Đề án Các giải pháp phát triển kinh tế Nhà nước trong thời gian tới

MỤC LỤC Trang Mở đầu 1 Chương I: Khái quát về kinh tế nhà nước 2 I- Một số vấn đề lý luận về kinh tế nhà nước 2 1. Sự cần thiết phải có kinh tế nhà nước 2 2. Khái niệm thành phần kinh tế nhà nước, các bộ phận của kinh tế nhà nước và các đặc trưng của kinh tế nhà nước 3 3. Phân biệt kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản độc quyền 7 4. Vì sao kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo?vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước. 8 Chương II: Thực trạng kinh tế ở nước ta 14 I- Sự cần thiết phải đổi mới. Quá trình đổi mới ở nước ta. 14 1. Sự cần thiết phải đổi mới 14 2. Quá trình đổi mới 15 II- Những thành tựu, khó khăn và nguyên nhân của quá trìh đổi mới 15 1. Thành tựu 15 2. Khó khăn và nguyên nhân 17 Chương III: Các giải pháp tiếp tục phát triển kinh tế Nhà nước trong thời gian tới 18 I- Các quan điểm 18 II- Các giải pháp để tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước 19 1. Tập chung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế nhà nước 19 2. Tiếp tục sắp xếp lại cơ cấu tổ chức và đổi mới cơ chế quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước. 20 3. Chuyển hình thức sở hữu các doanh nghiệp nhà nước. 21 Kết luận 22 Tài liệu tham khảo 23

doc25 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Các giải pháp phát triển kinh tế Nhà nước trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Thành phần kinh tế nhà nước là những đơn vị tổ chức trực tiếp sản xuất kinh doanh hoặc phục vụ sản xuất kinh doanh mà toàn bộ nguồn lực thuộc sở hữu nhà nước hoặc phần nhà nước chiếm tỷ lệ khống chế. Trên con đường phát triển nền kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây xuất hiện nền kinh tế chỉ huy.Đó là một nền kinh tế mang nặng tính bảo thủ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Đại Hội Đảng VI, Đảng ta đã xác định : chuyển đổi mô hình kinh tế chỉ huy mang nặng tính bảo thủ trì trệ sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nèn kinh tế nhiều thành phầ ở nước ta hiện nay gồm 6 thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế Nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo. Đang là một sinh viên học về ngành kinh tế nên em cần tìm hiểu để biết thêm về nền kinh tế nước ta trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đây là việc làm rất thiết thực. Đó là cơ sở, tiền đề vững chắc giúp em lập nghiệp sau này Chương I: Khái quát về kinh tế nhà nước I- Một số vấn đề lý luận về kinh tế nhà nước 1. Sự cần thiết phải có kinh tế nhà nước Sau khi giành được chính quyền bắt tay vào việc xây dựng nền kinh tế mới Nhà nước xã hội chủ nghĩa đứng trước một nền kinh tế về cơ bản dựa trên sở hữu tư nhân. Có hai loại sở hữu tư nhân : là sở hữu tư nhân của người sản xuất nhỏ và sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Nhà nứơc có thái độ khác nhau đối với hai loại sở hữu tư nhân đó. Đối với kinh tế tư bản tư nhân Nhà nước tiến hành quốc tế hoá bằng nhiều hình thức khác nhau. Còn đối với những nhà sản xuất nhỏ nhà nước tiến hành cải tạo dần bằng con đường hợp tác theo nguyên tắc tự nguyện, đồng tời để xây dựngnền kinh tế mới Nhà nước đầu tư xây dựng các doanh nghiệp của mình trong các ngành kinh tế. Kết quả là hình thành các thành phần kinh tế mới đó là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Việc quốc hữu hoá kinh tế tư bản tư nhân về nguyên tắc được tiến hành theo từng giai đoạn và bằng nhiều hình thức. Mặt khác kinh tế tư bản tư nhân vẫn là hình thức kinh tế có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất nen nó còn có lý do để tồn tại. Vì vậy trong thời kỳ quá độ vẫn tồn tại kinh tế tư bản tư nhân. Để đảm bảo sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nhà nước hướng kinh tế tư bản tư nhân vào các hình thức khác nhau của chủ nghĩa tư bản nhà nước đồng thời kinh tế Nhà nước hợp tác liên doanh với tư bản nước ngoài để thu hút vốn, kĩ thuật, công nghệ Việc cải tạo kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ bằng con đường hợp tác theo nguyên tắc tự nguyện là một quá trình khó khăn phức tạp lâu dài. Phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ nhiều hình thức cùng tồn tại do đó sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế là một tất yếu khách quan. Trong nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều thành phần kinh tế nhưng quan trọng hơn cả là kinh tế nhà nước. Từ việc nhận thức đúng đắn thực tế nền kinh tế của nước ta, ngay từ Đại Hội Đảng VI, Đảng ta đã xác định : chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế tập chung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thịh trường có sự quản lý của nhà nước Sau 15 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, nền kinh tế hàng hoá đang hoạt động rất sôi động và hiệu quả, mở ra cho nước ta nhiều cơ hội va vận hội mới, đòng thời cũng phát sinh không ít những khó khăn và thách thức mới. 2. Khái niệm thành phần kinh tế nhà nước, các bộ phận của kinh tế nhà nước và các đặc trưng của kinh tế nhà nước Khái Niệm: kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu toàn dân (sở hữu nhà nước) việc tổ chức sản xuất kinh doanh tiến hành theo nguyên tắc hạch toán kinh tế và thực hiện phân phối theo lao động Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các tài nguyên quốc gia và tài sản thuộc sở hữu nhà nước như đất đai, hầm mở rừng biển ngân sách, các quỹ dự trữ ngân hàng nhà nước, hệ thống bảo hiểm kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nguồn vốn ngoài nước góp vào các daonh nghiệp thuộc những thành phần kinh tế khác Kinh tế nhà nước vững và mạnh hơn bộ phận daonh nghiệp nhà nước. phân biệt đựoc hai phạm trù này và nhận thức đầy đủ hơn vai trò kinh tế nhà nước là một bước phát triển về nhận thức thực tiễn nền kinh tế nước ta trong quá trình đổi mới. Để từng bước xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, với trình độ phát triển hiện nay và trong những năm tới của lực lượng sản xuất ở nước ta, kinh tế nhà nước chỉ có thể tập chung phát triển trong những ngành, lĩnh vực trọng yếu như : kết cấu hạ tầng kinh tế –xã hội, hệ thống tài chính,ngân hàng, bảo hiểm, những cơ sởan xuất thương mại, dịch vụ then chốt, một số doanh nghiệp thực hiện những nhiệm vụ có quan hệ đặc biệt đến quốc phòng – an ninh... về quy mô nói chung thuộc loại vừa và lớn, công nghệ hiện đại, kinh doanh có hiệu quả cao. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân thể hiện chủ yếu trên các mặt: - Đi đầu về nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả nhờ đó mà thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh vầ bền vững của nền kinh tế quốc dân. - Bằng nhiều hình thức hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Tăng cường sức mạnh vật chất làm chỗ dựa để nhà nước thực hiện có hiệu lực chức năng điều tiết quản lý vĩ mô nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Cùng với kinh tế hợp tác (mà nòng cốt là các hợp tác xã dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân và chế độ xã hội mới. Kinh tế nhà nước bao gồm các bộ phận : - Doanh nghiệp nhà nước :là doanh nghiệp có 100% vốn của nhà nước hay các doanh nghiệp cổ phần trong đó vốn nhà nước chiếm tỷ trọng khống chế chi phối Doanh nghiệp nhà nước đực chia thành hai loạilà: doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp công ích. - Các tổ chức kinh tế của nhà nước :là ngân sách nhà nước, ngân hàng nhà nước, kho bạc nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các tổ chức sự nghiệp cóthu như giáo dục, y tế… - Các tài sản :như đất đai, tài nguyên mà nhà nức nhận được lợi ich kinh tế do quyền sở hữu mang lại Trong 3 bộ phận nói trên doanh nghiệp nhà nước là bộ phận then chốt của kinh tế nhà nứơc. Cần phân biệt sở hữu nhà nước với thành phần kinh tế nhà nước. Phạm trú sở hữu nhà nước rộng hơn phạm trú thành phần kinh tế nhà nước. Thành phần kinh tế nhà nước trước hết phải thuộc sở hữu nhà nước. Nhưng sở hữu nhà nước có thể do các thành phần kinh tế khác sử dụng.Thí dụ : đất đai, kinh tế hộ hợp tác xã nông nghiệp. Ngược lại, thuộc sở hữu nhà nước không phải là kinh tế nhà nước. Kinh tế nhà nước trước hết là các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp cổ phần được hình thành trên cơ sở : - Nhà nước đầu tư xây dựng. - Quốc hữu hoá các doanh nghiệp tư bản tư nhân. - Góp cổ phần khống chế với các doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra, với bản chất nhà nước XHCN, nhànước xác định đất đai, tài nguyên thiên nhiên, tài chính ngân hàng … do nhà nước nắm giữ, chi phối để điều tiết, định hướng sự phát triển kinh tế – xã hội. Theo chủ trương của Đảng ta, kinh tế nhà nước cần tập chung vào những ngành, lĩnh vực chủ yếu như kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, hệ thống tài chính ngân hàng, những cơ sở sản xuất kinh doanh, thưong mại dịch vụ quan trọng, những cớ sở kinh tế phục vụ an ninh quốc phòng và vấn đề xã hội, để đảm bảo những can đối lớn, chủ yếu của nền kinh tế và thực hiện vai trò trong nền kinh tế thị trưòng. Tiếp tục đối mới và phát triển kinh tế nhà nước để đảm bảo những mục tiêu kinh tế – xã hội. Trứoc hết cần hoàn thiện chế độ, chính sách, luật pháp đảm bảo doanh nghiệp nhà nước thật sự là một đơn vị sản xuất hàng hoá có tư cách pháp nhân. Phân định dứt khoát quyền sở hữu nhà nước với quỳen đại diện sở hữu nhà nước, quyền sở hữu nhà nước với quyền sử dụng, quản lý…tách biệt rõ ràng chức năng quản lý kinh tế với quản lý tài sản của nhà nước và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. 3. Phân biệt kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản độc quyền Trong sự phát triển nền kinh theo cơ chế thị trường của một số các nước, thì nhà nước luôn là một chủ thể kinh tế quan trọng có khả năng nhận thức và vận dụng các quy luật kinh té kháchquan vào nền kinh tế, đồng thời nhà nước đưa ra các chính sách vĩ mô nhằm khắc phục những hạn chế của cơ chế thị trường đem lại, tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế. Ngày nay kinh tế nhà nước ở Việt Nam là đặc trưng của nền kinh tế thị trưòng theo định hướng XHCN còn kinh tế tư bản độc quyền nhà nước là đặc trưng của nền kinh tế thị trường của các nước tư bản chủ nghĩa. Giữa chúng có những điểm khác nhau căn bản sau : - Vai trò chủ đạo cuả kinh tế nhà nước là quan điểm lý luận được các nước XHCN thừa nhận rộng rãi, coi đây là một đặc trưng cơ bản để phân biệt thể chế kinh tế thị trường XHCN và kinh tế thị trường TBCN, ở nước ta kinh tế nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng, then chốt của xã hội. Trong đó có cả những ngành hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu là phục vụ lợi ích cho toàn xã hội như: quốc phòng, giáo dục,y tế …ở các nước TBCNở thời kì tư bản độc quyền nhà nước,thì nhà nước luôn bị phụ thuộc vào tổ chức độc quyền,các hoạt động của nhà nước tác động vào quá trình kinh tế nhằm đem lại lợi nhuận độc quyền, còn các tổ chức này luôn hoạt động trong lĩnh vực độc quyền của mình và thu được lợi nhuận độc quyền cao. - Xét về thực chất, sự ra đời của độc quyền nhà nước không làm thay đổi quan hệ sản xuất TBCN, mà đây chỉ là sự kết hợp về con người giữa tổ chức độc quyền và nhà nước, các tổ chức độc quyền chỉ đem lại lợi ích chủ yếu cho một số ít người tong xã hội. Còn kinh tế nhà nước ở nước ta dựa trên chế độ cong hữu về tư liệu sản xuất, mà nhà nước chỉ là người đứng ra đại diện sở hữu cho toàn dân. Do đó các thành phần kinh tế nhà nước tổ chức kinh doanh theo nguyên tắc hạch toán kinh tế, phân phối theo lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời thành phần kinh tế nhà nước còn có vai trò hỗ tợ các thành phần kinh tế lhác cùng phát triển, tạo ra cơ sở và tiền đề vững chắc cho sự phát triển kinh tế- xã hội theo định hướng XHCN. 4. Vì sao kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo?vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo vì: - Mỗi một chế độ đều dựa trên một cơ sỏ kinh tế nhất định nền kinh tế nước ta phát triển theo định hướng XHCN vì vậy kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo tạo cơ sở kinh tế cho chế độ xã hội mơí-xã hội XHCN. Trong thời kì quá độ lên CNXH, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn rất thấp kếm, các quan hệ sở hữu còn tồn tại dưới nhiều hình thưc vì thế nền kinh tế của nước ta là nền kinh tée hỗn hợp nhiều thành phần và đang vvận hành theo cơ chế thị trường, nhưng cơ chế thị trường lại không phải là hiện thân của sự hoàn hảo, bên cạnh những ưu điểm to lớn của nó mà không ai có thể phủ nhận được thì nó cũng có không ít các khuyết tật như: gây ra sự phân hoá giầu nghèo trong xã hội, khủng hoảng kinh tế, dễ làm cho con người suy thoái về đạo đức vì lợi ích riêng tư mà bất chấp lợi ích của cả cộng đồng… Do đó nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường cần phải có sự quản lý của nhà nước. Và chỉ có vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước mới đảm bao vững chắc định hướng XHCN, đảm bảo cho lợi ích của người lao động, khắc phục và hạn chế những tiêu cực xấu do cơ chế thị trường gây ra. Phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, đồng thời qua đó thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, với tiến bộ và cong bằng xã hội. - Kinh tế nhà nước đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến cho nền kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất đây là chế độ phù hợp với xu hướng xã hội hoá của lực lượng sản xuất và phù hợp với công cuộc xây dựng XHCN ở nước ta hiện nay. Do đó đầu tư cho phát triển kinh tế nhà nước chính là chúng ta đang tạo ra nền tảng kinh tế cho CNXH, tạo ra sức mạnh vật chất để nhà nước điều tiết và quản lý thị trường. - Kinh tế nhà nước luôn nắm những ngành, những vị trí then chốt, trọng yếu của nền kinh tế do đó chỉ có kinh tế nhà nước mới có khả năng chi phối các thành phần kinh tế khác, đảm bảo được những mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Mặt khác với sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế đòi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng tốt, để đam bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh,mạnh và bền vững. Nội dung vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. - Doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong việc nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả nhờ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. - Bằng những hình thức hỗ tợ các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng XHCN. - Kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất để nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế. - Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế hợp tác phải dàn trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc doanh. Nền kinh tế thị trường nước ta là nền kinh tế mà ở đó kinh tế thị trường được sử dụng như một công cụ, một pương tiện để pát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế phục vụ lợi ích của đa số nhân dân lao động nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bàng dân chủ, văn minh Chúng ta tận dụng lợi thế kinh tế thị trường, kế thừa những thành tựu của loài người trong việc hực hiện kinh tế thị trường để phục vụ chế độ XHCN nhưng biết hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường. Sử dụng cạnh tranh làm động lực phát triển nhưng không cạnh tranh dã man; tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội; khuyến khích làm giầu gắn với xoá đói, giảm nghèo và khắc phục sự phân cực giàu nghèo, gia tăng mức sống nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc văn hoá dân tộc Nền kinh tế có sự đa dạng về hình thức sở hữu, về thành phần kinh tế, về hình thức phân phối nhưng trong đó kinh tế quốc doanh phải giữ vai trò chủ đạo và là nhân tố kinh tế đảm bảo cho sự định hướng XHCN nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và có sự quản lý điều tiết của nhà nước sao cho vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa đảm bảo phát triển xãhội và con người. Vai trò của nhà nước trong kinh tế thị trường rất quan trọng. Vai trò đó được thể hiện qua các chức năng kinh tế của nó. Các chức năng kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường : Một là, đảm bảo sự ổn định chính trị, xã hội và thiết lập khuân khổ luật pháp để tạo ra những điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh tế. Nhà nước đặt ra hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế bằng cách đặt ra các điều luật cơ bản về quyền sở hữu tài sản và sự hoạt động của thị trường, đặt ra những quy định chi tiết cho hoạt động của các doanh nghiệp. Khuân khổ luật pháp mà nhà nước thiết lập có tác dụng sâu sắc tới hành vi kinh tế của con người và cả bản thân chính phủ cũng phải tuân theo. Hai là, điều tiết kinh tế để đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phát triển ổn định. Nền kinh tế thị trường khó tránh khỏi bị chấn động bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế, đều phải trải qua các chu kỳ kinh doanh, tức là giao động lên xuống của GNP hoặc GDP, kèm theo là các giao động lên xuống về mức độ thất nghiẹp và lạm phát. Ba là, đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả. Bốn là, đồng thời để đảm bảo tínhhiệu quả thì nhà nước phải sản xuất ra hàng hoá công cộng, đảm bảo xây dựng kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế, thự hiện công bằng xã hội. Sự hoạt động của cơ chế thị trường có thể làm cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả cao. Nhưng cơ chế thị trường hoạt động phi nhân tính, nó không tính đến các khía cạnh nhân đạo và xã hội, không mang lại những kết quả mà xã hội cố gắng vươn tới.Việc phân phối và sử dụng tối ưu các nguồn lực không tự động mang lại mmột sự phân phối thu nhập tối ưu. Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, nhà nước ở nước ta có chức năng quả lý vĩ mô sau đây : Một là, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế như đảm bảo về chính trị, xã hội, thiết lập khuân khổ luật pháp thống nhất, có hệ thống chính sách nhất quán để tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho giới kinh doanh làm aưn có hiệu quả. Hai là, định hướng cho sự phát triển, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN, ổn định môi trường kinh tế vĩ mô như chống lạm phát, chống khủng hoảng, ngăn ngừa những đột biến xấu trong nền kinh tế. Ba là, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đảm bảo yêu cầu của phát triển kinh tế. Bốn là, quản lý tài sản công và kiểm kê, kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế – xẫ hội. Thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng chủ sở hữu tài sản công của nhà nước. Năm là, khắc phục và hạn chế các mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, phân phối thu nhập quốc dân một cách công bằng, thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, với tiến bộ và công bằng xã hội. Phương hướng đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước : - Hoàn thành cơ bản việc xắp xếp điều chỉnh cơ cấu doanh nghiệp nhà nước hiện có - Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty nhà nước. Hình thành một số tập đoàn kinh té mạnh trên cơ sở tổng công ty nhà nước có sự hình thành của các thành phần kinh tế - Thực hiện tốt chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước nhằm huy động thêm vốn cải thiện cơ bản cơ chế quả lý doanh nghiệp phát huy vai trò chủ đạo thật sự của người lao động, tạo động lực cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. - Sửa đổi bổ xung cơ chế chính sách: Phân biệt quyền của chủ sở hữu và quyền kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp tự quyết định sản xuất kinh doanh. Thực hiện chế độ quảnlý công ty đối với doanh nghiệp. Xoá bỏ bao cấp đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, tự chịu trách nhiệm về sản xuất kinh doanh có chế độ phù hợp kiểm tra, kiểm soát thanh tra của nhà nước đối với các doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng kinh tế ở nước ta I- Sự cần thiết phải đổi mới. Quá trình đổi mới ở nước ta. 1. Sự cần thiết phải đổi mới Các đặc trưng của cơ chế kế hoạch hoá tập chung quan liêu bao cấp: - Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu với một hệ thống chỉ tiêu ppphát lệnh chi tiết đi từ trên xuống dưới - Các cơ quan hành chính kinh tế can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân nhưng không chịu trách nhiệm gì về vật chất đối với những quyết định của mình. - Bỏ qua quan hệ hành hoá - tiền tệ và hiệu quả kinh tế, quản lý nền kinh tế và kế hoạch hoá bằng chế độ cấp phát và giao sản phẩm, quan hệ hiện vật là chủ yếu do đó hạch toán kinh tế chỉ là hình thức. Từ những đặc điểm trên đã dẫn đến bộ máy quản lý rất cồng kềnh có nhiều cấp trung gian và kém năng động, từ đó sinh ra một đội ngũ cán bộ kém năng lực quản lý, không thạo nghiệp vụ kinh doanh, nhưng phong cách thì quan liêu cửa quyền.Do đó vấn đề cấp bách đặt ra là phải đổi mới sâu sác cơ chế đó. 2. Quá trình đổi mới Phương hướng cơ bản của sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta đã được Đại hội VI của Đảng xác định và tiếp tục được Đại hội VII của Đảng xác định :tiếp tục xóa bỏ cơ chế tập chung quan liêu bao cấp, hình thành đồng bộ và vận hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự qản lý của nhà nước – Văn kiện đại hội VII. Đại hội khẳng định rằng cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng tích cực to lớn đến sự phát triẻn kinh tế – xã hội. Nó chẳng những không đối lập mà còn là nhân tố khách quan cần thiết cho xây dựng và phát triển đất nước theo con đường XHCN. Vì vậy “ tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế với mục tiêu xoá bỏ cơ chế tập chung quan liêu bao cấp, hình thành tương đối đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN,, - Đảng cộng sản Việt nam : văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII II- Những thành tựu, khó khăn và nguyên nhân của quá trìh đổi mới 1. Thành tựu Mười lăm năm thực hiện đường nối đổi mới do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo đất nước ta, dân tộc ta thu được những thành tựu to lớn cả về kinh tế và xã hội. Kinh tế thoát khỏi khủng hoảng hàng chục năm và bước đầu thới kì phát triển toàn diện và tăng trưởng liên tục. Mức bình quân đầu người của nhiều sản phẩm công nghiệp như điện, than, vải thép,xi măng … tăng nhanh trong nhữnh năm đổi mới, đáp ứng tốt nhu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân và xuất khẩu. Thành tựu nổi bật nhất là đã giải quyết vững chắc an toàn lương thực quốc gia biến Việt nam từ nước thiếu lương thực trước năm 1989 thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới. Hoạt động thương mại và dịch vụ có nhiều khởi sắc. Cơ chế cung cấp theo tem phiếu và thu mua theo nghĩa vụ bị bãi bỏ, thay vào đó là lưu thông tự do, thống nhất một giá. Thị trường đầy ắp hàng hoá và dịch vụ, giá cả ổn định chất lượng ngày càng cao, phương thức mua bán thuận tiện. Hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều. Sở dĩ có được những thành tựu như vậy là do : - Cơ chế thị trường kích thích hoạt động của các chủ thể kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động tự do của họ. Do đó làm cho nền kinh tế phát triển năng động, huy động được các nguồn lực của xã hội vào phát triển kinh tế. - Cạnh tranh buộc những người sản xuất phải giảm hao phí lao động cá biệt đến mức thấp nhất có thể được bằng cách áp dụng kỹ thuột và công nghệ mới vào sản xuất, nhờ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng xuất lao động, nâng cao chất lượng vas lượng hàng hoá. -Sự tác động của cơ chế thị trường đua đến sự thích ứng tự phát giữa khối lượng và cơ cấu của sản xuấtvới khối lượng và nhu cầu xã hội, nhờ đó có thể thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân về hàng ngàn, hàng vạn sản phẩm khác nhau. 2. Khó khăn và nguyên nhân Cơ chế thị trường chỉ thể hiện đầy đủ khi có sự kiểm soát của cạnh tranh hoàn hảo. Như vậy, hiệu lực của cơ chế thị trường phụ thuộc vào mức độ không hoàn hảo của cạnh tranh, cạnh tranh càng không hoàn hảo thì hiệu lực của cơ chế thị trường càng giảm. Mục đích hoạt động của các doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa, vì vậy họ có thể lạm dụng tài nguyên của xã hội gây ô nhiễm môi trường sống của côn người mà xã hội phải gánh chịu, do đó hiệu quả kinh tế xã hội không được bảo đảm. Sự tác động của cơ chế thị trường đưa đến sự phân hoá giàu nghèo, tác động xấu đến đạo đức và tình người. Một nền kinh tế do cơ chế thị trường điều tiết khó tránh khỏi những thăng trầm, khủng hoảng kinh tế có tính chu kì. Chương III: Các giải pháp tiếp tục phát triển kinh tế Nhà nước trong thời gian tới I- Các quan điểm - Xác định các doanh nghiệp công ích cần thiết,hoạt động không vì mục đích lợi nhuận là chính. - Những doanh nghiệp hoạt động lợi ích kinh doanh thu lơị nhuận,nhà nước cần tập chung kiện toàn,nâng cao hiệu quả hoạt động.với mục tiêu những doanh nghiệp này phải trở thành những doanh nghiệp vững mạnh toàn diện,đứng đầu về công nghiệp –kỹ thuật và chất lượng sản phẩm,tạo ra những sản phẩm mũi nhọn có khả năng cạnh tranh và tham gia thị trường thế giới.còn những doanh nghiệp nhỏ những doanh ngiệp không có vai trò quan trọng, làm ăn thua lỗ yếu kém cần dứt điểm xử lý như chuyển hình thức sở hữu bằng cách cổ phần hoá,cho thuê,khoán hoặc giải thể theo luật định.Còn đối với doanh nghiệp mang tính chất độc quyền hoặc nhưĩng doang nghiệp có chức năng ổn định thị trường, giá cả thì nhà nước cần xác định rã quyền hạn và nghĩa vụ của họ, nhằm tạo ra môi trường tự do cạnh tranh và phục vụ cho sự định hướng nền kinh tế. - Mạnh dạn nghiên cứu và ứng dụng các hình thức tổ chức trong các doanh nghiệp nhà nước, như việc chuyển một bộ phận các doanh nghiệp nhà nước sang hình thức hoạt động công ty trach nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Nhà nước thúc đẩy hơn nữa việc cải cách thủ tục hành chính,nhằm xoá bỏ việc quản lý chồng chéo đối với các doanh nghiệp,bảo đảm quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. - Vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong đổi mới kinh tế nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh đó là vấn đề về cán bộ và lực lượng lao động. II- Các giải pháp để tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước 1. Tập chung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế nhà nước Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, nắm những ngành, những vị trí trọng yếu trong nền kinh tế. Vì chỉ có kinh tế nhà nước mới có đủ khả năng lãnh đạo và chi phối các thành phần kinh tế khác. Để chi phối và khống chế nền kinh tế, thì doanh nghiệp nhà nước phải có đủ sức mạnh, nắm giữ những vị trí then chốt trong nền kinh tế, để hướng dẫn nền kinh tế. Thật vậy văn kiện Đại hội IX vừa qua đã khẳng định : “ tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước để thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Trong đó phát triển các doanh nghiệp nhà nước ở các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ quan trọng, gắn liền với đó là đỏi mới cơ chế quản lý,phân biệt quyền của chủ sở hữu và quyền kinh daonh của các doanh nghiệp. Chuyển các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh sang hoạt động theo cơ chế công ty trchs nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, bảo đảm được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh củ doanh nghiệp, xoá bỏ chế độ bao cấp của nhà nước đối với các doanh nghiệp. 2. Tiếp tục sắp xếp lại cơ cấu tổ chức và đổi mới cơ chế quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước. Hoàn thành về cơ bản việc sắp xếp, tổ chức lại và đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Bảo đảm quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, thực hiện việc tách quyền chủ sở hữu nhà nước của các cơ quan nhà nước với quyền sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, xoá bỏ chế độ cơ quan,cấp hành chính chủ quản, chuyển một bộ phạn doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoạc công ty cổ phần. tăn cường đầu tư chiều sâu và đổi mới công nghệ, tập chung cho những doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành và lĩnh vực then chốt như công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng, công nghiệp công nghệ cao, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực công ích. Hoàn thành cơ bản việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước mà nhà nước không cần nắm giữ 100% sở hữu vốn. Ưu tiên bán cổ phần cho người lao động, Mử rộng việc bán cổ phần cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Tiếp tục thực hiện việc giao, bán, khoán, cho thuê những doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ mà nhà nước không cần nắm giữ và không thực hiện được các biện pháp trên. Có chính sách để kiên quyết giải quyết nợ tồn đọng và lao động dôi dư trong quá trình sắp xếp laị các doanh nghiệp nhà nước. Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả các tổng công ty theo mô hình công ty mẹ –công ty con, kinh doanh đa nganh tổng hợp trên cơ sở ngành chuyên môn hoá, gọi vốn thuộc nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh, làm nòng cốt đẻ hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh ở một số ngành và lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân như viễn thông, hàng không, dầu khí … 3. Chuyển hình thức sở hữu các doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay vấn đề giải quyết các doanh nghiệp nhà nước không có vai trò quan trọng, những doanh nghiệp vừa và nhỏ,làm ăn liên tục thua lỗ, yếu kém. Thì nhà nước ta đang tiến hành xử lý những doanh nghiệp naỳ bằng cách chuyển hình thức sở hữu như :Tiến hành cổ phần hoá, cho thuê, khoán, chuyển sang hoạt động hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Cổ phàn hoá các doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn có vai trò rất quan trọng trong việc đổi mới các doanh nghiệp quốc doanh, nó mang lại rát nhiều hiệu quả thiết thực. Sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước để các doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả. Thành lập một số doanh nghiệp trong một số nganh then chốt. Kết luận Từ những lập luận trên rút ra kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay là một tất yếu khách quan. Kinh tế nhà nước là một chủ thể kinh tế quan trọng nhất trong nền kinh tế, sức mạnh của kinh tế nhà nước là tổng hoà các sức mạnh và hoạt động có hiệu quả. Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế then chốttạo chiều hướng phát triển cho các thành phần kinh tế khác, ở nước ta trong thời kỳ đổi mới ngày nay chính sự phát triển của kinh tế nhà nước đã xoá bỏ cơ chế kinh tế kế hoạnh hoá tập trung. Từ đây đất nước ta chuyển sang một giai đoạn mới với sự đổi thay trên mọi mặt của đồi sống xã hội, trên mọi lĩnh vực của đời sống nhân dân như: Y tế, giáo dục, kinh tế, văn hoá…Điều này trước hết phải kể đến vai trò của kinh tế nhà nước, kinh tế nhà nước đóng vai trò là một tác nhân quyết định cho sự phát triển của mô hình kinh tế thị trường chuyển biến vững chắc theo định hướng CNXH. Tài liệu tham khảo 1. Kinh tế chính trị Mac –Lênin tập I, tập II. 2. Văn kiện Đại hội Đảng VII, VIII, IX. 3. VI Lênin : Bàn về thuế lương thực,tập 43, NXB Tiến bộ Matxicơva. 4. Tạp chí Nghiên cứu lý luận. Số 4 năm 1999. 5. Tạp chí Nghiên cứu - Trao đổi. Số 1 năm 2001. 6. Tạp chí Kinh tế và Phát triển.Số 16 năm 1997. 7. Tạo chí Kinh tế Việt Nam và thế giới.Số phát hành ngày 26/ 8/2001. 8. Tạp chí Cộng sản. Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35431.doc
Tài liệu liên quan