Không dễ dàng về mặt lý thuyết cũng như thực tế khi lựa chọn một hệ thống tỷ giá thích hợp. Trên thực tế có nhiều tranh luận về lợi thế cũng như bất lợi của hai chính sách tỷ giá đặc biệt: tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi. Nhưng có nhiều lập luận ủng hộ sự kết hợp giữa hai chế độ tỷ giá trên, nó cho phép tận dụng lợi thế, đồng thời hạn chế những bất lợi của cả hại chế độ. Vì thế, trên thực tế, một nước có thể có nhiều lựa chọn các kết hợp khác nhau tùy thuộc vào các đặc điểm cấu trúc, những cú sốc bên ngoài có thể xảy ra và môi trường kinh tế vĩ mô.
38 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết - Kinh nghiệm quốc tế và chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Việt nam giai đoạn 1989-1996
Giai đoạn 1989-1996 được coi là giai đoạn cải cách trong điều hành chính sách tỷ giá. Cùng với sự hoàn thiện từng bước chính sách kinh tế, việc điều hành tỷ giá của Chính phủ cũng được cải cách để phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước.
* Đối với hoạt động ngoại thương, chính phủ chủ trương:
Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thông qua hai biện pháp “phá giá” vá “tự do hoá” một bộ phận đáng kể xuất khẩu vì xuất khẩu gia tăng có tác động tốt đối với việc điều hành tỷ giá. Hoạt động nhập khẩu cũng được nới lỏng hơn nhưng có quản lý thông qua việc quy định hạn ngạch và chính sách thuế nhập khẩu. Mặt khác, chính phủ còn tiến hành cải cách thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.
* Đối với lĩnh vực tiền tệ - tín dụng:
- Nhà nước thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp điều chỉnh chính sách tiền tệ, cải cách hệ thống ngân hàng. Để ngăn chặn xu thế lạm phát cao đang hoành hành, NHNN đã nâng lãi suất tiết kiệm lên có thời kỳ tới 12%/ tháng; đồng thời cắt giảm hạn mức tín dụng đối với nền kinh tế, nhất là đối với khu vực kinh tế quốc tế quốc doanh; giảm mức phát hành tiền tệ cho chi tiêu ngân sách. Các biện pháp này cũng gián tiếp góp phần hạn chế tốc độ mất giá của đồng nội tệ.
- Chính phủ thực hiện việc cắt giảm chi tiêu cho các công trình đầu tư chưa cấp thiết hoặc không quan trọng; cắt giảm, xoá bỏ tình trạng bao cấp, bù lỗ thông qua ngân sách; tăng cường các khâu tài chính. Những biện pháp này có tác dụng làm giảm cầu hàng hoá và tiền mặt.
- Bắt đầu từ năm 1990, chính phủ chuyển dần cơ chế bù đắp thâm hụt NSNN bằng vay dân, vay nước ngoài thay vì phát hành tiền để trang trải như trước đây. Điều này đã làm tăng khả năng kiểm soát lạm phát của chính phủ, hỗ trợ quá trình thống nhất tỷ giá trên thị trường tự do.
- Để phù hợp với tình hình mới, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu và hoạt động đầu tư nước ngoài, chính phủ đã có những cải cách về chế độ quản lý ngoại hối theo hướng: giảm các thủ tục hành chính, nới dần các hạn chế, tăng cường quản lý bằng các công cụ kinh tế.
- Để hạn chế tác động của yếu tố tâm lý, đầu cơ, đặc biệt là sau sự kiện Liên xô sụp đổ năm 1991, khủng hoảng tín dụng 1990-1991, Chính phủ Việt nam đã kịp thời công khai hoá các chỉ số kinh tế quan trọng như tỷ giá chính thức, tỷ giá thị trường tốc độ lạm phát, chỉ số biến động của vàng.
Để thuận lợi cho việc đánh giá, phân tích cơ chế điều hành tỷ giá của Chính phủ, chia giai đoạn 1989 - 1996 làm hai thời kỳ:
1 - Thời kỳ 1989-1992
1.1 Cơ sở của việc lựa chọn chính sách tỷ giá hối đoái
Mục tiêu quan trọng nhất của thời kỳ này là: “ Đẩy lùi, kiềm chế lạm phát; ổn định kinh tế vĩ mô; tìm lối thoát ra khỏi tình trạng trì trệ, suy thoái bởi khủng hoảng kéo dài cho nền kinh tế “
Các quan điểm chủ đạo:
Thứ nhất: Chúng ta không thể duy trì chế độ tỷ giá cũ vì nó quá phức tạp lại không có khả năng quản lý ngoại hối, cản trở hoạt động xuất khẩu, và đặc biệt nó không còn ý nghĩa thực tế khi tình trạng đối nội và đối ngoại có nhiều thay đổi.
Thứ hai: Để thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, nâng cao dự trữ ngoại tệ của Chính phủ và ổn định tiền tệ thì trong tình hình lúc đó không có cách nào khác hơn là phải phá giá đồng nội tệ.
Thứ ba: Mức độ phá giá phải hợp lý để thực hiện được các mục tiêu đề ra.
Thứ tư: Việc điều chỉnh tỷ giá phải gắn với ngoại tệ mà đại đa số dân chúng và các doanh nghiệp ít nhiều có hiểu biết về nó.
Xuất phát từ những quan điểm đó, Chính phủ đã lựa chọn phương án “phá giá, thả nổi có quản lý, gắn với đồng USD”. Phương án này vừa sử dụng được lợi thế của các yếu tố thị trường và sự can thiệp hợp lý của Nhà nước, vừa là tối ưu cho nền kinh tế Việt nam thời kỳ đó.
Cơ chế điều hành và xác định tỷ giá cũng theo hướng mới. Phương pháp đồng giá sức mua được loại bỏ. Thay vào đó, việc xác định tỷ giá chính thức được tiến hành trên cơ sở như sau:
- Biến động của chỉ số giá cả
- Tình hình cán cân thanh toán
- Mục tiêu của chính sách tiền tệ
- Biến động của tỷ giá trên thị trường tự do.
1.2 Hoạt động điều hành tỷ giá của NHNN
Bắt đầu từ năm 1989, hoạt động điều hành tỷ giá của NHNN có nhiều đổi mới rõ rệt. Trên cơ sở phương án lựa chọn như trên, chính phủ đã thả nổi TGHĐ nhằm tạo lập quan hệ cung cầu đồng thời mạnh dạn nâng lãi suất tiền gửi lên mức “siêu cao”để thu hút tiền gửi từ nền kinh tế. Các NHTM áp dụng tỷ giá giao dịch của mình trong biên độ 5% so với giá chính thức ( biên độ này sau đó được mở rộng đến 10%, 15%, 30%). Mặc dù vậy cơ chế xác định tỷ giá chưa thực sự linh hoạt, tỷ giá chính thức vẫn được coi là chậm được điều chỉnh do tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường chợ đen ngày càng chênh lệch.
Trước tình trạng giá USD leo thang, VND bị mất giá mạnh, giá cả hàng nhập khẩu tăng nhanh - thúc đẩy lạm phát; từ năm 1992, Chính phủ đã thay đổi chính sách quản lý ngoại tệ và đổi mới cơ chế điều hành TGHĐ giữa VND và USD :
- Thay thế biện pháp hành chính, bắt buộc các đơn vị kinh tế quốc doanh có ngoại tệ phải bán cho ngân hàng theo tỷ giá ấn định bằng biện pháp kinh tế như mở trung tâm giao dịch ngoại tệ để cho các doanh nghiệp và ngân hàng trao đổi, mua bán ngoại tệ với nhau theo giá thoả thuận.
- Bãi bỏ hình thức quy định tỷ giá nhóm hàng trong thanh toán ngoại thương giữa ngân sách và các tổ chức tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Thay vào đó, trên cơ sở tỷ giá hình thành tại các phiên giao dịch ngoại tệ, NHNN công bố tỷ giá chính thức.
- Chính phủ đã sử dụng những biện pháp để thắt chặt tiền tệ như khống chế mức cung tiền, hạn chế tối đa việc cấp phát cho chi tiêu NSNN. NHNN đã thành lập các trung tâm giao dịch ngoại tệ và việc điều hành tỷ giá của NHNN được thông qua các trung tâm giao dịch ngoại tệ đó, gồm trung tâm giao dịch ngoại tệ ở thành phố Hồ Chí Minh và một trung tâm giao dịch ở Hà Nội. NHNN không can thiệp trực tiếp vào tỷ giá như trước nữa mà chỉ điều hành thông qua công cụ gián tiếp là quỹ điều hòa ngoại tệ. Khi cần thiết, quỹ này được dùng để mua ngoại tệ hay bán ngoại tệ tại các phiên đấu giá. Trên cơ sở tỷ giá chính thức do NHNN công bố, NHTM quy định tỷ giá ngoại tệ bán ra trong phạm vi biên độ 1%: chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua ngoại tệ của các NHTM tối đa là 0,5%.
NHNN đã tiến hành điều chỉnh thành công trước “cơn sốt” ngoại tệ 1991 (giá USD tăng cao). Nội dung điều chỉnh:
- NHNN và NHTM đồng loạt bán USD ra thị trường chính thức.
- NHNN thông báo và bán vàng không hạn chế để thu tiền nội tệ.
Các biện pháp trên đã hạn chế lượng cung tiền VND và làm giảm cầu ngoại tệ. Do đó tỷ giá đã dần được ổn định, tạo tâm lý yên tâm trong dân chúng.
1.3 Diễn biến tỷ giá
Tỷ giá USD/ VND bình quân hàng năm (1989-1992):
Chỉ tiêu
1989
1990
1991
1992
Tỷ giá chính thức (USD/VND)
Tỷ giá trên thị trường tự do
Chỉ số tăng tỷ giá chính thức (%)
Chỉ số tăng tỷ giá trên TTTD (%)
4.200
4.575
6.650
7.050
158,3
154,1
12.720
12.550
191,3
187
10.720
10.650
84,3
84,8
Nguồn: Học Viện Ngân Hàng
Cùng với sự khởi sắc của hoạt động ngoại thương và hoạt động đầu tư nước ngoài, đồng USD trong thời kỳ này đã tăng liên tục so với đồng nội tệ. Diễn biến của tỷ giá được thể hiện rõ trong bảng trên.
Trong thời gian này, NHNN đã dần nâng tỷ giá, nhưng vẫn chỉ là “ lẽo đẽo” theo sau tỷ giá chợ đen nên đã làm cho số ngoại tệ thu hút bị giảm đi. Khi giá USD tăng cao đã kích thích tâm lý dự trữ USD để tránh bị trượt giá nếu giữ bằng VND và hiện tượng đầu cơ USD để hưởng chênh lệch giá. Ngoại tệ mạnh vốn đã khan hiếm lại không được dùng cho hoạt động xuất nhập khẩu mà bị buôn bán vòng vèo qua các cá nhân, tổ chức trong nước.
Trong tình hình như vậy, NHNN không phát huy được vai trò quản lý ngoại tệ của mình. Về mặt chính sách, chính phủ đã tiến hành quản lý chặt đối với lưu thông ngoại tệ và tỷ giá hối đoái. Nhưng trên thực tế tỷ giá hối đoái đã bị “thả nổi”, vượt tầm kiểm soát nhất định của NHNN nên thời kỳ 1989 - 1992 còn được coi là thời kỳ “thả nổi tỷ giá”.
1.4 ảnh hưởng của chính sách tỷ giá và những biến động của tỷ giá đối với hoạt động ngoại thương trong thời kỳ này
Hoạt động ngoại thương trong thời kỳ 1989 - 1992 có những chuyển biến rõ rệt. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng liên tục qua các năm. Trong thời kỳ này, xuất khẩu gia tăng, thâm hụt cán cân thương mại giảm dần qua các năm, đặc biệt là năm 1992. Khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam tăng lên năm 1992 có sự góp phần quan trọng của đồng VND bị phá giá mạnh tới 60% so với USD (1991).
1.5 Nhận xét
Qua nghiên cứu chính sách tỷ giá và tác động của nó đến hoạt động ngoại thương trong thời kỳ 1989 - 1992, có thể kết luận rằng chính sách tỷ giá và hoạt động ngoại thương có mối quan hệ qua lại với nhau rất chặt chẽ. Trong giai đoạn này, do tỷ giá được xác định thông qua các giao dịch tại hai trung tâm ngoại tệ nên đã sát với tình hình thị trường. Tuy nhiên, việc điều hành và xác định tỷ giá như vậy vẫn còn những hạn chế nhất định:
- TGHĐ xác định qua các trung tâm không phản ánh được quan hệ cung cầu ngoại tệ trên phạm vi cả nước.
- Việc kiểm soát trạng thái ngoại hối của NHNN đối với các NHTM còn lỏng lẻo, chưa có quy định cụ thể. Hoạt động giao dịch ngoại tệ của một số NHTM đôi lúc còn mang tính đầu cơ, đặc biệt khi tỷ giá biến động mạnh.
- Mức độ can thiệp của NHNN đối với tỷ giá đôi khi còn quá lớn. Thậm chí trong nhiều phiên giao dịch chỉ có NHNN là người mua hay người bán duy nhất.
Với những đặc điểm trên, việc điều hành tỷ giá của NHNN vẫn cần được cải thiện hơn nữa. Như vậy mới có thể tạo điều kiện để “đẩy mạnh xuất khẩu, thay thế nhập khẩu” theo tinh thần nghị quyết Đai hội Đảng VII.
2. Thời kỳ 1993 - 1996
2.1 Hoạt động điều hành tỷ giá của NHNN
Có thể nói, thời kỳ 1993 - 1996 là một thời kỳ có nhiều nét đổi mới quan trọng trong chính sách điều hành tỷ giá của NHNN. Việc điều hành tỷ giá của NHNN không những đã sát hơn với tình hình thực tế mà còn góp phần ổn định thị trường tiền tệ, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước. NHNN thực hiện đồng thời nghiệp vụ “thị trường mở “ và công cụ lãi suất trong điều hành tỷ giá.
Ngày 20/ 9/ 1994 NHNN ra quyết định 203A/ QĐ-NH13 thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (TTNTLNH). Quyết định này nhằm tạo ra thị trường ngoại tệ thống nhất với quy mô lớn hơn; trong đó NHNN tăng cường kiểm soát đối với các giao dịch ngoại tệ. Cùng ngày, thống đốc NHNN đã ra quyết định số 206/ QĐ-NH7 về “Quy chế xác định, điều chỉnh và công bố tỷ giá hối đoái của VND với ngoại tệ”. Theo đó các NHTM được điều chỉnh tỷ giá linh hoạt hơn và NHNN chỉ thực hiện chức năng là người giao dịch cuối cùng. Sự can thiệp của NHNN cũng chỉ ở mức độ cần thiết, nhằm theo đuổi mục tiêu chính sách tiền tệ của từng thời kỳ. Tỷ giá hối đoái cũng được xác định một cách khách quan hơn, phù hợp hơn với quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường.
Cũng nhờ quyết định kịp thời đó mà khoảng cách giữa tỷ giá trên TTNTLNH và trên thị trường tự do được thu hẹp dần. Ngân hàng ngày càng thu hút thêm nhiều ngoại tệ tiền gửi. Điều này góp phần làm tăng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam.
Như vậy trong thời kỳ này NHNN đã thi hành chính sách tỷ giá “mềm dẻo, năng động, phù hợp với quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường và hướng điều tiết của chính phủ nhằm ổn định giá cả của VND và khuyến khích hoạt động xuất khẩu”.
2.2 Diễn biến tỷ giá
Tình hình tỷ giá trong giai đoạn này nhìn chung tương đối ổn định, mức độ dao động nhỏ.
Tỷ giá USD bình quân các năm như sau:
Năm
1993
1994
1995
1996
Tỷ giá chính thức
10.642
10.956
11.021
11.025
Tỷ giá trên thị trường tự do
10.705
10.978
11.041
11.010
Nguồn: Vụ Quản Lý Ngoại hối – NHNN
Trong thời kỳ này, khoảng cách giữa tỷ giá trên TTNTLNH và trên thị trường tự do được thu hẹp dần. Biến động về tỷ giá qua các năm ở mức độ nhỏ nên thời kỳ 1993 - 1996 còn được gọi là “thời kỳ ổn định tỷ giá”.
2.3 Tác động của chính sách tỷ giá đối với hoạt động Ngoại thương.
Trong thời kỳ này, chính sách tỷ giá và hoạt động điều hành tỷ giá của NHNN đã có nhiều đổi mới, góp phần ổn định thị trường tiền tệ nước nhà. Sự ổn định của tỷ giá hối đoái đã tạo điều kiện cân đối lợi ích giữa xuất khẩu và nhập khẩu, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế hướng vào xuất khẩu, thay thế nhập khẩu của đất nước. Hơn nữa, việc duy trì tỷ giá tương đối ổn định trong thời gian khá dài đã góp phần củng cố sức mua đối nội của VND, kiềm chế lạm phát, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Mặc dù vậy, do tỷ giá được ổn định quá lâu, chậm được điều chỉnh nên vai trò khuyến khích xuất khẩu của nó hầu như vẫn chưa có tác dụng. Cán cân xuất nhập khẩu luôn bị thâm hụt trong thời kỳ này, nhập siêu liên tục và đạt mức cao vào năm 1995, 1996.
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ lạm phát từ năm 1993 đến 1996 là 37%, trong khi tỷ giá USD/ VND chỉ tăng hơn 2%. Như vậy VND đã bị đánh giá cao tương đối so với USD. Đây là một trở ngại đối với hoạt động xuất khẩu và kích thích nhập khẩu. Tại thị trường nội địa hàng hoá của các nhà sản xuất trong nước bị cạnh tranh gay gắt bởi một lượng lớn hàng nhập khẩu từ bên ngoài vào nên càng khó thâm nhập và đứng vững trên thị trường quốc tế. Thực trạng này đòi hỏi chính phủ phải linh hoạt hơn nữa trong điều hành tỷ giá để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất nước.
3. Nhận định chung về chính sách điều hành tỷ giá hối đoái của Việt nam trong giai đoạn 1993 - 1996
Giai đoạn 1993 - 1996, Việt nam đã thu được nhiều thành tựu trong việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Lạm phát cao đã bị đẩy lùi và ở mức có thể kiểm soát được. Tăng trưởng GNP bình quân thời kỳ 1990-1995 là 8,2%/ năm, riêng năm 1996 là 9,4%.
Những kết quả đó đã minh chứng cho tính hợp lý của chính sách kinh tế vĩ mô, mà trong đó có cả chính sách tỷ giá hối đoái. Mặc dù tình trạng mất cân đối trong cán cân thương mại ngày càng tăng, nhưng điều này là do nhiều nguyên nhân và không thể đổ lỗi cho riêng TGHĐ.
Chính phủ tiến hành phá giá VND để thúc đẩy xuất khẩu ngăn chặn xu hướng lên giá của VND thì sẽ rơi vào tình thế “lợi bất cập hại”. Nền kinh tế của ta mới được chuyển đổi và đạt được những thành tựu bước đầu nên mục tiêu “ổn định kinh tế vĩ mô“ là quan trọng nhất. Trong hoàn cảnh kinh tế nước ta lúc đó nếu như Chính phủ tuyên bố phá giá VND thì chắc chắn những bất ổn sẽ xuất hiện.
Chính vì những đặc điểm đó mà có thể nhận định rằng chính sách tỷ giá hối đoái trong giai đoạn 1993 - 1996 của Việt nam nhìn chung là hợp lý - thể hiện những nỗ lực của chính phủ và NHNN trong việc cải cách và hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá. Song cũng phải thừa nhận rằng chính sách này vẫn chưa thực sự rõ ràng, việc đánh giá VND vẫn chưa phản ánh đúng sức mua của đồng nội tệ. Điều này đòi hỏi NHNN cần phải linh hoạt hơn nữa trong việc xác định và điều hành tỷ giá. Có như vậy chúng ta mới có thể đi lên với những bước tiến vững chắc trên tiến trình công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
III . Chính sách tỷ giá của Việt nam từ 1997 đến nay
1. Tình hình kinh tế - tài chính trong nước
a. Tăng trưởng kinh tế và lạm phát
Từ năm 1997 đến năm 1999, tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng giảm dần, như năm 1997: tăng 8,8%, năm 1998: tăng 3,8%; năm 1999: tăng 5,7%; Tốc độ tăng trưởng như vậy được đánh giá là chưa đủ để giải quyết những nhu cầu phát triển của đất nước. Hiện tượng “suy thoái” đang kéo theo nguy cơ gây bất ổn định kinh tế vĩ mô khi có những biến động lớn. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay, tình hình kinh tế đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, năm 2000 tốc độ tăng trưởng đạt 6,7%; chín tháng đầu năm 2001 tăng 7%, dự kiến mức tăng trưởng cả năm là 7,1%.
Trong giai đoạn này tình hình lạm phát có nhiều biến động thất thường song vẫn thuộc phạm vi kiểm soát của Chính phủ. Lạm phát năm 1997: 3,7%; năm 1998: 3,5%; năm 1999 chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,1%; năm 2000 chỉ số giá tiêu dùng đã giảm 0,6%; năm 2001 chỉ số tiêu dùng chỉ tăng ở mức 5,2% so với năm 2000.
b. Tình hình tài chính và hoạt động ngân hàng.
Tình hình hoạt động tài chính và hoạt động ngân hàng được đánh giá là khá trầm lắng và tẻ nhạt. Thâm hụt ngân sách tiếp tục tăng, năm 1997 là 3,5%; năm 1998 là 3,6%; năm 1999 là 5,5%. Trong khi đó, số các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ ngày càng nhiều, đặc biệt là năm 1997 là 35%. Nợ nước ngoài của Việt nam hiện đang ở mức cao, năm 1997 số dư nợ đã lên tới hơn 10 tỷ USD. Tuy trong hai năm trở lại đây, tình hình có vẻ khả quan hơn. Tuy hệ thống ngân hàng đã có những bước cải tổ khá mạnh mẽ kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu á năm 1997, nhưng tình trạng nợ quá hạn tại các NHTM vẫn là một điều đáng lo ngại. Không chỉ có vậy, hàng xuất khẩu của Việt nam liên tục chịu sức ép về giá trên thị trường quốc tế. Đồng VND cũng ở trong tình trạng tương tự do sự phá giá mạnh của các đồng tiền trong khu vực.
Bối cảnh thực tế như vậy đã tác động lớn đến sự ổn định kinh tế vĩ mô của nước ta. Diễn biến tình hình đòi hỏi chính phủ phải có những quyết sách kịp thời để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khu vực và nguy cơ suy thoái toàn cầu, duy trì tốc độ tăng trưởng như mục tiêu đã đề ra.
2. Cơ chế điều hành tỷ giá của Việt nam từ 1997 đến nay
2.1 Chính sách tỷ giá
Trước diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, Việt nam đã kịp thời có những giải pháp về tiền tệ và tỷ giá nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của nó. Chính phủ chủ trương: “ tiếp tục thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt có sự điều tiết của Nhà nước nhằm góp phần củng cố sức mua của VND, duy trì tỷ giá hối đoái tương đối ổn định, phù hợp với quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường tài chính và chính sách xuất khẩu của Nhà nước ...”.
NHNN thực hiện chức năng là người giao dịch cuối cùng để tăng cường hiệu lực các quyết định điều tiết thị trường. Nhưng sự can thiệp này cũng chỉ ở mức độ cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý ngoại hối cũng được điều chỉnh, cụ thể là trong năm 1998, NHNN đã tăng cường khả năng kiểm soát luồng ngoại tệ.
Ngày 12/ 9/ 1998 chính phủ ban hành quyết định số 173/ 1998 QĐ/ TTg về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức. Đây được coi là giải pháp tình thế để giảm bớt căng thẳng giữa cung và cầu ngoại tệ.
Ngày 30/ 8/ 1999 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 18/ 1999 QĐ/ TTg theo đó người cư trú là tổ chức phải bán ngay tối thiểu 50% số ngoại tệ thu được từ các nguồn thu vãng lai cho các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ thay vì 80% như trước đây. Mặt khác để tăng cường hoà nhập quốc tế, Chính phủ đã ban hành cơ chế quản lý ngoại hối mới thay cho cơ chế quản lý ngoại hối cũ, thể hiện ở nghị định 63/ NĐ-CP (17/ 8/ 1998). để tăng cường vai trò quản lý ngoại hối của nhà nước.
Ngày 25/2/1999 Thống đốc NHNN đã ban hành quyết định số 46 về việc “công bố tỷ giá hối đoái của VND với các ngoại tệ” và quyết định 65 về việc “quy định nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ”.
Như vậy, từ tháng 2/ 1999 Việt Nam đã áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái MARS ( Market Average Rate System - hệ thống tỷ giá bình quân thị trường). Theo hệ thống này thì thay vì thông báo tỷ giá chính thức (USD/ VND) với biên độ dao động 7%, NHNN thông báo tỷ giá liên ngân hàng trung bình của ngày hôm trước và các giao dịch ngoại hối được phép giao động trong biên độ 0,1%. Với việc ban hành hai quyết định trên, NHNN tiếp tục hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái, phù hợp với các mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế. Điều này cũng cho thấy xu hướng tự do hóa rõ rệt hơn trong điều hành tỷ giá hối đoái có sự điều tiết của Nhà nước.
2.2. Hoạt động điều hành tỷ giá của NHNN
Từ năm 1997 đến nay, trước những diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế và khu vực, hoạt động điều hành tỷ giá của NHNN đã trở nên “linh hoạt và sôi động hơn” giai đoạn trước. NHNN đã nhiều lần điều chỉnh tỷ giá chính thức và biên độ giao dịch kinh doanh ngoại tệ của các NHTM. Năm 1998, NHNN tiếp tục việc kiểm soát lãi suất trên thị trường tiền tệ bằng chính sách quy định trần lãi suất cho vay đối với VND và USD. Trên cơ sở đó các tổ chức tín dụng ấn định các mức lãi suất huy động phù hợp với cung cầu vốn tín dụng đồng thời xoá bỏ quy định chênh lệch lãi suất huy động bình quân 0,35%/ tháng như năm 1996, 1997. Như vậy, chính sách lãi suất đã được thực hiện trong “mối tương quan hài hoà” với chính sách tỷ giá. Có thể nói sự phối hợp này là khá thành công trong việc hạn chế ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đến sự ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính nước nhà.
2.3 Diễn biến tỷ giá từ năm 1997 đến nay
a. Diễn biến tỷ giá 1997 – 1999
Tỷ giá bình quân qua các năm (USD/ VND):
1997
1998
1999
11.050
12.000
13.470
Từ năm 1997 đến năm 2000, tỷ giá USD/ VND có nhiều biến động, đặc biệt là vào cuối năm 1997 nhưng vẫn nằm trong khả năng kiểm soát của NHNN. Đầu năm 1997, giá USD có giảm do lượng kiều hối tăng lên. Sau đó lại nhích dần lên và đến cuối năm 1997, tỷ giá USD/ VND tăng nhanh, đặc biệt là tỷ giá trên thị trường tự do, lên tới trên 13.000 VND/ USD.
Nhưng đến đầu năm 1998, tỷ giá này hạ dần do lượng kiều hối khá lớn vào Việt Nam và ở mức trung bình 12.000 USD/ VND trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tuy nhiên mức chênh lệch giữa tỷ giá trên thị trường tự do và tỷ giá chính thức vẫn còn khá lớn.
Trong hai năm 1999 và 2000 tỷ giá đã tăng mạnh, điều đó phản ánh đúng với quan hệ cung cầu thị trường. Nhưng một nhân tố có ảnh hưởng mãnh mẽ trong giai đoạn nay là tâm lý người dân vẫn chuộng USD hơn là VND.
b. Tác động của chính sách tỷ giá đến hoạt động ngoại thương
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực, hoạt động ngoại thương, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu của Việt nam trong thời gian này gặp rất nhiều khó khăn:
* Hoạt động xuất nhập khẩu năm 1997:
- Xuất khẩu:
Tổng kim ngạch xuất khẩu không cao như dự kiến, chỉ đạt 8.955 triệu USD. Một phần do giá quốc tế của các mặt hàng xuất khẩu đều giảm, mặt khác do hàng hoá xuất khẩu của ta thiếu sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Nhập khẩu:
Năm 1997, nhập khẩu giảm so với năm 1996, tỷ lệ nhập siêu cũng giảm theo. Hoạt động kiểm soát nhập khẩu đã được triển khai một cách tích cực. Hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng chững lại. Một số doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phải ngừng hoạt động do khả năng xuất khẩu giảm hoặc do chi phí đầu vào tăng vì giá hàng nhập khẩu đang cao lên trông thấy.
* Hoạt động xuất nhập khẩu năm1998:
- Xuất khẩu:
Hoạt động xuất khẩu đã chững lại trong năm1998 đạt 9.361 triệu USD so với kế hoạch ban đầu là 11 tỷ USD. Điều này là do khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị thị trường quốc tế bị giảm sút mạnh mẽ. Tác nhân chính làm cho xuất khẩu của Việt Nam năm 1998 chững lại là:
+ Sức mua của các bạn hàng chủ chốt trong khu vực Châu á giảm mạnh.
+ Khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam yếu đi do đồng tiền của các nước trong khu vực mất giá. Điều đáng lưu tâm là hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta lại trùng lắp với các nước có đồng tiền bị mất giá.
+ Nhu cầu tiêu thụ giảm của Châu á đã làm cho giá thế giới của một số mặt hàng giảm khá mạnh, trong đó có nhiều hàng thuộc diện “ anh cả đỏ “ trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam.
- Nhập khẩu:
Hoạt động xuất khẩu năm 1998 có nhiều điểm khác biệt so với các năm trước.Tỷ lệ nhập siêu giảm rõ rệt. Kim ngạch nhập khẩu năm 1998 giảm ở mức 10.160 triệu USD. Biện pháp nâng tỷ giá USD/ VND lên so với năm 1997 đã góp phần quan trọng trong việc hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu. Nhưng trong bối cảnh đồng tiền các nước trong khu vực mất giá mạnh, hoạt động nhập khẩu của Việt nam cũng bị ảnh hưởng nhiều.
Nhìn chung trong năm 1998, mặc dù chính phủ đã có nhiều cố gắng để thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu nhưng kết quả vẫn còn khá khiêm tốn. Việc hai lần điều chỉnh tỷ giá chính thức của NHNN đã góp phần tạo thuận lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu, song theo đánh giá chung thì biện pháp này vẫn chưa đủ. Đồng VND vẫn cao tương đối so với đồng USD và nhiều đồng tiền chủ chốt khác. Tỷ giá chính thức do NHNN công bố hiện cũng chưa thực sát hợp với tình hình thị trường và còn mang tính hành chính, cứng nhắc.
* Hoạt động xuất khẩu – nhập khẩu năm 1999:
Hoạt động ngoại thương của Việt nam năm 1999 có nhiều khởi sắc. Kim ngạch xuất khẩu đạt 11.523 triệu USD, tăng đáng kể so với năm 1998. Kim ngạch nhập khẩu đạt 11.636 triệu USD. Như vậy tình trạng nhập siêu đã giảm đáng kể.
Nhìn chung, năm 1999 chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Đây là kết quả của hàng loạt các giải pháp đồng bộ mà chính phủ đã triển khai và thực hiện. Đó là chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách tín dụng ngân hàng, chính sách thuế… và nhiều chính sách khuyến khích khác. Riêng về chính sách tỷ giá hối đoái thì tỷ giá đã được xác định một cách khách quan hơn, phù hợp hơn với tín hiệu thị trường theo hướng khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn thử thách đối với lĩnh vực này. Hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn chịu sức ép cạnh tranh do đồng bản tệ của các nước đối thủ phá giá mạnh và mặt bằng giá trên thị trường thế giới hiện nay còn đang ở mức thấp. Điều này đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hơn nữa mới có thể duy trì nhịp độ tăng trưởng và hoàn thành kế hoạch đã được đề ra cho giai đoạn 1996 - 2000.
c. Nhận định chung về chính sách tỷ giá của Việt nam giai đoạn 1997 - 1999
Mặc dù trong những năm vừa qua, tăng trưởng kinh tế của Việt nam có giảm đi, song vẫn ở mức cao nhất so với các nước ASEAN khác. Không chỉ có vậy, đồng tiền Việt Nam cũng được đánh giá là khá vững vàng trong cơn bão tài chính vừa qua. Tỷ giá hối đoái mặc dù có những biến động nhất định nhưng vẫn thuộc quỹ đạo kiểm soát của NHNN.
Những thành quả bước đầu này là kết quả của việc thực thi hàng loạt các giải pháp đồng bộ mà chính phủ đề ra. Trong đó chính sách tỷ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng. Trước bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, NHNN đã kịp thời điều chỉnh chính sách ngoại hối và chính sách tỷ giá của mình.
Trong khoảng thời gian 1990 - 1996, NHNN áp dụng chính sách tỷ giá cố định, có điều tiết nhẹ. Chính sách này đã góp phần quan trọng vào việc ổn định tiền tệ và điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Nhưng khi lạm phát ở mức thấp, xuất khẩu cần được đẩy mạnh thì chính sách trên không còn phù hợp nữa. NHNN đã sớm khắc phục hạn chế này và điều chỉnh thông qua hai quyết định nới rộng biên động hối đoái cho các NHTM. Việc áp dụng biên độ mới 10% này ban đầu đã cho phép các NHTM linh hoạt áp dụng tỷ giá tuỳ thuộc vào tình hình tiền tệ và mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế. Nhưng do diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng Châu á đã tác động đến yếu tố tâm lý. Hiện tượng đầu cơ găm giữ ngoại tệ tăng dã tạo ra nhu cầu USD giả tạo làm mất ổn định thị trường ngoại hối. Mặt khác VND vẫn bị giá cao tương đối so với đồng tiền của các nước trong khu vực. Đây là trở ngại không nhỏ cho hoạt động xuất khẩu và mục tiêu ổn định tiền tệ.
Trước tình hình đó, NHNN đã có biện pháp đối phó kịp thời bằng việc tăng tỷ giá chính thức 5,6%. Bước cải tiến này đã góp phần làm dịu sức ép đối với hoạt động thanh toán đối ngoại tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do. Đồng thời chính phủ cũng đã thu hẹp biên độ giao dịch trên thị trường NTLNH từ mức 10% xuống còn ở mức 7%.
Nhìn chung, việc đổi mới trong cơ chế điều hành tỷ giá của NHNN trong thời gian qua bước đầu đã đem lại kết quả khả quan. Thị trường tiền tệ ở trạng thái ổn định, xuất khẩu gia tăng. Tuy nhiên, hoạt động điều hành tỷ giá của NHNN vẫn còn mang nặng tính hành chính. TGHĐ chưa phản ánh sát thực sức mua của đồng Việt Nam. Do đó hoạt động điều hành tỷ giá của NHNN vẫn cần phải được đổi mới hơn nữa để phù hợp với tình hình hiện nay. Có như vậy chúng mới giữ vững được sự ổn định tiền tệ và đẩy mạnh xuất khẩu - phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.4 Biến động tỷ giá từ năm 2000 tính đến hết quý I năm 2002
Tỷ giá USD/ VND có những biểu hiện nóng lên “đột ngột “ kể từ cuối năm 2000, nhưng đã phần nào dịu xuống trong tháng 3/ 2001 khi ảnh hưởng của việc giảm lãi suất của USD thực sự tác động đến Việt Nam. Nhưng kể từ tháng 5/ 2001, tỷ giá bắt đầu có những diễn biến bất thường, tăng liên tục qua từng tuần và nhiều khi qua từng ngày trên cả hai thị trường chính thức và tự do. Nguyên nhân là do bùng nổ “sự tăng giá USD, giảm giá VND” và kéo dài đến nay.
Thực tế là bắt đầu từ ngày 30/ 5/ 2001, tỷ giá USD/ VND bình quân trên TTNTLNH đã liên tục tăng từ 12 - 14 VND mỗi ngày. Đặc biệt là sau sự kiện 11/ 9/ 2001 ở Mỹ, ngược lại với dự đoán của các nhà phân tích, giá USD không giảm giá trị mà thậm chí trong thời gian này còn vững lên đôi chút so với đồng EURO và mạnh hơn nhiều so với đồng JPY. Lúc này, giá USD tăng mạnh, khoảng 3,8% so với 3,4% vào năm 2000.
Diễn biến tăng chỉ số giá USD trên TTNTLNH từ năm 2000 đến hết quý I/ 2002:
Năm 2000 (kỳ gốc)
Tháng 3/ 2001
Tháng 12/ 2001
Tháng 3/ 2002
106,7%
103,8%
100,5%
100,2%
Nguồn: Tạp chí Ngân Hàng
Tính đến hết quý I năm 2002, mức tăng CPI 2,5% là kết quả đáng khích lệ. Nó nói lên nền kinh tế đang thoát khỏi tình trạng giảm phát kéo dài đã nhiều năm. Về động thái tiền tệ, chỉ số quý I tăng 2,5% so với chỉ tiêu lạm phát cả năm từ 3 - 4% là hợp lý, thể hiện sức mua đối nội của VND không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, trong quý này, giá USD tăng 0,5 % là biểu hiện sự mất giá VND so với USD. Tỷ giá hối đoái bình quân tính đến 13/ 5/ 2002 là USD/ VND = 1/ 15228 (theo số liệu của ICB). Như vậy, sự biến động tỷ giá hối đoái trong thời gian qua là bình thường và vẫn nằm trong khuôn khổ cho phép và trong tầm kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước.
Có năm nhân tố cơ bản quyết định tỷ giá giữa hai đồng tiền là: tương qua về tiềm năng tăng trưởng kinh tế, diễn biến về lạm phát, cung cầu ngoại tệ, tình hình cán cân thanh toán, và tương quan lãi suất. Khi xem xét biến động tỷ giá USD tại Việt nam trong thời gian gần hai năm qua, chúng ta không thể giải thích được nếu dựa vào phân tích tương quan tăng trưởng và lạm phát tại hai nền kinh tế Mỹ và Việt Nam. Do sự chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển của hai nền kinh tế. Nếu áp dụng lý thuyết một cách máy móc thì đây có thể coi là “nghịch lý” vì lạm phát tại Mĩ luôn cao do kinh tế tăng quá nóng trong khi kinh tế Việt Nam lại trải qua giai đoạn được xem là thiểu phát trầm trọng. Hơn nữa, ngay cả khi nền kinh tế Mĩ bộc lộ nguy cơ suy thoái từ cuối năm 2000, trong khi tăng trưởng GDP của Việt nam vẫn được hồi phục và duy trì.
Vì vậy, chỉ có thể phân tích biến động tỷ giá USD tại Việt Nam trong thời gian qua thông qua ba nhân tố còn lại là cung cầu ngoại tệ, cán cân thanh toán và lãi suất.
Trong thời gian qua, cung cầu ngoại tệ diễn ra căng thẳng do cung ngoại tệ thì giảm mà cầu ngoại tệ thì tăng. Bên cạnh đó, nhân tố lãi suất đã biểu hiện gia tăng rõ rệt về mức độ ảnh hưởng. Để thực hiện mục tiêu kích cầu, khuyến khích đầu tư chúng ta đã liên tục hạ lãi suất VND, trong khi đó lãi suất USD trên thị trường quốc tế lại liên tục tăng. Do vậy, các doanh nghiệp không muốn vay USD mà chuyển sang vay VND, dân cư và cả các doanh nghiệp không muốn chuyển đổi USD sang VND, ngược lại muốn gửi USD trên tài khoản. điều đó làm cho nhu cầu về USD tăng lên, và cung về USD đã giảm đi đáng kể.
Tuy nhiên, tình hình cán cân thanh toán vẫn là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến tỷ giá của USD so với VND trong suốt thời gian qua. Trong năm 2000, nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu tăng lên rất nhiều. Từ đầu năm 2000, do tăng trưởng kinh tế phục hồi cùng với việc chính phủ đẩy mạnh tiến trình tháo gỡ những hạn chế hành chính với hoạt động nhập khẩu đã làm tăng mạnh nhu cầu nhập khẩu, nên mặc dù xuất khẩu đã tăng khá nhưng mức thâm hụt cán cân thương mại vẫn gia tăng đáng kể (năm 2000 là 892triệu USD). Trong nửa đầu năm 2001, tình hình tăng trưởng xuất khẩu cũng chững lại.
Trong thời gian qua, mặc dù tỷ giá có những biến động có vẻ như “bất thường” nhưng NHNN không áp dụng những biện pháp can thiệp thị trường với liều lượng mạnh hoặc sử dụng trở lại những biện pháp hành chính. điều này lại khẳng định thêm quyết tâm theo đuổi chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt theo cung cầu thị trường.
Trước những diễn biến phức tạp này, nếu không để tỷ giá điều chỉnh theo cung cầu thị trường một cách phù hợp, sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam sẽ bị sụt giảm đáng kể. Tỷ giá điều chỉnh như vừa qua sẽ tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang các nước như Châu Âu và Nhật Bản khi phải cạnh tranh với các nước Châu á.
Chương III :
Những giải pháp cho một chính sách tỷ giá phù hợp
ở Việt Nam trong thời gian tới
I - ứng dụng biểu đồ Swan để định hướng chính sách tỷ giá dàI hạn của Việt nam
Mục tiêu kinh tế quan trọng của mọi quốc gia là đạt được trạng thái cân bằng nội (công ăn việc làm đầy đủ, giá cả ổn định) và cân bằng ngoại (cán cân thanh toán quốc tế thăng bằng). Để phân tích và làm rõ mối quan hệ giữa các công cụ chính sách nhằm duy trì trạng thái cân bằng nội và cân bằng ngoại của nền kinh tế, nhà kinh tế học Trevor Swan đã sử dụng một biểu đồ rất lý thú và hữu ích, được gọi là biểu đồ Swan. Từ việc dựa vào biểu đồ Swan, ta có thể rút ra được định hướng chính sách tỷ giá để sao cho khuyến khích nhập khẩu máy móc công nghệ mới, nhưng phải đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng trong nước theo nghĩa là tăng đầu tư vào kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng để tạo thêm công ăn việc làm, đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.
Dựa vào sự phân tích trên, chính sách tỷ giá lâu dài của Việt Nam là:
- Trong giai đoạn đầu hiện nay, thực hiện chính sách tỷ giá thấp, để khuyến khích nhập khẩu các công nghệ sản xuất hiện đại, phát triển các mặt hàng xuất khẩu.
- Bên cạnh đó thực hiện chính sách nâng cao chi tiêu trong nước, bằng hàng hóa do trong nước sản xuất ra và hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng.
- Khi nền kinh tế đã vững mạnh thoát khỏi sự lệ thuộc vào hàng hoá nhập khẩu thì thực hiện chính sách tỷ giá cao, để khuyến khích xuất khẩu. Việc xuất khẩu tăng lên, sẽ hạn chế tiêu dùng trong nước vì giá cả sẽ tăng lên, nhưng sẽ tạo được sự cân bằng đối ngoại, cân bằng CCTTQT.
II - Các biện pháp cụ thể
1. Lựa chọn chế độ tỷ giá phù hợp cho trước mắt và trong dài hạn
“ Tiếp tục duy trì cơ chế tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà nước”.
Để xây dựng một chế độ tỷ giá hợp lý ở Việt nam trong điều kiện cụ thể hiện nay, chính sách tỷ giá cần theo những định hướng sau:
Về chiến lược dài hạn, phải áp dụng tỷ giá thả nổi vì chế độ tỷ giá này phù hợp với quy luật cung cầu ngoại tệ, xu hướng toàn cầu hoá và hoà nhập quốc tế và khu vực, mà Việt Nam là một thành viên.
Về chiến lược ngắn hạn, thì cần áp dụng tỷ giá thả nổi có điều tiết của Nhà nước, vì những điều kiện để áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi chưa xuất hiện đầy đủ, trong đó có các yếu tố sau:
- Các doanh nghiệp chưa thích ứng với sự biến động thường xuyên của thị trường, năng lực quản trị tài chính chưa tốt.
- Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình đổi mới còn nhiều yếu kém.
- Thị trường hối đoái đang còn trong giai đoạn sơ khai, dự trữ ngoại tệ của nhà nước còn thấp.
- NHNN chưa có sự phối hợp chặt chẽ các chính sách và các biện pháp điều hòa cung ứng tiền tệ trong nước, các cá nhân, tổ chức thanh toán qua ngân hàng còn thấp.
- Việc điều chỉnh tỷ giá đúng đắn và có hiệu quả của NHNN còn phụ thuộc rất lớn vào chính sách huy động và sử dụng vốn, nhất là vốn nước ngoài.
Trong những năm tới, luồng vốn ngoại tệ chảy vào trong nước thông qua nhiều kênh ngày một nhiều, nguồn cung ngoại tệ ngày càng lớn. Nếu Việt Nam không có biện pháp quản lý, phân bổ sử dụng các nguồn vốn đó một cách có hiệu quả, thì về lâu dài, nguy cơ gánh nặng công nợ ngày một lớn đè nặng lên vai các con cháu chúng ta.
Từ những lý do trên, trong một vài năm trước mắt, Việt Nam chỉ nên thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà nước, có nghĩa là chính sách tỷ giá vừa phải dựa trên cơ sở quan hệ cung cầu để kích thích xuất khẩu, đồng thời nhà nước cần phải quản lý chặt chẽ các nguồn ngoại tệ, để đưa vào sử dụng một cách hợp lý.
Chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của nhà nước phải được giảm dần theo thời gian, để tiến tới áp dụng một chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn.
Giai đoạn từ nay đến năm 2003, áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của nhà nước như hiện nay, với biên độ cho phép là 10%.
Sau năm 2003 đến năm 2005, có thể mở rộng biên độ đó lên 50%.
Sau năm 2005, nhà nước không ấn định tỷ giá mà chỉ can thiệp vào thị trường ngoại hối, thông qua việc thiết lập và sử dụng quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia.
Nhưng để thực hiện được chế độ tỷ giá này, chúng ta cần phải có các điều kiện sau:
- Phải xây dựng một hệ thống ngân hàng đủ mạnh, có khả năng tham gia vào thị trường ngoại tệ quốc tế.
- Phải có hành lang pháp lý đồng bộ và đầy đủ để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh.
- Xây dựng thị trường ngoại tệ hiện đại
- Nhà nước cần có biện pháp để xây dựng một quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia vững mạnh.
2. Thực hiện chính sách đa ngoại tệ
Hiện nay, trên thị trường ngoại tệ, mặc dù USD có vị thế mạnh hơn hẳnướcác ngoại tệ khác, song nếu trong quan hệ tỷ giá chỉ áp dụng một ngoại tệ duy nhất sẽ làm cho tỷ giá bị ràng buộc vào ngoại tệ ấy, cụ thể là USD. Khi có sự biến động về giá cả của USD trên thế giới, lập tức sẽ ảnh hưởng đến quan hệ giữa USD và VND, mà thông thường là ảnh hưởng bất lợi.
Hiện nay có nhiều loại ngoại tệ có giá trị thanh toán quốc tế như Euro, JPY, CDA, GBP,…Điều này tạo điều kiện cho ta có thể thực hiện chính sách đa ngoại tệ trong thanh toán quốc tế, từ đó có thể chọn những ngoại tệ tương đối ít biến động về tỷ giá hoặc có quan hệ mua bán lớn để thực hiện các khoản thanh toán. Ví dụ, EURO là một ngoại tệ tuy mới xuất hiện nhưng đã có vị trí quan trọng, trước hết nó có một thị trường lớn với khoảng 300 triệu dân, có giao dịch xuất khẩu với nước ta tương đối nhiều so với các thị trường khác. Do đó quan hệ với thị trường Châu Âu, ta có thể sử dụng đồng tiền này như một loại ngoại tệ có quạn hệ chủ yếu, nhằm giảm bớt ràng buộc với USD.
Chúng ta nên lựa chọn những ngoại tệ mạnh để sử dụng trong thanh toán và dự trữ, bao gồm một số đồng tiền của những nước chúng ta có quan hệ thanh toán, thương mại và có quan hệ đối ngoại chặt chẽ nhất, để làm cơ sở cho việc điều chỉnh tỷ giá của VND. Việc lựa chọn những đồng tiền nào để đưa vào “cụm tiền tệ “, kỹ thuật tính toán các yếu tố cần thiết để hình thành “cụm tiền tệ “, trở thành cơ sở cho việc điều hành tỷ giá, chúng ta có thể dựa vào kinh nghiệm của IMF khi hình thành đồng SDR, hay của EU khi hình thành đồng EURO.
Phương pháp tính tỷ giá cho một đồng tiền tập thể này đều giống nhau, chỉ khác nhau ở số lượng, cơ cấu và tỷ trọng những đồng tiền được chọn đưa vào cụm tiền tệ. Điều quan trọng là làm sao xác định được tỷ giá danh nghĩa tương ứng với một tỷ giá thực của VND trong thời gian tới cho phù hợp với khả năng cạnh tranh thực tế của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế và nhất là sau khi đã ra nhập khối ASEAN, AFTA, APEC và tiến tới là WTO.
Hện nay, Nhà nước cần phải có một chính sách tỷ giá phù hợp với yêu cầu thực tế, mà ở đó phải vẫn đẩy mạnh xuất khẩu và nhập khẩu, nhưng lạm phát thì phải đảm bảo ở mức dưới 10%/ năm. Trong trường hợp phá giá nhẹ, chúng ta có thể dựa vào lý thuyết đồng giá sức mua, khi mà đồng giá vàng của chế độ bản vị vàng và đồng giá USD của chế độ Bretton Woods đã không còn nữa, đó là: “cân bằng sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ”, đó là tỷ giá thực.
Việc xác định tỷ giá giữa VND và USD, theo lý thuyết cân bằng sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ của Ricardo và Cassel (Purchasing Power Parity- PPP), chúng ta cần phải loại trừ sự khác biệt của yếu tố thuế quan và chi phí xuất nhập khẩu của hai nước. Theo phương pháp PPP, trong điều kiện nền kinh tế mở như nước ta hiện nay, tỷ giá hối đoái không chỉ đơn thuần là loại giá cả tiền tệ đặc biệt để so sánh và làm vật ngang giá chung về sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ, mà còn là một công cụ để điêu hành nền kinh tế.
Từ những điều phân tích trên đây, chúng ta thấy rằng chính phủ cần có chủ trương giảm dần giá danh nghĩa của VND xuống tương ứng với tỷ lệ lạm phát ở trong nước, để có thể duy trì tỷ giá thực của VND thường xuyên ở mức đủ để bù đắp cho các nhà xuất khẩu gánh nặng lạm phát không nên để các nhà xuất khẩu phải chịu “ thuế lạm phát “ trong nước. Đó là biện pháp khuyến khích xuất khẩu đồng thời cũng là biện pháp đánh thuế nhập khẩu, bảo vệ cho các hàng hoá trong nước có sức cạnh tranh với các hàng hoá nhập ngoại. Việc giảm giá danh nghĩa xuống phải được tiến hành từng bước, trượt dần từng nấc nhỏ để tránh những tác động tâm lý gây bất lợi cho giá cả trong nước, không gây những cơn sốt đôla.
3. Đổi mới hơn nữa trong việc điều hành tỷ giá
Cơ chế điều hành tỷ giá trong thời gian sắp tới nên theo hướng tự do hoá dần. Điều này vừa đảm bảo được sự quản lý nhất định của Nhà nước trong thời kỳ đầu, vừa góp phần đưa tỷ giá danh nghĩa về sát gần với tỷ giá thật của nó.
Tuy nhiên quá trình “tự do hoá dần cơ chế điều hành tỷ giá” cũng cần phải có những bước đi thích hợp. Trong hoàn cảnh kinh tế nước ta hiện nay, vai trò điều tiết của nhà nước vẫn rất quan trọng. Bằng việc quy định biên độ dao động cho phép 0,1% NHNN đã nỗ lực hướng tỷ giá theo tín hiệu thị trường nhưng vẫn giữ được mức độ ổn định cần thiết.
Mặc dù vậy, nếu tiếp tục ỷ lại quá mức vào mức độ dao động cho phép thì việc điều hành tỷ giá của NHNN sẽ trở nên cứng nhắc, thậm chí sẽ rơi vào tình thế bị động. Về lâu dài, NHNN cần tăng cường khả năng can thiệp gián tiếp vào thị trường, giữ cho diễn biến tỷ giá ở mức kiểm soát được, đồng thời giảm dần yếu tố hành chính trong điều hành tỷ giá.
Ngoài ra trong điều hành tỷ giá, NHNN nên cân nhắc giữa lợi ích xuất khẩu và nhập khẩu, đảm bảo việc thực hiện mục tiêu chung của đất nước. Chẳng hạn đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, cứ mỗi lần điều chỉnh tỷ giá là họ lại bị một phen “thót tim” vì lo có những sáo động trong sản xuất kinh doanh. Ví dụ như Sài Gòn Petro: sau hai lần điều chỉnh tỷ giá, họ đã bị lỗ hàng chục tỷ VNĐ ở mức tỷ giá cũ.
Như vậy, để có thể đạt được các mục tiêu trên, chúng ta cần tập trung giải quyết những vấn đề sau:
- Củng cố và phát triển thị trường NTLNH: TTNTLNH có vai trò quan trọng trong việc tạo ra nền tảng cơ sở cho hoạt động điều hành tỷ giá của NHNN. Nếu thị trường này hoạt động lành mạnh, thông suốt nó sẽ tạo thuận lợi cho các NHTM trong hoạt động mua bán ngoại tệ, góp phần giải quyết nhanh chóng nhu cầu ngoại tệ cho các doang nghiệp.
Trong thời gian tới chúng ta, nên có các cơ chế ràng buộc các tổ chức tài chính – tín dụng tham gia thị trường thấy rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình để đảm bảo thị trường hoạt động có hiệu quả, theo định hướng của nhà nước và sự phát triển ổn định của toàn bộ nền kinh tế.
- Nâng cao dự trữ ngoại tệ của nhà nước, đảm bảo được khả năng can thiệp vào thị trường ngoại hối khi cần thiết. Thu hút và tập trung quản lý dự trữ ngoại tệ vào một đầu mối trung tâm là NHNN, tạo thuận lợi cho việc quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ này.
- Xác định được một cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lý trên cơ sở đa dạng hoá “ rổ ngoại tệ mạnh “ để làm căn cứ cho việc ấn định tỷ giá đồng Việt Nam thay vì chỉ neo giữ chủ yếu vào đồng USD như trước đây.
- Có chính sách khuyến khích các công ty xuất - nhập khẩu đa dạng hoá cơ cấu tiền tệ trong giao dịch thương mại quốc tế để nâng cao sự cân đối giữa luồng cung và cầu ngoại tệ, qua đó góp phần đa dạng hoá tiền tệ của nền kinh tế một cách cân đối hơn.
- Thực hiện chính sách quản lý ngoại hối nghiêm ngặt.
- NHNN cần xây dựng quy chế thông tin, thống kê, hệ thống hóa kịp thời số liệu luồng ngoại tệ ra, vào trong nước; từ đó dự báo về quan hệ cung cầu trên thị trường để làm căn cứ điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối.
- Quản lý chặt chẽ các khoản vay nợ nước ngoài, đặc biệt là vay ngắn hạn. Kiểm soát chặt chẽ việc bảo lãnh vay trả chậm của các NHTM cho các doanh nghiệp vay từ nước ngoài
- Tổ chức hữu hiệu mạng lưới thu đổi ngoại tệ cho các khách hàng ra vào Việt Nam, trước hết là ở các sân bay, bến cảng, cửa khẩu sau đến là các thành phố, thị xã và các trung tâm kinh doanh.
4. Chính sách kết hối
Chính sách kết hối là một bộ phận quan trong của chính sách quản lý ngoại hối. ở nước ta việc thực hiện “kết hối” đã được quy định trong Quyết định 369/ TTg (4/ 8/ 1994) và Quyết định 173 (12/ 9/ 98 ). Cho đến nay chính sách này đã thực sự đi vào cuộc sống, mang lại những kết quả khả quan: cải thiện vấn đề cung – cầu ngoại tệ và giảm sức ép đối với tỷ giá của VND. Trong hoàn cảnh kinh tế – tài chính nước nhà còn nhiều khó khăn, tình hình quốc tế thường xuyên biến động, việc thực hiện chính sách kết hối liên tục được duy trì.
Để hoàn thiện và thực thi có hiệu quả chính sách kết hối ở Việt Nam trong thời gian tới chúng ta nên tập trung giải quyết một số vấn đề sau đây:
- Cùng với việc từng bước cho tự do hoá trong các giao dịch vãng lai, cần có thêm các quy định chặt chẽ về thủ tục chuyển đổi ngoại tệ để kiểm soát hoạt động này, nhằm tránh việc lợi dụng mua ngoại tệ không đúng đối tượng hoặc sử dụng không đúng mục đích gây lãng phí.
- Có thể công bố cho VND được chuyển đổi trong các giao dịch vãng lai để:
+ Thực hiện điều 8 trong điều lệ của Quỹ tiền tệ Quốc tế về vấn đề chuyển đổi đồng bản tệ trong các giao dịch vãng lai.
+ Tháo gỡ các hạn chế đối với mọi giao dịch vãng lai, đồng thời xóa bỏ được thủ tục xin cấp giấy phép mua ngoại tệ của các doanh nghiệp đầu tư bằng vốn nước ngoài góp phần cải thiện môi trường đầu tư ở nước ta.
+ Cần phải điều chỉnh bổ sung một số quy định về quản lý các giao dịch vốn theo hướng chặt chẽ hơn, kiên quyết hơn để đảm bảo được việc sử dụng vốn vay nước ngoài có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ.
Kết luận
Không dễ dàng về mặt lý thuyết cũng như thực tế khi lựa chọn một hệ thống tỷ giá thích hợp. Trên thực tế có nhiều tranh luận về lợi thế cũng như bất lợi của hai chính sách tỷ giá đặc biệt: tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi. Nhưng có nhiều lập luận ủng hộ sự kết hợp giữa hai chế độ tỷ giá trên, nó cho phép tận dụng lợi thế, đồng thời hạn chế những bất lợi của cả hại chế độ. Vì thế, trên thực tế, một nước có thể có nhiều lựa chọn các kết hợp khác nhau tùy thuộc vào các đặc điểm cấu trúc, những cú sốc bên ngoài có thể xảy ra và môi trường kinh tế vĩ mô.
Trong thời gian qua, nói chung, Việt Nam đã lựa chọn đúng đắn một chính sách tỷ giá hối đoái. Điều này đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế đất nước, tăng cường xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì cũng không thể phủ nhận một số hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới để có được một chính sách tỷ giá phù hợp hơn.
Tỷ giá là vấn đề nhạy cảm và mọi dự đoán có thể không thực tế. Sự tăng, giảm của tỷ giá hãy để cho chính thị trường trả lời. Mặt khác, thực tế đã thể hiện rõ, không phải NHNN “ngồi im” để mặc sức thị trường chi phối tỷ giá. Có thể khẳng định rằng vào thời điểm này, NHNN hoàn toàn có đủ khả năng kiểm soát tỷ giá, nhưng cần thiết tuyên truyền rộng rãi để giới kinh doanh và công chúng có nhận thức đúng đắn về diễn biến tỷ giá cũng như những chính sách phản ứng phù hợp với tình hình.
Bài toán then chốt nhưng cũng là vấn đề nan giải là làm thế nào thúc đẩy chu chuyển đồng ngoại tệ và khai thác tối đa nguồn ngoại tệ của quốc gia. Nếu khai thác tốt các nguồn ngoại tệ của quốc gia thì trong điều kiện nền kinh tế, ngoại thương, đầu tư như hiện nay, Việt Nam sẽ không mất cân đối ngoại tệ. Muốn làm được điều này cần thiết nâng cao hơn nữa vai trò VND trong lưu thông trên cơ sở đảm bảo mối tương quan hợp lý giữa VND và USD với những nhân tố cơ bản quyết định tỷ giá trong trong trung và dài hạn.
Mục lục
Lời nói đầu 1
Chương I: Khái quát chung về tỷ giá hối đoái và hoạt động của chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết 3
I - Tỷ giá hối đoái 3
1. Khái niệm 3
2. Ưu nhược điểm của chế độ tỷ giá thả nổi và chế độ tỷ giá cố định 4
II - Hoạt động điều hành tỷ giá của NHNN 8
1. Mục đích can thiệp 8
2. Các hoạt động can thiệp của NHNN 8
2.1 Nghiệp vụ thị trường mở 8
2.2 Chính sách chiết khấu 8
2.3 Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái 9
2.4 Phá giá tiền tệ 9
2.5 Nâng giá tiền tệ 10
Chương II: Chính sách điều hành tỷ giá của Việt nam trong
thời gian qua - Thành tựu và những mặt còn hạn chế 11
I - Chính sách tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 1986 - 198911
1. Thực trạng kinh tế - tài chính của Việt Nam từ 1986 - 198911
2. Đặc điểm của chính sách tỷ giá 11
3. ảnh hưởng của chính sách tỷ giá đến hoạt động quản lý kinh tế vĩ mô và hoạt động ngoại thương 12
II - Chính sách tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 1989 - 199613
1. Thời kỳ 1989 - 1992 15
2. Thời kỳ 1993 - 1996 18
3. Nhận định chung về chính sách điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời kỳ 1993 - 1996 20
III. Chính sách tỷ giá củaViệt Nam từ 1997 đến nay 21 1. Tình hình kinh tế - tài chính trong nước21
2. Cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam từ 1997 đến nay21
Chương III: Những giải pháp cho một chính sách tỷ giá phù hợp
ở Việt Nam trong thời gian tới 29
I - ứng dụng biểu đồ Swan để định hướng chính sách tỷ giá dài hạn của Việt Nam trong thời gian tới 29
II - Các biện pháp cụ thể 29
1. Lựa chọn chế độ tỷ giá phù hợp cho trước mắt và trong dài hạn29
2. Thực hiện chính sách đa ngoại tệ31
3. Đổi mới hơn nữa trong việc điều hành tỷ giá32
4. Chính sách kết hối 34
Kết luận35
Mục lục
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo
Giáo trình kinh tế vĩ mô- Trường ĐHKTQD
2. Giáo trình tài chính tiền tệ- Trường ĐHNT
3. Các văn bản pháp luật về chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời gian qua, các quyết định, thông tư, nghị định của Thủ Tướng Chính phủ, của NHNN về điều hành tỷ giá
4. “ Xu hướng các đồng tiền chủ chốt trên thế giới ” Báo Ngoại Thương số 6 (28/ 2/ 2002)
5. Tạp chí Ngân Hàng, số 7 - số 8 - số 10/ 2001
6. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ số 9 (111) 1/ 5/ 2002
7. Một số thông tin và số liệu tìm được trên mạng Internet
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0963.doc