Đề án Buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam. Thực trạng và giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại

Đất nước ta, trong điều kiện hiện nay đang ra sức tập trung thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước từng bước đưa đất nước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì nhiệm vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại rất quan trọng và có ý nghĩa thiết thực. Thông qua chống buôn lậu và gian lận thương mại có hiệu quả, chúng ta góp phần vào việc ổn định và phát triển kinh tế, bảo vệ tốt lợi ích và chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Chống buôn lậu và gian lận thương mại góp phần chống thất thuế, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách đồng thời góp phần tích luỹ vốn để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đảm bảo cho những chiến lược của Nhà nước được tiến hành thuận lợi. Chống buôn lậu và gian lận thương mại hiệu quả là yếu tố quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước phát huy nội lực làm ra được nhiều sản phẩm, cạnh tranh trong môi trường lành mạnh tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động góp phần nâng cao mức sống. Mặt khác tạo điều kiện cho các nhà sản xuất kinh doanh chân chính trong và ngoài nước, tham gia tích cực vào hoạt động thương mại quốc tế, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng. Thực tế hiện nay công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta đang gặp phải rất nhiều khó khăn vì hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng tinh vi, phức tạp bên cạnh đó những hạn chế còn tồn tại như hệ thống luật lệ của ta còn thiếu chặt chẽ, đồng bộ lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại còn hạn chế về số lượng, chất lượng và phương tiện làm việc. Nhận thức của nhân dân về tác hại của buôn lậu và gian lận thương mại còn hạn chế. Còn có hiện tượng tiêu cực trong lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại. Vì vậy cuộc chiến chống buôn lậu và gian lận thương mại ngoài sự quan tâm của Đảng, Nhà nước còn rất cần sự hỗ trợ, ủng hộ của các ngành, các cấp chính quyền, các doanh nghiệp và đặc biệt là toàn xã hội cần lên án mạnh mẽ để đầy lùi con "bạch tuộc" hàng lậu, hàng gian lận thương mại. Mỗi hoạt động trực tiếp hay gián tiếp tiếp tay cho hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại là đi ngược lại với lợi ích quốc gia và sự phát triển của đất nước. Để công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại hiệu quả Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cần phải có biện pháp tích cực, phù hợp và đồng bộ.

doc45 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1533 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam. Thực trạng và giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được cả. Do đó từng thời kỳ sẽ nảy sinh các cơn sốt về giá, về hàng làm đảo lộn thị trường làm thị trường mất ổn định mà Nhà nước không quản lý được. Buôn lậu và gian lận thương mại đã kích thích tâm lý và thị hiếu tiêu dùng sa sỉ, vượt quá năng lực sản xuất trong nước và đối lập với yêu cầu "thắt lưng buộc bụng" cần kiệm xây dựng đất nước hiện nay. Buôn lậu và gian lận thương mại cũng làm thất thoát nghiêm trọng nguồn thu ngân sách thông qua thuế xuất nhập khẩu làm ảnh hưởng đến quá trình tích luỹ vốn của Nhà nước để tiến hành cân đối thu chi ngân sách và công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta hiện nay. Ngoài ra nó còn tác hại đối với nền kinh tế ở chỗ: gian lận thương mại và buôn lậu đã tạo nên một nền kinh tế tiêu thụ giả tạo trên một nền sản xuất chưa cân xứng. Vì đa số tầng lớp gian thương và tham nhũng qua hoạt đông buôn lậu và gian lận thương mại không đầu tư vốn vào sản xuất mà thường ăn xài xa xỉ hoặc đầu tư vào bất động sản như nhà cửa, đất đai, vàng bạc, ngoại tệ... Bên cạnh tầng lớp này xã hội sẽ hình thành một khu vực kinh tế chuyên về dịch vụ và tiêu thụ. 2-/ Tác động đến văn hoá xã hội Buôn lậu và gian lận thương mại ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hoá xã hội. Mục đích của gian lận và buôn lậu thương mại là làm thế nào để thu được nhiều lợi nhuận bất chính mà nếu làm ăn chính đáng họ không thể có được, từ chủ trương đó dần dần họ đã làm giảm giá trị và làm lu mờ hệ thống đạo đức truyền thống là: "đói cho sạch, rách cho thơm" hay "mình vì mọi người"... để chạy theo đồng tiền, tạo ra một hệ thống đạo đức khác là "vì tiền" hay "có tiền là có tất cả"... làm cho khoảng cách chênh lệch giữa kẻ giàu và người nghèo ngày càng lớn. Mặt khác từ đồng tiền bất chính do gian lận thương mại đó đã làm cho đạo đức của nhiều kẻ bị tha hoá. Đó là nguyên nhân chính gây ra nhiều tệ nạn xã hội, tác động nghiêm trọng đến nhân cách văn hoá của nhiều người trong mọi tầng lớp nhân dân. Điều này có thể thấy ở việc ngày càng xuất hiện nhiều những tay "anh chị", "bảo kê" cho buôn lậu và hàng loạt xã vùng biên giới có nhiều nhân dân tham gia vận chuyển tiếp tay cho bọn buôn lậu. Từ đây mà nhiều tệ nạn xã hội xuất hiện như: nghiện hút, cờ bạc... Trong khi Nhà nước phải bỏ ra nhiều tiền để chống lại văn hoá ngoại lai, đồi truỵ, phản động, chống tệ nạn xã hội nhằm duy trì một nền văn hoá lành mạnh đậm đà bản sắc dân tộc xây dựng một xã hội công bằng văn minh thì buôn lậu và gian lận thương mại lại đi ngược lại với những cố gắng cuả Nhà nước. 3-/ Tác động đến chính trị Buôn lậu và gian lận thương mại len lỏi vào từng nhà dân vùng biên, đồng thời lôi kéo, tấn công và làm sa ngã một bộ phận cán bộ trong nhiều hoạt động từ kinh doanh xuất nhập khẩu đến vận tải, tử hải quan, biên phòng đến các ngành tư pháp. Tệ buôn lậu và gian lận thương mại đã trở thành quốc nạn và cùng với tham nhũng được xác định như là một trong những nguy cơ đe doạ sự ổn định và vững mạnh của chế độ ta, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Tội phạm pháp luật gia tăng. Hậu quả buôn lậu và gian lận thương mại đối với nền kinh tế và đối với nền văn hoá xã hội, đã làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước. Một hậu quả khác cũng không kém phần nhức nhối hiện nay do buôn lậu và gian lận thương mại gây ra đó là làm cho các cơ quan quản lý Nhà nước không kiểm soát được tình hình hoạt động xuất nhập khẩu và liên doanh đầu tư với nước ngoài, công tác điều hành của các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn và hoạt động kém hiệu quả. Tóm lại gian lận và buôn lậu thương mại đã tác động tiêu cực và gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế, văn hoá xã hội, chính trị và quản lý Nhà nước. Tình trạng này cần được ngăn chặn và đẩy lùi. iii-/ những mặt đã làm được trong việc chống buôn lậu và gian lận thương mại. Trước tình hình buôn lậu và gian lận thương mại diễn ra như vậy, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để chống lại. Nhà nước đã ban hành chính sách dán tem hàng hoá để quản lý thị trường và chống hàng lậu, hàng gian lận thương mại. Theo đánh giá của các lực lượng chống buôn lậu kể từ khi dán tem, tình hình nhập lậu các mặt hàng thuộc diện phải dán tem đã giảm đáng kể. Tình hình sản xuất trong nước của một số mặt hàng đã chuyển biến tích cực. Các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại cũng đã được ngăn chặn một phần. Đối với chính sách thuế Nhà nước cũng đã có những sửa đổi, ban hành luật thuế mới nhằm chống lại tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại. Đối với thuế XNK Nhà nước cũng đã có những điều chỉnh và đặc biệt gần đây Nhà nước đã ban hành áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT) nhằm xác định xuất xứ hàng hoá chống hàng lậu. Nhà nước cũng có nhiều chính sách khác như chính sách cho vay vốn lãi suất thấp ưu tiên nhân dân vùng biên để kích thích đầu tư sản xuất tạo ra công ăn việc làm cho người lao động ở vùng này nhằm ngăn chặn tình trạng tiếp tay cho buôn lậu. Chính sách khuyến khích, động viên thông qua lương thưởng đối với lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại. Luật thương mại ra đời cũng đóng góp và có tác động rất lớn đối với việc chống buôn lậu và gian lận thương mại. Luật thương mại đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10 tháng 5 năm 1997. Nó là cơ sở pháp lý để phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa góp phần đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích hợp pháp của thương nhân. Luật thương mại còn quy định rõ ràng nhiệm vụ của Nhà nước trong việc quản lý thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Điều 245-khoản 12 - luật thương mại nêu nội dung quản lý Nhà nước về thương mại là: "Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại và việc chấp hành pháp luật về thương mại; xử lý vi phạm pháp luật về thương mại; tổ chức việc đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm, buôn bán hàng giả, đầu cơ lũng đoạn thị trường, kinh doanh trái phép vazf các hành vi khác vi phạm pháp luật về thương mại". Việc ban hành Nghị quyết số 85/CP-m ngày 11/7/1997 của Chính phủ đã đề ra một số giải pháp cấp bách về chống buôn lậu, ngày 16/7/1997 Thủ tướng Chính phủ đã có công điện só 5 đôn đốc các cấp, các ngành tổ chức thực hiện. Đồng thời Chính phủ còn ban hành chỉ thị số 853/1997/CT-TTg ngày 11/10/1997 về đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trong tình hình mới đã góp phần tích cực vào cuộc chiến chống buôn lậu và gian lận thương mại. Theo đánh giá của ban chỉ đạo 853 TW và nhiều doanh nghiệp trong nước thì khi Chính phủ ban hành chỉ thị việc đấu tranh chống gian lận thương mại và buôn lậu đã thu đựơc những kết quả đáng khích lệ. Có rất nhiều vụ buôn lậu và gian lận thương mại bị bắt và xử lý. Công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại đạt nhiều kết quả tốt, góp phần bảo hộ sản xuất trong nước và có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế đất nước. Báo cáo của các doanh nghiệp có những mặt hàng bị hàng lậu chèn ép cho thấy việc sản xuất và tiêu thụ hàng hoá trong nước đều đạt doanh thu cao. Chống buôn lậu và gian lận thương mại của Hải Quan Việt Nam cũng đã đem lại kết quả lớn. Nhận rõ tính chất nghiêm trọng của gian lận thương mại lãnh đạo ngành Hải quan thời gian qua đã tập trng chỉ đạo công tác chống gian lận thương mại bằng các biện pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp với từng loại hình, từng đối tượng với mọi thủ đoạn. Tổng cục Hải Quan đã ban hành nhiều văn bản, quy chế, quy trình, nghiệp vụ, các thủ tục Hải quan, cải cách thủ tục hải quan, về tổ chức sắp xếp bộ máy làm việc ... nhằm hạn chế, khắc phục những sơ hở trong cơ chế, chính sách mà gian lận thương mại có thể khai thác lợi dụng. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, ngành đã nghiên cứu đề xuất những giải pháp góp phần thiết thực vào công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại như: - Tổng cục Hải Quan đã tích cực cùng các Bộ ngành liên quan kiến nghị Chính phủ có biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất việc quy định thuế suất căn cứ vào mục đích sử dụng mà không căn cứ vào tính chất mặt hàng, mặt khác Hải Quan cũng cùng các ngành kiểm tra việc nhập khẩu của một số doanh nghiệp về một số mặt hàng dễ lợi dụng chính sách thuế xem có sử dụng đúng mục đích hay không. - Ngăn chặn gian lận thương mại thông qua giá hàng hoá xuất nhập khẩu. Nhà nước đã bổ xung thêm các nhóm mặt hàng Nhà nước quản lý tính thuế và giao cho Hải quan có trách nhiệm xác định giá tính thuế với các mặt hàng khác. Đây thực chất là sự can thiệp của Nhà nước vào giá tính thuế hiện nay có 20 nhóm mặt hàng nhập khẩu trong tổng số 97 nhóm mặt hàng được Nhà nước thông qua Bộ tài chính quy định giá tối thiểu. Như vậy, việc gian lận qua giá cơ bản đã được ngăn chặn thông qua việc áp dụng bảng giá tối thiểu. - Ngăn chặn gian lận thương mại thông qua việc cố ý khai sai số lượng trọng lượng, phân cấp hàng hoá. Để chống gian lận qua dạng này, Hải Quan đã ban hành các quy trình, quy định tỉ lệ kiểm tra đối với từng loại hàng, kể cả có trường hợp kiểm tra chi tiết 100%. Đối với phẩm cấp hàng hoá nếu khó xác định, Hải quan yêu cầu giảm định chất lượng xuất nhập khẩu của các cơ quan chức năng. Đồng thời Hải quan cùng đã tích cực đề nghị Chính phủ giao cho các cơ quan chức năng giám định hàng hoá, quy định rõ ràng các tiêu chuẩn giải quyết xử lý các trường hợp gian lận thương mại trong việc cố ý khai báo sai chủng loại và phẩm cấp hàng. - Ngăn chặn gian lận thương mại qua việc lợi dụng làm thủ tục cho hàng xuất khẩu chuyển tiếp. Hải quan đã ban hành nhiều chỉ thị, quy chế về hàng chuyển tiếp. Trong đó quy định chặt chẽ việc kiểm tra, áp tải, quản lý của Hải quan đối với hàng chuyển tiếp, quy định tiêu chuẩn về hàng hoá, kho bãi để được đưa hàng về làm thủ tục chuyển tiếp, đồng thời tăng cường công tác tái kiểm tra, thanh tra nên đã phát hiện nhiều vụ gian lận thương mại thông qua việc lợi dụng hàng chuyển tiếp. - Ngăn chặn gian lận thương mại trong lĩnh vực liên doanh đầu tư. Tổng cục Hải quan quy định cho Hải Quan các địa phương khi làm thủ tục nhập khâu hàng hoá cho các đối tượng liên doanh đầu tư nước ngoài phải chú ý kiểm tra giá trị khai báo của máy móc thiết bị, phụ tùng và các phương tiện sản xuất kinh doanh và vật tư để đầu tư xây dựng cơ bản hình thành xí nghiệp hoặc để tạo tài sản cố định, để so sánh đối chiếu với giá cả thực tế trên thị trường quốc tế. Phải lập sổ theo dõi hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu của từng công trình, thanh khoản được chính xác số hàng được miễn thuế. Đồng thời Nhà nước cũng không qua các Công ty giám định kiểm toán để thẩm định lại giá trị hàng hoá được miễn thuế mà các xí nghiệp liên doanh đầu tư nước ngoài đã nhập vào Việt Nam, nên đã ngăn chặn được phần nào việc gian lận của các chủ đầu tư liên doanh trong XNK hàng hoá. - Ngăn chặn gian lận thương mại trong lĩnh vực hàng gia công xuất khẩu cho nước ngoài. Hải quan tiến hành kiểm tra định mức tiêu hao nguyên vật liệu, có sổ theo dõi hàng nhập khẩu của từng hợp đồng gia công làm cơ sở thanh khoản hợp đồng được chính xác, không để các chủ hàng gia công nhập nguyên phụ liệu nhiều nhưng xuất thành phẩm ít, số còn lại tiêu thụ trong nội địa trốn thuế nhập khẩu. - Ngoài ra tổng cục Hải quan còn áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp, tăng cường công tác kiểm tra, tái kiểm tra,, bổ xung điều chỉnh các quy định về nghiệp vụ Hải Quan cho phù hợp với từng giai đoạn, chấn chỉnh lề lối tác phong làm việc của cán bộ nhân viên Hải quan cơ sở, xử lý nghiêm những vụ tiêu cực, cố ý làm trái quy định, nên đã phát hiện được nhiệm vụ gian lận thương mại rất tinh vi, phức tạp. Điển hình như vụ Tân Trường Sanh- vụ buôn lậu và gian lận thương mại lớn ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế xã hội. Đây là vụ án có thủ đoan: Để thực hiện trót lọt việc đưa hàng nhập lậu vào Việt Nam qua cảng Sài Gòn, Trần Đàm chủ đường dây buôn lậu đã tổ chức đưa hối lộ cho cán bộ Hải quan có trách nhiệm kiêm hoá và chống buôn lậu của Cục Hải Quan thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh trong thời gian dài với số lượng rất lớn. Vụ án lớn và nghiêm trọng đến mức sau khi bị lôi ra ảnh sáng pháp luật thì tình hình thị trường trong nước chuyển biến ổn định rõ rệt, sản xuất kinh doanh trong nước tăng đáng kể. Vụ án Tân Trường Sanh bị lôi ra ánh sáng là kết quả rất lớn của lực lượng Hải quan trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại đồng thời làm trong sạch đội ngũ cán bộ ngành Hải quan. Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kết quả chống gian lận thương mại mấy năm qua được thể hiện: - Năm 1991 phát hiện và xử lý 400 0 vụ với tổng trị giá 35 tỉ đồng Việt Nam trong đó có 28 vụ khởi tố hình sự. - Năm 1992 phát hiện và xử lý 7.207 vụ với tổng trị giá gian lận là 87 tỉ đồng. - Năm 1993 phát hiện và xử lý 7.337 vụ với tổng trị giá gian lận là là 87 tỉ đồng. Khởi tố hình sự 49 vụ. - Năm 1994 phát hiện và xử lý 8.500 vụ với tổng trị giá là 290 tỉ đồng. Khởi tố hình sự 53 vụ. - Năm 1995 phát hiện và xử lý 3000 vụ với tổng trị giá gian lận là 70 tỉ đông trong đó khởi tố hình sự 21 vụ. - Năm 1996 phát hiện và xử lý 12.463 vụ với tổng trị giá gian lận là 320 tỉ đồng. Trong đó 52 vụ bị khởi tố hình sự. - Năm 1997 phát hiện và xử lý 16.000 vụ với tổng trị giá là 530 tỉ đồng. Khởi tố hình sự 51 vụ. - Năm 1998 phát hiện và xử lý 10.839 vụ với tổng giá trị giá 250 tỉ đồng. Khởi tố hình sự 56 vụ. - Năm 1999 phát hiện và xử lý 19.102 vụ. Có được kết quả trên là sự cố gắng nỗ lực của ngành Hải Quan cũng như kết quả phối hợp giữa các bộ, ngành có chức năng chống gian lận thương mại ở Việt Nam như bộ tài chính, bộ thương mại, công an, biên phòng... Việc phối kết giữa các lực lượng trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại đã khám phá, phát hiện nhiều các vụ tội phạm kinh tế có chiều sâu đạt hiệu quả cao, tạo được sự chuyển biến tích cực, có chiều sâu, đánh trúng nhiều băng ổ, đường dây buôn lậu và gian lận thương mại lớn. vi-/ những hạn chế còn tồn tại trong việc chống buôn lậu và gian lận thương mại . Bên cạnh những thành tựu trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại thì vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế đó là: - Luật pháp của nước ta còn nhiêu kẽ hở điều này đã được chứng minh qua việc ngày càng có nhiều những vụ gian lận thương mại thông qua việc "lách luật" một cách ngoạn mục. Chính sách pháp luật còn nhiều sơ hở, không chặt chẽ kỷ cương Pháp luật trong quản lý Nhà nước còn bị buông lỏng, việc thể chế hoá đường lối chính sách chậm chạp, Pháp luật chưa thực sự tuân theo và chấp hành nghiêm chỉnh thậm chí còn có lúc mâu thuẫn nhau nên còn để gian thương lợi dụng xử lý các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại có trường hợp còn tuỳ tiện, chủ quan do chưa có những điều luật chặt chẽ nên còn bỏ sót nhiều vụ gian lận. Đơn cử như trường hợp các văn bản pháp quy chưa có văn bản nào quy định rõ ràng đầy đủ loại hành vi gian lận thương mại mà chủ yếu mới đề cập chung chung trong tội danh buôn lậu như tại điều 97 Bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hoặc cho gian lận thương mại là một loại hành vi vi phạm hành chính nên việc bắt giữ và xử lý các hành vi gian lận thương mại còn phụ thuộc vào sự vận dụng điều 97 Bộ luật hình sự và các quy định về việc xử phạt hành chính. - Các văn bản hướng dẫn còn một số thiếu xót, chưa rõ ràng. Hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác chống buôn lậu vẫn còn chồng chéo, nhiều văn bản "trói buộc nhau" dẫn đến ngay cả lực lượng chống buôn lậu mà còn chưa "thống" hết thì làm sao vận dụng để "trị" bọn gian thương. Hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại mang tính chất rất phức tạp, trong khi tội danh gian lận thương mại chưa được xác định đúng, nên trong xử lý các vụ gian lận thương mại còn có sự khập khiễng, không thốn nhất giữa cac cơ quan chức năng còn có sự xuê xoa trong khi thực hiện pháp quy hoặc có sự vận dụng tuỳ tiện trong xét xử vì ranh giới xử lý hành chính và xử lý hình sự trong cá trường hợp đối với hàng hoá thông thường vẫn chưa được xác định (trừ ma tuý, ngoại tệ, thuốc lá ngoại, kim loại mầu đã được thông tư liên ngành số 11 ngày 12/11/1990 của Toà án nhân dân tối cao Bộ tư pháp, Bộ Công an hướng dẫn). Đối với việc xử phạt hành chính, pháp lệnh và nghị định chỉ dừng lại ở việc xác định cá nhóm hành vi nên rất khi áp dụng hoặc tạo sơ hở, tiêu cực trong vận dụng để thực hiện. Các khung xử phạt quá rộng khó định lượng, nhiều quy định về mức xử phạt không tương xứng với tính chất hành vi vi phạm. Ví dụ: Nghị định 232/HĐBT trước đây quy định phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng Việt Nam đối với hành vi giả mạo giấy tờ xuất nhập khẩu không khai báo hoặc không có giấy phép; phạt từ 500.000 đến 1 triệu đồng đối với các hành vi cố ý khai sai loại hàng, phẩm cấp hàng, trị giá hàng xuất xứ hàng hoặc dùng các thủ đoạn khác. Nghị định 16/CP ngày 20/03/1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong vực quản lý Nhà nước về Hải Quan có tăng mức xử phạt từng hành vi, có hệ thốn và phân định thành nhiều nhóm trong 9 điều. Song thực tế thấy rằng các mức phạt vẫn còn quá nhẹ so với nhiều vụ gian lận thương mại có giá trị trốn thuế lớn có tính chất phức tạp, hậu quả nghiêm trọng. - Lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại chưa đủ mạnh. Trên tất của các tuyến, các cửa khẩu: biên giới đất liền, trên biển, sân bay lực lượng chống buôn lậu còn rất hạn chế, trang thiết bị phục vụ cho công tác này còn rất ít và lạc hậu. Để đối phó với hàng trăm cửu vạn thì hải quan cửa khẩu biên giới đất liền chỉ có một tổ chuyên trách gồm có 7 người làm việc trong điều kiện đơn sơ, không có điện lưới quốc gia nên không sử dụng được các phương tiện thông tin liên lạc như điện thoại, điện báo. Phương tiện nghiệp vụ còn lạc hậu, ít ỏi không đủ sức mạnh săn đuổi, phong toả các băng, tổ chức buôn bán lậu lớn. Chống buôn lậu trên biển thì không có tàu chuyên dung công suất lớn, gặp phải trường hợp tàu của gian thương lớn hơn, hiện đại hơn thì đành phải bó tay. Trên tuyến hàng không thì phương tiện kiểm tra, kiểm soát còn lại hậu khó khăn trong việc phải đối mặt với những thủ đoạn tinh vi của bọn buôn lậu. Trình độ nghiệp vụ của đội hình chống buôn lậu còn hạn chế, gian lận thương mại ngày càng tinh vi phức tạp, nhiều trường hợp người kiểm tra không đủ khả năng kiểm tra hàng hoá như về: xuất xứ, khối lượng, chủng loại hàng hoá... Mặt khác kinh phí dành cho chống buôn lậu và gian lận thương mại quá hạn hẹp, ngoài số tiền trích thưởng (30%) cho một vụ phát hiện và bắt giữ chống buôn lậu , gian lận thương mại, các lực lượng chức năng không còn nguồn kinh phí nào khác để "chi" cho những lần "ăn trực nằm chờ", "mai phục" bắt giữ bọn buôn lậu, nhưng "về tay không". - Trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại còn tồn tại nhiều tiêu cực như: + Việc xử lý các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại, tiếp tay cho bọn buôn lậu chưa nghiêm, chưa đủ tác dụng răn đe, có trường hợp còn được bỏ qua. + Nhiều nơi chính quyền các xã, huyện vùng giáp biên còn buông lỏng quản lý thị trường cho nên đã tạo khe hở cho bọn buôn lậu có đất dung thân. Thậm chí chính quyền dcòn làm ngơ trước các hiện tượng cả lang biên giới làm "cửu vạn" cho bọn buôn lậu và quan niệm của một số địa phương là "vì kế sinh nhai của bà con". + Một cán bộ công chức trong lực lượng chống buôn lậu gian lận thương mại tiếp tay cho bọn xấu. Qua các vụ án kinh tế lớn như Tân Trường Sanh, Epco, Minh Phụng... mà mọi người đều biết. Đây là môt vấn đề nhức nhối hiện nay. - Việc dán tem các mặt hàng nhập khẩu có hiệu quả tích cực nhưng chưa thật triệt để, thiếu liên tục, mang tính chất phong trào lúc nhát nên sau khi đợt đầu ào đi thì đâu lại vào đấy. Trong khi đó, người tiêu dùng không có ý thức về việc sử dụng những hàng buộc phải có tem, trái lại sẵn sàng mua hàng không dán tem miễn là giá rẻ hơn chút ít. Bên cạnh đó việc quản lý tem của cơ quan chức năng chưa chặt chẽ hiện tượng quay vòng tem, làm tem giả khá phổ biến làm giảm ý nghĩa của việc dán tem. - Sự phối hợp kém chặt chẽ và hiệu quả của các lực lượng tham gia chống buôn lậu dẫn đến khó điều tra nắm bắt tình hình một cách chắc chắn để có biện pháp đánh trúng những tụ điểm buôn lậu, những đường dây buôn lậu lớn. Nhiều phát hiện ra bọn buôn lậu nhưng vì lực lượng ít, đơn lẻ nên không ngăn chặn được hoặc bị đánh tháo. - Hạn chế nữa là công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại nhiều khi còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa thấy hết hiệu quả nghiêm trọng của nó nên trong các hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại về quan điểm giữa các cấp, các ngành và Nhà nước cũng chưa thực sự thống nhất. Chưa đặt vấn đề đấu tranh chống buôn lậu, quan điểm lấy dân làm gốc chưa được vận dụng tốt tong công tác này. - Chất lượng hàng nội còn hạn chế khó cạnh tranh với hàng ngoại. Đồng thời chất lượng hàng nội không được kiểm tra thấu đáo, còn để lọt lưới ra thị trường nhiều loại hàng hoá chất lượng kém, thậm chí hàng giả trong nội địa sản xuất cũng không ít, do đó càng làm cho công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại gặp nhiều khó khăn. Chương III một số những giải pháp trong việc chống buôn lậu và gian lận thương mại Buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta trong những năm gần đây diễn biến phức tạp, đã trở thành "quốc nạn", xâm hại đến kinh tế, đời sống xã hội, đến lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia. Vì vậy cần phải có những giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại một cách có kế hoạch, chiến lược và đồng bộ giữa các ngành hữu trách. Đảng và Nhà nước cần có những chủ trương, biện pháp kiên quyết ngăn chặn, hạn chế, đẩy lùi nạn buôn lậu và gian lận thương mại. Đồng thời các ngành, các lực lượng, các cấp uỷ, chính quyền, nhân dân các địa phương, nhất là trên các tuyến biên giới, vùng biển hải đảo cũng cần có những biện pháp cụ thể trong công tác này. I-/ giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại nhìn từ góc độ Nhà nước. Cần đưa vấn đề chống buôn lậu và gian lận thương mại thành công tác trọng tâm thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, cơ quan quản lý Nhà nước. Để có kết quả tốt Nhà nước cần có giải pháp phù hợp. 1. Nhà nước cần phải hoàn chỉnh hơn nữa hệ thống luật pháp. Để chống buôn lậu và gian lận thương mại cần phải có những điều luật cụ thể chính sách nghiêm minh cho từng hành vi gian lận, bịt kín các kẽ hở của cơ chế chính sách, thu hẹp môi trường, tước bỏ các điều kiện mà gian lận có thể khai thác lợi dụng để làm ăn bất chính. Hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay còn thiếu và không đầy đủ rõ rang nên trong thực hiện thiếu cơ sở pháp lý dễ dàng dẫn đến tuỳ tiện không thống nhất. Nhiều chế định, quy định được ban hành đã lâu nay không còn phù hợp, vẫn chưa sửa đổi, bổ sung kịp thời các văn bản pháp luật liên quan đến công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành cũng chưa cụ thể hoá được những quy định của luật một cách thống nhất. Nên trong các văn bản còn mâu thuẫn, gây khó khăn cho hững người thừa hành. Luật pháp không đồng bộ hoàn chỉnh sẽ dẫn đến tình trạng tuỳ tiện, chủ quan trong kiểm tra, giám sát và xử lý. Vì vậy Nhà nước cần phải nghiên cứu xây dựng ban hành pháp luật mới và cả điều chỉnh sửa đổi bổ sung những văn bản pháp luật cũ không phù hợp. Hoàn thiện chính sách vĩ mô như chính sách thuế, quản lý xuất nhập khẩu, chính sách hải quan, nhanh chóng ban hành luật Hải Quan. Nên tập trung nghiên cứu, xây dựng một chính sách thuế hợp lí, dễ hiểu, không quá cao, khuyến khích được nhà sản xuất kinh doanh tự giác nọpp thuế cho Nhà nước. 2. Khi ban hành chính sách mới Nhà nước và các cơ quan chức năng phải có những văn bản hướng dẫn rõ ràng cụ thể để việc thực hiện mang lại kết quả tốt. 3. Trong những biện pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại Nhà nước cần làm rõ trách nhiệm của từng ngành từng cấp, quy định rõ trách nhiệm về vật chất của các tổ chức giám định, hạn chế tối đa sự trùng lắp trong xử lý vụ việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ các ngành làm công tác chống buôn lậu, cụ thể: - Hàng qua cửa khẩu trách nhiệm chính của Hải Quan. - Hàng kinh doanh trên thị trường nội địa trách nhiệm chính là quản lý thị trường (ngành thương mại). - Biên phòng làm nhiệm vụ an ninh cửa khẩu, bảo vệ đường biên công tác phòng chống buôn lậu vó trách nhiệm phối hợp với chính quyền. - Cơ quan thuế vụ chịu trách nhiệm chống thất thu, giám sát hàng hoá trốn lậu, kiểm tra các hoá đơn chứng từ theo quy định của ngành. - Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm toàn diện quản lý hành chính kinh tế trên địa bàn, tổ chức phối hợp với tất cả các cơ quan làm nhiệm vụ chống buôn lậu trực tiếp thụ lý các vụ việc vi phạm về buôn lậu, trốn thuế trên địa bàn, kiến nghị các cơ quan những vấn đề vướng mắc phát sinh trong công tác phòng chống buôn lậu. Quy định rõ ràng trách nhiệm chính sách để dễ dàng thi hành nhiệm vụ nhưng đồng thời trong công tác phòng chống cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động mag lại kết quả cao nhất. ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố cần trực tiếp chỉ đạo các ngành có liên quan trong địa phương mình phối hợp trong công tác phòng, chống. Theo tinh thần của Chỉ thị 853/1997/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì hiện nay Tổng Cục Hải Quan chủ chì với sự tham gia của Bộ Nội Vụ, Bộ thương mại, Bộ tài chính tiến hành tổng kiểm tra đồng loạt hàng hoá đang làm thủ tục xuất, nhập khẩu tại các cảng biển, cửa khẩu, phát hiện hàng nhập lậu, hàng gian lận thương mại để trốn thuế. Bộ thương mại chủ trì có sự tham gia của Bộ Nội Vụ, Bộ tài chính tổng kiểm tra hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân có cửa hàng buôn bán hàng hoá vật tư nhập khẩu nhằm làm lành mạnh thị trường nội địa, đồng thời chính sách biện pháp buộc các doanh nghiệp chỉ kinh doanh những mặt hàng đã đăng ký kinh doanh. Các bộ, ngành. ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương tiến hành tổng kiểm tra các doanh nghiệp xuất khâủ trực thuộc về hoạt động kinh doanh, chế độ thu chi tài chính, hạch toán kế toán. 4. Gắn việc chống buôn lậu và gian lận thương mại và buôn lậu với công cuộc cải cách hành chính. Đây là một yêu cầu đặt ra cho các cơ quan quản lý Nhà nước, chống buôn lậu và gian lận thương mại phải gắn với việc thực hiện Nghị quyết 38/CP của Chính phủ về cải cách nền hành chính Nhà nước. Đối với Hải Quan cần nghiên cứu để xây dựng các giải pháp tối ưu nhằm mục tiêu bảo đảm sự quản lý của Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu được chặt chẽ, chống được buôn lậu, gian lận thương mại có hiệu quả, thu đúng, thu đủ thuế xuất nhập khẩu đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước, nhưng vẫn tạo được thuận lợi cho thương mại chân chính hoạt động phát triển, khuyến khích được xuất nhập khẩu, bảo hộ được sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích chính đág của người sản xuất và tiêu dùng, hội nhập với thương mại khu vực thế giới. Trên cơ sở cải cách hành chính sâu rộng, giảm các thủ tục rườm rà, gây phiền hà ách tắc cho hoạt động xuất nhập cảnh. Tiếp tục đổi mớ các quy trình nghiệp vụ, rà soát các văn bản, các quy định và hệ thống lại theo hướng đơn giản, hài hoà và thống nhất dễ hiểu, dễ thực hiện. Kiên quyết loại bỏ các quy định không rõ ràng không có tính khả thi, gây ách tắc, phiền hà, tiêu cực, để gian lận thương mại và các phần tử tiêu cực, cơ hội có thể luồn lách lợi dụng. 5. Tăng cường lực lượng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho các lực lượng phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại. Để đối phó với "lực lượng khổng lồ" của buôn lậu và gian lận thương mại cần phải có lực lượng lớn mạnh chống lại. Xây dựng lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại trong sạch vững mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng tinh vi phức tạp, đòi hỏi cán bộ ngành chức năng phải có sự hiểu biết toàn diện và tổ chức lực lượng tại các địa bàn, các bộ phận nghiệp vụ phải thật hợp lý, khoa học, hiệu quả. Qua công tác kiểm tra, kiểm soát và thu thuế Hải quan, hoạt động Hải Quan phải đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại, đồng thời vừa phải góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội, từng bước hoà nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Nâng cao trình độ văn hoá chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ Hải Quan, Biên phòng, Cảnh satds kinh tế ... Từng bước tiêu chuẩn hoá các chức danh nghề nghiệp, nghiệp vụ. Số công chức chưa được đào tao hoặc đã được đào tạo nhưng trái ngành phải được đào tạo hoặc đào tạo lại theo yêu cầu của công tác cụ thể. Riêng đối với lực lượng chống buôn lậu cần mở rộng phạm vi địa bàn hoạt động, vươn ra xa tuyến trên biển, đánh sâu vào nội địa, xây dựng phương án trọng điểm trên từng tuyến biên giới và từng địa bàn: tăng cường lực lượng, trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại tập trung đánh mạnh, đánh trúng vào các ổ nhóm, đường dây buôn lậu. + Trên tuyến đường hàng không, tập trung phát hiện ngăn chặn việc vận chuyển trái phép ma tuý, vũ khí, tài liệu phản động tiền giả, ngoại hối. + Trên tuyến biển, tập trung xóa các điểm "nóng" và các chợ "trời" trên biển nhất là việc sang mạn hàng lậu từ tàu viến dương sang các tàu, thuyền nhỏ từ ngoài xa, đổ hàng vào bái ngang bến dọc. + Trên tuyến biên giới đất liền tập trung ngăn chặn bắt giữ hàng nhập lậu qua hai biên giới cánh gà cửa khẩu. Trang bị máy móc thiết bị cho các lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại như: + Xây dựng các đội tàu cao tốc Hải Quan. + Trang bị các máy soi container và các thiết bị cần thiết khác cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát. + Trang bị hệ thống kiểm tra qua camera tại các cửa khẩu lớn. + ứng dụng vi tính hoá vào các quy trình thủ tục Hải quan như: đăng kí tiếp nhận tờ khai, xác định giá tính thuế xuất nhập khẩu, thông tin chống buôn lậu, thống kê, kế toán. + Xây dựng bộ phận kiểm toán đủ sức kiểm tra, thanh tra nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu của Hải quan quốc tế và thương mại quốc tế. áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới trong kiểm tra qua các cửa khẩu và trong ngành Hải Quan. Hải quan nên trang bị nhiều máy soi hành lý, hàng hoá tại các cửa khẩu quốc tế lớn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách và hàng hoá được qua lại dễ dàng đồng thời nâng cao tái kiểm soát của hải quan. Ngoài ra, ngành Hải Quan cần áp dụng chế độ thông tin tình báo nhằm phát hiện và ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận. 6. Tăng cường hợp tác quốc tế với các cơ quan Hải quan của các nước trong việc đấu tranh chống gian lận thương mại. Tăng cường hợp tác nhằm trao đổi thông tin, lựa chọn mục tiêu, lập hồ sơ và quản lý, đánh giá rủi ro thông qua đó có thể phát hiện các trường hợp có nguy cơ gian lận thương mại cao, phối hợp với các nước trong việc kiểm soát Hải Quan, tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ của các nước phát triển trong việc đào tạo cho cán bộ Hải Quan Việt Nam về các kỹ thuật và phương pháp đấu tranh chốn gian lận thương mại tiến tiến. 7. Dán tem hàng hoá phải thực sự hiệu quả. Dán tem tuy đã được coi là biện pháp cần thiết để quản lý hàng nhập khẩu, song thực tế đã cho thấy không phải bất cứ một mặt hàng nào nhập khẩu cũng có thể áp dụng biện pháp này. Muốn áp dụng phải xem xét thật cụ thể tính chất, đặc điểm của hàng hoá và bao bì sử dụng cho loại hàng hoá đó, có như thế mới đảm bảo tính hữ hiệu của biện pháp dán tem. Về dán tem cũng có không ít câu chuyện về tem giả, tem thật, tem dán rồi bóc ra thậm chí nhiều nơi có cả tem phát khống cho doanh nghiệp tự dán. Để tránh việc vô hình hợp thức hoá hàng giả, hàng cũ tân trang lại thành hàng thật, hàng tốt qua việc dán tem thì nhất thiết cần có sự thẩm định của cơ quan chuyên môn về chất lượng hàng hoá. 8. Nhà nước cần có chính sách để đây mạnh sản xuất trong nước, để hàng hoá Việt Nam tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường góp phần ngăn chặn hàng lậu. Muốn vậy đòi hỏi nước có chính sách phù hợp với cơ chế kinh tế mới nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, tạo thông thoáng cho hoạt động kinh doanh, lành mạnh thị trường nội địa. 9. Nhà nước cần có cơ chế chính sách khen thưởng, chính sách tiền lương thoả đáng đối với cán bộ công chức làm nhiệm vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại. Khen thưởng, động viên cả bằng tinh thần và vật chất cho những thành tích đạt được của từng đơn vị, từng cá nhân. Để cuộc đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại của ta giành thắng lợi thì việc giải quyết vấn đề tiền lương cho nhữg công chức làm công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại rất cần thiết. Vì hiện nay chính sách tiền lương của ta còn có những bất hợp lý, đang là vật cản cho sự phát triển kinh tế, làm tăng sự phân hóa, bất bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư. Do tiền lương không đủ để tái sản xuất sức lao động trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp cũng như lực lượng vũ trang xuất hiện tình trạng công chức phải làm thêm và nhận được các nguồn thu nhập khác ngoài lương. Có nguồn thu nhập do công chức làm thêm nhờ vào trình độ tay nghề của họ, có nguồn từ cơ quan đơn vị tổ chức hoạt động có được để phân phối cho công chức. Chẳng hạn theo báo cáo của một đề án cải cách tiền lương gần đây để trình Hội nghị trung ương 7 khoá VIII cho biết trong ngành Hải Quan, thu nhập từ quỹ tiền lương của công chức chỉ chiếm 36,08% còn lại thu nhập ngoài quỹ tiền lương chiếm 63,92% trong tổng số thu nhập của công chức. Một vấn đề là tiền lương cho công chức nói chung và cho các lực lượng làm công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại nói riêng hiện nay là còn thấp. Vì vậy để tồn tại, bản thân công chức và các đơn vị hành chính sự nghiệp phải có những hoạt động làm thêm. Tình hình làm thêm của công chức và các đơn vị có mặt tốt là đảm bảo cho họ có thêm thu nhập, song mặt trái của nó là quá nhiều, đặc biệt làm cho chất lượng công việc không tốt. Chính vì vậy, chúng ta thấy rằng muốn tổ chức triển khai chống buôn lậu và gian lận thương mại một cách triệt để cần có "con người triệt để" để thực hiện các chỉ thỉ, nghị quyết, pháp lệnh và luật pháp của Nhà nước ta trong công tác này. Để có con người đó không chỉ dừng lại ở việc giáo dục chính trị tư tưởng mặc dù điều này là cần thiết, mà còn phải giải quyết được đời sốg vật chất cho họ. Điều này đòi hỏi phải dcải cách văn bản chế độ tiền lương đủ đảm bảo tái sản xuất sức lao động cho công chức và gia đình họ. Khi tiền lương của công chức đủ nuôi sống bản thân và gia đình chỉ có Nhà nước là người chủ duy nhất của công chức thì họ sẽ hết lòng làm việc cho Nhà nước. Mọi chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã ban hành để đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại mới được tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm túc. 10. Nhờ có chính sách phát triển kinh tế vùng biên, làm cho nhân dân vùng biên trở thành lực lượng tham gia tích cực vào việc chống buôn lậu. Tình trạng hiện nay là bọn buôn lậu đang sử dụng một bộ phận khá đông nhân dân địa phwong vùng biên vào việc vận chuyển hàng lậu qua biên giới Nhà nước cần có chính sách phát triển kinh tế vùng biên, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân. Cán bộ, các ngành ở trung ương có trách nhiệm cùng với các địa phương, nhất là địa phương vùng biên giới thực hiện tốt chính sách chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dan bằng các chươg trình xóa đói giảm nghèo,, các dự án kinh tế, văn hoá xã hội... đảm bảo cho nhân dân có đời sống ổn định không để bọn buôn lậu lợi dụng lôi kéo họ vào con đường làm thuê "cửu vạn" cho chúng. 11. Nhà nước cần tuyên truyền giáo dục, nâng cao giác ngộ cán bộ và nhân dân về việc chống buôn lậu và gian lận thương mại. Nhà nước cần phải tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân thấy được tác hại to lớn của buôn lậu và gian lận thương mại đối với kinh tế -xã hội. Tuyên truyền giáo dục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình. Đây cũng là một biện pháp góp phần mang lại hiệu quả trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại. Nâng cao giác ngộ và đấu tranh chốg lại buôn lậu và gian lận thương mại cho cán bộ và nhân dân là một việc làm cần thiết và cấp bách vì nó có vai trò trực tiếp trong việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về xuất nhập khẩu, về hoạt động hải quan qua việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong đấu tranh chống gian lận thương mại. Trong những năm gần đây Nhà nước ta đã từng bước đổi mới hệ thống pháp luật với tư duy pháp lý mới. Cơ sở pháp lý mới của quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý hoạt động xuất nhập khẩu đã bắt đầu hình thành. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao giác ngộ pháp luật nhằm hình thành một cơ chế kiểm tra việc tuân theo những cơ sở pháp lý mới này. Căn cứ vào đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, xuất phát từ đăc điểm công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta thời gian qua và trạng thái ý thức pháp luật của cán bộ và nhân dân lao động nước ta. Công tác giác ngộ về luật thương mại, về công tác hải quan, về các quy địh liên quan đến chống buôn lậu và gian lận thương mại trong điều kiện hiện nay, cần tiến hành khắc phục tình trạng kém hiểu biết pháp luật liên quan đến hoạt động buôn bán xuất nhập khẩu, hải quan. Giáo dục tình cảm tôn trọng pháp luật, từng bước mở rộng tri thức pháp luật nâng cho cán bộ và nhân dân. Để trang bị tri thức pháp luật nâng cao giác ngộ cho cán bộ và nhân dân cần phải sử dụng tổng hợp nhiều hình thức và phương pháp khác nhau nhằm lôi cuốn nhân dân tham gia tích cực vào xây dựng, bảo vệ và áp dụng luật pháp. Thông qua việc tham gia tích cực, trực tiếp của cán bộ và nhân dân như thảo luận, góp ý của quần chúng nhân dân sẽ giúp nâng cao tính tích cực công dân trong công việc Nhà nước mà cụ thể ở đây là việc chống buôn lậu và gian lận thương mại. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, nâng cao giác ngộ pháp luật cho cán bộ là một nhu cầu cấp bách vì trong giải quyết các vụ việc cụ thể phần lớn phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của người được giao quyền thay mặt cơ quan quản lý giải quyết. Hơn nữa phải giác ngộ lòng tin pháp luật cán bộ trong quá trình áp dụng pháp luật đó là tình cảm công bằng trách nhiệm, tình cảm pháp chế, không khoan nhượng với những vi phạm pháp luật và tội phạm, hình thành thói quen xử sự tích cực theo các quy định của pháp luật, không bị ngoại cảnh chi phối. Ngoài ra giáo dục cho cán bộ của các cơ quan quản lý tìm ra nguyên nhân và điều kiện dẫn đến vi phạm pháp luật của các nhà xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh với từng trường hợp cụ thể nhằm bịt kín những kẽ hở pháp luậ. Trong quá trình ấy phải làm cho mọi người thấy được hậu quả nghiêm trọng của buôn lậu và gian lận thương mại đối với kinh tế, xã hội và đạo đức văn hoá, đối với đất nước cũng như đối với quyền lợi chính đáng của mọi người dân lao động. 12. Phải xử lý nhanh, nghiêm minh và thích đáng những kẻ buôn lậu và gian lận thương mại và những người có ý thức dính dáng đến buôn lậu và gian lận thương mại. Đây là biện pháp nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh đảm bảo quyền mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Khi phát hiện cá hành vi buôn lậu và gian lận thương mại thì nhất định phải áp dụng những hình phạt thích đáng. Vì bản thân các hình phạt đúng cũng có tác dụng phòng ngừa hành vi vi phạm của những người khác. Trong thời gian qua, chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến việc đấu tranh kiên quyết và kịp thời với những hành vi gian lận thương mại và buôn lậu. Một số cá nhân, một số đơn vị có hành vi buôn lậu, gian lận thương mại được phát hiện nhưng khôn được xử lý kịp thời hoặc thậm chí có xử lý nhưng chỉ qua loa, không đúng mức. Một hiện tượng hết sức nguy hiểm cho công việc củng cố, tăng cường pháp chế lĩnh vực thương mại. Từ những vi phạm nhỏ mà không xử lý nghiêm minh sẽ tiếp lối cho những vi phạm lớn. Buôn lậu 1 bao thuốc cũng là vi phạm pháp luật, là hành vi trái pháp luật, coi thường pháp luật vậy nó cũng phải được xử lý nghiêm minh để răn đe, ngăn ngừa không để hành vi đó tái diễn đồng thời cho mọi người thấy được mà tôn trọng pháp luật. Người trực tiếp vi phạm pháp luật đã là nguy hiểm nhưng người gián tiếp tiếp tay cho việc vi phạm pháp luật đó còn nguy hiểm hơn. Xử lý thích đáng những kẻ buôn lậu và gian lận thương mại nhưng đồng thời cũng cần nghiêm minh đối với những kẻ tiếp tay cho buôn lậu và gian lận thương mại. Thực tế ở nước ta thời gian qua trong lực lượng chống buôn lậu còn tồn tại tiêu cực đó là một số cán bộ trong ngành bị bọn buôn lậu và gian lận thương mại mua chuộc lam thoái hoá biến chất tiếp tay cho chúng. Điều này rất nguy hiểm vì trong khi các ngành, các cấp gia sức chống tệ nạn này thì một số người trong đó lại tiếp tay cho nó. Những việc này chứng minh rằng họ rất coi thường pháp luật, coi thường đạo đức. Điển hình trong thời gian qua là 2 vụ án lớn Epco Minh Phụng, Tân Trường Sanh gây hậu quả rất lớn cho nền kinh tế -xã hội mà trong đó có liên quan đế cán bộ hải quan- những người làm việc trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại gây bất bình lớn trong nhân dân, làm tổn thương đến lòng tin của nhân dân vào những người bảo vệ pháp luật. Vì vậy cần phải xử lý thích đáng những kẻ này đồng thời giáo dục đạo đức trong lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại. 13. Các ngành, các cấp phải thường xuyên kiểm tra nắm bắt tình hình thị trường. Có thường xuyên và tích cực kiểm tra thì mới phát hiện và ngăn chặn tinh trạng buôn lậu và gian lận thương mại. Buôn lậu và gian lận thương mại lắm phép "thần thông". Hàng lậu trên thị trường Việt Nam hiện nay từ nhiều nguồn khác nhau tuồn vào với đủ chủng loại mẫu mã. Mỗi loại hàng hoá có tới hàng trăm kiểu dáng, mẫu mã. Thực tế một số mặt hàng dán tem đã hạn chế được hàng lậu rất nhiều nhưng chúng ta khó có thể dán tem ở hàng trăm các mặt hàng khác được. Hàng lậu lan tràn dẫn đến "cung" vượt quá "cầu", lúc thì tràn vào ồ ạt làm cho giá cả giảm xuống, lúc chững lại làm cho giá cả tăng lên làm cho thị trường mất ổn định. Để khắc phục điều này thì các ngành chức năng cần kiểm tra kiểm soát thị trường thường xuyên thì mới giảm bớt đựoc đóng góp vào việc chống buôn lậu và gian lận thương mại. II-/ giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại nhìn từ góc độ doanh nghiệp. Hàng lậu đang là "quốc nạn". ở đâu người ta cũng nói đến hàng lậu như một thứ nguyên nhân của hiện tượng kinh tế: hàng sản xuất ra không bán được vì hàng lậu, hàng gian lận thương mại phá giá thị trường ứ đọng tại hàng lậu tràn lan. Mặc dù Nhà nước đã cố gắng để đẩy lùi hàng lậu nhưng khó có thể chấm dứt được nó. Vậy thì phải làm gì để mình không trở thành "cái túi đựng đồ thải" từ nước ngoài nữa? 1-/ Hàng Việt Nam cần phải tăng tính cạnh tranh. Hiện nay, ngoài việc đổ lỗi cho hàng lậu, hàng gian lận các nhà sản xuất trong nước hầu như chưa chịu nhìn thẳng vào thực tế vì sao hàng của họ không cạnh tranh nổi với hàng lậu, hàng gian lận thương mại. Ai cũng biết hàng của một số nước không đảm bảo lắm song người tiêu dùng vẫn mua. Thực tế là cùng một mặt hàng, chất lượng tương đương nhau, nhưng giá hàng lậu lại rẻ hơn, mẫu mã đẹp hơn. Ví dụ: đường của Trung Quốc trên thị trường hiện nay khoảng 4.000đ/1kg, tong khi đường Việt Nam 5.500đ/1kg, áo phông Trung Quốc rất nhiều mẫu mã giá lại thấp hơn, hàng Việt Nam ít mẫu mã, giá lại cao hơn. "Nếu như hàng Việt Nam chất lượng cao hơn, mẫu mã đẹp hơn thì giá cao chúng tôi vẫn mua" một người tiêu dùng khẳng định và khi được hỏi người tiêu dùng đều nói rằng, vấn đề họ quan tâm nhất khi mua hàng là chất lượng sau là giá cả và mẫu mã "Hàng tôi mua trước hết phải là thứ tốt, rồi phải xem nó có đáng đồng tiền bát gạo không. Thà mua thứ đắt hơn và chất lượng tốt hơn là mua rẻ mà dùng không ra gì". Vậy hàng nội muốn trụ được trên thị trường thì phải tăng tính cạnh tranh về chất lượng, đồng thời cũng phải tìm cách hạ giá thành sản phẩm xuống. Trên thực tếm việc cạnh tranh về giá cả đối với hàng lậu hàng gian lận thương mại là "không tưởng" bởi vì lí do: + Một là, hàng nhập lậu, trốn được thuế nên giá re, hàng của ta sản xuất ra trong nước phải nộp thuế. + Hai là, nghe nói một số nước lân cận hàng tồn kho lớn, họ cần phải giải quyết. Trong khi, ta chỉ có thể mạnh là nhân công rẻ nhưng nay đã không còn rẻ như trước nữa. Như vậy chỉ còn cách vừa phải chống hàng lậu vừa phải cạnh tranh về chất lượng với nó. Thực tế đã cho thấy người tiêu dùng chọn chất lượng làm ưu tiên hàng đầu. Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, lúc nào cũng đông khách, doanh só bán ra có doanh nghiệp lên tới tiền tỷ/ngày. Điều đó chứng minh người tiêu dùng không hề thời ơ với hàng nội, mặc dù có nhiều loại hàng giá không rẻ. Để nâng cao tính cạnh tranh doanh nghiệp cần tích cực đầu tư nâng cao trình độ kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ người lao động để tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng hàng hoá. Xu hướng hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang làm đó là tham gia áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO. ISO là một công cụ đắc lực cho hàng Việt Nam nâng cao chất tính cạnh tranh trước hết là ở thị trường trong nước sau đó là thị trường quốc tế. 2-/ Các doanh nghiệp cần tham gia góp phần hoàn thiện môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh là tập hợp các điều kiện, các yếu tố tác động đế hoạt động kinh doanh, nhưng hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đều có ảnh hưởng tới các yếu tố của môi trường kinh doanh ở mức độ nhiều ít. Một doanh nghiệp không thể đứng vững lâu dài trong một môi trường kinh doanh không ổn định, không thuận lợi, hơn nữa hoạt động của doanh nghiệp ngày nay đã được xem xét đánh giá dưới nhãn quan quần chúng và có ảnh hưởng đến uy tín của d. Doanh nghiệp không nên vì lợi ích cá nhân mà có những việc làm tiếp tay cho buôn lậu và gian lận thương mại như cho mượn tư cách pháp nhân, giấy phép xuất nhập khẩu và trực tiếp gian lận thương mại, gian dối trong kinh doanh. Doanh nghiệp phải góp phần tích cực vào việc hình thành môi trường kinh doanh thuận lợi mà trong đó có việc tích cực tham gia chống buôn lậu và gian lận thương mại. III-/ giải pháp chống buôn lậu và gian lận thường mại nhìn từ góc độ quần chúng nhân dân. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Không có sự tham gia tích cực của quần chúng thì nhất định không thể có những chuyển biến cách mạng trong lịch sử. Bác Hồ đã dạy: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó nghìn lần dân liệu cũng xong". Do đó để công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại có hiệu quả thì cần có sự tham gia của quần chúng nhân dân. Nhân dân cần phải thấy hết được nghĩa vụ, quyền lợi, về tác hại nhiều mặt của buôn lậu và gian lận thương mại đối với lợi ích chung của xã hội. Nhân dân cần thấy được quyền lợi của mình trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, qua đó nâng cao ý thức làm chủ và năng lực làm chủ. Đồng thời nhân dân cũng cần phải hiểu rõ các quan điểm chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nắm vững mục tiêu nhiệm vụ, biện pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại có trách nhiệm trong công việc chung của đất nước. Không nên tiếp tay cho buôn lậu và gian lận thương mại như: vận chuyển, mua hàng lậu, biết mà không báo cho cơ quan chức năng... Nhân dân phải thấy rằng xã hội có ổn định, kinh tế có phát triển thì đời sống của chính mình mới được nâng cao. phần kết luận Đất nước ta, trong điều kiện hiện nay đang ra sức tập trung thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước từng bước đưa đất nước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì nhiệm vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại rất quan trọng và có ý nghĩa thiết thực. Thông qua chống buôn lậu và gian lận thương mại có hiệu quả, chúng ta góp phần vào việc ổn định và phát triển kinh tế, bảo vệ tốt lợi ích và chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Chống buôn lậu và gian lận thương mại góp phần chống thất thuế, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách đồng thời góp phần tích luỹ vốn để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đảm bảo cho những chiến lược của Nhà nước được tiến hành thuận lợi. Chống buôn lậu và gian lận thương mại hiệu quả là yếu tố quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước phát huy nội lực làm ra được nhiều sản phẩm, cạnh tranh trong môi trường lành mạnh tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động góp phần nâng cao mức sống. Mặt khác tạo điều kiện cho các nhà sản xuất kinh doanh chân chính trong và ngoài nước, tham gia tích cực vào hoạt động thương mại quốc tế, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng. Thực tế hiện nay công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta đang gặp phải rất nhiều khó khăn vì hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng tinh vi, phức tạp bên cạnh đó những hạn chế còn tồn tại như hệ thống luật lệ của ta còn thiếu chặt chẽ, đồng bộ lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại còn hạn chế về số lượng, chất lượng và phương tiện làm việc. Nhận thức của nhân dân về tác hại của buôn lậu và gian lận thương mại còn hạn chế. Còn có hiện tượng tiêu cực trong lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại. Vì vậy cuộc chiến chống buôn lậu và gian lận thương mại ngoài sự quan tâm của Đảng, Nhà nước còn rất cần sự hỗ trợ, ủng hộ của các ngành, các cấp chính quyền, các doanh nghiệp và đặc biệt là toàn xã hội cần lên án mạnh mẽ để đầy lùi con "bạch tuộc" hàng lậu, hàng gian lận thương mại. Mỗi hoạt động trực tiếp hay gián tiếp tiếp tay cho hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại là đi ngược lại với lợi ích quốc gia và sự phát triển của đất nước. Để công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại hiệu quả Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cần phải có biện pháp tích cực, phù hợp và đồng bộ. danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình kinh tế thương mại - PGS .TS Nguyễn Duy Bột và PGS . TS Đặng Đình Đào (Trường ĐHKTQD Hà Nội). 2. Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam (1985) 3. Luật thương mại Việt Nam 4. Từ điển tiếng Việt. 5. Chỉ thị của Thủ tuớng Chính phủ số 853/1997/CT-TTg ngày 11/10/1997 về đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới. 6. Báo pháp luật (tháng 4/1999), Báo Văn hoá số 24 (12/1999), Báo An Ninh Thủ đô số 326 (28/7/1999). 7. Thời báo kinh tế số 7, 23, 46 (1998), số 22, 68, 28 (1999). 8. Tạp chí thông tin và lí luận số ( 5/1999). Tạp chí kinh tế và phát triển (số 31/1999). Tạp chí con số và những sự kiện (số 8/1999). Tạp chí thị trường giá cả (số 2/1999). Tạp chí Việt Nam Đông Nam á ngày nay số (24/1999). 9. Tạp chí thương mại (số 20, 24/1998, số 1, 7, 18, 20, 24/1999, số 1, 2+3/2000). 10. Tạp chí thông tin tài chính (số 18/1999). Tạp chí kinh tế và dự báo số (2/2000). mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0657.doc
Tài liệu liên quan