Đề án Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

Xác định và thực hiện phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá là vấn đề mang tính chiến lược trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước. Xu thế phát triển của nước ta trong quá trình chuyển dịch là giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp , thương mại – dịch vụ. Trong những năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trước đây mặc dù có những sai lầm, thiếu sót, song chúng ta đạt được một số thành tựu đáng kể. Một số công trình đã được xây dựng và phát huy tác dụng, chúng ta phải rút kinh nghiệm của thời kỳ trước, rút kinh nghiệm từ những sai lầm, thiếu sót để bổ sung, phát triển nhận thức, đề những bước đi giải pháp thích hợp. Chúng ta phải học hỏi kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành trong thời kỳ công nghiệp hoá ở một số nền kinh tế được coi là thành công ở khu vực châu á vốn gần gũi và có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, bao gồm Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Malãyia. Trong hoàn cảnh mới, chúng ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, đa phương hoá đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả, tranh thủ vốn công nghệ và thị trường Quốc Tế để tiến hành chuyển dịch.

doc33 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1813 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p bắt đầu rất sớm, song khi bước vào cách mạng công nghiệp giai cấp tư sản đã phải dùng bạo lực để trợ giúp nhằm tăng cường quy mô và nhịp độ của cách mạng nông nghiệp. Sự kiện này đã đẩy cuộc cách mạng nông nghiệp Anh đến chỗ rất triệt để, giúp nước Anh trở thành nước đầu tiên trở thành nước hoàn thành cách mạng công nghiệp. Trên phương diện trang bị kỹ thuật cho sản xuất sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong mô hình công nghiệp hoấ kiểu cổ điển diễn ra theo trình tự là, công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, giao thông vận tải, và bưu điện, nông nghiệp và cuối cùng là dịch vụ liu thông. Điển hình như ở Anh. Cuộc cách mạng công nghiệp đã khởi đầu bằng công nghiệp dệt, trước hết cuộc cách mạng về kỹ thuật sản xuất trên máy công tác, sau đó lan truyền sang máy truyền lực và máy phát lực. Những thay đổi liên tục đó kết hợp với những thành tựu nhảy vọt trong khoa học cơ học động lực học đã thúc đẩy sự ra đời trong lĩnh vực công nghiệp nặng, là ngành sản xuất ra các tư liệu sản xuất. Cùng lúc đó sự phát triển của ngành giao thông vận tải đã góp phần thúc đẩy công nghiệp nặng chiếm ưu thế so với công nghiệp nhẹ. Chính tại thời điểm này cuộc cách mạng xem như cơ bản hoàn thành. Do tuân thủ trình tự trang bị kỹ thuật trên, công cuộc công nghiệp hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đã diễn ra một cách từ từ, tiệm tiến và phải kéo dài hàng trăm năm. Sự gia tăng kiểu tiệm tiến của công nghiệp làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu diễn ra từ từ. Diễn biến của quá trình theo kiểu cổ điển không gây ra những mất cân đối trầm trọng và áp lực tích luỹ vốn không quá lớn. Như vậy sự chuyển dịch cơ cấu ngành của mô hình công nghiệp hoá kiểu cổ điển diễn ra “như một quá trình lịch sử tự nhiên” để lại “ chuẩn mức ” cho những nước đi sau trong sự nghiệp công nghiệp hoá. Ngày nay, những điều kiện giàng buộc quá trình công nghiệp hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã có những thay đổi căn bản nên không nhất thiết phải lập lại mô hình cổ điển. Song, tuyệt nhiên không phải vì vậy mà có thể tiến hành những bước đi tuỳ tiện trong việc chuyển dịch cơ cấu. 3.2. Mô hình công nghiệp hoá theo cơ chế kế hoạch hoá tập chung. Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành kiểu kế hoạch hoá tập chung được khởi đầu ở liên xô và sau đó, ở hàng loạt nước Xã Hội Chủ Nghĩa sau những thập niên sau triến tranh thế giới thứ hai. Có những đặc trưng là. Tập chung ưu tiên cao độ cho công nghiệp nặng ngay trong giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hoá. Ngay trong kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1927-1932), tổng đầu tư cho công nghiệp nhóm A cuẩ liên xô chiếm tới 78% vốn đầu tư cho công nghiệp. Tỷ trọng đầu tư cho công nghiệp nặng trong tổng đầu tư công nghiệp của các nước XHCN Đông âu trong những năm 1950-1960 dao động từ 70%-90% ở việt nam trức 1985 ở mức 70%. Sự ưu tiên phát triển công nghiệp nặng ngay trong giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hoá dựa trên những đánh giá về điều kiện cần và đủ như sau. - Về mặt thực tiễn: Chỉ có xây dựng một ngành công nghiệp nặng hiện đại mới bảo đảm được một nền kinh tế độc lập tự chủ, chống lại mọi hình thức nô dịch của chủ nghĩa thực dân còn ở bên trong, đó là cơ sở duy trì sự.hậu, đuổi kịp trình độ của thế giới. - Cùng với điều kiện cần trên., đánh giá về điều kiện đủ dựa trên những cơ sở quan trọng nhất là chế độ công hữu XHCN cho phép nhà nước thâu tóm mọi quyền lực kinh tế và khoa học kỹ thuật và trực tiếp điều hành công cuộc công nghiệp hoá theo cơ cấu kinh tế định sẵn theo kế hoạch. Các chi tiêu hiện vật được xem như là cơ sở quan trọng nhất của việc duy trì tính cân đối giữa các ngành của quá trình công nghiệp hoá. Đây là thuộc tính riêng có gắn liền với thể chế của mô hình công nghiệp hoá này. Từ điểm suất phát là chế độ công hữu, các quan hệ thị trường, đặc biệt là thước đo thông qua giá trị, bị gạt ra khỏi quá trình kế hoạch hoá. các quan hệ giá trị chỉ có ý nghĩa kế toán hỗ trợ chứ không được xem là căn cứ đề ra quyết định phân bổ nguồn lực. Chính vì thế chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của cơ cấu ngành thiếu đi thước đo khách quan và chắc chắn là quan trọng nhất trong việc ra quyết định phân bổ nguồn lực. Quá trình công nghiệp hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế được đẩy nhanh bằng cách áp dụng nhiều biện pháp phi kinh tế. Quá trình công nghiệp hoá theo mô hình công nghiệp hoá tập chung đã đưa đến kết quả là: Trong giai đoạn đầu tiên công nghiệp tăng trưởng và tốc độ hết sức nhanh tróng, cơ cấu kinh tế thay đổi mạnh mẽ. ở một số nước tỷ trọng của công nghiệp đã vượt qua nông nghiệp. Còn ở một số nước kém phát triển hơn khác thì hiện trạng cơ cấu kinh tế đã được cải thiện căn bản so với thời kỳ thuộc địa trước đó. Song điều đáng tiếc là những kết quả tăng trưởng công nghiệp, những thay đổi cơ cấu nêu trên đã không trở thành hình mẫu đáng mong muốn về tăng trưởng liên tục và lâu bền. Cuộc khủng hoảng có tính chất hệ thống đã dẫn đến sự xụp đổ của liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa đông âu cũng như cuộc cải cách toàn diện ở một số nước khác từ cuối thập kỷ 1980 chứng tỏ mô hình công nghiệp hoá kiểu kế hoạch hoá tập chung đã thất bại. Đồng ý rằng sự đổ vỡ có nguồn gốc sâu xa từ cơ chế như sự phân tích trong nhiều sách báo kinh tế đã đề cập tới, song ở đây trong phạm vi có liên quan trực tiếp tới vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cần thấy rằng những tiền đề cho sự ra đời sớm và duy trì tốc độ tăng trưởng cao của công nghiêpi nói chung, công nghiêpi nặng nói riêng không được bảo đảm. 3.3. Mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu của một số nước công nghiệp mới –NIC. Về mặt lý thuyết mô hình này dựa trên những xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế dưới tác động của khoa học – kỹ thuật và lựa chọn một cơ cấu kinh tế không cân đối để hình thành các cực tăng trưởng dựa trên những lợi thế so sánh trong quan hệ ngoại thương. Cách tiếp cận cơ cấu kinh tế trong mô hình công nghiệp hoá này có một số đặc trưng là. Quá trình công nghiệp hoá được bắt đầu từ việc tập chung khai thác các thế mạnh của nền kinh tế, tạo ra những lĩnh vực phát triển có lợi thế so sánh trên thị trường thế giới. Đối với các nước chậm phát triển những thế mạnh khả dĩ là nguồn lao động rồi rào giá rẻ, tài nguyên khoáng sản và nông sản. Đối với các nước trong nhóm NIC thì sự phát triển hướng vào những ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, điện tử dân dụng. Trong khi đó một số nước khác như Malayxia và Thái Lan lại khởi đầu với các sản phẩm nông nghiệp, khai thác khoáng sản. Chính sách hướng vễ xuất khẩu đặt trọng tâm phát triển vào những lĩnh vực có lợi thế so sánh trên thị trường quốc tế và sản xuất những sản phẩm mà thị trường thế giới cần, tức là hướng tới một cơ cấu kinh tế không cân đối. Toàn bộ chính sách chủ yếu nhằm khuyến khích xuất khẩu đèu dựa trên nguyên lý chung là đảm bảo cho các nhà sản xuất có lợi hơn nếu bán sản phẩm của mình ra nước ngoài. Những biện pháp khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu bao gồm hai loại cơ bản là: Nhà nước trực tiếp tác động bằng cách đưa ra danh mục các mặt hàng ưu tiên . Được giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu, hoặc trực tiếp trợ cấp cho các loạt hàng hoá phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. Nhà nước gián tiếp can thiệp qua các công cụ tài chính tiền tệ. Tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất hướng ra thị trường thế giới. Với những chính sách nêu trên thực tiễn mấy chục năm gần đây cho thấy rằng những quốc gia đi theo mô hình hướng về xuất khẩu đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế và thay đổi cơ cấu hết sức nhanh tróng. 4. Kinh ngiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong thời kỳ công nghiệp hoá ở một số nước. 4.1. Kinh ngiệm của Nhật Bản. Trong hơn 100 năm của quá trình phát triển tại Nhật Bản. Giai đoạn 1955-1973 là một thời kỳ đặc biệt kinh tế kinh tế bình quân mỗi năm tăng 10% và thành quả này kéo dài gần 20 năm các nhà kinh tế gọi đó là giai đoạn thần kỳ. Trước khi bước vào giai đoạn phát triển cao độ này Nhật Bản trực diện với một tình huống rất quốc tế rất giống Việt Nam và có thành tựu trên là: Nhật Bản có sự gia tăng nguồn vốn nhanh chóng. Vào thời kỳ này Nhật Bản đã duy trì được tỷ lệ tích luỹ vốn cao và có xu hướng tăng lên. Năm 1955 tích luỹ vốn so với tổng sản phẩm xã hội là 21,8%, 1968 là 39,7%. Tỷ lệ tích luỹ tư bản cố định trong tổng sản phẩm xã hội bình quân từ 1955 đến 1968 là 29,2%, lớn hơn 2 lần của Mỹ và gần bằng 2 lần của Anh. Có tỷ lệ tích luỹ vốn cao như trên là nhờ. Duy trì mức tiền lương thấp. Trong khi mức năng suất lao động của Nhật Bản tăng rất nhanh thì tiền lương của công nhân Nhật Bản lại thấp so với các nước tư bản phát triển. Lợi dụng được khối lượng lớn tiền tiết kiệm của dân chúng vào kinh doanh. Chi phí quân sự thấp, Nhật Bản không được phép có lực lượng vũ trang, trừ quân đội phòng vệ. Nguồn vốn nước ngoài: Nhật Bản được những nguồn vốn lớn của nước ngoài đổ vào. Chủ yếu từ Mỹ. Ngoài ra Nhật Bản còn hạn chế gắt gao về phúc lợi xã hội. Đa dạng hoá cơ cấu sản xuất. Có sự thay đổi vị trí giữa công nghiệp và nông nghiệp, những ngành công nghiệp nặng cơ bản dần chiếm ưu thế và dần dần công nghiệp đã chiếm vị trí áp đaỏ trong những ngành sản xuất bằng kỹ thuật hiện đại nhất, có năng xuất cao từ năm 1955 đến năm 1968, tỷ trọng lao động công nghiệp chế tạo luôn tăng 4,5 lần, đầu thập kỷ 70. Nhật Bản dẫn đầu thế giới về sản lượng tàu biển, máy ảnh, máy thu thanh, ti vi... Đẩy mạnh công tác ứng dụng và ngiên cứu khoa học – kỹ thuật Nhật Bản tăng cường nhập khẩu các bằng phát minh sáng chế chủ yếu từ các nước công nghiệp phát triển.Về số lượng bằng phát minh nhập khẩu, Nhật Bản đứng đầu thế giới: Từ năm 1950 đến năm 1969. Nhật Bản nhập 11606 bằng phát minh với tổng chi phí là 6 tỷ USD. Năm 1970 so với năm 1956, chi phí nhập kỹ thuật tăng 13 lần.Vì vậy những ngành này chẳng những phát triển nhanh về sản lượng mà còn tiến rất nhanh về trình độ kỹ thuật. Tăng cường vai trò quản lý và điều tiết của nhà nước. Hệ thống quản lý ở Nhật đã kết hợp yếu tố hiện đại, với việc khai thác tối đa yếu tố truyền thống của Nhật. Nên đã hướng được sự quan tâm cuả công nhân tới chỗ chia sẻ trách nhiệm với tập thể của mình, càng nỗ lực nhằm đạt tới lợi nhuận tối đa trong sản xuất kinh doanh. Mở rộng thị trường: Thị trường trong nước, từ năm 1946 đến năm 1949. Nhật Bản diễn ra cuộc cải cách nông nghiệp, số lao động nông nghiệp giảm nhanh từ 1950-1979, 9 triệu người rút khỏi nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và các lĩnh vực khác. Tốc độ tiêu dùng sản xuất tăng nhanh hơn tốc độ tiêu dùng cá nhân 14-15% năm. Như vậy đối với thị trường trong nước, tiêu dùng sản xuất có tác động mạnh hơn tiêu dùng cá nhân. Thị trường ngoài nước Nhật Bản là nước đầu tiên của mô hình công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu. Trong vòng 20 năm 1953-1973, giá trị xuất khẩu của Nhật Bản tăng 20 lần, bình quân 17% năm. 4.2. Kinh ngiệm của Hàn Quốc. Hàn Quốc thúc đẩy mạnh phát triển kinh tế từ kế hoạch năm 5 lần 1 khởi đầu vào năm 1962. Hướng đột phá là đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến. Và đặc biệt trú trọng những ngành công nghiệp nhẹ hướng vào xuất khẩu. Đến nửa đầu kế hoạch năm 5 lần hai, công nghiệp chế biến bỏ xa các ngành khác về tốc độ phát triển từ 4-5 lần. Chính sách tạo vốn có hiệu quả. Ngay từ đầu những năm 1960, Hàn Quốc đã đưa ra chính sách đầu tư thông thoáng để thu hút nguồn vốn là khuyến khích đầu tư làm tăng việc sử dụng nguyên liệu trong công nghiệp, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Hàn Quốc, khuyến khích du nhập kỹ thuật mới. Đối với bên ngoài, chính phủ ban hành các đạo luật mới để thu hút vốn dưới dạng cho vay hoặc đầu tư trực tiếp. Do vậy lượng vốn đầu tư vào Hàn Quốc ngày càng tăng không kể giai đoạn 1976-1980. Nguồn vốn đầu tư vào Hàn Quốc mỗi thời kỳ tăng 4 lần. Chính sách thuế, tiết kiệm và hệ thống tín dụng ngân hàng cũng đem lại nguồn vốn đáng kể cho chính phủ Hàn Quốc. Thể hiện ở chỗ tiền gửi tiết kiệm của người dân Hàn Quốc ngày càng tăng năm 1965 là 76,5 tỷ WON, năm 1971 là 972 tỷ WON... Chính sách lao động, tiền lương. Nhờ phát triển những ngành cần nhiều lao động mà đến đầu thập kỷ 1970 con số thất nghiệp giảm được 37,9% từ 1963 đến 1971 tổng cộng việc làm tăng 22,2%, lao động ngành nông nghiệp giảm 26,1%, lao động ngành công nghiệp tăng 92,2%, lao động ngành dịch vụ tăng 62,2%. Cùng với việc tạo thêm việc làm thì chất lượng lao động cũng rất được quan tâm. Năm 1980 Hàn Quốc có 100.000 kỹ sư, 130.000 kỹ thuật viên và hơn 5 triệu công nhân lành nghề. Chính sách kỹ thuật, chính sách mở rộng thị trường một nguyên nhân nữa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh tróng là chính sách kỹ thuật. Đứng đầu các nước đang phát triển ở châu á về số lượng các phát minh sáng chế từ các nước công nghiệp phát triển, hàng năm mua nước ngoài từ 200 – 300 bằng phát minh. Hàn Quốc là một trong những nước đứng đầu các nước đang phát triển ở châu á. Về khả năng tự chủ về kỹ thuật sản xuất, nhất là trong công nghiệp điện tử, công nghiệp xây dựng, công nghiệp đóng tầu biển, hoá chất và da thuộc ở trình độ tiên tiến của thế giới. Chính vì vậy mà nó đã bắt đầu suất khẩu tư bản và kỹ thuật dưới dạng “ chìa khoá trao tay ” song các nước đang phát triển khác với chiến lược hướng vào xuất khẩu, thị trường thế giới trở thành vấn đề sống còn đối với Hàn Quốc. Và hai thị trường chính là Mỹ và Nhật Bản nếu năm 1960, Nhật chiếm 62% tổng xuất khẩu của Hàn Quốc và Mỹ chiếm 11%, năm 1971, tỷ trọng thị trường của Nhật là 24,5% và của Mỹ là 50%. Để đảm bảo sức cạnh tranh trên thị trường thế giới Hàn Quốc áp dụng một số biện pháp nữa là phá giá đồng tiền, trước đây 1 USD = 480 won, 12/1984 đến nay 1 USD = 824 won. Xây dựng các khu vực “ Mậu dịch tự do ” (FZT). Cũng như nhiều nước NIC và một số nước đang phát triển khác. Hàn Quốc đã tiến hành xây dựng các khu vực mậu dịch tự do. Những khu vực này có nhiều quyền ưu tiên đảm bảo thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Ngày nay Hàn Quốc bước vào đội ngũ các nước công nghiệp phát triển mới. Sự thành công này chịu ảnh hưởng lớn của việc lựa chọn chiến lược phát triển. Đó là đã thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thích hợp. Việc lựa chọn mũi đột phá là công nghiệp hướng vào xuất khẩu. 4.3. Kinh ngiệm của Malaysia. Kể từ khi chủ nghĩa thực dân cũ chấm dứt thống trị cho đến giữa năm 1990, ở Malaysia chính sách phát triển công nghiệp và nói rộng ra là đường lối phát triển kinh tế thay đổi ba lần. Kèm theo đó là những bước ngoặt trong cơ cấu kinh tế. Giai đoạn 1957 đến cuối năm 1960 về cơ cấu ngành là đa dạng hoá cơ cấu kinh tế. Malaysia cố gắng phát triển những ngành kinh tế mới, có khả năng hỗ trợ trong những giai đoạn mà sản xuất hàng hoá xuất khẩu truyền thống không thuận lợi. Trong các kế hoạch phát triển nông nghiệp được chú trọng hàng đầu. Trong thời gian 1966-1970, 26,3% vốn đầu tư của nhà nước dành cho nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong lúc công nghiệp chỉ được đầu tư 4,3%,vận tải 12,7%, bưu điện 4,6%. Mở rộng diện tích cây trồng công nghiệp có hiệu quả kinh tế lớn như cao su, cọ dầu... Năm 1970, Malaysia trở thành nước sản xuất lớn nhất dầu cọ trên thế giới trên 60% sản lượng thế giới chiếm 70% thị trường dầu cọ, giá trị xuất khẩu đạt 3,9 tỷ M $. Đầu tư cho thuỷ lợi lớn, 1961 –1965 đầu tư trên 112 triệu M $,1966-1970 đầu tư gấp 3 lần bằng 8,1% tổng số đầu tư của nhà nước, trên 1/3 đầu tư cho nông nghiệp hoá... Giai đoạn 1970-1980 chiến lược phát triển kinh tế là hướng về xuất khẩu. Đặc điểm nổi bật của sự biến động cơ cấu trong giai đoạn này là ở chỗ công nghiệp tăng trưởng nhanh và phát triển của nhiều ngành sản xuất mới Nhịp độ phát triển của công nghiệp chế biến đạt mức cao nhất 12,55%/năm. Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu tăng 9,6 lần còn tỷ trọng trong tổng xuất khẩu tăng từ 11,9% năm 1970 lên 21% năm 1980, dệt may giá trị xuất khẩu tăng 21 lần trong thập kỷ 1970. Trong những năm 1970, nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển theo hướng đa dạng hoá, mặc dù tỷ trọng giảm khá nhiều trong GDP. Song nó vẩn còn là ngành chủ yếu trong nền kinh tế. Giai đoạn từ năm 1980 đến nay Malaysia đã thành lập thêm nhiều khu công nghiệp và khu mậu dịch tự do từ 1972 đến đầu 1986 đã có 10 khu thành lập 50% hàng xuất khẩu thành phẩm của Malaysia là thuộc các chu kỳ này. Với chính sách trên cơ cấu trong thời gian 1981 – 1985, cơ cấu kinh tế Malaysia tiếp tục có những thay đổi. Tỷ trọng công nghịêp trong GDP năm 1985 đạt 29,3%. Tỷ trọng nông nghịêp giảm từ 22,8% năm 1980 xuống còn 20,36% năm 1985. Các ngành vận tải, bưu điện kho tàng tăng ít (từ 5,7% lên 6,4%), xây dựng từ 4,6% lên 5,1% thương nghiệp từ 12% lên 12,7%. Phần II: Thực trạng cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta 1. Thực trạng nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 1.1. Nhận thức về vị trí của nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của nền kinh tế. Địa vị của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của đất nước. Song dù ở giai đoạn phát triển nào chăng nữa thì nhiều loại sản phẩm của nông nghiệp không thể thay thế bằng sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất khác. Với tư cách là bộ phận hợp thành hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất, sự phát triển của nông nghiệp có quan hệ tương hỗ với sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ. Đó là luận cứ có tính nguyên tắc để xác định vị trí của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân. Về danh nghĩa, nền nông nghiệp được khằng định có vai trò quan trọng và đòi hỏi phải được chú ý đúng mức trong chỉ đạo. Song trên thực tế, sức lực, trí tuệ và vốn liếng lại được tập chung cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng. Kết quả chúng ta đã tạo ra một tiềm lực công nghiệp nặng đáng kể. Nhưng nền nông nghiệp không được khai thác, phát triển. Nền tảng cho sự phát triển công nghiệp không bền vững, những mất cân đối về kinh tế ngày càng trầm trọng và nhiều vấn đề kinh tế – xã hội bức xúc cần giải quyết. Nông nghiệp từng bước được đặt vào đúng vị trí của mình . Việc phát triển nông nghiệp tập chung vào ba nhiệm vụ cơ bản: Bảo đảm lương thực – thực phẩm tiến tới có lương thực dự chữ, bảo đảm nguyên liệu cho sản xuất hàng tiêu dùng , cung cấp sản phẩm xuất khẩu. 1.2. Những chuyển biến cơ bản của hệ thống nông nghiệp. Trong những năm gần đây nền nông nghiệp của nước ta có những chuyển biến rõ nét. Trong thời kỳ 1990-1994 sản lượng bình quân tăng 4,2% năm. Nếu năm 1990 giá trị sản xuất nông nghiệp là 14889 tỷ đồng thì năm 1994 đạt 18500 tỷ đồng tăng 24,25%. Sản xuất lương thực tăng liên tục trong nhiều năm liền. Sản lượng lương thực năm 1990 là 21,488 triệu tấn, năm 1994 là 26 triệu tấn tăng 21%. Cùng với những chuyển biến to lớn trong sản xuất lương thực, các lĩnh vực kinh tế khác: Nông, lâm, ngư ngiệp cũng phát triển theo chiều hướng tích cực ví dụ từ năm 1990-1994: Cao su mủ tăng 1,81 lần, cà phê tăng 2 lần, chè búp tươi tăng 1,46 lần, mía 1,24 lần. Chăn nuôi cũng phát triển ổn định. Đàn trâu bò tăng 9,3%, đàn lợn tăng 18,3%... Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng 17%, sản lượng thuỷ sản tăng 21,6%... Diện tích trồng rừng tập chung tăng 42,13% ; sản lượng gỗ trộm khai thác giảm 26%. Nông nghiệp đang thực hiện kết quả những nhiệm vụ đặt ra cho nó. Từ chỗ hàng năm phải nhập 0,7- 0,8 triệu tấn lương thực, hiện nay nước ta trở thành nước thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Việc bảo đảm cho công nghiệp chế biến cũng có nhiều tiến bộ chẳng hạn sản lượng đường từ 323,5 ngàn tấn năm 1990 tăng lên 520 ngàn tấn năm 1994, tăng 1,61 lần, chè chế biến từ 24,2 ngàn tấn lên 35 ngàn tấn tăng 1,45 lần... Nông nghiệp cũng góp phần to lớn vào kim ngạch xuất khẩu từ 2404 triệu USD lên 3600 triệu USD tăng 49,75%. Mặc dầu có những bước phát triển song nhìn chung nông nghiệp nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, chưa trở thành cơ sở thật vững chắc cho quá trình công nghiệp hoá. 1.3. Những động thái của chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. a. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân có xu hướng giảm dần trong khi sản lượng (cả về giá trị và hiện vật) của nông nghiệp không ngừng gia tăng. Xu thế chung của các nước trong quá trình công nghiệp hoá là giảm tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế. Nhưng tỷ trọng giữa ba ngành chủ chốt trong GDP từ năm 1995 đến năm 1999 thay đổi rất ít tỷ trọng này chỉ thay đổi trong những năm đầu đổi mới (1986) cho đến năm 1995. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm xuống nhưng vị trí của nông nghiệp vẫn được củng cố. Nông nghiệp vẫn có tác động tích cực đến các mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Do vận hành trong cơ chế kế hoạch hoá tập chung bao cấp rồi chuyển sang cơ chế thị trường sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong thời gian qua mặc dù đúng hướng nhưng còn quá chậm và chưa đạt được mục tiêu mong muốn, cơ cấu đó không đủ sức giúp tạo ra nền tảng cho sự phát triển kinh tế và mở rộng giao lưu với quốc tế hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. b. Cơ cấu nội tại của nông nghiệp (gồm nông, lâm, ngư nghiệp) có thay đổi nhưng chưa xuất hiện xu hướng tích cực ổn định. Để chứng minh cho nhận định này có thể xem xét những số liệu sau đây. Cơ cấu ngành nông nghiệp (1985-1993). Ngành sản xuất 1985 1988 1989 1990 1992 1993 Toàn bộ nông nghiệp 100 100 100 100 100 100 - Nông nghiệp 85 83 84 83,3 82,3 85,1 - Lâm nghiệp 7,8 8,9 7,7 7,8 6,8 6,7 - Ngư nghiệp 7,2 8,1 8,3 8,5 10,9 8,2 Toàn bộ sự thay đổi tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp rõ ràng là trậm trạp, chưa tương ứng với yêu cầu và khả năng tài nguyên sinh thái đa dạng của đất nước c. Cơ cắu ngành nông nghiệp đang trong quá trình chuyển dần từ nền kinh tế mang nặng tự cung tự cấp sang kinh tế hàng hoá với các loại sản phẩm chủ lực trên cơ sở điều kiện sinh thái của mỗi vùng. Việc chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập chung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Bằng hàng loạt chính sách cởi mở đã thúc đẩy sự phát triển sản xuất các loại nông sản, tăng tỷ trọng và tỷ xuất các loại nông sản hàng hoá, mở rộng sự giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các vùng trong nước và tăng nông sản xuất khẩu. d. Bên cạnh những xu thế biến đổi có tính tích cực đã nêu ra ở trên, sự vận động của nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng bộc lộ rõ một loạt các tồn tại khó khăn và cản trở sau đây. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp có trình độ sản xuất hàng hoá thấp kém, tính chất độc canh, quảng canh, tự cung tự cấp nặng nề Các bộ phận hợp thành nền nông nghiệp (chồng chọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp) chưa gắn với nhau chặt chẽ trong cơ cấu. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp không gắn chặt chẽ với xây dựng nông thôn. Giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ tạo thành cơ chế kinh tế thống nhất. 1.4. Những giới hạn trong sự phát triển nông nghiệp. Đất đai canh tác – tư liệu sản xuất chủ yếu không gì thay thế được – là một đại lượng có hạn và đang có xu hướng giảm dần. Tác động tích cực của những động lực tạo ra từ những năm đầu đổi mới có cơ chế quản lý đang đi dần đến đỉnh điểm của sự tới hạn. Sự phân tán manh mún của kinh tế hộ gia đình hạn chế trực tiếp khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và phát triển các vùng chuyên canh. Thực trạng nông nghiệp việt nam còn thấp xa so với yêu cầu phát triển nông nghiệp “ sạch ”. Tiềm năng thuỷ sản lớn nhưng khả năng khai thác còn hạn chế. 2. Thực trạng của công nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Từ năm 1986 tới nay do phát triển công nghiệp theo đường lối đổi mới nên cơ cấu ngành của công nghiệp đã có sự chuyển dịch nhất định. Có thể nêu ra những nhận định khái quát về sự chuyển dịch đó là. 2.1. Công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm thực sự chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển của công nghiệp. Công nghiệp lương thực thực phẩm vốn chiếm tỷ trọng cao trong những năm trước đây (năm 1986 chiếm 27,14% giá trị tổng sản lượng công nghiệp). Năm 1993 chiếm 34,4%. Đây là ngành khai thác đươc thế mạnh nông sản nhiệt đới, có thị trường rộng nhất là thị trường xuất khẩu, lại gắn với sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn mặt trận hàng đầu của quá trình đổi mới phát triển kinh tế. Trong việc chế biến lương thực thực phẩm, ngoài phát triển chế biến gạo đã chú ý vào chế biến nông sản hàng hoá cây công nghiệp (chè, cà phê, cao xu, mía đường....). Chế biến thuỷ sản, hải sản. Đó chính là cơ sở phát triển các mặt hàng, ngành mũi nhọn chính yếu trong công nghiệp lương thực, thực phẩm nước ta. 2.2. Những ngành có tốc độ phát triển cao và đang dần dần chiếm vị trí quan trọng trong công nghiệp những năm tới. Như công nghiệp nhiên liệu (bao gồm dầu khí) năm 1986 chiếm 1,625% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, năm 1993 chiếm 16,4%, công nghiệp điện năm 1986 chiếm 4,81% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, năm 1993 chiếm 6,3%,tương tự công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nă 1986 là 6,87% và năm 1993 là 7,45%....Đây là những ngành mà nhu cầu trong nước rất lớn (điện, dầu, than, vật liệu xây dựng) và có thị trường xuất khẩu (than, dầu thô) là những ngành được đầu tư với số vốn lớn trong những năm trước đây (điện, than, dầu khí) và kích thích các nguồn lực đầu vào những năm gần đây, nên có năng lực sản xuất khá. Mặt khác đây cũng là các ngành phát triển chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên của đất nước, đang có điều kiện và khả năng mở rộng quy mô và đẩy nhanh nhịp độ phát triển các ngành này. Như vậy cùng với sự phát triển của những ngành xay sát chế biến thuỷ sản, đường, bia... như đã nói ở trên, các ngành dầu khí và vật liệu xây dựng cũng đang phát triển với nhiều hứa hẹn, đang vươn lên chiếm vị trí quan trọng trong phát triển công nghiệp trong những năm tiếp theo. 2.3. Những ngành công nghiệp vận động trong thời kỳ đổi mới bị trao đảo nhiều nhất, phải kể đến các ngành cơ khí chế tạo, hoá chất phân hoá, dệt may. Đó là những ngành được ưu tiên về vốn đầu tư, nguyên liệu thị trường tiêu thụ...trong những năm còn bao cấp. Do vậy, khi sản xuất thực sự gắn với nhu cầu thị trường nhiều sản phẩm không còn phù hợp, không thể tiêu thụ được. Riêng ngành dệt – may, còn mất cả ngành nguyên liệu, thị trường tiêu thụ (dễ tính), nguồn cung cấp phụ tùng với giá rẻ, các hiệp định và hợp đồng gia công ký với Liên xô cũ và các nước đông âu. Điểm đáng chú ý sau thử thách gay go đó, đẻ giảm sự suy thoái, các ngành và các doanh nghiêp trên đã vận động tìm lối thoát bằng việc đa dạng hoá các sản phẩm, đa dạng hoá tạo vốn và nắm chắc nhu cầu thị trường, nên những năm gần đây có những sản phẩm, những doanh nghiệp đã phục hồi và bắt đầu phát triển (phân bón phục vụ nông nghiệp, lắp ráp điện tử, may xuất khẩu...). 2.4. Những ngành công nghiệp có quy mô và tốc dộ phát triển tương đối đều, thậm chí có xu thế giảm sút trong những năm tới. Đây là những ngành chịu sự tác động với giới hạn của nhiều nhân tố. Chẳng hạn, công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu phụ thuộc vào trữ lượng mỏ có thể khai thác và yêu cầu phát triển những ngành chế tạo, công nghiệp chế tạo, công ngiệp giấy và công nghiệp in – nhu cầu tiêu thụ lớn, nhưng vùng nguyên liệu rát có hạn, công nghiệp chế biến gỗ, do khai thác ồ ạt trong những năm trước đây (năm 1986 chiếm 6,75% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, năm 1993 còn chiếm 3,3% do yêu cầu bảo vệ rừng, tái tạo rừng và bảo vệ môi trường sinh thái nói chung. Nói cách khác, việc tăng quy mô và tăng tốc độ một cách chủ quan – duy ý chí với các ngành công nghiệp này – trong nhiều trường hợp sẽ không bảo đảm hiệu quả kinh tế –xã hội của sự phát triển. Từ sự phân tích trên, có thể rút ra các xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp nước ta thời gian qua như sau: Một là, việc hình thành cơ cấu ngành công nghiệp nước ta ở chỗ chủ yếu phát triển các ngành công nghiệp nặng với sự trợ giúp về vốn và kỹ thuật của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây đang hướng tới phát triển phát triển các nguồn lực của nền kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển hàn tiêu dùng, hàng xuất khẩu và phát triển một số ngành công nghiệp nặng cần thiết. Hai là, cơ cấu ngành công nghiệp của ta trong thời gian dài ít biến đổi, sự chuyển dịch diễn ra chậm chạp. Ba là, cơ cấu ngành công nghiệp việt nam trong một thời gian dài tương đối giàn trải, kém hiệu quả đang hướng tới một cơ cấu có lựa chọn và hiệu quả đối với sự phát triển, Trên thực tế, các ngành, các sản phẩm phát triển với tốc độ cao trong những năm gần đây không phải xuất phát từ ý muốn chủ quan của các nhà quản lý, mà nó phát triển phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Bốn là, sự phát triển các ngành công nghiệp truyền thống, sử dụng nhiều lao động được trú trọng phát triển đồng thời với sự ra đời và phát triển nhanh những ngành công nghiệp sử dụng vốn đầu tư với kỹ thuật hiện đại (dầu khí chế tạo - điện tử...). Điều đó phù hợp với xu thế hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân trong những thập kỷ tiếp theo. 3. Thực trạng thương mại và dịch vụ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập chung tồn tại khá lâu ở việt nam, vai chò của thương mại, của liu thông phân phối hàng hoá luôn được nhấn mạnh, nhưng thương mại đã không thể phát huy được vai chò đích thực của nó trong tác động đến sản xuất và tiêu dùng. Thương mại không có vai chò thực thụ cho hoạt động các vai chò của mình. chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập chung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, hệ thống thương mại dịch vụ dược phát triển và dần đặt vào vị trí mà nó cần phải có. Sự vận động của hệ thống thương mại dịch vụ trong sự vận động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân được thể hiện trên các mặt chủ yếu sau đây. 3.1. Thương mại- dịch vụ có sự phát triển mạnh mẽ, tỷ trọng tổng sản phẩm trong nước (GDP) không ngừng gia tăng. Do kết quả tích cực của việc thực hiện công cuộc đổi mới, sản xuất được phục hồi và phát triển đời sống của dân cư được cải thiện, mức sống có xu hướng tăng cao, các hoạt động thương mại và dịch vụ có xu hướng phát triển mạnh mễ. Sự phát triển ấy lại có tác động tích cực đến sự phát triển của các ngành sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư. Năm 1990, Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên thị trường nội địa 19.031 tỷ đồng, năm 1994 đật 120.000 tỷ đồng, tăng 6,31 lần. trong cùng thời kỳ kim ngạch xuất khẩu là 5.156 triệu USD và 8.100 triệu USD, tăng 1,57 lần, kim ngạch xuất khẩu 2404 triệu USD và 3.600 triệu USD, tăng 1,50 lần, kim ngạch xuất khẩu 2.752 triệu USD và 4.500 triệu USD, tăng 1,64 lần...Gắn liền với sự phát triển của thương mại, sản xuất đời sống cũng ngày càng mở rộng và phát triển với nhịp độ cao. Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống dịch vụ vận tải phản ánh trực tiếp sự phát triển của sản xuất và liu thông hàng hoá. Năm 1990, khối lượng hàng hoá vận chuyển là 53,8 triêu tấn, năm 1994 tăng lên 77,6 triệu tấn, tăng 1,44 lần. Trong cùng thời kỳ khối lượng hàng hoá luân chuyển từ 12,5 tỷ T.km, tăng lên 20,8 tỷ T.km, tăng 1,66 lần....chính những chuyển biến tích cực nêu trên đã làm tỷ trọng thương mại dịch vụ trong cơ cấu kinh tế quốc dân không ngừng tăng lên. Năm 1990, tỷ trọng này là 36,8%, năm 1994 đã xấp xỉ 42%. Đây llà một xu hướng tích cực của quá trìng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 3.2. Từng bước hình thành thị trường thống nhất trong cả nước. Việc hình thành thị trường hàng hoá - dịch vụ vừa là một đòi hỏi khách quan vừa là kết quả tất yếu của sự phát triển kinh tế hàng hoá khai thác lợi thế so sánh của mỗi vùng, mở rộng sự giao lưu hàng hoá giữa các vùng trong cả nước.Sự phát triển của thị trường nói riêng, của thương mại dịch vụ nói chung đã làm sống động các hoạt động giao lưu trao đổi hàng hoá, làm cho hàng hoá ngày càng phong phú đa dạng hơn. Với chính sách mở cửa, trên thị trường không chỉ có hàng hoá trong nước, mà còn có hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài, kể cả hàng hoá của những hãng nổi tiếng nhất thế giới. Điều đó, làm cho sự lựa chọn của người tiêu dùng trở nên tự do hơn, mặt khác tạo nên sức ép khách quan buộc các doanh nghiệp trong nước phải cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm và xác định chính sách giá cả phù hợp để đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường. Từ những thị trường đã hình thành (chủ yếu là htị trường hàng hoá - dịch vụ ) các quy luật khách quan của thị trường đã vận động đã tác động trực tiếp đến sản xuất và tiêu dùng. Giá cả sản phẩm, trừ những sản phẩm do nhà nước thống nhất quản lý, do thị trường định đoạt. Các quyết định của sản xuất kinh doanh về cơ bản theo tín hiệu của thị trường. 3.3. Cơ cấu hoạt động thương mại đang chuyển dịch phù hợp với chủ trương xây dựng nền kinh tế mở, các hoạt động thương mại quốc tế ngày càng mở rộng phản ánh trình độ phát triển và phục vụ hữu hiệu việc phát triển kinh tế trong nước. Từ một nền kinh tế mở cửa về một hướng với nội dung trao đổi hàng hoá trên “tình hữu nghị anh em ”, nền kinh tế nước ta đang chuyển sang xây dựng nền kinh tế mở theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ kinh tế nói chung, quan hệ thương mại quốc tế nói riêng.Quá trình này được biểu hiện tập chung trên các mặt sau đây. - Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng với nhịp độ nhanh. Nếu lấy năm 1990 làm gốc so sánh, thì kim ngạch xuất khẩu năm 1994 tâưng 57%, kim ngạch xuất khẩ tăng 50% và nhập khẩu tăng 64%. Hiện nay nước ta vẫn đang trong tình trạng nhập siêu (năm 1994 nhập siêu tới mức 900 triệu USD).Đó là tình trạng tất yếu của các nước đang phát triển mới bước vào quá trình công nghiệp hoá nhanh. Vấn đề không phải là giảm nhập khẩu để giảm nhập siêu mà là phải làm tăng kim ngạch xuất khẩu và hợp lý hoá nhập khẩu. - Cơ cấu xuất khẩu đã bước đầu hình thành những sản phẩm chủ lực trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh với kim ngạch tương đối lớn. Chẳng hạn dầu thô, gạo cà phê...Cơ cấu hàng xuất khẩu phản ánh khá rõ trìng độ phát triển kinh tế của đất nước trong giai đoạn hiện tại. Năm 1994, giá trị hàng nông lâm sản xuất khẩu là 1320 triệu USD, chiếm 36,6% tổng kim ngạch xuất khẩu ; hàng thuỷ sản 480 triệu USD, chiếm 13,34%, hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp: 600 triệu USD, chiếm 16,67% ; hàng công nghiệp nặng và khoáng sản: 1200 triệu USD chiếm 33,33%. Phần lớn các hàng hoá xuất khẩu là sản phẩm thô, hàm lượng công nghiệp thấp. - Trong cơ cấu sản phẩm hàng hoá nhập khẩu, hàng tư liệu sản xuất chiếm tỷ trọng lớn. Năm 1994, giá trị thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ và phụ tùng là 950 triệu USD chiếm 21,11% tổng kim ngạch nhập khẩu ; nguyên nhiên liệu 3000 triệu USD chiếm 66,67%, hàng tiêu dùng 550 triệu USD, chiếm 12,22% Các mặt hàng nhập khẩu với khối lượng lớn là: Xăng dầu (4,5 triệu tấn), phân bón (1,2 triệu tấn), thép các loại (0,5 triệu tấn)... 3.4. Các hoạt động dịch vụ sản xuất và đời sống ngày càng đa dạng hơn. Nếu trước đây, hoạt động dịch vụ bị coi là nhẹ và mang nặng tính chất “ phục vụ ” thì trong điều kiện cơ chế quản lý mới, hoạt động dịch vụ thực chất được coi là một lĩnh vực kinh doanh với nhiều hình thức đa dạngvà được phát triển mạnh mẽ. Thành tựu đáng kể nhất là sự phát triển của hoạt động bưu chính viễn thông. Đây là hoạt động đi đầu trong việc đổi mới công nghệ. Đến nay đã có 10 trạm mặt đất thông tin vệ tinh, 1400 kênh liên lạc trực tiếp với 30 nước và quá giang qua nước khác để liên lạc tự động với 200 nước trên thế giới. Tất cả các tỉnh thành đã được trang bị tổng đài điện tử, 2655 xã đă có điện thoại, năm 1994 đạt 0,65 máy điện thoại /100 dân. Tuyến cáp quang Hà Nội – TP Hồ Chí Minh dài 1854 km đã tạo điều kiện đa dạng hoá, tăng khả năng thông tin liên lạc phục vụ đời sản xuất, đời sống và an ninh quốc phòng. Hoạt động du lịch cũng có những bước tiến khả quan. Từ năm 1989 đến năm 1994, tốc độ tăng về lượt khách du lịch quốc tế thường đạt từ 30-50%.đến hết năm 1994, thu nhập của ngành du lịch chiếm 2,9% thu nhập quốc dân và đóng góp vào ngân sách khoảng 800 tỉ VND. Tiềm năng du lịch bước đầu được khai thác để thu hút khách du lịch nước ngoài và cải thiện đời sống của dân cư trong nước. 3.5. Bên cạnh những xu thế vận động tích cực đã nêu trên, sự phát triển thương mại – dịch vụ ở nước ta cũng đã lộ rõ những tồn tạiyêú kém.Đó là: Thứ nhất: Sự phát triển của thương mại- dịch vụ chưa gắn bó chặt chẽ với sự phát triển các ngành kinh tế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành kinh tế quốc dân. Thứ hai: Với tư cách là môi trường thực hiện sự giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các chủ thể kinh tế, hệ thống thị trường ở nước ta mới đang trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành vì thế chúng chủ yếu còn ở dạng sơ khai,manh nha và thiếu đồng bộ. Thứ ba: Cơ cấu thị trường hàng hoá giữa các vùng, các khu vực phát triển không đều. Thứ tư: Tuy phát triển với nhịp độ cao nhưng hoạt động thương mại – dịch vụ vẫn ở tình trạng sản xuất nhỏ và lạc hậu. Cuối cùng có thể thấy rõ ràng rằng, trong sự phát triển của lĩnh vực thương mại – dịch vụ hiện nay đã bộc lộ nhiều vấn đề kinh tế xã hội mà nếu không sớm có những biện pháp giải quyết hữu hiệu có thể tạo thành những vấn đề trầm trọng. Đó là những hành vi cố ý làm trái pháp luật hoặc lợi dụng sơ hở của pháp luật mưu lợi bất chính, hành vi lừa đảo, hối lộ trốn thuế. Tình trạng buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả. Đáng chú ý là tham gia vào quá trình này không chỉ có tư nhân, mà còn có cả doanh nghiệp nhà nước, thậm chí có một số cán bộ bảo vệ pháp luật. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Những tiêu cực nảy sinh, nảy nở và phát triển trong du lịch dẫn đến nguy cơ sói mòn và băng hại bản sắc dân tộc trong quá trình phát triển. 4. Đánh giá thực trạng chuyển cơ cấu kinh tế ngành. Từ đại hội đảng VI đến nay, nền kinh tế nước ta đã từng bước chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và theo định hướng XHCN với hai nội dung cơ bản là chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý thể hiện ở những mặt: - Nền kinh tế từng bước được cấu trúc lại đi dần vào thế ổn định. Tăng trưởng cao đã góp phần quyết định kiềm chế và giảm lạm phát. Với tốc độ tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế trong năm 1991- 1995 là 8,2%, Việt Nam về cơ bản đã ra khỏi khủng hoảng và tạo cơ sở tốt cho những sự phát triển tiếp theo. - Cơ cấu ngành của nền kinh tế đã có bước chuyển dịch tích cực và tiến bộ theo hướng gia tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng GDP của công nghiệp và dịch vụ đã nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp nặng. - Các ngành định hướng vào xuất khẩu phát triển mạnh. Kim ngạch xuất khẩu trong ba năm (1993-1995) tăng bình quân hàng năm 20%, các sản phẩm xuất khẩu của ngành nông lâm ngư nghiệp trong những năm gần đây luôn chiếm khoảng 50% tổng giá trị xuất khẩu. - Đầu tư trong nước hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cho chuyển dịch cơ cấu ngành ngày càng gia tăng. Vốn đầu tư cơ bản toàn xã hội năm 1990 chiếm 15,8% GDP, năm 1994 chiếm 18,3% GDP, trong đó khoảng 30% là vốn đầu tư tư nhân. - Đầu tư nước ngoài trực tiếp là một cú hích ban đầu cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta, đặc biệt là những ngành định hướng xuất khẩu từ 1988-1993 các liên doanh với nước ngoài đã xuất khẩu 780 triệu USD tính đến năm 1994 công nghiệp chiếm 52,2% tổng dự án đang hoạt động của nhà nước 39,7% vốn nước ngoài, nông lâm 10%, thuỷ sản 4% dầu khí 2,6%... - Cả nhà nước và thị trường đều tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Nhà nước đã từng bước định hướng, tạo môi trường cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua chiến lược phát triển KT-XH đến năm 2000. - Bên cạnh những thành công bước đầu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta trong những năm qua có bộc lộ một số tồn tại chủ yếu sau: Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và hình thành các ngành trọng điểm mũi nhọn còn chậm chạp so với mong muốn yêu cầu đã đặt ra, kể cả toàn bộ bình diện nền kinh tế lẫn nội bộ từng ngành. Vai trò của thị trường, của tài chính và của ngân hàng trong việc hỗ trợ thúc đẩy điều tiết sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển ngành trọng điểm mũi nhọn tuy đã thể hiện nhưng còn yếu ớt. Tình trạng buôn lậu, chốn lậu thuế gia tăng và trở thành quốc nạn, gây nhiều thiệt hại cho những người sản xuất trong nước. Tỷ lệ đầu tư và tiết kiệm GDP tuy đã gia tăng nhưng còn thấp so với yêu cầu và so với nhiều nước trong khu vực. Cơ sở hạ tầng yếu kém cản trở mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chưa thực sự quan tâm đúng mức bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, lựa chọn công nghệ. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành chưa thực sự gắn kết với chuyển dịch cơ cấu vùng và cơ cấu các thành phần kinh tế. Phần III: Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong thời gian tới 1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đến năm 2020. Xác định lại trật tự và tốc độ phát triển của từng ngành kinh tế, của từng vùng và của từng thành phần kinh tế với mục tiêu dự kiến đến khoảng 2005 – 2010 cơ bản biến nước ta thành một nước ta thành một nước công nghiệp (trong đó tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 40% GDP của nền kinh tế) đòi hỏi chúng ta phải rà sát, điều chỉnh tốc độ phát triển các ngành và vùng kinh tế cho phù hợp và chuẩn xác hơn. Chú trọng các ngành công nghiệp phục vụ phát triển hạ tầng kỹ thuật: Điện - điện tử, năng lượng cơ khí, thông tin – liên lạc... coi trọng và thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp , phát triển nhanh các ngành công nghiệp đang có lợi thế và có điều kiện phát triển: chế biến nông lâm hải sản, dệt may, da dầy.. Chuyển hướng đầu tư từ tập chung cho các ngành sử dụng nhiều vốn sang các ngành sử dụng nhiều lao động và có hàm lượng công nghệ cao. Sự thay đổi này cụ thể là: Cần thay đổi tư duy về an toàn lương thực đẩy mạnh đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, chú trọng phát triển các sản phẩm có giá trị tăng cao, thúc đẩy công nghiệp nông thôn. Trong công nghiệp, chuyển hướng từ tập chung phát triển các ngành thay thế nhập khẩu sang các ngành hướng mạnh vào xuất khẩu quá trình này gắn chặt với một quá trình có thể chế, coi phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp là hướng trọng điểm để giải quyết các vấn đè liên quan đến lao động. Phát triển mạnh các ngành dịch vụ đây là khu vực có tiềm năng lớn để giải quyết tố mối quan hệ giữa hàm lượng vốn, lao động và công nghệ. Ưu tiên phát triển các ngành dựa vào công nghệ kỹ thuật cao, sự ưu tiên này sẽ tạo ra năng lực cạnh tranh mới dài hạn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, do ta còn thiếu rất nhiều điều kiện để triển khai mạnh hướng ưu tiên này nên bước đi, 5 -10 năm tới, vấn đề chủ yếu là xây dựng các cơ sở tiền đề. Trong những khâu chuẩn bị này, điểm mấu chốt là phat triển nguồn nhan lực. Chuyển từ tăng mạnh xuất khẩu sản phẩm thô sang tăng tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm chế biến dựa theo công nghẹ kỹ thuật tiên tiến. Đồng thời thay đổi cơ cấu đầu tư công nghiệp, đặc biệt trong khu vực nhà nước và khu vực FDI, cần ưu tiên lự a chọn các dự án có triển vọng công nghệ và thị trường Quốc Tế. 2. Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta trong thời gian tới. Lựa chọn hợp lý cơ cấu kinh tế ngành. Xác định các ngành riêng biệt cần được ưu tiên phát triển của chúng trong những khoảng thời gian ngắn nào đó. Sự lựa chọn này được coi là cần thiết để có thể tập chung nỗ lực cho các mục tiêu trọng điểm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực có sẵn, có hoặc có thể có (nguồn vốn, tài nguyên, lao động hay ngoại tệ...). Các ngành lựa chọn đẻ khuyến khích phát triển cần phải là một số ngành thay thế nhập khẩu và ngành xuất khẩu sử dụng nhiều lao động. Khuyến khích phát triển các ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu sử dụng ít lao động như luyện thép, sản xuất phân bón, vật liêu xây dựng... với những ngành này, nước ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển: nguồn tài nguyên trong nước (dầu khí, quặng sắt, đá vôi ..). Cộng với khả năng tiếp nhận công nghệ – kỹ thuật và vốn nước ngoài. Phát triển cấu trúc thành phần kinh tế, các lực lượng cụ thể. Định hướng tổng quát của giải pháp này là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đa dạng hoá các hình thức sở hữu đẻ phát huy tối đa sức mạnh nội tại của nền kinh tế. Tiếp tục đỏi mới khu vực kinh tế nhà nước để nâng cao hiệu quả phát triển, giữ vững vai chò chủ đạo của nền kinh tế. Trong điều kiện hiện nay, để trở thành chủ đạo thực sự, kinh tế nhà nước phải là lược kượng tiên phong trên 3 khía cạnh. Một là phát triển cơ chế thị trường. Hai là trong mở cửa hội nhập, và trong cạng tranh quốc tế. Ba là trong xu thế phát triển nền kinh tế chi thức. Quy mô và tỷ trọng sản lượng của nền kinh tế không phải là yếu tố thứ nhất quyết định vai chò chủ đạo của nó. Khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Đây là trục cốt lõi phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và có vai chò đặc biệt quan trọng trong việc điều chỉnh cơ cấu theo hướng tạo nhiều việc làm và tăng năng lực cạnh tranh, cải cách khu vực DNNN, hệ thống tài chính, ngân hàng, nhất là ngân hàng thương mại quốc doanh, cải cách thương mại sẽ là điều kiện cơ bản nhất cho sự phát triển lâu bền, hiệu quả của khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Phát triển nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực là khâu quyết định triển vọng của tiến trình CNH, HĐH rút ngắn vai chò này thể hiện rõ nét trên những khía cạnh chủ yếu sau. Một, Khắc phục điểm yếu của nền kinh tế hiện nay là lao động thiếu kỹ năng và năng xuất thấp, nâng cao sức cạnh tranh, hội nhập kinh tế thành công và củng cố các cơ sở tăng trưởng bền vững. Hai, đây là cách thức đúng đắn để đạt được mục tiêu phát triển con người. Ba, phát triển nguồn nhân lực là tạo lập cơ xở quan trọng hàng đầu để nhanh tróng tiếp cận và phát triển nền kinh tế chi thức. Đại hội Đảng coi phát triển nguồn nhân lực là một chiến lược quan trọng lâu dài, vừa là điểm đột phá phát triển nền kinh tế đất nước trong thời gian tới. Phát triển tối ưu các khu chế xuất (EPZ) khu công nghiệp tập chung, khu công nghệ cao, xây dựng các khu (EPZ) là một trong những giải pháp hết sức hiệu quả để các nước đang phát triển đạt được sự tăng trưởng nhanh và cải tạo cơ cấu kinh tế của mình. Phát triển EPZ ở nước ta với tư cách là công cụ của chính sách công nghiệp và là một khu công nghiệp hướng về xuất khẩu là một chủ trương đúng đắn cần được khẳng định đậm nét. Lợi ích thu được từ việc phát triển EPZ là đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút ngoại tệ trên cơ sở tập chung phát triển hàng hoá và dịch vụ cho xuất khẩu, tại EPZ, tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới, thu hút vốn đầu tư của các công ty nước ngoài, đặc biệt là công ty đa quốc gia , tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ hiện đại và thích hợp, trình độ quản lý tiên tiến, đào tạo công nhân lành nghề, nhanh tróng hoà nhập và tăng sức cạnh tranh của một sôa sản phẩm nước ta trên thị trường quốc tế. Tạo lập và phát triển đồnh bộ cấu trúc thị trường. Cho đến nay, cấu trúc thị trường ở nước ta vẫn còn chưa đồng bộ. Đây là nguyên nhân gây ra sự yếu kém của hệ thống thể chế. Kết luận Xác định và thực hiện phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá là vấn đề mang tính chiến lược trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước. Xu thế phát triển của nước ta trong quá trình chuyển dịch là giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp , thương mại – dịch vụ. Trong những năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trước đây mặc dù có những sai lầm, thiếu sót, song chúng ta đạt được một số thành tựu đáng kể. Một số công trình đã được xây dựng và phát huy tác dụng, chúng ta phải rút kinh nghiệm của thời kỳ trước, rút kinh nghiệm từ những sai lầm, thiếu sót để bổ sung, phát triển nhận thức, đề những bước đi giải pháp thích hợp. Chúng ta phải học hỏi kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành trong thời kỳ công nghiệp hoá ở một số nền kinh tế được coi là thành công ở khu vực châu á vốn gần gũi và có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, bao gồm Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Malãyia. Trong hoàn cảnh mới, chúng ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, đa phương hoá đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả, tranh thủ vốn công nghệ và thị trường Quốc Tế để tiến hành chuyển dịch. Vì vậy, phải xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, bảo đảm khả năng giữ vững độc lập, tự chủ về kinh tế, quốc phòng, an ninh, chủ động tham gia phân công lao động và hợp tác Quốc Tế. Luôn luôn nêu cao phương trâm dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ nguồn lực bên ngoài, động viên mọi người, mọi nhà, mọi cấp, mọi ngành cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, dành vốn cho đầu tư phát triển. Trong những năm trước mắt, khả năng vốn còn có hạn, nhu cầu việc làm rất bức bách, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tình hình kinh tế, xã hội vẫn chưa ổn định thật vững chắc. Chúng ta cần tránh sai lầm chủ quan nóng vội, thiên về công nghiệp nặng quy mô lớn. Phải đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn, ra sức phát triển nông lâm ngư nghiệp, các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm – thuỷ sản, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, các ngành du lịch, dịch vụ, khôi phục, phát triển, hiện đại hoá các ngành nghề tiểu thủ công truyền thống đi đôi với mở mang ngành nghề. Cân nhắc, lựa chọn những dự án cũng như các thời điểm khởi công các công trình công nghiệp nặng trọng yếu mà nhu cầu đòi hỏi bức bách và có điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường có khả năng phát huy tác dụng nhanh và có hiệu quả cao. Tài liệu tham khảo 1. Lê Du Phong – Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới – NXB CTQG. 2. Đỗ Hoài Nam: “ Chủ biên “: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm mũi nhọn ở Việt Nam – NXB KHXH – 1996 3. Ngô Đình Giao – Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH nền kinh tế Quốc Dân – NXB CTQG – 1994. 4. Nguyễn Thị Hồng Phấn: “Cơ cấu nông nghiệp Việt Nam trong rhời kỳ đổi mới “ – Tạp chí ngiên cứu kinh tế số 272. 1 \ 2001. 5. Đỗ Hoài Nam – Trần Đình Thiên: “ Mô hình CNH – HĐH rút ngắn theo định hướng XHCN ở Việt Nam trong thời gian tới “ – Tạp chí ngiên cứu kinh tế số 300. 5 \ 2003. 6. Văn kiện đại hội hội đại biểu biểu toàn Quốc lần VII, VIII, IX Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35528.doc
Tài liệu liên quan