiến huy động giai đoạn 2006 – 2010
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
2010
2006-2010
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội
7855
8400
8870
9365
10005
44495
I
Vốn trong nước
6755
6780
7470
7895
8505
37405
1
Vốn NSNN địa phương quản lý
950
1380
990
1010
1150
5480
2
Vốn tín dụng đầu tư
30
40
45
45
50
210
3
Vốn đầu tư DNNN
15
20
30
40
50
155
4
VĐT doanh nghiệp ngoài QD
3300
2500
3650
3900
4200
17550
5
Vốn dân cư
2100
2400
2250
2300
2350
11400
6
Vốn TW đầu tư trên địa bàn
360
440
505
600
705
2610
- Vốn Ngân sách
250
320
380
450
550
1950
- Tín dụng đầu tư
110
120
125
150
155
660
II
Vốn nước ngoài
1100
1620
1400
1470
1500
7090
1
Vốn FDI
1000
1500
1250
1300
1300
6350
2
Vốn ODA
100
120
150
170
200
740
Nguồn : Sở KH & ĐT
Bảng 13.b : Vốn đầu tư CSHTKT dự kiến huy động giai đoạn 2006-2010
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
2010
2006-2010
Tổng VĐT CSHTKT
603
698
635
700
806
3442
Giao thông vận tải
407
500
421
448
517
2293
Thuỷ lợi
73
45
46
50
54
267
Bưu chính viễn thông
27
31
44
47
52
200
Cơ sở hạ tầng nước
37
47
30
44
66
224
Cơ sở hạ tầng điện
20
22
29
32
36
139
Hạ tầng công cộng
40
53
65
79
82
319
Nguồn : Sở KH & ĐT Vĩnh Phúc
Tổng vốn đầu tư dự kiến cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 2006 – 2010 là 3.442 tỷ đồng, trong đó chiếm tỷ trọng nhiều nhất vẫn là lĩnh vực giao thông vận tải ( hơn 65%). Trong giai đoạn này một số công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật quan trọng ở nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ được đầu tư đặc biệt là giao thông vận tải với nhiều công trình quan trọng:Xây dựng và hoàn thiện các trục giao thông chính trên địa bàn ; Cải tạo QL 23 (18km), QL 2C (43km) thành đường cấp III đồng bằng; Nâng cấp và hoàn chỉnh các tuyến đường nội thị Vĩnh yên, Phúc Yên đạt tiêu chuẩn đường phố với đầy đủ hệ thống đèn tín hiệu đảm bảo an toàn giao thông ; Dự án xây dựng và hoàn thiện các bến xe khách và các điểm đỗ xe trong tỉnh ; Xây dựng cầu và cảng Vĩnh Thịnh ; Xây dựng đường cao tốc hướng tâm (70km)...Dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy nước Vĩnh Yên và nhà máy nước Mê Linh giai đoạn II ; dự án xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải thị xã Vĩnh Yên, Phúc Yên, Xuân Hoà. Nguồn vốn được huy động để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng rất phong phú, không chỉ là vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước...mà tỉnh còn chủ trương tăng cường kêu gọi hỗ trợ thêm từ các nguồn vốn khác như vốn JBIC, vốn ADB (cho một số dự án giao thông, năng lượng nông thôn, Điện nông thôn...),các dự án nâng cấp cải tạo tuyến đường Quốc lộ trên địa bàn tỉnh được cho phép đầu tư theo hình thức BOT, BT với tổng mức đầu tư gần 100 tỷ đồng ; Nguồn vốn ODA được huy động cho một số dự án cấp nước của Vĩnh Yên và Mê Linh, hệ thống thoát nước Vĩnh Yên, Phúc Yên và một số huyện với tổng vốn đầu tư hơn 300 tỷ đồng, dự án đầu tư xây dựng khu xử lý chất rắn Vĩnh Phúc vốn đầu tư là 20 triệu USD từ nguồn vốn ODA Hàn Quốc ; dự án cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc với tổng mức đầu tư lên đến hơn 100 triệu USD từ nguồn ODA Nhật Bản...
2.5. Một số giải pháp nhằm đầy mạnh đầu tư xây dựng CSHTKT tỉnh Vĩnh Phúc
2.5.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng trong đó có hoạt động đầu tư xây dựng CSHTKT
Hệ thống luật pháp là cụ thể hoá chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước, là cơ sở pháp luật để các chủ đầu tư tiến hành đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; đồng thời cũng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình đầu tư. Việt Nam đã dần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu hội nhập để từng bước phù hợp với thông lệ và tập quán quốc tế - một môi trường pháp lí bình đẳng thông thoáng và minh bạch hơn cho các nhà đầu tư và được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao mức độ cải thiện , đột phá trong môi trường pháp lý của Việt Nam. Nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản mà nhà đầu tư hay than phiền là hệ thống các quy phạm pháp luật và chính sách kinh tế của Việt Nam còn mập mờ chồng chéo thiếu nhất quán và thường xuyên thay đổi đột ngột khó dự đoán. Các văn bản hướng dẫn ban hành chậm và đôi khi có những văn bản khó hiểu làm cho có nhiều kiểu vận dụng khác nhau. Đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng. Chính vì vậy mà việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật đầy đủ và đồng bộ; minh bạch nhất quán; thiết lập một mặt bằng áp dụng chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài . Nhưng trên đây mới chỉ là bước khởi đầu, điều quan trọng hiện nay là đưa các luật này vào cuộc sống và có hiệu quả cao, tăng cường tính thực thi của hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như ý thức chấp hành luật của nhà đầu tư cũng như các thành phần kinh tế. Có như vậy mới tạo được khung pháp lí đồng bộ, hợp lí và có tính khả thi cao, thuận lợi cho quá trình đầu tư của các cơ quan tổ chức cũng như thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
2.5.2. Xây dựng, hoàn thiện và đổi mới cơ chế chính sách cho phù hợp với điều kiện của tỉnh
Hiện nay nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Vĩnh Phúc là rất lớn để có thể đồng bộ được với quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và hiện đại hoá của tỉnh. Hệ thống chính sách cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần được hoàn thiện và đổi mới cho phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, và đầu tư cơ sở hạ tầng được coi là công việc chuẩn bị tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội, do đó cần phải đi trước một bước. Trong đó hết sức quan tâm và ưu tiên đầu tư nhằm thu hút mạnh các nhà đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp…do hiện nay Vĩnh Phúc chưa thể dồn toàn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật mà còn nhiều lĩnh vực khác cần đầu tư; để nhanh chóng tiếp thu vốn và kỹ thuật của nước ngoài thì cần tiếp tục phát triển các đặc khu kinh tế như: khu chế xuất, khu công nghiệp…với quy mô hợp lí để có thể huy động tài lực tập trung vào xây dựng một kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, hiện đại và phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
2.5.3. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch
Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ coi trọng công tác quy hoạch là nhiệm vụ trọng tâm và phải đi trước,trong những năm qua Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo lập và quản lý quy hoạch, cho đến nay hầu hết các quy hoạch chung chủ yếu đã được lập như quy hoạch phát triển đô thị Thị tứ trên địa bàn tỉnh, cấp nước, giao thông, mạng lưới điện và những dự kiến quy hoạch quan trọng khác như quy hoạch du lịch, Cụm, khu công nghiệp…Kết quả của công tác quy hoạch đã góp phần quan trọng là cơ sở để kế hoạch hoá đầu tư xây dựng thu hút nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế xã hội nói chung và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nói riêng, đồng thời quyết định hiệu quả đầu tư và phát triển bền vững trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của tỉnh. Song công tác quy hoạch còn bộc lộ một số hạn chế gây ảnh hưởng đến việc phát triển các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kỹ thuật: tốc độ quy hoạch còn chậm so với yêu cầu cho phát triển, chất lượng một số quy hoạch còn thấp, nhiều quy hoạch chưa được triển khai đồng bộ kịp thời dẫn đến đầu tư dàn trải không nằm trong quy hoạch, thất thoát lãng phí nguồn lực rất lớn. Do đó cần phải tiếp tục chấn chỉnh và nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch ở tất cả các ngành các cấp, xây dựng các quy hoạch cần có tính đồng bộ, hệ thống và trong tổng hoà mối quan hệ với các lĩnh vực khác. Trong đó cần tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho khu đô thị, khu công nghiệp, vùng có khả năng phát triển để tạo đòn bẩy cho các vùng khác phát triển. Đồng thời phải có chính sách ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho nông thôn, đặc biệt là các huyện miền núi, tránh tập trung đầu tư quá nhiều vào vùng trọng tâm mà các vùng khác lại không có điều kiện để phát triển được.
Đối với công tác lập kế hoạch thì cần phải cân đối nhu cầu vốn đầu tư cho phù hợp với khả năng cung ứng. Việc lập kế hoạch phải sát với tình hình thực tế, tránh tình trạng kế hoạch chỉ quan tâm đến nhu cầu đầu tư mà không cần biết nguồn vốn có đủ đáp ứng hay không, đến khi thực hiện không đủ nguồn lực dẫn đến công trình dây dưa kéo dài hoặc có thể không hoàn thành được…gây thất thoát lãng phí. Sở Kế hoạch và đầu tư cần phối hợp chặt chẽ với các ngành các cấp có liên quan phân cấp kế hoạch đầu tư hàng năm để giao cho các chủ đầu tư, đảm bảo các dự án đủ điều kiện được ghi vào kế hoạch đầu tư hàng năm có đủ các thủ tục đầu tư.
2.5.4. Huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật có hiệu quả
Để huy động được nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là một vấn đề thực sự nan giải vì đầu tư cơ sở hạ tầng đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, tính sinh lời thấp nên đã hạn chế sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư do đó bên cạnh nguồn vốn nhà nước giữ vai trò chủ đạo cần phải có chính sách huy động mọi nguồn vốn trong dân, từ phía các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước: Nguồn vốn ODA; Phát hành trái phiếu Chính phủ (trong nước), trái phiếu quốc tế để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và phải đảm bảo nguồn vốn hoàn trả; Cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp chuyên tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng, hoặc sử dụng quỹ đất để kêu gọi đầu tư theo hình thức đổi đất lấy công trình; Xã hội hoá lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông qua việc hình thành những đơn vị chuyên ngành đầu tư và khai thác cơ sở hạ tầng có đủ năng lực tài chính và chuyên môn, cũng như khả năng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Tỉnh cũng cần có cơ chế hỗ trợ đầu tư, khuyến khích nhân dân góp vốn đầu tư, tạo ra phong trào khuyến khích người dân có tiền đầu tư vào các dự án.
Quá trình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo công khai, minh bạch và hiệu quả. Gắn trách nhiệm của chủ đầu tư với chất lượng và tiến độ của dự án. Hàng năm trên cơ sở tổng hợp, phân tích đánh giá nhu cầu, lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật sau đó cân đối với nguồn vốn rồi mới có kế hoạch phân bổ và sử dụng từng loại nguồn vốn khác nhau sao cho hợp lý, ưu tiên cho những dự án cấp bách hơn.
2.5.5. Thực hiện xã hội hoá đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Trước thực trạng khả năng huy động nguồn vốn ngân sách phát triển cơ sở hạ tầng còn hạn chế, việc thực hiện xã hội hoá đầu tư kết cấu hạ tầng nhằm huy động các nguồn vốn khác từ các thành phần kinh tế để thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng kỹ thuật là rất cần thiết và hết sức quan trọng, góp phần bổ sung phần thiếu hụt từ ngân sách nhà nước, tập trung cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một bước đi đúng và cần thiết.
Do đó nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu, ban hành các cơ chế chính sách, khung pháp lý tạo điều kiện cho việc thực hiện xã hội hoá đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ trung ương đến địa phương theo hướng cụ thể cho từng ngành từng lĩnh vực. Có chính sách bảo đảm lợi ích chính đáng, hợp pháp của các cá nhân, tập thể tham gia xã hội hoá, chính sách ưu đãi tín dụng từ quỹ hỗ trợ phát triển của nhà nước. Tăng cường phân cấpcho địa phương, khu vực tư nhân, các thành phần kinh tế, doanh nghiệp trong đầu tư, sản xuất kinh doanh, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý, quy hoạch,kế hoạch, ban hành cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra giám sát. Đa dạng và mở rộng các phương thức đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút và nâng cao chất lượng các nguồn vốn đầu tư. Vốn ngân sách nhà nước tập trung đầu tư cho công tác quy hoạch, hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng trọng yếu, tạo điều kiện cơ chế để nhà nước và nhân dân cùng làm. Đối với các công trình kinh doanh sinh lời, nhà nước không đầu tư chỉ tạo chính sách khuyến khích vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác. Đồng thời phải xã hội hoá cả thông tin để mọi tổ chức cá nhân dễ dàng và bình đẳng trong việc tiếp cận với nguồn thông tin về xã hội hoá đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư tạo cho các nhà đầu tư tư nhân có cơ hội trao đổi tình hình, các thông tin có liên quan đến dự án để họ có cơ hội tham gia lựa chọn và quyết định đầu tư.
Đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng đòi hỏi một khối lượng vốn rất lớn. Trong khi đó các ngân hàng thương mại tuy xuất hiện ngày càng nhiều nhưng chưa phải là kênh huy động chính cho các dự án do quy mô vốn chủ sở hữu thấp và khả năng cung ứng vốn hạn chế. Để tạo điều kiện và hỗ trợ cho các dự án lớn, việc hình thành và phát triển mô hình quỹ đầu tư phát triển đô thị ở các địa phương là hết sức cần thiết. Quỹ này sẽ phát huy tác dụng như nguồn vốn “mồi” để huy động các nguồn vốn khác từ mọi thành phần kinh tế trong xã hội, tạo nên động lực mới để thu hút các nguồn tài chính cùng tham gia đầu tư. Để thu hút vốn đầu tư và chia sẻ rủi ro giữa nhà nước và nhà đầu tư, Ngân sách nhà nước tham gia vào các dự án BOT để làm tăng tính khả thi của dự án.
2.5.6. Nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và năng lực cán bộ quản lý
Không những công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật là rất khó mà công tác quản lý cũng rất khó khăn và phức tạp. Đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm.
Để chống thất thoát lãng phí, nâng cao chất lượng công trình và đẩy nhanh tiến độ dự án cần phải tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, giám sát chất lượng và tiến độ, giải quyết nhanh chóng và dứt điểm những thiếu sót và vướng mắc trong quá trình triển khai. Không để chồng chất đến khi không còn có cách nào khắc phục đươcj nữa mới biết và báo cáo. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và xoá bỏ những tiêu cực trong hoạt động đầu tư.
Đối với từng ngành, từng lĩnh vực riêng cần phải xây dựng và ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật cho phù hợp với điều kiện thực tế, có tính khả thi đồng thời cần hướng dẫn các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn hiểu và áp dụng vào thực tế. Bên cạnh đó cần thường xuyên và định kỳ tiến hành việc phân tích, đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư, từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu để có thể phát huy những điểm mạnh đồng thời khắc phục điểm yếu, điều chỉnh các cơ chế chính sách, tiêu chuẩn định mức còn chưa phù hợp với điều kiện thực tế.
KẾT LUẬN
Muốn phát triển kinh tế bền vững thì phải có nền tảng vững chắc đó là cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại và đồng bộ. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một trong những nội dung cần thiết để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nói chung chính là nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Những năm qua Vĩnh Phúc đã quan tâm và ưu tiên đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật hàng đầu vào nhiều lĩnh vực và đã thu được những thành tựu đáng khích lệ. Trong điều kiện hiện nay cũng như trong tương lai, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần phải tiếp tục được đầu tư phát triển một cách đồng bộ,liên tục, có hệ thống và đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật của từng lĩnh vực. Song do còn nhiều khó khăn như: quy mô nền kinh tế nhỏ bé ; hệ thống và cơ chế chính sách còn hạn chế ; quy mô ngân sách nhà nước eo hẹp do đó vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thiếu, chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong khi đó nhu cầu vốn đầu tư vào lĩnh vực này lại rất lớn. Đây chính là một bài toán khó để có thể phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững trong những năm tới.
Đề tài “Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. Thực trạng và giải pháp” đã góp phần đưa ra một cái nhìn tổng hợp, toàn diện hơn về tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc cũng như thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh hiện nay. Đề tài đã phân tích đánh giá được những thành công và hạn chế của việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Vĩnh Phúc giai đoạn 2001 – 2006, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
Trên đây chỉ là quan điểm của cá nhân em về vấn đề đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. Do nội dung đề tài chỉ tập trung những vấn đề có tính chung nhất, khái quát nhất, và tập trung sâu hơn vào các lĩnh vực chính của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thời gian nghiên cứu là hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Kính mong thầy cô và các bạn cho thêm ý kiến đóng góp để để tài càng hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Từ Quang Phương cùng các thầy cô giáo trong Bộ môn Kinh tế Đầu tư đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này!!!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Báo cáo và quy hoạch phát triển KT-XH vùng kinh tế trọng điểm bắc Bộ đến năm 2010.
TS. Từ Quang Phương - PGS Nguyễn Bạch Nguyệt (2006), Giáo trình kinh tế đầu tư, NXB Thống kê, Hà Nội.
PGS Nguyễn Bạch Nguyệt (2006), Giáo trình Lập và quản lý dự án đầu tư, NXB Thống kê, Hà Nội.
Niên giám thống kê năm 2001-2006 của tỉnh Vĩnh Phúc.
Sở Kế hoạch và đầu tư Vĩnh Phúc (2007), Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật chủ yếu từ năm 2001 – 2006.
UBND Tỉnh Vĩnh Phúc (2001 - 2006), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh Vĩnh Phúc.
UBND Tỉnh Vĩnh Phúc (2006), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm thời kỳ (2001-2005) của tỉnh Vĩnh phúc.
UBND Tỉnh Vĩnh Phúc (2005), Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2006-2010) của tỉnh Vĩnh phúc.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2005), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 và định hướng đến 2020.
www.dantri.com
www.mofa.gov.vn
www.mpi.gov.vn
www.vinhphuc.gov.vn
www.vnn.vn
www.tuoitre.com.vn
www.vnexpress.com
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Chiều dài tuyến và điều kiện bề mặt đường trên địa bàn tỉnh 10
Bảng 2.a: khối lượng đường dây hiện có 13
Bảng 2.b: Khối lượng trạm biến áp hiện có 14
Bảng 3 : Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2001-2006 20
Bảng 4: Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo các lĩnh vực 23
Bảng 5: Vốn đầu tư xây dựng CSHTKT giao thông vận tải 2001-2006 25
Bảng 6: Vốn đầu tư phát triển hệ thống điện giai đoạn 2001-2006 28
Bảng 7: Vốn đầu tư hạ tầng nước giai đoạn 2001 - 2006 30
Bảng 8 : Nội dung đầu tư hạ tầng thuỷ lợi 33
Bảng 9: Nguồn vốn đầu tư xây dựng CSHTKT giai đoạn 2001 – 2006 34
Bảng 10: Một số chỉ tiêu tổng hợp về thực trạng kinh tế xã hội Vĩnh Phúc 37
Bảng 11 : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 1995 – 2006 38
Bảng 12: So sánh các chỉ tiêu năm 2003 tỉnh Vĩnh Phúc 40
Bảng 13.a : Vốn đầu tư toàn xã hội dự kiến huy động giai đoạn 2006 – 2010 64
Bảng 13.b : Vốn đầu tư CSHTKT dự kiến huy động giai đoạn 2006-2010 65
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chde1.docx