LỜI MỞĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang từng b¬ước hội nhập kinh tế quốc tế, tích cực tham gia vào các tổ chức quốc tế như :¬ WTO, APEC, AFTA,đến 2008 làthành viên chính thức uỷ viên không thường trực của Liên Hợp Quốc Chúng ta ký kết nhiều hiệp định thư¬ơng mại với các nư¬ớc, mà gần đây nhất là Hiệp định thư¬ơng mại Việt – Mỹ. Điều đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội cũng như¬ thách thức đối với các Doanh nghiệp, trong đó có Tổng công ty hàng không việt nam.
Tổng công ty hàng không Việt nam Vietnam Airlines (VNA) là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực chính là: Kinh doanh, dịch vụ và phục vụ vận tải hàng không đồng bộđối với hành khách, hàng hoáở trong nước và nước ngoài.
Tên doanh nghiệp: Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Airlines Corporation.
Địa chỉ : 200 - Nguyễn Sơn, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 8.732.750
Fax : (84-4) 8.732.754
Chính sách chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường, đi kèm với xu thế hội nhập quốc tếđã vàđang đem lại cho Tổng Công ty hàng không Việt Nam rất nhiều cơ hội và thách thức. Với xuất phát điểm tương đối thấp, tiềm lực hạn chế, Tổng công ty hàng không Việt Nam cần phải rất nỗ lực vượt qua khó khăn, tận dụng mọi cơ hội thuận lợi để phát triển nhanh chóng, giảm khoảng cách vàđuổi kịp các hãng hàng không trong khu vực và trên thế giới, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Nhà nước giao cho. Là một ngành thuộc cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải nói chung và ngành hàng không nói riêng được coi như huyết mạch lưu thông của đất nước. Nóđã góp phần to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế quốc dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa với thế giới và là một vị“Đại sứ lưu động” của đất nước. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với ngành hàng không là phải đi trước một bước, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của đất nước. Để thực hiện được yêu cầu này, ngành hàng khôngđòi hỏi có sựđầu tư rất lớn, cả về chất lượng, giá cả và dịch vụ, ngày càng hoàn thiện để hội nhập với các hàng không trong khu vực và thế giới.
Trong những năm gần đây đất nước ta đang từng bước thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế, thương mại, giao lưu văn hóa với các quốc gia trong khu vực và thế giới. Là một ngành mang tính đặc thù, sự phát triển và lớn mạnh của ngành hàng không luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải hàng không trong điều kiện kinh tế thị trường đòi hỏi phải có một lượng vốn kinh doanh nhất định, nguồn lao động có trình độvàkinh nghiệm, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và có chính sách cũng như chiến lược kinh doanh cụ thể, nó như một tiền đề bắt buộc, nếu không có vốn, nguồn lao động, cũng như cơ sở vật chất thì sẽ không có cơ sởđể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.Để có thểđáp ứng với những nhu cầu và thách thức trên thị trường quốc tế và khu vực.
Hơn thế nữa, ngành hàng không, không những là ngành kinh tế có khả năng đem lại lợi nhuận lớn mà còn nó còn cóý nghĩa rất quan trọng về mặt chính trị, ngoại giao cũng như quốc phòng đối với bất kỳ quốc gia nào và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Nằm ở vị tríđịa lý khá thuận lợi, là trung tâm của một khu vực kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng trung bình tương đối cao, hàng không Việt Nam có lợi thếđể phát triển. Với đội máy bay đang được hiện đại hoá và tăng dần về số lượng và chất lượng , dịch vụ không ngừng hoàn thiện, mạng đường bay quốc tế cũng như nội địa ngày càng được mở rộng sẽ làm tăng nhu cầu vốn, kỹ thuật vàlao động có năng lực trình độ. Mặt khác, phương tiện kinh doanh của ngành hàng không làđòi hỏi phải có những chiếc máy bay hiện đại có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài nên việc đầu tư, mua sắm các loại máy bay đòi hỏi phải có vốn, lực lượng lao động có trình độđể có thểđáp ứng nhu cầu cho đội bay ngay càng hiện đại.
Với những đặc điểm trên, là doanh nghiệp nhà nước đại diện cho ngành hàng không, Tổng công ty Hàng không Việt Namđóng vai trò quan trọng trong công tác hoạt động sản xuất kinh của nền kinh tế. Đểđạt được như vậyđòi hỏi Vietnam Airlines phải xây dựng cho mình hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, nguồn lao động có trình độ nghiệp vụ cao và lượng vốn lớn cần cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng công ty Hàng không Việt Nam cần có các giải pháp để có thể huy động vốn, thu hút nguồn lao động có năng lực. Nhận thức được vấn đề này, là một cán bộđang làm việc tại Tổng công ty Hàng không, với sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn Quang Huy và sự giúp đỡ của các anh, chị tại phòng Tài chính-đầu tư, Ban Tài chính-kế toán, sau một thời gian tìm hiểu thực tế, em xin được chọn đề tài: “ Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam : Thực trạng và giải pháp ” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆUTỔNG QUAN VỀTỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM .
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠTĐỘNGSẢNXUẤTKINHDOANHCỦA TỔNGCÔNGTYHÀNGKHÔNG VIỆT NAM -VIETNAM AIRLINES TRONGTHỜIGIANQUA
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNGVÀGIẢIPHÁPTHÚCĐẨYHOẠTĐỘNGSẢ NXUẤTKINHDOANH CỦA TCTHÀNGKHÔNGVIỆTNAMTRONGTHỜIGIANTỚI .
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo Nguyễn Quang Huy, cùng các thầy cô trong khoa Thương Mại, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Do còn hạn chế về trình độ nên trong đồán không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, bạn bèđểchuyên đềđược hoàn thiện hơn.
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty hàng không Việt Nam - Thực trạng và Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong các khoản phải thu của khách hàng tăng dẫn đến tình trang ứ đọng vốn, làm giảm khả năng thanh toán.Để nghiên cứu các khoản phải thu có ảnh hưởng đến tình hình thanh toán tại Tổng công ty, ta cần tính toán một số chỉ tiêu sau:
Tổng các khoản phải thu
Hệ số công nợ = ------------------------------------- x 100%
Tổng các khoản phải trả
945.145.937.431
Đầu kỳ = ----------------------------- x 100% = 79,9%
1.183.224.541.591
1.014.531.973.906
Cuối kỳ = ------------------------------ = 47,1%
2.156.405.660.094
Hệ số công nợ cuối kỳ giảm 32,8% so với đầu kỳ, điều đó có nghĩa là Tổng công ty không bị chiếm dụng vốn và đang đi chiếm dụng vốn của bạn hàng. Tình hình tài chính Tổng công ty có xu hướng tốt trong kỳ về việc thu hồi các khoản phải thu để trả cho các khoản phải trả để làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Điều này đã tác động tốt đến tính chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Khi phân tích, lợi nhuận được đặt trong các mối quan hệ như: doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu…mỗi góc độ nhìn đều cho nhà phân tích một ý nghĩ cụ thể để phục vụ cho việc quản lý doanh nghiệp tốt hơn. Ta đi tìm hiểu các chỉ tiêu sau:
Lợi nhuận sau thuế
Hệ số lợi nhuận/ doanh thu = -------------------------------
Doanh thu
547.308.844.810
Năm 2005 = -------------------------- = 0,07
7.941.013.677.638
245.849.340.789
Năm 2006 = -------------------------- = 0,03
8.330.357.658.577
Như vậy năm 2005 một đồng doanh thu thì thu được 0,07 đồng lợi nhuận ròng, năm 2006 là 0,03 đồng.
4- Phân tích về khách hàng và dịch vụ của Tổng công ty Hàng không Việt nam
Nhìn chung hoạt động vận chuyển khách hàng và dịch vụ của củaVietnam Airlines phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng khá cao. Về khách hàng Vietnam Airlines thực hiện 47.297 chuyến bay an toàn ; vận chuyển 5.846.134 lượt khách, đạt 76% kế hoạch năm và tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó hành khách nội địa là 3.445.402 lượt, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước, khách quốc tế 2.379.798 lượt, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Về vận chuyển hàng hoá Vietnam Airlines cũng đã vận chuyển trên 82.405 tấn, đạt 72% kế hoạch năm, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Hệ số sử dụng ghế bình quân đat.75,2% kế hoạch năm tăng 1,6 điểm so với cùng kỳ năm trước, trong đó hệ số sử dụng ghế nội địa 85,5%, quốc tế là 72%.Bình quân mỗi ngày Vietnam Airlines vận chuyển 21.600 lượt khách/ngày. Công ty bay dịch vụ VASCO thực hiện được 2.908 giờ bay mỗi ngày, vận chuyển 109.000 lượt khách đạt 76% kế hoạchnăm với mức doanh thu 75,3 tỷ đồng, đạt 76% kế hoạch năm. Công tác vận chuyển hành khách trong năm hệ số các chuyến bay đúng giờ đạt 81,93%. Công tác dịch vụ tiếp tục được cải thiện, một số chính sách về dịch vụ và công tác phục vụtại các sân bay được điều chỉnh đã kịp thời giải quyết những phát sinh trong giây chuyền phục vụ hành khách. Những trường hợp chậm chuyến và huỷ chuyến được giải quyết theo đúng quy định. Bước sang năm 2007, Tổng công ty Hàng không tiếp tục chuẩn bị đầy đủ nguồn lực để tiếp nhận và đưa vào khai thác các máy bay Airbus A321 mới bổ sung trong các dự án mua 10 chiếc sẽ được tiếp tục nhận và khai thác từ 2007-2009.
Đối với các doanh nghiệp hạch toán độc lập, tập trung đầu tư mở rộng sản xuất vào các sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao và đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh nhằm đứng vững trong quá trình hội nhập AFTA. Để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, quản lý đào tạo, công tác quản lý hoạt động thì công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học được ưu tiên hàng đầu và tập trung trong chiến lược phát triển. Đào taọ, xây dựng nên một đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ, có khả năng tiếp cận với phương tiện công nghệ hiện đại, tạo cơ sở để xây dựng các chuyên ngành mũi nhọn, phù hợp với khả năng phát triển cao hơn trong những thời kỳ tiếp theo. Mục tiêu của Tổng công ty là ổn định và duy trì tốc độ tăng trưởng sản xuất kinh doanh ở mọi ngành nghề, tạo tiền đề cho việc thực hiện mục tiêu năm 2010. Tổng công ty cố gắng phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và Đông Nam á, kinh doanh có hiệu quả, an toàn, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo thu nhập cho người lao động. Do vậy, việc xây dựng kế hoạch năm 2008 được xây dựng trên một số quan điểm chính như sau :
Bảng số17 : Bảng phân tích tình hình khách hàng và dịch vụ
Chỉ tiêu
KH 2007(ước)
KH 2008
So với KH 2007 (ước)
KháchVN vận chuyển (lượt khách)
Khách quốc tế
Khách nội địa
Khách lưu chuyển (1000kh.km)
Ghế luân chuyển (1000gh.km)
Ghế suất (%)
Quốc tế
Nội địa
Thị phần (%)
Quốc tế
Nội địa
Doanh thu(triệuVNĐ)
Thu suất theo RPK (VNĐ/gh.km)
Thu suất theo ASK (VNĐ/gh.km)
7.818.172
3.191.701
4.626.471
13.463.673
17.871.615
75
72
86
56,75
39,2
82,2
16.675.750
1.238
933
8.953.690
3.423.710
5.529.980
14.776.144
19.194.570
77
75
82
55,34
37,04
79,72
18.323.779
1.240
954
14,52%
7,27%
19,53%
9,75%
7,4%
1,58
3,06
-4,16
-1,41
-2,13
-2,45
9,88%
0,12
21,55
( Nguồn do Ban DVTT cung cấp)
Về cơ bản VNA duy trì ổn định sản phẩm trên các đường bay quốc tế, điều chỉnh linh hoạt loại máy bay sử dụng trên các đường bay Đông Bắc á nhằm đảm bảo hiệu quả khai thác. Tập trung nguồn lực nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường nội địa, tăng cường tải cung ứng, đảm bảo sản phẩm tần suất cao trên các đường bay trục, du lịch, khẳng định vị trí của VN tại thị trường nội địa. Theo kế hoạch mở đường bay đi Mỹ, dự kiến chuyến bay đầu tiên sẽ thực hiện trong tháng 11-2008. Tuy nhiên, khả năng thuê được máy bay cũng như các điều kiện về pháp lý chưa rõ ràng nên việc mở đường bay đến Mỹ vẫn chưa thể đưa cào kế hoạch năm 2008. Việc điều chỉnh kế hoạch năm 2008 sẽ được điều chỉnh nếu các điều kiện để khai thác đi Mỹ rõ ràng hơn. Tóm tắt các chỉ tiêu kế hoạch vận chuyển năm 2008. Căn cứ vào dự báo thị trường và kế hoạch đội bay, trong năm 2008, kế hoạch vận chuyển hành khách của VN đạt 8,95 triệu lượt khách, tăng 14,5% so với ước thực hiện năm 2007 ; ghế suất toàn mạng đạt 77%. Kế hoạch doanh thu vận chuyển hành khách của VN đạt 18.323.779 nghìn tỷ VNĐ (đã bao gồm các khoản phụ thu), tăng 9,88% so với ước thực hiện năm 2007.
III/ Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty hàng không Việt nam
1- Những ưu điểm
Đánh giá về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty được sự quan tâm và đầu tư rất lớn của Nhà nước trong quá trình hình thành và phát triển. Những ngày mới thành lập Tổng công ty được Nhà nước giao cho số vốn là 1661 tỷ đồng, trong quá trình phát triển ,.Nhà nước cấp bổ sung thêm hay bảo lãnh cho Tổng công ty trong việc vay vốn để xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật. Trong những năm qua Nhà nước đã quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị quản lý, đặc biệt là đối với đội bay. Mặt khác, thông qua các chính sách mở cửa của Nhà nước đã tạo điều kiện cho Tổng công ty hội nhập cùng các Hãng hàng không khác trên thế giới. Nhà nước còn bảo hộ cho Tổng công ty trên cơ sở các hiệp định về vận tải hàng không song phương và đa phương nên Tổng công ty có điều kiện khai thác thị trường quốc tế bình đẳng với các hãng hàng không nước ngoài mạnh hơn về công nghệ và nguồn lực. Yếu tố góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển của Tổng công ty đó là môi trường kinh tế, chính trị phát triển ổn định và vững chắc với những quan hệ kinh tế đối ngoại ngày càng được mở rộng: Việt nam gia nhập ASEAN, APEC, APTA... Lúc này đây, nhu cầu vận tải hàng không tăng lên cả về hành khách và hàng hóa, từ đó tạo điều kiện cho Tổng công ty tăng doanh thu. Hơn nữa khi thị trường được mở rộng, Tổng công ty sẽ có cơ hội, có điều kiện hòa nhập, tiếp xúc với các hãng hàng không tiên tiến trên thế giới, qua đó học hỏi được thêm kinh nghiệm phục vụ cho việc phát triển và nâng cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ.
Việt Nam là nước nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động nhất thế giới - đó là khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Trước cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra ở khu vực Châu á - Thái Bình Dương có tốc độ tăng trưởng cao, trung bình trên 5,5 %. Mặt khác, trong khi các hãng hàng không trên thế giới làm ăn kém hiệu quả thì khu vực Châu á -Thái Bình Dương vẫn phát triển với lượng hành khách tăng khoảng 9,3%/năm, lượng hàng hóa vận chuyển tăng 7,2%/năm. Gần Việt Nam có những trung tâm hàng không phát triển mạnh, giàu uy tín và có tiềm lực như: Đài Loan, Singapore, Nhật Bản.. Khu vực Châu á -Thái Bình Dương hiện đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và khách du lịch trên toàn thế giới.
Tất cả những nhân tố đó đã tạo điều kiện cho hàng không Việt Nam mở rộng và tăng sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho Tổng công ty.
2- Những hạn chế còn tồn tại
Mặc dù đã tạo được những bước phát triển và tiến bộ quan trọng trong 10 năm qua, về cơ bản năng lực cạnh tranh của Vietnam Airlines vẫn còn rất hạn chế, với mạng đường bay chủ yếu trong nước và trong khu vực khai thác thiếu ổn định. Chất lượng dịch vụ mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn dưới trung bình, kinh nghiệm quản lý, điều hành, khả năng thích ứng với biến động cạnh tranh còn nhiều bất cập. Cùng với những thành tựu mà Tổng công ty đạt được trong công tác hoạt động sản xuất kinh doanh thì bên cạnh đó Tổng công ty vẫn còn một số hạn chế nhất định, thể hiện ở các mặt sau:
+ Thứ nhất: Trong thời gian qua, Tổng công ty hàng không Việt Nam đã nỗ lực cố gắng trong việc mở rộng thị trường, phát triển mạng đường bay, góp phần tăng doanh thu và nâng cao khả năng tích lũy vốn cho mình. Tuy vậy, với quy mô vốn ban đầu còn quá nhỏ bé cùng với điểm xuất phát thấp nên Tổng công ty hàng không Việt Nam khó tạo được lợi nhuận và quy mô như các hãng hàng không khác trong khu vực và trên thế giới. Mức bổ sung hàng năm vài trăm tỷ đồng và nguồn ngân sách cấp không nhiều trong khi Tổng công ty phải trang trải nhiều nhu cầu đầu tư. Chính sự hạn chế về nguồn vốn chủ sở hữu dẫn đến những khó khăn cho Tổng công ty trong việc tự bỏ vốn đầu tư, thậm chí cả khi Tổng công ty muốn sử dụng nguồn tài trợ khác.
+ Thứ hai: Trong hình thức thuê tài chính, Tổng công ty hàng không Việt Nam đã áp dụng chưa thành công hình thức này do tại thời điểm giao dịch của Tổng công ty còn thiếu nhiều kinh nghiệm và các thông tin cần thiết, do đó Tổng công ty đã chịu nhiều bất lợi về chi phí.
Quy trình ra quyết định cồng kềnh, thiếu linh hoạt và kém hiệu quả. Các quy trình kinh doanh còn chồng chéo và chưa rõ ràng, chưa xây dựng được tác phong làm việc theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hướng vào thị trường. Tổng công ty còn mất nhiều thời gian, sức lực vào việc giải quyết các vấn đề tổ chức, nội bộ, ảnh hưởng lớn đến việc tập trung phát triển sản xuất kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh.
3- Những nguyên nhân của hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm , cùng với sự phát triển không ngừng vẫn còn một số nguyên nhân hạn chế còn tồn tại. Có thể nói thời gian vừa qua Hãng hàng không quốc gia Việt nam Vietnam Airlines có không ít những tồn tại gây ra những ảnh hưởng không đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hãng Vietnam Airlines. Để tháo gỡ được những tồn tại không phải là một sớm một chiều, muốn làm được như vậy thì đòi hỏi tập thể đội ngũ cán bộ phải nỗ lực để ngày càng hoàn thiện và tìm ra giải pháp tốt để xử lý những tồn tại đó. Quan điểm xây dưng kế hoạch năm 2008 :cơ sở hạ tầng khách sạn của Việt Nam đang trong tình trạng quá tải nghiêm trọng, giá khách sạn cuối năm 2007 tăng từ 30-80% so với giai đoạn đầu năm. Tình hình không có dấu hiệu được cải thiện trong năm 2008. Bên cạnh đó, thị trường thuê mua máy bay dự kiến tiếp tục khan hiếm . Cùng với sự phát triển hội nhập, hiện nay Tổng công ty cũng đang phải đương đầu, cạnh tranh với các hãng hàng không trên thế giới giàu uy tín, tiềm lực và các loại hình vận tải khác với giá rẻ hơn như: ôtô, đường sắt, đường biển,...phải làm sao thu hút được khách hàng quan tâm, ủng hộ là một thách thức của hàng không Việt Nam.
+ Đội máy bay còn quá ít so với yêu cầu: Trong hoạt động vận tải hàng không, có thể nói đội máy bay là lực lượng quan trọng bậc nhất để phát triển năng lực vận tải nhưng cho đến nay đội máy bay của Tổng công ty bao gồm cả sở hữu và đi thuê mới chỉ có 45 chiếc với năng lực vận tải còn yếu. Tuy hiện nay Tổng công ty có quy mô vốn kinh doanh tương đối lớn, hơn 301 triệu USD vốn chủ sở hữu nhưng nhìn chung Tổng công ty vẫn đang còn thiếu đồng bộ - do xuất phát điểm thấp, quy mô vốn tương đối eo hẹp (những ngày mới thành lập tài sản chủ yếu của Tổng công ty là máy bay thì đa phần là máy bay của Liên Xô cũ nay đã lac hậu nhiều). Theo ước tính, trong tương lai ngành hàng không cần số vốn khoảng 800-900 triệu USD để đầu tư phát triển. Tài sản quan trọng nhất của hàng không là đội máy bay - đây là hình ảnh của một hãng hàng không trong mắt khách hàng và cần được hiện đại hóa nhưng hiện nay hàng không Việt Nam không có đủ vốn để hiện đại hóa lập tức đội bay của mình. Bên cạnh đó Tổng công ty còn gặp khó khăn trong việc hiện đại hóa các trang thiết bị mặt đất, thông tin liên lạc....Bài toán vốn kinh doanh đang là bài toán khó, phức tạp cho Tổng công ty.
+ Thu nhập của người dân còn thấp : Dân số của Việt Nam hiện nay trên 80 triệu người nhưng do thu nhập của người dân còn thấp nên sức mua của thị trường này còn kém, chi phí cho một chuyến bay cao nên chưa hấp dẫn khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ này. Việc kinh doanh trên mạng đường bay nội địa còn mang tính chất hoạt động dịch vụ, phục vụ các nhiệm vụ kinh tế - xã hội do Nhà nước giao.
+ Chất lượng đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu : Tổng công ty hiện đang thiếu những chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực, thiếu đội ngũ cán bộ quản lý, người lái và kỹ thuật máy bay. Số lượng cán bộ tuy đông nhưng số cán bộ có khả năng làm việc thực thụ, có tác phong làm việc đáp ứng yêu cầu của một ngành khoa học kỹ thuật hiện đại không nhiều. Bên cạnh đó, chính sách tiền lương, phân phối thu nhập chưa thực sự trở thành đòn bẩy, chưa tương xứng với hiệu quả và năng suất của người lao động. Chính sách lao động chưa thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao trong xã hội. Mặt khác hiện nay ở nước ta chưa có công nghệ hàng không. Trước đây hàng không Việt Nam chủ yếu sử dụng công nghệ hàng không của Liên Xô cũ, nay chuyển sang công nghệ của các nước phương tây nên Tổng công ty phải đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật tiếp ứng loại công nghệ hiện đại này. Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng về thông tin chưa đồng bộ đã ảnh hưởng đến khả năng và tiến độ triển khai các công cụ quản lý tài chính hữu hiệu.
+ Hiệu quả sử dụng năng lực sản xuất, vật tư khi tài, tiền vốn còn hạn chế: Từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường nên cơ chế tổ chức của Tổng công ty chưa đồng bộ, mối quan hệ giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên với nhau chưa dựa trên sự liên kết tài chính, sự ràng buộc quyền lợi và trách nhiệm, mà mới chỉ dừng ở các hình thức tiêu thụ sản phẩm nội bộ, phê duyệt các dự án đầu tư, bảo lãnh vay vốn ngân hàng... Khả năng huy động vốn kém, hiệu quả sử dụng đồng vốn thấp, chưa tận dụng các nguồn thu, chưa chú trọng đúng mức đến giảm chi phí khai thác là một trong những tồn tại chính của Tổng công ty. Quan hệ giữa các đơn vị thành viên còn lỏng lẻo, chưa phát huy được sức mạnh tổng thể của toàn Tổng công ty. Hơn nữa, quá trình tách nhập, thay đổi tổ chức nhiều lần càng làm phân tán nguồn vốn đã vốn nhỏ bé của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Chính vì vậy, Tổng công ty đã không tập trung được nguồn lực đầu tư vào các tài sản có tính chiến lược dài hạn là đội máy bay nên năng lực sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế.
+ Đảm bảo an toàn hàng không chưa vững chắc: Giai đoạn 2001-2006 đã để xảy ra một số sự cố nhiều vụ uy hiếp an toàn gây tổn thất rất lớn cho Tổng công ty cả về kinh tế cũng như uy tín trong cộng đồng.
Tổng công ty không định hướng hoạt động được rõ ràng, gây khó khăn trong việc xây dựng và điều hành chính sách kinh doanh ở các cấp quản lý; còn có biểu hiện thiếu nhạy bén trong lãnh đạo và chỉ đạo sản xuất kinh doanh. Công tác quản lý, điều hành tuy có tiến bộ, nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều điểm yếu kém, thiếu các văn bản pháp quy về quản lý, định mức kinh tế - kỹ thuật, chế độ quản lý vật tư - khí tài, định mức lao động...
CHƯƠNG III:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI .
I/ Định hướng phát triển của Tổng công ty hàng không
1- Mục tiêu :
Mục tiêu tổng quát của Tổng công ty là: “Tất cả các đơn vị thành viên của Tổng công ty phải tăng năng lực cạnh tranh, tăng năng lực tài chính để có đủ lượng vốn đầu tư phát triển có hiệu quả, đảm bảo thực hiện được mục tiêu: Xây dựng hàng không Việt Nam trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh của Nhà nước, trở thành một hãng hàng không quốc tế có uy tín trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương và là biểu tượng của Việt Nam đổi mới”. Mục tiêu của Tổng công ty là ổn định và duy trì tốc độ tăng trưởng sản xuất kinh doanh ở mọi ngành nghề, tạo tiền đề cho việc thực hiện mục tiêu năm 2010. Tổng công ty cố gắng phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và Đông Nam á, kinh doanh có hiệu quả, an toàn, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo thu nhập cho người lao động. Trên cơ sở xây dựng kế hoạch và định hướng cho sự phát triển của Tổng công ty Hàng không đặt ra như sau : Tổng thị trường 6 tháng đầu năm 2007 vận chuyển trên các đường bay quốc tế và nội địa Việt nam đạt 6.568.547 khách , tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2006. Lượng khách trên các đường bay quốc tế đạt 4.010.258 khách, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2006 ; trên các đường bay nội địa đạt 2.630.803 tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2006. Trong đó Vietnam Airlines (VN ) vận chuyển 3.826.754 lượt khách , đạt 102% kế hoạch, tăng 15,8% so với cùng kỳ 2006 ; khách luân chuyển bằng 113,8% so với cùng kỳ năm 2006, trong khi đó ghế luân chuyển tăng 4,8% ; ghế suất trung bình toàn mạng đạt 74,8% tăng 5,9 điểm so với cùng kỳ 2006.Các đường bay quốc tế đạt 1.587.389 triệu lượt khách, tăng 6,7% so với cùng kỳ và bằng 95,6% so với kế hoạch.Thị phần của VN trên các đường bay quốc tế đạt 39,6%, giảm 3,2 điểm so với cùng kỳ năm ngoái. Ghế suất của VN trên các đường bay quốc tế đạt 71,6% tăng 5,6 điểm so với cùng kỳ. Các đường bay nội địa đạt 2.239.365 lượt khách, bằng 123,2% so với cùng kỳ và đạt 107,1% so với kế hoạch. Ghế suất của VN đạt 85,1% tăng 5,6 điểm so với năm 2006. Thị phần đạt 85,1% giảm 0,7 điểm so với năm 2006. Nhận định thị trường năm 2007 : Về kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường kinh doanh. Đánh giá chung năm 2007, VN tiếp tục có được những yếu tố thuận lợi trong môi trường kinh doanh như : Tăng trưởng kinh tế Thế giới (khoảng 5%) và nền kinh tế Việt nam vẫn duy trì ở mức cao (mục tiêu trên 8%) ; Du lịch Việt nam tăng trưởng 14,7% so với cùng kỳ năm 2006. Tăng cường giao lưu thương mại, đầu tư ,du lịch và nhu cầu mạnh mẽ của thị trường vận chuyển hàng không nội địa tiếp tục là cơ sở cho tăng trưởng vận chuyển hàng không tại Việt nam trong năm 2007. Bên cạnh đó các yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến thị trường vận tải hàng không tại Việt nam như nguy cơ dịch bệnh và chiến tranh, giá xăng dầu vẫn ở mức cao ; tình trạng thiếu cung trên thị trường thuê, mua máy bay dân dụng toàn cầu : chi phí phục vụ tại các Sân bay Việt nam tăng cao và sự cạnh tranh khốc liệt trên cả thị trường quốc tế và nội địa. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tại Việt nam tiếp tục bị quá tải, giá khách sạn tăng cao,sản phẩm du lịch không đa dạng, hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp còn thiếu. Cạnh tranh trên thị trường hàng không Việt nam ngày càng khốc liệt. Thị trường hàng không Việt nam có sự tăng trưởng tốt nên nhiều hãng hàng không, đặc biệt là các hãng hàng không chi phí thấp đang tăng cường khai thác tới Việt nam. Trong bối cảnh đó, quan hệ hợp tác giữa Việt nam Airlines (VN) với các hãng khác cũng có nhiều biến động theo hướng giảm bớt các cam kết hợp tác toàn diện, và dẫn tới tăng mức độ cạnh tranh trực tiếp.Pacific Airlines (PA) đã chuyển đổi mô hình thành hãng hàng không giá rẻ, tăng cường khai thác nội địa, cạnh tranh trực tiếp với VN trên đường bay nội địa. Trong sáu tháng cuối năm 2007, VN tiếp tục thực hiện kế hoạch dài hạn bao gồm : mở rộng đường bay, tăng cường mạng bay tới Hàn Quốc, mở đưòng bay HAN-PUS, quy hoạch sử dụng máy bay B777, A330 cho mạng bay Nhật Bản, Hàn Quốc.Mở đường bay Xuyên Đông Dương 2 (HAN-LPQ-REP), tăng cường sử dụng máy bay A320 thay cho F70,ATR70 trên các thị trường bay Đông Dương. Duy trì sản phẩm đường bay Châu âu, tăng số lần suất đi Nga.Tiếp tục giữ vững thị phần vận tải trên các đường bay trước, đảm bảo sự ổn định sản phẩm. Tăng mạnh tải cung ứng trên các đường bay du lịch, từng bước nâng tần suất trên các đường bay địa phương. Với các thay đổi cũng như nỗ lực chung của toàn hệ thống, dự báo tổng khách vận chuyển của VN 2007 là hơn 7,8 triệu lượt khách, tăng gần 13,9% so với năm trước và đạt 102% kế hoạch. Trong đó, vận chuyển quốc tế đạt 3,2 triệu lượt khách, tăng 4,7% ; vận chuyển nội địa khoảng 4,6 triệu lượt khách , tăng 24% so với năm trước.
2- Định hướng phát triển:
Định hướng phát triển của Tổng công ty hàng không Việt Nam đến năm 2010 là: “Xây dựng Tổng công ty trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, lấy kinh doanh vận tải hàng không làm nòng cốt, đồng thời phát triển đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng. Từ nay đến 2010, xây dựng Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không có bản sắc riêng, hoạt động có uy tín, hoạt động bay an toàn, có năng lực cạnh tranh, kinh doanh có hiệu quả, hoạt động bay trong nước và bay quốc tế trong khu vực là chủ yếu, kết hợp bay xuyên lục địa”.Với định hướng như vậy, Tổng công ty đã đề ra một số định hướng cụ thể:
- Định hướng phát triển của Tổng công ty là tăng dần khả năng chiếm lĩnh thị trường, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vận chuyển trong nước và quốc tế, do đó Tổng công ty đang dự tính kế hoạch vận tải hàng không như Bảng sau:
Bảng 18 : Bảng tính vận tải hàng không của TCT HKVN giai đọan 2006 - 2010
Chỉ tiêu
Đơn vị
2006
2007
2008
2009
2010
1. Hành khách vận chuyển
Hành khách
5..494.793
5.726.568
6.257.196
6.450.672
6.839.675
2. Hành khách luân chuyển
1000hk/km
7.397.002
5.983.436
6.752.321
7.823.419
8.651.375
3. Hàng hoá vận chuyển
Tấn
84.091
89 .440
95.342
98.567
105.291
4. Hàng hóa luân chuyển
1000tấn/km
127.726
143.243
158.319
179.250
195.653
( Nguồn do Ban tài chính cung cấp)
- Định hướng trong những năm tới ước tính thị trường vận tải hàng không đạt 15,27%/năm và hàng hóa là 8,76% - 9,14%/năm cụ thể như sau:
+ Đối với mạng đường bay: Duy trì và mở rộng mạng đường bay nội địa hiện có, tăng dần tần suất hoạt động, mở thêm một số đường bay mới tới các khu vực có ý nghĩa quan trọng về kinh tế - xã hội, tăng khối lượng vận chuyển trên các đường bay hiện có và mở thêm đường bay mới tới thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ.
+ Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển cũng như quan hệ hàng không giữa Tổng công ty và các nước trên thế giới, số lượng sân bay sẽ tăng lên đáng kể cả số lượng và chất lượng, sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất sẽ trở thành những sân bay lớn trong khu vực. Bên cạnh đó đội bay của Tổng công ty sẽ được bổ sung bao gồm các chủng loại tầm ngắn , tầm trung và tầm xa - những loại máy bay thuộc thế hệ mới, phù hợp với nhu cầu thị trường, độ an toàn và tiện nghi cao. Đồng thời, Tổng công ty sẽ nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
+ Tiếp tục ưu tiên đầu tư cho phát triển đội bay, nâng tỷ lệ máy bay sở hữu của Tổng công ty lên tới con số 33 chiếc trong tổng số 54 chiếc máy bay đưa vào khai thác năm 2010. Ngoài ra, Tổng công ty còn chú trọng đầu tư tập trung trang thiết bị huấn luỵện, phát triển các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực quản lý và điều hành của Tổng công ty. Tập trung đầu tư các trang thiết bị phục vụ mặt đất phù hợp với tiến độ phát triển của ga hành khách và ga hàng hóa tại cảng hàng không. Xây dựng mới cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa máy bay đồng bộ và hiện đại.
- Đối với các doanh nghiệp hạch toán độc lập, tập trung đầu tư mở rộng sản xuất vào các sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao và đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh nhằm đứng vững trong quá trình hội nhập AFTA.
- Để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, quản lý đào tạo, công tác quản lý hoạt động thì công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học được ưu tiên hàng đầu và tập trung trong chiến lược phát triển. Đào taọ, xây dựng nên một đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ, có khả năng tiếp cận với phương tiện công nghệ hiện đại, tạo cơ sở để xây dựng các chuyên ngành mũi nhọn, phù hợp với khả năng phát triển cao hơn trong những thời kỳ tiếp theo.
Bảng 19: Bảng tính kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2006 - 2010
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
2010
1.Tổng doanh thu
19575,87
21017,80
23156,95
25193,43
27342,45
2.Tổng chi phí
12887,56
14216,53
16209,83
17567,13
18324,32
3.Lợi nhuận TT
878,31
891,27
897,12
934,34
950,67
4. Lợi nhuận ST
688,05
698,86
710,04
736,78
790,24
( Nguồn do Ban tài chính cung cấp)
Từ định hướng như vậy của Tổng công ty là: “Tất cả các đơn vị thành viên của Tổng công ty phải tăng năng lực cạnh tranh, tăng năng lực tài chính để có đủ lượng vốn đầu tư phát triển có hiệu quả, đảm bảo thực hiện được mục tiêu. Tổng công ty cố gắng phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và Đông Nam á, kinh doanh có hiệu quả, an toàn, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo thu nhập cho người lao động. Với mục tiêu và kế hoạch đề ra, trong giai đoạn từ 2006 - 2010, nhu cầu nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty dự tính là khoảng 905,6 triệu USD và trong đó nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển đội bay chiếm 90,61%. Theo đó, cùng với sự tăng trưởng quy mô kinh doanh và sự gia tăng về số lượng, chất lượng, chủng loại máy bay đã làm phát sinh nhu cầu vốn lưu động để bổ sung cho kho phụ tùng dự trữ và trong giai đoạn từ 2006 - 2010 dự tính cần khoảng 337,55 triệu USD.
II/ Thuận lợi ,khó khăn, cơ hội và thách thức trong phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
* Những thuận lợi: Vietnam Airlines hiện nay với quy mô vận chuyển khoảng 3,4 triệu lượt hành khách, hơn 5 tỷ hành khách/km, 40 ngàn tấn hàng hoá và doanh thu hơn 400 triệu USD, vẫn chỉ là một hãng hàng không nhỏ, đứng cuối bảng xếp hạng của các hãng. Xét về số lượng hành khách chuyên chở, các hãng hàng không trung bình và tương đối lớn trong khu vực như Singapore Airlines, Thai Airways, Cathay Pacific lớn hơn gấp 4-5 lần Vietnam Airlines; nhưng xét về sản lượng khách/km thì Thai Airways lớn gấp 6 lần (30 tỷ khách/km), Cathay Pacific lớn gấp 8 lần (40 tỷ khách/km), Singapore Airlines lớn 11 lần (56 tỷ hành khách/km) so với Vietnam Airlines. Với tốc độ phát triển dự kiến khoảng 10%/năm liên tục trong những năm tới đây, Vietnam Airlines cũng phải mất 16 năm để đạt quy mô về số khách (12 triệu hành khách), mất 28 năm để đạt quy mô về sản lượng (54 tỷ hành khách/km), mất 26 năm để đạt quy mô về doanh thu (4,6 tỷ USD) như Singapore Airlines hiện nay. Để đạt quy mô của một hãng hàng không trung bình trong khu vực như Philippin Airlines (trước khi ngừng hoạt động) Vietnam Airlines cũng phải mất 12-14 năm để đạt mức sản lượng, doanh thu của họ. Yếu tố góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển của Tổng công ty đó là môi trường kinh tế, chính trị phát triển ổn định và vững chắc với những quan hệ kinh tế đối ngoại ngày càng được mở rộng. Lúc này đây, nhu cầu vận tải hàng không tăng lên cả về hành khách và hàng hóa, từ đó tạo điều kiện cho Tổng công ty tăng doanh thu. Hơn nữa khi thị trường được mở rộng, Tổng công ty sẽ có cơ hội, có điều kiện hòa nhập, tiếp xúc với các hãng hàng không tiên tiến trên thế giới, qua đó học hỏi được thêm kinh nghiệm phục vụ cho việc phát triển và nâng cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ. Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng cao, trung bình trên 5,5 %. Mặt khác, trong khi các hãng hàng không trên thế giới làm ăn kém hiệu quả thì khu vực Châu á -Thái Bình Dương vẫn phát triển với lượng hành khách tăng khoảng 8,3%/năm, lượng hàng hóa vận chuyển tăng 5,2%/năm. Gần Việt Nam có những trung tâm hàng không phát triển mạnh, giàu uy tín và có tiềm lực như: Đài Loan, Singapore, Nhật Bản.. Khu vực Châu á -Thái Bình Dương hiện đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và khách du lịch trên toàn thế giới. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó, Tổng công ty cũng gặp không ít khó khăn.
* Những khó khăn: Cuối thập niên 80, các hiệp định tự do hoá đã bắt đầu phát huy tác dụng mạnh. Tình hình cạnh tranh giữa các hãng hàng không vốn đã gay gắt lại càng gay gắt hơn, đặc biệt là sự cạnh tranh khốc liệt về giá. Mở rộng bầu trời ở Mỹ là thả nổi hoàn toàn đã làm bùng nổ cuộc cách mạng hàng không .Tình hình cạnh tranh không lành mạnh, thiếu sự giám sát hiệu quả của Nhà nước đã làm rối loạn thị trường hàng không Mỹ và dẫn tới phá sản hàng loạt các hãng Hàng không Mỹ, đã có 180 hàng hàng không phá sản.Việc phá sản hàng loạt này là do việc mở cửa bầu trời của Mỹ đã không tạo cơ hội đồng đều cho các hãng hàng không do cơ sở hạ tầng vận tải hàng không hạn chế, thời gian cất cánh hạ cánh tại các sân bay không phù hợp, số lượng hạn chế các quầy làm thủ tục...,nên nhiều hãng, nhất là các hãng hàng không mới thành lập không danh được những giờ cất cánh đẹp tại các sân bay, từ đó mất khả năng cạnh tranh. Mặc dù đã tạo được những bước phát triển và tiến bộ quan trọng trong 10 năm qua, về cơ bản năng lực cạnh tranh của Vietnam Airlines vẫn còn rất hạn chế, với mạng đường bay chủ yếu trong nước và trong khu vực khai thác thiếu ổn định. Chất lượng dịch vụ mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn dưới trung bình, kinh nghiệm quản lý, điều hành, khả năng thích ứng với biến động cạnh tranh còn nhiều bất cập. Xét về số lượng hành khách chuyên chở, các hãng hàng không trung bình và tương đối lớn trong khu vực như Singapore Airlines, Thai Airways, Cathay Pacific lớn hơn gấp 4-5 lần Vietnam Airlines; nhưng xét về sản lượng khách/km thì Thai Airways lớn gấp 6 lần (30 tỷ khách/km), Cathay Pacific lớn gấp 8 lần (40 tỷ khách/km), Singapore Airlines lớn 11 lần (56 tỷ hành khách/km) so với Vietnam Airlines. Với tốc độ phát triển dự kiến khoảng 10%/năm liên tục trong những năm tới đây, Vietnam Airlines cũng phải mất 16 năm để đạt quy mô về số khách (12 triệu hành khách), mất 28 năm để đạt quy mô về sản lượng (54 tỷ hành khách/km), mất 26 năm để đạt quy mô về doanh thu (4,6 tỷ USD) như Singapore Airlines hiện nay. Cùng với sự phát triển hội nhập, hiện nay Tổng công ty cũng đang phải đương đầu, cạnh tranh với các hãng hàng không trên thế giới giàu uy tín, tiềm lực và các loại hình vận tải khác với giá rẻ hơn như: ôtô, đường sắt, đường biển,...phải làm sao thu hút được khách hàng quan tâm, ủng hộ là một thách thức của hàng không Việt Nam.
III/ Giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
Để đạt được các mục tiêu sản xuất kinh doanh như trên, Tổng công ty cần có các giải pháp hiệu quả nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty như sau:
1- Giải pháp và nguồn nhân lực
Cơ cấu nguồn nhân lực: là sự hình thành các loại lao động và tỷ trọng của từng loại lao động trong tổng số lao động hiện có. Cơ cấu lao động phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất, quy mô sản xuất, trình độ quản lý và công nghệ sản xuất. Phân loại lao động phụ thuộc nhằm mục đích quản lý lao động. Trình độ lao động được thể hiện bằng trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bậc thợ. Mục đích là so sánh cấp bậc công việc và tính tiền lương bình quân. Tiền công của lao động được trả theo chức danh công việc đảm nhiệm ghi rõ trong hợp đồng lao động, tương ứng với tổ chức biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt và năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc cụ thể theo bảng chi tiết số liệu như sau :
Bảng 20: Chi phí đào tạo của Tổng công ty giai đoạn 2002-2006
Đơn vị tính: tỷ VNĐ
Chi đào tạo
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng
1. Khối khai thác
20,1
40,9
26,5
36,1
48,7
172,4
2. Khối kỹ thuật
9,2
18,2
15,3
21,3
29,5
93,5
3. Khối thương mại,
dịch vụ
9,7
16,9
22,1
25,6
32,3
106,5
4. Đào tạo khác
3,0
6,1
4,0
5,4
7,3
25,9
5. Tổng cộng:
39,0
76,0
63,9
89,4
110,5
378,8
( Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2001-2006 của Tổng công ty HKVN)
Qua bảng số liệu về chi phí đào tạo của VNA trong năm 2001-2006 cho ta thấy dịnh hướng của doanh nghiệp cho giải pháp năng cao trình đọ năng lực cho dội ngũ cán bộ là giải pháp cấp thiết nếu như năm 2001 chi phi đào tạo của VNA là 39 tỷ thì đến 2006 chi phí đào tạo đa tăng hàng trăm lần. Giải pháp đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực nhằm xây dựng đội ngũ lao động đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu ; đạt tiêu chuẩn quốc tế về trình độ đối với các loại hình lao động then chốt ; phát triển đội ngũ cán bộ quản lý có bản lĩnh chính trị, có đạo đức, được đào tạo cơ bản và có trình độ nghiệp vụ tốt, giỏi ngoại ngữ,tin học, nắm vững khoa học và kinh nghiệm quản lý ; có chính sách phù hợp để gắn người lao động ở lại lâu dài với Tổng công ty ; phát huy cao độ yếu tố con người để làm nguồn lực quan trọng nhất cho sự phát triển vững chắc và hiệu quả của Tổng công ty. Chú trọng đến việc đào tạo cho các nhân viên kỹ thuật, phi công, tiếp viên... Bên cạnh việc đào tạo Phi công theo các dự án, hàng năm Tổng công ty đều chi các khoản ngân sách lớn cho công tác đào tạo. Tổng công ty còn đào tạo cho khối khai thác mà tập trung chủ yếu là tiếp viên. Trong mấy năm trở lại đây Tổng công ty đã tổ chức rất nhiều khoá đào tạo tiếp viên và đã bổ sung được một lực lượng không nhỏ đáp ứng nhu cầu khai thác của Tổng công ty. Ngoài ra Tổng công ty cũng chú trọng đào tạo cho khối kỹ thuật và từng bước hoàn thiện đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế trong khai thác và bảo dưỡng máy bay, công tác đào tạo kỹ sư, thợ kỹ thuật máy bay ở nước ngoài cũng được chú trọng chủ yêu ở hai xí nghiệp A75,A76. Cán bộ, công nhân viên cơ quan Tổng công ty HKVN là những người lao động được Tổng công ty tiếp nhận, bổ nhiệm, ký hợp đồng lao động và nằm trong định biên của Tổng công ty HKVN đã được HĐQT, Tổng giám đốc phê duyệt ( Kể cả chuyên viên giúp việc HĐQT ).
Để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, quản lý đào tạo, công tác quản lý hoạt động thì công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học được ưu tiên hàng đầu và tập trung trong chiến lược phát triển. Đào taọ, xây dựng nên một đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ, có khả năng tiếp cận với phương tiện công nghệ hiện đại, tạo cơ sở để xây dựng các chuyên ngành mũi nhọn, phù hợp với khả năng phát triển cao hơn trong những thời kỳ tiếp theo. Tổng công ty hiện đang thiếu những chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực, thiếu đội ngũ cán bộ quản lý, người lái và kỹ thuật máy bay. Số lượng cán bộ tuy đông nhưng số cán bộ có khả năng làm việc thực thụ, có tác phong làm việc đáp ứng yêu cầu của một ngành khoa học kỹ thuật hiện đại không nhiều. Bên cạnh đó, chính sách tiền lương, phân phối thu nhập chưa thực sự trở thành đòn bẩy, chưa tương xứng với hiệu quả và năng suất của người lao động. Chính sách lao động chưa thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao trong xã hội.
2- Giải pháp về nâng cao năng lực khai thác
Ngay từ khi mới ra đời, ngành vận tải hàng không đã mang tính quốc tế hoá sâu sắc và giải pháp về nâng cao năng lực khai thác của Tổng công ty là ổn định và duy trì tốc độ tăng trưởng sản xuất kinh doanh ở mọi ngành nghề, tạo tiền đề cho việc thực hiện mục tiêu kinh doanh của mình. Đặc thù của ngành vận tải hàng không đòi hỏi sự nâng cao về năng lực khai thác như hợp tác quốc tế về mặt kỹ thuật, xây dựng cơ sở vật chất, chính sách luật lệ đảm bảo cho ngành vận tải hàng không. Yếu tố góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển của Tổng công ty đó là môi trường kinh tế, chính trị phát triển ổn định và vững chắc với những quan hệ kinh tế đối ngoại ngày càng được mở rộng: Việt nam gia nhập ASEAN, APEC, APTA... Lúc này đây, nhu cầu vận tải hàng không tăng lên cả về hành khách và hàng hóa, từ đó tạo điều kiện cho Tổng công ty tăng doanh thu. Hơn nữa khi thị trường được mở rộng, bằng biện pháp mở thêm các đường bay mới nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của khách du lịch ngày càng gia tăng và bổ trợ thêm cho các đường bay quốc tế trong mạng đường bay đang khai thác, thời gian vừa qua VNA đã mở thêm đường bay xuyên Đông dương thứ hai Hà Nội – Luông Phra-băng –Xiêm Riệp và Hà Nội, đồng thời mở lại đường bay Hà Nội –Quảng châu – Hà Nội .Tổng công ty sẽ có cơ hội, có điều kiện hòa nhập, tiếp xúc với các hãng hàng không tiên tiến trên thế giới, qua đó học hỏi được thêm kinh nghiệm phục vụ cho việc phát triển và nâng cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ. Việt Nam là nước nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động nhất thế giới - đó là khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Mặt khác, trong khi các hãng hàng không trên thế giới làm ăn kém hiệu quả thì khu vực Châu á -Thái Bình Dương vẫn phát triển với lượng hành khách tăng khoảng 8,3%/năm, lượng hàng hóa vận chuyển tăng 5,2%/năm. Gần Việt Nam có những trung tâm hàng không phát triển mạnh, giàu uy tín và có tiềm lực như: Đài Loan, Singapore, Nhật Bản.. Khu vực Châu á -Thái Bình Dương hiện đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và khách du lịch trên toàn thế giới. Tổng công ty cố gắng phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và Đông Nam á, kinh doanh có hiệu quả, an toàn, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo thu nhập cho người lao động. Trên cơ sở nâng cao năng lực khai thác, xây dựng kế hoạch và định hướng cho sự phát triển của Tổng công ty Hàng không đặt ra.
3- Giải pháp về vốn
Để đạt được các mục tiêu sản xuất kinh doanh như trên, Tổng công ty cần có các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn như sau:
* Tăng doanh thu : Để tăng doanh thu cần có các biện pháp như: Tăng cường công tác quảng cáo, mở rộng thị trường bán để tăng thêm hành khách., dự tính tăng thêm 0,3%/năm. Mở rộng các đường bay, điểm đến, tăng số lượng máy bay, dự tính tăng 2,2%/năm. Tăng cường khuyến mại để hiệu quả sử dụng ghế được cao nhất ( Ví dụ như: giảm giá vé cho những chuyến bay nội địa sau 21h, giảm giá vé cho những hành khách đặt chỗ trước 7 ngày…), dự tính tăng 0,7%/năm.
Hiện nay, tốc độ tăng bình quân doanh thu của Tổng công ty hàng năm là 12,4%/năm. Với biện pháp này, tỷ lệ tăng doanh thu hàng năm của Tổng công ty là 3%/năm, dự tính Tổng công ty có thể tăng được lượng doanh thu như sau:
Bảng 21: Bảng dự tính kết quả doanh thu giai đoạn 2005 –2010
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu đánh giá
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tỷ lệ doanh thu (%)
15,4
18,4
21,4
23,4
26,4
29,4
Tổng doanh thu
9.424,76
11.158,92
13.546,93
16.716,92
21.130,18
27.342,45
* Giảm chi phí : Lựa chọn các nhà cung cấp trang thiết bị, máy móc, vật tư có giá rẻ bằng cách tổ chức đấu thầu công khai, dự tính giảm được khoảng 0,3%/năm. Tìm các biện pháp nhằm giảm bớt mức tiêu hao và giá thành của các dịch vụ, dự tính giảm 0,3%/năm. Chú trọng đến việc đào tạo cho các nhân viên kỹ thuật, phi công, tiếp viên để hạn chế việc phải thuê người nước ngoài, dự tính giảm 0,4%/năm. Nâng cao trình độ quản lý về tài chính, dự tính giảm 0,2%/năm. Hiện nay, tốc độ tăng chi phí bình quân của Tổng công ty hàng năm là 18,1%/năm. Với biện pháp này, tỷ lệ giảm chi phí hàng năm của Tổng công ty là 1,2%/năm, dự tính tốc độ tăng chi phí của Tổng công ty như sau:
Bảng 22: Bảng dự tính tổng chi phí giai đoạn 2005 - 2010
Chỉ tiêu đánh giá
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tỷ lệ chi phí (%)
18,1
16,9
15,7
14,5
13,3
11,1
Tổng chi phí
9400
10.988.65
12.713,87
14.557,4
16.493,54
18.324,32
( Nguồn do Ban tài chính cung cấp)
Nhưng quy mô vốn chủ sở hữu của Tổng công ty lại thấp hơn nhiều lần so với các hãng hàng không khác và không tăng mấy qua các năm. Điều này đã làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh cũng như khả năng huy động vốn của Tổng công ty Hàng không là một ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại, đòi hỏi phải đầu tư lớn vào tài sản cố định, thế nhưng cơ cấu vốn của Tổng công ty với tỷ trọng vốn cố định chỉ chiếm dưới 50%, điều đó chứng tỏ quy mô đầu tư chưa tương xứng với tốc độ phát triển, quy mô và phạm vi hoạt động của Tổng công ty .
4- Giải pháp hội nhập quốc tế của Tổng công ty
Hàng không được xem là lĩnh vực có mức độ hợp tác quốc tế khá cao. Đối với vận tải hàng không, Nhà nước đã có chính sách phi điều tiết từng phần, tiến tới từng bước tự do hoá thị trường vận tải hàng không trong khu vực và trên thế giới. Tới nay Việt nam đã ký hiệp định hàng không với 56 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có tất cả các cường quốc kinh tế trên thế giới, Việt nam cũng đã tham gia các hiệp định hàng không đa phương về vận tải hàng không ở cấp khu vực theo đúng lộ trình đặt ra.Với tầm quan trọng đặc biệt của hàng không trên các khía cạnh kinh tế, an ninh, chính trị, quốc phòng, ngoại giao..., quá trình hội nhập đòi hỏi Tổng công ty HKVN phải nắm được những nhận thức đứng đắn về điểm mạnh, điểm yếu cũng như các cơ hội và thách thức đang đón chờ để từ đó xây dựng những định hướng phát triển phù hợp nhằm tận dụng tối đa những cơ hội , đồng thời vượt qua những thách thức mà quá trình hội nhập đặt ra. Tổng công ty có cơ cấu sản xuất kinh doanh đa dạng, bao gồm vận chuyển hàng không và các dịch vụ phụ trợ phục vụ cho vận chuyển hàng không như phục vụ hành khách, hàng hoá tại mặt đất, dịch vụ bảo dưỡng máy bay...Hoạt động vận tải hàng không do hãng hàng không quốc gia đảm nhiệm và được sự hỗ trợ về nhiều mặt của nhà nước.
5- Giải pháp cho sản phẩm và dịch vụ
Có thể nói chất lượng sản phẩm và dịch vụ hành khách đã được nâng lên đáng kể nhờ việc bố trí lịch bay hợp lý, phù hợp với nhu cầu khách hàng. Dịch vụ trên máy bay đa dạng, phong phú hơn (thiết bị nghe nhìn, báo chí, suất ăn... ngày càng được cải thiện). Chất lượng phục vụ hành khách ở tất cả các khâu có nhiều tiến bộ, phong cách phục vụ của nhân viên tiếp cận với khách hàng, nhất là tiếp viên hàng không văn minh, lịch sự, chu đáo được hành khách khen ngợi. Tỷ trọng chuyến bay chậm đã giảm nhiều đến 6 tháng đầu năm 2007 bằng chiến lược kinh doanh cua mình sự tăng trưởng được thể hiện rõ cụ thể :
Bảng 23: Kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm 2007 :
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
- Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm của Tổng công ty Hàng không Việt nam ước đạt
9.381
tỷ đồng
- Lợi nhuận trước thuế ước đạt ,đạt 57% kế hoạch năm, trong đó lợi nhuận trong vận chuyển hành khách và hàng hoá của Vietnam Airlines đạt 56,42% kế hoạch
204,9
213,3
tỷ đồng
tỷ đồng
- Nộp ngân sách nhà nứơc,toàn Tổng công ty ước thực hiện đạt 59,78% kế hoạch năm.
120
tỷ đồng
- Trong 6 tháng đầu năm Vietnam Airlines đã thực hiện vận chuyển đạt 49,8% kế hoạch năm và tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2006:
+ Khách nội địa tăng 23,9% so với 2006 :
+ Khách quốc tế tăng 6,9% so với 2006
31.140
3.831.376
2.225.457
1.605.919
Chuyến bay an toàn
Lượt khách
Người
Người
- Về vận chuyển hàng hoá và bưu kiện ,hãng đã vận chuyển đạt 44,7% kế hoạch năm,bằng 99% so với cùng kỳ năm 2006
53.385
Tấn
- Hệ số sử dụng ghế bình quân 6 tháng đầu năm đạt,so với 2006 tăng 1,5 điểm. Trong đó: + Hệ số sử dụng ghế nội địa:
+ hệ số sử dụng ghế Quốc tế :
74,3%
84,9%
71%
Ghế/ chỗ
- Bình quân mỗi ngày vận chuyển
20,452
Lượt khách
Công ty bay dịch vụ VASCO trong 6 tháng đầu năm thực hiện .Vận chuyển
Đạt 45% kế hoạch năm ,mức doanh thu :
Đạt 45,3% kế hoạch năm
1.670
63.727
40,8
Giờ bay
Lượt khách
Tỷ đồng
(Bảng số liệu do Ban DVTT cung cấp)
Giải pháp cho sản phẩm và dịch vụ là nâng cao dịch vụ, công tác phục vụ hành khách để nâng cao uy tín của Tổng công ty, làm cho hành khách yên tâm và thỏa mãn hơn khi đi máy bay của Vietnam Airlines, dự tính tăng 0,8%/năm . Trên cơ sở lấy kinh doanh vận tải hàng không làm cơ bản đồng thời đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, nhanh chóng hiện đại hoá, làm chủ công nghệ mới, nâng cao vị thế, xây dựng Vietnam Airlines trở thành một hãng hàng không có tầm cỡ, có bản sắc, là một trong những hãng hàng đầu của khu vực về chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh. Trong mấy năm trở lại đây, Tổng công ty hàng không -Vietnam Airlines đã không ngừng phát triển mạng bay và tiếp tục mở thêm các đường bay mới quốc tế và nội địa. Hiện nay, chúng tôi khai thác và hợp tác đến 18 thành phố trong nước và 38 thành phố trên thế giới ở Châu âu, Châu á, Châu úc và Bắc Mỹ.... cụ thể trong năm 2006 Vietnam Airlines đã vận chuyển được gần 6,8 triệu hành khách trong đó có gần 3,1 triệu khách trên các chuyến bay quốc tế 3,7 triệu khách trên các chuyến bay nội địa. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Vietnam Airlines trong thời gian qua đã có những bước tiến khá nhanh chóng và mạnh mẽ, cơ cấu sản xuất kinh doanh đa dạng như vận chuyển hàng không và các dịch vụ phụ trợ cho dịch vụ vận chuyển hàng không như phục vụ hành khách, hàng hoá tại mặt đất, dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng máy bay...Với cơ cấu tổ chức theo mô hình công ty mẹ – công ty con, giữa công ty mẹ và công ty con đã có sự gắn kết về lợi ích kinh tế và có thể huy động các tiềm lực về tài chính để tập trung đầu tư phát triển và các dự án trọng điểm của hãng. Tiến tới cổ phần hoá các công ty con nhằm tạo ra sự độc lập trong kinh doanh, xoá dần chê độ trì trệ ỷ lại trong các doanh nghiệp nhà nước bao cấp, từ đó nhằm nâng cao sự cạnh tranh trong chất lượng phục vụ cũng như nâng cao ý thức cho các công ty bắt buộc phải thay đổi chiến lược và giải pháp để tìm hướng đi cho mình . Ngoài ra hãng còn phải tìm cho minh các giải pháp như mua sắm và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo cho nguồn lao động có phong các chuyên nghiệp cao đáp ứng nhu cầu thị trường cung như những quy định của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế đặt ra.
6- Các giải pháp khác.
Ngoài ra còn một số giải pháp khác mà Tổng công hàng không Việt nam cần định hướng và hoàn thiện dần như cơ chế về thu hút nguồn vốn bổ sung, xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, nâng cao và đào tạo lại lượng lao động chưa đáp ứng nhu cầu. Từ đó hoàn thiện theo quy trình của tổ chức Hàng không quốc tế đặt ra đi vào chuyên nghiệp hơn... Trong tiến trình nền kinh tế đất nước đang từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới, vấn đề đặt ra cho Vietnam Airlines nhiều cơ hội và thách thức buộc phải tìm cho mình những giải pháp tới ưu từ đó hoàn thiện để có thể cạnh tranh và phát triển. Đồng hành với các giải pháp, chiến lược như giảm giá vé để thu hút khách, có chính sách ưu đãi đối với những khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ của VNA thì có những mức độ ưu tiên như đưa ra chương trình thẻ đồng, bạc, vàng ...để thu hút khách...mở rộng mạng lưới bay mở thêm các đường bay mới đáp ứng nhu cầu khách du lịch. Tiến hành nhanh tiến trình cổ phần hoá của Tổng công ty nhằm thu hút một lượng nguồn vốn lớn từ bên ngoài từ đó xây dựng cho hãng một hệ thông đội bay chuyên nghiệp vững bước để hội nhập với quốc tế.
KẾT LUẬN
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty hàng không Việt nam đã tạo nên chính sách chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường, đi kèm với xu thế hợp tác quốc tế đã và đang đem lại cho Tổng Công ty hàng không Việt Nam rất nhiều cơ hội và thách thức. Với xuất phát điểm tương đối thấp, tiềm lực hạn chế, Tổng công ty hàng không Việt Nam cần phải rất nỗ lực vượt qua khó khăn, tận dụng mọi cơ hội thuận lợi để mau chóng phát triển, giảm khoảng cách và đuổi kịp các hãng hàng không trong khu vực và trên thế giói, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Nhà nước giao cho. Là một ngành thuộc cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải nói chung và ngành hàng không nói riêng được coi như huyết mạch lưu thông của đất nước. Nó đã góp phần to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế quốc dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa với thế giới và là một vị “Đại sứ lưu động” của đất nước. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với ngành hàng không là phải đi trước một bước, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của đất nước. Để thực hiện được yêu cầu này, ngành hàng không đòi hỏi có sự đầu tư rất lớn cả về nguồn lực lao động, hơn hết là phải đào tạo cũng như thu hút nguồn lao động có trình độ cũng như huy động vốn lớn, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành được coi như là một tất yếu khách quan. Vấn đề xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất, đào tạo nguồn lao động có trình độ tay nghề và huy động vốn là cơ sở tạo nguồn đầu tư cho đội bay và phát triển cũng như nâng cao nghiệp vụ cho người lao động , hướng tới để phát triển đội máy bay của Tổng công ty hàng không Việt Nam là một trong những vấn đề quan trọng nhất có ảnh hưởng quyết định tới việc thực hiện các mục tiêu đó. Hy vọng các giải pháp mà em đưa ra sẽ có tác dụng thiết thực đối với Tổng công ty HKVN trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Tổng công ty, các thầy cô giáo, các bạn để các giải pháp đưa ra được hoàn thiện hơn, sát thực và khả thi.
Vì điều kiện thời gian có hạn trong quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp nên em chưa thể đi sâu vào nghiên cứu kỹ vấn đề về hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt nam được, do vậy em xin được mạnh dạn đề đạt với Thầy giáo hướng dẫn và Khoa Quản trị kinh doanh Thương mại cho em được chọn chuyên đề tốt nghiệp là : “Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty hàng không Việt Nam :Thực trạng và giải pháp”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế quốc dân
2. Giáo trình Quản lý tài chính – Th.sĩ Vũ Việt Hùng, Khoa Kinh tế và quản lý - Đại học Bách khoa Hà Nội
3. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh – Th.sĩ Lê Phương Hiệp, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
4. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh – Nguyễn Tấn Bình, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
5. Lý thuyết Tài chính tiền tệ – PTS Nguyễn Ngọc Hùng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
6. Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp – Nguyễn Hải Sản, NXB Thống kê
7. Các báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các bản tin nội bộ của TCT HKVN.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NH155.docx