Tổ chức hoạt động có hiệu quả của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng ở Trung ương, bao gồm cơ quan phòng chống tham nhũng các Bộ, ngành và Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng ở các địa phương theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng. Kết hợp chặt chẽ giữa việc thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tham nhũng với Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là trong các lĩnh vực đất đai,đầu tư xây dựng cơ bản, thu và chi ngân sách nhà nước, quản lý tài chính công, công tác đề bạt và bố trí cán bộ. Tăng cường quản lý, giám sát thu nhập của cán bộ, công chức, nhất là những người có chức, có quyền. Thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi và luân chuyển cán bộ và vị tí công tác của cán bộ, công chức.
Thực hiện kiên quyết chủ trương phân cấp gắn liền với quyền hạn và trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng đơn vị, nhất là đối với người đứng đầu cơ quan.
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể xã hội và các cơ quan thông tấn báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, bảo đảm công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra xử lý các vụ việc tiêu cực, tham nhũng. Tập trung chỉ đạo và xử lý kiên quyết, dứt điểm theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời tiếp tục tăng cường thanh tra 4 lĩnh vực trọng tâm đã được nêu trong Chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng là: đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng đất đai, quản lý thu chi ngân sách và quản lý tài sản công, gắn với việc thanh tra thực thi chức trách công vụ đối với một số lĩnh vực mà dư luận và nhân dân quan tâm.
31 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển công nghệ ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở Đầu
Trong xã hội hiện, vai trò của công nghệ ngày càng tăng lên. Nó đã và đang trở thành hàng hóa được chuyển giao trên thị trường và được bảo hộ bằng pháp luật. Những tiến bộ như vũ bão của khoa học công nghệ trong hai thập kỷ qua. Và không ai có thể hoài nghi về vai trò của công nghệ trong phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Đất nước ta đang trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước nên yếu tố công nghệ có tác động to lớn tới nước ta. Những kết quả mà trong vài năm gần đây đã có nhưng kết quả to lớn, kinh tế tăng trưởng cao trên 8%. Tuy vậy cũng có hạn chế về nhiều mặt, nhưng chúng ta cũng có thê nhận thấy được nhưng thay đổi quan trọng trong chính sách và thủ tục hanh chính. Hàng loạt chính sách về hỗ trợ và phát triển công nghệ cũng như thu hút đầu tư được nhà nước và các địa phương ban hành để hỗ trợ thúc đẩy quá trình phát triển công nghệ trong nước cũng như phát triển nền kinh tế của đất nước.
Với sự hướng dẫn của thầy giáo em đã lựa chọn đề tài: “Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển công nghệ ở nước ta ’’
Em xin chân thành cảm ơn thấy giáo Th.S Mai Xuân Được đã giúp em hoàn thành đề án này.
Nội Dung
I. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong vài năm gần đây
1.1. Khái quát chung
1.1.1 Tình hình chung của nền kinh tế và đầu tư của cả nước
Tăng trưởng kinh tế nước ta năm 2007 đạt mức cao nhất trong 11 năm qua tính từ năm 1997 (1997 tăng 8,15%, 1998 tăng 5,76%, 1999 tăng 4,77%, 2000 tăng 6,79%, 2001 tăng 6,89%, 2002 tăng 7,08%, 2003 tăng 7,34%, 2004 tăng 7,79%, 2005 tăng 8,43%, 2006 tăng 8,17%, 2007 ước tăng 8,44%). Nhờ đó quy mô kinh tế đã đạt khá. GDP tính theo giá trị thực tế ước đạt 1.141 nghìn tỷ đồng, bình quân đầu người đạt 13,4 triệu đồng. Nếu tính băng USD thì GDP đạt khoảng 71.3 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 835 USD. Đây là tín hiệu đáng mừng và là điều khả quan để thực hiện sớm mục tiêu thoát khỏi nước nghèo và kém phát triển.
Trong năm 2007 thắng lợi trong phát triển kinh tế đất nước đó là công tác thu hút vôn đâu tư trực tiếp nước ngoai trong năm 2007 đã tăng cao một bước cả về số lượng và chất lượng với mức đạt kỷ lục chưa từng có ( 20,3 tỷ USD ). Theo thống kê trong năm 2007 Việt Nam có hơn 14000 dự án đâu tư nước ngoài mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt gần 18 tỷ USD. Đồng thời có khoảng 380 lượt dự án đầu tư đang hoạt động đăng ký tăng vốn với tổng vốn tăng them đạt gần 2,4 tỷ USD. Tính chung là thu hút đâu tư trực tiếp nước ngoài đạt 20,3 tỷ USD tăng gần 70% so với năm 2006 gần bằng tổng mức đâu tư trực tiếp nước ngoài của 5 năm 2001 – 2005 và chiếm tới gần 20 % tổng vốn đâu tư trực tiếp nước ngoài trong 20 năm qua. Năm 2007, vượt xa nhưng dự đoán táo bạo nhất, nguồn vốn đâu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng gần 100% so với năm trước. Đây quả là một con số rất ấn tượng.
Thu hút vốn đâu tư trực tiếp nước ngoài của năm 2007 không chỉ ấn tượng về số lượng, mà chất lượng cũng chuyển biến trong đăng ký đầu tư, với việc thu hút được nhiều dự án quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng, thu hút được công nghệ nguồn và công nghệ cao. Quy mô đầu tư bình quân cho một dự án đạt trên 10 triệu USD ( cao hơn mức bình quân năm 2006 là 8,5 triệu USD ). Nhiều địa phương cũng thu hút được dự án quy mô lớn từ tập đoàn của công ty đa quốc gia. Cùng với việc tăng vốn đầu tư đăng ký mới, tình hình thực hiện các dự án cũng có nhưng chuyển biến tích cực tổng vốn thực hiện trong cả năm đạt 4,4 tỷ USD, tăng 15% so với nhưng năm trước. Đây là mức cao nhất từ trước đến nay cả về vốn và tốc độ trưởng.
Phụ lục tình hình thu hút đâu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1988 đến cuối tháng 08/2007
Chuyên ngành
Số dự án
Vốn đầu tư
Vốn điều lệ
Đầu tư thực hiện
Công nghiệp và xây dựng
5,252
Công nghiệp dầu khí
36
2,146,011,815
1,789,011,815
5,828,865,303
Công nghiệp nhẹ
2245
12,037,102,919
5,472,759,796
3,635,854,494
Công nghiệp nặng
2272
22,227,920,532
8,519,459,239
7,320,745,286
Công nghiệp thực phẩm
290
3,444,180,033
1,529,173,440
2,203,981,216
Xây dựng
409
4,421,371,410
1,590,669,930
2,219,727,209
Nông, lâm nghiệp
889
Nông – Lâm nghiệp
768
3,842,310,782
1,780,732,440
1,913,735,851
Thủy sản
121
362,693,159
171,458,881
166,535,501
Dịch vụ
1,685
Dịch vụ
810
2,058,412,054
889,421,070
443,206,320
Giao thông vận tải - Bưu điện
197
4,175,818,735
2,718,671,925
741,622,874
Khách sạn - Du lịch
206
5,499,848,584
2,298,676,776
2,509,336,180
Tài chính - Ngân hàng
64
840,150,000
777,395,000
762,870,077
Văn hóa –Y tế - Giáo dục
245
1,159,430,862
504,466,694
389,546,809
Xây dựng Khu đô thị mới
8
3,227,764,672
894,920,500
282,984,598
Xây dựng Văn phòng - căn hộ
131
4,886,138,903
1,707,527,597
1,907,957,984
Xây dựng hạ tầng Khu chế xuất - Khu Công nghiệp
24
1,144,524,546
425,944,597
579,567,330
7,826
Theo hình thức đầu tư
Số dự án
Vốn đầu tư
Vốn điều lệ
Đầu tư thực hiện
100% vốn nước ngoài
6054
44,002,952,783
18,133,419,611
12,467,591,354
Liên doanh
1514
21,772,405,907
8,343,964,312
11,574,913,087
Hợp đồng hợp tác KD
210
4,487,031,369
4,039,887,166
6,351,274,259
Công ty cổ phần
43
673,155,947
322,530,611
367,220,332
Hợp đồng BOT,BT, BTO
4
440,125,000
147,530,000
71,800,000
Công ty Mẹ - Con
1
98,008,000
82,958,000
73,738,000
Theo địa phương
Địa phương
Số dự án
Vốn đầu tư
Vốn điều lệ
Đầu tư thực hiện
Tp.HCM
2248
15,245,741,061
6,675,115,439
6,603,519,036
Hà Nội
896
11,110,634,959
4,604,694,722
3,938,343,870
Đồng Nai
855
10,018,972,942
4,058,742,722
4,214,807,996
Bình Dương
1431
7,070,030,382
3,064,665,755
2,082,570,157
Bà Rịa - Vũng Tàu
158
6,078,149,896
2,396,533,861
1,354,919,334
Hải Phòng
236
2,274,066,591
962,194,875
1,274,083,463
Dầu khí
34
2,101,961,815
1,744,961,815
5,828,865,303
Nguồn tổng cục thống kê.
Có thể nói số vốn đâu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2007 là kết quả tổng hòa của tất cả những nỗ lực trong 20 năm đổi mới, đặc biệt trong 10 năm trở lại đây và chúng ta nhận thấy một sự trùng hợp khá đặc biệt về con số 20 : 20 năm thực hiện Luật đầu tư nước ngoài và hơn 20 tỷ USD vốn đâu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Đây là thời kỳ đơm hoa kết trái sau những nỗ lực cải thiện môi trường đâu tư của nước ta trong những năm qua.
*Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các doanh nghiệp có vốn đâu tư trực tiếp nước ngoài đã thực hiện lớn, trong 9 tháng đâu năm 2007 đạt 3,3 tỷ USD , tăng 19% so với năm trước và tính đến cuối năm 2007 đạt 4,5 tỷ USD , tăng 15% so với năm trước.
Doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đâu tư trực tiếp nước ngoài trong 9 tháng đầu năm 2007 là 25,8 tỷ USD , tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó giá trị xuất khẩu ước đạt 14,03 tỷ USD , tăng 31,7% so với năm 2006 và giá trị ước nhập khẩu tính tới tháng 9 là 15,4%, tăng 28,6% .
Các doanh nghiệp đâu tư trực tiếp nước ngoài đã thu hút thêm hàng nghìn lao động, tạo thêm công ăn việc làm, nâng số lao động trong khu vực có vốn đâu tư trực tiếp nước ngoài tính tới tháng 9 năm 2007 là 1,2 triệu lao động, tăng 11,7%.
1.1.2. Về cấp giấy chứng nhận đầu tư mới
Tổng số vốn cho các dự án cấp phép mới là 17.650 triệu USD với 1406 dự án, tăng 94% vốn và 68,8% về số dự án. Vốn và dự án tăng thêm là 2650 triệu USD với 361 dự án.
*Về đối tác đầu tư: Hàn Quốc vẫn giữ vị trí đầu tiên trong tổng số 47 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với số vốn đăng ký 2,1 tỷ USD ( tính tới tháng 9 năm 2007 ) chiếm 25,4% tổng vốn đăng ký. Singapo đứng thứ hai với số vốn đăng ký 1,3 tỷ USD chiếm 16,6% tổng vốn đăng ký. British virgin Islands đứng thứ ba với số vốn đăng ký 1,2 tỷ USD chiếm 14,8% tổng vốn đăng ký. Đứng thứ tư và thứ năm là Đài Loan và Nhật Bản.
*Về ngành nghề: Vốn đầu tư đâu tư trực tiếp nước ngoài vào trong lĩnh vực công nghiệp với số vốn 4,17 tỷ USD chiếm 50,4% tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ với số vốn đăng ký là 3,9 tỷ USD chiếm 47,6%. Số vốn còn lại thuộc lĩnh vực nông – lâm – ngư.
*Về hình thức đâu tư: trong 9 tháng đầu năm 2007 vốn đầu tư đăng ký tiếp tục tập trung theo hình thức 100% vốn nước ngoài với số vốn đăng ký là 76,9% tổng số vốn đăng ký. Tiếp đến là hình thức lien doanh với số vốn đăng ký chiếm 18,4% tổng số vốn đăng ký. Số vốn còn lại thuộc hình thức hợp doanh và công ty cổ phần.
*Về cơ cấu vùng: Đã có hơn 50 địa phương trong cả nước thu hút được dự án đâu tư trực tiếp nước ngoài. Trong đó thành phố Hồ Chí Minh vươn lên đứng đầu ( tính tới tháng 9 năm 2007 ) với số vốn là 1,1 tỷ USD chiếm 13,5%. Bà Rịa Vũng Tàu đứng thứ hai với 1,06 tỷ USD chiếm 12,8%. Hà Nội đứng thứ ba với số vốn là 864 triệu USD. Bình Dương đứng thứ tư với số vốn là 634 triệu USD . Hậu Giang đứng thứ năm với số vốn đăng ký là 629 triệu USD.
1.1.3. Tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất
Tính tới tháng 12 năm 2007 có 361 dự án bổ xung vổn với tổng vốn tăng thêm là 2650 triệu USD.
*Về đối tác đầu tư: Có 28 quốc gia lãnh thổ có dự àn tăng vốn. Trong đó đi đầu là những quốc gia như là: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông.
*Về ngành nghề: Trong tổng số vốn tăng thêm thì các dự án trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng được bổ xung nhiều nhất, số còn lại thuộc lĩnh vực dịch vụ và nông – lâm – ngư.
*Về cơ cấu vùng: Tập trung chủ yêu ở các địa phương như: Đồng Nai, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc …vv.
1.2 Nhận xét
1.2.1 Mặt tích cực
Môi trường đầu tư khinh doanh tại Việt Nam tiếp tục cải thiện phù hợp với nhưng cam kết quốc tế của Việt Nam. Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp đẫn của các nhà đầu tư ở Châu Á và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao ( sau Trung Quốc và Thái Lan ).
Việc áp dụng thống nhất luật đầu tư đối với cả đầu tư trong nước và nước ngoài đã tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp. Loại hính doanh nghiệp được mở rộng, đa dạng dễ dàng cho nhà đầu tư lựa chọn phù hợp với ý định kinh doanh của mình.
Việc tăng cường phân cấp đã giúp cho các địa phương chủ động trong việc vận động thu hút và quản lý hiệu quả đầu tư đâu tư trực tiếp nước ngoài. Việc cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được triển khai đồng bộ trong bộ máy quản lý hoạt động ở các địa phương theo cơ chế liên thông một cửa và đã đạt được kết quả bước đầu: Thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư được rút ngắn so với trứơc, thậm trí có dự án được cấp trong một ngày. Quy trình thủ tục cũng như quản lý doanh nghiệp theo hướng đơn giản, thuận tiện hơn so bới trước, nhằm phát huy tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.
Công tác xúc tiến đâu tư đã chuyển biến tích cực. Có sự phối hơp nhịp nhành giữa các bộ ngành với địa phương theo hướng bám sát các tập đoàn đa quốc gia, các nhà đầu tư lớn có ý định đầu tư vào Việt Nam, từ khâu ban đầu thành lập dự án cho tới khâu cuối cùng triển khai sản xuất kinh doanh nhằm hỗ trợ nhà đầu tư hoạt động thuận lợi tại Việt Nam. Tài liệu phục vụ công tác xúc tiến đầu tư được cập nhật, phát hành kịp thời. Nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư kết hợp các doanh nghiệp các chuyến công tác của các cán bộ cấp cao tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hai bên gặp gỡ và trao đổi và ký kết các hợp đồng đầu tư với giá trị lên tới hàng chục tỷ USD tạo tiền đề cho đâu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau này.
1.2.2. Hạn chế
Mặc dù tình hình thu hút đâu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm qua vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng nhưng để đảm bảo cho giai đoạn sau này thì Việt Nam cũng cần khắc phục những bất cập như là;
- Hầu hết các lĩnh vực đầu tư có điều kiện cũng như không có điều kiện thì đều chưa có văn bản cụ thể để làm căn cứ thẩm tra. Điều này gây ra sự lúng túng trong công tác quản lý của các địa phương.
- Chưa chuẩn bị sẵn sàng về đât đai cũng như công việc giải phóng mặt bằng phục vụ cho công tác đầu tư.
- Pháp luật và chính sách còn nhiều hạn chế.
1.3. Đầu tư trong lĩnh vực công nghệ
Theo từ điển khoa học Việt Nam phát hành năm 1995 đã tập hợp khái niệm được coi là tiêu biểu về công nghệ. Nhưng ta có thể hiểu tổng quát công nghệ như sau: Công nghệ là tổng hợp các phương pháp, công cụ và phương tiên dựa trên cơ sở vận dụng các tri thức khoa học vào sản xuất và đới sống để tạo ra sản phẩm và dịch vụ đáp ưng nhu cầu vật chất con người.
Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, hàng loạt biện pháp nhắm phát triển nền kinh tế, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp. Tính tới năm 2007 nước ta đã thu hút được FDI vào Việt Nam đã đóng góp cho nền kinh tế rất lớn. Hiện có trên 8.590 dự án của 81 nước và vùng lãnh thổ đang hoạt động có tổng vốn đầu tư trên 83,1 tỉ USD, trong đó vốn thực hiện đạt 29,2 tỷ USD. Vốn FDI chiếm tỷ trọng 18% tổng vốn đầu tư xã hội, đóng góp 16,2% GDP, chiếm 19,78% kim ngạch xuất khẩu (chưa kể dầu thô) và 37% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Những con số trên cho thấy được tác động của đâu tư trực tiếp nước ngoài vào cac lĩnh vực của nền kinh tế. Trong đó lĩnh vực công nghệ cũng rất được quan tâm.
Nhiều công nghệ đã được đổi mới, dưới nhiều hình thức khác nhau như: Chuyển giao công nghệ, đầu tư mới …vv việc thu hút vốn đâu tư nước ngoai cũng tác động lớn đến các hoạt động quản lý và hiệu quả hoạt động trong công nghệ ở Việt Nam.
2.Thực trạng và kiến nghị
2.1. Thực trạng.
Sau 20 năm đầu tư tại Việt Nam chúng ta nhìn nhân lại một trạng đường, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thời gian qua đạt được những thành tựu thành tựu nổi bật.
Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế-xã hội.
Tính từ năm 1988 đến nay, Việt Nam đã thu hút 9.500 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD. Đặc biệt, năm 2007 thu hút đầu tư nước ngoài vượt ngưỡng hơn 20 tỷ USD, tăng gần 70% so với năm 2006, chiếm trên 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong 20 năm qua.
Quá trình thu hút đầu tư nước ngoài đóng góp tích cực vào thành công của công cuộc đổi mới trong 21 năm qua. Hiện khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 16% GDP, đóng góp vào ngân sách Nhà nước vượt 1,5 tỷ USD trong năm 2007; đồng thời thu hút 1,2 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp.
Đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Về cơ cấu, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 37% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Về cơ cấu vùng, đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm đã góp phần làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực để lôi kéo sự phát triển chung và các vùng phụ cận.
Đầu tư nước ngoài là cầu nối quan trọng giữa kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch và tạo điều kiện quan trọng để Việt Nam hội nhập ngày càng chủ động và sâu hơn vào đời sống kinh tế thế giới.
Đầu tư nước ngoài có tác động đến kinh tế trong nước, thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp cũng như phương thức kinh doanh; đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Thông qua đầu tư nước ngoài, nhiều nguồn lực trong nước như lao động, đất đai, lợi thế địa kinh tế, tài nguyên được khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn.
2.1.1. Khái quát hiệu quả chung
Sau 20 năm đầu tư tại Việt Nam chúng ta nhìn nhân lại một trạng đường, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thời gian qua đạt được những thành tựu thành tựu nổi bật.
Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế-xã hội.
Tính từ năm 1988 đến nay, Việt Nam đã thu hút 9.500 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD. Đặc biệt, năm 2007 thu hút đầu tư nước ngoài vượt ngưỡng hơn 20 tỷ USD, tăng gần 70% so với năm 2006, chiếm trên 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong 20 năm qua. Quá trình thu hút đầu tư nước ngoài đóng góp tích cực vào thành công của công cuộc đổi mới trong 21 năm qua. Hiện khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 16% GDP, đóng góp vào ngân sách Nhà nước vượt 1,5 tỷ USD trong năm 2007; đồng thời thu hút 1,2 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp.
Đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Về cơ cấu, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 37% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Về cơ cấu vùng, đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm đã góp phần làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực để lôi kéo sự phát triển chung và các vùng phụ cận.
2.1.2. Vai trò của khu vực FDI với nền kinh tế Việt Nam
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trước hết, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng đầu tư xã hội và góp phần cải thiện cán cân thanh toán trong giai đoạn vừa qua. Các nghiên cứu gần đây của Bộ Kế hoạch và đầu tư rút ra nhận định chung rằng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp quan trọng vào GDP với tỷ trọng ngày càng tăng. Khu vực này góp phần tăng cường năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ của nhiều ngành kinh tế, khai thông thị trường sản phẩm (đặc biệt là trong gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá), đóng góp cho ngân sách Nhà nước và tạo việc làm cho một bộ phận lao động. Bên cạnh đó, FDI có vai trò trong chuyển giao công nghệ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Các dự án FDI cũng có tác động tích cực tới việc nâng cao năng lực quản lý và trình độ của người lao động làm việc trong các dự án FDI.
*FDI đối với vốn đầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế
Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới với xuất phát điểm rất thấp. Do vậy, xét về nhu cầu vốn, FDI được coi là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư trong nước, nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư cho phát triển. Đóng góp của FDI trong đầu tư xã hội biến động lớn, một phần phản ánh diễn biến thất thường của nguồn vốn này, một phần thể hiện những thay đổi về đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước.
Đồ thị: FDI thực hiện so với tổng đầu tư toàn xã hội và đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong GDP
Nguồn: Tổng cục Thống kê
*FDI với việc nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu
FDI vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, nhờ đó, trong hơn một thập kỷ qua Việt Nam đã cải thiện được nhiều ngành kinh tế quan trọng như thăm dò, khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, điện tử, xây dựng hạ tầng...
Đến nay, khu vực có vốn FDI đóng góp 100% sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp như dầu khí, ô tô, máy giặt, điều hoà, tủ lạnh, thiết bị máy tính; 60% cán thép; 28% xi măng; 33% máy móc thiết bị điện, điện tử; 76% dụng cụ y tế chính xác; 55% sản lượng sợi; 49% sản lượng da giày... Nhìn chung, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn FDI luôn duy trì ở mức cao, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung toàn ngành.
Tỷ lệ xuất khẩu ở khu vực đâu tư trực tiếp nước ngoài đạt giá trị cao. Góp phần vào tổng giá trị xuất khẩu của nền kinh tế.
*FDI đối với việc làm và cải thiện nguồn nhân lực
Điều đó cho thấy FDI vẫn xuất hiện chủ yếu trong các ngành tập trung vốn và sử dụng lao động có trình độ kỹ năng cao. Đó cũng là một cách lý giải cho mức thu nhập trung bình của lao động trong khu vực này cao gấp 2 lần so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Hơn nữa, số lao động này được tiếp cận với công nghệ hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức lao động tiên tiến. Đặc biệt, một số chuyên gia Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp FDI đã có thể thay thế dẫn các chuyên gia nước ngoài trong việc đảm nhiệm những chức vụ quản lý doanh nghiệp và điều khiển các quy trình công nghệ hiện đại.
Bên cạnh số việc làm trực tiếp do FDI tạo ra nói trên, khu vực FDI còn gián tiếp tạo thêm việc làm trong lĩnh vực dịch vụ và có thể tạo thêm lao động trong các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước với điều kiện tồn tại mối quan hệ mua bán nguyên vật liệu hoặc hàng hoá trung gian giữa các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có số liệu thống kê chính thức về số lao động gián tiếp được tạo ra bởi khu vực FDI tại Việt Nam.
2.1.3.Những yếu tố tác động tới đầu tư
*Môi trường đầu tư.
Môi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tố đối nội đối ngoại, đối ngoại, chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hóa xã hội. Mà nó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động đầu tư.
Một môi trường đầu tư tốt là một môi trường đảm bảo các yếu tố cơ bản sau
- Sự ổn định về chính trị - xã hội: Yếu tố này giữ vai trò quan trọng và quyết định tới các nhà đầu tư. Vì thực tế tình hình chính trị có ổn định, xã hội có trật tự kỷ cương thì cac chính sách, chủ trương của nhà nước mới bền vững. Tạo được niềm tin ở các nhà đầu tư.
- Sự phát triển của nền kinh tế: Đó là sự đồng bộ về cac mặt. Một quốc gia được coi là phát triển thì có được lợi thế như: Hệ thống giao thông tốt, cơ sở hạ tầng đầy đủ, hệ thống thông tin liên lạc phát triển …vv
Một môi trường tốt sẽ luôn là lợi thế canh tranh và là điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư, va kết quả đầu tư.
*Chính sách, pháp luật của nhà nước và địa phương.
Hệ thống pháp luật và chính sách cũng ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả thu hút đầu tư. Hệ thống luật pháp rõ ràng, ổn đình nghĩa là luật như đầu tư và các luật có liên quan phải được hoàn thiện, các văn bản quy phạm hướng dẫn đầy đủ đây là cơ sở căn cứ cho các nhà đầu tư tiến hành đâu tư vào Việt Nam.
Ngoài ra các ưu đãi của nhà nước và địa phương cũng là nhân tố thúc quan trọng. Các quy định đảm bảo quyện lợi cho nhà đầu tư. Đây là yếu tố mà nhà đầu tư cũng rất quan tâm.
Như vậy có thế thấy một quốc gia có hệ thống pháp luật hoàn thiện, và chính sách hợp lý thì đâu tư trực tiếp nước ngoài vào sẽ cao.
2.1.4. Những hạn chế còn tồn tại
Trong 20 năm qua, Việt Nam đã thu hút được khoảng 83 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (ÐTNN) đăng ký (tính cả cấp mới và tăng thêm) với 8.590 dự án còn hiệu lực. Tuy nhiên, đến nay, mới có khoảng 50% số dự án triển khai hoạt động với tổng vốn ÐTNN thực hiện chỉ chiếm 52,2% vốn đăng ký. Con số này cho thấy khả năng hấp thụ nguồn vốn ÐTNN của nước ta còn hạn chế. Mặc dù nhiều cơ hội đang mở ra nhưng Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức để có thể thu hút và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn này.
*Cơ sở hạ tầng yếu kém
Mối lo ngại lớn nhất của cộng đồng các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam là hệ thống cơ sở hạ tầng. Những năm qua, tuy được chú trọng đầu tư, nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng ở nước ta vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam A-lanh Ca-ny cho rằng, tình trạng quá tải của hệ thống giao thông đô thị, thiếu hệ thống cảng biển nước sâu, khả năng cung cấp điện hạn chế đang trở thành những vấn đề nổi cộm và có thể hạn chế hoạt động đầu tư trong tương lai. Những yếu kém về cơ sở hạ tầng nếu không được khắc phục kịp thời sẽ cản trở quá trình sản xuất, kinh doanh cũng như mở rộng quy mô đầu tư của các doanh nghiệp có vốn ÐTNN tại Việt Nam, đồng thời làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư nước ta.
*Thiếu hụt nguồn nhân lực
Sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. Hàng loạt các dự án ÐTNN quy mô lớn đang được các nhà đầu tư ráo riết tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Ngay trong năm 2008, nhiều dự án với tổng vốn đầu tư lên đến hàng tỷ USD sẽ triển khai hoạt động. Ðiều này đồng nghĩa với nhu cầu tuyển dụng lao động, nhất là lao động có trình độ tay nghề cao là rất lớn. Khó khăn lớn nhất mà nhiều doanh nghiệp có vốn ÐTNN đang gặp phải là tìm kiếm và giữ các nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp và nhân viên quản lý cao cấp. Theo Chủ tịch Phòng Thương mại Australia tại Việt Nam (chi nhánh Hà Nội) Pôn Phe-ơ-hét, sự chênh lệch giữa cung và cầu trên thị trường lao động Việt Nam đang có xu hướng tăng đáng kể. Nhiều doanh nghiệp Australia phải tuyển dụng cán bộ quản lý từ nước ngoài mặc dù rất tích cực tìm kiếm tại thị trường Việt Nam. Chất lượng hệ thống giáo dục và đào tạo Việt Nam cũng bộc lộ nhiều hạn chế khi sinh viên tốt nghiệp các trường đại học trong nước không đủ các kỹ năng cần thiết để làm việc, doanh nghiệp phải đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung. Tính hấp dẫn của Việt Nam về nguồn lao động dồi dào, chi phí nhân công rẻ đang bị đe dọa khi các doanh nghiệp có vốn ÐTNN phải mất nhiều thời gian và chi phí tuyển dụng và đào tạo lao động, nhất là lao động trong các lĩnh vực công nghệ cao, tài chính, ngân hàng... Hệ thống đào tạo dạy nghề dù đã được quan tâm phát triển nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra là tăng cường nguồn lao động có tay nghề và cải thiện chất lượng, nâng cao tính cạnh tranh nguồn nhân lực của nước ta.
*Thủ tục hành chính còn phức tạp
Một rào cản khác cũng đang ảnh hưởng xấu tới hoạt động đầu tư kinh doanh của các nhà ÐTNN tại Việt Nam là thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà. Những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong cải cách hành chính như "cơ chế một cửa" trong cấp phép và đăng ký đầu tư kinh doanh, thành lập các ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tại các cấp chính quyền địa phương... được các nhà ÐTNN hoan nghênh. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xin cấp phép kinh doanh, giấy phép lao động, chứng nhận đầu tư hoặc hoàn thiện các thủ tục thuế và hải quan vẫn còn khá phức tạp. Có thể nói đây là hậu quả của việc áp dụng hệ thống luật pháp, chính sách chưa đồng bộ, thiếu nhất quán. Một số bộ, ngành chậm ban hành thông tư hướng dẫn các nghị định của Chính phủ, gây lúng túng cho nhà ÐTNN. Trong khi đó, việc theo dõi, hướng dẫn cấp và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư của các địa phương còn chưa kịp thời, thường xuyên, còn tình trạng kéo dài thời gian góp ý về chủ trương hoặc xác nhận các thông tin cho nhà đầu tư đối với dự án chưa rõ về chủ trương, có những vấn đề liên quan đến an ninh quốc phòng...
Không chỉ vậy, nhiều doanh nghiệp có vốn ÐTNN cũng lo lắng về khả năng tiếp cận đất đai rất khó khăn. Tiến độ bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư nhìn chung đều chậm. Hiện quỹ đất sẵn có tại nhiều địa phương khá khan hiếm. Hơn nữa việc quản lý đất đai và quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan, văn bản hướng dẫn không rõ ràng, chi tiết... tất cả đang làm nản lòng nhà ÐTNN.
Nhiều nhà ÐTNN đã quyết định chọn Việt Nam là địa chỉ tin cậy để đầu tư nhưng cũng mong muốn môi trường đầu tư tại Việt Nam sẽ ngày càng tốt hơn để có thể mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh theo nhu cầu thị trường và tiếp tục đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Nhanh chóng khắc phục những khó khăn, thách thức nêu trên là đòi hỏi cấp bách để Việt Nam có thể tranh thủ cơ hội thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ÐTNN trong giai đoạn tới.
2.2. Kiến nghị
- Một là Chính phủ Việt Nam cần chuyển từ đường lối "kiểm soát và chỉ đạo" sang "điều tiết, theo dõi và cưỡng chế tuân thủ". Một số biện pháp cần thực hiện ngay như cụ thể hoá danh sách các hạn chế tiếp nhận đầu tư, xoá bỏ giới hạn về thời gian trong giấy chứng nhận đầu tư...
- Hai là thực hiện đầu tư vào một số lĩnh vực quan trọng, khuyến khích các dòng đầu tư mớI nhằm đa dạng hoá lĩnh vực chứ không chỉ vào xuất khẩu. - Ba là tạo điều kiện thuận lợi cho việc hấp thu các kỹ năng cần thiết cho nền kinh tế. Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa chính sách phát triển kỹ năng dựa trên giáo dục.
- Bốn là phân biệt rõ ràng chức năng sở hữu và chức năng điều tiết của Nhà nước. Trong đó, UNCTAD đề xuất: chuyển giao quyền sở hữu tất cả các doanh nghiệp Nhà nước cho SCIC và trao cho tổng công ty này chức năng thực hiện ràng buộc ngân sách đối với tất cả các doanh nghiệp quốc doanh và thực hiện cơ chế trợ cấp Nhà nước một cách minh bạch khi cần thiết.
- Năm là đơn giản hoá hệ thống thuế và hợp lí hoá cơ cấu ưu đãi thuế nhằm giúp cơ quan quản lí thuế dễ dàng thực thi. Cụ thể, Chính phủ nên tiến hành đánh giá tổng thể các ưu đãi thuế và cải cách hệ thống hiện hành khiến cho hệ thống thuế phổ cập trở nên hấp dẫn và cạnh tranh.
- Sáu là hấp thu và thực hiện các thay đổi của pháp luật một cách lành mạnh. Cần có nhiều nỗ lực để trang bị thông tin, giáo dục-đào tạo các thẩm phán và các nhà quản lý.
3. Một số giải pháp
3.1. Về môi trường pháp lý
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và triển khai có hiệu quả các đạo luật mới như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, sửa đổi Luật Thuế, Luật Ngân hàng, Bảo hiểm, Sở hữu trí tuệ, Hải quan… Ban hành các văn bản hướng dẫn còn thiếu, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và minh bạch của hệ thống pháp lý về đầu tư- kinh doanh, nhất là các văn bản liên quan trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp (về quyền sử dụng đất, về huy động vốn, về lao động, về thuế, đặc biệt là cách tính thuế và thu thuế).
- Rà soát các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường để thực hiện theo đúng lộ trình. Các bộ, ngành sớm ban hành quy định về các điều kiện đầu tư cụ thể tương ứng trong lĩnh vực đầu tư có điều kiện phù hợp với cam kết WTO của Việt Nam.
- Tập trung thực hiện các công việc theo nội dung công văn số 2513/BKH-ĐTNN của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký ngày 13/4/2007 về tăng cường quản lý hoạt động ĐTNN trong tình hình mới.
- Ban hành công khai danh mục các giấy phép con để hướng dẫn nhà đầu tư biết và thực hiện.
3.2. Về thủ tục hành chính
Về luật pháp, chính sách, triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp năm 2005; tiếp tục ban hành, xây dựng các văn bản hướng dẫn còn thiếu và các luật mới khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh. Rà soát và có chương trình triển khai đầy đủ, theo đúng tiến độ các cam kết hội nhập liên quan đến mở cửa thị trường; công bố các cam kết của nước ta với các nước trong các Hiệp định song phương và đa phương để tạo sự minh bạch về các lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Đồng thời, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Giai đoạn II Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản nhằm nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của môi trường đầu tư nước ta.
Về thủ tục hành chính, đi đôi với việc phân cấp triệt để cho các địa phương trong việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư và quản lý ĐTNN, cần tăng cường thực hiện cơ chế “một cửa”, đơn giản hoá trong việc giải quyết thủ tục đầu tư. Rà soát các vướng mắc về thủ tục hành chính ở tất cả các lĩnh vực, các cấp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp phép đầu tư mới và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư; các thủ tục liên quan tới triển khai dự án đầu tư như thủ tục về đất đai, xuất nhập khẩu, cấp dấu, xử lý tranh chấp... Đồng thời, cần tập trung xử lý dứt điểm các vướng mắc trong quá trình cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư và các vấn đề vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Tiếp tục tập trung hoàn thiện cơ chế ‘liên thông-một cửa’ ở các cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý đầu tư. Tăng cường năng lực quản lý ĐTNN của các cơ quan chức năng và cơ chế phối hợp, giám sát và kiểm tra hoạt động đầu tư; giải quyết kịp thời các thủ tục về đất đai, thuế, xuất nhập khẩu, hải quan,... nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động ĐTNN, qua đó tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam.
3.3. Về kết cấu hạ tầng
Tiếp tục huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, trong đó có việc ban hành quy chế khuyến khích tư nhân, đầu tư nâng cấp các công trình giao thông, cảng biển, dịch vụ viễn thông, cung cấp điện nước, phấn đấu không để xảy ra tình trạng thiếu điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.4. Về đào tạo nguồn nhân lục
Tăng cường mạnh mẽ công tác đào tạo, nhất là đào tạo nghề với sự tham gia của các tổ chức trong nước và nước ngoài nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động kỹ thuật cao của nhà đầu tư.
Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác XTĐT nói riêng và quản lý đầu tư nói chung. Vận động và phối hợp với các tổ chức quốc tế hỗ trợ mở các lớp đào tạo về xúc tiến và quản lý ĐTNN.
Ngành giáo dục đã đưa ra 4 giải pháp - sáng kiến của VN để phát triển nhanh đào tạo nhân lực có kỹ năng.
Thứ nhất là xác lập các yêu cầu mới về chuẩn tri thức, kỹ năng và hành vi của giáo dục phổ thông và đào tạo nghề. Trong đó, công bố chương trình chuẩn giáo dục phổ thông cho giáo dục hiện nay; nhấn mạnh các yêu cầu hành vi như chủ động, hoạt động tập thể, vận dụng sáng tạo, biết tự học, biết khai thác thông tin qua mạng, trung thực; nhấn mạnh các giá trị văn hóa dân tộc làm nền tảng cho phát triển bền vững quốc gia và cá nhân; chú trọng đào tạo và ứng dụng ngoại ngữ, tin học trong học tập, làm việc.
Thứ hai là phát triển nhanh đội ngũ giáo viên và các nhà quản lý giáo dục theo yêu cầu của thời kỳ sau 2010. Cụ thể như: Triển khai chương trình đào tạo đổi mới phương pháp giảng dạy cho gần 1 triệu giáo viên phổ thông từ 2007 - 2010; Triển khai chương trình đào tạo 20.000 tiến sĩ làm giảng viên cho ĐH, CĐ từ 2007 - 2020, trong đó 10.000 tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài; Bồi dưỡng tất cả các hiệu trưởng các trường phổ thông và ĐH - CĐ theo chương trình chuẩn về quản lý giáo dục từ 2007 - 2010; Tăng lương cho tất cả các nhà giáo, cải thiện điều kiện làm việc của nhà giáo.
Thứ ba là triển khai mạnh mẽ đào tạo theo nhu cầu xã hội. Tập trung triển khai 10 năm (2008 - 2018) nâng cao chất lượng đào tạo và khả năng sử dụng tiếng Anh của người Việt; thành lập trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực; triển khai đào tạo theo đặt hàng của các ngành, Cty lớn quan sự liên kết giữa 3 bên như cơ sở đào tạo - DN - cơ quan Nhà nước; tại các tỉnh thành có KCN lớn, Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH và BQL các KCN phối hợp hình thành các trung tâm cung ứng nhân lực, phục vụ nhanh, hiệu quả nhu cầu của các nhà đầu tư; xây dựng chợ kỹ thuật trên mạng; liên kế tới các ĐH nước ngoài để phát triển các ngành đào tạo có trình độ quốc tế; khuyến khích ĐH tư thục, trường dạy nghề tư thục phát triển, thu hút các ĐH, trường nghề nước ngoài mở cơ sở tại VN; thực hiện kiểm định chất lượng ĐH (từ 2006) và công bố xếp hạng các ĐH từ 2007.
Thứ tư là đổi mới cơ chế tài chính như nâng cao học phí các trường ĐH; phát triển các chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo, khuyến khích sinh viên học giỏi; khuyến khích các trường phổ thông tư, các trường dạy nghề tư và các trường ĐH, CĐ tư ra đời và hoạt động hiệu quả; khuyến khích đầu tư nước ngoài vào GDĐT.
3.5. Về xúc tiến đầu tư
- Tăng cường phối hợp trong XTĐT giữa trung ương và địa phương. Nhanh chóng ban hành Quy chế phối hợp và triển khai các bộ phận XTĐT ở một số địa bàn trọng điểm. Đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư, chuyển mạnh sang hình thức vận động đầu tư theo dự án và đối tác trọng điểm, tiếp cận và vận động các công ty, tập đoàn lớn có thực lực về tài chính- kỹ thuật đầu tư vào Việt Nam.
- Triển khai đúng tiến độ việc thực hiện Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình XTĐT quốc gia giai đoạn 2007-2010 để có thể bắt đầu từ ngày 01/01/2998 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với trung ương, đề nghị Chính phủ rà soát và điều chỉnh quy hoạch tổng thể và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, tránh tình trạng đầu tư chồng chéo, tràn lan, manh mún dẫn đến sự lãng phí và kém hiệu quả, trong đó Chính phủ đóng vai trò chỉ huy thống nhất trên phạm vi toàn vùng, có biện pháp bảo đảm, nâng cao tính hiệu lực pháp lý của các quy hoạch đã công bố. Trên cơ sở quy hoạch chung của vùng, các địa phương xây dựng chiến lược và các dự án kêu gọi đầu tư phù hợp với khả năng của mình và phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư. Các tỉnh khu vực miền Trung có lợi thế về cảng biển, sân bay, thủy sản, du lịch và các tỉnh Tây Nguyên với thế mạnh về tài nguyên rừng, cây công nghiệp cần có sự liên kết chặt chẽ và hỗ trợ nhau, tạo ra những ưu thế trên thị trường và những điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác đầu tư với bên ngoài, tránh tình trạng cạnh tranh "vượt rào" giữa các địa phương trong thu hút đầu tư nước ngoài, dẫn đến thiệt hại chung cho cả nền kinh tế.
Cần công bố công khai chiến lược xúc tiến đầu tư quốc gia, chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia, vùng, miền dài hạn và hằng năm để các địa phương có thể tham khảo, chủ động kết hợp các hoạt động xúc tiến đầu tư của địa phương với vùng, miền và cả nước. Tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ địa phương làm công tác xúc tiến đầu tư. Thiết lập kênh thông tin đầu tư thường xuyên và kịp thời giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với các địa phương trong cả nước nhằm giải quyết những vướng mắc trong quá trình xúc tiến dự án, tham vấn những vấn đề liên quan đến pháp luật; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xúc tiến đầu tư và xây dựng kênh thông tin đầu tư. Phân bổ hợp lý nguồn kinh phí xúc tiến đầu tư cho từng vùng, theo từng chương trình xúc tiến đầu tư cụ thể.
Công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò rất quan trọng đối với việc thu hút vốn FDI. Thời gian qua, công tác xúc tiến đầu tư ở Đà Nẵng đã có nhiều cố gắng. Nếu phát huy tốt những mặt tích cực, hạn chế những mặt còn tồn tại, thực hiện tốt các giải pháp nêu trên, công tác xúc tiến đầu tư của Đà Nẵng sẽ đạt được hiệu quả cao, dòng chảy vốn FDI vào Đà Nẵng ngày càng lớn, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
3.6. Giải pháp chính sách
*Các giải pháp về cơ chế, chính sách chủ yếu sau:
Một là, tập trung thực hiện các giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt kế hoạch đề ra, đi đôi với nâng cao hiệu quả, tính bền vững và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu và toàn diện vào nền kinh tế thế giới.
Thúc đẩy các ngành kinh tế tăng trưởng nhanh và có chất lượng cao. Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của khu vực công nghiệp; tập trung nguồn lực để phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, các sản phẩm xuất khẩu sử dụng nhiều lao động; đồng thời thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách nhằm nâng cao hàm lượng công nghệ, giá trị tăng thêm và sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp.
Tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ, duy trì tốc độ tăng trưởng dịch vụ cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Phát triển mạnh khu vực dịch vụ, trong đó ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao; đồng thời, tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ truyền thống như vận tải, thương mại, du lịch, ngân hàng, bưu chính - viễn thông. Phát triển thị trường chứng khoán để mở thêm một kênh thu hút vốn đầu tư cho phát triển.
Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tập trung thực hiện các công trình kết cấu hạ tầng quy mô lớn, tiếp tục tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển.
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, để tận dụng cơ hội phát triển, các cấp phải triển khai thực hiện nghiêm túc các cam kết gia nhập và các nghĩa vụ khác của nước ta trong WTO, nhất là các cam kết về đầu tư, thương mại và dịch vụ.
Tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp, không phân biệt theo thành phần kinh tế trong nước hoặc ngoài nước nhằm thúc đẩy phát triển nhanh nền kinh tế đất nước. Tiếp tục bảo đảm ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động và phát triển theo cơ chế thị trường, thu hẹp tối đa các lĩnh vực độc quyền kinh doanh của Nhà nước, xoá bỏ đặc quyền kinh doanh của doanh nghiệp.
Phát triển mạnh mẽ các hoạt động khoa học, công nghệ; phát triển giáo dục, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế, thực hiện đồng bộ các giải pháp để tạo bước chuyển biến về chất trong hoạt động khoa học và công nghệ, nâng dần tỷ trọng đóng góp của khoa học và công nghệ trong tăng trưởng của từng ngành, lĩnh vực và sản phẩm.
Hai là, đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước.Việc cải cách hành chính trong thời gian tới phải hướng tới mục tiêu xây dựng cho được nền hành chính phục vụ nhân dân, trong sạch, dân chủ, hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ công chức có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước.
Triển khai mạnh mẽ chương trình tổng thể cải cách hành chính, đồng thời với việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện những nội dung của công cuộc cải cách, phù hợp yêu cầu đổi mới nền kinh tế, trước hết cần tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu sau: Đổi mới chức năng, nhiệm vụ và tổ chức, sắp xếp lại bộ máy của Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, Nghị quyết Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội. Thực hiện các biện pháp để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, trước hết là các thủ tục liên quan đến đầu tư, thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, các dịch vụ hành chính có liên quan đến đời sống của nhân dân.
Thực hiện nghiêm nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước các cấp, phổ biến rộng rãi và niêm yết công khai quy chế, quy trình và các thủ tục hành chính rõ ràng, cụ thể tại công sở.Tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức, bao gồm công tác quản lý cán bộ, chế độ tiền lương và các chế độ chính sách khác. Phải đổi mới công tác giáo dục đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, trong đó rất chú trọng giáo dục đạo đức, phẩm chất chính trị cho công chức.
Đi đôi với việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính nêu trên, cần tiếp tục và tăng cường công tác nghiên cứu, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được đề ra trong Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch 5 năm 2006-2010 và Nghị quyết của Chính phủ về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X và Nghị quyết của Quốc hội; trước hết là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Hoàn thiện các loại hình thị trường, nhất là các thị trường tài chính, bất động sản, khoa học, công nghệ…
Ba là, tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng; khắc phục và đẩy lùi tình trạng tham nhũng trong tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội. Nâng cao ý thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, các cán bộ, công chức, viên chức trong công tác phòng chống tham nhũng.Khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng; triển khai và thực hiện đồng bộ Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện Luật Khiếu nại và tố cáo.
Tổ chức hoạt động có hiệu quả của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng ở Trung ương, bao gồm cơ quan phòng chống tham nhũng các Bộ, ngành và Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng ở các địa phương theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng. Kết hợp chặt chẽ giữa việc thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tham nhũng với Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là trong các lĩnh vực đất đai,đầu tư xây dựng cơ bản, thu và chi ngân sách nhà nước, quản lý tài chính công, công tác đề bạt và bố trí cán bộ. Tăng cường quản lý, giám sát thu nhập của cán bộ, công chức, nhất là những người có chức, có quyền. Thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi và luân chuyển cán bộ và vị tí công tác của cán bộ, công chức.
Thực hiện kiên quyết chủ trương phân cấp gắn liền với quyền hạn và trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng đơn vị, nhất là đối với người đứng đầu cơ quan.
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể xã hội và các cơ quan thông tấn báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, bảo đảm công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra xử lý các vụ việc tiêu cực, tham nhũng. Tập trung chỉ đạo và xử lý kiên quyết, dứt điểm theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời tiếp tục tăng cường thanh tra 4 lĩnh vực trọng tâm đã được nêu trong Chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng là: đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng đất đai, quản lý thu chi ngân sách và quản lý tài sản công, gắn với việc thanh tra thực thi chức trách công vụ đối với một số lĩnh vực mà dư luận và nhân dân quan tâm.
Kết luận
Sự phát triển của nền kinh tế trong thơi gian vừa qua cho thấy sự nỗ lực của nhà nước ta trong giai đoạn phát triển kinh tế vừa qua. Ta cũng nhận thấy được sự đổi mới về nhiều mặt. Đây là nhân tố quan trọng tạo ra sự thúc đẩy và đưa nền kinh tế nước ta đi lên trong thời gian qua. Chúng ta cũng có thể khẳng đình rằng Đảng và nhà nước ta cũng nhận thấy được tầm quan trọng về sự thúc đẩy phát triển kinh tế của công nghệ và đâu tư nước ngoài. Hàng loạt biện pháp được áp dụng, chính sách ban hành … vv nhằm tạo điều kiện cho nhà đâu tư đã được tiến hành, tạo ra sự tin tưởng cho các nhà đầu tư, cũng như sự tin tưởng đầu tư của nhà đầu tư tại Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp. Đồng chủ biên: GS. TS. Nguyễn Đình Phan & GS. TS. Nguyễn Kế Tuấn. Nhà xuất bản đại học Kinh Tế Quốc Dân.
Sáu giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài khi Việt Nam gia nhập WTO( thứ 4 ngày 27 tháng 02 năm 2006 ).
Đường link:
Bản tin kinh tế xã hội tháng 09, 10, 11, 12/2007 trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
Đường link:
Những giải pháp nâng cao hiệu quả xúc tiến đâu tư. Thứ Hai, 12/11/2007, 12:09
Đường link:
Vai trò của đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế Việt Nam.
Đường link:
Những đặc điểm nổi bật về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Đường link:
Các giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài.
Đường link:
Biểu đồ thể hiện sự đóng góp của vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế
Đường link:
Giới thiệu chính sách va thủ tục ưu đãi đầu tư.
Đường link:
Tổng quan về dòng đâu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Đường link:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12645.doc