Đề án Chính sách tiền tệ và việc điều hành chính sách tiền tệ ở Việt nam

Sau một quá trình nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu đề tài này, chúng ta thấy rằng chính sách tiền tệ là một vấn đề rộng lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Thực tế ở Việt nam sau hơn 15 năm đổi mới, chúng ta đã có những bước tiến đáng trân trọng trong việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, trong quá trình đó, chúng ta cũng để lại không ít những hạn chế như thiếu tính đồng bộ, thiếu tính mềm dẻo, linh hoạt càn thiêt để đáp ứng cho yêu cầu thay đổi nhanh chónh của nền kinh tế thị trường.

doc33 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1687 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Chính sách tiền tệ và việc điều hành chính sách tiền tệ ở Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu dùng, các nhà kinh doanh và chính phủ trở nên rất khó khăn khi ra quyết định. Tình trạng đó còn gây ra sự xung đột quyền lợi giữa các nhóm dân cư trong xã hội nhằm bảo đảm cho lương bổng của mình tăng theo với mức giá cả. Do vậy, kiểm soát lạm phát nhằm ổn định giá cả hàng hoá dịch vụ là mục tiêu lâu dài và là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, đảm bảo cuộc sống cho nhân dân. Thông qua chính sách tiền tệ, Ngân hàng trung ương có thể góp phần quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát. Khi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương mở rộng cung ứng tiền tệ, thì giá hàng hoá sẽ tăng lên và tất yếu sẽ dẫn đến lạm phát. Ngược lại, khi ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm cho giá cả hàng hoá giảm xuống và như vậy tỷ lệ lạm phát giảm xuống. Kiểm soát lạm phát được thể hiện trước hết ở chỗ ổn định giá trị đối nội của đồng tiền, điều đó có nghĩa là phải đảm bảo sức mua của nó đối với hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước. Mặt khác, kiểm soát lạm phát còn được biểu hiện ở sự ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền, được đo qua tỷ giá hối đoái thả nổi. Trong nền kinh tế mở, đặc biệt là xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, thì cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, tỷ giá đồng tiền đã trở thành mối quan tâm của hầu hết các quốc gia. Bởi lẽ, một sự tăng giá trong giá trị của đồng bản tệ so với giá trị của đồng ngoại tệ sẽ hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế hạn chế xuất khẩu. Ngược lại, giá trị đồng bản tệ giảm xuống sẽ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, muốn ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế xã hội, nhà nước phải có biện pháp ổn định giá cả hàng hoá dịch vụ trong nước và ổn định tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, khi theo đuổi mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền thì không đồng nghĩa với một tỷ lệ lạm phát bằng không. Bởi lẽ, để có một tỷ lệ lạm phát giảm xuống thì thường phải chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp gia tăng nhất định nào đó. Do vậy, một tỷ lệ lạm phát vừa đủ (thường là một con số mỗi năm) sẽ là cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội. Nhưng cần phải chống lạm phát phi mã (hai con số mỗi năm) và siêu lạm phát (trên hai con số mỗi năm) – như trường hợp của Việt nam thời kỳ 1980 – 1988. 1.1.3.2. Tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Việc làm cao cho người lao động là một vấn đề quan trọng của tất cả các quốc gia trên thế giới. Do vậy, nó cũng trở thành một mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. Bởi lẽ: Nếu tỷ lệ thất nghiệp cao, sẽ gây nên nhiều đau khổ cho con người, các gia đình bị khốn cùng về tài chính, mất đi lòng tự trọng cá nhân và là một trong những nguyên nhân làm tăng tình trạng tội phạm gây ra mất ổn định xã hội. Khi thất nghiệp cao, thì nền kinh tế không những có những người lao động ngồi không mà còn có cả những nguồn tài nguyên để không (các xí nghiệp đóng cửa và thiết bị không được sử dụng) đưa đến kết quả là sản phẩm giảm đi (tổng sản phẩm quốc dân GDP giảm xuống. Như vậy rõ ràng là công ăn việc làm cao là điêu mong muốn, nhưng nó phải cao ở mức nào? Tại điểm nào thì chúng ta có thể nói rằng nền kinh tế đang ở trong tính trạng việc làm đầy đủ? Với chính sách tiền tệ thì các câu hỏi đó được giải đáp, cụ thể chính sách tiền tệ có thể tác động đến công ăn việc làm và tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế. Nếu chính sách tiền tệ mở rộng, tạo điều kiện cho đầu tư phát triển sản xuất, các doanh nghiệp và nền kinh tế cần nhiều lao động hơn, công ăn việc làm cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp. Ngược lại, khi cung tiền tệ giảm xuống sẽ thu hẹp các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doangh nghiệp và nhà nước cần ít lao động hơn, việc làm bị cắt giẳm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Mặc dầu vậy, trong quá trình nghiên cứu hoạch định chính sách, cần phải chú ý tới một thất nghiệp, gọi là thất nghiệp tự nhiên, là có lợi cho nền kinh tế. Ví dụ, khi một người công nhân quyết định tìm một công việc mới tốt hơn, thì anh ta hoặc chi ta có thể bị thất nghiệp trong khoảng thời gian đang đi tìm việc làm mới. Các người lao động thường tự nguyện quyết định tạm thời rời khỏi công việc đẻ theo đuổi nhưng mục tiêu khác (thành lập gia đình, đi du lịch, quay trở lại trường học...) và khi họ quyết định trở lại thị trường lao động, thì họ phải mất thời gian đi tìm được đúng công việc của họ. Điều lợi ích của việc có một số thất nghiệp cũng giống như lợi ích của việc có một tỷ lệ nhà để trống trên thị trường cho thuê nhà. Khi đó nhiều người trong chúng ta đang có nhu cầu tìm một căn hộ phát hiện ra rằng, khi tỷ lệ nhà trống trên thị trường xuống quá thấp, thì chúng ta khó có thể tìm được một căn nhà tốt. Mặt khác, thông thường để có một tỷ lệ công ăn việc làm cao thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát gia tăng nhất định nào đó. Do vậy, tỷ lệ thất nghiệp là phù hợp với việc làm đầy đủ? Đây vẫn còn là vấn đề chưa có lời giải đáp, và rất có thể là chính sách thích hợp của chính phủ chẳng hạn như cung cấp tốt hơn thông tin về những công việc chưa có người làm hoặc là các chương trình đào tạo nghề nghiệp có thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên... 1.1.3.3. Tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế vững chắc quan hệ chặt chẽ với mục tiêu viẹc làm, bởi vì những nhà kinh doanh muốn đầu tư nhiều hơn vào tư liệu sản xuất để tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế khi mức thất nghiệp thấp. Ngược lại, khi thất nghiệp cao và các xí nghiệp nhàn rỗi, thì không có lợi để một hãng đầu tư thêm các nhà máy và thiết bị. Mặc dù hai chính sách này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng chính sách tiền tệ có thể tác động đồng thời vào hai mục tiêu này. Khi cung ứng tiền tệ tăng lên, trong ngắn hạn lãi suất tín dụng giảm sẽ khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu tuyển dụng lao động nhiều hơn, làm tăng khối lượng sản phẩm và tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, khi cung tiền tệ giảm trong ngắn hạn lãi suất tăng sẽ hạn chế đầu tư sản xuất, lao đông cần ít hơn, làm mức sản lượng giảm, kinh tế tăng trưởng bị chậm lại. 1.1.3.4. Mối quan hệ giữa các mục tiêu. Nhìn tổng quát và có chiến lược lâu dài thì các mục tiêu của chính sách tiền tệ có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Điều đó cho thấy rằng, trong quá trinh thực thi chính sách tiền tệ không thể tuyệt đối hoá một mục tiêu cụ thể nào, không thể giải quyết các mục tiêu một cách độc lập trên tầm vĩ mô. Tuy nhiên có những lúc, trong thời gian ngắn có thể xảy ra sự xung đột, thậm chí triệt tiêu lẫn nhau giữa các mục tiêu. Điều thường gặp và dễ thấy nhất là mâu thuẫn giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau, song nhìn chung, mục tiêu cơ bản của chính sách tiền tệ là ở định giá trị đồng bản tệ, trên cơ sở đó để ở định và phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra, dựa trên kinh nghiệm của các nước phát triển theo cơ chế thị trườngcho thấy, vận hành chính sách tiền tệ, để đạt được các mục tiêu của nó cần phải có sự phối hợp với các chính sách vĩ mô khác của nhà nước như chính sách tài khoá,.... 1.1.4. Đối tượng quản lý & xây dựng chính sách tiền tệ Ngân hàng trung ương là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, được thành lập và hoạt động theo pháp luật. Ngân hàng trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hàng; là ngân hàng phát hành tiền: ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho chính phủ. Hoạt động của ngân hàng trung ương nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Thông thường trên thế giới, việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ được giao cho ngân hàng trung ương. Nhiệm vụ đó là “linh hồn” xuyên suốt trong mọi hoạt động của ngân hàng trung ương. Các hoạt động khác của ngân hàng trung ương đều nhằm thực thi chính sách tiền tệ đạt những mục tiêu của nó. 1.2. Các công cụ của chính sách tiền tệ. Công cụ của chính sách tiền tệ là hệ thống các biện pháp mà ngân hàng trung ương có thể sử dụng nhằm tác động vào khối lượng tiền lưu thông trên thị trường và lãi suất từ đó đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Bao gồm: nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc, chính sách chiết khấu &tái chiết khấu, hạn mức tín dụng, quản lý lãi suất,...Mỗi loại công cụ khac nhau đều có cơ chế tác động và đemlại những ảnh hưởng ở những khía cạnh khác nhau. Sau đây chúng ta cùng nhau đi sâu nghiên cứu cụ thể các công cụ mà ngân hàng trung ương sử dụng để điều hành chính sách tiền tệ. 1.2.1. Dự trữ bắt buộc. Dự trữ bắt buộc là khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng phải gủi tại ngân hàng trung ương. Mức dự trữ này do ngân hàng trung ương quy định - đối với các nước khác nhau và từng thời điểm cụ thểtkhác nhau thì có thể khác nhau và bằng một tỷ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng. Ngân hàng trung ương sử dụng dự trữ bắt buộc để tác động đến lượng cung ứng tiền tệ theo hai phương diện: Thứ nhất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến cơ chế tạo tiền gửi của ngân hàng thương mại. Theo thuyết tạo tiền, từ một lượng tiền dự trữ ban đầu và thoả mãn các điều kiện, thì hệ thống ngân hàng thương mại sẽ tạo ra được một lượng tiền gửi lớn gấp nhiều lần, với công thức tổng quát: 1 Tiền gửi mới được = Tiền đự trữ ban đầu * -------------------------- tạo ra Tỷ lệ dự trữ bắt buộc 1 Trong đó, ---------------------------- là hệ số nhân tiền Tỷ lệ dự trữ bắt buộc Do vậy, một sự tăng lên trong dự trữ bắt buộc làm giảm số lượng tiền gửi được nâng đỡ bởi một mực nhất định của cơ số tiền tệ và sẽ dẫn đến việc thu hẹp cung ứng tiền tệ. Mặt khác, một sự giảm xuống của dự trữ bắt buộc, dẫn đến một sự tăng lên của cung ứng tiền tệ bởi vì có thể tạo thêm tiền gửi lớn gấp nhiều lần. Ví dụ, nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% thì với một lượng tiền dự trữ ban đầu thì hệ thống ngân hàng thương mại tạo ra một lượng tiền gửi lớn gấp 10 lần. Tương tự như vậy, nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên 20% thì lượng tiền gửi mới do hệ thống ngân hàng thương mại tạo ra tăng gấp 5 lần; nếu dự trữ bắt buộc giảm xuống 5% thì lượng tiêng gửi mới do hệ thống ngân hàng thương mại tạo ra tăng gấp 20 lần.... Thứ hai, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại. Như đã nói ở trên, tiền dự trữ bứt buộc đều phải mở tài khoản và gửi ở ngân hàng trung ương và đựoc hưởng lãi, cho dù cá ngân hàng thương mại vẫn phải trả lãi cho các khoảng gửi tại ngân hàng mình. Vì vậy, khi mức dự trữ tăng lên, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, giá các khoảng vay đắt hơn, khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại giảm xuống và theo đó lượng tiền cung ứng cũng giảm xuống. Ngược lại, khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm xuống, cá ngân hàng thương mại có cơ hội giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, giá các khoảng vay rẻ hơn, tăng khả năng cho vay của cá ngân hàng thương mại và theo đó lượng tiền cung ứng tăng lên. Tuy nhiên hiện nay, công cụ dự trữ bắt buộc đóng vai trò kém phần quan trọng trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương bởi vì nó phức tạp, kém linh hoạt, ảnh hưỏng nhiều đến khả năng thanh toán và ợi nhuận kinh doanh của các ngân hàng.... 1.2.2. Chính sách chiết khấu. Chính sách chiết khấu là công cụ của ngân hàng trung ương trong việc thực thi chính sách tiền tệ, bằng cách cho vay tái cấp vốn cho các ngân hàng kinh doanh. Khi ngân hàng trung ương cho vay các ngân hàng kinh doanh làm tăng thêm tiền dự trữ cho hệ thống ngân hàng, từ đó làm tăng thên lượng tiền cung ứng. Ngân hàng trung ương kiểm soát công cụ này bằng hai cách: bằng cách tác động đến giá cả các khoản vay (gọi là lãi suất cho vay tái chiết khấu) hoặc bằng cách tác động đến số lượng vay thông qua quản lý cửa sổ chiết khấu. Theo điều 9/ Luật ngân hàng nhà nước Việt nam thì: “Lãi suất tái chiết khấu là hình thức lãi suất tái cấp vốn dựoc áp dụng khi ngân hàng nhà nước tái chiết khấu thuơng phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác cho các tổ chức tín dụng”. Lãi suất tái chiết khấu tác động vào giá cả tín dụng nên khi lãi suất tăng sẽ làm thay đổi mặt bằng giá vốn đầu vào của các ngân hàng thương mại, dẫn đến thu hẹp khả năng cho vay của hệ thống ngân hàng, lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế giảm và ngược lại. Mặt khác, lãi suất tái chiết khấu cũng gây ra hiệu ứng thông báo, các nhà kinh doanh và nhà đầu tư thông qua việc thay đổi chính sách chiết khấu của ngân hàng trung ương sẽ dự báo được xu hướng thay đổi của lãi suất, từ đó có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn nhằm bảo vệ tài sản của mình và có hướng đầu tư mới... Cửa sổ chiết khấu là những khoản cho vay tái chiết khấu của ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng thương mại. Để xem xét ngân hàng trung ương tác động đến khối lượng cho vay chiết khấu như thế nào thông qua việc quản lý cửa sổ chiết khấu, chúng ta cần phải xem xét kỹ càng hơn các khoảng cho vay được thực hiện ra sao: Các khoản cho vay mà ngân hàng trung ương cấp cho các ngân hàng thương mại cá 3 loại: tín dụng điều chỉnh, tín dụng thời vụ và tín dụng mở rộng. +Cho vay tín dụng điều chỉnh, một loại thông dụng nhất, nhằm giúp các ngân hàng giải quyết vấn đề khả năng hoàn trả ngắn hạn do tiền gửi tạm thời bị rút. Tín dụng điều chỉnh được cấp bằng một cú điện thoại, sẽ được hoàn trả khá nhanh chóng – vào cuối ngày làm việc đối với các ngân hàng lớn. +Tín dụng thời vụ được cấp để đáp ứng những nhu cầu thời vụ của một số ít các ngân hàng đang nghỉ hoặc một số vùng nông nghiệp hoạt động theo kiểu thời vụ. +Tín dụng mở rộng được cấp cho các ngân hàng bị khó khăn nghiêm trọng về khả năng hoàn trả do tiền gửi bị rút ra, thì không yêu cầu phải hoàn trả nhanh chóng. Những ngân hàng được cấp loại tín dụng này phải nộp một bản đề nghị trình bày nhu cầu vay tín dụng mở rộng và một bản kế hoạch khôi phục lại khả năng hoàn trả của ngân hàng. Đây là hình thức thường áp dụng cho một số ngân hàng có nguy cơ bị phá sản mà có khả năng ảnh hưởng lớn đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Ngân hàng trung ương quản lý cửa sổ bằng nhiều cách để tránh cho khoản vốn cho vay của mình khỏi bị sử dụng không đúng và hạn chế việc cho đó. Các ngân hàng không được phép kiếm lợi từ các khoản vay chiết khấu (vì lãi suất chiết khấu thường thấp hơn lãi suất thị trường) và ngân hàng trung ương cố gắng ngăn chặn tình hình này bằng cách quy định thể lệ cho vay chiết khấu đối với từng ngân hàng một, thể lệ đó giới hạn các ngân hàng này có thể được vay chiết khấu thường xuyên đến mức nào. Nếu một ngân hàng thường xuyên đến cửa sổ chiết khấu quá nhiều, thì ngân hàng trung ương sau này sẽ thôi không cấp các khoản vay đó nữa và việc một ngân hàng đến cửa sổ chiết khấu phải được coi như một đặc ân, chứ không phải là một quyền hạn. Khi một ngân hàng thương mại đến vay chiết khấu tại ngân hàng trung ương thường phải chịu 3 loại chi phí: + Lợi tức chiết khấu + Phí về việc phải làm đúng theo các điều tra của ngân hàng trung ương về khả năng thang toán của ngân hàng đến vay tại cửa sổ chết khấu. + Phí về việ rất có thể bị từ chối vay chiết khấu vì ngân hàng trung ương đang theo đuổi mộy chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm chống lạm phát. Ngoài việc sử dụng làm một công cụ để ảnh hưởng đến cơ số tiền tệvà cung ứng tiền tệ, chính sách chiết khấu còn quan trọng ở chỗ nhằm tránh khỏi những cơn hoảng loạn tài chính cho các ngân hàng thương mại. Bởi vì, tiền dự trữ bắt buộc được tức điều đến các ngân hàng nào cần thêm tiền dự trữ hơn cả. Khi đó, ngân hàng trung ương thực hiện chức năng là ngưòi cho vay cuối cùng và đó là một trong những yêu cầu cực kỳ quan trọng để tiến hành thành công chính sách tiền tệ. Nói tóm lại, chính sách chiết khấu là một công cụ rất quan trọng trong việc htực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Nó đóng vai trò không chỉ điều tiết lượng tiền cung ứng, mà còn để thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng đối với các tổ chức tín dụng và tác động đến việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư của nền kinh tế. Tuy nhiên, với công cụ này, ngân hàng trung ương thường bị động trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng. Bởi vì, ngân hàng trung ương chỉ có thể thay đổi lãi suất chiết khấu nhưng không thể bắt buộc các ngân hàng thương mại phải vay chiết khấu tại ngân hàng trung ương. 1.2.3. Nghiệp vụ thị trường mở Nghiệp vụ thị trường mở (Open Market Operaions) là hoạt đông mua bán các giấy tờ có giá trên thị trường của ngân hàng trung ương nhằm thực thi chính sách tiền tệ. Trong điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương theo cơ chế thị trường, thì nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chính sách tiền tệ quan trọng nhất vì nó là yếu tố quyết định sự thay đổi lãi suất và tiền dự trữ của các ngân hàng, nói đúng hơn, là cơ số tiền tệ (MB); vì vậy, nó là tác nhân chính làm thay đổi lượng tiền cung ứng. Nghiệp vụ thị trường mở chỉ thực sự phát huy tavs dụng khi nó được tổ chức thực hiện hoàn toàn trên cơ sở thị trường. Do đó, để nghiệp vụ thị trường mở thực sự trở thành một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ, thì các công cụ khác hiện có cũng cần phải được điều chỉnh và hạ tầng cơ sở của thị trường cần phải có sự chuyển đổi phù hợp. Thông qua mua bán các giấy tờ có giá (thường là loại ngắn hạn – tín phiếu kho bạc, trái phiếu ngân hàng trung ương) trên thị trường, ngân hàng trung ương có thể mở rộng hoặc thu hẹp lượng tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng (giả định rằng các đối tác tham gia nghiệp vụ thị trường mở là các ngân hàng có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng trung ương) và tác động một cách tốt nhất đến MB, lượng tiền cung ứng. Khi ngân hàng trung ương bán các giấy tờ có giá có nghĩa là nó hút tiền vào từ hệ thống ngân hàng. Ngược lại, khi ngân hàng trung ương thục hiện mua các giấy tờ có giá thì tức là làm tăng tiền dự trữ của hệ thống ngân hàng. Ta có thể phân biệt thành hai loại nghiệp vụ thị trường mở: + Nghiệp vụ thị trường mở chủ động nhằm thay đổi mức dự trữ và cơ số tền tệ. + Nghiệp vụ thị trường mở thụ động nhằm bù đắp lại những chuyển động của các nhân tố khác đã ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ, ví dụ như sự thay đổi tiền gửi của kho bạc tại ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, việc lựa chọn thị trường chủ động hay thụ động là tuỳ thuộc vào ngân hàng trung ương sẽ quyết định thay đổi chỉ tiêu chính sách tiền tệ hoặc chỉ tiêu duy trì nó trong từng thời kỳ nhất định. Như vậy, nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ quan trọng nhất của ngân hàng trung ương trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng, bởi những ưu thế vốn có của nó: Ngân hàng trung ương có thể kiểm soát được hoàn toàn kượng nghiệp vụ thị trường tự do. Linh hoạt và chính xác, có thể sử dụng ở bất cứ mức độ nào, điều chỉnh một lượng tiền cung ứng lớn hay nhỏ... Ngân hàng trung ương dễ dàng đảo ngược lại tình thế của mình. Thực hiện nhanh chóng, ít tốn kém về chi phí và thời gian... 1.2.4. Các công cụ khác Ngoài ba công cụ chủ yếu để điều hành chính sách tiền tệ đã nghiên cứu ở trên, thì ở các nước chưa phát triển, khi mà các công cụ chính sách tiền tệ trên được sử dụng còn nhiều hạn chế thì, trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ, các nước đó có thể sử dụng một số công cụ bổ trợ khác như: Kiểm soát hạn mức tín dụng, kiểm soát lãi suất của các ngân hàng thương mại,.... Sau đây, chúng ta cùng xem xét kỹ hơn về các công cụ đó: 1.2.4.1. Kiểm soát hạn mức tín dụng Hạn mưc tín dụng là mức dư nợ tối đa mà ngân hàng trung ương buộc các ngân hàng thương mại phải tôn trọng khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Mức dư nợ được quy định cho từng ngân hàng căn cứ vào dặc điểm kinh doanh (cơ cấu khách hàng, mưc độ rủi ro), định hướng cơ cấu kinh tế tổng thể, nhu cầu tài trợ của các đối tượng trong nền kinh tế. Khi sử dụng hạn mức tín dụng là khống chế dư nợtín dụng của các ngân hàng thương mại, từ đó quyết định đến lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế vì mỗi khoản cho vay cấu thành dư nợ tín dụng của ngân hàng thương mại thì tương đương với nó là một lượng nguồn vốn tiền gửi huy động, từ đó ảnh hưởng đến tỷ trọng vốn tín dụng so với lượng tiền cung ứng. Khi ngân hàng trung ương tăng hạn mức tín dụng sẽ dẫn đếntăng khả năng cung ứng vốn tín dụng của các ngân hàng thương mạicho nền kinh tế, tăng khả năng tạo tiền qua hệ thống ngân hàng, do đó làm tăng lượng tiền cung ứng. Ngược lại, khi ngân hàng trung ương giảm hạn mức tín dụng, khống chế khả năng cung ứng tín dụng của hệ thống ngân hàng cho nền kinh tế, do đó làm giảm lượng tiền cung ứng. Để cho hạn mức tín dụng có hiệu quả thì khi đưa ra hạn mức tín dụng bao giờ cũng phải nhỏ hơn nhu cầu vay tiền của nền kinh tế, dẫn đến khan khiếm tiền, khi đó sự thay đổi hạn mức tín dụng mới có ý nghĩa tác động vào hạn mức đồng thời tác động đến vốn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, hạn mức tín dụng nhỏ hơn nhu cầu vay của nền kinh tế là bao nhiêu còn là vấn đề cần phải xem xét. Hạn mức tín dụng được ngân hàng trung ương sử dụng như một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ, khi mà các công cụ truyền thống khác kém hiệu quả. Tuy nhiên, khống chế hạn mức tín dụng có thể làm cho lãi suất thị trường tăng lên, làm giảm cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại, làm lệch lạc cơ cấu đầu tư của các ngân hàng thương mại, làm phát sinh thị trường tài chính “ngầm” ngoài sự kiểm soát của ngân hàng trung uơng, gây khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ... 1.2.4.2. Quản lý lãi suất của các ngân hàng thương mại Khi sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệcủa ngân hàng trung ương (thị trường mở, chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng) đều có tác động đến lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế. Trong đó, đặc biệt là lãi suất chiết khấu của ngân hàng trung ương tác động mạnh đếnlãi suất cho vay của ngân hàng thương mại. Song, khi các công cụ trên hoạt động chưa có hiệu quả, thì ngân hàng trung ương có thể quy địng trực tiếp khung lãi suất hoặc trần lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại. Với các hình thức như: ấn định mức lãi suất “sàn” tối đa cho tiền gửi và lãi suất “trần” tối thiểu cho tiền vay. Ngân hàng trung ương ấn định trực tiếp mức lãi suất cho vay để các ngân hàng thương mại áp dụng cho các đối tượng cho vay. Khi ngân hàng trung ương tăng, giảm trần lãi suất cho vay thì các ngân hàng thương mại cũng phải tăng, giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. + Ưu điểm: Ngân hàng trung ương có thể tác động trực tiếp vào các dự án kinh tế nào có lợi nhuận cao nhất mới đượng vay vốn ngân hàng và như vậy có thể loại bỏ được các dự án kinh tế có lợi nhuận thấp, không có lợi. Điều kiện để thực hiện biệp pháp này có hiệu quả là ngân hàng nhà nước phải nắm trong tay các dự án đầu tư từ trước để ấn định tín dụng phù hợp. Ngoài ra, với công cụ này trong một thời gian ngắn có thể huy động được một lượng tiền gửi lớn nếu lãi suất tiền gửi cao hơn lợi nhuận kinh doanh, hoặc hạn chế việc gửi bằng tiền bằng cách quy định lãi suất thấp, buộc người có tiền phải sử dụng hình thức sinh lời khác của tiền, ví dụ như: kinh doanh bất động sản, mua trái phiếu, cổ phiếu của các xí nghiệp xản suất,..... + Nhược điểm: Nếu lãi suất ngân hàng ấn định không đúng sát với nền kinh tế thì có thể để lại những hậu quả: - Lãi suất ngân hàng quá thấp sẽ làm cho cầu tiền tệ tăng nhanh hơn dự định, các ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu này. Lãi suất ngân hàng quá cao sẽ làm cho cầu tiền tệ giảm đi, dẫn đến tình trạng đầu tư giảm, hệ thống ngân hàng sẽ không kịp điều chỉnh theo bỏ lỡ cơ hội đầu tư. Bên cạnh đó, nếu sử dụng mức lãi suất ấn định sẽ làm cho tính linh hoạt, nhạy bén của thị trường. Chương II: Quản lý và điều hành chính sách tiền tệ ở Việt nam 2.1. Chính sách tiền tệ ở Việt nam Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương là tổng hoà các giải pháp bảo đẩm ổn định dòng tiền và thị trường tiền tệ, góp phần giải quyết các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế. Tại Việt nam, trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, hệ thống ngân hàng được tổ chức theo mô hình một cấp, ngân hàng nhà nước Việt nam vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ – tín dụng, vừa thực hiện chức năng ngân hàng chuyên doanh như: ngân hàng công nghiệp, ngân hàng thương nghiệp, ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng ngoại thương, hệ thống tiết kiệm. Như vậy, trong điều kiện đó. chính sách tiền tệ chưa được coi là một chính sách độc lập trong hệ thống các chính sách vĩ mô của nhà nước. Sau Đại hội toàn quốc của Đảng cộng sản Việt nam lần thứ VI, đất nước ta bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện về mọi mặt của đời sống kinh tế – văn hoá - xã hội. Cùng với công cuộc đổi mới đó ngày 3/8/1987 Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định 218/HĐBT, cho phép ngân hàng nhà nước Việt nam tiến hành thí điểm chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán kinh doanh. Sau một thời gian thí điểm ở một số chi nhánh ngân hàng nhà nước các tỉnh, thành phố cho thấy, việc chuyển hoạt động ngân hàng Việt nam sang hạch toán kinh doanh là đúng đắn. Tiếp theo đó, ngày 26/3/1988 Hội đồng bộ trưởng ban hành Nghị định 53/HĐBT về tổ chức bộ máy ngân hàng nhà nước Việt nam, đánh đấu một bước ngoặt lớn, chuyển hệ thống ngân hàng Việt nam sang mô hình tổ chức hai cấp. Sau đó, đến ngày 24/5/1990 Nhà nước ta ban hành hai pháp lệnh về ngân hàng: “ Pháp lệnh ngân hàng nhà nước Việt nam” và “ Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính”. Đó là một bước tiến quan trọng tạo cơ sở pháp lý để đổi mới căn bản về tổ chức và hoạt động của hệ thống ngân hàng ở Việt nam, và chỉ khi đó thì chính sách tiền tệ mới trở thành một chính sách độc lập trong hệ thống các chính sách vĩ mô của nhà nước và được ngân hàng nhà nước Việt nam hoạch định và thực hiện. Để làm được điều này ngân hàng trung ương phải sử dụng mộ loạt các công cụ như: dự trữ bắt buộc, lãi suất, tỷ giá hỗi đoái, tái cấp vốn, thị trường mở... 2.1.1. Về lãi suất tín dụng Thực trạng cơ chế điều hành lãi suất ở Việt nam có thể chia thành các giai đoạn sau: Giai đoạn 1986 – 1990 Giai đoạn 1991 – 1995 Giai đoạn 1996 – 8/2000 Giai đoạn 8/ 2000 trở đi Trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ, do hậu quả của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp để lại, nền kinh tế Việt nam rơi vào tình trạng trì trệ và khủng hoảng trầm trọng. Lạm phát đã gia tăng rất cao, có những lúc ở mức 3 con số. Chính vì vậy, mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia lúc này là kìm chế, đẩy lùi và khống chế lạm phát ở mức phù hợp. Năm 1989, ngân hàng trung ương thực hiện một cơ cấu kiểm soát lãi suất tiền gửi và laic suất cho vay phức tạp, ấn địng các mức lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay cụ thể theo đối tượng, ngành nghề kinh tế và kỳ hạn vay mượn. Đây được coi là thời kỳ lãi suất âm: lãi suất tiền gửi có kỳ hạn bình quân năm 1992 là 35.1%/năm trong khi đó lãi suất cho vay bình quân là 30%/năm, cùng thời kỳ này tiền gửi của các doanh nghiệp trên tài khoản thanh toán không được tính lãi. Năm 1992, ngân hàng trung ương đã áp dụng cơ chế lãi suất trần tín dụng và sàn cho tiền gửi, nhưng vẫn được phân biệt theo kỳ hạn và loại hình khách hàng. Từ năm 1993 đến nay, ngân hàng đã bỏ hình thức lãi suất theo ngành, chỉ qui định các mức trần, sàn lãi suất theo kỳ hạn giao dịch. Cùng thời gian này, cơ chế lãi suất thoả thuận đã được thí điểm áp dụng đối với nguồn vốn hình thành do phát hành trái phiếu, kỳ phiếu. Do vậy, thời kỳ nàylãi suât thật dương, lãi suất cho vay trung bình năm 1993 – 1994 là 21%/năm và không phân biệt doanh nghiệp quốc doanh với ngoài quốc doanh, lãi suât tiền gửi tiết kiệm bình quân là 20,4%/ năm,có sự phân biệt lãi suất cùng kỳ hạn của các tổ chức thấp hơn của dân cư. Tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp được thanh toán với lãi suất 0,1%/ tháng. Với cơ chế lãi suất này thì các ngân hàng thương mại đã bắt đầu hoạt động có lãi. Bắt đầu từ 1/1/1996 ngân hàng trung ương thực thi chính sách trần lãi suất tín dụng ngắn, trung và dài hạn tối đa, các ngân hàng thương mại căn cứ vào đó quy định mức lãi suất cụ thể nhưng không được phép vuợt quá trần cho vay tối đa. Cũng từ trần lãi suất cho vay đó, các ngân hàng thương mại có thể tự ấn định mức lãi suất huy động ( ngân hầng trung ương chỉ quản lý mức chênh lệch, không điều tiết trực tiếp lãi suất tiền gửi). Năm 1998 là năm tự do hoàn toàn lãi suất tiền gửi , ngân hàng trung ương chỉ quản lý duy nhất trần lãi suất tín dụng. Trong thời gian này, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á và đặc biệt ở các quốc gia trong khu vực như: Thái lan, Malaysia. Indonexia,...Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, ngay từ đầu năm, trân lãi suất cho vay bằng đồng Việt nam (VND) được điều chỉnh tăng lên, lãi suất cho vay ngắn hạn tăng từ 1%/tháng lên 1.2%/tháng, cho vay trung và dài hạn từ1.1%/tháng lên 1.25%/tháng, mức chênh lêch lãi suất là 0.35%/tháng cũng bị huỷ bỏ. Tháng 9/1998, trần lãi suất cho vay bằng USD được điều chỉnh từ 8.5%/năm xuống 7.5%/năm. Nhìn chung, việc điều chỉnh trên là phù hợp với những biến đổi của tỷ giá và tình hình kinh tế chung, do vậy hệ thống ngân hàng thương mại vẫn đảm bảo huy động vốn cho nến kinh tế. Tổng mức huy động vốn trong năm tăng19,1% so với năm 1997 ( chiếm tỷ trọng 22,1% trong GDP), tín dụng cho nền kinh tế tăng 16,4% so với năm 1997. Nguồn huy động cho vay của hệ thống ngân hàng đều giảm sút so với năm 1997 có tác động mạnh tới sự tăng lên của lạm phát tới 9,2% và giảm sút của tốc độ tăng trưởng kinh tế ( năm 1998 là 9,2%). Bước sang năm 2000, trong những tháng đầu năm lãi suất tiền gửi ở ngân hàng vẫn ở mức thấp do các ngân hàng không có nhu cầu huy động vốn, không nhận tiền gửi vì nguồn vốn của hệ thống ngân hàng bị “đóng băng” không thể giải ngân được. Tuy nhiên, kể từ ngày 5/8/2000, theo quyết định 214/QĐ- NHNN1 của Thống đốc ngân hàng nhà nước đã chính thức thay đổi cơ chế điều hành trần lãi suất cho vay bằng cơ chế lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng đồng Việt nam và cơ chế lãi suất thị trường có sự quản lý đối với cho vay bằng đồng ngoại tệ. Theo đó đối với lãi suất cho vay bằng đồng Việt nam các tổ chức tín dụng sẽ ấn định lãi suât cho vay đối với khách hàng trên cơ sở lãi suất cơ bản do ngân hàng trung ương công bố theo nguyên tắc: lãi suất cho vay khong được phép vượt quá lãi suất cơ bản và biên độ dao động do Thống đốc ngân hàng trung ương quy định cho từng thời kỳ. Trong đó, lãi suất cơ bản được ngân hàng trung ương công bố trên cơ sỏ tham khảo mức lãi suất cho vay thương mại đối với khách hàng tốt nhất của nhốmcác tổ chức tín dụng được lựa chọn theo quyết định của Thống đốc trong từng thời kỳ, còn biên độ dao động được công bố hàng tháng trong trường hợp cần thiết, ngân hàng trung ương sẽ công bố điều chỉnh kịp thời. Đối với lãi suất cho vay bằng đồng USD các tổ chức tín dụng sẽ ấn định mức lãi suất cho vay theo nguyên tắc lãi suất cho vay không vượt quá lãi suất USD trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng Singapore (SIBOR)kỳ hạn ba tháng đối vốich vay ngắn hạn, kỳ hạn sáu tháng đối với cho vay trung và dài hạn tại thời điểm cho vay và biên độ do Thống đốc quy định từng thời kỳ. Như vậy, với việc ban hành cơ chế điều hànhlãi suất mới này thì ngân hàng trung ương đã dần hướng các tổ chức tín dụng hình thành lãi suất hoạt động cho mình một cách dễ dàng hơn và tạo tiền đề vững chắc quan trọng cho quá trình tự do hoá lãi suất ở Việt nam. 2.1.2. Về dự trữ bắt buộc Dự trữ bắt buộc được áp dụng trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt nam qua hai giai đoạn chủ yếu sau: Giai đoạn từ 3/1991 – 9/1995 Giai đoạn 9/1995 trở đi Năm 1990 trong điều 45 của Pháp lệnh ngân hàng quy định: Ngân hàng nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp nhất là 10% và cao nhất là 35% trên toàn bộ các tổ chức tín dụng. Trong trường hợp cần thiết hội đồng quản trị ngân hàng trung ươngquyết định tăng tỷ lệ dự trữ lên 35% và ngân hàng trung ương trả lãi cho mức tăng đó. Năm 1991, dự trữ bắt buộc được thực hiện như một công cụ chủ yếu để điều hành chính sách tiền tệ. Để thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, dự trữ bắt buộc được quy định đối với tất cả các loại tiền gửi của các tổ chức tín dụng. Năm 1994, tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi không kỳ hạn là 13%, có kỳ hạn là 7% và sau đó là 8%. Kể từ khi ban hành Quyết định 260/QĐ- NHNN1 ngày 19/9/1995 mức dự trữ bắt buộc được tính chung cho tất cả các koại tiền gửi không phân biệt tiền gửi không kỳ hạn hay có kỳ hạn dưới 12 tháng. Ngân hàng nhà nước thông nhất tỷ lệ dự trứ bắt buộc là 10%, đồng thời thay đổi lại cơ cấu dự trữ bắt buộc: tiền gửi dự trữ bắt buộc ở ngân hàng nhà nước được tập hợp lại thành một tài khoản tiền gửi từ hai tài khoản dự trữ vàthanh toán trước đây; tiền gửi dự trữ vượt quá được trả lãi 0.1%/tháng. Đồng thời ngân hàng nhà nước cũng áp dụng mức phạt vi phạm dự trữ bắt buộc tương đương lãi suất cho vay cao nhất. Như vậy, với những quy định này thì các ngân hàng thương mại đã trở lên chủ động, tự giác hơn trong việc điều chỉnh dự trữ phù hợp với nhu cầu thanh toán của mình, cung tiền được kiểm soát chặt chẽ hơn, góp phần kiềm chế lạm phát. Nếu so sách các lần tăng giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc với các mức lạm phát và lãi suất qua các năm ta thấy, thời kỳ có lạm phát cao hay lãi suất cao cũng là lúc tỷ lệ dự trữ bắt buộc được quy định ở mức cao, điều này cho thấy đã có sự phối hợp vận dụng các công cụ khác của chính sách tiền tệ trong điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước.Điều này rất dễ nhận thấy trong diễn biến của tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong năm 1999, đay là năm mà Chính phủ mở rộng tiền tệ để thực hiện kích cầu, lãi suất trần điều chỉnh giảm bốn lần thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng giảm ba lần. Cụ thể, qua ba lần điều chỉnh đó tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm từ 10% xuống còn 5% và chỉ tính cho các loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng. Đồng thời từ 3/1999 một số tổ chức tín dụng như: ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân trung ương và địa phương... phải duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 5% giảm xuống còn 1% vào tháng 7/1999. Mặt khác cơ cấu tiền gửi dự trữ bắt buộc được quy định lại, phải duy trì toàn bộ trên tài khoản tại ngân hàng nhà nước. Việc điều chỉnh này góp phần hiệu quả điều tiết chặt chẽ hơn mức cung tiền . Năm 1999 tổng phương tiện thanh toán khoảng 19 – 29%, góp phần thực hiện chuơng trình kích cầu của Chính phủ. Như vậy, kể từ khi đưa vào thực hiện, công cụ dự trữ bắt buộc đã không ngừng được hoàn thiện, góp phần giúp ngân hàng nhà nước kiểm soát tốt hơn tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, nhằm thực hiện tốt chính sách tiền tệ. 2.1.3. Về tái cấp vốn Trong giai đoạn trước 3/1997, ngân hàng nhà nước quy định lãi suất tái cấp vốn theo một tỷ lệ phần trăm của lãi suất cho vay trên từng khế ước xin tái cấp vốn, điều này có nghĩa là lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại xác định mức lãi suất tái cấp vốn, hoàn toàn ngược với bản chất của lãi suất tái cấp vốn – là mức lãi suất chỉ đạo trên thị trường. Do đó lãi suất tái cấp vốn mang tính bị động, lãi suất tái cấp vốn có sự khác nhau giữa các ngân hàng. Tuy nhiên, trong giai đoạn này do nền kinh tế Việt nam chưa phát triển nên chưa có đủ các phương tiện, mặt hàng để thực hiện tái chiết khấu như: thương phiếu, hối phiếu... Việc tái chiết khấu chỉ thực hiện chủ yếu dựa trên các căn cứ chứng từ do ngân hàng thương mại đã cho vay nhưng chưa đến hạn trả nợ. Bên cạnh đó, ngân hàng nhà nước còn thực hiện các phương thức cho vay bù đắp thiếu hụt nguồn vốn theo từng đề án cho các ngân hàng. Kể từ tháng 3/1997, cùng với việc hoàn thành cơ chế lãi suất, lãi suất tái cấp vốn được xác định một cách độc lập, tái cấp vốn thực sự trở thành một công cụ tiền tệ được ngân hàng nhà nước quan tẩmtong việc điều tiết cung ứng tiền tệ. Từ 10/1994 – 6/1997, ngân hàng nhà nước ấn định lãi suất tái cấp vốn bằng 100% lãi suất cho vay trên hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại, riêng ngân hàng nông thôn áp dụng 90%. Bước sang năm 1999, nền kinh tế có nhiều nguy có rơi vào tình trạng thiểu phát, sản xuất – kinh doanh gặp nhiều khó khăn,.. ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng. Công cụ tái cấp vốn được điều hành linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. 2.1.4. Về tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là một công cụ điều hành chính sách tiền tệ, do ngân hàng trung ương điều hành theo định hướng của Đảng, nghị quyết của Quốc hội, chủ trương của Chính phủ nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách này. Việc điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt nam có một số điểm đáng lưu ý sau: Từ cuối năm 1998 trở về trước, cơ chế điều hành tỷ giá như sau: Hằng ngày ngân hàng nhà nước công bố tỷ giá chính thức, các ngân hàng thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ chủ động quy địng tỷ giá mua bán, trao đổi cụ thể của mình trong biên độ 5%, 7%, 10% so với tỷ giá chính thức của ngân hàng nhà nước. Song từ đầu năm 1999, ngân hàng nhà nước đã chính thức bỏ cơ chế điều hành tỷ giá theo kiểu bao cấp trước đây, tức là chỉ công bố tỷ giá giao dịch bình quân hằng ngày trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, thay vì công bố tỷ gá chính thức như trước đây, các ngân hàng thương mại chủ động quy định tỷ giá theo biên độ quy định trên cơ sở tỷ giá do ngân hàng nhà nước công bố. Tuy vậy, biên độ quy định tỷ giá các ngân hàng thương mại được giao dịch cũng thay đổi không ngừng. Nếu như trong giai đoạn đầu 1999 – 2000, khi mới thực hiện cơ chế này, ngân hàng nhà nước còn quy định quá chi tiết các mức biên độ và biên độ quá hẹp, được coi là vẫn can thiệp quá sâu vào công việc kinh doanh của các ngân hàng thương mại, thì sau này nó cũng dần dần được chỉnh sửa theo hướng nới rộng hơn và ít kỳ hạn chi tiết hơn. 2.1.5. Về nghiệp vụ thị trường mở Với các quốc gia phát triển đã từng sử dụng các công cụ để điều chỉnh cơ số tiền và tạo ra những biến động trong cung ứng tiền thì nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ tuyệt vời nhất, có vai trò quyết định quan trọng nhất trong số các công cụ được sử dụng. Tại Việt nam ngày 12/7/2000, nghiệp vụ thị trường mở do ngân hàng nhà nước chủ trì đã mở phiên giao dịch dấu tiên, đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước. Trong thời gian vừa qua, việc điều hành đã diễn ra theo đúng quy định và luôn bám sát tình hình thực tế diễn biến của thị trường tiền tệ, từ đó đưa ra những quyết định về hình thức cũng như khối lượng và thời gian giao dịch. Nghiệp vụ thị trường mở đã vận hành một cách nhịp nhàng và đạt được những mục tiêu đề ra. Ngân hàng nhà nước bước đầu đã sử dụng thành công một công cụ mới trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Sau hơn một năm hoạt động, tính đến cuối năm 2001, thị trường mở đã có 21 thành viên, trong đó có 4 thành viên ngân hàng thương mại quốc doanh, 10 ngân hàng thương mại cổ phần , 4 chi nhánh ngân hàng nước ngoài,1 ngân hàng liên doanh, quỹ tín dụng TW, 1 công ty tài chính. Số lượng thành viên chưa nhiều do một số ngân hàng đang trong giai đoạn thăm dò tình hình hoạt động của thị trường, đồng thời do hàng hoá giao dịch trên thị trường moẻ hiện tại chỉ có tín phiếu kho bạc và tín phiếu ngân hàng nhà nước, mà những hàng hóa này do một số ít ngân hàng nắm giữ. Trong số 21 thành viên kể trên thì chỉ có 4 ngân hàng thương mại quốc doanh thường xuyên giao dịch, do các ngân hàng này nắm hơn 70% lưọng hàng hoá chính thức đủ điều kiện giao dịch trên thị trường mở. Trong những tháng cuối năm 2000, bình quân 10 ngày ngân hàng nhà nước tổ chức một phiên giao dịch thị trường mở và chủ yếu là áp dụng phương pháp đấu thầu lãi suất, chỉ duy nhất có 4 phiên đầu tiên là áp dụng phương thức đấu thầu khối lượng. Lãi suất đăng ký dao động trong khoảng 4.00%/năm đến 5.58%/năm. Nhìn chung, lãi suất này đã phản ánh được diễn biến tình hình lãi suất của thi trường, bởi vì trong phương thức đấu thầu lãi suất ngân hàng nhà nước đã không quy đinh lãi suất chỉ đạo khi xét thầu. Trong tháng8/2000, do lượng vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng có xu hướng dư thừa nên ngân hàng nhà nước đã tiến hành bán tín phiếu NHNN nhằmthu hút nguồn vốn này, đồng thời từ đó có thẻ tạo thêm hàng hoá cho hoạt động nghiệp vụ của thị trường mở và cũng giúp cho các tổ chức tín dụng có điều kiện tậo dượttham gia đầy đủ vào các hình thức giao dịch của nghiệp vụ thị trường mở. Trong 3 phiên liên tiếp của tháng 8/2000, NHNN đã bán hẳn 550 tỷ đồng, đạt kêt quả 100% so với dự kiến. Từ tháng 9 đến cuối tháng 12/2000, do có sự hạn chế của NHNN ở của sổ chiết khấu (có thể đây là hình thức hỗ trợ cho sự vận hành nghiệp vụ thị trường mở mới ra đời) và nhu cầu tín dụng của đồng Việt nam tăng nhanh (do vay ngoại tệchịu rủi ro lớn bởi vì tỷ giá chịu sức ép tăng cao), trong khi huy động tiền gửi tăng chậm ( có sự chuyển dịch cơ cấu huy động giữa nội tệ và ngoại tệ do kãi suất huy động ngoại tệ tăng) dẫn đến khan hiếm vốn khả dụng trong các tổ chức tín dụng, NHNN đã sử dụng giao dịch đảo chiều, mua giấy tờ có giá trong suốt 14 phiên liên tiếp với doanh số là 1353,5 tỷ đồng. Để góp phần tác động có hiệu quả vào tình hình vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đầu năm 2001, Ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở quyêt định tiến hành giao dịch thường xuyên hành tuần vào ngày thứ tư, tưg đó giúp cho các thành viên chủ động theo dõi , nắm bắt kịp thời thông tin thị trường. Từ 10/1 đến 15/2/2001, lưọng vốn khả dụng tiếp tục thiếu mạnh do nhu cầu tiền mặt tăng ( cũng có thể do nguyên nhân Tết nguyên đán), NHNN tiếp tục tiến hành mua vào các giấy tờ có giá, chủ yếu là mua kỳ hạn do tính đến yếu tố lượng vốn khả dụng có thể tăng lên sau Tết. Từ 21/2 đến 14/3/2001, lượng vốn khả dụng có lượng vốn dư thừa, để rút bớt phương tiện thanh toán khỏi hệ thống tổ chức tín dụng, NHNN thực hiện bán hẳn lượng giấy tờ có giá với giá trị là 470 tỷ đồng. Từ 23/3 đến 30/5/2001, do nhu cầu vốn khả dụng tăng, NHNN tổ chức các phiên giao dịch trên thị trường mở với mục tiêu cung ứng thêm phương tiện thanh toán, đẫ thực hiện mua có kỳ hạn giấy tờ có giá với tổng giá trị đạt 745 tỷ đồng. Duy chỉ có một phiên giao dịch ngày 11/4/2002 do lỗi từ phía các tổ chức tín dụng bỏ thầu không hợp lệ, nên không có tổ chức nào trúng thầu, mặc dù vẫn có nhu cầu về vốn khả dụng. Hai phiên giao dịch tiếp theo NHNN thực hiện giao dịch mua hẳn, với tổng khối lượng trúng thầu đạt 60 tỷ đồng. Từ 20/6 đến 31/10/2001, NHNN lại tiến hành mua có kỳ hạn tín phiếu ( với kỳ hạn 15 – 30 ngày), tổng giá trị đạt 2308.81 tỷ đồng. Trong tháng 11/2001, do lượng vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng vẫn ở mức cao, nên 4 phiên giao dịch liên tiếp không có thành viên nào tham gia giao dịch. Đến đầu tháng 12/2001, lần đầu tiên kể từ khi khai trương, NHNN tiến hành bán tín phiếu có kỳ hạn 1 tháng. Hai phiên giao dịch đầu tháng, khối lượng chào thầu là 250 tỷ đồng nhưng khối lượng trúng thầu chỉ đạt 150 tỷ đồng. Trong năm 2002, tính đến ngày 5/9, NHNN đã tổ chức 52 phiên giao dịch. Một điểm đáng chú ý là từ tháng 5/2002, Ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở quyết định tổ chức thường xuyên hai phiên giao dịch một tuần vaog ngày thứ ba và ngày thứ năm. Trong 52 phiên giao dịch đó, có 9 phiên thực hiện bán hẳn, với tổng khối lượng trúng thầu đạt 900 tỷ đồng trong tổng số 2500 tỷ đồng dự kiến bán. Trong số 43 phiên giao dịch mua , có 20 phiên không có tổ chức tín dụng nào trúng thầu, dặc biệt là trong khoảng thời gian từ 20/6 đến 15/8. Điều này cho thấy các tổ chức tín dụng không lo ngại về nguồn vốn VND ngắn hạn để đảm bảo khả năng chi trả. Tổng khối lượng trúng thầu của các phiên giao dịch mua có kỳ hạn từ đầu năm đến 5/9/2002 là 5771.53 tỷ đồng. Như vậy, kể từ khi khai trương đén ngày 5/9/2002, NHNN đã tổ chức được 118 phiên giao dịch thị trường mở, với tổng khối lượng trúng thầu đạt 7671.53 tỷ đồng. Lãi suất hình thành trên thị trường đãbám sát lãi suất của các tổ chức tín dụng. Đặc biệt, với việc cung ứng vốn thông qua nghiệp vụ thị trường mở, đã góp phần thực hiện tích cực chủ trương kích cầu của Thủ tướng Chính phủ. 2.2. Những định hướng quản lý và điều hành chính sách tiền tệ ở Việt nam Bước sang thế kỷ 21, sau hơn 15 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã dần đi vào ổn định và có những bước phát triển mạnh mẽ. Quá trình hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế tạo cho nền kinh tế Việt nam rất nhiều cơ hội thuận lợi và tốt đẹp đẻ xây dựng đất nước.Chúng ta đã có quan hệ và tham gia nhiều diễn đàn hợp tác như: WTO, AFTA, IFM, WB, ADB,... đặc biệt trong năm 2002 Hiệp định thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực. Việt nam nằm trong khu vực Đông nam á - một trong những khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới, sau cuộc khủng tài chính 1997, đang có sự phục hồi và phát triển. Bên cạnh đó, Việt nam có biên giới sát với Trung Quốc – một điểm sáng của kinh tế thế giới năm 2002... Như vậy, với rất nhiều cơ hội và thách thức trên, thì việc tìm ra được định hướng cho sự phát triển của chính sách tiền tệ ở Việt nam là một việc rất đáng lưu tâm: Định hướng trong vân hành chính sách tiền tệ là kiên trì mục tiêu ổn định sức mua, giá trị thực tế của VND mà trọng tâm là kiềm chế vững chắc lạm phát ở mức thấp. Trong kỷ nguyên toàn cầu hoá thỉ tỷ giá không được xác định là mục tiêu cơ bản bởi nó phụ thuộc nhiều vào các yếu tố ngoại sinh. Trong việc điều hành, chấp nhận sự linh hoạt lớn hơn của tỷ giá là yêu cầu khách quan trong bối cảnh mới, song việc điều chỉnh lại cần hướng tới sự ổn định tương đối; đồng thời tạo điều kiện cho hệ thống tỷ giá bắt kịp được với hệ thống tỷ giá hối đoái quốc tế. Thực thi chính sách đồng tiền vững mạnh; chú trọng củng cố nâng cao uy tín của VND ở tầm quốc gia va khu vực. Định hướng này xuất phát từ mục tiêu tổng quát và các luận chứng của nó là: Lợi thế hơn hẳn của đồng tiền vững mạnh, uy tín cao so với đồng tiền bất ổn trong khuyến khích tích luỹ, đấu tư dài hạn trong nước, tạo ra tấm lá chắn vô hình đối với sự lây lan của các cuộc khủng hoảng khu vực trong bối cảnh toàn cầu, tư nhân hoá. Đồng tiền vững mạnh có uy tín, cùng mức lạm phát ổn định ở mức thấp trở thành hạt nhân bền vững có chiều sâu của lĩnh vực tài chính – tiền tệ; là tiền đề cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững, hiệu quả; phát triển thị trường tài chính lành mạnh; đồnh thời là điều kiện tiên quyết để đồng bộ thực hiện các chức năng của tiền tệ, nhất là chức năng thanh toán, phương tiện cất trữ và dễ trở thành đồng tiền chuyển đổi một cách tự nhiên. Việc hoạch định và phối hợp chính sách tài chính, tiền tệ phải xuất phát từ nhận thức đầy đủ tần quan trọng đặc biệt củađồng tiền vũng mạnh, có uy tín cao trong phát triển kinh tế – xã hội bền vững, phải tạo cơ sở vững chắccho việc duy tri, củng cố uy tín của đồng tiền quốc gia. Thực tiễn những năm 1980 đã cho chúng ta thấy cái giá phải trả cho sự rối loạn tiền tệ là quá đắt và khủng khiếp. Phát triển hệ thống ngân hàng thương mại đa năng, quy mô vừa và lớn; đưa trình độ kỹ thuật, công nghệ ngân hàng nước ta đuổi kịp các nước tiên tiến trong khu vực Đây là xu thế chung của thế giới (sáp nhập hình thành ngân hàng quy mô lớn), hơn nữa ngân hàng đa năng, tiềm lực mạnh có ưu thế trong cạnh tranh, trong huy động, phân bố vốn và có sức chịu đựng lớn hơn trong các tình huống bất ổn Hiện đại hoá công nghệ và hệ thống ngân hàng vừa là yêu cầu nội tại, vừa là yêu cầu bức xúc của sự phát triển và hội nhập kinh tế. Trong thời gian tới cần kết hợp quá trình kiện toàn, lành mạnh hoá, tăng cường tiềm lực tài chính với việc đẩy mạnh quá trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Hội nhập tiền tệ - ngân hàng theo phương thức tiên tiến gắn liền với tăng cường đảm bảo vững chắc an ninh tài chính tiền tệ trên mỗi bước phát triển. Định hướng này xuất phát từ: Xác định hội nhập, mở cửa kinh tế là phương thức để phát triển, chứ không phải là mục đích tự thân. Hình thưc tiên tiến phù hợp với quan điểm đổi mưói kinh tế, sức chịu đựng, kinh nghiệm quản lý kinh tế vĩ mô, vi mô trong hệ thống tiền tệ – ngân hàng và tránh cho hệ thống tài chính nước ta những cú sốc đột biến quy mô lớn. Đảm bảo an ninh tài chính – tiền tệ là yêu cầu tối quan trọng trong phát triển và hội nhập kinh tế. Để tăng cường và đảm bảo an ninh tài chính, đòi hỏi: Đánh giá đúng năng lực hội nhập trên các phương diên khuông khổ pháp lý, súc chịu đựng cử hệ thống ngân hàng, năng lực quản lý, giám sát từ phía nhà nước... từ đó có kế hoạch điều chỉnh, xác định lộ trình, bước đi thích hợp. Phân tích đúng đắn tình hình tài chính - tiền tệ trong nước và quốc tế; nắm chắc cơ chế, phương thức tấn công, lũnh đoạn của các thế lực đấu cơ, từ đó có đối sách, cơ chế phònh ngự thích hợp. Duy trì hành lang an toàn tài chính trong hội nhập ( cơ cấu dự trữ hợp lý, qui mô dự trữ tối thiểu 3 - 4 tháng nhập khẩu, hợp lý là 5 – 7 tháng nhập khẩu; quản lý chắc các luồng vốn vào ra, nhất là vốn ngắn hạn và nợ nước ngoài) Xây dựng các tiêu thức đánh giá an ninh tiền tệ; tăng cường và hoàn thiện công tác phân tích, dự báo tiền tệ – ngân hàng. Phần kết luận Sau một quá trình nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu đề tài này, chúng ta thấy rằng chính sách tiền tệ là một vấn đề rộng lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Thực tế ở Việt nam sau hơn 15 năm đổi mới, chúng ta đã có những bước tiến đáng trân trọng trong việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, trong quá trình đó, chúng ta cũng để lại không ít những hạn chế như thiếu tính đồng bộ, thiếu tính mềm dẻo, linh hoạt càn thiêt để đáp ứng cho yêu cầu thay đổi nhanh chónh của nền kinh tế thị trường. Do vậy, để có thểthực hiện được mục tiêu CNH – HDH đất nước, hội nhập kinh tế thế giới thì việc nghiên cứu, học tập tìm hiểu về chính sách tiền tệ phải được coi là cả một quá trình lâu dài và cần được tiếp tục phát triển. Cuối cùng, cho phép tôi một lần nữa cảm ơn các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề án này./. Danh mục tài liệu tham khảo Frederic Mishkin, Tiền tệ, ngân hàng & thị trường tài chính, Nxb Khoa học – Kỹ thuật, 2001. Luật Ngân hàng nhà nước Việt nam, Nxb Chính trị quốc gia TS Nguyễn Hữu Tài, Giáo trình lý thuyết tài chính – tiền tệ, Nxb Thống kê Hà nội, 2002 Tiền tệ và ngân hàng, PGS Lê Văn Tề, Nxb TPHCM,1998 Tạp chí Thị trường Tài chính – Tiền tệ, Số 5+8/2001, 3/2002 Tạp chí Ngân hàng Số 1+2/2002, Số chuyên đề năm 2002 Mục lục Trang Lời cảm ơn Sự hoàn thành của đề án này là kết quả của sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế quốc dân và khoa Ngân hàng - Tài chính. Đặc biệt, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Thị Minh Huệ, người trực tiếp giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Sinh viên Phạm Quang Thắng Lớp TCDN 42 a

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35427.doc
Tài liệu liên quan