2. Kết luận và kiến nghị
Để khách du lịch biết đến điểm du lịch cụm phía Tây ĐBSCL thì cần cung cấp thông tin, quảng bá du lịch. Để làm được điều này với sự ứng dụng công nghệ 4.0 trong phát triển du lịch thì thành lập phần mềm ứng dụng app liên kết các địa phương lại. App này sẽ thể hiện chi tiết thông tin về tour, về nơi ở và điểm nổi bật từng địa phương. Tiếp theo các tỉnh trong cụm cần nhất quán trong chiến lược và chính sách, cần một tiếng nói chung giữa các địa phương. Cần thành lập một đơn vị chủ quản để xây dựng các kế hoạch chiến lược, liên kết tập huấn nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch, bồi dưỡng kỹ năng nghề du lịch cho đội ngũ lao động trong cụm, tránh tình trạng hoạt động rời rạc tự phát. Các tỉnh cần thường xuyên trao đổi thông tin kinh nghiệm chuyên môn về du lịch và quản lý du lịch, đồng thời nhất quán thực hiện sản phẩm du lịch đặc trưng là các khu du lịch sinh thái đặc trưng của địa phương. Muốn như thế các cơ quan chính quyền địa phương cần hỗ trợ và khuyến khích các đơn vị du lịch liên kết lại và hạn chế tối đa sự phát triển riêng lẻ tự phát.
Mong rằng các đề xuất giải pháp ở trên có thể khắc phục được những hạn chế hiện có của du lịch cụm vùng ĐBSCL.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đẩy mạnh hợp tác liên kết du lịch cụm các tỉnh phía Tây vùng đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC LIÊN KẾT DU LỊCH CỤM CÁC TỈNH
PHÍA TÂY VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG
Phạm Thị Hồng Tân*, Huỳnh Thị Kim Phượng*
TÓM TẮT
Bài viết nhằm đánh giá tiềm năng và thực trạng của ngành du lịch các tỉnh phía Tây vùng Đổng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) qua đó làm cơ sở đề xuẩt giải pháp thúc đẩy ngành du lịch khu vực. Tác giả nghiên cửu định tỉnh có sử dụng ứng dụng liên kết du lịch, thu thập dữ liệu từ phần mềm nhận gửi báo cáo thống kê du lịch . Ket quả nghiên cứu cho thấy đây là khu vực cỏ hệ sinh thải đa dạng gồm sông nước, đồi núi, biển-đảo phù hợp để phát triển các loại hình du lịch sinh thải. Tuy nhiên việc liên kết khai thác phát triển du lịch giữa các tỉnh trong vùng và giữa vùng ĐBSCL với các vùng khác trong cả nước còn hạn chế. Đây là vẩn đề cần quan tâm trong chiến lược phát triển du lịch vùng phía Tây ĐBSCL.
Từ khóa: du lịch ĐBSCL, cụm các tình phía Tây vùng ĐBSCL, ứng dụng liên kết du lịch, tiềm năng, thực trạng.
ABSTRACT
This article aims to assess the potential and current status of the tourism industry in the western provinces of the Mekong Delta (Mekong Delta) as a basis for proposing solutions to promote the tourism industry in the region. The qualitative researcher uses a travel affiliate application, collecting data from the tourist statistics receipt software. Research results show that this is a region with diverse ecosystems including rivers, hills and sea-islands suitable for the development of ecological tourism. However, the link between tourism development between provinces in the region and between the Mekong Delta and other regions in the country is limited. This is an issue that needs attention in the tourism development strategy in the western Mekong Delta.
Key words: Mekong delta tourism, cluster of western provinces in the Mekong Delta, application of tourism links, potential, reality.
1. Đặt vấn đề
Trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ĐBSCL được hoạch định là một trong 7
Thạc sĩ, Trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp vùng du lịch họng điểm. Trong đó cụm du lịch phía Tây ĐBSCL gồm các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang và thành phố cần Thơ được đánh giá là khu vực có tiềm năng liên kết phát triển mạnh mẽ về du lịch. Nhiều tỉnh, thành phố thuộc khu vực này trong thời gian qua đãcó quy hoạch, đề án, kế hoạch phát triển du lịch. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện đến nay còn chậm; việc đầu tư, khai thác chưa được kết nối hiệu quả theo cấp độ vùng.
Để thúc đẩy sự liên kết du lịch tiểu vùng các tỉnh phía Tây vùng ĐBSCL phát triển hiệu quả và bền vững đòi hỏi các địa phương trong khu vực ĐBSCL cần có tầm nhìn mới, các giải pháp toàn diện, đồng bộ, huy động tối đa mọi nguồn lực để phát triển bền vững. Bài viết xin đề xuất 3 giải pháp chính sau đây: (1) Thành lập ứng dụng (app) du lịch liên kết các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang và thành phố cần Thơ. (2) Các tỉnh cần thảo luận trong việc chọn vị trí đơn vị điều phối liên kết du lịch cho khu vực, điều phối nhằm tạo động lực phát triển đồng bộ cho toàn vùng. (3) Các địa phương trong vùng cần định hình sản phẩm du lịch đặc trưng của mình để hình thành chuỗi liên kết.
Thực trạng phát triển du lịch của cụm phía Tây ĐBSCL
Theo Quyết định số 2227/QĐ-TTg năm 2016 về việc phát triển du lịch ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thì khu vực ĐBSCL tổ chức không gian phát triển du lịch theo hướng tây và đông. Trong đó, không gian du lịch phía Tây ĐBSCL bao gồm thành phố Cần Thơ và các tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Cụm liên kết này có diện tích khoảng 23.978 km2, chiếm 59,1% diện tích toàn vùng. Những cảnh quan đặc sắc, văn hóa vùng miền độc đáo của bốn dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, Chăm đã hình thành nên những sản phẩm du lịch thú vị, thu hút du khách. Đặc biệt, khu vực này có hệ sinh thái đa dạng được hình thành trên các điều kiện tự nhiên về sinh thái, sông nước, đồi núi, biển - đảo. Đây là thế mạnh để phát triển loại hình du lịch sinh thái (DLST).
Hình 1: Các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến với ĐBSCL tăng đáng kể. Sáu tháng đầu năm 2018, tổng lượt khách du lịch đến các địa phương thuộc cụm duyên hải phía Tây ĐBSCL khoảng 17,8 triệu lượt người, chiếm 76,4% trong tổng lượt khách du lịch đến ĐBSCL. Trong đó, khách quốc tế khoảng 677 ngàn lượt người, chiếm 42,8% trong tổng số khách quốc tế đến ĐBSCL. Doanh thu từ du lịch đạt gần 10.400 tỷ đồng, chiếm 76,1% tổng doanh thu du lịch vùng ĐBSCL (số liệu cụ thể ở bảng 1).
Bảng 1: Bảng thống kê lượt khách và doanh thu từ du lịch ở ĐBSCL
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018 (06 tháng đầu năm)
Lượng khách đến DBSCL
28 triệu lượt khách
Hơn 34 triệu lượt khách
Hơn 23 triệu lượt khách
Lượng khách quốc tế
2,5 triệu lượt khách
2,8 triệu lượt khách
1,5 triệu lượt khách
Tổng doanh thu
15 nghìn tỷ đồng
17 nghìn tỷ đồng
13 nghìn tỷ đồng
Các địa phương có tỷ lệ tăng ấn tượng về lượt khách
An Giang, cần Thơ, Kiên Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp
Hậu Giang, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ
Trà Vinh, Bốn Tre, Sóc Trăng, Đồng Tháp
Qua bảng thống kê trôn ta thấy hoạt động du lịch của cụm phía Tây ĐBSCL đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Một số địa phương có tỷ lệ tăng ấn tượng về lượt khách đến tham quan trong đó có Tp. cần Thơ với những hoạt động du lịch trải nghiệm các giá trị sông nước hay An Giang với hoạt động du lịch tâm linh.
Ngày 10-8-2018, tại TP. Bạc Liêu, Cụm liên kết hợp tác phát triển du lịch phía Tây ĐBSCL đã tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ đến cuối năm 2018 (camautourism.vn). Các nhiệm vụ trọng tâm của Cụm liên kết trong 6 tháng cuối năm bao gồm:
Nguồn: thongke.tourỉsm.vn
Cụ thể hoá Đồ án “Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù Vùng ĐBSCL”. Triển khai thực hiện Chương trình liên kết, hợp tác giữa Cụm phía Tây ĐBSCL với các thị trường du lịch trọng điểm.
Tham dự “Tọa đàm liên kết, hợp tác phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2017 - 2022”.
Xác định vai trò điều phối trong hoạt động liên kết du lịch của cụm.
Vừa qua Bộ Giao thông vận tải đã có đề xuất những danh mục, dự án liên kết vùng ĐBSCL (xem bảng 2).
TT
Tên dự án
Địa điểm
Tổng mức đầu tư
1
Dự án nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo (giai đoạn 2)
Tỉnh Tiền Giang và
Long An
1.300 tỷ đồng
2
Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống quản lý hàng hải tầu biển (VTS) luồng sông Hậu.
TP. Cần Thơ, Hậu Giang và tỉnh Trà Vinh.
110 tỷ đồng
3
Dự án tuyến N2 - Mỹ An - Cao Lãnh.
Tỉnh Long An và tỉnh Đồng Tháp.
4.500 tỷ đồng
4
Dự án xây dựng tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng
Tỉnh An Giang, TP. cần Thơ, tỉnh Hậu Giang và tỉnh Sóc Trăng.
40.000 tỷ đồng
5
Dự án tuyến Hà Tiền - Rạch Giá - Bạc Liêu
Tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu
45.000 tỷ đồng
Bảng 2: Danh mục các dự án đầu tư phát triển ĐBSCL theo thứ tự ưu tiên
Nguồn: baodautu.vn
Theo bảng 2 ta thấy ĐBSCL đã có sự đầu tư rất lớn nhằm đưa du lịch trở thành điểm phát triển mũi nhọn cho khu vực. Các dự án đầu tư thường là nhằm tới mục tiêu cải thiện hệ thống giao thông của khu vực ĐBSCL, các dự án này giúp nối liền các điểm du lịch lại với nhau và đẩy mạnh phát triển liên kết du lịch cho toàn vùng nhằm hạn chế sự phát triển từng địa phương riêng lẻ.
Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ 4.0 hiện nay nên du lịch cần áp dụng công nghệ này trong quá trình phát triển hội nhập (như tạo app du lịch trong liên kết cụm).
Giải pháp đẩy mạnh liên kết du lịch các tỉnh phía Tây vùng ĐBSCL
Để tăng cường liên kết phát triển du lịch các tỉnh phía Tây ĐBSCL một cách chặt chẽ, đồng bộ bài viết xin đề xuất một số giải pháp sau đây:
Thành lập ứng dụng (app) du lịch liên kết tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh phía Tây ĐBSCL
Hình 2: Bản đồ liên kết du lịch các vùng
trong khu vực
Du lịch nói chung và quan hệ giữa khách hàng và nhà cung ứng dịch vụ đã thay đoi đáng kể khi bước vào thòi đại công nghệ số-nơi mà những chiếc điện thoại thông minh hay máytính bảng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu khách du lịch cài ứng dụng du lịch vào máy, nhấn vào địa điểm du lịch là 1 trong các tỉnh phía Tây, bản đồ sẽ hiển thị sự kết nối tất cả các tỉnh phía Tây lại như hình phía trên. Sau đó khách du lịch click vào địa điểm du lịch tại 1 tỉnh chẳng hạn như tỉnh An Giang, bản đồ sẽ hiện thị địa điểm tham quan chính cũng như noi ở, nhà hàng, và các điểm đặc biệt cũng như đặc sản của khu vực. Thông tin chi tiết được mô tả trong hình phía trên. Tại tỉnh Đồng Tháp đã có các phần mềm du lịch chẳng hạn như phần mềm thổ địa du lịch, ...Cung cấp các thông tin chi tiết cho khách từ địa điểm tham quan trong khu vực tỉnh, các địa điểm ăn uống, nhà hàng, khách sạn, các loại đặc sản, các tour du lịch, các khu vui chơi giải trí,...
Hình 3. Thông tin app vê địa điêm du lịch tại tỉnh Đông Tháp
Đặc biệt khi khách du lịch cần quan tâm đến địa điểm nào có thể click chuột vào địa điểm đó sẽ hiện ra chi tiết. Ví dụ hình bên dưới hiển thị địa điểm tham quan nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tại Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp. Ngoài ra đom vị quản lý du lịch cần cung cấp thông tin trên website như số điện thoại cần liên lạc để liên hệ đăng ký tour và trao đổi các thông tin chưa rõ về các địa điểm du lịch.
Tuy nhiên đây chỉ là app cho khu du lịch riêng của tỉnh Đồng Tháp. Đe nâng cao liên kết du lịch cụm thì app này cần thực hiện rộng hom ngoài địa điểm du lịch của tỉnh Đồng Tháp cần mở rộng thêm các địa điểm du lịch của tất cả các tỉnh phía Tây còn lại. Nếu các tỉnh trong khu vực thống nhất thực hiện đồng bộ giải pháp này sẽ là bước ngoặt lớn đẩy mạnh sự liên kết phát triển đồng bộ du lịch tiểu vừng, đẩy mạnh sự phát triển bền vững du lịch theo hướng công nghệ 4.0. Du khách trong và ngoài nước đều có thể tiếp cận các địa điểm du lịch, tìm kiếm thông tin, liên hệ kịp thời cho tour du lịch miền tây của mình. Ngoài ra phần mềm cần có 2 loại tiếng gồm cả tiếng Việt và tiếng Anh.
Thành lập đơn vị điều phối du lịch của vùng phía Tây:
Đổ thực hiện việc liên kết du lịch các địa phưomg hiệu quả thì vấn đề tiên quyết là thành lập đom vị điều phối. Đom vị này như một nhạc trưởng có vai trò quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các tour du lịch và liên hệ kháchhàng. Ngoài ra đây cũng là đom vị đứng ra chủ trì phối hợp giữa các tỉnh lại với nhau, liên hệ với các bộ ngành, đom vị của khu vực và từng địa phưomg xây dựng kế hoạch hoạt động và định hướng phát triển liên kết vùng, cũng như xây dựng cơ chế, chính sách phát triển cho cụm liên kết phía Tây. Đom vị điều phối là động lực quan họng giúp phát triển du lịch cho toàn cụm và là động lực để các tỉnh tăng cường liên kết phát triển đồng bộ, chuyên nghiệp hom.
• Nhiệm vụ chính của đơn vị điều phối là:
Đom vị điều phối có nhiệm vụ phân công công việc cho hướng dẫn viên, tiếp nhận thông tin về các chương trình du lịch, về yêu cầu của khách. Bên cạnh đó đom vị điều phối còn có nhiệm vụ điều phối những người điều khiển phương tiện đưa đón và phục vụ khách. Đặc biệt đây cũng là đom vị có chức năng nhận và giải quyết những thắc mắc hay khiếu nại của khách sau khi kết thúc tour.
Đom vị điều phối cũng cần kết nối các sự kiện, hoạt động quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch tại các địa phương trong vùng. Đề xuất các ý kiến để điều hành quy trình du lịch tốt hom, cập nhật thông tin và báo cáo kết quả hoạt động về cho các tỉnh.
Đom vị điều phối này nên đặt ở các tỉnh, thành phố lớn trọng cụm, nơi có lượng du khách nhiều để tiện cho việc thực hiện công việc điều phối và quản lý tour, kịp thời cập nhật tình hình thị trường và chuyên môn, tiện liên hệ công việc vói các ban chức năng.
Xác định sản phẩm du lịch trọng điểm cho từng địa phương.
Sản phẩm du lịch được ưa chuộng hiện nay là loại hình du lịch sinh thái. Do đó khu vực phía tây cần chú trọng phát triển du lịch sinh thái sẵn có ở địa phương gồm các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch vãn hóa, tham quan trải nghiệm làng nghề, đời sống của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước gắn với lễ hội văn hóa của cư dân địa phương. Đặc biệt là hạn chế sự trùng lặp, tăng tính hấp dẫn của tuyến, nhấn mạnh thế mạnh riêng của từng địa phương mà khai thác, tránh phát triển theo hướng đại trà, không có trọng tâm, trọng điểm.
> Cụ thể đối với khu vực Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu cần đẩy mạnh khai thác du lịch biển đảo. Đặc biệt Bạc Liêu cần đẩy mạnh giá trị lịch sử riêng của địa phương là đờn ca tài tử ở Bạc Liêu.
Ảnh: Nguyễn Vãn Biên 000392 Ảnh: Tác giả Đăng Huỳnh Báo CT
Hình 4: Du lịch biển tại Hà Tiên và đờn ca tài tử ờ Bạc Liêu
Ảnh: ST
> Đối với An Giang: du lịch tâm linh và lịch sử
> Đối với Cần Thơ, Hậu Giang: du lịch sinh thái trải nghiệm các giá trị sông nước
Ảnh: Khang Nguyễn
Hình 5: Chùa Long Đức Tân Châu và khu du lịch Chợ nổi Ngã Bảy Hậu Giang
> Sóc Trăng: du lịch văn hóa Khmer Nam bộ
Qua đó các tỉnh, thành phố càn biết thế mạnh của địa phương mình là gì và cần khai thác tài nguyên đặc trưng nhất để đa dạng điểm đến trong vùng. Đặc biệt là các sản phẩm du lịch của từng địa phương cần được liên kết lại thành một cụm trong khu vực từ nhà hàng, lưu trú, điểm tham quan... để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Kết luận và kiến nghị
Để khách du lịch biết đến điểm du lịch cụm phía Tây ĐBSCL thì cần cung cấp thông tin, quảng bá du lịch. Để làm được điều này với sự ứng dụng công nghệ 4.0 trong phát triển du lịch thì thành lập phần mềm ứng dụng app liên kết các địa phương lại. App này sẽ thể hiện chi tiết thông tin về tour, về nơi ở và điểm nổi bật từng địa phương. Tiếp theo các tỉnh trong cụm cần nhất quán trong chiến lược và chính sách, cần một tiếng nói chung giữa các địa phương. Cần thành lập một đơn vị chủ quản để xây dựng các kế hoạch chiến lược, liên kết tập huấn nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch, bồi dưỡng kỹ năng nghề du lịch cho đội ngũ lao động trong cụm, tránh tình trạng hoạt động rời rạc tự phát. Các tỉnh cần thường xuyên trao đổi thông tin kinh nghiệm chuyên môn về du lịch và quản lý du lịch, đồng thời nhất quán thực hiện sản phẩm du lịch đặc trưng là các khu du lịch sinh thái đặc trưng của địa phương. Muốn như thế các cơ quan chính quyền địa phương cần hỗ trợ và khuyến khích các đơn vị du lịch liên kết lại và hạn chế tối đa sự phát triển riêng lẻ tự phát.
Mong rằng các đề xuất giải pháp ở trên có thể khắc phục được những hạn chế hiện có của du lịch cụm vùng ĐBSCL.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Thị Mai, Du lịch cộng đồng - du lịch sinh thái: Định nghĩa, đặc trưng và quan điểm phát triển, Trường Trung cấp nghiệp vụ du lịch Huế, 2005.
Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quyết định 2227/ QĐ - TTg ngày 18/11/2016 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.
Bùi Thị Hải Yến, Quy hoạch du lịch, NXB Giáo dục Hà Nội, 2007.
Ngày nhận bài: 4/12/2018
Ngày gửi phản biện: 11/12/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- day_manh_hop_tac_lien_ket_du_lich_cum_cac_tinh_phia_tay_vung.docx
- 40730_129117_1_pb_3858 (1)_2164568.pdf