Đề án Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh ngành da giày Việt Nam

Chúng ta đang sống trong những năm đầu của thiên niên kỷ mới với biết bao biến động mạnh mẽ trong khu vực và trên thế giới, khi mà cuộc cách mạng khoa học công nghệ có những bước phát triển như vũ bão, toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng cả theo chiều rộng và chiều sâu, vừa đưa lại cơ hội , vừa tạo ra thách thức đối với sự phát triển của tất cả các nước trên thế giới, cũng như Việt nam . Trong bối cảnh đó, ngành Da-Giày Việt nam đã không ngừng hoàn thiện trí thức và sự hiểu biết, tiếp cận phương thức làm việc mới, phát huy cao độ các lợi thế về nguồn nhân lực và các tiềm năng khai thác khác nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất tăng khả năng cạnh tranh về sản phẩm của ngành nhằm đem lại hiệu quả cao cho quá trình sản xuất kinh doanh . Nhằm mang lại cho ngành Da-Giày Việt nam một vị trí quan trọng trên thị trường giày khu vực và thế giới.

doc40 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh ngành da giày Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mặt như: giá cả, giá trị sử dụng, chất lượng, chủng loại và mẫu mã sản phẩm... và khi sản phẩm được tung ra thị trường thì sẽ thu hút được sự chú ý của mọi người. Như vậy, mục tiêu của doanh nghiệp đã đạt được , nhất định sẽ đem lại kết quả tốt. 3/ Thực tế ở một số công ty Da-Giày Việt nam 3.1 Công ty cổ phần Giày Hiệp An Từ năm 1993 trở về trước, nhà máy Giày Hiệp an sản xuất chủ yếu là gia công cho nước ngoài các sản phẩm như giày, dép đi trong nhà, túi xách, cặp, va li,...Do kết quả sản xuất kinh doanh không cao, đứng trước thực trạng trên, nhà máy Giày Hiệp An đã có kế hoạch chuyển đổi hình thức hoạt động. Đến tháng 10 năm 1994, nhà máy Giày Hiệp An được chuyển thành Công ty cổ phần Giày Hiệp An với vốn điều lệ là 4,79 tỷ đồng Việt nam. Trong đó: Cổ phần củ nhà nước chiếm 36% Cổ phần bán cho cán bộ công nhân viên trong công ty 34% Cổ phần bán ra ngoài 30% Tình hình sản xuất của công ty được minh họa trong bảng sau: Bảng 4: Tình hình sản xuất của công ty Giàu Hiệp An Các chỉ tiêu Trước CPH 1995 1996 1997 1998 1999 Ước 2000 Doanh thu (tr. DVN) 3480 6330 5330 7570 14574 30862 Lợi nhuận (tr. DVN) 18 370 443 719 1165 2120 2300 Lợi nhuận/Vốn (%) 0,24 5,02 6 9,75 15,8 30,08 34 Lao động (người) 400 420 430 380 390 420 500 Thu nhập bình quân (103 DVN) 438 517 616 630 665 734 850 Nộp ngân sách ((tr. DVN) 14,5 136 80 130 387 1550 2000 Chia cổ tức (%) 5 5 8 10 15 18 Nguồn: Công ty Hiệp An ngày 14/12/2000 Vậy sau hơn 5 năm Công ty cổ phần hóa, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hiệp An đã có nhiều chuyển biến đáng kể: Doanh thu qua các năm đều tăng, từ 6,3 tỷ năm 1995 lên 30,8 tỷ năm 1999 (riêng năm 1996 có giảm do ảnh hưởng của tình hình khủng hoảng tài chính tại Châu á làm cho Công ty không ký được hợp đồng) Lợi nhuận tăng nhanh từ 18 triệu đồng/năm trước khi cổ phần hóa, lên 2320 tr.DVN năm 1999 và dự kiến 2300 tr.DVN vào năm 2000. Nhờ có lợi nhuận tăng nhanh kéo theo tỷ suất lợi nhuận trên vốn tăng từ 0,24% trước cổ phần hóa lên 30,08% năm 1999. Số lượng lao động trước cổ phần hóa và hiện nay nhìn chung là ổn định Lợi ích của người lao động được tính từ thu nhập hàng tháng tăng khá, từ 438000 đồng/tháng lên 850000 đồng /tháng Cổ tức hàng năm có tăng song mức tăng còn khiêm tốn từ 5% năm 1995 lên 15% năm 1999. Từ các kết quả phân tích trên cho ta thấy hướng di mới của Công ty Giày Hiệp An là hết sức đúng đắn. Công ty đã mạnh dạn chuyển đổi phương thức hoạt động từ 100% gia công cho nước ngoài sang phương thức mua bán trực tiếp, tập trung vào sản xuất các sản phẩm chủ yếu là giày dép đi trong nhà xuất khẩu 100% cho các nước Châu Âu và Châu á. Nhờ vậy công ty đã có bước phát triển nhảy vọt . Năm 1997 doanh thu chỉ 7,5 tỷ đồng năm 1998 là 14,5 tỷ đồng. Năm 1997 tỷ lệ gia công là 40%, năm 1999 là 60% dự kiến năm 2000 là 80%. Thị trường khách hàng đơn hàng đầu được mở rộng. 3.2 Công ty Da-Giày xuất khẩu Thái Bình Trước đây hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Da-Giày xuất khẩu Thái Bình chủ yếu là sản xuất dép cung cấp cho thị trường Liên xô cũ. Sau khi Liên xô sụp đổ, mặt hàng truyền thống bị mất thị trường, phân xưởng sản xuất dép đã nhanh chóng được thay thế bằng phân xưởng sản xuất găng tay da xuất khẩu. Những năm 1990-1996, Công ty lại rơi vào tình trạng khó khăn gay gắt . Thị trường không ổn định, công nhân không có việc làm. Công ty chưa tạo lập được một thị trường truyền thống ổn định. Đến 1998, được sự giúp đỡ của Công ty giày Thăng long, Công ty đã đưa 2 dây chuyền sản xuất găng vải mới vào hoạt động với công suất 1,2 triệu đôi / năm, một phân xưởng sản xuất găng tay da công suất 150 ngàn đôi / năm. Mặc dù mới huy động được 60%công suất , Công ty đã xuất khẩu hơn 400 ngàn đôi giày vải và 130 ngàn đôi găng tay da với doanh thu đạt 12 tỷ đồng. Máy móc hiện đại và đồng bộ nguồn nhân lực dồi dào (hiện Côngty có 550 công nhân có kỹ thuật) nhưng với khó khăn về vị trí, nguyên liệu sản xuất nhất là thị trường tiêu thụ đòi hỏi Công ty cần có kế hoạch nhanh chóng sát nhập với Công ty Giày Thăng long. Sự sát nhập để thống nhất và tiện lợi trong việc quản lý sẽ tạo sức mạnh cạnh tranh, giữ vững thị trường ổn định, tránh đầu tư tràn lan, manh mún gây hiệu quả thấp. Hy vọng rằng, trong thời gian sắp tới một mô hình tổ chức mới sẽ mở ra một triển vọng thuận lợi hơn cho sự phát triển sản xuất kinh doanh của ngành. 3.3 Công ty Da-Giày Hà nội Công ty Da-Giày Hà nội tiền thân là nhà máy da Thụy khuê với hoạt động sản xuất chính là thuộc da và phục vụ ngành dệt. Hầu hết các máy móc, thiết bị đều cũ và lạc hậu. Hoạt động sản xuất của Côngty thời gian này hết sức khó khăn, qui mô sản xuất không thích ứng, doanh thu bị gỉam sút, việc làm của người lao động không được đảm bảo. Từ 1998 đến nay, Công ty Da-Giày Hà nội đã quyết tâm chuyển hướng kinh doanh các loại hình sản phẩm. Công ty đã mạnh dạn đầu tư 2 dây chuyền sản xuất giày vải với công suất 1,2 triệu đôi mỗi năm và một dây chuyền sản xuất giày da nam, nữ có công suất 500 ngàn đôi/năm. Hiện nay, sản phẩm của Công ty đã và đang chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài nước. Công ty đã xuất khẩu được sang thị trường các nước EU, Đài loan, Hàn quốc,... Ngoài các công ty trên, còn rất nhiều công ty như: Công ty giày Hải dương, Công ty giày Hải phòng, Công ty giày Yên viên, Công ty giày T.P. Hồ Chí Minh, Công ty giày Hưng yên,...cũng không ngừng đầu tư thay đổi dây chuyền công nghệ vào sản xuất giày dép nhằm nâng cao năng suất chất lượng, và uy tín về sản phẩm của mình đối với thị trường trong và ngoài nước. Tạo ra được một sức mạnh cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới. II/ Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh ngành Da-Giày Việt nam Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh ngành Da-Giày Việt nam là tất yếu khách quan trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đầu tư vào đâu? Đầu tư như thế nào? Hiệu quả vốn đầu tư ra sao để nâng cao khả năng cạnh tranh? Là những câu hỏi bức xúc luôn đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, để trả lời những câu hỏi này cần phải xác định dựa vào qui mô doanh nghiệp, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước; lợi thế sẵn có của doanh nghiệp mà đi đến quyết định đầu tư cho hợp lý. Xét về nguyên nhân dẫn đến khả năng cạnh tranh kém thì bản thân doanh nghiệp có rất nhiều. Có thể nêu ra một số nguyên nhân chính dưới góc độ đầu tư như sau: 1/ Vốn và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong doanh nghiệp Vốn là nhân tố hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, là nhân tố mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp, là nguồn lực quan trọng cho hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành Da-Giày nói riêng. Để có được lượng vốn cần thiết cho quá trình phát triển, ngành Da-Giày huy động từ rất nhiều nguồn khác nhau: Trong nước: thông qua hình thức vay vốn từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng,.. Huy động từ dân, vốn đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, vốn ngân sách nhà nước. Ngoài nước: chủ yếu thực hiện dưới hai hình thức liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Trong giai đoạn 90-95 các doanh nghiệp Việt nam tìm kiếm mọi nguồn vốn để đầu tư trên 2200 tỷ đồng. Nhờ có chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài và mở cửa nền kinh tế ngành Da-Giày đã tăng trưởng với tốc độ cao, lớn lên về qui mô, đa dạng về sản phẩm. Tiền đề quan trọng của bước phát triển này là sự đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật của mọi thành phần kinh tế. Theo số liệu thống kê trong khoảng thời gian 92-97, tổng vốn đầu tư vào nhà xưởng thiết bị trong lĩnh vực sản xuất giày, đồ da gần 6000 tỷ đồng, trong đó phần thiết bị chiếm hơn 58,3% (trên 3500 tỷ đồng). Trong lĩnh vực thuộc da, tuy có rất ít sự đầu tư lớn, đồng bộ, các cơ sở sản xuất da thuộc cũng đã đầu tư trên 200 tỉ đồng vào nhà xưởng và thiết bị, trong đó khoảng 140 tỉ đồng dành cho các loại thiết bị thuộc da, chiếm 70%. Do cuộc khủng hoảng tài chính ở nhiều khu vực trên thế giới đã làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm, các đơn đặt hàng bị cắt giảm, và ép giá từ 5-7%, nhất là thị trường Hàn quốc (từ 20-30%). Cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng gay gắt. Cụ thể hai năm gần đây các doanh nghiệp Việt nam luôn trong tình trạng thiếu vốn hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp phải tự xoay xở từ các nguồn khác nhau như: vay ngắn hạn, trung hạn tại các ngân hàng với lãi suất cao, tự vay các đối tác nước ngoài thậm chí phải sử dụng cả vốn lưu động để đầu tư nên tình hình tài chính rất khó khăn và hạn chế đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ví dụ như doanh nghiệp sản xuất giày dép Hải phòng Từ năm 1995 trở về trước, nói đến vốn, doanh nghiệp nào cũng đều nói rằng mình đang thiếu; song các ngân hàng lại kêu rằng họ rất khó tìm kiếm khách hàng để cho vay. Điều này có vẻ như một nghịch lý –người muốn vay thì không vay được; người cho vay lại không có khách hàng. Nguyên nhân là ở cơ chế chính sách cho các doanh nghiệp vay vốn lúc đó. Các nguồn vốn vay phần lớn là trung hạn và ngắn hạn với lãi suất cao, vượt xa khả năng hoàn trả đúng hạn của các doanh nghiệp. Chẳng hạn với một khoản vay trung hạn cho 3 năm, thì mỗi năm phải trả tới hơn 40 % khoản tiền vay cả gốc và lãi. Trước thực tế như vậy dù có được vay cũng không dám vay. Hơn nữa, nếu doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để đầu tư thì bắt buộc phải có vốn tự có tương đương 30% khoản vay. Trong khi đó các doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn nước ngoài lại có qui mô lớn , được trang bị máy móc thiết bị đồng bộ , có điều kiện thuận lợi hơn nên khả năng cạnh tranh cao hơn. Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn ngành hiện nay là 450 triệu USD ( kể cả nhà xưởng cải tạo và xây mới) trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm tới 300 triệu USD (tức chiếm 67% tổng vốn đầu tư thực hiện) .Trong đó có 5 công ty nước ngoài đầu tư từ 10- 15 triệu USD , một công ty 12 triệu USD một công ty 42 triệu USD, đặc biệt có một công ty đầu tư xây dựng cả một làng giày ở Bình Chánh TP. Hồ Chí Minh với vốn đầu tư trên 120 triệu USD. Toàn ngành đã có trên 300 dây chuyền đồng bộ sản xuất giày dép hoàn chỉnh với công suất mỗi năm 300 triệu đôi các loại. Hàn Quốc và Đài Loan là hai khu vực có vốn đầu tư nhiều nhất vào ngành công nghiệp giày Việt nam với tương ứng là 15-17 dự án. Để đạt mục tiêu phát triển và duy trì sản xuất thì vốn là quan trọng bậc nhất . Nhu cầu vốn năm 2000 ước khoảng 1450 tỷ đồng ( tương đương 140 triệu USD ) cho đầu tư nguyên vật liệu , phụ tùng vào khoảng 3575 tỷ đồng ( tương đương 325 triệu USD ) cho đầu tư phát triển sản xuất gấp 1,5 lần so với giai đoạn 5 năm vừa qua. Do vậy việc gọi vốn đầu tư trong nước thông qua cổ phần hóa, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài , các doanh nghiệp trong nước tự đầu tư và tự vay vốn, tự trả tín dụng ngân hàng trong và ngoài nước , đều phải được coi trọng. 2 / Đầu tư vào máy móc thiết bị và công nghệ Từ năm 1992 trở lại đây ngành giày Việt nam đã phục hồi và có những bước tiến đáng kể. Sự phát triển về sản xuất và xuất khẩu giày cũng như việc đổi mới trang thiết bị và kỹ thuật diễn ra không ngừng. Hơn nữa , nhờ có chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài và mở cửa nền kinh tế ngành sản xuất Da-Giày tăng trưởng với tốc độ cao , lớn lên về qui mô, đa dạng về sản phẩm và đóng góp có hiệu quả vào các mặt kinh tế xã hội của đất nước. Tiền đề quan trọng của bước phát triển này là sự đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật của mọi thành phần kinh tế . Số liệu thống kê gần đây cho biết trong khoảng thời gian 1992-1997, tổng vốn đầu tư vào nhà xưởng thiết bị trong lĩnh vực sản xuất giày - đồ da đạt gần 6000 tỷ đồng , trong đó thiết bị chiếm trên 3500 tỷ đồng (trên 58,3%). Hiện nay, toàn ngành đã có trên 500 dây chuyền sản xuất đồng bộ các loại giày dép hoàn chỉnh với công suất mỗi năm 300 triệu đôi các loại. Các loại máy móc thiết bị này chủ yếu nhập từ Hàn quốc và Đài loan. Trong lĩnh vực thuộc da, tuy có rất ít sự đầu tư lớn và đồng bộ, các cơ sở sản xuất da thuộc cũng đã đầu tư trên 200 tỷ đồng vào nhà xưởng và thiết bị. Thực tế cho thấy, trình độ công nghệ và trang thiết bị của ngành Da-Giày tuy đã được đổi mới đáng kể song mới chỉ đạt mức trung bình trong khu vực . Loại thiết bị cũ thế hệ thứ 2, thứ 3 còn đang được sử dụng phổ biến. Hầu hết các thiết bị trong lĩnh vực Da-Giày ở nước ta hiện nay được sản xuất trong khoảng 5-15 năm trước theo công nghệ băng tải dài, tốc độ chậm tiêu tốn nhiều nguyên liệu, ít kết hợp được nhiều nguyên công trên 1 đầu máy, trình độ tự động hóa thấp, chất lượng chưa cao. Tại các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, nhiều loại đế giày thể thao được sản xuất băng các hệ máy móc khá tốt. Các thiết bị ở khu vực thuộc da cũng đa dạng về chủng loại, thế hệ . Trừ một công ty lớn được đầu tư đồng bộ hệ thống thiết bị và phụ tùng hiện đại, các cơ sở còn lại thường chỉ đầu tư bổ sung từng bước từ các thiết bị cũ của Đài loan, Hồng công và hiện đại hóa từng phần một số thiết bị của C.H.Séc, C.H.Slovaki, ý. Các thiết bị máy móc tốt (khoảng 40%tổng số máy) tập trung ở các cơ sở lớn,, loại trung bình (khoảng 30% tổng số máy), loại chất lượng thấp (khoảng 30% tổng số máy) nằm rải rác ở các cơ sở trung bình, nhỏ và các hộ gia đình. Mặt khác một thực tế nổi cộm mà các nhà đầu tư cần quan tâm là đối với ngành giày, qui mô đầu tư của một doanh nghiệp tối thiểu phải từ 2 dây chuyền sản xuất trở lên thì mới có hiệu quả do tiết kiệm được các chi phí gián tiếp, chi phí cho chất lượng, và các chi phí khác. Trong thực tế, các doanh nghiệp hiện nay còn phụ thuộc nhiều vào đối tác nước ngoài trong việc xác định qui mô đầu tư do sản xuất chủ yếu là gia công cho họ. Vì vậy, các doanh nghiệp này thường từng bước đưa vào hoạt động ổn định 1 dây chuyền sản xuất, sau đó mới mở rộng dần. Hiện tại phần lớn các doanh nghiệp Việt nam là doanh nghiệp nhỏ, rất ít doanh nghiệp có qui mô 6 đến 8 dây chuyền sản xuất nên khả năng cạnh tranh và hiệu quả không cao. Tăng đầu tư vào công nghệ và thiết bị là một tất yếu khách quan cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp sản xuất Da-Giày Việt nam. Thực tế cho thấy công ty Da-Giày xuất khẩu Thái Bình, sau khi đưa 2 dây chuyền sản xuất giày vải công suất 1,2 tỉ đôi/năm và một phân xưởng sản xuất găng tay da có công suất 150 ngàn đôi/năm vào hoạt động. Mặc dù năm 1998 mới huy động 60% công suất, công ty đã xuất khẩu hơn 400.000 đôi giày vải và 130.000 đôi găng tay da với doanh thu 12 tỉ đồng. Năm 1999, Tổng công ty trang bị thiết bị tiên tiến cho 2 nhà máy là Xí nghiệp Giày Hưng-An tại khu Sóng thần của Công ty Giày Hiệp Hưng, và Xí nghiệp Da-Giày ở khu công nghiệp Tân Tạo của Công ty Giày Phú Lâm tại T.P. Hồ Chí Minh. Với số vốn đầu tư gần 10 tỷ đồng. Nhà máy giày Hưng an có công suất thiết kế 500.000 đôi/năm. Kể từ khi đi vào hoạt động, nhà máy đã sản xuất gần 20.000 đôi giày da xuất khẩu và giày bảo hộ lao động. Hiện nay tình hình đầu tư đang gặp một số khó khăn chủ yếu do các nguyên nhân sau: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước trong khu vực từ cuối năm 1997 đến nay làm cho việc đầu tư phát triển của các doanh nghiệp bị chững lại, hầu như không có dự án liên doanh và 100% vốn nước ngoài đầu tư thêm vào ngành Da-Giày . Các dự án được cấp giấy phép triển khai rất chậm, thậm chí một số dự án phải thu hồi giấy phép. Các dự án mới của các doanh nghiệp trong nước rất ít do thị trường không được khẳng định và tài chính khó khăn...Chỉ có các dự án đầu tư chiều sâu và đầu tư mở rộng được thực hiện tại các doanh nghiệp có bạn hàng ổn định Một số nước trong khu vực phá giá đồng nội tệ đã làm chi ngành giày Việt nam trở nên kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Bên cạnh đó ngành giày Việt nam còn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với ngành giày Trung quốc. Một vấn đề đặt ra là “những tiến bộ khoa học công nghệ trong tương lai có làm đảo lộn về năng suất lao động, giảm nhẹ chi phí các yếu tố sản xuất giày không?” . Các nhà chiến lược vè giày quốc tế đã khẳng định: “ chắc chắn là có nhưng không nhiều như mong muốn. Phần lớn tiến bộ công nghệ của ngành giày dựa vào áp dụng thành quả khoa học của 4 ngành chủ yếu sau: Sự tiến bộ về chế tạo máy. Máy thay thế bàn tay, sức lực con người thực hiện các thao tác tinh xảo, sản xuất giày sát với các mẫu thiết kế thời trang, làm cho năng suất lao động tăng lên đều đặn. Tuy nhiên, máy móc có trợ giúp của máy tính chỉ đưa năng suất lên rất cao ở 2 công đoạn gò ráp giày bằng Rô-bốt đã làm cho năng suất đạt gần 200 đôi/người/ngày tăng gấp 5-6 lần gò ráp theo dây chuyền băng tải dài cổ điển cần đông nhân công. áp dụng những thành tựu đạt được trong toán học, vật lý học, hóa học... vào công nghệ pha sắt nguyên liệu, chế tạo khuôn mẫu...nhằm làm giảm thêm 3-4% vật tư tiêu hao, như áp dụng các thành tựu mới trong công nghệ ăn mòn hóa học, các cấu trúc của CAD/CAM...trong thiết kế các chi tiết giày, các loại giày, thiết kế chế tạo khuôn mẫu. áp dụng thành tựu sản xuất vật liệu mới Hoàn thiện phương pháp thiết kế giày với CAD-3D nhằm bảo đảm được tính đồng bộ của các bộ phận khác nhau trên những đôi giày khác kích cỡ hoặc đối xứng trên cùng 1 đôi giày, bảo đảm độ chính xác khi đúc khuôn. Tiến tới 3D còn trợ giúp cả cho việc thiết kế đường nét, kiểu dáng, xác định rõ việc lựa chọn thành phần nguyên liệu, cho phép giảm bớt thời gian, công sức lập công nghệ triển khai sản xuất mẫu giày thật. Nhờ sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật cho phép các hãng sản xuất đưa nhanh sản phẩm giày dép ra thị trường ngay cả với số lượng rất nhỏ mà vẫn đảm bảo được giá rẻ, chất lượng cao. Đây là yếu tố cạnh tranh thành công nhất cho bất kỳ sản phẩm hiện đại nào. 3/ Đầu tư phát triển nguyên vật liệu. Từ 1993 trở lại đây, ngành Da-Giày Việt nam có nhịp độ phát triển rất cao, vượt nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 90-95, tạo nhiều cơ hội cho các sản phẩm giày và đồ da Việt nam hội nhập thị trường khu vực và thế giới. Năng lực sản xuất đến 95 tăng 7-9 lần so năm 1992. Bình quân hàng năm tăng trưởng về sản lượng 40%, về giá trị xuất khẩu trên 50%. Để thực hiện mục tiêu phát triển ngành và chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu thì điều kiện quan trọng là phải giải quyết được những vấn đề về nguyên phụ liệu cho ngành. 3.1/ Tầm quan trọng của nguyên phụ liệu Đối với sản xuất giày dép, giá trị nguyên phụ liệu chiếm tỷ trọng 70% trong giá thành, trong khi tiền lương chỉ chiếm 10-15% Nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành giày dép mang tính chuyên ngành, nghĩa là, các nguyên phụ liệu đó hầu như chỉ dùng để làm giày dép mà thôi. Nếu trong nước sản xuất và đáp ứng đầy đủ nguyên phụ liệu sẽ tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển ngành: Chủ động trong việc đáp ứng về chủng loại, số lượng, thời gian cung cấp nguyên liệu. Tăng thu ngân sách cho đất nước và tiền lương cho người lao động cao hơn so với làm gia công như hiện nay. Đồng thời kéo theo sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như: dệt, nhuộm, giấy, chế tạo máy và phụ tùng, chế tạo khuôn mẫu, hóa chất. 3.2/ Hiện trạng của nguyên phụ liệu cho ngành Da-Giày Hiện nay, nguyên phụ liệu cho giày vải phải nhập ngoại tới 70% như: vải mũ, ô dê, keo, bìa tẩy,... riêng hóa chất hầu như phải nhập tới 80%. Nguyên phụ liệu cho giày thể thao thì phải nhập hầu hết, thậm chí phải nhập cả đế giày. Bảng 5: Số liệu nguyên phụ liệu nhập ngoại (đơn vị tính USD) Vật tư nhập 1996 1997 1997/1996 Da các loại 31.629.564 59.539.206 1,88 Giả da các loại 1.517.599 4.476.571 2,95 Đế giày và các bộ phận 9.600.510 34.625.571 3,61 Các nguyên liệu khác 243.901.803 287.252.652 1,18 Tổng cộng 286.694.476 385.893.455 1,35 Theo số liệu phân tích ta thấy tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu vẫn khá cao, nguyên nhân chủ yếu là: Do Tổng công ty Da-Giày Việt nam nói riêng và nhà nước nói chung chưa thất sự chú trọng quan tâm đầu tư phát triển các doanh nghiệp sản xuất da thuộc cung cấp cho ngành Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất giày vẫn thực hiện gia công cho nước ngoài nên không chú trọng việc đáp ứng nguyên liệu và không chú trọng vào việc phát triển nguồn nguyên liệu Trước đây, ngành giày thường khai thác các công nghệ sẵn có của các ngành khác để sản xuất cho ngành mình nên các sản phẩm chưa thỏa mãn hết các tính năng của đôi giày và các phụ liệu không có bộ phận nghiên cứu đáp ứng. Trong thực tế da thuộc các loại có thể sản xuất nhưng năng lực và thiết bị ngành thuộc da Việt nam chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu sản xuất cà xuất khẩu do nguồn da sống chưa đạt yêu cầu về chất lượng và không đủ đáp ứng cả về số lượng. Bảng 6: Tỷ lệ nhập xuất qua các năm (đơn vị 1000 USD) Năm 1996 1997 1998 Giá trị nguyên phụ liệu nhập 286.650 386894 468.778 Giá trị xuất khẩu 533.800 964.540 1.000.822 Tỷ lệ giá trị nhập/giá trị xuất (%) 53,7 40 46,8 Số liệudo công ty Da giày Việt Nam cung cấp Về sản xuất đế giày, đến nay một số doanh nghiệp đã đáp ứng được nhu cầu cho một số nhà máy sản xuất giày nhưng việc đầu tư vẫn mang tính tự phát và chưa có định lượng trong toàn ngành. Simili và giả da vẫn còn phải nhập nhiều của Đài loan và Hàn quốc Cao su, hóa chất, nhựa cũng phải nhập nhiều với giá trị lớn từ các nước: Nhật, Đài loan, Hàn quốc,.. do ngành hóa dầu, tổng hợp hữu cơ của nước ta chưa phát triển Các phụ liệu khác đã sản xuất được trong nước nhưng chất lượng không đảm bảo nên vẫn phải nhập của Thái và Đài loan. Cho đến thời điểm hiện nay, Việt nam vẫn phải nhập khẩu 6 triệu feet vuông da thuộc mỗi năm. Nhà máy thuộc da chưa đáp ứng được 10%nhu cầu và hiện chỉ hoạt động được 25% công suất do thiếu nguyên liệu. Năm 93-98, các sản phẩm chủ yếu của ngành giày tăng rất nhanh. Năm 93 là 61460 ngàn đôi giày dép các loại; năm 95 115.300 ngàn; năm 96 145.604 ngàn. Trong khi đó ngành sản xuất da thuộc thành phẩm vẫn tăng chậm. Năm 93 đạt 6.100 ngàn feet vuông; năm 94 đạt 6.700; năm 95 đạt 8000; năm 96 đạt 8200; năm 97 đạt 9700; năm 98 đạt 10.000. Hiện nay ngành thuộc da ở các cơ sở ngoài quốc doanh phát triển mạnh. Để khắc phục tình trạng này Tổng công ty Da-Giày Việt nam đã thực hiện việc sắp xếp, qui hoạch lại các doanh nghiệp thuộc da miền Bắc và miền Trung nhằm củng cố , nâng cao chất lượng đảm bảo cung cấp thành phẩm cho các doanh nghiệp. Đứng trước thực trạng trên, để ngành Da-Giày Việt nam có thể phát triển mạnh và có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới thì ngành phải khẩn trương qui hoạch và đầu tư phát triển nguyên vật liệu. Ưu tiên đầu tư cho thuộc da và sản xuất nguyên phụ liệu ở các lĩnh vực như đế giày, keo dán, các chi tiết bằng nhựa, kim loại, đầu tư sản xuất khuôn mẫu. Nên kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài vào sản xuất nguyên liệu PU, PVC, hóa chất. Chỉ khi nào chủ động sản xuất được 70-80% nguyên vật liệu trong nước ngành Da-Giày Việt nam mới có thể từ bỏ phương thức gia công nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của ngành trên thị trường thế giới. Khi đó ngành Da-Giày Việt nam mới thực sự đứng vững trên đôi chân của mình và đóng góp được nhiều cho nền kinh tế quốc dân. 4/ Đầu tư đào tạo đội ngũ kỹ sư Da-Giày Kỹ sư Da-Giày có vai trò quan trọng, họ là người trực tiếp nghiên cứu và phát triển mẫu, định ra các bước công nghệ và triển khai may mẫu mới, sắp xếp qui trình sản xuất , bố trí nhân lực cho từng công đoạn sản xuất. Nhưng thực tế cho đến nay, trong cả nước chưa có trường lớp nào đào tạo kỹ sư Da-Giày cung cấp cho ngành. Các kỹ sư hiện đang làm việc phần lớn được lựa chọn trong số các công nhân có tay nghề cao, gửi đi đào tạo . Đội ngũ công nhân và côngnhân kỹ thuật làm việc trong các doanh nghiệp của ngành Da-Giày chủ yếu chưa qua đào tạo chính qui mà chỉ do các doanh nghiệp phối hợp với đối tác tự mở lớp đào tạo, kèm cặp từ 2-3 tháng để đáp ứng nhu cầu sản xuất của cơ sở. Một số doanh nghiệp cho biết, họ đang gặp khó khăn trong việc khai thác mẫu hàng mới , sử dụng nguyên phụ liệu và nhiều chi tiết phức tạp khác vì không có kỹ sư công nghệ Da-Giày giỏi. Như vậy, công tác đào tạo nhân công là mối quan tâm lớn đối với ngành công nghiệp giày, do đó cần phải đa dạng hóa phương thức đào tạo như: mở trường đào tạo về ngành giày, kết hợp với kèm cặp tại chỗ, đào tạo mới gắn liền với đào tạo lại để hoàn thiện đội ngũ. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho các kỹ sư tiến hành khai thác thu thập thông tin phản hồi từ nhiều nguồn khác nhau để doanh nghiệp cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng giảm chi phí sản xuất. Vừa qua, để nâng cao trình độ cho các kỹ sư công nghệ Da-Giày, hiệp hội Da-Giày Việt nam đã phối hợp với hiệp hội Da-Giày Italia mở lớp bồi dưỡng kỹ thuật, thiết kế mẫu giày cho các học viên của hai miền Bắc Nam. 5/ Đầu tư vào tài sản vô hình Thực tế cho thấy , các doanh nghiệp nhà nước nói chung và ngành Da-Giày Việt nam nói riêng còn ít quan tâm tới hình thức quảng cáo và tiếp thị. Nhiều doanh nghiệp thực sự sửng sốt khi biết rằng có những doanh nghiệp nước ngoài bỏ ra hàng trăm triệu USD ngân quỹ hàng năm giành cho quảng cáo. Ví như hãng Cocacola hàng năm giành 40% lợi nhuận thu được cho các hình thức quảng cáo. Công nghiệp quảng cáo ở nước ta còn hết sức non trẻ doanh số quảng cáo mỗi năm chỉ đạt khoảng 400 triệu USD. Song doanh số trên chủ yếu do các công ty nước ngoài. Đối với ngành Da-Giày Việt nam mỗi năm ngành tăng đầu tư 15% cho công tác nghiên cứu và tiếp thị trên thị trường quốc tế. Quảng cáo và tiếp thị là một vấn đề rất quan trọng vì đây chính là thể hiện sự thành công của một doanh nghiệp. Thông qua các hình thức này sản phẩm của ngành mới có thể tiếp cận tới người dùng và với mẫu mã đa dạng và chất lượng sản phẩm tốt sẽ thu hút được người dùng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Và như vậy hình thức quảng cáo và tiếp thị sản phẩm đã đạt được thành công. Đầu tư vào tài sản vô hình là một tất yếu khách quan, là điều kiện quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung và ngành Da-Giày Việt nam nói riêng. 6/ Đầu tư vào tài sản cố định Ngoài việc đầu tư vào phát triển công nghệ thiết bị cho ngành Da-Giày thì việc đầu tư phát triển cơ sở sản xuất là một nhu cầu hết sức quan trọng. Trong khoảng thời gian từ năm 92 đến năm 97, tổng vốn đầu tư vào nhà xưởng thiết bị trong lĩnh vực Da-Giày đạt gần 6.000 tỷ đồng, trong đó đầu tư vào nhà xưởng chiếm 41,7%. Trong lĩnh vực thuộc da, tổng vốn đầu tư vào nhà xưởng thiết bị trên 200 tỷ đồng, trong đó đầu tư vào nhà xưởng chiếm 30% Hoạt động đầu tư vào cơ sở sản xuất hiện có dưới hình thức đầu tư chiều sâu và đầu tư các cơ sở mới là điều kiện hết sức quan trọng cho quá trình phát triển của ngành, phù hợp với yêu cầu đổi mới công nghệ tạo điều kiện làm việc cho người lao động được thoải mái để từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mang lại nhiều lợi thế cho ngành Da-Giày Việt nam góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội của đất nước. III/ Những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại của ngành Da-Giày Việt nam 1/ Kết quả đạt được Cùng với sự phát triển của công nghiệp giày thế giới và khu vực, công nghiệp giày Việt nam từ sau khi Liên xô và các nước XHCN Đông Âu tan rã đã đón nhận sự dịch chuyển mạnh mẽ từ các nước công nghiệp tên thế giới. Từ chỗ gia công mũ giày đơn thuần cho các nước Đông Âu và Liên xô (cũ), đến nay các doanh nghiệp Da-Giày Việt nam đã có thể sản xuất hoàn chỉnh nhiều chủng loại phong phú, mẫu mã đa dạng và các nhãn mác nổi tiếng thế giới cũng đã được sản xuất ở Việt nam như Nike, Reebok, Diadona và gần đây là Timber, Clarks,... Giá trị xuất khẩu của ngành tăng lên nhanh chóng. Nếu năm 93 mới chỉ đạt 118 triệu USD thì đến năm 97 đã tăng len tới 965 triệu USD. Năm 98 mặc dù chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới nhưng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành vẫn đạt trên 1 tỷ USD và năm 99 tăng len 1,34 tỷ USD, ước tính năm 2001 đạt 1,65 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu kim ngạch hàng năm trên 50%. Riêng năm 98 chỉ đạt 3,8%. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành là 30% mỗi năm đứng vị trí thứ ba trong nước sau hai ngành Dầu khí và Dệt may. Lợi thế của ngành công nghiệp Da-Giày là nguồn lao động rẻ, dồi dào, người lao động lại khéo tay, cần cù, tiếp thu nhanh kỹ thuật mới. Hiện tại ngành Da-Giày là đơn vị thu hút được nhiều lao động nhất. Sản lượng giày dép các loại tăng nhanh qua các năm. Năm 93 đạt 61.460 ngàn đôi, năm 1994 là 92.786 ngàn đôi năm 1998 tăng đến 212.645 ngàn đôi. Với chất lượng, chủng loại và mẫu mã sản phẩm phong phú, đa dạng, sản phẩm giày Việt nam đã chiếm được cảm tình của khách hàng trong nước và ngoài nước. Hiện tại thị trường giày xuất khẩu chủ yếu của Việt nam la EU chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Bên cạnh đó Nhật,Mỹ, .. cũng là thị trường lớn của ngành Da-Giày Việt nam. Do hoạt động sản xuất của ngành Da-Giày Việt nam đang phát triển mạnh mẽ , giá trị xuất khẩu và doanh thu ngày càng cao nên kéo theo đó việc nộp ngân sách cho nhà nước của ngành cũng ngày một cao. Lấy Công ty cổ phần Hiệp An làm ví dụ, ta thấy nộp ngân sách của công ty này tăng nhanh qua các năm. Nếu trước khi cổ phần hóa, nộp ngân sách chỉ là 14,5 triệu đồng, thì sau khi cổ phần hóa con số này tăng lên đáng kể: năm 1995 là 136 triệu đồng, năm 1996 là 80 triệu đồng, năm 1997 là 130 triệu đồng, năm 1998 là 387 triệu đồng, năm 1999 1550 triệu đồng; dự kiến năm 2000 đạt 2000 triệu đồng. Kể từ khi Liên xô và Đông Âu tan rã cho đến nay đã thu hút khá nhiều doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vón nước ngoài đầu tư vào ngành Da-Giày. Tính đến năm 1998 có 53 doanh nghiệp nước ngoài trên tổng số 196 doanh nghiệp đầu tư sản xuất Da-Giày. Ngành đã thu hút được 300.000 lao động và trong một thời gian ngắn, ngành đã được đầu tư trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật đạt năng lực sản xuất 362 triệu đôi giày dép , gần 30 triệu túi, cặp các loại. Trình độ của cán bộ kỹ thuật và công nhân được nâng cao, tính năng động , sáng tạo và khéo léo của lực lượng lao động tẻ được phát huy. Bước sang năm 2000, là năm chuyển giao thiên niên kỷ với bao biến động trong nền kinh tế thế giới , ngành Da-Giày Việt nam lại đứng thời cơ mới cần hội nhập. Thị trường Mỹ rộng lớn đã hứa hẹn mở cửa với ngành dg Việt nam bằng hiệp định thương mại Việt-Mỹ đã được ký kết và thông qua vào tháng 10/2001. Tiếp đó là Việt nam đang đàm phán để trở thành thành viên của tr chức thương mại quốc tế (WTO) trong thời gian tới. Điều đó đồng nghĩa với việc xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ và các nước trong tổ chức này. 2/ Những hạn chế còn tồn tại của ngành Da-Giày Việt nam 2.1 Những thách thức Bên cạnh thời cơ lớn , thuận lợi về ưu thế xuất khẩu, ngành công nghiệp Da-Giày đang đứng trước những thách thức không kém phần quan trọng. Đó là: Do lượng hàng tồn kho lớn và sự mất giá của đồng EURO, nên sức mua của thị trường truyền thống đối với ngành Da-Giày giảm mạnh vào năm 2000. Đặc biệt là đối với giày vải và giày thể thao, lượng hàng năm 2000 chỉ đạt 50-70% so với năm 1999. Thêm vào đó là sự cạnh tranh khốc liệt với Trung quốc. Trung quốc có lợi thế thương mại hơn ta do hiệp định thương mại Trung-Mỹ đã có hiệu lực và trong tương lai không xa Trung quốc đang chuẩn bị gia nhập WTO. Mặt khác giá giày dép của Trung quốc luôn thấp hơn của ta 10-30% do chính sách hỗ trợ xuất khẩu , năng suất lao động cao. Trung quốc đã đầu tư và sản xuất được hầu hết các nguyên phụ liệu cho giày dép nên giá thành sản phẩm hạ và hoàn toàn chủ động trong sản xuất và thiết kế mẫu mã. Thị trường Mỹ và một số nước sẽ rộng mở đối với ngành Da-Giày Việt nam trong thời gian tới với những ưu đãi về thuế, nhưng cũng có những đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh công nghiệp, môi trường, luật pháp..mà không phải doanh nghiệp nào , sản phẩm nào cúng có thể vào được một cách dễ dàng. Trong khi đó, ngành Da-Giày Việt nam còn quá nhỏ bé so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chủ yếu vẫn làm theo phương thức gia công, trình độ thiết bị công nghệ chỉ ở mức trung bình, trình độ nghiên cứu công nghệ, thiết kế mẫu mã còn yếu, nguyên vật liệu và phụ tùng phải nhập ngoại nhiều. 2.2/ Hạn chế Bên cạnh những thành quả đạt được, trong thời gian qua ngành Da-Giày vẫn phải đương đầu với rất nhiều khó khăn kể cả trong nước lẫn ngoài nước. Khó khăn này không phải một sớm một chiều có thể giải quyết được mà nó là cả một quá trình tìm kiếm cơ hội , đầu tư phát triển nhằm tạo nhiều lợi thế cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Trước hết do thiếu vốn nên các doanh nghiệp của ta phần nhiều chỉ gia công sản phẩm cho nước ngoài. Trình độ nghiên cứu Da-Giày công nghệ mới, thiết kế mẫu và đào tạo chuyên ngành còn yếu chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển và khả năng cạnh tranh . Viện nghiên cứu chưa thực sự trở thành trung tâm chất xám, làm chủ lực trong việc nghiên cứu khoa học và công nghệ của ngành. Nguyên phụ liệu trong đó có thuộc da và các thiết bị , phụ tùng trong nước chưa thực sự được nhà nước và Tổng công ty quan tâm đầu tư. Hiện nay, nguyên phụ liệu cho giày vải phải nhập ngoại tới hơn 70% riêng hóa chất hầu như phải nhập tới 80%. Nguyên phụ liệu cho giày thể thao phải nhập hầu hết, thậm chí phải nhập cả đế giày. Da thuộc mỗi năm phải nhập 600.000-700.000 feet vuông. Nguyên liệu trong nước chất lượng không cao và không ổn định. Ví dụ, vải trị số và mật độ sợi của các đợt không ổn định. Màu sắc nhuộm trong một cuộn vải còn chênh nhau vè sắc độ. Chủng loại đơn điệu. Nguồn cung cấp không ổn định, đồng thời chất lượng kém gây ảnh hưởng tới chất lượng giày dép. Do chưa có qui hoạch nên đầu tư còn manh mún, tản mạn, nhất là các doanh nghiệp nhà nước Việc đầu tư vào công nghệ thiết bị còn chưa được quan tâm nhiều hầu hết công nghệ thuộc thế hệ 2 thế hệ 3 hoặc những công nghệ đã hoạt động cách đây 10-15 năm. Thiếu đội ngũ kỹ sư lành nghề, trình độ tay nghề cao trong thiết kế khuôn mẫu và thời trang. Tình hình tài chính, vốn kinh doanh còn nhiều yếu kém, nợ đọng và thâm hụt vốn còn đáng lo ngại ở một số doanh nghiệp Việt nam. Việc sử dụng máy móc lạc hậu đã làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Da-Giày Việt nam còn thấp hơn so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài. Tình trạng đánh thuế trùng, hoàn thuế chậm còn phổ biến, hàng nhập lậu (chủ yếu từ Trung quốc tràn lan, làm cho các doanh nghiệp khó cạnh tranh về giá bán trên thị trường nội địa, cơ chế chính sách còn nhiều điểm cứng nhắc chưa thực sự phù hợp với cơ chế thị trường chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp quốc doanh. Tóm lại , để có thể tồn tại, phát triển và đứng vững cả ở thị trường khu vực và trên thế giới, ngành Da-Giày Việt nam cần phải tích cực phát huy những thành quả đã đạt được, bên cạnh đó cần phải hạn chế những tồn tại hiện có của ngành. Hoạt động trong môi trường cạnh tranh , doanh nghiệp không thể không quan tâm đầu tư vào sản xuất kinh doanh để nâng cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm không chỉ về chất lượng mà còn cả mẫu mã, giá cả, chủng loại của sản phẩm....Để đạt được hiệu quả cao trong sản xuất và xuất khẩu ngành Da-Giày Việt nam cần phải đưa ra định hướng phát triển ngành và những giải pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong nội bộ ngành Da-Giày Việt nam, để hướng tới tiến trình hội nhập và phát triển trong khu vực và trên thế giới. Phần iii Định hướng phát triển và một số giải pháp của Tổng công ty Da-Giày Việt nam I/ Định hướng phát triển của tổng công ty Da-Giày Việt nam trong thời kỳ 2001 – 2005 1/ Mục tiêu dài hạn đến 2010 của ngành Da-Giày Việt nam Công nghiệp Da-Giày là ngành có tốc độ tăng trưởng cao (gần 40%/năm) cả về sản lượng, lao động và kim ngạch xuất khẩu, đồng thì cũng là ngành có nhiều triển vọng trong 10 năm tới. Mục tiêu phát triển có nhiều song cho đến giai đoạn 2010 để phát triển, ngành đã đưa ra một số mục tiêu chính sau: Từ nay đến 2010 ngành phải vươn lên phát triển và hội nhập với thị trường thế giới và khu vực Ngành Da-Giày sẽ trở thành một trong những ngành xuất khẩu chính của đất nước với một cơ cấu tổ chức sản xuất hiện đại, có tiềm lực về khoa học công nghệ và thiết kế mẫu mốt thời trang làm chủ được thị trường đầy tính năng động Tăng cường đáp ứng thị trường nội địa có nhu cầu ngày càng tăng, từng bước chuyển mạnh từ gia công sang mua nguyên liệu bán sản phẩm, đảm bảo chất lượng, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả và tăng nhanh tích lũy. Dành thế chủ động trên các thị trường xuất khẩu chính (Nhật, Tây Âu, Bắc Mỹ) và nâng cao vị thế của ngành trên thị trường quốc tế Mục tiêu đến năm 2005, ngành Da-Giày sẽ sản xuất gần nửa tỷ đôi giày dép và gần 20000 tấn đồ da và giả da, xuất khẩu đạt khoảng 3,1 Tỷ USD. Đến 2010, toàn ngành sẽ sản xuất 640 triệu đôi giày/dép, 80,698 triệu cặp/túi các loại, da thuộc thành phẩm là 80 triệu feet vuông, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,7 tỷ USD. 2/ Định hướng phát triển của Tổng công ty Da-Giày Việt nam Khẳng định xuất khẩu để tạo sự phát triển cân đối và bền vững, làm chủ trên lĩnh vực sản phẩm và thị trường.Chuyển mạnh từ gia công sản xuất sang mua nguyên liệu bán thành phẩm. Củng cố sắp xếp và tổ chức lại khu vực thuộc da, khai thác năng lực hiện có và nguồn nguyên liệu trong nước, đáp ứng nhu cầu sản xuất và chú trọng đến khâu xử lý môi trường. Chú trọng khâu thiết kế triển khai các mẫu mã mới vào sản xuất phản ứng nhanh nhạy trước các nhu cầu của thị trường, giữ vai trò chủ đạo về kỹ thuật công nghệ của toàn ngành trong việc thực hiện chiến lược của nhà nước đối với ngành Da-Giày Bảng 7 Một số loại vật liệu và nguồn cấp (triệu yard) 1996 2000 2005 2010 Ước nhu cầu giả da PVC, PU Trong đó sản xuất tại Việt nam Ước nhu cầu da nhân tạo PVC,PU có cốt da váng Trong đó sản xuất tại Việt nam Ước nhu cầu vải từ sợi tổng hợp Trong đó sản xuất tại Việt nam Ước nhu cầu vải từ sợi tổng hợp Trong đó sản xuất tại Việt nam 18 5 2 25 20 10 35 4 1,5 45 20 35 25 50 35 6 2,5 65 35 45 35 65 50 9 3,5 90 60 55 45 Tăng cường sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước về số lượng và mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt. Tổ chức phối hợp tốt giữa các đơn vị sản xuất nguyên liệu phụ liệu, thành phẩm giày dép đạt trình độ chuyên môn hóa cao. Biểu 7: Nhu cầu vật tư, nguyên liệu cho ngành Da-Giày Việt nam Đơn vị 2005 2010 Da Triệu feet vuông 580,0 910,0 Giả da Triệu Yard 78,0 115,0 Vải các loại Triệu Yard 130,0 200,0 Đế giày Triệu đôi 400,0 600,0 Keo tổng hợp Tấn 2000,0 3200,0 Phụ liệu Tấn 80000,0 1200,0 Nguồn số liệu do Công ty Da giày Việt Nam cung cấp. Xây dựng viện nghiên cứu Da-Giày thực sự trở thành Viện nghiên cứu đi đầu về khoa học, kỹ thuật thiết kế thời trang, đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân trong ngành. Ưu tiên các dự án đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, đầu tư mới các cụm công nghiệp để đáp ứng mục tiêu trong thời kỳ 2001 - 2010 Phấn đấu sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế bằng nguyên phụ liệu trong nước chiếm 70 – 80% giá trị sản phẩm. Bảng 8 Một số mục tiêu định lượng Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2005 Năng lực sản xuất : Giày các loại Da thuộc thành phẩm Lao động Bậc thợ bình quân trong khung 6 bậc Số cơ sở sản xuất Tỷ lệ máy móc thiết bị lạc hậu Tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu Triệu đôi Triệu sqft Người % % 39 7,5 25.000 2,5 50 65 80 63 10 46.000 4 70 35 35 Sản lượng và kim ngạch Giày dép các loại Da thuộc thành phẩm Xuất khẩu Triệu đôi Triệu sqft Triệu USD 26 1,2 146 50,3 10 380 Nguồn cung cấp: Tổng công ty Da-Giày Việt nam – 2000 3/ Chương trình hành động 3.1 Dự án tăng sản lượng da thuộc thành phẩm Ngành thuộc da tạo nguyên liệu cơ bản cho ngành Giày. Mỗi năm nước ta nhập khẩu da thuộc thành phẩm từ nước ngoài gần 150 triệu USD. Nếu thuộc da trong nước phát triển sẽ tiết kiệm ngoại tệ tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo thêm công ăn việc làm, tăng hiệu quả kinh tế xã hội. Các dự án thuộc da thành phẩm trong giai đoạn 2001 – 2005 gồm: Dự án thành lập công ty da Việt nam trên cơ sở hợp nhất nhà máy thuộc da T.P. Hồ Chí Minh và nhà máy da Vinh, tổng vốn đầu tư khoảng 30 tỷ đồng Dự án xử lý nước thải Nhà máy thuộc da Vinh bằng công nghệ mới với vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng. 3.2 Các dự án cụm công nghiệp giày Hải dương Dự án xây dựng 6 cơ sở sản xuất giày và 15 cơ sở sản xuất phụ liệu trên diện tích 400.000 m2 sử dụng 12.000 – 15.000 lao động đạt sản lượng 13 triệu đôi giày vào năm 2005. Dự tính vốn đầu tư 500 tỷ đồng , trong đó vốn xây dựng cơ sở hạ tầng 80 tỷ đồng, 420 tỷ đồng vốn đầu tư cơ sở sản xuất. 3.3 Dự án cụm công nghiệp Giày miền Nam Dự án xây dựng 6 – 8 cơ sở sản xuất giày và 15 cơ sở sản xuất phụ liệu trên diện tích 100 ha, sử dụng 25.000 lao động, đạt sản lượng khoảng 25 triệu đôi giày . Dự tính vốn đầu tư 950 tỷ đồng. Trong đó : 150 tỷ đồng đầu tư cho xây dựng hạ tầng; 800 tỷ đồng xây dựng cơ sở sản xuất do công ty thực hiện và gọi vốn nước ngoài vào cơ sở sản xuất phụ liệu. 3.4 Các dự án đầu tư chiều sâu Bảng 9 Các dự án đầu tư chiều sâu Stt Nội dung dự án Vốn (Tr.USD) 1 Nhà máy giày Thái nguyên: Hoàn thành 2 dây chuyền sản xuất giày thể thao, giày nữ 3,6 2 Nhà máy da Huế: thêm 2 dây chuyền sản xuất giày da 1,65 3 Xí nghiệp túi cặp Đà nẵng: Hoàn thiện xưởng hiện có và tăng thêm xưởng sản xuất túi cặp chất lượng cao 0,414 4 Công ty giày Yên viên: Hoàn thiện dây chuyền hiện có và tăng thêm 2 dây chuyền giày thể thao, giày nữ 1,5 5 Công ty Da-Giày Hà nội: thêm một dây chuyền giày thể thao, giày nữ 0,6 6 Công ty giày An Lạc: Mở rộng từ 1-3 dây chuyền xây mới 1 đây chuyền giày thể thao 2,1 7 Công ty giày Phú lâm: hoàn thiện 2 dây chuyền và thêm 1 dây chuyền ở Xí nghiệp Phú hải` 3,7 Nguồn: Tổng Công ty Da-Giày Việt nam II/ Một số giải pháp 1/ Về nguồn nhân lực Khoa học, công nghệ và con người là những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập và cạnh tranh. Vì vậy cần coi trọng việc đào tạo con người về khoa học kỹ thuật về quản lý điều hành sản xuất kinh doanh nhằm phát huy cao độ các lợi thế về nguồn nhân lực. Trước mắt, nâng cao giáo dục và đào tạo mọt đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý tinh thông để có thể làm chủ trong quản lý và điều hành sản xuất , quan tâm đào tạo các nhà tạo mẫu và phát triển mẫu , am hiểu sâu sắc thị hiếu của người tiêu dùng. Muốn vậy ngành Da-Giày cần có một số cơ sở đào tạo hoặc phối hợp với một số trường để đào tạo đồng thời tranh thủ khai thác các nguồn nhân lực được đào tạo từ các đối tác và tổ chức nước ngoài. 2 / Về công nghệ Cần xác định đúng vai trò của khoa học công nghệ trong công nghiệp Da-Giày . Để tồn tại và có thể đứng vững trên thị trường đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao thì dù đứng trên góc độ vĩ mô hay vi mô vấn đề mang tính quyết định là việc đầu tư thay đổi công nghệ cũ thành công nghệ hiện đại có năng lực sản xuất cao, chất lượng sản phẩm tốt, làm giảm chi phí sản xuất nguyên vật liệu. Cần đưa ra các giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài dưới hai hình thức liên doanh, và 100% vốn nước ngoài vào sản xuất Da-Giày xuất khẩu, sản xuất đế giày và sản xuất giày da. Các cơ sở sản xuất chú trọng vào đầu tư công nghệ có từ 2 dây chuyền sản xuất trở lên, chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh cả về số lượng, chất lượng , chủng loại và mẫu mã thời trang, nhằm nâng cao vị thế của ngành Da-Giày Việt nam trên thị trường thế giới. 3/ Về thị trường Ngành Da-Giày sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình quốc tế hóa lực lượng sản xuất , chú trọng sản xuất các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao có vị trí xứng đáng trên thị trường quốc tế. Mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu, quan tâm nghiên cứu thị trường Hoa kỳ, một thị trường nhập khẩu da giày lớn nhát thế giới. Đồng thời chú trọng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường nội địa Muốn đạt được những mục tiêu trên ngành cần phải thực hiện được tổng hòa các giải pháp sau: Đầu tư để nâng cao chất lượng các loại sản phẩm Chủ động trong thiết kế và sản xuất Tăng cường hợp tác chặt chẽ các doanh nghiệp trong ngành, khắc phục khó khăn, tranh thủ lợi thế, hạn chế sự ảnh hưởng của các đối tác nước ngoài Duy trì mở rộng thị trường bằng cách tăng cường tiếp thị, quảng cáo, nắm bắt được thông tin và tiếp cận với khách hàng. Ngăn chặn hiện trạng nhập lậu các sản phẩm Da-Giày vào thị trường trong nước. 4/ Về môi trường. Để chủ động đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho ngành giày, tránh ô nhiễm môi trường,đảm bảo cho các cơ sở yên tâm sản xuất và phát triển cần nhanh chóng tập trung xây dựng khu công nghiệp thuộc da, di dời một số doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư. ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ mới trong sản xuất để hạn chế ô nhiễm. 5/ Về nguồn vốn Do các doanh nghiệp luôn trong tình trạng thiếu vốn và doanh nghiệp giày đang tìm cách để hoàn trả vốn đầu tư đã bị tồn đọng từ nhiều năm trước do các khoản vay không có khả năng chi trả. Vậy để tăng hơn nữa nguồn vốn cho các doanh nghiệp Da-Giày Việt nam các doanh nghiệp này đang tích cực gọi vốn đầu tư từ tất cả các nguồn: vốn tự có, vốn vay và tự trả tín dụng, vốn của dân thông qua cổ phần hóa và phát hành cổ phiếu, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, tranh thủ sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các chính sách ưu đãi như: Lãi suất đối với sản xuất thành phẩm 5-6%/ năm, sản xuất thuộc da 2 – 3%/ năm Dự án xử lý nước thải và bảo vệ môi trường cho tiếp cận với các nguồn vốn ODA theo chương trình quốc gia về môi trường. Hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu với mức bằng 80% lãi suất ưu đãi đầu tư hiện hành, hỗ trợ đầu tư thành lập trung tâm thiết kế mẫu mã bằng công nghệ cao, hỗ trợ kinh phí đào tạo nhân công . Cấp vốn lưu động cho các dự án đầu tư mới với mức 30% nhu cầu Chỉ đạo các ngành , các địa phương tập trung các cơ sở giết mổ gia súc đảm bảo vệ sinh môi trường và thu hồi bảo quản da tươi cho công nghiệp thuộc da. Nhà nước cần điều chỉnh cơ chế chính sách cho phù hợp với nền kinh tế thị trường . Đối với ngành Da-Giày thời hạn vay vốn đầu tư trong kế hoạch cần từ 7 – 10 năm, có như vậy các doanh nghiệp mới có điều kiện hoàn trả vốn vay mà không phải chiếm dụng từ các nguồn khác. 6/ Về nguyên phụ liệu Cần coi trọng đầu tư phát triển các ngành hàng theo hướng xuất khẩu. Phát triển sản xuất nguyên liệu phụ liệu trong nước, giảm nhập khẩu tạo thêm công ăn việc làm tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm của ngành trên thị trường thế giới. Trước mắt cần phát triển sản xuất các loại nguyên phụ liệu sau: Da thuộc: Phối hợp các ngành chăn nuôi và công nghiệp thực phẩm đẻ sớm hình thành ngành chăn nuôi bò thịt và bò sữa ở các vùng sinh thái thích hợp. Đầu tư kỹ thuật giết mổ lột da và bảo quản da hiện đại để sau năm 2005 có được nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế cung cấp cho ngành thuộc da trong nước cả về chất lượng và số lượng thay thế da thuộc nhập ngoại. Công nghiệp thuộc da Việt nam cần phải tìm phương hướng và qui hoạch để thoát khỏi trình độ yếu kém cả về số lượng, chất lượng, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ quản lý kinh doanh thị trường tiêu thụ.... Các vật liệu khác cho mũ giày và đồ da Cần kết hợp với các ngành chất dẻo, dệt may, hóa chất và các đối tác nước ngoài để giải quyết những nguyên liệu này sao cho đến 2000 sản xuất trong nước đạt 40% năm 2005 đạt 60% và năm 2010 đạt 80%. Phát triển và cải tiến các khâu dệt nhuộm của các nhà máy cung cấp nguyên liệu mũ giày và đế giày Các vật liệu đế giày Các loại phụ kiện đế giày, đế trong, lót gót, đệm mũi, đế ngoài cho giày nữ cần phải được tổ chức sản xuất đồng bộ, linh hoạt cho từng mẫu mã. Đầu tư chiều sâu cho các cơ sở sản xuất cao su trong hoặc ngoài các nhà máy giày nhằm tạo ra các loại đế ngoài giày dép có chất lượng cao Khuôn, phụ tùng, phụ liệu Cần thiết lập các xưởng kim khí nhỏ độc lập hoặc các xưởng phụ tùng tại các nhà máy cơ khí chuyên ngành, nhà máy nhựa nhiệt cứng, nhiệt dẻo để chế tạo các loại khuôn mẫu đa dạng cho giày đồ da. Các doanh nghiệp cung cấp phụ tùng phải chủ động sản xuất nắm bắt nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất đồng thời tham gia và hướng dẫn họ theo những mốt mới. 7/ Về cơ sở hạ tầng Đối với các cơ sở sản xuất hiện có Củng cố các cơ sở hiện có bằng cách đầu tư chiều sâu bố trí sắp xếp lại nhà xưởng cho phù hợp với yêu cầu công nghệ, bố trí lại các cơ sở phân tán manh mún vào các khu tập trung có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh Kết hợp với đầu tư chiều sâu, bố trí lại sản xuất có thể mở rộng qui mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và khu vực . Cần tiến tới áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO9000 Đối với các cơ sở xây mới. Cần tăng cường các dự án đầu tư mới theo yêu cầu của quá trình đầu tư phát triển vừa qua cùng với sự đòi hỏi của thị trường. Các cơ sở sản xuất cần được bố trí ở các vùng thuận lợi về giao thông vận tải, cung ứng vật tư và giao nhận hàng hóa có các điều kiện cơ sở hạ tầng đáp ứng các dịch vụ quản lý điều hành sản xuất kinh doanh. Các cơ sở đầu tư mới phải đáp ứng được đòi hỏi của khách hàng về qui mô nhà xưởng, máy móc thiết bị trình độ quản lý,... Kết luận Chúng ta đang sống trong những năm đầu của thiên niên kỷ mới với biết bao biến động mạnh mẽ trong khu vực và trên thế giới, khi mà cuộc cách mạng khoa học công nghệ có những bước phát triển như vũ bão, toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng cả theo chiều rộng và chiều sâu, vừa đưa lại cơ hội , vừa tạo ra thách thức đối với sự phát triển của tất cả các nước trên thế giới, cũng như Việt nam . Trong bối cảnh đó, ngành Da-Giày Việt nam đã không ngừng hoàn thiện trí thức và sự hiểu biết, tiếp cận phương thức làm việc mới, phát huy cao độ các lợi thế về nguồn nhân lực và các tiềm năng khai thác khác nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất tăng khả năng cạnh tranh về sản phẩm của ngành nhằm đem lại hiệu quả cao cho quá trình sản xuất kinh doanh . Nhằm mang lại cho ngành Da-Giày Việt nam một vị trí quan trọng trên thị trường giày khu vực và thế giới. Tài liệu tham khảo 1/ Giáo trình: Kinh tế đầu tư NXB Giáo dục –1998 2/ Tạp chí Kinh tế và dự báo: số 5/2000; số 6/2001 3/ Tạp chí công nghiệp: Số 1, 2, 3, 16,22/1998 Số 2,3,5,16,17,23/1999 Số 1,2,12,23/2000 Số 1,2,4,5,7,9,10,12,14,17/2001 4/ Thời báo kinh tế : Số 56,95/1999 5/ Quản trị Marketing. 6/ Báo cáo kinh tế Việt Nam năm 2000. 7/ Tạp chí thương mại. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29602.doc
Tài liệu liên quan