Đề án Giải pháp nâng cao vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010

- Xây dựng cơ chế hợp tác giữa nhà trường với các doanh nghiệp, công ty, tiến hành đào tạo, bồi dưỡng ”theo đơn đặt hàng’’ của các đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động để tránh đào tạo tràn lan và không có hiệu quả. - Thành lập một số công viên công nghệ và tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D), cho phép các tri thức là Việt kiều và các công ty nước ngoài thành lập trung tâm nghiên cứu tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. - Tuyển chọn lao động cần phải công khai, minh bạch. Nếu tuyển chọn những cán bộ chủ chốt làm giám đốc công ty hay doanh nghiệp thì nên kiểm tra hoặc phỏng vấn trực tiếp trên cầu truyền hình để thể hiện sự công khai và tạo điều kiện cho những người ở xa có thể tham gia. ở Việt Nam nên tuyển chọn lao động qua kênh truyền hình VTV4 để tạo thuận lợi cho Việt kiều tham gia. - Có chính sách khuyến khích cho những cán bộ, nhà khoa học, sinh viên. đã được đào tạo ở nước ngoài trở về làm việc. Tuỳ theo bằng cấp và năng lực của họ mà tạo mọi điều kiện thuận lợi về nhà ở, lương bổng, vị trí và điều kiện làm việc. Đối với những tri thức là Việt kiều thì nên có chính sách khuyến khích riêng, đồng thời tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho họ. - Chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho đội ngũ lao động. Việc đào tạo không chỉ thông qua hệ thống các trường chuyên ngành trong nước mà cần gửi ra nước ngoài đào tạo hoặc thuê các chuyên gia hàng đầu của nước ngoài vào làm việc ở những khâu mà ta chưa đảm đương được hoặc còn yếu (chẳng hạn kiểm toán.) Đó cũng là cách để nhanh chóng tiếp cận được những kỹ năng trong hoạt động đầu tư đáp ứng tốt hơn cho công việc trước mặt và lâu dài. - Thành lập trung tâm tư vấn pháp luật: Sự ra đời của các trung tâm này là rất cần thiết để các doanh nghiệp, người lao động có kiến thức về pháp luật, tránh được các vi phạm về luật pháp quốc tế, đồng thời bảo vệ được lợi ích chính đáng của chính các doanh nghiệp và người lao động.

doc32 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Giải pháp nâng cao vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LỜI MỞ ĐẦU. Kể từ khi luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành năm 1987, không ai có thể phủ nhận những đóng góp to lớn mà nguồn vốn FDI đã mang lại cho sự phát triển kinh tế Việt Nam. Nó không chỉ góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH, đẩy mạnh xuất khẩu tạo dự trữ ngoại tệ cho nhà nước, mà còn dẫn nhập những công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến vào việc phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm cho người lao động… Mặt khác, Đại hội lần thứ IX của Đảng đã coi kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một thành phần kinh tế, là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được khuyến khích phát triển, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Đại hội cũng đề ra nhiệm vụ cải thiện nhanh môi trường kinh tế và pháp lý để nâng cao vai trò của vốn đầu tư nước ngoài. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là khi nước ta đã là thành viên thứ 150 của WTO, nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động đầu tư nước ngoài nói riêng đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Việc đánh giá những cơ hội và thách thức này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tìm ra các giải pháp nhuằm nâng cao vai trò của FDI đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam. Vì những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010“ nhuằm làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn về FDI ở Việt Nam. Được sự hướng dẫn nhiệt tình của TS Phạm Ngọc Linh cùng các thầy cô trong thư viện, tôi đã hoàn thành bài viết này. Song do lượng kiến thức có hạn nên bài viết còn những thiếu sót và hạn chế, tôi mong bạn đọc cùng các thầy cô góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! B.NỘI DUNG Chương I. Những vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ, để trực tiếp hoặc cùng với đối tác nước sở tại điều hành đối tượng bỏ vốn đầu tư, hưởng lợi nhuậm và chia sẻ rủi ro. Tổ chức thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa về FDI như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI = Foreign Direct Investment ) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước ( nước chủ đầu tư ) có được một tài sản ở một nước khác ( nước thu hút đầu tư ) cùng quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là ”công ty mẹ”và các tài sản được gọi là ”công ty con” hay ” chi nhánh công ty”. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài được hình thành từ nhiều thành phần kinh tế: chính phủ, doanh nghiệp và tư nhân. Đặc điểm của nguồn đầu tư này là ngoài việc mang vốn nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) còn mang vào nước tiếp nhận đầu tư khoa học, kỹ thuật, bí quyết công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Nhà đầu tư trực tiếp sờ hữu, sử dụng, quản lý vốn của mình, do vậy không có quan hệ vay mượn giữa nhà đầu tư và nước tiếp nhần đầu tư. Bù lại, họ nhận được lợi nhuận do doanh nghiệp mang lại tùy thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Hình thức tiếp nhận vốn này có tác dụng lớn đối với nước tiếp nhận đầu tư về chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy các ngành nghề mới phát triển, góp phần vào quá trình CNH -HĐH và tăng trưởng kinh tế đất nước. Tuy vậy, hiệu quả mang lại của nhà đầu tư nước ngoài đối với nước nhận đầu tư nước ngoài ngoài việc phụ thuộc vào nhà đầu tư còn phụ thuộc vào cách thức huy động, quản lý, sử dụng vốn của chính nước nhận đầu tư. 2. Đặc điểm. - Chủ đầu tư phải tuân thủ những quy định pháp luật mà nước sở tại đề ra đối với các hoạt động đầu tư của mình. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư bằng vốn của chính phủ, doanh nghiệp hoặc tư nhân nước ngoài. Nhà ĐTNN trực tiếp quản lý, sử dụng, quyết định quá trình sản xuất và hoàn toàn chụi trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của đồng vốn bỏ ra. - Tỷ lệ vốn góp sẽ quyết định đến quyền quản lý, lợi nhuận được hưởng và trách nhiệm khi dự án gặp rủi ro. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường tập trung vào những ngành, những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao vì mục tiêu của nhà ĐTNN là tìm kiếm lợi nhuận. - Tồn tại hai chiều trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, một nước vừa nhận đầu tư nước ngoài, vừa thực hiện đầu tư ra nước ngoài. 3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngày nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành một tất yếu kinh tế trong điều kiện quốc tế hóa sản xuất và lưu thông. Không một quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, dù phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa lại không cần đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia mà từng nước sẽ hình thành các hình thức đầu tư khác nhau, ở Việt Nam có những hình thức sau: - Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đây là hình thức hợp tác kinh doanh giữa bên trong nước và nước ngoài trên cơ sở các văn bản ký kết giữa các bên, trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh. Sự liên kết này không tạo nên một tư cách pháp nhân mới mà các bên vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân của mình. Loại hình này có đặc trưng là: + Các bên cùng nhau hợp tác kinh doanh trên cơ sở phân định quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ thông qua các văn bản và hợp đồng được ký kết giữa các bên. + Không thành lập pháp nhân mới. + Mỗi bên thực hiện nghĩa vụ với chủ nhà theo quy định riêng. - Hình thức doanh nghiệp liên doanh. Là mô hình liên kết kinh doanh quốc tế giữa nhà đầu tư trong nước và nhà ĐTNN trên cơ sở cùng góp vốn, cùng quản lý, cùng phân chia lợi nhuận và chia sẻ rủi ro trong các hoạt động sản xuất kinh doanh theo sự thỏa thuận giữa các bên đước ký kết trong hợp đồng. Là doanh nghiệp được thành lập ở nước chủ nhà trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa 2 bên Việt Nam với nước bên ngoài để đầu tư kinh doanh ở nước chủ nhà. Đặc trưng của loại hình này: + Cho ra đời một doanh nghiệp mới với tư cách pháp nhân Việt Nam và doanh nghiệp được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạng. + Vốn pháp định do các bên đóng góp tối thiểu bằng 30% tổng vốn đầu tư. + Thời gian hoạt động của doanh nghiệp không quá 50 năm và trường hợp đặc biệt không quá 70 năm. + Mỗi bên thường chụi trách nhiệm với bên kia hoặc bên liên quan theo tỷ lệ góp vốn. Các bên phải phân chia lợi nhuận và rủi ro theo tỷ lệ vốn góp. - Hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Là doanh nghiệp do nhà ĐTNN đầu tư 100% vốn, đây là doanh nghiệp thuộc sở hữu và chụi sự điều hành, quản lý của nhà ĐTNN. Tuy nhiên doanh nghiệp này vẫn là pháp nhân của nước sở tại, do đó chụi sự điều chỉnh củ pháp luật nước sở tại. Đặc trưng của loại hình này là: + Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, thành lập và hoạt động dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn, tuân thủ pháp luật nước sở tại. + Do nhà đầu tư nước ngoài sở hữu toàn bộ. + Chủ đầu tư nước ngoài tự quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chụi trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. - Các hình thức đầu tư khác: + Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT): Là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam với các nhà ĐTNN để xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong một thời gian xác định. Hết thời hạn, nhà ĐTNN chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước Việt Nam. + Hợp đồng xây dựng - chuyển giao – kinh doanh (BTO): Là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam với nhà ĐTNN để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam, chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời gian xác định để thu hút vốn và lợi nhuận hợp lý. + Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT): Là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà nước với nhà ĐTNN để xây dựng công trình kết hạ tầng. Sau khi xây đựng xong, nhà ĐTNN chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam, chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý. + Hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC): Là văn bản kết giữa pháp nhân Việt Nam với nhà ĐTNN để xây dựng các công trình nhuằm tìm kiếm và khai thác dầu mỏ và các khoáng sản theo ủy quyền của chính phủ, nếu phát hiện dầu mỏ hay khoáng sản thì được phép liên kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc pháp nhân kinh tế được ủy quyền khai thác và phân chia sản phẩm trong khoảng thời gian xác định theo hợp đồng. Các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam ngày càng đa dạng, đảm bảo tính thông thoáng phù hợp với thông lệ quốc tế nhuằm tạo điều kiện thu hút ngày càng nhiều và sử dụng hiệu quả vốn FDI tại Việt Nam. 4. Vai trò của nguồn vốn FDI. 4.1. Vai trò của FDI đối với nước đi đầu tư. - Thông qua đầu tư FDI, các nước đi đầu tư tận dụng được những lợi thế về chi phí sản xuất thấp của nước nhận đầu tư ( giá nhân công rẻ, chi phí về khai thác tài nguyên, vật liệu tại chỗ) để hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển đối với việc sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu. Nhờ đó, nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư. - Đầu trực tiếp ra nước ngoài cho phép các công ty kéo dài thời gian sống của sản phẩm đã được sản xuất và tiêu thụ ở thị trường trong nước. Thông qua FDI, các công ty của các nước phát triển có thể chuyển được một phần các sản phẩm công nghiệp ở giai đoạn cuối của chu kỳ sống sản phẩm sang các nước nhận đầu tư, từ đó tạo thêm lợi nhuận cho nhà đầu tư. - Giúp các công ty chính quốc tạo dựng được thị trường cung cấp nguyên liệu, vật liệu dồi dào, ổn định với giá rẻ. - Cho phép chủ đầu tư bành trướng về sức mạnh kinh tế, tăng cường khả năng ảnh hưởng của mình trên thị trường quốc tế, nhờ mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, lại tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước nhận đầu tư, tăng sức cạnh tranh với hàng hóa nhập từ các nước khác. 4.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư ( chủ yếu là các nước đang phát triển). - FDI góp phần tăng nguồn vốn cho phát triển kinh tế xã hội: do tích lũy nội bộ thấp, cản trở đầu tư và đổi mới kỹ thuật trong điều kiện khoa học, kỹ thuật thế giới phát triển mạnh. Các nước NICS trong gần 30 năm qua, nhờ nhận được trên 50 tỷ USD của FDI đã cùng với chính sách kinh tế năng động, hiệu quả đã trở thành những con rồng Châu Á. - FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm quản lý: thông qua FDI các công ty nước ngoài đã chuyển giao công nghệ từ nước mình hoặc nước khác sang cho nước tiếp nhận đầu tư, do đó các nước tiếp nhận đầu tư có thể nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại ( thực tế, công nghệ không thể mua được bằng quan hệ thương mại đơn thuần). - FDI góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường: đầu tư FDI làm cho các hoạt động đầu tư trong nước phát triển, thúc đẩy tính năng động và khả năng cạnh tranh trong nước cũng như trên thị trường quốc tế. Điều này tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. - FDI góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, FDI góp phần tăng thu ngân sách cho nhà nước thông qua đánh thuế vào các công ty nước ngoài Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các nước tiếp nhận đầu tư , bên cạnh những ưu điểm thì FDI cũng có những hạn chế nhất định. Đó là, nếu đầu tư vào nơi có môi trường bất ổn về kinh tế và chính trị, thì nhà đầu tư nước ngoài dễ bị mất vốn. Còn đối với nước sở tại, nếu không có quy hoạch đầu tư cụ thể thì sẽ dẫn đến đầu tư lan tràn, kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức và nạn nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chương II. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 1988-2006. 1. Tác động của FDI vào tăng trưởng chung ở Việt Nam giai đoạn 1988-2006. 1.1. Tác động của FDI về mặt kinh tế. - Sử dụng FDI đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện ở nhiều lĩnh vực, trong đó nhà đầu tư tự bỏ vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh và tìm mọi cách để tối đa hóa lợi nhuận. Vì vậy, các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thường mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần duy trì và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Chúng ta sẽ thấy rõ điều này qua bảng 1 dưới đây. Bảng 1: Cơ cấu đóng góp trong giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế giai đoạn 1996-2005. Đơn vị: (%) Năm Tổng số Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Kinh tế có vốn nước ngoài 1996 100 49.6 23.9 26.5 1997 100 47.3 23.7 29.0 1998 100 45.4 21.4 33.2 1999 100 39.9 22.0 38.1 2000 100 34.2 24.5 41.3 2001 100 31.4 27.0 41.6 2002 100 31.4 27.0 41.6 2003 100 29.3 27.6 43.1 2004 100 27.4 28.9 43.7 2005 100 25.1 31.2 43.7 Nguồn: Tỷ lệ đóng góp của các dự án FDI trong GDP tăng dần qua các năm: Năm 1995 đạt 6,3%, năm 1996 đạt 7,4%, năm 1998 đạt 10,1%, năm 1999 đạt 11,8%, từ năm 2000 đến năm 2003 mỗi năm đều đạt trên 13%GDP. Đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, nguồn vốn FDI có vai trò hết sức quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điểm mấu chốt của các nước này là vấn đề huy động, tập trung vốn cao độ để thay đổi cơ cấu kinh tế, từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn giữ vai trò chủ đạo sang cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao. Hơn nữa, FDI tác động tới cơ cấu ngành kinh tế và tác động tới cơ cấu vùng kinh tế. Một là: FDI tác động tới cơ cấu ngành kinh tế: + FDI ngày càng tỏ rõ vai trò động lực trong quá trình CNH - HĐH nền kinh tế Việt Nam. Nếu như trong những năm trước đây, các ngành nghề đầu tư tập trung vào lĩnh vực khách sạn – du lịch thì càng về sau này các nhà đầu tư nước ngoài càng tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp và dịch vụ. Số doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài trong công nghiệp tính đến 31/12/1998 mới có 881 doanh nghiệp thì đến 1/7/2002 đã có 1.539 doanh nghiệp ( gồm 1.137 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, 284 doanh nghiệp nhà nước liên doanh với nước ngoài ). + Tính đến hết năm 2005, vốn FDI trong khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Lĩnh vực này có 4.053 dự án với tổng số vốn đăng ký là 31.040 triệu USD, chiếm 67,5% về số dự án và 60,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Vốn FDI trong lĩnh vực dịch vụ đứng thứ 2 với 1.188 dự án và vốn đăng ký là 16.202 triệu USD, chiếm tỷ trọng 19,5% về số dự án và 32,1% về vốn đăng ký. Cuối cùng là lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp với 789 dự án và 3.774 triệu USD, chiếm 13% số dự án và 7,3% số vốn đăng ký. Hai là: FDI tác động tới cơ cấu vùng kinh tế: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với vai trò là nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu chuyển dịch cơ cấu giữa các vùng. Vì vậy, Chính phủ đã có những chủ trương, chính sách và biện pháp để khuyến khích các nhà đầu tư nói chung và các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng đầu tư vào những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa…Nhưng cho đến nay, các nhà đầu tư chủ yếu đầu tư vào những vùng, địa phương có cơ sơ hạ tầng kinh tế xã hội tương đối tốt, lực lượng lao động tay nghề cao, các điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi… tiêu biểu hơn cả là tập trung vào các vùng kinh tế trọng điểm.Chúng ta có thể thấy rõ hơn qua bảng 2 sau đây: Bảng 2: Đầu tư FDI vào các vùng tính đến 30/11/2002 Số dự án Tổng vốn đăng ký Vốn thực hiện KTTĐ Bắc Bộ 662 9861022250 4542191913 KTTĐ Miền Trung 68 534250746 851774360 KTTĐ Nam Bộ 2291 20431273985 9654971376 Vùng núi trung du Bắc Bộ 83 327245713 177353976 Tây Nguyên 69 916049026 156557263 ĐBSCL 132 1093959274 768178132 Nguồn: Vụ quản lý dự án - Bộ KH và ĐT Qua bảng số liệu ta thấy: Có sự mất cân đối khá lớn giữa các vùng, vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ chiếm một khối lượng khá lớn cả về vốn đầu tư, cả về số dự án ( chiếm 69,3% về dự án và 61,6% tổng vốn đầu tư cả nước), là địa bàn kinh tế năng động nhất cả nước và cũng thu hút được lượng vốn FDI lớn nhất cả nước. Tại vùng này, các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp với 1652 dự án và gần 13 tỷ USD, chiếm 70% số dự án gần 62% tổng FDI vào vùng. Lĩnh vực dịch vụ có 407 dự án và gần 6,59 tỷ USD, lĩnh vực nông – lâm nghiệp có 233 dự án với 1,236 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo sau là vùng kinh KTTĐ Bắc Bộ và các vùng khác. Số liệu trên cho thấy phần nào vấn đề sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài theo vùng lãnh thổ và vấn đề kết hợp hoạt động này với việc khai thác tiềm năng trong nước đạt kết quả chưa cao. Đây cũng chính là vấn đề rất cần được quan tâm trong thời gian tới. - Sử dụng FDI góp phần tăng thu ngân sách và cải thiện cán cân thanh toán: + Hoạt động FDI trên bình diện tổng thể nền kinh tế đã góp phần quan trọng đối với vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu và cải thiện cán cân thanh toán. Xuất khẩu là một trong những giải pháp tăng trưởng kinh tế, góp phần tăng thu nhập cho nền kinh tế để từ đó giải quyết các vấn đề xã hội. Theo quy luật các nước đang phát triển, cán cân thanh toán của các nước này luôn ở tình trạng thâm hụt. Do vậy, hoạt động FDI đã góp phần vào việc hạn chế phần nào đó tình trạng thâm hụt thông qua thặng dư xuất khẩu và chuyển vốn đầu tư vào nước tiếp nhận FDI. Thông qua FDI, hoạt động xuất khẩu của nước chủ nhà được kích hoạt, trở nên sôi động. Khởi đầu là việc xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp và khai khoáng, tiếp đến là các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt may, công nghiệp chế biến và sau đó là sản phẩm có hàm lượng tư bản cao như sản phẩm điện, điện tử, cơ khí,…Có thể nói FDI đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện chiến lược công nghiệp hóa theo hướng xuất khẩu của Việt Nam. FDI đã đóng góp phần tăng thu ngân sách của Nhà nước thông qua việc trực tiếp đóng thuế và các khoản phí có tính chất thuế, nếu thời kỳ 1991-1195 nước ta đạt trên 1,12 tỷ USD, thời kỳ 1996-2000 đạt trên 10,6 tỷ USD, tăng hơn 8 lần so với 5 năm trước và chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Cụ thể ta có bảng 3 sau đây: Bảng 3: Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa theo khu vực kinh tế ( kể cả xuất khẩu dầu thô ) Đơn vị: (%) 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Khu vực kinh tế nhà nước 73.0 70.0 65.0 65.7 59.4 53.0 54.8 52.9 49.6 45.3 42.8 Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 27.0 29.7 35.0 34.3 40.6 47.0 45.2 47.1 50.4 54.7 57.2 Nguồn: 1.2. Tác động của FDI về mặt xã hội. - Sử dụng FDI góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Vấn đề việc làm cho người lao động hiện đang được xã hội quan tâm và coi đây là nhân tố góp phần làm cho xã hội phát triển công bằng và bền vững. Mọi người có việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, các vấn đề xã hội được giải quyết, nâng cao đời sống cho mọi tầng lớp dân cư. Cùng với việc làm lao động được hưởng tiền công mà các doanh nghiệp chi trả. Thông thường mức tiền công do các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài trả cao hơn mức tiến lương trung bình của xã hội, do đó người lao động trong các doanh nghiệp này sẽ có thu nhập cao hơn, kéo theo mức tiêu dùng và tiết kiệm lớn hơn so với người lao động ở một số khu vực khác. Đây là yếu tố thúc đẩy mặt bằng tiền công trong nước tăng lên, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển. Ở Việt Nam, số lao động làm trong khu vực này tăng lên. Khu vực này không chỉ thu hút được nhiều lao động trực tiếp mà còn thu hút hàng chục vạn lao động gián tiếp trong xây dựng, cung ứng dịch vụ…và một số lượng lao động lớn hơn thế trong ngành công nghiệp phụ trợ, các dịch vụ đầu vào và đầu ra. Để cụ thể ta có bảng 4 như sau: Bảng 4: Số lượng việc làm do khu vực FDI tạo ra giai đoạn 1991-2005. Đơn vị: Nghìn người Năm 1991 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Giải quyết việc làm 200 220 250 270 296 379 439 472 520 631 673 Nguồn: Ngoài ra, các dự án FDI thông qua lương mang lại thu nhập cho người lao động, góp phần cải thiện đời sống. Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và đầu tư năm 2003, lương bình quân lao động Việt Nam trong các dự án FDI là 70-80USD/tháng, của kỹ sư là 220-250 USD/tháng, của cán bộ quản lý khoảng 490-510 USD/tháng. Tổng thu nhập của người lao động của các dự án FDI hàng năm trên 500 triệu USD. 2. Đánh giá những thành tựu và hạn chế của FDI ở Việt Nam thời gian qua. 2.1. Một số thành tựu chủ yếu. - FDI bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. Trong 20 năm qua, FDI đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ tuật cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Tính đến cuối năm 2005, cả nước đã cấp phép cho hơn 7000 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký tới 65,2 tỷ USD (kể cả vốn đầu tư tăng thêm mở rộng sản xuất), nếu tính các dự án còn hiệu lực thì thì có 6030 dự án với tổng vốn đầu tư trên 51 tỷ USD. Theo số liệu thống kê hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thời kỳ 1991-1995, vốn FDI chiếm 30% tổng vốn đầu tư xã hội, thời kỳ 1996-2000 vốn FDI thực hiện chiếm 23,9%, từ 2001- 2005 chiếm 17,7%. Mặc dù sự đóng góp dòng vốn FDI có xu hướng giảm do sự gia tăng của đầu tư tư nhân nhưng nó đã góp phần tích cực vào việc khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tạo tiền đề quan trọng trong quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước. Bảng 5: Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - FDI đóng góp tích cực vào tăng thu ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kinh tế Việt Nam trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng cao, liên tục một phần là do có sự đóng góp tích cực của vốn FDI. FDI đã góp phần tăng thu ngân sách của Nhà nước thông qua việc trực tiếp đóng thuế và các khoản phí có tính chất thuế, nếu thời kỳ 1991-1995 chưa đến 400 triệu USD, thì thời kỳ 1996-2000 gần 1,5 tỷ USD, gấp 4,5 lần 5 năm trước đó. Trong những năm gần đây mức tăng bình quân hàng năm các khoản nộp ngân sách của doanh nghiệp FDI là 24%. Năm 2001 số thu ngân sách của khu vực FDI chiếm 7%, năm 2002 chiếm 8% năm 2003 chiếm 9%, năm 2004 là 800 triệu USD, chiếm 10% tổng thu ngân sách cả nước. Tỷ lệ vốn FDI đóng góp vào GDP cũng không ngừng được tăng lên qua các năm. Năm 1992, tỷ lệ đóng góp của FDI vào GDP là 2% thì đến năm 1996 là 7,4% tăng gấp hơn 3 lần. Cũng năm 1996, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đạt 9.5%, cao nhất từ trước đến nay. Sự tăng trưởng này có sự đóng góp của FDI. Từ năm 2000-2005, tỷ lệ đóng góp của FDI trong GDP ngày càng tăng (năm 2004 là 15,2% và năm 2005 là 15,9%), và tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn này cũng tăng cao. Giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế luôn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Đầu tư nhiều và có hiệu quả sẽ có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Ngược lại, khi tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ tạo được lòng tin đối với các chủ đầu tư. Số liệu trong bảng 6 dưới đây cho thấy tỷ trọng FDI trong GDP ngày càng tăng có ý nghĩa quan trọng trong việc đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Bảng 6: Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI đối với GDP, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ 1992-2005 Nguồn: Niêm giám thống kê các năm và Bộ Kế hoạch và Đầu tư - FDI góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu và mở rộng thị trường. Trong thập kỷ 1990 trở lại đây, mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bình quân hàng năm khoảng trên 20%, chiếm tỷ trọng gần 30% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước, trong đó toàn bộ dầu thô xuất khẩu là của các doanh nghiệp liên doanh. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn FDI tăng cao hơn tỷ trọng xuất khẩu của khu vực trong nước từ năm 2004. Năm 2005 tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn FDI chiếm 57,4% với tổng giá trị đạt 11130 triệu USD, trong khi đó tỷ trọng xuất khẩu của khu vực trong nước là 42,6%. Trừ dầu khí, các doanh nghiệp FDI đã tạo ra giá trị xuất khẩu 1,12 tỷ USD trong thời kỳ 1991-1995, trên 10,6 tỷ USD trong thời kỳ 1996-2000, tăng hơn 8 lần, chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Riêng năm 2004, xuất khẩu của khu vực FDI (không kể dầu thô) là 8,6 tỷ USD, tăng 35,6% so với năm 2003. FDI chiếm tỷ trọng đáng kể trong xuất khẩu một số mặt hàng công nghiệp: 100% dầu thô, 84% sản phẩm điện tử, máy tính và linh kiện, 42% dày da, 25% may mặc. Một số dự án FDI có kim ngạch xuất khẩu lớn như công ty Fujitsu năm 2000 xuất khẩu 586 triệu USD, những năm gần đây bình quân 300 triệu USD/năm, công ty Canon tại Hà Nội xuất khẩu khoảng 200 triệu USD/năm, công ty giầy Pouchen, Taekang xuất khẩu 120 triệu USD/năm. Khu vực FDI trong lĩnh vực khách sạn, du lịch đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước gia tăng xuất khẩu tại chỗ. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu so với doanh thu của các doanh nghiệp FDI đã thay đổi theo hướng tích cực: Thời kỳ 1991-1995 là 30%, thời kỳ 1996-2000 là 43% và 2001-2005 khoảng 42%. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt Nam ngày càng tăng chủ yếu là do lợi thế về vốn, công nghệ, kỹ thuật và có nhiều kinh nghiệm trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI cũng tăng nhanh từ 2,3 tỷ USD của thời kỳ 1991-1995 lên 15,3 tỷ USD của thời kỳ 1996-2000 và khoảng 39 tỷ USD của năm 2001-2005. Vẫn có tình trạng nhập siêu gia tăng trong khu vực FDI, chủ yếu là nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên liệu, phụ tùng để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp. Ngoài ra, khu vực có vốn FDI còn góp phần mở rộng thị trường ở nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, hàng hoá của Việt Nam đã có mặt trên thị trường 160 nước trên thế giới, trong đó thị trường châu Âu chiếm gần 63% tổng kim ngạch xuất khẩu và gần 70% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Năm 1997, các nước ASEAN đã chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu và 30% tổng kim ngạch nhập khẩu. Ngoài xuất khẩu, các doanh nghiệp có vốn FDI còn sản xuất ra nhiều hàng hoá cung ứng cho thị trường trong nước, góp phần thay thế nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ. - FDI góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ. Một trong những lĩnh vực thu hút vốn đầu tư giành được sự quan tâm rất lớn từ các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp là việc tiếp nhận kỹ thuật và công nghệ thông qua hoạt động FDI. Đây là điểm thể hiện ưu thế nổi bật của hoạt động FDI so với các hình thức hoạt động khác. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đi đầu trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá công nghệ và chất lượng. Thông thường việc chuyển giao công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất được thực hiện ở các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Các công nghệ loại 2 và loại 3 thì thường chuyển giao thông qua các doanh nghiệp liên doanh hoặc bán bản quyền cho các công ty trong nước. Theo đánh giá của Bộ kế hoạch và Đầu tư thì phần lớn trang thiết bị do các đối tác đầu tư vào Việt Nam là đồng bộ, có trình độ bằng hoặc hơn các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và thuộc loại phổ cập ở các nước công nghiệp trong khu vực. Hoạt động chuyển giao công nghệ đã tạo ra nhiều sản phẩm mới, kiểu dáng đẹp, chất lượng đạt tiêu chuẩn Việt Nam và một số đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các dự án công nghệ kỹ thuật cao chủ yếu đầu tư trong các khu công nghiệp. Tính đến đầu năm 2006, Ban quản lý khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh đã cấp 17 giấy phép đầu tư với tổng số vốn là 712,5 triệu USD và 933.6 tỷ đồng. Lĩnh vực đầu tư là các ngành: sản xuất linh kiện của máy tính và điện tử, chế phẩm sinh học, dược phẩm, phần mềm ứng dụng và dịch vụ khác... Tháng 2 năm 2006, tập đoàn Intel đã được chính phủ trao giấy phép đầu tư dự án nhà máy sản xuất bộ vi xử lý trị giá 605 triệu USD đặt tại khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh. Dự kiến giai đoạn đầu nhà máy chế tạo chip (300 triệu USD) sẽ thu hút khoảng 2.000 lao động nội địa. Bên cạnh đó cuối tháng 1/2006, Nidec (tập đoàn lớn của Nhật trong lĩnh vực cơ khí ) đã quyết định nâng vốn đầu tư tại khu công nghệ cao từ 500 triệu USD lên tới 1 tỷ USD trong những năm tới. Đó là chưa kể đến những dự án công nghiệp kỹ thuật cao đầu tư như Công ty trách nhiệm hữu hạn Canon Việt Nam, Mabuchi Motor, Orion Hanel. Nhờ nâng cao chất lượng thiết bị và công nghệ, không chỉ các doanh nghiệp có vốn FDI mà các doanh nghiệp trong nước cũng được thúc đẩy phát triển công nghệ, góp phần tích cực vào nâng cao năng lực sản xuất cho các ngành kinh tế then chốt và tăng sức cạnh tranh của một số sản phẩm của Việt Nam trong khu vực và thế giới. - FDI góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động Ở Việt Nam, số lượng người làm việc trong khu vực FDI ngày càng tăng qua các năm. Thực tế nhiều dự án đầu tư nước ngoài đã sử dụng lao động tại chỗ như trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến, lắp ráp, điện tử, văn phòng, du lịch. Đặc biệt là trong ngành công nghiệp nhẹ, tuy quy mô đầu tư không lớn như trong công nghiệp nặng nhưng giải quyết được số lượng lao động nhiều hơn. Tính đến cuối năm 2004, số lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 82%, ngành nông, lâm, thuỷ sản chiếm 10% và ngành dịch vụ là 8%. Trong đó lực lượng lao động nữ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm đại đa số, thường chiếm trên 60% trong tổng số lao động. Năm 2000, tổng số lao động nữ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 60,4%, năm 2001: 62,83% và năm 2002: 64,89%. Riêng đối với các khu công nghiệp, số lượng lao động làm cho các doanh nghiệp có vốn FDI chiếm trên 50% so với cả nước. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ riêng năm 2004, tổng số việc làm do các doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp trong phạm vi cả nước là 350 nghìn người. Trong đó vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là 115 nghìn người. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là 192 nghìn người và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là 78 nghìn người. Điều này góp phần tích cực nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở một nước đông dân và dồi dào lao động như ở nước ta. Ngoài 350.000 người lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp FDI trong các khu công nghiệp và khu chế xuất còn kéo theo lao động làm công tác dịch vụ, khoảng 250.000-300.000 người. Như vậy số người làm việc nhờ tác động của các doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp, khu chế xuất khoảng 600.000-650.000 người. Thu nhập bình quân của lao động Việt Nam trong khu vực FDI nhìn chung cao hơn ở khu vực trong nước. Tuy nhiên, thu nhập của lao động trong khu vực FDI cũng tuỳ thuộc vào ngành nghề, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật, do vậy thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp này có có sự chênh lệch tương đối lớn. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao có thu nhập cao gấp 3,5 lần so với lao động phổ thông và cao gấp 2,88 lần so với lao động có trình độ sơ cấp. Các vị trí quản lý cao cấp hiện có mức thu nhập bình quân 10,231 triệu đồng/người/tháng, gấp 9,86 lần so với mức thu nhập trung bình của lao động phổ thông và gấp 2,29 lần so với lao động quản lý bậc trung. Những ngành có giá trị gia tăng thấp như dệt may, giầy da, giày thể thao…có thu nhập trung bình khoảng từ 1-1,2 triệu/tháng trong khu vực FDI trong khi đó ở khu vực trong nước là khoảng từ 600.000-700.000 đồng/tháng. Mặc dù thu nhập của lao động trong khu vực FDI có sự chênh lệch nhưng đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống của người lao động và làm tăng sức mua trên thị trường. 2.2. Một số hạn chế chủ yếu và nguyên nhân. 2.2.1. Những hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Một là: FDI theo vùng còn bất hợp lý. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những vùng kinh tế trọng điểm và các vùng sâu, vùng xa (Quyết định 53/1999/QĐ-TTg ngày 26/3/1999) nhưng trên thực tế đầu tư giữa các vùng có sự chênh lệch khá lớn. Riêng vùng trọng điểm kinh tế phía Nam và các vùng phụ cận (thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu) chiếm 48,7% tổng số vốn FDI của cả nước. Một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Vình Phúc, Quảng Ninh) chiếm 25,2% tổng số vốn đăng ký của cả nước. Vùng Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỷ lệ khiêm tốn là 2,4% và các tỉnh khu bốn cũ chiếm tỷ trọng thấp nhất là 2,2% trong tổng vốn thu hút FDI vào Việt Nam. Điều này cho thấy sự mất cân đối quá lớn giữa các, địa phương, vùng, miền trong việc thu hút FDI. Hai là: nảy sinh xung đột xã hội như lợi ích giữa chủ và thợ, xung đột giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI...dẫn đến tình trạng đình công ở nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài không thực hiện đúng quy định của pháp luật về sử dụng lao động là người Việt Nam như trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định, không thực hiện đúng chế độ bảo hiểm xã hội, kéo dài thời gian lao động... Ba là: nhiều dự án sử dụng FDI bị đổ bể, không hiệu quả vì nhiều lý do không thể triển khai, bị các cơ quan chức năng rút phép đầu tư. 2.2. Một số nguyên nhân cơ bản. Một là: môi trường đầu tư nước ta đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn không ít khó khăn, hạn chế, chậm điều chỉnh so với các nước trong khu vực, trong khi cạnh tranh để thu hút FDI diễn ra rất gay gắt. Theo đánh giá của UNC-TAD, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong hoạt động thu hút FDI nhưng so với các nước như Singapore, Trung Quốc thì hoạt động thu hút FDI còn thua kém... Hai là: hệ thống luật pháp, chính sách liên tục được sửa đổi bổ sung, hoàn thiện nhưng vẫn chưa đồng bộ, hay thay đổi. Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế song hệ thống pháp luật yếu kém vẫn là một bất lợi của nước ta trong thiệc thu hút và sử dụng hiệu quả FDI. Ba là: cơ sở hạ tầng còn yếu kém, dẫn đến chi phí đầu vào cao. So với một số nước trong khu vực, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút FDI đang giảm dần do chi phí đầu vào cao, các thủ tục rườm rà. Ở Việt Nam vẫn còn nhiều khoản chi phí cao như: tiền thuê văn phòng, cước viễn thông quốc tế,... Bốn là: công tác đầu tư đã có nhiều cố gắng nhưng chưa quảng bá được hình ảnh, môi trường đầu tư của Việt Nam đến thế giới. Các thông tin xúc tiến đầu tư chưa thể hiện đầy đủ cái chúng ta cần cũng như chưa đưa được điều mà các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn. Kinh phí tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư còn hạn chế. Năm là: chất lượng nguồn nhân lực thấp. Hầu hết lao động của Việt Nam trong các doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu là lao động giản đơn, thiếu kỹ năng, trình độ chuyên môn, đặc biệt là thiếu lao động tay nghề cao, trình độ lao động không đáng ứng được yêu cầu của nhà đầu tư. Chẳng hạn một số khu công nghiệp đã phải thành lập các cơ sở đào tạo nghề như: trường dạy nghề Dung Quất, trung tâm dạy nghề Việt Nam – Singapore, trường dạy nghề Thừa Thiên Huế ( thuộc khu công nghiệp Phú Bài...) Chương III. Giải pháp I. Định hướng sử dụng FDI giai đoạn 2006-2010. Dự thảo lần 3 chương trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2006-2010 được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn tất. Theo đó, dự kiến tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) đăng ký cấp mới và tăng vốn trong 5 năm 2006-2010 đạt 30-34 tỷ USD, trong đó vốn đăng ký cấp mới đạt 22-24 tỷ USD, vốn tăng thêm đạt 8-10 tỷ USD. Vốn FDI thực hiện trong giai đoạn này dự kiến đạt khoảng 24-25 tỷ USD, trong đó FDI trong ngành công nghiệp chiếm 55%, dịch vụ chiếm 37% và nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 8%. Về định hướng lĩnh vực sử dụng FDI, khuyến khích sử dụng FDI vào những ngành tạo ra ra giá trị gia tăng cao như: công nghệ thông tin, điện tử, lắp ráp và chế tạo máy, ngành kinh doanh bất động sản, khách sạn và du lịch, sử dụng FDI để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ... Nâng cao hiệu quả sử dụng của một đồng vốn FDI, sử dụng FDI phải hướng vào việc phát huy lợi thế so sánh của từng vùng lãnh thổ, từ đó tạo phản ứng lan tỏa sang các vùng lân cận nhuằm phát triển cân đối hài hòa giữa các vùng trong cả nước. II. Giải pháp. 1.Cải cách thủ tục hành chính. Các thủ tục hành chính rắc rối, phiền hà được xem là một nguyên nhân là giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư nước ta. Muốn thu hút vốn FDI cần phải tiến hành cấp phép đầu tư, đẩy nhanh tiến độ cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo nguyên tắc ” một cửa ”,” một đầu mối ”. Các cơ quan phụ trách hợp tác và đầu tư là cơ quan duy nhất tiếp nhận hồ sơ và giải quyết các công việc tiếp theo, tạo điều kiện thuận lợi cho họ đăng ký về hồ sơ, cấp giấy phép đầu tư, các cơ quan chức năng phải thông báo công khai các loại giấy tờ cần thiết. Để làm được điều này trước mắt cần phải: Một là: phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương trong hoạt động quản lý FDI. Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan trong việc giải quyết vấn đề phát sinh. Hai là: cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính liên quan đến FDI theo hướng đơn giản hóa việc cấp giấy phép và mở rộng phạm vi các dự án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu tư. Lập tổ công tác liên ngành do Bộ KH - ĐT chủ trì để rà soát hệ thống các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư FDI trên cơ sở đó kiến nghị bãi bỏ các quy định không cần thiết. Ba là: cần xây dựng một chiến lược tổng thể về hội nhập và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với một lộ trình cụ thể. 2. Xây dựng các khu kinh tế mở. Từ cuối năm 1997 Chính phủ đã chủ trương nghiên cứu để xây dựng đặc khu kinh tế ở nước ta. 11 địa điểm từ miền Bắc đến miền Nam đã được đưa vào danh sách lựa chọn. Ở miền Bắc là khu vực Đông Nam thành phố Hải Phòng và vùng Nghi Sơn thuộc tỉnh Thanh Hoá. Ở miền Trung có 5 địa điểm là khu vực Chân Mây thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng, khu vực Chu Lai, khu vực Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi và khu Nhơn Hội, tỉnh Bình Định. Nam Bộ có 4 địa điểm là Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh, khu vực Long Sơn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang và khu vực Năm Căn tỉnh Cà Mau. Chu Lai đã được lựa chọn để xây dựng thí điểm mô hình khu kinh tế mở ở nước ta. Ngày 5/6/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định thành lập khu kinh tế mở Chu Lai và Quy chế hoạt động của nó. Với đặc điểm và ưu thế của từng đặc khu, cùng với những cơ chế, chính sách thông thoáng, lựa chọn loại hình kinh tế phù hợp với mục tiêu phát triển, các đặc khu này đã phát huy được hết thế mạnh của mình, thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài, nhanh chóng làm thay đổi diện mạo nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tiến trình thực hiện CNH, HĐH đất nước. Nước ta hiện đang hội nhập ngày càng sâu hơn với khu vực và thế giới, nhưng không phải vì thế mà không cần thiết phải áp dụng phương thức kinh tế mới như khu kinh tế mở. Việt Nam có thể: - Chọn địa điểm thích hợp để xây dựng các khu khu kinh tế mở gắn liền với các yếu tố địa lý thuận lợi như gần biển, gần biên giới, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời có các chính sách và cơ chế khuyến khích đầu tư tuỳ thuộc từng địa bàn xây dựng. Chẳng hạn nếu xây dựng khu kinh tế mở ở những vùng biên giới xa xôi, nơi cơ sở hạ tầng kém phát triển thì nên ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng trước, đào tạo lao động địa phương ở những ngành, nghề phù hợp với yêu cầu và chức năng của khu kinh tế, đưa ra những chính sách khuyến khích ưu tiên đặc biệt hơn các vùng khác... Có như vậy mới có khả năng thu hút được đầu tư nước ngoài và góp phần vào giải quyết việc làm tại địa phương, giảm bớt sự phát triển chênh lệch giữa các vùng. - Xác định rõ chức năng và vai trò của từng khu để có biện pháp xây dựng và vận hành các khu một cách hiệu quả nếu không sẽ hạn chế tác dụng của chúng. Muốn vậy, phải xác định khi nào các khu công nghiệp được lấp đầy 60-70% diện tích thì mới cho phép triển khai các khu công nghiệp tiếp theo nhằm hạn chế sử dụng quá mức và lãng phí quỹ đất canh tác, tránh xây dựng các khu công nghiệp ồ ạt như ở một số địa phương hiện nay. - Lựa chọn xây dựng khu kinh tế mở đa ngành nghề, làm khu kinh tế nòng cốt trong toàn bộ nền kinh tế đất nước. Tất nhiên sự lựa chọn khu kinh tế mở này phải là những nơi có vị trí địa lý thuận lợi và có một số thế mạnh dễ thu hút đầu tư. Chẳng hạn như tỉnh Quảng Ninh : là nơi có thế mạnh về công nghiệp than, công nghiệp du lịch, dịch vụ đường biển, có cảng Cái Lân và có đường biên giới giáp Trung Quốc…Mỗi đặc khu cũng nên có một vài ngành nghề trọng điểm tuỳ thuộc vào ưu thế của từng khu. Vấn đề là phải lựa chọn những ngành nghề có giá trị kinh tế, có khả năng tìm kiếm thị trường và luôn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. 3. Khuyến khích các công ty xuyên quốc gia (TNC). Ở Việt Nam, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối tháng 4/2006 có 106 TNC đã đầu tư vào Việt Nam với 214 dự án, 11,09 tỷ USD vốn đăng ký và 8,59 tỷ USD thực hiện. Như vậy các TNC mới chỉ chiếm khoảng 20% tổng nguồn vốn FDI ở Việt Nam. Là một quốc gia đang phát triển, trình độ khoa học, kỹ thuật còn tương đối lạc hậu thì việc thu hút đầu tư của các công ty TNC có ý nghĩa rất lớn, không chỉ với vai trò là bổ sung nguồn vốn mà còn để nâng cấp kết cấu kỹ thuật, ngành nghề và phát triển các ngành kỹ thuật cao. Đây chính là cơ sở chiến lược để thu hẹp khoảng cách thực hiện CNH đất nước, đồng thời tham gia vào phân công và cạnh tranh quốc tế trong thế kỷ XXI. Do vậy để thu hút đầu tư ngày càng nhiều, ngoài việc cải thiện môi trường đầu tư, chính phủ nên có những chính sách khuyến khích để thu hút các TNC như : - Coi những công ty xuyên quốc gia như những công ty được ghi tên ở thị trường chứng khoán và cho hưởng những ưu đãi tương tự. - Các doanh nghiệp chung vốn với các công ty xuyên quốc gia được độc lập và tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. - Cho phép các công ty TNC được tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị trường. - Đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của các công ty TNC. - Việc thành lập các khu kinh tế mở, khu chế xuất, khu công nghệ cao cũng là một biện pháp khuyến khích các công ty xuyên quốc gia. 4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ở Việt Nam, công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã được chú trọng. Hàng năm chính phủ đều giành khoản chi ngân sách khá lớn cho giáo dục đào tạo (năm 2005 là 18% ngân sách), đồng thời cấp học bổng từ ngân sách nhà nước cho những cán bộ, giảng viên, nhà nghiên cứu trẻ có đủ khả năng đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài. Đồng thời, Chính phủ còn cho phép các trường đại học nước ngoài mở đại học tại Việt Nam và khuyến khích các công ty có vốn FDI thành lập trung tâm đào tạo lao động tại địa phương để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhìn chung trình độ chuyên môn và tay nghề của lao động Việt Nam cho đến nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng, nhất là đối với các cơ sở tuyển dụng thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy, để nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực, Việt Nam cần tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực nên theo những hướng sau: - Xây dựng cơ chế hợp tác giữa nhà trường với các doanh nghiệp, công ty, tiến hành đào tạo, bồi dưỡng ”theo đơn đặt hàng’’ của các đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động để tránh đào tạo tràn lan và không có hiệu quả. - Thành lập một số công viên công nghệ và tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D), cho phép các tri thức là Việt kiều và các công ty nước ngoài thành lập trung tâm nghiên cứu tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. - Tuyển chọn lao động cần phải công khai, minh bạch. Nếu tuyển chọn những cán bộ chủ chốt làm giám đốc công ty hay doanh nghiệp thì nên kiểm tra hoặc phỏng vấn trực tiếp trên cầu truyền hình để thể hiện sự công khai và tạo điều kiện cho những người ở xa có thể tham gia. ở Việt Nam nên tuyển chọn lao động qua kênh truyền hình VTV4 để tạo thuận lợi cho Việt kiều tham gia. - Có chính sách khuyến khích cho những cán bộ, nhà khoa học, sinh viên... đã được đào tạo ở nước ngoài trở về làm việc. Tuỳ theo bằng cấp và năng lực của họ mà tạo mọi điều kiện thuận lợi về nhà ở, lương bổng, vị trí và điều kiện làm việc. Đối với những tri thức là Việt kiều thì nên có chính sách khuyến khích riêng, đồng thời tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho họ. - Chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho đội ngũ lao động. Việc đào tạo không chỉ thông qua hệ thống các trường chuyên ngành trong nước mà cần gửi ra nước ngoài đào tạo hoặc thuê các chuyên gia hàng đầu của nước ngoài vào làm việc ở những khâu mà ta chưa đảm đương được hoặc còn yếu (chẳng hạn kiểm toán....) Đó cũng là cách để nhanh chóng tiếp cận được những kỹ năng trong hoạt động đầu tư đáp ứng tốt hơn cho công việc trước mặt và lâu dài. - Thành lập trung tâm tư vấn pháp luật: Sự ra đời của các trung tâm này là rất cần thiết để các doanh nghiệp, người lao động có kiến thức về pháp luật, tránh được các vi phạm về luật pháp quốc tế, đồng thời bảo vệ được lợi ích chính đáng của chính các doanh nghiệp và người lao động. C. KẾT LUẬN Như vậy, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giữ vai trò quan trọng đối với tất cả các quốc gia, dù là nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, ...hay các nước đang phát triển đều cần đến nguồn vốn này để tiến hành các hoạt động đầu tư tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế. Đặc biệt, nguồn vốn này càng có vai trò rất quan trọng đối với đất nước Việt Nam. Bởi vì, nước ta có điểm xuất phát thấp từ một nền nông nghiệp lạc hậu chính vì vậy nguồn vốn tích lũy trong nước không đủ đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh tế. Thực tế cho thấy, kể từ khi luật đầu tư nước ngoài ra đời thì nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt: tăng trưởng kinh tế nước ta liên tục tăng qua các năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã đạt mức 8.17% năm 2006, thu nhập bình quân trên đầu người tăng lên đáng kể, năm 2006 đạt 776 USD/người/năm. Hơn nữa, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH, tạo thêm nhiều việc làm mới cho người dân, tăng giá trị xuất khẩu... Mặt khác, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có những hạn chế nhất định như nó gây ra nạn ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên đất nước, gây nguy hại tới mục tiêu phát triển bến vững... Vì vậy, chúng ta phải có quy hoạch tổng thể về việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để nguồn vốn này phát huy tối đa vai trò đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Tài liệu tham khảo Giáo trình kinh tế phát triển _ Nhà xuất bản lao động xã hội. Tạp chí Kinh tế và phát triển_ tháng 1/2006. Tạp chí Kinh tế và phát triển _ tháng 4/2006. Báo cáo phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Niên giám thống kê các năm và Bộ Kế hoạch - Đầu tư. Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Vụ quản lý dự án - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Webside:www.gso.gov.vn. Webside:www.bokehoachdautu.com.vn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36088.doc
Tài liệu liên quan