Đề án Buôn lậu và gian lận thương mại - Thực trạng và giải pháp

Thông qua chống buôn lậu và gian lận thương mại có hiệu quả, chúng ta góp phần vào việc ổn định và phát triển kinh tế, bảo vệ tốt lợi ích và chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Chống buôn lậu và gian lận thương mại góp phần chống thất thuế, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách đồng thời góp phần tích luỹ vốn để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đảm bảo cho những chiến lược của Nhà nước được tiến hành thuận lợi. Chống buôn lậu và gian lận thương mại hiệu quả là yếu tố quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước phát huy nội lực làm ra nhiều sản phẩm, cạnh tranh trong môi trường lành mạnh tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động góp phần nâng cao mức sống. Mặt khác tạo điều kiện cho các nhà sản xuất kinh doanh chân chính trong và ngoài nước, tham gia tích cực vào hoạt động thương mại quốc tế, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng.

doc59 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1738 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Buôn lậu và gian lận thương mại - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uôn bán, hàng giả, hàng kém chất lượng. Nộp ngân sách (tiền phạt, bán hàng tịch thu) là 193,788 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2000 lực lượng quản lý thị trường cả nước đã tiến hành kiểm tra 94.904 vụ, xử lý 35.598 vụ vi phạm trong đó buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu alf 9.104 vụ, sản xuất, buôn bán hàng giả, kém chất lượng là 1.339 vụ. Tổng số thu nộp ngân sách là 61,844 tỷ đồng. Nhiều chỉ thị, nghị quyết của Chính phủ đưa ra các giải pháp cấp bách trong công tác chống BL & GLTM, các thông tư của Bộ, đặc biệt việc gián tem nhập khẩu ( đối với 17 mặt hàng ) đã góp phần hạn chế hàng nhập lậu, lập lại trật tự kinh doanh, hỗ trợ sản xuất trong nước phát triển, được các ngành sản xuất đồng tình ủng hộ. Việc kiểm tra, kiểm soát sau dán tem đã hạn chế, ngăn chặn BL $ GLTM, tác động tích cực đến tiêu thụ sản phẩm, kích thích sản xuất trong nước phát triển. Liên hiệp xe đạp xe máy Hà Nội 8 tháng đầu năm 1999 sản xuất và tiêu thụ 65.519 xe đạp bằng 104 kế hoạch cùng kỳ của 1998, doanh thu gần 300 tỷ đồng. Ngành sản xuất gạch Ceramic cả nước có gần 20 công ty năm 1999 sản xuất và tiêu thụ đều tăng, phát huy từ 110-130% công suất; công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông trước khi dán tem tồn đọng 900.000 sản phẩm, sau dán tem đã tiêu thụ hết, 9 tháng đầu năm 1999 tổng sản lượng tăng 54,6%. Công ty đã an toàn đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất phích hiện đại, nâng công suất gấp 2 lần hiện nay... Thời gian qua trong công tác chống BL $ GLTM đã phát hiện, điều tra khám phá và xử lý các loại tội phạm trong BL $ GLTM, các lực lượng chống BL sớm triển khai các biện pháp nghiệp vụ tập trung vào các khu vực, địa bàn, tuyến trọng điểm, chú trọng tăng cường phối hợp giữa các lực lượng bộ phận nên đã có những thành công to lớn, tao được sự chuyển biến tích cực có chiều sâu, đánh trúng, khám phá được nhiều đường dây buôn lậu lơn, phát hiện nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của gian thương. * Các vụ án điển hình: Về tội “buôn lậu, đưa hối lộ, môi giới hối lộ và nhận hối lộ” điển hình là vụ án Tân Trường Sanh. Thủ đoạn đưa hàng lậu từ nước ngoài vào Việt Nam của Trần Đàm và đồng bọn là dựa vào sự “trợ giúp” của các DNNN có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp. Về danh nghĩa thì các DNNN này nhận nhập khẩu uỷ thác cho Trần Đàm và đồng bọn, song thực chất là bán tư cách pháp nhân, bán quota (đối với những mặt hàng nhập khẩu cần hạn ngạch) cho công ty TNHH Tân Trường Sanh. Trợ thủ đắc lực nhất giúp sức cho gia đình Trần Đàm nhập khẩu uỷ thác là 9 DNNN gồm: Công ty Thương mại miền núi Thừa Thiên Huế, Công ty xuất nhập khẩu Huế; Công ty lâm đặc sản xuất nhập khẩu – Thừa Thiên huế; Công ty sản xuất – kinh doanh – dịch vụ xuất nhập khẩu Thái Hoà - Thừa Thiên Huế; Công ty Nông súc sản xuất nhập khẩu Cần Thơ; Công ty Đông Hải – Trà Vinh; Công ty Thuỷ sản xuất nhập khẩu tổng hợp Sóc Trăng; Công ty thương mại Bến Tre; Công ty Thương mại Hoà Bình – Vĩnh Long. Nhằm vô hiệu hoá lực lượng hải quan chống buôn lậu ở cảng Sài Gòn, phòng chống buôn lậu Cục hải quan TP. Hồ Chí Minh và hải quan các tỉnh có trách nhiệm kiểm hoá, hoàn thành thủ tục hải quan, bằng mọi cách trực tiếp hoặc gián tiếp, Trần Đàm đã tìm cách quan hệ, dùng tiền, nhà, ô tô để mua chuộc. Ngoài ra, bọn chúng còn lập sẵn một phương án đánh tráo hàng rất bài bản. Cách làm của bọn chúng là chờ cơ hôi, chọn thời điểm cán bộ, nhân viên hải quan sơ hở là bốc container lên xe, kéo về kho đã thuê sẵn, phá kẹp chì, cắt Seal (chốt dùng để niêm phong container hàng), tuồn hàng lậu ra, rồi cho hàng đúng hồ sơ nhập khẩu lên, gắn Seal giả vào, lại cho xe kéo container vào bãi như cũ. Để thực hiện hành vi tráo hàng, trong kho của cha con Trần Đàm luôn có sẵn máy cày, máy ủi, máy xới, máy thuỷ và Seal. Trước khi dùng số Seal này niêm phong, bọn chúng đã đem ra tiệm khắc chữ khắc đúng với mã số của chiếc Seal thật. Khi bị cơ quan chức năng phát hiện ra hàng lậu, cha con Trần Đàm còn sử dụng cả mánh khoé xúi doanh nghiệp “nhập uỷ thác” làm công văn “từ chối nhận hàng” với lý do chủ hàng nước ngoài “gửi nhầm chủng loại”. Trong trường hợp, khi số hàng lậu do chúng nhập về bị cơ quan chức năng bắt, tịch thu đem bán đấu giá, thì bọn chúng lại dựa vào Công ty xuất nhập khẩu Đất Việt – Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) để mua đấu giá lô hàng bị bắt, một mặt để “phi tang”, mặt khác lợi dụng các hoá đơn này để hợp thức hoá các hàng hoá nhập khẩu đang bày bán tại cửa hàng và đang chứa trong kho. Để che đậy hành vi buôn lậu của mình, Trần Đàm cùng vợ và con đã trực tiếp hoặc thông qua tư cách pháp nhân của một số DNNN để ký hợp đồng thuê 7.275m2 nhà kho và 6.774m2 đất của các đơn vị Công an, Quân đội trên địa bàn TP.HCM để làm nơi bốc dỡ, tập kết hàng nhập lậu và từ các điểm chứa này, bọn chúng dùng xe tải nhẹ vận chuyển hàng tới các nơi tiêu thụ nhằm tránh sự kiểm soát và phát hiện của các cơ quan chức năng. Bằng những thủ đoạn gian manh trên, từ năm 1994 đến tháng 8/1997, Trần Đàm và đồng bọn đã tổ chức chỉ đạo nhập khẩu trót lọt 903 container hàng vào Việt Nam, trong đó có 544 container là hàng lậu và 77 xe ô tô nhập lậu với tổng trị giá hàng nhập lậu là 900.667.311 đồng. Cũng giống như Trần Đàm, từ năm 1994 đến 1997, Phượng và đồng bọn đã nhập lậu 90 container hàng kim khí điện máy, rượu ngoại trị giá 127 tỷ đồng (lấy số tròn); nhập lậu 3.525 chiếc xe gắn máy trị giá 16 tỷ đồng: trốn thuế doanh thu và lợi tức 11 tỷ đồng trong việc tiêu thụ 9.899 xe gắn máy các loại; đưa hối lộ trên 1 tỷ đồng cho một số cán bộ hải quan. Vụ Phạm Ngọc Lâm buôn lậu ô tô từ năm 1994 đến 1997 Phạm Ngọc Lâm, nguyên giám đốc Công ty Anh Lâm đã tổ chức buôn lậu 170 ô tô du lịch qua cảng TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh. Thủ đoạn hối lộ hải quan để đưa hàng lậu từ cảng về không có hải quan áp tải, lúc xuống hàng cũng không có hải quan chứng kiến, hàng được chở thẳng về kho. ở đây xe du lịch nguyên chiếc được đánh tráo bằng khung gầm xe du lịch, máy nông ngư cơ, giàn giáo... vào container rồi đưa trở lại cảng cho hải quan kiểm hoá, hôm sau lại đưa hàng đánh tráo chở về kho để thực hiện các vụ kế tiếp. Thông qua nhiều công ty khác để nhập lậu không những mua tư cách của các công ty ở TP.Hồ Chí Minh mà còn ở các tỉnh Đồng Nai, Đồng Tháp, Bình Thuận, Khánh Hoà, Đắc Lắc, Đà Nẵng là vì các công ty ở các tỉnh khác không có việc làm lại không có kinh nghiệm nên dễ lợi dụng, vả lại hải quan tỉnh kiểm hoá hàng chuyển tiếp sẽ nhanh hơn. Trên giấy tờ nhập khung gầm nhưng thực chất nhập ô tô nguyên chiếc, yêu cầu phía nước ngoài tháo phụ tùng để lại gửi sau, còn khung gầm thì gửi trước. Có khi nước ngoài gửi nguyên chiếc nhưng Lâm mở container ra để tháo rời xe chỉ chừa lại khung gầm trước khi đem kiểm hoá. Năm 1999, điển hình cho tội sản xuất và buôn bán hàng giả là vụ sản xuất, buôn bán sách giáo khoa của vợ chồng Nguyễn Hữu Chiến trú tại số nhà 80B, tổ 71 Linh Quang, phường Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội bị phòng CSKT - Công an Hà Nội phát hiện trong tháng 5/1999. Thủ đoạn hoạt động của vợ chồng Chiến là: khi thị trường "sốt" loại sách gì hoặc NXB ra mẫu sách mới nào bán chạy, thì vợ chồng Chiến thuê một số đối tượng ở Hà Nội và TP.HCM chế bản in, sau đó đưa xuống Cty in Hà Nam để tổ chức in lậu sách giả. Nhằm che giấu hoạt động phạm tội của mình, vợ chồng chiến đã đăng ký kinh doanh cắt xén giấy in, thuê nhà ông Việt ở 88 tổ 71 Linh Quang để chuyên cắt xén đóng ghim, vào bìa các ruột sách từ Cty in Hà Nam chuyển lên và thuê nhà ông Hảo ở 92 Linh Quang để chuyên đóng gói và chuyển đi tiêu thụ. Tổng số tang vật vụ án mà phòng CSKT thu giữ được gồm: gần 10 tấn sách với khoảng hơn 200 đầu sách các loại trong đó có nhiều SGK giả, 58 bản kẽm chế bản in, nhiều phim chế bản in, 3 máy cắt xén giấy và đóng sách các loại. Điển hình cho tội trốn thuế là vụ Cty Liên doanh BIC- Tung Shing. Thủ đoạn trốn thuế của Cty Liên doanh này là Ban lãnh đạo Cty Liên doanh BIC- Tung Shing "đồng tình" với Cty Energo Project - Ma-laysia (nhà thầu chính) trong việc tách từ thư chấp nhận thầu trọng gói công trình xây dựng toà nhà 15 tầng ở số 2 Ngô quyền - Hà Nội trị giá 8.775.000 USD thành 2 bản hợp đồng giả: hợp đồng xây dựng được ký kết giữa đại diện Cty liên doanh BIC- Tung Shing với Cty Energo Project-Ma-laysia trị giá 2.868.630 USD; Hợp đồng cung cấp vật tư được ký kết giữa đại diện Cty Liên doanh BIC- Tung Shing với nhà thầu Mariwang trị giá5.906.370 USD. Cả 2 bản hợp đồng này đèu do ông Petẻ, người của Cty Energo Project - Malaysia ký "đại diện". Ngày 27/5/1997, đội kiểm tra chống thất thu số 9 của Tổng cục thuế - Bộ Tài chính kiểm tra căn cứ vào những bản hợp đồng "ma" trên để tính thuế nên đã để "lọt" mất 82.282,9USD. 2. Hạn chế tồn tại. Tuy đã đạt được một số kết quả trong đấu tranh chống BL&GLTM nhưng tình hình vẫn còn phức tạp, còn một số mặt công tác còn yếu, cụ thể như sau: a. Trong công tác đấu tranh chống buôn lậu và buôn bán hàng nhập lậu: - Các cơ quan chức năng như Sở thương mại, Chi cục quản lý thị trường ở một số tỉnh, thành phố chưa thực sự chủ động làm tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đậo công tác chống BL&GLTM ở địa bàn, còn thiếu những biện pháp cụ thể, sát thực. - Các lực lượng chức năng còn lúng túng trong việc thực hiện nhiệm vụ, nhất là các biện pháp thực thi để vừa bảo đảm chống buôn lậu một cách triệt để, vừa không làm ảnh hưởng hoạt động của thị trường. - Bọn buôn lậu đã chuyển phương thức hoạt động ngày càng tinh vi hơn để đối phó khi bị kiểm tra, phát hiện, nhưng lực lượng quản lý thị trường còn thiếu biện pháp xử lý thích hợp và kịp thời. - Chưa làm tốt công tác điều tra trình sát để nắm các đường dây buôn lậu, các kho chứa và nơi tập kết hàng lậu. Do đó chưa phát hiện nhiều ohưn nữa các vụ buôn lậu lớn trong thị trường nội địa. - Sau khi dán tem 17 mặt hàng xuất khẩu, lực lượng quản lý thị trường tuy đã tích cực kiểm tra kiểm soát nhưng tình trạng bán hàng không dán tem vẫn tồn tại mà chưa có các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn đặc biệt hàng không tem được bán trong quầy hàng, nhà hàng. Bên cạnh đó người tiêu dùng chưa ý thức đầy đủ về việc sử dụng hàng buộc phải có tem, họ có thể vẫn mua hàng không tem miễn là có rẻ hơn. Việc quản lý hoá đơn chứng từ còn lỏng lẻo, tuỳ tiện để bọn buôn lậu lợi dụng quay vòng nhiều lần, hợp thức hoá hàng lậu dưới hình thức thu thuế buôn chuyến; hiện tượng sử dụng chứng từ giả (hoá đơn, chứng nhận xuất xứ...) giả, quay vòng tem, tem giả là khá phổ biến. - ở một số địa phương lực lượng chức năng quá mỏng trong khi phải đồng thời triển khai nhiều mặt công tác. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn, lạc hậu, điều kiện làm việc thiếu thống. - Sự phối hợp giữa các ngành, các lực lượng, các cấp trong công tác chống buôn lậu thời gian qua nhìn chung là tốt, nhưng ở một vài địa phương, ở từng thời gian, ở từng vụ việc sự phối hợp này chưa chặt chẽ, thậm chí còn chồng chéo, vô hiệu hoá lẫn nhau, khiến bọn buôn lậu lợi dụng (ví dụ như việc dùng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát theo tinh thần chỉ thị 21 của Thủ tướng Chính phủ, tạo điều kiện thông thoáng trong lưu thông hàng hoá, song lực lượng chống buôn lậu gặp không ít khó khăn. Sự phối hợp không tốt giữa lực lượng chống buôn lậu với lực lượng cảnh sát giao thông sẽ tạo ra sở hở để bọn buôn lậu lợi dụng). - Việc tuyên truyền giáo dục các cơ sở kinh doanh và nhân dân về chủ trương, biện pháp chống buôn lậu, lôi cuốn các tầng lớp nhân dân tham gia. - Trong công tác chống BL&GLTM còn tồn tại nhiều tiêu cực như. + Việc xử lý các hành vi buôn lậu và tiêp tay cho buôn lậu còn chưa nghiêm, chưa đủ tác dụng răn đe, thậm chí nhiều trường hợp còn để lọt tội, bỏ qua. + Một số cán bộ chức năng tha hoá biến chất tiếp tay cho bọn buôn lậu, đây là một vấn đề nhức nhối và khó giải quyết hiện nay. - Chưa có mối liên hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp để doanh nghiệp thực sự là "tai mắt", là cơ sở cung cấp thông tin, là cộng tác viên hỗ trợ đắc lực cho các lực lượng trong cuộc đấu tranh chống buôn lậu và buôn bán hàng nhập lậu. Tình trạng "khoán trắng" cho các cơ quan chức năng kiểm tra kiểm soát vẫn là phổ biến. - Việc xử lý những hàng nhập lậu có tính chất độc hại không được phép lưu hành như hoá chất, thuốc trừ sâu, thuôc bảo vệ thực vật, động vật sống có mầm mống dịch bệnh còn nhiều lúng túng, khó khăn vì chưa có cơ quan chức năng đảm nhận viện này. Việc tổ chức tiêu huỷ càng khó khăn, tốn kém, ảnh hưởng môi sinh trong khi đó lực lượng chức năng lại không có phương tiện bảo quản, cất giữ riêng. Do đó nảy sinh hiện tượng nước tránh, ngại bắt giữ. - Chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung một số điểm trong các văn bản đã ban hành cho thông thoáng hơn nhưng chặt chẽ về mặt pháp luật để tạo điều kiện cho các lực lượng kiểm soát hoạt động đúng pháp luật. b. Trong lĩnh vực đấu tranh chống hàng giả, kém chất lượng. - Việc phân định trách nihệm giữa các ngành, các cấp chưa cụ thể, đồng thời các lực lượng chức năng chống hàng giả chưa đủ mạnh và chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong công tác chống hàng giả, kém chất lượng. - Hệ thống văn bản pháp qui chưa đầy đủ, chưa sát hợp với thực tế tình hình, chậm bổ sung, sửa đổi (qui chế về nhãn mác hàng hoá, sở hữu công nghiệp...) - Chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng là công việc phức tạp, tốn kém tiền của, thời gian, nhưng các ngành các cấp chưa quan tâm đầu tư đúng mức, chưa có kinh phí cho chống hàng giả và thưởng cho người có công, chi phí kiểm nghiệm quá cao và nhiều phiền phức. - ý thức tham gia chống hàng giả để tự bảo vệ mình của các doanh nghiệp nhìn chung còn yếu, không ít doanh nghiệp đứng ngoài cuộc, thụ động trông chờ ở các lực lượng kiểm tra, kiểm soát. - Công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia chống hàng giả chưa thường xuyên, rộng rãi nhất là ở khu vực nông thôn- địa bàn chủ yếu tiêu thụ hàng giả. Người tiêu dùng chưa có thói quen khiếu kiện khi mua phải hàng giả và cũng không biết khiếu kiện ở đây để bảo vệ quyền lợi cho mình. - Luật pháp đã qui định hình phạt đối với bọn sản xuất và buốn bán hàng giả nhưng việc xét xử lý chưa kịp thời, nghiêm minh, tác dụng răn đe hạn chế. - Năm 1998 kết quả chống buôn lậu của lực lượng quản lý thị trường thực hiện Chỉ thị 853-TTg. Qua một năm thực hiện Chỉ thị 853-TTg, lực lượng quản lý thị trường của 61 tỉnh thành phố đã kiểm tra và xử lý 49.962 vụ buôn lậu và buôn bán hàng nhập lậu. Tổng số tiền xử phạt hành chính và bán hàng tịch thu đã thu là 152.000 triệu đồng. Dán tem 4.379.335 đơn vị sản phẩm các loại. Sau dán tem toàn lực lượng quản lý thị trường đã tổ chức kiểm tra kiểm soát, liên tục và chặt chẽ đã tịch thu một số mặt hàng nhập lậu, không dán tem bị tịch thu (một số mặt hàng chủ yếu). - Rượu 8.500 chai - Quạt điện 5.841 cái - Xe đạp 3.375 cái - Ti vi, đầu video 15.000 cái - Thuốc lá 3,5 triệu bao - Vải nhập lậu 610.000 mét - Quần áo 70 tấn - Gạch men 50.200 thùng - Xe máy 716 chiếc - Gỗ 1.145m3 - Máy bơm 2.944 chiếc - Đường 137 tấn - Thuốc nổ 176 kg 2- Đấu tranh chống hàng giả. Nạn hàng giả đang là một vấn đề nhức nhối mà xã hội rất quan tâm. Đấu tranh chống hàng giả đã trở thành một công việc bức xúc, khẩn trương. 2.3. Kết quả đạt được trong thời gian qua. Năm 1998, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra hơn 2000 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả và hàng kém, mất phẩm chất... Các địa phương đã điều tra, phát hiện được nhiều vụ sản xuất và buôn bán hàng giả là: Hà Nội, Thanh Hoá, Bắc Giang, TP. Hồ Chí Minh, Hà Tây, Hà Giang đã thu giữ xử lý 3.398 kg kẹo giả, 177 hộp mứt giả và 26kg nhãn mác giả. Chỉ một hộ kinh doanh ở Bắc Giang đã thu 9.829 bao thuốc lá Du lịch giả. Quảng Ngãi thu giữ 500 bao thuốc lá nhái sản phẩm Palmal của nước ngoài, Quảng Nam, Tuyên Quang, Quảng Ngãi, Nam Định, Khánh Hoà đã xử lý 1.398 chai rượu giả các loại, trong đó có 12 chai rượu ngoại giả Black While. Theo báo cáo của 22 tỉnh, thành phố đã thu giữ, xử lý hơn 6,5 tấn mỳ chính giả và hơn 1 tấn bao mỳ chính AJINOMOTO. Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Giang thu giữ gần 40 tấn bột canh giả, 3.875 chai nước khoáng Lavie giả, 617 chai bia giả. Nghệ An kiểm tra một hộ sản xuất thu 52 can nước mắm giả, Thanh Hoá xử lý 500 lít nước mắm kém chất lượng, Nghệ an, Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Lào Cai đã thu giữ xử lý 119.500 bao diêm giả mác Thống Nhất. Quản lý thị trường Hà Nội thu 5 tấn cám gà giả, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái xử lý 169 xe đạp giả và 48 khung xe đạp giả, Quảng Ngãi xử lý 618 lốp xe đạp giả và 279 lốp xe máy giản Honda và 4 khuôn sản xuất lốp giả, Bắc Giang xử lý 106kg xà phòng giả, quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra xử lý 2.808 chiếc điện thoại giả mác Niuko, TP. Hồ Chí Minh xử lý 20 bao xi măng Lam Thạch đóng bao Chingphong. Đặc biệt quản lý thị trường Hà Tĩnh phối hợp Công an bắt giữ hàng tấn phẩm màu công nghiệp (ve màu) giả phẩm màu thực phẩm. Ngoài ra còn dầu gió Trường Sơn, keo dán gỗ, dán giấy, dán sắt v.v... đều bị làm giả. Lực lượng quản lý thị trường còn phát hiện cả tiền giả, hoá đơn tài chính giả. Những mặt hàng nhái nhãn mác của các cơ quan sản xuất có uy tín, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của các cơ sở sản xuất quần áo, băng, giấy vệ sinh, hàng mỹ phẩm, bánh kẹo, giày dép ngày càng nhiều. 3. Kiểm tra đăng ký kinh doanh, kinh doanh theo đăng ký và kiểm tra việc kinh doanh những mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Đây là một nhiệm vụ quan trọng của ngành nhằm thực hiện Chỉ thị 757-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Năm 1998 toàn ngành đã kiểm tra xử lý trên 28.100 vụ vi phạm, đã uốn nắn nhắc nhở các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước, xử phạt vi phạm hành chính đã góp phần ổn định thị trường. Trong quá trình kiểm tra đã phát hiện hàng ngàn trường hợp trốn, lậu thuế, giao cho cơ quan thuế cùng cấp xử lý. Vì vậy đến nay tỷ lệ các thương nhân kinh doanh có đăng ký bình quân cả nước đã đạt được 60 đến 70%, có tỉnh đã đạt mức cao hơn. Năm 1999: Hoạt động của quản lý thị trường trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại. 1. Một số vụ kiểm tra xử lý. + Tổng số vụ kiểm tra : 102.881 vụ + Tổng số vụ xử lý : 84.888 vụ + Trong đó: - Số vụ buôn bán hàng nhập lậu hàng năm :16.941 vụ - Số vụ sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng : 2.936 vụ - Kinh doanh trái phép : 41.975 vụ - Số vụ vi phạm khác : 8.739 vụ 2. Tổng số tiền thu phạt: + Tổng số tiền thu phạt: 193.788.409 ngàn đồng - 20 tỷ từ 1998 để sang năm 1999 xử lý. - 30 tỷ phạt và truy thu thuế thống kê vào năm 2000. Trong đó: - Tiền phạt : 27.912.718 ngàn đồng - Tiền bán hàng tịch thu : 116.715.584 ngàn đồng - Tiền phạt và truy thu thuế: 41.521.202 ngàn đồng - Tiền thu khác : 1.685.700 ngàn đồng 3. Số vụ kiểm tra ĐKKD: (Có 26 đơn vị báo cáo) + Tổng số vụ kiểm tra ĐKKD : 48.727 vụ + Tổng số vụ xử lý : 19.483 vụ Trong đó: - Không có giấy phép 6.678 vụ - Kinh doanh sai nội dung 4.900 vụ - Không đủ điều kiện kinh doanh 2.157 vụ - Giấy phép quá hạn 2.322 vụ + Giá trị tiền phạt vi phạm KDTP: 2.047.196 ngàn đồng. Hàng hoá bị thu giữ 1- Rượu ngoại 9.692 chai 2- Xe đạp 2.724 chiếc 3- Khung xe đạp 457 chiếc 4- Nồi cơm điện 12.072 chiếc 5- Ti vi 6.477 chiếc 6- Tủ lạnh 333 chiếc 7- Đầu video 14.970 chiếc 8- Điều hoà nhiệt độ 438 chiếc 9- Máy bơm 7.334 chiếc 10- Quạt điện 6.189 chiếc 11- Gạch ốp lát 132.388 hộp 12- Bệ xí 139 cái 13- Chậu rửa 176 chiếc 14- Động cơ nổ 356 chiếc 15- Phích + ruột phích 8.784 chiếc 16- Bếp ga 407 chiếc 17- Xe máy 994 chiếc 18- Điện tử khác 16.959 chiếc 19- Thuốc lá ngoại 2.762.265 bao Trong đó: Từ Quảng bình trở vào 2.701.069 bao Từ Quảng Bình trở ra 61.196 bao 20- Vải các loại 1.747.017m Trong đó: Từ Quảng bình trở vào 962.990m Từ Quảng Bình trở ra 784.027m 21- Đường kính 480.909kg Trong đó: Từ Quảng bình trở vào 193.275kg Từ Quảng Bình trở ra 287.634kg 22- Gỗ các loại 1.255,271m3 23- Trứng gia cầm 556.663 quả Trong đó: Từ Quảng bình trở vào 70.999 quả Từ Quảng Bình trở ra 485.664 quả Cục quản lý thị trường Mẫu số: 5 Số vụ kiểm tra xử lý năm 1999 Số TT Địa phương Số lần kiểm tra Số vụ xử lý Trong đó Buôn bán hàng cấm và hàng nhập lậu Sản xuất, buôn bán hàng giả Kinh doanh trái phép Vi phạm khác A B 1 2 3 4 5 6 Tổng số 102.881 84.888 16.941 2.936 41.975 8.739 Hà Nội 5.105 3.608 926 98 2.584 TP. Hồ Chí Minh 5.375 3.107 1.207 162 1.276 348 Hải Phòng 3.248 1.825 422 3 1.185 215 Đà Nẵng 3.553 2.968 387 103 979 1.499 Quảng Ninh 11.912 1.975 1.497 58 320 100 Lạng Sơn 2.306 1.339 933 25 303 18 Cao Bằng 1.091 358 168 2 188 Hà Giang 1.112 1.111 97 163 300 Lào Cai 1.256 954 294 24 622 14 Lai Châu 6.523 278 29 31 218 Sơn La 3.907 585 149 29 433 1.874 Tuyến Quang 398 307 64 22 203 Yên Bái 4.047 2.485 29 Hoà Bình 3.131 1.213 13 6 159 762 Phú Thọ 2.075 994 135 141 718 Vĩnh Phúc 1.719 382 18 Thái Nguyên 4.234 752 234 17 501 Bắc Cạn 4.807 485 130 18 337 12 Hà Tây 3.313 1.757 33 8 1.493 Bắc Ninh 2.581 969 30 Hải Dương 619 477 121 16 285 57 Hưng Yên 349 145 91 16 54 Thái Bình 3.379 865 29 64 432 344 Nam Định 495 495 50 7 438 Bắc Giang 2.557 1.798 8 11 805 27 Hà Nam 1.706 835 66 1 665 113 Ninh Bình 1.144 673 207 Thanh Hoá 6.592 2.750 215 12 2.228 295 Nghệ An 1.298 1.298 245 A B 1 2 3 4 5 6 Hà Tĩnh 1.932 1.932 302 200 1.430 Quảng Bình 4.000 1345 145 8 188 14 Quảng Trị 1.572 884 724 7 157 51 Thừa Thiên Huế 2.007 430 159 1 149 115 Quảng Nam 1.750 1.750 141 107 1.609 Quảng Ngãi 4.190 564 142 7 187 118 Bình Định 3.291 218 147 12 58 Phú Yên 1.092 886 172 32 702 Khánh Hoà 9.653 1.641 211 8 1.430 Bình thuận 937 416 61 3 293 54 Ninh thuân 1.008 445 123 8 322 Gia lai 1.637 1.637 123 22 1.511 Đắc Lắc 3.519 957 98 4 606 231 Kon Tum 2.071 305 47 3 187 67 Lâm Đồng 1.557 506 166 28 337 3 Đồng Nai 9.336 5.116 140 45 4.010 724 Bình Dương 2.666 495 82 289 49 Bình Phước 3.260 555 242 80 313 Bà Rịa–Vũng Tàu 1.781 909 120 37 709 1 Tây Ninh 1.397 1.268 771 120 56 404 Long an 2.722 1.224 234 82 852 18 Tiền Giang 5.641 731 538 127 116 82 Vĩnh Long 1.004 934 271 6 663 Trà Vinh 856 365 102 2 263 Cần Thơi 962 687 390 461 293 129 An Giang 15.073 2.671 1.080 19 1.130 Đống Tháp 466 361 269 24 61 Bến Tre 4.127 1.136 231 64 514 367 Sóc Trăng 838 528 306 19 158 Bạc Liêu 5.010 2.063 43 Cà Mau 5.096 3.417 71 2.665 632 Kiên Giang 12.407 5.826 1.665 4.161 Hàng hoá thu giữ 6 tháng đầu năm 2000 STT Mặt hàng Đơn vị tính Số lượng 1 Rượu ngoại Chai 3.980 2 Xe đạp ngoại Chiếc 907 3 Khung xe đạp ngoại Chiếc 224 4 Xe máy Chiếc 347 5 Nồi cơm điện Chiếc 11.480 6 Ti vi Chiếc 5.377 7 Tủ lạnh Chiếc 278 8 Đầu video Chiếc 7.682 9 Điều hoà nhiệt độ Chiếc 385 10 Điện tử khác Sản phẩm 5.848 11 Máy bơm nước Chiếc 2.070 12 Quạt điện ngoại Chiếc 3.638 13 Gạch ốp lát các loại Thùng 85.056 14 Bệ xí, chậu rửa Chiếc 210 15 Động cơ nổ các loại Chiếc 116 16 Phích và ruột phích Chiếc 4.039 17 Bếp ga Chiếc 122 18 Vải và quần áo may sẵn M 494.192 19 Thuốc lá ngoại Bao 1.205.967 20 Đường kính Kg 9.373 21 Gỗ các loại M3 439,999 22 Trứng gia cầm Quả 406.860 Số vụ kiểm tra, xử lý 6 tháng đầu năm 2000 Đơn vị tính: vụ Số TT Địa phương Số vụ kiểm tra Số vụ xử lý Trong đó Buôn bán hàng cấm và hàng nhập lậu Sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém CL Kinh doanh trái phép Vi phạm khác A B 1 2 3 4 5 6 Tổng số 94.904 35.598 9.104 1.339 20.412 5.873 1 Hà Nội 1.739 1.460 476 48 741 195 2 TP. Hồ Chí Minh 1.884 1.665 820 95 535 215 3 Hải Phòng 1.092 590 113 16 461 4 Đà Nẵng 1.245 862 292 38 174 358 5 Quảng Ninh 3.361 2.270 888 68 982 332 6 Lạng Sơn 1.588 518 159 61 298 7 Cao Bằng 422 127 63 64 8 Hà Giang 488 488 30 22 253 183 9 Lào Cai 406 192 118 74 10 Lai Châu 3.190 114 18 15 81 11 Sơn La 999 155 13 1 58 83 12 Tuyến Quang 191 167 47 21 94 5 13 Yên Bái 1.237 828 86 36 280 426 14 Hoà Bình 1.396 566 8 10 105 443 15 Phú Thọ 622 332 50 250 32 16 Vĩnh Phúc 1.016 134 74 8 43 9 17 Thái Nguyên 1.571 416 129 4 264 19 18 Bắc Cạn 931 129 42 15 60 12 19 Hà Tây 2.108 1.094 30 7 1.057 20 Bắc Ninh 1.254 533 225 5 273 30 21 Hải Dương 348 294 82 19 141 52 22 Hưng Yên 229 92 28 64 23 Thái Bình 3.010 448 12 21 300 115 24 Nam Định 1.573 332 30 302 25 Bắc Giang 1.460 505 233 20 185 67 26 Hà Nam 1.216 390 39 3 166 182 27 Ninh Bình 1.260 259 90 129 40 28 Thanh Hoá 1.881 1.277 79 1.191 7 29 Nghệ An 1.683 692 538 147 7 A B 1 2 3 4 5 6 30 Hà Tĩnh 665 474 228 105 141 31 Quảng Bình 2.590 284 129 111 44 32 Quảng Trị 589 186 167 18 1 33 Thừa Thiên Huế 681 70 53 17 34 Quảng Nam 678 678 81 563 34 35 Quảng Ngãi 1.662 295 141 117 36 1 36 Bình Định 733 308 55 6 247 37 Phú Yên 1.150 564 127 18 174 245 38 Khánh Hoà 3.878 1.176 290 26 464 396 39 Bình thuận 590 207 19 37 123 28 40 Ninh thuân 254 85 17 30 38 41 Gia lai 1.463 578 72 4 445 57 42 Đắc Lắc 1.352 337 10 20 293 14 43 Kon Tum 354 201 29 3 64 105 44 Lâm Đồng 811 212 86 1 69 56 45 Đồng Nai 5.619 2.051 67 27 1.674 283 46 Bình Dương 2.009 362 64 46 179 73 47 Bình Phước 1.296 381 30 5 198 148 48 Bà Rịa–Vũng Tàu 764 379 63 12 287 17 49 Tây Ninh 535 471 360 4 105 2 50 Long an 2.439 520 89 33 202 196 51 Tiền Giang 3.849 1.007 367 46 520 74 52 Vĩnh Long 743 267 150 4 113 53 Trà Vinh 2.859 431 39 313 79 54 Cần Thơi 549 507 134 1 352 20 55 An Giang 5.670 858 350 78 330 100 56 Đống Tháp 514 209 180 8 16 5 57 Bến Tre 2.445 467 85 3 379 58 Sóc Trăng 562 253 168 10 75 59 Bạc Liêu 1.301 945 46 3 396 500 60 Cà Mau 2.358 1.541 64 12 1.179 286 61 Kiên Giang 4.542 2.365 532 1.565 268 Số tiền thu phạt 6 tháng đầu năm 2000 Đơn vị tính: 1.000 đồng STT Địa phương Tổng số thu Tiền phạt hành chính Tiền bán hàng tịch thu Tiền truy thu thuế Tổng số 61.844.591 15.497.673 42.497.263 3.849.655 1 Hà Nội 4.780.360 1.276.041 3.251.965 252.354 2 TP. Hồ Chí Minh 8.3583556 1.250.682 6.454.648 653.226 3 Hải Phòng 612.143 137.000 475.143 4 Đà Nẵng 2.270.074 539.850 1.715.687 14.537 5 Quảng Ninh 6.694.909 609.900 6.085.009 6 Lạng Sơn 1.907.850 212.550 1.678.000 16.300 7 Cao Bằng 295.635 41.660 164.454 89.521 8 Hà Giang 306.635 247.406 46.689 12.540 9 Lào Cai 292.981 21.050 271.931 10 Lai Châu 67.049 36.011 27.450 3.588 11 Sơn La 154.627 22.495 10.000 122.132 12 Tuyến Quang 210.869 101.550 109.319 13 Yên Bái 547.106 216.925 330.181 14 Hoà Bình 129.272 123.272 6.000 15 Phú Thọ 136.188 51.052 80.220 4.916 16 Vĩnh Phúc 259.030 47.450 211.580 17 Thái Nguyên 985.148 272.250 700.029 12.869 18 Bắc Cạn 630.675 90.350 491.965 48.360 19 Hà Tây 282.048 234.670 47.378 20 Bắc Ninh 1.992.000 131.000 1.861.000 21 Hải Dương 916.875 218.120 698.755 22 Hưng Yên 329.256 17.000 305.358 6.898 23 Thái Bình 273.675 138.551 122.813 12.311 24 Nam Định 137.800 57.200 80.600 25 Bắc Giang 2.199.845 527.720 1.672.125 26 Hà Nam 189.340 83.200 106.140 27 Ninh Bình 782.157 119.490 552.200 110.467 28 Thanh Hoá 933.822 494.787 355.035 84.000 29 Nghệ An 3.324.600 132.500 3.165.100 27.000 30 Hà Tĩnh 1.042.928 154.300 679.902 208.726 31 Quảng Bình 934.286 119.300 802.359 12.627 32 Quảng Trị 661.581 46.050 610.809 4.722 33 Thừa Thiên Huế 307.161 21.700 285.461 34 Quảng Nam 774.039 300.810 468.629 4.600 35 Quảng Ngãi 393.990 88.400 286.447 19.143 36 Bình Định 839.312 82.850 724.741 31.721 37 Phú Yên 692.317 187.595 504.722 38 Khánh Hoà 621.858 339.709 248.486 33.663 39 Bình thuận 151.601 100.000 48.235 3.366 40 Ninh thuân 350.349 46.300 291.880 12.169 41 Gia lai 1.226.728 977.080 249.648 42 Đắc Lắc 196.292 188.237 8.055 43 Kon Tum 203.300 148.300 55.000 44 Lâm Đồng 162.356 97.030 65.326 45 Đồng Nai 1.664.118 965.279 637.300 61.538 46 Bình Dương 1.093.553 431.080 281.311 381.162 47 Bình Phước 613.588 277.467 277.606 58.515 48 Bà Rịa–Vũng Tàu 265.019 137.350 127.669 49 Tây Ninh 960.427 164.900 795.527 50 Long an 300.000 188.000 112.000 51 Tiền Giang 1.680.154 429.626 1.230.123 20.405 52 Vĩnh Long 291.065 177.694 104.228 9.143 53 Trà Vinh 107.346 92.160 15.186 54 Cần Thơi 235.774 193.425 28.386 13.913 55 An Giang 1.697.000 385.000 1.302.000 10.000 56 Đống Tháp 409.473 14.100 395.373 57 Bến Tre 957.150 214.160 142.243 600.747 58 Sóc Trăng 243.550 111.500 131.112 938 59 Bạc Liêu 610.728 466.950 133.178 10.600 60 Cà Mau 1.195.211 490.432 127.188 577.591 61 Kiên Giang 961.823 409.107 257.414 295.302 Chương III Một số giải pháp chống BUôN LậU và gian lận thương mại I. Giải pháp chống BL & GLTM từ góc độ Nhà nước 1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật: Để chống BL & GLTM cần phải có những điều luật cụ thể, rõ ràng, nghiêm minh cho từng hành vi gian lận, bịt kín các kẽ hở của cơ chế chính sách, thu hẹp môi trường, tước bỏ các điều kiện mà bọn BL&GLTM có thể lợi dụng để khai thác hoạt động bất chính. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật nước ta hiện nay vừa thiếu vừa chưa đồng bộ rõ ràng, còn tạo ra nhiều khe hở cả trong qui trinh lẫn xử lý. Cơ sở pháp lý còn thiếu, chưa thống nhất, chưa đồng bộ, nhiều văn bản pháp qui ban hành đã bộc lộ nhiều thiếu sót thậm chí không còn phù hợp với điều kiện hiện tại vẫn đang được ap dụng, chưa có sửa đổi bổ sung phù hợp. Một số văn bản của một số cơ quan còn chồng chéo nhau, chưa được quy định cụ thể rõ ràng, hoặc có sự mâu thuẫn nhau gây khó khăn cho người thừa hành cũng như gây ra tệ quan liêu, tham nhũng, hối lộ, tuỳ tiện tronh áp dụng cả đối với công tác điều tra và xử lý vi phạm, cả trong quản lý và điều hành, thực hiện. Vì vậy Nhà nước cần phải nghiên cứu xây dựng ban hành pháp luật mới và cả điều chỉnh sửa đổi bổ sung những văn bản pháp luật và không phù hợp. Hoàn thiện chính sách vĩ mô như chính sách thuế, quản lý XNK, chính sách hải quan, nhanh chóng ban hành luật hải quan. Đối với chính sách thuế phải hợp lý khuyến khích nhà sản xuất kinh doanh tự giác nộp thuế và công tác quản lý cũng dễ dàng hơn. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các lực lượng chống buôn lậu và GLTM cũng như sự phối kết hợp giữa các lực lượng này trong việc chống BL & GLTM Các văn bản pháp luật phải thống nhất, đồng bộ từ trung ương tới địa phương, cơ sở. Khi ban hành các chính sách mới Nhà nước và các cơ quan chức năng phải có văn bản hướng dẫn rõ ràng, cụ thể và kịp thời, để việc thực hiện mang lại kết quả tốt. 2. Cải cách thủ tục hành chính: Chống BL & GLTM phải gắn với việc thực hiện ghị quyết 38/CP của Chính phủ về cải cách nền hành chính Nhà nước. Các thủ tục hành chính nhằm để quản lý, kiểm tra, kiểm soát XNK, hoạt động lưu thông hàng hoá. Tuy nhiên, các thủ tục của ta trong các hoạt động này còn rườm rà, phức tạp, người kinh doanh phải làm rất nhiều các thủ tục khác nhau làm mất thời gian, công sức, tiền của, thậm chí mất cả cơ hội kinh doanh. Từ đó gây khó khăn cho hoạt động thương mại cũng như đầu tư kinh doanh, dẫn đến các thủ đoạn gian lận, trốn thuế... Điều này đòi hỏi các thủ tục phải được tinh giảm cũng như cải cách những vấn đề bảo đảm sự quản lý của Nhà nước, chống được BL & GLTM bảo đảm thu đúng, thu đủ các khoản thuế, đồng thời bảo vệ được sản xuất trong nước và người tiêu dùng, không gây phiền hà ách tắc trong lưu thông hàng hoá, tronh tiến trình hội nhập thương mại vào khu vực và thế giới. Đổi mới cả về quy trình, nghiệp vụ, tổ chức quản lý các giấy tờ, rà soát lại các văn bẳn, các quy định và hệ thống lại theo hướng đơn giản, thống nhất, dễ hiểu, dễ thực hiện. áp dụng trang bị máy móc hiện đại vào việc tổ chức, kiểm tra, kiểm soát. Lưu trữ các tài liệu văn bản, tính thuế thống kê hàng hoá XNK, tra mã...làm thủ tục được giải quyết nhanh chóng và có hiệu quả, bảo đảm tính trung thực, khách quan. Kiên quyết loại bỏ các văn bản quy định không rõ ràng, không có tính khả thi gây ách tắc, phiền hà, tiêu cực để bọn BL & GLTM và các phần tử tiêu cực cơ hội không còn cơ hội để lợi dụng, luồn lách. 3. Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành trong công tác chống BL & GLTM đồng thời phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan chuyên ngành. Các lực lượng, cơ quan chức năng phải nhanh chóng tổ chức sự phối hợp kết hợp giữa các ngành trong công tác chống BL & GLTM. Phải tổ chức tốt việc trao đổi thông tin một cách kịp thời, chính xác về thủ đoạn, hành vi vi phạm và kinh nghiệm đấu tranh theo vùng, cụm. Tổ chức ra quân đồng loạt theo sự chỉ đạo của Trung ương, của UBND các cấp, có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các tỉnh, các huyện liền kề nhau để bọn buôn lậu không thể lẩn chốn được ở các vùng giáp ranh. Thực hiện tốt theo tinh thần của chỉ thị 853 /1997/ CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống BL & GLTM, yêu cầu về sự phối hợp giữa các ngành, địa phương trong công tác chống BL & GLTM: Tổng cục Hải quan với Bộ nội vụ, Bộ thương mại, Bộ tài chính, giữa Trung ương và địa phương, UBND với các cấp uỷ Đảng, hội đồng ND... Trong hoạt động hiện nay các lực lượng chức năng không ít các trường hợp chồng chéo, phiền hà, gây trở ngại cho hoạt động XNK, lưu thông hàng hoá, mặt khác vẫn có tình trạng dựa dẫm, đùn đẩy trách nhiệm dẫn đến việc buông lỏng quản lý, bỏ lọt các hành vi BL & GLTM. Chính vì vậy việc phân định rõ chức năng, trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cơ quan, lực lượng chức năng cũng là một yêu cầu cấp thiết trong công tác chống BL&GLTM. Cụ thể như: Hàng hoá qua cửa khẩu trách nhiệm chính là của Hải quan. Hàng kinh doanh trên thị trường nội địa trách nhiệm chính là lực lượng quản lý thị trường. Biên phòng làm nhiệm vụ an ninh của khẩu, bảo vệ đường biên, chống BL ở vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, biên giới. Cơ quan thuế trách nhiệm chống thất thu thuế, giảm sát hàng hoá trốn lậu thuế, kiểm tra các hoá đơn chứng từ theo quy định của ngành. Bộ công an thực hiện triển khai các nghiệp vụ nhằm phát hiện, làm rõ và sớm đưa ra xét xử các vụ án BL&GLTM. Bộ thương mại có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ hoạt động XNK, đề xuất các điều chỉnh về chính sách liên quan đề trình lên chính phủ. Bộ tài chính ban hành các chế độ vê sử dụng tiền thu từ xử lý BL&GLTM. Chính quyền điạ phương có trách nhiệm quản lý hành chính kinh tế trên địa bàn, tổ chức phối hợp cơ quan, chức năng trong công tác chống BL&GLTM, trực tiếp thụ lý các vụ việc vi phạm... Các Bộ ngành liên quan: Bộ công an, Quốc phòng, Khoa học công nghệ và môi trường, Thương mại, Tài chính, Tổng cục Hải quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương...có trách nhiệm thực hiện tốt chỉ thị số 19/2000/ CT - TTg ngày 28/9/2000 của Thủ tướng chính phủ trong việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, chống BL&GLTM tại các cửa khẩu. 4. Tăng cường xây dựng lực lượng chống BL&GLTM trong sạch vững mạnh. Xây dựng và tổ chức lực lượng theo yêu cầu chính quy, hiện đại. Từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức về quản lý kinh tế, về thị trường, về pháp luật, đồng thời không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức. Thường xuyên có kế hoạch bồi dưỡng về trình độ nghiệp vụ cho phù hợp với yêu cầu công tác. Thực sự là nòng cốt và làm tham mưu cho địa phương cùng toàn dân chống BL&GLTM. Thường xuyên chú trọng việc rà soát đội ngũ cán bộ, nhân viên để đảm bảo đủ số lượng, mạnh về chất lượng và trong sáng về đạo đức. Chấp hành nghiêm chỉnh những quy định, quy trình về kiểm tra, kiểm soát. Chú trọng việc kiểm tra chéo, đảo địa bàn... Kiêm quyết xử lý, loại trừ các phần tử tha hoá biến chất, các biểu hiện tiêu cực ra khỏi lực lượng để làm trong sạch lực lượng chống BL&GLTM tạo sự tin tưởng của nhân dân, an toàn cho xã hội. Cần nắm bắt và báo cáo kịp thời chính xác các khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai nhiệm vụ. Kịp thời đề xuất, kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên trong công việc sửa đổi, bổ sung, ban hành những văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp phục vụ công tác chống BL&GLTM đạt kết quả cao. 5. Trang bị máy móc thiết bị hiện đại, tạo điều kiện cơ sở vật chất cho các lực lượng chống BL&GLTM. Cơ sở vật chất trang bị phục vụ cho công tác của ta hiện nay còn khá lạc hậu, thiếu thốn vì vậy hiệu quả đạt được trong công tác chống BL&GLTM còn hạn chế, là bọn BL&GLTM thì ngày càng dùng nhiều thủ đoạn mánh khoé tinh vi hơn, được đầu tư trang bị hiện đại gặp nhiều lần lực lượng chức năng càng gây thêm nhiều khó khăn trong công tác. Vì vậy việc đầu tư trang bị vật chất kỹ thuật hiện đại phù hợp cho các lực lượng chống BL&GLTM cũng là điều cốt yếu. Cần hoàn thiện hơn như: Sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc, xử lý thông tin hiện đại, nhanh chóng, chĩnhác. Trang bị các phương tiện cơ động phục vụ công tác như xe máy, tàu, thuyền có tốc độ an toàn cao (chuyên dụng). Trang bị các máy soi, các thiết bị cần thiết khác cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát: máy soi container, camera theo dõi.... ứng dụng kỹ thuật vi tính vào qui trình thủ tục hải quan như đăng ký, tiếp nhận tờ khai, xác định giá tính thuế XNK, tính thuế, tra mã, hiện đại hoá mạng thế giới để ngành thuế có thể nhanh chóng kiểm tra, phát hiện hoá đơn giả và lân lận qua hoá đơn tài chính... 6. Tăng cường hợp tác quốc tế với cơ quan hải quan của các nước trong việc chống BL&GLTM. Tăng cường hợp tác trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm soát hải quan nhằm điều tra, phát hiện, ngăn chặn hành vi BL&GLTM, đặc biệt là trên tuyến biên giới, cửa khẩu. Tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ của các nước phát triển trong việc đào tạo cho cán bộ hải quan Việt Nam về trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật và phương pháp đấu tranh chống BL&GLT, học tập trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. 7. Tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức của nhân dân trong công tác chống BL&GLTM.Nhà nước cần phải tuyên truyền giáo dục cho nhân dân tác hại to lớn của BL&GLTM đối với nền kinh tế quốc dân và chính bản thân người tiêu dùng, đặc biệt là hàng giả, kém chất lượng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng, năng suất mùa màng, vật nuôi... Không ngừng đổi mới phương pháp tuyên truyền, vận động quần chúng, xác định đúng nội dung và biện pháp tổ chức phù hợp với thực tiễn ở từng địa bàn cơ sở, kết hợp tuyên truyền với phố biến giáo dục pháp luật trong các cơ quan doanh nghiệp và cộng động dân cư. Công việc này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, bằng nhiều hình thức trên các phương tiện phát thanh truyền hình, báo chí, tổ chức các cuộc triễn lãm hàng thật, hàng giả xen kẽ với các cuộc triễn lãm khác, thành lập các tổ chức, cơ quan tư vấn, hướng dẫn thông tin cho người tiêu dùng hiểu biết về các chủ trương đường lối và vận động họ sử dụng hàng hoá, dịch vụ phù hợp với nền kinh tế văn hoá của đất nước, xây dựng các phong trào như người tiêu dùng tiết kiệm, tiêu dùng hàng nội..., Đối với các vùng trọng điểm, phức tạp về buôn lậu như vùng biên giới, cửa khẩu công tác này càng phải đặc biệt chú trọng giáo dục nâng cao ý thức cho bà con nhân dân về pháp luật, không tiếp tay cho buôn lậu, vận động thực hiện các cam kết không tham gia vận chuyển hàng lậu, xây dựng các mô hình làng, xã không buôn lậu... 8. Tăng cường đầu tư phát triển kinh tế vùng biên, nâng cao đời sống nhân dân.Các dân cư ở khu vực biên giới do điều kiện hết sức khó khăn vè kinh tế cũng như trình độ dân trí còn hạn chế, đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số, chính vì vậy bọn buôn lậu đã triệt để lợi dụng dân cư địa phương tiếp tay coh chúng. Vì vậy việc tập trung đầu tư cơ sở vật chất, thực hiện tốt các chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình 135 cho các vùng trọng điểm, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân ở các vùng có nguy cơ buôn lậu như vùng giáp ranh biên giới, vùng ven biển, bảo đảm cho nhân dân có đời sống ổn định không để bọn buôn lậu lợi dụng lôi kéo. Ngược lại sẽ tạo ra sự chủ động tích cực của nhân dân trong đấu tranh chống buôn lậu, thực sự là "tai mắt" của các lực lượng, cơ quan chức năng. Một điểm sáng trong công tác này có thể kể đến xã Quỳnh Long -Nghệ an trước đây nổi tiếng "cả nước vì đi buôn lậu, bằng các chính sách vận động, tuyên truyền và hỗ trợ cụ thể như cho vay vốn ưu đãi, đào tạo, hướng dẫn sử dụng các tàu thuyền, ngư cụ đánh bắt hải sản thực hiện các chương trình đánh bắt xa bờ, nhờ vậy giờ đây nghề đánh bắt hải sản đã trở thành mũi nhọn của nhân dân xã Quỳnh Long, đem lại thu nhập cao, đời sống ổn định, dân không còn đi buôn lậu. 9. Các cơ quan chức năng phải có kế hoạch tổ chức tốt, thường xuyên việc điều tra, nắm tình hình để phát hiện, triệt phá những tụ điểm, đường dây buôn lậu lớn, phát hiện những cơ sở sản xuất buôn bán hàng giả, kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp uốn nắn ngay những lệch lạc thiếu sót xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Kế hoạch triển khải phải cụ thể cho từng địa bàn khu vực trọng điểm, loại hình doanh nghiệp. 10. Nhà nước cần có cơ chế chính sách khen thưởng, chính sách tiền lương thoả đáng đối với các cán bộ, công chức làm nhiệm vụ chống BL&GLTM. Đồng thời cũng phải xử lý nghiêm minh thích đáng đối với bọn BL&GLTM cũng như những kẻ tiếp tay cho chúng. Trong cuộc chiến chống BL&GLTM đầy phức tạp, gay go hiện nay thì việc khen thưởng động viên đối với các cá nhân cũng như tập thể đơn vị có ý nghĩa to lớn, động viên sự thi đua tích cực của họ trong đấu tranh chống BL&GLTM. Chính sách tiền lương của ta hiện nay còn nhiều bất hợp lý, đang là vật cản cho sự phát triển kinh tế, làm tăng sự phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng trong các tầng lớp dânghiên cứuư,,đặc biệt tiền lương đối với lĩnh vực hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang còn thấp. Các lực lượng chức năng trong chống BL&GLTM phải đối mặt với nhiều vất vả khó khăn nhưng lại rất dễ bị hấp dẫn, vấp ngã bởi những tiêu cực phát sinh như hành vi hối lộ, tham nhũng... Chính các lực lượng này lại là mấu chốt, là trọng yếu trong công tác chống BL&GLT, vì vậy phải có chế độ bồi dưỡng, tiền lương hợp lý thì bản thân mỗi người sẽ an tâm công tác, có động lực làm việc tích cực trong công tác chống BL&GLTM. Bên cạnh chế độ khen thưởng, tiền lương ưu đãi đối với những người thực hiện nhiệm vụ chống BL&GLTM thì chúng ta cũng phải xử lý nghiêm minh, thích đáng kẻ thực hiện và tiếp tay hành vi BL&GLTM. Đây là biện pháp nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh, bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật. áp dụng các hình phạt thích đáng là có tác dụng phòng ngừa hành vi vi phạm của những người khác. Trong thời gian qua chúng ta chưa quan tâm đúng mức đối đến việc đấu tranh kiên quyết và kịp thơì với hành vi BL&GLTM. Một số cá nhân, đơn vị có hành vi vi phạm nhưng không bị xử lý kịp thời hoặc thậm chí xử lý qua loa, không đúng mức. Thực tể nước ta trong lực lượng chống BL&GLTM có nhiều vấn đề tiêu cực, trong đó nổi lên là việc một số cán bộ, nhân viên tha hoá, biến chất trong lực lượng che chở, tiếp tay cho hành vi buôn lậu, một số cán bộ đã lợi dụng quyền hành của mình để sách nhiễu, "vòi vĩnh" ăn tiền của những người làm ăn bất chính. Những điều này hết sức nguy hiểm nó không những trực tiếp giúp cho BL&GLTM tiếp tục phát triển. Bên cạnh đó nó làm mất lòng tin của nhân dân, quần chúng, gây ra tâm lý coi thường pháp luật, sùng bái đồng tiền - đồng tiền có thể điều khiển tất cả... điển hình vừa qua là vụ án lớn là Tân Trường Sanh mà đã lôi kéo, mua chuộc được rất nhiều cán bộ, nhân viên trong các cơ quan, chức năng từ những cán bộ chủ chốt đứng đầu đến các nhân viên cấp dưới; gây hậu quả rất lớn cho nền kinh tế xã hội gây bất bình lớn trong nhân dân, làm tổn thưởng lòng tin của nhân dân, vào những người bảo vệ pháp luật. Vì vậy cần phải xử lý thích đáng không những kẻ thực hiện mà cả những kẻ tiếp tay cho BL&GLTM. Phát huy chức năng giáo dục, răn đe của pháp luật. Cần tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, hiệu lực quản lý điều hành của chính quyền các cấp trong công tác chống BL&GLTM, cần xác định đây là cuộc đấu tranh không phân giới tuyến và cực ký khó khăn phức tạp, lâu dài, đồng thời là nhiệm vụ chính trị hiện nay. II- Giải pháp chống BL&GLTM từ góc độ doanh nghiệp. 1. Đẩy mạnh sản xuất, tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hoá nội địa. Sản xuất trong nước còn nhiều yếu kém năng suất chất lượng thấp, mẫu mã hình thức chưa phong phú, chưa đẹp trong khi đó chi phí giá thành cao nên dẫn đến tính cạnh tranh với nước ngoài là một trong những nguyên nhân của tệ BL&GLTM. Khả năng cạnh tranh được xem xét ở nhiều khía cạnh như chấtlượng, mẫu mã, giá cả, dịch vụ và cả uy tín của nhà sản xuất. Có thể nói đây là những vẫn đề mà người tiêu dùng xem xét trước tiên. Trên thực tế việc cạnh tranh về giá cả đối với hàng lậu là rất khó khăn nếu không nói là không tưởng do lậu được thuế, hàng hoá tồn đọng dư thừa do năng lực sản xuất lớn của nước ngoài được tung ra với giá hạ. Vậy nhà sản xuất trong nước cần phải biết tận dụng tối đa các lợi thế, tiềm lực của mình để trụ vững và phát triển. Để nâng cao tính cạnh tranh doanh nghiệp cần tích cực đầu tư nâng cao trình độ kỹ thuật, trang bị cơ sở vật chất, công nghệ phù hợp, cải tiến tổ chức quản lý, nâng cao trình độ nanưg lực của đội ngũ cán bộ cũng như tay nghề của đội ngũ công nhân tăng năng suất, phát huy tính chủ động tích cực sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. áp dụng qui trình quản lý chấtlượng tiên tiến như hệ thống ISO9000 tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, bảo đảm xây dựng uy tín nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp trong nước cũng như trên trường quốc tế. 2. Các doanh nghiệp cần tham gia góp phần hoàn thiện môi trường kinh doanh. Trong công tác chống BL&GLTM làm lành mạnh môi trường kinh doanh không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà phải có sự tham gia chủ động tích cực từ phía các doanh nghiệp, nhân dân. Các doanh nghiệp cũng phải có các biện pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn các hiện tượng vi phạm trong thương mại, tự bảo vệ uy tín, nhãn hiệu của mình cũng như phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác chống BL&GLTM. Doanh nghiệp không nên chỉ vì lợi ích của riêng mình mà có nhnữg hành vi tiếp tay vi phạm như cho mượn tư cách pháp nhân, trực tiếp buôn lậu và gian lận trong kinh doanh. Nghiêm chỉnh, tự giác chấp hành các yêu cầu, qui định liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp như nộp thuế, sử dụng hoá đơn chứng từ, thực hiện việc dán tem chống hàng giả theo thông tw liên tịch số 10/2000/TTLT của Bộ. kết luận Đất nước ta, trong điều kiện hiện nay đang ra sức tập trung thực hiện thăng lợi công cuộc đổi mới đất nước từng bước đưa đất nước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì nhiệm vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại rất quan trọng và có ý nghĩa thiết thực. Thông qua chống buôn lậu và gian lận thương mại có hiệu quả, chúng ta góp phần vào việc ổn định và phát triển kinh tế, bảo vệ tốt lợi ích và chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Chống buôn lậu và gian lận thương mại góp phần chống thất thuế, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách đồng thời góp phần tích luỹ vốn để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đảm bảo cho những chiến lược của Nhà nước được tiến hành thuận lợi. Chống buôn lậu và gian lận thương mại hiệu quả là yếu tố quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước phát huy nội lực làm ra nhiều sản phẩm, cạnh tranh trong môi trường lành mạnh tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động góp phần nâng cao mức sống. Mặt khác tạo điều kiện cho các nhà sản xuất kinh doanh chân chính trong và ngoài nước, tham gia tích cực vào hoạt động thương mại quốc tế, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng. Thực tế hiện nay công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta đang gặp phải rất nhiều khó khăn vì hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng tinh vi, phức tạp bên cạnh đó những hạn chế còn tồn tại như hệ thống luật lệ của ta còn thiếu chặt chẽ, đồng bộ lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại còn hạnchế về số lượng, chất lượng và phương tiện làm việc. Nhận thức của nhân dân về tác hại của buôn lậu và gian lận thương mại còn hạn chế. Còn có hiện tượng tiêu cực trong lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại. Vì cuộc chiến chống buôn lậu và gian lận thương mại ngoài sự quan tâm của Đảng,Nhà nước còn rất cần sự hỗ trợ, ủng hộ của các ngành, các cấp chính quyền, các doanh nghiệp và đặc biệt là toàn xã hội cần lên án mạnh mẽ để đẩy lùi con "bạch tuộc" hàng lậu, hàng gian lân thương mại. Mỗi hoạt động trực tiếp hay gián tiếp tiếp tay cho hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại là đi ngược lại với lợi ích quốc gia và sự phát triển của đất nước. Để công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại hiệu quả Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cần phải có biện pháp tích cực, phù hợp và đồng bộ. tài liệu tham khảo 1. Từ điển tính Việt - NXB Khoa học - Hà Nội 1997 2. Bộ luật hình sự nước Cộng hoà XHCNVN 3. Luật Thương mại Việt Nam 4. Báo cáo công tác quản lý thị trường và đấu tránh chống buôn lậu 1997, 1998, 1999, 6 tháng đầu năm 2000, báo cáo hàng tháng... Bộ Thương mại. 5. Thông tư liên tịch số 21/1999/TTLT- BTM- BCA-BGTVT- TCHQ ngày 23/6/1999. 6. Chỉ thị 853/1997/CT-TTg ngày 11/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ 7. Tạp chí Thương mại (6, 8, 12, 21, 24/1998; 1, 7, 18, 20, 24/1999; 1, 2+3/2000) - Tạp chí Kinh tế và phát triển (31/1999) - Con số và sự kiện (8/1999) - Kinh tế và dự bán (2/2000, 3,18/1999) - Thông tin tài chính (số 2/2000, 3,18/1999) 8. Báo an ninh thế giới (số 119, 122/1999; 176/2000). 9. Báo Thương mại - Báo Hải quan (10, 11, 14, 15, 24, 25, 31, 32/1999, 11/2000) - Báo Pháp luật - Báo Đầu tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35030.doc
Tài liệu liên quan