Cùng với sự tồn tại vững mạnh của các doanh nghiệp lớn, buộc chúng ta phải có cách nhìn đúng đắn hơn về vai trò của thơng hiệu sản phẩm và phải có những biện pháp mới trong quảng bá và bảo hộ tài sản vô hình này .Xu hớng hiện nay về cuộc cạnh tranh trên thi trờng không phải là chất lợng, giá rẻ mà là cạnh tranh về ấn tợng thơng hiệu .Để Việt Nam tiến bứoc vững chắc trên con đờng hội nhập thì việc đầu tiên là phải tìm ra những giải pháp tối u để xây dựng, phát triển và bảo vệ thơng hiệu .
Câu trả lời cho giải pháp bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá cho các doanh nghiệp Việt Nam là để đứng vững trên thị trờng trong xu thế toàn cầu hoá của thế giới là phải tìm ra những giải pháp tối u nhất, thiết thực nhất - đây không chỉ là mối quan tâm thuộc về doanh nghiệp mà nó là mối quan tâm cả về phía nhà nớc và pháp luật .
29 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Ché độ bảo hộ về sở hữu nhãn hiệu hàng hoá trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông báo cho OMPI, cơ quan này sè thông tri lại cho các quốc gia liên hệ và công bố trên tập san “nhán hiệu quốc tế”. Các sự thay đổi này chỉ có hiệu lực với nhán hiệu quốc tế trong 5 năm đầu tiên ngay sau ngày đăng ký(Sau 5 năm sự đăng ký quốc tế trở thành độc lập đối với dự đăng ký cơ sở)
2.2. Nghị định thư ngày 27/06/1898 về thoả ước Madrid
Điều 1 nghị định thư quy định các quốc gia thành viên của nghị định thư dù rằng không phải là thành viên của thoả ước Madrid cũng đuợc đối xử như là thành viên của thoả ước này. Như vạy mục đích của nghị định thư là nới rộng phạm vi áp dụng của thoả ước Madrid
Ngoài ra, nghị định thư còn đem lại 4 điều cải cách đối với thoả ước:
-Việc đăng ký quốc tế thực hiện không những trên cơ sở các sự đăng ký quốc gia mà còn có thể trên cơ sở đơn xin đăng ký quốc gia. Lợi ích là: tại một số quốc gia việc đăng ký nhiều khi đòi hỏi một thời gian lâu trong khi nguời nộp đơn thì muốn nhãn hiệu của mình được nhanh chóng bảo hộ tại nươc ngoài
- Mọi quốc gia ký kết đều có quyền tuyên bố thời hạn từ chối bảo hộ là 18 tháng thay vì một năm .Lý do của việc gia hạn này là đối với một số quốc gia đơn xin bảo hộ phải được kiểm tra kỹ lưỡng và phải được công bố để người thứ ba có thể phả kháng, do đó thời hạn một năm qua ngắn.
- Các cơ quan quốc gia liên hệ có tên được nêu trong đơn xin đăng ký quốc tế, được quyền thu phí cho việc đăng ký quốc tế
- Một sự đăng ký quốc tế bị huỷ bỏ có thể được đỏi thành đăng ký quốc nọi tại mỗi quốc gia chỉ định . Lý do là áp dụng cơ chêd của thoả ước Madrid có thể dẫn đến sự bất công: sự đăng ký quốc tế bị huỷ bỏ nếu sự đăng ký cơ sở thôi, chứ không được dự liệu bởi pháp luật của các quốc gia đượ chỉ định khác
III. Quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá
1. Cơ sở bảo hộ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hoá
1.1.Đơn yêu cầu bảo hộ
Theo điều 14.2 Nghị định 63/CP ngày 24-10-1996 quy định những ngưòi có quyền nộp đơn yeu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá là:
- Cá nhân hay pháp nhân , các chủ thể khác tiến hành các hoạt động sản xuất hay dịch vụ hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá dùng cho sản phẩm do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
- Cá nhân , pháp nhân, các chủ thể khác tiến hành hoạt dộng thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm của mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất ( nhãn hiệu thương mại) với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn nói trên
- Đối với nhãn hiệu tập thể, quyền nộp đơn thuộc về cá nhân, pháp nhân đại diện cho tập thể đó .
Đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ được nộp cho cục sở hữu công nghiệp
Theo điều 15 nghị định 63/ CP ngày 24/10/1996 quy định cá nhân, pháp nhân , các chủ thể khác của Việt Nam có thể trực tiếp hoặc gián tiếp uỷ quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp tiến hành việc nộp đơn . Cá nhân, pháp nhân thuộc các nước thành viên của Công ước Paris hoặc các nước ký kết với Việt Nam các thoả thuận bảo hộ lẫn nhau hoặc cùng chấp nhận nguyên tăc có đi có lại trong việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp , thực hiện việc nộp đơn như sau: Cá nhân nước ngoài mà thường trú tại Việt Nam , có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức dịng vụ đại diện sở hữu công nghiệp ; cá nhân, pháp nhân nước ngoài không ở các trường hợp kể trên chỉ có thể nộp đơn không qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp .
Thông tư 3055 ngày 31/12/1996 của Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường liệt kê các văn kiện phải kèm theo đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá . Đơn phải bao gồm các tài liệu sau:
- Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trên đó có găn mẫu nhãn hiệu làm theo mẫu do cục sở hữu công nghiệp ban hành
- Mẫu nhãn hiệu gồm 15 bản
- Bản sao xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc chuyển giao quyền nộp đơn…)
- Giấy uỷ quyền (nếu cần)
- Bản sao đơn đầu tiên nếu trong đơn yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế
Phần mô tả nhãn hiệu trong tờ khai phải làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu, trong đó ghi từng yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu, nếu nhãn hiệu có chứa từ ngữ không phải tiếng việt thì phỉ dịch ra tiếng việt
Người nộp đơn yêu cầu cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thẻ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở một đơn yêu cầu tương tự được nộp sớm hơn tại một nước khác với điều kiện nước naỳ phải là thành viên của Công ước Paris và người nộp đơn là công dân nước này . Ngoài ra đơn yêu cầu hưởng quyền ưu tiên tại Việt Nam phải được nộp trong thời hạn 6 tháng tính từ ngày nộp đơn đầu tiên tại nuớc ngoài
1.2.Xét nghiệm đơn
Đơn yêu cầu cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được cục sở hữu công nghiệp xét nghiệm về mặt hình thức . Mụch dích của việc xét nghiẹm này là kiểm tra xem đơn có đáp ứng nhu cầu của đơn hợp lệ hay không, nếu được coi là hợp lệ thì xác định ngày nộp đơn hợp lệ(ngày ưu tiên). Việc xét nghiệm về nội dung sẽ được tiến hành sau khi người nộp đơn đóng lện pphí xét nghiêm. Mục đích của việc xét nghiệm nội dung là đánh giá khả năng được bảo hộ của dáu hiệu ghi trong đơn theo các điều kiện quy định .
Đơn sẽ bị bác nếu không hội đủ điều kiện về hình thức, nếu dấu hiệu lựa chọn không hội đủ các đặc tính quy định hoặc bị pháp luật cấm doán. Đơn cũng sẽ bị bác nếu có đơn yêu cầu của người thứ ba và đơn này được công nhận là có cơ sở.
Người nộp đơn có quyền khiếu nại quyết định bác đơn yêu cầu của Cục sở hữu công nghiệp ; Đơn khiếu nại phải nộp cho Cục sở hữu công nghiệp trong thời hạn ba tháng kể từ ngày ra quyêt định , trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đơn khiếu nại cơ quan này phaỉ có ý kiến trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại . Nếu không đồng ý với ý kiến trả lời của Cục sở hữu công nghiệp, người nộp đơn có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường hoặc khởi kiện trước toà án hành chính . Trường hợp khiếu nại Bộ trưởng Bộ khoa học- Công nghệ và Môi trường phải thông báo kết quả giải quyết cho người khiếu nại trong thời hạn 60 ngày tính từ ngày nhận đơn khiếu nại (điều 27 nghị định 63/ CP)
1.3. Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Nếu nhãn hiệu hàng hoá đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ và người nộp đơn đã đóng lệ phí theo quy định, Cục sở hữu công nghiệp ra quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của người được cấp chứng nhận, ngày nộp đơn, ngày ưu tiên tương ứng, thời hạn bảo hộ( 10 năm, có thể ra hạn nhiều lần). Giấy chưng nhận được ghi vào sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và được công bố trong công báo sở hữu công nghiệp .
Hiệu lực của chưng nhận đăng ký nhãn hiệu được tính từ ngày nộp đơn hợp lệ , quyền sở hữu nhãn hiệu được tạo lập từ lúc đó; ngày hiệu lực này có thể được xác định vào ngỳ nộp đơn đầu tiên trong trường hợp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris.
Lệ phí được đóng một lần cho suốt thời gian hiệu lực 10 năm của giấy chứng nhận, sau đó muốn xin gia hạn thì phải đóng lệ phí cho thời gian hiệu lực mới.
2.Quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá .
2.1. Sử dụng quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá
Sau khi được cấp giấy chưng nhận đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn được tạo lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hoá, trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá và độc quyền sử dụng, khai thác nhãn hiệu của mình.
Chúng ta đều biết , khi sở hữu một nhãn hiệu nghĩa là sẽ quảng bá nhãn hiệu đó, làm cho nhãn hiệu được nhiều người biết đến và tín nhiệm- nhờ đó sẽ tạo được uy tín của doanh nghiệp trên thương trường và sẽ thu được nhiều lợi nhuận . Đó là cách sử dụng nhãn hiệu cơ bản để thâm nhập thị trường .
Mặt khác, chủ sở hữu cũng có thể khai thác nhãn hiệu mà mình độc quyền làm cho doanh thu tăng lên gấp bội . Đó là việc chuyển nhượng quyến sở hữu nhãn hiệu và Lixăng nhãn hiệu . Thực tế cho thấy việc chuyển nhượng thương hiệu thu được lợi nhuận rất lớn. năm 2000, trung nguyên đã chuyển nhượng thương hiệu sang thị trường Mỹ với giá 100.000 USD một bang một đối tác trong vòng 3 năm. Các đối tác tại Đức, Los Angeles để dùng thương hiệu của Trung Nguyên.
Việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu và li xăng nhãn hiệu được pháp luật quy định.
2.1.1 Chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu
Nhãn hiệu hàng hoá đã được đăng ký có thể được chuyển nhượng không nhất thiết phải kèm theo sự chuyển nhượng cửa hàng thương mại hoặc các kĩ năng để chế tạo sản phẩm mang nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu thuộc nhiều người thì phải áp dụng các nguyên tắc chuyển nhượng tài sản thuộc sở hữu chung
Về hình thức hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải lập thành văn bản và hợp đồng này phải được đăng ký tại Cục sở hữu công nghiệp .Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ, Cục sở hữu công nghiệp ra quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký, trường hợp việcchuyển giao chỉ liên quan đến một phần danh mục sản phẩm đăng ký thì đồng thời cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho bên nhận chuyển nhượng về phần danh mục sản phẩm liên quan. Cục sở hữu công nghiệp phải ghi nhận việc chuyển nhượng cào sổ đăng kí hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp( điều 20_thông tư số 3055 ngày 31/12/1996 của bộ kjoa học công nghệ và môi trường).
Bên nhận chuyển nhượng đương nhiên phải trả giá tiền đã thoả thuận. Vấn đề này các bên được tự do định đoạt trong hợp đồng. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu về bản chất là hợp đồng mua bán, cũng như với mọi hợp đồng mua bán khác, bên chuyển nhượng có nhiệm vụ bảo đảm cho bên nhận chuyển nhượng về mọi hành vi quấy rối hoặc truất đoạt xuất phát từ chính bên chuyển nhượng hoặc người thứ ba. Trong trường hợp quyền sơ hữu nhãn hiệu bị cục sở hữu công nghiệp ra quyết định thu hồi hay đình chỉ hiệu lực, hượp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu đương nhiên bị huỷ bỏ và bên chuyển nhượng sẽ phải hoàn trả giá.
Chuyển nhượng thương hiệu hiện nay vẫn còn là lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam . Mặc dù kinh doanh chuyển nhượng thương hiệu khá hấp dẫn, doanh thu cao, nhưng vấn dề không nên chỉ dừng ở chỗ chỉ nhằm vào việc kinh doanh. Vấn đề quan trọng nhất với cá doanh nghiệp hiên nay là làm sao để xây dựng được uy tín thương hiệu thì mới có thể chuyển nhượng được quyền kinh doanh, vì một điều tất yếu là người muốn mua thương hiệu sẽ chỉ mua thương hiệu co chất lượng va có thể khai thác được.
2.1.2 Li xăng nhãn hiệu.
Hợp đồng li xăng nhãn hiệu là hợp đồng theo đó chủ sơ hữu một nhãn hiệu cho phép một người thứ ba được dán nhãn hiệu trên các sản phẩm do người đó sản xuất và được sử dung nhãn hiệu trong việc kinh doanh.
Hợp đồng li xăng nhãn hiệu giống như một hợp đòng cho thuê tài sản. Không nên lẫn lộn hợp đồng này với hợp đồng rất thông dụng thực tế là hợp đồng đại lý, theo đó chủ sở hữu nhãn hiệu giao cho một người thứ ba bán các sản phẩm mang nhãn hiệu của mình. Trong loại hợp đồng này người thứ ba không được tự mình dán nhãn hiệu lên cá sản phẩm do chính mình sản xuất ra hoặc trên các dịch vụ do chíng mình thực hiện.
Về hình thức hợp đồng li xăng nhãn hiệu phải được lập thành văn bản và phải được đăng ký tại cục sở hữu công nghiệp.
Về hiệu lực hợp đồng, nếu đứng ở góc độ người lixăng thì người này xem như từ bỏ quyền khởi kiện người nhận lixăng về hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu .Ơ góc độ bên nhận lixăng thì trái lại hợp đồng tạo cho người này quyền được khai thác nhãn hiệu của người khác .Nói chung hiệu lực của hợp đồng lixăng tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên, họ được tự do hoạch định các nghĩa vụ trong hợp đồng miễn là không trái với đạo đức xã hội hoặc trật tự công cộng
Vì vậy hợp đồng lixăng về bản chất là hợp đồng thuê tài sản cho nên bên cấp lixăng có nghĩa vụ phải đảm bảo cho bên nhận được hưởng dụng yên ổn nhãn hiệu trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng
Về phía bên nhận lixăng họ có nghĩa vụ phải khai thác nhãn hiệu bởi vì nhãn hiệu không khai thác trong thời hạn 5 năm sẽ bị đình chỉ hiệu lực .Việc khai thác nhãn hiệu phải phù hợp với các điều khoản của hợp đồng, mọi hành vi ra ngoài phạm vi cho phép của hợp đồng sẽ bị coi là xâm phạm quyền sỏ hữu nhãn hiệu . Bên nhận lixăng phải thanh toán giá tiền cho bên cấp
Trong trường hợp quyền sở hữu nhãn hiệu bị xâm phạm thì chủ sở hữu có quyên yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyên buộc người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại . Ngoài ra, về pháp lý quyền khai thác nhãn hiệu của bên nhận lixăng là một quyền dân sự được xác lập từ hợp đồng hợp pháp, quyền này được pháp luật bảo vệ, do đó khi quyền này bị xâm phạm bởi hành vi của người thứ ba, bên nhận lixăng có quyền khởi kiện yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm
2.2.Mất quyền về nhãn hiệu
Doanh nghiệp được tạo lập quyền sỏ hữu và được phép sử dụng nhãn hiệu của mình đã đăng ký, nhưng doanh nghiệp cũng có thể bị mất quyền về nhãn hiệu. Nhãn hiệu có thể bị huỷ bỏ do quyết định của Cục sở hữu công nghiệp hoặc bị Toà tuyên vô hiệu, chủ sỏ hữu cũng có thể từ bỏ nhãn hiệu, hoặc chủ sỏ hữu không khai thác thì sẽ bị mất.
2.2.1.Huỷ bỏ
Bất cứ người thứ ba nào có lợi ích đều có quyền nộp đơn yêu cầu Cục sở hữu công nghiệp ra quyết định huỷ bỏ hiệu lực của chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.Nếu kết quả việc xem xét đơn khẳng định rằng chứng nhận đựơc cấp không phù hợp với quy định pháp luật, quyết định huỷ bỏ này phải công báo trên công báo sở hữu công nghiệp.
2.2.2. Từ bỏ.
Việc từ bỏ này có thể là minh thị hay mặc nhiên. Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể tuyên bố từ bỏ quyền về nhãn hiệu, tuyên bố này được làm bằng văn bản do chủ sở hữu ký tên, nếu thuộc sở hữu nhiều người thì phải có tất cả chữ ký của mọi người. Đơn tuyên bố từ bỏ được gửi cho cục sở hữu công nghiệp. Trên thực tế việc từ bỏ thường xảy ra tiếp theo trong một cuộc thương thảo trong kinh doanh.
2.2.3. Không khai thác.
Theo điều 28-NĐ63/CP ngày 24/10/1996 quy định về việc không khai thác. Việc chấm dứt hiệu lực của nhãn hiệu không khai thác nhằm mục đích giảm bớt số nhãn hiệu đăng ký mà không sử dụng, gây khó khăn cho việc lựa chọn một nhãn hiệu mới.
Chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá không sử dụng nhãn hiệu trong vòng 5 năm liên tục mà không có lý do chính đáng thì giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị đình chỉ hiệu lực.
3. Bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá
Về mặt pháp lý, quyền sở hữu cho phép chủ sở hữu được quyền khởi kiện bất cứ ai có hành vi xâm phạm dù là vô tình hay cố ý.
Không những ý thức được giá trị của nhãn hiệu hàng hoá mà còn ý thức được tác hại của những hành vi được coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá, các doanh nghiệp đã chú trọng đến việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá
3.1. Các điều kiện bảo hộ
Điều 796 và 804 bộ luật dân sự, khi quyền sở hữu nhãn hiệu bị xâm phạm, chủ sở hữu có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc buộc người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại. Pháp luật quy định các điều kiện được bảo hộ:
- Chỉ những nhãn hiệu đã được cấp chứng nhận đăng ký và chứng nhận này được công bố trên công báo sở hữu công nghiệp mới được sự bảo hộ của pháp luật vì chỉ từ khi đó nhãn hiệu mới có thể đối kháng với người thứ ba. Các hành vi thực hiện trước khi nhãn hiệu được đăng ký và công bố, trên nguyên tắc không được xem là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Một nhãn hiệu không có tính mới mẻ có thể bị vô hiệu tương đối. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu chỉ có thể bị khởi kiệu mới xảy ra tại Việt Nam.
- Quyền khởi kiện chống lại hành vi xâm phạm nhãn hiệu thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký, người nhận li xăng. Người nhận li xăng nhãn hiệu dù độc quyền hay không trước khởi kiện yêu cầu chủ sở hữu hành động, ngoài ra người nhận li xăng không có quyền khởi kiện nếu hợp đồng li xăng giành quyền khởi kiện cho riêng chủ sở hữu. Trong trường hợp chuyển nhượng quyền ển dụng nhãn hiệu có thời hạn, hành vi xâm phạm có thể liên quan đến cả bên cấp lẫn bên nhận li xăng, và cả hai người này đều có quyền khởi kiện.
- Ngay sau khi hợp đồng li xăng hết hạn, việc bên nhận li xăng tiếp tục sử dụng nhãn hiệu chính là hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu. Tuy vậy, thông thường chủ sở hữu cho bên nhận li xăng một thời hạn hợp lý sau hợp đồng để thanh toán hàng tồn kho.
3.2. Các chế tài đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu.
Điều 796 Bộ luật dân sự qui định chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người vi phạm quyền sở hữu của mình phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại. Và cơ quan nhà nước đã có một số chế tài qui định.
3.2.1. Thẩm quyền xử lý vi phạm.
Chủ sở hữu nhãn hiệu bị xâm phạm có thể yêu cầu cục sở hữu công nghiệp xử lý bằng nhiều cách như không cấp văn bằng bảo hộ cho một đơn yêu cầu đăng ký nhãn hiệu hoặc đình chỉ hay thu hồi một chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã cấp.
Theo điều 11 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thì toà án nhân dân tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền xét xử về dân sự các tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp. Thẩm quyền lãnh thổ thuộc toà án nơi cư trú của bị đơn hoặc của một trong số các bị đơn. Nguyên đơn có quyền yêu cầu toà án thụ lý vụ kiện.
Bộ luật hình sự Việt Nam có dự liệu tội làm và buôn bán hàng giả quy định tại điều 156.
*Luật quy định hàng giả là hàng hoá có một trong các dấu hiệu:
-Giả chất lượng hoặc công dụng
+ Hàng hoá không có giá trị sử dụng hoặc sử dụng không đúng bản chất tự nhiên, tên gọi của nó.
+ Hàng hoá đưa thêm tạp chất hoặc chất phụ gia không đựơc phép sử dụng
+ Hàng hoá không đủ thành phần nguyên liệu hoặc bị thay thế nguyên liệu phụ tùng khác so với tiêu chuẩn chất lượng đã công bố
- Giả về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá.
* Hàng kém chất lượng:
- Hàng hoá có giá trị sử dụng công dụng nhưng các chỉ tiêu, thành phần cấu tạo về chất lượng chưa đầy đủ như công bố trên nhãn hàng hoá, hoặc quảng cáo tiếp thị nhưng không gây hại đến sức khoẻ người, động vật, môi trường
- Hàng hoá có chất lượng thực tế thấp hơn mức ghi trên nhãn hàng hoá hoặc quảng cáo.
- Hàng hoá bị đưa thêm tạp chất hoặc nguyên liệu khác làm thay đổi định lượng hàng hoá.
So sánh việc khởi kiện về dân sự, việc khởi kiện hình sự có điểm lợi hơn vì mức án quy định bởi điều 167 bộ luật hình sự có tác dụng răn đe và có sức thuyết phục hơn.
3.2.2. Người có quyền khởi kiện
Về dân sự quyền khởi kiện trước hết thuộc về chủ sỏ hữu nhãn hiệu, người này có thể là người được cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hay là người nhận chuyển nhượng nhãn hiệu .Quyền khởi kiện cũng có thể do người nhận chuyển nhượng lixăng thực hiện, trước khi khởi hiện phải báo cho chủ sỏ hữu nhãn hiệu để người này có hành động thích hợp và tham gia vụ kiên nếu cần
Về hình sự trên nguyên tắc khi có dấu hiệu phạm tội, cơ quan điều tra, viên kiểm sát có thể tự động ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi làm, mua bán hàng giả; Việc khởi tố cũng có thể được tiến hành theo tố giác của chủ sỏ hữu nhãn hiệu hàng hoá bị xâm phạm
Mọi hành vi xâm phạm đều có thể là bị đơn, bị can, khi có nhiều người cùng tham gia vào hành vi xâm phạm thì về dân sự đơn khởi kiện có thể chống lại tất cả hoặc một số người trong số họ .Về hình sự tất cả những người này được coi là đồng phạm về tội làm và buôn bán hàng giả.
3.3.3. Các chế tài.
Về hành chính thì hành vi xâm phạm quyền sỏ hữu nhãn hiệu là một lệnh cấm ngưòi vi phạm không được tiếp tục hành vi trái pháp luật .Về dân sự, tại toà chế tài có thể là tịch thu các sản phẩm mang nhãn hiệu trái phép .Chủ sỏ hữu nhãn hiệu hay người nhận lixăng có quyền đòi bồi thường thiệt hại
Về hình sự, chế tài là các hình phạt được quy định tại điều 167 bộ luật hình sự
-Khung cơ bản thông thường từ 1 đến 7 năm tù
-Khung tăng nặng với tội nghiêm trọng từ 5 năm đến 15 năm tù
-Tội đặc biệt nghiêm trọng từ 12 đến 20 năm tù, tù từ trung thân đến tử hình
Ngoài ra, trước toà hình sự có thể đứng nguyên đơn dân sự yêu cầu người có hành vi xâm phạm nhãn hiệu phải bồi thường thiệt hại .Tại toà hình sự cúng có thể tuyên bố tịch thu các sản phẩm mang nhãn hiệu trái phép.
4. Tầm quan trọng của bảo hộ sở hữu công nghiệp
3.1. Nguyên nhân của tình trạng vi phạm.
Những quy định của pháp luật về quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá chỉ là hành lang pháp lý cơ bản, còn việc áp dụng nó để giải quyết các trường hợp xâm phạm quyên sở hữu công nghiệp , thực tế với cơ quan chức năng không phải là dễ dàng .Những nguyên nhân của việc xâm phạm quyền sỏ hữu công nghiệp có rất nhiều, nhưng ta có thể đưa ra một số nguyên nhân cơ bản như :
- Người Việt Nam chua có tập quán về bảo hộ các đối tượng của sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, hệ thống này chưa có truyền thống.
- Hệ thống pháp luật của chúng ta thiếu những chế tài.
- Hệ thống quản lý nhà nước, cơ quan xử lý hành chính về vi phạm sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp như cơ quan hải quan, quản lý thị trường thậm chí chưa biết đến sở hữu trí tuệ bao giờ, nay cũng cần có thời gian.
- Vấn đề sở hữu trí tuệ , sở hữu công nghệ liên quan đến tài sản nên vịêc vi phạm vẫn xuất hiện và tồn tại lâu dài
Để giải quyết những vấn đề bức xúc đó, cần phải có một hệ thống văn bản rõ ràng, chi tiết đồng bộ hơn nữa và việc giải quyết nhiều trường hợp vi phạm phải hết sức thận trọng và nghiêm minh, tránh để hàm oan các doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi sự công tâm của các cơ quan chức năng và sự phối hợp nhịp nhàng từ trung ương đến cơ sở.
4.2. ý nghĩa của bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá
Trước hết cần khẳng định không thể nào loại bỏ hết tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp vì bản chất của cạnh tranh là người tham gia cạnh tranh về sử dụng bất kỳ phương tiện nào để cạnh tranh. Việc vi phạm quyền sở công nghiệp về nhãn hiệu hàng hoá là đương nhiên, là một phần bản chất của kinh tế thị trường.
Thương hiệu đóng một vai trò quan trọng đối với hàng hoá và doanh nghiệp, nó là phương tiện cạnh tranh khi bước vào thương trường, thông báo cho mọi người sự xuất hiện của mình bên cạnh những hàng hoá cùng chủng loại có sẵn, cùng với đặc tính vật chất và tinh thần của món hàng mới tạo được ấn tượng ban đầu trong người tiêu dùng, thương hiệu có tác dụng định hướng khách hàng, giữ gìn khách hàng, đại đa số người tiêu dùng ngày nay thường sử dụng hàng hoá của những thương hiệu quen thuộc, việc chuyển sang thương hiệu khác là điều khó khăn miễn cưỡng đối với họ. Thương hiệu lại là một tài sản, thương hiệu càng nổi tiếng thì tài sản ấy càng lớn. Để có một thương hiệu thành công doanh nghiệp phải mất khá nhiều thời gian và tiền của.
Tuy nhiên, một khi thương hiệu được bảo vệ và phát triển, doanh nghiệp sẽ thu được những lợi ích đặc bịêt. Quan trọng nhất là một thị trường ổn định và không ngừng mở rộng nhưng nhiều thương hiệu mới bị những kẻ cơ hội lợi dụng hiện tượng ăn cắp thương hiệu thay vì cạnh tranh lành mạnh hiện nay càng trở lên phổ biến, chúng lôi kéo doanh nghiệp vào những vụ kiện tụng vừa hao tốn tiền của lại mất nhiều thời gian, làm tổn hại uy tín của doanh nghiệp.
Điều đó khẳng định tầm quan trọng của bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong phạm vi một quốc gia và trên bình diện quốc tế trong thời đại kinh tế ngày nay. Bất kỳ nền kinh tế thị trường nào mà không có hệ thống bảo hộ sở hữu nhãn hiệu cũng lâm vào tình trạng cạnh tranh hỗn loạn, thiếu lành mạnh và không có năng lực công nghệ nội sinh. Vì vậy, việc tăng cường hoàn thiện hệ thống bảo hộ sở hữu công nghiệp nói chung, bảo hộ sở hữu nhãn hiệu nói riêng trở thành một nhu cầu mang tính toàn cầu. Sở hữu công nghiệp luôn là một nội dung thường xuyên trong các hoạt động kinh tế quốc tế thuộc các khối, các tổ chức, khu vực như EU, NAFTA, NATO. Đối với Việt Nam trong bối cảnh hầu như không có nền công nghệ riêng thì vấn đề sở hữu công nghiệp lại càng chiếm một vị trí đặc biệt.
Khi một doanh nghiệp bỏ ra tiền của, thời gian và rất nhiều nỗ lực để tạo ra chỗ đứng của mình trên thị trường, là một doanh nghiệp biết nhìn xa, điều đầu tiên phải nghĩ đến là việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của sản phẩm mình sản xuất nếu như không muốn nhãn hiệu hàng hoá của mình bị người khác chiếm hữu.
Hầu như mọi thị trường xuất khẩu lớn các loại hàng hoá Việt Nam đều là do các thị trường có hệ thống bảo hộ sở hữu công nghiệp khá chặt chẽ, điều đó sẽ là thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu biết cách sử dụng hệ thống đó, còn nếu không thì doanh nghiệp phải trả giá đắt cho sự thiếu hiểu biết của mình .Vì vậy doanh nghiệp cần nhận thức rằng việc xây dựng thương hiệu mạnh là rất quan trọng và việc bảo vệ thương hiệu đó còn quan trọng hơn .Mọi doanh nghiệp cần phải đầu tư cho hoạt động sở hữu công nghiệp , việc đầu tiên là về nhãn hiệu hàng hoá của mình, và phải có chiến lược xây dựng và phát triển lâu dài mới mong có được thương hiệu mạnh được nhiều người biết đến và đủ sức cạnh tranh trên thi trường.
IV. Thực trạng về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam
Đến nay đã có hơn 90.000 nhãn hiệu hàng hoá đã được đăng ký và đang bảo hộ tại Việt Nam, trong số đó các đơn vị, cá nhân trong nước chỉ chiếm khoảng 15% trong tổng số nhãn hiệu đã đăng ký, và 85% còn lại là nhãn hiệu hàng hoá nước ngoài của hơn 70 quốc gia khác nhau, nhiều nhất là ở các nước phat triển như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nhật…cũng như các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Đài Loan,Thái Lan…đây cũng là những nước đang đầu tư hoặc có quan hệ thương mại nhiều nhất với Việt Nam .Theo số liệu thông kê của Cục sở hữu công nghiệp Bộ Khoa Học –Công Nghệ và Môi Trường thì đã có tổng số đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung là 52384 trong đó số đơn đăng ký yêu cầu bảo hộ quyền sỏ hữu nhãn hiệu hàng hoá là 35919 đơn, và số văn bằng bảo hộ quyền sỏ hữu nhãn hiệu hàng hoá đã cấp là 24343 trong tổng số văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung đã cấp là 31485 .Như vậy , số đơn đăng ký bảo hộ sỏ hữu nhãn hiệu hàng hoá chiếm 68,56% trong tổng số đơn đăng ký yêu cầu bảo hộ , và số văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được cấp chiếm 73,32%
Kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đầu tư ở mức dưới 3% cho công tác phát triển thương hiệu so với 7-10% của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam
Với tình hình thực tế như vậy chung ta cần xem xét lại thực trạng kinh doanh và nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam đối với lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá
1. Nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về bảo hộ quyền sỏ hữu nhãn hiệu hàng hoá .
1.1. Nhận thức của doanh nghiệp
Nghiên cứu thị trường và hành vi mua của người Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, Việt Nam tuy được coi là một trong những nước nghèo nhất thế giới, nhưng Việt Nam lại là một trong những nước rât ưa chuộng hàng hiệu . Rất nhiếu thương hiệu tưởng chừng như không thể đứng vững trong một nước nghèo như Việt Nam, nhưng nó lại khá thành công ở khu vực thị trường này như RADO, ELECTROLUX, SONY …Mặc dù vậy, nói chung các doanh nghiệp trong nước chưa nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu . Thật vậy, từ lâu nhãn hiệu đối với các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam chỉ là mối quan tâm thứ yếu, mà xu hướng kinh tế hiện đại lại cho rằng nhãn hiệu bao trùm tất cả . Nhãn hiệu không chỉ cho một sản phẩm mà nó có thể cho cả dòng sản phẩm , cả doanh nghiệp, thậm trí cho cả tập đoàn như SONY, KAO, POND…
Đa số các thương hiệu của sản phẩm Việt Nam được người tiêu dùng biết đến là do thói quen tiêu dùng, qua kinh nghiệm , bởi doanh nghiệp Việt Nam có để ý đến việc nhãn hiệu như thế nào đâu .Có rất nhiều công ty chỉ đăng ký nhãn hiệu ở cấp địa phương nên khi sản phẩm đưa ra thị truờng mới biết là nhãn hiệu bị trùng, gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp, mà đây còn là các doanh nghiệp đã biết và cũng có đăng ký bảo hộ , có những doanh nghiệp còn chưa bao giờ nghe thấy vấn đề này vì thế việc mà xâm phạm quyền sỏ hữu nhãn hiệu không tránh khỏi.Vì vậy ở các doanh nghiệp khi có khó khăn về kinh tế chi phí đầu tiên bị cắt giảm chính là chi phí cho đầu tư thương hiệu .Hiện nay ở Việt Nam có rất ít cán bộ được đào tạo về chuyên môn này nên họ rất lúng túng trong việc xử lý các vụ việc có liên quan đến vấn đề này
Theo các chuyên gia mỹ cho biết thì đay chính là sai lầm mà các doanh nghiệp chưa nhìn thấy hậu quả trong tương lai, họ vẫn coi nhẹ vấn đề bảo hộ thương hiệu của mình trước thị trường thời mở cửa hội nhập ồ ạt, đó là một thực tế đáng lo ngại
1.2. Nguyên nhân
Gía cả là mối quan tâm lớn của người tiêu dùng, tuy nhiên với xu hướng và tốc độ phát triển kinh tế hiện nay, giá cả không còn là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều khách hàng có triển vọng, và thực sự không còn là yếu tố quyết định mua hàng .Người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ thường cảm thấy tự tin hơn về địa vị xã hội của mình- yếu tố này thường được rất nhiều người Việt Nam trú trọng .Tuy nhiên theo dõi thị trường Việt Nam cho thấy dường như chiến lược nhãn hiệu chưa được các chủ doanh nghiệp ở Việt Nam trú trọng một cách đầy đủ và thoả đáng . Như vậy, cũng do một số nguyên nhân chủ yếu :
- Lý do lớn nhất là gần đây chúng ta mới thực sự làm quen với nền kinh tế thị trường, nhiều khía cạnh vẫn còn là mới, vấn đề sở hữu công nghiệp và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá lại càng mới mẻ hơn
- Mặt khác khi thành lập doanh nghiệp, không phải người chủ doanh nghiệp nào cũng coi nhãn hiệu hàng hoá của mình làloại tài sản .Khi không có ý niệm thì chắc chắn doanh nghiệp không chuẩn bị các điều kiện cần thiết – nhất là về pháp lý về bảo vệ, củng cố và phát triển nó.
- Thủ tục đăng ký bảo hộ quá rườm rà, cần nhiều tài liệu, chứng từ…
- Thời gian chờ đợi chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ, được cấp văn bằng bảo hộ sỏ hữu nhãn hiệu rất dài vì qua nhiều bước xét đơn.
- Chi phí cho một đơn đăng ký bảo hộ sỏ hữu nhãn hiệu là khá cao đối với doanh nghiệp Việt Nam thường kinh doanh với quy mô nhỏ
- Do tâm lý ngờ vực, chưa tin tưởng vào hiệu lực pháp lý trong việc bảo hộ các nhãn hiệu của người đăng ký
……
Do rất nhiều nguyên nhân, nên sự thiếu hiểu biết đó đã để cho các vụ xâm phạm, vi phạm về nhãn hiệu hàng hoá xảy ra ngày càng nhiều .Nạn sao chép, bắt trước, nhái nhãn hiệu, liểu dáng hàng hoá đang diễn rất phổ biến, đay là vấn đề trầm trọng của bất kỳ nền kinh tế nào .Pháp luật đưa ra để ngăn chặn, nhưng còn phải xem xét sự công hiẹu của nó như thế nào, bởi nạn làm hàng giả , hàng nhái ở Việt Nam đang ngày càng phôr biến, dường như bất ký loại hàng hoá phổ biến có uy tín nào,doanh nghiệp uy tín nào cũng phải đối mặt với tệ nạn này .Tuy nhiên không phải tất cả những sản phẩm vi phạm đó được sản xuất ở Việt Nam, mà đã có một khối lượng không nhỏ hàng hoá vi phạm đã được đưa vào từ một số nước khác .Như vậy mở cửa thị trường, tự do hoá thương mại cũng là một nguyên nhân tạo điều kiện cho tệ nạn này đựơc phát triển ở Việt Nam .
2. Thực trạng về quyền bảo hộ quyền sỏ hữu nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam .
2.1. Về phía doanh nghiệp .
Để có một thương hiệu sản phẩm, nhất là một thương hiệu đứng vững trên thị trường là cả một quá trình nghiên cứu, đầu tư và xây dựng lâu dài .Có được thương hiệu đã khó nhưng bảo vệ thương hiệu đang có lại còn khó hơn .Nhưng một số doanh nghiệp lại nghĩ rằng để bảo vệ thương hiệu thì chỉ cần đăng ký bảo hộ với cục sở hữu công nghiệp là xong, thực tế không đơn giản như vậy, không ít doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhiều kinh nghiệm trên thương trường đã mất không ít tiền bạc và thời gian, công sức để tham gia những vụ kiện kéo dài nhằm bảo vệ thương hiệu của mình mặc dù đã có đăng ký bản quyền, đăng ký bảo hộ .
Một số doanh nghiệp Việt Nam đã bị xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu, mặc dù đã đăng ký bảo hộ như: Nhãn hiệu VINATABA đã không cánh mà bay, trượt khỏi tay tổng công ty thuốc lá Việt Nam, nó bị mất ở 11 nước trên thế giới trong đó có 3 nước gần chúng ta là Lào, Campuchia, Trung quốc, vì vậy không được sử dụng thương hiệu VINATABA tai 11 nước trên, nếu muốn sử dụng thì phai xin phép chủ sỏ hữu mới và phải trả tiền cho công ty N.V Sumatra Tobaco Tracding Company (Indonesia) ;Tổng công ty dầu khí Việt Nam – PETRO Việt Nam bị công ty NGUYEN LAI của Mỹ “nẫng” mất thương hiệu và lại tìm cách để bán lại cho PETRO Việt Nam, nhưng PETRO không chịu thương lượng với công ty NGUYEN LAI mà đã tìm đầy đủ tài liệu theo yêu cầu của toà án liên bang Mỹ và theo đến cùng vụ kiện .Cuộc tranh chấp thương hiệu sẽ được giải quyết với phần thắng thuộc về công ty nào chứng minh được thời gian thực tế sử dụng dài hơn ; Cà phê TRUNG NGUYÊN- hãng cà phê được coi là hàng đầu của Việt Nam hiện nay, và nó cũng khá coi trọng việc sủng cố và quảng bá thương hiệu, nhưng cũng đã bị công ty nông phẩm Rice Field Corporation (Mỹ) với nhãn hiệu “Mêhico” xâm phạm chủ quyền sỏ hữu nhãn hiệu hàng hoá ;Ngoài ra, nhiều mặt hàng Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài bị một số công ty, tổ chức nước ngoài đăng ký nhãn hiệu như nước mắm Phú Quốc, gạch Granite, nệm mút Vạn Thành…
Trong thương trường,khi mạng lưới giao thông, tiếp thị và hệ thống ngoại thương các đơn vị sản xuất của nước ta còn yếu, nên phải nhờ các đơn vị có đầu ra bán hàng, thậm trí là làm gia công thì tình trạng xâm phạm nhãn hiệu hàng hoá là khó tránh được .Nhất là sau hiệp định thương mại Việt – Mỹ thì tình trạng này càng trở nên phổ biến.
Tình trạng mất thương hiệu do các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm và chăm lo tới tài sản sở hữu công nghiệp, chậm chân trong việc đăng ký thương hiệu ở các nước. Một tấm gương cho các doanh nghiệp Việt Nam cần học tập và cũng là thành tựu đạt được của một số doanh nghiệp nước ta. Công ty sữa VINAMIL, Xí nghiệp lương thực thực phẩm MILIKET, Công ty Kim Đan, Tổng công ty cà phê Việt Nam đã thành công trong việc xác lập và bẩo hộ thương hiệu của mình ở các nước. Do nhận thức được tầm quan trọng của sở hữu công nghiệp và giá trị của thương hiệu nên nhiều năm qua các doanh nghiệp đã kiên trì đăng ký bảo hộ hàng năm ở hàng chục nước trên thế giới. Và bây giờ cácthương hiệu Vinamil, Kim Đan, Vinacafe, Miliket đã nên nổi tiếng thế giới.
ở nước ta hiện nay, tình trạng hàng giả hàng nhái rất phổ biến như cuối tháng 8/2001 sản phẩm “Mì lẩu thái” được công ty Vifon Acecook, nghiên cứu thành công và tung ra thị trường được Cục sở hữu công nghiệp cấp văn bằng bảo hộ độc quyền liểu đáng vào tháng 5/2002, nhưng đã bị Công ty cổ phần thực phẩm Thiên Hương tung ra thị trường sản phẩm với bao bì không khác biệt với bao bì “Mì lẩu thái”; siêu thị 1E Trường Trinh (Hà Nội) sao y bản chính Logo Co-op Mart của liên hiệp hợp tác xã thương mại thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn Co-op). Một giám đốc nạn nhân cho biết do bị làm giả, làm nhái mà doanh số của công ty bị tụt giảm 20%, đặc biệt hơn là uy tín bị tụt giảm.
2.2. Về phía Nhà nước
Doanh nghiệp chậm chân không đăng ký bảo hộ quyền sở hữu bị tổ chức, công ty khác đăng ký độc quyền ở nước khác thì doanh nghiệp đó phải gánh chịu những thiệt thòi về sự thiếu cẩn trọng trong kinh doanh của họ. Khi có sự xâm phạm thì chỗ dựa duy nhất, nơi đầu tiên doanh nghiệp phải nghĩ đến là Cục sở hữu công nghiệp để nhờ cậy can thiệp. Nhưng không đơn giản là như vậy, doanh nghiệp bị xâm phạm phải thông qua một công ty sở hữu công nghiệp nào đó làm đại diện để theo đuổi sự việc, nhưng bản thân Cục sở hữu công nghiệp chỉ ra một văn bản chung chung được quy định tại điều 805 Bộ luật dân sự. Với văn bản như vậy không khỏi để tình trạng xam phạm ngày càng gia tăng.
Một vấn đề cần bàn nữa là thực chất sự hiểu biết của các cá nhân lãnh đạo, cơ quan có thẩm quỳên quản lý về sở hữu công nghiệp hay nhãn hiệu hàng hoá không phải ai cũng nắm chắc. Điều này cũng dễ hiểu vì lĩnh vực sở hữu công nghiệp ở Việt Nam đang còn mới mẻ. Tuy nhiên, sự yếu kém về trình độ của cán bộ quản lý Nhà nước về vấn đề này trong cơ quan có thẩm quyền là điều khó chấp nhận, nó sẽ gây ra nhiều cách xử lý không hợp lý gây thiệt hại cho các doanh nghiệp.
2.3. Về phía pháp luật
Việc hạn chế, giẩm tói đa các vi phạm sở hữu công nghiệp phụ thuộc vào trình độ phát triển chung của xã hộ, đương nhiên cả về trình độ của xã hội về cả năng lức điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước nói riêng. Theo tiêu chuẩn của WTO trong vấm đề này thì phải đáp ứng hai tiêu chuẩn lớn: Thứ nhất là tiêu chuẩn đầy đủ tức là cơ cấu của sở hữu công nghiệp thì phải có những gì, trong cơ cấu đối tượng nào chưa có thì phải quy định cho đầy đủ; Thứ hai là tiêu chuẩn về tính hiệu quả tức là hiệu quả của hệ thống pháp kuật, hiệu lực của cơ quan thi hành pháp luật, tri thức của toàn xã hội. Về tiêu chuẩn một, hiện nước ta đã tiếp cận tương đối đầy đủ, còn tiêu chuẩn thứ hai thì ta cách xa tương đối bởi hệ thống pháp luật của ta còn thiếu những biện pháp, chế tài, những chế tài hiện có thi chưa đủ mạnh để khắc phục tình trạng vi phạm.
Như Bộ luật hình sự Việt Nam dự liệu tội làm hàng giả và buôn bán hàng giả tại điều 156, nhưng luật lại không nêu lên khái niệm thế nào là hàng giả và không quy định cấu thành của tội này. Một tội phạm quan trọng và phổ biến như vậy lại không quy định rõ rang thì việc sử lý không tránh khỏi tình trạng thiệt thòi. Một cố vấn pháp luật Mỹ cho rằng, hiện nay tuy Việt Nam đã có những quy định cơ bản về sở hữu công nghiệp nói chung, về nhãn hiệu hàng hoá nói riêng, nhưng việc thực hiện còn thiếu sức mạnh, điều này hạn chế rất lớn đêng việc thu hút đầu tư vào Việt Nam, bởi không một nhà đầu tư nào dám đầu tư cả tỷ đồng vào sản xuất một loạt hàng hoá mà khi đưa ra thị trường lại bị đánh cắp, làm nhái.
Làm sao để bảo đảm được hành lang pháp lý đủ mạnh, được chấp hành nghiêm túc để thúc đẩy thương mại phát triển, đây là hạn chế rất lớn trong quá trình hội nhập kinh tế cuả Việt Nam.
V. Những giải pháp
Vấn đề về bảo hộ quyền sỏ hữu nhãn hiệu vẫn đang là vấn đề bức xúc, mang tính thời sự, hiện nay chưa có cách giải quyết thoả đáng .Do vậy những giải pháp đưa ra sau đây chỉ là phương hướng giải quyết, từ lý thuyết đến thực hành là một khoảng cách khá lớn, đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng không hcỉ riêng các doanh nghiệp mà về cả phía nhà nước và phấp luật cũng phải hết sức cố gắng tìm ra những giải pháp thiết yếu nhất.
1. Những giải pháp về phía doanh nghiệp .
* Các doanh nghiệp cần nhận thức rõ vai trò của nhãn hiệu hàng hoá và sự cần thiết phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, từ đó đẩy mạnh phong trào xây dựng và đăng ký nhãn hiệu hàng hoá trong cộng đồng các doanh nghiệp. Về lâu dài, doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá bán trên thị trường để giữ chữ tín với khách hàng nhằm phát triển bền vững thương hiệu.
* Để phát triển thương hiệu hàng hoá các doanh nghiệp cần tăng cường quảng cáo sản phẩm tại thị trường trong nước và quốc tế, mặt khác cần tuyển chọn và đào tạo tốt đội ngũ nhân viên bán hàng. Doanh nghiệp cần đầu tư hơn nữa cho các hoạt động bảo vệ và phát triển hàng hoá trên thị trường..
* Sớm cải tiến quy trình đăng ký nhãn hiệu hàng hoá theo hướng đơn giản, thuận tiện và nhanh hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào nhãn hiệu. Vấn đề định giá thương hiệu cũng cần được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn để sớm có được phương pháp xác định chung giúp doanh nghiệp thực hiện tốt quyền chuyển nhượng thương hiệu khi có nhu cầu.
* Việt Nam cần nghiên cứu và sớm ban hành một bộ luật nhãn hiệu hàng hoá để làm cơ sở pháp lý điều chỉnh và giải quyết có hiệu quả các vấn đề phát sinh về nhãn hiệu hàng hoá của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên thị trường.
* Các Bộ, ngành, hiệp hội ngành hàng cấn tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ các doanh nghiệp tring việc đăng ký bảo hộ, xây dựng và phát triển nhãn hiệu, bảo vệ quyền lợi cho những doanh nghiệp đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Mặt khác cần tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá.
* Muốn có vị thế trên thị trường trước tiên ta phải củng cố thương hiệu để nó trở thành một thương hiệu mạnh .Các doanh nghiệp cần khai thác tất cả các thành tố thương hiệu để củng cố bản sắc thương hiệu .Các doanh nghiệp nên sử dụng nhất quán các thành tố thương hiệu, và nên sử dụng nhất quán trong mọi trường hợp .Việc sử dụng nhất quán thương hiệu giúp doanh nghiệp dễ dàng nhận biết hàng giả, hàng nhái.
* Doanh nghiệp cần phải bảo vệ thương hiệu: doanh nghiệp cần đăng ký độc quyềnthương hiệu càng sớm càng tốt. Luật về sở hữu công nghiệp của Việt Nam theo nguyên tắc dành ưu tiên cho người đăng ký trước chứ không phải ưu tiên cho người sử dụng trước như ở Mỹ.Việt Nam đã bắt đầu công nhận nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được sử dụng liên tục cho sản phẩm, dịch vụ khiến cho nhãn hiệu đó được mọi người biết đến một cách rộng rãi .Khi nhãn hiệu của doanh nghiệp được công nhận nổi tiếng thì sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc bảo hộ và việc xét cấp vvăn bằng bảo hộ cho các nhãn hiệu khác
* Doanh nghiệp nên đưa điều khoản về thương hiệu vào tất cả các hợp đồng đại lý, bởi hiện nay tình trạng các đại lý, các đối tác liên doanh liên kết với nhau để lạm dụng, tìm cách nẫng tay trên thương hiệu của các đối tác ngày một phổ biến trong nước và ngoài nước .Vì thế, việc đưa các điều khoản về phạm vi sử dụng, phạm vi chuyển nhượng, cấm đăng ký tại nước thứ ba, bắt buộc phyải thông báo trước và phải được luật pháp chấp nhận trước khi sử dụng thương hiệu trong bất cứ trườn hợp nào là cần thiết để ngăn ngừa các hành vi lạm dụng và là chứng cứ xảy ra tranh chấp.
* Doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu trên Internet và quan trọng là cần bổ xung chức năng quản lý thương hiệu trong doanh nghiệp bắt đầu từ việc xây dựng chiến lược thương hiệu .Các công ty chuyên môn có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc này, nhưng quan trọng hơn cả là doanh nghiệp tự xác định chiến lược để từ đó lựa chọn những phương án thích hợp
2. Giải pháp về phía Nhà nước
* Hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn e ngại khi cần mua bản quyền sử dụng thương hiệu, kiểu dáng… Vì họ cho rằng chi phí vào việc quảng bá thương hiệu là quá cao. Nhà nước không những cần có những chiến lược giúp đỡ cho từng doanh nghiệp khai thác tốt nhất quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá mà mình có, mà còn lên kế hoạch hỗ trợ về tài chính cho doanh nghiệp mua bản quyền nhãn hiệu hàng hoá ở nước ngoài, nhận chuyển nhượng và mua Lixăng nhãn hiệu hàng hoá. Sự trợ giúp này trong đa số trường hợp không được cộng đồng quốc tế coi là một biện pháp bảo hộ sản xuất hợp lệ. Việt Nam cũng nên thành lập trung tâm thông tin về sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, kể cả trung tâm thông tin về danh sách những người vi phạm bảo hộ.
* Nhà nước cần xử phạt nghiêm minh và quy định rõ cơ quan chịu trách nhiệm xử lý vi phạm để khi có tình trạng xâm phạm bản quyền về nhãn hiệu hàng hoá, các doanh nghiệp biết rõ nơi cần khai báo và giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp.
* Nhà nước cần tăng mức xử phạt về hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hoá để ngăn chặn các hành vi xâm phạm. Mức phạt hiện nay là quá thấp trong khi đó lợi ích mà người vi phạm thu được là qua lớn, do đó họ sẵn sàng vi phạm và chịu mức phạt. Để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu, Nhà nước cần nới lỏng chính sách quản lý, điưêù chỉnh mức khống chế đầu tư vào tiếp thị, tăng tỷ lệ lên từ 10% đến 12% doanh thu để chi phí cho các hoạt động quảng cáo, khuyến mại.
* Việt Nam cũng cần tăng vường vai trò của Hải quan trong việc kiểm soát thực hiện bảo hộ với các hàng hoá xuất, nhập khẩu. Đơn giản hoá thủ tục hải quan, cho phép cơ quan hải quan có quyền chủ động tạm dừng thủ tục hải quan khi có nghi ngờ, đồng thời đảm bảo quyền khiếu nại ngay lập tức của đương sự bằng con đường hành chính và cả toà án.
* Việc đăng ký thương hiệu quốc nội và quốc tế là cấp thiết. Tuy nhiên cần chọn nơi và cách đăng ký thích hợp. Ngoài thương hiệ đã đăng ký, thương hiệu đã và đang sử dụng trong thực tế kinh doanh thương hiệu đạt được một mức độ nổi tiếng nhất địn cũng được hưởng bảo hộ quốc tế. Do đó cần khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam chủ động đăng ký thương hiệu và Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đăng ký cho doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích chủ thương hiệu uỷ quyền cho luật sư thay họ làm thủ tục đăng ký. Cũng nên khuyến khích thành lập các hiệp hội chủ thương hiệu – những hiệp hội này là các pháp nhân thay mặt chủ thương hiệu trong tranh chấp quốc tế, đồng thời sẽ là người chủ động khởi kiện những vi phạm bảo hộ thương hiệu trong nước, hạn chế được tình trạng khởi kiện thụ động hiện nay.
* Mở các buổi tập huấn cho cơ quan lãnh đạo, các cá nhân có thẩm quyền để biết sâu hơn về pháp luật trong nước và quốc tế, nhằm xử lý chính xác vf nghiêm minh những tình trạng vi phạm quyền sở hữu về nhãn hiệu, tránh những sai xót không đáng có .
* Một trong những nguyên nhân dẫn đến các hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá là do nhận thức hạn chế .Do vậy cần phân chia đối tượng và tiến hành các hình thức giáo dục, tuyên truyền thích hợp cho từng đối tượng, làm sao cho mọi người biết tầm quan trọng của nhãn hiệu hàng hoá, để bảo vệ nó dễ hơn.
* Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá theo các công ước quốc tế có thể giúp thương nhân bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của mình cùng một lúc trên tất cả các nước tham gia vào công ước đồng thời tiết kiệm được chi phí và thời gian .Do đó Nhà nước cần sớm gia nhập các công ước quốc tế vê nhãn hiệu hàng hoá và khuyến khích doanh nghiệp đăng ký bảo hộ theo các văn bản quốc tế này .
* Mặt khác Nhà nước cần khuyến khích các thương nhân đang kinh doanh những hàng hoá có khả năng xuất khẩu ra nước ngoài có nhãn hiệu ổn định và tiếng tăm trong nước cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ .Đây không chỉ thuộc lĩnh vực kinh tế mà còn liên quan đến các vấn đề chính trị .Hướng dẫn cho doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu tại văn phòng sáng chế và thương hiệu Hoa Kỳ (USPTO-United States Patent & Trade Mark Office) để tránh các đối tác Hoa Kỳ nẫng tay trên .
3.Những giải pháp về hệ thống pháp luật .
Việc đầu tiên cần làm là phải xây dựng khung pháp lý hoàn thiện thống nhất .Theo đó, cần xây dựng hệ thống toà án chuyên ngành các cấp đảm nhiệm xét xử vi phạm sở hữu công nghiệp, xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá, từng bước hoàn thiện hệ thống các toà án quốc gia kể cả thành lập toà án hiến pháp, bởi đây là bước không tránh khỏi khi gia nhập WTO .Việt Nam cũng cần nhanh chóng ban hành luật bảo vệ cacnh tranh lành mạnh, vì với luật này, doanh nghiệp khi bị vi phạm sở hữu công nghiệp bị xâm phạm thương hiệu có khả năng đòi bồi thường thiệt hại trong tư cách người bị thiệt trong cạnh tranh không lành mạnh gây ra .Việt Nam cần ưu tiên hướng giải quyết các tranh chấp qua toà án và nhanh chóng giảm dần giải quyết thông qua hành chính .Trước mắt cần phân công rõ ràng hơn về thẩm quyền của toà án và cơ quan hành chính trên cơ sở trị giá vi phạm bảo hộ sở hữu công nghiệp và tính chất quan trọng cũng như mức độ chuyên môn của bằng chứng nhận
* Xây dựng một hệ thống pháp luật rõ ràng và chi tiết hơn .Luật về quyền sở hữu công nghiệp để làm cho những quyền lợi vô hình của con người trở thành hàng hoá có thể bán và thu lợi
* Các chế tài vi phạm quyền sở hữu công nghiệp nói chung và sở hữu nhãn hiệu hàng hoá nói riêng còn chưa đầy đủ, cần bổ xung nhanh chóng để việc thực thi có hiệu quả .Cần xây dựng hành lang pháp lý chặt chẽ và đủ mạnh để những trường hợp vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá bị trừng trị thích đáng và không tái phạm, để những cơ quan có thẩm quyền cũng dễ hiểu và nắm bắt thông tin, xử lý các vụ việc không phải lúng túng vì những quy định chưa được rõ ràng.
* Cải tiến hơn nữa thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá rút ngắn khoảng thời gian chờ đợi được chấp nhận bảo hộ . Đồng thời sớm cải cách tư pháp để việc tố tụng được nhanh chóng và khách quan, việc thi hành thực sự được bảo đảm hiệu lực.
* Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, và cần tổ chức tư vấn về lĩnh vực này. Cần nhanh chóng hình thành đội ngũ tư vấn phấp luật về bảo vệ thương hiệu
C : Kết luận
Việt Nam tham gia toàn cầu hoá có nghĩa là tham gia vào cuộc chơi bình đẳng có tính cạnh tranh cao .Việc các doanh nghiệp phải tự trang bị cho mình phơng tiện và khả năng tồn tại thông qua kinh doanh, định vị và bảo vệ thơng hiệu là điều thực sự bức thiết trong bối cảnh hiện nay.
Nhìn nhận giá trị vô hình đối với nhãn hiệu hàng hoá là điều tất nhiên, đòi hỏi doanh nghiệp phải có ý thức và cẩn trọng hơn khi đặt chân chiếm lĩnh thị trờng trong và ngoài nớc, điều đó cần có sự chuẩn bị kỹ lỡng, sự kiên trì, và sự hiểu biết đúng mức .
Với thực tế cho ta thấy hiện nay hàng loạt các vụ xâm phạm, tranh chấp về quyền sở hữu nhãn hiệu là những bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp, và nó còn là lời cảnh báo cho các doanh nghiệp về sự chậm cải tiến của pháp luật Việt Nam trớc xu thế hội nhập .Trong những năm sắp tới,các doanh nghiệp lớn sẽ tiếp tục cạnh tranh khốc liệt hơn nữa trên thị trờng và trong tiềm thức của ngời tiêu dùng .Sẽ có nhiều thơng hiệu mới tiếp tục xuất hiện, nhất là khi hàng rào thuế quan đợc hạ xuống với các sản phẩm trong khu vực thì sẽ xuất hiện nhiều sản phẩm và tên tuổi mới trên thị trờng Việt Nam, nhiều đối thủ cạnh tranh mới ra đời .Cuộc chiến của những năm tới tại Việt Nam sẽ là cuộc chiến giữa các thơng hiệu thông qua nhũng chiến dịch quảng bá rầm rộ và bài bản . Các doanh nghiệp Việt Nam nếu không có những quyết sách ngay từ bây giờ thì sẽ trở thành những ngời đứng ngoài cuộc chơi .
Cùng với sự tồn tại vững mạnh của các doanh nghiệp lớn, buộc chúng ta phải có cách nhìn đúng đắn hơn về vai trò của thơng hiệu sản phẩm và phải có những biện pháp mới trong quảng bá và bảo hộ tài sản vô hình này .Xu hớng hiện nay về cuộc cạnh tranh trên thi trờng không phải là chất lợng, giá rẻ mà là cạnh tranh về ấn tợng thơng hiệu .Để Việt Nam tiến bứoc vững chắc trên con đờng hội nhập thì việc đầu tiên là phải tìm ra những giải pháp tối u để xây dựng, phát triển và bảo vệ thơng hiệu .
Câu trả lời cho giải pháp bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá cho các doanh nghiệp Việt Nam là để đứng vững trên thị trờng trong xu thế toàn cầu hoá của thế giới là phải tìm ra những giải pháp tối u nhất, thiết thực nhất - đây không chỉ là mối quan tâm thuộc về doanh nghiệp mà nó là mối quan tâm cả về phía nhà nớc và pháp luật .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33648.doc