Với một nền kinh tế phát triển, cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để gia tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp là gia tăng thêm giá trị vô hình cho mỗi sản phẩm hay nói cách khác là phải xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, cho doanh nghiệp. Trong khi đó, việc xây dựng thương hiệu tốn rất nhiều thời gian và công sức bởi đó là một quá trình không có điểm đầu mà cũng không có điểm kết thúc. Thế nhưng, trong thời buổi kinh tế mở cửa và hội nhập kinh tế hiện nay với nạn hàng giả hàng nhái tràn lan, thương hiệu rất dễ bị chiếm dụng không chỉ ở thị trường trong nước mà còn cả trên thương trường quốc tế nếu các doanh nghiệp không biết cách bảo vệ thương hiệu cho chính mình. Và trên thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu kém trong việc bảo vệ thương hiệu với việc vi phạm thương hiệu tràn lan ở trong nước và là nạn nhân của hàng loạt vụ chiếm dụng thương hiệu trên thị trường quốc tế. Phải bảo vệ được thương hiệu các doanh nghiệp mới có thể củng cố và phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện nay nhận thức không đầy đủ về quá trình bảo vệ thương hiệu: họ cho rằng chỉ cần đăng ký nhãn hiệu tức là đã bảo vệ thương hiệu. Trên thực tế, bảo vệ thương hiệu bao gồm: đăng ký bảo hộ thương hiệu (hay bảo hộ các yếu tố cấu thành nên thương hiệu) và các biện pháp doanh nghiệp thực hiện để tự bảo vệ thương hiệu như: nâng cao chất lượng hàng hóa, đánh dấu bao bì, mở rộng kênh phân phối, thực hiện các biện pháp PR (quan hệ công chúng) để gia tăng sự nhận biết thương hiệu và tăng sự tiếp xúc giữa khách hàng và doanh nghiệp. Đăng ký bảo hộ thương hiệu là điều kiện cần để một doanh nghiệp bảo vệ cho thương hiệu của doanh nghiệp nhưng các biện pháp tự bảo vệ lại là điều kiện đủ không thể thiếu trong việc củng cố, bảo vệ và duy trì sức mạnh thương hiệu. Tuy nhiên, sự yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc bảo vệ thương hiệu không chỉ từ phía doanh nghiệp mà còn do những mâu thuẫn và bất cập từ chính các văn bản pháp luật. Do đó, đề án muốn xuất phát từ nhu cầu thực tiễn về nhận thức không đầy đủ của các doanh nghiệp và bất cập trong hành lang pháp lý về bảo hộ thương hiệu cùng với thực trạng vi phạm thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam cả ở trong nước và quốc tế để có cái nhìn tổng quan từ đó đưa ra một số giải pháp đối với doanh nghiệp và kiến nghị với Nhà nước để có thể củng cố, tăng cường khả năng bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
34 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1603 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Bảo vệ thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại của WTO (TRIPs). Bên cạnh đó, mỗi quốc gia lại có quy định riêng về vấn đề này.
1.4.1. QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU NHÃN HIỆU HÀNG HÓA:
1.4.1.1. Cơ sở pháp lý quốc tế:
a) Thỏa ước Madrid:
Thỏa ước Madrid được ký kết vào năm 1891, được sửa đổi nhiều lần: tại Brussel năm 1900, tại Washington năm 1911, Hague năm 1925, London năm 1934, Nice năm 1957, tại Stockholm năm 1967 và năm 1979; đến nay đã có 70 nước tham gia. Văn bản xin gia nhập thỏa ước này phải được gửi tới Tổng giám đốc tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của thỏa ước Madrid.
Thỏa ước qui định công dân của tất cả các nước thành viên có thể đạt được sự bảo hộ tại các nước khác cho nhãn hiệu của mình đối với hàng hóa và dịch vụ đã được đăng ký tại nước xuất xứ, bằng việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đó tại Văn phòng quốc tế về sở hữu trí tuệ, thông qua trung gian là cơ quan tại nước xuất xứ. Một nước được coi là nước xuất xứ nếu nó là nước thành viên hiệp hội đặc biệt về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa và người nộp đơn thỏa mãn một trong ba điều kiện sau:
+ Người nộp đơn có cơ sở sản kinh doanh thực thụ và nghiêm túc tại đó
+ Người nộp đơn có chỗ ở cố định tại đó
+ Người nộp đơn là công dân tại đó
Thỏa ước cũng cho phép công dân của nước không tham gia hiệp hội đặc biệt về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có quyền như công dân của nước tham gia hiệp hội nếu người nộp đơn có trụ sở thương mại hoặc công nghiệp thực sự và hoạt động có hiệu quả trên nước thành viên hiệp hội hoặc người nộp đơn cư trú tại nước thành viên hiệp hội.
b) Đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu:
Hiện nay, cộng đồng châu Âu đã bao gồm 25 nước thành viên. Để giúp các chủ sở hữu nhãn hiệu tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hóa vào các nước cộng đồng châu Âu nhanh chóng, thuận lợi hơn, cộng đồng châu Âu đã lập ra một hệ thống đăng ký nhãn hiệu hàng hóa riêng, độc lập vào các nước cộng đồng. Nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký thông qua hệ thống này được gọi là nhãn hiệu cộng đồng hay còn gọi là CTM. Để được đăng ký CTM, nhãn hiệu phải được cả 25 nước đồng ý. Sau khi được đăng ký tại cơ quan đăng ký này, nhãn hiệu đó sẽ có hiệu lực ở tất cả các nước thành viên cộng đồng châu Âu.
Trong quá trình đăng ký, chỉ cần nhãn hiệu không đủ điều kiện đăng ký tại một trong 25 nước thành viên thì nhãn hiệu đó thông qua hệ thống đăng ký CTM coi như không thành. Hệ thống đăng ký CTM là độc lập và không có ảnh hưởng đối với hệ thống đăng ký quốc gia của mỗi nước thành viên cộng đồng, nghĩa là nhãn hiệu CTM và nhãn hiệu đăng ký quốc gia có thể tồn tại song song.
Đơn đăng ký CTM được nộp cho cơ quan đăng ký có tên là “The Office for Harmonization in the Internal Market” viết tắt là OHIM có trụ sở đóng tại Tây ban nha. Văn phòng OHIM chính thức hoạt động từ 1/4/1996.
Quy định về chủ thể nộp đơn CTM:
+ Cá nhân, pháp nhân thuộc các nước thành viên Cộng Đồng Châu Âu
+ Cá nhân, pháp nhân thuộc các nước thành viên Công ước Paris, hay Hiệp định TRIPs;
+ Cá nhân, pháp nhân có nơi cư trú hoặc trụ sở kinh doanh đóng tại một trong các nước là thành viên của Cộng đồng Châu Âu, Công ước Paris, hoặc Hiệp định TRIPs.
Việt Nam là thành viên của Công ước Paris. Vì vậy các cá nhân, pháp nhân Việt Nam nếu có nhu cầu đều có thể nộp đơn đăng ký CTM tại OHIM.
Loại nhãn hiệu được đăng ký là: nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận
Tài liệu và thông tin cần cung cấp trong thủ tục nộp đơn gồm có:
+ Tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số fax (nếu có), và quốc tịch của Người nộp đơn;
+ Giấy uỷ quyền của Người nộp đơn (mẫu sẽ được gửi cho khách hàng trên cơ sở yêu cầu);
+ 5 mẫu nhãn hiệu cần đăng ký;
+ Danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
+ Phân loại quốc tế hàng hoá, dịch vụ (nếu biết)
Thời hạn bảo hộ và gia hạn hiệu lực: Nhãn hiệu CTM sau khi được đăng ký
sẽ có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn, và có thể được gia hạn nhiều lần liên tục, mỗi lần 10 năm, và chủ sở hữu phải nộp lệ phí gia hạn. Khi gia hạn, chủ sở hữu không phải nộp bằng chứng sử dụng nhãn hiệu.
c) Đăng ký nhãn hiệu tại Hoa Kỳ:
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (“Mỹ”) là thành viên của nhiều hiệp ước quốc tế liên quan đến bảo hộ sở hữu trí tuệ trong đó có Công ước Paris về Bảo hộ Sở hữu công nghiệp, và Thoả ước NICE về Phân loại Quốc tế Hàng hoá và Dịch vụ. Những người nào là chủ sở hữu nhãn hiệu và thực sự muốn sử dụng nhãn hiệu đó trong thương mại tại Mỹ đều có quyền đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ. Người nộp đơn có thể dựa vào một trong các căn cứ sau để tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Mỹ:
+ nhãn hiệu đã được sử dụng trong thương mại tại Mỹ;
+ Có ý định sử dụng nhãn hiệu trong thương mại tại Mỹ;
+ nhãn hiệu đã được nộp đơn đăng ký tại một nước là thành viên của Công ước Paris trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày nộp đơn đó, hoặc nước là thành viên của một Thoả ước quốc tế về nhãn hiệu mà Mỹ công nhận; hoặc
+ nhãn hiệu đã được đăng ký tại nước xuất xứ của người nộp đơn
Các doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ở Mỹ bằng cách hoặc nộp đơn trực tuyến qua mạng Internet bằng cách truy cập vào trang web của Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu hàng hoá Mỹ, địa chỉ www.uspto.gov, và thực hiện theo đúng các chỉ dẫn trên đó; hoặc nộp đơn thông qua Pham & Associates. Một đơn xin đăng ký nhãn hiệu hàng hoá chỉ được nộp cho một nhãn hiệu cho một hoặc nhiều nhóm sản phẩm hoặc/và dịch vụ. Điều này có nghĩa là nếu sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu thuộc nhiều nhóm phân loại quốc tế hàng hoá, dịch vụ thì người nộp đơn cũng chỉ cần nộp một đơn.
Loại nhãn hiệu được đăng ký tại Mỹ: Nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, và nhãn hiệu chứng nhận.
Tài liệu và thông tin chung cần có trong thủ tục nộp đơn:
+ 01 mẫu nhãn hiệu xin đăng ký;
+ Danh mục cụ thể hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu (kèm theo phân loại quốc tế hàng hoá, dịch vụ, nếu biết);
+ Tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số fax (nếu có), và quốc tịch của người nộp đơn;
Thời hạn bảo hộ: Sau khi đăng ký, nhãn hiệu được bảo hộ 10 năm kể
từ ngày nộp đơn. Thời hạn hiệu lực của nhãn hiệu được gia hạn nhiều lần liên tục, mỗi lần 10 năm. Đơn xin gia hạn hiệu lực bảo hộ nhãn hiệu có thể được nộp trong vòng 1 năm trước ngày hết hạn hiệu lực hoặc trong vòng 6 tháng kể từ ngày hết hạn hiệu lực. Nếu đơn xin gia hạn không được nộp trong thời hạn nêu trên, thì nhãn hiệu đăng ký sẽ bị hết hiệu lực.
Tài liệu và thông tin cần thiết cho việc gia hạn hiệu lực nhãn hiệu:
+ Tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số fax (nếu có), và quốc tịch của chủ sở hữu nhãn hiệu.
+ Mẫu nhãn hiệu đã được đăng ký; Số đăng ký, ngày đăng ký;
+ Liệt kê đầy đủ và cụ thể hàng hoá, dịch vụ trong đăng ký có sử dụng nhãn hiệu trong thương mại;
+ Liệt kê đầy đủ hàng hoá, dịch vụ trong đăng ký mà chủ sở hữu không sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký cho các hàng hoá, dịch vụ đó trong thương mại (nếu có); Lý do không sử dụng và nêu rõ không có ý định từ bỏ nhãn hiệu;
+ Mẫu bao bì, nhãn sản phẩm, ảnh chụp hàng hoá hay quảng cáo dịch vụ chứng minh nhãn hiệu đang được sử dụng.
+ Lệ phí gia hạn hiệu lực.
Điều kiện để tiếp tục sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký: Để duy trì hiệu lực của nhãn hiệu đã đăng ký, chủ sở hữu nhãn hiệu phải nộp Bản Tuyên thệ hoặc bản tuyên bố sử dụng nhãn hiệu trong thương mại, kèm theo bằng chứng sử dụng nhãn hiệu trong thực tế, hoặc trình bày lý do không sử dụng nhãn hiệu. Nếu không, nhãn hiệu sẽ bị huỷ bỏ. Chủ sở hữu nhãn hiệu phải nộp tài liệu nêu trên trong vòng năm thứ 6 kể từ ngày đăng ký nhãn hiệu. Có thể nộp muộn hơn thời hạn này nhưng không quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm thứ 6 và chủ sở hữu phải nộp thêm lệ phí nộp muộn.
1.4.1.2. Cơ sở pháp lý của Việt Nam:
Tại Việt Nam, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và nhãn hiệu hàng hóa nói riêng được quy định cụ thể trong Bộ Luật Dân sự (1995). Ngoài ra còn có Nghị định 63/NĐ-CP của chính phủ (ngày 24/10/1996) là văn bản pháp lý trực tiếp điều chỉnh hoạt động bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa; Nghị định 06/2001/NĐ-CP (1/2/2001) bổ xung Nghị định 63; Nghị định 12/1999/NĐ-CP (6/3/1999) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; Nghị định 54/2000/NĐ-CP (3/10/2000) về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp.
Nhìn chung, các quy định của Việt Nam về cơ bản đều giống những quy định của hiệp định TRIPs hoặc tương tự những quy định của một số quốc gia khác. Điều đó đã tạo nên sự tiệm cận giữa văn bản pháp luật của Việt Nam với các quy định quốc tế, góp phần thuận lợi hóa quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam cũng như tại nước ngoài thông qua cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ tại
Việt Nam
Hiện Việt Nam đã là thành viên của các Điều ước quốc tế sau đây về sở hữu công nghiệp: Công ước Paris (1883 – 1979) về bảo hộ sở hữu công nghiệp; thỏa ước Madrid (1891 – 1979) về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa; hiệp ước hợp tác bằng sáng chế - PCT (1970).
Theo quy định trong Nghị định 63/NĐ-CP thì mọi tổ chức và cá nhân kinh doanh đều có quyền nộp đơn để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (các tổ chức không kinh doanh sẽ không có quyền nộp đơn). Đơn yêu cầu được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học & Công Nghệ). Thời gian tối thiểu để được cấp văn bằng bảo hộ (tính từ lúc nộp đơn) không ít hơn 13 tháng. Để tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại cục Sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu phải nộp bộ hồ sơ gồm:
+ Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (03 bản).
+ Mẫu nhãn hiệu (15 bản).
+ Tài liệu xác lập quyền kinh doanh hợp pháp (01 bản sao).
+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể (đăng ký nhãn hiệu tập thể) (01 bản).
+ Giấy ủy quyền nộp đơn (nếu có) (01 bản).
+ Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương, nếu nhãn hiệu chứa các thông tin đó (01 bản).
+ Giấy phép sử dụng tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền cấp.
+ Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (01 bản).
Văn bằng bảo hộ có hiệu lực 10 năm và có thể được gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm. Văn bằng bảo hộ có thể bị đình chỉ hiệu lực nếu trong thời hạn 5 năm mà chủ sở hữu không sử dụng nhãn hiệu và không có lý do chính đáng. Trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu nhãn hiệu có toàn quyền khai thác nhãn hiệu nhằm mục đích thương mại trong phạm vi các sản phẩm dịch vụ tương ứng với các sản phẩm dịch vụ ghi trong văn bằng bảo hộ.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần chú ý khi tiến hành nộp đơn xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là cần kiểm tra xem nhãn hiệu có bị trùng hoặc tương tự hoặc đã bị đăng ký hay chưa.. Nhãn hiệu sẽ bị từ chối nếu không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của chúng, đã thuộc quyền sở hữu của người khác hoặc không phù hợp với trật tự đạo đức xã hội. Một nhãn hiệu có thể được sử dụng cho nhiều loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Để tra cứu về sự trùng lặp của nhãn hiệu, có thể ủy quyền cho bên thứ ba (thường là các văn phòng luật sư) hoặc doanh nghiệp tự tra cứu qua các nguồn như công báo, đăng bạ quốc gia và quốc tế. Ngoài ra, có thể tra cứu tại cho các nhãn hiệu đã đăng ký trực tiếp tại Việt Nam hoặc cho các nhãn hiệu đã đăng ký vào Việt Nam theo thỏa ước Madrid do tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố.
Sau khi tiến hành nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu,doanh nghiệp cần theo dõi quá trình xét đơn để có những bổ xung cần thiết nếu trước đó thực hiện chưa đầy đủ
hoặc do cơ quan xét duyệt đơn yêu cầu và cần chuẩn bị những lý do chính đáng cho việc nộp đơn, phòng trường hợp có người phản đối việc đăng ký nhãn hiệu, sửa đổi đơn hoặc khiếu nại nếu có lý do chính đáng. Tuy nhiên, doanh nghiệp không được phép sửa đổi mẫu nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ vào danh mục đã khai trong đơn. Nếu việc chấp thuận đơn hợp lệ về thủ tục sau 3 tháng, doanh nghiệp tiếp tục chờ 9 tháng để nhận kết quả xem xét nội dung đơn. Quá trình này quá dài nên cần có sự quan tâm thường xuyên đến tiến độ thực hiện đăng ký đơn.
1.4.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU:
Có rất nhiều cách để bảo vệ thương hiệu nếu hiểu thương hiệu thật đúng và đủ. Tuy nhiên, xét tổng thể thì các phương pháp bảo vệ gồm có: đăng ký bảo hộ; tự bảo vệ và tận dụng sức mạnh tập thể của thương hiệu quốc gia. Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nhầm lẫn giữa việc bảo vệ thương hiệu chỉ là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Nếu hiểu theo nghĩa đó, doanh nghiệp sẽ khó giữ được thế chủ động đối với chính thương hiệu. Tất nhiên, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và các sáng chế công nghiệp khác là cần thiết nhưng các doanh nghiệp cũng nên chủ động tự bảo vệ thương hiệu. Sau đây là một số phương pháp bảo vệ thương hiệu mà các doanh nghiệp có thể sử dụng:
1.4.2.1. Đăng ký bảo hộ:
Thương hiệu bao gồm rất nhiều yếu tố cấu thành. Chính vì vậy, nói đến đăng ký bảo hộ thương hiệu cũng đồng nghĩa với việc đăng ký bảo hộ các yếu tố cấu thành đó. Và quan trọng nhất trong số đó là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Xây dựng và bảo vệ thương hiệu trên cơ sở bảo vệ của pháp luật là cách tốt nhất để các doanh nghiệp tránh được những cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và các yếu tố liên quan như kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý…sẽ không hoàn toàn giống nhau ở những quốc gia khác nhau.. Các doanh nghiệp phải chú ý tìm hiểu kỹ càng trước khi đăng ký bảo hộ tại bất cứ quốc gia nào.
Ở Việt Nam, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu chủ yếu vẫn là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa theo Bộ luật dân sự (1995) và Nghị định 63/NĐ-CP. Ngoài ra còn có Nghị định 12/1999/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Nghị định 54/2000/NĐ-CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
Ở châu Âu và ở Mỹ cũng đều có những quy định riêng về đăng ký bảo hộ
thương hiệu mà đề án này đã nhắc đến ở phần 1.4.1.1. Nói chung, quy định của mỗi nước về đăng ký bảo hộ thương hiệu đều tuân theo công ước Paris, thỏa ước Madrid, hiệp định TRIPs nhưng mỗi nước vẫn có những quy định riêng của mình. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ trước khi tiến hành thủ tục đăng ký hoặc thuê luật sư hiểu rõ các luật này.
Thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu có thể đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau:
+ Thứ nhất, đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ bảo đảm cho các doanh nghiệp được phát triển bình đẳng, hạn chế bớt sự cạnh tranh của các đối thủ không lành mạnh trên thị trường.
+ Thứ hai, bảo hộ thương hiệu sẽ khuyến khích hoạt động đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam hay vào các doanh nghiệp Việt Nam. Họ sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi đầu tư cho doanh nghiệp, sản phẩm có cơ sở pháp lý vững chắc.
+ Thứ ba, bảo hộ thương hiệu cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra chiếm lĩnh các thị trường nước ngoài, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế đất nuớc. Bảo hộ thương hiệu sẽ góp phần làm cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất hiện với tư cách là những người tham gia bình đẳng trong hệ thống thương mại toàn cầu.
+ Thứ tư, bảo hộ thương hiệu còn có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng tránh bị nhầm lẫn, bị lừa dối trong quá trình lựa chọn hàng hóa, dịch vụ. Bảo vệ tối đa quyền lợi người tiêu dùng là một trong những mục đích hướng tới văn minh thương mại của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay vì tiêu chí để kinh doanh thành công là “khách hàng luôn là thượng đế”
1.4.2.2. Tự bảo vệ:
Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu của các doanh nghiệp chỉ là điều kiện cần để các doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu của mình. Điều kiện đủ của việc bảo vệ thương hiệu chính là các doanh nghiệp tự bảo vệ thương hiệu cho mình bởi thực tế cho thấy khong phải khi nào và ở đâu hệ thống luật pháp thực thi về quyền sở hữu trí tuệ cũng được thực hiện một cách nghiêm túc. Có chủ động tự bảo vệ thương hiệu các doanh nghiệp mới có thể duy trì và phát triển thương hiệu một cách tốt nhất. Có rất nhiều cách để tự bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp như: mở rộng hệ thống phân phối; nâng cao chất lượng hàng hóa; kiểm soát chặt chẽ khối lượng hàng hóa; đảm bảo những dấu hiệu riêng biệt trên bao bì, nhãn mác; rà soát hệ thống phân phối và cảnh báo xâm phạm, tăng cường thông tin đến khách hàng. Các doanh nghiệp cần biết phối hợp một cách hợp lý các phương pháp này sao cho phù hợp nhất với tiềm
lực tài chính và chuyên môn của doanh nghiệp mình.
Việc mở rộng hệ thống phân phối tại các thị trường mục tiêu là điều kiện cần thiết để bảo vệ và đồng thời phát triển một thương hiệu. Khi hệ thống phân phối được mở rộng một cách hợp lý, khách hàng sẽ có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn và trực tiếp với doanh nghiệp. Vì thế, hạn chế được phần nào sự xâm nhập của hàng giả và doanh nghiệp còn lắng nghe được những phản hồi từ phía người tiêu dùng. Hệ thống phân phối được mở rộng sẽ tạo điều kiện gia tăng doanh số bán hàng, củng cố vị thế của thương hiệu trên thị trường cũng như gia tăng năng lực níu giữ tập khách hàng trung thành.
Hàng giả, hàng nhái có thể bắt chước về kiểu dáng, về bao bì nhưng không thể bắt chước được chất lượng của doanh nghiệp nếu hàng hóa của doanh nghiệp luôn coi chất lượng là hàng đầu. Với hàng hóa có chất lượng tốt tự nó sẽ có tác dụng “hữu xạ tự nhiên hương” và khách hàng sẽ cảm nhận được. Khi họ đã tin vào chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp thì tự họ sẽ có cảm nhận được sự khác biệt giữa hàng thật và hàng giả, hàng nhái.
Kiểm soát chặt chẽ khối lượng hàng hóa giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát thị trường tiêu thụ của mình hơn. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ dễ dàng nhận ra dấu hiệu của việc cạnh tranh không lành mạnh và kịp thời có biện pháp xử lý. Hơn nữa, việc xử lý các hành vi vi phạm quyền sở hữu thương hiệu hầu như chỉ được vận hành khi có khiếu kiện của người bị hại. Chính điều này đặt ra cho các doanh nghiệp phải phát hiện sớm nhất và cảnh báo được những vi phạm về thương hiệu một cách vô tình hay cố ý.
Đảm bảo những dấu hiệu riêng biệt trên bao bì, nhãn mác hay còn gọi là đánh dấu bao bì là biện pháp hữu hiệu để hạn chế hàng giả. Để đánh dấu bao bì, có thể sử dụng phương pháp vật lý như dán tem, tạo các khóa bảo vệ trên nắp bao bì, in dấu trên bao bì; hoặc sử dụng phương pháp hóa học như đánh dấu bằng các chất chỉ thị màu. Việc đánh dấu bao bì còn tạo cho người tiêu dùng cảm giác được chăm sóc và an toàn hơn khi chấp nhận thương hiệu. Về nguyên tắc thì các biện pháp đánh dấu bao bì cũng cần thường xuyên thay đổi để hàng giả khó theo kịp nhưng việc thay đổi này cần thông tin kịp thời và đầy đủ tới khách hàng.
Rà soát hệ thống phân phối và cảnh báo xâm phạm, tăng cường thông tin đến khách hàng một mặt sẽ tăng cường khả năng nhận biết và phát hiện kịp thời sự xuất hiện của hàng giả, hàng nhái trên thị trường, mặt khác gia tăng mối liên lạc và cung cấp thông tin giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, giúp khách hàng có thêm kiến thức để lựa chọn hàng hóa.
Việc áp dụng các phương pháp tự bảo vệ giúp doanh nghiệp tự chủ hơn với
thương hiệu của mình đồng thời cũng góp phần tăng thêm nội lực cho chính doanh
nghiệp. Chính vì vậy, đây là điều cần thiết khi các doanh nghiệp thực sự muốn bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp.
1.4.2.3. Lập hệ thống thương hiệu quốc gia để gia tăng sức mạnh bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp:
Việc lập hệ thống thương hiệu quốc gia để gia tăng sức mạnh bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp chính là phát huy vai trò của hiệp hội trong phát triển thương hiệu, bảo vệ thương hiệu. Hệ thống thương hiệu quốc gia có tác dụng như một chỉ dẫn địa lý với các mặt hàng xuất khẩu. Nó có tác dụng như bộ mặt cho hàng hóa của mỗi quốc gia, trong đó, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và hệ thống thương hiệu quốc gia là mối quan hệ hai chiều tác động lẫn nhau.
Trên thế giới, đã có những nước xây dựng thành công thương hiệu quốc gia của mình. Thành công nhất phải kể đến đất nước Ấn Độ với chương trình “Incredible India” (Ấn Độ tuyệt vời) và Trung Quốc với chương trình “Secondary City in China” (thành phố thứ hai của Trung Quốc). Bên cạnh đó cũng có một số nước áp dụng thành công mô hình này như New Zealand với chương trình “Fern Brand”, Australia với Made in Australia, Ecuador có “Ecuador Brand” và Thái Lan với “Thailand’s Brand”. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, để thành công trong việc xây dựng mô hình này, các nước đã phải khéo léo trong các kỹ thuật maketting, chủ động định vị hình ảnh hàng hoá của họ trong tâm trí nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu.
Thương hiệu quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hút đầu tư, thu hút nhân tài, giúp doanh nghiệp “ngẩng cao đầu“ trong các cuộc đàm phán với đối tác nước ngoài. Uy tín của một đất nước sẽ làm tăng sức mạnh của một thương hiệu, một doanh nghiệp. Và ngược lại, uy tín, hình ảnh của từng thương hiệu, doanh nghiệp riêng lẻ sẽ góp phần tạo nên một thương hiệu quốc gia.
PHẦN II:
THỰC TRẠNG BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU HÀNG HÓA HIỆN NAY Ở VIỆT NAM. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
2.1. THỰC TRẠNG BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU CỦA HÀNG HÓA VIỆT NAM HIỆN NAY:
2.1.1. THỰC TRẠNG VI PHẠM THƯƠNG HIỆU:
2.1.1.1. Trong nước:
Có thể nói rằng, tại Việt Nam, những vi phạm về sở hữu trí tuệ nói chung và thương hiệu nói riêng diễn ra hết sức phổ biến và đang thách thức các cơ quan quản lý Nhà nước. Có đến 95% số người dùng phần mềm Windows của Microsoft không có bản quyền. Ngoài ra, sự vi phạm bản quyền tác giả cũng phổ biến ở các nhóm sản phẩm như các chương trình ca nhạc, sách. Rất nhiều hàng hóa tiêu dùng đang bị xâm phạm thương hiệu như xe máy, hàng thực phẩm, giày dép, quần áo… Dường như việc một nhà sản xuất nào đó của Việt Nam (thường là các cơ sở nhỏ) sử dụng các thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước để gán lên hàng hóa của mình là chuyện bình thường, thậm chí nhiều cơ sở không biết đó là một sự vi phạm. Rõ ràng, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc thực thi các quy định về sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ thương hiệu nói riêng tại Việt Nam, nhất là khi chúng ta đang đi đến những vòng đàm phán cuối cùng để gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Bảng sau cho thấy tình hình sản xuất,kinh doanh hàng giả và xâm phạm thương hiệu tại một số địa phương:
TT
Địa phương
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
1
Hà Nội
90
271
233
245
2
Tp. Hồ Chí Minh
249
239
212
265
3
Hải Phòng
24
64
81
67
4
Đà Nẵng
93
143
730
198
5
Quảng Ninh
70
8
383
97
6
Lạng Sơn
276
0
36
87
7
Đồng Nai
30
79
65
45
8
Cần Thơ
9
7
12
36
Nguồn: Nguyễn Văn Trọng. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trường Đại học Thương Mại. 2004
Số liệu bảng trên chỉ là những con số tương đối vì thực tế các vụ vi phạm hàng giả bị phát hiện chỉ là phần nổi của tảng băng chìm và phụ thuộc rất nhiều vào sự tăng cường kiểm tra của lực lượng chức năng. Theo nhiều chuyên gia về chống hàng giả và bảo hộ thương hiệu thì tình hình vi phạm thương hiệu tại Việt Nam sẽ còn gấp rất nhiều lần những con số trên. Hàng ngày chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hàng giả, hàng nhái thương hiệu trên hầu hết các sạp hàng của các cửa hàng bán lẻ từ sản phẩm thông thường đến hàng điện tử cao cấp
Thực tế, đại đa số các vụ hàng giả tạiViệt Nam là sự vi phạm thương hiệu ở
những hình thức khác nhau, chẳng hạn, nhái thương hiệu nổi tiếng, tạo tên thương hiệu gây sự nhầm lẫn như trường hợp bột giặt TOMOT, Aquasic, Lavige, Lavila (tạo sự nhần lẫn với OMO, Aquafina, Lavie), sử dụng tên hiệu khác nhưng logo và bao bì gần giống thương hiệu nổi tiếng để đánh lừa người tiêu dùng… Tuy nhiên, việc xử lý các vụ vi phạm thương hiệu tại Việt Nam còn rất ít, không hiệu quả và chưa có tác dụng răn đe. Theo một tài liệu của Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh thì cho đến đầu năm 2004, số vụ vi phạm thương hiệu và hàng giả bị xử lý dứt điểm mới chỉ có chiếm chưa đến 50% trong tổng số vụ vi phạm và các vụ xử lý mới chỉ dừng lại ở mức tịch thu hàng vi phạm và xử lý hành chính với mức phạt đến 25 triệu đồng, một mức phạt mà bất kỳ người làm hàng giả nào cũng có thể chấp nhận được và rồi họ lại tiếp tục vi phạm. Thương hiệu của hàng hóa Việt Nam đang rất cần được ổn định và không bị xâm phạm ngay tại “sân nhà”, có như vậy doạnh nghiệp mới có thể toàn tâm, toàn ý thâm nhập và phát triển tại thị trường nước ngoài.
Ngoài hiện tượng hàng giả hàng nhái như trên, còn một số hiện tượng tranh chấp thương hiệu mà nguyên nhân không chỉ ở các chủ thể kinh doanh mà còn do các cơ quan chức năng:
+ Vụ trạnh chấp nhãn hiệu Việt Thy: Đây là vụ tranh chấp nhãn hiệu ở Tp. Hồ Chí Minh giữa ông Vũ và bà Đoan với cùng nhãn hiệu Việt Thy. Điều đáng nói ở đây là vụ tranh chấp này ngoài lý do cạnh tranh không lành mạnh, lợi dụng uy tín của nhãn hiệu Việt Thy đã của ông Vũ đã có từ trước của bà Đoan còn có nguyên nhân của cơ quan chức năng không thực hiện đúng vai trò quản lý Nhà nước trong việc tổ chức đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (cả bà Đoan và ông Vũ đều được cấp giấy phép thành lập công ty TNHH Việt Thy trong khi cả hai công ty đều kinh doanh hàng quần áo thời trang).
+ Vụ tranh chấp thương hiệu Trường Sinh: ngày 15/6/1998, công ty VN FORE MOST được Cục sở hữu công nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa bảo hộ nhãn hiệu Trường Sinh cho các sản phẩm sữa đặc có đường, sữa bột, thuộc nhóm hàng 29. Ngày 4/11/1998, xưởng Trung Thực (sau đổi tên thành công ty TNHH Công Nghiệp Trường Sinh) nộp đơn tới cục sở hữu công nghiệp yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa với nhóm sản phẩm xin được bảo hộ là nhóm 32: sữa đậu nành. Kết quả là vụ án tranh chấp thương hiệu được khởi kiện ra tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội. Điều đáng nói là với vụ tranh chấp này, ý kiến của các cơ quan chức năng cũng không thống nhất: Cục sở hữu trí tuệ cho rằng nhãn hiệu Trường Sinh của xưởng Trung Thực là tương tự với công ty VN FORE MOST nên cần chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu; trong
khi đó ý kiến của Cục phó cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và ý
kiến của cục quản lý chất lượng, của chủ tịch hội sở hữu công nghiệp lại cho rằng nhãn hiệu sữa đậu nành là không trùng hay gây nhầm lẫn tương tự vì 2 sản phẩm thuộc hai nhóm khác nhau và logo cũng không hoàn toàn giống nhau. Chính vì việc không thống nhất ngay từ ý kiến từ phía các cơ quan chức năng mà vụ kiện phải rất lâu sau mới có thể kết thúc.
2.1.1.2. Quốc tế:
Hiện nay, chưa có bất kỳ một tổ chức hoặc cá nhân nào đứng ra thống kê số các thương hiệu của Việt Nam đã và đang hoặc có nguy cơ bị xâm phạm tại nước ngoài, nhưng thông qua một số vụ điển hình có thể nhận thấy rằng, nếu các doanh nghiệp Việt Nam không đầu tư và quyết tâm trong việc bảo vệ thương hiệu của mình thì ngày càng có nhiều thương hiệu bị xâm phạm, nhất là khi sự thâm nhập của hàng Việt Nam ngày càng nhiều tại thị trường các nước. Có thể kể ra một số vụ xâm phạm và chiếm dụng điển hình như: Trung Nguyên, PetroVietNam bị chiếm dụng tại Hoa Kỳ; kẹo dừa Bến Tre tại Trung Quốc; Võng xếp Duy Lợi tại Nhật Bản…
Qua các vụ chiếm dụng thương hiệu của Việt Nam tại nước ngoài, có thể thấy ngay rằng phần lớn là do các doanh nghiệp Việt Nam chưa tiến hành đăng ký bảo hộ các yếu tố thương hiệu tại nước ngoài, vì thế lợi dụng tình huống này, các thương nhân nước ngoài đã nhanh chân tiến hành đăng ký trước. Vụ PetroVietNam do một thương nhân Mỹ gốc Việt đệ đơn xin đăng ký và doanh nghiệp Việt Nam đã kịp thời can thiệp để giành lại. Vụ này ưu thế thuộc về Việt Nam khi mà PetroVietNam đã được biết đến rộng rãi ở Mỹ và thương hiệu này xuất hiện tại Mỹ từ lâu. Với vụ Trung Nguyên thì phức tạp hơn nhiều, thương hiệu này đã bị chính nhà đối tác của Trung Nguyên (nhà phân phối chính tại Hoa Kỳ) tiến hành đăng ký, trong khi các bằng chứng chứng minh về sự sử dụng trước thương hiệu này của Trung Nguyên khá mong manh. Sau khi đăng ký bảo hộ xong, đối tác của Trung Nguyên đã đề nghị Trung Nguyên mua lại thương hiệu với giá chuyển nhượng lên đến hàng chục triệu đôla Mỹ.
Các vụ tranh chấp thương hiệu khác như kẹo dừa Bến Tre tại Trung Quốc, võng xếp Duy Lợi tại Nhật Bản phía doanh nghiệp Việt Nam đã thắng kiện do các doanh nghiệp đã chủ động, tích cực và quan trọng hơn là việc dẫn được các chứng cứ cũng như vận dụng luật pháp khá tốt và đầy đủ. Trường hợp kẹo dừa Bến Tre, thương nhân Trung Quốc đã sử dụng tên địa danh khi chưa có sự đồng ý và thực tế phía doanh nghiệp Việt Nam đã cung cấp tất cả bằng chứng về việc sử dụng thương hiệu này cũng như đã chỉ rõ cả địa điểm mà thương nhân Trung Quốc đang triển khai sản xuất hàng nhái thương hiệu. Riêng vụ võng xếp Duy Lợi, sự vi phạm của phía thương nhân Nhật Bản là về kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa. Thương nhân này đã đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu Duy Lợi cho sản phẩm của họ. Rất may cho Duy Lợi Việt Nam là đã kịp thời phát hiện sự xâm phạm và được các cơ quan bảo vệ pháp luật Nhật Bản ủng hộ.
Ngoài các vụ xâm phạm thương hiệu mà các phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam và nước ngoài đã nêu, mà chủ yếu là sự xâm phạm theo kiểu chiếm dụng khi doanh nghiệp Việt Nam không kịp thời tiến hành đăng ký bảo hộ, còn rất nhiều các vụ xâm phạm khác dưới dạng hàng giả, hàng nhái mà hầu như các doanh nghiệp Việt Nam không kịp để ý tới và ngăn chặn. Đây là bài học cảnh báo cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam phải chú ý hơn tới bảo hộ, bảo vệ thương hiệu cho hàng hóa của mình khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
2.1.2. BIỆN PHÁP CÁC DOANH NGHIỆP CHỐNG LẠI SỰ XÂM PHẠM THƯƠNG HIỆU:
2.1.2.1 Đăng ký bảo hộ thương hiệu:
Đây là biện pháp hữu hiệu nhất đối với các doanh nghiệp. Vì chỉ có đăng ký bảo hộ thương hiệu thì mới có cơ sở để pháp luật bảo vệ các thương hiệu. Tuy nhiên, trong thực tế, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đối với các doanh nghiệp không được mặn mà lắm. Nguyên nhân thì có nhiều như: thủ tục đăng ký rất khó khăn, thời gian làm thủ tục kéo dài, chi phí… nhưng khi đã đăng ký được rồi thì các vụ xử lý vi phạm hàng giả, hàng nhái chưa nghiêm (khung xử lý cao nhất là 100 triệu nhưng thực tế không bao giờ phạt tới mức này mà chủ yếu chỉ khoảng 25 triệu).
Ở Việt Nam, việc bảo hộ thương hiệu chủ yếu là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Còn đối với thị trường nước ngoài, việc đăng ký bảo hộ còn tuỳ thuộc vào luật của từng quốc gia, từng khu vực
Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam hiện nay không được các doanh nghiệp mặn mà lắm còn với những hàng hóa xuất khẩu, con số các doanh nghiệp thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu là rất nhỏ. Chẳng hạn, theo Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn thì hiện nay có đến 90% trong tổng lượng hàng xuất khẩu chưa có thương hiệu riêng. Hàng nông sản chúng ta xuất khẩu chủ yếu mang thương hiệu của các doanh nghiệp kinh doanh chứ không mang thương hiệu của nhà sản xuất. Chính vì thế, phần nhiều người tiêu dùng nước ngoài đã không biết được hàng hóa có xuất xứ Việt Nam và sự vi phạm thương hiệu diễn ra càng dễ dàng.
2.1.2.2. Mở rộng hệ thống phân phối, rà soát hàng nhái, xử lý trực tiếp các vụ vi phạm:
Với phương pháp này, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu chỉ sử dụng với thị trường trong nước. Trong ba phương pháp này thì phương pháp mở rộng hệ thống phân phối tỏ ra hiệu quả nhất. Vì thực tế, khi hàng hóa của doanh nghiệp có
mạng lưới phân phối rộng rãi, dễ tìm mua sản phẩm thì việc xuất hiện hàng nhái, hàng giả giảm đi rất nhiều. Với phương pháp rà soát hàng nhái và xử lý trực tiếp các vụ vi phạm đòi hỏi các doanh nghiệp phải có cơ sở pháp lý: có đăng ký bảo hộ
thương hiệu. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, việc thực hiện biện pháp này tỏ ra rất khó khăn bởi nó yêu cầu phải có tiềm lực tài chính tương đối lớn.
2.1.2.3. Khiếu kiện cơ quan chức năng:
Đây cũng là biện pháp mà chỉ có các thương hiệu đã đăng ký bảo hộ thương hiệu mới có thể áp dụng. Tuy nhiên nó tỏ ra có hiệu quả nhất bởi nó dựa trên cơ sở của luật pháp.
Ở trong nước, việc khiếu kiện các cơ quan chức năng tỏ ra khá hiệu quả với những doanh nghiệp đã đăng ký bảo hộ. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập xuất phát từ các cơ quan chức năng chẳng hạn như ở vụ Việt Thy và Trường Sinh.
Ở nước ngoài, phương pháp này cũng giúp một số doanh nghiệp bảo vệ được thương hiệu của mình khi nắm đầy đủ các thông tin về luật pháp nơi đó. Những ví dụ điển hình cho việc áp dụng phương pháp này là kẹo dừa Bến Tre, võng xếp Duy Lợi…
2.1.2.4. Mua hay chuộc lại thương hiệu:
Đây là trường hợp của một số doanh nghiệp xuất khẩu. Các doanh nghiệp này trước khi bị chiếm đoạt thương hiệu đã không coi trọng việc bảo vệ, bảo hộ thương hiệu cho hàng hóa của mình. Vì vậy, khi nhận ra thương hiệu của mình đã bị chiếm dụng thì lại không có bằng chứng chứng minh việc sử dụng thương hiệu đó từ trước và cũng không hiểu rõ luật pháp của nước đó. Chính vì vậy, biện pháp tỏ ra hiệu quả nhất lúc đó chỉ còn là mua hay chuộc lại thương hiệu mà thôi. Đây cũng là trường hợp cà phê Trung Nguyên đã trải qua khi xâm nhập vào thị trường Mỹ.
2.1.2.5. Chấp nhận bị chiếm dụng thương hiệu:
Khi các doanh nghiệp không có cơ sơ pháp lý, không có bằng chứng về việc sử dụng thương hiệu trước đó và không có tiềm lực tài chính thì không còn cách nào khác là chấp nhận bị chiếm dụng thương hiệu. Đây là bài học đắt giá cho những doanh nghiệp không coi trọng việc bảo vệ, bảo hộ thương hiệu cho hàng hóa của mình.
2.1.3. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC:
2.1.3.1. Sự ra đời của chương trình “Vietnam value inside”:
Chương trình thương hiệu quốc gia được thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 25/11/2003. Đề án xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia được xác định là một chương trình xúc tiến thương mại quốc gia dài hạn, nhằm xây dựng, quảng bá nhãn hiệu sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) được mang biểu trưng của thương hiệu quốc gia ở thị trường trong và ngoài nước. Biểu trưng của thương hiệu quốc gia có tựa đề tiếng Anh là “Vietnam value inside” được gắn vào sản phẩm đã có nhãn hiệu riêng đạt được các tiêu chí do chương trình quy định. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tham gia và được Bộ Thương mại cấp quyền sử dụng biểu trưng thương hiệu quốc gia đối với các sản phẩm của doanh nghiệp đạt được các tiêu chí do chương trình quy định. Theo nội dung này, các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu được dãn nhãn “Vietnam value inside” sẽ được sử dụng trong thời hạn 2 năm, hết thời hạn phải làm thủ tục mới.
Chính nhờ chương trình thương hiệu quốc gia này mà hàng xuất khẩu của Việt Nam được thế giới biết đến nhiều. Cụ thể, nói đến hàng thủ công mỹ nghệ, quà tặng, hiện Nhật Bản rất ưa thích, chất lượng cao, giá thành phải chăng, mẫu mã đa dạng. Có thời kỳ năm 2004 ở Nhật Bản có hẳn trào lưu (boom) về hàng mỹ nghệ VN. Châu Âu, ở Pháp, hàng Việt Nam cũng đang được ưa chuộng. Dệt may Việt Nam là địa chỉ khá tin cậy cho các nhà kinh doanh đến đặt hàng. Chương trình này sẽ góp phần thiết thực vào phát triển xuất khẩu bền vững.
Đề án đặt mục tiêu đến năm 2010, nhãn "Vietnam Value Inside" sẽ trở thành công cụ marketing hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới. Theo Bộ Thương mại, việc tổ chức thực hiện chương trình xây dựng và phát triển Thương hiệu Quốc gia dự kiến được chia làm 3 giai đoạn chính. Giai đoạn 1 (2003), sau khi được Thủ tướng phê duyệt, Bộ Thương mại sẽ lập Ban chỉ đạo chương trình thuộc Bộ và Ban quản lý thuộc Cục xúc tiến thương mại (Vietrade). Tiếp đó, Bộ sẽ tổ chức hội thảo xây dựng và quảng bá thương hiệu tại các thành phố lớn trong cả nước. Giai đoạn 2 (2004), Bộ Thương mại sẽ lấy Hội chợ Thương mại ASEAN 2004 (hội chợ thương mại lớn nhất Đông Nam Á) làm trọng điểm để quảng bá nhãn "Vietnam Value Inside". Đồng thời, một chương trình hỗ trợ các thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam cũng sẽ được tiến hành. Giai đoạn 3 (từ 2005 đến 2010) sẽ lấy Triển lãm Thế giới AICHI 2005 tổ chức tại Nhật Bản làm điểm mốc để quảng bá nhãn "Vietnam Value Inside" và các thương hiệu Việt Nam ra thị trường thế giới.
2.1.3.2. Điều kiện của hàng hóa được gắn biểu tượng thương hiệu quốc gia:
Theo Hội đồng tư vấn của chương trình, các doanh nghiệp được phép sử dụng nhãn “Thương hiệu quốc gia” được lựa chọn từ những ngành Việt Nam có khả năng cạnh tranh, đồng thời phải thoả mãn yêu cầu là sản phẩm đã xuất khẩu liên tục trong 3 năm, đã được đăng ký chất lượng ISO, HACCP... hoặc đạt chất lượng tiêu chuẩn Việt Nam và các tiêu chuẩn do cơ quan quản lý chuyên ngành đề ra...
Cục Xúc tiến thương mại (Vietrade) thuộc Bộ Thương mại cho biết, sẽ thực
hiện gắn biểu tượng “Thương hiệu quốc gia - Vietnam Value Inside” cho gần 100 doanh nghiệp đạt giải thương hiệu mạnh năm 2005. Đây là lần gắn biểu tượng Thương hiệu quốc gia đầu tiên từ trước tới nay được tổ chức tại Việt Nam.Theo Vietrade, để bình chọn thương hiệu mạnh cho doanh nghiệp, ban tổ chức đã phải tiến hành khảo sát từ 15.000 độc giả, chọn lựa ở hơn 3.000 doanh nghiệp với trên 20 ngành kinh doanh khác nhau. Các doanh nghiệp được gắn biển sẽ được bảo trợ đối với thương hiệu của mình khi xuất khẩu ra nước ngoài cũng như được đảm bảo đó là thương hiệu có chất lượng tốt ở thị trường trong nước. Trong năm 2006, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam sẽ khởi động bằng các hoạt động bình chọn doanh nghiệp để trao giải thưởng xuất khẩu của Thủ tướng Chính phủ. Các doanh nghiệp sẽ được bình chọn theo các tiêu chí cụ thể được công bố trong năm nay. Những doanh nghiệp đủ điều kiện sẽ được dán nhãn sản phẩm quốc gia "Vietnam Value Inside". Bên cạnh đó sẽ tiến hành hàng loạt hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng năng lực kinh doanh và phát triển thương hiệu.
2.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU CHO HÀNG HÓA VIỆT NAM:
2.2.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU TỪ PHÍA CÁC DOANH NGHIỆP:
2.2.1.1. Duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa:
Thực tế cho thấy, một sản phẩm luôn tự bằng lòng với mình, không chịu nâng cao chất lượng thì sớm hay muộn gây sự nhàm chán và lòng tin thương hiệu bị suy giảm. Khi đó, độ “mạnh” của thương hiệu sẽ bị giảm sút thậm chí bị mất đi và doanh nghiệp có nguy cơ mất đi những khách hàng trung thành của mình. Việc thực hiện các biện pháp tự bảo vệ của doanh nghiệp có thành công hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào những vị khách trung thành của doanh nghiệp bởi họ là những người yêu mến sản phẩm của doanh nghiệp nhất. Vì vậy, không duy trì đuợc chất lượng hàng hóac hay giảm độ “mạnh” thương hiệu cũng đồng nghĩa với việc tăng khả năng bị xâm phạm thương hiệu từ bên ngoài. Tóm lại, một doanh nghiệp muốn xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu thành công trước hết phải bảo đảm được việc duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa.
2.2.1.2. Củng cố, phát triển và mở rộng hệ thống phân phối:
Các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý tới việc củng cố, phát triển và mở rộng hệ thống phân phối. Bởi, khi hàng hóa của doanh nghiệp được phân phối rộng rãi cũng đồng nghĩa với việc khách hàng có cơ hội tiếp xúc với sản phẩm của doanh nghiệp hơn. Khi đó, khách hàng sẽ tự mình trang bị được những kỹ năng nhận biết thương hiệu. Chính vì thế, khi các doanh nghiệp củng cố hệ thống phân phối tức là họ đang củng cố tập khách hàng trung thành, còn khi họ phát triển và mở rộng hệ thống phân phối họ sẽ có thêm tập khách hàng mới có khả năng nhận biết sản phẩm của họ đồng thời có thể thu thập nhiều hơn ý kiến phản hồi từ phía khách hàng. Đây là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng và củng cố, tăng thêm khả năng tự bảo vệ thương hiệu cho hàng hóa của doanh nghiệp.
2.2.1.3. Thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu đầy đủ:
Chẳng có gì bảo đảm hơn cho doanh nghiệp bằng sự bảo hộ của luật pháp. Tuy rằng, cơ chế đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam còn rất nhiều bất cập nhưng đây lại là cơ sở vững chắc nhất cho việc bảo hộ thương hiệu. Chắc chắn với sự quan tâm tới vấn đề thương hiệu như hiện nay, những bất cập trong thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ được cải thiện. Điều mà các doanh nghiệp cần làm là thực hiện đăng ký nhãn hiệu đầy đủ để giảm tối đa sự cạnh tranh không lành mạnh.
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu càng
trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần chú ý quy định chung của quốc tế và quy định riêng của mỗi nước về thủ tục và phạm vi bảo hộ thương hiệu hoặc có thể thuê luật sư hiểu biết rõ về lĩnh vực này.
2.2.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC:
2.2.2.1. Hoàn thiện qui định pháp lý về đăng ký nhãn hiệu và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp:
Tại Việt Nam hiện nay, trong các văn bản pháp luật không có thuật ngữ thương hiệu. Vì vậy, việc bảo hộ thương hiệu không thể hoàn thiện. Tuy nhiên, nói tới thương hiệu là nhắc tới các yếu tố cấu thành nên thương hiệu nên bảo hộ thương hiệu cũng đồng thời là bảo hộ các yếu tố cấu thành đó mà trong đó quan trọng nhất là đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
Chính vì vậy, trong thời điểm hiện nay, điều mà các doanh nghiệp quan tâm chính là thủ tục, thời gian đăng ký, thời gian bảo vệ, phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là như thế nào.Tuy nhiên các quy định trên trong đăng ký nhãn hiệu hàng hóa còn rất nhiều bất cập. Trước hết là thời gian để hoàn thành thủ tục đăng ký quá dài: 13 tháng, tiếp đó là tuy phí cho một lần đăng ký chỉ 10 triệu nhưng nếu quá trình đăng ký có trục trặc như giống hay tương tự một tên khác đã đăng ký doanh nghiệp lại phải bắt đầu lại từ đầu với một mức phí 10 triệu hoàn toàn mới. Thời gian, thủ tục khó khăn và kéo dài là vậy nhưng khi đã đăng ký rồi vẫn có thể gặp những rắc rối phát sinh ngay từ chính các cơ quan chức năng quản lý như vụ sữa Trường Sinh. Thêm vào đó, nếu gặp phải hiện tượng hàng giả, hàng nhái thì mức phạt không nghiêm, không đủ tính chất răn đe.
Chính vì những bất cập trong đăng ký nhãn hiệu hàng hóa mà nhiều doanh
nghiệp hiện nay không mặn mà với việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Chính vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật này là rất cần thiết để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đầy đủ.
Tóm lại, thuật ngữ thương hiệu bao gồm rất nhiều yếu tố nên việc cần có điều luật cho chính thuật ngữ thương hiệu để tránh việc quản lý phân tán dẫn đến rất nhiều vụ tranh chấp do quản lý chồng chéo, phức tạp. Không thể để những sai lệch như: thời hạn bảo hộ cho nhãn hiệu hàng hóa là 10 năm trong khi thời hạn bảo hộ
xuất xứ hàng hóa lại là vô thời hạn.
2.2.2.2. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại:
Với đặc điểm của các doanh nghiệp Việt Nam là nhỏ và vừa nên khả năng tham gia các hội chợ triển lãm và xúc tiến thương mại lớn là rất khó khăn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền, quảng bá thương hiệu. Việc tuyên truyền, quảng bá thương hiệu thực hiện càng tốt càng làm tăng cơ hội tiếp xúc giữa doanh nghiệp và khách hàng. Từ đó làm tăng khả năng nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng về thương hiệu của doanh nghiệp. Vì vậy, khi gặp khó khăn trong việc tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mạicũng đồng thời doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tự bảo vệ thương hiệu. Do đó, Nhà nước nên có các chính sách, các dự án cụ thể trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại
2.2.2.3. Hình thành mô hình trung tâm tư vấn về bảo vệ thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam trong nước và quốc tế:
Điều bức xúc của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là hầu hết các doanh nghiệp nhận thức không đầy đủ về thương hiệu. Chính vì vậy, việc bảo vệ thương hiệu với các doanh nghiệp càng trở nên khó khăn hơn. Với các trung tâm tư vấn về bảo hộ thương hiệu, trước hết các doanh nghiệp sẽ được hệ thống hóa nhận thức về thương hiệu một cách đầy đủ, sau đó là tư vấn các phương pháp bảo vệ thương hiệu sao cho phù hợp với điều kiện và khả năng tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, các trung tâm này cũng có thể giúp doanh nghiệp hiểu và lo các thủ tục đăng ký bảo hộ thương ở nước ngoài với những doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa.
2.2.2.4. Gia tăng tác dụng của chương trình thương hiệu quốc gia:
Chương trình thương hiệu quốc gia là một chương trình xúc tiến thương mại dài hơi của quốc gia. Chính vì vậy, việc thực hiện nó không chỉ đòi hỏi sự kiên trì của các tổ chức mà cả bản thân các doanh nghiệp Việt Nam. Để chất lượng của chương trình được bảo đảm đòi hỏi việc kiểm tra, kiểm soát kỹ lưỡng điều kiện tham gia của các doanh nghiệp. Bởi biểu trưng thương hiệu quốc gia chính là bộ mặt của toàn bộ hàng hóa, dịch vụ và sản phẩm của đất nước đó.
Mặt khác, chương trình cần được phổ biến rộng rãi tới tất cả các doanh nghiệp trong nước được biết để nâng cao chất lượng hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước nhờ việc họ cố gắng đáp ứng các điều kiện để được gắn nhãn thương hiệu quốc gia.
Khi các doanh nghiệp Việt Nam có đủ điều kiện gắn nhãn thương hiệu quốc gia xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, người tiêu dùng nước ngoài sẽ biết rằng đó là hàng hóa của một thương hiệu Việt Nam. Từ đó, dần dần tạo nên một phong cách riêng cho hàng Việt Nam giống như phong cách của Trung Quốc là giá cả phải chăng, Nhật Bản được biết đến như quốc gia của chất lượng… Khi đó, các doanh nghiệp sẽ hạn chế được sự xâm phạm thương hiệu giống như vụ của Trung Nguyên và Petro Việt Nam. Bản thân các doanh nghiệp khi tham gia vào chương trình cũng sẽ nhận thức rõ ràng hơn về việc bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp để có các biện pháp tự bảo vệ cho thương hiệu của mình cả ở thị trường trong nước và quốc tế.
2.2.2.5. Tổ chức các chương trình đào tạo bộ phận nhân sự chuyên về bảo vệ thương hiệu cho hàng hóa:
Sự yếu kém trong bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam có lẽ xuất phát từ thực tế là các doanh nghiệp không có bộ phận có chuyên môn chuyên phụ trách các vấn đề về thương hiệu. Chính vì vậy, họ không biết cần phải làm
những gì, các bước cần làm để xây dựng và bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp.
Từ đó, ta thấy việc cần có một đội ngũ chuyên nghiệp hiểu về thương hiệu, về cách xây dựng và bảo vệ thương hiệu là vô cùng cấp thiết. Vấn đề đặt ra với các cơ quan Nhà nước là phải tổ chức các chương trình đào tạo chuyên biệt về vấn đề này. Có như vậy, hàng hóa Việt Nam mới tự tin hơn khi bước vào hội nhập kinh tế quốc tế bởi họ có thể tự tin không chỉ trong việc xây dựng thương hiệu mà còn trong việc bảo vệ thương hiệu của mình.
KẾT LUẬN
Với một nền kinh tế phát triển, cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để gia tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp là gia tăng thêm giá trị vô hình cho mỗi sản phẩm hay nói cách khác là phải xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, cho doanh nghiệp. Trong khi đó, việc xây dựng thương hiệu tốn rất nhiều thời gian và công sức bởi đó là một quá trình không có điểm đầu mà cũng không có điểm kết thúc. Thế nhưng, trong thời buổi kinh tế mở cửa và hội nhập kinh tế hiện nay với nạn hàng giả hàng nhái tràn lan, thương hiệu rất dễ bị chiếm dụng không chỉ ở thị trường trong nước mà còn cả trên thương trường quốc tế nếu các doanh nghiệp không biết cách bảo vệ thương hiệu cho chính mình. Và trên thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu kém trong việc bảo vệ thương hiệu với việc vi phạm thương hiệu tràn lan ở trong nước và là nạn nhân của hàng loạt vụ chiếm dụng thương hiệu trên thị trường quốc tế. Phải bảo vệ được thương hiệu các doanh nghiệp mới có thể củng cố và phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện nay nhận thức không đầy đủ về quá trình bảo vệ thương hiệu: họ cho rằng chỉ cần đăng ký nhãn hiệu tức là đã bảo vệ thương hiệu. Trên thực tế, bảo vệ thương hiệu bao gồm: đăng ký bảo hộ thương hiệu (hay bảo hộ các yếu tố cấu thành nên thương hiệu) và các biện pháp doanh nghiệp thực hiện để tự bảo vệ thương hiệu như: nâng cao chất lượng hàng hóa, đánh dấu bao bì, mở rộng kênh phân phối, thực hiện các biện pháp PR (quan hệ công chúng)… để gia tăng sự nhận biết thương hiệu và tăng sự tiếp xúc giữa khách hàng và doanh nghiệp. Đăng ký bảo hộ thương hiệu là điều kiện cần để một doanh nghiệp bảo vệ cho thương hiệu của doanh nghiệp nhưng các biện pháp tự bảo vệ lại là điều kiện đủ không thể thiếu trong việc củng cố, bảo vệ và duy trì sức mạnh thương hiệu. Tuy nhiên, sự yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc bảo vệ thương hiệu không chỉ từ phía doanh nghiệp mà còn do những mâu thuẫn và bất cập từ chính các văn bản pháp luật. Do đó, đề án muốn xuất phát từ nhu cầu thực tiễn về nhận thức không đầy đủ của các doanh nghiệp và bất cập trong hành lang pháp lý về bảo hộ thương hiệu cùng với thực trạng vi phạm thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam cả ở trong nước và quốc tế để có cái nhìn tổng quan từ đó đưa ra một số giải pháp đối với doanh nghiệp và kiến nghị với Nhà nước để có thể củng cố, tăng cường khả năng bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Do khoảng thời gian có hạn và trình độ nghiên cứu còn hạn chế nên đề án còn rất nhiều sai sót. Chính vì vậy, đề án rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để đề án được hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện đề án
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Định vị thương hiệu, NXB Thống kê, 2004, Jack Trout ( Ts Dương Ngọc Dũng biên dịch) (2004).
Nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu, Hội sở hữu công nghệ.
Tìm hiểu luật dân sự - quyền sở hữu trí tuệ, NXB Đồng Nai.
Tạo dựng và quản trị thương hiệu, NXB Lao Động – Xã hội, Lê Anh Cường (2003)
Thương hiệu dành cho lãnh đạo, NXB Trẻ, Richard Moore (2003)
Thương hiệu với nhà quản lý, NXB Chính trị Quốc Gia, Nguyễn Quốc Thịnh - Nguyễn Thành Trung (2004)
Thương hiệu với tiến trình phát triển và hội nhập, Lê Xuân Tửu - Trần Phương Liên – Đinh Khắc Công
Xây dựng thương hiệu mạnh và thành công, NXB Thống Kê, Jame R. Gregry (Dịch: Nguyễn Hữu Tiến MBA, Đặng Xuân Nam BA) (2004)
Xây dựng và phát triển thương hiệu, NXB Lao Động – Xã hội, Lê Xuân Tùng biên soạn
Tạp chí doanh nghiệp và thương hiệu một vài số năm 2003, 2004, 2005.
Tạp chí hàng hóa và thương hiệu một vài số năm 2004, 2005
Tạp chí Kinh tế phát triển một vài số năm 2003, 2004, 2005
Tạp chí nghiên cứu kinh tế một vài số năm 2003, 2004
Tạp chí Nhà Quản lý một vài số năm 2005
Tạp chí phát triển kinh tế một vài số năm 2004
Tạp chí Thương Mại một vài số năm 2003, 2004, 2005
Thời báo kinh tế một vài số năm 2004, 2005
Các tin và bài trên mạng www.google.com
Trang web: www.tto@tuoitre.com.vn
Trang web: www.xttm@vietrade.gov.vn
Trang web:www.Brandchannel.com
Trang web:www.lantabrand.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35781.doc