Đề án Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) – thực trạng và giải pháp

Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đó trở thành một nguồn vốn quan trọng, đáp ứng những nhu cầu cấp bách về cân đối ngân sách, đầu tư phát triển. Trong những năm qua, nhiều cơ sở vật chất quan trọng đó và đang được hỡnh thành bằng nguồn vốn ODA. Cỏc dự ỏn lớn trong lĩnh vực giao thông , năng lượng đó gúp phần làm thay đổi đáng kể cơ sở hạ tầng cho nước ta. Ngoài ra, ODA đó giỳp cải thiện điều kiện cung cấp nước, y tế và môi trường ở nhiều thành phố, thị xó và cỏc vựng khú khăn. Các dự án trồng rừng, đắp đê ven biển, nâng cấp trường học, thuỷ lợi có sử dụng vốn ODA đó gúp phần cải thiện đời sống cho nhân dân. Các chương trỡnh tớn dụng nụng thụn, phục hồi cõy cao su, phỏt triển mớa đường đang góp phần tạo vốn và làm thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh những ưu điểm đó, chúng ta cũng phải khắc phục những tồn tại để có thể tối đa hóa lợi ích mà ODA đem lại. Do nhu cầu về ODA trên thế giới ngày càng tăng trong khi tốc độ cung cấp lại không đáp ứng kịp, chính vỡ vậy mà tỡnh trạng cạnh tranh để nhận ODA ngày càng phổ biến. Trong điều kiện hiện nay, khi mà Việt Nam đang dành được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, thỡ việc đề xuất những giải pháp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn ODA là một đũi hỏi cấp thiết. Qua nghiên cứu một cách có hệ thống về hỗ trợ phát triển chính thức, em rút ra một số kết luận sau : - Trong chiến lược phát triển kinh tế của các nước đang và chậm phát triển – chiến lược hướng ngoại, hỗ trợ phát triển chính thức có vai trũ quan trọng. Nhưng ODA chỉ là chất xúc tác cho phát triển vỡ nú khụng thể thay thế được cho nguồn lực trong nước. Vốn ODA gắn liền với khoản nợ nước ngoài của nển kinh tế. Chính vỡ vậy mà khi cú nhu cầu vay vốn ODA, Việt Nam phải tớnh đến khả năng trả nợ.

doc49 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) – thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Tỷ USD) 1993 1,810 0,413 1994 1,940 0,725 1995 2,260 0,737 1996 2,430 0,900 1997 2,400 1,000 1998 *2,200 1,242 1999 **2,210 1,350 2000 2,400 1,650 2001 2,400 1,500 2002 2,500 1,620 Tổng số 22.550 11,237 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Ðầu tư Ghi chú:           (*) Chưa kể 0,5 tỷ USD dự định hỗ trợ cải cách kinh tế                      (**) Chưa kể 0,7 tỷ USD dự định hỗ trợ cải cách kinh tế           2. Tình hình thu hút vốn ODA theo vùng Phân phối ODA theo vùng từ năm 2002 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Ðầu tư Vùng Vốn ODA cam kết (tỷ USD) Tỷ trọng (%) Miền núi phía Bắc 0.546 21 Đồng bằng sông Hồng 0,624 24 Bắc Trung Bộ 0,260 10 Nam Trung Bộ 0,234 9 Đồng bằng sông Cửu Long 0,364 14 Tây Nguyên 0,130 5 Nam Bộ 0,442 17 Tổng 2,600 100 Qua bảng trên ta thấy, tỷ lệ phân bổ vốn ODA không đều giữa các khu vực kinh tế của cả nước. Tỷ lệ này thay đổi qua các năm và không khẳng định một xu hướng rõ ràng nào trong sự phân bổ ODA. Có thể thấy trong giai đoạn từ 1995 -2002, nguồn vốn ODA phân bổ cho khu vực đồng bằng sông Hồng là lớn nhất (24%). Đứng thứ hai về tỷ lệ phân bổ ODA là khu vực miền núi phía Bắc ( chiếm khoảng 21%). Và thứ ba là Nam Bộ với tỷ lệ vốn ODA được phân bổ là 17%. Đây là ba vùng kinh tế đã dẫn đầu về lượng vốn ODA được phân bổ trong giai đoạn 1995 – 2002 và xu hướng này sẽ còn được tiếp tục trong thời gian tới. Xét về quy mô và chất lượng, đồng bằng và sông Hồng và Nam Bộ có cơ sở hạ tầng tương đương nhau, đều ở mức hiện đại nhất của cả nước. Tuy nhiên hai khu vực này vẫn chiếm một lượng lớn vốn ODA vì đây là hai khu vực kinh tế đầu tầu của cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của các vùng lân cận. Ở khu vực đồng bằng sông Hồng, nơi có trung tâm là thủ đô Hà Nội, có thể thấy rõ lượng vốn đầu tư cho khu vực này chủ yếu tập trung cho Hà Nội và các thành phố vệ tinh, đặc biệt là tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Hàng loạt công trình trọng điểm phục vụ cơ sở hạ tầng như quốc lộ 1A Hà Nội – Vinh, Hà Nội Lạng Sơn, cải tạo cảng Hải Phòng (giai đoạn 2), mở rộng cảng Cái Lân, cầu Bãi Cháy… đều được thi công bằng nguồn vốn này. Có cùng mức cơ sở hạ tầng như đồng bằng sông Hồng nhưng khu vực Nam Bộ lại được đầu tư ít hơn, chỉ bằng 2/3 (17% so với 24%). Nguyên nhân là do tại Nam Bộ mà trung tâm là Tp. Hồ Chí Minh, nhu cầu về vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng cũng như các ngành khác đã được đáp ứng một phần bằng các nguồn vốn khác (vốn tư nhân, vốn 100% nước ngoài, phát hành trái phiếu…). Nhiều năm qua, khu vực Nam Bộ là khu vực kinh tế lớn nhất cả nước, tỷ lệ tăng trưởng GDP, nguồn thu đóng góp vào ngân sách luôn lớn nhất cả nước. Chính vì vậy mà rất nhiều tư nhân, công ty và tổ chức nước ngoài đầu tư vào đây, tìm kiếm cơ hội làm ăn. Từ đó, không chỉ thu hút thêm vốn cho phát triển kinh tế, khu vực Nam Bộ còn tăng được nguồn thu ngân sách của mình, và tái sử dụng để đầu tư phát triển. Tuy nhiên, có một số công trình rất lớn được đầu tư bằng nguồn vốn ODA : hành lang Đông Tây Tp.HCM – Phnompenh, quốc lộ 1A đoạn Tp. HCM – Cần Thơ... Một điều đáng ngạc nhiên là vùng núi phía Bắc lại có một tỷ lệ phân bổ ODA lớn :21%. Đây là một sự quan tâm kịp thời và đúng mức tới khu vực này. Vùng núi phía Bắc là một khu vực có địa hình không thuận lợi, cơ sở hạ tầng và dân trí đều rất hạn chế, kinh tế lạc hậu, kém phát triển. Trong thời gian qua, bản thân các địa phương đã chủ động, tích cực trong việc thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước để phát triển kinh tế và đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, với nguồn lực hiện tại thì rất khó để các nhà đầu tư có thể đầu tư vào khu vực này. Chính từ thực tế đó, Chính phủ đã cung cấp một lượng vốn rất lớn bằng nhiều nguồn khác nhau để đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở đây. Nguồn vốn ODA được sử dụng cho các lĩnh vực nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo.... Chính bằng nguồn vốn này, bộ mặt khu vực miền núi phía Bắc đã đổi thay đáng kể. Đó là một động quan trọng để có thể khu vực này có thể tiếp tục đi lên. 3. Tình hình thu hút vốn ODA theo ngành Nguồn : Nghiên cứu về ODA của UNDP 2002 Qua biểu đồ tổng vốn ODA đầu tư theo ngành năm 2002, có thể nhận ra sự vượt trội của ngành giao thông so với các ngành còn lại. Ngành năng lượng với số vốn đầu tư lên tới 375 triệu USD, cao gấp 2,5 lần ngành xếp thứ hai là năng lượng (150 triệu USD). Các ngành giáo dục, phát triển nguồn nhân lực sử dụng it vốn ODA vì đã có nguồn vốn trong nước bổ sung hữu hiệu quả. Trong năm 2002 và cả những năm trước, ngành giao thông luôn dẫn đầu về số vốn ODA được đầu tư. Đây là một chiến lược đúng đắn vì cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn còn rất yếu kém, đầu tư cho giao thông là phương thức hiệu quả và hợp lý để sử dụng nguồn vốn ODA. Sử dụng vốn ODA cho phát triển ngành giao thông không chỉ là chiến lược của Việt Nam mà còn là chiến lược của tất cả các tổ chức và quốc gia trên thế giới trong khi sử dụng vốn ODA của mình. Nhìn vào bảng dưới đây, có thể thấy các nước ASEAN đã đầu tư cho phát triển ngành giao thông như thế nào. Nhật Bản – nhà tài trợ vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam trong thời gian qua cũng khẳng định sự trợ giúp cho phát triển giao thông ở Việt Nam bằng cách xây dựng một chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong ngành giao thông cho Việt Nam. Có thể thấy được thực tế thời gian qua nguồn vốn ODA đã giúp khôi phục, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới khoảng 3.700 km đường quốc lộ, 1.000 km đường tỉnh lộ; 10.000 km đường nông thôn và hàng trăm cây cầu lớn nhỏ được xây dựng trong thời gian qua chính là một sự cải thiện đáng kể cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam. ODA cũng trở thành nguồn vốn chính cho việc cải tạo, nâng cấp và phát triển hệ thống cảng biển ở 3 miền như Hải Phòng, Cái Lân, Tiên Sa, Sài Gòn… Xu hướng này vẫn sẽ còn được tiếp tục thực hiện trong thời gian tới. Ngành năng lượng, một ngành kinh tế trọng điểm của nền kinh tế Việt Nam cũng sử dụng rất nhiều vốn ODA trong thời gian qua (175 triệu USD). Nguồn vốn ODA dành cho ngành điện trong giai đoạn 1996 - 2000 đã chiếm tới 40,3% tổng số vốn đầu tư với 7 nhà máy điện lớn (như Phú Mỹ 1, 2; Sông Hinh; Đa Nhim...) có công suất thiết kế chiếm tới 40% tổng công suất điện ở Việt Nam. Không chỉ có vậy, trong thời gian tới, ngành điện nói riêng và năng lượng nói chung vẫn sẽ tiếp tục được tăng cường đầu tư, đảm bảo vai trò đầu tầu của nền kinh tế. 4. Tình hình thu hút vốn ODA theo các nhà tài trợ Nguồn : Nghiên cứu về ODA của UNDP 2002 Trong tổng số mười nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2002, Nhật Bản đứng ở vị trí đầu tiên với 351,1 triệu USD. Các vị trí tiếp theo là WB (259,1 triệu USD) và ADB (238,6 triệu USD). Điều này phù hợp với thức tế nguồn vốn ODA cung cấp cho Việt Nam thời gian qua, khẳng định sự nỗ lực tuyệt vời của Nhật Bản trong việc giúp đỡ Việt Nam. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và ngân hàng hợp tác Nhật Bản (JBIC) là hai cơ quan đại diện cho Chính phủ Nhật Bản trong việc cung cấp và hướng dẫn sử dụng hiệu quả ODA cho Việt Nam. Vốn ODA của Nhật Bản được sử dụng rộng rãi trong các ngành giao thông, năng lượng và hỗ trợ cơ chế, chính sách. Vị trí thứ hai và thứ ba cũng khẳng định vai trò quan trọng của WB và ADB trong việc cung cấp ODA cho Việt Nam. Trong số ba nhà tài trợ hàng đầu này, WB là cơ quan rất tích cực giúp đỡ Việt Nam trong các chương trình cải thiện khung pháp lý, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nghiên cứu nhằm nâng cao tính hiệu quả của ODA. Tuy nhiên, qua biểu đồ chúng ta cũng có thể thấy được sự chênh lệch rất lớn về lượng cung cấp của ba nhà tài trợ lớn nhất với các nhà tài trợ còn lại. Số vốn ODA cung cấp của ADB cũng xấp xỉ tổng số vốn ODA cũng cấp của bảy nhà tài trợ còn lại. Đó là còn chưa kể đến lượng vốn cung cấp của Nhật Bản và WB. Đây là một thực tế tiềm ẩn nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Cơ hội ở chỗ : ba nhà tài trợ cung cấp cho chúng ta một lượng vốn rất lớn, đủ để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội một cách đồng bộ và có hệ thống. Từ đó, phát huy tối đa vai trò và hiệu quả của ODA. Nhưng thách thức cũng chính là từ cơ hội. Khoảng cách chênh lệch quá lớn giữa các nhà tài trợ khiến nguồn vốn ODA cung cấp cho Việt Nam mất tính ổn định khi một trong ba nhà tài trợ trên thay đổi chính sách ODA. Chính vì vậy mà việc tận dụng nguồn vốn ODA của ba nhà tài trợ này hiện nay là điều cực kỳ quan trọng, nó vừa góp phần tận dụng tốt những cơ hội mà chúng ta đang có, đồng thời góp phần làm giảm những thách thức trong tương lai. II. Tình hình sử dụng vốn ODA ở Việt Nam 1. Tình hình dải ngân vốn ODA ở Việt Nam Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư , trong khi mức cam kết ODA cho Việt Nam từ năm 1993 đến hết năm 2003 đạt tổng giá trị 25,34 tỷ USD, mức giải ngân ODA trong cùng thời kỳ này chỉ khoảng 12,5 tỷ USD, chiếm khoảng 49,3% tổng mức cam kết. Như vậy, mức giải ngân chưa đạt được kế hoạch đề ra. Mức giải ngân ODA thấp đã kéo dài thời hạn xây dựng và đưa công trình vào hoạt động, tăng chi phí đầu tư và giảm uy tín của Việt Nam về năng lực thực hiện và sử dụng ODA. Tình hình giải ngân ODA qua các năm Năm Dải ngân (triệu USD) Dải ngân nhanh (Triệu USD) 1993 413 89 1994 725 216 1995 737 203 1996 900 253 1997 1.000 153 1998 1.242 140 1999 1.350 120 2000 1.650 389 2001 1.500 341 2002 1.620 288 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Ðầu tư Qua bảng trên, chúng ta có thể thấy rõ tốc độ giải ngân nguồn vốn ODA trong giai đoạn 1993 – 2003 liên tục tăng nhưng không ổn định. Điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế là nguồn vốn ODA cung cấp cho Việt Nam cũng liên tục tăng trong thời gian qua. Năm 1993, tổng số vốn ODA mà chúng ta giải ngân được chỉ là 413 triệu USD thì năm 2002 đã giải ngân được 1,62 tỷ USD. Điều này thể hiện những tiến bộ vượt bậc nhằm đẩy nhanh tốc giải ngân ODA, trong đó có vai trò của Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ. Thời gian 10 năm cũng chứng tỏ những kết quả nhất định của Chính phủ Việt Nam trong việc tăng tiến độ giải ngân ODA bằng việc cải thiện khung pháp lý, nâng cao năng lực cán bộ và cụ thể hóa các quy định, quy chế của nhà nước ttrong bối cảnh nguồn vốn ODA của thế giới đang gặp nhiều khó khăn, một số nhà tài trợ và nhiều nhà tài trợ quốc tế buộc phải thực hiện chính sách cắt giảm ODA, nhưng cam kết ODA dành cho Việt Nam những năm gần đây vẫn tiếp tục tăng, với năm 2002 đạt 2,5 tỷ USD, cao hơn 4,5% so với năm 2001; năm 2003 đạt mức kỷ lục 2,839 tỷ USD, tăng 13,5% so với 2002. Nhật Bản là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho VN, nhưng tình hình giải ngân các khoản vay của Chính phủ Nhật trong các năm qua đều ở mức thấp: năm tài khóa 2001 là 9,8%, năm 2002 là 7,2% và năm 2003 dự kiến 10-12%. Đây là những con số thấp hơn hẳn tỷ lệ trung bình 15% của khu vực. Do tốc độ giải ngân của một số dự án thấp hơn kế hoạch, tổng cộng đã có 26 hiệp định phải gia hạn giải ngân, riêng trong năm 2003, đã có 6 hiệp định vay vốn của JIBIC phải đề nghị gia hạn thời hạn rút vốn. Trong năm 2004 này, dự kiến một số dự án vẫn sẽ khó khăn trong giải ngân ODA như: dự án phục hồi Thủy điện Đa Nhim, dự án Nhà máy Điện Ô Môn, dự án đường dây 500 KV Phú Mỹ - Nhà Bè - Phú Lâm. Đối với vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới (WB), cho đến hết năm 2003, nhìn chung giải ngân cho tất cả các lĩnh vực sử dụng vốn vay ưu đãi của WB đều thấp hơn mức trung bình trong khu vực, nhất là các lĩnh vực y tế, giao thông và giáo dục. Tỷ lệ giải ngân năm 2003 đạt 14,3%, thấp hơn mức trung bình của khu vực là 18%. Đặc biệt, dự án năng lượng hệ thống và cổ phần hóa chậm 93% so với kế hoạch, dự án trung tâm truyền máu chậm 92%, dự án phát triển giáo viên tiểu học chậm 87%. Tình hình giải ngân của các dự án sử dụng vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ khác như ADB, AFD và KfW cũng đều thấp hơn kế hoạch đề ra. 2. Tình hình sử dụng vốn ODA theo vùng Trong tổng số 617 dự án với tổng số vốn ODA được đầu tư 11,81 tỷ USD, các dự án của các bộ, ngành được đầu tư trên phạm vi toàn quốc là 254 dự án (chiếm 41,17%), với số vốn là 2,69 tỷ USD (chiếm 22,78%). Trong đó vốn vay là 2,05 tỷ USD, chiếm 76,17%, viện trợ là 641,24 triệu USD, chiếm 23,83%. Các dự án này chủ yếu nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước, hỗ trợ xoá đói giảm nghèo và một phần xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Các dự án được đầu tư trên phạm toàn quốc hầu hết là nhằm mục đích xã hội : nâng cao đời sống nhân dân, nâng cao dân trí và cải thiện nguồn nhân lực. Khu vực đồng bằng sông Hồng là khu vực có dự án sử dụng vốn ODA không lớn nhưng số vốn lại là lớn nhất. Nguồn vốn ODA đầu tư cho khu vực này chủ yếu đầu tư cho ngành giao thông với các tuyến đường quanh Hà Nội, đầu tư cho công nghiệp ở các tỉnh như Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định… và cho ngành giáo dục. Riêng ngành giáo dục, hầu hết các dự án mới có tính chất thử nghiệm đều được bắt đầu ở Hà Nội. Đây là các chương trình dự án nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo thông qua cải thiện cơ sở vật chất, cải thiện phương pháp giảng dạy và học tập. Đó là các dự án phát triển triển tiểu học, đào tạo giáo viên, dự án đào tạo công nghệ thông tin cho Việt Nam. Ngoài ra các dự án cấp nước, cải tạo môi trường cũng được đầu tư nhiều vốn ODA. Khu vực Nam Bộ với tâm điểm là Tp. Hồ Chí Minh cũng là khu vực được đầu tư nhiều dự án sử dụng nguồn vốn ODA. Vốn ODA đầu tư được sử dụng chủ yếu cho hai ngành trọng điểm là năng lượng và giao thông. Sau việc xây dựng đường dây 500KV Bắc – Nam, việc tiếp tục đầu tư cho ngành điện chứng tỏ sự quan tâm của Chính phủ nhằm khắc phục sự chênh lệch giữa cung cầu của ngành điện trong thời gian qua. Các nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, thuỷ điện Đại Ninh với tổng số vốn lên tới gần 700 triệu USD. Ngoài điện, giao thông cũng là lĩnh vực được đầu tư rất nhiều tại Nam Bộ trong thời gian qua. Dự án nâng cấp đường xuyên Á Tp. Hồ Chí Minh – Phnompenh là dự án lớn nhất trong ngành giao thông ở Nam Bộ với số vốn lên tới 100 triệu USD. Ngoài ra, các dự án : hành lang Đông Tây, dự án giao thông đô thị Tp. Hồ Chí Minh cũng là những dự án lớn, góp phần làm thay đổi đáng kể bộ mặt của khu vực 3. Tình hình sử dụng vốn ODA theo ngành Trong giai đoạn 1993 – 2002, ngành năng lượng và ngành giao thông là hai ngành được đầu tư vốn ODA lớn nhất. Tổng số đã có 88 dự án đầu tư sử dụng vốn ODA trong 2 ngành này, với số vốn lên tới 5,56 tỷ USD, chiếm tới 49% tổng số vốn ODA được đầu tư trong giai đoạn 1993 – 2002. Trong đó có 97,72% là vốn vay, 1,28% là viện trợ. Điều đó chứng tỏ vai trò quan trọng của hai ngành này trong việc phát triển kinh tế nói chung và việc sử dụng vốn ODA nói riêng. Nó cũng chứng tỏ được sự quan tâm của các nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam đối với ngành năng lượng và giao thông. Ngành năng lượng đã đầu tư 33 dự án với số vốn lên tới 2,77 tỷ USD, chiếm 23% tổng số vốn ODA được đầu tư. Trong đó có 2,74 tỷ là vốn vay, chiếm 98,87%, 31,39 triệu USD là vốn viện trợ, chiếm 1,13%. Vốn ODA cho ngành năng lượng được đầu tư chủ yếu cho ngành điện, trên hầu khắp phạm vi của đất nước. Các dự án này rất có lượng vốn phân bổ không đều, lớn nhất là dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Phả Lại 663 triệu USD, nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ - TPHCM với số vốn là 549 triệu USD. Không chỉ đầu tư ở các vùng thành thị, các dự án của ngành điện còn phục vụ bà con nông thôn với các dự án Năng lượng nông thôn do WB tài trợ. Tất cả các công trình đầu tư cho ngành năng lượng giai đoạn 1993 – 2002 đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của đất nước. Ngành sử dụng nhiều vốn ODA nhất là ngành giao thông: tổng số 53 dự án, số vốn lên tới 3,09 tỷ USD chiếm 29% tổng số vốn ODA được đầu tư. Trong đó có 3,01 tỷ là vốn ODA vay, chiếm 97,4%, 80,42 triệu là vốn viện trợ, chiếm 2,6%. Ngành giao thông được đầu tư rất đa dạng : đường bộ đường sắt, đường thủy. Trong đó đường bộ được đầu tư lớn nhất. Hai dự án lớn nhất của đường bộ là dự án nâng cấp quốc lộ 10 với số vốn là 277 triệu USD và dự án hầm đường bộ qua đèo Hải Vân với số là 211 triệu USD. Ngoài ra các dự án như cải tạo quốc lộ 1, nâng cấp đường xuyên Á đã làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt đất nước ta trong thời gian qua. Đường sắt với dự án xây dựng và cải tạo cầu đường sắt Bắc – Nam với số vốn là 104 triệu USD, góp phần tăng lượng hành khách sử dụng dịch vụ của ngành đường sắt, giảm thời gian chạy tàu. Đường thủy với các dự án lớn : mở rộng cảng Cái Lân, cải tạo cảng Hải Phòng làm tăng khả năng thông thương, nâng cao khả năng vận chuyển và bốc xếp hàng hoá cho các doanh nghiệp trong nước và và nước ngoài, góp phần biến Việt Nam thành một trung tâm chu chuyển hàng hoá lớn, được quốc tế thừa nhận. Phải ghi nhận rằng số vốn ODA đầu tư cho ngành năng lượng và giao thông đã góp phần nâng cao cơ sở hạ tầng của đất nước, làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt quốc gia, là động lực dẫn tới sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. Trong thời gian tới, hai ngành này vẫn được xác định là trọng điểm đầu tư trong chiến lược của cả Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ. 4. Tình hình sử dụng vốn ODA theo các nhà tài trợ Từ khi xuất hiện trở lại, nguồn vốn ODA đã có những đóng góp đáng kể vào sự đi lên của đất nước. Từ đó, chúng ta cũng không thể không nhắc tới các nhà tài trợ, một phần tất yếu của ODA. Trong thời gian qua, chúng ta đã nhận được sự giúp đỡ của 38 quốc gia, hơn 130 tổ chức quốc tế. Trong số các nhà tài trợ, ba nhà tài trợ lớn nhất là Nhật Bản, WB và ADB. Tổng số vốn ODA mà ba nhài trợ trên đã đầu tư trong giai đoạn 1993 – 2002 là khoảng 8,86 tỷ USD, chiếm tới 74,98% tổng số vốn ODA. Trong đó có 8,71 tỷ USD là vốn vay ưu đãi, chiếm 98,16%, và 163 triệu USD là viện trợ. Điều này khẳng định sự quan tâm của ba nhà tài trợ trong sự phát triển của Việt Nam, đồng thời cũng khẳng định vai trò quan trọng họ. Nhật Bản là quốc gia cung cấp nhiều ODA nhất cho Việt Nam. Tổng số vốn ODA mà Nhật Bản đã sử dụng thời gian qua lên tới 4,7 tỷ USD, chiếm khoảng 40% tổng số vốn ODA cung cấp cho Việt Nam. Trong đó có 4,62 tỷ USD là vốn vay ưu đãi, chiếm 98,44% và 73,22 triệu USD là viện trợ, chiếm 1,58%. Vốn ODA của Nhật Bản được cung cấp cho Việt Nam thông qua hai cơ quan đại diện là Ngân hàng hợp tác Nhật Bản (JBIC) và cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Vốn ODA của Nhật Bản được đầu tư chủ yếu ở ngành năng lượng, giao thông, phát triển cơ sở hạ tầng và hỗ trợ cơ chế, chính sách. Số vốn vay của Nhật Bản được giải ngân thông qua JBIC, còn số vốn viện trợ được cung cấp bởi JICA. Như đã trình bày ở trên, vốn vay được đầu tư chủ yếu cho ngành năng lượng và giao thông, còn viện trợ được sử dụng chủ yếu cho hỗ trợ quản lý nhà nước và phát triển nguồn nhân lực. WB là nhà tài trợ lớn thứ hai cho Việt Nam, với số vốn đã thực hiện là 2,4 tỷ USD, chiếm 20,46%. Trong đó có 2,36 tỷ là vốn vay ưu đãi, chiếm 97,8%, viện trợ là 53,11 triệu USD, chiếm 2,25%. Khác với Nhật Bản, vốn ODA của WB không chỉ đầu tư cho cơ sở hạ tầng, mà còn đầu tư rất nhiều cho chính sách, phát triển nguồn nhân lực và hiện đại hóa ngành ngân hàng – một trong những trọng tâm đầu tư của WB. Một dự án đầu tư của WB là dự án đầu tư cho giao thông đô thị - duy nhất tại Việt Nam. Dự án này được triển khai tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh với số vốn khoảng 42 triệu USD. Dự án này không chỉ góp phần cải tạo giao thông đô thị của hai thành phố lớn – hai thành phố đang bùng nổ giao thông mà nó còn là hình mẫu cho các thành phố khác noi theo trong giai đoạn phát triển của đất nước. Khác với hai ngành trên, ADB là nhà tài trợ đa lĩnh vực, sử dụng vốn ODA cho rất nhiều ngành : từ nông nghiệp tới giao thông, từ năng lượng tới hỗ trợ chính sách. Với tổng số vốn là 17,44 tỷ USD, chiếm 14,77%, cũng như hai nhà trợ trên, vốn ODA của ADB chủ yếu là vốn vay (17,08 tỷ USD, chiếm 97,9%). Vì có số vốn đầu tư nhỏ hơn Nhật Bản, lại đầu tư cho nhiều ngành nên các dự án của ADB hầu hết là các dự án ở mức trung bình, không có dự án nào lớn như của Nhật Bản. Tuy nhiên, các dự án này lại làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thông Việt Nam với các dự án xóa đói giảm nghèo, nông nghiệp và phát triển nông thôn. Và đã đến với phấn lớn dân cư nông thôn, làm thay đổi đáng kể cuộc sống của họ. Ch­¬ng III: Gi¶i ph¸p t¨ng c­êng thu hót vµ sö dông cã hiÖu qu¶ vèn ODA I. Đánh giá tình hình thu hút và sử dụng ODA (1993-2002 ) 1. Ưu điểm Nhìn một cách tổng thể, công tác thu hút và sử dụng nguồn ODA của nước ta trong 10 năm qua được thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước là ưu tiên sử dụng nguồn lực này để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Những mặt được trong công tác này có thể kể ra ở đây là: 1.1. Công tác thu hút ODA đạt hiệu quả cao Việc thu hút ODA tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, góp phần phá thế bao vây, cấm vận, củng cố và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế và khu vực. 1.2. Tăng được nguồn cho đầu tư phát triển Chúng ta đã tranh thủ được một nguồn vốn khá lớn có ý nghĩa quan trọng bổ sung cho đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Trong 5 năm 1996-2000, đầu tư bằng nguồn vốn ODA chiếm khoảng 12% tổng đầu tư toàn xã hội, bằng 24% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và bằng 50% vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. 1.3. Cải thiện cơ bản và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế Cải thiện cơ bản và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, cơ sở hạ tầng xã hội, trước hết là giao thông vận tải và điện năng, góp phần khơi dậy nguồn vốn trong nước và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 1.4. Góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Nguồn vốn ODA đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Các chương trình, dự án ODA đã góp phần cung cấp nguồn tín dụng cho nông dân, tạo ra các ngành nghề phụ, phát triển công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, phát triển giao thông nông thôn, cung cấp nước sạch, xây dựng và nâng cấp hệ thống thoát nước, phát triển lưới điện sinh hoạt, trạm y tế, trường học… Nguồn vốn ODA đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn đã góp phần khơi dậy nguồn lực tại chỗ thông qua việc huy động sự tham gia của người dân trong các dự án phát triển sản xuất và cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực quản lý phát triển. 1.5. Tăng thêm nguồn vốn vào sản xuất Nguồn vốn ODA được huy động cho vay lại đã có hiệu quả thiết thực đối với sự phát triển của một số doanh nghiệp; đáp ứng nhu cầu về vốn để đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống của người lao động. Thông qua các chương trình, dự án ODA cho vay lại, một số công nghệ được chuyển giao, giúp các doanh nghiệp đào tạo cán bộ về kỹ năng quản lý, nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ. Hiện nay, việc cho vay lại đã được thực hiện ở các lĩnh vực năng lượng, cảng biển, cấp nước, điện, chế biến cao su, sản xuất mía đường… 1.6. Hỗ trợ ngân sách nhà nước Nguồn vốn ODA đã góp phần tích cực hỗ trợ ngân sách của nhiều tỉnh và thành phố, khôi phục và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là đối với các tỉnh nghèo, có nhiều khó khăn. Hộ trợ cơ chế và chính sách ODA đã có tác dụng tích cực giúp nước ta tăng cường năng lực, phát triển thể chế trên nhiều lĩnh vực, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách hành chính... 1.7. Vai trò của quản lý nhà nước được nâng cao Công tác quản lý nhà nước về ODA đã đi vào nề nếp trên cơ sở các văn bản pháp quy ngày một đồng bộ. 2. Tồn tại 2.1. Hiệu quả đầu tư thấp Các công trình sử dụng vốn ODA cũng như tất cả các công trình đầu tư phát triển khác đều có những yếu tố khách quan cũng như chủ quan dẫn tới hiệu quả đầu tư thấp. Tuy nhiên, một cách khách quan có thể nhận địng rằng tình trạng này đối với các công trình được đầu tư bằng vốn ODA không xảy ra tràn lan nhưng đối với các công trình sử dụng vốn nhà nước. Nguyên nhân là do tất cả các công trình sử dụng vốn ODA đểu có sự giám sát chặt chẽ của nhà tài trợ nên tránh được tình trạng đầu tư dàn trải dẫn tới thiếu hiệu quả, giảm thiểu được nhiều thất thoát, lãng phí trong việc thi công, công tác đấu thầu đạt hiệu quả cao. Nhưng nếu không nâng cao được ý thức, tinh thần trách nhiệm của tất cả các cán bộ, công nhân tham gia làm việc thì hiện tượng thất thoát, lãng phí làm giảm chất lượng công trình vẫn có tái diễn và gây hiệu quả nghiêm trọng. Từ thực tế đó thì các công trình sử dụng vốn ODA vẫn phải nâng cao quản lý, giám sát để có thể hạn chế thấp nhất tình trạng này. Từ đó mới có thể sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA để phát triển kinh tế. 2.2. Tốc độ giải ngân chậm Số liệu thống kê từ Bộ KH&ĐT cho thấy, trong những năm đầu của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, việc giải ngân nguồn vốn ODA luôn thấp hơn so với mức bình quân đặt ra (1,8 tỷ USD/năm). Cụ thể, năm 2001 giải ngân được 1,5 tỷ USD, năm 2002 giải ngân 1,62 tỷ USD và năm 2003 ước tính ở mức 1,55 tỷ USD. Đây là thực tế cần sớm được khắc phục trong bối cảnh nguồn vốn ODA của thế giới gặp khó khăn, một số nhà tài trợ và nhiều tổ chức quốc tế buộc phải thực hiện chính sách cắt giảm ODA, nhưng cam kết ODA dành cho Việt Nam những năm gần đây vẫn tiếp tục tăng, với năm 2002 đạt 2,5 tỷ USD, cao hơn 4,5% so với năm 2001; năm 2003 đạt mức kỷ lục 2,839 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm 2002. Có nhiều nguyên nhân, cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan dẫn đến tình trạng mức giải ngân vốn ODA thời gian qua còn thấp. 2.3. Nguyên nhân 2.3.1. Nguyên nhân khách quan 2.3.1.1 Thủ tục phức tạp của các nhà tài trợ - Một trong các nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ giải ngân thấp là do thủ tục của các nhà tài trợ rườm rà, việc phê duyệt phải qua nhiều bước. Mặt khác, do văn phòng đại diện của một số nhà tài trợ tại Việt Nam có ít thẩm quyền, nhiều quyết định phải chờ phê duyệt từ trong nước. - Đối với một số dự án đồng tài trợ, do phải áp dụng đồng thời nhiều thủ tục khác nhau của các nhà tài trợ, chủ dự án gặp khó khăn đến quá trình thực hiện. - Trong nhiều trường hợp, do không đủ năng lực cần thiết, các nhà tài trợ đã kéo dài quá trình phê duyệt tài liệu đấu thầu ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân. 2.3.1.2 Trình độ và hiểu biết hạn chế của nhà đầu tư nước ngoài. Đối với nhiều dự án đầu tư bằng vốn ODA, một số tư vấn quốc tế thiếu kinh nghiệm về các điều kiện của Việt Nam nên chất lượng thiết kế đã không đảm bảo, dẫn đến hậu quả phải kéo dài thời gian để chỉnh sửa, làm chậm tốc độ giải ngân 2.3.2. Nguyên nhân chủ quan 2.3.2.1. Chậm giải phóng mặt bằng - Việc di dân, giải phóng mắt bằng kéo dài: đây là nguyên nhân chủ quan hàng đầu khiến tình trạng giải ngân vốn ODA trong thời gian qua chưa được như mong muốn. Việc chậm giải phóng mặt bằng đã ảnh hưởng nhiều đến tiến độ thi công của nhiều dự án và hậu quả của tình trạng này không chỉ là tỷ lệ giải ngân vốn ODA nói chung đạt thấp so với kế hoạch đề ra, mà còn chưa đạt được mức giải ngân trung bình của khu vực. Hầu hết các dự án ODA thời gian qua đều gặp vướng mắc về di dân, giải phóng mặt bằng. Dự án thi công hầm đường bộ Ngã tư Vọng Hà Nội (có tới 124/147 hộ dân thuộc quận Thanh Xuân không nhận tiền đền bù và 23 hộ còn lại đang chờ nhận đền bù theo cơ chế phân chia căn hộ). Dự án Đài Truyền hình Việt Nam là một ví dụ tiêu biểu qua việc, thời hạn rút vốn sắp hết mới kết thúc việc giải phóng mặt bằng. Với Dự án cấp nước Hồ Đá Đen (Bà Rịa - Vũng Tầu), nguy cơ dự án sẽ bị huỷ bỏ là do sự tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà tài trợ về giá trần để xét thầu. Còn với Dự án xây dựng trục cáp quang biển Bắc - Nam, việc phê chuẩn luận chứng khả thi của Bộ Bưu chính - Viễn thông kéo dài hơn 7 tháng kể từ khi Hiệp định vay vốn với nhà tài trợ được ký kết lại trở thành nguyên nhân làm giảm hiệu quả đầu tư của dự án. Đó là do : - Thiếu một khung pháp lý ổn định, đồng bộ và nhất quán để điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực này, đặc biệt việc áp dụng hệ đầu tư của số K để định giá đền bù gây nhiều tranh cãi. - Việc bố trí vốn đối ứng cho công tác giải phóng mặt bằng chậm và thiếu, quỹ nhà ở phục vụ công tác tái định cư ở các thành phố lớn còn hạn chế. - Sự thiếu phối hợp giữa các cơ quan trung ương, chủ dự án và chính quyền địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng. 2.3.2.2. Sự khác biệt về quy trình thủ tục giữa các nhà tài trợ và phía Việt Nam - Theo quy trình phía Việt Nam, dự án phải lập thiết kế chi tiết và tổng dự toán công trình. Quy trình của phía nhà tài trợ chỉ yêu cầu có thiết kế chi tiết và dựa vào đó có lập tài liệu đấu thầu. - Tổng dự toán của dự án do tư vấn nước ngoài lập trong nhiều trường hợp dựa theo định mức chi phí cao hơn so với mặt bằng giá xây dựng ở Việt Nam nên thường gây chậm trễ trong khâu phê duyệt của các cơ quan Việt Nam. - Có sự hiểu khác nhau giữa phía Việt Nam và nhà tài trợ về căn cứ đánh giá kết quả đấu thầu. Phía Việt Nam coi tổng dự toán là căn cứ đánh giá kết quả đấu thầu trong khi một số nhà tài trợ coi giá trị gói thầu đã tính toán để cho vay vốn là giá trần. Điều đó đã dẫn đến việc Chính phủ từ chối phê duyệt kết quả đấu thầu ở một số trường hợp trong đó các nhà thầu nước ngoài thắng thầu với mức giá cao hơn tổng dự toán của Việt Nam và dưới giá thoả thuận trong hiệp định vay vốn. 2.3.2.3. Năng lực quản lý và giám sát thực hiện dự án của các ban quản lý dự án còn hạn chế Nhìn chung, năng lực của nhiều ban quản lý dự án còn yếu, nhất là các đơn vị lần đầu tiên sử dụng vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ. Các yếu kém này bắt nguồn từ thực tế cán bộ chưa được đào tạo đầy đủ, cơ sở vật chất phục vụ công tác hạn chế, thiếu một hệ thống khuyến khích thích đáng về vật chất nên khó tuyển dụng được các cán bộ có đủ năng lực làm việc cho các Ban Quản lý dự án. Ban quản lý dự án hiện nay thường là một bộ phận của chủ đầu tư tách ra làm công tác quản lý dự án, chính vì vậy mà họ thiếu tính chuyên nghiệp. 2.3.2.4. Chậm trễ trong các thủ tục phê duyệt của phía Việt Nam - Sau khi ký kết hiệp định vay vốn với các nhà tài trợ, các chủ dự án phải lập thiết kế chi tiết và tổng dự toán trình Bộ Xây dựng phê duyệt. Việc phê duyệt thiết kế chi tiết và tổng dự toán ở Bộ Xây dựng thường kéo dài. Trong rất nhiều trường hợp, do tổng dự toán thấp hơn so với tổng vốn cam kết trong Hiệp định vay vốn, các cơ quan chức năng không có căn cứ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kết quả đấu thầu khi giá thắng thầu cao hơn so với tổng dự toán được duyệt, mặc dù mức giá này, như trên đã giải thích, vẫn được các nhà tài trợ chấp thuận phê duyệt. - Trong nhiều trường hợp, do thời gian phê duyệt các báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật kéo dài (cá biệt có trường hợp mất từ 1 đến 1,5 năm từ khi phê duyệt đến khi thi công) dẫn đến hậu quả là phải điều chỉnh lại thiết kế dự án cho phù hợp với tình hình thực tế. Bản thân việc chậm phê duyệt những thay đổi này của các cơ quan liên quan phía Việt Nam cũng là một yếu tố tác động đến việc giải ngân. - Việc chậm xử lý và phê duyệt các phiếu đề nghị thanh toán cho nhà thầu đã làm chậm tốc độ thực hiện dự án, làm tăng chi phí đầu tư do các Ban quản lý dự án phải trả tiền phạt cho nhà thầu vì chậm thanh toán. II. Chiến lược thu hút và sử dụng vốn ODA giai đoạn 2001 -2005 1. Chiến lược thu hút vốn ODA Tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng tài trợ về nguồn vốn ODA nhằm hỗ trợ cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực và tạo ra những tiền đề cần thiết cho sự phát triển nhanh và bền vững. Trong thời kỳ 5 năm 2001-2005 Việt Nam chủ trương tiếp tục huy động ODA phục vụ thực hiện Chiến lược 10 năm phát triển kinh tế - xã hội (2001-2010) và kế hoạch 5 năm (2001-2005) - đây là khung khổ để định hướng quan hệ hợp tác phát triển giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ. Yêu cầu nguồn vốn ODA thực hiện trong 5 năm 2001-2005 là 9 tỷ USD, chiếm khoảng 15% tổng nhu cầu đầu tư phát triển 5 năm 2001-2005 (60 tỷ USD). Trong 5 năm tới, Chính phủ Việt Nam mong muốn dành khoảng 15% vốn ODA cho đầu tư phát triển nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản, kết hợp mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn, xoá đói giảm nghèo; 25% cho ngành năng lượng và công nghiệp; 25% cho ngành giao thông, bưu điện. Phần còn lại dành để hỗ trợ phát triển giáo dục đào tạo, y tế, bảo vệ môi trường, khoa học công nghệ... 2. Chiến lược sử dụng vốn ODA 2.1. Theo hình thức của ODA - Vốn ODA không hoàn lại được ưu tiên sử dụng cho những chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực: Xoá đói giảm nghèo, trước hết tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Y tế, dân số và phát triển; Giáo dục, phát triển nguồn nhân lực; Các vấn đề xã hội (tạo việc làm, cấp nước sinh hoạt, phòng chống dịch bệnh, phòng chống các tệ nạn xã hội); Bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Nghiên cứu khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai; Nghiên cứu cơ bản để chuẩn bị chương trình, dự án đầu tư phát triển (quy hoạch, điều tra cơ bản, tổng quan nghiên cứu khả thi); Cải cách hành chính, tư pháp, tăng cường năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương, địa phương và phát triển thể chế...; - ODA vốn vay: được ưu tiên sử dụng cho những chương tình, dự án thuộc các lĩnh vực: Xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn; Giao thông vận tải, thông tin liên lạc; Năng lượng; Cơ sở hạ tầng xã hội (các công trình phúc lợi công cộng, y tế, giáo dục và đào tạo, cấp thoát nước, bảo vệ môi trường); Hỗ trợ một số lĩnh vực sản xuất nhằm giải quyết các vấn đề xã hội (tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo, khắc phục các tệ nạn xã hội); Hỗ trợ cán cân thanh toán... 2.2. Theo vùng kinh tế Trong 5 năm  này, cùng với các nguồn lực trong nước, Chính phủ Việt Nam muốn tập trung hơn nữa nguồn ODA cho các vùng nghèo, có nhiều khó khăn như đồng bằng sông Cửu Long, vùng duyên hải miền Trung, Tây nguyên, vùng núi phía Bắc để hỗ trợ thực hiện Chương trình xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn.  2.3. Theo ngành kinh tế Phát triển quan hệ đối tác và tiếp cận theo ngành là một phương pháp tốt để nâng cao hiệu quả ODA. Chính phủ hoan nghênh và hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ trong các Nhóm đối tác về phát triển các ngành và lĩnh vực cụ thể. Trong một số lĩnh vực, Chính phủ mong muốn sử dụng ODA để hỗ trợ thực hiện các nội dung sau: - Về Năng lượng: Tiếp tục phát triển các nguồn điện, hệ thống đường dây tải điện và các trạm biến thế, quan tâm tới mở rộng điện lưới về khu vực nông thôn và các vùng khó khăn. Chú trọng phát triển các trạm thuỷ điện quy mô nhỏ cho các vùng miền núi, điện gió và năng lượng mặt trời cho các vùng sâu vùng xa, miền biển hải đảo.... -  Về Công nghiệp:  Có thể sử dụng ODA để đổi mới công nghệ, trang thiết bị để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, nhằm giữ ổn định về công ăn việc làm, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.. - Về Giao thông vận tải: Tiếp tục phát triển đi đôi với nâng cấp và duy tu bảo dưỡng hệ thống đường quốc lộ và các cầu có tính chất huyết mạch, khôi phục, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ. Dành nguồn ODA thích đáng phát triển các đường nhánh, đường xương cá nối với các đường quốc lộ, bảo đảm giao thông thông suốt đến các vùng dân cư, nhất là vùng sâu, vùng xa, miền núi... Ngoài ra, nguồn ODA cũng được sử dụng để hỗ trợ phát triển giao thông vận tải đường sông, đường sắt và đường hàng không. - Về Bưu điện: Tập trung ưu tiên sử dụng ODA để phát triển viễn thông nông thôn. - Về  Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi, kết hợp với phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo: Nguồn ODA sẽ hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa: (i) Gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo; (ii) Khôi phục và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường học, y tế, cấp nước sinh hoạt; trồng và bảo vệ rừng; công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản; (iii) Hỗ trợ cải cách chính sách và thể chế nhằm giúp cho hoạt động nông nghiệp gắn với thị trường, thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng, tạo công ăn việc làm;(iv) Mở rộng phạm vi các dịch vụ tài chính  nông thôn nhằm tạo vốn cho người nông dân phát triển sản xuất, tăng thêm thu nhập. - Về Y tế - Xã hội: Cải tạo, nâng cấp và tăng cường trang thiết bị y tế cho các bệnh viện tỉnh, trong đó, nâng cấp các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, thành phố chưa được sử dụng vốn ODA trong giai đoạn 1996-2000; tăng cường năng lực cho hệ thống y tế xã, huyện; xây dựng một số xí nghiệp dược sản xuất thuốc tiêu chuẩn; tăng cường năng lực kiểm soát sử dụng thuốc; thực hiện chương trình dân số và phát triển, Chương trình thanh toán một số bệnh xã hội; Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Chương trình phòng chống HIV/AIDS ... hỗ trợ cải cách chính sách của ngành y tế. - Về Giáo dục và đào tạo: Nguồn ODA sẽ hỗ trợ cơ sở vật chất kỹ thuật cho hệ thống đào tạo ở các cấp; hỗ trợ phát triển mạng lưới các trường dạy nghề; tăng cường năng lực quản lý ngành giáo dục và đào tạo; nâng cao trình độ giáo viên và cung cấp học bổng cho công tác đào tạo và nghiên cứu. - Về Cấp, thoát nước đô thị và bảo vệ môi trường:  Tập trung hỗ trợ để nâng cấp hệ thống cấp nước cho các thị xã chưa được nhận ODA trong giai đoạn 1996-2000; ưu tiên nâng cấp hệ thống cấp nước tại các huyện lỵ và vùng nông thôn. Quan tâm tới hệ thống thoát nước, vệ sinh môi trường, xử lý rác thải ở một số thành phố, thị xã đông dân, môi trường đang bị ô nhiễm nặng. III. Giải pháp tăng cường thu hút vốn ODA Để thu hút vốn ODA, một cơ chế thường niên là Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam (gọi tắt là Hội nghị CG)đã hình thành và hoạt động đều đặn. Qua các kỳ CG, số vốn ODA cam kết cho Việt Nam ngày càng tăng. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong điều kiện nguồn vốn ODA trên thế giới có xu hướng chững lại, mặt khác, các đối thủ cạnh tranh để nhận ODA ngày càng nhiều. Điều đó chứng tỏ sự nỗ lực tuyệt vời của Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng cơ chế chính sách và thực hiện các cam kết quốc tế. Tuy nhiên trong thời gian tới, để có thể thu hút thêm nhiều vốn ODA cho đất nước, Chính phủ phải tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để tăng thêm lòng tin đối với các nhà tài trợ, đồng thời ngày càng hoàn thiện cơ chế chính sách để đảm bảo tính pháp lý trong hoạt động quản lý và sử dụng vốn ODA. Một yếu tố quan trọng khác là hoạt động ngoại giao của Việt Nam phải ngày được nâng cao, nhằm mục đích đưa Việt Nam lên một vị thế cao hơn trên trường quốc tế và nâng cao khả năng hội nhập của chúng ta. Việc tham gia vào các diễn đàn quốc tế ASEAN, ASEM.. và đang trong quá trình gia nhập WTO là một minh chứng cho nỗ lực của Việt Nam. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể tận dụng mọi nguồn lực để phát triển kinh tế. Chính phủ Nhật Bản đã khẳng định rằng họ không muốn tài trợ cho những quốc gia tách mình ra khỏi đời sống quốc tế, cũng như đối với các quốc gia bị quốc tế lên án. IV. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA 1. Nâng cao hiệu quả đầu tư 1.1. Có chiến lược đầu tư rõ ràng và hợp lý Kinh nghiệm của các nước ASEAN cho thấy, xây dựng một chiến lược đầu tư và sử dụng ODA hợp lý và hiệu quả là điều kiện tiên quyết để có thể tối đa hóa lợi ích mà ODA mang lại. Nhiều phân tích đã chứng minh rằng, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, năng lượng là cách tốt nhất để có thể sử dụng ODA. 1.2. Nâng cao năng lực của ban quản lý dự án Trên thực tế, các ban quản lý dự án hiện nay thường là từ một bộ phận của cơ quan chủ quản đầu tư tách ra làm công tác quản lý dự án. Họ có kinh nghiệm chuyên môn về lĩnh vực họ đang quản lý, tuy nhiên họ lại không có trình độ về lĩnh vực quản lý dự án. Kiến nghị mới đây cho rằng nên chuyên nghiệp hoá đội ngũ quản lý dự án để giải quyết tình trạng này. Bởi chuyên nghiệp có nghĩa là chuyên làm một việc đó, do vậy cùng với kỹ năng thực hiện rất cao, trách nhiệm của người chuyên nghiệp sẽ khác với người nghiệp dư có các yếu tố tạm thời khi tham gia một công việc nào đó. Chuyên nghiệp hoá có thể dưới hình thức đào tạo thông qua việc xây dựng chương trình đào tạo tổng thể và triển khai kế hoạch đào tạo, tăng cường năng lực cán bộ quản lý và thực hiện dự án ODA ở các cấp. Vận động các nhà tài trợ quỹ uỷ thác để thực hiện việc này. Một biện pháp khác là có thể đấu thầu công tác quản lý dự án. Tuy nhiên hình thức này có hạn chế là trong quy chế về đấu thầu chưa đề cập tới vấn đề này. Mặt khác, kinh phí quản lý dự án lấy từ chi phí quản lý thường là nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu đấu thầu. 1.3. Hoàn thiện cơ chế chính sách của nhà nước Chính phủ cần hoàn thiện cơ sở pháp lý như : bảo đảm vốn đối ứng, soát xét và đồng bộ hoá các văn bản pháp quy, trước hết là Nghị định 07/CP về quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định 17/CP về quản lý và sử dụng ODA, sớm ban hành các văn bản pháp luật, đẩy nhanh việc soạn thảo Pháp lệnh về lĩnh vực này; bổ sung và sửa đổi một số quy định có liên quan đến ODA như thuế, mua sắm ô tô, xe máy…; cải cách tiền cơ chế tài chính, ban hành hướng dẫn chi tiết về phân loại cơ cấu chi đối với nguồn vốn ODA và ban hành định mức về chi sự nghiệp đối với nguồn vốn ODA; quy chế hoạt động của các ban quản lý dự án. 1.4. Tăng cường theo dõi đối với việc triển khai và thực hiện dự án ODA Các bộ, ngành, địa phương phải tăng cường kiểm tra, giám sát các công đoạn của dự án ODA: nghiên cứu tiền khả thi, khả thi; triển khai và thực hiện thuộc quyền kiểm soát của mình. Phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo định kỳ quy định tại Nghị định 17/2001/ NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn để các cơ quan hữu quan sớm có biện pháp kịp thời để đảm bảo thực hiện được mục tiêu của dự án đề ra. Trên phương diện thực hiện các dự án ODA, tiến hành xây dựng bộ tài liệu mời thầu tiêu chuẩn (SBD) về hàng hoá, công trình và dịch vụ cho hình thức đấu thầu cạnh tranh trong nước (LCB), đồng thời xây dựng các tài liệu đánh giá tác động môi trường (EIA) bảo đảm an toàn về môi trường và quản lý danh mục dự án theo kế hoạch giải ngân và các mẫu báo cáo chung tuỳ theo loại hình vốn vay hay hợp tác kỹ thuật. 2. Tăng tốc độ giải ngân 2.1. Tăng tiến độ giải phóng mặt bằng 2.1.1. Quy định của nhà nước Việc đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư trong các chương trình, dự án ODA thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước. Trường hợp điều ước quốc tế về ODA đã được ký kết giữa Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam có quy định liên quan đến giải phóng mặt bằng, tái định cư khác với quy định của Việt Nam thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó. Trong hồ sơ trình duyệt kế hoạch đấu thầu của chương trình, dự án ODA phải có cam kết chính thức bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải phóng mặt bằng về tiến độ, thời hạn hoàn thành đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư phù hợp với tiến độ thực hiện của từng gói thầu thuộc chương trình, dự án ODA nêu trên. 2.1.2. Biện pháp cụ thể - Ban quản lý dự án phải tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương để thúc đẩy tiến độ giải phóng mặt bằng. Chúng ta không thể ngồi trông chờ các cấp chính quyền địa phương, mà phải tham gia giải quyết việc giải phóng mặt bằng cùng với họ thì tiến độ mới có thể được đẩy nhanh. Dự án đại lộ Đông Tây và môi trường nước thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng phương pháp này và đã đạt được kết quả vượt cả mong đợi. - Thành lập ban quản lý dự án đủ mạnh, có năng lực, trình độ chuyên môn cao để giải quyết được tình được tình trạng này trong thời gian tới. Bởi đây là tình trạng cố hữu đã xuất hiện từ lâu, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có biện pháp khắc phục triệt để. - Đưa giải phóng mặt bằng cho các dự án và xây dựng nhà tái định cư đi trước một bước. Chúng ta có thể tách giải phóng mặt bằng ra thành một hạng mục hay một tiểu dự án để có thể thực hiện được trước theo hướng giải phóng theo quy hoạch thay vì đến khi có dự án mới tiến hành giải phóng mặt bằng. Chính vì vậy mà công tác quy hoạch chung, quy hoạch không gian, quy hoạch ngành.. phải được chấn chỉnh để có thể đi trước một bước. Để làm được việc này, việc tái định cư không nên ấn định khu nào cho dự án nào, mà nên xây dựng trước các khu tái định cư để phục tất cả các dự án có nhu cầu tái định cư. Tuy nhiên cái khó của giải pháp này là đòi hỏi phải tìm kiếm để có được nguồn vốn tương đối lớn. - Cải thiện khung pháp lý về giải phóng mặt bằng cho các dự án ODA. Cụ thể hơn là việc xem xét, sửa đổi Nghị định 22 về đền bù giải phóng mặt bằng. Trong nghị định nên có một phần riêng hướng dẫn giải quyết việc giải phóng mặt bằng đối với các dự án ODA. Về lâu dài, kiến nghị của các ban quản lý dự án ODA là phải trình Quốc hội xem xét, ban hành Pháp lệnh về đền bù, di dân và tái định cư để đảm bảo có một văn bản pháp luật đủ mạnh, nhất quán cho công tác giải phóng mặt bằng. - Đổi đất : trích một phần quỹ đất dự án để hình thành các khu tái định cư. Ban quản lý dự án có thể đồi đất phải di dời lấy một phần đất của dự án để người dân phục vụ tái địng cư, mặc khác vẫn tăng cường xây dựng nhà phục vụ giải phóng mặt bằng để cho người dân có nhiều lựa chọn. Tuy nhiên giải pháp này chỉ áp dụng với các công trình xây dựng trụ sở, xí nghiệp, cơ quan... nhưng lại không thể áp dụng đối với các dự án giao thông. 2.2. Hài hoà thủ tục giải ngân ODA Chính phủ và các nhà tài trợ cần tích cực hơn trong quá trình hài hoà thủ tục giải ngân ODA. Trong đó, Chính phủ Việt Nam phải đóng một vai trò chủ động. Vai trò chủ động không có nghĩa là phải thay đổi các mục tiêu, chính sách của mình để có được nguồn vốn nhanh và nhiều. Hài hoà thủ tục ở đây có nghĩa là Chính phủ Việt Nam mà cụ thể là Bộ Kế hoạch và đầu tư phải chủ động tìm hiểu các yêu cầu, mục đích của các nhà tài trợ. Từ đó có thể thương thảo, đàm phán để có được tiếng nói chung. Tuy nhiên, đây là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn và mỗi thành công đạt được đều đáng được khích lệ. Bộ Kế hoạch và đầu tư đại diện cho Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành đàm phán, hài hoà các quy trình, thủ tục ODA với các nhà tài trợ trên cơ sở song phương cũng như theo nhóm. Hài hoà thủ tuch chỉ với mục đích nâng cao hiệu quả ODA đặc biệt ở khâu phê duyệt dự án, đấu thầu, hệ thống theo dõi, báo cáo tài chính và đánh giá dự án. Với nhóm nhà tài trợ đồng chính kiến đang triển khai một kế hoạch toàn diện về tăng cường năng lực cho các đơn vị thực hiện dự án ODA, với nhóm các ngân hàng phát triển (JBIC, WB, ADB, KfW, AFD) đang tiến hành hài hoà thủ tục đấu thầu, báo cáo.. Với nhiều nhà tài trợ song phương khác để lồng ghép được quy trình dự án… Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam phải thực hiện đúng các cam kết về hài hoà chính sách, thủ tục ODA của Việt Nam bao gồm: giảm các chi phí giao dịch và tối đa hoá lợi ích ODA mang lại cho Việt Nam. Đồng thời, đối với từng dự án sẽ đảm bảo nâng cao chất lượng nghiên cứu khả thi (đối với các dự án vay) hoặc văn kiện dự án (đối với các dự án hợp tác kinh tế), bắt đầu xây dựng mẫu tài liệu chung và sau đó là tiến tới xoá bỏ việc thẩm định và phê duyệt song hành theo hai hệ thống của Chính phủ và nhà tài trợ. KÕt luËn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã trở thành một nguồn vốn quan trọng, đáp ứng những nhu cầu cấp bách về cân đối ngân sách, đầu tư phát triển. Trong những năm qua, nhiều cơ sở vật chất quan trọng đã và đang được hình thành bằng nguồn vốn ODA. Các dự án lớn trong lĩnh vực giao thông , năng lượng đã góp phần làm thay đổi đáng kể cơ sở hạ tầng cho nước ta. Ngoài ra, ODA đã giúp cải thiện điều kiện cung cấp nước, y tế và môi trường ở nhiều thành phố, thị xã và các vùng khó khăn. Các dự án trồng rừng, đắp đê ven biển, nâng cấp trường học, thuỷ lợi có sử dụng vốn ODA đã góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân. Các chương trình tín dụng nông thôn, phục hồi cây cao su, phát triển mía đường đang góp phần tạo vốn và làm thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh những ưu điểm đó, chúng ta cũng phải khắc phục những tồn tại để có thể tối đa hóa lợi ích mà ODA đem lại. Do nhu cầu về ODA trên thế giới ngày càng tăng trong khi tốc độ cung cấp lại không đáp ứng kịp, chính vì vậy mà tình trạng cạnh tranh để nhận ODA ngày càng phổ biến. Trong điều kiện hiện nay, khi mà Việt Nam đang dành được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, thì việc đề xuất những giải pháp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn ODA là một đòi hỏi cấp thiết. Qua nghiên cứu một cách có hệ thống về hỗ trợ phát triển chính thức, em rút ra một số kết luận sau : - Trong chiến lược phát triển kinh tế của các nước đang và chậm phát triển – chiến lược hướng ngoại, hỗ trợ phát triển chính thức có vai trò quan trọng. Nhưng ODA chỉ là chất xúc tác cho phát triển vì nó không thể thay thế được cho nguồn lực trong nước. Vốn ODA gắn liền với khoản nợ nước ngoài của nển kinh tế. Chính vì vậy mà khi có nhu cầu vay vốn ODA, Việt Nam phải tính đến khả năng trả nợ. - Hỗ trợ phát triển chính thức với mục tiêu giúp các nước đang phát triển thì nó mang tính chất ưu đãi hơn bất cứ hình thức nào tài trợ nào khác. Tuy nhiên, ODA còn chứa đựng những nội dung chính trị, xã hội. Việt Nam phải có chính sách kinh tế, ngoại giao phù hợp để có thể tận dụng được nguồn lực trong khi vẫn đảm bảo được độc lập tự chủ của đất nước. - Tính chủ động của Việt Nam là yếu tố có tính chất quyết định trong thành công của ODA. Chủ động không chỉ trong việc thu hút mà chủ động cả trong việc sử dụng với việc đề ra chiến lược cụ thể, có quản lý và giám sát chặt chẽ. - Hiệu quả sử dụng ODA là yếu tố quan trọng hơn số lượng ODA cung cấp. Điều này nhằm tối đa hóa lợi ích mà ODA đem lại, đồng thời loại bỏ được gánh nặng nợ nần. Tµi liÖu tham kh¶o Giáo trình Kinh tế Đầu tư – NXB Thống kê, Hà Nội, 2001. Nghị định 17/CP về quản lý và sử dụng vốn ODA và thông tư 06 hướng dẫn thi hành. Trang web của Bộ KHĐT : Trang web của ngân hàng thế giới : Trang web của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) : Trang web của chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) : Trang web của Bộ Ngoại giao : Trang web của báo Đầu tư : Trang web của Thời báo Kinh tế Việt Nam : An ninh kinh tế ASEAN và vai trò của Nhật Bản – NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Vietnam : Improving oda effectiveness, an update report on harmonization of policies, procedures and practices. World development report, World bank,1997. OECD Development Co-operation,1995. Project Management, Prentice Hall, 1994. Fundamentals of finacial management, Prentice Hall, 1998. Môc lôc Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35659.doc
Tài liệu liên quan