Đẩy mạnh công tác quản lý xây dựng đô thị trên địa bàn quận Hoàng Mai

MỞ ĐẦU Trong những năm qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tốc độ phát triển đô thị diễn ra khá nhanh. Đến nay cả nước đã có khoảng 743 đô thị, trong đó có gần 100 thành phố và thị xã. Đô thị hoá nhanh đồng nghĩa với việc các hạng mục công trình nhanh chóng được xây lên nhằm đáp ứng kịp các nhu cầu về nhà ở, thương mại dịch vụ, sản xuất phát triển của cộng đồng dân cư đô thị. Việc xây dựng các công trình này ở các đô thị đòi hỏi phải được xây dựng theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt và đúng với quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép đối với từng khu vực. Tuy nhiên, trên thực tế việc vi phạm trật tự xây dựng không còn là chuyện xa lạ ở các đô thị trong suốt thời gian qua. Không phải công trình nào cũng đảm bảo đúng trật tự xây dựng. Xét trên cái cái nhìn tổng thể ở hầu hết các đô thị, từ đô thị đặc biệt như thủ đô Hà Nội cho tới các đô thị loại 5. Dường như đây chính là mặt trái của đô thị hoá với tốc độ quá nhanh trong khi quản lý nhà nước về phát triển đô thị lại chưa đáp dứng kịp. Điều này đòi hỏi công tác quản lý xây dựng phải được quan tâm một cách thực sự đúng mức. Quận Hoàng Mai là một quận mới thành lập năm 2004. Cho tới nay, sau 5 năm hình thành và phát triển, Hoàng Mai đã đi lên và phát triển về nhiều mặt. Không nằm ngoài xu thế chung của Thành phố nói riêng và cả nước nói chung, quá trình đô thị hoá cũng đang diễn ra khá mạnh mẽ trên điạ bàn Quận. Tốc độ đô thị hoá ở đây diễn ra trông thấy ở các công trình xây dựng: nhà cửa những người dân ngày một khang trang, các cơ sở thương mại dịch vụ, sản xuất công nghiêp, các công trình hạ tầng .đang ngày ngày đổi thay. Việc quản lý xây dựng trên địa bàn vì thế mà được đặt ra một cách cấp thiết hơn bao giờ hết. Với đội ngũ cán bộ mới, Quận mới gộp từ 14 phường của 9 xã Thanh Trì, 5 phường của Quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai đã và đang có những giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý trật tự xây dựng để thúc đẩy công tác quản lý đô thị nói chung và quản lý xây dựng nói riêng xứng đáng là một trong những Quận có vị trí quan trọng về chính trị, quân sự, kinh tế của thành phố. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý xây dựng đô thị nói chung và trên địa bàn quận Hoàng Mai nói riêng, đồng thời qua tìm hiểu và xem xét về công tác quản lý xây dựng của Quận Hoàng Mai em quyết định lựa chọn đề tài: “Đẩy mạnh công tác quản lý xây dựng đô thị trên địa bàn quận Hoàng Mai” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Quản lý xây dựng bao gồm nhiều nội dung như: Quản lý cấp GPXD - trật tự xây dựng; quản lý đầu tư xây dựng; quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị- VSMT. Trong đó hai mảng cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng là đáng quan tâm nhất. Trên thực tế hai mảng này còn rất nhiều bất cập và cần thiết phải tìm giải pháp thúc đẩy sao cho có hiệu quả. Do đó, đề tài này em xin tập trung vào tìm hiểu và đánh giá công tác cấp GPXD và quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn 14 phường của quận Hoàng Mai. Trong đó gồm có từ khâu cấp phép xây dựng cho đến quản lý trật tự xây dựng - hậu cấp phép trong 3 năm gần đây (từ năm 2006-2008). Qua đó, tìm hiểu những mặt tốt và mặt hạn chế của công tác cấp GPXD và quản lý trật tự xây dựng, nguyên nhân và qua đó đưa ra giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh công tác quản lý trật tự xây dựng và cấp phép xây dựng trên địa bàn Quận. Để thực hiện được những việc trên em đi trả lời cho những câu hỏi mà đề tài đặt ra như sau: - Các quy định, điều luật về cấp GPXD và quản lý trật tự xây dựng thế nào? - Thực trạng cấp phép của Quận Hoàng Mai như thế nào? - Thực trạng xây dựng diễn ra thế nào trên địa bàn Quận trong những năm từ 2006-2008? - Việc tuân thủ trật tự xây dựng của dân cư trên địa bàn Quận ở mức độ nào, thể hiện ở số các công trình xây dựng đúng phép, trái phép, sai phép, không phép là bao nhiêu trên tổng số GPXD đã cấp? - Cán bộ cơ quan cấp phép và quản lý trật tự xây dựng Quận thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng thế nào? - Khó khăn còn tồn tại trong khâu cấp phép và quản lý trật tự xây dựng là do đâu? - Công tác khắc phục và nâng cao hiệu quả để đẩy mạnh công tác cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Quận được đưa ra như thế nào? Việc phân tích đề tài này em xin sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: + Thống kê. + Thu thập, xử lý và phân tích số liệu thứ cấp. + So sánh số liệu theo thời gian và không gian. + Vẽ biểu đồ phân tích số liệu. Kết cầu đề tài này ngoài phần mở đầu và kết luật có các phần sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý trật tự xây dựng và cấp GPXD. Chương 2: Thực trạng công tác cấp GPXD và quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Hoàng Mai Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh công tác cấp phép và quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận Hoàng Mai. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG 4 1. Quản lý xây dựng đô thị 4 1.1. Khái niệm. 4 1.2. Nội dung 4 1.3. Đặc điểm 5 2. Quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch 6 2.1. Khái niệm quy hoạch xây dựng 6 2.2. Các loại quy hoạch xây dựng 7 2.3. Quy hoạch xây dựng ở đô thị 8 2.3.1. Quy hoạch chung xây dựng đô thị. 8 2.3.2. Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị 9 2.4. Vai trò của công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch 10 3. GPXD (GPXD). 10 3.1. Khái niệm 10 3.2. Thẩm quyền cấp GPXD 14 3.3. Quy trình cấp GPXD. 14 3.4. Quyền và nghĩa vụ của người xin cấp phép xây dựng 18 3.5.Trách nhiệm của cơ quan cấp GPXD 19 3.6. Cơ sở của việc cấp GPXD. 20 4. Quản lý trật tự xây dựng 20 4.1. Khái niệm 20 4.2. Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng đô thị và biện pháp xử lý 21 4.2.1. Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng 21 4.2.2. Các hình thức xử lý vi phạm trật tự xây dựng 22 4.3. Nguyên tắc xử lý vi phạm trật tự xây dựng 24 4.4. Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng và trác nhiệm quản lý trật tự xây dựng của các cơ quan chức năng. 25 4.4.1. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND quận, huyện 25 4.4.2. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn 26 4.4.3. Trách nhiệm , thẩm quyền của Chánh Thanh tra xây dựng Thành phố, Chánh Thanh tra xây dựng quận, huyện, Thanh tra viên, Cán bộ chuyên trách quản lý trật tự xây dựng tại phường, xã, thị trấn. 26 4.5. Quy trình xử lý vi phạm trật tự xây dựng 30 4.4.1. Kiểm tra, phát hiện vi phạm, lập biên bản 30 4.4.2. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 30 4.6.Cơ sở pháp lý cho việc quản lý trật tự xây dựng đô thị 30 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI 32 1. Giới thiệu chung về Quận Hoàng Mai 32 1.1. Điều kiện tự nhiên 32 1.1.1.Vị trí địa lý 32 1.1.2. Điều kiện tự nhiên 32 1.1.3.Tài nguyên đất 33 1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội 38 2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng của quận Hoàng Mai 39 2.1. Hệ thống cấp nước 39 2.2. Hệ thống thoát nước 39 2.3. Hệ thống chiếu sáng 40 2.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông 40 3. Cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng. 42 3.1. Phòng Quản lý đô thị. 44 3.2. Thanh tra xây dựng 46 4. Thực trạng về trật tự xây dựng trên toàn Thành phố và quận Hoàng Mai. 48 4.1. Thực trạng trật tự xây dựng Thành phố Hà Nội 48 4.2. Thực trạng trật tự xây dựng trên địa bàn Quân Hoàng Mai 49 5. Những kết quả vê công tác cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận Hoàng Mai 55 6. Kết quả thực hiện tranh tra trật tự xây dựng trên địa bàn quận Hoàng Mai. 60 7. Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý trật tự xây dựng và cấp phép xây dựng trên địa bàn Quận. 62 7.1. Hạn chế trong công tác quy hoạch. 62 7.2. Hạn chế từ phía chủ đầu tư 63 7.3. Hạn chế từ việc tổ chức phòng chuyên môn cấp phép xây dựng. 64 7.4. Hạn chế tư việc tổ chức ban chuyên môn tranh tra xây dựng. 64 7.5. Hạn chế từ công cụ pháp luật 65 7.6. Hạn chế tư công tác tuyên truyền vận động. 66 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC CẤP PHÉP XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI 67 I- Phương hướng hoạt động trong năm 2009 và 2010. 67 II- Giải pháp 69 1. Công tác quy hoạch 69 2. Chủ đầu tư 70 3. Tổ chức phòng chuyên môn cấp phép xây dựng 70 4. Tổ chức cán bộ chuyên môn tranh tra xây dựng 70 5. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật 71 6. Công tác tuyên truyền vận động 72 III. KIẾN NGHỊ 74 KẾT LUẬN 76

doc80 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2058 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đẩy mạnh công tác quản lý xây dựng đô thị trên địa bàn quận Hoàng Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à phòng Thanh tra xây dựng. 3.1. Phòng Quản lý đô thị. Phòng Quản lý đô thị là cơ quan chuyên môn trực thuộc và chịu sự chỉ đạo, trực tiếp, toàn diện của UBND Quận, sự chỉ đạo hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Sở Xây dưng Hà Nội. Chức năng của Phòng Giúp UBND thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quy hoạch, xây dựng, kiến trúc, phát triển đô thị, nhà ở và công sở, vật liệu xây dựng, giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường đô thị, công viên cây xanh, chiếu sáng, rác thải, bến bãi đỗ xe đô thị). Nhiệm vụ của phòng: quản lý xây dựng, cơ sơ hạ tầng, quy hoạch kiến trúc, nhà ở… trong đó, em xin làm rõ chức năng quản lý xây dựng của phòng quản lý đô thị như sau: + Thụ lý hồ sơ cấp phép xây dựng, hồ sơ cấp phép đào đường, hè phố, hồ sơ cấp phép sử dụng tạm thời hè đường trình UBND Quận quyết định theo phân cấp của UBND Thành phố. + Phối hợp Thanh tra chuyên ngành, Công an Quận và UBND phường kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ và sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thật đô thị, phối hợp kiểm tra quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn. + Kiểm tra các chủ đầu tư thực hiện đúng trình tự, thủ tục xây dựng cơ bản + Quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, quản lý hồ sơ tài liệu khảo sát, thiết kế xây dựng, hồ sơ haòn công các công trình thuộc thẩm quyền quản lý của UBND Quận. Hướng dẫn lập Dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật các công trình xây dựng, thẩm định Thiết kế cơ sở, Thiết kế bản vẽ thi công các công trình được Thành phố phân cấp. Công tác cấp GPXD của phòng Quản lý đô thị quận Hoàng Mai. Để tăng cường công tác quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng- đô thị trên địa bàn quận, để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khi xin cấp GPXD nhà ở riêng lẻ. Phòng đã tham mưu UBND Quận có các văn bản 379/HĐ- UBND ngày 26/6/2008; 646/UBND-XD ĐT hướng dẫn UBND các Phường và các chủ đầu tư thực hiện theo Quyết định 79/2007/QĐ- UB về cấp GPXD, cấp phép tạm các công trình xây dựng. Hồ sơ thụ lý đảm bảo vượt thời gian theo quy định, công tác tiếp dân nhận hồ sơ và trả kết quả GPXD được thực hiện tại bộ phận Cải cách hành chính của Văn phòng UBND Quận. Tại bộ phận Cải cách hành chính một cửa đã niêm yết công khai: Lịch tiếp dân, nội dung quy định về thủ tục, trình tự hồ sơ xin cấp GPXD, các loại lệ phí phải nộp. Cán bộ tiếp dân hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo, đầy đủ, thái độ lịch sự đúng mực, không gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân. Trong công tác quản lý cấp phép xây dựng không để hồ sơ tồn đọng, những trường hợp vướng mắc không giải quyết được (vướng mắc về quy hoạch, về tranh chấp đất đai…) Phòng đều tham mưu co UBND Quận trả lời các chủ đầu tư bằng văn bản. Một số trường hợp phát sinh khiếu nại của chủ đầu tư hoặc các hộ liền kề khi cấp GPXD Phòng phối hợp chặt chẽ với UBND Phường, Thanh tra xây dựng giải quyết dứt điểm, kịp thời và có văn bản trả lời theođúng quy định của pháp luật. Thẩm quyền cấp GPXD đối với các dự án có cấp công trình cấp 2 trở xuống UBND Quận đã chỉ đạo phòng chuyên môn bố trí cán bộ chuyên viên đủ năng lực và kinh nghiệm thụ lý hồ sơ. UBND Quận đã cấp một số dự án: Điểm đỗ xe Kim Ngưu 2, khu nhà ở 409 Tam Trinh phường Hoàng Văn Thụ, Trạm xăng dầu Sơn Hậu- Định Công, nhà văn phòng Định Công, Nhà văn phòng công ty Lâm Sản- Giải Phòng- phường Giáp Bát. Căn cứ điều lệ Quản lý quy hoạch chi tiết Quận Hoàng Mai được Thành Phố phê duyệt xác định các khu vực cấm và hạn chế xây dựng, các khu vực phát triển đô thị, các khu vực cấp phép xây dựng tạm, các khu vực cấp phép xây dựng ổn định lâu dài. Tạo điều kiện để nhân dân đầu tư xây dựng nhà theo quy hoạch và quy định của Thành Phố. Với đặc thù của một Quận mới thành lập, từ trước có những huyện không phải xin phép xây dựng thì nay việc này là bắt buộc, việc phổ biến cho dân hiểu tầm quan trọng của việc xin GPXD là cần thiết đảm bảo quy hoạch xây dựng nói chung của một Quận. 3.2. Thanh tra xây dựng Theo Quyết định số 100/2002/ QĐ-TTg ngày 24/7/2002 và Quyết định số 125/2002/QĐ-UB về việc thí điểm thành lập lực lượng thanh tra xây dựng thành phố và bố trí cán bộ chuyên trách để quản lý trật tự xây dựng đô thị Quận, Phường. UBND quận Hoàng Mai được thành lập với 5 thanh tra viên phối kết hợp với cán bộ chuyên trách tập huấn nghiệp vụ quản lý nhà nước về trật tự xây dựng. Với nhiệm vụ thực hiện thanh tra kiểm tra thường xuyên và đột suất thực trạng trật tự xây dựng từng đơn vị phường trên địa bàn Quận. Từ đó, giúp UBND Quận, phường đề xuất các phương án giải quyết, xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn. Thanh tra xây dựng Quận chịu sự quản lý về tổ chức và công tác của UBND Quận, chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Thanh tra xây dựng Sở và Thanh tra xây dựng thành phố. Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của Thanh tra xây dựng Quận: + Thực hiện thanh tra, kiểm tra chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng các công trình trên địa bàn trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về xây dựng, quyết định đình chỉ thi công đối với các công trình vi phạm thuộc thẩm quyền của UBND phường, phạt cảnh cáo và phạt tiền đối với các công trình vi phạm trật tự theo các mức theo NĐ 126/2004/CP (áp dụng từ tháng 4/2008 trở về trước đó), sau tháng 4/2008 thì các công trình vi phạm trật tự xây dựng được xử lý theo Quyết định số 89/2007/CP: Căn cứ vào mức độ nặng nhẹ của hành vi vi phạm mà có quyết định đình chỉ, tháo dỡ hay tịch thu GPXD, không còn hình thức phạt tiền như trước nữa. + Yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cung cấp đầy đủ tài liệu cần thiết như: Hồ sơ quy hoạch từ sở quy hoạch thành phố, GPXD từ Phòng quản lý xây dựng đô thị Quận, Sổ đỏ- giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà từ phòng tài nguyên môi trường và quản lý nhà. Yêu cầu các chủ đầu tư xuất trình giấy tờ cần thiết khi thực hiện xây dựng các công trình. + Lập hồ sơ các vụ vi phạm trật tự xây dựng đối với các chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng. Với các trường hợp có dấu hiệu phạm tội, kiến nghị UBND Quận chuyển sang cơ quan điều tra xử lý theo các quy định của pháp luật. + Chịu sự chỉ đạo của cơ qua Sở xây dựng thành phố và chịu trách nhiệm trước UBND Quận và pháp luật về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn 14 phường. + Tổng hợp định kỳ hoặc đột xuất báo cáo với Thanh tra sở xây dựng và UBND Quận về tình hình trật tự xây dựng. 4. Thực trạng về trật tự xây dựng trên toàn Thành phố và quận Hoàng Mai. 4.1. Thực trạng trật tự xây dựng Thành phố Hà Nội Là thủ đô của một quốc gia khá đông dân như VN, Hà Nội trong quá trình đô thị hóa phải chịu bao áp lực. Đất trật người đông, người Hà Nội gốc, người ngoại tỉnh về an cư ở nơi đây, người ngoại quốc…mọi ngả đều đổ về Hà Nội để sinh sống và làm ăn. Trong khi cơ sở hạ tầng Thủ đô thì thiếu thốn rất nhiều, diện tích đất có hạn, nhu cầu xây dựng các công trình ngày càng lớn. Để quản lý xây dựng đòi hỏi các cơ quan chức năng phải nghiêm túc làm việc hết mình đảm bảo các công trình xây dựng an toàn, mỹ quan đô thị mặt khác cũng phải đúng với quy hoạch phù hợp với từng địa bàn trên Thành phố. Trong những năm gần đây, mặc dù rất chú tâm trong công tác quản lý trật tự xây dựng nhưng Thành phố vẫn không thể tránh được những vi phạm mà các chủ đầu tư trong khi xây dựng các công trình. Số liệu dưới đây có thể thấy được phần nào về hiện trạng xây dựng trên địa bàn Thành phố trong những năm gần đây. Năm 2006, thanh tra xây dựng Hà Nội đã kiểm tra phát hiện hơn 4.400 vụ xây sai phép, không phép trong số hơn 7.800 công trình trên địa bàn, lập biên bản để xử lý. Bảy tháng đầu năm 2007, Hà Nội đã lập biên bản 1.988 vụ vi phạm trật tự xây dựng. Trong đó có 175 vụ sai phép, 806 vụ nhà không phép, 777 vụ xây nhà trái phép. Thành phố đã tiến hành cưỡng chế 985 vụ. Những số liệu này được báo cáo tại cuộc họp giữa lãnh đạo Thành phố với Sở Xây dựng Hà Nội chiều 14/8/2007. (Nguồn: vietbao.vn - Thứ ba, 14 Tháng tám 2007) Trong quý 1 năm 2008, số vụ vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn Hà Nội như xây dựng không phép, sai phép, tranh chấp, khiếu nại vẫn cao. Cụ thể, có 562 vụ vi phạm bị lập biên bản, 386 vụ bị cưỡng chế, 185 đơn khiếu nại, tố cáo về xây. Hết năm 2008 tổng kết số vụ vi phạm trật tự xây dựng đã giảm đi 6% so với năm 2007. (www.thanhtra.com.vn) Theo thống kê của Sở Xây Dựng, trên địa bàn Hà Nội có 39 lô đất nằm trên địa bàn các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân không đủ điều kiện để xây dựng công trình và 252 công trình không phù hợp với các quy định về kiến trúc, cảnh quan, thuộc khu vực các tuyến đường mới mở… Các con số nêu trên cũng không có gì là ngạc nhiên khi mà trên lý thuyết các nhà quy hoạch cho rằng Hà Nội cần phải có mật độ xây dựng là 80% là phù hợp nhưng khó nỗi là Thành phố quá chật hẹp nên việc thực hiện nó ngoài thực tế là vô cũng khó khăn. Dường như không thể có thực, nhất là càng về sau này. Hiện nay, Thủ đô của chúng ta đã mở rộng địa giới, diện tích Thành phố Hà Nội đã tăng gấp 13 lần trước. Như vậy, Hà Nội sẽ giải quyết được bài toán mở rộng diện tích đất thỏa mãn nhu cầu cần đất, nhưng việc này cũng tương đương với việc quản lý trật tự xây dựng với những quy hoạch mới và ý thức của cộng đồng người mới về Hà Nội gặp không ít khó khăn. Đây cũng lại là một bài toán nan giải cho các nhà Quản lý đô thị Thủ đô. 4.2. Thực trạng trật tự xây dựng trên địa bàn Quân Hoàng Mai Trong những năm qua, Quận Hoàng Mai đã từng bước tăng cường và có những chuyển biến tích cực đúng hướng nhận thức của nhân dân tạo được ý thức chấp hành pháp luật và nếp sống đô thị. Quận cũng đã chỉ đạo giải quyết những vấn đề nhân dân bức xúc, công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng đã dần đi vào nề nếp. Công tác quản lý trật tự xây dựng được tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm trên địa bàn, xử lý kiên quyết triệt để đối với các công trình xây dựng trái phép, lấn chiếm đất công, đất nông nghiệp. Số vụ vi phạm trật tự xây dựng cũng vì thế mà được giảm bớt hàng năm. Tuy nhiên, là một Quận mới hình thành từ năm 2004, Hoàng Mai có nhiều đất nông nghiệp hơn các Quận khác. Theo số liệu hiện trạng sử dụng đất trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1/2000 cho thấy đất nông nghiệp của Quận là 364.47 ha chiếm 22.21% diện tích đất trong đê. Do nhu cầu phát triển, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất xây dựng các công trình nhiều. Trên thực tế cho thấy, đối với những phường có ít đất nông nghiệp thì xảy ra hiện tượng xây dựng trái phép ít như: Phường Giáp Bát, phường Tân Mai, phường Tương Mai, phường Mai Động, Hoàng Văn Thụ. Còn đối với các phường có nhiều đất nông nghiệp thì việc trái phép xảy ra nhiều hơn.(Đánh giá của một cán bộ cấp phép phòng Quản lý đô thị Quận). Mặt khác, hồ sơ quy hoạch Quận Hoàng Mai mới được phê duyệt và bàn giao cho Quận, nên công tác quản lý đất đai, quản lý đầu tư xây dựng, trật tự xây dựng trên cơ sở quy hoạch cũ của quận Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì nên chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao về phát triển kinh tế- xã hội, về quản lý đô thị của một quận mới thành lập. Hơn nữa, việc chấp hành đúng quy định trật tự xây dựng của người dân còn thấp. Ý thức chấp hành của người dân không cao cộng với những tồn tại nêu trên dẫn đến có rất nhiều công trình xây dựng trên địa bàn xây dựng vi phạm trật tự xây dựng. Có thể kể tên một số công trình điển hình như: Tòa khách sạn, trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê 13 tầng (cao 60,3m), diện tích xây dựng gần 9.292m2 thuộc diện miễn phép, được khởi công cuối tháng 9/2006. Chủ đầu tư công trình là Xí nghiệp xây dựng tư nhân số 1 tại tỉnh Lai Châu . Ảnh 2.2: Công trình khách sạn, trung tâm thương mại văn phòng cho thuê 13 tầng bị đình chỉ thi công vì xây dựng sai hồ sơ thiết kế. (Nguồn: www.vietbao.vn ) Theo quy hoạch chi tiết khu nhà ở Bắc Linh Đàm tỷ lệ 1/500 đã được UBND thành phố phê duyệt năm 1997, lô đất CC2 có diện tích 9.116m2; mật độ xây dựng 45 - 47%; tầng cao trung bình 3 tầng (cao nhất 4 tầng); hệ số sử dụng đất 1,42 lần. Thời điểm đó, công trình siêu thị Bắc Linh Đàm đã được xây dựng với quy mô 2 tầng trên diện tích đất khoảng 1.950m2, ở phía bắc lô đất. Đến 2001, Xí nghiệp XD tư nhân số 1 Lai Châu nhận chuyển giao hạ tầng kỹ thuật công trình siêu thị Bắc Linh Đàm tại lô CC2 nói trên. Lúc đó, theo đề nghị của chủ đầu tư, Sở QH-KT đã có văn bản (số 1516/QHKT-P1 ngày 21/9/2005) về việc thỏa thuận quy hoạch tổng mặt bằng, phương án thiết kế sơ bộ cho phép điều chỉnh quy hoạch lô đất, với thông số: Diện tích đất nghiên cứu là 2.015m2: Mật độ xây dựng 39,7%; công trình cao 13 tầng. Theo biên bản kiểm tra ngày 16/3/2005, hồ sơ thiết kế tầng hầm có diện tích 790m2. Tầng 1 đến tầng 7 của công trình có diện tích mỗi tầng là 728m2, song chủ đầu tư đã xây vượt lên 826m2. UBND phường Đại Kim đã ra quyết định phạt hành chính chủ đầu tư 200.000 đồng; đồng thời buộc Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu đình chỉ ngay thi công và thực hiện đúng hồ sơ thiết kế xây dựng được duyệt. Nếu cố tình không chấp hành, UBND phường sẽ cưỡng chế thi hành. Tuy nhiên, Chủ tịch UBND phường Đại Kim Nguyễn Quốc Quyết cho hay, chủ đầu tư vẫn cố tình xây dựng. Việc giám sát đình chỉ rất khó khăn, UBND và công an phường phải tổ chức trực chốt liên tục sau khi ra quyết định đình chỉ thi công. UBND phường đã 3 lần kiểm tra, trong đó có 1 lần phải lập biên bản tạm giữ phương tiện vi phạm. Ngày 24/3/2005, tại buổi làm việc với Tổ công tác của phường, đại diện chủ đầu tư là ông Lê Thanh Thản, Giám đốc Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu đã khẳng định dừng thi công đến khi hoàn thiện xong hồ sơ xin phép. Song đến 31/3, UBND phường phát hiện chủ đầu tư vẫn tiến hành xây dựng, bất chấp quyết định xử lý của phường. Sự việc trên xảy ra đã gây dư luận và lỗi là do chủ đầu tư không những sai phạm mà còn ngoan cố bất chấp sự can thiệp từ phía cơ quan quản lý nhà nước. Phía cơ quan quản lý trật tự xây dựng đã nỗ lực làm hết trách nhiệm trên phương diện từng cấp quản lý từ UBND phường, quận và vụ việc đã được trình lên cơ quan có thẩm quyền xử lý. - Một điển hình nữa đó là công trình tại 25 Tân Mai, quận Hoàng Mai, do Công ty CP xây dựng Licogi 19 là chủ đầu tư. Tòa nhà bị đình chỉ khi đã hoàn tất tầng thứ 7. Mặc dù sai phạm song chủ đầu tư vẫn khiếu nại quyết định của chính quyền. Ảnh 2.3: Công trình khu văn phòng, nhà ở tại 25 Tân Mai xây dựng không phép. ( Nguồn: www.vnexpress.net-ngày 18/4/2007) Theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội, Công ty CP xây dựng Licogi 19 được giao hơn 1.900 m2 để xây dựng Tổ hợp khu văn phòng, nhà ở tại 25 Tân Mai. Công trình gồm một khối nhà 11 tầng và 6 căn hộ thông tầng cao 4 tầng. Tháng 10/2006, chủ đầu tư tiến hành khởi công công trình mặc dù không có GPXD. Tháng 2/2007, chủ đầu tư xin điều chỉnh công trình từ 11 lên 17 tầng, phương án này được UBND thành phố Hà Nội chấp thuận. Theo ông Vũ Ngọc Cương, Phó chủ tịch UBND phường Tân Mai, từ tháng 3, chính quyền đã yêu cầu chủ đầu tư nộp đầy đủ hồ sơ, trong đó có GPXD song đơn vị này không chấp hành. Trong khi đó, tòa nhà ngày một xây cao tầng. Ngày 16/3/2007, UBND phường đã ra quyết định đình chỉ thi công và phạt hành chính 500.000 đồng khi tòa nhà đã xây xong 1 tầng ngầm và 7 tầng thô. Ông Cương cho biết, lý do mà chủ đầu tư trì hoãn việc xin phép xây dựng là viện theo nghị định 16, công trình có quy hoạch chi tiết 1/500, phương án kiến trúc được chấp nhận thì thuộc diện miễn phép xây dựng. Đây cũng là lý do khiến Công ty CP xây dựng Licogi 19 khiếu nại quyết định đình chỉ của UBDN phường Tân Mai. Tuy nhiên, ông Cương cho rằng, áp theo quy định mới của Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội thì công trình này vẫn phải có giấy phép. Sau nhiều cuộc họp bàn cãi về tính pháp lý của các văn bản, chủ công trình đã đi xin GPXD và "hứa hẹn" với UBND phường sẽ nộp GPXD vào... tháng 6, đề nghị được tiếp tục xây dựng. Lý giải về việc chậm chễ ra quyết định xử phạt, Phó chủ tịch UBND phường Tân Mai, đơn vị thi công lén nút xây dựng vào ban đêm nên UBND phường không ngăn chặn được. Ngoài ra, thời điểm cuối năm, nhân sự tại UBND phường từ Chủ tịch, Phó chủ tịch thay đổi nên đã không xử lý cương quyết công trình này. Tuy nhiên, trên thực tế, công trình nằm ngay trước mặt UBND phường Tân Mai.(Theo bài báo vnexpress.net phân tích) Ngoài ra, mặc dù xây cao tầng song tòa nhà không được che chắn, gây nguy hiểm cho người đi đường và dân cư xung quanh. Sự việc này lỗi là do cả hai bên chủ đầu tư và phía cơ quan quản lý nhà nước. Bên chủ đầu tư thì coi thường pháp luật trong khi UBND phường Tân Mai thì không cương quyết xử lý. Vụ việc đã kéo dài trong một thời gian và cuối cùng cũng được cơ quan quản lý nhà nước xử lý hợp tình hợp lý. Trên đây là 2 ví dụ rất điển hình về hành vi vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn phường Đại Kim và phường Tân Mai quận Hoàng Mai. Có thể ví dụ này chưa thể đủ đánh giá hết được những sai phạm trong hoạt động xây dựng từ các chủ đầu tư trên địa bàn Quận. Nhưng qua những ví dụ điển hình này có thể thấy rằng việc các công trình sai phép vẫn được xây dựng lên rồi lại đình chỉ rồi lại tiếp tục xây, và xây với cường độ rất khẩn trương. Các chủ đầu tư dường như bất chấp pháp luật, trong khi pháp luật xử phạt lại quá nhẹ nhàng với mức phạt mà người ta có thể chấp nhận nộp phạt để đạt được cái mục đích riêng của mình. Chỉ với mức phạt vẻn vẹn là 200.000 đ hay 500.000 đ thì ai thấy lợi mà chẳng tiếp tục vi phạm để được lợi. Trong khi lực lượng thanh tra, kiểm tra và quản lý xây dựng- trật tự xây dựng từ cấp Thành phố, Quận, Phường vào cuộc nhưng chưa thể hạn chế được những sai phạm mà các chủ đầu tư gây ra. Phải chăng lực lượng còn mỏng, năng lực quản lý còn chưa vững? Xử lý còn thiếu cương quyết như UBND phường Đại Kim và phường Tân Mai là ví dụ. Sai phạm ở đây xảy ra nguyên do có thể kể đến lớn nhất là do ý thức từ phiá chủ đầu tư, sau đó là các chế tài xử lý vi phạm trật tự xây dựng còn quá nhẹ nhàng và cuối cùng vẫn là nguyên do từ phía cơ quan quản lý nhà nước về trật tự xây dựng. Trên đây là những tổng quan và minh họa cho thực trạng trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố và quận Hoàng Mai. Về công tác cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng quận Hoàng Mai đạt được trong những năm gân đây sẽ được đề cập tới trong phần tiếp theo. 5. Những kết quả vê công tác cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận Hoàng Mai Trong những năm qua, quận Hoàng Mai đã quan tâm đến công tác cải cách hành chính, kịp thời phổ biến các chính sách mới, các văn bản về quản lý đô thị, hoàn thiện hành lang pháp lý, nhằm từng bước thiết lập kỷ cương trong quản lý đô thị. Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phục vụ tác nghiệp. Nhờ việc loại bỏ những thủ tục hành chính phiền hà, quy trình cấp phép xây dựng đã được giản đơn, thời gian thực hiện rút ngắn mà vẫn đảm bảo được chất lượng và đúng thủ tục cho các công trình xây dựng trên địa bàn. Cũng nhờ đó mà các chủ đầu tư không còn e ngại việc xin cấp GPXD như trước nữa. Quy trình cấp phép với thủ tục hành chính gọn nhẹ, nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế “Một cửa”. Chủ đầu tư mua hồ sơ xin cấp phép xây dựng ở bộ phận văn phòng. Sau đó điền đây đủ vào hồ sơ xin cấp GPXD rồi nộp vào bộ phận một cửa tại UBND quận Hoàng Mai. Bộ phận một cửa sẽ kiểm tra đầy đủ thủ tục và yêu cầu từ phía chủ đầu tư. Nếu không có sai phạm gì thì bộ phận một cửa sẽ tiếp tục chuyển hồ sơ vào phòng Quản lý đô thị. Phòng quản lý đô thị tiếp nhận hồ sơ, theo phân công của trưởng phòng các cán bộ chuyên trách của phòng sẽ đảm nhận trách nhiệm thụ lý hồ sơ, thẩm định bản thiết kế, xem xét dựa trên bản đồ quy hoạch chi tiết sử dụng đất trên địa bàn Quận. Nếu thấy mọi điều kiện hợp lệ thì sau 15 ngày không kể ngày nhận hồ sơ cán bộ thụ lý sẽ cấp giấy phép cho các chủ đầu tư (đối với nhà ở riêng lẻ) . Các chủ đầu tư theo giấy hẹn đúng ngày qua bộ phận một cửa để nhận giấy phép. Mặt khác, cán bộ phòng Quản lý đô thị sau khi xem xét thụ lý hồ sơ, trình phó chủ tịch UBND quận và trưởng phòng Quản lý đô thị ký duyệt cấp phép xây dựng phải lưu hồ sơ và ghi vào sổ theo dõi thường ngày. Sau khi GPXD đã được cấp cho các chủ đâu tư, cơ quan quản lý xây dựng sẽ theo dõi việc xây dựng của chủ đầu tư đảm bảo việc xây dựng của chủ đầu tư là đúng phép xây dựng đã được phê duyệt. Mọi sai phạm từ phía chủ đầu tư sẽ bị thanh tra xây dựng phối hợp với phòng quản lý xây dựng từ cấp phường tới cấp quận giám sát và xử lý theo luật định. Thực hiện theo cơ chế một cử, việc cấp phép xây dựng được cải thiện rất nhiều. Với các công trình nhà ở do dân tự đầu tư xây dựng thì kết quả cấp phép đạt được như sau: Bảng 2.5: Số giấy phép đã cấp Năm Số GPXD đã cấp (GP) Diện tích sàn XD (m2) 2004 143 38000 2005 180 30000 2006 215 31175 2007 733 106285 2008 1100 159500 ( Nguồn:Báo cáo kết quả cấp phép xây dựng Quận Hoàng Mai năm 2008) Để thấy rõ được kết quả cấp phép xây dựng qua các năm của Quận, em xin thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.1 thể hiện số GPXD, biểu đồ 2.2 thể hiện diện tích sàn xây dựng tương ứng. Biểu đồ 2.1: Số GPXD đã cấp Biểu đồ 2.2: Diện tích sàn xây dựng Biểu đồ cho thấy, qua các năm số lượng GPXD cấp tăng lên rất nhiều. Từ năm 2004-2006 số lượng giấy phép tăng lên không đáng kể. Riêng năm 2007 lượng giấy phép đã tăng lên 3.4 lần tương ứng với diện tích sàn xây dựng tăng 3.4 lần so với năm 2006. Năm 2008, thực hiện Quyết định 79/2007/QĐ- UB ngày 11/7/2007 của UBND Thành phố Quận đã cấp được 1100 GPXD nhà ở riêng lẻ của nhân dân với tổng diện tích là 159.500m2 so với cùng kỳ năm 2007 đã tăng 1.5 lần; một số công trình của các chủ đầu tư khác như: điểm đỗ xe Kim Ngưu 2, khu nhà ở 409 Tam Trinh phường Hoàng Văn Thụ, trạm xăng dầu Sơn Hậu phường Định Công, nhà văn phòng công ty Lâm Sản- phường Giáp Bát. Đến năm 2009, Quận đặt chỉ tiêu cho công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, lập quy hoạch chi tiết 13 ô chức năng ở các phường, hoàn thiện các thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất, tập trung thực hiện công tác GPMB, cho các dự án trọng điểm. Phòng cũng đã tham mưu với UBND quận cấp phép xây dựng đảm bảo quy hoạch được duyệt cảnh quan đô thị, quy chuẩn, quy phạm đảm bảo chất lượng hồ sơ, thời gian và theo hướng cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện để các chủ đầu tư được cấp phép xây dựng theo quy định. Việc số GPXD tăng theo các năm qua cũng đồng nghĩa với việc thu phí xây dựng tăng. Từ trước tháng 6 năm 2008, áp dụng tính 1.735.000 đ/m2 diện tích xây dựng. Nhưng từ tháng 6/2008 trở lại đây áp dụng giá tính mới là 4.035.000 đ/m2 diện tích xây dựng. Công thức tính cụ thể như sau: Chi phí xây dựng = 4.035.000 x 5% x diện tích. Thực hiện Quyết định 114/2007/QĐ-UBND ngày 22/10/2007 của Thành Phố về việc thu phí xây dựng của các chủ đầu tư sau khi được cấp GPXD nộp vào ngân sách nhà nước với số tiền khoảng hơn 1 tỷ đồng năm 2008. Trong 100% số đơn xin cấp GPXD thì chỉ có khoảng 97% trong số đó là nộp phí xây dựng còn lại 3% không nộp là do các chủ đầu tư bỏ không lấy GPXD vì nhiều lý do. 6. Kết quả thực hiện tranh tra trật tự xây dựng trên địa bàn quận Hoàng Mai. Cán bộ thanh tra xây dựng phối kết hợp với cán bộ phòng quản lý đô thị từ cấp Quận cho tới cấp Phường quận Hoàng Mai luôn tăng cường công tác kiểm tra xử lý vi phạm trên dịa bàn, xử lý kiên quyết đối với các công trình xây dựng trái phép lấn chiếm đất công, đất nông nghiêp. Kết quả công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị Quân đạt được thể hiện dưới bảng số liệu dưới đây: Bảng 2.6: Kết quả thanh tra xây dựng Năm 2006 2007 2008 Tổng số công trình kiểm tra trên địa bàn 550 1010 1215 Số công trình có phép 200 700 886 Số công trình không phép 150 120 92 Số công trình trái phép 145 140 131 Vi phạm khác 55 50 53 (Nguồn: Báo cáo kết quả thanh tra xây dựng quận Hoàng Mai năm 2008) Công tác thanh tra kiểm tra các công trình xây dựng trên địa bàn được diễn ra định kỳ và đột xuất. Nhờ đó mà các kết quả thanh tra đảm bảo được khách quan và sát thực. Từ năm 2006 cho tới năm 2008 số vụ vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn Quận giảm sút khá nhanh trong khi các công trình có phép lại tăng rất nhanh trong số các công trình được kiểm tra. Đối với các Phường như phường Thanh Trì, phường Hoàng Văn Thụ, phường Hoàng Liệt, phường Vĩnh Hưng, phường Hoàng Liệt, phường Thịnh Liệt, phường Đại Kim số GPXD xin cấp nhiều và cũng ít trường hợp xây dựng không phép. Còn lại các phường như phường Giáp Bát, phường Tương Mai, phường Tân Mai, phường Mai Động, phường Hoàng Văn Thụ có ít đất nông nghiệp và cũng ít xảy ra tình trạng xây dựng trái phép. Còn tình trạng xây dựng sai phép xảy ra ở các Phường là như nhau. ( Đánh giá của một cán bộ phòng Quản lý đô thị Quận). Biểu đồ dưới đây thể hiện sự tăng giảm của các công trình được thanh tra kiểm tra và vi phạm trật tự xây dựng tính theo phần trăm so với tổng số công trình được kiểm tra của từng năm.. Bảng 2.2: Kết quả thanh tra xây dựng Quận Hoàng Mai Đối với các công trình không phép và trái phép từ năm 2006 đến đầu năm 2008 đã thực hiện phạt hành chính và phạt tiền. Với những trường hợp cố tình vi phạm thanh tra xây dựng đã có biện pháp xử lý đó là cưỡng chế tháo dỡ và tịch thu GPXD. Đến cuối năm 2008 cơ quan quản lý trật tự xây dựng đã đình chỉ thi công và và xử lý gần hết. Tổng kết việc thực hiện tranh tra xây dựng địa bàn Quận năm 2008, trong số 1215 công trình được kiểm tra thì có 886 công trình có GPXD, tổ chức cưỡng chế 145 trường hợp có vi phạm bao gồm cả không phép, sai phép, trái phép. Tổ chức cưỡng chế đối với 131 trường hợp xây dựng trái phép và 53 trường hợp vi phạm khác. Tỷ lệ công trình miễn phép và có phép đạt 86% số công trình xây dựng. Năm 2008 Thành phố đánh giá Quận Hoàng Mai là Quận đứng thứ 3 về tỷ lệ các công trình có phép xây dựng. Đây là con số đáng khả quan mà Quận đạt được trong năm 2008 là cơ sở để phấn đấu tiếp tục đạt kết quả tốt trong năm 2009 và những năm tiếp theo. Như vậy, công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị tính đến cuối năm 2008 về cơ bản đã được kiểm soát kịp thời. Việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng của các cơ quan quản lý Quận và Phường có sự phối hợp rất chặt chẽ. Công tác tuyên truyền vận động người dân chấp hành tốt kỷ cương trật tự xây dựng đối với một Quận mới thành lập như Hoàng Mai là điều rất quan trọng. Nhờ công tác vận động người dân từ đơn vị 14 phường mà kết quả thu được cũng tương đối tốt. 7. Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý trật tự xây dựng và cấp phép xây dựng trên địa bàn Quận. 7.1. Hạn chế trong công tác quy hoạch. Hiện nay Quận chưa có quy hoạch cụ thể chi tiết 1/500 nên công tác cấp phép xây dựng hầu như là dựa trên bản đồ quy hoạch chi tiết 1/2000 phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông đã được phê duyệt. Quy hoạch chung tỷ lệ quá nhỏ nên việc quản lý đất đai, chỉ giới xây dựng và chỉ giới đường đỏ thiếu chính xác, cũng là căn cứ không rõ ràng để cấp GPXD và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Quận. Hồ sơ quy hoạch mới được bàn giao cho quận Hoàng Mai nên công tác quản lý đất đai và quản lý xây dựng, quản lý trật tự xây dựng phải dựa trên cơ sở quy hoạch cũ của quận Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì nên chưa đáp ứng kịp thời đòi hỏi ngày càng cao của tốc độ đô thị hóa nhanh và tốc độ xây dựng trên địa bàn Quận Bản đồ chỉ giới đường đỏ không được công khai rộng rãi. Khiến người dân muốn đầu tư xây dựng nhưng phân vân không rõ khu đất mình định đầu tư có nằm trong diện quy hoạch hay không. Đây là một hạn chế về thông tin quy hoạch nữa mà cần thiết phải khắc phục. 7.2. Hạn chế từ phía chủ đầu tư Kết quả cấp phép xây dựng đã nêu trên tăng hang năm nhưng dương như con số đó vẫn còn hạn chế rất nhiều đối với một Quận mới như Hoàng Mai. Có rất nhiều nguyên do, nhưng trước hết là từ phía chủ đầu tư, người có công trình xây dựng và trực tiếp chịu trách nhiệm về công trình của mình. Các chủ đầu tư dường như vẫn chưa mặn mà với việc xin cấp GPXD mặc dù thủ tục hành chính đã cải cách rất nhiều. Đây có lẽ là nguyên do dẫn đến hành vi vi phạm trật tự xây dựng công trình không phép. Hồ sơ xin cấp GPXD phải bao gồm cả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là điều kiện khiến các chủ đầu tư gặp nhiều khó khăn khi tiến hành xin phép xây dựng. Bới nguồn gốc đất sử dụng, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn Quận là cực kỳ phức tạp. Hình thành từ 9 xã huyện Thanh Trì và 5 phường quận Hai Bà Trưng nên mục đích sử dụng đất của Quận gồm rất nhiều thành phần (từ bản đồ quy hoạch chi tiết Quận phần quy hoạch sử dụng đất có thể thấy rõ điều này). Theo quy định thì hồ sơ xin cấp GPXD phải có bảng sao công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các chủ đầu tư có nhu cầu xây dựng nhưng vướng một điều là chưa hoàn thành thủ tục xin cấp sổ đỏ. Giấy tờ thiếu, mà để hoàn thành đầy đủ lại phải mất rất nhiều thời gian. Trong khi với người Việt Nam, có một truyên thống là xây nhà phải hợp tuổi hợp ngày. Nếu cứ đợi cho khi nào hoàn thành các thủ tục xây dựng thì lại không được tuổi, không được ngày. Đo đó mà các chủ đầu tư bất chấp GPXD mà cứ xây cho phù hợp với tín ngưỡng của họ. Đây cũng là nguyên do dẫn đến các công trình xây dựng không phép. Với tâm lý của chủ đầu tư xây dựng các công trình nhà ở thì người xây dựng sau lại muốn cốt nền cao hơn nhà xây trước, ô văng, mái đua đua ra nhiều hơn nhà trước để thế hiện sự nổi trội hơn so với xung quanh vì lẽ đó mà mặc dù đã có phép xây dựng nhưng các chủ đầu tư này vẫn cố tình xây dựng sai phép để đạt được mục đích riêng của mình. Dẫn đến tình trạng kiến trúc không gian đô thị lộn xộn thiếu mỹ quan và không đồng bộ. 7.3. Hạn chế từ việc tổ chức phòng chuyên môn cấp phép xây dựng. Hiện nay, phòng quản lý xây dựng chỉ có 12 cán bộ chuyên môn trong đó cả trưởng phòng. Với lượng công việc tương đối nhiều của một Quận mới. công việc dường như quá tải. Cán bộ thụ lý hồ sơ không kịp làm suể với số hồ sơ mỗi ngày càng nhiều chưa cộng các hồ sơ tồn đọng qua các tháng vì chưa hợp lệ trả lại. Để giải quyết các hồ sơ này cho kịp thời hạn đã là một thách thức chưa kể phòng phải hoàn thành quy hoạch chi tiết 13 ô chức năng đã được UBND Quận giao. Việc thiếu nhân sự là một trong những nguyên nhân khiến cho công tác thụ lý hồ sơ cấp GPXD gặp nhiều khó khăn. 7.4. Hạn chế tư việc tổ chức ban chuyên môn tranh tra xây dựng. Theo báo thanh tra của thanh tra Chính phủ và ngành thanh tra, phó chủ tịch UBND quận Hoàng Mai, ông Nguyễn Đức Hải có đánh giá việc quy định thanh tra viên xây dựng phải được đào tạo qua trường xây dựng, có trình độ đại học, biên chế  là chưa phù hợp, khó áp dụng. Bởi, những người đã có bằng Ðại học Xây dựng thường không về quận làm việc vì thu nhập thấp. Những người tốt nghiệp các trường đại học như Giao thông Vận tải, Thủy lợi... được đào tạo về xây dựng công trình đều có thể thực hiện công việc của thanh tra viên xây dựng. Hiện nay, tất cả các quận, huyện ở Hà Nội đều thiếu thanh tra viên xây dựng. Tại quận Ba Ðình, mới chỉ có ba thanh tra viên (trong đó có hai lãnh đạo), thiếu 12 người. Quận Hoàng Mai mới có năm thanh tra viên, thiếu 10 người. Còn tại các phường, xã, thị trấn đều không có thanh tra viên xây dựng. Với khối lượng công việc lớn, tốc độ xây dựng của thành phố nhanh, 36 thanh tra viên quận, huyện, 20 thanh tra Sở Xây dựng không thể quán xuyến hết. Do đó, số vụ vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố vẫn cao cũng là điều dễ hiểu. Các thanh tra xây dựng xã, phường, thị trấn ở Hà Nội đều ký hợp đồng ngắn hạn với UBND quận, huyện, mức lương hơn một triệu đồng/tháng, cho nên khó để những người này gắn bó lâu dài, nhiệt tình với công việc. Một vấn đề cần quan tâm nữa là trong quá trình thực thi nhiệm vụ, thanh tra xây dựng xã, phường còn nặng về "cảm tính", thường bị ràng buộc bởi mối quan hệ họ hàng, xóm giềng. 7.5. Hạn chế từ công cụ pháp luật Bất cập trong công cụ pháp luật cũng là một nguyên nhân quan trong ảnh hưởng đến công tác cấp phép xây dựng. Việc thường xuyên thay đổi những quy chế mới, tiêu chuẩn mới về định mức, tiêu chuẩn mới, đơn giá hay hình thức xử lý vi phạm... Khiến việc thẩm định hồ sơ và tính toán chi phí xây dựng cho từng công trình và hạng mục công trình của các chủ đầu tư phải tính lại nhiều lần, gây mất thời gian và tăng chi phí. Quy định pháp luật chưa thực sự rõ ràng khiến cho việc hiểu sai và vận dụng ở các đơn vị là khác nhau. Tạo kẽ hở cho việc vi phạm trật tự xây dựng diễn ra. Mặt khác, theo quy định số 79/QĐ- UBND tại mục a khoảng 9 Điều 6 quy định các thửa đất có diện tích nhỏ hơn 15m2 và các cạnh nhỏ hơn 3m thì không được cấp phép xây dựng công trình. Trên thực tế tại các khu tập thể cũ của Quận có rất nhiều thửa đất được Nhà nước bán lại cho nhân dân theo Nghị định 61/CP của Chính phủ có diện tích nhỏ hơn 15m2. Thực tế nhu cầu cần thiết phải cải tạo nhà ở của nhân dân là rất cần thiết. Hơn nữa, việc chuyển khối hoặc chuyển nhượng cho các hộ liền kề là rất khó thực hiện. Văn bản hướng dẫn cấp phép xây dựng các công trình nhà ở của nhân dân khu vực ngòai đê sông Hồng. Trên thực tế việc cấp phép xây dựng các công trình trên gặp khó khăn nhiều do phải xin thỏa thuận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chi cục quản lý đê điều. 7.6. Hạn chế tư công tác tuyên truyền vận động. Quận mới thành lập với đặc thù có 9 xã chuyển thành phường, theo quy định khi xây dựng nhà ở trước khia là nhân dân không phỉa xin phép xây dựng, nay việc xin phép xây dựng là bắt buộc.Vì vậy việc tuyên truyền vận động nhân là rất quan trọng. Trên thực tế thì công tác này ở các phường còn chưa sâu rộng đến các tổ chức và cá nhân có công trình xây dựng. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho các chủ đầu tư không nắm bắt được mà làm sai và trái những quy định khi xây dựng. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC CẤP PHÉP XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI I- Phương hướng hoạt động trong năm 2009 và 2010. Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thì định hướng và chiến lược phát triển đô thị có vai trò ngày càng quan trọng. Quận Hoàng Mai là một quận mới được thành lập nằm trong hệ thống đô thị loại đặc biệt của Thủ đô nên chiến lược phát triển đô thị là nhiệm vụ được đặt ra ngày càng cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và định hướng phát triển đô thị của Quận theo quy hoạch chi tiết 1/2000 được Thành phố phê duyệt, xác định rõ mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý trật tự xây dựng và cấp GPXD đô thị quận Hoàng Mai năm 2009 và 2010. Mục tiêu tổng quát: Tích cực phối kết hợp với các cơ quan chức năng của Thành phố sớm hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Quận đến năm 2010 định hướng đến năm 2020. Hoàn thành cơ bản quy hoạch chi tiết phường và các quy hoạch chi tiết phường và các quy hoạch chuyên ngành làm cơ sở cho công tác cấp giấy phép và quản lý trật tự xây dựng trên địa bạn Quận. Quản lý xây dựng đô thị, đất đai theo đúng quy hoạch được duyệt, quản lý 100% các công trình xây dựng trên địa bàn. Thiết lập trật tự kỷ cương trong quản lý xây dựng, từng bước xây dựng quận phát triển toàn diện vững chắc hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Quan điểm chỉ đạo: Công tác quy hoạch, quản lý xây dựng đô thị phải đổi mới về tư duy và phương pháp gắn với thực tiễn và chú trọng hiệu quả tổng hợp kinh tế xã hội. Quy hoạch phải đi trước một bước, nhất là quy hoạch hạ tầng và ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị do Quận mới thành lập. Nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân trong xây dựng. Tạo điều kiện cho dân tích cực tham gia xây dựng và quản lý đô thị, quán triệt quan điểm: “phát triển đô thị là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân” Một số chỉ tiêu chủ yếu: Phấn đầu hoàn thành quy hoạch chi tiết phường và các quy hoạch chuyên ngành năm 2008-2010. Thực hiện quy hoạch điểm từ 1 đến 2 phường theo hướng đô thị toàn bộ. Quản lý 100% các công trình xây dựng trên địa bàn, các công trình xây dựng không phép, trái phép được ngăn chặn và xử lý kịp thời. Nhiệm vụ trọng tâm: Căn cứ điều lệ Quản lý quy hoạch chi tiết Quận Hoàng Mai được Thành phố phê duyệt xác định các khu cấm và hạn chế xây dựng, các khu phát triển đô thị, các khu vực cấp phép xây dựng tạm, các khu vực cấp phép xây dựng ổn định lâu dài. Tăng cường công tác quản lý cấp phép, quản lý trật tự xây dựng đô thị phấn đấu năm 2009 cấp 900 GPXD với tổng diện tích sàn là 110.000 m2 và mỗi năm tăng tỷ lệ cấp phép lên 5% so với năm trước. Tạo điều kiện để cho nhân dân tự đầu tư xây dựng nhà theo quy hoạch và quy định của Thành phố. Đưa công tác quản lý cấp phép xây dựng và trật tự xây dựng đô thị dần vào nề nếp có chiều sâu, đảm bảo quy chuẩn xây dựng, quy hoạch được duyệt, tạo bộ mặt cảnh quan kiến trúc đô thị văn minh cho từng tuyến phố, từng khu dân cư. Không để tình trạng tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo mất mỹ quan đô thị. Kiểm tra giám sát xây dựng theo quy hoạch, kiểm soát được 100% các công trình xây dựng trên địa bàn, từng bước xử lý triệt để các trường hợp xây dựng trái phép. Hoàn thành thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 13 ô chức năng trên 4 phường Thanh Trì, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam, Trần Phú. (Dựa trên cơ sở bản dự thảo về kế hoạch căn 2009 thực hiện chương trình 03-CTr/QH của Quận Ủy v/v đẩy mạnh công tác quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị giai đoạn 2006-2010) Để hoàn thành tốt mục tiêu cũng như nhiệm vụ đề ra trong năm 2009-2010 nêu trên cần sự cố gắng từ nhiều phía. Căn cứ vào những nguyên nhân gây ra khó khăn trong công tác cấp GPXD và quản lý trật tự xây dựng em xin đưa ra một số giải pháp sau. II- Giải pháp 1. Công tác quy hoạch Thông tin quy hoạch là vô cùng quan trọng đối với các chủ đầu tư. Người ta căn cứ vào thông tin này để có những quyết định đầu tư xây dựng một cách đúng đắn, và có cơ sở kỳ vọng cho hoạt động đầu tư của mình. Do đó, công khai quy hoạch là một điều rất quan trọng. Công khai bản đồ quy hoạch chi tiết tại những nơi công cộng- nơi mà có nhiều người dân quan tâm. Sớm hoàn thành quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 để làm căn cứ chính xác cho công tác cấp GPXD và quản lý trật tự xây dựng. 2. Chủ đầu tư Công tác quản lý xây dựng nói chung phải làm từ nhiều phía mà chủ đầu tư là một trong những tác nhân quan trọng. Ý thức chấp hành trật tự xây dựng của chủ đầu tư có ý nghĩa hết sức quan trọng. Mỗi người dân đều phải có ý thức chung trong việc bảo vệ mỹ quan đô thị và trật tự xây dựng đô thị. Không vì mục đích cá nhân mà cố tình làm sai luật. Dù công tác thanh tra kiểm tra có mạnh đến mức nào nhưng ý thức coi thường pháp luật xây dựng từ phía chủ đầu tư cũng sẽ dẫn đến gây mất trật tự xây dựng 3. Tổ chức phòng chuyên môn cấp phép xây dựng - Như phần hiện trạng đã nêu, phòng Quản lý đô thị Quận hiện nay chỉ có 12 đồng chí. Trong khi công việc lại rất nhiều đối với một Quận mới thành lập như Hoàng Mai. Do đó, việc cần thiết đối với Phòng là tăng thêm nhân lực. - Yêu cầu cung cấp các phần mềm quản lý về công tác cấp phép xây dựng để thuận tiện cho việc triển khai. - Thường xuyên mở lớp tập huấn các cán bộ chuyên môn về các văn bản mới ban hành. 4. Tổ chức cán bộ chuyên môn tranh tra xây dựng Củng cố nâng cao chất lượng thanh tra xây dựng Quận và thanh tra xây dựng phường thực hiện có hiệu quả theo Quyết định 89/QĐ-TTg ngày 18/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Xử lý nghiêm minh những cán bộ công chức để xảy ra tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn được giao quản lý. Kiểm tra, giám sát trong tất cả các giai đoạn từ khảo sát xây dựng, thiết kế thi công, xây lắp công trình (giám sát chủ đầu tư, giám sát tư vấn, giám sát cộng đồng…) 5. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Kiến nghị với Thành phố sớm ban hành các quy định, hướng dẫn cụ thể về công tác phân cấp lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch, công tác cấp phép xây dựng, công tác thẩm định dự án, công tác quản lý chất lượng công trình Tuân thủ quy trình hệ thống chất lượng về cấp GPXD theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000, triển khai dự án công nghệ thông tin trong quản lý quy hoạch xây dựng và quản lý đất đai. Dựa trên nhu cầu thực tế của người dân và điều kiện có thể cho phép, UBND Thành phố và Sở Xây dựng có những hướng dẫn cụ thể về xây dựng công trình trên những thửa đất nhỏ (dưới 15m2 đã cấp giấy chứng nhận trước tháng 5/2006). Các chế tài về xử lý vi phạm trật tự xây dựng dường như chưa đủ mạnh. Trước kia chỉ phạt tối đa là 2000.000 đ đối với thanh tra xây dựng và 500.000 đ đối với cán bộ thanh tra phường là con số quá nhỏ đối với một công trình xây trái phép, sai phép hay không phép hàng tỷ đồng của các chủ đầu tư. Do đó, các chủ đầu tư chấp nhận chịu phạt với số tiền chẳng đáng bao nhiêu để đạt được mục đích của mình. Sau này có Nghị đinh mới 23/2009/ NĐ- CP về phạt hành chính trọng hoạt động xây dựng thì mức phạt lên tới 30-40 triệu, trường hợp nặng hơn là 300-500 triệu. Hiện nay, lại áp dụng theo nghị định mới ra quý 3 năm 2008 về phạt hành chính trong vi phạm trật tự xây dựng đó là đình chỉ thi công và tịch thu GPXD trong trường hợp vi phạm nặng. Mức độ phạt ngày càng nặng hơn nhưng hiện tượng vi phạm cũng không vì thế mà thuyên giảm. Giải pháp ở đầy không phải là tăng mức phạt hơn nữa mà là sự kiên quyết từ phía cán bộ quản lý trật tự xây dựng. Các quy định, nghị định cũng chỉ là những công cụ cho việc thực hiện công tác quản lý còn việc làm thực thi nó có tốt hay không là do người áp dụng luật và nghiêm túc chấp hành đúng luật đề ra. 6. Công tác tuyên truyền vận động Là một Quận mới, có rất nhiều phường được hình thành từ làng, xã cũ của Huyện Thanh Trì. Vì thế mà người dân trước kia đã quen với việc xây dựng tùy hứng mà không cần phải xin phép xây dựng. Nhưng khi được trở thành một Quận, thì ý thức đó không thể một sớm một chiều mà quen được. Do đó, công tác tuyên truyền vận động thường xuyên có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuyên truyền cũng là hình thức khơi dậy ý thức tự giác từ phía người dân tuân thủ trật tự xây dựng. Mọi người dân đều có trách nhiệm chung giám sát các công trình. Điều này là rất cần thiết, vì quản lý cộng đồng và quản lý nhà nước kết hợp sẽ rất hiệu quả. Quản lý cộng đồng ở mọi nơi mọi lúc. Do đó, chỉ đạo các phường thường xuyên tuyên truyền, thực hiện các kế hoạch công tác quản lý quy hoạch, xây dưng, đô thị của UBND Thành phố, Quận nhằm nâng cao ý thức và tuân thủ theo các quy định công tác quản lý xây dựng của người dân. Hình thức tuyên truyền trên mọi phương tiện thông tin đại chúng có thể là: + Trên truyền hình: Qua các kênh sóng truyền hình địa phương thay vì thường xuyên phát quá nhiều các kênh quảng cáo. Vận động người dân có ý thức trong việc xin phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng. + Trên đài phát thanh phường: Có chương trình phát thanh một cách thường xuyên hàng tháng, quý vào các buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Lúc mọi người chưa ra khỏi nhà hoặc đã đi làm về để đảm bảo thông tin được truyền tới người dân có hiệu quả. + Trên mạng Internet: Chính phủ nên lập trang Web riêng về quản lý trật tự xây dựng trên cả nước và quản lý theo từng địa phương. Công khai những trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trên trang Web chung để mọi người nắm được trong đó có đưa ra các hình thức xử phạt thích ứng. Trang Web cần đơn giản dễ cho việc truy cập để mọi người dân biết đến. Qua kênh thông tin này người dân cũng có thể đóng góp ý kiến hay những phát hiện sai phạm trong công tác quản lý trật tự xây dựng. Qua đó giúp cơ quan chức năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong công tác quản lý trật tự xây dựng. Ngoài ra trang web cần có phần giải thích rõ tác dụng của GPXD đối với công tác quản lý trật tự xây dựng và có hướng dẫn cụ thể đối với từng địa phương về quy trình cấp GPXD và các thủ tục có liên quan. Trên cơ sở đó các chủ đầu tư không còn ngại ngần gì trong việc lập hồ sơ xin cấp GPXD. + Thông tấn báo chí: Đây là phương tiện rất hữu ích trong suốt thời gian qua. Nhờ việc các báo thường xuyên đăng tải những trường hợp vi phạm trật tự xây dựng mà các cơ quan chức trách can thiệp kịp thời xử lý. Các báo còn cực kỳ lên án và phê bình những sai phạm bị phát giác, cũng qua kênh thông tin này mà người dân được hàng ngày biết đến và tác động bằng phương thức quản lý cộng đồng. Trên các tờ tạp chí xây dựng hay báo đô thị nên đưa những bài tổng kết kết quả cấp phép xây dựng của từng địa phương để từ đó kích thích sự thi đua làm tăng số lượng công trình có phép và giảm số lượng các công trình vi phạm trật tự xây dựng. Do vậy, tiếp tục phát triển phương thức này là điều vô cùng cần thiết. Cần có những phần thưởng hay bồi dưỡng hợp lý cho những chủ bút có những bài báo đăng phản ánh đúng sự thực, tin “nóng” và giúp cơ quan quản lý nhà nước về trật tự xây dựng hoàn thành tốt công việc của mình… III. KIẾN NGHỊ Tại Hà Nội, với 29 quận, huyện, thành phố và 588 xã, phường, thị trấn (trước thời điểm 1/10/2008, Hà Nội chỉ có 13 quận, huyện. Hiện tại còn 12/29 đơn vị chưa có thanh tra xây dựng quận, huyện, xã, phường), số vụ vi phạm trật tự xây dựng tổng kết được đã giảm đi 6% so với năm 2007. Số GPXD được cấp tăng 30,1% so với năm 2007, tỷ lệ cấp GPXD năm 2008 là 92% trong khi năm 2007 là 86% (Trích báo cáo số 884/BC-SXD ngày 17/02/2009 của Sở xây dựng Hà Nội về tình hình 1 năm thực hiện Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ) Từ đánh giá sơ kết 1 năm hoạt động thí điểm thanh tra xây dựng quận, huyện, xã, phường, thị trấn tại những đô thị trọng yếu là hết sức cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tế. Hơn nữa, trước đây đã tồn tại loại hình Đội thanh tra xây dựng huyện nhưng hoạt động của Đội không hiệu quả vì Đội thanh tra xây dựng thuộc Phòng quản lý đô thị không đảm bảo được tính chuyên ngành và trình độ, tiêu chuẩn, chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với hoạt động của thanh tra xây dựng. Vì vậy kiến nghị Bộ Xây dựng tham mưu với Chính phủ giữ nguyên mô hình thanh tra xây dựng quận, huyện, xã, phường, thị trấn và sớm hình thành Phòng thanh tra xây dựng các cấp để đảm bảo tính chuyêm môn nghiệp vụ và hiệu quả công việc. Đưa hoạt động xây dựng vào kỷ cương và hoàn thiện một cách chọn vẹn khâu hậu cấp phép xây dựng. - Thứ 2, kiến nghị UBND quận Hoàng Mai tăng thêm nhân lực cho Phòng quản lý đô thị. Hiện tại con số cán bộ trong phòng là 12 người, với số lượng công việc tương đối nhiều, căn cứ vào số phường của Quận, số lượng công việc được Quận và Thành phố bàn giao cộng với nhân lực hiện có Phòng kiến nghị được thêm 1 đến 2 cán bộ chuyên môn nữa để đảm bảo xúc tiến công việc được đúng thời gian và hiệu quả. - Thứ 3, trong công tác cấp phép xây dựng, theo Quyết định số 79/2007 hướng dẫn chưa cụ thể, đa số các chủ đầu tư chỉ phải gửi hồ sơ đến Sở xây dựng nên một số các công trình miễn phép trên địa bàn Quận không có cơ sở để kiểm tra giám sát xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo đúng thẩm quyền. Do đó, kiến nghị Sở xây dựng bổ sung thêm trong Quyết định ghi rõ “chủ đầu tư phải gửi hồ sơ thiết kế cơ sơ được thẩm định về kết quả thẩm định thiết kế cơ sở cho UBND Quận để theo dõi, quản lý theo thẩm quyền”. KẾT LUẬN Trong số những nội dung về quản lý xây dựng đô thị thì thực tế chỉ ra cho chúng ta thấy, quản lý cấp GPXD- trật tự xây dựng đô thị là mối quan tâm trước hết của các nhà quản lý cũng như dân cư sống trong đô thị. Như phần thực trạng đã phân tích tình hình cấp GPXD và quản lý trật tự xây dựng trên toàn Thành phố và của quận Hoàng Mai. Những bất cập cho thấy công tác quản lý cấp giấy phép và quản lý trật tự xây dựng cần thiết được được quan tâm và có những biện pháp nhằm cải thiện tình hình và phát huy hiệu quả. Vì vậy mà trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình em chỉ đi phân tích và tìm hiểu ở nội dung quản lý cấp GPXD và trật tự xây dựng. Với đặc thù là một Quận mới được thành lập, công tác quản lý cấp phép và quản lý trật tự xây dựng đô thị của quận Hoàng Mai đã được quan tâm và dần dân đi vào nề nếp xong thực trạng về vi phạm trật tự xây dựng vẫn tồn tại, số lượng các công trình xây dựng xin cấp phép vẫn chỉ là tương đối. Một số các vụ vi phạm trật tự xây dựng nghiêm trọng xảy ra gây bức xúc dư luận xã hội. Những biện pháp xử lý của cơ quan quản lý không kịp thời nên kém hiệu quả. Chủ đầu tư chưa có ý thức chấp hành pháp luật về trật tự xây dựng. Các công cụ pháp luật về quản lý cấp phép và trật tự xây dựng còn nhiều hạn chế… đó là những bất cập rõ nhất có thể thấy ở các đô thị đang trên đà xây dựng và phát triển mạnh như Hoàng Mai. Sau khi tìm hiểu nguyên nhân gây ra những tồn tại này em cũng đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị cho Quận nói riêng và Thành phố nói chung nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh công tác quản lý cấp giấy phép và quản lý trật tự xây dựng. Từ đó Quận có những chuyển biến tích cực trong công tác quản lý xây dựng. Để làm được điều này, thì cần thiết phải có sự đóng góp từ các bên có liên quan. Nếu chỉ tích cực từ một phía cơ quan quản lý thì dù lực lượng có mạnh đến đâu cũng khó mà quản lý cho tốt được. Do đó, ý thức tự giác của các chủ đầu tư được đánh giá rất cao. Là một người sống trong môi trường đô thị, em cũng nhận thấy trách nhiệm của mình trước pháp luật về trật tự xây dựng. Qua đây em cũng xin kêu gọi mọi người - có công trình xây dựng, hãy nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về trật tự xây dựng. Vì đó là nghĩa vụ của mỗi người dân đô thị để tạo ra môi trường cảnh quan tốt cho chính chúng ta chứ không ngoài ai khác. Bằng những kiến thức đã được học tập, qua tìm hiểu từ thực tế của bản thân cùng sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô chuyên ngành và các đồng chí tại cơ quan thực tập em đã hoàn thiện bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Vì kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế của một sinh viên cuối khóa còn hạn chế nên chuyên đề này còn nhiều thiếu sót, nên kính mong các thầy cô cùng toàn thể bạn đọc đóng góp cho bài viết của em được tốt hơn. Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của T.S Nguyễn Kim Hoàng- giảng viên môn Kinh tế và quản lý đô thị trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện bài chuyên đề này. Cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng chí Phòng quản lý đô thị quận Hoàng Mai đã tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp của mình. Nhờ sự đóng góp hết sức bổ ích mà em đã hoàn thiện tốt bài chuyên đề và hơn nữa qua quá trình thực tập tốt nghiệp em cũng đã hiểu hơn nhiều về công việc thực tế mà mình được học trong trường. Đây cũng là thời gian thực tập, là bước ban đầu làm quen với công việc sau này của em. Một lần nữa em xin trân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA6214.DOC
Tài liệu liên quan