Đề án Địa vị pháp lý của cơ quan đăng ký kinh doanh

Đăng ký kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng, nhờ nó nhà đầu tư có tư cách pháp lý, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp còn Nhà nước thực hiện việc quản lý của mình một cách chặt chẽ hơn, tốt hơn. Do vậy để kinh tế có thể phát triển đi lên, để môi trường kinh doanh thực sự trong sạch, lành mạnh, các cơ quan Nhà nước phải phối hợp với các chủ thể kinh doanh tạo điều kiện củng cố cơ quan ĐKKD.

doc27 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Địa vị pháp lý của cơ quan đăng ký kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Cùng với sự mở cửa của nền kinh tế thị trường, pháp luật Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia vào kinh doanh. Sự ra đời của các văn bản pháp lý được xã hội đánh giá rất cao trong đó có Luật Doanh nghiệp, Nghị định 109, Nghị định 125... Luật Doanh nghiệp 1999 qui định “công dân có quyền làm những gì pháp luật không cấm”, thực sự là bước tiến rrong việc tạo lập khuôn khổ pháp lý cho việc thực thi nguyên tắc tự do kinh doanh ở nước ta. Đăng ký kinh doanh là một thủ tục hành chính, là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước, đối với nhà đầu tư đó là phương tiện để thực hiện quyền tự do kinh doanh. Đăng ký kinh doanh có tầm quan trọng rất lớn. Ngay từ năm 1991, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Nay là Thủ tướng Chính phủ) đã cho phép thành lập Vụ quản lý ĐKKD thuộc Trọng tài Kinh tế Nhà nước. Năm 1994 quản lý Nhà nứơc về ĐKKD được chuyển sang hệ thống cơ quan Kế hoạch và Đầu tư. Năm 1999 tư tưởng chỉ đạo là hình thành hệ thống cơ quan ĐKKD thống nhất trong cả nước. Hiện nay hệ thống cơ quan ĐKKD ở nước ta qui định cụ thể trong Nghị định 02/2000/NĐ-CP và Nghị định 109/2004/NĐ-CP thay thế Nghị định 02/2000/NĐ-CP. Cơ quan ĐKKD đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thực thi pháp luật kinh doanh ở nước ta. Các vấn đề về thực trạng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của cơ quan ĐKKD đang được chú trọng và quan tâm. Nó cung cấp các dịch vụ công và là một trong những công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước. Có rất nhiều vấn đề được xem xét, đặt ra xung quanh cơ quan ĐKKD để hoàn thiện hơn pháp luật kinh doanh nước ta. Do vậy em đã chọn đề tài: “Địa vị pháp lý của cơ quan ĐKKD “ Mặc dù đã từng xuất hiện bộ phận quản lý ĐKKD từ năm 1991 nhưng hiện nay cơ quan ĐKKD vẫn còn là đề tài khá mới mẻ. Do sự hiểu biết hạn chế nên đề tài chắc chắn có nhiều thiếu sót, em xin được sự chỉ bảo hướng dẫn của thầy để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Đồng thời em cảm ơn thâỳ đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em một số điều trong thời gian qua. Hi vọng đề tài của em sẽ mang đến một cái nhìn mới về cơ quan ĐKKD đối với người đọc và những ai đã và đang quan tâm. I. Sự hình thành và phát triển của cơ quan Đăng ký kinh doanh 1. Trước khi có Luật Doanh nghiệp 1999 Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung khi mà các doanh nghiệp chỉ bao gồm doanh nghiệp Nhà nước và hợp tác xã thì việc sản xuất như thế nào,qui mô, phân phối cho ai đều do chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước đề ra. Do đó hoạt động ĐKKD có thể coi là không có. Hơn nữa môi trường kinh doanh hầu như không có cạnh tranh nên không đòi hỏi quản lý về ĐKKD. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, sự đẩy mạnh quản lý Nhà nước về ĐKKD là một đòi hỏi cấp thiết. Năm 1990 Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty ra đời đã khẳng định quan điểm không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Luật Công ty đầu tiên được qui định trong dân luật thi hành tại các Toà án Nam- Bắc Kỳ năm 1931. Nhưng đến năm1990 với sự chuyển đổi cơ chế thị trường, quyền tự do kinh doanh được Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty ghi nhận. Trong hiến pháp 1992 cơ chế thị trường đã đựoc ghi nhận thành nguyên tắc hiến định. Nhà nước đảm bảo quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Cả lí luận và thực tiễn khẳng định “Nền kinh tế nào cũng cần đến vai trò quản lý của Nhà nước”. Để quản lý kinh tế, Nhà nứơc đã sử dụng rất nhiều công cụ như ĐKKD, thuế, giấy phép kinh doanh... trong đó phải kể đến tầm quan trọng của chế độ ĐKKD và cần phải có cơ quan quản lý nó. Theo thông tư số 07/TT/ĐKKD ngày 29/07/1991 nêu rõ việc thực hiện ĐKKD là nhiệm vụ và quyền hạn được pháp luật giao cho trọng tài kinh tế theo qui định tại đoạn 2 điều 2 Pháp lệnh trọng tài kinh tế. Năm 1991 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ( Nay là Thủ tướng Chính phủ ) đã cho phép thành lập vụ quản lý ĐKKD thuộc trọng tài kinh tế Nhà nước để “giúp Chủ tịch Trọng tài Kinh tế Nhà nước dự thảo các văn bản hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện luật lệ Nhà nước và các văn bản hướng dẫn việc ĐKKD “. Theo đó ở địa phương đã thành lập phòng ĐKKD thuộc Trọng tài Kinh tế cấp tỉnh để tiến hành ĐKKD cho các Doanh nghiệp trong phạm vi cả nước. Nhận thấy sự bât hợp lí của Luật Doanh nghiệp tư nhân ,Luật Công ty thể hiện ở việc luật ghi nhận công dân Việt Nam có quyền tự do kinh doanh nhung lại qui định người kinh doanh phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thành lập doanh nghiệp ; hơn nữa Trọng tài Kinh tế Nhà nước chỉ giống như là một cơ quan quản lí Nhà nước ,do đó năm 1994 trọng tài kinh tế Nhà nứơc bị giải thể , ủy ban kế hoạch nhà nước cấp tỉnh đảm nhiệm theo qui định của luật sửa đổi ,bổ sung một số điều cuả Luật Công ty 1994. ở Trung ương, ủy ban kế hoạch nhà nước giao nhiệm vụ này cho Vụ kế hoạch hoá thực hiện, còn ở địa phương, Sở Kế hoạch và đầu tư được giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện việc ĐKKD cho các doanh nghiệp.Tuy nhiên lúc này nhu cầu về xây dựng một hệ thống cơ quan ĐKKD đủ mạnh để thực hiện các nhiệm vụ đươc giao chưa đặt ra một cách cấp bách. Ngày 31/03/1998 thủ tướng chính phủ ra chỉ thị số 16/1998/CT-TTg về giải quyết những kiến nghị của doanh nghiệp theo đó các tỉnh,thànhphố trực thuộc Trung Ương giao cho các sở kế hoạch và đầu tư làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ và xử lí các đề nghị của doanh nghiệp để trình UBND tỉnh quyết định. Trong khi chờ sửa đổi Luật Công ty, những doanh nghiệt đã có giấy phép thành lập nếu có đủ điều kiện và có yêu cầu ĐKKD ngay thì cơ quan kế hoạch được quyền cấp ĐKKD, không đòi hỏi các thủ tục khác. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Bộ tư pháp ban hành thônh tư liên tịch số 05/1998/TTLT-BKH-TP ngày 10/07/1998 hướng dẫn thủ tục thành lập, ĐKKD đối với doanh nghiệp tư nhân , công ty 2. Sau khi có luật doanh nghiệp 1999 Ngày 12/06/1999 Nh nước ban hành luật Doanh nghiệp và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2000. Cuối năm 1999 đẻ chuẩn bị cho việc triển khai thi hành luật doanh nghiệp, tại thông báo số 188/TB-VPCP ngày 29/09/1999 của văn phòng chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong việc hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp,Phó thủ tướng chính phủ đã nêu rõ “tư tưởng chỉ đạo là hình thành hệ thống cơ quan đăng kí kinh doanh thống nhất trong cả nước có chức năng ,nhiệm vụ và cán bộ đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ ĐKKD và quản lí sau ĐKKD”. Tuy nhiên vì nhiều lí do khác nhau nên tư tưởng chỉ đạo trên của chính phủ vẫn chưa được thực hiện. Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của chính phủ về ĐKKD và thông tư liên tịch số 05/2000/TTLT-BKH-BTCCBCP đã qui định cụ thể hệ thống cơ quan ĐKKD, gồm có phòng ĐKKD cấp tỉnh và phòng ĐKKD cấp huyện Ngày 02/04/2004 Nghị định số 109/2000/NĐ-CP ra đời thay thế Nghị định trên, theo đó cơ quan ĐKKD cấp huyện. II. Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của cơ quan ĐKKD nước ta 1. Trước khi có Luật Doanh nghiệp 1999 Theo Nghị định số 221-HĐBT ngày 23/07/1991, Nghị định 222-HĐBT ngày 23/07/1991 và Thông tư 07/TT/ĐKKĐ ngày 29/07/1991 của Trọng tài Kinh tế Nhà nước thì ĐKKD là nhiệm vụ và quyền hạn pháp luật giao cho Trọng tài Kinh tế . Trọng tài Kinh tế tỉnh nơi đặt trụ sở chính của Doanh nghiệp tư nhân, Công ty thực hiện việc ĐKKD cho các Doanh nghiệp tư nhân, Công ty đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh mình cấp giấy phép thành lập. Trọng tài Kinh tế tỉnh nơi đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của Doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty thực hiện việc ĐKKD cho chi nhánh hoặc văn phòng đại diện đã được UBND tỉnh mình cấp giấy phép đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện. Trọng tài Kinh tế thực hiện việc ĐKKD qui định tại Điều 2 Pháp lệnh Trọng tài Kinh tế. Trọng tài Kinh tế Nhà nước kiểm tra việc thực hiện ĐKKD của Trọng tài Kinh tế cấp tỉnh bao gồm việc tiếp nhận hồ sơ ĐKKD, cấp giấy chứng nhận ĐKKD, việc ghi các biểu mẫu, giấy tờ, thay đổi kinh doanh... Trọng tài Kinh tế nhận hồ sơ ĐKKD của chủ Doanh nghiệp tư nhân, Công ty khi hồ sơ đã đầy đủ theo qui định pháp luật. Nếu hồ sơ thiếu hoặc chưa hợp lệ, Trọng tài Kinh tế hướng dẫn bổ sung hoặc làm lại hồ sơ ĐKKD. Khi hồ sơ ĐKKD đầy đủ và hợp lệ, Trọng tài Kinh tế tiếp nhận hồ sơ có ghi vào phiếu nhận hồ sơ và giao phiếu nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Sau đó Trọng tài Kinh tế sẽ xem xét nội dung hồ sơ. Thời hạn để xem xét và cấp giấy chứng nhận ĐKKD cho DNTN, Công ty là 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. Trọng tài Kinh tế có thể từ chối cấp giấy chứng nhận ĐKKD nấu hồ sơ không đủ để chứng minh là chủ DNTN hay Công ty có đủ điều kiện luật định để hoạt động kinh doanh. Người bị từ chối có quyền khiếu nại đến Trọng tài Kinh tế Nhà nứơc. Chủ tịch Trọng tài Kinh tế Nhà nước xem xét giải quýêt các vi phạm trong ĐKKD. Năm 1994, Trọng tài Kinh tế chấm dứt hoạt động, nhiệm vụ quản lí Nhà nước về ĐKKD được chuyển sang hệ thốnh cơ quan kế hoạch và đầu tư. Uỷ ban kế hoạch Nhà nước cấp tỉnh đảm nhiệm theo qui định của luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp tư nhân 1994 và Luật Công ty 1994 trình tự thủ tục ĐKKD,quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ quan ĐKKD-nay là Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước cấp tỉnh vẫn như kế hoạch trước đây. Năm 1995 Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 852/CP ngày 28/12/1995 về thành lập sở kế hoạch và đầu tư trên cơ sơ sát nhập và tổ chức lại Uỷ ban kế hoạch Nhà nước cấp tỉnh và các tổ chức làm công tác hợp tác đầu tư ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Như vậy mọi công việc của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước cấp tỉnh được giao cho Sở kế hoạch và Đầu tư trong đó có việc ĐKKD. 2. Sau khi có luật doanh nghiệp 1999 2.1. Cơ cấu tổ chức Cơ quan ĐKKD được tổ chức ở tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở huyện,quận, thị xă, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) 2.1.1. Phòng ĐKKD cấp tỉnh Theo Nghị định 02/2000/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 05/2000/TTLT-BKH-BTCCBCP thì phòng ĐKKD trong Sở kế hoạch và Đầu tư được gọi chunglà phòng ĐKKD cấp tỉnh, được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại cơ cấu,tổ chức, đổi tên, điều chỉnh chức năng của các phòng đang thực hiện nhiệm vụ ĐKKD tại Sở kế hoạch và Đầu tư. Việc ĐKKD cho các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp sử dụng con dấu của phòng ĐKKD. Trưởng phòng ĐKKD chịu trách nhiệm trước pháp luật trong viêc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của phòng. Trưởng phòng ĐKKD có thể do Giám đốc hoặc Phó giám đốc Sở kế hoạch Đầu tư kiêm nhiệm. Biên chế của phòng ĐKKD ở từng địa phương do chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định trong tổng số biên chế quản lí Nhà nước giao cho tỉnh, được xác định trên cơ sở khối lượng công tác ĐKKD của các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn và các nhiệm vụ khác được giao. Cán bộ của phòng ĐKKD được bố trí chuyên trách, ổn định, có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực trong công tác để hoàn thành nhiệm vụ được giao 2.1.2. Cơ quan ĐKKD cấp huyện Theo Nghị định 02/2000/NĐ-CP phòng ĐKKD thuộc UBND cấp huyện gọi chung là phòng đăng kí kinh doanh cấp huyện. Tuỳ tình hình số lượng hộ kinh doanh cá thể và hợp tác xă trên địa bàn, chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập phòng ĐKKD riêng hoặc giao nhiệm vụ ĐKKD cho một phòng chuyên môn đă có thuộc UBND cấp huyện (phòng Kế hoạch Đầu tư hoặc phòng Tài chính Kế hoạch). Việc thành lập phòng ĐKKD riêng chỉ áp dụng đối với cấp huyện có số lượng lớn hộ kinh doanh cá thể và hợp tác xã, trên cơ sở sắp xếp lại số cán bộ đang làm nhiệm vụ ĐKKD thuộc các phòng chuyên môn của UBND cấp huyện. Việc ĐKKD đối với hộ kinh doanh cá thể có thể sử dụng con dấu của UBND cấp huyện hoặc dấu của phòng ĐKKD theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Biên chế của phòng ĐKKD hoặc bộ phận làm nhiệm vụ kinh doanh do UBND cấp huyện quyết định trong tổng biên chế quản lý Nhà nước của Chủ tịch UBND cấp tỉnh giao cho UBND cấp huyện, được xác định trên cơ sở khối lượng ĐKKD của hộ kinh doanh cá thể và hợp tác xã trên địa bàn. Cán bộ làm nhiệm vụ ĐKKD được bố trí chuyên trách, ổn định, có đủ phẩm chất, đạo đức, năng lực công tác để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hiện nay khi Nghị định 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 ra đời thay thế cho Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 thì căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể của công tác ĐKKD ở địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập phòng ĐKKD cấp huyện, trường hợp không thành lập phòng ĐKKD cấp huyện thì giao phòng tài chính-kế hoạch hoặc phòng kinh tế thực hiện nhiệm vụ ĐKKD qui định tại Điều 5 Nghị định ( gọi chung là cơ quan ĐKKD cấp huyện ). Thông tư liên tịch số 05/2000/TTLT-BKH-BTCCBCP hướng dẫn việc tổ chức phòng ĐKKD bị bãi bỏ. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất với Bộ trưởng Bộ nội vụ ban hành qui định hướng dẫn về tổ chức, bộ máy,biên chế và tiêu chuẩn cán bộ ĐKKD. 2.1.3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Là cơ quan quản lý Nhà nước về ĐKKD chứ không phải là cơ quan ĐKKD. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ được nghiên cứu ở phần dưới đây. 2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan ĐKKD. Được qui định tại Điều 116-Luật Doanh nghiệp 1999 bao gồm: Giải quyết việc ĐKKD và cấp giấy chứng nhận ĐKKD theo qui định của pháp luật; Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho các cơ quan Nhà nước, cho tổ chức cá nhân có yêu cầu theo qui định của pháp luật; Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết cho việc thực hiện các qui định của luật này, đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo của doanh nghiệp; Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo những nội dung trong hồ sơ ĐKKD; Xử lý vi phạm các qui định về ĐKKD theo qui định của pháp luật, thu hồi giấy chứng nhận ĐKKD và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục giải thể theo qui định tại luật này; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những vi phạm trong việc ĐKKD; Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo qui định của pháp luật. Cụ thể hoá Điều này Nghị định 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 đã qui định chức năng cụ thể cho cơ quan ĐKKD cấp tỉnh, huyện. 2.2.1. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh * Trực tiếp nhận hồ sơ ĐKKD; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ ĐKKD và cấp giấy chứng nhận ĐKKD cho doanh nghiệp. * Hướng dẫn người ĐKKD về ngành nghề kinh doanh phải có điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành nghề đó. * Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trong phạm vi địa phương; cung cấp thông tin về doanh nghiệp trong phạm vi địa phương cho UBND cấp tỉnh, các sở có liên quan và Bộ Kế Hoạch và Đầu tư theo định kỳ, cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu. * Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết theo qui định tại khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp; đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp theo qui định tại Điều 118 Luật Doanh nghiệp. * Khi xem xét hồ sơ ĐKKD, nếu phát hiện nội dung đăng ký kê khai không chính xác, không đầy đủ, thì yêu cầu người ĐKKD hiệu đính hoặc làm lại hồ sơ ĐKKD; nếu phát hiện nội dung đăng ký kê khai là giả mạo thì từ chối cấp ĐKKD . Sau khi cấp Giấy chứng nhận ĐKKD, nếu phát hiện có nội dung kê khai trong hồ sơ ĐKKD là không chính xác thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà xử lý theo qui định tại Nghị định số 37/2003/NĐ-CP ngày 10/4/2003 của Chính phủ qui định xử phạt hành chính về ĐKKD. * Trực tiếp kiểm tra hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo nội dung ĐKKD. * Thu hồi Giấy chứng nhận ĐKKD đối với doanh nghiệp trong các trường hợp sau: Có nội dung kê khai trong hồ sơ ĐKKD là giả mạo hoặc trái với Điều 9 Luật Doanh nghịêp Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn một năm kể từ khi cấp Giấy chứng nhận ĐKKD . Không hoạt động tại trụ sở đăng ký trong thời hạn một năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD hoặc chứng nhận thay đổi trụ sở chính. Ngừng hoạt động kinh doanh một năm liên tục mà không báo cáo cơ quan ĐKKD. Không báo cáo về hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp với cơ quan ĐKKD trong 2 năm liên tiếp. Không gửi báo cáo theo qui định tại khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp đến cơ quan ĐKKD trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản. Kinh doanh các ngành nghề bị cấm. Cơ quan ĐKKD không được quyền thu hồi Giấy chứng nhận ĐKKD của doanh nghiệp trong bất kỳ trường hợp nào khác ngoài các trường hợp quy định tại khoản này. So với Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 thì trong Nghị định này nhiệm vụ thứ 5 qui định trong NĐ 02/2000/NĐ-CP được tách ra làm hai nhiệm vụ trong đó nếu nội dung đăng ký kê khai là giả mạo thì từ chối cấp ĐKKD chứ không phải thông báo yêu cầu hiệu đính. Ngoài ra Nghị định 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 còn chỉ rõ nhiệm vụ trực tiếp kiểm tra hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo nội dung ĐKKD. ( Nghị định 02/2000/NĐ-CP chỉ nêu rõ sáu nhiệm vụ mà thôi ). Trong nhiệm vụ thứ bảy, phòng ĐKKD cấp tỉnh có quyền thu hồi Giấy chứng nhận ĐKKD đối với doanh nghiệp có thêm hai trường hợp mà trong Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 không hề qui định đó là “Có nội dung kê khai trong hồ sơ ĐKKD là giả mạo hoặc trái với Điều 9 Luật Doanh nghiệp và không đăng ký mã số thuế trong thời hạn một năm kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD. Như vậyNhà nước có thể biết rõ hơn thông tin về doanh nghiệp, giám sát chặt chẽ hơn và hạn chế sự vi phạm của doanh nghiệp. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện nộp đủ hồ sơ theo qui định tại Điều 12 Nghị định này tại phòng ĐKKD cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính. Phòng ĐKKD cấp tỉnh không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm bất kỳ giấy tờ nào khác ngoài hồ sơ quy định tại Điều 12 Nghị định này đối với từng loại hình doanh nghiệp. Khi tiếp nhận hồ sơ, phòng ĐKKD cấp tỉnh phải trao giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Người thành lập doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ ĐKKD qua địa chỉ thư điện tử (Email) của phòng ĐKKD cấp tỉnh. Khi nhận được hồ sơ ĐKKD gửi qua thư điện tử, phòng ĐKKD cấp tỉnh xem xét tính đầy đủ, hợp lệ và thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết thời gian đến nhận Giấy chứng nhận ĐKKD qua số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử của người thành lập doanh nghịêp hoặc yêu cầu người thành lập doanh nghiệp sửa đổi bổ, sung hồ sơ cho đúng qui định. Trong trường hợp này, khi đến nhận Giấy chứng nhận ĐKKD, người thành lập doanh nghiệp phải nộp một bộ hồ sơ ĐKKD (hồ sơ trên giấy) tại phòng ĐKKD cấp tỉnh để đối chiếu và lưu hồ sơ. Qui định này cũng áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh, văn phòng đại diện và đăng ký thay đổi, bổ sung nội dung ĐKKD. Phòng ĐKKD cấp tỉnh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ, không chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp xảy ra sau ĐKKD. Phòng ĐKKD cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận ĐKKD cho doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện về ngành nghề, việc đặt tên doanh nghiệp, hồ sơ ĐKKD, nộp đủ lệ phí ĐKKD theo qui định pháp luật tại khoản 3 Điều 13 của Nghị định 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp được đặt không đúng theo qui định thì phòng ĐKKD cấp tỉnh phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ thông báo phải nêu rõ nội dung cần sửa đổi và cách thức sửa đổi. Quá thời hạn nói trên mà không có thông báo thì tên của doanh nghiệp coi như được chấp nhận, hồ sơ ĐKKD được coi là hợp lệ. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận ĐKKD cho doanh nghiệp, phòng ĐKKD cấp tỉnh gửi bản sao Giấy chứng nhận ĐKKD đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan quản lý ngành kinh tế-kĩ thuật cùng cấp, cơ quan ĐKKD cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và phải gửi đến Trung tâm thông tin doanh nghiệp ( mà Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 chưa qui định ). Đối với việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện, việc đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, đăng ký thay đổi vốn đầu tư của chủ Doanh nghiệp tư nhân, vốn điều lệ của Công ty; đăng ký bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh..., phòng ĐKKD cấp tỉnh xem xét và thực hiên theo đúng các qui định trong Nghị định. Khác với trước đây, cơ quan ĐKKD theo Luật Doanh nghiệp không chỉ thực hiện các thủ tục ĐKKD mà còn phải cập nhật thông tin về doanh nghiệp, theo dõi, giám sát doanh nghiệp theo các nội dung đã đăng ký trong suet quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài việc đăng bạ, hướng dẫn ngành nghề kinh doanh theo luật định cho doanh nghiệp..., cơ quan ĐKKD còn cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu (Điều 20 Luật Doanh nghiệp1999). Việc xác định thông tin giúp doanh nghiệp có cơ sở pháp lý chính thức để giảm đáng kể công sức xác định địa vị pháp lý của đối tác, bạn hàng...thúc đẩy giao dịch giữa các doanh nghiệp, tìm kiếm bạn hàng mới, lành mạnh hoá, tạo ra sân chơi bính đẳng cho các doanh nghiệp. Về quản lý Nhà nước, việc chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” thực sự là một bước tiến mới. Cơ quan ĐKKD theo dõi, giám sát doanh nghiệp trong suet quá trình hoạt động. Ngoài việc doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính định kỳ cho phòng ĐKKD thì phòng ĐKKD có quyền yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết cho việc thực hiện các qui định của Luật Doanh nghiệp 1999. Sau khi xem xét tuỳ vào mức độ vi phạm để xử lý và có thể thu hồi Giấy chứng nhận ĐKKD theo qui định tại Điều 23 Nghị định 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004. 2.2.2. Cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện. * Trực tiếp nhận đơn ĐKKD của hộ kinh doanh cá thể, xem xét tính hợp lệ của đơn ĐKKD và cấp Giấy chứng nhận ĐKKD cho hộ kinh doanh cá thể. * Hướng dẫn người ĐKKD về ngành, nghề kinh doanh phải có điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành nghề đó. * Xây dung, quản lý hệ thống thông tin về hộ kinh doanh cá thể hoạt động trên phạm vi địa bàn, định kỳ báo cáo UBND cấp huyện, phòng ĐKKD cấp tỉnh về hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp trên phạm vi địa bàn. * Trực tiếp phối hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể theo nội dung ĐKKD trên phạm vi địa bàn, xác minh nội dung ĐKKD của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện trên phạm vi địa bàn theo yêu cầu của phòng ĐKKD cấp tỉnh. * Thu hồi Giấy chứng nhận ĐKKD đối với hộ kinh doanh cá thể trong các trường hợp: - Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn sáu mưoi ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD ( Theo Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 là ba mươi ngày ). - Ngừng hoạt động kinh doanh quá sáu mươi ngàyliên tục mà không thông báo với cơ quan ĐKKD cấp huyện nơi ĐKKD ( Theo Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 là ba mươi ngày ) - Chuyển địa điểm kinh doanh sang quận, huyện khác - Kinh doanh ngành nghề bị cấm Cơ quan ĐKKD cấp huyện nhận đơn trao giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận ĐKKD cho hộ kinh doanh cá thể trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận đơn nếu đủ điều kiện về ngành nghề kinh doanh, các qui định về việc đặt tên và nộp đủ lệ phí ĐKKD theo qui định. Trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận ĐKKD, cơ quan ĐKKD cấp huyện gửi bản sao Giấy chứng nhận ĐKKD hộ kinh doanh cá thể cho cơ quan thuế cùng cấp và sở chuyên ngành. Khác với Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000, trong Nghị định 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 cơ quan ĐKKD cấp huyện còn phải định kỳ báo cáo phòng ĐKKD cấp tỉnh về doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp tên phạm vi địa bàn, xác minh nội dung ĐKKD của doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện trên phạm vi địa bàn theo yêu cầu phòng ĐKKD cấp tỉnh. Như vậy theo qui định mới trách nhiệm quyền hạn của cơ quan ĐKKD cấp huyện được mở rộng hơn. Đồng thời thời hạn thu hồi Giấy chứng nhận ĐKKD của doanh nghiệp khi không tiến hành hoặc ngừng hoạt động kinh doanh từ ba mươi ngày nay chuyển thành sáu mươi ngày cũng là một qui định thoáng hơn, nới rộng hơn trong kinh doanh đối với doanh nghiệp 2.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Đăng ký kinh doanh. * Ban hành theo thẩm quyền những văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, biểu mẫu phục vụ công tác ĐKKD * Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ĐKKD cho cán bộ làm công tác ĐKKD * Quy định chế độ báo cáo về công tác ĐKKD và kiểm tra việc chấp hành chế độ báo cáo đó trong phạm vi toàn quốc. * Xây dựng, quản lí hệ thống thông tin về doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc, cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho các cơ quan có liên quan của chính phủ theo định kì, cho tổ chức, cơ quan có yêu cầu. * Giám sát, kiểm tra công tác đăng kí kinh doanh, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ĐKKD do các bộ, hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành, phát hiện những quy định do các cơ quan đó ban hành không đúng thẩm quyền hoặc trái với Luật Doanh nghiệp hoặc Nghị định hướng dẫn thi hành luật và giải quyết theo quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 13 Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ (Chức năng này thay thế chức năng phát hành bản tin về doanh nghiệp để công bố thông tin về thành lập, giải thể, phá sản doanh nghiệp, về thay đổi nội dung ĐKKD của doanh nghiệp và các thông tin pháp luật trong kinh doanh trong Nghị định 02/2000/NĐ-CP). * Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ĐKKD. Có thể thấy trong Nghị định mới việc kiểm tra, giám sát ĐKKD được tăng cường chặt chẽ hơn. Ngoài ra trong nghị định 125/2004/NĐ-CP bổ sung thêm Điều 36a NĐ 03/2000/NĐ-CP quy định thực hiện quản lí nhà nước đối với doanh nghiệp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ cơ quan thuộc chính phủ trong đó có Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Như vậy nghị định 109/2004NĐ-CP quy định nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan ĐKKD cơ bản giống Nghị định 02/2000/NĐ-CP, tuy nhiên có phần nới rộng hơn trong tự do kinh doanh... Đặc biệt so với quy định trước đây, chức năng “hậu kiểm” và cung cấp thông tin thực sự có ý nghĩa trong khi mà số lượng doanh nghiệp không ngừng tăng lên, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn... III. Thực trạng về đăng kí kinh doanh và cơ quan đăng kí kinh doanh. Kiến nghị và giải pháp 1. Về đăng kí kinh doanh Đăng kí kinh doanh là một thủ tục hành chính mà ở đó nhà đầu tư công khai hoá sự ra đời của mình với giới thương nhân, Nhà nước thừa nhân tư cách pháp lí đồng thời cam kết bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Đăng kí kinh doanhlà một công việc không chỉ cần thiết đối với Nhà nước mà còn rất bổ ích đối với chính bản thân nhà đầu tư. Đăng kí kinh doanh là quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nhằm đăng kí, khai báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hoạt động kinh doanh của mình. Nó là công cụ để họ thực hiện quyền tự do kinh doanh. Đối với quản lí nhà nước thì Nhà nước ta thống nhất quản lí nền Kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch và chính sách (Điều 26 Hiến pháp 1992). Cụ thể hoá điều này điều 114 Luật Doanh nghiệp1999 quy định nội dung của quản lí nhà nước đối với doanh nghiệp. Như vậy, ĐKKD là một trong những nội dung quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp. Nhà nước tổ chức ĐKKD, nhằm đảm bảo chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, định hướng, phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Và cùng với công cụ quản lý kinh tế khác, ĐKKD thực sự tạo ra một hệ thống quản lý có hiệu quả. Năm 1986 phát triển nền kinh tế thị trường, bên cạnh Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã, các doanh nghiệp dân doanh được thành lập và đi vào hoạt động, đòi hỏi Nhà nước cần đẩy mạnh quản lý về ĐKKD. Năm 1991 chế độ ĐKKD đã được thiết lập ở nước ta và đến nay nó đã có những bước phát triển nhất định. Nếu như trước đây doanh nghiệp muốn kinh doanh thì phải đăng ký thành lập rồi mới ĐKKD thì nay doanh nghiệp chỉ cần ĐKKD.Việc ĐKKD có những ưu điểm được thừa nhận: giúp Nhà nước quản lý được doanh nghiệp tốt hơn, nắm được một số thông tin liên quan đến doanh nghiệp, giám sát quá trình hoạt động kinh doanh của nó từ khi thành lập, giải thể hoặc phá sản, ngăn ngừa được hoạt động kinh doanh trái pháp luật...; tạo điều kiện thuận lợi dễ dàng hơn trong tự do kinh doanh... Đặc biệt vào cuối tháng 12/2000 việc ĐKKD qua mạng được thực hiện. Các doanh nghiệp trực tiếp gặp nhà chức trách chỉ còn một giờ thay vì đi lại nhiều lần, tâm lý được giải toả, thoải mái khi gánh nặng thủ tục giảm thiểu, không còn chen chúc bực dọc chờ đợi như trước đây. Bên cạnh đó ĐKKD hiện hành còn tồn tại một số nhược điểm sau: * Việc ĐKKD thực hiện rất phân tán, thể hiện ở chỗ việc ĐKKD được phân cấp cho nhiều cơ quan thực hiện, theo nhiều tiêu chí khác nhau. Về qui mô kinh doanh thì nếu là Hợp tác xã có qui mô lớn được ĐKKD tại phòng ĐKKD cấp tỉnh, nếu là Hợp tác xã qui mô nhỏ thì lại được ĐKKD tại UBND cấp huyện. Về loại hình chủ thể kinh doanh, nếu được gọi là doanh nghiệp thì đăng ký tại phòng ĐKKD cấp tỉnh, còn nếu là hộ kinh doanh cá thể thì được ĐKKD tại cơ quan ĐKKD cấp huyện. * Nghĩa vụ ĐKKD không thống nhất trên phạm vi cả nước. Việc ĐKKD không được áp dụng cho tất cả mà chỉ đối với một số loại hình chủ thể kinh doanh nhất định mà thôi. Một số loại chủ thể kinh doanh như doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp100% vốn nước ngoài không phải làm thủ tục ĐKKD trước khi hoạt động. Hàng vạn trang trại trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản tuy đều là những chủ thể sản xuất kinh doanh có qui mô lơn song cũng không làm thủ tục ĐKKD. Đây là nhược điểm cần khắc phục vì nếu không ĐKKD thì Nhà nước không nắm được các thông tin cập nhật, chủ yếu về nó thể hiện trong hồ sơ ĐKKD. Ngoài ra việc đăng ký và bảo hộ tên doanh nghiệp, đăng ký nhân thân của người thành lập và quản lý doanh nghiệp, đăng ký chi nhánh văn phòng đại diện trong quan hệ với doanh nghiệp mẹ..., xét về bản chất các nghiệp vụ này phải được xem xét xử lý ở tầm quốc gia song với các qui định pháp luật và cách tổ chức cơ quan ĐKKD như hiện nay thì chỉ có thể xử lý một phần ở phạm vi cấp tỉnh. Ngay cả bản thân cơ quan ĐKKD cấp tỉnh cũng không đủ thông tin để đảm bảo tính chính xác của các nội dung ĐKKD. * Nội dung ĐKKD còn nghèo nàn và bất cập, thể hiện ở chỗ trong hồ sơ ĐKKD chỉ mới ghi nhận một số thông tin ngắn gọn và có tính chất ban đầu, còn các thông tin khác phát sinh hầu như không đủ, không cập nhật. Điều đó làm suy giảm rất nhiều tác dụng của ĐKKD. 2. Về cơ quan Đăng ký kinh doanh. Cơ quan ĐKKD có một tầm quan trọng không chỉ đối với Nhà nước mà còn đối với cả doanh nghiệp. Trong những năm qua nhờ có cơ quan ĐKKD mà việc ĐKKD được đơn giản hơn rất nhiều, Nhà nước cũng quản lý tốt hơn về doanh nghiệp song nhìn chung thì cơ quan ĐKKD đang có những tồn tại sau: * Hệ thống cơ quan hiện hành chưa trở thành hệ thống thống nhất trang phạm vi cả nước.Hiện nay việc quản lý Nhà nước về ĐKKD ở Trung ương chỉ do một đơn vị cấp phòng trong Cục Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa với biên chế từ 3 đến 4 người thực hiện; ở cấp quận, huyện thì mặc dù đã được pháp luật qui định nhưng trên thực tế chưa có quận, huyện nào trong phạm vi toàn quốc thành lập được phòng ĐKKD ( Hiện nay phòng ĐKKD chỉ được thành lập ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ), kể cả ở những nơi có số lượng hộ kinh doanh cá thể và hợp tác xã lên tới hàng vạn. Nhiệm vụ ĐKKD ở cấp quận, huyện được giao cho một, hai cán bộ nằm rải rác trong các phòng chuyên môn đảm nhận. Thậm chí có nơi như quận Tân Bình-Tp HCM, lại chia việc ĐKKD cho 3 phòng khác nhau đảm nhận dẫn đến tình trạng một hộ kinh doanh 3 lĩnh vực phải có tới 3 Giấy chứng nhận ĐKKD (Báo cáo của tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp ngày 5-9-2003.). * Năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác ĐKKD còn nhiều yếu kém, trang thiết bị còn nhiều thiếu thốn và lạc hậu. Hiện nay, số cán bộ làm công tác ĐKKD còn rất thiếu. Cả nước có khoảng 1000 cán bộ, trong đó có 5 cán bộ ở Trung ương, khoảng 280 cán bộ ở cấp tỉnh và khoảng 700 người ở cấp quận, huyện. Phương tiện làm việc nhất là ở cấp quận, huyện vừa thiếu lại vừa lạc hậu. Có nơi cán bộ ĐKKD phải viết bằng tay để làm hồ sơ chứng nhận ĐKKD. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng quá tải trong công việc của một số phòng ĐKKD, buộc các cán bộ ĐKKD phải làm việc thêm ngoài giờ mới có thể thực hiện kịp thời các yêu cầu về cấp Giấy chứng nhận ĐKKD. Hơn nữa cơ quan có thẩm quyền chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể chi tiết cho cán bộ ĐKKD và doanh nghiệp về việc đặt tên doanh nghiệp,thi hành một số vấn đề khác... mà các cán bộ phòng ĐKKD lại không dám làm dẫn đến tình trạng gây nhầm lẫn, hiểu các khái niệm khác nhau. * Cơ quan ĐKKD chưa thực hiện đúng, đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ được giao. Ví dụ ở Trung ương cơ quan ĐKKD của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa thực hiện được 5 trong 6 nhiệm vụ được qui định, chưa hoàn thành việc xây dựng hệ thống quản lý doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. (Cuối năm 2003 hệ thống mạng lưới kết nối khoảng 12 tỉnh, thành phố, chiếm 1/4 tổng số doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc). ở địa phương, phòng ĐKKD cấp tỉnh chủ yếu mới tập trung vào việc thực hiện nghiệp vụ ĐKKD, chưa kiểm tra, giám sát, nắm bắt được thông tin về doanh nghiệp sau ĐKKD. Tóm lại, một bộ máy ĐKKD còn nhiều thiếu sót như trên khó có thể thực thi được nhiệm vụ, quyền hạn được giao, khó có thể đóng vai trò là đội quân chủ lực trong việc thực thi các luật về doanh nghiệp vào cuộc sống. 3. Kiến nghị và giải pháp 3.1. Kiến nghị Từ thực trạng ĐKKD hiện nay chúng ta cần cấp thiết phải kiện toàn hệ thống cơ quan ĐKKD. Về mặt lý luận và thực tiễn xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau: * Cần phải phát huy hơn nữa vai trò, tác dụng của công tác ĐKKD như một công cụ để Nhà nước quản lý nền kinh tế và như một phương tiện để nhân dân thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình. ĐKKD là một bộ lọc giúp Nhà nước gạt khỏi thương trường những doanh nhân không đủ tư cách, không đủ điều kiện, góp phần làm cho thương trường trở thành nơi hội tụ của các nhà kinh doanh chân chính và đích thực. Thông qua ĐKKD Nhà nước nắm bắt được một cách đầy đủ và có hệ thống các thông tin về số lượng doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp, về ngành nghề kinh doanh, về số vốn đầu tư, về tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp… Nhờ có ĐKKD mà Nhà nước có đủ thông tin chính xác để cung cấp kịp thời cho bất kỳ ai muốn khởi sự doanh nghiệp giúp họ giảm chi phí khi gia nhập thị trường. Đối với doanh nhân thì việc ĐKKD giúp cho tư cách thương nhân của họ được Nhà nước công nhận. Thông qua ĐKKD nhà đầu tư có các thông tin cần thiết làm căn cứ cho các quyết định kinh doanh của mình. Ngoài ra thông qua các hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước của cơ quan ĐKKD mà các quyền và lợi ích hợp pháp của thương nhân mới có thể được đảm bảo một cách chắc chắn. * Do đòi hỏi của chính yêu cầu về nghiệp vụ ĐKKD và tính thống nhất của thị trường. Việc quản lý Nhà nước về ĐKKD không thể chỉ dừng ở việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà còn là việc tác động trực tiếp vào những hoạt động nghiệp vụ ĐKKD để định hướng, điều tiết, phối hợp chúng trên phạm vi cả nước, trước hết là các nội dung như đăng ký và bảo hộ tên doanh nghiệp; đăng ký nhân thân của người thành lập và quản lý doanh nghiệp; đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện trong quan hệ với doanh nghiệp mẹ… Bản thân cơ quan ĐKKD cấp tỉnh không đủ thông tin để đảm bảo tính chính xác của các nội dung ĐKKD. Ví dụ tại công văn số 2935 TC/MT ngày 12/08/2003 của tổng cục Thuế gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cho biết ở Thành phố Hồ Chí Minh có một cá nhân đã thành lập và ĐKKD tới 6 doanh nghiệp tư nhân tại3 địa phương khác nhau là TP Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương; một cá nhân đăng ký thành lập một hộ kinh doanh cá thể và một doanh nghiệp tư nhân. Báo Tuổi trẻ ngày 12/09/2003 cũng nêu hiện tượng một đối tượng có lệnh truy nã về tội lạm dụng tín nhiệm ở tỉnh Hải Dương đã thành lập được doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Gia Lai. Toàn quốc có 8 doanh nghiệp có tên “Công ty trách nhiệm hữu hạn Phương Đông”, 6 doanh nghiệp có tên “DNTN Phương Đông”, 12 doanh nghiệp có tên “Công ty TNHH Bình Minh” và có tới 83 doanh nghiệp có từ “Bình Minh” trong tên đã đăng ký. Những tồn tại này đã và đang làm phát sinh những tranh chấp, khiếu nại giữa doanh nghiệp và cơ quan ĐKKD, giữa các doanh nghiệp với nhau mà không có cơ quan có thẩm quyền và cơ sở pháp lý để giải quyết. Mặc dù Điều 24 Luật Doanh nghiệp đã qui định “Tên doanh nghiệp phải bảo đảm không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký kinh doanh”. Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 3-10-2000 để bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp về tên thương mại và chống cạnh tranh không lành mạnh, thể nhưng theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TpHCM cho đến nay chưa có văn bản pháp quy quy định cụ thể thế nào là trùng tên, là gây nhầm lẫn để phòng ĐKKD của sở làm cơ sở xem xét khi cấp giấy chứng nhận ĐKKD. Thật ra, trong văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời một số vướng mắc trong công tác ĐKKD của sở có nêu ví dụ cụ thể việc đặt tên Công ty TNHH Thương mại Sài Thành và Công ty TNHH Sài Thành là không trùng nhau. Đưa công văn trả lời của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sở đã cấp khá nhiều chứng nhận đăng ký kinh doanh cùng tên riêng như nói trên. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì số lượng các tranh chấp sẽ ngày càng nhiều, môi trường kinh doanh sẽ bị rối loạn, gây tốn kém về thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước. Nếu cơ quan Nhà nước về ĐKKD không có đủ thẩm quyền để xử lý các vấn đề nói trên thì sự hoạt động của cơ quan này rút cục chỉ mang tính chất tư vấn, không phải là hoạt động quản lý Nhà nước với đầy đủ ý nghĩa của nó. Vì vậy việc tăng hêm thẩm quyền, biên chế và cơ sở vật chất cho các cơ quan ĐKKD, nhất là cơ quan ĐKKD ở Trung ương để chúng có đủ năng lực thực sự can thiệp, định hướng và phối hợp một số nhiệm vụ cơ bản của công tác ĐKKD trên phạm vi quốc gia là việc làm hết sức cần thiết hiện nay. Vấn đề đặt ra là tại sao một cá nhân có thể thành lập được nhiều doanh nghiệp tư nhân hay hộ kinh doanh cá thể, tại sao lại có hiện tượng đặt trùng tên khá nhiều… Nếu nhìn bề ngoài thì cơ quan ĐKKD là người có lỗi song xét về nguyên nhân sâu xa thì chúng ta khó có thể trách được họ vì một phòng ĐKKD nằm trong sở Kế hoạch và Đầu tư với biên chế từ 3 đến 4 người không thể nắm bắt được đầy đủ thông tin về nhân thân người thành lập, quản lý doanh nghiệp, không thể cập nhật được việc đặt tên doanh nghiệp của 61 tỉnh thành và hơn 600 quận huyện trong khi cơ quan ĐKKD còn yếu kém về chất lượng, cơ sở vật chất thiều thốn. Như vậy cần có biện pháp loại bỏ nguyên nhân sâu xa này, mà thực chất là kiện toàn lại hệ thống cơ quan ĐKKD. * Do khối lượng nghiệp vụ Đăng ký kinh doanh ngày càng tăng. Qua gần 4 năm thi hành Luật Doanh nghiệp, cơ quan ĐKKD cấp tỉnh đã ĐKKD cho hơn 75000 doanh nghiệp mới với số vốn đăng ký hơn 100.000 tỷ đồng, với hơn 45000 doanh nghiệp đăng ký trong 9 năm trước đó nâng tổng số doanh nghiệp hiện có của cả nước lên tới 120.000 doanh nghiệp. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội, từ năm 2000 đến năm 2002, Hà Nội đã có 9.955 doanh nghiệp mới ra đời, 40.300 hộ kinh doanh cá thể và hàng ngàn hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung ĐKKD cho các doanh nghiệp đã dăng ký, đang tồn tại và hoạt động trên địa bàn. Trung bình mỗi năm Hà Nội có 3.318 doanh nghiệp mới thành lập (Tính theo giờ hành chính thì cứ 7 phút lại có một doanh nghiệp mới ta đời). Tương tự các con số của Tp HCM (Tính từ đầu năm 2000 đến tháng 8-2003) là 25.732 doanh nghiệp mới thành lập, trung bình mỗi năm có 6.954 doanh nghiệp mới thành lập (Tình ra Tp HCM cứ 3 phút lại có một doanh nghiệp mới ra đời), bình quân hiện nay ở nước ta thì cứ 660 người dân có một doanh nghiệp. Các cán bộ ĐKKD ở cấp tỉnh, cấp huyện cũng đã đăng ký thay đổi cho hơn 5.000 doanh nghiệp Nhà nước, 15.000 hợp tác; hàng chục ngàn trang trại đang có nhu cầu ĐKKD nhưng do chưa có quy định của pháp luật nên chưa thể thực hiện được. Trong tươn lai, chắc chắn các trang trại này cũng phải đăng ký như các chủ thể kinh doanh khác. Ngoài ra cơ quan ĐKKD chưa làm tốt một số nghiệp vụ như tổng hợp, phân tích báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp, hướng dẫn người thành lập doanh nghiệp về ngành nghề kinh doanh có điều kiện… Để làm được điều này cán bộ làm công tác ĐKKD phải nắm vững nội dung của hàng chục văn bản pháp luật, từ Bộ Luật Dân sự cho đến các Luật, Pháp lệnh, Nghị định chuyên ngành, hàng trăm chỉ thị, quyết định và thông tư hướng dẫn cụ thể về ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nhưng với tình trạng cơ quan ĐKKD như hiện nay thì việc thực hiện được các yêu cầu đặt ra là rất khó khăn * Do yêu cầu của việc tin học hoá công tác đăng ký kinh doanh Trong những năm qua, việc tin học hoá công tác ĐKKD thông qua mạng thông tin toàn quốc đã được thiết lập tại Trung tâm Thông tin Doanh nghiệp kết nối với 12 tỉnh. Riêng Tp HCM, công tác tin học hoá ĐKKD được triển khai khá sớm và đã thu được những thành tựu quan trọng, làm tăng hiệu suất công tác. Hai doanh nghiệp đầu tiên của Tp HCM là doanh nghiệp tư nhân ACIG chuyên trang trí nội thất và xây dựng dân dụng cùng doanh nghiệp tư nhân Đức Phát chuyên kinh doanh giấy và văn phòng phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD trong vòng một giờ. Đó là việc mà các doanh nghiệp ở Tp HCM trước đây có nằm mơ cũng không thể thấy. Và công nghệ thông tin đã giúp các doanh nghiệp thực hiện giấc mơ này kể từ cuối tháng 12/2000. Không chỉ dừng lại ở vấn đề ĐKKD qua mạng Internet, tất cả các doanh nghiệp có thể tìm hiểu rất nhiều thông tin liên quan đến công việc làm ăn và kinh doanh của họ trên mạng. Đã có 8.000 doanh nghiệp và các nhân viên của họ truy cập lên trang thông tin doanh nghiệp Tp HCM kể từ tháng 8/2000 đến nay. Từ mạng họ có thể tìm hiểu từng ngành, từng địa bàn kinh doanh, năm ra đời của các doanh nghiệp và một thông tin rất quan trọng để quyết định tìm kiếm đối tác, đó là doanh nghiệp nào vẫn còn tồn tại và doanh nghiệp nào đã bị giải thể. Ngoài thông tin cho các doanh nghiệp trong nước, Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng có trang web riêng chuyên cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp nước ngoài về tình hình đầu tư, các dự án đầu tư, các ưu đãi đầu tư, tình hình các khu chế xuất, khu công nghiệp, các vấn đề mới. Song ở một khía cạnh khác, có thể nhìn thấy sự tiến bộ trong quan hệ giữa các ban ngành ở Tp HCM qua hợp tác và cùng phát triển. Đã nhiều năm nay, quan hệ này chưa chặt chẽ và khiến cho tình trạng quản lý của doanh nghiệp ở Tp HCM sau cấp phép khá lỏng lẻo. Ví dụ Cục thuế Tp.HCM đã phát hiện hàng trăm doanh nghiệp tại thành phố này biến mất không để lại dấu vết trong khi sổ sách thì các doanh nghiệp này vẫn ung dung tồn tại. Với hệ thống Internet và Intranet hiện nay của Tp.HCM, các ban ngành chức năng như thuế, hải quan, công an kinh tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư… hoàn toàn có thể nắm rõ tiến trình nộp thuế của doanh nghiệp trong tháng, số đã nộp và số nợ còn lại, doanh số của các doanh nghiệp, những doanh nghiệp nào đã hoàn tất việc xin cấp mã số thuế và có mã số thuế, những doanh nghiệp nào chưa khai báo thuế, tăng vốn, giảm vốn, thay đổi trụ sở… để quản lý tốt hơn. Tóm lại việc tin học hoá đã xác lập được ưu thế vai trò của mình, tạo điều kiện cho cơ quan ĐKKD phục vụ dân được tốt hơn, phong cách và thái độ làm việc của công chức cũng đã có thay đổi tích cực, bảo đảm yêu cầu về minh bạch hoá, nhất là ở Tp HCM. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu về ĐKKD ngày càng tăng thì yêu cầu bức thiết là phải đẩy nhanh quá trình tin học hoá công tác ĐKKD và để làm được điều đó thì điều kiện tiên quyết là phải tổ chức lại các đầu mối về ĐKKD đang rất phân tán hiện nay thành một hệ thống thống nhất, có tính chuyên nghiệp từ Trung ương đến tỉnh, huyện. * Do yêu cầu của hội nhập và từng bước phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về ĐKKD. Trình tự, thủ tục và thời gian ĐKKD theo quy định của Luật Doanh nghiệp tuy đã có nhiều tiến bộ vượt bậc so với trước đây, nhưng so với yêu cầu của các chuẩn mực quốc tế thì chúng ta vẫn xếp vào nhóm các nước yếu. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, về thủ tục, thời hạn và chi phí của việc ĐKKD thì trong 168 nước được xếp loại, Việt Nam chỉ xếp vào loại trung bình. Để có thể hội nhập và từng bước phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về ĐKKD thì cần thiết phải khắc phục tính chất manh mún, tản mạn, mang tính chất địa phương, mỗi nơi một cách hành xử với doanh nghiệp, mỗi nơi một cách tổ chức sắp xếp cán bộ của cơ quan ĐKKD hiện nay ở nước ta nhằm kiện toàn hệ thống ĐKKD của doanh nghiệp. 3.2. Giải pháp * Về mô hình Đăng ký kinh doanh Tổ chức lại các cơ quan ĐKKD hiện nay thành một hệ thống, bao gồm: ở cấp Trung ương có Cục Quản lý ĐKKD, ở cấp tỉnh có Chi cục Đăng ký kinh doanh và ở cấp huyện có Phòng ĐKKD. Đây là hệ thống dọc, xuyên suốt, thống nhất cả về nghiệp vụ, kinh phí hoạt động lẫn tổ chức biên chế, nhân sự. Cục quản lý ĐKKD về cơ bản có những quyền và nghĩa vụ như đã được quy định trong Nghị định 109/NĐ-CP ngày 02/4/2004 của Chính phủ về ĐKKD và có thể được bổ sung thêm một số chức năng mới để đóng vai trò là cơ quan đầu não của hệ thống cơ quan ĐKKD. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục ĐKKD, của Phòng ĐKKD được xây dựng dựa trên Điều 4, 5 của Nghị định 02/NĐ-CP ngày 03/02/2000 nhưng được bổ sung thêm các chức năng mang tính hệ thống và khởi sự kinh doanh. * Giải pháp pháp lý Việc có thể làm ngay bây giờ là ban hành sớm một văn bản pháp luật để quy định một cách thống nhất và đồng bộ tất cả các vấn đề liên quan đến việc ĐKKD cho mọi chủ thể kinh doanh đang hoạt động trong nền kinh tế. Theo quy định hiện hành của pháp luật nước ta thì tất cả các chủ thể kinh doanh bao gồm các loại hình doanh nghiệp (Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã… ) và hộ kinh doanh cá thể đều phải làm thủ tục ĐKKD thì mới có tư cách pháp lý để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh trên thương trường. Do mục đích, ý nghĩa, thủ tục cấp Giấy chứng nhận ĐKKD, giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận ĐKKD, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ĐKKD … về cơ bản là giống nhau đối với tất cả các loại hình chủ thể kinh doanh không phân biệt hình thức sở hữu, mô hình tổ chức, quy mô kinh doanh cho nên ở các nước khác việc ĐKKD được quy định trong một văn bản pháp luật thống nhất áp dụng cho mọi thương nhân. Trong khi đó ở nước ta việc ĐKKD được quy định rất phân tán, không thồng nhất trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Chẳng hạn, Nghị định 109/NĐ-CP ngày 02/4/2004 chỉ quy định về chế độ ĐKKD đối với một số loại hình doanh nghiệp thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp, còn các loại hình doanh nghiệp khác như doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội… không được quy định trong văn bản này. Sau khi Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp Nhà nước sửa đổi và Luật hợp tác xã sửa đổi để thay thế cho hai luật cũ thì Chính phủ cũng phải ban hành các Nghị định để hướng dẫn thi hành, trong đó có vấn đề liên quan đến ĐKKD cho hai loại hình doanh nghiệp quan trọng này. Điều đó dẫn đến một kết quả là pháp luật về ĐKKD ở nước ta tiếp tục bị phân tán và không được thực hiện thống nhất. Vì vậy ngay từ bây giờ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư với tư cách là cơ quan chủ trì soạn thảo các đạo luật về doanh nghiệp cần phải có sự nghiên cứu để trong một thời điểm thích hợp sẽ trình Chính phủ ban hành một Nghị định chung về ĐKKD cho tất cả các chủ thể kinh doanh ở Việt Nam. Việc ban hành Nghị định này sẽ là cơ hội tốt cho các Bộ, nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày quan điểm, ý kiến của mình về việc kiện toàn hệ thống cơ quan ĐKKD vì sắp tới cơ quan này không chỉ thực hiện ĐKKD cho các loại hình doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp mà còn cho các loại hình doanh nghiệp khác và gần hai triệu hộ kinh doanh cá thể. Kết luận Chúng ta đang bước vào nền kinh tề thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt. Sự quản lý của Nhà nước đối với các doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Nhà nước tạo điều kiện cho các chủ thể tự do kinh doanh nhưng sự tự do ấy phải trong khuôn khổ pháp luật. So sánh giữa Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990, giữa các văn bản pháp quy mới và cũ có thể thấy sự tiến bộ vượt bậc, sự cố gắng rất lớn của Nhà nước ta trong việc tạo môi trường tự do kinh doanh, lành mạnh. Tuy nhiên với sự phát triển như vũ bão của các nước trên thế giới, chúng ta còn có rất nhiều việc phải làm. Xuất phát từ nguyên do và thực trạng và nguyên do trên, hoàn thiện cơ quan ĐKKD là vấn đề bức thiết hiện nay. Đăng ký kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng, nhờ nó nhà đầu tư có tư cách pháp lý, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp còn Nhà nước thực hiện việc quản lý của mình một cách chặt chẽ hơn, tốt hơn. Do vậy để kinh tế có thể phát triển đi lên, để môi trường kinh doanh thực sự trong sạch, lành mạnh, các cơ quan Nhà nước phải phối hợp với các chủ thể kinh doanh tạo điều kiện củng cố cơ quan ĐKKD. Danh mục các tài liệu tham khảo Các văn bản quy phạm pháp luật Luật DNTN, Luật Công ty 1990 Thông tư 07-TT/ĐKKD ngày 29/7/1991 của Trọng tài Kinh tế Nhà nước hướng dẫn việc thực hiện ĐKKD Luật Doanh nghiệp ngày 12 tháng 6 năm 1999 Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ về ĐKKD Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp Thông tư liên tịch số 05/2000/TTLT-BKH-BTCCBCP ngày 7/6/2000 hướng dẫn việc tổ chức Phòng ĐKKD cấp tỉnh, huyện Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 của Chính phủ về ĐKKD Nghị định 125/2004/NĐ-CP ngày 19/5/2004 về sửa đổi bổ sng một số điều của Nghị định 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp Thông tư số 03/2004/TT_BKH ngày 29/06/2004 hướng dẫn trình tự thủ tục ĐKKD theo quy định tại Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 của Chính phủ về ĐKKD. Các tài liệu tham khảo khác -Thời báo kinh tế Việt Nam Bài viết: Kiện toàn hoạt động ĐKKD cho doanh nghiệp Tác giả: Trần Minh Sơn (Vụ pháp luật dân sự, kinh tế-Bộ tư pháp Nhà nước và pháp luật Bài viết: Về vấn đề kiện toàn hệ thống cơ quan ĐKKD ở nước ta hiện nay Tác giả: Dương Đăng Huệ – Nguyễn Lê Trung Dân chủ và pháp luật Bàn về thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh Tác giả Trần Ngọc Liêm Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35652.doc
Tài liệu liên quan