Qua phân tích thực trạng quản lý chất thải rắn ở Nam Định hiện nay và tìm hiểu mô hình quản lý cũng như chính sách mà thành phố Nam Định đã và đang áp dụng để quản lý chất thải rắn, đề tài này muốn nêu bật lên được tầm quan trọng của việc quản lý chất thải rắn trong hệ thống cải thiện và bảo vệ môi trường ở Nam Định hiện nay. Bảo vệ môi trường - khẩu hiệu chung của tất cả mọi người sống trên hành tinh chúng ta. Trải qua thời gian đã có lúc con người chỉ biết khai thác và sử dụng triệt để những gì mà thiên nhiên ban tặng, chính hành động đó đã dẫn tới hậu quả ngày hôm nay: môi trường toàn cầu bị ô nhiễm nặng, thiên nhiên đang kêu cứu. Quản lý chất thải rắn là việc làm tích cực góp phần vào công cuộc cải thiện môi trường sống ngày hôm nay. Qua tìm hiểu ta thấy rằng các nhà quản lý môi trường thành phố Nam Định đang cố gắng bằng mọi nỗ lực đưa Nam Định trở thành một thành phố “Xanh, sạch, đẹp”. Tuy nhiên trong quá trình quản lý có những hạn chế là điều không thể tránh khỏi, bởi cơ chế thị trường ở Việt Nam đang không ngừng biến động do vậy không một cơ cấu nào có thể hoàn toàn phù hợp đối với mô hình quản lý chất thải rắn ở Việt Nam hiện nay. Các giải pháp được nêu ra trong chuyên đề này nhằm nâng cao năng lực quản lý đối với chất thải rắn ở Nam Định hiện nay.
66 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Các giải pháp và kiến nghị về quản lý chất thải rắn ở thành phố Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Định đã buộc phải bồi thường thiệt hại sức khoẻ cho nhân dân quanh vùng. Từ tháng 4/2000 bãi chôn lấp chất thải rắn này đã đóng cửa.
Hiện tại bãi chôn lấp chất thải rắn mới của thành phố Nam Định đã được đưa vào sử dụng từ tháng 7/2001, Bãi chôn lấp chất thải rắn mới tại cánh đồng Man xã Lộc Hoà cách trung tâm thành phố 7 km, cách bãi chôn lấp cũ khoảng 3 km, cách khu vực dân cư gần nhất khoảng 300m và có tổng diện tích 6 ha.
Kết quả khảo sát hiện trạng ô nhiễm môi trường tại hai bãi chôn lấp:
Tại bãi cũ (làng Hoàng, thôn Lương Xá, xã Lộc Hoà )
- Về nước thải: Qua số liệu phân tích mẫu nước lấy tại mương thu gom nước thải trong khu vực bãi cũ thấy chỉ số BOD5 vượt TCVN 5945-1995, cột B là 1,92 lần; COD vượt 1,4 lần; SS vượt 1,2 lần; tổng Nitơ vượt 3,2 lần; mức độ ô nhiễm vi sinh vật còn khá cao. Tại mương sinh học nơi tiếp nhận và xử lý sinh học nước thải của bãi rác, mức độ ô nhiễm tại mương sinh học đã giảm đáng kể, nhưng các chỉ số BOD5, COD, hàm lượng kim loại nặng đạt xấp xỉ tiêu chuẩn cho phép.
- Đối với nước mặt: Qua lấy mẫu phân tích nước mặt tại 2 ao cách bãi chôn lấp 5 m và nước ruộng lúa xung quanh bãi chôn lấp rác cho thấy các chỉ số BOD5 vượt TCVN 5942-1995 là 1,6 lần; COD vượt 3,7 lần; SS vượt 1,3 lần; chỉ số vi sinh vật vượt 2,4 lần. như vậy nước ao cạnh bãi chôn lấp có bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ và vi sinh, nước mặt tại ruộng lúa cạnh bãi rác có các thông số pH, NO3, kim loại nặng đều đạt tiêu chuẩn cho phép nhưng hàm lượng BOD5 vượt 1,2 lần; các chất rắn lơ lửng còn cao vượt 1,7 lần; amoni vượt 3,3 lần.
- Đối với nước ngầm: Qua phân tích nước giếng khoan, giếng khơi cách bãi rác 50 m cho thấy nước giếng khoan có màu nâu đen, đục. Chỉ số vi sinh ở giếng khoan, giếng khơi còn cao hơn tiêu chuẩn cho phép ( TCVN5944-1995). Hàm lượng nitơrat, kim loại nặng đạt tiêu chuẩn cho phép. Nguồn nước giếng khơi có bị ô nhiễm nhẹ, chủ yếu là chất hữu cơ và chỉ tiêu vi sinh vì vậy nguồn nước này phải được xử lý trước khi sử dụng cho sinh hoạt.
- Đối với môi trường không khí: qua khảo sát nồng độ các phế thải như CH4, NH3, H2S, có khả năng phát sinh trong quá trình chôn lấp rác thải tạo vị trí bãi chôn lấp và khu vực dân cư gần nhất và tại điểm cuối hướng gió cho thấy hầu hết các mẫu đo các chỉ số ô nhiễm không khí đều đạt tiêu chuẩn cho phép (TCVN5938-1995). Nồng độ các khí cao nhất đo được ở vị trí đo giữa bãi là nồng độ NH3 đạt 0,125mg/m3 ; H2S là 0,007mg/m3. CH4 đạt 71,4 mg/m3.
- Đối với môi trường đất: Các mẫu đất lấy tại mương thu gom nước thải, đất vườn của khu dân cư gần nhất và ở ruộng lúa cạnh bãi rác, kết quả cho thấy nồng độ pH của đất ở mức cho phép (TCVN5979-1995)
Nhìn chung mức độ ảnh hưởng của bãi chôn lấp rác cũ tới môi trường xung quanh là thấp. Tác động chủ yếu tới môi trường là nước thải. Môi trường nước ngầm, không khí và đất ít ảnh hưởng. Hiện tại bãi rác ảnh hưởng không đáng kể tới môi trường nước mặt, nước ngầm, môi trường đất, môi trường khí của khu dân cư xung quanh. Nước thải tại mương sinh học đạt tiêu chuẩn chất lượng nước thải (tiêu chuẩn B ) được phép thải ra mương tưới tiêu nông nghiệp.
Bãi chôn lấp mới (Cánh đồng Man xã Lộc Hoà).
- Đối với môi trường nước mặt: Tại khu dân cư cách bãi chôn lấp 200 m, các thông số pH, NH3, NO3 đều đạt dưới mức tiêu chuẩn cho phép (TCVN5942-1995) nhưng các thông số BOD5, COD vượt tiêu chuẩn ở mức thấp: BOD5 vượt 1,5 lần, COD vượt 1,6 lần ; SS vượt 1,2 lần.
- Đối với nước ngầm: ở khu dân cư cách bãi chôn lấp 200 m qua kết quả phân tích các thông số pH, tổng Nitơ, tổng Phốtpho, NO3, Coliforin đạt TCVN 5944-1995.
- Đối với nước thải: Khi chưa xử lý hầu hết các thông số môi trường đều vượt tiêu chuẩn TCVN5945-1995 nhiều lần, chỉ số BOD5 vượt 16,4 lần; COD vượt 11,6 lần; SS vượt 12 lần; NH3 vượt 12 lần; tổng Nitơ vượt 9,6 lần.
- Đối với nước mương, nước ruộng cạnh bãi chôn lấp, các thông số phân tích như pH, SS, NH3, NO3 đạt tiêu chuẩn môi trường TCVN5942-1995. Nước giếng khoan tại khu vực bãi rác qua số liệu phân tích cho thấy nguồn nước ngầm tại khu vực bãi chôn lấp chưa bị ô nhiễm.
- Về môi trường không khí: Tại khu vực đang đổ chất thải rắn các khí độc hại như H2S, NH3, NO2, CH4 đều vượt tiêu chuẩn cho phép TCVN5938-1995 nồng độ NH3 vượt 12,5 lần; H2S vượt 15 lần; NO2 vượt 2,25 lần. Tại khu vực dân cư cuối hướng gió cách nơi đổ chất thải rắn 200 m nồng độ các khí ô nhiễm như H2S, NH3, NO2, CH4, đều đạt TCVN5938-1995.
- Môi trường đất: số liệu phân tích đất xung quanh bãi chôn lấp chất thải rắn, chỉ số pH ở giới hạn tiêu chuẩn môi trường cho phép TCVN5979-1995.
Nhìn chung tại bãi rác mới chưa gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, môi trường đất, không khí ở khu vực dân cư xung quanh. Nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn sau xử lý chưa đạt tiêu chuẩn thải (Tiêu chuẩn B), cần được thu gom và đầu tư công nghệ xử lý tiếp trước khi thải ra khu vực xung quanh.
III. Công tác quản lý chất thải rắn thành phố Nam Định
Công ty môi trường Nam Định
Nhân sự :
Công ty môi trường Nam Định có tổng số 343 cán bộ công nhân viên chức trong đó có 267 công nhân trực tiếp làm công tác thu gom, vận chuyển rác. Vì là lao động trực tiếp do đó số công nhân này đều là những người có sức khoẻ và có trình độ học vấn hết PTTHCS.
Điểm mạnh:
+ Cán bộ nghiệp vụ: Có kinh nghiệm công tác quản lý, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có mối quan hệ đồng nghiệp tốt, nhiệt tình giúp đỡ nhau trong công việc, gắn bó với công ty. Đa số ủng hộ chủ trương đổi mới, phát triển theo cơ chế thị trường.
+ Công nhân: Có đức tính cần cù, chịu khó, có ý thức với công việc mình làm, trẻ khỏe, nhanh nhẹn, tháo vát, gắn bó với công ty trình độ tay nghề chủ yếu bậc 5/7 tuỳ theo từng công việc. Có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật.
Điểm yếu:
+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn yếu, không đồng đều, kỹ năng giải quyết các vấn đề còn hạn chế bởi năng lực, chưa có tính chủ động sáng tạo trong công việc và chưa thực sự gắn bó với công việc, nghề nghiệp. Một số còn tư tưởng ỷ nại, dựa vào chế độ bao cấp. Trình độ văn hoá của công nhân mới hết PTTHCS nên kỹ năng làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thu nhập thấp khoảng 510.000VNĐ/người/tháng chưa thực sự yên tâm gắn bó với nghề nghiệp
Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác hoạt động sản xuất :
Xe vận chuyển rác 12 chiếc
Xe hút tự hoại 2 chiếc
Xe tưới đường 1 chiếc
Xe ủi 1 chiếc
Xe con gom rác 160 chiếc
Công suất thu gom chất thải rắn hiện nay là 7.800 m3 /tháng. Trong đó 40% có thể chế biến thành phân vi sinh, tưới đường 250000m2/lượt /năm, hiệu quả sử dụng đối với xe chở chất thải rắn đạt 80% công suất, xe hút tự hoại và xe tưới đường hiệu quả còn rất thấp.
Điểm mạnh:
Cơ giới hoá toàn bộ khâu vận chuyển chất thải rắn từ các điểm trung chuyển ra khỏi địa bàn thành phố, cơ giới hoá việc san ủi, đầm nén chất thải rắn tại bãi xử lý, tưới đường chống bụi, hút tự hoại.
Điểm yếu:
+ Tình trạng kỹ thuật, tất cả đều do các nước Đông âu sản xuất từ những năm cuối thập kỷ 70 đầu 80 nên đã cũ, lạc hậu, một số đã bị hỏng nặng không sử dụng được vì vậy năng lực vận chuyển kém không đáp ứng được yêu cầu mới đang ngày một tăng. Công tác thu gom chất thải rắn từ các đối tượng hiện nay toàn bộ bằng lao động thủ công với 160 xe gom đẩy tay vừa nặng nhưng sức chở kém. Công nghệ xử lý bãi chôn lấp chất thải rắn còn lạc hậu chủ yếu thực hiện chôn lấp thông thường. Đổ, cào, ủi đầm chất thải rắn với nhiều khu đất nên chưa bảo đảm yêu cầu kỹ thuật gây ô nhiễm nguồn nước, không khí ở các khu vực xung quanh.
+ Phương tiện, máy móc phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, quản lý hệ thống thông tin liên lạc thiếu, máy móc dùng cho việc thu thập thông tin, số liệu phục vụ cho công tác quản lý chưa có. Văn phòng dụng cụ làm việc chưa đầy đủ, phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc của công ty.
1.3. Tài chính của công ty
Nguồn thu hiện nay :
Tổng số 2.843.000.000 đ/năm
Trong đó :
Ngân sách nhà nước cấp 1.907.000.000 đ/năm
Công ty thu 936.000.000 đ/năm
Nguồn vốn kinh doanh :
Tình hình đầu tư hàng năm : 200-300 Triệu /năm
Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động tài chính trong năm
Doanh thu 2.843.000.000 đ /năm
Giá vốn hàng bán 2.990.000.000 đ/năm
Chi phí quản lý quản lý doanh nghiệp 182.500.000 đ/năm
Lỗ 297.375.000 đ/năm
Khấu hao 257.279.000 đ/năm
Bảo hiểm xã hội 284.526.039 đ/năm
Bảo hiểm y tế 42.105.672 đ/năm
Công ty đang có những khó khăn về tài chính trong thời gian hiện nay. Do việc thực hiện thông tư 06TC/TCDN ngày 24/2/1997 của Bộ tài chính về chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích mới được triển khai và có một số nội dung thành phố chưa có khả năng đáp ứng vì vậy hạn chế nhiều đến khả năng hoạt động của công ty về mặt này.
Mặc dù hiện nay đã có dự án đầu tư của nước ngoài sắp được thực hiện nhưng mới là bước đầu làm thí điểm vì vậy tình hình tài chính còn nhiều hạn chế. Với nguồn tài chính hiện nay công ty mới chỉ thực hiện được những công việc cơ bản trước mắt, không có khả năng đầu tư phương tiện trang thiết bị kỹ thuật công nghệ mới, cải thiện điều kiện lao đông, đời sống cho cán bộ công nhân viên. Việc tập trung để xử lý, để chi còn yếu chưa thực sự tạo điều kiện tốt cho các hoạt động. Công tác hạch toán kế toán, xử lý số liệu còn chậm
1.4. Công tác tổ chức quản lý
Sơ đồ quản lý của công ty:
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
kế hoạch vật
tư
Phòng
kế toán
Phòng
tổ
chức
Đội
kiểm
tra
giám
sát
Đội
cơ
giới
Đội
môi
trường
1
Đội
môi
trường
2
Đội
môi
trường
3
Đội
môi
trường
4
Tổ
quản lý
bãi
rác
Tổ
thu
ngân
Tổ bảo vệ
Tổ sửa chữa
Tổ lái xe
5 tổ thu gom rác đường
6 tổ thu gom rác dân
2 tổ thu gom DV công cộng
Điểm mạnh:Đã thiết lập được bộ máy tổ chức, quản lý điều hành theo mô hình của doanh nghiệp hoạt động công ích, tạo dựng được sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống, sự phối hợp giữa các phòng, ban. Công tác quản lý được thực hiện theo cơ chế khoán quản, tạo được tính tự chủ cho người lao động, quản lý vật tư, máy móc, tiền vốn, đang dần dần đi vào nề nếp. Phân công trách nhiệm, quyền hạn và phạm vi hoạt động của từng bộ phận, từng thành viên rõ nét.
Điểm yếu:Năng lực nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ cần phải được bồi dưỡng thông qua các hình thức và phương pháp khác nhau trong từng năm mới đáp ứng được so với yêu cầu đổi mới của công ty.
1.5. Các mối quan hệ của công ty.
Hiện nay công ty đã thiết lập được mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương là các phường xã và uỷ ban nhân dân thành phố. Các tổ chức quần chúng, đoàn thể, chính trị và các ngành chức năng khác. Thông qua mối quan hệ trên để tuyên truyền giáo dục nhân dân, giúp cho họ thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề vệ sinh môi trường. Cũng qua đó mở rộng khai thác nhu cầu phục vụ của khách hàng, mở rộng mạng lưới phục vụ.
Hiện trạng thu gom xử lý chất thải rắn
2.1. Thu gom
Chất thải rắn thải sinh hoạt.
Tình hình thu gom chất thải rắn trong hộ dân, cơ quan, xí nghiệp:
Thực tế mỗi ngày công ty môi trường Nam Định mới chỉ thu gom được 60% lượng chất thải rắn trong dân, nhiều khu vực như khu Đông An, Mả Chói, Bãi Vượt, Ô 18,19,20, tiểu khu Thống Nhất, các hộ dân ven trục đường vào thành phố vẫn chưa được thu gom, còn đổ thải tuỳ tiện.
Thời gian thu gom chất thải rắn trong hộ dân đã đi vào nề nếp, chủ yếu thu từ 17h-21h hàng ngày, có kẻng báo đổ rác.
Việc thu gom rác trên đường phố:
Hầu hết các đường phố chính trong thành phố đều có công nhân quét rác, thời gian chính từ 5h-6h sáng, 19 đường phố chính trong thành phố công ty bố trí công nhân quét bổ xung (đi tua) để bảo đảm đường phố luôn sạch đẹp.
Các điểm thu gom chất thải rắn tập trung:
Trong địa bàn 15 phường nội thành có 14 điểm thu gom chất thải rắn tập trung và 4 điểm phụ, mỗi điểm có khối lượng từ 10-20m3/ngày, chất thải rắn được tập trung tại lòng đường và giải tỏa vào 2 thời điểm buổi sáng từ 5h-9h, buổi chiều từ 17h-21h.
Thời gian giải toả chất thải rắn có ưu tiên các điểm chính như: điểm chân cầu Đò Quan, trường Kim Đồng, trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật, bốt điện dốc Lò Trâu, bến ô tô mới, ngã 6 Năng Tĩnh, nghĩa trang Văn Miếu, trường Cao Đẳng Sư Phạm. Những điểm này thời gian giải toả đều trước 7 h sáng đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn giao thông đi lại. Còn các điểm như sợi C, đường Hoàng Hoa Thám, cổng nhà máy giấy, vườn hoa Chéo, trường Hùng Vương, chợ Đồng Tháp Mười hàng ngày rác được giải toả 8-9h sáng gây ô nhiễm môi trường cản trở khả năng đi lại của nhân dân nhất là các em học sinh, gây mất mỹ quan thành phố. Qua xem xét 14 điểm tập kết chất thải rắn thấy rằng có 7/14 điểm đặt cạnh trường học, bệnh viện thậm chí có 1 điểm đặt cạnh giếng nước sinh hoạt của dân cư như điểm cạnh cổng nhà máy giấy có nguy cơ ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt hàng ngày của nhân dân và sức khoẻ cộng đồng.
Chất thải rắn xây dựng.
Rác thải sinh hoạt được quan tâm thu gom, ngược lại chất thải rắn xây dựng tại nhiều đường phố vỉa hè chưa được quan tâm thu gom, nhiều hộ gia đình trong xây dựng còn đổ bừa bãi vật tư, nguyên liệu ngay tại vỉa hè, lòng đường nhiều ngày gây cản trở giao thông, gây bụi và mất mỹ quan thành phố, phổ biến là các đường phố: Trần Tế Xương, Trần Đăng Ninh, đường bờ sông, đường Thanh Niên, Lê Hồng Phong.
Nhân sự và phương tiện thu gom
Mỗi điểm thu gom có số công nhân từ 13-18 người, chịu trách nhiệm quét dọn 4-6 tuyến đường, thu gom chất thải rắn của 2000-4000 hộ dân, 10-15 cơ quan, nhà máy xí nghiệp. Lượng chất thải rắn phải quét dọn thu gom của mỗi tổ từ 15-25m3/ngày. Thời gian làm việc của mỗi công nhân là 8h/ngày, buổi sáng từ 5h-9h, buổi tối từ 17-21h. Mỗi điểm thu gom có từ 13-18 xe đẩy tay. Hàng ngày có 6 chiếc xe ô tô chở rác từ các điểm tập trung về bãi chôn lấp chất thải rắn thành phố, bình quân mỗi xe ô tô phụ trách từ 1-3 điểm tập trung, có ưu tiên trở điểm chính trước, điểm phụ sau, mỗi xe chởp từ 4-5 chuyến mỗi ngày, mỗi chuyến trở được 6 - 8m3, thời gian một chuyến hết 1h30, khi vận chuyển trên đường đều có bạt che đậy.
Bảng 16: Tình hình thu gom giải toả các điểm tập trung chất thải rắn tại thành phố Nam Định
STT
Tên điểm tập kết chất thải rắn
Thời gian kết thúc
Cần xem xét
Buổi sáng
Buổi chiều
Địa điểm
Thời gian
1
Cạnh trường CĐSPNĐ
7h
19h-20h
2
Chợ Đồng Tháp Mười
8-8h30’
20h-21h
´
3
Cạnh trường Hùng Vương
8-8h30’
20h-21h
´
´
4
Khu vườn hoa chéo
8-8h30’
20h-21h
´
5
Cạnh trường Kim Đồng
7h
19h-20h
6
Cạnh trường CĐKTKT
7h
19h-20h
7
Bốt điện dốc Lò Trâu
7h
19h-20h
8
Chân cầu Đò Quan
7h
19h-20h
´
9
Khu sợi C
8-8h30’
20h-21h
´
10
Đường Hoàng Hoa Thám
8-8h30’
20h-21h
´
11
Ngã 6 Năng Tĩnh
7h
19h-20h
12
Nghĩa trang Văn Miếu
7h
19h-20h
´
13
Cạnh cổng máy giấy
8-8h30’
20h-21h
´
´
14
Bến ô tô mới
7h
19h-20h
2.2. Xử lý chất thải rắn.
Công tác xử lý chất thải rắn thành phố Nam Định hiện nay chủ yếu vẫn là chôn lấp tự nhiên, công nhân thu gom vẫn chưa có phương pháp phân loại ngay từ nguồn khi thu gom xong chở đến các điểm tập trung chất thải rắn. Tại các điểm tập trung, chất thải rắn được xe chuyên dụng chở ra bãi chôn lấp. Thực trạng bãi chôn lấp chất thải rắn của thành phố đang trong tình trạng đổ thải tự nhiên, không tiến hành phân loại, xử lý. Chất thải rắn sinh hoạt lẫn với chất thải rắn công nghiệp và chất thải độc hại. Hiện tại bãi chôn lấp chất thải rắn đang gây ô nhiễm môi trường các khu vực xung quanh. Đứng trước thực trạng trên thành phố Nam Định đã và đang cố gắng tìm mọi biện pháp để xử lý cụ thể là:
Chất thải rắn y tế thuộc nhóm A,B,C,D,F và các loại chất thải độc hại khác sẽ được xử lý triệt để bằng lò đốt.
Chất thải rắn sinh hoạt hiện nay thành phố Nam Định đang xây dựng 1 nhà máy chế biến chất thải rắn hữu cơ làm phân Compost bằng nguồn vốn vay tín dụng theo nghị định thư Việt - Pháp 1998 và vốn đối ứng Việt Nam với công suất 300 tấn/ngày.
IV. Đánh giá hiệu quả của công tác quản lý chất thải rắn
Công tác thu gom.
Những năm gần đây, công tác vệ sinh môi trường đã được lãnh đạo các cấp, các ngành của tỉnh và của thành phố quan tâm trú trọng hơn, đầu tư thêm phương tiện, quy hoạch bãi chứa và xử lý chất thải rắn. Đã có nhiều cuộc vận động toàn dân xuống đường làm vệ sinh vào các ngày chủ nhật, ngày lễ. Công ty vệ sinh môi trường đã có nhiều cố gắng cải tiến công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn, bố trí lao động hợp lý, khoán quản đến nhóm người lao động, cải tiến công cụ sản xuất, tăng ca tua đường trên các đường phố chính nội thành. Công tác vệ sinh môi trường gần đây đã tốt hơn, song một thực tại còn nhiều bức xúc trong công tác vệ sinh môi trường thành phố đó là:
- Với khối lượng chất thải rắn 216,7tấn/ngày công ty mới chỉ thu gom, vận chuyển đi xử lý được 129.6tấn/ngày, bằng 60% lượng chất thải rắn trong thành phố. Việc thu gom vận chuyển chất thải rắn cũng chỉ mới làm triệt để được ở các phường nội thành trọng điểm, còn nhiều tuyến đường chưa vươn tới làm được như các tuyến đường của ngõ vào thành phố: đường 21, đường 10, đường 12, đường đi Thái Bình, đường Nguyễn Văn Trỗi, đường 38A, đường 38B. Các khu vực đông dân không vào phục vụ được hết như dọc bờ đê sông Đào khoảng 1500 hộ, các Ô17,18,19,20 mới phục vụ được 1/2 số hộ, khu dân cư vùng Đông An, Mả Chói, khu Rặng Xoan, khu bãi Vượt.. Chính những khu đông dân này chưa được phục vụ mà chất thải rắn cứ thải ra thành từng đống tại bãi trên bờ sông, dọc đường, các chỗ trống ngày này qua ngày khác, chồng chất, thối rữa gây ô nhiễm môi trường sinh bệnh tật, nhất là khi gặp những trận mưa to những đống rác tràn xuống sông, mương gây ô nhiễm nguồn nước, ứ tắc mương thoát nước, tạo điều kiện cho dịch bệnh lây lan phát triển ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng dân cư vùng xung quanh
- Chất thải rắn xây dựng: Với hiện trạng của thành phố công tác xây dựng chưa được quản lý đồng bộ chặt chẽ, tốc độ xây dựng của các cơ quan xí nghiệp, các hộ dân ngày càng lớn song lượng chất thải rắn xây dựng lại chưa có cơ quan quản lý nào chịu trách nhiệm thu gom, vì vậy lượng chất thải rắn xây dựng được đổ thải trực tiếp ra đường, hè phố không biết vận chuyển đi đâu. Theo ước tính thì khối lượng chất thải rắn xây dựng của thành phố vào khoảng 20 tấn/ngày. Hiện tại công ty môi trường mỗi ngày thu gom được khoảng 10% khối lượng chất thải rắn xây dựng. Lượng chất thải rắn xây dựng còn lại thả nổi cho các phương tiện tự thu đi san lấp khi có nhu cầu còn không thì để mặc mưa nắng, gió bụi cho người dân gánh chịu, làm mất mỹ quan thành phố, ảnh hưởng tới việc đi lại của người dân. Trong tháng 1/2002 công ty môi trường Nam Định đã vận chuyển được 287,67m3 đất đá xây dựng.
- Vấn đề phân: Thành phố Nam Định với 43.000 hộ gia đình trong đó còn hơn 5.000 nhà vệ sinh thùng chiếm 15% số hộ gia đình. Số hộ gia đình không có nhà vệ sinh phải dùng nhà vệ sinh công cộng khoảng 25%. Số hộ có nhà vệ sinh tự hoại, bán tự hoại vào khoảng 60%. Với 5.000 nhà vệ sinh thùng, công ty môi trường Nam Định chỉ đảm nhận thu gom phục vụ cho hơn 500 hộ, còn lại bằng thu dịch vụ với người ngoài vào thu dọn cả ban ngày lẫn ban đêm gây mất vệ sinh và ô nhiễm trong thành phố. Năm 2001 công ty môi trường Nam Định đã thu gom 18.000 tấn phân ở các nhà vệ sinh thùng và nhà vệ sinh công cộng trong thành phố đạt khoảng 15% tổng khối lượng theo thực tế.
Công tác vận chuyển.
Hiện nay công tác vận chuyển chất thải rắn của thành phố cũng đang trở thành vấn đề bức xúc.
- Về phương tiện vận chuyển chất thải rắn: Công ty môi trường Nam Định có 11 xe ô tô chở chất thải rắn, do sử dụng lâu ngày có xe đã sử dụng hơn 20 năm, còn hầu hết đều trên 10 năm. Đến nay có 4 ô tô hỏng nặng không có kinh phí đầu tư cho sửa chữa chỉ còn 7 xe hoạt động, số xe thường xuyên hoạt động này lại thường xuyên phải sửa chữa, vào cấp sửa khám nên không đủ xe vận chuyển chất thải rắn.
- Điều kiện tập kết chất thải rắn: Cho đến nay thành phố có 14 điểm tập kết chất thải rắn do đó số điểm tập kết còn thiếu, tại các điểm tập kết chất thải rắn, giải phóng chậm do thiếu phương tiện vận chuyển. Các khu đông dân, các, nhà cao tầng không có thùng chứa rác, ngay cả các cơ quan xí nghiệp cũng thiếu phương tiện chứa rác nên rác hầu hết được đổ thải bừa bãi ra đường.
3. Công tác xử lý.
Trong những năm qua công tác xử lý chất thải rắn của thành phố Nam Định đã được uỷ ban nhân dân tỉnh, uỷ ban nhân dân thành phố chỉ đạo cồng ty môi trường phối hợp cùng các cơ quan liên quan khác tìm nhiều biện pháp để xử lý
- Rác thải y tế độc hại: Được sự giúp đỡ của chính phủ áo, Bộ Y Tế đã xây dựng dự án nghiên cứu khả thi trang bị lò đốt chất thải rắn cho bệnh viện tỉnh Nam Định. Đến tháng 1/2002 công trình đã hoàn tất và đưa vào chạy thử. Thời gian chính thức đưa vào hoạt động dự kiến vào đầu tháng 4/2002. Sau khi lò đốt đi vào hoạt động sẽ giúp cho công tác xử lý chất thải rắn y tế Nam Định được tốt hơn, hợp vệ sinh môi trường, không còn tình trạng xử lý chôn lấp chung tại bãi chôn lấp chất thải rắn thành phố.
- Chất thải rắn hữu cơ: Hiện tại thành phố Nam Định đang xây dựng nhà máy chế biến rác thải thành phân Compost phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Dự kiến năm 2002 sẽ đưa vào hoạt động điều này giúp cho vấn đề xử lý chất thải rắn hữu cơ của thành phố không còn lo ngại.
- Chất thải rắn vô cơ: Tháng 7/2001 bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh có diện tích 6ha của thành phố Nam Định đã đi vào hoạt động giúp cho vấn đề giải toả, xử lý chất thải rắn của thành phố thêm nhanh chóng và hợp vệ sinh.
V. Những vấn đề tồn tại cần được giải quyết
Công ty môi trường Nam Định
Công ty môi trường Nam Định là đơn vị được giao chuyên ngành làm công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thành phố Nam Định. Hiện tại công ty môi trường Nam Định là công ty hoạt động công ích và áp dụng cơ chế tài chính theo thông tư 06TC/TCDN. Do quá trình chuyển hoá mô hình quản lý tài chính công ty đang gặp rất nhiều khó khăn:
- Cơ sở hạ tầng: Hiện tại công ty môi trường Nam Định có một dãy nhà 2 tầng với khoảng 7 phòng làm việc hành chính. Tất cả các phòng đều không được trang bị phương tiện làm việc đầy đủ như điện thoại, vi tính …thông tin liên lạc không có. Cả công ty mới chỉ có 1 chiếc máy vi tính và 3 phòng có lắp điện thoại Trang bị phương tiện kỹ thuật phục vụ cho sản xuất đã cũ không đáp ứng được yêu cầu thực tế và còn thiếu rất nhiều.
- Nhân sự:
Nhân viên quản lý hành chính: Đa số cán bộ quản lý của công ty đều chưa được trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại để làm việc, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn yếu, không đồng đều, kỹ năng giải quyết các vấn đề còn hạn chế bởi năng lực.
Công nhân lao động trực tiếp: Theo tài liệu của Cục môi trường, Bộ khoa học công nghệ và môi trường thì ở các đô thị cứ 1000 dân có 2-3 công nhân phục vụ vệ sinh. Như vậy với 231851 người thì tối thiểu công ty phải có 463 công nhân phục vụ vệ sinh môi trường, nhưng thực tế công ty môi trường Nam Định chỉ có 267 công nhân lao động trực tiếp. Vì vậy số công nhân lao động còn thiếu rất nhiều, hiện tại số công nhân lao động trực tiếp này đều có trình độ văn hoá thấp mới hết PTTHCS nên không thể đáp ứng được yêu cầu về nhân sự của công ty trong tương lai khi nhà máy chế biến rác làm phân Compost theo công nghệ của Pháp đi vào hoạt động, vì vậy công ty phải tuyển, đào tạo toàn bộ số công nhân làm việc trong nhà máy chế biến rác này.
- Chế độ tiền lương, thưởng: Công ty môi trường Nam Định là một công ty hoạt động công ích do đó toàn bộ công nhân viên trong công ty đều được hưởng chế độ chính sách theo quy định của nhà nước. Đối với tiền lương của công nhân công ty quy định rõ ràng và áp dụng chính sách khoán quản, điều nảy đã thúc đẩy công nhân tự giác tích cực làm việc hơn.
(Chính sách khoán quản: Khi một công nhân phụ trách một công việc nào đó như thu rác ở các hộ dân thì người của công ty cùng tổ trưởng tổ đó trực tiếp kiểm tra về khối lượng rác đã thu được. Một ngày một công nhân phải thu được khối lượng là 2m3, số lượng vượt sẽ được nhận với một đơn giá cao hơn, nếu làm không đủ khối lượng thì công ty sẽ tính với đơn giá thấp hơn giá quy định. Nếu tại địa bàn người công nhân nào đó phụ trách có đơn kiến nghị của nhân dân tố cáo làm không hết trách nhiệm sẽ bị phạt. Khi xe vận chuyển rác, chở rác xuống bãi chôn lấp sẽ được kiểm tra về khối lượng một lần nữa. Khối lượng cuối cùng sẽ là khối lượng chuẩn để công ty thanh toán tiền lương cho mỗi tổ. Tổ trưởng của mỗi tổ sẽ dựa vào khối lượng, công việc của từng công nhân để trả lương cho công nhân thuộc tổ mình quản lý ).
Nhìn chung chính sách tiền lương, thưởng phạt, rõ ràng, công khai của công ty đã góp phần rất lớn vào công tác vệ sinh môi trường thành phố trong thời gian vừa qua, người công nhân rất phấn khởi khi làm việc bởi họ có thể tính ngay ra được tiền lương của mình khi làm việc. Xong vẫn còn những khó khăn khác như đơn giá công việc còn thấp, địa bàn làm việc rộng lớn.. cho nên nhiều công nhân chưa thực sự gắn bó với nghề nghiệp.
Công tác thu gom vận chuyển
Nhìn chung trong những năm gần đây, công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Nam Định đã có nhiều cố gắng cải tiến phương thức thu gom trong dân, khắc phục được tình trạng đổ thải chất thải rắn sinh họat tuỳ tiện, bừa bãi, từng bước đã nâng được số lượng rác thu gom từng ngày. Đường phố chính đã khá sạch sẽ, các tụ điểm rác tồn đọng lâu năm đã được rải toả mặc dù phương tiện vật chất kỹ thuật thiếu. Công ty đã có kế hoạch thu gom vận chuyển hợp lý, ưu tiên điểm cần giải toả sớm để đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo giao thông đi lại và sức khoẻ của nhân dân thành ph.
Những điểm hạn chế cần quan tâm là:
+ Điểm tập kết rác còn thiếu, nhiều điểm bố trí chưa hợp lý, chưa đảm bảo an toàn về vệ sinh môi trường, từ điểm tập trung chất thải rắn tới điểm thu gom xa gây khó khăn vất vả, mất nhiều thời gian cho công nhân thu gom.
+ 7/14 điểm tập kết chất thải rắn giải phóng chậm sau 8h sáng.
+ Phương thức thu gom chất thải rắn chưa khoa học, chưa phân loại ngay tại nguồn.
+ Thời gian thu gom nhiều nơi chưa hợp lý về thời gian do số người làm việc trong cơ quan nhà nước, công sở chỉ có nhà vào lúc 5h chiều trong khi công nhân đi thu gom ở nhiều nơi từ túc 3h-5h hàng ngày.
+ Chất thải rắn xây dựng tại các vỉa
hè, lòng đường, chưa được quan tâm thu gom.
CHƯƠNG IV: các giải pháp và kiến nghị về quản lý chất thải rắn ở thành phố nam định
I. các mục tiêu quản lý chất thải rắn tại nam định.
1. Mục tiêu kỹ thuật.
- Đảm bảo thu gom 100% chất thải rắn khu vực nội thành.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng và các chương trình để đáp ứng nhu cầu ở hiện tại và tương lai của Nam Định.
Cải tiến phương thức xử lý chất thải độc hại (xử lý triệt để các nhóm thuộc vào nhóm A, B, C, D, E, F).
Cải tiến cách thức thu gom và vận chuyển chất thải rắn và nâng cao giá trị bùn bể phốt.
Tạo ra những cơ hội và sự linh hoạt để đổi mới dần hệ thống quản lý chất thải rắn trong tương lai.
2. Mục tiêu môi trường.
- Sử dụng các chương trình và công nghệ có thể làm giảm đến mức tối thiểu những ảnh hưởng xấu đến môi trường người lao động.
- Bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho nhân dân.
- Giảm mùi hôi thối và bụi bặm trong các giai đoạn khác nhau về xử lý chất thải rắn.
- Giảm tới mức tối thiểu mức ô nhiễm đất, nước mặt và không khí.
- Giảm tới mức tối thiểu sự truyền bệnh thông qua các con đường khác nhau phát sinh trong quá trình quản lý chất thải rắn.
- Phát triển một chiến lược nhằm triệt để bảo vệ tài nguyên.
- Khuyến khích không xả rác bừa bãi thông qua các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng.
3. Mục tiêu kinh tế xã hội.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng và các chương trình phát triển bằng cách ưu tiên phát triển kinh tế địa phương và các đặc điểm kinh tế xã hội.
- Lôi cuốn và duy trì lực lượng tư nhân trong quá trình quản lý chất thải.
- Động viên, giáo dục nhân dân và người lao động.
- Lôi cuốn phụ nữ và những người thu gom rác tham gia vào các chương trình quản lý rác thải được đề xuất.
Đảm bảo công việc hiện nay và tạo ra những công việc mới.
4. Mục tiêu tài chính.
- Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế của việc thực hiện các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng tăng thu nhập của công ty môi trường Nam Định và dảm bảo sự tồn tại, phát triẻn lâu dài của công ty.
- Thu lệ phí của mọi đối tượng ở mọi nơi dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP) để tài trợ cho các chương trình hiện tại và tương lai.
- Thay đổi biểu giá để giảm tới mức tối thiểu sự phụ thuộc của công ty Môi trường Nam Định vào ngân sách thành phố.
5. Mục tiêu thể chế.
- Đề ra một chiến lược cho sự phát triển lâu dài của Công ty môi trường Nam Định. Tổ chức lại cơ cấu và nguyên tắc điều hành của công ty để cho phép quản lý một quỹ tiền tệ lớn.
- Thiết lập một quá trình theo dõi, quan trắc để xem xét lại các chương trình và đề ra các biện pháp cần thiết để đạt được các mục tiêu.
- Lập một chương trình đào tạo trong nước, nước ngoài cho các nhân viên.
- Kết hợp với các lực lượng tư nhân.
II. các giải pháp nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn:
Cần phải nhận thức đứng đắn về công tác vệ sinh môi trường” Vệ sinh môi trường đô thị” là một bộ môn khoa học tổng hập về kinh tế-kỹ thuật-chính trị-xã hội, quan tâm đến nhiều ngành, nhiều cấp đến mọi người dân. Do vậy, cần phải có các giải pháp thể hiện rõ những quan điểm này và tôn trọng các yêu cầu khách quan của việc phát triển kinh tế nhiều thành phần và thực trạng về chất thải rắn tại thành phố hiện nay.
1.Công ty môi trường Nam Định.
1.1. Cơ chế hoạt động.
Công ty môi trường Nam Định là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tỉnh hoạt động công ích vì vậy hoạt động của công ty vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào sự quản lý, chỉ đạo của uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố. Do đó, công ty chưa thể chủ động trong việc mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh của mình, điều này đã làm hạn chế rất nhiều đến sự phát triển của công ty và nó không còn phù hợp với cơ chế quản lý tài chính hiện nay. Để có thể khắc phục được tình trạng thiếu tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty nên chuyển đổi cơ chế hoạt động hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường.
Do yêu cầu của công tác vệ sinh hiện nay, việc đưa công tác quản lý môi trường về các đội môi trường của công ty sẽ có hiệu quả hơn do cán bộ phụ trách nắm rõ hoạt động của mình. Đối với công ty môi trường Nam Định có thể thành lập thành Tổng công ty, trong đó các xí nghiệp, xử lý chất thải rắn, thu gom, đội xe vận chuyển chất thải rắn nâng lên thành các công ty trực thuộc.
1.2. Nhân sự.
Sau khi công ty chuyển đổi cơ chế hoạt động sang hình thức hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, đòi hỏi công ty phải xây dựng và có kế hoạch tuyển dụng đội ngũ cán bộ quản lý có chuyên môn giỏi, có năng lực sáng tạo, chủ động trong công việc của mình. Số cán bộ quản lý cũ của công ty cần phải được bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng được yêu cầu công việc quản lý mới.
Công nhân lao động trực tiếp: Để đảm bảo được mục tiêu yêu cầu kỹ thuật đặt ra thì công ty phải tuyển thêm số công nhân lao động tối thiểu là 200 người nữa, nâng số lao động trực tiếp của công ty lên 463 công nhân. Trong đó, số công nhân làm việc trong nhà máy chế biến chất thải rắn phải là những công nhân kỹ thuật có tay nghề và phải được đào tạo để hiểu biết nắm vững quy trình công nghệ dây truyền sản xuất của nhà máy, tất cả những công nhân lao động trực tiếp này phải là những người có sức khỏe tốt và có trình độ.
Lực lượng lao động của công ty theo tính toán cần có:
+ Cán bộ quản lý: 10 người
+ Cán bộ hành chính sự nghiệp: 26 người
+ Tổ cán bộ kỹ thuật, hoá nghiệm: 6 người
+ Tổ công nhân điện, cơ khí, cơ giới: 100 người
+ Tổ Marketing và bán thành phẩm: 7 người
+ Công nhân lao động thủ công: 463 người
1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật.
Để nâng cao chất lượng cũng như trình độ quản lý cho bộ máy hành chính của công ty thì công ty phải trang bị đầy đủ các thiết bị văn phòng như: Máy vi tính để bàn (khoảng 6 bộ), máy in laser (2 bộ), hệ thống điện thoại, bộ đàm nội bộ (2 bộ), xe đưa đón (2 chiếc).
Để phù hợp với sự phát triển của thành phố Nam Định đồng bộ với năng lực hoạt động của xí nghiệp xử lý chất thải rắn, nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển chất thải rắn công ty cần trang bị thêm một số thiết bị dưới đây:
STT
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
1
Container chuyên dụng 8 tấn
cái
20
2
Xe tải Container 8 tấn
xe
4
3
Xe vận chuyển rác chuyên dụng
xe
10
4
Xe hút tự hoại
xe
6
5
Xe tưới đường
xe
4
6
Xe con gom rác
xe
200
2. Cơ quan chức năng.
Một đô thị phát triển, văn minh phải là một đô thị có môi trường sạch trong lành đó là niềm mong muốn chung của nhân dân. Nhưng làm được việc này không chỉ một công ty môi trường có thể làm được, giữ cho môi trường sống trong lành là trách nhiệm , là ý thức của mọi cấp, mọi ngành, của mỗi người dân.. sống trong thành phố này.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và các cơ quan chức năng khác phải ra các văn bản hướng dẫn quyền lợi và nghĩa vụ, tạo ra hành lang pháp lý cho công ty môi ttrường Nam Định hoạt động có hiệu quả phù hợp với pháp luật Việt Nam. áp dụng những chính sách hỗ trợ có hiệu quả về nguồn tài chính cũng như công nghệ cho công ty môi trường để đảm bảo công ty thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phải thành lập một ban chuyên trách việc giám sát công việc thu gom chất thải rắn trong thành phố của công ty môi trường và cho phép công ty được tự chủ trong hạch toán kinh doanh. Uỷ ban nhân dân thành phố phải lập kế hoạch, phương án tổ chức duy trì vệ sinh ngõ xóm trên địa bàn thành phố, thống nhất với công ty môi trường Nam Định biện pháp tổ chức thực hiện, tổ chức vận dộng nhân dân nộp phí vệ sinh theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nên thay đổi chính sách độc quyền của công ty môi trường Nam Định, khuyến khích các công ty tư nhân tham gia vào các loại hình dịch vụ này, đồng thời công ty môi trường cũng có cơ chế để tăng khả năng cạnh tranh với các công ty tư nhân khác.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố cần phải sử dụng công cụ pháp lý cũng như chính sách tài chính để đảm bảo môi trường thành phố sạch đẹp cụ thể là:
+ Hoàn thiện khung pháp luât về bảo vệ môi trường, giảm thiểu các kẽ hở trong luật và các văn bản pháp quy tránh tình trạng chồng chéo giữa các văn bản.
+ Cần đưa ra quy định xử phạt từ mức cảnh cáo, phạt tiền đến khởi tố đối với những hành vi xả rác bừa bãi và phá hoại môi trường. Tăng cường pháp chế kỷ cương nếp sống đô thị, có quy chế phạt nghiêm túc đối với các tập thể và cá nhân vi phạm luật môi trường.
+ Ưu tiên các dự án nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng dân cư, các công tác tuyên truyền, giáo dục đến từng tổ dân phố, từng phường, các phong trào gìn giữ vệ sinh môi trường trong toàn thành phố, các dự án về quản lý môi trường cấp phường, xã.
+ Ưu tiên đầu tư cho các nghiên cứu khoa học nhằm phát triển công nghệ tái chế và công nghệ thu gom chất thải cho hợp lý.
+ Cần có một khoản tiền dưới hình thức như quỹ môi trường hoặc có các tổ chức cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp tham gia vào công tác làm sạch môi trường như: Dịch vụ tái chế chất thải, dịch vụ xử lý chất thải nguy hại và các loại hình dịch vụ vệ sinh khác.
+ Hình thành ngân sách quản lý môi trường ở cấp phường xã, để mỗi phường xã đều có kinh phí hoạt động trong lĩnh vực quản lý môi trường. Nguồn tài chính có thể trích một phần từ ngân sách của phường,xã và một phần từ doanh thu dịch vụ vệ sinh của công ty vệ sinh môi trường Nam Định.
+ Đưa ra mức thuế ưu đãi đối với các công ty và tư nhân thực hiện công tác vệ sinh môi trường, giúp các tổ chức này tái sản xuất mở rộng, đầu tư đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn thành nhiệm vụ được giao phó.
Với các cơ quan, xí nghiệp trên địa bàn thành phố phải có trách nhiệm đóng góp kinh phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải ở cơ quan, xí nghiệp mình từ chất thải sinh hoạt, chất thải xây dựng đến chất thải công nghiệp. Việc này phải được thực hiện nghiêm túc theo luật môi trường đã ban hành.
III. các giải pháp về công nghệ thu gom, vận chuyển.
1. Thu gom.
Để quản lý tốt việc thu gom chất thải rắn ở Nam Định hiện nay, về công nghệ có thể đưa ra một số giải pháp sau:
+ Triển khai phân loại thành phần chất thải rắn ngay từ nguồn thải. Đối với chất thải rắn thu gom ở các khu dân cư, có thể sử dụng túi màu khác nhau để đựng riêng từng loại chất thải, chất thải hữu cơ, chất thải có thể tái sử dụng và chất thải không thể tái sử dụng. Những chiếc túi này do người của công ty đi thu gom mang đến các hộ dân và hướng dẫn cách sử dụng.
+ Về thời gian thu gom: những công nhân đi thu gom chất thải rắn tại các hộ dân từ 17 - 19h hàng ngày, khi đi thu gom phải có kẻng báo.
Đối với chất thải y tế: Sử dụng các túi màu như một số nước trong khu vực ASEAN đã sử dụng như Singapore, Thái Lan... các túi đựng chất thải hữu cơ, túi đựng hộp giấy, túi đựng kim tiêm, ống tiêm và các dụng cụ y tế bỏ đi, do sinh hoạt của bệnh nhân trong bệnh viện thải ra. Đối với các chất thải độc hại theo quy định, chính quyền thành phố cần có những biện pháp khuyến khích, cưỡng chế thực thi việc đăng ký và thực hiện các hợp đồng xử lý chất thải y tế với nhà máy đốt rác thải y tế do chính phủ áo tài trợ.
Đối với chất thải xây dựng công ty cho xe đến trở đi để san lấp những khu vực đang xây dựng trong thành phố có nhu cầu san lấp, và phải có biện pháp thu phí đối với những cơ sở, cá nhân xây dựng mà đổ thải vật liệu xây dựng ra lòng đường.
Đối với công nhân đi quét rác đường thì bắt buộc phải đi quét vào ban đêm để không gây bụi, không ảnh hưởng tới người dân tham gia giao thông.
Đối với các khu công viên, công sở, các khu chung cư bắt buộc phải có thùng chứa rác để hàng ngày công nhân đến thu gom.
2. Vận chuyển.
Công tác vận chuyển phải được hoàn tất trước 7h sáng hàng ngày. Khi vận chuyển các xe phải có bạt che đậy không làm ảnh hưởng tới người đi đường.
Đối với các điểm tập kết chất thải rắn trong thành phố: Cần phải bố trí thêm các điểm tập kết chất thải rắn trong thành phố, tại các nơi rễ gây ra ô nhiễm như gần nguồn nước, gần trường học cần phải di chuyển đi nơi khác, bố trí thêm các thùng rác chuyên dụng trong thành phố để người dân có thể tự mang ra đổ và thuận tiện cho công nhân đi thu gom.
IV. Giải pháp về công nghệ xử lý.
1. Giới thiệu tình hình xử lý chất thải rắn ở Việt Nam.
Trước đây do kinh tế còn chậm phát triển nên vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và xử lý chất thải rắn nói riêng ở nước ta chưa được quan tâm một cách đúng mức. Chất thải rắn đô thị hầu như chỉ có một cách xử lý chung là đem chôn lấp (không có xử lý kể cả xử lý sơ bộ) nên gây ô nhiễm môi trường các khu vực xung quanh bãi chôn lấp chất thải rắn rất nặng nề. Hậu quả ô nhiễm không khí nước ngầm còn kéo dài nhiều năm về sau
Từ cuối thập kỷ 80, sau khi đổi mới, mở cửa, đời sống kinh tế, văn hoá xã hội đi lên, nhà nước ta mới có điều kiện quan tâm đến các vấn đề cải tạo và bảo vệ môi trường. Lần đầu tiên luật bảo vệ môi trường của chính phủ Việt Nam được quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 và có hiệu lực kể từ ngày 01/10/1994.Vấn đề xử lý chất thải rắn bắt đầu được chú ý đầu tư nghiên cứu.
Với sự giúp đỡ của các cán bộ kỹ thuật, chuyên gia trong nước và quốc tế, các phương án xử lý chất thải rắn đô thị hiện đại đã được nghiên cứu ứng dụng trong điều kiện Việt Nam như:
+ Nhà máy chế biến chất thải rắn hữu cơ làm phân Compost bằng phương pháp ủ hiếu khí được xây dựng tại cầu Diễn - Hà Nội, Việt Trì-Phú Thọ, Hoóc Môn-Thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định.
+ Bãi chôn lấp chất thải rắn thu hồi khí sinh học (hỗn hợp khí CH4,CO2) công suất 300 tấn/ngày được xây dựng tại Gò Cát- Sài Gòn.
+ Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh đã và đang xây dựng tại Minh Trí - Sóc Sơn, Gia Lâm-Hà Nội và Lộc Hoà - Nam Định...
+ Nhà máy đốt chất thải rắn y tế tại Nam Định, Hà Nội, Bình Định, Sài Gòn ...
2. Giới thiệu các công nghệ đang áp dụng hiện nay.
2.1. Phương pháp chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
Trong các phương pháp xử lý chất thải rắn, chôn lấp là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới. Về thực chất chôn lấp chất thải rắn là phương pháp lưu giữ chất thải rắn trong một bãi và có phủ đất lên trên.
Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân huỷ của chất thải rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân huỷ sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giầu dinh dưỡng như các axít hữu cơ, nitơ, các hập chất amôn và một số khí như ;CO2, CH4..
- Quy trình sản xuất:
Chất thải rắn được thu gom về các hố chôn lấp hập vệ sinh, là các hố được đào và gia cố theo các tiêu chuẩn kỹ thuật để giảm bớt sự ô nhiễm gây ra bởi hiện tượng thấm ngầm của nước rác ra môi trường xung quanh. Tại các hố này, người ta đổ chất thải rắn thành từng lớp dầy khoảng 0.6m sau đó rắc vôi bột lên trên để khử trùng, sau đó mới san lấp đất lên để tạo môi trường phân huỷ tự nhiên.
- Ưu điểm:
+ Quy trình công nghệ đơn giản, chi phí vận hành, quản lý thấp.
+ Chi phí đầu tư xây dựng ban đầu không lớn lắm.
+ Hạn chế được ô nhiễm không khí do quá trình phân huỷ sinh học chất thải rắn ngoài tự nhiên.
+ Kiểm soát được nước thải do phân huỷ chất thải rắn.
+ Giảm một phần lượng vi trùng gây bệnh trong chất thải rắn.
- Nhược điểm:
+ Diện tích chiếm đất lớn
+ Thời gian phân huỷ hoàn toàn chất thải rắn rất lâu, đặc biệt là các chất khó phân huỷ như: đồ nhựa, thuỷ tinh, vải...
+ Chất thải rắn hữu cơ khi phân huỷ sản sinh ra Gas là hỗn hập khí nhẹ nên luôn luôn có xu hướng tìm một lối thoát ra ngoài. Thành phần của khí gas gồm có 55% khí mêtan CH4 và 45% khí CO2 và hơi nước. Lượng gas thoát ra mang lại một mùi hôi vô cùng khó chịu. ở quy mô thế giới, sự thoát gas là một trong những nguyên nhân của hiệu ứng nhà kính. ảnh hưởng của khí CH4 lớn gấp 10 lần ảnh hưởng của sự thoát khí CO2 và nước. Vì vậy việc quản lý tốt khí CH4 giúp ích cho việc giảm bớt hiệu ứng nhà kính, phấn đấu giảm bớt hiệu ứng nhà kính là một phần của thỏa hiệp đã được ký kết bởi các nước tham gia hội nghị môi trường Thế giới tại Rio-de-Janneiro, trong đó có chính phủ Việt Nam. Cùng với sự ô nhiễm không khí việc sản sinh ra khí gas ngay trong lòng bãi chôn lấp Chất thải rắn tạo nên một nguy cơ phát nổ nguy hiểm
Để gải quyết được các yếu điểm trên đòi hỏi phải có một công nghệ cao để rhu hồi và sử dụng khí gas. Các công nghệ mới này đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu rất lớn, chi phí vận hành cũng cao chưa phù hợp với điều kiện của tỉnh Nam Định
2.2. Phương pháp đốt chất thải rắn.
Phương pháp đốt chất thải rắn là phương pháp làm giảm nhỏ nhất lượng chất thải rắn cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng công nghệ tiên tiến còn có ý nghĩa cao trong việc bảo vệ môi trường. Công nghệ đốt chất thải rắn thường xử lý ở các quốc gia phát triển và phải có một nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt chất thải rắn sinh hoạt như một dịch vụ phúc lợi xã hội của toàn dân (gia thành xử lý chất thải rắn bằng phương pháp này thường cao gấp 8-10 lần so với phương pháp chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh ). Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò hơn, lò sưởi hoặc các công việc sử dụng nhiệt lượng khác. Tuy nhiên đốt chất thải rắn sinh hoạt bao gồm nhiều chất khác nhau dễ sinh khói độc, các chất Dioxin ... gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người do đó mỗi lò phải được trang bị một hệ thống xử lý khói và bụi rất tốn kém. Hiện nay ở các nước Châu Âu đang có xu hướng giảm việc đốt chất thải rắn vì hàng loạt các vấn đề kinh tế cũng như vệ sinh môi trường. Phương pháp này chỉ còn được áp dụng rộng rãi trong việc xử lý chất thải bệnh viện hoặc một số loại chất thải rắn công nghiệp mà các phương pháp khác không có có khả năng xử lý triệt để.
- Quy trình sản xuất:
Chất thải rắn được thu gom về các lò đốt chuyên dụng, lượng tro và phế thải không cháy còn lại sẽ được mang đi chôn
- Ưu điểm:
+ Xử lý triệt để vi trùng gây bệnh có trong chất thải rắn.
+ Diện tích chiếm đất nhỏ nhất so với các phương pháp xử lý chất thải rắn khác.
+ Không gây ô nhiễm nước ngầm hoặc nước mặt do quá trình phân huỷ chất thải rắn ngoài tự nhiên.
+ Có thể thu hồi được nhiệt lượng để sản xuất điện cung cấp nhiệt ...
- Nhược điểm:
+ Chi phí đầu tư ban đầu cao (ước tính cần chi 5 tỷ đồng cho một lò đốt đủ tiêu chuẩn vệ sinh môi trường có công suất 5 tấn/ngày)
+ Quy trình công nghệ phức tạp, chi phí vận hành quản lý cao
+ Nếu xử lý không tốt khói, bụi tro của lò bay ra sẽ gây ô nhiễm không khí (muốn giảm thiểu được nhược điểm này cần phải lắp thêm các hệ thống lọc bụi, khử mùi, khử khí... làm cho chi phí đầu tư ban đầu lớn, việc vận hành khó khăn, tốn kém )
+ Không thu hồi được các sản phẩm và phế liệu từ chất thải rắn.
2.3. ủ chất thải rắn để thu hồi khí sinh học.
- Quy trình sản xuất:
Chất thải rắn được thu gom về khu xử lý. Tại đây, chất thải rắn được phân loại để thu hồi các chất có thể tái chế (giấy, nhựa, kim loại...) loại đi các chất khó phân huỷ (gạch vỡ, đất đá...) và chất hữu cơ dễ phân huỷ được đem đi ủ trong các hố được đào sâu xuống đất (tuỳ theo chiều cao của mực nước ngầm) đáy thành và mặt hố được phủ một lớp vải địa kỹ thuật và nhựa PE để ngăn không cho nước chất thải rắn ngấm ra ngoài môi trường xung quanh và tạo môi trường yếm khí cho vi khuẩn kị khí hoạt động phân huỷ chất thải rắn. Trong các hố ủ có các hệ thống ống và thiết bị kiểm soát để thu hồi khí Metan từ quá trình phân huỷ chất thải rắn, làm nhiên liệu cho các quá trình đốt:
- Ưu điểm:
+ Tiết kiệm được năng lượng
- Nhược điểm:
+ Diện tích chiếm đất lớn như bãi chôn lấp và xử lý thông thường
+ Chi phí ban đầu rất lớn
+ Vận hành bảo quản phức tạp, tốn kém
2.4. Phương pháp xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ép kiện:
- Qui trình sản xuất:
Phương pháp ép kiện được thực hiện trên cơ sở toàn bộ chất thải rắn tập trung thu gom vào nhà máy. Tại đây, chất thải rắn được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như kim loại, nilon,giấy, thuỷ tinh, plastic... được thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ được băng tải chuyển qua hệ thống ép nén chất thải rắn bằng thuỷ lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích khối chất thải rắn và tạo thành các kiện với tỷ số nén cao. Các kiện chất thải rắn này được sử dụng vào việc lấp bờ chắn hoặc san lấp những vùng đất trũng sau khi được phủ lên các lớp đất cát
- Ưu điểm:
+ Đảm bảo vệ sinh môi trường.
+ Diện tích chiếm đất nhỏ.
+ Tái tận dụng được một phần phế thải rắn.
+ Chi phí đầu tư ban đầu vừa phải.
+ Vận hành bảo quản không phức tạp.
- Nhược điểm:
Phương pháp này thường được áp dụng ở những nước phát triển, nơi có hàm lượng hữu cơ trong rác chiếm tỷ trọng thấp dưới 15%, bởi vì khi chiếm một thể tích lớn trong kiện ép các chất hữu cơ sẽ làm cho độ bền cơ lý hoá của cấu kiện giảm xuống rất nhiều, gây lún sụt các hố lấp. Trong đó ở Việt Nam nói chung và ở Nam Định nói riêng tỷ trọng chất hữu cơ trong rác thải rất cao (thường 45-60%)do đó phương pháp này chưa thể áp dụng ở Nam Định.
2.5. Chế biến rác làm phân Compost:
Thực chất phương pháp này là quá trình ổn định sinh hoá của các chất hữu cơ nhờ vi khuẩn để chuyển hoá thành các chất mùn với sự thao tác và kiểm soát cẩn thận. Phương pháp này được khai sinh ở Hà Lan từ những năm 1940 sau đó được các nước khác ở Châu Âu áp dụng. Ban đầu người ta làm phân Compost với mục tiêu cải tạo đất làm cho đất trở nên tươi tốt và màu mỡ hơn. Nhưng sau đó thì mục đích chủ yếu là xử lý các chất thải rắn hữu cơ ở đô thị và sử dụng thành phần của quá trình xử lý làm phân Compost.
- Quá trình sản xuất :
Rác được thu gom về nhà máy. Tại đây, rác được phân loại để thu hồi các chất có thể tái chế như giấy, nhựa, kim loại…phân loại các chất khó phân huỷ như : gạch vỡ, đất đá…Các chất hữu cơ dễ phân huỷ được đem đi ủ trong các bể yếm khí để phân huỷ thành sản phẩm giàu chất mùn và chất dinh dưỡng làm phân bón cho các mục đích nông nghiệp.
- Ưu điểm :
+ Đảm bảo vệ sinh môi trường.
+ Diện tích chiếm đất nhỏ.
+ Chi phí đầu tư ban đầu vừa phải, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
+ Vận hành bảo quản không phức tạp.
+ Phục vụ tốt cho nông nghiệp.
- Nhược điểm:
+ Thời gian chuyển hoá lâu.
+ Chưa xử lý được hết rác thải.
3. Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn cho thành phố Nam Định.
Qua tìm hiểu thực trạng chất thải rắn của thành phố Nam Định đến năm 2010 tôi nhận thấy sự lựa chọn công nghệ sử lý rác hiện nay tai thành phố là phù hập với điều kiện kinh tế – xã hội của tỉnh, đó là:
- Xây dựng nhà máy chế biến chất thải rắn thành phân hữu cơ.
- Xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hập vệ sinh.
- Xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn y tế.
Kết luận
Qua phân tích thực trạng quản lý chất thải rắn ở Nam Định hiện nay và tìm hiểu mô hình quản lý cũng như chính sách mà thành phố Nam Định đã và đang áp dụng để quản lý chất thải rắn, đề tài này muốn nêu bật lên được tầm quan trọng của việc quản lý chất thải rắn trong hệ thống cải thiện và bảo vệ môi trường ở Nam Định hiện nay. Bảo vệ môi trường - khẩu hiệu chung của tất cả mọi người sống trên hành tinh chúng ta. Trải qua thời gian đã có lúc con người chỉ biết khai thác và sử dụng triệt để những gì mà thiên nhiên ban tặng, chính hành động đó đã dẫn tới hậu quả ngày hôm nay: môi trường toàn cầu bị ô nhiễm nặng, thiên nhiên đang kêu cứu. Quản lý chất thải rắn là việc làm tích cực góp phần vào công cuộc cải thiện môi trường sống ngày hôm nay. Qua tìm hiểu ta thấy rằng các nhà quản lý môi trường thành phố Nam Định đang cố gắng bằng mọi nỗ lực đưa Nam Định trở thành một thành phố “Xanh, sạch, đẹp”. Tuy nhiên trong quá trình quản lý có những hạn chế là điều không thể tránh khỏi, bởi cơ chế thị trường ở Việt Nam đang không ngừng biến động do vậy không một cơ cấu nào có thể hoàn toàn phù hợp đối với mô hình quản lý chất thải rắn ở Việt Nam hiện nay. Các giải pháp được nêu ra trong chuyên đề này nhằm nâng cao năng lực quản lý đối với chất thải rắn ở Nam Định hiện nay.
Như vậy trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay quản lý chất thải là một trong những công việc cần làm và đòi hỏi sự hoạt động có hiệu quả của hệ thống quản lý. Mục đích của đề tài này cũng nhằm tìm hiểu và đưa ra một số ý kiến đóng góp với mong muốn tiếp cận tới hệ thống môi trường quản lý chất thải đô thị đạt hiệu quả đồng thời vẫn đảm bảo tính linh hoạt phù hợp với cơ chế thị trường.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33600.doc