Mặt khác trong điều kiện nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì việc thực hiện tốt công tác định mức lao động và tổ chức lao động khoa học là một nhiệm vụ to lớn cần hoàn thành. Bởi vì đây là cơ sở của công tác quản lý con người, một công tác không thể thiếu trong bất cứ tổ chức nào phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức một nền kinh tế mà dựa chủ yếu vào nguồn lực con người là chính.
36 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1814 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Định mức kỹ thuật lao động là cơ sở của tổ chức lao động khoa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên cứu ở trên và có biện pháp khắc phục tình trạng lãng phí thời gian làm việc này của công nhân.
Đưa các mức tiêu chuẩn được xây dựng vào thực hiện trong sản xuất, thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện mức, điều chỉnh những mức sai, mức lạc hậu. Đây là nội dung xây dựng và thực hiện đưa mức lao động vào thực tế sản xuất từ sản xuất thực tế đó mà rút ra những thiếu sót của mức và có những biện pháp khắc phục để tạo ra những mức lao động đúng đắn, phù hợp với thực tế, nội dung này của công tác định mức kỹ thuật lao động chính là liên quan tới vấn đề quản lý mức mà ta cũng nghiên cứu ở phần sau.
Phân loại mức lao động, kết cấu hao phí thời gian làm việc, kết cấu mức kỹ thuật thời gian, sự phân chia quá trình sản xuất ra các bộ phận hợp thành.
Phân loại mức lao động.
Nếu định mức kỹ thuật lao động tính toán đầy đủ những căn cứ tổ chức, căn cứ tâm sinh lý, căn cứ kỹ thuật... như đã nêu trên là định mức có căn cứ khoa học. Ngược lại định mức lao động theo thống kê kinh nghiệm là định mức chỉ dựa vào tài liệu thống kê và kinh nghiệm của cán bộ chuyên môn, không tính đến những điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể của sản xuất những yếu tố tâm sinh lý của người lao động... Kết quả là mức xác định được còn chứa đựng những yếu tố lạc hậu, hạn chế tăng năng suất lao động và hiêu quả quản lý sản xuất nói chung. Để có thể sử dụng các thành tựu khoa học và những kinh nghiệm tiên tiến trong định mức lao động thì phải hiểu rõ và nắm chắc bản chất các loại mức được áp dụng trong thực tiễn. Các loại mức đó là: mức thời gian, mức sản lượng, mức phục vụ, mức thời gian phục vụ, mức số lượng người làm việc ... .
Mức thời gian là số lượng thời gian cần thiết được quy định để một hoặc một nhóm công nhân của một nghề nào đó có trình độ thành thạo tương ứng với mức độ phức tạp của công việc này hay công việc khác (bước công việc , chi tiết sản phẩm ...) trong những điều kiện tổ chức, kỹ thuật, sản xuất nhất định.
Mức sản lượng là số lượng sản phẩm (chiếc, mét, tấn ...) được quy định để công nhân hay một nhóm công nhân có trình độ thành thạo phù hợp với mức độ phức tạp của công việc phải hoàn thành trong đơn vị thời gian (ngày, giờ ...) với những điều kiện tổ chức, kỹ thuật, sản xuất nhất định.
Mức thời gian và mức sản lượng có liên quan mật thiết với nhau, tuỳ điều kiện và đặc điểm của sản xuất mà người ta tính mức thời gian hay mức sản lượng.
Mức thời gian phục vụ là một trong những biểu hiện biến dạng của mức thời gian. Đó là số lượng thời gian được quy định đối với một hay một nhóm công nhân có trình độ thành thạo nhất định phục vụ đơn vị thiết bị, đơn vị diện tich sản xuất ( hay những đơn vị sản xuất khác ) trong những điều kiện tổ chức, sản xuất và kỹ thuật nhất định.
Mức phục vụ là số lượng đơn vị thiết bị (diện tích sản xuất, nơi làm việc, số đầu con gia súc ...) được quy định để một hay một nhóm công nhân phải phục vụ trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Mức phục vụ là đại lượng nghịch đảo của mức thời gian phục vụ. Mức phục vụ thường được áp dụng trong kd kết quả sản xuất không đo được bằng những số đo tự nhiên (chiếc , cái) và áp dụng đối với công nhân phụ
Mức biên chế (mức định biên – mức định viên – mức số lượng người làm việc ) là số lượng người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp được quy định chặt chẽ để thực hiện một khối lượng công việc cụ thể trong một bộ máy quản lý nhất định.
Mức tổng hợp là lượng lao động quy định cho các loại công nhân viên trong doanh nghiệp để hoàn thảnh một đơn vị sản phẩm.
Mức thời gian, trong thực tế là cơ sở xuất phát để tích ra các loại mức khác vì thời gian làm việc là thước đo lao động nói chung và về nghuyên tắc định mức kỹ thuật lao động xác định mức hao phí thời gian cần thiết để hoàn thành công việc này hay công việc khác. Mức thời gian cho công việc làm bằng tay, hay vừa làm bằng tay vừa làm bằng máy , hoặc các công việc băng máy đều bao gồm: thời gian tác nghiệp (chính và phụ), thời gian phục vụ nơi làm việc (phục vụ kỹ thuật, phục vụ tổ chức ), thời gian chuẩn bị và kết thúc, thời gian ngừng do yêu cầu công nghệ và tổ chức sản xuất , thời gian nghỉ ngơi do nhu cầu cá nhân người lao động.
Kết cấu hao phí thời gian làm việc, kết cấu mức kỹ thuật thời gian.
Kết cấu thời gian làm việc.
Thời gian chuẩn kết là thời gian hao phí để thực hiện các công việc chuẩn bị và kết thúc cho một quá trình làm việc (ví dụ như nhận nhiệm vụ, nhận dụng cụ nguyên vật liệu, nghiên cứu bản vẽ hoặc tài liệu hướng dẫn sản xuất) ký hiệu Tck .
Thời gian tác nghiệp là độ dài thời gian hao phí để thực hiện những tác động trực tiếp làm thay đổi đối tượng, thời gian tác nghiệp bao gồm thời gian tác nghiệp chính (ký hiệu Ttnc) và thời gian tác nghiệp phụ (ký hiệu Ttnp) , thời gian tác nghiệp chính là khoảng thời gian diễn ra sự thay đổi đối tượng lao động do tác động trực tiếp của máy móc thiết bị, thời gian tác nghiệp phụ là khoảng thời gian người công nhân thực hiện những công việc làm bằng tay trên máy để hoàn thành bước công việc của mình (ví dụ : điều khiển máy sửa chữa máy, thay thế bộ phận của thiết bị ).
Thời gian phục vụ là khoảng thời gian diễn ra trong đó người công nhân dùng để thực hiện những công việc đảm bảo cho quá trình chính thực hiện được liên tục nhịp nhàng, thời gian phục vụ chia thành thời gian phục vụ tổ chức là thời gian thực hiện công việc có tính chất tổ chức nơi làm việc và thời gian phục vụ kỹ thuật là thời gian thực hiện công việc có tính chất kỹ thuật.
Thời gian nghỉ ngơi và thực hiện nhu cầu cần thiết của người công nhân là thời gian nghỉ ngời trong khoảng thời gian làm việc thuộc tính chất công việc và điều kiện làm việc, là thời gian cần thiết, ngừng hoạt động để thực hiệ công việc hợp lý nhằm duy trì khả năng làm việc ổn định lâu dài.
Ngoài các loại thời gian trên còn có thời gian lãng phí bao gồm thời gian lãng phí công nhân là khoảng thời gian trong đó người lao động không thực hiện những nhiệm vụ được giao do vi phạm kỷ luật lao động (ví dụ: đi muộn về sớm, nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ làm việc ) , thời gian lãng phí tổ chức là thời gian mà người lao động không làm việc do khả năng tổ chức yếu kém (ví dụ: không đảm bảo đủ nguyên , nhiên liệu, phân công bố trí lao động không hợp lý, không bảo đảm điều kiện làm việc ), thời gian lãng phí kỹ thuật là thời gian công nhân ngừng lao động do máy móc thiết bị bị hỏng hóc, thời gian lãng phí không cần thiết ví dụ thời gian sửa chữa sản phẩm hỏng thời gian này làm việc nhưng không được công nhận.
Kết cấu mức kỹ thuật thời gian.
Như các sơ đồ nêu trên trong mức kỹ thuật thời gian chỉ tính thời gian cần thiết hoàn thành nhiệm vụ sản xuất khác với kết cấu thời gian làm việc bao gồm thời gian chuẩn kết, thời gian tác nghiệp, thời gian phục vụ, thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết.
Trong mức kỹ thuật thời gian không tính các loại thời gian lãng phí (lãng phí không trông thấy và lãng phí trông thấy) không tính thời gin phụ và thời gian phục vụ trùng lặp với thời gian chính. Thời gian nghỉ ngơi được tính toán theo các yếu tố gây mệt mỏi ảnh hưởng đến khả năng lao động của người công nhân. nếu có những thời gian công nhân ngừng làm việc theo yêu cầu của công nghệ phân bố đều đặn trong ca thì thời gian bày đượng tính vào thời gian nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ ngơi thường được quy định theo tỉ lệ phần trăm so với thời gian tác nghiệp. Trong các bước công việc thủ công, thời gian nghỉ ngơi thường được tính theo tỉ lệ phần trăm so với thời gian ca làm việc.
Thời gian nghỉ do nhu cầu cần thiết có thể quy định thành đại lượng tuyệt đối tuỳ thuộc vào điều kiện giải quyết các nhu cầu sinh lý của công nhân.
Như vậy ta nhận thấy rằng kết cấu thời gian làm việc khác với kết cấu mức kỹ thuật thời gian. Mức kỹ thuật thời gian không tính thời gian hao phí trong quá trình làm việc đồng thời dựa vào bảng 2 ta nhận thấy rằng:
Mức thời gian :
Mtg =
Mtg : Mức thời gian.
T : Thời gian làm việc trong ngày.
SLTP : Số lượng thành phẩm quy định trong ngày.
Tđđ = Tkđ + Tck = Ttn + Tpv + Tnc + Tck
Tkđ = Ttn + Tpv + Tnc
Trong đó:
Thời gian chuẩn kết của 1 sản phẩm :
Tck =
Với - : là thời gian chuẩn kết của cả loạt sản phẩm.
- n : là số lượng sản phẩm của một loạt.
Tuỳ thuộc vào loại hình sản xuất khác nhau, công thức tính mức thời gian một sản phẩm cũng khác nhau.
Trên cơ sở mức thời gian ta tính được mức sản lượng trong một ca làm việc (Tsl):
Tsl = = =
Với - Ttn : thời gian tác nghiệp của một sản phẩm.
- Tca : thời gian ca làm việc.
Tuỳ thuộc vào loại hình sản xuất, phương pháp định mức mà công thức tính mức hiến dạng như sau:
Trong trường hợp sản xuất hàng loạt thời gian chuẩn kết quy định cho cả loạt sản phẩm do đó mức thời gian cho một sản phẩm quy định như sau:
Mtg = + Tkđ
Với - n : Số sản phẩm trong loạt.
Dựa vào đặc điểm mỗi loại hao phí thời gian và tiêu chuẩn định mức quy định mà có công thức tính mức thời gian trong từng loại hình sản xuất như sau:
Trong loại hình sản xuất hàng khối (nhiều)
Tkđ = Ttn . (1 + a%Tpvtc + a%Tnc) + Tc.a%Tpvkt
Trong loại hình sản xuất hàng loạt
Tkđ = Ttn . (1 + a%Tpv + a%Tnc)
Trong loại hình sản xuất nhỏ
Tđđ = Tck + Ttn(1 + a%Tpv + a%Tnc)
Với a%Tpvtc , a%Tnc , a%Tpv là tỉ lệ thời gian phục vụ tổ chức, thời gian nghỉ ngơi nhu cầu cần thiết, thời gian phục vụ kỹ thuật và thời gian phục vụ so với thời gian tác nghiệp.
a%Tpvkt là tỉ lệ thời gian phục vụ kỹ thuật so với thời gian chính.
Mức sản lượng được tính như sau:
MSL=
MSL: Mức sản lượng.
T : một giờ hoặc 1 ca làm việc.
Đơn vị tính mức thời gian trong mức sản lượng là 1 giờ hoặc 1 ca làm việc.
Với loại hính sản xuất hang khối.
MSL =
(sản phẩm/ca)
Hoặc
MSL =
Với Ttn(ca) : là do chụp ảnh thu được.
Ttn(1sp) : là do bấm giờ thu được.
Tóm lại mức sản lượng càng cao thì mức thời gian càng thấp và ngược lại. Như vậy, giữa mức thời gian và mức sản lượng có sự phụ thuộc nghịch đảo. Mối quan hệ phụ thuộc ấy có thể biểu hiện qua những công thức sau đây:
Với - a : là phần trăm giảm mức thời gian.
- b : là phần trăm tăng mức sản lượng.
a =
và
b =
Sự phân chia quá trình sản xuất ra các bộ phận hợp thành.
Sự phân chia quá trình sản xuất ra các bộ phận hợp thành: quá trình sản xuất là quá trình khai thác, chế biến một sản phẩm nào đó cần thiết cho xã hội. Trong quá trình đó diễn ra sự thay đổi của đối tượng lao động về mặt hình dáng kích thước tính chất lý hoá học, tính chất cơ học hoặc về vị trí không gian để trở thành sản phẩm phục vụ ho đời sống. Ta phải phân chia quá trình sản xuất hợp thành bởi một số nguyên nhân sau; nhằm tổ chức có hiệu quả hoạt động lao động của con người , cần phải nghiên cứu toàn diện quá trình lao động với tư cách là quá trình riêng lẻ tại từng nơi làm việc cũng như nghiên cứu chúng trong mối liên kết giữa chúng với nhau do tác động của phân công và hiệp tác lao động ; do trong các xí nghiệp công nghiệp diễn ra những quá trình sản xuất hết sức đa dạng và khác nhau ... vì vậy phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận trở thành một yêu cầu bức thiết, không thể bỏ qua được. Quá trình sản xuất được phân chia thành các bộ phận hợp thành như sau :
Quá trình sản xuất
uất
Mặt lao động
Cử động
Bước chuyển tiếp
Giai đoạn chuyển tiếp
Thao tác
Động tác
Bước công việc
Quá trình bộ phận
Bảng 3. Sự phân chia quá trình sản xuất ra các bộ phận hợp thành.
Quá trình sản xuất trước hết được phân chia ra thành các quá trình sản xuất bộ phận. Quá trình sản xuất bộ phận được hiểu là bộ phận đồng nhất và kết thúc về phương diện công nghệ của quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất bộ phận có thể là quá trình công nghệ để chế tạo sản phẩm, cũng có thể là quá trình quá trình công nghệ để chế tạo sản phẩm, cũng có thể là quá trình phục vụ sản xuất. Trong các quá trình công nghệ để chế tạo sản phẩm, cũng có thể là quá trình phục vụ sản xuất. Quá trình sản xuất bộ phận lại được phân chia thành các bước công việc ví dụ: quá trình gia công cơ khí một chiếc trục bao gồm các bước công việc như sau: tiện, phay, khoan, mài.
Bước công việc là một phần của quá trình sản xuất , bao gồm các công việc kết tiếp nhâu được thực hiện bởi một hay một nóm công nhân trên một đối tượng lao động nhất định tại một nơi làm việc nhất định. Sự cố định về đối tượng lao động người công nhân và nơi làm việc là đạc trưng cơ bản của bước công việc. Thay đổi một trong bao yếu tố đó sẽ tạo thành bước công việc mới. Sự phân chia quá trình sản xuất thành bước công việc là sơ sở để phân phối hợp lý công việc giữa những người thực hiện, để tổ chức và kế hoạch hoá lao động đúng đắn, để tính đến kết quả hoạt động lao động của công nhân, nhờ có sự phân chia quá trình sản xuất thành các bước công việc trên mỗi bước công việc xác định được hao phí lao động , do đó có thể tính được lượng lao động hao phí của toàn bộ quá trình sản xuất. Đặc điểm của các bước công việc là tổ hợp khi tiến hành thì toàn bộ khối lượng nguyên liệu được đưa vào tổ hợp máy, đều được gia công ngay một lần với công nghệ không thay đổi. Bước công việc chính là đối tượng của định mức kỹ thuật lao động.
Về mặt công nghệ bước công việc được phân chia thành các giai đoạn chuyển tiếp và các bước chuyển tiếp. Giai đoạn chuyển tiếp là bộ phận đồng nhất về công nghệ của bước công việc, nó được biểu thị bằng sự cố định của bề mặt gia công, dụng cụ và chế độ gia công. Đặc điểm của giai đoạn chuyển tiếp trong tất cả các bước công việc, trừ các công việc tổ hợp là đều có khả năng tách ra hoàn thành ở một nơi làm việc riêng biệt, trong loại hình sản xuất hàng khối, mỗi bước công việc thường chỉ có một giai đoạn chuyển tiếp, còn trong loại hình sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc, mỗi bước công việc thường bao gồm một số giai đoạn chuyển tiếp.
Về mặt lao động bước công việc được phân chia thành các thao tác, động tác và các cử động. Thao tác là tổ hợp các hoạt động của công nhân nhằm thực hiện một mục đích nhất định về công nghệ. Thao tác là bộ phận của bước công việc được đặc trưng bởi tính mục đích. Tuỳ từng mục đích nghiên cứu mà có thể phân chia các thao tác thành thạo chính và thao tác phụ, hoặc có nhóm thao tác thành tổ hợp thao tác. thao tác lại được phân chia tiếp tục thành động, động tác là một bộ phận của thao tác biểu thị bằng những cử động chân tay và thân thể của công nhân nhằm lấy đi hay di chuyển một vật nào đó, các động tác được tạo thành từ các cử động, cử động là bộ phận của động tác biểu thị bằng sự thây đổi một lần vị trí các bộ phận cơ thể của công nhân, cử động là hành động nhỏ nhất của con người không thể phân chia được nữa và được diễn ra một cách không gián đoạn, không có sự thay đổi hướng.
Trên đây ta đã nghiên cứu các loại mức lao động đây và các hao phí thời gian làm việc đây cũng là một nhân tố giúp ta phân biệt các loại thời gian trong quá trình định mức kỹ thuật lao động từ đó mà xây dựng được các mức lao động chính sác, có hiệu quả, ngoài ra ta cũng đã nghiên cứu việc phân chia quá trình sản xuất ra các bộ phận hợp thành đây cũng là một vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu định mức kỹ thuật lao động mà ta sẽ ứng dụng nhiều các vấn đề trên trong quá trình nghiên cứu định mức kỹ thuật lao động ở các phần sau.
Các hình thức nghiên cứu khảo sát thời gian làm việc.
Mục đích chung của việc khảo sát là : Nghiên cứu những hao phí thời gian làm việc thực tế của công nhân và thiết bị trên cơ sở đó phát hiện những lãng phí thưòi gian và đề ra biện pháp loại trừ nó. Nghiên cứu những phương pháp làm việc và thao tác tiên tiến của những công nhân lành nghề và những người có phát minh sáng kiến cải tiến kỹ thuậtnhằm phổ biến và áp dụng rộng rãi trong công nhân. Thu thập tài liệu ban đầu để tổ chức và bố trí lao động trong dây chuyền sản xuất cũng như nơi làm việc được hợp lý nhất. Thu thập tài liệu ban đầu để trên cơ sở đố xác định nội dung công việc và trình tự thực hiện công việc được hợp lý nhất (căn cứ để xây dựng mức lao động và tiêu chuẩn lao động ). Tuỳ theo mục đích của việc khảo sát và cách tiến hành trong thực tế tổ chức lao động cũng như định mức kỹ thuật lao động người ta thường dùng những phương pháp nghiên cứu hao phí thời gian làm việc sau: chụp ảnh thời gian làm việc, bấm giờ bước công việc, kết hợp cả chụp ảnh và bấm giờ.
Chụp ảnh thời gian làm việc.
Chụp ảnh thời gian làm việc là hình thức khảo sát nghiên cứu tất cả các loại hoạt động và thời gian hao phí diễn ra trong ngày làm việc của công nhân hay thiết bị.
Chụp ảnh thời gian làm việc thường nhằm mục đích sau: phân tích sử dụng thời gian làm việc hiện hành , phát hiện các loại thời gian lãng phí, tìm nguyên nhân và tìm ra biện pháp nhằm loại trừ chúng ; lấy tài liệu để xây dựng mức, xây dựng tiêu chuẩn thời gian chuẩn kết, phục vụ, nghỉ ngơi, nhu cầu cần thiết ; nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng thời gian của những người lao động tiên tiến và phổ biến rộng rãi trong công nhân ; lấy tài liệu để cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức lao động.
Chụp ảnh thời gian làm việc có những hình thức cụ thể khác nhau tuỳ thuộc mục đích nghiên cứu, loại hình sản xuất , hình thức tổ chức sản xuất, tổ chức lao động mà áp dụng : chụp ảnh cá nhân ngày làm việc, chụp ảnh tổ nhóm ngày làm việc , tự chụp ảnh và chụp ảnh thời điểm.
Chụp ảnh cá nhân ngày làm việc.
Chụp ảnh cá nhân ngày làm việc là việc ghi lại toàn bộ các hoạt động và hao phí thời gian của một công nhân hay một thiết bị trong ngày , ca làm việc.
Ưu điểm của phương pháp này là cho phép ghi đầy đủ, tỷ mỉ, toàn bộcác hoạt động của công nhân (thiết bị), cho phép phát hiện các lãng phí trông thấy và không trông thấy, đề ra những biện pháp tổ chức kinh tế - kỹ thuật hợp lý, đánh giá đúng đắn tình hình thực mức nâng cao chất lượng mức hiện có và xây dựng các mức mới có căn cứ khoa học.
Nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều thời gian.
Chụp ảnh tổ (nhóm) ngày làm việc.
Chụp ảnh tổ (nhóm) ngày làm việc là hình thức khảo sát nhằm nghiên cứu những thời gian làm việc đồng thời của của nhóm (tổ) người làm việc (hặc nhóm máy). Do đối tượng khảo sát không phải là một mà là một số người máy nên không thể theo dõi ghi liên tục tỷ mỷ các thời gian hao phí như chụp ảnh cá nhân, mà phải theo dõi qua khoảng cách thời gian, khoảng cách dài hay ngắn tuỳ theo số lượng đối tượng khảo sát. qua kinh nghiệm thực tế thường người ta lấy khoảng cách là một phút để khảo sát từ 1 đến 3 người, hai phút cho 4 đến 6 người và ba phút cho 7 đến 8 người. Bởi vậy không nên quan sát quá nhiều (lớn hơn 8 người) vì phải tập trung cao độ căng thẳng, là giảm độ chính xác của tài liệu khảo sát.
Ưu điểm : Trong cùng một lúc theo dõi, quan sát được nhiều người (máy). việc ghi chép phân tích đơn giản.
Nhược điểm: Do không ghi hép được liên tục, mà qua khoảng cách thời gian, nên không ghi hết tên hao phí cho từng người, mà ghi bằng chữ ký hiệu theo nhóm hao phí nên không xác định được nguyên nhân cụ thể của từng lãng phí; do đó không đề ra được những biện pháp cụ thể.
Tự chụp ảnh công việc.
Tự chụp ảnh là hình thức khảo sát thời gian làm việc trong đó công nhân tự ghi lại việc sử dụng thời gian làm việc của chính mình, nêu nguyên nhân của những lãng phí và đề nghị những biện pháp để khắcphục chúng.
Ưu điểm của phương pháp này là nếu tổ chức tôt thực hiện có hệ thống sẽ cung cấp được nhiều tài liệu phong phú, kịp thời, giúp cho lãnh đạo nắm được tình hình sản xuất ở các bộ phận sản xuất , các ca làm việc , kịp thời có biện pháp uốn nắn. Động viên được đông đảo công nhân tham gia, quản lý sản xuất , đấu tranh chống lãng phí thời gian trong sản xuất tăng cường kỷ luật lao động , tinh thần làm chủ tập thể.
Nhược điểm: thường chỉ nêu được những lãng phí trông thấu, không nêu được những lãng phí không trông thấy. Số liệu không phản ánh đầy đủ những lãng phí (thường công nhân không ghi những lãng phí do chính họ gây ra, những lãng phí ngắn...).
Chụp ảnh thời điểm.
Chụp ảnh theo thời gđiểm là hình thức khảo sát nghiên cứu thời gian làm việc của công nhân và thiết bị dựa trên nguyên lý của lý thuyết xác xuất thống kê. Qua số liệu ghi chếp được một cách ngẫu nhiên , bất ngờ có thể xác định tỷ trọng thời gian làm việc và thời gian lãng phí của công nhân, thiết bị, xác định mức hoặc tiêu chuẩn thời gian để định mức lao động.
Ưu điểm đây là hình thức khảo sát hàng loạt, nên cùng một lúc nghiên cứu được nhiều đối tượng thường từ 10 người hoặc thiết bị trở lên. Tốn ít công sức hơn các các khảo sát khác từ 3 tới 5 lần, không đòi hỏi người khảo sát phải có trình độ chuyên môn cao, có thể sử dụng công nhân tham gia khảo sát. Có thể ngừng quá trình khảo sát mà không ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả khảo sát.
Nhược điểm của phương pháp này là do không khảo sát liên tục nên không phát hiện được những lãng phí không trong thấy, nên các số liệu cung cấp cho việc xây dựng mức không chính sác, đề ra các cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức lao động ... cũng bị giới hạn.
Các bươc tiến hành của chụp ảnh.
Các hình thức chụp ảnh nói chung đều phải trải qua các bước cơ bản sau:
Bước chuẩn bị :
Tuỳ theo mỗi hình thức khảo sát mà xúc tiến một số trong những nội dung chuẩn bị sau: Chọn đối tượng quan sát (tuỳ thuộc mục đích khảo sát mà chọn đối tượng là một công nhân, nhóm công nhân hay bộ phận lớn hơn hoặc cả doanh nghiệp, cũng như thiết bị) giải thích cho công nhân hiểu rõ mục đích chụp ảnh. Chuẩn bị chọn điều kiện tổ chức, kỹ thuật, sản xuất bộ phận nghiên cứu (tiến hành khảo sát). Chuẩn bị mẫu khảo sát (các hình thức khảo sát khác nhau dùng những biểu mẫu khác nhau).Chuẩn bị phương tiện ghi chép (bút mực, bút chì, dao gọt bút chì, bảng kê để ghi ...). Chọn nơi đứng để quan sát, hành trình để ghi quan sát, số lần quan sát, thời gian quan sát mỗi lần, thời điểm bắt đầu của một lần khảo sát.
Bước tiến hành khảo sát :
Người quan sát bắt đầu theo dõi và ghi vào phiếu quan sát những hiện tượng hao phí cần nghiên cứu. Tuỳ theo mỗi hình thức khảo sát mà cách ghi, thời gian ghi, số lần ghi , hao phí cấn ghi có khác nhau như sau :
Chụp ảnh cá nhân : ghi qua khoảng cách từ một đến ba phút (thời gian đủ để quan sát hết các đối tượng cần nghiên cứu, trong một lần quan sát) không ghi cụ thể tên hao phí, mà ghi bằng kỹ hiệu của nhóm hao phí.
Nếu tự chụp ảnh : công nhân chỉ cần ghi những lãng phí (thời gian bắt đầu và kết thúc của hiện tượng lãng phí) và nguyên nhân.
Chụp ảnh theo thời điểm : ghi theo số lần , số vòng khảo sát và thời gian bắt đầu của một vòng khảo sát được tính trước. Ghi bằng chữ hoặc ký hiệu, đánh dáu số lần và loại hao phí bắt trên một đối tượng khảo sát.
Bước phân tích :
Xác định độ dài thời gian của hao phí (thời gian).
Ký hiệu và phân loại hao phí.
Tổng hợp hao phí theo từng loại.
Trong chụp ảnh tổ (nhóm) tổng hợp hao phí theo từng loại cho từng người trong tổ (nhóm) rồi tổng hợp chung; tính ra số tuyệt đối từng loại hao phí.
Trong chụp ảnh theo thời điểm tính số lần quan sát của mỗi đỗi tượng cho một hiện tượng hao phí đã định, tính tỷ trọng trong mỗi loại hao phí tính ra thời gian bằng số tuyệt đối.
Bước kết luận: Đánh giá tình hình sử dụng thời gian làm việc (tỷ trọng thời gian làm việc có ích, thời gian tác nghiệp, thời gian máy làm việc ) trong ngày. Thời gian lãng phí trông thấy và không trông thấy (số tuyệt đối, tỷ trọng) nguyên nhân, đề ra biện pháp khắc phục. So sánh thời gian hao phí thực tế với thời gian định mức , dự tính thời gian hợp lý định mức , tính khả năng tiết kiệm thời gian, khả năng tăng năng suất lao động, do sử dụng hợp lý thời gian lao động.
Bấm giờ bước công việc.
Bấm giờ là phương pháp khảo sát nghiên cứu thời gian hao phí để thực hiện các bộ phận vủa bước công việc thường gặp lại trong ngày làm việc , với số lần khảo sát nhất định tuỳ mức độ chính xác các tài liệu khảo sát, theo yêu cầu từng loại hình sản xuất cụ thể.
Khác với chụp ảnh thời gian làm việc , bấm giờ không nghiên cứu toàn bộ các hoạt động của công nhân trong ca làm việc mà chỉ đi sâu nghiên cứu một bước công việc hay nhóm thao tác thường lặp lại trong các ca làm việc.
Bấm giờ bước công việc nhằm mục đích: Lấy tài liệu để xây dựng mức, xây dựng tiêu chuẩn (mức thời gian tác nghiệp). Nghiên cứu các phương pháp làm việc tiên tiến để phổ biến rộng rãi trong công nhân. Phát hiện những nguyên nhân không hoàn thành mức và đề ra biện pháp giúp đỡ công nhân hoàn thành định mức. Thông qua bấm giờ, nghiên cứu tình hình sử dụng máy móc thiết bị, tổ chức phục vụ nơi làm việc , nhằm khai thác khả năng tiềm tàng, để nâng cao năng suất lao động. Bấm giờ có hai hình thức là bấm giờ liên tục (theo thời gian hiện tại) và bấm giờ theo thời gian chon lọc.
Bấm giờ theo thời gian hiện tại là hình thức khảo sát trong đó bước công việc nghiên cứu được diễn ra liên tục (tức là được lặp lại liên tục theo thời gian hiện tại). Bấm giờ theo thời gian hiện tai thường dùng đồng hồ 2 kim với độ chính xác 0,01 phút.
Bấm giờ theo thời gian chọn lọc nghiên cứu một thao tác hay nhóm thao tác của bước công việc , tức là nghiên cứu sự lặp đi lặp lại qua khoảng thời gian. Bấm giờ theo thời gian hiện tại với độ chính xác cao hơn bấm giờ theo thời gian chọn lọc bởi vìviệc khảo sát tiến hành liên tục, không bị gián đoạn. Phương pháp này thường dùng đồng hồ đo giây một kim.
Các bước tiến hành bấm giờ bao gồm:
Bước chuẩn bị :
Chọn đối tượng bấm giờ.
Chia bước công việc hay thao tác ra các bộ phận hợp thành.
Nắm được đặc điểm tình hình công nhân, tình hình máy móc thiết bị, dụng cụ, vật liệu; tình hình tổ chức phục vụ nơi làm việc , tiến hành những cải tiến cần thiết tuỳ theo mục đích của bấm giờ.
Xác định số lần bấm giờ sao cho đảm bảo độ chính xác của tài liệu khảo sát, vừa tốn ít công sức, vừa đạt mục đích công việc.
Chuẩn bị phiếu bấm giờ.
Bước tiến hành :
Ghi thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi bộ phận của bước công việc hay thao tác. Nếu bấm giờ liên tục thì thời gian kết thúc của bộ phận trước cũng là thời gian bắt đầu của bộ phận tiếp theo. Tiến hành đủ số lần như đã định.
Chú thính những lần đo hỏng, đo sai, những gián đoạn trong khảo sát vào cột riêng trong phiếu.
Tập chung tư tưởng xác định đúng điểm ghi, chú ý khả năng kết hợp công việc thời gian làm bằng tay vào thời gian máy làm việc.
Bước phân tích kết quả khảo sát.
Xác định thời bạn của từng bộ phận bước công việc hay thao tác khảo sát.
Đánh giá chất lượng dãy số bấm giờ (số lần được tính trong mỗi dãy số, số lần phải loại, nếu quá 20% số lần khảo sát thì phải tiến hành khảo sát lại bộ phận đó). Dãy số bấm giờ được coi là ổn định nếu :
Kôđtt Ê Kôđtc Ê Kôđtt = Tmax/Tmin
Với : Kôđtt , Kôđtc: là hệ số ổn định thực hiện qua khảo sát và hệ số ổn định tiêu chuẩn được quy định.
Tmax , Tmin : là thời hạn lớn nhất và nhỏ nhất trong dãy số.
Nếu không có tiêu chuẩn quy định thì bằng kinh nghiệm, lao động có thể loại lần nào có thời gian quá lớn hoặc quá nhỏ, rất khác biệt với thời gian của những lần còn lại trong dãy số bấm giờ (số lần bấm giờ).
Tính thời gian trung bình của dãy số (chỉ số lần được tính) và cộng thời hạn trung bình của bộ phận bước công việc hay thao tác, ta có thời hạn trung bình của bước công việc hay thao tác đó.
Bước kết luận:
Dựa trên cơ sở các số liệu đã phân tích, nghiên cứu phương án lao động hợp lý để thực hiện các bộ phận của bước công việc hay thao tác, theo hướng giảm bớt số thao tác, động tác thừa, kết hợp các thao tác làm việc bằng tay vào thời gian làm việc của máy; hoặc kết hợp làm việc đồng thời của hai tay giữa bàn tay và chân; lập biện pháp tổ chức kỹ thuật khắc phục những lãng phí trong sản xuất , xây dựng mức thời gian (sản lượng) xác định khả năng thực hiện mức, khả năng tăng năng suất lao động của công nhân.
Các phương pháp định mức kỹ thuật lao động và công tác quản lý các mức lao động
Các phương pháp định mức kỹ thuật lao động.
Chất lượng của mức phụ thuộc rất lớn vào phương pháp định mức lao động. Trong thực tế sản xuất thường áp dụng các phương pháp chuỷ yếu là phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích.
Phương pháp tổng hợp
Phương pháp tổng hợp là phương pháp xây dựng không dựa trên cơ sở phân chia các bước công việc ra các bộ phận hợp thành để nghiên cứu kết cấu và trình tự hợp lý của nó, không nghiên cứu các điều kiện tổ chức kỹ thuật, sản xuất hợp lý, các kinh nghiệm tiên tiến, thời gian hao phí của từng bộ phận bước công việc, mà tính chung cho toàn bước công việc. Trong phương pháp này thường có các phương pháp chủ yếu sau : phương pháp thống kê kinh nghiệm và phương pháp dân chủ bình nghị.
Phương pháp thống kê: là phương pháp xây dựng mức dựa vào tài liệu thống kê kết quả đạt được của thời kỳ đã qua, về thời gian hao phí để thực hiện bước công việc hoặc sản lượng (số sản phẩm làm được), thường lấy giá trị trung bình.
Khi người ta xác định mức bằng cách dựa vào kinh nghiệm chủ quan của người cán bộ lãnh đạo hoặc cán bộ định mức thì gọi là phương pháp kinh nghiệm.
Những mức được xây dựng bằng phương pháp thống kê hay kinh nghiệm như trên thường để đảm bảo thêm tính dân chủ người ta đưa ra cuộc hội nghị tổ hoặc hội đồng định mức để bàn bạc, bình nghị gọi là phương pháp dân chủ bình nghị.
Tóm lại do đặc điểm các phương pháp trên đây nên có thể nói phương pháp tổng hợp không phải là phương pháp định mức khoa học. Tuy nhiên có cũng có nhưng ưu điểm là đơn giản, tốn ít công sức, áp dụng rộng rãi trong những điều kiện trình độ tổ chức sản xuất và tổ chức lao động còn thấp.
Phương pháp phân tích.
Phương pháp phân tích là phương pháp xây dựng mức dựa trên sự phân chia quá trình sản xuất ra các bộ phận hợp thành và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí để thực hiện chúng. Trên cơ sở đó xác định cơ cấu và trình tự hợp lý để thực hiện bước công việc, hoàn thiện tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới, các kinh nghiệm của những người sản xuất tiên tiến. Các mức được xây dựng bằng phương pháp này gọi là mức kỹ thuật lao động, hay mức có căn cứ khoa học. Trong phương pháp phân tích còn chia ra phương pháp phân tích khảo sát, phương pháp phân tích tính toán và phương pháp so sánh điển hình.
Phương pháp phân tích khảo sát
Phương pháp phân tích khảo sát là phương pháp xây dựng dựa vào các tại liệu thu thập được bằng các hình thức khảo sát (chụp ảnh hoặc bấm giờ) thời gian làm việc.
Qua chụp ảnh hoặc bấm giờ trực tiếp ở nơi làm việc, thu được những tài liệu phản ánh toàn bộ thời gian hoạt động của công nhân hay thiết bị trong ca làm việc, trong đó công việc lớn nhất thường lặp đi lặp lại trong ngày (tác nghiệp) được nghiên cứu tỷ mỷ từng bộ phận cấu thành (thao tác, động tác, phương pháp thực hiện chúng) và những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí thực hiện chúng. Qua khảo sát phát hiện ra những thời gian lãng phí trông thấy và không trông thấy, cùng nhưng nguyên nhân gây ra, trên cơ sở đó mà đề ra những biện pháp khắc phục chúng.
Đặc điểm của phương pháp này là dựa vào các tài liệu khảo sát trực tiếp ở nơi làm việc , nó cho phép không chỉ xây dựng những mức lao động có căn cứ khoa học mà còn góp phần hoàn thiện tổ chức sản xuất và quản lý để phổ biến rộng rãi trong công nhân.
Các mức xây dựng bằng phương pháp này có độ chính xác cao, nhưng tốn nhiều thời gian , người khảo sát đòi hỏi phải có trình độ nghiệp vụ nhất định, nên chỉ áp dụng thích hợp trong điều kiện sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối. Trong sản xuất hàng loạt vừa và nhỏ chỉ áp dụng cho những khâu sản xuất có tính chất hàng loạt hoặc để nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian làm việc nghiên cứu phương pháp và thao tác làm việc tiên tiến.
Phương pháp phân tích tính toán
Phương pháp phân tích tính toán là phương pháp xây dựng mức dựa vào tài liệu tiêu chuẩn được xây dựng sắn (tiêu chuẩn thời gian , tiêu chuẩn số lượng, tiêu chuẩn chế độ cắt ...), vận dụng các phương pháp toán, sử dụng các công thức để tính toán các thời gian chính và thời gian khác trong mức.
Đặc điểm của phương pháp này là dựa vào các chứng từ kỹ thuật và các tài liệu cuẩn để xác định các loại thời gian hao phí. Quá trình xây dựng mức được tiến hành chủ yếu trong phòng làm việc của cán bộ định mức. Phương pháp này áp dụng thích hợp trong điều kiện sản xuất hàng loạt vì cho phép xây dựng mức được nhanh, đảm bảo tính đồng nhất và tính chính xác của mức.
Phương pháp so sánh điển hình
Phương pháp so sánh điển hình: là phương pháp xây dựng mức dựa trên những hao phí theo mức điển hình. Mức điển hình là mức xây dựng có căn cứ khoa học (bằng phương pháp phân tích) đại điện cho nhóm công việc có những đặc trưng công nghệ hay nội dung kết cấu trình tự thực hiện giống nhau, nhưng khác nhau về kích cỡ ... Ví dụ : sản xuất các loại vòng bi, bu lông, ê cu với các loại kích cỡ khác nhau.
Từ mức điển hình của công việc điển hình của nhóm, để xây dựng mức cho các công việc khác nhau trong nhóm người ta nhân mức điển hình với hệ số điều chỉnh được xây dựng sẵn, để định mức cho các công việc còn lại trong nhóm.
Phương pháp này thường được áp dụng trong sản xuất hàng loạt nhỏ đơn chiếc. Mức độ chính xác của mức bằng phương pháp này, phụ thuộc vào việc phân nhóm công việc (sản phẩm) cần định mức được chính xác, đại diện được cho nhóm và xác định hệ số điều chỉnh chính xác ... Tuy vậy mức độ chính xác không bằng mức xây dựng theo hai phương pháp trước.
Quản lý mức lao động.
Hiệu quả của công rác định mức lao động không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng các mức lao động có căn cứ khoa học, mà nó còn phụ thuộc nhiều vào công tác quản lý mức doanh nghiệp, tức là đưa các mức xây dựng áp dụng kịp thời vào thực tế sản xuất , thường xuyên theo dõi việc thực hiện mức, định kỳ xem lại và điều chỉnh mức, các vấn đề này sẽ được nghiên cứu ở phần dưới đây.
Xây dựng mức là việc tốn nhiều công sức, những không phải có các mức xây dựng xong là đưa chót lọt, kịp thời vào sản xuất, nếu như các mức chưa đủ sức thuyết phục (chưa có căn cứ khoa học) nếu công nhân chưa được chuẩn bị, chưa sẵn sang chấp nhân, chưa có nhậ thức đầy đủ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, chưa được tạo đủ điều kiện để thực hiện mức, có chất lượng cao ... Vì vậy đưa kịp thời các mức vào sản xuất là một bước thang của định mức lao động.
Đưa mức vào sản xuất.
Không chỉ là việc quyết định ban hành mức mà phải có các cuộc họp phổ biến, giải thích, phân tích, báo trước cho công nhân rõ về những mức sẽ đưa vào áp dụng, thu thập, nghiên cứu những ý kiến phản ứng của công nhân để hoàn thiện trước khi ban hành. Các mức ban hành, áp dụng vào thực tế sản xuất, phải có sự thống nhất giữa giám đốc với công đoàn doanh nghiệp (nếu có quản lý phân cấp thì quản đốc với công đoàn phân xưởng).
Khi quyết định ban hành mức đưa áp dụng vào sản xuất , cán bộ lãnh đạo sản xuất , cán bộ định mức cần tạo đủ điều kiện để công nhân có thể thực hiện được mức. Nừu là những mức mới, xây dựng cho những việc mới đưa vào sản xuất , công nhân chưa có kinh nghiệm, thường người ta để mức ở dạng mức thạm thời trong 3 tháng, để công nhân quen dần với điều kiện công việc mới. Trong thời gian thực hiện mức tạm thời, nếu công nhân không hoàn thành mức, thu nhập thấp, so với khi làm việc với mức cũ, thì bù lương bằng hoặc hơn mức thu nhập cũ.
Trong thời gian mức tạm thời, nếu công nhân vẫn làm chưa quen được với mức mới, chưa hoàn thành được mức, người ta có thể kéo dài them thời gian tạm thời của mức, cho đến khi công nhân hoàn thành được mức, hoặc ngược lại chưa đến hết hạn tạm thời, nhưng công nhân đã làm quen được với công việc, hoàn thành được mức thì người ta chuyển sớm mức tạm thời sang mức chính thức và sử dụng để tính trả lương, thưởng cho công nhân.
Phân tích tình hình thực hiện mức :
Sản xuất kinh doanh, không ngừng phát triển. Con người, công nghệ công cụ sản xuất , nguyên vật, điều kiện lao động không ngừng đổi mới và có ảnh hưởng lớn đến các mức áp dụng trong thực tế sản xuất. Phân tích tình hình thực hiện mức thường xuyên, có hệ thống là một nội dung quan trọng của công tác định mức lao động trong doanh nghiệp. Phân tích tình hình thực hiện mức nhằm kiểm tra sự chính xác của mức, phát hiện những mức sai, mức lạc hậu. Phân tích khả năng thực hiện của công nhân , tổ , phân xưởng, rút ra những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, phát hiện những tồn tại trong công tác định mức lao động, đề ra biện pháp tồn tại trong công tác định mức kỹ thuật lao động, để ra biện pháp khắc phục. Phân tích tình hình thực hiện mức còn giúp chúng ta phát hiện những bất hợp lý trong việc trả lương cho công nhân.
Phân tích tình hình thực hiện mức được tiến hành theo từng mức công việc, theo từng công nhân, từng tổ sản xuất, từng phân xưởng và toàn bộ doanh nghiệp.Phân tích tình hình thực hiện mức được tiến hành theo từng bước công việc nhằm phát hiện những mức sai, mức lạc hâu, kìm hãm việc nâng cao chất lượng lao động, chuẩn bị tài liệu cho việc xem lại mức, điều chỉnh mức.Phân tích thực hiện mức theo từng công nhân nhằm phát hiện những công nhân tiên tiến và lạch hậu, nghiên cứu những nguyên nhân hoàn thành vượt mức và không thực hiện được mức.Phân tích thực hiện từng tổ, phân xưởng và toàn doanh nghiệp cho phếp đánh giá khả năgn sản xuất từng đơn vị, tổng kết kinh nghiệm tổ chức sản xuất tiến hành định mức lao động.
Xem lại và điều chỉnh mức:
Các mức dù được xây dựng chính xác có căn cứ khoa học, nhưng trong quá trình thực hiện nhiều phương tiên, công nghệ sản xuất mới được áp dụng, trình độ thành thạo kỹ năng sản xuất được nâng cao, các mức sai, mức lạc hậu xuất hiện, kìm hãm tăng năng suất lao động, dẫn đến những sai sót trong đánh giá thi đua khen thưởng và trả lương cho công nhân.Vì vậy việc định kỳ, thường xuyên xem lại mức và điều chỉnh mức cũng là một nội dung không thể thiếu của định mức kỹ thuật lao động.
Phần II
Định mức kỹ thuật lao động là cơ sở của tổ chức lao động khoa học, những vấn đề tồn tại và phương hướng giải quyết.
Định mức kỹ thuật lao động là cơ sở để thực hiện các nội dung của tổ chức lao động khoa học.
Những hao phí lao động cần thiết để chế tạo sản phẩm (hay hoàn thành công việc ) phù hợp với điều kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định đã được thể hiện trong các mức lao động chính sự thể hiện này đã làm cho định mức kỹ thuật lao động có liên quan chặt chẽ với tổ chức lao động khoa học Hơn thế nữa, xét theo những phương hướng cụ thể của tổ chức lao động khoa học thì định mức kỹ thuật lao động có vai trò hết sức quan trọng vì nhờ định mức kỹ thuật lao động mà có thể áp dụng những biện pháp của tổ chức lao động khoa học. Việc áp dụng trong xí nghiệp các mức trên cơ sở kỹ thuật cho tất cả các loại công việc sẽ tạo ra các khả năng sau đây: xác định nhu cầu cần thiết của công nhân, viên chức trong mọi khâu của sản xuất ở mọi công đoạn; đảm bảo bố trí đúng cán bộ tham gia thực hiện những nhiệm vụ sản xuất chung, quy định và đảm bảo đúng tỷ lệ về số lượng giữa các lợi lao động có xét đến sự khác nhau về mặt chất lượng lao động ; giải quyết nhiều vấn đề cải tiến việc phân công và hợp tác lao động trong tổ chức ; phát hiện và kắc phục các thiếu sót trong việc tổ chức và phục vụ nơi làm việc ; đánh giá khi lựa chọn và áp dụng các thao tác và phương pháp lao động tốt nhất kinh tế nhất ; phát hiện khuyết điểm trong việc tổ chức đào tạo và bồi dưỡng trình độ cho nhân viên ; đánh giá đúng sự cống hiên về lao động của mỗi người lao động và do đó cải tiến tiền lương và khuyến khích vật chất đối với lao động ; xác định đúng quỹ tiền lương cho doanh nghiệp; cuối cùng, định mức kỹ thuật trên cơ sở kỹ thuật phối hợp với các biện pháp giáo dụg sẽ có một ý nghĩa lơn trong việc củng cố kỷ luật lao động , phát triển thái độ sáng tạo của công nhân, viên chức đối với lao động của mình. Chính vì vậy ta thấy rõ vai trò quan trọng trong việc xây dựng các mức lao động chính xác , khoa học.
Định mức kỹ thuật lao động càng hướng tới xác định hao phí lao động tối ưu và phân đấu tiết kiệm thời gian lao động thì nó càng ảnh hưởng tới quá trình hoàn thiện tổ chức lao động khoa học. Thật vậy, việc tính thời gian hao phí để hoàn thành công việc với những phương án tổ chức khác nhau sẽ tạo khả năng đánh giá khách quan và chon được những phương án tối ưu nhất, cả về mặt sử dụng lao động và sử dụng máy móc thiết bị. Nhờ việc xác định các mức lao động bằng các phương pháp khoa học mà việc tính hao phí thời gian theo yếu tố giúp ta đánh giá được mức độ hợp lý của tổ chức lao động khoa học hiện tại, phát hiện những thiếu sót làm lãng phí thời gian cần phải có biện pháp khắc phục.
Mặt khác việc áp dụng những mức lao động được xây dựng trong điều kiện tổ chức lao động khoa học tiến bộ lại cho phép áp dụng rộng rãi những kinh nghiệm tiên tiến trong tổ chức sản xuất và tổ chức lao động đối với tất cả công nhân và toàn xí nghiệp sự ảnh hưởng của định mức kỹ thuật lao động tới quá trình hoàn thiện tổ chức lao động khoa học còn thể hiện ở việc khơi dậy và khuyến khích sự cố gắng của công nhân, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phấn đấu hoàn thành vượt mức, động viên họ tìm tòi các biện pháp tiếp tục hoàn thiện tổ chức lao động, phát hiện các nguồn dự trữ trong tổ chức lao động khoa học để tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm.
Để thực hiện bất kỳ một quá trình lao động nào đều phải tiến hành những thao tác và động tác cụ thể. Mức độ hợp lý những thao tác và phương pháp đó là nhân tố quyết định hao phí thời gian thực hiện bước công việc. Vì vậy tuỳ theo yêu cầu của tổ chức lao động khoa học mà việc xác định các mức phải nghiên cứu sâu sắc quá trình lao động nghiên cứu tỷ mỉ thước đo hao phí thời gian làm việc cho những thao tác và động tác khác nhau. Trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ tỉ mỉ mà chọn những thao tác và phương pháp hợp lý nhất, đồng thời tìm cách hợp lý hoá những yếu tố đó trong tương lai và kết hợp dự tính những phương pháp có hiệu quả để thực hiện bước công việc.
Thông thường, các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và tổ chức lao động đều có ghi tỉ mỉ quá trình lao động, trình tự thực hiện bước công việc, số thao tác hay động tác phải hoàn thành, lượng thời gian hao phí để thực hiện những thao tác động tác đó là bao nhiêu... Đồng thời cũng chỉ rõ những biện pháp tổ chức kỹ thuật cần thiết để có thể áp dụng các quá trình lao động theo thiết kế mẫu.
Vai trò của định mức kỹ thuật lao động đối với tổ chức lao động khoa học còn được thể hiện rõ ở nội dung phân công và hiệp tác lao động. Thật vậy để thực hiện phân công lao động hợp lý cần phải biết không chỉ là nội dung của bước công việc hợp thành quá trình công nghệ mà còn phải biết tính toán hao phí lao động để hoàn thành bước công việc đó tức là phải tiến hành định mức cho bước công việc. Nhờ có mức lao động cho bước công việc mà tính được lượng lao động cho bước công việc mà tính được lượng lao động chế tạo sản phẩm, xác định được số lượng công nhân cần thiết, kết cấu nghề và trình độ làm nghề của họ, phân bổ công nhân theo nghề thích hợp. Việc xác định chính xác hao phí lao động để hoàn thành chức năng phục vụ sản xuất cho phép tổ chức phân công lao động tổ chức phân công lao động theo chức năng hợp lý hơn. Nói cách khác là nhờ định mức kỹ thuật lao động mà sẽ phân chia đúng đắn hơn trách nhiệm giữa công nhân chính và công nhân phụ trong tổ chức, xí nghiệp.
Mức lao động còn là cơ sở để hình thành các đội và xác định cơ cấu của đội sản xuất. Việc phân công trách nhiệm cho mỗi thành viên của đội cũng phải căn cứ vào các mức lao động và khả năng kiêm nhiệm thay thế cho nhau trong quá trình lao động. Phân công đúng chức năng cũng là bảo đảm hiệp tác lao động hợp lý cả về không gian và thời gian.
Kiêm nhiệm nhiều nghề và phục vụ nhiều máy là phương pháp tổ chức lao động có hiệu quả, muốn áp dụng phương pháp này không thể thiếu định mức kỹ thuật lao động. Bởi vì định mức kỹ thuật lao động cho phép nghiên cứu tỉ mỉ mọi dạng công việc hoàn thành trong phân xưởng hay bộ phận sản xuất thông qua chụp ảnh và bấm giờ. Nhờ phương pháp khảo sát cụ thể, khoa học mà xác định được tính chất hợplý về sử dụng thời gian làm việc của công nhân, tính được hao phí lao động thực hiện từng công việc khác nhau (chính, phụ, phục vụ ...) phát hiện thời gian nhàn rỗi ở mỗi công nhân. trên cơ sở phân tích những tài liệu thu được qua khảo sát, tiến hành dự kiến phân công trách nhiệm cho công nhân có tính đến khả năng kiêm nghề và phục vụ nhiều máy.
Nhân tố quyết định để giải quyết khả năng kiêm nghể và giải phóng bớt công nhân là lượng thực hiện hao phí dự tính hợp lý thể hiện trong các mức lao động. Sự kết hợp tối ưu giữa thời gian máy chạy tự động và thời gian làm bằng tay của công nhân là cơ sở để thực hiện phục vụ nhiều máy.
Ngoài ra, định mức kỹ thuật lao động còn nghiên cứu các điều kiện tổ chức hợp lý nơi làm việc các nhân tố về tâm sinh lý, vệ sinh, các điều kiện an toàn, tổ chức phục vụ, điều kiện nghỉ ngơi ... .
Định mức kỹ thuật lao động còn là cơ sở để thực hiện phân phối theo lao động. Bởi vì nhờ có mức lao động mới xác định đựoc đơn giá lương, mức càng chính xác thì trả lương đúng và tạo động lực lao động càng mạnh mẽ.
Phong cách lao động có mức, theo mức cụ thể là phông cáhc lao động có kỷ luật và có hiệu quả cao. Không thể nói khác được, bởi vì mức lao động là mục tiêu, là nhiệm vụ của mỗi người lao động trong những điều kiện nhất định. Mức lao động hợp lý chỉ có thể được xây dựng trong điều kiện tổ chức – kỹ thuật hợp lý. Đó là điều kiện không cho phép ngừoi công nhân lao động tuỳ tiện vừa không tuân theo quy trình công nghệ, quy trình lao động, vừa gây lãng phí thời gian.làm việc trong điều kiện đó buộc người công việc phải nêu cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật. Để trước hết là bảo đảm tiền lương cho bản thân và sau đó là bảo đảm lợi ích chung của xí nghiệp.
Tất cả những nội dung phân tích ở trên đã khẳng định định mức kỹ thuật lao động là cơ sở của tổ chức lao động khoa học.
Những tồn tại của công tác định mức kỹ thuật lao động và các phương hướng giải quyết.
Hiện nay trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước công tác định mức kỹ thuật lao động không còn được đánh giá cao như trước đây do xu hướng phát triển của các doanh nghiệp bởi vì các doanh nghiệp đều chú trọng các công tác khác như marketing, kế toán, tài chính doanh nghiệp trong khi đó công tác định mức bị coi như lạc hậu, các nội dung của tổ chức lao động khoa học thực hiện không có hiệu quả vì không dựa vào định mức kỹ thuật lao động. Tuy nhiên trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường mà công tác định mức kỹ thuật lao động có nhiều cải tiến cả về mặt kỹ thuật cũng như quản lý cho phù hợp với điều kiện hiện nay. Đây chỉ là thời kỳ quá độ của nều kinh tế vì vậy định mức kỹ thuật lao động chưa được đánh giá đúng mức cần có thời gian để định mức kỹ thuật lao động và tổ chức lao động khoa học lấy lại vị trí của mình.
Các giải pháp về kỹ thuật : thực hiện các biện pháp cải tiến nhằm nâng cao tính chính sác của thông tin do định mức kỹ thuật lao động cung cấp, sử dụng các thiết bị đo, tính chính sác hơn như sử dụng máy vi tính trong tính toán, phân tích số liệu ...vv. Khi sử dụng các phương tiện hiện đại thì thông tin thu thập được từ các biện pháp khảo sát thời gian như chụp ảnh và bấm giờ sẽ chính xác hơn đồng thời với sự giúp đỡ của công nghệ thông tin và các chương trính máy tính mà sự tính toán số liệu để tính ra các mức lao động sẽ nhanh chóng dễ dàng hơn, nhờ có mạng máy tính sự truyền tải thông tin về các kết quả tính toán, thông tin thu thập nhanh chóng, chính xác hơn rất nhiều.
Các giải pháp về quản lý mức : áp dụng các biện pháp khoa học vào việc quản lý mức hiệu quả như : Tổ chức các cuộc họp phổ biến giải thích, phân tích, báo trước cho công nhân về những mức sẽ đưa vào áp dụng từ đó rút ra ý kiến của người công nhân và có biện pháp khắc phục thiếu sót. Phân tích tình hình sử dụng mức thường xuyên do có những biến động về mặt máy móc công nghệ. Theo dõi và có biện pháp điều chỉnh lại mức nhằm hạn chế và loại bỏ những mức sai, mức lạc hậu kìm hãm việc tăng năng suất lao động, khuyến khích sử dụng các mức tiên tiến, có cơ chế kích thích thoả đáng để động viên công nhân làm việc với mức có chất lượng cao...vv.
Tóm lại, ta nhận thấy rằng thực tế nền kinh tế thị trường hiện nay của nước ta việc áp dụng mức lao động, tính các mức lao động, sử dụng công tác tổ chức lao động khoa học vào sản xuất kinh doanh còn rất hạn chế. Để khắc phục tình trạng này ta cần nghiên cứu những phương pháp mới, cách quản lý mới trong việc tính toán và quản lý các mức lao động, ta cần sử dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại nhất để đạt hiệu quả cao trong công tác định mức kỹ thuật lao động.
Kết luận
Qua những nội dung nghiên cứu ở trên ta đã nắm được khái quát các vấn đề thuộc định mức kỹ thuật lao động đồng thời ta cũng hiểu tại sao định mức kỹ thuật lao động lại là cơ sở của tổ chức lao động khoa học. Định mức kỹ thuật lao động không những chỉ rõ con đường cải tiến tổ chức lao động khoa học mà còn xác định được các phương pháp để cải tiến tổ chức lao động khoa học. Định mức là phương pháp khoa học nhằm nghiên cứu quá trình lao động theo từng yếu tố nhằm phát hiện khuyết diểm trong tổ chức lao động khoa học và cách khắc phục, nghiên cứu và phổ biến các kinh nghiệm tiên tiến, nghiên cứu và áp dụng các mức lao động đúng đắn và có cơ sở khoa học, phân tích nguyên nhân không hoàn thành các mức một cách có hệ thống. Và ngược lại, xem xét lại và xác định kịp thời các mức lạc hậu đã mất tính chất tiên tiến.
Mặt khác trong điều kiện nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì việc thực hiện tốt công tác định mức lao động và tổ chức lao động khoa học là một nhiệm vụ to lớn cần hoàn thành. Bởi vì đây là cơ sở của công tác quản lý con người, một công tác không thể thiếu trong bất cứ tổ chức nào phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức một nền kinh tế mà dựa chủ yếu vào nguồn lực con người là chính.
Tóm lại để tổ chức lao động khoa học phát huy được vai trò của mình trong doanh nghiệp thì công tác định mức kỹ thuật lao động phải được chú trọng hợp lý, đồng thời từng bước khắc phục những thiếu sót, phát huy những ưu điểm để từ đó tổ chức lao động khoa học nói chung và công tác định mức kỹ thuật lao động nói riêng phát huy được vai trò quan trọng của mình trong tương lai.
Tài liệu tham khảo:
Giáo trình tổ chức lao động khoa học xuất bản năm 1994.
Sách cơ sở tổ chức lao động theo khoa học trong xí nhiệp công nghiệp.
Sách định mức vật tư kỹ thuật.
Những quy định chủ yếu của nhà nước về quản lý định mức kinh tế kỹ thuật.
Chuyên đề lao động xã hội số chuyên đề quý IV năm 2000
-------------------------------------------------------------------------------------------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35188.doc