Đề án Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng nhà nước Việt Nam từ lãi suất cơ bản đến lãi suất thỏa thuận, thực trạng và giải pháp

Việc xác định và sử dụng lãi suất trong quá trình xây dung và điều hành chính sách tiền tệ là một vấn đề bức xúc hiện nay. Chính sách tiền tệ có được thực hiện tốt thì mới làm cho giá cả ổn định, tạo được công ăn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Đó không chỉ là vấn đề kinh tế mà là cả vấn đề về xã hội. Điều hành tốt lãi suất và chính sách tiền tệ sẽ tạo ra điều kiện để xây dung một nền kinh tế phát triển ,xã hội công bằng dân chủ, và điều quan trọng là giảm tỉ lệ đói nghèo, thất nghiệp. Theo thực tiễn ở nước ta hiện nay đang trong thời kỳ quá độ lên XHCN, xây dựng một nền kinh tế CNH-HĐH ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới đòi hỏi Nhà nước phải có những bước đi thích hợp theo đặc thù và thực tiễn đó nhằm đạt mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Từng bước tến tới một hệ thống tài chính – tiền tệ – ngân hàng hàon thiện, vững chắc hơn đảm bảo điều tiết thành công nền kinh tế vĩ mô để thực hiện CNH – HĐH theo đúng như mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

doc51 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1658 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng nhà nước Việt Nam từ lãi suất cơ bản đến lãi suất thỏa thuận, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một nguyên tắc chi phối lãi xuất cho vay. Đó là : lãi suất là một phần của lợi nhuận. Thông thường, lãi suất cho vay bao gời cũng thấp hơn tỉ suất lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp. Hai phần lí luận về lãi suất cơ bản & lãi suất thoả thuận ở trên đã đề cập chưa làm rõ được tính chất tất yếu của việc chuyển đổi cơ chế lãi suất của NHNN cũng là việc chuyển từ quản lý chính sách tiền tệ bằng công cụ gián tiếp sang công cụ trực tiếp. Bằng việc phân thực trạng của cơ chế lãi suất cơ bản , những mặt được và những vấn đề còn tồn tại, ta sẽ thấy được lí do thực hiện theo cơ chế lãi suất thoả thuận và những thay đổi có thể xảy ra nếu cơ chế này đi vào cuộc sống.Và những gì trong nền kinh tế thay đổi từ khi có lãi suất thoả thuận. Định hướng trong thời gian tới như thế nào. Phần II: thực trạng về điều hành lãi suất cơ bản và lãi suất thoả thuận ở Việt Nam Trước khi đi vào bàn cụ thể về 2 loại cơ chế này,đề án sẽ trình bày sơ lược về diễn biến lãi suất ở Việt Nam từ trước đến nay. Chương I: diễn biến lãi suất Việt Nam từ trước đến nay Thực hiện đường lối đổi mới do ĐH Đảng lần thứ VI (1986) đề ra chuyển nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang KTTT định hướng XHCN, một nội dung đổi mới có tính then chốt lãi suất chuyển hệ thống ngân hàng từ một sang hai cấp.Quá trình đổi mới hệ thống ngân hàng được bắt đầu từ 3/1988 theo Nghị định 53/ĐH của Thủ tướng Chính phủ , và chính thức từ Pháp lệnh NH 5/1990. Từ 1990 về cơ bản đã hình thành hệ thống ngân hàng với chức năng NHTƯ, ngân hàng của các ngân hàng và ngân hàng của Chính phủ . Mặc dù vậy cơ chế lãi suất âm vẫn kéo dài đến tận 6/1992. Điều này chứng tỏ việc thay đổi lãi suất là vấn đề khó khăn và nhạy cảm nhất vì nó liên quan trực tếp đến lợi ích của cả doanh nghiệp tổ chức kinh tế xã hội và từng người dân. Từ đó đến nay cơ chế lãi suất đã được điều chin hr thông qua các giai đoạn sau: Từ 6/1992 đến cuối 1995: Khung lãi suất cho vay tối đa, tieenf gửo tối thiểu. Từ 1996 đến 7/2000: lãi suất trần cho vay Từ 8/2000 đến 6/2001: lãi suất cơ bản Từ 6/2001 đến nay: tiếp tục lãi suất cơ bản với VHĐ và lãi suất thị trường với ngoại tệ. Diễn biến cụ thể các giai đoạn: Giai đoạn 6/1992 đến cuối 1995: Chuyển cơ chế lãi suất âm sang lãi suất thực dương thực sự là một cuộc cách mạng trong tín dụng . Nhưng để phù hợp với giai đoạn đầu chuyển đổi, NHNN vẫn quy định lãi suất tiền gửi, tiền vay cụ thể là vẫn phân biệt mức lãi suất theo thành phần kinh tế. Lãi suất cho vay dài hạn ngoài quốc doanh cao hơn lãi suất doanh nghiệp nhà nước, tiền gửi tiết kiệm cao hơn tiền gửi các tổ chức kinh tế, cho vay nội tệ cao hơn cho vay ngoại tệ. Tuy nhiên vẫn còn cơ chế lãi suất thoả thuận :nếu huy động tiết kiệm và tiền gửi theo lãi suất quy định không đủ thì các TCTD được phép phát hành kỳ phiếu với lãi suất cao hơn và cho vay khách hàng với lãi suất thoả thuận. Tháng 10/1995 ,Quốc hội ra Nghị quyết khống chế chênh loch lãi suất cho vay và huy động cho TCTD tối đa 0,3%/tháng. Giai đoạn 1/1996 – 7/2000. NHNN ban hành lãi suất trần cho vay với mức : + cho vay ngắn hạn ( đô thị ) + cho vay trung dài hạn cao hơn cho vay ngắn hạn + cho vay ở nông thôn ( cao hơn vùng đô thị ) + cho vay quĩ tín dụng nhân dân cơ sở Đến tháng 1/1998 được điều chỉnh còn 3 mức + cho vay của các TCTD ở đô thị + cho vay của các TCTD ở nông thôn + cho vay quĩ tín dụng nhân dân Đối với lãi suất cho vay ngoại tệ , NHNN cũng khống chế trần lãi suất cho vay , đồng thời kết hợp khống chế trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ của doanh nghiệp để tăng cường quản lý ngoại hối . Phù hợp với diễn biến của nền kinh tế NHNN điều chỉnh giảm nhanh lãi suất trần từ 1/1998- 7/2000 đã 6 lần điều chỉnh giảm . Một số điểm lưu ý trong giai đoạn này : Một là: do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế khu vực và một vài nguyên nhân , tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, nhu cầu đầu đầu tư vay vốn giảm, các ngân hàng thương mại cạnh tranh bằng hạ lãi suất cho vay . Hai là : Mạng lưới ngân hàng chưa rộng khắp để đáp ứng nhu cầu người dân. Giai đoạn từ 5/8/2000 đến nay thực hiện cơ chế lãi suất cơ bản: Từ 6/2001 lãi suất cho vay USD do NHTM tự ấn định trên cơ sở lãi suất thanh toán quốc tế và cung cấp vốn tín dụng ngoại tệ trong nước. Qua quá trình trên có thể thấy: + Cơ chế lãi suất gắn chặt và phù hợp với nền kinh tế biểu hiện ở chổ những biện pháp điều hành lãi suất,những năm qua của NHNN là phù hợp, được chấp nhận và chuyển dần theo hướng kinh tế thị trường định hướng XHCN. + Cơ chế lãi suất cơ bản cộng biên độ quy định đã tạo cho các TCTD linh hoạt trong việc ấn định lãi suất cho vay đồng thời tránh khuynh hướng bắt bí khách hàng vay lãi suất cao hoặc chạy theo vụ lợi dẫn đến rủi ro trong tín dụng. Đới với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, lãi suất là công cụ gián tiếp để thực hiện chính sách tiền tệ. NHTƯ chỉ công bố lãi suất cơ bản hay lãi suất tái chiết khấu, kết hợp một số công cụ khác như dự trữ bắt buộc,thị trường mở….để can thiệp vào việc hình thành lãi suất trên thị trường. Đối với các nước có nền kinh tế tập trung hay nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi , lãi suất thường là công cụ trực tiếp của chính sách tiền tệ , NHTƯ qui định mức lãi suất cụ thể trong nền kinh tế . Nước ta cũng đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN , nên việc điều hành lãi suất có những bước quá độ như trên đã trình bày . Tiếp tục đi tìm hiểu xem trước xu hướng suy giảm của nền kinh tế toàn cầu và sự cắt giảm lãi suất trên thị trường quốc tế thì NHNN ta đã có sự thay đổi về điều hành lãi suất như thế nào trước tình trạng trên . Chương II : Thực trạng điều hành lãi suất cơ bản của nước ta I. Diễn biến của lãi suất cơ bản từ khi ra đời Từ 1/8/2000 : NHNN công bố lãi suất cơ bản là 0,75%/tháng Từ 1/3/2001: 0,75%/tháng Từ 1/4/2001: 0,70%/tháng Từ 1/6/2001: 0,65%/tháng Từ 1/10/2001: 0,60%/tháng Giai đoạn từ 5/8/2000 đến nay NHNN quy định về lãi suất: Nội tệ : Là lãi suất do NHNN công bố hàng tháng trên cơ sở tham khảo mức lãi suất cho vay thương mại đối với khách hàng tốt nhất của nhóm TCTD được lựa chọn cộng biên độ công bố . Thời gian đầu mức lãi suất là 0,75%/tháng . Sau đó giảm dần và nhiều tháng nay giữ ở mức 0,6%/tháng . Biên độ không thay đổi 0,3%/tháng ngắn hạn và 0,5%/tháng trung và dài hạn . Ngoại tệ : Đối với USD tối đa Ngắn hạn: Sibor 3 tháng + 1%/năm Trung-dài hạn: Sibor 6 tháng + 2,5%/năm Từ 6/2001 lãi suất vay USD do TCTD tự ấn định trên cơ sở lãi suất thanh toán quốc tế và cung cấp vốn tín dụng ngoại tệ trong nước. Năm 2001, NHNN Việt Nam tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành lãi suất tín dụng theo định hướng điều chỉnh lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng ( ngoại tệ) đồng Việt Nam một cáhc linh hạot. Lãi suất cơ bản được xác định trên cơ sở bám sát tín hiệu thị trường đáp ứng mục tiêu của chính sách tiền tệ, đảm bảo sự kiểm soát của NHNN và từng bước thực hiện mục tiêu tự do hoá lãi suất . Ngoài việc tham khảo lãi suất cho vay của 15 NHTM áp dụng đối với khách hàng tốt nhất (năm 2000 mới chỉ tham khảo khách hàng tốt nhất của 9 NHTM ).LSCB năm 2001 đã được xác định trên cơ sở tham khảo thêm lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, ks đấu thầu tín phiếu kho bạc nhà nước và một số yếu tố khác…Chính vì vậy lãi suất của NHTM là tín hiệu của NHNN trong việc điều hành thị trường tiền tệ. Trong năm 2001 ngân hàng Việt Nam đã chủ động điều chỉnh giảm lãi suất liên tục như ở phần trên cho thấy biên độ trên đối với lãi suất cơ bản được quy định đủ rộng, không có sự phân biệt biên độ giữa các khu vực với nhau mà chỉ có sự phân biệt giữa lãi suất cho vay ngắn hạn và lãi suất cho vay tryng và dài hạn( như trên). Vào thời điểm cuối năm 2001 các mức lãi suất cho vay phổ biến của các NHTM đối với nền kinh tế như sau: + Cho vay ngắn hạn khu vực thành thị là 0,75%/tháng, khu vực nông thôn là 0,9%/tháng. + Cho vay trung và dài hạn khu vực thành thị là 1%/tháng, khu vực nông thôn là 1,1%/tháng. II. Tác động của cơ chế điều hành LSCB đến các chủ thể trong nền kinh tế: Việc thay đổi cơ chế lãi suất này sang cơ chế lãi suất khác làm cho lãi suất ở từng thời điểm là khác nhau, chính việc thay đổi lãi suất đã tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống, kinh tế, xã hội trên cả các lĩnh vực kinh tế vi mô với vĩ mô. 1. Tác động đến hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam : Ta thấy rõ ràng điểm xuất phát của LSCB là từ các NHTM. Đến lượt các NHTM, do muốn giành và giữ khách hàng lại sẵn sàng cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất cơ bản. Do đó làm cho LSCB co xu hướng ngày càng giảm xuống.Điều có thể như phù hợp với tình hình kinh tế nước ta.Xu thế của các NHTM cho vay thấp hơn LSCB cho thấy sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng. Điều đó làm cho một số ngân hàng có ưu thế cạnh tranh chiếm được thị phần lớn hơn và một số ngân hàng khác sẽ bị bớt đi thị phần tín dụng và lâm vào cảnh khó khăn, suy yếu. Mặt khác, sự cạnh tranh lãi suất giữa các NHTM làm cho các ngân hàng luôn như thế với nhau, thường xuyên nghe ngóng thông tin của ngân hàng bạn về việc hạ lãi suất. Kết quả là hiệu quả kinh doanh ngày càng giảm. Việc giảm lãi suất cho vay bất hợp lí của các NHTM ảnh hưởng đến tình hình tài chính chung và cơ chế điều hành chung về lãi suất. Một số NHTM chi nhánh để thu hút khách hàng tốt đã giảm lãi suất ngang bằng lãi suất đầu vào để lôi kéo khách hàng của NHTM khác. Đặc biệt một số chi nhánh NH nước ngoài còn giảm lãi suất thấp hơn mặt bong lãi suất chung, nhưng hưởng lãi từ nghiệp vụ mua bán ngoại tệ hoán đỏi và chiết khấu bộ chứng từ thanh toán của khách hàng xuất khẩu. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ vừa được ký kết và có hiệu lực trong nay mai khi mà Quốc hội 2 nước phê chuẩn. Năng lực cạnh tranh để hội nhập của ngân hàng nước ta theo các chuyên gia kinh tế là còn hết sức khiêm tốn. Vậy thì khi các ngân hàng Mỹ được đối xử ngang bằng như các ngân hàng Việt Nam thì chúng ta sẽ cạnh tranh như thế nào? Chung sống trong một môi trường cạnh tranh là điều tất yếu giữa các NHTM. Mỗi ngân hàng đều tìm và sẽ tìm cho mình một ngách thị trường nào đó mà đối phương bỏ ngỏ. Vì vậy mà mỗi NHTM sẽ sống đơn độc trong một thể trạng không được sung mãn, thiếu hẳn sự hợp tác để chống đỡ các đối thủ cạnh tranh cực ký mạnh về nhiều mặt. Cái khó khăn đối với các NHTM hiện nay là phải vừa cạnh tranh nhưng đồng hành trong sự phát triển. Cả hệ thống phải hướng đến những môi trường lâu dài hơn là những môi trường trước mắt. Trên cơ sở LSCB VND do NHNN công bố hàng tháng chủ động quy định cụ thể mức lãi suất cho vay của mình, đồng thời quy định cụ thể mức lãi suất điều chuyển vốn trong hệ thống như NHNN&PTNT Việt Nam hay lãi suất tiền gửi như NHNT Việt Nam , hoặc tính trả đủ phí huy động vốn với chi nhánh NHTM thừa nhiều vốn phải điều đi….Nhìn chung các NHTM quốc doanh có cơ chế quy định lãi suất điều chuyển vốn trong hệ thống của mình không hoàn toàn giống nhau. Chi nhánh các NHTM cũng chủ động thực hiện mức lãi suất cho vay cụ thể của mình đối với từng khách hàng, còn về lãi suất huy động vốn thì về cơ bản không chênh lệch giữa các chi nhánh trong mỗi NHTM cũng như giữa các NHTM khác nhau. Song đối với các NHTM cổ phần do khó khăn về mạng lưới và năng lực tài chính, do hạn chế về uy tín nên thường có mức lãi suất huy động và lãi suất cho vay cao hơn các NHTM quốc doanh.Còn trong khối NHTM quốc doanh thì NHNNcó mức lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay thấp. Các chi nhánh NH nước ngoài cũng có lãi suất tiền gửi thấp và lãi suất cho vay hấp dẫn. 2. Tác động tới việc quản lý kinh tế vĩ mô: Sự thay đổi của lãi suất sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư, xuất khẩu….do đó sẽ ảnh hưởng đến tổng sản phẩm quốc dân.Đồng thời sự thay đổi lãi suất cũng ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng, ảnh hưởng tới nhu cầu hàng hoá.Do đó lãi suất đã góp phần điều tiết sản xuất và tiêu dùng, điều tiết cung cầu hàng hoá. Do có sự chênh lệch lãi suất cho vay quá lớn trong nền kinh tế và giữa các loại hình tín dụng, lãi suất cho vay của các TCTD lên tới 1,25%/tháng, lãi suất cho vay trung và dài hạn ở nông thôn lên tới 1,05%/tháng, trong khi lãi suất cho vay các doanh nghiệp nhà nước của các NHTM ở đô thị chỉ có khoảng 0,56%-0,58%. Lãi suất còn là công cụ để thực hiện môi trường chính sách tiền tệ quốc gia. Thông qua cơ chếông cụ lãi suất, NHTƯ có thể thực hiện môi trường thắt chặt hoặc mở rộng tiền tệ, thực hiện môi trường kìm hãm và kiểm soát lạm phát hoặc kích cầu để hạn chế giảm phát, từ đó ổn định tr , kích thích phát triển kinh tế. Về mặt bản chất, có thể thấy vai trò điều tiết lãi suất thị trường của NHTƯ trong cơ chế điều hành lãi suất theo LSCB cũng không khác nhiêù so với cơ chế trần lãi suất trước đây. Khác ở chỗ là trước đay NHNN trực tếp quy định mức lãi suất trần thì trong cơ chế điều hành lãi suất cơ bản trần lãi suất đực quy định gián tiếp thông qua việc quy định lãi suất cơ bản và biên độ. Tuy nhiên việc phối hợp giữa cơ chế điều hành lãi suất với các công cụ khác của chính sách tiền tệ và nghiệp vụ NHTƯ chưa linh hoạt và thiếu hiệu quả. + Thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc hoạt động chưa ổn định, một số phiên không có kết quả trúng thầu hoặc khối lượng trúng thầu thấp. Số lượng thành viên tham gia đấu thầu còn ít, hầu như chỉ có các NH quốc doanh, các NHTM cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, còn tất cả đứng ngoài cuộc. Chỉ đạo lãi suất của Bộ tài chính còn cứng nhắc nên nhiều NHTM thấy đay chưa phải là thị trường hấp dẫn để đầu tư vốn khả dụng của mình. + Thị trường mở hoạt động trầm lắng, hàng hoá còn nghèo nàn các loại giấy tờ có giá trên 2 năm, nhưng thời hạn thanh toan còn ngắn , vẫn chưa được phép đưa ra giao dich mua bán. + Điều hành công cụ dự trữ bắt buộc chưa sát với tình hình thực tế, còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố phi kinh tế, chưa phù hợp với mục tiêu của công cụ này, còn bị tác động bởi nhiều yếu tố tâm lí, chính trị.Khi điều chỉnh tăng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ thì được giải thích là nhằm tăng chi phí huy động vốn hạn chế các TCTD huy động USD gửi ra nước ngoài.Song khi lãi suất trên thị trường quốc tế liên tục giảm thấp thì tỉ lệ dự trữ bắt buộc vẫn kéo dài là 15% , và hiện nay là 10%. + Biên độ giao dịch trong mua bán ngoại tệ quy định quá hẹp. LSCB là lãi suất ấn định trực tiếp bởi cơ quan chức năng (NHTƯ) dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể là để bảo vệ lợi ích cho người gửi tiền, thì NHTƯ sẽ ấn định lãi suất tiền gửi tối thiểu. Nếu để bảo vệ lãi suất cho người đi vay ( các doanh nghiệp hay tổ chức kinh tế)NHTƯ sẽ ấn định lãi suất cho vay tối đa. Nếu muốn bảo vệ lợi ích cho các ngân hàng , nhằm tạo an toàn cho hệ thống NH_NHTƯ sẽ ấn định mức lãi suất tiền gửi tối đa và lãi suất cho vay tối thiểu. 3. Tác động tới các chủ thể trong nền kinh tế: là người gửi tiền ( người tiêt kiệm) và người đi vay. Cung và cầu vốn trên thị trường dần gặp nhau và tiến tới hình thành lãi suất bình quân trong nền kinh tế.Cơ chế lãi suất cơ bản đã tác động rất lớn đến lãi suất huy động vốn trên thị trường. Do các ngân hàng đa dạng hoá các hình thức huy động khác nhau đã hình thành nên các thị trường: thị trường cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, thị trường tiền tệ, tiền gửi,thị trường chứng khoán….tạo ra được sự lựa chọn tối ưu cho mỗi người dân, với mạng lưới huy động rộng khắp. Đồng thời an toàn về tiền gửi trong huy động vốn của người dân được đảm bảo cao hơn, thúc đẩy nguồn vốn trong xã hội. II- Ưu và nhược của lãi suất cơ bản: 1. Ưu điểm: Có thể nói về cơ bản chính sách lãi suất cơ bản là phù hợp với diễn biến lãi suất ở các nước trong khu vực, bám sát mục tiêu và giải pháp kích cầu của Chính phủ nhằm ngăn chặn đà giảm sút nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Theo đó cơ chế trần lãi suất cho vay tiếp tục được thực hiện và được điều chỉnh theo xu hướng giảm phù hợp với chính sách tiền tệ nới lỏng, sức cung cầu thực về vốn tín dụng trên thị trường, giữ quan hệ hợp lí giữa mức độ biến động của tỉ giá và lãi suất.NHNN có thể kiểm soát được lãi suất thị trường và chủ động điều hành lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư,kinh doanh của các thành phần kinh tế. Có thể khẳng định rằng: Với việc ấn định và công bố LSCB, NHNN chứng minh được mình là một bộ máy kinh tế tổng hợp , được quyền sử dụng các công cụ tiền tệ, trong đó lãi suất là một bộ máy tài chính kinh tế tổng hợp trong những công cụ quan trọng để tác động trực tếp lên toàn bộ cơ chế vận hành của hệ thống tín dụng nhằm đạt được những môi trường cụ thể nhất định trong từng Giai đoạn phát triển của nền kinh tế xã hội. Điểm khác biệt với nội dung đổi mới chủ yếu của cơ chế điều hành lãi suất cơ bản khác với cơ chế lãi suất trước đó, kể cả cơ chế trần lãi suất ggần đây được coi lãi suất ưu việt hơn, đó là việc xác định một mức lãi suất dựa vào quan hệ cung cầu vốn trên thị trường , qua việc tính toán bình quân các mức lãi suất huy động và cho vay của một số NHTM được chọn làm đại diện, có sự tham khảo các lãi suất khác. Mức lãi suất này được công bố làm cơ sở cho các TCTD ấn định lãi suất cho vay.Rõ ràng là nếu như các cơ chế lãi suất trước đây chủ yếu được điều hành theo ý thức chu quan, áp đặt, hành chính thì cơ chế này đã thể hiện được một bước đổi mới cơ bản là NHNN đã điều hành lãi suất theo tín hiệu thị trường, chú trọng đến quan hệ cung cầu tín dụng và mục tiêu của chính sách tiền tệ.Việc điều chỉnh các mức lãi suất cơ bản hàng tháng một cách linh hoạt đã tạo điều kiện bám sát tín hiệu thị trường, cung cầu vốn, tín dụng đáp ứng mục tiêu chính sách tiền tệ, đảm bảo sự kiểm soát của NHNN trên thị trường tiền tệ. NHNN đã liên tục cắt giảm trần lãi suất cho vay để khuyến khích đầu tư, làm cho nền kinh tế tăng trưởng và giả quyết được vấn đề việc làm.Đồng thời với việc điều hành theo trần lãi suất cho vay, NHNN chỉ quản lý lãi suất cho vay đã dần thực hiện tự do hoá lãi suất. Mặt khác việc điều hành chính sách tiền tệ theo trần lãi suất sẽ khuyến khích các tổ chức tự do cạnh tranh lành mạnh và tăng cường vai trò tự chủ trong nền kinh tế, chủ động trong việc điều hoà cung cầu về vốn kinh doanh bằng công cụ lãi suất một cách linh hoạt, nhạy bén theo cơ chế thị trường. Theo phân tích LSCB tác động của NHTM dẫn tới cạnh tranh cũng có những mặt tích cực như sau: + Do các NHTM cạnh tranh về lãi suất, nên lãi suất tín dụng giảm thấp, chi phí của dự án sản xuất kinh doanh vì thế sẽ thấp đi, hiệu quả sẽ tăng lên.Điều đó sẽ kích thích các doanh nghiệp và cá nhân triển khai nhiều dự án sản xuất kinh doanh hơn.Và như vậy sẽ tăng cầu về tín dụng, là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. + Các NHTM cạnh tranh về lãi suất tín dụng nhưng cũng đồng thời phải cạnh tranh về lãi suất huy động vốn để giữ vững, tăng trưởng nguồn vốn, đáp ứng chu cầu tín dụng.Song mục tiêu cuối cùng của các NHTM là lợi nhuận.Vấn đề này buộc các NHTM phải chú ý nghiên cứu, thực hiện những biện pháp để tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả, mở rộng, phát triển các dịch vụ khác…Điều đó sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho các doanh nghiệp, dân chúng và xã hội, đồng thời tăng thêm sức mạnh cho các NHTM. Việc quy định cho vay trần lãi suất tạo ra một bằng chứng về lãi suất cho vay trong phạm vi cả nước, xoá bỏ tình trạng cho vay theo lãi suất mở rộng vượt xa các mức lãi suất do NHNN quy định.Đồng thời bảo vệ lợi ích cho người đi vay, tạo được mặt bằng về phân phối lợi nhuận giữa các thành phầnkt với các tổ chức tín dụng và người gửi tiết kiệm. Trong thời gian vừa qua, với công cụ lãi suất liên tục cát giảm, kết hợp với việc điều hành các công cụ khác của chính sách tiền tệ đã tác động đến chu chuyển vốn trên thị trường ,xã hội ,điều tiết cung cầu vốn hợp lí giữa các khu vực của nền kinh tế và các vùng của lãnh thổ, thúc đẩy tiết kiệm và tăng đầu tư có hiệu quả, tiến dần tới hình thành lãi suất bình quân hợp lí trong nền kinh tế.Tuy nhiên, trong cơ chế điều hành lãi suất hiện nay vẫn còn nhữngtồn tại. 2. Những tồn tại trong việc điều hành LSCB: Thứ nhất có thể thấy đó là biên độ lãi suất theo quy định của NHNN quá rộng, nên nó có tính chất như NHNN vẫn quy định trần lãi suất cho vay tối đa, còn chính sách lãi suất cho vay tối thiểu thì không có tác dụng. Còn có sự (cho vay ) chênh lệch lãi suất cho vay quá lớn trong nền kinh tế và giữa các loại hình tín dụng. Lãi suất cho vay của các TCTD là quỹ tín dụng lên tới 1,25%/tháng, lãi suất cho vay trung và dài hạn ở nông thôn tới 1,05%/tháng trong khi lãi suất cho vay các NDNN của các NHTM nhà nước ở đô thị chỉ có khoảng 0,56_0,58%/tháng. Thứ hai: là có quá nhiều loại lãi suất cho vay ưu đãi: lãi suất cho vay hộ nghèo phổ biến là 0,5%/tháng , đói với hộ nghèo vùng III là 0,45%/tháng, lãi suất cho vay vùng III giảm 30%, lãi suất cho vay vùng II giảm 0,5% so với lãi suất cho vay thông thường của NHTƯ. Quy định của các NHTM quốc doanh còn miễn lãi suất cho các hộ đồng bào dân tộc trồng cà phê gặp khó khăn . Lãi suất cho vay của quỹ hỗ trợ phát triển quốc gia có nhiều mức khác nhau, hiện nay có 2 loại chủ yếu là 0,45%/ tháng hay 5,4%/năm, và 3% đối với các dự án đặc biệt. Lãi suất cho vay của các tổ chức tài chính vi mô, của hội phụ nữ, nông dân….Tất cả các loại lãi suất này đều có cơ chế cụ thể riêng không nằm trong cơ chế điều hành thống nhất của NHNN làm phá vở tính tổng thể của cơ chế điều hành lãi suất . Trong một NHTM vừa có lãi suất thương mại vừa có lãi suất ưu đãi . Một dự án của doanh nghiệp vừa có vốn vay lãi suất thấp của quĩ hỗ trợ phát triển , vừa có vốn bình thường của NHNN Những tồn tại này đã hạn chế việc hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản cũng như tiến tới tự do hoá lãi suất. Thứ ba : là việc cạnh tranh không lành mạnh trong việc sử dụng biện pháp lãi suất của các TCTD , việc giảm lãi suất cho vay bất hợp lý ảnh hưởng đến tình tài chính chung và cơ chế điều hành chung về lãi suất . Việc cạnh tranh thông qua LSTD chỉ có tác dụng tích cực trong trường hợp các NHTM cạnh tranh trong giới hạn nhất định trên cơ sở tính toán chặt chẽ , khoa học , đảm bảo tính ổn định , phát triển . Trong trường hợp có cạnh tranh, thiếu tính toán, hạ thấp LSTD quá giới hạn sẽ dẫn tới giảm thu nhập lợi nhuậnvà có thể đưa NHTM đến tình trạng khó khăn , them chí thua lỗ, phá sản . Nếu tình hình cạnh tranh vêlãi suất tiếp tục bị lôi cuốn sẽ có nguy cơ gây mất ổn định cả hệ thống NHTM , điều đó sẽ vô cùng cho sự ổn định và phát triển kinh tế nước ta. Tiếp theo đó là việc phối hợp giữa cơ chế điều hành lãi suất với các công cụ khác của chính sách tiền tệ và nghiệp vụ NHTW chưa linh hoạt và thiếu đồng bộ. Theo đánh giá của IMF : hoạt động ngân hàng của Việt Nam là huy động vốn giảm , tình trạng nợ quá hạn của các ngân hàng chiếm 13% tổng dư nợ . Những tồn trên do một số nguyên nhân chủ yếu sau 3. Nguyên nhân của những tồn tại trên : Điều dễ nhận thấy trước tiên đó chính là cơ sở xây dung LSCB chưa hợp lý . Do LSCB được xác định qua tham khảo một số khách hàng tốt nhất và lớn nhất – số khách hàng này thường là các doanh nghiệp , tổng công ty lớn ở các ngân hàng lớn nên không đại diện cho toàn bộ khách hàng nhất là hộ nông dân , doanh nghiệp nhỏ và vừa . Do đó có nhiều dự án kinh doanh khả thi đã không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng . Mối quan hệ giữa lạm phát , tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn , lợi nhuận bình quân của khách hàng không hợp lý . Các ngân hàng phải đối mặt với tình hình thông tin không cân xứng , thiếu cơ chế kiểm toán có thể tin câỵ , thiếu cơ chế giám sát , phối hợp cho vay giữa các NHTM yếu . Thị trường tiền tệ chưa ổn định vững vàng , các NHTM còn nhỏ bé chưa đủ sức cạnh tranh , thị phần chủ yếu thuộc về các NHTM quốc doanh . Mặt khác do nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư và các thành phần kinh tế vừa không lớn vừa có ngày càng nhiều phương án chọn đầu tư của người sở hữu , mua các loại tín phiếu , trái phiếu , ngoại tệ , chuyển hình thức tiết kiệm , chọn nơi nhận tiền gửi cao hơn hoặc đầu tư vào tài sản nhạy cảm khác…nên các NHTM khong thể không hạ thấp lãi suất đầu ra với tốc độ lớn hơn mức hạ của lãi suất tiền gửi ở đầu vào . Đồng thời cuộc cạnh tranh tín dụng ở đầu ra ngày càng trở nên mạnh mẽ và phụ thuộc đan xen bởi các điều kiện uy tín khác nhau, giữa các loại TCTD , TCTC phi ngân hàng khác nhau . Do đó các chủ ngân hàng không thể không giảm lãi suất để tìm kiếm khách hàng vay . Lý do bên trong của cuộc cạnh tranh bất lợi trong các ngân hàng thương mại hiện nay chính là : + Sức mua đối nội của VND ngày càng tăng cùng giá trị đối nội của đồng nội tệ ngày càng ổn định nhưng sức mua yếu so với tổng giá trị hàng hoá dịch vụ. + Nền kinh tế với sức hấp thụ vốn không cân đối cùng với xu hương chững lại do tác động trễ của cuộc khủng hoảng khu vực . + Cuộc cạnh tranh trong hoạt động của bản thân các NHTM vừa kinh doanh trong môi trường pháp lý chưa bình đẳng chưa thông thoáng , vừa chịu tác động khách quan của các qui luật riêng có của nền kinh tế thị trường – trước hết là qui luật cung cầu và qui luật giá trị. Trong nhiều năm đổi mới vừa qua chính sách lãi suất đã có những dịch chuyển rất rõ và rất mạnh theo hướng ngày càng tôn trọng thị trường và ngày càng giảm dần sự can thiệp của nhà nước, nhượng quyền tự quyết cho các NHTM. Nhưng chính trong quá trình thực hiện của mình , cơ chế LSCB đã bộc lộ những điểm yếu như đã phân tích ở trên . Phải cần có một cơ chế lãi suất khác ra đời để khắc phục những hạn chế này . Cùng với sự ra đời tất yếu của cơ chế lãi suất thị trường có thể thấy : không một dự án , cơ hội đầu tư nào không có khả năng tiếp cận với vốn ngân hàng , và tạo điều kiện cho các NHTM được tập dượt trước khi phải cạnh tranh bình đẳng với các TCTD nước ngoài … Để tìm hiểu xem khi NHNN xoá bỏ cơ chế LSCB có khung biên độ thay thế bằng cơ chế lãi suất thị thị trường thì NHNN đã có bước tiến mới trong việc điều hành chính sách tiền tệ của mình từ điều hành các công cụ trực tiếp sang các công cụ gián tiếp như thế nào ? Chương III : Thực trạng điều hành cơ chế lãi suất thoả thuận của NHTƯ I. Diễn biến cơ chế lãi suất thoả thuận từ khi thay thế lãi suất cơ bản Thực hiện cơ chế lãi suất mới , ngay trong các ngày làm việc đầu tiên từ mồng 3 đến ngày 11-6-2002 , lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các TCTD chưa có gì thay đổi , vẫn giữ nguyên các mức lãi suất đang thực hiện trong 5 tháng qua . Dự báo trong một vài tháng tới lãi suất trên thị trường sẽ không biến động lớn , lãi suất huy động vốn cao nhất phổ biến xoay quanh mức 0,60%/tháng , lãi suất cho vay bình quân xoay quanh mức 0,65%-0,8%/tháng. NHNN không thả nổi lãi suất để nó tự do diễn biến trên thị trường mà thực hiện các biện pháp gián tiếp để can thiệp vào lãi suất trên thị trường . NHNN tiếp tục công bố lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn , nâng cấp và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường mở để qua đó bơm thêm vốn tín dụng ra hay thu hẹp về , can thiệp vào vốn khả dụng củ các TCTD , hình thành nên lãi suất hợp lý . Đồng thời phát triển thị trường liên ngân hàng để các TCTD vay mượn vốn lẫn nhau . NHNN đóng vai trò là người cho vay và là người đi vay cuối cùng. Tác động can thiệp vào lãi suất trên thị trường này trong quý 1/2002 vừa qua , thông qua điều hành thị trường mở NHNN đã mua khối lượng tín phiếu trị giá 3279 tỉ đồng , lớn hơn doanh số mua vào của năm 2001 . Trong hơn 2 tháng qua cũng mua vào trên 1200 tỉ đồng. Lãi suất giao dịch phản đúng diễn biến lãi suất trên thị trường . Chỉ 5 tháng đầu năm nay thông qua nghiệp vụ đó NHNN đã cung ứng gần 5000 tỉ ra lưu thông qua các NHTM trong cả 6 tháng đầu năm 2001 kế hoạch cung ứng tiền bằng 0. Bên cạnh đó thông qua nghiệp vụ Swap, NHNN cũng cung ứng cho NHTM gần 2500 tỉ đồng . Thị trường tín phiếu kho bạc nhà nước do NHNN điều hành trong các tháng gần đầu vốn hoạt dộng bình thường , có kết quả trúng thầu tuy rằng doanh số chưa lớn. Đó là biện pháp của NHNN can thiệp vào lãi suất thị trường thông qua việc tác động vào vốn khả dụng của các TCTD. Cũng trong những tháng đầu năm nay, dư nợ cho vay nền kinh tế có tốc độ tăng nhanh hơn , gấp gần 3 lần tốc độ tăng vốn huy động . Tính đến hết tháng 5-2002 tổng dư nợ của các TCTD tăng 8,7% trong đó nội tệ tăng 8,5% và ngoại tệ tăng 9,4% ; tổng nguồn vốn huy động chỉ tăng có 3,1%, trong đó nội tệ tăng chỉ có 5,9% và ngoại tệ giảm 1,1% . Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho lãi suất có xu hướng tăng lên do nhu cầu vốn đầu tư của các thành phần kinh tế tăng lên. Cơ chế ( LSTT ) cho vay thoả thuận bằng VND được áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp , mọi thành phần kinh tế , với khách hàng trong nước, nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. II. Tác động của việc áp dụng cơ chế LSTT: + Việc áp dụng cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng mở rộng mạng lưới để huy động cho vay vốn với mức lãi suất phù hợp với quan hệ cung cầu thị trường, người sản xuất và các tổ chức kinh tế ở khu vực thành thị và nông thôn có nhiều khả năng và cơ hội vay vốn đặc biệt là với địa bàn nông thôn. + Các ngân hàng thương mại được chủ động quyết định mức lãi suất cho vay , phù hợp với lãi suất huy đọng trên từng địa bàn cụ thể và tương ứng với những món vay có có tỉ lệ rủi ro cao hay thấp , chấm dứt tình trạng khách hàng có nhu cầu vay vốn với lãi suất cao , ngân hàng cũng có thể cho vay được nhưng không thể cho vay vì “kịch trần”. + Với lãi suất thoả thuận cac khách hàng có nhu cầu vay vốn ngân hàng chủ động trong việc lựa chọn lãi suất cho vay của ngân hàng bất kỳ , giảm thiểu tối đa sự độc quyền trong vấn đề lãi suất ngân hàng . + Trong điều kiện môi trượng hoạt động theo lãi suất thoả thuận buộc các ngân hàng phải giảm thiểu các chi phí đầu vào nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng khả năng Marketing để từ đó làm động lực thúc đẩy quá trình cơ cấu lại hệ thống NHTM Việt Nam . - Tuy nhiên việc thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận cũng sẽ làm nảy sinh một số vấn đề khó khăn cho các NHTM, đặc biệt là các NHTMCP có tiềm lực tài chính còn hạn chế . Tình trạng cạnh tranh hạ lãi suất cho vay để thu hút khách hàng sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn và lợi thế sẽ thuộc về các ngân hàng có nguồn vốn rẻ ( lãi suất đầu vào thấp ). Khi đó người được hưởng nhiều nhất là các khách hàng của ngân hàng . Tình trạng dùng lãi suất cho vay của ngân hàng này để ép ngân hàng kia hạ lãi suất đã đang và sẽ diễn ra . Thực hiện lãi suất thoả thuận, lợi nhuận thu về từ cho vay tín dụng của ngân hàng sẽ giảm nhiều so với các năm trước. - Việc thực hiện lãi suất thoả thuận kích thích tiết kiệm nhiều hơn bởi vì người dân được đáp ứng nhu cầu lãi suất mà mình đặt ra đạt được lợi nhuận như ý . - Việc đầu tư cũng được đẩy mạnh vì có nguồn vốn vay lớn với lãi suất phù hợp. - Lãi suất thoả thuận đã tác động hiệu quả đến việc thực hiện kiểm soát và tăng cường tín dụng nội địa , kiềm chế lạm phát tạo điều kiện thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. III. Những mặt được và những tồn tại của cơ chế điều hành lãi suất thoả thuận 1. Những mặt được - Cơ chế lãi suất thoả thuận ra đời là hoàn toàn phù hợp với cơ chế lãi suất của các nước trong khu vực và tiến dần phù hợp thông lệ quốc tế mà Việt Nam đang định hướng hội nhập nền kinh tế của ninh nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. NHNN chuyên sang thực hiện công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ , giảm sự can thiệp và điều hành bằng các công cụ hành chính vào công việc kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Chúng ta áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận khi đã có các yếu tố chín muồi cả về cơ sở thực tiễn và lí luận. - Lãi suất thoả thuận thúc đẩy chu chuyển vốn trong nền kinh tế giữa các khu vực , các ùng miền và các đối tượng. Vốn được lưu chuyển từ nơi thừa đến nơi thiếu , từ nơi lãi suất thấp sang nơi lãi suất cao . Từ đó hình thành lãi suất bình quân hợp lý trong nền kinh tế theo tín hiệu thị trường . - Đồng thời cũng thúc đẩy cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng . Tuy nhiên các NHTM có qui mô lớn có thế mạnh đặc biệt là các NHNN quốc doanh sẽ có lợi, các TCTD có qui mô nhỏ , các ngân hàng cổ phần có ít chi nhánh , nguồn vốn hạn hẹp …sẽ chịu thiệt thòi. - Khách hàng chủ động thoả thuận vay vốn với NHTM khác có lãi suất cho vay thấp hơn . Việc áp dụng LSTT ở nông thôn trước mắt sẽ đẩy lùi được việc cho vay nặng lãi mặc dù có hình thành một mức lãi suất cao hơn trước đây. Thực tế nếu lãi suất thị trường nông thôn tăng lên và đủ hấp dẫn các TCTD thì các TCTD sẽ đưa vốn về nông thôn để tìm đầu ra. Điều này sẽ làm giảm vốn vay trên thị trường thành thị doanh nghiệp sẽ không dễ dàng nhận được vốn vay như hiện nay và phải chấp nhận lãi suất cao. Và sẽ dẫn tới hình thành lên một mức lãi suất bình quân hợp lý từ việc các ngân hàng tìm biện pháp huy động vốn nhiều hơn để đáp ứng các nhu cầu chính sách lợi ích khác nhau. - Lãi suất thoả thuận không phải là lãi suất cao tuỳ theo ý muốn của ngân hàng . Đó chính là lãi suất phù hợp với nhu cầu cảu người vay , do người vay quyết định , đảm bảo có vốn cho sản xuất kinh doanh thu được lợi nhuận. Các hộ nông dân nghèo đói khó khăn vốn được đáp ứng nhu cầu vốn dùng từ sản xuất kinh doanh , xoá đói giảm nghèo với lãi suất ưu đãi của ngân hàng phục vụ người nghèo và lãi suất thông thường của NHNNPTNT . Ơ các vùng sản xuất kinh doanh phát triển khi người này chấp nhận lãi suất cao thì ngân hàng cũng sẽ huy động với lãi suất coa hơn . Với tư cách là người gửi , người dân ở những vùng này cũng sẽ được hưởng lợi. - Đặc biệt là cơ chế lãi suất thoả thuận không khiến cho lãi suất cho vay tăng lên . Diễn biến lãi suất cho vay ở các TCTD cho thấy, nó không tăng lên ngay cả khi nguồn vốn tiền đồng gửi vào ngân hàng giảm mạnh trong thời gian gần đây và các TCTD buộc long phải tăng lãi suất huy động vốn. - Và việc điều hành lãi suất dựa trên cơ sở thị trường này đã tạo điều kiện cho công cuộc cải cách hệ thống ngân hàng theo định hướng XHCN giúp cho hệ thống ngân hàng thực hiện vai trò trung gian tài chính trong nền kinh tế . Thực hiện lãi suất thoả thuận nhiều vấn đề vướng mắc sẽ được giải toả. 2. Những tồn tại của cơ chế lãi suất thoả thuận Trước hết các TCTD phải đối mặt với sự thay đổi thường xuyên của lãi suất thị trường . Và sự thay đổi lãi suất sẽ dẫn đến rủi ro lãi suất . Điều này buộc các TCTD phải hết sức năng động trong quản lý tín dụng , phải có chiến lược trong kinh doanh một cách tỉ mỉ . Vấn đề quản lý khe kở nhạy cảm lãi suất đòi hỏi các TCTD không thể thờ ơ. - Với cơ chế cho vay này lãi suất của các TCTD vừa chứa đựng yếu tố thị trường vừa có yếu tố quản lý của nhà nước . Tuy nhiên lãi suất chưa được thực hiện hoàn toàn theo thoả thuận mà bị không chế bởi biên độ giao động. Lãi suất được hình thành trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng phần nào chưa phản ánh đúng lãi suất thực của thị trường và có thể hạn chế việc mở rộng tín dụng của các TCTD. - Sự cạnh tranh giữa các TCTD , TCTD có qui mô lớn sẽ có lợi thế hơn trong cạnh tranh vì dễ dàng chịu thiệt cái này để bù lại được cái khác. Còn các TCTD nhỏ thì có thể xoay sở khó hơn trong chiến lược khách hàng .Và sự cạnh tranh bằng lãi suất giữa các TCTD cũng làm cho lãi suất bị méo mó . Do đó việc thực hiện cơ chế sẽ gây ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa các TCTD . Lợi thế sẽ nghiêng về bên nào có nguồn vốn dồi dào , có uy thế về độ tin cậy đối với xã hội. Nó sẽ có điều kiện thu hút khách vay mở rộng thị phần. Khó khăn cho các ngân hàng nhỏ tồn tại và phát triển . Những tồn tại trên do một số nguyên nhân sau đây : 3. Nguyên nhân dẫn tới một số tồn tại của cơ chế lãi suất thoả thuận . - Điều thấy ngay được là cơ chế lãi suất này mới được ban hành nó cần phải có thời gian để đi vào cuộc sống, để mọi người có thể hiểu rõ được ưu thế của nó so với các loại lãi suất trước đây. - Thứ hai có nhiều người chưa hiểu cơ chế lãi suất này là như thế nào , nhất là những người dân ở vùng nông thôn . Ngân hàng cần phải có biện pháp để giới thiệu cơ chế này cho mọi người. - Thứ ba là do hệ thống tài chính chưa phát triển với tỷ lệ độ sâu tài chính tuy đã được cải thiện nhiều nhưng còn hạn chế , tỷ lệ nợ xấu nợ khó đòi cao. - Tiếp theo là tính độc lập của NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ chưa cao , năng lực sử dụng các công cụ tiền tệ gián tiếp còn hạn chế . - Và với mức vốn tự có của các NHTM nước ta còn rất nhỏ , chỉ khoảng 5%-10% tổng số tài sản của hệ thống ngân hàng với tình trạng này các ngân hàng Việt Nam dễ bị tổn thương khi có biến động lớn về lãi suất . - Các NHTM quản lý vốn khả dụng của mình chưa đạt được hiệu quả cao - Hiện nay NHNN mặc dù đã độc lập hơn trong điều hành chính sách tiền tệ nhưng vẫn chưa có tính độc lập ở mức cần thiết của một NHTW hiện đại . NHNN cong gặp nhiều khó khăn về việc thu thập thông tin về các hoạt động thương mại trên thị trường nên làm giảm đi khả năng dự báo sự tăng giảm vốn khả dụng trong hệ thống ngân hàng . - Thị trường mở dù đã đi vào hoạt động , nhưng chưa sôi động và ít thành viên tham gia. - Hệ thống báo cáo khu vực ngân hàng chưa được thống nhất kiện toàn . Đây là nguyên nhân làm cho công tác thu thập thông tin chưa hiệu quả. Do đó NHNN gặp nhiều khó khăn trong việc phân tích và sự báo cầu tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng . - Nguyên nhân tiếp theo là do trình độ chuyên môn của các cán bộ ngân hàng trực tiếp trong một số lĩnh vực còn hạn chế đặc biệt là kĩ năng phân tích và định lượng chính xác khối lượng tiền cung ứng hay lượng tiền dự trữ của hệ thống ngân hàng . - Thị trường nông thôn thiếu thông tin về lãi suất cà còn thiếu sự hiểu biết về xu hướng thị trường . Chương IV: Thực trạng điều hành lãi suất ở một số nước 1. Thực trạng điều hành lãi suất ở một số nước: * Tình hình Châu á: Lãi suất của châu á thời gian gần đây vẫn thấp .Ngày 7/5, Hàn Quốc đã nâng lãi suất cho vay ngắn hạn thêm 0,25% lên 4,25% và trở thành nước châu á đầu tiên tăng lãi suất. Tiếp theo Hàn Quốc , ngày 8/5 NHTƯ Auxtralia đã thông báo tăng lãi suất chính thức 1/4 điểm lên 4,5% lần tăng giá đầu tiên trong gần hai năm qua trong bối cảnh có bị nhiều sức ép lạm phát và những dấu hiệu phát triển quá nóng ở một số khu vực. Các nhà kinh tế khu vực cho rằng sự chênh lệch về lãi suất là do hai nước này có tốc độ tăng trưởng mạnh hơn so với dự đoán.Mặc dù tốc độ tăng trưởng được thúc đẩy là do xuất khẩu song nhu cầu trong nước ở hai nứoc trên, đặc biệt là ở Hàn Quốc rất mạnh. Hai nước này đều đang muốn đi trước trong khi Nhật Bản , động lực kinh tế lớn của khu vực này khó có thể thay đổi chính sách tiền tệ trong 24 tháng tới, mặc dù lãi suất ngắn hạn dang ở mức gần 0%. Tình hình Thai Lan vẫn còn nhiều bất trắc do Mỹ vẫn tiếp tục giữ nguyên lãi suất nên Thái lan không thể tăng lãi suất sớn bất cứ lúc nào.Còn cơ quan tiền tệ ở Indonexia lại đang xem xét việc cắt giảm lãi suất xuống nữa. Sự phục hồi kinh kinh tế châu á chủ yếu phụ thuộc vào sự phục hồi kinh tế ở Mỹ. Hiện nay kinh tế Mỹ đang tăng trưởng nhưng mức tăng trưởng này vẫn chưa chắc chắn. * NHTW Nhật Bản nới lỏng chính sách tiền tệ : Theo tuyên bố của Chính phủ Nhật , nền kinh tế Nhật đang rơi vào suy thoái nghiêm trọng do tác động trực tiếp từ cuộc tấn công vào Mỹ 11/9. Chính sách lãi suất của BOJ trong thời gian tới : Tháng 8/2000 trong xu thế lãi suất liên tục tăng trên các thị trường thế giới cũng có dấu hiệu khả quan hơn trong tăng trươngr kinh tế. NHTƯ Nhật bản đã quyết định từ bỏ chính sách lãi suất “0” sau 18 tháng duy trì.Đây cũng là lần tăng lãi suất đầu tiên trong vòng 10 năm qua.Tuy nhiên theo dự đoán của giới phân tích, chính sách lãi suất này không hỗ trợ cho nền kinh tế vốn đang ở trong tình trạng yếu kém của Nhật Bản. Cùng với xu thế hạ lãi suất nhằm tránh cho nền kinh tế thế giới khỏi nguy cơ suy thoái , ngày 19/3/2001, NHTƯ Nhật đã quyết địn quay trở lại chính sách lãi suất “0” sau 8 tháng từ bỏ để đưa kinh tế đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ như hiện nay. BOJ cho biết họ sẽ tiếp tục duy trì chinh sách lãi suất “0” cho đến khi chỉ số giá tiêu dùng tăng. 14/8/2001, NHTƯ Nhật đã quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế dang bị suy giảm khi Chính phủ bắt đầu tiến hành các cuộc cải cách cơ cấu mạnh mẽ.Và sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ cho đến khi CPI thực chất của nước này ổn định , them chí còn tăng. *Nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng từ mức bình quân trên 5,2% trong năm 1999 đã giảm và nhanh chóng phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ ngay trong quý I/2001 , NHTƯ Mỹ đã 3 lần cắt giảm lãi suất liên ngân hàng định hướng từ 6,5 % xuống còn 5% và 4 lần cắt giảm lãi suất chiết khấu từ 6% xuống còn 4,5%. Ngày 18/4 NHTƯ lại giảm lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, đưa lãi suất liên ngân hàng xuống còn 4,5% và lãi suất chiết khấu còn 4%.Tiếp đó ngày 15/5 vừa qua , Fed lại tếp tục hạ lãi suất thêm 50n điểm cơ bản, lãi suất liên ngân hàng 4%, lãi suất chiết khấu còn 3,5%.Dự báo NHTƯ Mỹ sẽ còn tiếp tục cắt giảm các mức lãi suất chủ đạo này để tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng. 30/1/2002, FED đã đưa ra những nhận định lạc quan hơn về triển vọng kinh tế Mỹ, đồng thời giữ nguyên mức lãi suất chỉ đạo ở mức 1,75%. Thực tế cho thấy việc cắt giảm lãi suất chỉ đạo chỉ có tác động chính đến các kỳ hạn mới là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chi phí huy động vốn của các công ty Mỹ. Thông thường FED sẽ tăng lãi suất khi có dấu hiệu lạm phát đe doạ sự phát triển kinh tế. Thực tế cho thấy tỉ lệ lạm phát đến nay còn thấp và chưa có khả năng tăng cao do công suất dư thừa của nền kinh tế Mỹ còn tương đối lớn. Hơn nữa FED cần tính đến việc tăng lãi suất để lãi suất thực dương nhằm thu hút nguồn vốn bên ngoài bù đắp thiếu hụt cán cân vãng lai. 2. Bài học kinh nghiệm cho nước ta: Qua việc xem xét thực trạng điều hành lãi suất ở một số nước, ta có thể rút ra bài học đối Việt Nam: Thứ nhất: triển vọng lãi suất USD sẽ có ảnh hưởng nhất định đến thị trường tiền tệ Việt Nam.Các ngân hàng Việt Nam hiện đang nắm giữ một lượng vốn khá lớn bằng USD sẽ có khả năng tăng cạnh tranh qua lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay ngoại tệ của các doanh nghiệp sẽ có xu hướng tăng. Cùng với các biến động về tỉ giá, việc sử dụng ngoại tệ hay đồng Việt Nam trong quan hệ tín dụng sẽ là một bài toán khó đối với các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp. Thứ hai : khi nền kinh tế suy gảim điều hành chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng, tăng kượng tiền cung ứng ra ngoài lưu thông MS tăng, lãi suất giảm sẽ khuyến khích đầu tư , mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Điều hành lãi suất theo xu thế hạ lãi suất nhằm tránh cho nền kinh tế thế giới khỏi nguy cơ suy thoái kinh tế. Thứ ba: nhà nước cần tạo ra một hành lang pháp líu vững chắc để hình thành cơ sở cho hoạt động tín dụng, mua bán ngoại tệ, việc cạnh tranh giữa các NHTM sẽ có hiệu quả hơn. Phải chủ động kiểm soát mức độ lạm phát, tốc độ tăng GDP, và việc điều hành ngân sách, hệ thống ngân hàng một cách có hiệu quả. Từ những phân tích trên về cả thực trạng lãi suất ở Việt Nam và các nước trên thế giới cùng với việc tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới tồn tại trong cơ chế điều hành lãi suất .Để thực hiện tôt cơ chế lãi suất và khắc phục những nhược điểm đề án xin đưa ra một số giải pháp sau. Phần 3: Giải pháp điều hành lãi suất trong thời gian hiện nay I. Giải pháp: Lãi suất là công cụ điều tiết cung cầu vốn trên thị trường song chưa đủ, để phát huy hiệu quả của công cụ này đòi hỏi phải có sự phối hợp với các công cụ khác của chính sách tiền tệ cũng như các cơ chế khác có liên quan trực tiếp như cơ chế cho vay, điều hành ngân sách nhà nước, đổi mới tín dụng của các NHTM. Xuất phát từ những thách thức đã được nêu trên phần thực trạng khi áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận bằng VND có thể đưa ra một số biện pháp cụ thể để hỗ trợ cho cơ chế này. * Đối với NHNN: Tiếp tục hoàn thiện tổ chức và quy chế điều hành thị trường mở,tăng cường khả năng dự báo vốn khả dụng, thúc đẩy sự phát triển của các công cụ tài chính trên thị trường mở, xây dung thị trường tiền tệ liên ngân hàng phát triển sôi động, tránh hiện tượng đóng băng và một chiều như hiện nay, tăng khả năng điều hành bằng công cụ gián tiếp của NHNN. Các chính sách hỗ trợ đi kèm bao gồm: + Khi thực hiện cơ chế cho vay theo lãi suất thoả thuận cần thực thi chính sách tỉ giá tương đối ổn định, chính sách tài khoá thắt chặt. + Xây dung mức lãi suất liên ngân hàng định hướng trên cơ sở lãi suất thực của thị trường,mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ tưng thời kỳ và diễn biến lãi suất trên thị trường quốc tế. + Tính toán mức tăng, giảm vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng để NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, qua đó đạt mức lãi suất liên ngân hàng định hướng. + Lãi suất liên ngân hàng định hướng phải là lãi suất chuẩn để các NHTM hướng thực hiện cho vay lẫn nhau theo lãi suất này và qua đó ảnh hưởng đến lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. + Nâng cao hiệu quả điều tiết của nghiệp vụ thị trường mở bằng cách hạn chế tối đa hoạt động cho vay theo chỉ định, điều hành hoạt động thị trường mở qua ban điều hành thị trường tiền tệ theo mục tiêu lãi suất liên ngân hàng. Bên cạnh đó cần phối hợp các công cụ khác như dự trữ bắt buộc,tỉ giá để đạt được mục tiêu lãi suất dự kiến. Để thực hiện được các chính sách hỗ trợ NHNN cần: + Khẩn trương đề nghị và xúc tiến các công việc để sớm đưa NH chính sách vào hoạt động trên thực tê, tách các khoản vay theo chỉ định của Chính phủ ra khỏi hệ thống NHTM để phân tách chức năng kinh doanh và chức năng cho vay theo chỉ định và với lãi suất ưu đãi. + Cập nhật tình hình lãi suất của các NHTM theo ngày để có biện pháp điều hành lãi suất thị trường theo lãi suất mục tiêu. NHNN đóng vai trò là hương dẫn thị trường vận động theo các lãi suất, tỉ giá mục tiêu có lợi cho sự tăng trưởng bền vững. + Sử dụng các mô hình kinh tế lượng để dự đoán diễn biến các chỉ số kinh tế vĩ mônhư lạm phát, lãi suất và tỉ giá thông qua các công cụ chính sách khác như dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu và hoạt động thị trường mở. + Nâng cao mức dự trữ ngoại hối. * Đối với các NHTM: Cần bổ sung lực lượng cán bộ có trình độ trong khâu quản lý nguồn vốn và duy trì tính thanh khoản hợp lí của NHTM và dự báo biến động lãi suất , tỉ giá. Cập nhật và báo cáo tình hình lãi suất của hệ thống cho NHNN theo quy định. Triển khai chi nhánh ở các vùng sâu, vùng xa để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho nhân dân và doanh nghiệp với lãi suất phù hợp với các vùng khác. Than gia tích cực hoạt động thị trường mở và các nghiệp vụ khác như chiết khấu ,tái chiết khấu , SWAP với NHNN khi thiếu khả năng thanh toán. Nâng cao năng lực điều hành nguồn vốn trong hệ thống TCTD để tránh hiện tượng nơi dư thừa vốn, nơi thiếu vốn cục bộ, tăng tính thanh khoản cho các TCTD. Mạnh dạn cổ phần hoá nhanh các DNNN có quy mô lớn, hoạt động có hiệu quả nhưng sản phẩm của nó nhà nước không cần phải nắm giữ, tạo ra hàng hoá có khối lượng đủ lớn cho hoạt động của thị trường chứng khoán. Dừng hẳn việc bán lẻ trái phiếu kho bác của mạng lưới kho bạc nhà nước, vừa tốn kém chi phí , vừa lãi suất cao. Cần nhận thức đúng về tình trạng đô la hoá.Đồng nội tệ chưa có khả năng chuyển đổi, sức cạnh tranh quốc tế yếu. Trên đây là một số giải pháp nhằm thực hiện thành công cơ chế cho vay theo lãi suất thoả thuận bằng VND của NHNN,Trong thời gian tới cơ chế lãi suất sẽ thực hiện theo hướng nào để đạt hiệu quả cao? II. Định hướng của cơ chế điều hành lãi suất trong thời gian tới: Để phù hợp với cơ chế thị trường ngày càng phát triển ở nước ta hiện nay và trong thời gian tới, cơ chế điều hành lãi suất của NHNNcần tiếp tục đổi mới theo hướng tự do hoá lãi suất .Đó được coi là hạt nhân của tự do hoá tài chính, trong đó bãi vỏ hoặc làm giảm bớt sự kiểm soát của nhà nước về hạn mức tín dụng và lãi suất với trọng tâm là tự do hoá lãi suất sẽ làm cho các luồng tài chính đối nội lưu thông thông suốt. Để thực hiện tự do hoá lãi suất cần phải có một số điều kiện sau: Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và khá chắc chắn Hành lang pháp lí đã tương đối đồngbộ và hoàn chỉnh Hệ thống ngân hàng ổn định và hoạt động hiệu quả Thị trường tài chính (bao gồm thị trường tiền tệ & thị trường chứng khoán) đã hình thànhvà vận hànhcó hiệu quả Các nguồn lựctrong nước đã được phân bổ và sử dụng hợp lí Các tổ chức kinh tế đều đảm bảo khả năng sử dụng vốn triệt để, có hiệu quả Quan điẻm của Đảng về việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường…là quan điểm cơ bản xuyên suốt trong các cơ chế quản lý kinh tế tài chính của nước ta.Đồng thời xu thế hội nhập, mở của toàn cầu hóa cũng trở nên cần thiết để chúng ta đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội. Trong điều kiện và bối cảnh đó vấn đề tự do hoá tài chính nói chung và tự do hoá lãi suất nói riêng ở Việt Nam là một xu thế tất yếu hoàn toàn phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên trong qua trình tiến hành tự do hoá lãi suất đòi hỏi phải làm một cách then trọng, cân nhắc, tránh nóng vội để có thể loại bỏ những tác động tiêu cực của nó đến nền kinh tế. Quá trình tự do hoá phải là một quá trình chuyển đổi từng bước để không gây những đột biến. Hiện nay, các điều kiện để thực hiện tự do hoá lãi suất ở nước ta chưa đầy đủ, do vậy chưa thể thực hiện cơ chế này ngay được. Kết luận Việc xác định và sử dụng lãi suất trong quá trình xây dung và điều hành chính sách tiền tệ là một vấn đề bức xúc hiện nay. Chính sách tiền tệ có được thực hiện tốt thì mới làm cho giá cả ổn định, tạo được công ăn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Đó không chỉ là vấn đề kinh tế mà là cả vấn đề về xã hội. Điều hành tốt lãi suất và chính sách tiền tệ sẽ tạo ra điều kiện để xây dung một nền kinh tế phát triển ,xã hội công bằng dân chủ, và điều quan trọng là giảm tỉ lệ đói nghèo, thất nghiệp. Theo thực tiễn ở nước ta hiện nay đang trong thời kỳ quá độ lên XHCN, xây dựng một nền kinh tế CNH-HĐH ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới đòi hỏi Nhà nước phải có những bước đi thích hợp theo đặc thù và thực tiễn đó nhằm đạt mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Từng bước tến tới một hệ thống tài chính – tiền tệ – ngân hàng hàon thiện, vững chắc hơn đảm bảo điều tiết thành công nền kinh tế vĩ mô để thực hiện CNH – HĐH theo đúng như mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Tài liệu tham khảo Giáo trình Lí thuyết Tiền tệ Ngân hàng - HVNH Tiền tệ – NH và thị trường tài chính – Federis Miskin Tạp chí Ngân hàng: Số 6(2000), 9(2001), 7(2001), 8(2000), 3(2000) Thị trường tài chính tiền tệ:7(2000), 5(2002), 6(2002), 4(2001) Thời báo Ngân hàng: Số Tháng 6,7/2002 Công nghệ Ngân hàng và thị trường tiền tệ Thời báo kinh tế Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35302.doc
Tài liệu liên quan