Nhìn vào thực trạng về du lịch văn hoá ở Việt Nam thì còn tồn tại rất nhiều vấn đề cần nhiều giải pháp tổng hợp và có một chương trình lâu dài và một lượng vốn đầu tư . Qua thực trang trên em co một đề xuất : “ Xây dựng làng du lịch văn hoá vùng đồng bằng bắc bộ tại Bắc Ninh ” một làng du lịch văn hóa mang những đặc trưng của vùng đồng bằng bắc bộ ” . Nhằm khai thác một tài nguyên văn hoá đặc trưng của vùng và làm giảm sự manh mún trong việc khai thác du lịch văn hoá hiện nay và cuối cùng là tạo ra một điểm đến mới làm phong phú thêm cho du lịch Việt Nam .
Bắc Ninh nằm trên tuyến tam giác kinh tế Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng . Trên địa bàn có đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn , Quốc Lộ 18 chạy qua . Ngoài ra còn có đường cao tốc Bắc Ninh - Nội Bài rất thuận tiện cho việc đi lại di chuyển . Và còn kết hợp được với các tour Hà Nội - Hạ Long .
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2645 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Du lịch văn hóa làng quê vùng đồng bằng bắc bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn hoá giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng một cách rất nhanh chóng đây là điều kiện rất tốt cho việc phát triển du lịch và du lịch văn hoá là một bộ phận không thể thiếu Như chúng ta đã biết Việt Nam có một điều kiện tự nhiên tương đối phù hợp với phát triển du lịch . Nhưng ngay lúc này chúng ta khó có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc thế về các loại hình du lịch nghỉ dưỡng , vui chơi , giải trí do các nước đó đã có một quá trình phát triển lâu dài và có một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật rất phát triển như Thái Lan , Singapore , Malaixia ... phát triển du lịch văn hoá sẽ mở ra cho chúng ta một hương đi mới để có thể cạnh tranh với nước ngoài .
Việt Nam có ít những công trình vĩ đại do con người xây dựng lên , nhưng thay vào đó chúng ta lại có một nền văn hoá lâu đời mà không phải nước nào cũng có . Trải dài suốt từ bắc xuống nam ở đâu cũng xuất hiện những làng nghề thủ công nổi tiếng , những đặc sản quê hương của từng vùng và những hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian đặc sắc . Như là Chèo , Ca trù , Quan họ , Cải lương , Tuồng từ lâu đã trở lên nổi tiêng không chỉ ở trong nước mà còn được rất nhiều bạn bè quốc tế mến mộ . Đặc biẹt là Nhã Nhạc Cung Đình Huế và không gian văn hoá cồng chiêng tây nguyên đã được tổ chức UNESSCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới .
Vùng đồng bằng bắc bộ là vùng có nhiều điều kiện để phát triển du lich văn hoá . Thứ nhất vị trí địa lý gồm các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và saông Thái Bình , tại đây có trung tâm văn hoá chính trị là Hà nội . thứ hai là vùng đồng bằng bắc bộ có một lịch sử phát triển lâu đời và mang đậm nét văn hoá Việt . Đặc biệt ở đây có nhiều loại hình nghệ thuật dân gian từ lâu đã trở lên nổi tiếng không những ở trong nước mà còn được nhiều bạn bè quốc tế hết sức mến mộ như : Dân ca Quan họ , Hát Chèo , Múa rối nước , Ca trù … đây là điều kiện thuận lợi cho vùng đồng bằng bắc bộ phát triển loại hình du lịch văn hóa . Chính vì vậy em quyết định chịn đề tài “du lịch văn hóa làng quê vùng đồng bằng bắc bộ ” làm đề án môn học Kinh Tế Du Lịch của mình .
PHẦN I . GIỚI THIỆU ĐĂC TRƯNG VĂN HOÁ VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Việt Nam là đất nước có lịch sử lâu đời , văn hoá Việt rất đa dạng và phông phù theo từng miền vùng khac nhau có sự khác nhau về văn hoá . Mỗi vùng có những đặc trưng riêng , vùng đồng băng bắc bộ là vùng co truyền thống văn hoá đăc sắc lâu đời và mang đậm nét của văn hoá Việt . Sau đây ta điểm qua một số nét đặc trưng của văn hoá vùng đồng bằng bắc bộ .
I . phong tục tập quán , tin ngưỡng tôn giáo
1 . tập quàn cư trú theo làng mạc
Như chúng ta đã biết Việt Nam là một thuộc vùng văn minh lúa nước Đông Nam Á . Sản xuất nông nghiệp là chủ yếu và vùng đồng bằng bắc bộ cũng mang đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp .
Do cuộc sống phụ thuộc nhiều vào tự nhiên làm cho mọi người phải đoàn kết lại , cùng nhau chia sẻ , cùng giup đỡ nhau chống chọi lại thiên nhiên . Chính vì vậy tập quán cư trú theo làng mạc được hình thành , đây là nguồn gốc hình thành lên tính cach của người Việt nói chung và người vùng bắc bộ nói riêng . Làng ở vùng bắc bộ được hình thành từ nhiều cách tổ chức khác nhau dựa trên cơ sở quan hệ gia đình , thị tộc , địa bàn cư trú , theo nghề nghiệp . Chính do đặc điểm hình thành như vậy nên làng vùng bắc bộ có tính tự trị rất cao . Khi đến một làng vùng bắc bộ điều đầu tiên mà chúng ta thường bắt gặp đó là những luỹ tre bao quanh làng . Nó thể hiện sự tách bạch giữa các làng với nhau . Mỗi làng đều có hương ước luật lệ riêng . Dân gian ta có câu : “ phép vua thua lệ làng ’’ . Nhưng tính tự trị đó lại được xuất phát từ tính cộng đồng , đặc trưng văn hoá nổi bật của người Việt . Trong một làng mọi người sống hoà đồng , yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở dân chủ , bình đẳng . Các hoạt động cộng đồng diễn ra thường xuyên đặc biệt hội làng , đây là nét tiêu biểu của làng quê Việt Nam . Biểu tượng cho tính cộng đồng là cây đa , bến nước , sân đình . Nhưng trung tâm văn hoá của một làng quê .
2 . Tín ngưỡng , tôn giáo
Đời sống tín ngưỡng , tôn giáo ccủa vùng đồng băng bắc bộ rất đa dạng và phong phú . Ngoài những tín ngưỡng truyền thống ra nó còn có sự giao lưu ảnh hưởng của tìn ngưỡng , tôn giáo từ nước ngoài du nhập vào như nho , phật , đạo , kito giáo nhưng gây được sự ảnh hưởng nhiều nhất lên đời sống văn hoá tinh thầnccủa người dân vùng đồng bằng bắc bộ đó chính là phật giáo và nho giáo . Trung tâm tín ngưỡng ở mỗi làng đó chính là ngôi chùa làng . “ Trước thờ phật sau thờ thần ” , Ở chùa không chỉ thờ phật mà do sự đa dạng của tín ngưỡng người ta còn thờ các vị thần có ảnh hưởng lớn đến đời sống thường ngày , những người có công lao lớn với làng , với đất nước.
3 . phong tục
Gắn liền với tín ngưỡng tôn giáo đó là những phong tục . Đó là những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời , được đại đa só mọi người thừa nhận và làm theo . Vùng đồng bắc bộ có những phong tục hết sức đặc biệt và đa dạng , đặc biệt là hệ thống những lễ hội và lễ tết .
Do cuộc sống sản xuât nông nghiệp rất vả và có tính thời vụ cao cho nên vào những lúc nông nhàn người dân tự thưởng cho mình những ngày vui chơi , vì thế các ngày lễ tết , lễ hội diễn ra tương đối nhiều trong một năm . Trong một năm có nhiều ngày lễ tết gồm những ngày lễ cúng tổ tiên và những khoảng trống theo lịch thời vụ như : tết nguyên tiêu (rằm tháng riêng ) , tết hàn thực ( 3/3 âm lịch ) , tết đoan ngọ ( 5/5 âm lịch ) , tết ông công , ông táo ( 23 tháng chạp ) ... nhưng quan trọng nhất là tết Nguyên Đán . Nó có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của người Việt . Ngày này có sự sum họp của gia đình , gia tiên , gia thần . Con cháu dù đi làm ăn ở đâu ngày têt cũng cố gắng về ăn tết cùng gia đình . Hương hồn ông bà tổ tiên các thế hệ cũng về gặp mặt , các thần chăm lo đến gia đình cũng được chăm lo cúng bái .
Ngoài lễ tết ra thì một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần là lễ hội . Vùng đồng bằng bắc bộ là vùng có nhiều ngày hội đặc sắc giầu truyền thống nhất cả nước . Làng nào mỗi năm cũng tổ chức hội làng trước tiên là tạ ơn và cầu xin thần linh bảo trợ cho cuộc sống của mình , sau đó là phần hội hội gồm các trò vui chơi giải trí hết sức phong phú . Nhiều lễ hội đã trở lên nổi trên cả nước như hội Lim ( Bắc Ninh ) , Hội Gióng ( Hà Nội ) Hội chùa Hương ( Hà Tây ) …
II . Nông nghiệp , làng nghề đặc trưng văn hoá vùng đồng bằng bắc bộ
1 . sản xuất nông nghiệp và sự ảnh hưởng của nông nghiệp đến văn hóa ẩm thực vùng đông băng bắc bộ
Người xưa có câu : “ con trâu là đầu cơ nghiệp ” điều này cho ta thấy được nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Việt nam nói chung và vùng bắc bộ nói riêng . Cũng như các vùng khác nông dân vùng bắc bộ chủ yếu trồng lúa , nhưng khác với miền nam , sau khi làm đất thì gieo xạ và trồng mỗi năm ba vụ . Nông dân vùng bắc bộ cấy lúa rất vất vả trải qua nhiều công đoạn hết sức mệt nhọc . Mỗi năm chỉ trồng từ một đến hai vụ lua tuỳ . Ngoài trồng lúa ra do có mùa đông lạnh nên còn trồng thêm hoa mầu vụ đông . Mùa nào thức ấy sản xuất theo mô hình tự cung tự cấp . Đây là nền kinh tế đặc trưng của vùng làng quê vùng đồng bằng bắc bộ.
Chính vì gốc nông nghiệp nên văn hóa ẩm thực của dân cư đồng bằng bắc bộ cũng mang đậm nét nông nghiệp , Các món ăn chủ yếu được chế biến từ thực vật , củ yếu là từ gạo . Từ hạt gạo người nông dân vùng bắc bộ đã làm gia nhiều món đặc sản rất ngon và được du khách nước ngoài rất ưa chuộng như là : phở , bún , mì , miến đặc biệt là các loại bánh là bánh phu thê , bánh cốm ,bánh đa , bánh cuốn …
Ngoài trồng trọt ra thì chăn nuôi cũng là một phần quan trọng của người nông dân vùng đồng bằng bắc bộ . Được thiên nhiên ưu đãi nông dân vùng đồng bằng bắc bộ chăn nuôi nhiều loại gia súc , gia cầm và các loại thủy sane nước ngọt như là : Trâu , Bò , Lợn , Gà , các loại cá nước ngọt …
Những yếu tố của sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng lớn đến văn hóa ẩm thực của vùng đồng bằng bắc bộ . Các món ăn thường là sự kết hợp của nhiều sản phẩn từ nông nghiệp , các gia vị rất đậm đà tạo hương vị rất đặc biệt mang hồn đất Việt . Quảng bá văn hóa ẩm thực là một phần quan trọng trong việc giới thiệu với bạn bè quốc tế về hình ảnh đất nước con người Việt Nam .
2. các làng nghề truyền thống tiêu biểu
a . làng gốm BÁT TRÀNG (Hà Nội )
Việt Nam là nước có nghề làm gốm từ rất sớm , theo các tư liệu lịch sử thì gốm đã xuất hiện ở nước ta cách đây khoảng một vạn năm . Trên toàn quốc có rất nhiều làng sản xuât gốm truyền thống , mỗi làng có kỹ thuật làm gốm khác nhau tạo ra nhiều dòng sản phẩm gốm hết sức đa dạng và phong phú . Và nhắc đến gốm Việt thì không thể không nhắc đến Bát Tràng. Bát Tràng là một xã gồm hai thôn là Bát Tràng và Giang Cao . Hiện nay Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm , Hà Nội . Nằm trên tả ngạn sông Hồng , cách trung tâm thủ đô khoảng 13km về phía đông nam . Bát Tràng rất thuận tiên cho việc thông thương với các vùng miền khác .
Bát Tràng có một lịch sử hình thành từ rất lâu đời . Theo các tài liệu lịch sử còn giữ lại thì Bát tràng đượcc hình thành vào khoảng thế kỷ XIV - XV . Còn theo tư liệu thu thập được từ Bát Tràng thì làng nghề được hình thành từ sớm hơn . Nhưng theo tư liệu dân gian thì Bát Tràng được hình thành từ thời Lý , vào khoảng đầu thế kỷ thứ XII .
Cuối thời Trần ( XIV ) , đầu thời Lê (TK XV) Bát Tràng từ một làng gốm bình thường trở thành một trung tâm gốm nổi tiếng ở nước ta . Sản phẩm gốm của Bát Tràng được triều đình chọn làm đồ cúng phẩm cho nhà Minh ( Trung Quốc) .
Từ TK XV - XVII do việc thông thương với nước ngoài phát triển , gốm Bát Tràng được buôn bán với số lượng lớn không chỉ ở các nước Đông Nam Á mà cả thị trường Châu Âu như là : Bồ Đào Nha , Tây Ban Nha , Pháp , Hà Lan . Đặc biệt Nhật Bản là nước rất ưa chuộng đồ gốm Bát Tràng . Nhiều nghệ nhân gốm Nhật Bản đã bắt trước phong cách tạo hinh , nét vẽ phóng khoáng , mầu men đa dạng , mộc mạc , giản di mà sâu lắng của gốm Bát Tràng .
Cuối thế kỷ XVII , sang thế kỷ XVIII việc buôn bán gốm ra nước ngoài có phần bị giảm sút do đồ gốm của Trung Quốc tràn sang các nước Đông Nam Á . Nhưng gốm Bát Tràng vẫn giữ được sức sống bền bỉ của mình do thị trường trong nước được mở rộng . TK XVII - XIX tuy xuất khẩu có giảm sút nhưng Bát Tràng vẫn là một trung tâm gốm lớn ở trong nước .
Sau khi chiến tranh kết thúc Bát Tràng lại bắt tay vào xây dựng lại những xưởng sản xuất gốm , kể từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện . Do tình hình kinh tế thay đổi các xí nghiệp gốm lần lượt giải thể , thay vào đó là sự xuất hiện của các công ty TNHN . Nhưng cũng như biết bao làng nghề truyền thống của nước ta , trải qua nhiều sự thăng trầm của làng nghề , đặc biệt là hai cuộc kháng chiến trường kỳ đã làm cho một số kỹ thuật làm gốm cổ truyền bị mai một . Một số mầu men quy đến nay đã thất truyền . Điều này đòi hỏi các nghệ nhân nơi đây phải có những nghiên cứu , tìm tòi nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống mà cha ông ta để lại .
Điều làm cho gốm Bát Tràng trở lên nổi tiếng và có sức sống bền bỉ cho đến ngày nay chính là do nghệ thuật làm gốm đặc sắc và có giá trị nghệ thuật cao của Bất Tràng .
( sản phẩm gốm Bát Tràng )
(Trang trí hoạ tiết một trong những khâu sản xuất gốm quan trọng )
( Ngày càng có đông đảo du khách quốc tế đến với Bát Trang )
Nghệ thuật trang trí của gốm Bát Tràng rất độc đáo không mô phỏng lại gốm sứ Trung Hoa hoặc bất cứ nước nào khác . Đặc biêt người Bát Tràng đã chế ra các loại men rất được bạn bè quốc tế ưa chuộng như là : men xanh , xanh lục , xanh lá ma , nâu , nâu sáng , xanh nước biển . Nhiều nghệ nhân Nhật Bản đã học cách làm gốm theo phong cách của gốm Bát Tràng .
Vấn đề đặt ra cho nhân dân Bát Tràng là làm thế nào để giữ gìn và phát huy những gia tri truyền thống của cha ông sao cho xứng đáng với tầm vóc là một trung tâm gốm sứ của Việt Nam và và vuơn tới tầm thế giới . Và kết hợp sản xuất với du lịch làng nghề là một giải pháp rát hữu hiệu trong điều kiện hiện nay .
b . Làng tranh ĐÔNG HỒ ( Bắc Ninh )
Trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng của vùng đồng bằng bắc bộ nói riêng ,và cả nước nói chung thì không thể không nhắc đến làng tranh Đông Hồ .Đông Hồ tên một ngôi làng quen thuộc , xinh xắn ,nằm bên bờ sông Đuống từ lâu đã đi vào đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian đậm đà bản sắc dân tộc .
Ngày xưa ,Làng Mái là tên gọi của làng tranh Đông Hồ (Thuận Thành _ Bắc Ninh ) bây giờ . Vào thế kỷ XVI tranh Đông Hồ xuất hiện nhưng không ai biết được có bao nhiêu mẫu tranh mà chỉ biết có năm loại tranh là : tranh thờ , tranh lịch sử , tranh chúc tụng , tranh sinh hoạt và chuyện tranh . Từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1944 là thời kỳ hưng thịnh của làng tranh . Lúc ấy làng có 17 dòng họ thì cả thảy đều làm tranh . Đến hẹn lại lên cứ vào khoảng tháng 7 tháng 8 âm lịch hàng năm thì cả làng lại tất bật chuẩn bị cho mùa tranh tết .Khắp làng rực rỡ sắc giấy điệp , không một mảnh đất trống nào là không được người dân làng Hồ tận dụng để phơi giấy , từ sân nhà , sân đình , đường làng , triền đê , mái nhà , nóc bếp . Cả làng nhộn nhịp suốt mấy tháng liền .
Mỗi năm chợ tranh chỉ nhộn nhịp tấp nập nhất vào tháng trạp , họp 5 phiên vào các ngày 6 , 11 , 16 , 21 và 26 . Bà con , du khách đổ về mua tranh tấp nập . Hàng nghìn , hàng triệu bức tranh được mang ra bày bán cho lái buôn , cho khách mua lẻ , mọi người mua tranh về treo ngày tết cầu mong vinh hoa phú quý về cho nhà mình .Sau phiên chợ cuối ( 26/12 âm lịch) nhà nào còn tranh đều xếp lại cất đi chờ mùa tranh năm sau lại đem ra bán . Đến chợ tranh không chỉ có khách buôn tranh và mua tranh mà còn rất nhiều du khách do yêu thích nghệ thuật tranh dân gian đến để được thăm thú làng tranh và đi chảy hội xuân . Đây là thời kỳ hưng thịnh nhất của làng tranh .
Trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ đầy ác liệt làng tranh cũng phải hứng chịu cảnh bom dơi đạn lạc . Nhiều bản in đã bị thất lạc. Sau khi đất nước hoàn toàn độc lập cả nước bắt tay vào xây dựng lại đất nước theo con đường XHCN . Nhiều nhà bắt đầu sản xuất tranh , nhưng sau thời gian đổi mơi toàn diện về kinh tế và do thị hiếu thưởng thức nghệ thuật thay đổi tranh Đông Hồ không còn được ưa chuông như xưa nữa . Nhiều gia đình đã thôi không sản xuất tranh nưa . Kể từ đó lang tranh ngày bị mai một dần , nhiều hộ đã chuyển sang lam nghề hàng mã . Nghề tranh tồn tại yếu ớt , chỉ còn lại một số gia đình còn bám trụ lại với nghề . Đến nay bằng lòng yêu nghề , ý thức giữ gìn các giá trị truyền thống cha ông đã để lại một số nghệ nhân làng tranh đã không ngừng tìm tòi , nghiên cứu phục hưng lại làng nghề . Có nghệ nhân vẫn còn giữ được bản in đã được truyền đến đời thứ tám . Với sự giữ gìn và có nhiều sáng tạo mới tranh dân gian Đông Hồ đã và đang chiếm được sựquan tâm và yêu mến của đông đảo bạn bè , du khách trong và ngoài nước .
Khác với các dòng tranh khác . Bằng cảm hứng của mình kết hợp với cây bút vẽ người hoạ sỹ sẽ tạo lên những bức tranh theo ý mình . Tranh Đông Hồ dùng ván để in , thoạt nghe thì có người đã nghĩ rằng tranh đông hồ sẽ cứng nhắc và rất sơ sài . Nhưng bằng kỹ thuật điêu khắc tinh sảo , với lòng yêu nghề , các nghệ nhân làng tranh đã tạo lên những bản khắc man tính thẩm mỹ cao và mang đậm chất văn hoá Việt .
Sau khi in thành tranh , kể cả khi tranh khô ,người xem vẫn cảm nhận được vẻ tươi tắn của tranh như lúc vẫn còn ướt . . . Do những nguyên liệu làm tranh thường được lấy từ tự nhiên : Mầu đen được lấy bằng cách đốt lá tre rồi lấy thàn của nó ,mầu xanh lấy từ vỏ và lá tram , mầu vàng lấy từ hoa hoè ,mầu đỏ thắm lấy từ thân và lá của cây vang , mầu sơn lấy từ sỏi núi , mầu trắng lấy từ điệp …Ngoài ra nghệ thuật khắc tranh cũng hết sức đặc biệt . Những nghệ sỹ sáng tác tranh dân gian mang nhiều tính bố cục ước lệ trong cách miêu tả cũng như trong phối mầu . Tất cả đều theo lối vẽ đơn tuyến bình đồ để thể hiện do đó khi xem tranh người xem cảm nhận được những nét ngây ngô nhưng rất hài hoà . Khi đã có bản khắc và mầu người thợ còn phải rất công phu tiến hành các khâu như là : Phết hồ len giấy rồi phơi cho kho hồ , sau đó tiếp tục phết diệp rồi lại phơi khô . Khi in mầu cũng phải rất cẩn thận in từng mầu một , nếu bức tranh có 5 mầu thì phải lần lượt in và phơi 5 lần . Cứ như thế dưới ánh sáng mặt trời từng hình ảnh , đường nét cảnh sắc thiên nhiên , cảnh sinh hoạt đời thường của nhân dân được miêu tả một cách sinh động trên giấy điệp .
Hứng Dừa Đánh Ghen
Thi sĩ Hoàng Cầm đã từng viết :
" Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Mầu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp "
Ngoài nghệ thuật làm tranh đặc sắc ra , điều mà làm cho tranh Đông Hồ trở lên gần gũi với bao thế hệ người Việt và bạn bè quốc tế chính là nội dung của những bức tranh . Tranh Đông Hồ phản ánh đậm nét đời sống mộc mạc , dản dị , gần gũi gắn liền với đời sống văn hoá tinh thần người Việt như là : " Hứng Dừa , Đánh Ghen , Gà Trống , Lợn Độc … Qua bức tranh người xem còn có thể biết về nghệ thuật sử dụng mầu sắc của truyền thống trong đời sống văn hoá của cha ông ta . Theo nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế giải thích về việc dùng các mầu sắc cho hài hoà , phù hợp với những đề tài khác nhau : Mầu đỏ trong bức Đánh Ghen để lột tả cái nóng giận , bực giọng cuẩ không khí lúc đó ,mầu vàng dùng cho việc mô tả cảnh vui tươi tràn ngập sắc xuân trong bức tranh ngày tết ,nền mầu hồng nhạt cho tranh tả cảnh bình yên làng quê .Đôi khi các nghệ nhân còn dùng thêm các những chỉ dẫn hoặc các tứ thơ tình tứ , lãng mạng để trang trí các bức tranh thêm phần sinh động và ý nghĩa như bức Hứng Dừa là :
"Trong như ngọc trắng như ngà
Đây chèo đấy hái cho vừa lòng nhau "
Bức Đánh Ghen là : " Thôi thôi một giận làm lành
Chị dừng tức giận cho nhục lòng ta "
Điều này cho ta thấy ngoài sự dản dị , mộc mạc các cụ ta còn hết sức tinh tế . Đây chính là một đặc trưng văn hoá Việt . Điều này đã và đang thu hút đực sự quan tâm rất lớn của bạn bè bốn phương . Trong những năm gần đây có một lưọng tương đói lớn du khách quốc tế đã tìm đến làng tranh để được thưởng thức tranh và tìm hiểu về văn hoá Việt . Có nhiều người đã muốn mua lại những bản khắc cổ , điều này đặt gia cho nhân dân , chính quyền địa phương cũng như lãnh đạo ngành du lịch phải có những chính sách hợp lý nhằm một mặt thu hút khách du lịch , mặt khác phải giữ gìn , bảo tồn và phát huy những giá trị cổ của làng tranh . Làm cho làng tranh ngày càng phát triển rực rỡ hơn nữa . góp phần vào việc thu hút , quảng bá mạnh mẽ hình ảnh , văn hoa Việt trên thế giới .
c . làng lụa VẠN PHÚC ( Hà Tây )
" Nắng Sài Gòn em đi mà chợt mát , bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông ".
Nghề dệt lụa đã có ở Việt Nam từ lâu đời , nhưng nhắc đến lụa Việt Nam thì không thể không nhắc đến làng lụa Vạn Phúc ( thị xã Hà Đông , tỉnh Hà Tây ) . Nằm liền kề với thủ đô Hà Nội làng Vạn Phúc có nghề làm lụa từ lâu đời . Tương truyền rằng tổ nghề làng Vạn Phúc là một người con gái họ Lã , Người có công đem nghề dệt từ Trung Quốc về dậy cho dân làng . Sau đó bà được phong làm thàn hoàng làng . Mới đầu lụa làng Vạn Phúc là loại lụa thô sơ , mộc mạc , bình dân . Đến thế kỷ thứ XVI khi xuất hiện go võng nghề dệt lụa Vạn Phúc được cải tiến , phát triển mạnh mẽ cho gia đời những sản phẩm độc đáo , chất lượng cao như là : gấm , lụa , the , lĩnh …với nhiều hoạ tiết hoa văn tinh tế .
Để tạo ra sản phẩm tơ lụa hoàn hảo người thợ làng Vạn Phúc phải trải qua một quy trình phức tạp gồm nhiều công đoạn như khâu tơ , khâu hồ sợi , khâu dệt . Mỗi khâu đều phải tuân theo quy trinh khá nghiêm ngặt .Nhờ vào bàn tay khéo léo , điêu luyên , tinh đời người thợ làng Vạn Phúc đã làm nên những sản phẩm lụa bền , đẹp , mịn màng và đường nét hết sức độc đáo .
Ngày nay , lụa Vạn Phúc qua các thế hệ nghệ nhân , thợ dệt không ngừng cải tiến và phát huy những kỹ thuật truyền thống bởi thế lụa Vạn Phúc dù ở loại nào cũng đạt tới mức hoàn mỹ , mền mại , mịn óng với những mấu sắc óng ánh , hoa văn trang trí đối xứng , đường nét không rườm rà , phức tạp mà luôn dứt khoát , phóng khoáng tạo ra vể hấp dẫn riêng của sản phẩm lụa của làng . Sản phẩm lụa không chỉ là sản vật quý của làng Vạn Phúc mà còn là mặt hàng truyền thống của người Việt Nam . Chính vì lẽ đó mà lụa Vạn Phúc đã có mặt rộng rãi trên thị trường toàn quốc và còn vươn ra thị trường các quốc gia châu âu , châu á . Đặc biệt là thị trường Mỹ , Nhật , Hàn Quốc và nhiêu quốc gia khác .
Thương hiệu lụa Vạn Phúc đã được bạn bè gần xa mến mộ , đặc biệt là bạn bè quốc tế đến và mua sắm hàng hoá , góp phần tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm địa phương . Góp phần rất lớn vào việc giải quyết đáng kể công ăn việc làm và thu nhâp cho các hộ kinh doanh dịch vụ . Hàng năm sản lượng của làng đạt hơn 2 triệu mét/ năm cho thu nhập trung bình khoảng 1,5 triệu/một người/ tháng .
Với những điều kiện thuận tiện về giao thông đi lại rất phù hợp cho việc phát triển du lịch gắn liền với du lịch làng nghề . Góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế của địa phương .
IV . văn hoá tinh thần
1 . Dân ca và nghệ thuật biểu diễn dân gian
Mỗi con người Việt Nam dù có đi đâu , làm gì có lẽ không bao giờ quên được những làn điệu dân ca đằm thắm của quê hương , những câu hát du thắm đượm tình người của mẹ , của bà mỗi khi du ta ngủ . Có lẽ điều đó đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người con đất Việt . Ở mỗi vùng miền đều có những làn điệu dân ca mang đậm nét văn hoá của mỗi vùng . Vùng đồng bằng bắc bộ là một trong những vùng có nền văn hoá lâu đời . Nơi đây đã sản sinh ra biết bao làn điệu dân ca truyền thống , có giá trị nghệ thuật rât cao và từ lâu đã trở lên nổi tiếng trên mọi miền tổ quốc .
a . Dân ca Quan Họ
Nói đến dân ca đồng bằng bắc bộ không thể khong nhắc đến dân ca Quan Họ Bắc Ninh . Ngược dòng lịch sử quê hương Quan Họ có nhiều tên gọi khác nhau , rộng , hẹp khác nhau qua các triều đại phong kiến . Từ xa xưa sứ Kinh Bắc đã nổi tiếng với làn điệu dân ca Quan Họ . Từ thời Pháp thuộc cuối thế kỷ XIX đã xuất hiện hai tỉnh là Bắc Ninh và Bắc Giang (10/10/1895) . Đến năm 1963 hai tỉnh này sát nhập thành một tỉnh gọi là Hà Bắc , gần đây Bắc Ninh và Bắc Giang lại được tách ra như cũ . Do hầu hết các làng quan họ đều nằm ở Bắc Ninh nên mọi người coi Bắc Ninh là cái nôi hình thành và nuôi dưỡng quan họ . Nhưng về đại quát miền quê ấy là một vùng rộng lớn ở phía bắc sông Hồng . Nằm trong vùng văn minh châu thổ sông Hồng , song Thái Bình giáp danh với các tỉnh Lạng Sơn ,Thái Nguyên , Vĩnh Phúc , Hưng Yên , Hải Dương , Quảng Ninh ngày nay . Tính từ điểm cực bắc đến nam dài khoảng 70 km , từ đông sang tây là khoảng 120km gồm cả vùng đồng bằng và miền núi nhưng các làng Quan Họ tập chung chủ yếu ở vùng đồng bằng . Sứ Kinh Bắc gồm nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng chỉ có người Việt là chơi Quan Họ .
Nghĩa của từ Quan Họ có nhiều cách giải thích khác nhau . Có thể chia làm hai luồng là : cách giải thích theo truyền miệng của các làng về những truyền thuyết của làng họ .Và cách giải thích theo nghiên cứu khảo cổ của các nhà khoa học nghiên cứu về Quan Họ .
Theo cách giải thích của các vùng Quan Họ thì có nhiều cách giải thích khác nhau tuỳ vào mỗi làng . Người vùng Bịu ( Hoài thượng ,Bịu sim huyện Tiên Du cũ ) và Diềm Xá ( Viêm Xá , huyện Yên Phong ) vốn là hai nơi có kết bạn quan họ bền vững và lâu dài nhất thì gọi là quan họ vì là tiếng hát của hai họ quan kết bạn với nhau . Truyền thuyết gắn tiếng hát với một nhân vật có thật trong lịch sử là Trang Bịu tức Nguyến Đăng Đạo , đỗ trạng nguyên năm 1684 người Hoài Thượng , huyện Tiên Du cho rằng ông là người có công đặt ra lối hát Quan họ .
Người vùng Châu khê (Bùi Xá , huyện Yên Phong) lại giải thịch là hát quan họ là tiếng hát của quan viên họ nhà trai với quan viên họ nhà gái . Tiếng hát giữa quan viên hai họ gọi tắt là Quan Họ .
Người vùng Chè, Quả Cam, Thị Cầu... lại gắn tiếng hát Quan họ với những truyền thuyết . Chuyện rằng: Chúa Trịnh Sâm đi du xuân, thấy một người con gái đang cắt cỏ trên núi Chè (có nơi kể là núi Long Khám, có nơi kể là núi Qủa Cảm... ) vừa cắt cỏ vừa hát:
"Tay cầm bán nguyệt xênh xang Bao nhiêu cây cỏ lai hàng tay ta ".
Tiếng hát hay khiến quan quân phải họ lại (dừng lại) để nghe. Thấy người đẹp, hát hay, bài hát lại chứa đựng khẩu khí "trị, bình", chúa vời về cung, trở nên bà chúa. Dân gian cho là tiếng hát kia tạo nên sự may mắn, hạnh phúc nên đua nhau hát, nên tiếng hát lan rộng, ngày càng bầy đặt ra nhiều, trở thành lối hát gọi là hát Quan họ.Cũng gần giống truyền thuyết trên nhưng lại gắn với cuộc du xuân cầu duyên, cầu tự của Lý Thánh Tông qua vùng Cầu Lự, Siêu Loại (Thuận Thành) và cô gái hát ấy là Ỷ Lan, sau thành nguyên phi, rồi hoàng hậu, rồi hoàng thái hậu nhà Lý. Người vùng Hồi Quan (nay thuộc huyện Tiên Sơn) lại kể rằng: Lý Công Uẩn chạy giặc, dân muốn cản quân quan giặc nên ùa ra đường hát làm quan quân phải họ lại, dừng lại, để Lý Công Uẩn chạy thoát... Tuy chi tết khác nhau, nhưng các truyền thuyết trên đều giải thích Quan họ là tiếng hát làm quan quân phải họ lại, dừng lại.
Ý kiến của một số nhà nghiên cứu về tên gọi Quan họ có mặt khác. Trong cuốn Dân ca Quan họ Bắc Ninh, nhiều tác giả, cho rằng: "...Quan họ là một danh từ kép. Trong ngôn ngữ, dưới chế độ phong kiến chữ họ với chữ phường là hai danh từ gần đồng nghĩa với nhau, chỉ một tập thể người nhất định ". Nhưng:"...Chữ phường thường dùng với ý nghĩa khinh miệt, chỉ những người cùng làm một nghề...không được coi trọng..." ."Chữ họ thường dùng với ý nghĩa coi trọng, chỉ những nhóm người thuộc lớp trên của xã hội: Sĩ, nông, cùng sinh hoạt kết bạn với nhau, ví dụ: họ tư văn, họ võ phả, họ lợn, họ gạo, họ chọi gà ... Các người trong họ tư văn, họ võ phả gọi là quan viên họ tư văn, quan viên họ võ phả, gọi tắt là Quan họ tư văn, Quan họ võ phả . Như vậy, các tác giả cuốn sách :"Dân ca Quan họ Bắc Ninh" cho Quan họ là danh từ kép chỉ nhóm người ca hát với ý nghĩa coi trọng. Và lối hát,tiếng hát gắn liền với tập thể gọi là Quan họ nên cũng gọi là hát Quan họ
Trong một tham luận đọc tại hội nghị khoa học về sưu tầm, nghiên cứu Quan họ lần thứ 4, năm 1971, Mấy ý kiến về vấn đề tìm hiểu nguồn gốc dân ca Quan họ, Lê Thị Nhâm Tuyết, Viện Dân tộc học, đã giành một phần tham luận để "tìm hiểu nguồn gốc của cái tên Quan họ...". Tác giả không đồng ý với cách giải thích Quan họ là họ nhà quan, hoặc Quan họ là dừng lại, hoặc là quan viên họ, tức là hội của lớp người nông dân có quyền ăn nói và coi cách giải thích ấy là "duy danh", "thông tục".Tác giả cho rằng từ quan không phải là một từ Hán - Việt vay mượn mà đã có từ thời Hùng Vương trong từ kép quan lang là một từ Việt cổ trước khi nhập vào từ quan Hán Việt, và có nghĩa là người đàn ông. Còn từ họ... chỉ một cộng đồng gắn theo máu mủ, huyết thống, và đã có nhiều thời kỳ cộng đồng này mang ý nghĩa vai trò của những đơn vị xã hội (những công xã thị tộc), sau này thành những làng.
Do những lý do lịch sử những công xã thị tộc ấy có thể tách ra làm hai (hoặc nhiều hơn), những người đàn ông trong họ (Quan họ) mới tách ra, dẫn dân mình (họ mình) về làng gốc chơi và hát theo tục lệ, nên lối chơi và hát ấy cũng được gọi tên là hát Quan họ như trường hợp hát quan làng hát đám cưới - Tày, Nùng. Tác giả đã giả định như vậy sau khi so sánh thấy hát quan làng, gọi tên như vậy để chỉ một loại dân ca đám cưới, chỉ vì một điều giản dị: "Quan làng là người đại diện cao nhất của họ nhà trai có thẩm quyền bàn bạc về tất cả mọi việc liên quan tới nghi lễ và tổ chức cưới hỏi với nhà gái. Quan làng phải thuộc nhiều bài hát đám cưới để đối lại với họ nhà gái..."
Nhà nghiên cứu văn học dân gian nổi tiếng Vũ Ngọc Phan, trong bài viết : " Mấy ý kiến sơ bộ về dân ca Quan họ", sau khi bác bỏ giả thuyết Quan họ là quan họ lại, dừng lại, tác giả gợi ý các nhà nghiên cứu lưu tâm tới những truyền thuyết về Quan họ ở châu Cổ Pháp (Ðình Bảng) quê hương của Lý Công Uẩn với những người trong họ nhà Lý tụ họp hát mừng mỗi khi các vua Lý về thăm quê hương. Tác giả viết: "Cứ mỗi khi vua về thăm quê (châu Cổ Pháp) thì những người trong họ Lý, mà người đương thời gọi là "quan viên họ Lý", đều đến ly cung và hát những câu dân ca mà nhân dân trong vùng thường hát để mừng nhà vua. Từ đó, nhân dân gọi những câu dân ca ấy là hát Quan họ".
Như vậy, theo tác giả, Quan họ là tiếng hát của quan viên họ Lý hát để mừng vua khi vua về thăm quê hương.
Quan họ là một hình thức văn nghệ dân gian mang đậm nét văn hoá Việt đó là tính cộng đồng . Cũng như các làn điệu dân ca khác của Việt Nam hát Quan họ là hình thức hát theo nhóm . Chính vì đó mà tục lẹ rủ bạn ra đời . Để đi hát quan họ thì phải có bọn , bọn Quan họ thường có từ 4 đến 6 người , mỗi nhóm được hình thành theo mọtt kiểu khác nhau . Có thể là do các anh nhớn , chị nhớn rủ hộ các em nhỏ . hay là thanh niên làng yêu ca hát mà thành lập một bọn . Nam nữ trong bọn được gọi lần lượt là anh hai , anh ba , anh tư … chị hai , chị ba , chị tư … Họ sống bình đẳng , đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau khong chỉ khi đi hát mà cả trong đời sống thường ngày .Ngày lao động tối đến họ thường tập chung tại nhà anh nhớn , chị nhớn cùng nhau luyện câu , luyện giọng . Các đôi hát thường gắn bó với nhau cả đời vì vậy ở vùng Quan họ luôn có những đôi nam nữ nổi tiếng đủ lối , đủ câu , giộng vang như chuông .
Ngoài lời ca tiếng hát ra điều mà làm cho Quan họ gây được sự chú ý của du khách gần xa chính là trang phục đậm đà bản sắc dân tộc của các liền anh , liền chị Quan họ .
(Trang phục liền anh) ( trang phục liền chị)
Liền anh Quan họ mặc áo dài năm thân , cổ đứng ,có lá sen ,viền tà , gấu to dài tới quá đầu gối . Thường mặc hai áo cánh rồi mặc áo dài . Chất liệu làm áo cánh thường là vải diềm bâu , vải cát lá , vải phin ,vải truc bâu . người khá giả hơn thì mmay áo cánh bằng sồi hoặc lụa . Áo dài ngoài thường mầu đen làm bằng lương , the . Có may áo thành hai lớp , một lớp là lương hoặc the đen lớp trong là lụa mầu xanh cốm , xanh lá mạ hoặc vàng chanh gọi là áo kép.
Quần dài thường mầu trắng , may rộng theo kiểu chân què , dài đến mắt cá chân . Chất liệu may cũng là diềm bâu , phin , trúc bâu hoặc lụa trắng . Thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần . Chân thường đi guốc mộc nhưng ngày nay mọi người thường đi giầy đen , đầu đội khăn xếp , tay cầm ô .
Liền chị Quan họ mặc áo mớ ba mớ bẩy . Nhưng trong thực tế các liền chị thường mặc áo mớ ba ( ba áo lồng vào nhau ) . Chất liệu làm áo dài thường làm bằng the , lụa thường mầu nâu già , nâu non , cánh dán , đen . Áo cánh trong có thể bằng phi trắng , lụa mỡ gà . Yếm có thể may bằng vải mầu đẹp nhất là lụa nhuộm mầu đào .
Thắt lưng là một dải lụa nhỏ được nhuộm mầu sắc sặc sỡ để buộc cạp váy với eo . Váy của người Quan họ là váy sồi váy lụa , đôi khi là váy kép . Bên trong là váy làm băng vải mầu , bên ngoài là váy làm bằng the , lụa mầu đen.
Dép của các liền chị là loại dép cong làm bằng da trâu được thuộc theo phương pháp thủ công . Thường các liền chị không đi tất . Đầu chít khăn mỏ quạ và đội nón quai thao .
Cho dù có nhiều tên gọi và nhiều cách giải thích khác nhau nhưng lề lối hát thường mang tính quy củ , khuân phét và có sự thống nhất cao trong toàn vùng Quan Họ . Hát Quan Họ có những lối hát tiêu biểu sau đây : hát đối đáp , hát canh , hát hội , hát thờ , hát cầu đảo , hát giải hạn , hát mừng , hát kết chạ .
Ngoài các đặc điểm kể trên điều làm cho Quan họ trở nên hấp dẫn còn do những đặc điểm về âm nhạc , lời ca , quy tắc gieo vần , phương thức biểu diễn mang tính nghệ thuật cao . Và đặc biệt Quan họ để lại những giá trị cao đẹp về nội dung tư tưởng .
Về mặt nội dung , Quan họ là sự tổng hợp của nghệ thuật văn hoá dân gian sứ Bắc xưa . Ngày nay nghệ thuật Quan họ không ngừng tiếp thu nghệ thuật của Tuồng , Chèo , Cải lương ,Ca trù , dân ca khắp các miền Bắc Trung Nam .
Về mặt tư tưởng , bằng những phong tục, lề lối ước định của mình người Quan họ đã hình thành những quan niệm đạo đức, những hành vi và tình cảm đạo đức bắt nguồn từ những lẽ phải có cội rễ sâu xa trong truyền thống văn hóa dân gian đối với quan hệ bạn bè, quan hệ yêu đương nam nữ, quan hệ vợ chồng, tình làng, nghĩa xóm, quan hệ lớp người trước với lớp người sau, lớp già lớp trẻ... dựa trên nghĩa nặng, ân sâu, tôn lẫn kính chung, trước sau đùm bọc, thủy chung ...
Ðến với sinh hoạt văn hóa quan họ cũng là đến với quyền được sáng tạo, diễn xướng, thưởng thức những giá trị văn hóa, nghệ thuật của chính mình, của những tri âm, tri kỷ, của cộng đồng người gắn bó, hòa hợp với mình, trong sự tự do và chân thật. Bằng sáng tạo văn hóa, nghệ thuật, người quan họ có thể nói với chính mình, với bàu bạn, với con người về những ước mơ, khát vọng, buồn, thương, yêu, ghét..., về những điều cuộc đời nên có và phải có... vừa để tự giải phóng tinh thần cho mỗi cá thể vừa để gắn bó có ích và tốt đẹp đối với cuộc đời .
b . Nghệ thuật Ca Trù
Ca trù còn gọi là hát ả đào, là một môn nghệ thuật có từ lâu đời ở nước ta. Kể từ thuở manh nha cho tới ngày nay, môn nghệ thuật này đã trải qua nhiều thế kỷ và đã có nhiều thay đổi. Bắt nguồn từ dân ca, dân nhạc cộng với một số trò diễn và múa dân gian, Ca trù lúc khởi thủy cũng như trong một thời gian khá dài là một bộ môn nghệ thuật tổng hợp, bao gồm nhạc, thơ, múa và trò diễn. Do vậy, nhiều tiết mục của nghệ thuật Ca trù đã từng được biểu diễn bởi một số đông các diễn viên. Trong giáo phường cũng đã từng tổ chức những dàn nhạc để đệm cho hát, múa ả đào. Khoảng từ cuối thế kỷ 18, lối hát cho một số ít thính giả thưởng thức dần trở nên thịnh hành, đòi hỏi đào, kép phải chau chuốt giọng hát, tiếng đàn và kỹ thuật gơ phách. Cùng với nghệ thuật được điêu luyện tới mức tối đa thì số lượng diễn viên và phương tiện diễn tả cũng được giảm xuống tới mức tối thiểu, do đó quan viên cầm chầu cũng tự bỏ trống lớn để chuyển sang dùng trống nhỏ.
tại các tư gia, tiếng hát tuy nhỏ nhẹ và tinh tế nhưng đầy nội lực ngày càng được hâm mộ và được sử dụng với tần suất lớn hơn nhiều so với lối hát thờ nơi cửa đình hoặc các lối hát khác. Chính từ lối hát phóng khoáng và có phần phóng túng ấy (mà một số nhà nghiên cứu gọ là Hát chơi) đã làm nảy sinh ra điệu Hát nói, có khả năng lẩy thành tiếng nhạc cho muôn vàn ý thơ trong nhiều tuyệt tác cả các danh sĩ đương thời. Một lối chơi mới trong văn hóa Ca trù đã hình thành.
Hầu hết những điệu Ca trù còn truyền lại được để chúng ta nghe thấy ngày hôm nay đều là những bài xưa kia đã được trình diễn trong lối hát chơi. Do vậy mà điệu Hát nói đóng vai trò quán xuyến. Điệu Hát nói cũng đã từng được nhiều sĩ phu yêu nước dùng để thổ lộ nỗi lòng cảm khái trước cảnh nước mất nhà tan và động viên mọi người đứng lên giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.
ca trù là một loại nhạc có nhiều luật lệ nghiêm ngặt. Chưa kể những tiêu chuẩn về thanh, sắc và đạo đức, về phép tắc và phương tiện? để được phép hành nghề mà chỉ nói riêng về Âm với Nhạc thôi cũng đã thấy nhiều quy định khắt khe. Chẳng hạn như:
Hát có 5 giọngĐàn có 5 cungPhách có 5 khổĐiểm trù có 5 phép
Đó mới chỉ là những điều cơ bản, còn đào nương nào muốn giọng hát, tiếng phách được hay thì phải luyện tập theo 8 tiêu chuẩn sau: Quán, Xuyến, Dằn, Thét, Khuôn, Rẫy, Diệu, Vợi. Đồng thời phải biết tránh 6 điều sau: Lỏi, Ngang, Cản, Chặn, Hụt, Sa. Khi hòa giọng hát với tiếng phách, tiếng đàn thì phải tuyệt đối tuân theo các khổ phách, khổ đàn, không được sai phạm.
Trống chầu tuy giao cho quan viên nhưng cũng phải là người am hiểu thấu đáo âm luật Ca trù mới có thể cầm roi được. Người đánh trống ít nhất phải biết 5 phép trông dục, 6 phép trống chầu và nhiều cách biến hóa khác nữa. Khi đã cùng hòa trong một canh hát thì tiếng trống sẽ trở thành nhạc cụ thứ ba sau phách và đàn nhằm tôn vinh tiếng hát với lời thơ. Tất cả trở thành một bản hòa tấu vô cùng phong phú của nhiều âm sắc, nhiều tính năng khác nhau và luôn có sự thay đổi, biến hóa không ngừng.
Nghệ thuật Ca trù bộc lộ tình đời một cách vừa quyến rũ, vừa thanh tao và độc đáo. Nó dễ mến vì ai cũng có thể nghe và hiểu được nhưng lại không dễ chút nào khi muốn tạo ra Âm và Nhạc đúng cách Ca trù. Thật vậy, ngày xưa kia, cho dù đã đắm mình trong truyền thống mà con cháu trong nghề cũng vẫn phải luyện tập gian khổ dăm bảy năm mới mong tinh thông nghiệp hát, nghề đàn. Suy ra mới thấy nghệ thuật Ca trù quả là cao quý biết bao. Nó đáng được bảo tồn và phát huy để phục vụ cho cuộc sống hôm nay của chúng ta.
c . Nghệ thuật múa dối nước
Cảnh tượng quanh ao làng thật là náo nhiệt. Nông dân, thợ thủ công, tiểu thương, đàn ông, đàn bà, các cụ già và trẻ em như đã hẹn hò đến đây. Nơi thường ngày rất yên tỉnh này bỗng rộn rã tiếng trống, tiếng chiêng và âm điệu những nhạc cụ dân gian khác: đàn nhị, sáo trúc... Ơở bờ ao nổi lên một công trình bằng gạch lợp ngói có hình dáng như một ngôi đền. Đây là ngôi Thủy đình. Khán giả đứng vây quanh bờ ao. Tiếng trống nổi lên mỗi lúc một rộn ràng. Rẽ tấm mành trúc, xuất hiện một con rối bằng gỗ lớn bằng một chú bé bốn tuổi, đôi mắt đầy vẻ tinh nghịch, nét mặt tươi cười, mặc chiếc áo nẹp không tay, không khuy cài để hở cái bụng quả dưa rồi cất tiếng hát...
Hát xong, chú tiến lại bánh pháo treo trên một cây sào cắm giữa ao và châm lửa. Pháo nổ ran mặt nước và ban đồng ca cất tiếng hát báo hiệu sắp kéo cờ. Những lá cờ nổi lên từ mặt nước và đi tới cột cờ "phần phật" trước gió. Tiếng trống càng thêm rộn rã. Một con rồng lướt trên mặt nước. Hai con lân tranh một quả cầu lụa theo nhịp trống do một con rối đánh. Con hạc xòe hai cánh, mổ lên cổ một con rùa đang rẽ nước mặt hồ, vừa bơi vừa lắc lư đầu. Sau trò tứ linh của Rồng, Lân, Rùa, Hạc, một ngư ông đi đến. Ông thả câu và một lúc sau, một chú cá cắn câu giẫy giụa.
Đó là cảnh tượng một buổi biểu diễn múa rối nước, đỉnh cao và tiêu biểu nhất của nghệ thuật múa rối Việt Nam.
Về nguồn gốc xuất sứ của múa rối nước cho đến nay vẫn là một ẩn số . Trên bia Sùng Thiện Diên Linh (Hà Nam Ninh) dựng năm 1121 ca ngợi công trạng của vua Lý Nhân Tông, Nguyễn Công Bật có nói đến "trò máy" như sau: "Giữa dòng nước lung linh, một con rùa vàng lớn nổi lên đội ba hòn núi, trên mặt nước chảy lờ đờ, lộ mai, há miệng phun nước... Một nhà sư tí hon đánh chuông và biết quay người lại phía phát ra tiếng sáo hay phủ phục cúi chào khi tiến đến gần nhà vua". Nhà nghiên cứu về nghệ thuật rôi nước Việt Nam Tô Sanh sau nhiều năm tìm tòi nghiên cứu các bí truền , các văn tự cổ khắc trên văn bia ở các Thuỷ Đình ông đã khẳng định rằng múa rối nước đã đạt tới trình độ nghệ thuật cao từ đời nhà Lý (1010 - 1225) và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác liên tục cho tới ngày nay.
Múa rối nước người ta chỉ gặp ở Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng múa rối nước đã biến mất ở Trung Quốc và ngày nay "chỉ còn tồn tại ở Việt Nam".
Đặc điểm nghệ thuật múa rối nước Việt Nam rất đặc sắc và mang đậm nét dân tộc . Khuôn mặt và y phục của con rối mang những nét tiêu biểu của Việt Nam và chủ đề các tiết mục đều lấy từ lịch sử Việt Nam (Hai Bà Trưng, trận Bạch Đằng, chiến thắng quân Nguyên) hoặc lấy từ đời sống nông thôn Việt Nam như trò chọi trâu và đánh đu.
Lời giáo đầu và nhạc đệm không hề mang ảnh hưởng của Trung Quốc. Ngôn ngử sử dụng là ngôn ngữ bình dân, trái ngược hẳn với văn phong Hán - Việt của hát tuồng hay hát bội thường chỉ giới nho sĩ và chuyên môn mới hiểu được. Nó cũng không hề chịu ảnh hưởng của sử thi Ra-ma-y-a-na như các loại hình múa rối Ấn Độ và các nước Đông Nam Á , Thái Lan, Campuchia, Lào, Miến Điện, Malaysia và Indonesia.
Xưa kia, các gia đình nông dân đều giữ bí truyền về việc điều khiển con rối trong những tình huống đặc biệt. Ngày nay, họ bắt đầu dạy lại cho các nhà nghiên cứu trẻ. Đoàn múa rối trung ương không những chỉ giới thiệu các chương trình múa rối tay, múa rối que và múa rối nước mà còn động viên việc sáng tác các tiết mục mới cũng như việc nghiên cứu về lịch sử múa rối. Với những cố gắng của ngành múa rối nước Việt Nam, nghệ thuật này đang được bảo vệ và phát triển để xứng đáng với tầm vóc của nó trong di sản văn hóa dân tộc.
d . Nghệ thuật hát Chèo
Đã hàng trăm năm nay, nghệ thuật hát chèo, tuồng, múa rối nước, dân ca v.v… là những loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo của Việt Nam. Trong đó nghệ thuật hát chèo đã được những người nông dân miền Bắc Việt Nam rất yêu thích. Đặc biệt nó được phổ biến rất rộng ở đồng bằng sông Hồng. Chỉ riêng hai tỉnh Thái Bình, Hải Hưng đã có tới gần một ngàn đoàn chèo bán chuyên nghiệp và nghiệp dư .
Đã có một thời, Hội chèo đôi khi kéo dài cả tuần lễ, mặc dầu còn lâu mới đến Hội nhưng trong mỗi gia đình nông dân đều đã có sự chuẩn bị tham gia kỳ Hội với những vai chèo yêu thích.
Đã từ lâu, nghệ thuật chèo đối với người nông dân Việt Nam vừa là sân khấu, vừa là thơ ca và âm nhạc và là nguồn duy nhất trong đời sống tinh thần của mình. Trong các vở chèo cổ thường vạch mặt bọn quan lại phong kiến và thực dân áp bức giống nòi. Ơở các vỡ diễn, người nông dân thấy được sự phản ánh đời sống của mình với những mặt tích cực và phản diện, những ước mơ và ý niệm của mình về cái thiện và cái ác. Mọi người đã yêu và càng yêu nghệ thuật chèo bởi tính nhân đạo và sự tươi mát của nó, và bởi nó mang màu sắc dân tộc độc đáo.
Những vở chèo - đó là các mẩu chuyện sân khấu của những tiểu thuyết thi ca, nó đặc trưng bởi chất thơ mộng, hành văn nhuần nhuyễn, nó có những truyền thống lâu đời của thi ca phương Đông. Ngoài việc chèo là một nghệ thuật được nảy sinh từ quần chúng nông dân, nó còn được sử dụng rất nhiều tục ngữ và ca dao dân gian do nhân dân sáng tạo ra qua hàng ngàn năm.
Nghệ thuật cơ bản trong các vai của diễn viên là múa mà qua đó nó có thể hiện được tất cả sự uyển chuyển nhịp nhàng của con người. Những nghệ nhân lớp trước thường nói rằng: "Múa hình tượng đẹp đẽ của nội tâm". Song song với cái đó, điệu múa trong chèo không hoàn toàn mang tính trừu tượng và tượng trưng, ước lệ như một số loại hình nghệ thuật thông thường khác bởi một lẽ nguồn gốc của nó là những hình ảnh sinh hoạt, lao động qua các buổi diễn ở nông thôn.
Một vai trò quan trọng trong chèo là âm nhạc. Ơở Việt Nam người ta thường nói "đừng diễn chèo" mà phải là "hát chèo". Âm điệu trong nghệ thuật chèo ngày càng hấp dẫn, nó có cả màu sắc âm nhạc dân tộc và hiện đại độc đáo.
Hiện nay, tại Thủ đô và một số thành phố khác đã thành lập những đoàn nghệ thuật chèo chuyên nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong công tác truyền bá nền nghệ thuật này và đồng thời hỗ trợ cho các đoàn nghệ thuật nghiệp dư.
2 .Hội làng nét văn hóa đặc trưng của vùng đồng bằng bắc bộ
Nhắc đến du lịch văn hóa vùng đồng bằng bắc bộ không thể không nhắc đến du lịch lễ hội . Sau những ngày làm lụng vất vả trong công việc đồng áng , vào những khoảng trống theo lịch mùa vụ các làng lại đua nhau mở hội để cảm tạ các vị thần linh đã đem mưa thuận gió hòa , nhân dân được mùa và cầu mong cho một vụ mới có nhiều thuận lợi . Ngoài ra hội làng còn là dịp để dân làng được nghỉ ngơi thư giãn sau những ngày làm việc vất vả .
Khi việc tế lễ kết thúc là lúc dân làng tổ chức những trò chơi dân gian đặc sắc mang đậm văn hóa Việt . Và vùng đồng bằng bắc bộ là nơi lưu giữ được nhiều hội làng với những phong tục đặc sắc như : Hội lim , Hội chém lợn , Hội dước pháo Đồng Kỵ ( Bắc Ninh ) , Hội gióng (Hà Nội ) Hội chùa hương ( Hà Tây ) …Các hội làng cho thấy sự đa dạng của đời sống tín ngưỡng và tính cộng đồng , sự thân thiện , lạc quan yêu đời của người dân Việt Nam nói chung và người dân vùng đồng bằng bắc bộ nói riêng . Đây là tiềm năng rất lớn để ta phát triển du lịch văn hóa , chúng ta cần phải có cái nhìn đúng đắn và có biện pháp phát triển tài nguyên nhân văn này một cách hợp lý , một mặt thu hút khách du lịch quốc tế mặt khác giữ gìn được bản sắc văn hóa của dân tộc , làm sao để phát triển du lịch văn hóa bền vững .
PHẦN III . THỰC TRẠNG DU LỊCH VĂN HOÁ VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Tài nguyên nhân văn phong phú . Khu vực đồng bằng bắc bộ có mật dọ làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống cao chiếm 2/3 số làng nghề trong cả nước . Trong đó có các làng nghề đã trở lên nổi tiếng không những ở trong nước mà còn được nhiều bạn bè quốc tế biết đến như : tranh Đông hồ , gốm Bát tràng , lụa Vạn phúc …
Ngoài ra vùng đồng bằng bắc bộ còn là trung tâm văn hoá cổ của Việt Nam . Tại đây có nhiều hình thức nghệ thuật biểu diễn dân gian nổi tiếng có giá trị nghệ thuật cao như dân ca Quan họ Bắc Ninh , nghệ thuật Chèo , Ca trù , nghệ thuật Múa rối nước …
Trong những năm trở lại đây , đặc biệt là sau khi Việt Nam ra nhập tổ chức WTO ngày càng nhiều nước biết đến Việt Nam như là một nước có nền văn hoá đặc sắc , hoà bình và rất thân thiện đây là cơ hội cho Việt Nam phát triển du lịch , Đây là cơ hội cho Việt Nam giới thiệu hình ảnh của mình với bạn bè quốc tế và du lịch văn hoá là một hình thức gây được sự chú ý và nhiều ảnh hưởng .
Tuy có nhiều tài nguyên nhân văn phong phú những thực trạng du lịch văn hoá Việt Nam vẫn còn nhièu điều đáng lo ngại . Các tài nguyên nhỏ lẻ , không có các công trình lớn và nổi tiếng . Du lịch văn hoá chưa được quan tâm và đàu tư đúng mức , nhiều giá trị văn hoá đặc sắc đang bị mai một dần , các công trình cổ do không được đàu tư tôn tạo nên nhiều công trình đã bị xuống cấp nghiêm trọng
Các công ty kinh doanh du lịch thì phát triển nhỏ lẻ không có sự chỉ đạo , quy hoạch thống nhất của chính quyền địa phương cũng như thiếu sự quản lí vĩ mô của nhà nước . Nhiều hình thức dịch vụ mang tính tự phát tạo hình ảnh xấu cho du lịch văn hoá Việt Nam . Hiện nay chỉ có một số công ty nhỏ tổ chức các tour du lịch lang nghề , và các di tích văn hoá lịch sử . Cũng có những hình thức du lịch độc đáo thu hút được khách du lịch nước ngoài như hình thức du lịch làng nghề Bát tràng bằng xe trâu . Nhưng chủ yếu diễn ra nhỏ lẻ ở xung quanh Hà Nội như du lịch làng nghề Bát tràng ( Hà Nội ) , Tranh Đông hồ ( Bắc Ninh ) , lụa Vạn phúc ( Hà Tây ) …
PHẦN IV . ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MỘT LÀNG DU LỊCH VĂN HOÁ ĐẶC TRƯNG CỦA VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TẠI BẮC NINH
Nhìn vào thực trạng về du lịch văn hoá ở Việt Nam thì còn tồn tại rất nhiều vấn đề cần nhiều giải pháp tổng hợp và có một chương trình lâu dài và một lượng vốn đầu tư . Qua thực trang trên em co một đề xuất : “ Xây dựng làng du lịch văn hoá vùng đồng bằng bắc bộ tại Bắc Ninh ” một làng du lịch văn hóa mang những đặc trưng của vùng đồng bằng bắc bộ ” . Nhằm khai thác một tài nguyên văn hoá đặc trưng của vùng và làm giảm sự manh mún trong việc khai thác du lịch văn hoá hiện nay và cuối cùng là tạo ra một điểm đến mới làm phong phú thêm cho du lịch Việt Nam .
Bắc Ninh nằm trên tuyến tam giác kinh tế Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng . Trên địa bàn có đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn , Quốc Lộ 18 chạy qua . Ngoài ra còn có đường cao tốc Bắc Ninh - Nội Bài rất thuận tiện cho việc đi lại di chuyển . Và còn kết hợp được với các tour Hà Nội - Hạ Long .
Mặt khác Bắc Ninh có điều kiện về văn hoá lịch sử .
Xây dựng một làng văn hoá là tập hợp của nhiều làng nghề truyền thống do một công ty chủ quản . Gồm các làng nghề thủ công nổi tiếng của vùng đồng bằng bắc bộ như : làng tranh Đông hồ , gốm Bát tràng , lụa Vạn phúc , tre Xuân lai ... và cả một làng thuần nông truyền thống . Mỗi làng nghề được tổ chức thành một xóm , trong đó có các hộ gia đình sản xuất các mặt hàng truyền thống của làng mình . Các làng được tổ chức như một hợp tác xã sản xuất , dưới sự quản lí cuẩ công ty du lịch . Nhưng công ty chỉ quản lí ở cấ vĩ mô về quy hoạch , các kế hoạch sản xuất hàng hoá để bán cho khách du lịch . Các hộ gia đình ngoài việc cung cấp hàng hoá cho các quầy hàng bán đồ lưu niệm cho các quầy hàng của công ty ra còn có thể sản xuất và bán hàng ra ngoài thị trường .
Về hình thức mỗi xóm gồm các hộ gia đình từ các làng nghề , các nghệ nhân sản xuất những mặt hàng thủ công truyền thống vùng đồng bằng bắc bộ như là : tranh Đông Hồ , lụa Vạn Phúc , gốm Bát Tràng , Tre Xuân lai … Hàng ngày các hộ gia đình tiến hành sản xuất bình thường nhưng kết hợp phục vụ khách du lịch thăm quan . Ở mỗi xóm sẽ cho xây dựng một gian hàng bán các đồ lưu niệm của xóm mình sản xuất ra , gian hàng này do sự quản lí trực tiếp của công ty chủ quản .Ngoài các xóm sản xuất hàng thủ công kể trên công ty sẽ đầu tư xây dựng một trung tâm văn hoá ở giữa làng gồm hệ thống các nhà nghỉ , nhà hàng theo phong cách của vùng đồng bắng bắc bộ . Các nhà nghỉ , nhà hàng xây theo kiến trúc cổ , hệ thống nhà hàng chủ yếu phục vụ các món ăn dân tộc .
Ngoài du lịch làng nghề còn tổ chức du lịch văn hoá nghệ thuật , du lịch lễ hội . Xây dựng tại trung tâm văn hoá cổ như Đình làng , Chùa làng , Thuỷ đình . hàng năm tổ chức các lẽ hội truyền thống của từng làng nghề , hàng tuần có biểu diễn các chương trình nghệ thuật như : Thi hát Quan họ , hát Chèo , Hát Trầu Văn, múa rối nước …
Khách đến du lịch sẽ được đi thăm quan đời sống sản xuất hàng ngày của người dân , xem công việc đồng áng , đặc biệt du khách nước ngoài rất thích xem và chụp ảnh trâu nước . Sau đó đi mua sắm tại các gian hàng lưu niệm , thưởng thức các món ăn dân tộc , xem biểu diễn văn nghệ dân gian .
Kết hợp với du lịch văn hoá làng nghề là các dịch vụ nghỉ dưỡng như xông hơi bằng các bài thuốc dân tộc , massage , châm cứu bấm huyệt … Đây không chỉ là địa điểm lý tưởng cho du khách quốc tế tìm hiểu văn hoá mà còn là điểm nghỉ dưỡng cuối tuần tuyệt vời . Sau những ngày làm việc căng thẳng mọi người sẽ được tận hưởng một không khí thanh bình của một làng quê Việt Nam , được thưởng thức những đặc sản dân tộc và nghỉ dưỡng với những bài thuốc cổ truyền . Đây sẽ là một trung tâm du lịch văn hoá với sự kết hợp giữa du lịch làng nghề , du lịch văn hoá biểu diễn nghệ thuật , du lịch lễ hội , du lịch nghỉ dưỡng . Trung tâm này sẽ góp phần vào việc giải quyết tình trạng manh mún , nhỏ lẻ của du lịch văn hoá hiện nay . Ngoài ra nó còn góp phần rất lớn vào việc giải quyết công ăn việc làm , nâng cao thu nhập của nhân dân sở tại và góp phần đưa du lịch văn hoá Việt Nam phát huy tiềm năng vốn có để có thể cạnh tranh với du lịch các nước trong khu vực và quốc tế .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I - Đồng chủ biên : GS-TS Nguyễn Văn Đính , TS Trần Minh Hoà ; Giáo trình kinh tế du lịch , nxb LAO ĐỘNG - XÃ HỘI ,2004 .
II - GS - VS Trần Ngọc Thêm ; Cơ sở văn hoá Việt ,nxb Bộ Giáo Dục,1999
III - Tạp chí du lịch ,
IV - Trang web .com ,
www.bacninh.gov.com , www.vietnamnet.com , www.vnexpress.net…
V - Một trăm điều nên biết về phong tục việt nam , nxb văn hoá dân tộc
VI - Văn kiện đại hội Đảng toàn quóc lần thứ IX
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 67389.DOC