Trong quá trình dần hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã từng bước tạo lập cho mình một vị thế trên trường quốc tế. Năm 2006 là năm đánh dấu bước ngoặt đối với nước ta, Việt Nam đã chính thức trở thành một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều đó có nghĩa sẽ có rất nhiều cơ hội cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhưng đồng thời cũng có không ít khó khăn thách thức đòi hỏi chúng ta phải vượt qua để có thể tiếp tục phát triển.
Đẩy mạnh xuất khẩu là một trong những chính sách hàng đầu của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới. Nước ta hiện nay có 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực, trong đó có: Dầu thô; Hàng dệt may; Giày dép; Thủy sản; Đồ gỗ
Năm 2007 vừa qua, tính theo giá trị kim ngạch xuất khẩu, thủy sản đứng thứ 4, với 3.8 tỷ USD. Con số này đã vượt khá xa so với năm 2006, và đã gấp gần 1,5 lần so với năm trước đó, năm 2005. Các mặt hàng thủy sản Việt Nam hiện có mặt tại rất nhiều khu vực thị trường khác nhau và đang được tiêu thụ khá mạnh tại Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU. Đây là một thành công đáng kể của ngành thủy sản. Trong đó có sự đóng góp rất lớn của các tỉnh ven biển Nam Bộ. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản khu vực này thường chiếm tỷ trọng trên 60% của cả nước.
Đặc điểm tự nhiên, địa lý và nhiều nhân tố khác thuận lợi là nguyên nhân chủ yếu khiến việc phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản xuất khẩu được coi là chính sách đúng đắn nhằm phát triển nền kinh tế khu vực các tỉnh ven biển Nam Bộ đồng thời đóng góp một phần đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu nước ta.
Nhìn vào tình hình thực tế, việc chế biến xuất khẩu thủy sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ đã đạt được những thành tựu bước đầu hết sức to lớn, tuy nhiên trước đòi hỏi của thị trường cũng như so sánh giữa thực tế và tiềm năng, cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc chế biến thủy sản để xuất khẩu ở khu vực này.
Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ”. Em xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp bổ sung, những hướng dẫn cũng như những định hướng của thày giáo GS,TS Hoàng Đức Thân đã giúp em hoàn thành đề tài này. Trong quá trình thực hiện em đã cố gắng hoàn thành đề tài một cách tốt nhất,song do hạn chế về thời gian cũng như chưa đầy đủ về kiến thức nên đề tài còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của thày giáo để hoàn thiện đề tài này.
62 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2102 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
571.4
1559.3
Ninh Thuận
301.6
388.1
393.1
407.9
444.8
471.2
537.6
Kiên Giang
2247.2
2558.9
2767.3
3091.0
3462.6
3906.9
4211.2
Sóc Trăng
898.1
1026.8
1150.9
1362.6
1704.1
2467.2
2962.1
Bạc Liêu
1396.9
2203.7
2647.1
3325.5
4032.1
3904.7
3919.7
Cà Mau
3230.9
4156.5
4231.2
4480.5
4826.7
5525.6
6083.8
Trà Vinh
893.3
1018.7
1155.2
1388.5
1573.5
1923.5
2093.4
TP. Hồ Chí Minh
317.7
427.2
463.1
549.9
569.4
584.5
645.8
Bình Thuận
875.9
965.0
936.9
1036.1
1114.1
1066.8
1078.3
Tiền Giang
803.6
852.9
926.6
1078.1
1183.1
1338.7
1358.0
Nguồn: Tạp chí thủy sản – Bộ Thủy sản Việt Nam (2006)
Theo số liệu từ bảng trên cho ta thấy, giá trị sản xuất thủy sản của khu vực các tỉnh ven biển Nam Bộ không ngừng tăng lên. Tốc độ tăng trung bình của giai đoạn 2000 – 2006 là 16.57%, một con số khá cao. Trong đó có những năm như 2000 và 2001, tốc độ tăng trên 20%. Đồng thời giá trị sản xuất thủy sản khu vực này luôn chiếm trên 60% tổng giá trị sản xuất thủy sản của cả nước,chủ yếu là chiếm trên 62%. Trong đó Cà Mau luôn là tỉnh có đóng góp lớn nhất vào tổng giá trị sản xuất thủy sản khu vực và cả nước. Tiếp đến là Kiên Giang, Bạc Liêu và Sóc Trăng.
1.2.2. Về sản lượng khai thác thủy sản
Bảng 2.5 Sản lượng thủy sản khai thác phân theo địa phương.
Đơn vị: Tấn
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
CẢ NƯỚC
1660904
1724758
1802599
1856105
1939992
1987934
2001656
Các tỉnh ven biển Nam Bộ
963639
992527
1033913
1075441
1147566
1164665
1174231
Tỷ trọng so với cả nước (%)
58.02
57.55
57.36
57.94
59.15
58.59
58.66
Tốc độ tăng trưởng (%)
3.00
4.17
4.02
6.71
1.49
0.82
Bà Rịa-Vũng Tàu
66025
66545
63644
62950
71751
74039
75342
Bạc Liêu
128681
137253
160127
165707
190540
203982
205866
Bến Tre
28650
29105
30500
32200
36200
44800
46500
Bình Thuận
239218
256200
271255
286000
295500
305565
311618
Cà Mau
34067
33200
32698
32570
31395
29235
30370
Kiên Giang
56999
55220
67958
65798
68493
62034
61250
Ninh Thuận
124697
127054
121313
131013
138009
134173
138500
Sóc Trăng
65072
65468
65357
63896
68255
65477
57005
Tiền Giang
22618
25612
19203
25676
23321
21473
21346
TP. Hồ Chí Minh
128451
128465
131719
138516
152867
148941
151279
Trà Vinh
69161
68405
70139
71115
71235
74946
75155
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo kinh tế các tỉnh qua các thời kỳ.
Từ số liệu thực tế cho thấy khu vực biển Nam Bộ là ngư trường lớn nhất của Việt Nam. Trữ lượng thủy sản ở khu vực này là khá lớn. Đồng thời sản lượng khai thác hải sản của các tỉnh ven biển Nam Bộ luôn chiếm trên 57% cả nước. Tuy nhiên tốc độ tăng sản lượng khai thác là không cao. Năm có tốc độ tăng lớn nhất là 2004 với chỉ 6,71%. Và năm gần đây nhất là năm 2006, tốc độ tăng chỉ đạt 0.82%.
Điều này nói lên một phần thực trạng của nghề khai thác hải sản ở Việt Nam, đó là năng lực đánh bắt hải sản nhất là hải sản xa bờ còn rất yếu. Trình độ công nghệ trong khai thác hải sản như việc trang bị tàu cá, các thiết bị đánh bắt đồng thời các dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển với tốc độ chậm, không đáp ứng được yêu cầu tăng sản lượng khai thác nhằm tăng sản lượng chế biến xuất khẩu khi thị trường đang có xu hướng tăng nhu cầu về mặt hàng thủy sản.
1.2.3. Về sản lượng nuôi trồng thủy sản
Bảng 2.6 Sản lượng thủy sản nuôi trồng phân theo địa phương.
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
CẢ NƯỚC
589595
709891
844810
1003095
1202486
1477981
1694271
Các tỉnh ven biển Nam Bộ
246189
325861
371015
427558
489227
606726
682459
Tỷ trọng so với cả nước (%)
41.76
45.90
43.92
42.62
40.68
41.05
40.28
Tốc độ tăng trưởng (%)
32.09
32.36
13.86
15.24
14.42
24.02
12.48
Bà Rịa-Vũng Tàu
28417
37267
40493
46510
54721
61095
67555
Bạc Liêu
50340
61168
70619
66099
58520
63343
66763
Bến Tre
21673
28532
37624
48124
64189
73900
81069
Bình Thuận
9991
18979
14535
20636
25882
48231
66768
Cà Mau
15422
18680
23695
30750
41201
71708
83580
Kiên Giang
22366
37704
48953
72468
92812
110466
119800
Ninh Thuận
73139
87688
88314
92317
98186
120086
139094
Sóc Trăng
1436
2622
3754
4607
8434
10659
9320
Tiền Giang
1898
4048
5345
5329
7552
11190
8750
TP. Hồ Chí Minh
1698
3005
3457
5713
4851
4292
4175
Trà Vinh
19809
26168
34226
35005
32879
31756
35585
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam (2006)
Phần lớn sản lượng nuôi trồng, khai thác cũng như chế biến xuất khẩu thủy sản ở nước ta là từ sự đóng góp của khu vực ĐBSCL mà chủ yếu là các tỉnh ven biển. Các tỉnh ven biển đóp góp vào sản lượng NTTS của cả nước tới hơn 40% trong những năm qua. Đồng thời sản lượng này luôn tăng với tốc độ cao. Trung bình là 20.64% cả giai đoạn 2000 -2006, trong đó có những năm tăng tới 32.36% (2001) và 32.09% (2000).
Kiên Giang và Ninh Thuận là 2 tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản cao nhất khu vực và cũng là cao nhất cả nước với sản lượng NTTS năm 2006 tương ứng là 119800 tấn và 139094 tấn.
Đứng thứ 3 về sản lượng NTTS là Cà Mau, đây là tỉnh được đánh giá rất cao về tiềm năng phát triển thủy sản xuất khẩu. Hiện nay, ở Cà Mau có khoảng gần 285.000ha nuôi tôm, 180.000ha nuôi kết hợp tôm, cua, cá nước lợ và nước ngọt. Năm 2006, sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt 315.700 tấn, tăng 13,7%. Tỉnh Cà Mau cũng là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản, sản lượng đánh bắt thủy hải sản và giá trị xuất khẩu mặt hàng này chiếm một lượng khá lớn trong khu vực ven biển Nam Bộ
Các tỉnh khác cũng đóng góp một phần đáng kể vào sản lượng nuôi trồng của nước ta. Hầu như các tỉnh khu vực này đều có tốc độ tăng sản lượng nuôi trồng vào loại khá cao.
Bảng số liệu cho thấy trong những năm gần đây việc NTTS đã được các tỉnh chú ý quan tâm phát triển. Đây là một chủ trương đúng nhằm đảm bảo nguyên liệu chế biến khi sản lượng khai thác không thể tăng mạnh do hạn chế về nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
Việc NTTS phát triển còn tạo độ ổn định về đầu vào cho chế biến xuất khẩu thủy sản hơn là phát triển khai thác hải sản do sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên ít hơn. Chính vì vậy việc phát triển thủy sản bền vững, ổn định cần phải có chính sách đẩy mạnh hơn nữa NTTS theo chiều rộng và theo cả chiều sâu.
1.2.4. Về mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
Bảng 2.7 Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ yếu của khu vực các tỉnh ven biển Nam Bộ
Đơn vị
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Hàng thủy sản
Triệu
đô la Mỹ
990.6
1217.0
1354.5
1473.7
1613.4
1830.8
2249.9
2746.1
Tốc độ tăng trưởng (%)
-------
22.85
11.30
8.80
9.48
13.47
22.89
22.05
Trong đó
Tôm đông
"
423.0
567.0
479.5
632.2
726.6
848.0
1242.2
1282.4
Tỷ trọng (%)
42.71
46.59
35.40
42.90
45.04
46.32
46.33
46.7
Tốc độ tăng trưởng (%)
------
34.02
-15.42
31.84
14.93
16.71
46.48
9.32
Cá đông
"
115.5
166.7
226.1
223.6
329.3
407.9
502.2
708.5
Tỷ trọng (%)
11.66
13.70
16.69
15.17
20.41
22.28
23.11
25.80
Tốc độ tăng trưởng (%)
------
44.32
35.65
-1.13
47.29
23.87
23.11
41.08
Mực đông
"
51.46
93.6
56.08
91.3
41.88
49.51
51.11
85.25
Tỷ trọng (%)
5.19
7.69
4.14
6.20
2.60
2.70
3.23
3.11
Tốc độ tăng trưởng (%)
-------
81.90
-40.09
62.84
-54.15
18.24
3.23
66.8
Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản VASEP – Bộ Thủy sản (2000 – 2007)
Ba mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của thủy sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ là Tôm đông, Cá đông và Mực đông. Mặt hàng tôm đông luôn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu.. Và về mặt tuyệt đối, giá trị tôm xuất khẩu đã tăng lên với con số đáng kể. Trong giai đoạn 2000 – 2007, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này không đều, có những năm tăng trưởng âm như năm 2002 với -15.42% và năm tăng trưởng thấp như 2007 với 9.32% tuy nhiên tôm đông lại là mặt hàng đóng góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản, thường xuyên chiếm từ 35 – 47%.
Mặt hàng xếp thứ 2 là cá đông. Tốc độ tăng trưởng của cá đông xuất khẩu ngày càng cao, tốc độ tăng trưởng của năm 2007 so với năm 2006 là 41.08% tương đương với 206.3 triệu đô la Mỹ, một con số khá lớn, đóng góp vào 25.8% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành. Tốc độ tăng trưởng trung bình của mặt hàng này giai đoạn 2000 – 2007 là 30.58%. Và kim ngạch xuất khẩu của năm 2007 đã gấp 6.13 lần so với năm 2000.
Tiếp theo là mặt hàng mực đông. Tuy xếp thứ 3 về giá trị kim ngạch xuất khẩu nhưng tỷ trọng của mực đông là khá nhỏ, thường chiếm từ 2 -5% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành thủy sản. Trong mấy năm gần đây, giá trị xuất khẩu của loại hàng này không đều, và chỉ từ năm 2005, mặt hàng này mới được tập trung phát triển.
Chúng ta có thể nhìn nhận một cách toàn diện dựa vào bảng sau:
Bảng 2.8 Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của khu vực các tỉnh ven biển Nam Bộ năm 2007.
Mặt hàng
Số lượng (Tấn)
Giá trị (Đô la Mỹ)
Tôm
105,269.6
979,124,764.6
Cá tra, basa
210,077.8
540,127,544.7
Cá
60,716.2
163,915,529.3
Nhuyễn thể chân đầu
51,136.4
162,865,041.3
Mặt hàng khác
39,342.6
140,346,802.7
Tôm chế biến
10,861.7
91,176,958.1
Cá Ngừ
32,854.7
85,858,486.1
Giáp xác khác
11,104.4
78,097,913.1
Cá khô
20,685.3
65,532,137.3
Mực khô
8,842.3
58,343,408.4
Cá chế biến
33,835.2
50,068,876.3
Nhuyễn thể 2 mảnh vỏ
13,746.9
40,546,592.8
Tôm khô
3,374.1
4,310,885.9
Nhuyễn thể khác
434.7
766,869.7
Tôm hùm, tôm mũ ni
9.5
302,559.7
Total
602,291.4
2,461,384,369.9
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam (2007).
Ngoài ra bảng 2.9 còn cho ta thấy mức tăng giá bán của mặt hàng thủy sản qua các năm với số liệu năm 2000 làm gốc.
Bảng 2.9 Chỉ số giá bán của người sản xuất (2000 = 100%)
Đơn vị: %
2000
2002
2003
2004
2005
2006
Sản phẩm thuỷ sản
100.0
100.4
111.5
118.3
128.2
132.5
Đánh bắt
100.0
100.4
111.5
118.3
129.6
134.9
Nuôi trồng
100.0
100.4
111.5
118.3
126.3
129.2
1.2.5. Về thị trường xuất khẩu
Bảng 2.10 Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của các tỉnh ven biển Nam Bộ năm 2006.
Thị trường
Số lượng(tấn)
Tỷ trọng
Giá trị(USD)
Tỷ trọng
Nhật Bản
90,810.71
15.08
617,635,825.2
25.09
EU
161,235.81
26.77
530,329,069.7
21.55
Hoa Kỳ
72,438.21
12.03
486,855,321.3
19.78
Châu Á (không kể Nhật Bản, ASEAN)
129,125.72
21.44
361,954,432.4
14.71
Châu Âu (không kể EU)
54,184.09
9.00
127,694,865.0
5.19
ASEAN
44,196.75
7.34
110,600,245.0
4.49
Châu Đại dương
18,947.76
3.15
97,916,636.6
3.98
Châu Mỹ (không kể Hoa Kỳ)
21,009.10
3.49
91,166,253.4
3.70
Thị trường khác
7,454.61
1.24
30,472,929.1
1.24
Châu Phi
2,889.27
0.48
6,758,792.2
0.27
Total
602,292.03
2,461,384,369.9
Nguồn: Trung tâm tin học thủy sản, Bộ Thủy sản (2006).
Tổng hợp số liệu từ trung tâm tin học Bộ Thủy sản, EU là thị trường nhập khẩu số lượng lớn nhất các mặt hàng thủy sản của các tỉnh khu vực ven biển Nam Bộ. Tuy nhiên, về giá trị, nó chỉ xếp thứ 2, với 21.55% sau Nhật Bản.
Nhật Bản được coi là thị trường truyền thống, lớn, ổn định và tăng trưởng khá về nhu cầu đối với hàng thủy sản Việt Nam. Theo số liệu, thì dù chỉ chiếm 15.08% về số lượng nhưng chiếm tới 25% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của các tỉnh khu vực ven biển Nam Bộ, tương đương với gần 618 triệu USD. Dự báo thị trường này sẽ tiếp tục là thị trường chủ đạo của nước ta trong thời gian tới.
Trong những năm gần đây xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm khoảng trên dưới 0,9% trong tổng số hàng mà Nhật Bản phải nhập từ nước ngoài. Như vậy cho thấy tiềm năng ở thị trường Nhật Bản còn rất lớn.
Thời gian qua các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã có nhiều biện pháp xúc tiến thương mại thúc đẩy quảng bá vào thị trường này, rồi nâng cao chất lượng sản phẩm, thế nhưng kết quả thực tế mang lại vẫn chưa cao do chất lượng sản phẩm xuất khẩu liên tục vi phạm quy định của Nhật Bản nên kim ngạch giảm sút. Yêu cầu về chất lượng hàng hóa tại Nhật là rất cao và khắt khe, đặc biệt là nhóm hàng nông lâm thủy sản, hàng tiêu dùng. Hơn nữa, thị trường Nhật Bản hội tụ rất nhiều đối thủ cạnh tranh, nên để thắng phải xác định tạo được sức cạnh tranh mạnh ở bình diện cạnh tranh hàng hóa, cạnh tranh doanh nghiệp và cả cạnh tranh quốc gia.
Thị trường lớn thứ 3 là thị trường Hoa Kỳ. Với tỷ trọng số lượng hàng thủy sản xuất khẩu là 12,.03% tương đương với gần 72.5 nghìn tấn, đứng thứ tư về lượng nhập khẩu thủy sản nhưng xét về giá trị thì đứng thứ 3 sau Nhật Bản và EU với 19.78%. Tuy nhiên theo đánh giá chính xác con số hiện nay, năm 2007 thì tỷ trọng hàng thủy sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ chỉ còn chiếm 14% về giá trị kim ngạch. Đồng thời trong 6 tháng đầu năm 2008, thị trường này đạt mức tăng trưởng âm, về khối lượng là -13.5% và giá trị là -15% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường khác như thị trường khu vực Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Hồng Kong là thị trường cũng chiếm tỷ trọng đáng kể. Ngoài ra các thị trường khu vực khác như Châu Mỹ (đặc biệt là Canada), Châu Phi và Châu Đại Dương trong mấy năm gần đây đã được chú trọng, mức tăng trưởng khá cả về số lượng và giá trị, tuy nhiên so với tiềm năng và quy mô thị trường thủy sản thì sự phát triển này vẫn là chưa tương xứng.
1.2.6. Về các doanh nghiệp chế biến hàng thủy sản xuất khẩu.
Bảng 2.11 Danh sách 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam năm 2006.
Doanh nghiệp
Khối lượng (tấn)
Giá trị (triệu USD)
Navico
49453
111.071
Agifish Co
19632
55.484
Minh Phu Seafood Corp
11532
131.757
Kim Anh Co., Ltd
11340
83.795
Camimex
8035
89.406
Utxi Co., Ltd
6720
60.249
Minh Hai Jostoco
6307
65.295
Phuong Nam Co
5941
63.249
Fimex Việt Nam
5326
55.699
Viet Foods Co., Ltd
5298
62.371
Tổng cộng
129585
778.375
Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản số 2/2007 – VASEP.
Trong 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hàng đầu Việt Nam, tất cả đều là các doanh nghiệp nằm trên địa bàn ĐBSCL. Và 7/10 là thuộc các tỉnh ven biển Nam Bộ.
Đó là các công ty: Minh Phu Seafood Corp, Camimex, Minh Hai Jostoco của Cà Mau; 4 công ty của tỉnh Sóc Trăng là Kim Anh Co.,Ltd, Phuong Nam Co, Utxi Co., Ltd và Fimex Việt Nam. Ba công ty còn lại, 2 là của tỉnh An Giang và Viet Foods Co., Ltd nằm trên địa bàn tỉnh Cần Thơ.
Như vậy chúng ta có thể nhận định là việc phát triển xuất khẩu thủy sản đã được các tỉnh khu vực ven biển Nam Bộ quan tâm và có những chính sách hợp lý, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.
Hai công ty đứng đầu trong danh sách các doanh nghiệp có khối lượng xuất khẩu lớn nhất thuộc tỉnh An Giang, đứng thứ 3 về khối lượng hàng xuất khẩu là công ty Minh Phu Seafood Corp, một doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Cà Mau, là tỉnh có đường bờ biển dài nhất khu vực này. Tuy khối lượng hàng xuất khẩu chỉ đứng thứ 3 nhưng công ty Minh Phu Seafood Corp lại là công ty có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước, với hơn 131 triệu USD.
Đứng thứ tư về khối lượng cũng như giá trị hàng xuất khẩu thủy sản là công ty Kim Anh Co., Ltd, công ty có quy mô lớn nhất tỉnh Sóc Trăng. Với khối lượng hàng xuất khẩu thủy sản năm 2007 đạt 11340 tấn, tương đương với 83.795 triệu đô la Mỹ.
Nhìn chung năng lực chế biến, khối lượng hàng xuất khẩu cũng như giá trị kim ngạch xuất khẩu của 10 doanh nghiệp đứng đầu ở nước ta đều rất lớn. Bên cạnh đó còn một số lượng lớn các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản theo đơn đặt hàng từ các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU.
2. Đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản của các tỉnh ven biển Nam Bộ
Qua phân tích số liệu và tình hình thực tiễn về việc xuất khẩu thủy sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ, ta có thể nhận định một số nét khái quát về tình hình phát triển xuất khẩu thủy sản ở khu vực này như sau:
2.1. Những đánh giá về việc khai thác và NTTS
Khai thác và nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ thời gian vừa qua đã từng bước được nâng lên ở trình độ phát triển mới. Nhưng chưa tương xứng với tiềm năng.
Với đặc điểm là gần 90% giá trị xuất khẩu thủy sản là từ nguồn nuôi trồng, thời gian vừa qua các địa phương đã chú trọng công tác quy hoạch, nuôi trồng những vùng thủy sản đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Nhờ đó tốc độ tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản khá nhanh, dần đáp ứng đủ yêu cầu của nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tuy nhiên, việc phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, và trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc quy hoạch các vùng nuôi trồng và khai thác, nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định cho xuất khẩu thủy sản.
Sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang bị kỹ thuật, và nâng cao chất lượng con giống trong nuôi trồng thủy sản xuất khẩu đã được đầu tư, nhưng chủ yếu là chỉ đầu tư theo chiều rộng, các hoạt động khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản vẫn còn ở mức độ sơ khai, chủ yếu là học tập nước ngoài.
Về khai thác thủy sản, đa số sản lượng hải sản khai thác được là nhờ hoạt động khai thác ven bờ, số tàu thuyền có công suất lớn chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Đây là một hạn chế rất lớn và cần phải được thay đổi trong thời gian tới do những đòi hỏi khách quan của việc tăng sản lượng thủy sản khai thác với việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhất là thủy sản ven bờ.
Bên cạnh đó việc NTTS và khai thác hải sản còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết… Chính vì vậy sản lượng thủy sản có được ở khu vực này không ổn định, điều này làm cho giá thu mua nguyên liệu cũng bấp bênh. Nó không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập của bà con ngư dân mà còn ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2. Đánh giá năng lực chế biến thủy sản xuất khẩu ở khu vực các tỉnh ven biển Nam Bộ
Năng lực chế biến của các nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản trên địa bàn các tỉnh ven biển Nam Bộ đã tăng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thị trường.
Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành địa phương đã tích cực trong việc đổi mới công nghê, mua dây truyền thiết bị kỹ thuật của nước ngoài, đào tạo nguồn lao động. Nhờ vậy năng suất của các nhà máy chế biến sản phẩm cho xuất khẩu không ngừng tăng lên. Tuy nhiên trước những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường cả về số lượng và chất lượng thì sự tăng trưởng này là chưa đủ.
2.3. Đánh giá về công tác phát triển thị trường xuất khẩu
Công tác xúc tiến thương mại đã được Nhà nước, các địa phương và cả doanh nghiệp chú trọng trong thời gian vừa qua. Và vì thế nên thị trường đầu ra cho các sản phẩm xuất khẩu được mở rộng.
Tuy nhiên, quy mô của thị trường không ổn định, chứa nhiều bất lợi và yếu tố rủi ro. Sự biến động của cung cầu hàng hóa ở các nước nhập khẩu là rất lớn. Cộng với nó là những tác động xấu từ những vụ kiện chống bán phá giá và các vụ kiện về VSATTP đối với mặt hàng thủy sản đã làm cho hàng Việt Nam khó giữ vững các thị trường truyền thống cũng như khó xâm nhập vào các thị trường đầy tiềm năng mới.
Nói sâu hơn về vấn đề này, chính do sự thả lỏng quản lý của các cơ quan chức năng, sự chủ quan của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản khi không kiểm tra chất lượng nguyên liệu, sự ham lợi trước mắt của các cơ sở khi nuôi trồng, bảo quản sau khai thác mà chúng ta phải trả giá khi mất đi một số thị trường và mất đi uy tín của hàng thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế.
Kinh nghiệp phát triển thị trường của các nước đi trước là cần khai thác tốt thông tin về tình hình cung cầu trên thị trường quốc tế, những biến động, tác động của các yếu tố môi trường khách quan. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một hệ thống kênh thông tin bằng cách chú trọng phát triển thương mại điện tử. Tuy nhiên thời gian vừa qua, mặc dù có những chuyển biến tích cực trong nhận thức cũng như hành động của doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệp đa số mới chỉ áp dụng tiện ích của công cụ này ở mức sơ khai.
2.4. Đánh giá về công tác đảm bảo VSATTP trong nuôi trồng, khai thác, chế biến xuất khẩu thủy sản
Một kết luận chung cho vấn đề này là mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo về tác hại của việc không đảm bảo VSATTP thủy sản nhưng thời gian qua vẫn có rất nhiều những doanh nghiệp, vì những lý do khác nhau đã xuất khẩu tiếp tục những lô hàng vi phạm quy định về VSATTP của chính phủ nước nhập khẩu.
Và trên thực tế, tình trạng các lô hàng thủy sản xuất khẩu vi phạm về quy định VSATTP ngày càng gia tăng. Tại hầu hết các thị trường xuất khẩu của Việt Nam đều xuất hiện tình trạng thủy sản có dư lượng các chất bị cấm vượt quá quy định. Điều này có thể cho chúng ta thấy, thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn coi thường các cảnh báo về dư lượng của các nước nhập khẩu; thứ hai, các doanh nghiệp vẫn chưa có được những biện pháp hữu hiệu để kiểm soát tình trạng thủy sản có dư lượng; thứ ba, không loại trừ tình trạng các doanh nghiệp chế biến vì lợi ích trước mắt của mình đã sử dụng quá mức hoặc cố tình sử dụng các loại kháng sinh, các phụ gia không được phép.
Thời gian vừa qua ngành thủy sản nước ta đã phải chịu rất nhiều khó khăn trong những vụ kiện với các nước nhập khẩu liên quan đến vấn đề VSATTP trong các sản phẩm thủy sản chế biến.
Mặc dù công tác đảm bảo VSATTP đối với nguyên liệu, sản phẩm thủy sản chế biến đã được chú trọng, có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước quy định về vấn đề này, tuy nhiên những vi phạm, sai phạm vẫn còn, làm ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế. Một số thị trường vốn là bạn hàng quen thuộc của chúng ta đã đưa ra lệnh cấm nhập khẩu hoặc những quy đinh ngặt nghèo hơn về điều kiện xuất khẩu, gây bất lợi cho hàng thủy sản Việt Nam.
3. Những bài học kinh nghiệm về xuất khẩu thủy sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ.
Theo sự phân tích của các chuyên gia kinh tế, năm 2008 và các năm còn lại của thập niên đầu tiên của thiên niên kỷ mới, nền kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng ở mức cao (thế giới là 4.8%, khu vực Châu Á Thái Bình Dương là 8.2%). Đồng thời nhu cầu về thủy sản trên thế giới vẫn tiếp tục tăng.
Trong những năm qua, vùng ĐBSCL nói chung và các tỉnh ven biển Nam Bộ nói riêng, đã phát triển một cách nhanh chóng nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản phục vụ cho xuất khẩu. Chính vì vậy diện tích nuôi trồng không ngừng được mở rộng. Tuy nhiên việc mở rộng một cách quá mức đồng thời không theo quy hoạch và khoa học đã nảy sinh nhiều vấn đề, làm bất ổn thị trường đầu vào cho chế biến. Vì vậy để phát triển bền vững, ổn định vùng nguyên liệu cho xuất khẩu,Nhà nước và địa phương cần có những quy hoạch hợp lý, khoa học.
Việc phát triển xuất khẩu thủy sản cần phải có sự góp sức của nhiều yếu tố trong đó khoa học kỹ thuật công nghệ thủy sản đóng vai trò quan trọng. Để có được nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng cao, công việc đầu tiên là phải quan tâm tới việc nghiên cứu và phát triển giống, rồi tới những yêu cầu kỹ thuật khác như mật độ thả nuôi, chất lượng ao nuôi, những yêu cầu về nước, thức ăn, thú y thủy sản…
Việc khai thác hải sản trong thời gian qua tăng trưởng không cao, một phần là do các dịch vụ hậu cần nghề cá chưa được phát triển, làm giảm sản lượng khai thác, giảm khả năng khai thác. Một trong các lý do là các cảng cá, bến cá chưa được xây dựng một cách đồng bộ. Cần thành lập BQL chung trong phạm vi từng tỉnh, quản lý tất cả các CC, BC do Nhà nước xây dựng, cổ phần hóa các CC do doanh nghiệp quản lý.
Một bài học đắt giá cho việc không đảm bảo VSATTP thủy sản của nước ta trong thời gian vừa qua đặt ra yêu cầu cần phải có quy chế buộc tất cả các cơ sở nuôi trồng, đánh bắt, vận chuyển, chế biến thủy sản xuất khẩu phải cam kết đảm bảo VSATTP, và có những quy chế với những hình thức xử phạt nặng với các cơ sở vi phạm. Đồng thời đưa lên hệ thống thông tin của toàn tỉnh và khu vực để tránh mua nguyên liệu từ các nguồn này. Và đối với các cơ quan kiểm tra VSATTP cũng như các doanh nghiệp cần chuyển đổi từ phương thức quản lý chất lượng từ sản phẩm cuối cùng sang phương thức kiểm soát quá trình sản xuất.
Về công tác giữ vững thị trường hiện có, mở rộng thị trường và xâm nhập vào các thị trường mới, bài học cho các doanh nghiệp nhỏ đó là việc khai thác hợp lý nguồn thông tin, trực tiếp tiếp xúc cũng như mở trang thông tin điện tử riêng của doanh nghiệp, kết nối với kênh thông tin thế giới, trong nước, liên hệ với khách hàng, nhà phân phối, các doanh nghiệp khác.
Nhằm tránh những thiệt hại do các vụ kiện chống bán phá giá, các doanh nghiệp khi bị kiện cần phải liên kết với các doanh nghiệp khác, tiến hành tốt công tác vận động hành lang, có thái độ tích cực nhằm thuyết phục là mình không bán phá giá. Đồng thời cần lưu trữ các tài liệu của công ty trong một thời gian nhất đinh. Khi bị kiện bán phá giá, các doanh nghiệp không nên trốn tránh, “cam chịu” mà hãy tỏ thái độ hợp tác, dù bị thua kiện thì sau đó doanh nghiệp tham gia cung cấp các thông tin chứng minh mình “vô tội” cũng có những thuận lợi hơn sau vụ kiện.
Đối với các vụ kiện về vi phạm ATVSTP, các doanh nghiệp cần tổ chức quá trình kiểm tra, kết hợp với các cơ quan chức năng nhằm hạn chế sự bất lợi về phía doanh nghiệp, có thể thu hồi sản phẩm nhằm giữ gìn uy tín của doanh nghiệp. Hơn thế nữa doanh nghiệp nên tham gia vào hệ thống “Truy nguyên nguồn gốc thủy sản” đang được tiến hành ở Việt Nam nhằm kiểm soát VSATTP ở tất cả các khâu. Thực hiện chiến lược sản phẩm thủy sản “sạch” từ ao nuôi tới bàn ăn.
PHẦN III: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở CÁC TỈNH VEN BIỂN NAM BỘ
1. Một số định hướng phát triển xuất khẩu thủy sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ
Như chúng ta đã thấy vai trò của phát triển xuất khẩu thủy sản đối với việc phát triển kinh tế của nước ta cũng như vai trò của nó trong việc phát triển kinh tế địa phương.
Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “phát triển ngành thuỷ sản tiếp tục là ngành đi đầu trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, phấn đấu đến năm 2020 trình độ công nghệ chế biến thuỷ sản tương đương với các nước phát triển, đưa thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước”.
Với trọng tâm là thúc đẩy phát triển xuất khẩu thủy sản, các tỉnh ven biển Nam Bộ cần phải có kế hoạch và quy hoạch phát triển trong thời gian tới. Một số định hướng phát triển xuất khẩu thủy sản ở khu vực này như sau:
1.1. Sản xuất sản phẩm thủy sản cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu
Bộ Thủy sản, đã đưa ra chỉ tiêu phấn đấu là đến năm 2010 sẽ xuất khẩu trên 900 000 tấn thủy sản. Gồm các mặt hàng chính như tôm (chiếm 25%), cá tra và cá ba sa chiếm 25.6%, mực và bạch tuộc chiếm 8.3%, cá biển chiếm 17.8% và 4.4% là mặt hàng nhuyễn thể 2 vỏ chế biến…
Trong thời gian tới, cần có quy hoạch phát triển bền vững hoạt động nuôi trồng và khai thác hải sản, trong đó chú trọng NTTS, tạo nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng cho xuất khẩu thủy sản.
1.2. Về thị trường xuất khẩu thủy sản
Tiếp tục giữ vững đồng thời phát triển thị trường xuất khẩu thủy sản. Đối với các thị trường hiện có cần phải giữ vững và tăng lượng xuất khẩu, chú trọng và quan tâm đúng mức tới thị trường lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ…
Tìm kiếm và thúc đẩy xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng. Tích cực công tác xúc tiến nhằm mở rộng và đa dạng hóa thị trường, giảm những rủi ro khi thị trường biến động.
Ổn định và tăng thị phần tại các thị trường chính như Nhật Bản từ 25% lên 32%, Hoa Kỳ 25% - 30% trong những năm tiếp theo, EU từ 20 – 23%, Trung Quốc và Hồng Kong 7 10%, Hàn Quốc khoảng 8%.
1.3. Tăng năng suất lao động trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu.
“Tăng cường năng lực chế biến theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và theo chiều sâu để gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu”.
- Phấn đấu đến năm 2010, 100% doanh nghiệp chế biến thủy sản đáp ứng tiêu chuẩn ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản; đồng thời, tăng thêm năng lực cấp đông khoảng 250 tấn/ngày để đáp ứng mục tiêu xuất khẩu.
- Đẩy mạnh sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng, sản phẩm phối chế với hàm lượng công nghệ cao, để đến năm 2010 đạt 65 - 70% trong tổng sản phẩm thủy sản xuất khẩu.
1.4. Một số định hướng cụ thể để thúc đẩy phát triển xuất khẩu thủy sản ở khu vực các tỉnh ven biển Nam Bộ như sau:
- Thứ nhất là các hiệp hội nghề nghiệp như: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), Hội nghề cá Việt Nam, cần phải phát huy hơn nữa vai trò trong việc phát triển thị trường, hướng dẫn kỹ thuật và đào tạo cán bộ chuyên môn cho doanh nghiệp. Cần có các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về các tiêu chuẩn chất lượng và môi trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc với các công nghệ mới cũng như tiếp cận với những trợ giúp trong khu vực và quốc tế. Đồng thời các hiệp hội phải thay mặt doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đưa ra những kiến nghị nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu thủy sản, hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp trong các vụ tranh chấp, thực hiện tốt vai trò phối hợp, tập hợp doanh nghiệp hành động theo một chiến lược và kế hoạch phát triển chung, hạn chế hoạt động theo kiểu tự phát. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự phối hợp của địa phương, cần có những nghiên cứu trong việc xây dựng những mô hình NTTS hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tự nhiên của địa phương.
- Thứ hai, công tác xúc tiến và hỗ trợ thương mại cho mặt hàng thủy sản cần có những bước đi chuyên nghiệp và hiệu quả hơn nhằm quảng bá rộng khắp trên toàn thế giới. Việc giới thiệu các sản phẩm trong nước ra quốc tế, tạo dựng thương hiệu cần phải được đẩy mạnh và có chiến lược kế hoạch cụ thể.
- Thứ ba, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn cần chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng và xúc tiến thị trường, không bị động mỗi khi thị trường có những biến cố xảy ra. Việc đa dạng hóa sản phẩm đi đôi với đa dạng hóa thị trường không chỉ tạo sự phát triển mà còn góp phần ổn định trong việc xuất khẩu thủy sản. Các doanh nghiệp cũng cần phải không ngừng đổi mới công nghệ, nhập khẩu máy móc thiết bị, tích cực nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ và trình độ quản lý của doanh nghiệp.
- Thứ tư, về phía các cơ quan chức năng của tỉnh. Xuất khẩu thủy sản góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nền kinh tế, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương vì vậy chính sách kinh tế của các tỉnh cũng cần phải chú trọng đến việc phát triển xuất khẩu thủy sản. Các chính sách đưa ra phải phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển riêng của mỗi tỉnh, nhằm tạo điều kiện tốt nhất về mặt pháp lý cũng như tạo những thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, các cơ sở nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. Đồng thời phải có sự hỗ trợ liên hòan từ các cơ quan chức năng, biến những chính sách vẫn nằm trên bàn giấy vào thực tiễn.Đối với các tỉnh ven biển Nam Bộ, chính sách được coi là hợp lý nhất đó là phát triển ngành thủy sản nhanh và bền vững trên cơ sở khai thác sử dụng tốt mọi tiềm năng đất đai, mặt nước và lao động, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; áp dụng các tiến bộ công nghệ vào sản xuất thủy sản, tăng cường xuất khẩu thủy sản. Cần phải có những chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển thủy sản, nhất là đầu tư vào các khu quy hoạch tập trung. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng như Sở thương mại, Sở thủy sản địa phương và các cơ quan liên quan phải có những điều chỉnh kịp thời, định hướng đúng đắn cho thủy sản trong việc phát triển đồng thời chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực trong ngành thủy sản.
- Thứ năm, là việc kiểm soát dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thủy sản. Ở lĩnh vực này, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, tư vấn, nghiên cứu và trợ giúp kỹ thuật cho các cơ sở trong chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản ra thị trường.
- Thứ sáu, về công nghệ thông tin, thương mại điện tử. Các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình chiến lược phát triển ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh. Và Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực này ở mức độ tạo ra các cổng thông tin thương mại điện tử quốc gia, kết nối thế giới, với các nước nhằm tạo ra những cơ hội cho các doanh nghiệp thủy sản trong việc tìm kiếm khách hàng và những thông tin cần thiết khác trong hoạt động xuất khẩu thủy sản.
- Thứ bảy, là việc đảm bảo nguồn nguyên liệu. Trong phạm vi các tỉnh ven biển Nam Bộ nói riêng và phạm vi cả nước nói chung cần phải hình thành hệ thống các chợ đầu mối thủy sản để cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho các đơn vị chế biến thủy sản. Thực hiện tốt công tác này, có thể làm giảm chi phí vận chuyển thu mua nguyên liệu, giảm chi phí sản xuất.
- Thứ tám là hoạt động khoa học công nghệ thủy sản cần phải có những bước tiến thiết thực,mạnh mẽ hơn nữa, hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp thủy sản đặc biệt là thủy sản xuất khẩu trong việc tạo giống tốt trong NTTS, công nghệ khai thác biển tiên tiến, hiệu quả, khoa học nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản biển.
- Thứ chín là các lĩnh vực khác, như đầu tư, hợp tác quốc tế. Về đầu tư: cần tạo thuận lợi về vốn cho các hoạt động nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản xuất khẩu. Nhà nước hỗ trợ vốn nghiên cứu giống và công nghệ mới, Có chính sách hỗ trợ rủi ro, tham gia bảo hiểm. Về hợp tác quốc tế: Mở rộng quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực như NTTS, đánh bắt hải sản, chế biến thủy sản xuất khẩu… Nhằm nhanh chóng hình thành mạng lưới liên hiệp các viện, trường đào tạo, nhằm tiếp nhận sự viện trợ quốc tế qua các dự án.
2. Kiến nghị một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ.
Tư việc nhận thức rõ tầm quan trọng của việc thúc đẩy xuất khẩu thủy sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ, theo những định hướng trên, chúng ta cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau, nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu thủy sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ trong thời gian tới.
Để tạo ra một sản phẩm thủy sản cần phải tiến hành rất nhiều hoạt động khác nhau. Và tạo ra một sản phẩm thủy sản xuất khẩu có chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu thị trường, đòi hỏi phải thực hiện tốt tất cả các công việc từ giống, nuôi trồng hay đánh bắt, bảo quản, sơ chế, chế biến và nhiều công việc khác.
Dựa vào chuỗi sản phẩm thủy sản đồng thời dựa vào những bài học mà chúng ta có được trong thời gian qua, chúng ta có thể có những biện pháp cụ thể cho các lĩnh vực sau: Nhóm giải pháp về nguyên liệu, nhóm giải pháp về thị trường, về VSATTP thủy sản, về chế biến thủy sản.
2.1. Nhóm giải pháp nguyên liệu
- Nhà nước cần ban hành những quy chế nhằm phát triển bền vững ngành thủy sản. Vụ pháp chế cần rà soát để sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước và Bộ Thủy sản liên quan đến thủ tục hành chính trong sản xuất kinh doanh thủy sản xuất khẩu. Hơn nữa, Nhà nước cũng cần có những sự trợ giúp thiết thực hơn nữa đối với việc NTTS. Đó là việc hỗ trợ thành lập các trung tâm giống thủy sản, hỗ trợ nghiên cứu giống, các hoạt động khuyến ngư, hỗ trợ ngư dân trong NTTS về vốn, kỹ thuật, vật tư, đào tạo lao động.Bên cạnh đó Nhà nước cần kết hợp với các viện, trường hay các tổ chức khoa học để nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển thủy sản bền vững, tránh ô nhiễm môi trường nước.
- Nhà nước cần quy hoạch cụ thể từng khu vực khai thác và cấp giấy phép KTTS cho các loại nghề khai thác, đồng thời vận động, tổ chức xây dựng các hội tổ nghề khai thác trong cộng đồng ngư dân vùng. Giảm bớt số lượng tàu khai thác gần bờ có những chính sách hỗ trợ những ngư dân làm nghề khai thác ven bờ chuyển sang nuôi trồng hoặc các ngành nghề dịch vụ khác.
- Tuy nhiên sản lượng khai thác không thể tăng bằng tốc độc tăng nhu cầu tiêu dùng do việc hạn chế của nguồn lợi đồng thời do yêu cầu bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Vì vậy để góp phần giải quyết vấn đề về nguyên liệu cho xuất khẩu ổn định, việc đẩy mạnh NTTS là cực kỳ cần thiết.
- Khuyến khích các địa phương có vùng NTTS thành lập Quỹ dân lập hỗ trợ rủi ro trong việc phòng ngừa dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai và những rủi ro khác trong nghề NTTS. Hoặc khuyến khích thành lập các hội như Hội nuôi tôm càng xanh, Hội nuôi nghêu…
- Triển khai lập Quy hoạch phát triển ngành thủy sản và quy hoạch phát triển NTTS, ưu tiên phân bổ các nguồn vốn đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường trong quá trình sx.
- Sớm hoàn thiện quy hoạch vùng NTTS nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng diện tích các thủy vực. Đầu tư tập trung, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi thâm canh, vùng nuôi thủy sản tập trung nhằm tạo ra vùng nguyên liệu ổn định cho chế biến xuất khẩu thủy sản.
- Chú trọng đúng mức tới việc triển khai và áp dụng các công nghệ khi thác biển tiên tiến, hiệu quả, các giải pháp khoa học cho bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cho công tác dịch vụ hậu cần, thông tin quản lý hoạt động thủy sản trên biển để khai thác tốt nhất tiềm năng hải sản trong vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam, quản lý tốt nhất tàu thuyền khai thác trên biển.
- Tập trung nghiên cứu một số đối tượng chủ lực như: cá ngừ đại dương, mực ống đại dương… để phát triển, khai thác hợp lý nguồn hải sản xa bờ, góp phần khẳng định chủ quyền lãnh hải Việt Nam ở biển Đông và các vùng lân cận.
- Cơ quan, viện nghiên cứu về thủy sản cần triển khai nhiều chương trình, nhiều đề tài nghiên cứu như giống thủy sản có chất lượng cao, thức ăn rẻ và phù hợp, mật độ thả nuôi phù hợp và kinh tế, thú y thủy sản, mô hình nuôi hợp lý, hạn chế những tác hại của việc xâm lấn của sinh vật lạ vào vùng NTTS.
- Tổ chức các trung tâm mua bán, trao đổi nguyên vật liệu, bán thành phẩm…để tạo thành các đầu mối cung ứng hỗ trợ cho sản xuất, xuất khẩu, tạo thành các đầu mối hình thành dây chuyền sản xuất, cung ứng, xuất khẩu có liên quan chặt chẽ, hỗ trợ nhau.
- Nhà nước và các tỉnh cần chú trọng tới việc xây dựng các cảng cá, bến cá đủ tiêu chuẩn, nhằm tạo thuận lợi cho khai thác hải sản, đưa đến nơi chế biến xuất khẩu.
- Triển khai có hiệu quả nguồn vốn ODA của chính phủ Đan Mạch cho Chương trình hỗ trợ ngành thủy sản giai đoạn 2006 – 2010.
- Tăng cường hợp tác quốc tế và phối hợp các tổ chức quốc tế và khu vực liên quan trong nghiên cứu, phát triển kinh tế biển, đặc biệt trong nghiên cứu đàn cá di cư và nhập khẩu các công nghệ khai thác sản xuất giống, nuôi thương phẩm, chế biến và xử lý môi trường đảm bảo phát triển ngành bền vững và hội nhập kinh tế thế giới.
2.2. Nhóm giải pháp về VSATTP thủy sản
- Ngành thủy sản cần phải yêu cầu các chủ tàu, chủ cơ sở thu mua, chế biến ký cam kết không vi phạm VSATTS khi bảo quản hải sản đánh bắt, thủy sản thu mua.
- Tăng cường các hoạt động liên ngành trong công tác đảm bảo VSATTP thủy sản. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các quy định pháp luật về VSATTP thủy sản tại các vùng sản xuất giống, vùng nuôi thủy sản tập trung và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Đồng thời có những hình thức xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm làm giảm uy tín của mặt hàng thủy sản xuất khẩu như bơm chích tạp chất, các thủ thuật nhằm tăng khối lượng và kích cỡ, nhập khẩu nguyên liệu thủy sản không rõ nguồn gốc, sử dụng lẫn mã số doanh nghiệp được cấp của cơ sở đủ điều kiện sản xuất chế biến xuất khẩu thủy sản. Bộ Thủy sản cần chỉ đạo những chiến dịch chống bơm chích tạp chất, chống sử dụng kháng sinh, hóa chất bị cấm trong nuôi trồng, bảo quản, chế biến thủy sản.
- Song song với việc làm này, cũng cần phải kiểm soát những cơ sở kinh doanh hóa chất, thuốc thú y sử dụng trong ngư nghiệp, tuyệt đối cấm bán và sử dụng những loại hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất.
- Đi đôi với các biện pháp, chế tài xử phạt, UBND các tỉnh cần phải tổ chức tuyên truyền giáo dục tác hại của hóa chất đối với sức khỏe con người, uy tín của doanh nghiệp và rất nhiều ảnh hưởng không tốt khác, đặc biệt chú trọng đến đối tượng là những người sản xuất và cung ứng nguyên liệu
- Củng cố tổ chức các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất theo cộng đồng quản lý tốt về thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc kháng sinh và quản lý môi trường các vùng nuôi.
- Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng sản phẩm đầu vào, tránh việc mua phải những nguyên liệu không đảm bảo, dẫn đến việc xuất khẩu những sản phẩm có phẩm chất xấu, trái với quy định về an toàn vệ sinh thủy sản trong nước cũng như của nước nhập khẩu. Tiến hành mua các thiết bị kiểm nghiệm hóa chất để chủ động kiểm tra, phát hiện kịp thời nguyên liệu, và phải kiểm tra 100% các lô hàng trước khi chế biến đồng thời phải thông báo kịp thời các trường hợp nghi vấn để các cơ quan chức năng xử lý.
- Bước đầu thực hiện và dần hoàn thiện công tác TNNG thủy sản. Trước mắt, sớm triển khai thực hiện mã hóa các vùng nuôi, tạo tiền đề để thực hiện truy suất nguồn gốc, hỗ trợ doanh nghiệp chế biến tăng cường năng lực kiểm soát và phát hiện dư lượng kháng sinh, hóa chất trong nguyên liệu.
- Thực hiện thường xuyên các đánh giá tác động môi trường của sản xuất thủy sản để có các biện pháp hạn chế, xử lý ô nhiễm môi trường thủy sinh, đảm bảo chất lượng VSATTP thủy sản ngay tại phương tiện khai thác hải sản.
- Tăng cường các hoạt động hợp tác khu vực và quốc tế trơng NTTS, học tập những kinh nghiệm mà họ đã đạt được.
- Phối hợp các bộ, ngành xây dựng chính sách thương mại gắn với chính sách sản xuất trong việc thúc đẩy xuất khẩu. Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, VSATTP phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hóa và công nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các đối tác nhằm hạn chế những thiệt hại, khó khăn cho hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam.
- Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về thương mại và dịch vụ, nhất là cơ chế chính sách xuất khẩu. Đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh những quan hệ kinh tế trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản.
2.3. Nhóm giải pháp về thị trường
- Đẩy mạnh hoạt động đàm phán về mở cửa thị trường, thuận lợi hóa, tự do hóa thương mại với các quốc gia, vùng lãnh thổ.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường. Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, ưu tiên người trực tiếp sản xuất đi tiếp cận thị trường. Đồng thời sử dụng các nghiên cứu, dự báo của các tổ chức kinh tế quốc tế về nhu cầu thủy sản trên thế giới.
- Các tỉnh cần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường bằng cách cử các đoàn cán bộ, chuyên gia đi khảo sát thị trường các nước như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc… và tham dự các kỳ hội chợ về thủy sản được tổ chức trong và ngoài nước. Từ đó tạo dựng các mối quan hệ làm ăn qua các cuộc tiếp xúc trực tiếp.
- Đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu thủy sản đạt hiệu quả cao. Thực hiện nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp, của ngành, của nền kinh tế, trong đó chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp. Tập trung vào những khâu quan trọng đó là giảm các chi phí trung gian, nhất là chi phí về thủ tục hải quan.
- Một trong những phương pháp được coi là thiết thực hiện nay, kinh nhiệm từ các doanh nghiệp nước ngoài nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu đó là việc thực hiện các thủ tục, đáp ứng các yêu cầu để được cấp nhãn sinh thái của các tổ chức có uy tín trên thế giới. Đây chính là một cách hữu hiệu để truyền thông và quảng bá tính ưu việt tương đối về các tác động tới môi trường của một sản phẩm đối với các sản phẩm cùng loại.
- Doanh nghiệp cần thống kê đầy đủ các điều kiện, năng lực chế biến xuất khẩu, các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm đã và đang sản xuất, xuất khẩu cũng như sản phẩm nuôi trồng sẽ thu hoạch, từ đó có tính toán cân đối làm tốt các khâu dịch vụ bảo đảm tăng hiệu quả, hạ giá thành, bớt rủi ro cho sản xuất, bảo đảm nâng cao giá trị tăng thêm cho xuất khẩu thủy sản.
- Thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường. Tuy nhiên không nên “dàn hàng ngang” đối với tất cả các sản phẩm thủy sản xuất khẩu mà nên lựa chọn sản phẩm có tính khả thi cao, đặc trưng cho thương hiệu thủy sản của doanh nghiệp mình, của đất nước mình
- Doanh nghiệp cần xây dựng cho mình chiến lược phát triển ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh phù hợp với tiềm năng tài chính của mình. Nhằm tìm kiếm thị trường, quảng bá thương hiệu, giao dịch, đàm phán,… Đồng thời cũng cần đầu tư cho phát triển guồn nhân lực tại doanh nghiệp để xây dựng đội ngũ cán bộ thương mại điện tử. Thực hiện thay đổi về quy trình, bộ máy quản lý và văn hóa kinh doanh.
- Các doanh nghiệp cần có tầm nhìn chiến lược, có kế hoạch mở các chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại các nước trong khu vực và trên thế giới. Tiến hành phân loại, xác định thị trường trọng điểm, nhiều tiềm năng, thị trường giàu, nghèo, khó tính, dễ tính, thị trường cao cấp, trung cấp và đang phát triển. Trên cơ sở đó xác định, dự báo về xu hướng, cơ hội, rủi ro của từng thị trường mà có đối sách, kế hoạch thích hợp, chế biến xuất khẩu đạt hiệu quả.
- Phối hợp với cơ quan ngoại giao, thương mại tích cực hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn về rào cản thương mại, kỹ thuật trên thị trường xuất khẩu thủy sản.
- Đặc biệt trong thời gian qua, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nước ta đã phải đối mặt với rất nhiều vụ kiện về chống bán phá giá, kiện về sản phẩm thủy sản không đủ tiêu chuẩn VSATTP… Và các biện pháp trong thời gian tới, ngoài những biện pháp về nguyên liệu, về VSATTP, về chế biến, các doanh nghiệp cần có những nghiên cứu kỹ về thị trường nhập khẩu, thực hiện tốt công tác vận động hành lang thông qua nhiều nguồn như: Các nhóm, các tổ chức chính trị, thông qua các Doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng đồng minh với mình,… để người ta tác động ngược lại đến các cơ quan Nhà nước hay các nhóm chính trị khác ở quốc gia sở tại. Đồng thời khi xảy ra các vụ kiện, doanh nghiệp cần phải liên kết với nhau, thể hiện thiện chí, đưa ra những chứng cớ chứng minh có lợi cho mình. Một biện pháp nữa mà doanh nghiệp cần thực hiện đó là lưu trữ hồ sơ chi tiết về ngành hàng của Doanh nghiệp trong thời gian nhất định
2.4. Nhóm giải pháp về chế biến thủy sản.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động trong ngành thủy sản và nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu.
- Tiếp tục có quy định về sử dụng chất tăng trọng trong sản phẩm chế biến thủy sản xuất khẩu, kiểm tra tăng cường về tạp chất trong nguyên liệu để loại bỏ tình trạng tiêm chích tạp chất vào nguyên liệu và việc lạm dụng hóa chất tăng trọng quá mức cho phép, đóng gói thiếu trọng lượng, thiếu quy cỡ, ghi nhãn hàng hóa sai và xuất xứ không đúng với quy định.
- Nhà nước cần thực hiện tích cực hơn một số công việc liên quan đến quản lý hành chính, dịch vụ công nhằm giảm bớt gánh nặng, phiền hà cho doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động sản xuất, xuất khẩu.
- Phát triển các loại hình sản xuất thủy sản sạch từ khâu con giống, nuôi trồng đến chế biến xuất khẩu. Bảo đảm nguồn cung cấp nguyên liệu thủy sản sạch từ nuôi trồng và khai thác. Tăng cường năng lực chế biến nhằm đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản xuất khẩu đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Các doanh nghiệp cần cải thiện các phương pháp điều hành và chuẩn mực kế toán, tăng cường quan hệ hợp tác, tin cậy lẫn nhau để cùng nhau phát triển, tránh chèn ép khi khó khăn.
Thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao tay nghề, trình độ của công nhân, đáp ứng yêu cầu của thời đại mới, công nghệ mới.
KẾT LUẬN
Việc trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO), hòa mình vào sân chơi quốc tế đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức với kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Thủy sản nói riêng.
Dựa vào lợi thế về điều kiện tự nhiên, phát triển các vùng, các khu vực kinh tế trọng điểm trong phát triển thủy sản, đặc biệt là phát triển xuất khẩu thủy sản đã và đang chứng tỏ là một chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.
Sự phối kết hợp giữa Nhà nước, các cơ quan chức năng của tỉnh, các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu và các cơ sở nuôi trồng khai thác thủy sản, các ngư dân sẽ tạo ra một bước tiến mạnh mẽ thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam lên một tầm cao mới.
Tuy nhiên để có thể thích nghi với sự thay đổi hàng ngày hàng giờ của thị trường, các yêu cầu đặt ra cho ngành thủy sản là cần phải tạo môi trường cho xuất khẩu thủy sản phát triển ổn định và tăng trưởng nhanh tương xứng với tiềm năng của nước ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Gi¸o tr×nh Kinh tÕ th¬ng m¹i dÞch vô- §HKTQD, NXB Thèng kª
2.Gi¸o tr×nh Th¬ng m¹i quèc tÕ- §HKTQD, NXB Thèng kª
3.Niªn gi¸m thèng kª 1999- NXB thèng kª
4.Ph¸t triÓn kinh tÕ thuû s¶n vµ biÖn ph¸p ph¸t triÓn kinh tÕ thêi kú 1998 -2010 - Bé Thuû s¶n.
5.Dù ¸n quy ho¹ch tæng thÓ ngµnh thuû s¶n ®Õn n¨m 2010 - c¸c ch¬ng tr×nh vµ dù ¸n - ViÖn KT&QHTS - HN
6.ChiÕn lîc xuÊt khÈu thuû s¶n ViÖt nam thêi kú 1996-2010 - Bé Thuû s¶n
7.T¹p chÝ th¬ng m¹i n¨m 2006 – 2007
8.T¹p chÝ kinh tÕ thÕ giíi n¨m 2006 - 2007
9.T¹p chÝ thuû s¶n n¨m 2006 - 2007
10.T¹p chÝ th¬ng m¹i thuû s¶n n¨m 2006 – 2007
11. C¸c trang Web:
www. fistenet.gov.vn
www.VASEP.com
Cæng th«ng tin ®iÖn tö cña c¸c tØnh khu vùc ven biÓn Nam Bé
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC VIẾT TẮT
NTTS : Nuôi trồng thủy sản
ATVSTP : An toàn vệ sinh thực phẩm
WTO : World Trade Oganization
CC : Cảng cá
BC : Bến cá
XK : xuất khẩu
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng chủ lực từ
năm 1995 đến năm 2007 của Việt Nam 13
Bảng 1.2 Điều kiện tự nhiên của các tỉnh ven biển Nam Bộ 17
Bảng 1.3 Trữ lượng và khả năng khai thác hải sản giữa các vùng
trong cả nước .21
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam qua các thời kỳ. 26
Bảng 2.2 Kết quả khai thác hải sản hàng năm của nước ta. 27
Bảng 2.3 Kết quả nuôi trồng thủy sản hàng năm của nước ta .27
Bảng 2.4 Giá trị sản xuất thủy sản phân theo địa phương ( theo giá
so sánh 1994) 28
Bảng 2.5 Sản lượng thủy sản khai thác phân theo địa phương. 29
Bảng 2.6 Sản lượng thủy sản nuôi trồng phân theo địa phương. 30
Bảng 2.7 Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ yếu của khu vực
các tỉnh ven biển Nam Bộ 32
Bảng 2.8 Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của khu vực các
tỉnh ven biển Nam Bộ năm 2007. 33
Bảng 2.9 Chỉ số giá bán của người sản xuất (2000 = 100%) 34
Bảng 2.10 Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của các tỉnh ven
biển Nam Bộ năm 2006. 34
Bảng 2.11 Danh sách 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hàng đầu
của Việt Nam năm 2006. 36
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TM04.docx