Sau thời gian thực hiện luật thuế, GTGT đa đi vào cuộc sống, mặc dù còn nhiều vấn đề nảy sinh cần sửa đổi, bổ sung xong được sự hưởng ứng nhiệt tình của các doanh nghiệp của nhân dân, em tin tưởng rằng thuế GTGT sẽ ngày càng phát huy tác dụng tích cực hơn trên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên việc tìm hiểu, đi sâu về "áp dụng thuế VAT trong các loại hình doanh nghiệp cũng như tìm tại hiện nay cần tiếp tục giải quyết nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót nhất định. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo đã hướng dẫn em viết chuyên đề này, em mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô.
25 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 701 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Áp dụng thuế VAT trong các loại hình doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Xuất phát từ những yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay- giai đoạn tiếp tục đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới, đòi hỏi chính sách kinh tế vi mô nói chung và chính sách thuế nói riêng phải phù hợp và tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển bền vững. Thực hiện yêu cầu này, trong chương trình cải cách hệ thống thuế bước II của Việt Nam (từ năm 1999), Quốc hội đã phê chuẩn ban hành luật thuế GTGT thay thế luật thuế doanh thu trước đây do thuế doanh thu bộc lộ một số nhược điểm khó có thể khắc phục được. Luật thuế GTGT được áp dụng từ ngày 1/1/1999. Đến nay, sau hơn 4 năm thực hiện luật thuế GTGT đã thực sự đi vào đời sống kinh tế và phát huy nhiều tác dụng như: Khuyến khích phát triển kinh tế sản xuất, kinh doanh. Tăng cường xuất khẩu và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên vì đây là luật thuế mới, lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam nên trong quá trình thực hiện đã phát sinh nhiều vấn đề vướng mắc cần giải quyết. Vì vậy tôi nghiên cứu chuyên đề "Thuế GTGT" nhằm hiểu biết cơ bản mới nhất về luật thuế mới này cả trên góc độ chính sách chế độ thuế cũng như chế độ kế toán thuế trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên do thời gian làm chuyên đề có hạn vì vậy bài viết không tránh khỏi những sai sót. Kính mong thầy cô và các bạn góp ý thêm cho bài viết này.
Nội dung
Phần I. Những vấn đề chung về thuế GTGT
và kế toán thuế GTGT
1. Thuế GTGT
a. Khái niệm
GTGT là giá trị tăng thêm của một sản phẩm, hàng hoá dịch vụ do cơ sở sản xuất, chế biến, thương mại hoặc dịch vụ ( gọi chung là cơ sở kinh doanh) tác động vào nguyên vật liệu thô hay hàng hoá, dịch vụ mua vào làm cho giá trị của chúng tăng thêm. Nói cách khác, đây là số chênh lệch giữa giá đầu ra và giá đầu vào do cơ sở kinh doanh tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.Hay đó là phần giá trị tăng thêm của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phát triển trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Từ khái niệm về GTGT, chúng ta có thể có khái niệm về thuế GTGT như sau: Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
b. Sự giống và khác nhau giữa thuế GTGT với thuế doanh thu
- Thuế doanh thu là một loại thuế thu vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Thuế doanh thu mang tính chất của một loại thuế gián thu, một yếu tố cấu thành trong giá bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ nhằm động viên sự đóng góp của người tiêu dùng và ngân sách Nhà nước.
- Giống nhau: Hai loại thuế GTGT và thuế doanh thu đều là thuế gián thu- thuế đánh vào người tiêu dùng hàng hoá hoặc được cung ứng dịch vụ, thuế này do người sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nộp cho ngân sách Nhà nước nhưng thực chất người tiêu dùng là người chịu thuế, nhà doanh nghiệp đóng vai trò là người thu hộ thuế cho Nhà nước, họ đã cộng số thuế gián thu phải nộp vào giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ để người tiêu dùng trả nên họ phải nộp đầy đủ số thuế thu hộ này vào ngân sách Nhà nước.
- Khác nhau:
+ Thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ở từng khâu. Còn thuế doanh thu tính trên toàn bộ doanh thu của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ qua mỗi lần lân chuyển từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
+ Thuế GTGT có khấu trừ thuế ở các giai đoạn trước còn thuế doanh thu thì không.
+ Thuế GTGT thu đối với từng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ không phụ thuộc vào sự tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế. Còn thuế doanh thu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ càng qua nhiều công đoạn sản xuất, lưu thông thì thuế mà người tiêu dùng phải chịu càng cao.
+ Thuế GTGT thường có ít thuế suất hơn nên việc thực hiện đơn giản hơn.
c. Ưu, nhược điểm của từng loại thuế
- Thuế GTGT.
+ Ưu điểm:
Thuế GTGT không thu trùng lặp nên góp phần khuyến khích chuyên môn hoá, hợp tác hoá để nâng cao năng suất chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, phù hợp với nền kinh tế sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường.
Thuế GTGT được áp dụng rộng rãi với mọi tổ chức cá nhân có tiêu dùng sản phẩm, hàng hoá hoặc được cung ứng dịch vụ. Do đó, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước.
Thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm, không tính vào vốn nên góp phần khuyến khích các tổ chức cá nhân bỏ vốn góp phần đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội.
Thuế này do không phải đi sâu xem xét, phân tích về tính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi phí, làm cho việc tổ chức quản lý thu tương đối dễ dàng hơn các loại thuế trực thu.
Thuế GTGT được hoàn đối với hoạt động xuất khẩu nên có tác dụng khuyến khích hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu có thế mạnh cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế.
Thuế GTGT đảm bảo công bằng giữa hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hoá nhập khẩu. Đồng thời nó còn kết hợp với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn của hàng nhập khẩu nên có tác dụng bảo vệ sản xuất kinh doanh nội địa.
Đối với cơ quan thuế, thuế GTGT góp phần chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao, tạo ra sự kiểm soát lẫn nhau về thuế giữa các đơn vị có liên quan trong cung ứng hàng hoá.
Thuế GTGT nâng cao được tính tự giác trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người nộp thuế.
Việc khấu trừ thuế GTGT đã nộp ở khâu đầu còn có tác dụng khuyến khích việc hiện đại hoá, chuyên môn hoá sản xuất, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mua sắm trang thiết bị mới đưa vào sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
+ Nhược điểm:
Chi phí về quản lý thu thuế GTGT rất tốn kém.
Thuế GTGT có ít thuế suất nên tính chất điều tiết của thuế không cao. Người tiêu dùng có thu nhập cao hay thấp thường phải chịu thuế như nhau. Thuế GTGT không đảm bảo yêu cầu công bằng trong chính sách động viên giữa người giàu và người nghèo.
- Thuế doanh thu.
+ Nhược điểm:
Thuế doanh thu tính trên toàn bộ doanh thu (bao gồm cả thuế doanh thu) qua từng khâu lưu chuyển hàng hoá từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, gây ảnh hưởng không tốt đến giá cả và sản xuất kinh doanh.
Biểu thuế doanh thu có nhiều thuế suất nên đã hạn chế tính trung lập của thuế, cũng gây khó khăn cho công tác quản lý.
Thuế doanh thu chưa thu đối với mặt hàng thuộc diện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt. Hàng nhập khẩu xuất khẩu nên chưa tạo được môi trường thuận lợi cho việc hoà nhập với thông lệ khu vực và quốc tế, chưa hỗ trợ hàng xuất khẩu giảm giá thành để có điều kiện thuận lợi cho cạnh tranh quốc tế.
Thuế doanh thu không khuyến khích các cơ sở thực hiện tốt chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ do nộp thuế khâu sau không được khấu trừ thuế đã nộp ở khâu trước.
Tính trung lập ở thuế doanh thu không cao cho có nhiều mức thuế suất và chính sách miễn giảm rộng, cản trở chuyên môn hoá sản xuất, vì kích thích các giai đoạn liên kết làm một để tránh bị đánh thuế nhiều lần bởi nếu càng chia nhỏ thành nhiều giai đoạn thì số thuế phải nộp càng tăng.
2. Kế toán GTGT trong doanh nghiệp
2.1. Tài sản sử dụng
TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
TK 133.1: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ.
TK 133.2: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ.
TK 333.1: Thuế GTGT phải nộp.
TK 333.1.1: Thuế GTGT đầu ra.
TK 3331.2: Thuế GTGT hàng nhập khẩu.
* Kết cấu và nội dung của TK 133 "thuế GTGT được khấu trừ".
- Nội dung: TK này dùng để phản ánh số thực GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp.
TK 133 " Thuế GTGT được khấu trừ"
- Kết cấu:
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
- Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ.
- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
-Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá đã mua bị trả lại, được giảm giá.
- Số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại
Dư nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ
- Số thuế GTGT đầu vào được
* Kết cấu và nội dung của TK 3331 " Thuế GTGT phải nộp".
TK 3331- Thuế GTGT phải nộp
- Số thuế GTGT đầu ra phải nộp
- Số thuế GTGT đầu ra đã khấu trừ với VAT đầu vào.
- Số thuế GTGT đầu ra của hàng bán bị trả lại giảm giá hay triết khấu cho khách hàng.
Dư có.
- Số thuế còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước
Dư nợ (nếu có)
- Số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp cho Nhà nước.
- Số thuế đã nộp được xét miễn, giảm nhưng chưa thực hiện được thoái thu
TK 3331 có 2 TK cấp 2:
- TK 33311: Thuế GTGT đầu ra.
- TK 33312: Thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu.
2.2. Phương pháp hạch toán.
A. Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nợ TK 152, 156, 153, 211, 213, 611 Giá mua chưa có thuế.
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Có TK 111, 112, 331 Tổng giá thanh toán
- Khi mua vật tư, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, sửa chữa TSCĐ, đầu tư xây dựng cơ bản.
Nợ TK 621, 627, 641, 642, 241, 142 Giá mua chưa có thuế GTGT.
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán.
- Khi mua hàng nhập khẩu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc diện chịu thuế.
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 3312: Thuế GTGT của hàng nhập khẩu.
- Mua vật tư, dịch vụ sử dụng cho sản xuất các mặt hàng chịu thuế GTGT và các mặt hàng không thuộc diện chịu thuế GTGT thì phải hạch toán riêng số dùng để sản xuất các mặt hàng chịu thuế GTGT đối với thuế GTGT đầu vào của số vật tư, dịch vụ dùng để sản xuất các mặt hàng không thuộc chịu thuế GTGT được tính vào giá trị vật tư, dịch vụ mua ngoài hoặc đối tượng có liên quan. Nếu hạch toán được thì toàn bộ số GTGT đầu vào được tập hết vào TK 133. Cuối kỳ phải phân bổ cho từng đối tượng dựa vào doanh thu từng loại.
Nợ TK 152, 153, 156, 611, 641, 642 Giá mua chưa có thuế.
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Có TK 331, 111, 112, 311 Tổng giá thanh toán phải trả người bán, người cung cấp.
- Hàng mua đã trả lại hoặc được giảm giá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Nợ TK 111, 112, 331 Tổng giá thanh toán.
Có TK 133: Thuế GTGT đầu vào của cửa hàng.
Có TK 152, 153, 156 Giá mua chưa có thuế GTGT.
* Hạch toán thuế GTGT đầu ra.
- Phản ánh thuế GTGT phải nộp khi tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.
Nợ TK 111, 112, 131.
Có TK 333.
Có TK 511.
- Trường hợp sử dụng các chứng từ đặc thù cho phép hoặc trực tiếp bán lẻ hàng hoá, dịch vụ cho người tiêu dùng không thuộc dịên phải lập hoá đơn bán hàng kế toán phải căn cứ vào từng giá thanh toán ghi trên chứng từ để xác định giá bán chưa thuế, số thuế GTGT phải nộp để ghi sổ:
- Trường hợp cung cấp dịch vụ thu tiền trước: Kế toán phải ghi nhận doanh thu là toàn bộ số tiền thu được chưa có thuế GTGT và phản ánh thuế GTGT phải nộp:
Nợ TK 111, 112
Có TK 33311
Có TK 3387
- Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp, kế toán xác định doanh thu bán hàng là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT và phản ánh thuế GTGT.
Nợ TK 111, 112, 131.
Có TK 33311.
Có TK 511.
Có TK 3387 "Doanh thu thực hiện" chênh lệch.
- Trường hợp bán hàng theo phương thức người đổi hàng.
+ Khi đưa hàng đi đổi:
Nợ TK 131
Có TK 511.
Có TK 33311.
+ Khi nhận hàng hoá đổi về
Nợ TK 152, 153, 156
Nợ TK 133
Có TK 131
- Trường hợp đem sản phẩm, hàng hoá thuộc diện chịu thuế đi biếu tặng hoặc sử dụng nội bộ
Nợ TK 627, 641, 642
Nợ TK 133
Có TK 3331
Có TK 512
- Trường hợp đem sản phẩm, hàng hoá thuộc diện chịu thuế đi biếu tặng hoặc sử dụng nội bộ:
Nợ TK 627, 641, 642
Nợ TK 133
Có TK 3331
Có TK 512
- Trường hợp trả lương cho công nhân bằng sản phẩm, hàng hoá
Nợ TK 334
Có TK 33311
Có TK 512
- Trường hợp hàng bán bị trả lại
Nợ TK 531
Nợ TK 33311
Có TK 111, 112, 131
- Trường hợp phát sinh các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính và hoạt động bất thường:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 33311
Có TK 515
TK 711
* Hạch toán thuế GTGT được khấu trừ thuế GTGT phải nộp, đã nộp và thuế GTGT đầu vào không được trừ.
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ phát sinh tháng nào thì được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế GTGT phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn trong kho. Nếu số thuế GTGT đầu vào khấu trừ trong tháng lớn hơn số thuế GTGT đầu ra phải nộp của tháng 10 thì chỉ khấu trừ đúng bằng số phải nộp, số còn lại được khấu trừ tiếp vào tháng sau hoặc được xét hoàn thuế theo chế độ quy định. Trường hợp thuế GTGT đầu vừa cho sản xuất kinh doanh các đối tượng chịu thuế vừa cho các đối tượng không chịu thuế GTGT mà không tách riêng ra được thì phải phân bổ cho từng loại theo doanh thu bán hàng trong kỳ của 2 loại. Số thuế GTGT phân bổ cho các đối tượng không chịu thuế GTGT sẽ được tính giá vốn cửa hàng bán ra. Trong trường hợp số thuế này quá lớn thì vượt doanh số sẽ được tính vào kỳ tiếp theo. Đối với thuế GTGT đầu vào của TSCĐ cũng được khấu trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong tháng của hàng hoá, dịch vụ. Trường hợp số thuế GTGT đầu vào của TSCĐ quá lớn, doanh nghiệp sẽ đươc khấu trừ dần. Nếu đã khấu trửtong 03 tháng liên tục mà số thuế GTGT vẫn còn thì doanh nghiệp làm thủ tục yêu cầu cơ quan thuế hoàn lại số thuế GTGT chưa được khấu trừ theo quy định của luật thuế GTGT.
- Trường hợp số thuế GTGT được khấu trừ trong tháng
Nợ TK 3331
Có TK 133
- Phản ánh số thuế GTGT đã nộp trong kỳ
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112,311
- Trường hợp số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT phải nộp thì kết chuyển đúng bằng số phải nộp.
Nợ TK 331
Có TK 133
- Trường hợp thuế GTGT vừa phân bổ cho đối tượng chịu thuế GTGT vừa phân bổ cho đối tượng không chịu thuế GTGT
Nợ TK 3331
Nợ TK 632
Nợ TK 142
Có TK 133
Sang tháng sau, số thuế GTGT không được khấu trừ đã kết chuyển vào TK 1421 sẽ trừ tiếp vào giávốn hàng bán.
- Trường hợp được hoàn lại thuế GTGT
Nợ TK 111, 112
Có TK 113
Có TK3331
- Trường hợp được giảm thuế
Nợ TK 3331
Nợ TK 111, 112
Có TK 711
Sơ đồ hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
TK111, 112
TK331
TK152,156
TK211
TK154,632
TK911
TK511
TK111,112
TK131
TK3331
TK133
TK111,112
(7)
(6)
(5)
(2)
(1)
(4)
(3)
Giải thích:
(1) Giá trị vật tư, hàng hoá TSCĐ nhập kho theo giá thực tế chưa có thuế GTGT đầu vào.
(2) Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
(3) Thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ và nộp NSNN
(4) Doanh thu bán hàng chưa có thuế GTGT
(5) Thuế GTGT phải nộp
(6) Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với thuế GTGT phải nộp
(7) Nộp thuế GTGT vào NSNN.
B. Phương pháp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
- Trường hợp mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc diện chịu thuế GTGT hay thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng vào hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, dự án, phúc lợi công cộng.
Nợ TK 152, 153, 156, 211
Có TK 111, 112, 331
- Trường hợp mua hàng nhập khẩu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh không thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng hoạt động phúc lợi sự nghiệp thì thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp được tính vào trị giá hàng mua:
Nợ TK 152, 153, 156, 211
Có TK 333 (33312)
Có TK 3333
Có TK 111, 112, 331
- Khi bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
- Trường hợp biếu, tặng sản phẩm, hàng hoá dịch vụ thuộc diện không chịu thuế, chịu thuế VAT theo phương pháp trực tiếp hoặc được trang trải bằng quỹ phúc lợi hay nguồn kinh phí khác.
Nợ TK 641, 642, 431
Có TK 33311
Có TK 512
- Phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh
Nợ TK 642.5
Có TK 3331
- Phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hoạt động tài chính và hoạt động bất thường
Nợ TK 511, 515
Đối với hoạt động khác ghi:
Nợ TK 711
Có TK33311
- Khi nộp thuế GTGT vào NHNN ghi:
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112
Quá trình hạch toán có thể được khái quát như sau:
Sơ đồ hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
111,112,331
152,156,211
154,632
911
511
111,112,331
133
6425
(1)
(2)
(3)
(4)
Giải thích:
(1) Giá trị vật tư, hàng hoá thực tế nhập kho có thuế GTGT đầu vào
(2) Doanh thu bán hàng, dịch vụ có thuế GTGT phải nộp
(3) Thuế GTGT phải nộp NSNN
(4) Nộp thuế GTGT vào NSNN
2.3. Sổ sách báo cáo kế toán
a) Chế độ sổ sách kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp
Được thực hiện theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và có bổ sung 03 mẫu sổ sau:
+ Sổ chi tiết thuế GTGT
+ Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn
+ Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm.
b) Báo cáo tài chính
- Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán có bổ sung thêm chỉ tiêu, có mã số 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" dùng để phản ánh số thuế GTGT còn được khấu trừ và số thuế GTGT được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận hoàn lại nhưng đến cuối kỳ kế toán NSNN chưa hoàn trả.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Phần I: Lãi, lỗ: Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
3. Những tác động tích cực và tiêu cực của thuế GTGT đối với nền kinh tế thị trường
3.1. Tác động tích cực
Qua gần 05 năm thực hiện luật thuế GTGT và các luật thuế cho thấy: sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển vì luật thuế GTGT đã phát huy được một số mặt tích cực sau:
- Thuế GTGT là một loại thuế gián thu
- Thuế GTGT thu vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính trên phần tăng thêm của mỗi giai đoạn, có nghĩa là chỉ người bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ lần đầu phải nộp thuế trên toàn bộ doanh thu, con người bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ ở khâu sau chỉ phải nộp thuế trên phần giá trị tăng thêm.
- Thuế GTGT có tính trung lập đối với các nghiệp vụ dịch chuyển sản phẩm dịch vụ: Trong thuế doanh thu người ta có khuynh hướng tối thiểu hoá số tiền thuế phải nộp bằng cách hội nhập các xí nghiệp theo chiều dọc (ví dụ xí nghiệp xích líp kết hợp với xí nghiệp bi, xí nghiệp lắp ráp xe đạp) nhằm mục đích không phát sinh doanh thu khi chuyển sản phẩm từ khâu trước sang khâu sau. Rõ ràng, cơ chế thu thuế doanh thu không hề mang tính trung lập. Thuế GTGT không hề khuyến khích các doanh nghiệp hội nhập như trên, bởi các doanh nghiệp trong trường hợp hội nhập hay không hội nhập thì tổng số thuế phải nộp như nhau. Vậy, chúng ta có thể khẳng định thuế GTGT là loại thuế mang tính trung lập.
- Thuế GTGT không phụ thuộc vào việc phân chia giữa các chu trình kinh tế, khuyến khích chuyên môn hoá, hợp tác hoá để nâng cao năng suất chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
- Thuế GTGT góp phần tạo nguồn thu thường xuyên, ổn định ngân sách nhà nước, lý do vì nó là thuế tiêu dùng và áp dụng rộng rãi.
- Thuế GTGT được hoàn đối với hoạt động xuất khẩu nên có tác dụng khuyến khích sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu có thế mạnh cạnh tranh thị trường quốc tế.
- Thuế GTGT còn có tác dụng hội nhập quốc tế: áp dụng VAT cho phép chúng ta nói chung tiếng nói với các nước trong khu vực và trên thế giới về lĩnh vực thuế. Khi VAT đi vào cuộc sống sự phân biệt sản phẩm trong nước và nước ngoài được xoá bỏ. Các mặt hàng cùng loại sau khi chịu thuế nhập khẩu, cùng chịu mức thuế VAT như nhau. Điều này giúp chúng ta nhìn nhận như một nước có môi trường kinh doanh bình đẳng: không phân biệt đối xử hàng nội hàng ngoại.
- Thuế VAT tác động đến công tác quản lý doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thu GTGT góp phần tăng cường công tác hạch toán kế toán, thúc đẩy việc mua bán hàng hoá phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ theo quy định.
- Thuế GTGT tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thuế đạt hiệu quả cao: Việc khấu trừ thuế VAT được thực hiện căn cứ trên hoá đơn mua vào đã buộc người mua đòi hỏi người bán xuất hoá đơn, khắc phục tình trạng thông đồng giữa người mua và người bán để trốn lậu thuế, đồng thời hạn chế được những sai sót trong việc ghi chép hoá đơn, chứng từ. Hơn nữa, thuế GTGT thu tập trung ngay ở khâu đầu tiên là khâu sản xuất hoặc nhập khẩu hàng hoá và thu ở mỗi khâu đều có thể kiểm tra được việc thu nộp thuế ở khâu trước, hạn chế được thất thu hơn so với thuế doanh thu.
Việc thực hiện luật thuế GTGT đã đi vào đời sống phát huy tác dụng tích cực trên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội như: khuyến khích phát triển sản xuất; khuyến khích xuất khẩu và đầu tư, thúc đẩy hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp; tạo nguồn thu lớn và ổn định cho NSNN, tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia và hội nhập quốc tế; góp phần tăng cường quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và quản lý thuế nói riêng.
3.2. Tác động tiêu cực, tồn tại cần khắc phục
Thuế VAT được đánh giá "Một sắc thuế tiến bộ nhất".
Tuy vậy, đối với Việt Nam đây là một sắc thuế mới nên trong bước triển khai chắc chắn phát sinh nhiều khó khăn, thách thức đối với Nhà nước, doanh nghiệp cũng như xã hội, đó là:
- Về thuế suất:
Trong luật thuế VAT, mọi ngành nghề kinh doanh và sản phẩm hàng hoá được áp dụng theo 04 thuế suất và một số trường hợp được miễn không áp dụng thuế VAT. Theo tinh thần của điều luật này, lĩnh vực được ưu tiên có mức thuế suất thấp là hàng xuất khẩu, hàng hoá tạo ra từ sản xuất nông nghiệp, từ hoạt động y tế, giáo dục. Tuy nhiên trong luật và Nghị định 28/1998/NĐ/CP về thuế VAT chưa có những quy định rõ trong việc phân biệt đối tượng không phải nộp thuế VAT và mặt hàng chịu thuế suất khác nhau Ví dụ: thế nào là nông sản, thuỷ sản mới qua sơ chế thông thường không phải nộp thuế với loại chưa qua chế biến 5% hoặc đã qua chế biến 10%. Điển hình gạo đã qua xay xát, tôm cá phơi khô đều có thể suy nghĩ theo chủ quan từng người Quy định trên đã tạo kẽ hở cho một số doanh nghiệp có sản phẩm phục vụ cho các lĩnh vực có thuế suất khác nhau, có điều kiện chốn thuế không qua gian lận thuế suất.
- Phương pháp tính VAT
Việc duy trì 2 phương pháp tính thuế cùng với một biểu thuế có các mức thuế khác nhau tạo ra sự bất bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế khi họ áp dụng phương pháp tính khác nhau.
Nếu gọi:
TKT : là số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ
TTT: Là số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp
tr: là thuế suất thuế GTGT đầu ra
tv: Là thuế suất thuế GTGT đầu vào
Gr: Giá trị hàng hoá dịch vụ bán ra
Gv: Giá trị hàng hoá dịch vụ mua vào
Thì TKT = Gr x tr - Gv x tv
= (Gv + GTGT)tr - Gv x tv
= Gv x tr + GTGT x tr - Gv x tv
= GTGT + Gv (tr - tv)
= Ttt + Gv (tr - tv)
Nếu tr > tv ị TKT > TTT
tr> tv ị TKT > TTT
tr > tv ị TKT> TTT
Đối với các chế biến thực phẩm có sử dụng nguyên vật liệu đầu vào là nông sản thuế suất GTGT đầu ra thường ở mức 10%, trong khi nguyên vật liệu đầu vào có thuế suất 5% (hoặc được khấu trừ khốn 5% nếu có bảng kê). Chính vì vậy, những đối tượng này khi áp dụng thuế GTTT theo phương pháp khấu trừ sẽ có thuế GTGT phải nộp nhiều hơn nếu họ áp dụng thuế GTTT theo phương pháp trưc tiếp.
- Về khấu trừ thuế
Việc khấu trừ khống đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhưng lại không khuyến khích việc thực hiện chứng từ hoá đơn đối với một số đối tượng nộp thuế. Đây là một kẽ hở để các doanh nghiệp lợi dụng khấu trừ khống thuế GTGT đầu vào, hạch toán tăng chi phí kinh doanh, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, gây thất thu thuế cho Nhà nước.
- Việc quản lý sử dụng hoá đơn
Hoá đơn giao cho người mua (liên 2) ghi khác với hoá đơn lưu tại cơ sở kinh doanh (liên 1). Hoá đơn ghi giá trị cao hơn giá trị thực tế của hàng hoá, dịch vụ bán ra, hoá đơn đã tẩy xoá, lập khống bảng kê hàng hoá mua vào thuộc đối tượng được khấu trừ thuế GTGT theo tỷ lệ %, lập giả chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu để gian lận trong kê khai nộp thuế.
- Sử dụng hoá đơn của cơ sở kinh doanh khác để bán hàng hoá, dịch vụ nhưng không kê khai thuế GTGT.
- Hàng bán trong nước nhưng kê khai là xuất khẩu để hưởng thuế suất 0%.
- Kê khai thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ không dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT để khấu trừ thuế.
4. Những kiến nghị và giải pháp cụ thể
Để phát huy tính ưu việt và hạn chế những khiếm khuyết của thuế VAT cần phải đánh giá thực trạng hiện nay của thuế VAT từ đó tìm ra giải pháp tối ưu nhất, giải quyết vấn đề phát sinh. Có thể đưa ra 4 phương án sau:
4.1. Phương pháp tính thuế GTGT
Qua thực tế cho thấy, với 2 phương án tính thuế GTGT với mức doanh số như nhau nhưng kết quả nộp thuế lại khác nhau. Điều này cho thấy về phương pháp tính thuế vẫn chưa ổn, dẫn đến việc không bông bằng trong nghĩa vụ nộp thuế của các nước và mang tính liên tục của thuế GTGT không bị gián đoạn (đầu vào khi nào cũng được khấu trừ), thiết nghĩ cơ bản lâu dài chỉ nên áp dụng phương pháp duy nhất là phương pháp khấu trừ thuế. Hiện tại phương pháp trực tiếp chỉ được quy định tồn tại trong giai đoạn quá độ (nên có thời gian cụ thể) để chuẩn bị các điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Đồng thời đối tượng nộp phương pháp trực tiếp nên thu hẹp chuyển hướng sang áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
4.2. Về mức thuế suất
Hiện nay ta đang áp dụng 04 loại thuế suất vậy nên chăng chỉ còn lại 1á 2 loại thuế. Tuy nhiên trước mắt cần nghiên cứu sắp xếp, điều chỉnh các loại hàng hoá, dịch có mức thuế suất hợp lý, đảm bảo cho đối tượng nộp thuế, đơn giản cho công tác quản lý, tính thuế, thuế suất, thuế GTGT chỉ nên áp dụng 3 mức thuế: 0%, 5% và 10%. Đối với các trường hợp thuế suất 20% có thể chuyển sang thuế TTĐB. Sau đó tiến tới áp dụng một loại thuế suất cho tất cả các loại hàng hoá (trừ thuế suất 0% cho hàng hoá xuất khẩu). Việc áp dụng thống nhất một loại thuế suất còn góp phần tạo ra sự công bằng giữa các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khác nhau.
4.3. Quản lý việc sử dụng hóa đơn thuế
Phát hiện và ngăn chặn kịp thời tình trạng mua, bán, lập và sử dụng hoá đơn bất hợp pháp bằng cách áp dụng phương tiện kỹ thuật kiểm tra chứng từ. Chẳng hạn kiểm tra mã số thuế của doanh nghiệp qua mạng vi tính có thể quản lý số hoá đơn của doanh nghiệp lưu hành trên thị trường, phát hiện được hoá đơn bị bán không Ngành thuế cũng nên tiếp tục tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân về thuế GTGT xây dựng nề nếp và thói quen sử dụng hoá đơn trong việc mua bán hàng của dân, giáo dục ý thức tố giác các hành vi trốn thuế của đối tượng nộp thuế.
4.4. Quản lý công tác thu thuế, hoàn thuế, quản lý hành chính về thuế
Cần thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ về quản lý thu thuế GTGT việc hướng dẫn doanh nghiệp kê khai, nộp thuế đến việc công khai các thủ tục (xét hoàn thuế và giảm thuế GTGT, tạo môi trường pháp lý lành mạnh, tăng cường đối thoại giữa các doanh nghiệp nhằm nắm bắt kịp thời những vướng mắc phát sinh để có xu hướng xử lý, giải quyết.
Chú trọng hơn nữa đến vấn đề bồi dưỡng kiến thức, xử lý cán bộ thuế móc ngoặc với các cơ sở sản xuất kinh doanh kiếm loại bất chính, gây thất thu thuế cho NSNN, làm ảnh hưởng đến uy tín Nhà nước trong việc điều hành chính sách thuế, kìm hãm sự phát triển của đất nước.
Rà soát lại các văn bản hướng dẫn thi hành luật thuế, hướng dẫn, giải thích những điểm chưa rõ từ đối tượng chịu thuế, đối tượng khống chịu thuế, việc áp dụng thuế suất, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế, sử dụng hoá đơn chứng từ.
Phải có sự đồng bộ giữa cơ quan ngành thuế quy định thuế GTGT đầu vào (đối với hàng nhập khẩu) chỉ được khấu trừ khi có hoá đơn của cơ quan hải quan. Hải quan và cơ quan thuế là cơ quan hành chính thu nên phối hợp đồng bộ tránh mất thời gian, chi phí đi lại của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thuế.
Nguyên liệu, máy móc thiết bị, nhập khẩu chưa thể tạo ngay GTGT. Vì vậy, cần xem xét thu thuế GTGT. ở khâu nhập khẩu nguyên vật liệu sao cho thích hợp hoặc nên chăng tập trung phần lớn đầu ra nhằm giảm căng thẳng về vốn cho sản xuất kinh doanh và đơn giản hoá về thủ tục.
Kết luận
Sau thời gian thực hiện luật thuế, GTGT đa đi vào cuộc sống, mặc dù còn nhiều vấn đề nảy sinh cần sửa đổi, bổ sung xong được sự hưởng ứng nhiệt tình của các doanh nghiệp của nhân dân, em tin tưởng rằng thuế GTGT sẽ ngày càng phát huy tác dụng tích cực hơn trên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên việc tìm hiểu, đi sâu về "áp dụng thuế VAT trong các loại hình doanh nghiệp cũng như tìm tại hiện nay cần tiếp tục giải quyết nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót nhất định. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo đã hướng dẫn em viết chuyên đề này, em mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô.
Contents
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT876.doc