Tóm lại trong thời gian sắp tới, Hoa Kỳ vẫn là thị trường hàng đầu, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, những rào cản thương mại mà thị trường này đang áp dụng đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường nay.
Thực tế, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này vẫn tăng nhanh qua các thời kỳ sau hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết và đén giai đoạn này Việt Nam đã trỏ thành thành viên 150 của tổ chức thương mại thế giới, Đây là cơ hội mở ra rất lớn cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu nói chung cũng như xuất khẩu hàng dệt may nói riêng. Nhưng đi kèm với đó là chúng ta phải luôn luôn cảnh giác với các rào loại rào cản thương mại, và đặc biệt là các rào cản phi thuế quan. Nhà nước, các hiệp hội, và doanh nghiệp khải cùng nhau nghiên cứu và tìm ra các giải pháp để có thể vượt qua các rào cản hay tối thiểu hóa chi phí thiệt hại do các rào cản đó gây ra. Có như vậy các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam mới tự tin khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường thế giới.
67 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1697 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Biện pháp vượt rào cản thương mại để đẩy mạnh hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong điều kiện hội nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và nội quy liên quan đến WRAP ( lương, giờ làm việc, tuổi lao động tối thiểu, tự do hội đoàn…) và phải thực hiện tốt các quy định này.
Cấm lao động cưỡng bức: tức là doanh nghiệp không được sử dụng lao động cưỡng bức, ràng buộc lao động, để cho người lao động được tự do làm việc, được hưởng lương trực tiếp.
Cấm quấy nhiễu và lạm dụng: để đáp ứng yêu cầu này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng một môi trường làm việc tự do, thoải mái, không có sự trừng phạt, cưỡng bức người lao động.
Cấm lao động trẻ em: doanh nghiệp không được sử dụng lao động dưới 15 tuổi và cần tuân thủ đúng pháp luật đối với trẻ từ 15 -:- 18 tuổi.
Thu nhập và phúc lợi: doanh nghiệp phải trả lương theo luật pháp quy định, tức là ngoài khoản lương chính thì còn thêm các khoản trợ cấp, phụ cấp và các phúc lợi khác.
Giờ làm việc: doanh nghiệp cần quy định rõ số giờ làm việc trong một ngày, trong mọt tuần, nhất thiết phải có ít nhất một ngày nghỉ trong tuần.
Cấm phân biệt đối xử: doanh nghiệp không được có thái độ phân biệt đối xử với người lao động theo phong tục, tôn giáo, giới tính…
An toàn sức khỏe: doanh nghiệp cần có biện pháp đảm bảo và nâng cao sức khỏe cho người lao động.
Tự do hội đoàn: Doanh nghiệp thừa nhận và tôn trọng quyền hợp pháp của cá nhân người lao động về tụ do hội đoàn.
Môi trường: doanh nghiệp pahir tuân thủ các nguyên tắc, quy định môi trường nơi họ đang sản xuất, có biện pháp phòng và kiểm tra môi trường…
WRAP có những tiêu chuẩn cũng giống như SA 8000, tuy nhiên phạm vi ảnh hưởng của hệ thống tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may và thời trang sang thị trường Hoa Kỳ.
2.3.4. Chính sách chống bán phá giá.
Hiện nay biện pháp chống bán phá giá đã trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đặc biệt khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, bởi vì Hoa Kỳ áp dụng biện pháp chống bán phá giá hết sức khắt khe. Nếu sản phẩm nào bị coi là bán phá giá thì bên phía Hoa Kỳ sẽ có những biện pháp trừng phạt như: Áp đặt thuế nhập khẩu, thực hiện biện pháp xuất khẩu tự ngyện, trừng phạt xuất khẩu…
Tại Hoa Kỳ, việc xác định bán phá giá được tính trên cơ sở so sánh mức giá bán tại Hoa Kỳ với mức giá bản sản phẩm giống hệt hoặc tương tự tại thị trường bên bị cáo hoặc nước thứ ba. Nếu trong trường hợp không thể so sánh bằng cách trên, thì giá bán hàng hóa được tính bằng cách so sánh chi phí sản xuất hàng hóa đó (gồm: Chi phí nguyên vật liêu, lao động, yếu tố đầu vào…) cộng thêm chi phí quản lý nếu cao hơn giá bán ở Hoa Kỳ thì hàng đó được coi là phá giá.
Mặc dù vụ kiện xảy ra ở thị trường Hoa Kỳ không nhiều như ở EU nhưng đây là thị trường quan trọng và lớn của doanh nghiệp xuất khẩu. Chính vì vậy để hiểu và đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá ở thị trường Hoa Kỳ là cần thiết, nhất là qui trình giải quyết vụ kiện của các cơ quan liên quan Hoa Kỳ.
Hai cơ quan Hoa Kỳ có vai trò quan trọng trong vụ kiện liên quan đến bán phá giá là Bộ Thương mại (DOC) và Uỷ ban thương mại quốc tế (ITC).
DOC là cơ quan chịu trách nhiệm về việc ra quyết định bắt đầu vụ kiện và tính mức phá giá, trong khi ITC là cơ quan độc lập với sáu ủy viên bao gồm ba người của Đảng Dân chủ và ba của Đảng Cộng hòa chịu trách nhiệm xác định mức thiệt hại của ngành công nghiệp nội địa có bị thiệt hại bởi hàng nhập khẩu được xem là bán phá giá. Hai cơ quan trên sẽ tiến hành điều tra khi vụ kiện được khởi tố bởi các doanh nghiệp địa phương.
Theo thông tin của Bộ Thương mại, vào ngày 17/1/2007 vừa qua, Bộ Thương mại Hoa kỳ (DOC) đã một lần nữa thông báo về việc tiếp tục lấy ý kiến bình luận vòng 2 của các bên liên quan về việc áp dụng Chương trình giám sát hàng dệt may Nhập khẩu từ Việt Nam.
Động thái này được các nhà quan sát coi là cam kết của chính quyền Tổng thống Bush đối với các Thượng Nghị sĩ của các bang có ngành công nghiệp dệt may phát triển, mục đích nhằm bảo đảm kiểm soát mức tăng trưởng hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Nhiều chuyên gia luật trong nước và quốc tế đã cảnh báo về khả năng DOC sẽ tiến hành các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng dệt may của Việt
Nam, bất chấp việc này có thể đi ngược lại tinh thần của các quy định và luật lệ quốc tế.
Đánh giá về thực trạng áp dụng rào cản thương mại đối với hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ.
Thực tế các công cụ thuế quan và phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế của nước nhập khẩu vô hình chung đã trở thành rào cản thương mại đối với nước xuất khẩu. Các rào cản thương mại mà Hoa Kỳ áp dụng bao gồm những biện pháp hạn chế sự nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào thị trường trong nước, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường kiểm soát hoạt động xuất khẩu của một quốc gia… Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập hóa và toàn cầu hóa, các rào cản thuế quan dần bị thu hẹp để mong muốn đạt đến một “thế giới phẳng”, thay vào đó các rào cản phi thuế quan lại ngày càng phát triển theo chiều sâu. Có nghĩa là các rào cản liên quan đến tiêu chuẩn bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, bảo đảm các vấn đề an sinh xã hội thì ngày càng được sử dụng rỗng rãi. Những rào cản này được dựng lên trên cơ sở định tính mà thường không có một công thức cụ thể nào để tính toán, nhưng tác động của nó thật không nhỏ chút nào.
Mặc dù đi ngược với quy định của WTO “ Đối xử không phân biệt vô điều kiện và ngay lập tức” cho tất cả các thành viên của WTO và vi phạm quy chế tối huệ quốc (MFN) của WTO đối với hàng dệt may Việt Nam, chính quyền Bush đã đề xuất việc thiết lập một chương trình giám sát chống bán phá giá hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ. Chính quyền Bush nêu rõ ràng cơ chế giám sát này sẽ sử dụng phương pháp đánh giá cho nề kinh tế phi thị trường. Điều này chắc chắn chình quyền Bush thay mặt cho hai ngành sản xuất dệt và may ở nước này để khởi kiện và áp thuế chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam bất cứ lúc nào họ muốn. Qua đó cũng thể hiện các rào cản thương mại không đơn thuần chỉ tác động đến ván đề kinh tế mà cũng mang nặng mầu sắc chính trị
Từ thực tế về các vụ kiện chống bán phá giá về loại hàng cá da trơn của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ đã cho chúng ta bài học lớn là không được chủ quan. xem nhẹ các rào cản phi thuế quan đặc biệt là các tiêu chuẩn kỹ thuật và chính sách chống bán phá giá. Riêng đối với hàng dệt may của Việt Nam thì chưa bị kiện là bán phá giá, nhưng chúng ta vẫn đang bị giám sát và một khi cơ quan hữu quan Hoa Kỳ chứng minh được chúng ta có bán phá giá thì hậu quả sẽ thật tai hại. Nhà nước sẽ thất thu một khoản ngoại tệ lớn, hàng triệu ngươi lao động mất việc làm và kéo theo đó là rất nhiều hệ lụy tiêu cực khác.
Hoa Kỳ rất coi trọng các tiêu chuẩn kỹ thuật và có bộ máy hải quan hết sức nhậy bén, họ có kênh thông tin nhiều chiều qua đó đánh giá tổng quát được tình hình hàng hóa nhập khẩu vào trong nước một cách chặt chẽ và hiệu quả. Nếu như hàng hóa không đạt tiêu chuẩn (mặc dù lỗi rất nhỏ) rất có thể hàng đó sẽ không được phép nhập khẩu. Đây là yêu cầu đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên tìm hiểu cũng như nghiên cứu kỹ khi đem hàng xuất khẩu.
PHẦN 3. THỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP VƯỢT QUA CÁC RÀO CẢN ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VN SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TRONG THỜI GIAN QUA.
3.1 Tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.
3.1.1. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ra thị trường Hoa Kỳ.
Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đạt mức tăng trưởng đột biến. Những kết quả này được biểu hiện rõ nét qua từng tời kỳ:
Bảng 3.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (2000 – 2007).
(Đơn vị: triệu USD)
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
1/08
2/08
3/08
4/08
KNXK
49,5
44,6
951
2484
2720
2602
3044
4500
469
441
621
743
Từ tháng 2/1994, khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận và ngày 11/17/1995 quan hệ ngoại giao hai nước được bình thường hóa đã mở ra cơ hội thúc đẩy hoạt động thương mại sang một giai đoạn mới. Sau sự kiện này, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ liên tục tăng trưởng khả quan, năm 1997 kim ngạch xuất khẩu đạt 12 triệu USD thì đến năm 2000đã đạt 49,5 triệu USD.
Bước vào đầu năm 2002, đặc biệt khi hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) được quốc hội hai nước thông qua và có hiệu lực hoàn toàn đã mở ra khả năng cho hàng dệt may Việt Nam được tự do xuất khẩu theo khả năng của mình vào thị trường Hoa Kỳ. Chính vì vậy mà kim ngạch xuất khẩu sản phảm này đã có mức tăng trưởng đột biến, đạt gần 951 triệu USD (2002).
Ngày 1/5/2003, hiệp định dệt may Việt Nam – Hoa Kỳ bắt đầu có hiệu lực triển khai thực hiện. Theo hiệp định này Việt Nam bị phía Hoa Kỳ áp đặt hạn ngạch với 38 sản phẩm, còn những sản phẩm khác vẫn được xuất khẩu tự do vào thị trường này. Mặc dù bị áp đặt hạn ngạch song kết quả xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Hoa Kỳ vẫn liên tục tăng: 2484 triệu USD (2003), 2720 triệu USD (2004), 2602 triệu USD (2005) và lên tới 4500 triệu ( 2007). Hiện nay lượng hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm 70% năng lực sản xuất của các công ty Việt Nam phục vụ riêng cho thị trường này.
Bản thống kê trên cho thấy, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng vọt hơn 20 lần ngay năm đầu tiên khi BTA có hiệu lực ( từ 44,6 triệu USD (2001) lên 951 triệu USD (2002)) tiếp đó duy trì đều đặn mức tăng trưởng đến năm 2006. Sang năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam thực hiện các cam kết WTO, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ có mức tăng trưởng ấn tượng khoảng trên 30% so với năm 2006 với giá trị tuyệt đối lên đến gần 1,5 tỷ USD, chiếm khoảng 56% trong tổng KNXK hàng dệt may Việt Nam. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đang tạo ra một hiệu ứng rất tích cực về bội số xuất khẩu, trong năm 2008 có thể đạt 9,5 tỷ USD, cụ thể trong những tháng đầu năn 2008 thì KNXK hàng dệt may vẫn đang trên đà tăng trưởng khá. Và đến 2010 dự kiến KNXK có thể lên đến 15 tỷ USD. Có thể thấy rõ tốc độ tăng trưởng trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ qua hình vẽ sau:
Bảng 3.2.KNXK hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (1992007)
(Đơn vị: triệu USD)
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
(dự tính)
KNXK
34
49,5
44,6
951
2484
2720
2602
3044
4500
5120
(Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam.)
Hiện nay, Hoa Kỳ là nước tiêu thụ lớn nhất thế giới về hàng dệt may với tổng giá trị tiêu thụ khoảng 190 tỷ USD, trong đó sản xuất nội địa chỉ cung cấp được khoảng 105 tỷ USD, do vậy để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng năm, nước này vẫn phải nhập hàng dệt may khoảng 85 tỷ USD. Các nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu chính hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ hiện là: Trung Quốc, Meexxico, Ấn Độ, Hồng Kông, Indonexia, Việt Nam…Theo các chuyên gia, trong các nước ASEAN Việt Nam được xem là có khả năng cạnh tranh được với Trung Quốc và Ấn Độ về hàng dệt may tại Hoa Kỳ. Hiện nay, xuất khẩu dệt may của Việt Nam chiếm khoawngr3,26% tổng hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ.
Bộ công thương Việt Nam cho rằng thị trường này vẫn tiềm ẩn những rủi ro do chương trình giám sát vẫn được duy trì và sẽ tiếp tục đánh giá số liệu 6 tháng tiếp theo bắt đầu từ tháng 3/2008. Bộ thương mại Hoa Kỳ chưa đưa ra bất kỳ một hành động cụ thể nào nhằm giảm bớt tiêu cực của chương trình giám sát đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam như không giảm bớt mặt hàng trong diện giám sát cũng như không nêu lên tiêu chí cụ thể làm cơ sở khởi kiện chống bán phá giá hàng dệt may Việt Nam. Khả năng cơ chế giám sát được duy trì cho hết năm 2008.
3.2 Các biện pháp vượt qua rào cản.
3.2.1. Thuế quan:
Thuế quan được WTO coi là hợp lệ và cho phép các nước thành viên duy trì, nhờ sự minh bạch và tính dễ dự đoán trong việc áp dụng biện pháp này. Tuy nhiên, thông qua các vòng đàm phán, WTO luôn hướng tới mục tiêu cắt giảm thuế quan và tăng mức độ ràng buộc thuế (các nước thành viên không được phép tăng thuế lên trên mức trần đã cam kết trong biểu). Thuế suất đã được giảm đáng kể qua tám vòng đàm phán trong khuôn khổ Hiệp định thuế quan (GATT) trước đây, đặc biệt là sau Vòng đàm phán U-ru-goay, thuế công nghiệp bình quân của các nước phát triển được giảm xuống 3,8%, các nước này cũng đồng ý cắt giảm 36% mức thuế nông nghiệp (và các nước đang phát triển đồng ý cắt giảm 24% thuế nông nghiệp), tỷ lệ ràng buộc số dòng thuế trong cả biểu thuế với các nước phát triển đạt 99%, với các nước đang phát triển đạt 73% và với các nền kinh tế chuyển đổi đạt 98%. Và khi trở thành thành viên chính thức WTO, cũng như hiệp định thương mai Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kêt thì qua đó hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ sẽ được hưởng mức thuế suất ưu đãi. Đây là điều hết sức thuận lợi đối với doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và xuất khẩu dệt may nói riêng mà trước đây không có được.
3.2.2. Phi thuế quan
3.2.2.1. Hạn ngạch
Kinh nghiệm ứng phó với cơ chế giám sát dệt may từ đầu năm đến nay mà Hoa Kỳ áp dụng đối với Việt Nam cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam và cơ quan quản lý đã rất chủ động điều tiết tăng trưởng xuất khẩu ( hạn ngạch nhập khẩu) để tránh bị tiến hành điều tra chống bán phá giá. Mức tăng vào thị trường Hoa Kỳ 9 tháng đầu năm 2008 chỉ ở mức hơn 20% và giá các đơn hàng không giảm đã khiến nhà quản lý nhập khẩu Hoa Kỳ không thể gây khó khăn cho hàng Việt Nam bằng các rào cản kỹ thuật hay chính sách chống bán phá giá.
3.2.2.2. Thủ tục hải quan
Luôn đặt mục tiêu hướng sản phẩm dệt may sẽ là sản phẩm mũi nhọn trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt trong ngành dệt may. Xét về góc độ doanh nghiệp các doanh nghiệp dệt may cũng luôn chú trong đến việc cải tiến công nghệ sản xuất của mình, xây dựng thương hiệu, đảm bảo quy cách nhãn mác, bao bì đóng gói… hợp tiêu chuẩn của cơ quan hải quan nói chung dặc biệt là cơ quan hải quan Hoa Kỳ.
Đồng hành cùng với chính phủ, các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may trong nước cũng luôn đề cao và chú trọng tới hoạt động đầu tư phát triển cơ sở sản xuất cho doanh nghiệp mình nhằm nâng cao năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm. Ví dụ công ty may Việt Tiến đã đầu tư hơn 300 tỷ đồng cho việc nhập khẩu máy móc, thiết bị đồng bộ cho dây truyền sản xuất, cải tạo nâng cấp xây dựng nhà xưởng mới. Năm 2003, Công ty tiếp tục đầu tư tiếp 60 tỷ đông cho một loạt các cơ sở may phụ kiện hiện đại, phát triển đáng kể năng lực sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Trong năm 2006, dệt may tiếp tục đầu tư để sản xuất tốt các nguyên phụ liệu dệt may, tổ chức các trung tâm buôn bán nguyên phụ liệu. Nâng cấp các cơ sở sản xuất theo hướng hiện đại, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế. Xây dựng nhiều khu công nghiệp dệt may tập trung tại vị trí thuận tiện. Trong đó, riêng Vinatex sẽ đầu tư 1.773 tỷ đồng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Xây dựng từ 10 đến 20 thương hiệu sản phẩm quốc gia và thương hiệu Vinatex.
3.2.2.3. Tiêu chuẩn kỹ thuật.
Các tiêu chuẩn nhãn, mark, xuất xứ phải đáp đấy đủ và chính xác theo các quy định của cơ quan hải quan và thông lệ quốc tế.
Để đảm bảo tiêu chuẩn xanh – sạch, đòi hỏi trước tiên vẫn là ý thức của nhà sản xuất trong việc thực hiện các tiêu chuẩn về vệ sinh xanh - sạch trong sản xuất. Các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu cần rà soát một cách kỹ lưỡng, cẩn thận những hóa chất, chất phụ trợ, thuốc nhuộm đang sử dụng (bao gồm cả hàng nhập khẩu và sản xuất trong nước), phải biết rõ nguồn gốc, xuất xứ của chúng và cần có “hồ sơ” của từng loại hóa chất, chất trợ, từng mẫu thuốc nhuộm. Đó là “Phiếu các số liệu an toàn” (safety data sheets) mà các hãng sản xuất hóa chất, thuốc nhuộm đều có. Thay thế vào đó là những hóa chất , chất phụ trợ thân thiện với môi trường, các thuốc nhuộm biết rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng tốt, loại mới, không độc hại và ít ô nhiễm môi trường. Song song với hóa chất, chất phụ trợ, thuốc nhuộm (dùng cả trong nhuộm và in hoa) là công nghệ áp dụng và máy móc thiết bị tương ứng. Mặc dù, trong một vài năm gần đây, trong chiến lược tăng tốc, nâng cao chất lượng hàng dệt may, tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, ngành dệt may nước ta đã chú trọng đáng kể đầu tư vào khâu nhuộm - hoàn tất. Nhiều loại máy móc, thiết bị tốt, mới, hiện đại đã được đầu tư có chiều sâu, như các máy văng sấy Monforts, máy nhuộm liên tục Monforts ở Công ty Dệt Việt Thắng; các máy in lưới quay Stork, máy in lưới phẳng Buser ở hai Công ty Dệt May Thắng Lợi và Dệt 8/3; các máy nhuộm khí động lực” (Air-Jet) do được chế tạo ở Dệt kim Đông Xuân và Dệt 8/3; máy làm bóng trục mới của Công ty Dệt Nam Định, hệ thống máy xử lý trước - xử lý hoàn tất vải pha len của Công ty Dệt lụa Nam Định và Công ty 28 (Bộ Quốc phòng).
Mặt hàng dệt may của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ phải thỏa mãn các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội (SA 8000), tiêu chuẩn trách nhiệm sản xuất hàng dệt may toàn cầu (WRAP) của Hoa Kỳ (đã trình bày ở phần 2.3.3.1; 2.3.3.2).
3.2.2.4. Chính sách chống bán phá giá
Kể từ năm 2007, khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, các rào cản thuế quan và hạn ngạch đối với hàng dệt may đã dần bị bãi bỏthì ngay lập tức gặp phải rào cản giám sát chống bán phá giá. Để chủ động ứng phó với vụ kiện bán phá giá của Hoa Kỳ âp đặt cho hàng dệt may Việt Nam, hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) đã chủ chương xây dựng cơ chế giám sát hàng dệt may khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Cơ chế này giúp có thể kiểm soát được hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, tránh tình trạng các doanh nghiệp bị kiện bán phá giá sản phẩm. Cơ chế giám sát này sẽ được duy trì thay cho chế độ cấp giấy phép xuất khẩu là việc kết nói các cơ quan quản lý như: Hải quan, Bộ công thương, doanh nghiệp… để duy trì chế độ báo cáo, sử dụng công cụ tổ cơ động giám sát hàng dệt may có hiệu quả.
Đồng thời Vitas đã xác định một hướng đi mới là kiên trì tiếp cận với chính quyền và hiệp hôi dệt may Hoa Kỳ, vận động để họ hiểu thực chất vấn đề.
Trong năm 2007 Vitas đã tổ chức nhiều cuộc họp với các doanh nghiệp thành viên và đi đến thống nhất, mỗi doanh nghiệp tự nguyện đóng góp 0.01% kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ để lấy kinh phí trang trải cho hoạt động vận động từ phía Hoa Kỳ.
- Nhóm giải pháp phòng ngừa bị kiện gồm 4 giải pháp: Xây dựng chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh xuất khẩu; Tích cực tham gia xây dựng và củng cố hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng; Xây dựng chiến lược đầu tư ra nước ngoài (áp dụng với các doanh nghiệp lớn); Xây dựng chiến lược phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, các chuỗi cung ứng nội địa và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tham gia vào các chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. hợp tác đầy đủ, kịp thời và thiện chí với các cơ quan điều tra AD ở nước nhập khẩu; Hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán và sổ sách, hồ sơ ở các công ty xuất khẩu; Các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động đề nghị được điều tra chống bán phá giá(áp dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu không nằm trong nhóm bị đơn bắt buộc); Cam kết tăng giá xuất khẩu.
- Nhóm giải pháp hạn chế thiệt hại khi bị thua kiện gồm 2 giải pháp: Tiếp tục giữ thị trường ở nước nguyên đơn,bằng các cách: Chuyển sang sản xuất ở những mặt hàng không bị áp thuế chống bán phá giá, Tiếp tục kháng kiện đề nghị xem xét lại mức thuế chống bán phá giá;
- Nhóm giải pháp đối phó khi bị kiện gồm 7 giải pháp: Các doanh nghiệp xuất khẩu cần có thái độ quan điểm đúng khi bị kiện bán phá giá - Phải coi hiện tượng bị kiện bán phá giá ở nước nhập khẩu là bình thường, phải chủ động, tích cực đối phó với các vụ kiện; Hợp tác chặt chẽ với đối tác nhập khẩu để đối phó chống lại vụ kiện; Sử dụng tư vấn pháp lý ở tất cả các khâu của quá trình tham gia kháng kiện; Hợp tác đầy đủ, kịp thời và thiện chí với các cơ quan điều tra AD ở nước nhập khẩu; Hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán và sổ sách, hồ sơ ở các công ty XK; Các doanh nghiệp XK chủ động đề nghị được điều tra chống bán phá giá(áp dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu không nằm trong nhóm bị đơn bắt buộc); Cam kết tăng giá xuất khẩu.
3.3. Đánh giá biện pháp vượt rào.
3.3.1. Những thàng công.
Hoa Kỳ là thị trường múi nhọn và là thị trường tiềm năng cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam, tuy nhiên để thâm nhập vào thị trường này phải vượt qua hàng loạt các rào cản tinh vi mà họ đã dựng lên nhằm bảo vệ nền sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này cũng gặp không ít khó khăn, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường này luôn tăng: 44,6 triệu USD (2001) tăng lên 951 (2002) tức là tăng gấp 21,3 lần, tiếp tục tăng trong năm 2003 (2184 triệu USD), 2004 (2720 triệu USD) và đến năm 2007 đã lên đến con số là 4500 triệu USD. Đây là thành tựu to lớn đối với ngành xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Thành tựu này có được là sự cố gắng nỗ lực của Nhà nước và doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực trong đó có vấn đề nghiên cứu và tìm cách vượt qua rào cản.
Doanh nghiệp đã chú trọng xây dựng và hoàn thiện các hệ thống tiêu chuẩn SA 8000, tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn, tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường… theo đúng quy định quốc tế. Do đó đã đáp ứng yêu cầu của thị trường Hoa Kỳ, ngoài ra còn mở rộng thị trường cho sản phẩm dệt may của Việt Nam, đa dạng hóa chủng loại mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm. Có thể nói, mặt hàng dệt may Việt Nam đã tạo được một chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, ngành dệt may Việt Nam ngày càng có tỷ lệ hàm lượng nội địa hóa cao. Nếu như năm 2003, tỷ lệ nội địa hóa mới đạt khoảng 30% thì năm 2006 đã đạt gần 40%, đặc biệt là khâu sản xuất vải và phụ liệu. Cách đây 2 năm, toàn bộ xơ sợi tổng hợp phải nhập khẩu 100%, nhưng từ năm nay, chúng ta đã tự cung ứng được 50% nhu cầu xơ sợi tổng hợp. Trong khi đó, chúng ta cũng đã có nhiều dự án sản xuất vải lớn, và có thể đáp ứng được 30% nhu cầu vải của ngành. Tuy nhiên, để gia tăng tỷ lệ nội địa hóa thì cần có một thời gian dài hơn. Hiện nay, Chính phủ, Bộ Công thương cũng như Hiệp hội Dệt may Việt Nam đang có những chủ trương kêu gọi đầu tư mạnh hơn vào việc sản xuất vải, phụ liệu tại Việt Nam. Chúng ta đang tập trung vào hai khâu chủ lực: Thứ nhất là tăng tỷ lệ nội địa hóa bằng cách đầu tư sản xuất vải và nguyên - phụ liệu tại Việt Nam. Hiệp hội dệt may đã trình với Chính phủ chiến lược phát triển ngành dệt may, trong đó có ba chương trình, đặc biệt là chương trình sản xuất bông vải tại Việt Nam và chương trình sản xuất 1 tỷ mét vải phục vụ cho may mặc xuất khẩu. Những chương trình này sẽ được tăng tốc trong thời gian tới nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa từ 50 - 55% vào năm 2010. Thứ hai là những biện pháp nâng cao tỷ lệ giá trị gia tăng. Theo đó, ngành dệt may sẽ giảm dần việc sản xuất những mặt hàng có hàm lượng giá trị gia tăng thấp, ưu tiên mặt hàng có đẳng cấp, có tính thời trang hơn. Để làm được việc này, toàn ngành đang có chương trình tập trung vào khâu thiết kế để có thể chào bán được giá trị thiết kế, đồng thời xây dựng giá trị thương hiệu cho ngành dệt may Việt Nam cũng như hệ thống phân phối tại thị trường nội địa. Tất cả những giải pháp đó sẽ là cơ sở để chúng ta từng bước khẳng định vị thế của ngành may mặc cũng như phòng tránh, giảm thiểu những thiệt hại từ các hàng rào kỹ thuật liên quan.
3.3. Những tồn tại.
Tuy nhiên trên thực tế, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vẫn đang bị Hoa Kỳ áp dụng cơ chế giám sát đặc biệt, luôn rình rập nguy cơ bị kiện bán phá giá. Qua thực trạng này ta thấy những biện pháp vượt rào của chúng ta chưa thực sự triệt để, đặc biệt là việc xây dựng cơ chế giám sát đối với mặt hàng dệt may để tránh được nguy cơ kiện bán phá giá của Hoa Kỳ áp đặt.
Về vốn
Hiện nay các doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn vốn đầu tư để nhập khẩu nguồn nguyên liệu cũng như các máy móc thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng và năng suất người lao động. Phần lớn, vốn đầu tư đều phải tự vay trung hạn với lượci suất cao. Phương thức này tạo điều kiện cho khách hàng nước ngoài vào khai thác thị trường lao động, nhằm cạnh tranh với chúng ta trong việc giảm chi phí sản xuất sản phẩm.
Về trình độ nhân lực
Phần lớn cán bộ Việt Nam chưa thể tự mình chủ động độc lập điều hành sản xuất một cách khoa học, đồng bộ và có chất lượng. Các công nhân Việt Nam tuy chăm chỉ nhưng lại chưa có cơ hội được tiếp xúc để nắm bắt, học hỏi cách thức hoạt động của các công nghệ mới, hiện đại trên thế giới. Do đó,chưa khai thác và phát huy được hết khả năng và năng suất lao động của các cán bộ,công nhân viên chức của doanh nghiệp. Thêm vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự chú tâm nhiều đến việc hình thành và phát triển các vùng sản xuất, cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu mà các doanh nghiệp sản xuất dệt may đang sử dụng; chưa chú trong cải tiến đổi mới công nghệ, chưa tích cực tham gia tìm kiếm thị trường, chưa đưa ra những chiến lược để phòng và tránh những nguy cơ rào cản hiện hữu hay tiềm ẩn.
Môi trường cạnh tranh quốc tế
Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may của ta đang phải cạnh tranh với rất nhiều nước khác như : Trung Quốc, ấn Độ…là những quốc gia mạnh trong ngành dệt may, đặc biệt là Trung Quốc. Trong thời gian tới, Trung Quốc có thể trở thành nguồn cung cấp được hầu hết các công ty kinh doanh bán lẻ quần áo của Mỹ lựa chọn với nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp.
Hệ thống pháp luật
- Hệ thống pháp luật của Việt Nam
Hệ thống pháp luật của Việt Nam còn thiếu đồng bộ, chưa ổn định, còn chồng chéo, mâu thuẫn nhau. Hệ thống đó đang được rà soát lại để sửa đổi, bổ sung hoặc bỏ những phần đã lỗi thời.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn thiếu nhiều văn bản pháp luật liên quan đến nhiều quy định quan trọng trong hiệp định. Chính vì vậy, chính phủ Việt Nam còn xây dựng một chương trình tổng thể nhằm thực thi hiệp định thương mại Việt – Mỹ với mục đích nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam.
- Hệ thống pháp luật Mỹ còn nhiều phức tạp.
Bên cạnh hệ thống luật lệ Liên Bang, từng Bang ở Mỹ đều có hệ thống pháp luật riêng. Chính vì khó khăn phức tạp như vậy nên việc xúc tiến hàng hoá vào thị trường Mỹ thường phải thông qua các nhà môi giới hải quan.Bên cạnh đó,những quy định,những tiêu chuẩn quá ngặt ngèo của chính phủ Hoa Kỳ áp dụng đối với hàng dệt may Việt Nam đã gây ra không ít tổn thất cho các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này.
Về kỹ thuật và công nghệ
Trong thực tế, mặc dù năng lực sản xuất hàng dệt may hiện nay tăng mạnh. Có nhà máy mở rộng thêm qui mô sản xuất lên 2-3 lần, nhiều nhà máy mới được thành lập nhưng vẫn chưa đáp ứng được các đơn đặt hàng của Mỹ cả về mẫu mã, lẫn chất lượng, dẫn đến sự giảm sút về đơn đặt hàng của các khách hàng Mỹ. Đó là do máy móc công nghệ của các nhà máy này vẫn chưa đủ hiện đại, để xử lý các vấn đề về rác thải gây ô nhiễm môi trường,các vấn đề liên quan đến các tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng sợi vải do bên đối tác Hoa Kỳ đưa ra.
PHẦN 4. GIẢI PHÁP VƯỢT RÀO ĐỂ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO.
Có thể nói dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong thời gian qua và cũng là mặt hàng chủ đạo của hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới. Đảng và nhà nước đã xây dựng chiến lược từ 2010 đến 2020 phát triển ngành dệt may là ngàng mũi nhọn trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam và cụ thể đến năm 2008 chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may là đạt 9,5 tỷ USD. Trong khi đó chúng ta vẫn luôn phải đối phó với những rào cản thương mại ngày càng tinh vi và phức tạp của các nước xuất khẩu, và đặc biệt là Hoa Kỳ - một quốc gia đầy tiềm năng nhưng cũng chứa đựng không ít nguy cơ. Vậy để làm thế nào có thể đạt được mục tiêu trước mắt cũng như chiến lược lâu dài trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới. Vì vậy vấn đề là cần phải đưa ra những giải pháp hợp lý từ phía nhà nước, các hiệp hội và các doanh nghiệp.
4.1. Giải pháp từ phía Nhà nước.
4.1.1. Đối với các hàng rào thuế quan.
Cần đẩy nhanh tiến trình cải cách kinh tế để VN sớm được WTO thừa nhận là nước có nền kinh tế thị trường. Qua đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may được hưởng các chế độ ưu đãi thuế quan mà các nước dành cho nhau, đồng thời cũng được hưởng các quy chế thương mại như: quy chế tối huệ quốc (MFN), quy chế bình đẳng quốc gia (NT), quy chế quan hệ bình thường (NTR)… Đồng thời phía Việt Nam cũng cam kết cải cách, hoàn thiệ hệ thống pháp luật, minh bạch hóa các thủ tục hành chính phù hợp với thông lệ quốc tế.
Bộ tài chính phối hợp với Bộ Công thương hoàn thiện cơ chế quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo hướng đa dạng hóa cách tính thuế: thuế hạn ngạch; thuế theo mùa; thuế theo giá trị (cùng một áo sơmi: giá rẻ hơn mức nào đó đánh thuế cao; cao hơn đánh thuế mức thấp…), hoặc thuế (hoặc phụ thu) đánh vào sản phẩm khi xuất khẩu sang các thị trường khác nhau (có thị trường xuất khẩu thuế bằng 0, có những thị trường xuất khẩu cũng sản phẩm ấy bị phụ thu phí…).
4.1.2. Đối với các hàng rào phi thuế.
4.1.2.1.Nhà nước cần đặt ra hạn ngạch xuất khẩu đối với hàng dệt may.
Việc tập trung phát triển quá nóng một thị trường, rất có thể sẽ gây sự chú ý của nước xuất khẩu. Kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy, khi gia nhập WTO hạn ngạch dệt may được dỡ bỏ, dệt may Trung Quốc ồ ạt “tấn công” các thị trường, ngay lập tức nhiều nước đã cảnh báo có thể sẽ bị kiện chống bán phá giá và áp dụng biện pháp tự vệ. Để đối phó, Trung Quốc đã chọn giải pháp trung gian kiểm soát xuất khẩu, không trực tiếp can thiệp. Theo đó, họ đã ký thỏa thuận về hạn ngạch đối với một số loại hàng dệt may với thị trường mục tiêu lớn là Hoa Kỳ. Bằng cách này, Trung Quốc đạt được sự ngầm định rằng, trong khuân khổ hạn ngạch lượng xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ không được xem là “quá lớn” đến mức làm tổn thương ngành dệt may của họ. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn áp dụng thuế xuất khẩu đánh vào hàng dệt may theo số lượng để hạn chế lượng xuất và khuyến khích xuất khẩu hàng có chất lượng và trị giá cao. Trên cơ sở thương lượng và thỏa thuận, các hiệp hội trong lĩnh vực dệt may của Trung Quốc cũng đã quyết định áp dụng mức giá sàn xuất khẩu cho doanh nghiệp thành viên để tự hạn chế khả năng bán phá giá. Làm như vậy, Chính phủ Trung Quốc đã tránh được các chỉ trích về việc can thiệp vào quyền quyết định của doanh nghiệp, một vấn đề nhạy cảm trong nền kinh tế thị trường.
Qua kinh ngiệm của Trung Quốc, chúng ta cũng cần rút ra bài học là không nên xuất khẩu hàng hóa một cách ồ ạt vào một thị trường mà nên có sự quản lý xuất khẩu thông qua hạn ngạch xuất khẩu. Đối với dệt may là mặt hàng nhậy cảm, thì cần hết sức chú ý vấn đề này.
4.1.2.2. Các thủ tục Hải quan.
Đầu tư mạnh cho công tác hải quan: hiện đại hóa thủ tục hải quan; tăng cường nối kết mạng giữa các cơ quan Chính phủ nhằm giám sát chặt chẽ kịp thời tốc độ tăng (giảm) xuất khẩu, nhập khẩu trên các thị trường, để đề xuất các giải pháp điều tiết nhằm giữ thị trường.
Cập nhật và kịp thời thông báo thông tin về tình hình xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trên các thị trường trọng yếu về: khối lượng; giá trị; giá cả hàng xuất khẩu.
Giám sát chặt chẽ khối lượng, giá trị hàng nhập khẩu và gửi báo cáo về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu đến Bộ Công Thương, đến Tổng cục Quản lý Cạnh tranh.
Tăng cường quản lý và chống hiện tượng chuyển tải bất hợp pháp khác, giả mạo xuất xứ Việt Nam để đưa hàng giá rẻ vào các nước khác.
Xây dựng mối liên kết với Hải quan của các nước nhập khẩu hàng Việt Nam để hợp tác trên các lĩnh vực: chống buôn lậu, giả mạo hàng hoá Việt Nam kiểm soát tốc độ tăng giảm hàng Việt Nam trên thị trường nước nhập khẩu (chú trọng ở mặt hàng xuất khẩu chiến lược) để từ đó cung cấp thông tin cho Bộ Công Thương, Hiệp hội ngành hàng, để những nơi này có những giải pháp điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra sự hợp tác chặt chẽ hoạt động hải quan giữa các nước sẽ góp phần giảm thủ tục và thời gian thông quan góp phần đẩy mạnh tốc độ xuất khẩu mà không bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá hoặc tự vệ ở nước nhập khẩu.
4.1.2.3. Các tiêu chuẩn kỹ thuật
Nhà nước cần chú trọng phát triển hoạt động cung cấp yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp dệt may. Yếu tố đầu vào là yếu tố quan trọng hàng đầu có ảnh hưởng quyết định đến nền sản xuất nói chung cũng như ngành dệt may nói riêng. Yếu tố đầu vào đảm bảo về chất lượng, số lượng thì sản phẩm đầu ra mới có chất lượng cao, đáp ứng được các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đang được áp dụng hiện nay. Do đó nhà nước cần có những biện pháp chính sách chú trọng phát triển hoạt động cung cấp yếu tố đầu vào cho ngành dệt may bao gồm:
Thứ nhất: Chú trọng phát triển vùng nguyên phụ liêu sản xuất dệt may. Thực tế ngành dệt may vẫn phải nhập khẩu từ 70% đến 80% nguyên phụ liệu từ nước ngoài, chính điểm này đã làm cho các sản phẩm của Việt Nam phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài, giảm sự cạnh tranh về giá thành do không chủ động được nguồn nguyên phụ liệu. Mặt khác, để giảm thiểu rủi ro bị kiện bán phá giá thì cần phải tăng tỷ lệ nội địa hóa bằng cách sản xuất vải và nguyên phụ liệu tạ Việt Nam.
Thành lập các trung tâm giao dịch tư vấn hỗ trợ dịch vụ, trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu, trung tâm thương mại nhằm giới thiệu sản phẩm… Có một diểm chú ý là ngành dệt may chủ yếu là gia công hàng dệt may, nguyên vật liệu chủ yếu là nhập khẩu, việc xây dựng các trung tâm giao dịch nguyên phụ lieeujsex giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không phải khó khăn trong thu mua nguyên liệu.
Thứ hai: Bên cạnh cạnh chú trọng phát triển vùng nguyên liệu thì nhà nước cũng cần chú trọng phát triển có kiểm soát các ngành công nghiệp phị trợ cho mặt hàng dệt may như: công nghiệp dệt, sợi hóa học, công nghiệp hóa chất.. để nâng cao chất lượng các yếu tố đầu vào cho hàng dệt may đồng thời bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Cần chú trọng phát triển nhân tố con người. Yếu tố con người là một yếu tố đầu vào không thể thiếu trong nền sản xuất do đó nhà nước cần có chính sách đào tạo nguồn nhân lực tổng hợp và phù hợp với đặc điểm lao động Việt Nam, đồng thời có chính sách bảo vệ người lao động đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về: trách nhiệm xã hội (SA8000), tiêu chuẩn trách nhiệm sản xuất hàng dệt may toàn cầu (WRAP) khắc phục tình trạng thiếu công nhân lành nghề, kỹ sư dệt, hóa chất…đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra đối với hàng dệt may. Thêm vào đó cần đào tạo chuyên gia về mẫu, thời trang bắt kịp với thay đổi model của giới trẻ.
Cần chú trọng phát triển khoa học công nghệ ứng dụng đối với ngành dệt may, nhà nước có những chính sách thu hút FDI hợp lý vào các lĩnh vực mà Việt Nam còn yếu và thiếu như: công nghệ hiện đại, thiết kế mẫu thời trang, cần nhiều vốn, tiếp cận thị trường thế giới…giải quyêt các vấn đề xử lý chất thải, bảo vệ môi trường sinh thái…
4.1.2.4 Chính sách chống bán phá giá.
Nhà nước cần đặt ra cơ chế giám sát đối với hàng dệt may xuất khẩu ra thị trường thế giới và đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ. Thực tế mặt hàng dệt may của Việt Nam đang phải chịu một cơ chế giám sát đặc biệt và luôn có nguy cơ bị kiện bán phá giá, do đó việc xây dựng cơ chế giám sát đối với hàng dệt may xuất khẩu trong lúc này là hết sức cần thiết. Qua đó, Hiệp hội dệt may có thể kiểm soát được hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp bao gồm: các yếu tố đầu vào, thị trường xuất khẩu, doanh thu, kênh phân phối… Mục đích giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng xuất khẩu với giá thấp, cũng như các vụ kiện bán phá giá.
Để thực hiện tốt cơ chế giám sát này thì công tác xây dựng và cải tiến các hệ thống tiêu chuẩn về chất lượng cho mặt hàng này cần phải được chú trọng. Hiện nay hệ thống tiêu chuẩn áp dụng cho hàng dệt may của Việt Nam còn kém, chỉ có khoảng dưới 30% phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, để xây dựng và nâng cao hiệu quả của các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cần:
Thứ nhất: Nhà nước cần chú trọng xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn đã áp dụng trong nước cho phù hợp với yêu cầu quốc tế, thông qua việc đầu tư cho công tác nghiên cứu, đào tạo cán bộ - chuyên gia nghiên cứu, tìm hiểu những quy định quốc tế để từ đó dựa trên những tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, có thể xây dựng một hệ thống quy định chất lượng đối với hàng dệt may.
Thứ hai: Thường xuyên cung cấp thông tin và hướng dẫn cho doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu hàng dệt may về nội dung của hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật mới được các nước áp dụng.
Thứ ba: Thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng mặt hàng dệt may xuất khẩu do đó cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước - hiệp hội và doanh nghiệp.
Thêm vào đó, Nhà nước tổ chức thường xuyên hoạt động xúc tiến thương mại. Thông qua hoạt động xúc tiến thương mại, Việt Nam sẽ xây dựng và quảng bá được hình ảnh, thương hiệu của mặt hàng dệt may Việt Nam. Từ đó giúp các sản phẩm dệt may Việt Nam có cơ hội phát triển ra nhiều thị trường lớn. Do đó chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước cần:
Thứ nhất: Việt Nam cần tăng cường quan hệ thương mại hữu nghị với các quốc gia khác trên thế giới, tăng cường tìm kiếm thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang nước bạn.
Thứ hai: Phát huy hơn nữa vai trò của các thương vụ, đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài. Đây là những cơ quan đóng vai trò rất quan trọng trong việc tìm hiểu, cung cấp thông tin thị trường nước ngoài một cách đầy đủ, cập nhật và chính xác nhất cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Hoàn thiện môi trường pháp lý theo tiêu chuẩn quốc tế.
Nhà nước nên xây dựng một hệ thống các quy định có kiên quan đến ngành sản xuất dệt may theo tiêu chuẩn quốc tế, qua đó các doanh nghiệp sản xuất dệt may có thể nắm chắc, tiếp cận và kinh doanh trong một môi trường pháp lý tương tự như ở thị trường khác.
Nâng cao vai trò của hiệp hộ dệt may Việt Nam (VITAS).
4.2 Giải pháp của Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS)
Với vai trò là cầu nối giưa doanh nghiệp sản xuất trong nước với thị trường nước ngoài, hiệp hội có vai trò quan trongjtrong hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đối với các ngành sản xuất nói chung cũng như ngành sản xuất dệt may nói riêng. Hiệp hôi dệt may trong thời gian qua đã giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong việc tìm hiểu thông tin về thị trường, tìm nguồn nguyên phụ liệu, đứng ra ký kết các đơn đặt hàng lớn, hay giúp doanh nghiệp giải quyết tranh chấp trong việc xuất khẩu hàng dệt may. Trong thời gian tới vai trò của VITAS ngày càng được củng có hơn nữa nhằm giúp các doanh nghiệp dự báo và phòng ngừa được các nguy cơ tiềm tàng khi xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị thị trường khác, đặc biệt cần tiên liệu và chủ động tìm giải pháp phòng ngừa từ trước nhằm hạn chế nguy cơ bị kiện bán phá giá.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần có sự phối hợp chặt chẽ với hiệp hội trong việc thực hiện các chính sách chung hạn chế thiệt hai từ rủi ro pháp lý liên quan đến thương mại dệt may. Cụ thể cần tiếp tục chủ chương đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa chủng loại mặt hàng xuất khẩu.
Hiệp hội cũng cần tiếp tục đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng doanh nghiệp kiến thức pháp lý liên quan của các đối tác nhập khẩu lớn, các thông tin giá cả thị trường, đối thủ cạnh tranh, .. có cơ chế theo dõi xuất khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp tiếp nhận các đơn hàng có đơn giá xuất khẩu cao, hạn chế các đơn hàng có giá trị xuất khẩu thấp. Do đó việc xây dựng cơ chế cảnh báo sớm và phối hợp xử lý câc rủi ro pháp lý về tranh chấp thương mại quốc tế là cần thiết.
4.3. Giải pháp từ phía doanh nghiệp dệt may.
4.3.1. Đối với các rào cản thuế quan
Doanh nghiệp cần nắm bắt cơ hội trong điều kiện chúng ta đang được hưởng các ưu đãi về thuế quan mà tập trung nguồn lực cho đầu tư sản xuất hàng dệt may xuất khẩu. Qua đó cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, giữ mối quan hệ thân thiện với bạn hàng. Nên giải quyết các tranh chấp trên cơ sở thương lượng, hợp tác để cùng đi dến một giải pháp chung hợp lý cho cả đôi bên.
Doanh nghiệp cũng cần đáp ứng yêu cầu của một thành viên trong các tổ chức, hiệp hội. Phải quan sát, học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp bạn đi trước tránh vi phạm các quy định mà các quốc gia đã thống nhất đặt ra.
4.3.2. Đối với các rào cản phi thuế.
4.3.2.1. Hạn ngạch
Trong xu thê hội nhập các quốc gia sẽ phải loại bỏ dần rào cản hạn ngạch, nhưng thực tế thì nó vẫn tồn tại, thậm trí ngay tại Hoa Kỳ, một cường quốc về kinh tế vẫn duy trì hình thức này. Điều này sẽ rất bất lợi với nước xuất khẩu, vậy doanh nghiệp cần làm gì để có thể vượt qua rào cản này.
Việc trước tiên doanh nghiệp nên cùng hiệp hội, tổ chức của mình ở nước ngoài tiến hành vận động hành lang (Lobby) đối với chính quyền nơi sẽ đưa sản phẩm xuất khẩu vào để đề nghị họ dỡ bỏ, hoặc giảm hạn ngạch mở đường cho sản phẩm dệt may xuất khẩu thâm nhập vào thị trường này. Biện pháp này đang được áp dụng ở nhiều nước và cũng đem lại hiệu quả đáng kể phù hợp với xu thế hội nhập.
Để đối phó với hạn ngạch có quốc gia sử dụng biện pháp trả đũa bằng biện pháp tương tự đối với hàng hóa của nước đó khi xuất khẩu, nhưng nước ta thì không thể áp dụng biện pháp đó được vì hiện tạo chúng ta đang là nước nhập siêu. Do đó nếu đem hàng xuất khẩu ra nước ngoài mà chưa có hạn ngạch thì doanh nghiệp gặp khó khăn rất nhiều. Vì vậy, trước khi xuất khẩu, thì phải tìm hiểu rõ hạn ngạch của nước bạn.
4.3.2.2. Các thủ tục Hải quan.
Doanh nghiệp cần phải nắm rõ được những yêu cầu về nhập khẩu.
Điền tờ khai hải quan.
Phải khai trị giá hàng hóa để tính thuế.
Xác định xem hàng xuất khẩu của n\mình thuộc mã số nào trong biểu thuế của Hoa Kỳ (HTSUS)
Doanh nghiệp phải trả trước mức thuế dự kieenscungx như các chi để thông quan.
Doanh nghiệp phải có trách nhiệm đảm bảo hàng hóa của mình phải đáp ứng được yêu cầu bắt buộc như: yêu cầu về ký mã hiệu, các quy định về an toàn và ký mã hiệu hàng (marking) và tất các yêu cầu này phải được biết và hoàn thành trước khi hàng đến Hoa Kỳ.
Sự khác nhau về thủ tục giữa Hải quan Hoa Kỳ và Hải quan Việt Nam.
Đây là điểm mà doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chú ý khi xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ.
Ở Hoa Kỳ đa số việc thông quan là do công ty dịch vụ hải quan thực hiện trong khi ở Việt Nam là do các doanh nghiệp tự thực hiện.
Chứng từ thông quan ở Hoa Kỳ có thể lá giấy như ở Việt Nam hoặc ở dạng điện tử.
Hải quan Hoa Kỳ yêu cầu về nhãn hiệu hàng hóa khắt khe và cụ thể hơn ở Việt Nam.
Hải quan Hoa Kỳ yêu cầu đóng gói hàng hóa phải đồng nhất chủng loại hàng, ngoài bao bì phải ghi rõ số lượng, trọng lượng.
Hải quan Hoa Kỳ yêu cầu hóa đơn thương mại chi tiết hơn ở Việt Nam.
xuất khẩu hàng dệt may cần hết sức chú ý các điều khoản giao hàng, cách đóng gói, bao bì, mẫu mã, trọng lượng, đặc biệt là nhãn hiệu hàng hóa.
4.3.2.3. Đối với các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng kiện toàn các hệt thống tiêu chuẩn theo đúng quy định quốc tế : tiêu chuẩn xanh – sạch, tiêu chuẩn SA 8000, tiêu chuẩn WRAP… Đây là nhiệm vụ hàng đầu của doanh nghiệp bởi vì doanh nghiệp trực tiếp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu và phải đối mặt với rất nhiều rào cản thương mại. Do vậy muốn vượt qua được nó thì doanh nghiệp phải tự hòa thiện hóa được các tiêu chuẩn kỹ thuật mà doanh nghiệp đang áp dụng trong sản xuất.
Để giải quyết được tình trạng trên, đòi hỏi trước tiên vẫn là ý thức của nhà sản xuất trong việc thực hiện các tiêu chuẩn về vệ sinh xanh sạch trong sản xuất. Các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu cần rà soát một cách kỹ lưỡng, cẩn thận những hóa chất, chất phụ trợ, thuốc nhuộm đang sử dụng (bao gồm cả hàng nhập khẩu và sản xuất trong nước), phải biết rõ nguồn gốc, xuất xứ của chúng và cần có “hồ sơ” của từng loại hóa chất, chất trợ, từng mẫu thuốc nhuộm. Đó là “Phiếu các số liệu an toàn” (safety data sheets) mà các hãng sản xuất hóa chất, thuốc nhuộm đều có. Thay thế vào đó là những hóa chất , chất phụ trợ thân thiện với môi trường, các thuốc nhuộm biết rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng tốt, loại mới, không độc hại và ít ô nhiễm môi trường. Song song với hóa chất, chất phụ trợ, thuốc nhuộm (dùng cả trong nhuộm và in hoa) là công nghệ áp dụng và máy móc thiết bị tương ứng.
Người lao động trong doanh nghiệp kể cả người trong nước hay nước ngoài đều phải được đối xử bình đẳng, tôn trọng. Tạo mọi điều kiện để cá nhân có thể phát huy hết khả năng cống hiến sưc lao động cho doanh nghiệp, không có bất cứ một hành động nào bạc đãi, đối xử bất công với người lao động.
Chú trọng công tác nghiên cứu thị trường.
Các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may luôn chú trọng công tác nghiên cứu thị trường, nó sẽ giúp các doanh nghiệp có nhiều thông tin về thị trường như: các rào cản đang được áp dụng, dung lượng thị trường, đối thủ cạnh tranh… qua đó doanh nghiệp có thể chủ động ứng phó những rào cản kỹ thuật mà thị trường này dựng lên, tự tin khi hội nhập.
Doanh nghiệp thương xuyên tiến hành các cuộc điều tra về nhu cầu thị trường qua các chương trình thăm dò nhu cầu thị trường, hoặc tiến hành các chương trình giới thiệu sản phẩm, qua đó thăm dò ý kiến của người tiêu dùng để có thể cải tiến sản phẩm của mình theo thị hiếu khách hàng. Bên cạnh đó cần tìm hiểu sâu về đặc điểm văn hóa riêng biệt của thị trường.
4.3.2.4. Đối với chính sách chống bán phá giá.
Phòng hơn chống
Trở thành thành viên của WTO, không có nghĩa là Việt Nam sẽ hưởng một môi trường mậu dịch hoàn toàn tự do mà luôn luôn có những rào cản kỹ thuật, đặt biệt là nguy cơ bị kiện chống bán phá giá. Do vậy, chúng ta nên chủ động phòng tránh và hạn chế những nguy cơ này trước khi bị các nước điều tra kiện.
Để phòng tránh nguy cơ bị kiện bán phá giá, cần phải xem xét ba yếu tô dẫn đến bị điều tra áp thế chống bán phá giá. Đó là tăng trưởng hàng xuất khẩu ở thị trường đó cao, xuất khẩu vượt mức quy định thị phần của hàng nhập khẩu ở nước đó, và giá bán thấp hơn giá bán trong nước đó và các nước khác.
Đối với doanh nghiệp, nên thống nhất với nhau để giữ giá. khi mở thị trường chúng ta có thể chào với giá hấp dẫn, nhưng khi đã có được thị trường rồi chúng ta cần phải tăng dần giá hàng hoá lên. Tuy nhiên, rất khó có thể tăng giá hàng hoá một cách đột ngột vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến nhiều vấn đề liên quan đến mối quan hệ làm ăn giữa hai bên và uy tín của chính doanh nghiệp. Vì vậy, cùng với việc tăng giá chúng ta cần tăng dần giá trị hàng hoá cao hơn hoặc thay đổi mẫu mã bao bì.
Chuẩn bị sớm, cơ hội thành công cao.
Mặc dù vụ kiện xảy ra ở thị trường Hoa Kỳ không nhiều như ở EU nhưng đây là thị trường quan trọng và lớn của doanh nghiệp xuất khẩu. Chính vì vậy để hiểu và đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá ở thị trường Hoa Kỳ là cần thiết, nhất là qui trình giải quyết vụ kiện của các cơ quan liên quan Hoa Kỳ.
Hai cơ quan Hoa Kỳ có vai trò quan trọng trong vụ kiện liên quan đến bán phá giá là Bộ Thương mại (DOC) và Uỷ ban thương mại quốc tế (ITC). DOC là cơ quan chịu trách nhiệm về việc ra quyết định bắt đầu vụ kiện và tính mức phá giá, trong khi ITC là cơ quan độc lập với sáu ủy viên bao gồm ba người của Đảng Dân chủ và ba của Đảng Cộng hòa chịu trách nhiệm xác định mức thiệt hại của ngành công nghiệp nội địa có bị thiệt hại bởi hàng nhập khẩu được xem là bán phá giá.
Hai cơ quan trên sẽ tiến hành điều tra khi vụ kiện được khởi tố bởi các doanh nghiệp địa phương. Việc tham gia tích cực và có tinh thần hợp tác với các cơ quan điều tra của Hoa Kỳ như DOC và ITC có ý nghĩa tích cực cho doanh nghiệp bị kiện trong giai đoạn điều tra sơ bộ cũng như giai đoạn đưa ra phán quyết sau cùng.
Để có thể thành công trong vụ kiện, các doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt các số liệu có kiểm toán và các chứng từ liên quan. Số liệu càng hợp lý, chứng từ càng đầy đủ cơ hội thành công sẽ càng cao. Ngoài ra sự liên kết giữa các doanh nghiệp bị kiện với các tổ chức chính phủ cũng như phi chính phủ cũng tạo ra cơ hội thành công cho doanh nghiệp. Theo ông Vũ Quang Minh, Phó vụ trưởng Vụ tổng hợp kinh tế, Bộ ngoại giao, cho rằng đối phó với vụ kiện chống bán phá giá là một cuộc chiến cần vận dụng mọi nguồn lực dư luận, báo chí, công ty luật... và cả lực lượng Việt kiều ở nước sở tại.
Tuy nhiên, việc đối phó với chống bán phá giá không phải được quan tâm khi vụ kiện bắt đầu mà khi làm ăn với nước ngoài thì các doanh nghiệp cần đã phải chuẩn bị tốt. Sớm thu thập thông tin, tìm hiểu qui định chống bán phá giá, trình tự thủ tục xem xét khởi kiện, chuẩn bị chứng từ...
KẾT LUẬN.
Tóm lại trong thời gian sắp tới, Hoa Kỳ vẫn là thị trường hàng đầu, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, những rào cản thương mại mà thị trường này đang áp dụng đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường nay.
Thực tế, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này vẫn tăng nhanh qua các thời kỳ sau hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết và đén giai đoạn này Việt Nam đã trỏ thành thành viên 150 của tổ chức thương mại thế giới, Đây là cơ hội mở ra rất lớn cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu nói chung cũng như xuất khẩu hàng dệt may nói riêng. Nhưng đi kèm với đó là chúng ta phải luôn luôn cảnh giác với các rào loại rào cản thương mại, và đặc biệt là các rào cản phi thuế quan. Nhà nước, các hiệp hội, và doanh nghiệp khải cùng nhau nghiên cứu và tìm ra các giải pháp để có thể vượt qua các rào cản hay tối thiểu hóa chi phí thiệt hại do các rào cản đó gây ra. Có như vậy các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam mới tự tin khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường thế giới.
Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam với doanh số lớn, chiếm khoảng 55% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ra thị trường thế giới. Điều này đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn chiếm lĩnh thị trường tiềm năng này thì hơn hết phải vượt qua các rào cản thương mại bằng chính nội lực của mình tức là doanh nghiệp phải không ngừng học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu thông tin thị trường, manh dạn đổi mới công nghệ…, thêm vào đó doanh nghiệp cần phải kết hợp với nhà nước và các hiệp hội cùng tìm hướng đi cho sản phẩm xuất khẩu của mình, tận dung tối đa cơ hội và tránh hoặc giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực từ bên ngoài nhất là trong điều kiện hội nhập kinh nhu ngày nay.
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33447.doc