Đề án Giải pháp đẩy mạnh kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Hoa Kỳ

Đẩy mạnh kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Hoa Kỳ là một mục tiêu đòi hỏi nhiều nỗ lực từ Nhà nước đến doanh nghiệp và cả người sản xuất. Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường đầy tiềm năng của thuỷ sản Việt Nam , nhưng khai thác nó đến đâu lại còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà không chỉ riêng ngành thuỷ sản có thể giải quyết được. Muốn đẩy mạnh kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Hoa Kỳ nhà nước và các doanh nghiệp phải cùng có những biện pháp đồng bộ.hiệp định thương mại Việt-Mỹ mở ra cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam một cơ hội rất lớn.

doc41 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Giải pháp đẩy mạnh kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong giai đoạn phát triển. Mỗi sản phẩm đều phải trải qua bốn thời kỳ phát triển đó là : Giai đoạn1: Là giai đoạn hàng hoá mới được tung ra thị trường và chưa được người tiêu dùng biết tới. Giai đoạn 2: : Là giai đoạn phát triển của sản phẩm . Trong giai đạon này người tiêu dùng đã quen với sản phẩm và được tiêu dùng rộng rãi. Giai đoạn3: : Là giai đoạn bão hoà của sản phẩm. Trongn giai đoạn nàydoanh thu tăng chậm và có xu hướng giảm. Giai đoạn 3: : Là giai đoạn suy thoái. Giai đoạn này hàng hóa đó không còn được thị trường ưa chuộng, doanh thu giảm nhanh chóng. Hàng hoá ở giai đoạn này thì doanh nghiệp nên rút khỏi thị trường hoặc chuyển mặt hàng kinh doanh . Ngoài những nội dung trên việc tạo ra uy tín cũng là một vấn đề rất quan trọng trong chiến lược sản phẩm mà các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu không được bỏ qua nếu muốn kinh doanh lâu dài.  chương ii: sự cần thiết phải đẩy mạnh kinh doanh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Hoa Kì . I. căn cứ lý thuyết về thương mại quốc tế. Như chúng ta biết rằng mỗi một hoạt động kinh tế bất kỳ đều được chỉ lối bằng một lý thuyết kinh tế nhất định. Thương mại quốc tế đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người. Nó không những chỉ có trong một nền kinh tế hiện đại mà còn có ngay cả từ rất xa xưa trong các hình thaí kt xã hội khác nhau như xã hội nô lệ hay xã hội phong kiến. Thương mại quốc tế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của chuyên môn hóa lao động nhưng nó chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ khi chủ nghĩa tư bản ra đời với tính chất chuyên môn hoá sâu sắc của sản xuất và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Thương mại quốc tế là sự mua bán trao đổi hàng hoá , dịch vụ giữa các nước. Sự trao đổi hàng hóa là một hình thứccủa mối quan hệ xã hội, phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất khác nhau ở các nước khác nhau. Thương mại quốc tế cho phép một quốc gia có thể mở rộng khả năng tiêu dùng cũng như mở rộng khả năng sản xuất. Cho phép mỗi quốc gia phát huy tốt hơn khả năng của mình trong sản xuất và phát triển kinh tế . Tiền đề của thương mại quốc tế là chuyên môn hoá trong sản xuất. Không một quốc gia nào có đủ khả năng và nguồn lực để sản xuất có hiệu quả mọi hang hoá , dịch vụ. Chính vì vậy chuyên môn hoá vào sản xuất những hàng hoá mà nước mình có lợi thế để trao đổi lấy những hàng hoá mà nước mình kém lợi thế sẽ phát huy hiệu quả kinh tế cao hơn cố gắng sản xuất những mặt hàng đó. Và người đầu tiên chứng minh được điều này bằng lý thuyết kinh tế là nhà kinh tế học Adam Smith. Ông đã đưa ra lý thuyết Lợi thế tuyệt đối với nội dung chủ yếu như sau : Mỗi quốc gia đều có những lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất ra một số sản phẩm với chi phí thấp tuyệt đối nhờ nguồn lợi của tự nhiên, tài nguyên, nghành nghề truyền thống, lao động... Khi một nước có lợi thế tuyệt đối so với các nước khác về sản xuất một loại hàng hoá nào đó thì có thể tiến hành chuyên môn hoá vào sản xuất hàng hoá đó nhằm trao đổi lấy các hàng hoá khác mà nước mình kém lợi thế. Như chúng ta biết rằng thương mại quốc tế không chỉ dựa trên cơ sở những lợi thế tuyệt đối sẵn có. Không phải khi nào thương mại quốc tế cũng dựa trên nền tảng của những lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, nguồn nhân công rẻ. Nhật bản là một ví dụ về điều đó bởi nước này không hề có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên cũng như chi phí nhân công không hề rẻ nhưng tại sao hàn hoá của nước này vẫn xuất khẩu sang các nước có những điều kiện thuận lợi trên? Để trả lời cho câu hỏi này nhà kinh tế học người Anh là David Ricardo(1772-1823) đã chứng minh rằng chuyên môn hoá quốc tế đều có lợi mọi quốc gia. Và ông gọi đây là quy luật lợi thế tương đối hay lý thuyết về lợi thế so sánh. Quy luật lợi thế tương đối chỉ ra rằng ngay cả khi một nước kém hiệu quả hơn (kém lợi thế tuyệt đối hơn) một nước khác trong việc sản xuất cả hai loại hàng hoá khác nhau vẩn có thể có lợi khi trao đổi hàng hoá với nhau bằng cách chuyên môn hoá vào sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà nước mình có bất lợi tuyệt đối nhỏ hơn ( có lợi thế tương đối) và nhập khẩu những hàng hoá mà nước mình có bất lợi tuyệt đối lớn hơn. Thương mại quốc tế ngày nay dựa trên cơ sở của lợi thế tương đối là chủ yếu và đây mới thực sự là nguồn gốc của thương mại quốc tế. Lợi thế tương đối ngày nay giữa các nước rất đa dạng. Mọi quốc gia đều có thể tham gia vào hợp tác kinh tế quốc tế và thương mại quốc tế điều đó chứng tỏ rằng có rất nhiều cơ sở để hình hành quan hệ buôn bán quốc tế giữa các nước với nhau. Để chứng minh cho điều này hàng loạt lý thuyết mới về thương mại quốc tế đã ra đời như: Lý thuyết về sự tương quan các nhân tố của Hecsher-Ohlin. Lý thuyết về thương mại quốc tế dựa trên sự khác biệt về công nghệ. Lý thuyết về thương mại quốc tế dựa trên lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Lý thuyết về thương mại quốc tế dựa trên sự khác biệt về sản phẩm. .... Tất cả những lý thuyết này đều nhằm mục đích đi tìm bản chất của lợi thế tương đối và mỗi lý thuyết thì tìm ra được một nguồn gốc của lợi thế tương đối trên cơ sở những giả định của lý thuyết đó. Nhưng dù có theo trường phái kinh tế nào đi chăng nữa thì chúng ta đều phải thừa nhận rằng thương mại quốc tế ngày nay chủ yếu dựa trên những lợi thế tương đối, và đó là cơ sở để các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các quốc gia đang phát triển mạnh dạn tham gia vào thương mại quốc tế. II. căn cứ nhu cầu thị trường Mỹ về hàng thuỷ sản . Mỹ là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ 2 thế giới (sau Nhật Bản) và tăng đều trong nhiều năm qua. Năm 1992, Mỹ nhập khẩu 6,02 tỷ USD thuỷ sản, năm 1995 tăng lên 7,14 tỷ USD, năm 1998 là 8,45 tỷ USD và 1999 là 9,3 tỷ USD. Trước năm 1998, nhập khẩu tôm vào Mỹ thấp hơn Nhật Bản, nhưng từ năm 1998 Mỹ đã vượt lên thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới. Mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất vào Mỹ là tôm đông lạnh, với khối lượng nhập khẩu năm 1998 và 1999 đạt trên 300.000 tấn, trị giá trên 3 tỷ USD. Nước cung cấp tôm lớn nhất cho Mỹ là Thái Lan, Êquađo, Inđônêxia và ấn Độ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh, xuất khẩu tôm của Êcuađo vào thị trường này từ năm 1999 đã giảm đáng kể. Mặt hàng nhập khẩu lớn thứ hai là cá ngừ đóng hộp, năm 1999, nhập khẩu mặt hàng này vào Mỹ đạt 151.000 tấn, trị giá 885 triệu USD và tăng 32% so với năm 1998. Thái Lan là nhà cung cấp chính cá ngừ hộp cho thị trường Mỹ (chiếm trên 50%), tiếp theo là Philippin, Inđônêxia, Đài Loan. Cá hồi là mặt hàng nhập khẩu lớn thứ 3 của Mỹ (chủ yếu là cá hồi nuôi Đại Tây Dương) với giá trị nhập khẩu là 727 triệu USD năm 1999, tiếp theo là tôm hùm (719 triệu USD). Mỹ là nước tiêu thụ thuỷ sản đứng thứ 3 trên thế giới, sau Nhật Bản và Trung Quốc. Mức tiêu thụ thuỷ sản của Mỹ trung bình trong năm 1994 đến 1997 là 5,78 triệu tấn/năm. Trong năm 1998 và1999 mức tiêu thụ còn cao hơn nữa. Cá hộp là mặt hàng thuỷ sản được tiêu thụ nhiều nhất ở Mỹ và ở mức khá ổn định trong những năm gần đây là 4,4 - 4,5 lb/đầu người.năm. Trong đó cá ngừ đóng hộp là mặt hàng chính (3,4lb/đầu người.năm). Mặt hàng tiêu thụ lớn thứ hai là tôm đông lạnh, với mức tiêu thụ bình quân trên đầu người trong năm 1996 là 3,19 lb (1,48kg) và 1998 là 3,59 lg (1,63 kg). Ngoài ra, các mặt hàng khác được tiêu thụ khá ở Mỹ là (lb/người.năm) : cá hồi (1,7), cá tuyết pollack (0,54) và nhuyễn thể 2 vỏ (0,89). III. căn cứ về nguồn hàng xuất khẩu của Việt Nam . Việt Nam là nước có nguông thuỷ sản tương đối phong phú với nhiều loài có giá trị kinh tế cao và trữ lượng khia thác lớn. Hiện nay ngoài hơn 2000 loài cá biển còn có trên 70 loài tôm và rất nhiều loại thuỷ sản khác. Với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào chế biến như hiện nay đã góp phần đa dạng hoá các mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam phục vụ cho xuất khẩu. So với trước đây cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam không còn chỉ là tôm mà đã mở rộng ra các sản phẩm khác như cá tra , cá ba sa, cá phi lê tươi và đông lạnh, mực ( bao gồm mực khô và mực đông lạnh),cua , ốc sò huyết...Ngay cả mặt hàng tôm hiện nay do trình độ chế biến được nâng cao đã giúp cho mặt hàng nay trở nên cực kỳ phong phú về chủng loại ví dụ như: tôm đông lạnh, tôm bóc vỏ, tôm tẩm bột... Có một lợi thuỷ sản hết sức phong phú và đó chính là một cơ sở để các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản yên tâm về nguồn hàng phục vụ xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ . IV. yêu cầu về đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam . Chính sách mơ cửa của Đảng và Nhà nước cho phép mọi thành phần kinh tế tham gia vào hợp tác quốc tế. Đối với kinh doanh xuất nhập khẩu là một ngành còn rất mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Mặt khác công cuộc đổi mới đất nước cần có những nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu để phục vụ cho nhập khẩu những hàng hoá mà trong nước không có khả năng sản xuất được...Chính vì vậy phát triển một ngành ngoại thương tổng hợp và toàn diện dựa trên những lợi thế sẵn có của Việt Nam là một yêu càu tất yếu. Thuỷ sản là một ngành có nhiều tiềm năng nhất trong lĩnh vực nông nghiệp. Chính vì vậy đòi hỏi đưa ngành này trở thành một ngành kinh tế mũi nhịn đã trở thành một yêu cầu không thể xem nhẹ. Phát triển ngành thuỷ sản không những để giải quyết công ăn việc làm cho gười lao động trong nước mà mục tiêu cơ bản là hướng tới xuất khẩu. Mỹ là một thị trường rộng lớn với trên 200 triệu dân và có mức thu nhập bình quân cao hàng đầu thế giới, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản ở Mỹ lại ngày một tăng mạnh trong khi khả năng sản lại có hạn, lượng nhập khẩu thuỷ sản cả Mỹ tăng liên tục từ 1997 đến nay và có xu hướng tiếp tục tăng do cung trong nước không thể đủ cầu. Chính vì vậy đòi hỏi đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Hoa Kỳ là một hướng đi dúng đắn và rất cần thiết đối với thuỷ sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Phần ii: thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ . Chương i: tổng quan về tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong một vài năm gần đây. I. Những nét khái quát về thị trường thuỷ sản của Hoa Kỳ . Mỹ là cường quốc thế giới về khai thác, nuôi trồng và chế biến các sản phẩm thuỷ sản. Sản lượng nuôi trồng đang tăng trưởng vì thị trường có nhu cầu cao, trong khi sản lợng khai thác không tăng, thậm chí còn giảm ít do Mỹ thi hành chính sách bảo vệ nguồn lợi hải sản lâu dài, ngoài ra các sản phẩm khai thác trong nước ít được người Mỹ ưa chuộng do đó phải xuất khẩu và chủ yếu xuất khẩu sang Đông á là khu vực đang gặp khó khăn lớn về kinh tế (Nhật Bản, Hàn Quốc ...). Mỹ là một trong số ít các quốc gia có nguồn lợi thuỷ sản rất lớn, giàu có và được bảo vệ một cách có hiệu quả nhờ vào luật pháp đầy đủ và được thực thi nghiêm chỉnh, nhờ vào hệ thống quản lý Nhà nước đối với nghề cá rất khoa học và thực tiễn. Mỹ có tiếng nói quan trọng trong các vấn đề lớn về nghề cá thế giới và khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và bảo vệ thế giới thiên nhiên hoang dã. Mỹ là một trong những thị trường thuỷ sản lớn nhất hiện nay với tổng giá trị ngoại thương năm 2000 lên tới 13 tỷ USD (gần đuổi kịp Nhật Bản). Nhập khẩu thuỷ sản tăng nhanh, trong khi xuất khẩu không tăng dẫn đến thâm hụt ngoại thương ngày một tăng và đã đạt đến con số kỷ lục là 7 tỷ USD năm 2000. Người Mỹ thiên về các sản phẩm "hải vị" rất đắt tiền như tôm he, tôm hùm, cá ngừ, cá hồi, cua bể và các sản phẩm cao cấp như cá philê, tôm nõn, thịt cua, hộp cá ... Tuy Mỹ nhập khẩu đủ các mặt hàng từ thấp đến cao, từ đắt đến rẻ, nhưng giá trị nhập khẩu tập trung chủ yếu vào các mặt hàng "hải vị" nêu ở trên. Các nhà xuất khẩu thuỷ sản muốn thành công và có vị trí vững chắc ở thị trường Mỹ tất nhiên phải làm chủ và chiếm lĩnh được các mặt hàng quan trọng nêu ở trên. Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh trong nhiều năm là yếu tố quan trọng cho nhập khẩu thuỷ sản tăng nhanh trong những năm gần đây. Tuy vậy, từ cuối năm 2000 và nhất là đầu năm 2001 nền kinh tế Mỹ đã có xu hướng tăng chậm lại và có nhiều dấu hiệu không khả quan. Nhất là sau vụ khủng bố ngày 11-9 lại càng làm tăng khả năng nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chậm, thậm chí là không tăng trưởng. Chính vì vậy thị trường nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ sẽ gặp khó khăn lớn. Mức thu nhập giảm, nạn thất nghiệp tăng tất yếu sẽ dẫn đến sức mua các mặt hàng thuỷ sản cao cấp giảm đi. Thí dụ điển hình là thị trường thuỷ sản khổng lồ Nhật Bản giảm sút đột ngột ngay sau cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng từ năm 1997 và đến nay sự phục hồi vẫn rất chậm chạp và khó khăn. Phải chăng thị trường nhập khẩu thuỷ sản Mỹ đã đạt tới đỉnh cao vào năm 2000. Câu hỏi này phải chờ thời gian mới có lời giải đáp. Thị trường thuỷ sản Mỹ là thị trường mở, có hơn 120 quốc gia có quan hệ buôn bán thuỷ sản với Mỹ. Sự cạnh tranh ở đây là rất khốc liệt. Chỉ những ai nắm bắt được đầy đủ, kịp thời và chính xác các thông tin cần thiết về thị trường này, những ai có sản phẩm có sức cạnh tranh cao (chủ yếu là sản phẩm đúng thị hiếu, có chất lượng cao, bao gói phù hợp, giá cả phù hợp) và tiếp thị giỏi mới có cơ may chiếm lĩnh được thị trường rất rộng lớn và phong phú này. Ngoài ra Mỹ thường gắn ngoại thương thuỷ sản với các vấn đề khác ít liên quan tới xuất nhập khẩu. (Ví dụ như lệnh cấm vận tôm năm 1995 của Mỹ đã gây khó khăn lớn cho các nước xuất khẩu tôm vào Mỹ như Thái Lan, ấn Độ, Inđônêxia và nhiều quốc gia khác. Mỹ buộc các nước này trong thời gian ngắn phải có thiết bị "lùa rùa biển ra khỏi lưới kéo tôm" (tiếng Anh gọi tắt là TED) lắp vào cửa lưới. Chỉ những nước có giấy xác nhận của Mỹ là đã sử dụng TED thì sản phẩm tôm mới được xuất sang Mỹ.) Các nước xuất khẩu thuỷ sản Châu á trong đó có Việt Nam đã có bước tiến nhảy vọt trong việc xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang thị trường Mỹ trong năm 2000. Phải thừa nhận rằng do tôm nuôi của các nước Mỹ La tinh bị thất bát lớn (mất khoảng 100 nghìn tấn) nên tôm nuôi được mùa lớn của các nước châu á mới có điều kiện thuận lợi tràn vào lấp chỗ trống. Bước sang năm 2001 và các năm sau, có thể thuận lợi đó không còn do rất nhiều nước ở Trung Mỹ và Nam Mỹ đang phát triển rất mạnh việc nuôi tôm công nghiệp để xuất khẩu chủ yếu sang thị trường quen thuộc là Mỹ. Sự cạnh tranh trên thị trường tôm đông ở Mỹ chắc sẽ còn khốc liệt hơn. Vì vậy, việc đa dạng hoá các mặt hàng cao cấp khác ngoài tôm đông là rất cần thiết cho việc tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ. Ngoài ra philê từ cá biển, cá rô phi, cá ba sa cũng luôn có nhu cầu cao. Cá ngừ tươi, thịt cua đông, thịt điệp, tôm hùm ... đều là các mặt hàng có nhu cầu cao ở Mỹ. Trên đây là những nét tổng quan về tình hình thị trường thuỷ sản của Hoa Kỳ , nó là công cụ giúp các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này của Việt Nam có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản phù hợp nhằm thâm nhập thị trường này một cách có hiệu quả và nhanh nhất. II. tổng quan về thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ . Sau khi lệnh cấm vận đối với Việt Nam được Hoa Kỳ rõ bỏ thì khối lượng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ liên tục tăng. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này tăng gần như gấp đôi ( Xem bảng 1) mỗi năm cho thấy đây là thị trường đầy tiềm năng cho xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam (chủ yếu là hàng nông sản). Điều đó cho thấy dây là một thị trường mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua và cũng cho thấy các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu của Việt Nam khá nhậy bén trong việc thâm nhập thị trường này. Mặc dù kết quả đạt được là rất khả quan nhưng giá hàng xuất khẩu của Việt Nam chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ về những mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu.  Bảng 1: Kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ . Năm Giá trị xuất khẩu (Triệu USD) Tốc độ tăng (%) 1994 50,4 ---- 1995 200 396,85 1996 308 154 1997 372 120.78 1998 519,5 139,65 1999 601,9 115,86 2000 733,44 121,86 Nguồn: Hải quan Mỹ, tổng cục hải quan Việt nam , thời báo kinh tế số 138 năm 2000. Trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ thì thuỷ sản là mặt hàng có tốc độ tăng cao nhất và có kim nghạch xuất khẩu vào thị trường này lớn nhất, nó chiếm một tỷ lệ khá cao trong cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Nếu so với các thị trường truyền thống như Nhật Bản, EU...thì thị trường Hoa Kỳ là một thị trường khá mới mẻ của hàng thuỷ sản Việt Nam bởi cho đến năm 1999 chưa có công ty nào của Việt Nam đặt văn phòng giao dịch tại Hoa Kỳ . Hàng thuỷ sản của Việt Nam chỉ thực sự thâm nhập thị trường Hoa Kỳ sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ nối lại quan hệ song phương vào năm 1995. Mặc dù vậy tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ là rất cao , gần gấp đôi hằng năm (bảng 2) điều đó cho thấy thị trường Hoa Kỳ là một thị trường đầy tiềm năng của thuỷ sản Việt Nam. Bảng 2: Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào Hoa Kỳ qua các năm. Đơnvị: Triệu USD Năm Giá trị xuất khẩu Tốc dộ tăng (%) Tỷ trọng (%) 1995 19,6 ---- 9,8 1996 28,53 145,56 9,3 1997 42,85 150,19 13,1 1998 81,55 190,31 15,7 1999 125,59 153,95 20,9 2000 304,36 242,34 41,5 2001 500 164,3 --- Nguồn: Hải quan Mỹ , Bộ thương mại . Cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn tập trung chủ yếu vào một số mặt hàng chính như tôm, cá ba sa...và tôm vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong tỷ trọng hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ qua các năm. Tuy nhiên số lượng và chủng loại mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam đã dần tăng lên qua các năm. Thị trường Mỹ đã nhanh chóng trở thành một trong 3 khối thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của thuỷ sản Việt Nam, nhờ đó tạo được sự điều tiết, cân đối cần thiết trong những trường hợp ở các thị trường khác có khó khăn, đồng thời cũng tạo cơ hội cho sự tăng trưởng nói chung của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Đến nay, thị trường Mỹ đã chiếm giữ vị trí thứ hai trong các thị trường xuất khẩu thuỷ sản của ta và khoảng cách về giá trị kim ngạch xuất khẩu giữa thị trường Mỹ và thị trường số một là Nhật Bản đã thu hẹp lại một cách rất nhanh chóng. Xu hướng này vẫn tiếp tục diễn ra trong năm 2001. Có được kết quả đó, một phần là nhờ sự nỗ lực chủ động tìm hiểu mở rộng thị trường của chính chúng ta, nhưng một phần khác cũng không kém phần quan trọng là nhờ sự hợp tác của các bạn hàng nước ngoài và sự ưa chuộng của người tiêu dùng Mỹ đối với các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam, những sản phẩm mà theo họ là có nguồn gốc "mới lạ" và đặc biệt là còn "sạch" đối với các nguồn ô nhiễm. Chính vì vậy bản thân các nhà nhập khẩu Mỹ cũng đã dần dần xem trọng nguồn cung cấp sản phẩm từ Việt Nam. Theo công bố từ phía Mỹ, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường này trong 2 tháng đầu năm 2001 có khối lượng 5.678 tấn, giá trị 40 triệu USD trong đó các mặt hàng về cua biển cũng có những bước tăng trưởng vượt bậc. Các sản phẩm cua gồm cua sống, cua đông nguyên con, cua luộc, thịt cua đông, thịt cua hộp. Tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm cua sang Mỹ là 1,8 triệu USD. Riêng thịt cua đông xuất với khối lượng 56 tấn giá trị tới 722 nghìn USD. Như vậy, các doanh nghiệp và các nhà xuất khẩu của chúng ta đã có bước đột phá đáng kể trong việc đưa sản phẩm cua biển rất phong phú của Việt Nam vào thị trường tiêu thụ cua số 1 thế giới là Mỹ. Cá nước ngọt (trừ basa) bao gồm cá đông và cá philê có khối lượng xuất khẩu là 422 tấn giá trị 1,1 triệu USD, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Riêng cá nước ngọt philê có khối lượng 99 tấn trá trị 330 nghìn USD. Điều đáng tiếc là thị trường Mỹ rất ưa chuộng cá rô phi và nhập khẩu rất lớn sản phẩm này, nhưng cá rô phi của Việt Nam coi như mới chỉ hiện diện ở thị trường này với con số quá nhỏ bé là 2 tấn, giá trị 7,5 nghìn USD. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ vẫn tiếp tục tăng trong những tháng tiếp theo. Đây là một dấu hiệu rất đáng mừng cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu chậm lại.Trong 7 tháng đầu năm 2001 đạt khối lượng 17.551 tấn, tăng 186% và giá trị 143 triệu USD, tăng 193% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng cao so với các nước trong khu vực cùng xuất khẩu vào Mỹ. Các sản phẩm tôm vẫn là mặt hàng chủ lực và chiếm tỷ lệ áp đảo trong các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, trong đó các mặt hàng có giá trị cao là: Sản phẩm Giá trị (triệu USD) Tỉ lệ (%) Tôm đông bóc vỏ 48,17 47,2 Tôm đông chế biến 16,26 16,0 Tôm đông còn vỏ <15 22,06 21,6 Tôm đông còn vỏ 15/20 4,05 - Tôm đông còn vỏ 26/30 3,49 - Tôm đông còn vỏ 21/25 3,26 - Tôm đông còn vỏ 31/40 2,90 - Các loại khác 2,35 - Tổng cộng 102,54 100 Như vậy, 3 sản phẩm tôm đông bóc vỏ, tôm đông còn vỏ <15 và tôm đông chế biến đã chiếm tỷ trọng tới 84,8% giá trị xuất khẩu tôm nói chung. Mặc dù về khối lượng, tôm xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ chỉ chiếm 38,5% khối lượng hàng xuất khẩu nói chung, nhưng về giá trị lại chiếm tỉ lệ rất cao, tới 71,7% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Giá tôm Việt Nam xuất sang Mỹ đạt mức trung bình tới 15,2 USD/kg. Đây là mức giá trung bình cao nhất ở thị trường tôm Mỹ. Cá ngừ là mặt hàng xuất khẩu đứng ở vị trí thứ hai với khối lượng 1.483 tấn, giá trị 8,8 triệu USD và chỉ chiếm 6,2% giá trị xuất khẩu thuỷ sản nói chung. Mặt hàng cá ngừ xuất khẩu chính là cá ngừ vây vàng tươi. Gần đây người Mỹ đã chuyển hướng tiêu thụ dẫn từ hộp cá ngừ sang cá ngừ tươi ( theo kiểu của người Nhật). Cá ngừ vây vàng tươi xuất sang Nhật hiện chiếm tỷ trọng áp đảo, tới 97% giá trị xuất khẩu cá ngừ các loại. Điều này mở ra cơ hội thuận lợi cho nghề câu cá ngừ đại dương của các tỉnh miền Trung phát triển. Nhìn rộng ra, cá ngừ vây vàng tươi của Việt Nam xuất sang Mỹ hiện nay đã ngang bằng với Philippin và Inđônêxia (vốn đã có mặt ở thị trường Mỹ từ lâu), vượt hẳn Đài Loan, Hàn Quốc và chỉ cỏn đứng sau Mêhico và Ecuađo. Triển vọng của cá ngừ Việt nam ở đây còn nhiều. Cá biển philê đông đứng ở vị trí thứ 3 với khối lượng xuất khẩu 1.884 tấn, giá trị gần 7 triệu USD, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm trước. Đây là mặt hàng được ưa chuộng ở Mỹ. Năm 1999, Mỹ nhập khẩu tới 297 nghìn tấn cá philê các loại. Rõ ràng cá biển philê của Việt Nam còn chiếm thị phần rất khiêm tốn ở thị trường Mỹ - thị trường tiêu thụ lớn nhất về cá philê hiện nay (Mỹ đã sản xuất được 200 nghìn tấn trong năm 1999). Cá ba sa philê đông là sản phẩm độc đáo của Việt Nam ở thị trường Mỹ. Khối lượng xuất khẩu lên tới 1.541 tấn, giá trị 5,6 triệu USD. Hiện có 7 nước xuất khẩu mặt hàng này vào Mỹ nhưng Việt Nam là nước cung cấp lớn nhất, chiếm thị phần 85,5% về khối lượng và 86% về giá trị. Tuy nhiên, sản phẩm này có một đối thủ cạnh tranh hết sực nặng kí, đó là cá nheo nuôi. Nhưng đối thủ duy nhất cạnh tranh với chúng ta chính là các nhà chế biến và nuôi trồng cá nheo ở ngay nước Mỹ.Hiện nay sản lượng cá nheo nuôi của Mỹ đạt khoảng 280.000 tấn mỗi năm. Thịt điệp cũng là sản phẩm của Việt Nam được ăn khách ở Mỹ với lượng xuất là 765 tấn, giá trị 4,3 triệu USD. Sản lượng cua biển của chúng ta rất dồi dào, nhưng việc xuất sang Mỹ còn rất hạn chế, mới đạt khoảng trên 2 triệu USD, trong khi các nước Canađa, Nga, Trung Quốc xuất khẩu rất lớn các sản phẩm cua của họ.( Số liệu 8-2000, nguồn Hải quan Hoa Kỳ) Nhìn chung, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ hiện vẫn nghiêng hẳn về tôm, chưa phù hợp với tiềm năng về sản lượng thuỷ sản của ta và có cơ cấu chưa hợp lí nếu so với các nước khác cùng xuất khẩu thuý sản sang thị trường này. Các sản phẩm nhiều tiềm năng khác còn chiếm tỷ trọng quá nhỏ bé. Các nước khác đều rất cố gắng đa dạng hoá mặt hàng của họ. Thí dụ, Thái Lan là nước xuất khẩu tôm lớn nhất vào Mỹ, nhưng tôm chỉ chiếm tỷ trọng 48%, còn lại là các mặt hàng khác. Cá philê các loại, cá ngừ đóng hộp... đều là các mặt hàng có mức tiêu thụ lớn và có nhu cầu đang tăng. Mặc dù đã đạt được các kết quả khá khả quan nhưng không phải chúng ta không gặp những khó khăn. hiện hàng thuỷ sản của Việt Nam còn thua các đối thủ cạnh tranh về chất lượng cũng như chủng loại và mẫu mã. Mặt khác những khó khăn do chính phủ Hoa Kỳ gây ra ví dụ như ngày 4-10-2001, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật HR 2964 không cho phép bất cứ loài cá nào không thuộc họ cá nheo Mỹ Ictaluridae (họ cá được nuôi phổ biến tại Mỹ) được mang tên thương mại là cá"catfish".Tiếp theo đó, ngày 25-10-2001 Thượng viện Mỹ lại thông qua dự luận HR 2330 về phân bổ ngân sách tài chính cho khu vực nông nghiệp năm 2002, trong đó có điều khoản sửa đổi số SA 2000 với nội dung: "Không cho phép Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) sử dụng bất kỳ khoản ngân sách nào vào việc cho phép nhập khẩu cá hoặc sản phẩm cá có tên "catfish", trừ các sản phẩm cá thuộc họ Ictaluridae đã gây ra những khó khưn đáng kể cho người xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Chương ii : Những thuận lợi và khó khăn để đẩy mạnh kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Hoa Kỳ Kết quả xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong một vài năm vừa qua cho thấy tiềm năng rất lớn của thuỷ sản Việt Nam khi thâm nhập thị trường này. Tốc độ tăng khối lượng thuỷ sản cũng như giá trị xuất khẩu vào thị trường này mở ra cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam rất nhiều cơ hội kinh doanh mới. Đạt được những kết quả đáng khích lệ đó ( nhất là vào năm 2000) là do chúng ta có những thuận lợi nhất định, tuy nhiên so với các nước trong khu vực thì xuất khẩu hàng hóa nói chung và thuỷ sản nói riêng của Việt Nam sang Hoa Kỳ là chưa đáng kể và còn rất khiêm tốn. Để đánh gía về thực trạng đó chúng ta hãy xem xét các nhân tố có ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong một vài năm gần đây. I. những thuận lợi của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ . Có thể nói rằng trong mọt vài năm trở lại đây xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam nói chung và xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng gặp rất nhiều thuận lợi. Bao gồm những thuận lợi chủ quan và những thuận lợi khách quan. 1. Những thuận lợi chủ quan: * Biển : Có thể nói rằng nước ta là một trong những nước được thiên nhiên ưu đãi cho những điều kiện hết sức lý tưởng để phát triển nghành thuỷ sản trở thành một nghành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế. Nước ta có gần 3000 km bờ biển dọc từ Bắc vào Nam và chạy dọc theo đất liền. Biển Việt Nam thuộc hàng có nguồn hải sản phong phú của thế giới với trên 2000 loài cá ( trong đó có trên 100 loài có giá trị kinh tế cao với trữ lượng trên 3 triệu tấn). Và trên 70 loài tôm cùng rất nhiều loại hải sản khác như tôm , cua... Mật độ cá của biển Việt Nam thuộc loại trung bình của thế giới và có điều kiện thuận lợi cho tái sinh. Ngoài biển ra Việt Nam còn có một hế thống diện tích mặt nước tương đối lớn , là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển thuỷ sản nước ngọt và nước lợ. * Chính sách: Hiện nay Nhà nước có rất nhiều chính sách ưu đãi đối với ngành thuỷ sản nói chung và xuất khẩu thuỷ sản nói riêng, với mục tiêu đưa ngành này trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn như : đầu tư để xây dựng và đóng mới những đội tàu có công suất lớn phục vụ cho mục tiêu đánh bắt xa bờ, xây dựng các nhà máy chế biển thuỷ sản, đảm bảo đầu ra cho người sản xuất... tất cả những chính sách ưu đãi này cùng với những chính sách ưu đãi đối với xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thuỷ sản nói riêng đã tạo ra một động lực thúc đẩy nghành thuỷ sản và xuất khẩu thuỷ sản phát triển với tốc độ cao. * Chi phí sản xuất thấp. Hàng thuỷ sản của Việt Nam trên thị trường Mỹ có một thuận lợi rất lớn lf giá cả thấp hơn các đối thủ cạnh tranh khác, thậm chí thấp hơn cả hàng thuỷ sản của Mỹ mặc dù hàng của nước này không phải chịu thuế suất. Sở dĩ có được điều này là do chi phí sản xuất của hàng thuỷ sản Việt Nam thấp hơn các đối thủ khác. Chi phí thấp có mấy lý do sau đây: Chi phí con giống thấp. Chi phí nhân công thấp. Được nhà nước tạo thuận lợi trong việc cung cấp các dịch vụ hậu cần cho người nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Chi phí thấp là cơ sở để hạ giá thành sản xuất và hạ giá bán và đây là vũ khí đắc lực cho các nhà xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trên thị trường Mỹ trong cạnh tranh với các đối thủ khác. 2. Những thuận lợi do điều kiện khách quan mang lại. * Hiệp định thương mại Việt-Mỹ. Ngày 10-12-2001 hiệp định thương mại Việt-Mỹ đã đi vào hiệu lực, đây là một thuận lợi rất lớn đối với xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thuỷ sản nói riêng vào thị trường Mỹ. Hiệp định thương mại Việt-Mỹ không những chỉ giảm mức thuế đánh vào hàng thuỷ sản của Việt Nam ( giảm hơn 10 lần) mà nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành thuỷ sản. Đi đôi với những thuận lợi trên là những ưu đãi về cơ chế chính sách của Việt Nam cũng như Hoa Kỳ đối với xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường này. Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được thụng qua sẽ tạo thờm độ tin cậy cao hơn của cỏc nhà đầu tư, cụng ty kinh doanh Mỹ đối với hàng thủy sản Việt Nam, thuế nhập khẩu cỏ ngừ tươi và đồ hộp sẽ được giảm bằng cỏc nước đó ký hợp đồng thương mại với Mỹ nờn xuất khẩu sẽ thuận lợi hơn, khả năng đầu tư vào thủy sản Việt Nam của cỏc nhà đầu tư Mỹ sẽ tăng lờn, cỏc nhà sản xuất kinh doanh thủy sản của Việt Nam cũng sẽ được tiếp cận nhiều hơn những cụng nghệ mới và trỡnh độ quản lý của Mỹ. Mặc dù Việt Nam đã được hưởng quy chế tối huệ quốc(MFN) nhưng đây không phải là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Mỹ vì ngoài Việt Nam Mỹ cũng đã giành MFN cho hơn 130 nước khác. Cơ hội từ hiệp định thương mại Việt-Mỹ là rất rõ nhưng việc tận dụng những cơ hội này đến đâu lại là một vấn đề không hề đơn giản đối với các nhà kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam . * Thuận lợi do sự tăng trưởng của kinh tế Mỹ . Trong một thời gian dài kinh tế Mỹ luôn tăng trưởng ổn định và đây là nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Xu hướng tiêu dùng thuỷ sản của người dân Mỹ đã tăng lên thay cho việc tiêu dùng các sản phẩm từ thịt truyền thống. Với việc kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định trong một thời gian dài đã ảnh hưởng đáng kể đến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường này. Nhưng sau khi kinh tế Mỹ có dấu hiệu suy giảm và nhất là sau vụ khủng bố ngày 11-9 xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã ít nhiều bị ảnh hưởng do những tác động xấu của nền kinh tế mang lại. II. những khó khăn của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ . 1. Khó khăn chủ quan. Hiện nay hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ còn gặp một số trở ngại mà lý do chủ yếu là những khó khăn chủ quan thuộc về phía hàng thuỷ sản , các doanh nghiệp và cả các chính sách của nhà nước . * Sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam còn thấp do chất lượng chưa cao. Điều này có thể thấy rất rõ ràng, không chỉ hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ mà hàng thuỷ sản của Việt Nam nói chung đều có chất lượng chưa cao, chưa thực sự đáp ứng được những khu vực thị trường khó tính. Có nhiều lý do để giải thích cho sự yếu kém này: Thứ nhất: Chất lượng con giống của Việt Nam chưa cao, hiện nay số trung tâm kiểm dịch con giống cho ngành thuỷ sản ở Việt Nam còn rất thiếu và những trung tâm có uy tín quốc tế lại càng ít. Chính vì vậy con giống trong nuôi trồng thuỷ sản không được đảm bảo đúng quy định và có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng hàng thuỷ sản sau khi thu hoạch. Thứ hai: Công tác đảm bảo vệ sinh trong nuôi trồng không được chú trọng đúng mức. Hiện nay ở Việt Nam đa số thuỷ sản được nuôi trồng dưới hình thức hộ gia đình quy mô nhỏ, có rất ít những cơ sở nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về quy trình nuôi trồng thuỷ sản. Nhưng do đòi hỏi của thị trường ngày càng cao, các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản đã ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề con giống và công tác đảm bảo vệ sinh trong nuôi trồng thuỷ sản vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cũng như giá cả của hàng thuỷ sản của các cơ sở này. Thứ ba: Công nghệ đánh bắt và bảo quản còn lạc hậu. Có thể nói ngoài những đội tàu chuyên dụng cho đánh bắt xa bờ mà nhà nước mới đầu tư đóng mới thì đa số các đội tàu đánh bắt của Việt Nam còn rất lạc hậu so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất khai thác cũng như bảo quản hải sản trong những chuyến đi biển dài ngày làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng hàng thuỷ sản. Trong khai thác chủ yếu sử dụng phương tiện nhỏ, khai thác ven bờ làm giảm năng xuất và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.Do đó đòi hỏi phải hiện đại những đội tàu đánh bắt là công việc không thể không quan tâm của nhà nước cũng như của các doanh nghiệp đánh bắt và ngư dân. Thứ tư: Công nghệ chế biến còn nhiều hạn chế. Hiện nay số nhà máy chế biến thuỷ sản của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế còn rất ít , số nhà mà không những không đạt tiêu chuẩn mà còn thiếu về cả số lượng chưa tương xứng với quy mô khai thác. Đây là lĩnh vực cần áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật nhưng chế biến thuỷ sản của ta vẫn có quy mô nhỏ,phân tán, trình độ khoa học công nghệ còn lạc hậu và thiếu đồng bộ, năng suất lao động thấp. Một điều đáng mừng là tình trạng này đã từng bước được khắc phục. Nhiều nhà máy chế biến với công nghệ hiện đại đã được đưa vào sử dụng nhờ đó kéo dài được thời gian giữ chất lượng và độ tươi sống của hàng thuỷ sản, tạo ra nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau với trọng lượng mẫu mã khác nhau, làm giảm giá thành đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Có thể lấy ví dụ như ở An Giang trước đây xuất khẩu cá ba sa dạng phi lê dông lạnh đạt hiệu quả thấp nhưng sau khi áp dụng công nghệ xông khói nguội đã đưa giá thương mại tăng từ 1,5 đến 2 lần hay công ty xuất nhập khẩu Kiên Giang sau khi chuyển từ công nghệ đông tiếp xúc sang công nghệ đông rời nhanh IQF đã tăng giá bán mỗi kg tôm từ 0,03-0,05 USD. *Khó khăn từ phía các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam tham gia hợp tác quốc tế chưa lâu do đó kinh nghiệm trong buôn bán quốc tế của các doanh nghiệp còn rất hạn chế, mặt khác xuất khẩu thuỷ sản mới chỉ được chú ý trong thời gian gần đây do đó sự bỡ ngỡ trong kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam là không thể tránh khỏi. Khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường của các doanh nghiệp còn thấp, chưa thực sự nhạy bén với thị trường, công tác marketing sản phẩm còn yếu, ngoài ra sự yếu kém trong lĩnh vực luật pháp là những khó khăn đáng kể cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Điều này lại càng thấy rõ hơn khi kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ , nơi mà đã có rất nhiều năm buôn bán quốc tế, nơi mà sự cạnh tranh là hết sức gay gắt và cũng là nơi mà luật pháp phức tạp nhất ( Có một luật gia nói rằng để một người có thể hiểu hết được luật của Mỹ thì phải mất 200 năm). Chính vì không đủ khả năng để tự tìm kiếm và ký kết trực tiếp với các đối tác là các công ty của Mỹ nên đa số hàng thuỷ sản của Việt Nam không được xuất khẩu một cách trực tiếp mà phải qua trung gian. Theo thống kê năm 2001 thì 10%hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ là theo hình thức ký gửi. Hàng cứ được đóng contener và đưa lên tàu, trong quá trình hàng hoá trên đường đi nếu ký được hợp đồng xuất khẩu thì xuất ngay còn nếu không thì phải đưa vào kho của các đại lý bên Mỹ. Điều này chứng tỏ rằng các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vẫn còn rất lúng túng trong khâu tìm kiếm bạn hàng và ký kết các hợp đồng xuất khẩu. Ngoài ra trình độ quản lý yếu kém cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra những trở ngại cho quá trình tìm kiếm bạn hàng, kýkết hợp đồng cũng như thực hiện hợp đồng. Việt Nam có lợi thế về chi phí nhân công thấp so với các đối thủ cạnh tranh nhưng nếu không cait hiện trình độ quản lý của bản thân các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản thì hàng thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. * Chính sách của nhà nước đối với xuất khẩu thuỷ sản . Mặc dù đã có nhiều quan tâm đến ngành thuỷ sản trong tôừi gian gần đây nhưng ngành thuỷ sản Việt Nam chưa thực sự được quan tâm đúng với tiềm năng của nó. Đầu tư của chính phủ cho nghành thuỷ sản là còn khá thấp so với các ngành xuất khẩu khác trong khi đó mỗi năm ngành này đóng góp một phần đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra việc tạo ra một hành lang pháp lý để xuất khẩu thuỷ sản có chỗ dựa về mặt pháp lý cũng là một vấn đề rất bức xúc. Đa số các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Hoa Kỳ của Việt Nam chưa thông thạo vấn đề luật pháp , trong khi đó luật pháp của Hoa Kỳ lại rất phức tạp. Chính những lý do này đã gây trở ngại đáng kể cho các doanh nghiệp Việt Nam khi kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Hoa Kỳ. 2. Những khó khăn khách quan. * Kinh tế Mỹ có dấu hiệu đi xuống. Ngay từ cuối năm 2000 và đầu năm 2001 kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu đi xuống và nhất là sau vụ khủng bố ngaỳ 11-9 nó lại càng làm trầm trọng hơn nguy cơ một cuộc suy thoái kinh tế. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Tâm lý lo lắng về khủng hoảng kinh tế đã làm giảm khối lượng xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam vào Mỹ trong năm 2001 so với dự tính. Mặc dù vậy kinh tế Mỹ đã không bị khủng hoảng như người ta dự tính. Nhưng sự đi xuống của kinh tế Mỹ như một vật ngáng đường cho quá trình tăng tốc xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này. Tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Hoa Kỳ đã bị giảm từ 242,34% xuống còn 164,3% vào năm 2001. * Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thuỷ sản Hoa Kỳ . Hiện nay Mỹ có quan hệ buôn bán thuỷ sản với rất nhiều quốc gia khác nhau, ngoài Việt Nam Mỹ còn giành cho 130 nước khác quy chế tối huệ quốc. Mặt khác thị trường Hoa Kỳ lại là một thị trường tương đối mới mẻ đối với các doanh nghiệp của Việt Nam. Chính điều nay đã tạo ra một sức ép đối với các doanh nghiệp của Việt Nam khi kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này. Sự cạnh tranh gay gắt có thể gây rất nhiều khó khăn cũng như thiệt hại về kinh tế cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam , điều này được chứng tỏ bằng việc Ngày 4-10-2001, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật HR 2964 không cho phép bất cứ loài cá nào không thuộc họ cá nheo Mỹ Ictaluridae (họ cá được nuôi phổ biến tại Mỹ) được mang tên thương mại là cá "catfish". Tiếp theo đó, ngày 25-10-2001 thượng viện Mỹ lại thông qua dự luận HR 2330 về phân bổ ngân sách tài chính cho khu vực nông nghiệp năm 2002, trong đó có điều khoản sửa đổi số SA 2000 với nội dung: "Không cho phép Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) sử dụng bất kỳ khoản ngân sách nào vào việc cho phép nhập khẩu cá hoặc sản phẩm cá có tên "catfish", trừ các sản phẩm cá thuộc họ Ictaluridae.  Phần iii một số kiến nghị để đẩy mạnh kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường hoa kỳ. Nhằm đẩy mạnh kinh doanh xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ thì cần thiết phải có những giải pháp đồng bộ từ phía Nhà nước cho đến phía các doanh nghiệp. i. các biện pháp từ phía nhà nước . Tiếp tục củng cố mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam-Hoa Kỳ. Đây là điều kiện cơ bản để tạo ra môi trường hoạt động thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng thuỷ sản sang Hoa Kỳ, cũng như trong công tác tiếp thị ,khuếch trương sản phẩm của mình tại thị trường Mỹ . Hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tiếp cận nhiều hơn và sâu hơn vào thị trường Mỹ. Tại Mỹ chỉ cần có 300 USD là có thể thành lập doanh nghiệp do đó tìm hiểu tình hình các doanh nghiệp để lựa chọn đối tác kinh doanh không phải là công việc mà bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản nào cũng có thể làm tốt được. Nhà nước phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin về thị trường thuỷ sản của Hoa Kỳ cho các doanh nghiệp của Việt Nam thông qua công tác nghiên cứu thị trường do bộ thương mại và các cơ quan có liên quan kể cả Đại sứ quán của Việt Nam tại Hoa Kỳ. Chính phủ cần tổ chức các cuộc tham quan, khảo sát thị trường và tìm bạn hàng cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam cũng như phải làm tốt công tác marketing cho hàng ts của Việt Nam. Ngoài ra chính phủ cần cải thiện môi trường đầu tư đối với nghành thuỷ sản nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khai thác và chế biến thuỷ sản , đặc biệt là thu hút các nhà đầu tư của Mỹ vào lĩnh vực này nhằm tận dụng những kinh nghiệm của họ về thị trường Mỹ . II. các biện pháp từ phía doanh nghiệp . Đối với từng thị trường cụ thể và trong những giai đoạn nhất định thì cần phải có những biện pháp cụ thể để thâm nhập thị trường đó. Như chúng ta đã phân tích ở phần II, thị trường thuỷ sản của Hoa Kỳ là một thị trường rất khó tính và cạnh tranh gay gắt. do dó không phải dễ gì mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể dễ dàng chiếm lĩnh thị phần ở đây. muốn đẩy mạnh kinh doanh xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ thì các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nên tập trung vào một số giải pháp quan trọng chủ yếu sau: 1. Xác định mục tiêu, phương hướng và chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh là một nội dung cơ bản của kinh doanh xuất khẩu. Chính vì vậy muốn thành công trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu thì mỗi doanh nghiệp không thể không làm tốt công tác xây dựng chiến lược kinh doanh. Xác định mục tiêu là giai đoạn quan trọng nhất của việc hình thành chiến lược sau này. Trên cơ sở những mục tiêu đề ra nhằm chọn cho doanh nghiệp một hương đi phù hợp trước khi xây dựng thành một chiến lược lâu dài. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Hoa Kỳ cần xác định cho mình những mục tiêu cụ thể như mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, hay mục tiêu chiếm lĩnh thị phần... Những mục tiêu này phải được xây dựng trên cơ sở nguồn lực của bản thân doanh nghiệp , đó là những điểm mạnh điểm yếu ,cũng như phải xem xét tới những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp . Trên cơ sở những mục tiêu đề ra để hình thành lên những ý tưởng chiến lược. Muốn xây dựng được những chiến lược đúng đắn để đưa hàng thuỷ sản của Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thuỷ sản của Mỹ thì chiến lược đó phải được xây dựng trên các cơ sở về nhu cầu hàng thuỷ sản của thị trường Hoa Kỳ , nguồn hàng thuỷ sản phục cho xuất khẩu của Việt Nam....Chỉ có làm tốt công tác xác định mục tiêu, phương hướng và chiến lược thì các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam mới có thể làm ăn lâu dài trên đất Mỹ. 2. Lựa chọn thị trường , khách hàng tiềm năng và mặt hàng chủ đạo. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào một thị trường mới cũng cần thực hiện công tác phân đoạn thị trường để từ đó lưạ chọn ra những thị trường mục tiêu. Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm những khác hàng có cùng nhu cầu về một mặt hàng mà doanh nghiệp có khả năng cung cấp một cách có lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy lựa chọn thị trường mục tiêu và tìm kiếm khách hàng tiềm năng là một biện pháp rất quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp khi thâm nhập thị trường mới. Đối với kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Hoa Kỳ các doanh nghiệp của Việt Nam không những chỉ cần làm tốt những vấn đề trên mà còn phải xác định cho mình một hoặc một số mặt hàng chủ đạo mà mình có lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh khác. Hiện nay cá ba sa phi lê đông là mặt hàng độc đáo của Việt Nam trên thị trường Mỹ và người dân Mỹ đã dần làm quen với mặt hàng không có đối thủ này của Việt Nam, ngoài ra tôm và cá tra cũng là những mặt hàng rất tiềm năng của thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ. Do đó để đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Hoa Kỳ các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nói chung nên xác định cho mình những đoạn thị trường tốt nhất ( thị phần cao, ít cạnh tranh, sức mua lớn...) cũng như phải lựa chọn đúng đắn những mặt hàng kinh doanh chiến lược trên thị trường này. 3.Lựa chọn nguồn hàng và xây dựng nguồn hàng phục vụ xuất khẩu Nguồn hàng thuỷ sản của Việt Nam tương đối phong phú nhưng để lựa chọn được những nhà cung cấp có uy tín , chất lượng tốt và có sự ổn định cao ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là không phải dễ dàng. Chính vì vạy để đảm bảo cho xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Hoa Kỳ được thuận lợi thì tốt nhất các nhà kinh doanh xuất khẩu của Việt Nam cần lưạ chọn cho mình những nhà cung cấp có uy tín và làm ăn lâu dài cũng như phải xây dựng cho doanh nghiệp mình những nguồn hàng ổn định bằng cách cùng các nhà máy chế biến bỏ vốn để bảo đảm đầu ra cho người sản xuất. Có như vậy mới đảm bảo cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này không bỏ lỡ những cơ hội từ thị trường tạo ra. 4. Đa dạng hoá mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu và nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu . Thị trường Mỹ đang mở rộng đối với các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam, đặc biệt là sau Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ được ký kết. Tuy vậy, theo ý kiến của các chuyên gia, cái khó là khả năng cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam ở thị trường này và làm thế nào để có được một vị trí chắc chắn ở đây. Trong năm 1999, tiêu thụ cá ngừ hộp ở Mỹ bị giảm tới 20% và theo các nhà quan sát, nguyên nhân chính của việc giảm này là do trong một thời gian dài không có sự đổi mới sản phẩm và các chiến dịch quảng cáo. Thực tế cho thấy không thể phát triển xuất khẩu thuỷ sản nếu chỉ dựa vào một mặt hàng duy nhất. Việc đa dạng hóa sản phẩm không chỉ làm tăng cơ cấu chủng loại mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam mà nó còn có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt như phát triển một nghành thuỷ sản toàn diện tránh tình trạng quá tập trung vào một mặt hàng nào đó dẫn đến cạn kiệt tài nguyên, hạn chế những rủi ro do tình trạng bất ổn định của thị trường bởi vì khi mặt hàng này kém ổn định thì những mặt hàng khác sẽ bù đắp thiệt hại và có ý nghĩa hơn cả đó là việc chiếm giữ thị phần. Ngoài đa dạng hoá về số lượng mặt hàng( chạy theo số lượng) thì chất lượng hàng thuỷ sản cũng phải được quan tâm như nhân tố then chốt quan trọng nhất, việc xây dựng những cơ sở chế biến thuỷ sản đạt những tiêu chuẩn quốc tế như ISO, HACCP...là một nhiệm vụ cấp thiết trên con đường đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. 5. Đẩy mạnh hoạt động Marketing và xúc tiến thương mại . Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản cua Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ thì không thể không đẩy mạnh hoạt động Marketing và xúc tiến thương mại. Do đa số các doanh nghiệp của Mỹ trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản chưa có quan hệ làm ăn lâu đời với các doanh nghiệp của Việt Nam nên marketing là một biện pháp hết sức quan trọng để đưa thông tin về hàng thuỷ sản của Việt Nam đến với người tiêu dùng và các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản của Hoa Kỳ. Hoạt động Marketing và xúc tiến thương mại phải được thực hiện từ cả hai phía là doanh nghiệp và nhà nước. Nhà nước nên tổ chức các cuộc khảo sát thị trường cho các doanh nghiệp , hội chợ triển lãm cho hàng thuỷ sản của Việt Nam, qua đó cung cấp các thông tin về thị trường như giá cả, xu hướng biến đọng của thị trường ...Về phía doanh nghiệp hoạt động xuc tiến thương mại phải được tiến hành thường xuyên và mạnh mẽ bằng các công cụ như hội trợ , triển lãm về hàng thuỷ sản Việt Nam , tiếp thị và đặc biệt là thông qua mạng Internet dưới hình thức thương mại điện tử, đây là một công cụ rất nhanh và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp để đưa thông tin vể sản phẩm tới khách hàng. Làm tốt hoạt động xúc tiến thương mại không những chỉ có ý nghĩa về mặt quản bá sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam trên thị trường Mỹ mà nó còn tạo ra những tiền đề thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong lĩnh vực tìm kiếm bạn hàng cũng như tạo cho hàng thuỷ sản của Việt Nam dần trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng của đất nước với trên 200 triệu dân này. 6. Nghiên cứu luật pháp và tập quán thương mại của đối tác. Hoa Kỳ là một quốc gia có hệ thống luật pháp phức tạp vào bậc nhất trên thế giới, ngoài hệ thống luật liên bang còn có hệ thống luật của từng bang khác nhau. Điều này khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam với kinh nghiệm làm ăn ở thị trường này chưa lâu, vốn tiếng Anh còn hạn chế sẽ ặo rất những khó khăn. Vì vậy để đẩy mạnh kinh doanh có hiệu quả thuỷ sản trên thị trường Mỹ các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam phải làm tôt công tác nghiên cứu , tìm hiểu luật pháp của nước sở tại (vì phép Vua thua lệ làng) đi đôi với nó là các thông lệ và tập quán quốc tế trong thương mại quốc tế cũng cần được nắm vững nhằm tránh rủi ro cho các doanh nghiệp của Việt Nam khi kinh doanh thuỷ sản voà thị trường Mỹ . kết luận ============== Từ xưa tới nay quốc gia nào có lợi thế về cái gì thì họ sẽ tập trung phát triển về cái đó. Thái Lan có lợi thế về những đồng bằng ven biển màu mỡ họ phát triển nông nghiệp và xuất khẩu gạo, Hà Lan mạnh về sữa thì xuất khẩu các sản phẩm từ sữa, Hoa Kỳ mạnh về các sản phẩm công nghệ cao thì họ xuất khẩu những sản phẩm đó...Thế tại sao Việt Nam có một tài nguyên về thuỷ sản to lớn như vậy lại không lấy đó là một ngành xuất khẩu chủ đạo ? Để trả lời câu hỏi này không hề đơn giản !. Tuy nhiên chúng ta đã nhận ra vai trò của thuỷ sản đối với nền kinh tế quốc dân và đang dần khôi phục lại vị trí xứng đáng của nó trong nền kinh tế. Phát triển thuỷ sản của Việt Nam nhằm phục vụ xuất khẩu là một hướng đi cực kỳ đúng đắn của chúng ta trong giai đoạn hiện nay. Đẩy mạnh kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Hoa Kỳ là một mục tiêu đòi hỏi nhiều nỗ lực từ Nhà nước đến doanh nghiệp và cả người sản xuất. Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường đầy tiềm năng của thuỷ sản Việt Nam , nhưng khai thác nó đến đâu lại còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà không chỉ riêng ngành thuỷ sản có thể giải quyết được. Muốn đẩy mạnh kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Hoa Kỳ nhà nước và các doanh nghiệp phải cùng có những biện pháp đồng bộ.hiệp định thương mại Việt-Mỹ mở ra cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam một cơ hội rất lớn. Hy vọng trong tương lai không xa hàng thuỷ sản của Việt Nam sẽ tràn ngập thị trường Hoa Kỳ , đó như một biểu tượng cho sự lớn mạnh của kinh tế Việt Nam sau 30 năm ngày giải phóng Tổ quốc.  DANH MụC TàI LIệU THAM KHảO ============================== Giáo trình Thương mại quốc tế. Giáo trình quản trị kd thương mại quốc tế. Giáo trình địa lý kinh tế. Tạp chí cộng sản số 2-2001. Tạp chí kinh tế &phát triển số 1 –2002. Tạp chí thuỷ sản số 1,2,4,9,11,12- 1999 Tạp chí thuỷ sản số 3,4,8,10,14-2000 & 10,11,12-2001. Thời báo kinh tế Việt nam. Cùng các thông tin trên mạng Internet do bộ thương mại, bộ ngoại giao, báo lao động...cung cấp. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34571.doc
Tài liệu liên quan