Đề án Hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may của tổng công ty dệt may Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoạt động chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận không chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại mà còn là cơ sở điều kiện cho doanh nghiệp phát triển đi lên, mở rộng sản xuất tái đầu tư trong tương lai. Để có được lợi nhuận doanh nghiệp cần thực hiện tốt cả công tác thị trường đầu vào & thị trường đầu ra. Việc thực hiện các hoạt động tiêu thụ sản phẩm gắn với thị trường đầu ra là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công cho doanh nghiệp. Trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt đó là yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp tìm mọi cách để mở rộng thị trường, tổ chức hoạt động tiêu thụ một cách hiệu quả nhất. Hoạt động tiêu thụ ở các doanh nghiệp sản xuất gồm các hoạt động gắn với nghiệp vụ sản xuất và nghiệp vụ tổ chức quản lý tiêu thụ sản phẩm. Các nghiepẹ vụ này có mối liên hệ gắn kết tác động qua lại lẫn nhau. Sản xuất quyết định chất lượng sản phẩm, tiêu thụ ảnh hưởng đến sự đáp ứng thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm thực sự có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút mở rộng quan hệ với khách hàng, nghiên cứu nhu cầu khách hàng cũng như những thay đổi trên thị trường. Công tác tiêu thụ sản phẩm giúp cho doanh nghiệp trang trải chi phí quay vòng vốn bảo đảm hoàn vốn và có lãi để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

doc47 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 697 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may của tổng công ty dệt may Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riệu USD gấp 17,8 lần trị giá vải nhập khẩu trong kinh doanh. Theo Tổng công ty dệt may Việt Nam tiêu thụ nội địa năm 1996 chỉ đạt 53 tỉ khoảng 8,2% ngành may còn ngành dệt đạt khoảng 1700 tỉ. Theo ước tính thì doanh số phục vụ thị trường nội địa 1700tỉ thì sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu. Rõ ràng phần thiếu hụt này sẽ được bù đắp bằng phần nhập khẩu. Trên thị trường dệt may nội địa hiện nay có sự cạnh tranh quyết liệt do có sự tham gia của hàng ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ thuộc đủ các thành phần kinh tế. Đặc biệt là hàng nhập từ Trung Quốc (chủ yếu là nhập lậu với giá rẻ phù hợp với sức mua của đại bộ phận người dân sống ở nông thôn) đang tràn ngập thị trường là bài toán nan giải cho các doanh nghiệp đang muốn mở rộng và phát triển thị phần tại thị trường Việt Nam. Ngịch lí buồn cho sản phẩm dệt may Việt Nam là hầu hết các mặt hàng dệt tiêu thụ nội địa đều mang nhãn ngoại mặc dù chất lượng không thua kém gì hàng ngoại. Lý giải chuyện này chỉ có thể do người tiêu dùng sính hàng ngoại, một phần do các nhà sản xuất chưa tin vào những sản phẩm do mình làm ra, chưa xây dựng được nhãn hiệu thương phẩm có uy tín và thuyết phục trên thị trường. Trước đây trong cơ chế bao cấp việc tiêu thụ dệt may nội địa được thực hiện thông qua chế độ mua bán tem phiếu, nhưng đến nay với chính sách kinh tế mở cửa, hầu hết sản phẩm hàng dệt may đều được sản xuất ra nhằm mục đích xuất khẩu nên thị trường trong nước bị bỏ trống. Hai nguồn cung cấp chủ yếu và lớn nhất cho nhu cầu may mặc trong nước của thời bao cấp nay sang kinh tế thị trường thì một đã hướng ngoại, một thì bị thu hẹp, giảm hẳn khả năng cung ứng cho người tiêu dùng. Từ đây thị trường may mặc nội địa bắt đầu sắp xếp lại mọt cách tự phát. Có thể nói trên một bình diện lớn, trên thị trường hàng vải sợi may mặc trong nước có sự phân hoá rõ rệt khu vực nông thôn miền núi bị bỏ không, quyền lợi mua sắm tiêu dùng bị vi phạm. bên cạnh đó, thị trường thành thị có sức mua phát triển song không thể nói là lành mạnh. Thị trường vải sợi – may mặc ở thành thị không bị bỏ trống như ở nông thôn, miền núi nhưng lại bị bỏ vào một thái cực khác, bị thả nổi. Trên thị trường nội địa hàng dệt may mặc ngoại tràn ngập thị trường, cạnh tranh với sản phẩm nội địa về chất lượng, kiểu dáng, đặc biệt là giá cả làm cho khó khăn của toàn ngành tăng lên gấp bội. Đến thời điểm này chưa có một doanh nghiệp nào coi đây là một thị trường ổn định. Các công ty đầu đàn trong ngành đều tập trung vào việc gia công xuất khẩu còn hàng dành cho thị trường nội địa có chăng chỉ là sản phẩm xuất khẩu tồn dư với kích cỡ không phù hợp với người Việt Nam. Mặt khác khi các doanh nghiệp tham gia vào hội chợ triển lãm đều nhằm giải quyết hàng tồn kho lạc mốt gây tâm lý không tót cho người tiêu dùng. Thống kê với tỉ lệ hàng dành cho thị trường nội địa, càng các công ty danh tiếng thì tỉ lệ này càng nhỏ : Công ty Tỉ lệ (so với doanh thu %) May Hữu Nghị May Bình Minh May Phương Đông May Đồng Nai May Đức Giang May Hưng Yên May Chiến Thắng May Nam Định 1,95 1,52 3,55 4,91 6,75 7,21 7,48 12,48 Doanh thu tiêu thụ nội địa năm 1996 của các công ty may theo biểu đồ như sau (đơn vị : tỉ đồng) Lý giải điều trên chỉ có thể một phần do người tiêu dùng còn sính ngoại, một phần do sản phẩm chưa có chất lượng giá cả phù hợp. Tiêu thụ nội bộ chỉ đạt 8,7% doanh thu công nghiệp năm 1998 còn năm 1999 đạt khoảng 9,5%. 3. Nguyên nhân: Sở dĩ doanh thu của ngành may đạt hiệu quả thấp có nhiều nguyên nhân: Thứ nhất, ngành may hướng vào xuất khẩu, máy móc thiết bị đầu tư tương đối hiện đại, đồng bộ nếu tập trung khai thác thị trường nội địa sẽ không đảm bảo hiệu quả kinh tế. Như thế có nghĩa là các doanh nghiệp dệt may không những không có tích luỹ mà còn rơi vào tình trạng thua lỗ. Thứ hai, do chính sách thuế của nhà nước hiện tại chỉ ưu tiên các cơ sở gia công công đoạn cuối cùng của sản phẩm xuất khẩu tức là các doanh nghiệp dệt may. Các công ty dệt phải chịu thuế nhập khẩu bông vải sợi ngay cả trong trường hợp cung cấp cho may xuất khẩu vì vạy khó có thẻ sản xuất ra vải có giá thấp phục vụ cho ngành may cũng như cho thị trường tiêu thụ nội địa. Trong khi đó nếu nhập khẩu vải cho may xuất khẩu họ sẽ phải chịu thuế nhập khẩu nên một số doanh nghiệp may có khuynh hướng ngại phục vụ thị trường nội địa. Thứ ba, hầu hết mẫu mã của ngành chủ yếu dựa vào nước ngoài,cơ cấu sản phẩm nghèo nàn hầu hết là sản phẩm truyền thống không đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài ra, thâm nhập thị trường kém, ngại quảng cáo, tiếp thị thiếu chính sách hậu mãi, không hỗ trợ tốt được cho quá trình tiêu thụ sản phẩm. Thứ tư, các công ty còn thiếu thông tin so sánh về năng lực sản xuất, thị phần, trình độ thiết bị, khả năng cạnh tranh của công ty để xác định vị thế của công ty. Thứ năm, ngành dệt vẫn chưa đủ khả năng cung cấp vải cho ngành may. Sản phẩm sản xuất ra vẫn gắn nhãn mác ngoại để tiêu thụ, không cạnh tranh được với thị trường sản phẩm của hàng nhập lậu. Xây dựng một chiến lược thị trường thích hợp không bỏ trống sân nhà, tăng cường hướng nội cùng với hướng ngoại để thị trường dệt may phát riển rộng mở cả trong và ngoài nước là điều đặc biệt quan tâm của ngành và của Tổng công ty dệt may Việt Nam. Thị trường xuất khẩu : 1. Thành tựu đạt được: Ngành dệt may của nước ta phát triển từ rất lâu nhưng cho đến những năm 90 trở lại đay mới thực sự chiéem vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung và đối với hoạt động ngoại thương nói riêng. Trong suốt 4 năm qua xuất khẩu hàng dệt may luôn đạt mức trên 1 tỉ USD/năm và là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. 1.1. Kim ngạch xuất khẩu Trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nước ta không ngừng tăng lên. năm 1991 tổng kim ngạch xuất khẩu hành dệt may đạt 158 triệu USD, đến năm 1998 đạt 1,48 tỉ USD gấp 9,18 lần, đén năm 1999 đạt 1,65tỉ USD tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân là 43,5% khoảng 160 triệu USD/ năm. tương ứng với đó là tỉ trọng của hàng dệt may xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu luôn tăng từ 7,6%năm 1991 lên 155 năm 1998. Đến nay hàng dệt may xuất khẩu là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng đàu trong số 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong 10 năm qua thể hiện trong biểu đồ sau : (đơn vị triệu USD) Trong điều kiện hiện nay có sự cạnh tranh khốc liệt nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may 2 năm qua đã chuững lại, cần có sự phân tích điều chỉnh hợp lí. Hàng dệt may xuất khẩu là hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhưng so với trong khu vực và tiềm năng của nó tthì kim ngạch đạt được vẫn còn thấp. Năm 1994 Trung Quốc đạt 15 tỉ USD hàng dệt may, ấn Độ 5,9 tỉ USDvà Thái Lan 4,2 tỉ USD. 1.2. Cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu : Cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu của nước ta còn hạn chế nên mặc dù kim ngạch xuất khẩu khá cao nhưng lợi nhuận đạt được vẫn thấp. Hỗu hết,ta hiện nay là gia công, giá trị gia công chiếm 70%-80% kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc. Hơn nữa, các hợp đồng gia công không ổn định, giá gia công thấp và phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập,nên không ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động xuất khẩu. Ngành dệt của ta chưa đáp ứng đợc vải cho ngành may nên sự phối hợp giữa hai ngành còn lỏng lẻo dẫn đến ngành may phụ thuọc nhiều vào nguyên liệu từ ngoài. Mặt hàng xuất khẩu truyền thống của ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là áo jacket, áo váy, áo sơ mi đơn giản, cá mặt hàng xuất khẩu khó làm như quần âu, áo vectonchiếm một tỉ lệ nhỏ, những măt hàng cao cấp đòi hỏi công nhân lành nghề, máy móc hiện đại. còn nhiều hạn ngach nhưng chỉ có số ít các doanh nghiệp có khả năng thực hiện. như vậy các doanh nghiệp còn lỗ hổng về mặt kĩ thuật và tay nghề, cần phải cải tiến nâng cao tay nghề nếu không sẽ tự mình làm mất đi một thị trường tiềm năng cho ngành dệt nước ta. 1.3. Thị trường xuất khẩu : Hiện nay phần lớn hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường có hạn ngạch như EU, Thổ Nhĩ Kì, Canada...trong đó thị trường EU là thị trường trọng điểm. Đây là thị trường đày tiềm năng để ta khai thác với hơn 360 triệu dâ, với mức tiêu dùng vải cao hàng đầu thế giới (17kg/người /năm). Tuy nhiên, thị trường này đòi hỏi về chất lượng mẫu mã rất cao mà ta vẫn còn yếu. Trong thời gian tới,nhờ một số thay đỏi trong hiệp định buôn bán hàng dệt may EU_VN giai đoạn 1998-2000, kí ngày 17/11/97, ngành may mặc của nước ta có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường tiêu thụ sang EU. Theo hiệp định này, Việt Nam được phép chuyển đổi quota giữa các mặt hàng tự do rộng rãi hơn (17% so với trước kia là 12% ). Hơn nữa, Việt Nam còn được hưởng qui chế tối huệ quốc và qui chế ưu đãi phổ cập của EU. Như vậy, một số mặt hàng của Việt Nam được hưởng thuế suất nhập khẩu là 0%, làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nước ta nói chung và hàng dệt may nói riêng. Hàng dệt may có hạn ngạch xuất khẩu vào thị trường EU chiếm 34,5% (năm 1996), 34% (năm 1997 )và 50% (năm 1998). Hàng dệt may không hạn ngạch chủ yếu xuất sang thị trường Nhật Bản, Singapỏevà Đông Âu...Trong đó, thị trường Nhật Bản là thị trường lớn nhất với dân cư hơn 125 triệu người mức tiêu thụ sản phẩm may mặc cao (27kg/người/năm). năm 1997 Việt Nam là nước đứng thứ 7 rong ssó các nước xuất khẩu hàng dệt may lớn vào Nhật Bản với thị phần hàng dẹet thoi 3,6%, dệt kim 2,3%...Năm 1997xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật chiếm 24%, năm 1998 còn 22%. Tuy nhiên,Việt Nam mới chỉ đáp ứng được nhu cầu may mặc bình dâncủa người dân Nhật Bản, với các mặt hàng chủ yếu là áo gió nam,quần áo lao động, một số loại áo sơ mi, quần âu đơn giản. kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Nhật Bản giảm 150 triệu USD một phần là do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu, nên sức mua của thị trường Nhật Bản giảm sút. Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may không hạn ngạch có tiềm năng lớn của Việt Nam. Tuy dân số chỉ bằng 2/3 dân số thị trường EU nhưng mức tiêu thụ vải cao (26,5kg/người/năm) gấp 1,5 lần EU. Đây là thị trường hấp dẫn mà hầu hết các doanh nghiệp đều muốn làm bạ hàng với Mỹ. Hiện nay, Mỹ chưa cho Việt Nam được hưởng qui chế tối huệ quốcnen hàng xuất khẩu của ta sang Mỹ phải chịu nhiều loại thuế cao làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam. Thực tế kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ rất nhỏ bé, chiếm 0,06% kim ngạch hàng dệt may của Mỹ. Trong những năm tới Mỹ vẫn được coi là thị trường có tiềm năng lớn của Việt Nam. Ngoài ra thị trường hàng dệt may còn có Đài Loan,Hàn Quốc, úc, Cộng hoà liên bang Nga, Na Uy, Canada (hàng hạn ngạch)... Dự báo cơ cấu hàng dệt may vẫn như những năm trước, khả năng xuất sang thị trường Châu á Thái Bình Dương là khoảng 45-46%, các nước Âu Mỹ 52-53%, các nước Châu phi, Tây á, Nam á chiếm phần còn lại. Về khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may xuất khẩu : Việt Nam nằm ở vị trí thuận lợi cho giao dịch thương mại quốc tế nói chung và buôn bán hàng dệt may nói riêng giúp các doanh nghiệp Việt Nam giảm chi phi vận tải và nâng cao khả năng cạnh tranh. Việt Nam có nguồn nhân công dồi dào cần mẫn sáng tạo, giá nhân công rẻ lá nhân tố lợi thu hút nhiều hợp đồng gia công may mặc.giá nhân công rẻ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cả. Song khi khoa học kĩ thuật phát triển thì đó không còn là nhân tố thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, nước ta ở khu vực vành đai khí hậu nhiệt đới, gió mùa nóng ẩm, thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng bông đaynên chúng ta có ưu thế lớn về nguồn nguyên liệu đàu vào rẻ và ổn định góp phần giảm giá thành sản xuất nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giơí. Nhà nước ta cũng đã có một số chính sách hỗ trợ cho ngành dệt may song do hạn chế về mặt kĩ thuật, thông tin thị trường, tay nghề nên các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn chưa có chỗ đứng trên thị trường. Về cơ bản hàng dệt may xuất khẩu của ta mới chỉ có khả năng đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng bình thường nên giá trị xuất khẩu chưa cao. Năm 1999, mặc dù các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu như hàng may mặc, tăng trên 10%, dệt kim tăng 20%, khăn bông tăng 15% nhưng do giá xuất khẩu hàng may mặc giảm bình quân 10-15%, thị trường EU có sự thay đổi, hạn ngạch thiếu nên mức tăng kim ngạch xuất khẩu không đạt mục tiêu phấn đấu Tổng công ty đề ra. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu (FOB) năm 1999 đạt 489,6 triệu USD và mức tăng so với năm 1998 là 8,5%cũng thể hiện sự cố gắng lớn, trong đó kim ngạch xuất khẩu thanh toán đạt 176,6 triệu USD tăng 6,6%. 2. Những hạn chế, tồn tại : Ngành dệt may đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội cũng như hoạt động ngoại thương,song nó vẫn còn một số ách tắc khó khăn trong hoạt động xuất khẩu. Trước hết, đó là sự phối hợp không ăn khớp giữa ngành dệt và ngành may, kìm hãm sự phát triển ngành dệt may. Hàng năm để đảm bảo hoạt động xuất khẩu, ngành may phải nhập khẩu khoảng 80% nguyên phụ liệu, chủ là vải vóc. Hơn nữa, nếu dùng nguyên liệu của ngành dệt trong nước cung cấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu về mặt chất lượng của bên đặt hàng xuất khẩu. Thực tế, dệt may chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các khâu và thiếu sự hợp tác vì mục tiêu chung. Sản xuất phụ liệu chưa chú ý phát triển đúng mức nên ngành dệt còn phải nhập nhiều nguyên liệu phụ phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, làm tăng giá thành sản phẩm, giảm khả năng cạnh tranh ucả sản phẩm trên thị trường thế giới. Với ngành may cũng vậy phải nhaapj một lượng lớn vải phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường bị giảm sút. Số sản phẩm có nhãn hiệu doanh nghiệp Việt Nam đưa ra thị trường thế giới còn rất ít ỏi, phần lớn may gia công mang nhãn hiệu của người đặt hàng. Cơ cấu mặt hàng cũng hẹp, chỉ có một số nhóm sản phẩm phục vụ cho mặc là chính, còn dùng cho trang trí nội thất,.. chưa có là bao. Ngành mốt Việt Nam còn quá non trẻ, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam nghèo nàn về mốt nên chênh lệch giá bán sản phẩm với giá thành không cao. Kết quả là lợi ích thu được từ xuất khẩu là thấp, chủ yếu được xem là “lấy công làm lãi“. Tới nay có khoảng 90% doanh nghiệp may mặc vẫn thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu cho nước ngoài. Thực tế năm 1998 cho thấy quí I số đơn hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường phi quota giảm 20%,còn thị trường EU tuy đơn hàng có tăng nhưng sức cạnh tranh giảm sút đáng kể. Bạn hàng trước đây kí hợp đồng dài hạn nay chỉ kí hợp đồng theo quí tháng và mẫu mã thay đổi. Hạn ngạch xuất khẩu vào EU năm 1998 tăng thêm 30% so với năm 1997 nhưng thực tế các doanh nghiệp chỉ nhận được chỉ tiêu bằng 60% so với năm 1997 do thị trường EU bị dàn mỏng. Tuy đơn hàng có tăng chút ít so với năm trước song gí gia công lại bị cạnh tranh làm giảm sút đáng kể. Với thị trường phi hạn ngạch như Nhật Bản có nhu nhập khẩu hàng dệt may cao cũng trở nên khó khăn hơn. nhất là gần đây tình hình kinh tế Nhật lâm vào tình trạng suy thoái, sức mua giảm sút và do sự mất giá của đồng Yên nên họ giảm nhập khẩu. Thị trường Hàn Quốc cũng không sáng sủa hơn khi có rất nhiều công ty ở Hàn Quốc bị phá sản. phần lớn các công ty trong nước đều mất đi một số lượng đáng kể các hợp đồng từ thị trường này. trong khi đó thị trường Mỹ được coi là đầy tiềm năm với mức tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới 95 tỉ USD/năm chúng ta chưa khai thác được. Trở ngại lớn nhất đó là qui chế tối huệ quốc nên hàng Việt Nam nhập vào bị đánh thuế cao không thể cạnh tranh đối với hàng nước khác. Thị trường Nga ổn định hơn, sức mua ngày một gia tăng nhưng hàng của ta không cạnh tranh được do giá cả cao, sản phẩm chưa hấp dẫn, phương thức thanh toán chưa phù hợp. Thị trường hàng xuất khẩu sang Nhật giảm 15%,Đài Loan 20% (năm 1997). sức cạnh tranh của sản phẩm may mặc, dệt may trên thị trường quốc tế của Việt Nam là thấp một phần do năng suất lao động thấp (chỉ bằng 2/3 Nhật) chất lượng sản phẩm chưa được đảm bảo, vẫn còn lỗi đường khâu. Thực tế đã làm nhiều công ty tiêu thụ hàng hết sức khó khăn, lượng hàng tồn kho khá lớn. Chúng ta không có hệ thống máy vi tính, thiết kế mẫu, máy may và máy chuyên dùng may mẫu, công việc thiết kế mẫu được làm thủ công. Sự hiểu biết thị hiếu, mẫu mốt nước ngoài quá ít, cán bộ nghiên cứu giờ trở nên kém năng động và lạc hậu. 3. Nguyên nhân : Để lí giải những điều kiện Tổng công ty dệt may đưa ra các lí do thuộc cả lí do chủ quan và lí do khách quan. Để đạt được những thành tựu như trên đó là sự cố gắng lớn của ngành dệt may cũng như Tổng công ty dệt may Việt Nam. Một phần là do điều kiện Việt Nam có nhiều thuận lợi như vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, nguồn lao động... một phần là do gần đây chúng ta có sự thay đổi công nghệ, sử dụng những loại nguyên liệu và vải phù hợp với xu thế thời trang, chất lượng hàng Việt Nam ngày càng được cải thiện, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hàng loạt các tập đoàn dệt may nổi tiếng thế giới đã vào Việt Nam đặt hàng như Nike, Adidas, Seidenshker... Lí giải cho những ách tắc còn tồn đọng trong ngành dệt may chúng ta có thể xem xét một số nguyên nhân sau đây: Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có tên tuổi danh tiếng để tự xâm nhập vào thị trường mới xa lạ, thị trường lớn. Hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam không đủ thông tin cũng nhưủnh năng tài chính, khả năng phân tích đánh giá thị trường để chấp nhận rủi ro cao khi tự mình tìm kiếm thị trường mới. Hầu hết chúng ta đều phải dựa vào những hãng nổi tiếng để từng bước đưa sản phẩm của mình vào thị trường thế giới. Thứ hai, chúng ta hầu hết là thực hiện hợp đồng gia cong xuất khẩu, xuất khẩu qua nước thứ ba mang lại lợi ích kinh tế thấp.nhưbg nó lại giải quyết vấn đề xã hội đó là giải quyết việc làm cho nhân dân, cho người lao động. Vấn đề lao động, việc làm là áp lực lớn đối với nước ta. Thứ ba, trong quan hệ thương mại với nước ngoài Việt Nam chưa được bình đẳng với các nước tron khu vực cùng khối ASIAN nên tỉ lệ hàng Việt Nam được giảm thuế nhập khẩu theo GSP thực tế rất thấp. Mặc dù là Việt Nam có được hưởng qui chế tối huệ quốc và chế độ ưu đãiphổ cập của EU nhưng những điều kiện về xuất xứ hàng hoá mà EU áp dụng với Việt Nam là rất hạn chế. Thứ tư, sức cạnh tranh của hàng hoá ta vẫn còn thấp đối với cả hàng dệt may. Nguyên nhân chính của nó là năng lực sản xuất công nghệ của ta còn lạc hậu chưa đồng bộ, nguyên vật liệu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu vẫn còn phải nhập ngoại nên giá thành cao, mẫu mã chư theo kịp yêu cầu của khách hàng... Thứ năm, cơ chế quản lí nói chung và cơ chế quản lí nhập khẩu nói riêng còn nhiều bất cập gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp qui định thủ tục phiền hà thiếu nhất quán, đặc biệt là thủ tục miễn giảm thuế quan và thủ tục hoàn thuế nhập khẩu. Hàng dệt may xuất khẩu của ta chủ yếu theo hạn ngạch nhưng cơ chế phân bổ hạn ngạch hiện nay còn nhiều bất hợp lí. Cơ chế phân bổ hạn ngạch đồng đều tuy giải quyết được những vấn đề xã hội song về phương diện kinh tế còn nhiều hạn chế. Thứ sáu,” may làm lối ra cho dệt “ là một phương châm, là một trong mhững lí do khi nêu ra quyết định thành lập Tổng công ty dệt may Việt Nam nhưng cho đến nay sự phối hợp giữa hai ngành này vẫn còn lỏng lẻo chưa có hiệu quả. Trên tực tế, vải trong nước cung cấp cho may công nghiệp chỉ có rất ít doanh nghiệp đáp ứng được về mặt chất lượng, về giá cả nên chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Một nguyên nhân nữa chúng ta đáng quan tâm là các doanh nghiệp thiếu vốn, các doanh nghiệp mua nguyên liệu của nước ngoài được trả chậm trong khi đó các doanh nghiệp của Việt Nam không cho trả chậm. Hơn nữa, lãi suất vay ngân hàng, hàng năm ngành dệt may phải trả rất lớn góp phần làm tăng giá đáng kể. Ngoài ra, cần kể đến môi trường kinh doanh, môi trường cạnh tranh không lành mạnh cũng là một nguyên nhân tác động đến tình hình tiêu thụ của ngành. Chương 3 Một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm dệt may. Phương hướng và mục tiêu của Tổng công ty dệt may : Triển vọng thị trường trong những năm tới : Mặc dù có những kho khăn về vốn công nghệ, thị trường nhưng ngành dệt may Việt Nam có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao bình quân 25-30% năm 92-97. Việt Nam nằm tromg khu vực các nước Đông nam á cá kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn, vì vậy cạnh tranh rất gay gắt. song đén năm 2005 khi hiệp định về dệt may (ATC)trong khuôn khổ WTO thay cho hiệp định đa sợi (MFA) trong khuôn khổ GATT phát huy hiệu lực, theo đó buôn bán hàng dệt may sẽ hoà nhập theo các nguyên tắc của WT,O, chấm dứt các ngoại lệ trong buôn bán thì các nước xuất khẩu mặt hàng này (nhất là các nước Nam á, ASEAN và Trung Quốc ) có cùng điều kiện như nhau. Do đó, nếu duy trì được lợi thế cạnh tranh về giá cả và năng suất lao động, về kĩ năng quản lí và chính sách phù hợp ngành dệt may Việt Nam vẫn có thể phát triển. Đặc biệt là khi khai thông được thị trường Mỹ (mỗi năm nhập khẩu từ thị trường Châu á 25,8 triệu USD hàng may) sẽ tạo điều kiện cho ngành phát triển với tốc độ cao hơn. APEC là đối tác quan trọng của ngành dệt may Việt Nam. đối với Việt Nam nhiều thành viên của khối nay đã trở thành hạn ngạchững đối tác mậu dịch quan trọng trong nhiều lĩnh vực (80% tổng kim ngạch buôn bán với toàn thế giới của Việt Nam). Cũng xu hướng này gần 60%sản phẩm dệt may của Việt Nam đã được xuất khẩu sangcác nước APECvà uy tín chất lượng sản phẩm ngày càng cao với khu vực thị trường này. Thị phần của hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang các nước thuộc khối APEC năm 1997: Quốc gia Thị phần Nhật Bản 26,4% Đài Loan 11% Hàn Quốc 6% Singapore 4,5% Canada 1,5% Mỹ 1,7% Đây là thị trường đầy tiềm năng đối với chúng ta, sau khi nước ta gia nhập APEC và kí hiệp định thương mại Việt Mỹ thì quan hệ hợp tác buôn bán và đầu tư sẽ có bước phát triển tương xứng với tiềm năng. Trong vòng đàm phán về việc mở rộng thị trường giữa Việt Nam và Liên minh Châu âu ngày 31/3/2000 hai bên đã kí kết biên bản thoả thuận điều chỉnh buôn bán hàng dệt may. Hiệp định này kéo dài đến năm 2002và hạn ngạch sẽ tăng so với hạn ngạch cơ sở năm 2000 cho 10 mătj hàng. Tổng số lượng hạn ngạch được tăng nếu tính theo trọng lượng tăng 4324 tấn (xấp xỉ 26%), nếu tính theo giá trị tăng khoảng 12o triệu USD (xấp xỉ 20%). Trên cơ sở hạn ngạch được tăng Bộ Thương mại cùng Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và đầu tư xây dựng thưởng ưu tiên cho hàng sử dụng nguyên liệu trong nước và phân bổ cho các doanh nghiệp theo hướng ưu tiên cho hợp đồng sử dụng hạn ngạch công nghiệp theo yêu cầu của EU. Dưới tác động của tiến trình hội nhập kinh tế thông qua tự do hoá thương mại một số ngành sản xuất của Việt Nam sẽ được mở rộng và phát triển. Đó là ngành dệt may, máy móc thiết bị...Sự phát triển của ngành dệt may là rõ nét nhất. Sản lượng của ngành dệt may tăng lên nhanh chóng cũng như là lượng xuất khẩu. Trong thời gian gần tới sẽ có làn sóng mới đầu tư vào ngành dệt may ở Châu á và Mỹ latinh. Tương lai giá nguyên liệu cho ngành này sẽ giảm nhiều, đây là thuận lợi cho ngành dệt may nước ta. Tuy nhiên khi tham gia APEC khó khăn thách thức đối với ngành dệt may khi Việt Nam tham gia tiến trình cắt giảm thuế quan CEPT của khu vực mậu dịch tự do AFTAvà chuẩn bị tham gia WTO trong tương lai là không nhỏ. Thực tế năng lực sản xuất còn nhỏ bé kém các nước trong khu vực cả về qui mô, công suất, chất lượng, mức tiêu dùng trong nước, kim ngạch xuất khẩu, nên năng lực cạnh tranh của sản phẩm không cao khó trụ vững trên một số thị trường. Phương hướng mục tiêu của Tổng công ty dệt may Việt Nam : Để hội nhập vào thị trường thế giới trong xu hướng thương mại hoá toàn cầu Tổng công ty dệt may Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Bộ công nghiệp, sau hơn 2 năm cập nhật thông tin, dữ liệu, đánh giá thực trạngvề năng lực toàn ngành và đã xây dựng xong bản qui hoạch tổng thể ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010. Mục tiêu phát triển của ngành dệt may đến năm 2010 là hướng ra xuất khẩu tăng nguồn thu ngoại tệ đảm bảo cân đối trả nợ và tái sản xuất mở rộng cơ sở sản xuất của nganhf thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nức về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá cả. Từng bước đưa ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Sản lượng đơn vị Vải lụa thành phẩm Triệu mét 800 1330 2000 Sản phẩm dệt kim Triệu sản phẩm 70 150 210 Sản phẩm may Triệu sản phẩm 350 480 720 Sản phẩm may Qui chuẩn Triệu sản phẩm 580 780 1200 Biện pháp để triển khai qui hoạch: Trong những năm trước mắt chú trọng thị trường xuất khẩu, coi trọng thị trường nội địa để tổ chức phát triển sản xuất – kinh doanh. Cần tổ chức hội nghị chuyên đề về thị trường, có sự phân công và phối hợp giữa Tổng công ty và doanh nghiệp với sự hỗ trợ của nhà nước để lập các văn phòng đại diện hoặc đại lí tại một số khu vực thị trường một cách thiết thực và hiệu quả. Về thị trường xuất khẩu : Khai thác hiệu quả hơn các thị trường hiện có như EU (thị trường hạn ngạch ) Nhật Bản (thị trường phi hạn ngạch, tìm khách hàng EU để giảm trung gian chuyển sang xuất khẩu trực tiếp, chuyển dần từ gia công sang thương mại. Đẩy mạnh thâm nhập thị trường lớn như Bắc Mỹ...(lập văn phòng đại diện nghiên cứu và cung cấp thông tin về khách hàng mặt hàng có thế mạnh, luật lệ, thủ tục và tập quán ). Khôi phục thị trường truyền thống thuộc Liên Xô và Đông Âu (lấy các doanh nghiệp đã có sản phẩm tiêu thụ ở các thị trường này làm nòng cốt để mở rộng thị phần và khuếch trương danh hiệu Vinatex). Mở rộng quan hệ buôn bán với các nước trong khu vực ASEAN, Châu á Thái Bình Dương,từng bước hội nhập với khối thương mại WTO, AFTA. Thị trường trong nước: Tổng công ty và doanh nghiệp phải phải phối hợp nghiên cứu thị hiếu mẫu mốt cỡ vóc của nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau, thành thị, nông thôn, vùng sâu vùng xa để mở rộng thị trường trong nước phù hợp với thị hiếu và sức mua của dân. Tổng công ty phấn đấu xây dựng các trung tâm thương mại – văn phòng đại diện tại các thành phố lớn,thị xã giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu Việt Nam bảo vệ sản xuất và tiêu dùng. Kết hợp giữa biện pháp kinh tế với chỉ đạo điều hành để giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa các doanh nghiệp cung ứng và tiêu thụ các nhóm sản phẩm trên về số lượng,chất lượng, giá cả,vốn tiến độ sản xuất để giảm tồn kho, nguyên liệu, thành phẩm hạn chế những bất lợi về thuế và lãi suất.Trong quá trình luân chuển vốn lưu động, nguyên liệu, vật tư, thành phẩm, nghiên cứu phương án nhập khẩu bông tập trung và các vật tư n, phân tích luân chuyển hàng hoá và các thuế VAT trong toàn ngành.Tăng cường tổ chức hội trợ triển lãm ở trong nước kết hợp với trình diễn thời trang để hướng dẫn người tiêu dùng. Đẩy mạnh khai thác thị trường đồng phục cho công viên chức cơ quan nhà nước (toà án, hải quan, kiểm lâm...) đồng phục học đường, đòng phục cho một số ngành khác như :hàng không, điện lực, viễn thông. Một số đề xuất : Ngành dệt may đã đưa ra các giải pháp lớn nhằm có thể hoàn thành kế hoạch. giải pháp thị trường dược coi là hành đầu với việc tập trung xây dựng chiến lược thị trường của hàng dệt may Việt Nam đến năm 2005 là thời điểm ƯTO xoá bỏ hàng rào quota đối với hàng dệt may. Chúng ta cần củng cố hệ thống marketing, tập trung mọi biện pháp tiềm kiếm khách hàng, ngoài ra là tăng cường nghiên cứu mẫu mốt thời trang. ngành cũng đưa ra những kiến nghị để nhà nước có chính sách hỗ trợ có biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho ngành tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm. Ngành dệt may Việt Nam đã đạt được những thành công gây ấn tượng trong thập kỉ vừa qua.ngành đã thành công trong việc chuyển từ nền kinh tế Chỉ huy gắn chặt với khối các nước trong COMECON trước đay sang một nền kinh tế mở hoà nhập mạnh mẽ vào khu vực. Thách thức lớn hiện nay là tiến trình cải cách cần được thực hiện với tinh thần đổi mới nhờ đó ngành dệt may mới có thể thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế đang diễn ra ở Đông á và đạt được tỉ lệ tăng trưởng việc làm và hiệu quả cao hơn. Hiện nay có sự thiếu cân bằng rõ rệt giữa hai ngành dệt may. may mặc đang phát triển có hiệu quả trở thành mặt hngf xuất khẩu chủ lực ta. Nhưng ngành may chủ yếu gia ông xuất khẩu cần chuyển hướng sang xuất khẩu trực tiếp để thu được nhiều lợi nhuận hơn. ngành dệt chưa phục vụ tốt cho ngành may đồng thời chưa có khả năng cạnh tranh cao. Trên tình hình thực tế đó xin được đưa ra những kiến nghị : Chiến lược của Tổng công ty dệt may : Tạo điều kiện tốt hơn cho việc tăng nhanh và duỷ trì tốc độ tăng năng suất lao động trong ngành công nghiệp dệt may,.. cải thiện và đưa ngành này vào con đường phát triển thuận lợi cần thay đổi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng, sự thay đổi về mẫu mã chất lượng và cả đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, công tác nghiên cứu thị trường của ta cồn nhiều yếu kếm chưa phục vụ thật tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh. Theo các chuyên gia nghiên cứu thị trường thì giải pháp tối ưu là các doanh nghiệp dệt may caanf phải quan tâm hơn nữa tới thị trường nội địa.do yéu kém từ khâu nghiên cứu thị trường nên các doanh nghiệp không có khả năng năm bắt tốt nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, làm thị trường nội địa bị thả nổi, bỏ trốngtrong khi hàng nhập khẩu, nhập lậu bày bán la liệt trên thị trường. Thực tế cho thấy rằng dù sản lượng xuất khẩu không tăng thậm chí còn bị giảm nhưng nhờ quan tâm tới thị trường nội địa nên một số doanh nghiệp vãan có sản lượng sản xuất và doanh thu tăng như năm 1998 so với năm 1997 : Sản lượng của Vinatex tăng 11%. Doanh thu nội địa của Thành Công tăng 19%. Doanh thu của Việt Thắng tăng khoảng 10% trong đó doanh thu nội địa tăng 20%. Như vậy việc kết hợp chặt chẽ giữa đẩy mạnh tiêu thụ nội địa và mở rộng thị trường xuất khẩu trên cơ sở nghiên cứu cânr thận sẽ giúp cho ngành dệt may vượt qua thử thách và đi lên. Chúng ta cũng nên quan tâm đến hệ thống kênh phân phối của ngành. Cần mở rộng các cơ sở giới thiệu sản phẩm, các đại lí, các văn phòng đại diện thành lập các chi nhánh ở các tỉnh thành phố ở một số nước là thị trường xuất khẩu chủ yếu của nước ta. Một mặt là chúng ta giới thiệu sản phẩm, nhãn hiệu, uy tín, mặt khác chúng ta nghiên cứu tiếp cận người tiêu dùng để có thể hiểu biết và nhận biết nhu cầu của khách hàng, của người tiêu dùng tốt hơn. Xây dựng một chiến lược thị trường thích hợp không bỏ trống sân nhà, tăng cường “hướng nội” cùng với “hướng ngoại” thì có thể làm tăng qui mô, tiềm lực cho đất nước, tạo điều kiện cho ngành dệt may phát triển mở rộng vững chắc trên thị trường trong và thị trường ở ngoài nước. Một giải pháp nữa là tăng cường công tác tiếp thị cải tiến các mặt hàng loại bỏ không sản xuất, các mặt hàng cấp thấp, tận dụng thế mạnh của từng doanh nghiệp để nang cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp. Thị trường Mỹ và thị trường nội địa cũng chỉ là mục tiêu trước mắt, để tăng tốc độ tiếp cận về lâu dài các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho tất cả các thị trường và sự tồn tại lâu dài của các doanh nghiệp.vì vậy vì vậy phải tập trung vào nghiên cứu mẫu mã sản phẩm, thiết kế sáng tạo mẫu mốt mới. Các doanh nghiệp phải xây dựng được hình ảnh, tên hiệu và bản sắc của đơn vị mình. Các doanh nghiệp nên đầu tư vào những mặt hàng trọng điểm. Đây là những sản phẩm không phải là những sản phẩm thời trang mà là những sản phẩm ổn định và bền vững về chất lượng cũng như thị trường. Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên vật liệu phụ đầu vào, tạo bạn hành cung cấp nguyên phụ liệu ổn định đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng. Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên liệu cho quá trình sản xuất, tiêu chuẩn kĩ thuật,qui trình kiểm tra chất lượng hàng trước khi xuất khẩu qua hệ thống kiểm tra bắt buộc. Đảm bảo yêu cầu giao hàng bằng cách đơn giản hoá thủ tục xuât nhập khẩu, chủ động trong vận chuyển và bốc xếp hàng hoá. hiện nay hàng hoá dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ được đánh giá co là do các doanh nghiệp của ta giao hàng đúng thời hạn. Trong thời gian tới các doanh nghiệp dệt may mở rộng gia công xuất khẩu các mặt hàng mới sang các thị trường mới. tránh tập trung vào gia công một mặt hàng cho một thị trường dễ dẫn đến bị ép giá lệ thuộc.trong quá trình gia công xuất khẩu các doanh nghiệp phải chuẩn bị cho xuất khẩu trực tiếp học hỏi kinh nghiệm quản lí kinh doanh phía đối tác. các doanh nghiệp phải tự mình nang cao uy tín chất lượng sản phẩm để giảm tỉ trọng xuất khẩu gián tiếp qua nước htứ ba mà xuất khẩu trực tiếp nang cao hiệu quả xuất khẩu hàng dệt may. Để giành thị trường nội địa, hiện nay đang tràn ngậphàng nhập về từ Trung Quốc, các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam phải nâng cao nhận thức về thị trường, tăng cường kiến thức về thị trường và xu hướng của sản xuất nhấn mạnh về mẫu mã nhãn hiệu phù hợp, hiện đại và mạnh dạn dơn trong kinh doanh trong nước. Doanh nghiệp tư nhân đang gặp khó khăn, trở ngại trong quá trình phát triển,những trở ngại này thường ở vấn đè vay vốn, sự phiền hà trong thủ tục hành chính hạn chế sự phát triển của họ. Nếu không cải cách thì ngành dệt may khó phát triển toàn diện. Doanh nghiệp nhà nước vẫn hoạt động trong môi trường khó khăn, do khả năng tự quản lí còn bị hạn chế nên sức cạnh tranh của sản phẩm còn yếu kém, sức tiêu thụ trên thị trường còn chưa cao. Khả năng tự quản lí kém ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ví dụ như không nghiêm khắc với tất cả các nguyên vật liệu chất liệu kém, thiếu kiểm tra chất lượng một cách hiệu quả, thiếu đào tạo, thiếu hệ thống tiêu chuẩn chất lượng... do đó làm cho sản phẩm sản xuất ra có khả năng tiêu thụ thấp. 2. Nhà nước tạo môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp : Bảo hộ nhập khẩu cho hàng may mặc cần phải được thực hiện qua hệ thống thuế quan và đồng bộ, tuân thủ những cam kết về kinh tế của Việt Nam và các tổ chức AFTA, APEC và tới đây là WTO. Quá trình phân bổ hạn ngạch xuất khẩu cần được thay đổi lại nhằm đảm bảo phân bổ một cách nhanh chóng,công bằng và rõ ràng.chúng ta nên áp dụng hệ thống đấu thầu,trong đó số vốn thu được sẽ dùng để hỗ trợ sự phát triển của ngành và chương trình cải tổ. Cần ổn định hạn ngạch cho các doanh nghiệp đã thực hiện tốt hạn ngạch được cấp. Việc tổ chức đầu thầu hạn ngạch hàng năm cần hết sức thận trọng vì lợi ít hại nhiều. Nên chăng chỉ tổ chức đấu thầu hạn ngạch hàng năm tăng thêm và với một số mặt hàng hạn chế. đối tượng dự thầu phải là số doanh nghiệp thực sự sản xuất, xuất khẩu hàng có uy tín chất lượng cao các năm qua. Cần kiểm tra kiểm soát đánh giá việc thực hiện hạn ngạch. Bộ Thương Mại tăng cường để mở rộng thị trường và dành ưu đãi cho việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đi các thị trường. đạec biệt thị trường EU và Bắc Mỹ (các thị trường này có truyền thống áp đặt hạn ngạch). Thủ tục hải quan cần được cải tiến để đơn giản, rõ ràng dặc biệt đối với doanh nghiệp không thuộc khu chế xuất để đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế. đặc biệt trong vấn đề gửi hàng mẫu nhập khẩu nhãn mác kiểu hàng dệt may xuất khẩu cần được đơn giản hoá, hiện nay việc kiểm hoá hàng dệt may xuất khẩu trong các container (nhất là hàng treo) rất hình thức và tốn kém thêm chi phí,thời gian của các doanh nghiệp. Nên qui định trách nhiệm pháp lí của các doanh nghiệp đối với hàng dệt may xuất khẩu của mình; vì thực tế kiểm soát rất hình thức, gây tốn tiền của và thời gian. đặc biệt đối với hàng xuất khẩu có hạn ngạch thì hải quan các nước nhập khẩu đã kiểm tra rất chặt chẽ về khối lượng, số lượng. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tài chính cơ sở hạ tầng, đất đai, lao động... đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập vì loại hình này thích hợp với kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may gia công xuất khẩu. Nhà nước cũng nên tiếp tục duy trì quỹ hạn ngạch dùng để thưởng xuất khẩu bằng khoảng 20%. Lượng hạn ngạch hàng năm thưởng xuất khẩu cho các doanh nghiệp mở mang thị trường mới, khách hàng mới phát triển mặt hạng mới, xuất khẩu đi các thị trường không hạn ngạch hoặc xuất khẩu nhiều các thị trường có hạn ngạch những mặt hàng dệt may đã bỏ hạn ngạch. Hàng năm tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp dệt may có doanh số xuất khẩu hàng năm trên 1 triệu USD để trao đổi thông tin, tìm kiếm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may. Nhà nước hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu thị trường. Ngoài phòng thương mại công nghiệp Việt Nam cần có một trung tâm giao dịch xúc tiến xuất khẩu hàng dệt may đảm nhiệm chức năng tìm kiếm thị trường, môi giới, giới thiệu sản phẩm dệt may Việt Nam với khách hàng quốc tế, thu thập xử lý các thông tin về thị trường, về khách hàng một cách kịp thời, khảo sát thực tế thị trường. Các doanh nghiệp cần xâm nhập vào thị trường trong nước cần xây dựng mạng lưới tiêu thụ & và các siêu thị dệt may, tham gia hội chợ triển lãm. Thiết lập quy chế mở chi nhánh kinh doanh ở nước ngoài đóng góp các khoản chi phí. Khẩn trương tham gia hệ thống "Thông tin ngành dệt may châu á-Thái bình dương" của 7 nước khu vực châu á để tiết kiệm tối đa chi phí về thời gian tiền của trong công tác nghiên cứu thị trường. Nhà nước cải thiện môi trường pháp lý để đầu tư nước ngoài, đơn giản hoá thủ tục hành chính đầu tư vào những mặt hàng trọng điểm ổn định & bền vững về mặt chất lượng cũng như thị trường. Nhà nước hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp bằng cách kéo dài thời gian hoàn vốn để giảm giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm bằng giá. Một năm qua thực hiện luật thuế giá trị gia tăng (VAT) có thể nói mức thuế 10% cho các sản phẩm sợi dệt là qúa cao gây khó khăn cho các doanh nghiệp vì chi phí sẽ cao giá thành sản phẩm tăng khó tiêu thụ. Đề nghị nhà nước giảm thuế suất thuế VAT cho các sản phẩm sợi vải các sản phẩm dệt khác từ 10% xuống 5%. Đối với các doanh nghiệp phải tự nhập NVL để sản xuất đề nghị nhà nước cho phép không phải nộp thuế VAT ở khâu nhập khẩu. Vì trên nguyên tắc này các doanh nghiệp sẽ được hoàn lại song trong điều kiện thiếu vốn như hiện nay cộng thêm quá trình hoàn thuế chậm gây khó khăn về vốn cho sản xuất nên ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ đến sự đảm bảo thực hiện hợp đồng của các doanh nghiệp. Hiện nay vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp may quá nhỏ bé 80 - 90% vốn cố định & và vốn lưu động phải vay. Trong điều kiện lãi vay ngân hàng cao như hiện nay sản xuất kinh doanh khó có hiệu quả. Đề nghị nhà nước cho cơ cấu lại vốn cho hợp lý hơn & giải quyết cấp một phần vốn cố định cho các dự án đầu tư mới như bổ sung thêm vốn lao động mà tiêu thụ sản phẩm rất cần thiết đến vốn lưu động. Đề nghị nhà nước ưu tiên cấp đủ quota cho các đơn vị sản xuất từ nguyên liệu trong nước, giải quyết trợ giá cho các doanh nghiệp dệt may làm hàng xuất khẩu vào các thị trường mới có tiềm năng như Mỹ, Trung đông... từ quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may của công ty khai thác & phục vụ tốt hơn thị trường trong nước, đề nghị nhà nước thực thi chủ trương chống buôn lậu hạn chế cạnh tranh không lành mạnh triệt để có hiệu quả hơn. Nhà nước cần có chính sách để thu hút học sinh vào học trong các ngành công nghệ kỹ thuật dệt may, ngành thiết kế mẫu mốt thời trang... để tránh tình trạng thiếu cán bộ có trình độ cao trong thời gian trước mắt & lâu dài tạo điều kiện phát triển đa dangj hoá loại hình sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường. Do vốn đầu tư vào các dây chuyển dệt lớn đề nghị nhà nước có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào các dự án dệt - nhuộm- hoàn tất để có thể đáp ứng yêu cầu chất lượng mẫu mã...của may xuất khẩu. Để đảm bảo cho các doanh nghiệp từ TW đến địa phương, các thành phần kinh tế trụ vững & phát triển gần một triệu người ở ngành sản xuất này không bị mất việc làm, biện pháp hàng đầu là ngăn chặn được hàng nhập ngoại trốn lậu thuế, hàng bán phá giá ở thị trường trong nước. Các ngành chức năng cần có phương án trình chính phủ sớm bổ xung sửa đổi những chính sách về quản lý thị trường, các bộ, các ngành quản lý nhà nước cần có biện pháp kiên quyết để chính sách của nhà nước đi vào thực tiễn. Tổng công ty dệt may là đầu mối tạo sự liên kết gắn bó các doanh nghiệp thành viên sớm khắc phụ tình trạng tranh khách hàng, bán phá giá trong nội bộ tổng công ty trong ngành. Để tổng công ty dệt may thực sự là nòng cốt tương lai trở thành tập đoàn dệt may mạnh nên chăng chính phủ giao việc điều hành phân phối hạn ngạch xuất khẩu cho cơ quan này. Hiện nay số lượng doanh nghiệp của ngành dệt may phát triển trên diện rộng dàn trải ở nhiều địa bàn với nhiều thành phần kinh tế và tầng công nghệ. Ngoài 44 doanh nghiệp trực thuộc tổng công ty dệt may vnt hàng trăm đơn vị khác đều chưa có 1 tổ chức thống nhất để tạo một môi trường đồng bộ cho sự vận động trên phương diện toàn ngành. Để chiếm lĩnh làm chủ thị trường đặc biệt là sự hiện diện nhãn hiệu sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường nước ngoài có thể nói là vượt quá khả năng vốn có cũng như hiệu quả sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Sự hợp tác trong điều kiện này là rất cần thiết & hiệp hội dệt may Việt Nam được thành lập. Các doanh nghiệp đều mong muốn hiệp hội hỗ trựo cho các doanh nghiệp các thông tin về sản xuất, tồn kho, đầu tư để các doanh nghiệp nắm bắt kịp thời thông tin chung đồng thời có sự phân công bàn bạc cụ thể giúp cạnh tranh bớt căng thẳng, việc đầu tư xúc tiến tại các thị trường xuất khẩu được thuận tiện hơn. Nên chăng thành lập câu lạc bộ các doanh nghiệp hàng dệt may xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam để cổ vũ tập hợp những điển hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam từ đó giới thiệu với khách hàng trong & ngoài nước. Danh sách được thay đổi theo thực tế kinh doanh xuất khẩu mỗi năm. Phương pháp hiệu quả nhất để thúc đẩy sự phát triển ngành dệt may ngoài các biện pháp kinh tế vi mô & vĩ mô như trên đã nêu là việc thành lập các tổ chức hỗ trợ nhằm giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất. Những tổ chức này sẽ tham gia vào một số lĩnh vực như đào tạo và cải tiến kỹ thuật thiết kế mẫu đào tạo quản lý thị trường quốc tế. Mặc dù tổ chức này đã tồn tại song chúng ta vẫn chưa cung cấp được những dịch vụ mà các doanh nghiệp thực sự cần. Việc tổ chức hỗ trợ hoạt động có hiệu quả là rất quan trọng bởi phần lớn hoạt động của họ cần tập trung vào những việc tương đối đơn giản như nâng cao quản lý chất lượng hàng hoá, nâng cao nhận thức về xu hướng mẫu mã của thị trường quốc tế cũng như tiếp thị & quan trọng hơn là nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về các cơ hội xuất khẩu. Cách trếp cận "công nghệ cao sẽ là không cần thiết & sẽ rất lãng phí. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoạt động chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận không chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại mà còn là cơ sở điều kiện cho doanh nghiệp phát triển đi lên, mở rộng sản xuất tái đầu tư trong tương lai. Để có được lợi nhuận doanh nghiệp cần thực hiện tốt cả công tác thị trường đầu vào & thị trường đầu ra. Việc thực hiện các hoạt động tiêu thụ sản phẩm gắn với thị trường đầu ra là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công cho doanh nghiệp. Trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt đó là yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp tìm mọi cách để mở rộng thị trường, tổ chức hoạt động tiêu thụ một cách hiệu quả nhất. Hoạt động tiêu thụ ở các doanh nghiệp sản xuất gồm các hoạt động gắn với nghiệp vụ sản xuất và nghiệp vụ tổ chức quản lý tiêu thụ sản phẩm. Các nghiepẹ vụ này có mối liên hệ gắn kết tác động qua lại lẫn nhau. Sản xuất quyết định chất lượng sản phẩm, tiêu thụ ảnh hưởng đến sự đáp ứng thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm thực sự có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút mở rộng quan hệ với khách hàng, nghiên cứu nhu cầu khách hàng cũng như những thay đổi trên thị trường. Công tác tiêu thụ sản phẩm giúp cho doanh nghiệp trang trải chi phí quay vòng vốn bảo đảm hoàn vốn và có lãi để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Hiện nay ở các doanh nghiệp dệt máy công tác tiêu thụ được đặc biệt quan tâm. Ngành dệt may những năm 90 trở lại đây có kim ngạch xuất khẩu lớn trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn của ta nên vấn đề làm sao để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ là vấn đề quan trọng được quan tâm nhiều. Gần đây thị trường có nhiều biến động đặc biệt do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nên hàng dệt may của ta gặp khó khăn trên trường quốc tế nên tổng công ty cần đặc biệt quan tâm để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ cho ngành dệt may. Vấn đề tiêu thụ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của các doanh nghiệp nên ngành dệt may nên có biện pháp để khuyến khích thị trường trong nước cũng như đẩy mạnh xuất khẩu để nâng cao hiệu quả của công tác tiêu thụ sản phẩm. Từ tình hình thực tế kết hợp kiến thức đã học được ở trường lớp trong phạm vi bài này em xin trình bày thực trạng & đưa ra một số kiến nghị giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may Việt Nam. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Đặng Đình Đào đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đề án này. Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2000 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Hiền Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình kinh tế thương mại. 2. Giáo trình thương mại doanh nghiệp. 3. Thị trường nghệ thuật kinh doanh. 4. Chiến lược thị trường & quản trị kinh doanh. 5. Tạp chí kinh tế phát triển 6. Tạp chí kinh tế & phát triển 7. Tạp chí công nghiệp 8. Tạp chí thương mại 9. Tạp chí thị trường- giá cả 10. Tạp chí con số & sự kiện. 11. Thời báo kinh tế Việt Nam 12. Tạp chí Việt Nam Đông Nam á ngày nay. 13. Tổng quan về cạnh tranh các ngành công nghiệp Việt Nam. 14. Tài liệu của tổng công ty dệt may Việt Nam. Mục lục Lời mở đầu. Chương 1: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp. Tổng quan về tiêu thụ sản phẩm. Quan niệm về tiêu thụ sản phẩm. Tính tất yếu của công tác tiêu thụ sản phẩm. Vai trò vị trí của tiêu thụ sản phẩm. Kinh tế thị trường và những yêu cầu đặt ra cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Nội dung tiêu thụ sản phẩm. Điều tra nghiên cứu thị trường. Lựa chọn sản phẩm thích ứng, tiến hành tổ chức sản xuất. Tổ chức hoàn chỉnh sản phẩm và đưa hàng hoá về kho thành phẩm để chuẩn bị tiêu thụ. Giá bán và thông báo giá. Phương án phân phối và lựa chọn kênh phân phối. Xúc tiến bán. Kĩ thuật nghiệp vụ bán hàng và đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất nói chung và sản phẩm dệt may nói riêng. Chiến lược tiêu thụ sản phẩm. Chương 2. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm dệt may. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành. Thị trường tiêu thụ nội địa. 1. Những thành tựu đạt được. Những hạn chế, tồn tại. Nguyên nhân. Thị trường xuất khẩu. Những thành tựu đạt được. Những hạn chế, tồn tại. Nguyên nhân. Chương 3. Một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may. Phương hướng mục tiêu của Tổng công ty dệt may. Triển vọng thị trường trong những năm tới. Phương hướng mục tiêu của Tổng công ty dệt may Việt Nam. Một số đề xuất. Chiến lược của Tổng công ty dệt may Việt Nam . Nhà nước tạo lập môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp. Kết luận. Phụ lục : Số liệu tình hình tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty năm 1999 và quí I năm 20000 Vải xuất khẩu và phục vụ xuất khẩu 12 tháng năm 1999 Stt Tên Đơn vị Kế hoạch 99 Tổng số vải tp sx 12 tháng năm 99 Vải xk và phục vụ xk ước t/h 99 Tỷ lệ %so sánh Số lượng Tỷ lệ Tổng số Trong đó So với kế hoạch Vải xk/sx Vải xk trực tiếp Vải qui từ sp may xk A B 1 2 3 4=5+6 5 6 7=4/1 8=4/3 Tổng cộng 34150 25 152133 41501 5361 36140 122 27 1 Dệt Nam định 2810 18 14626 1386 171 1215 49 9 2 Dệt Vĩnh phú 2810 16 5681 140 140 15 2 3 Dệt 8/3 2680 18 12105 773 95 678 35 6 4 Dệt Hà nội 9750 7800 7800 80 5 DK Đong xuân 6486 5059 5059 78 6 Dệt vải CN 690 70 571 518 518 75 91 7 Dệt lụa Nam định 3770 8 Dệt Huế Cộng phía Bắc 7140 17 52989 15676 266 15410 220 30 9 Dệt may Hoà thọ 1512 10 Dệt Nha trang 4810 2859 2859 59 11 Dệt Việt thắng 6580 29 20004 3010 674 2336 46 15 12 Dệt Thắng lợi 3170 20 10129 3978 1703 2275 125 39 13 Dệt Thành công 11600 53 23166 11905 1128 10777 103 51 14 Dệt Phước long 1040 10 13106 1198 948 250163 115 9 15 Dệt Phong phú 3640 25 13287 363 200 661 10 3 16 Dệt Đông á 980 16 4079 689 28 419 17 17 Dệt Đông nam 2671 419 990 16 18 DK Đông xuân 2720 1240 250 46 19 Dệt maySài gòn 3620 164 164 5 20 Công ty Len 40 Cộng phía Nam 27010 28 99144 25825 5095 20730 96 26 đơn vị : triệu đồng Nguồn tổng công ty Dệt May Việt Nam Ước thực hiện bán fob xuất khẩu và tiêu thụ nội địa năm 1999 – ngành may So sánh (%) Bán đứt xk/ dt xk (9)=(4)/(3) 36.0 45.3 63.2 39.5 26.4 8.2 61.3 46.1 50.6 47.5 0.7 28.0 32.7 26.6 35.3 0.8 57.5 22.4 17.4 (Nđ+fob)/dt cn (8)=(4+5)/(2) 42.2 52.1 68.8 49.8 28.3 24.3 62.7 49.5 52.7 37.2 52.6 100.0 32.7 33.3 39.2 31.1 37.2 6.3 60.3 35.2 4.9 24.6 Dt nđ/dt cn (7)=(5)/ (2) 9.8 12.4 15.3 16.9 2.5 17.5 3.6 6.3 4.1 37.2 9.7 100.0 32.2 7.4 9.7 6.2 3.1 5.5 6.6 16.5 4.9 8.8 Dt xk/ dt cn (6)=(3)/(2) 90.3 87.7 84.7 83.1 97.5 82.6 96.4 93.7 95.9 62.8 90.3 68.2 92.6 90.3 93.8 96.9 94.5 93.4 83.5 95.1 91.2 ước thực hiện 12 tháng Dt tiêu thụ nội dịa (5) 123741 74316 14877 24436 1613 5728 2570 2928 4431 1636 1458 12473 2166 49425 23841 7427 2304 3839 4562 3633 2277 1532 Dt bán đứt XK (4) 411804 238894 51898 47378 16303 2227 42382 20068 52161 6447 30 172910 72279 30055 25775 550 37364 4132 2755 Doanh thu XK (3) 1144856 527311 82123 119839 61775 27009 69094 43552 103011 2761 13561 4585 617545 221100 113106 73096 66363 64948 18436 44624 15872 Doanh thu CN (2) 1268538 601568 97000 144275 63388 32706 71664 46480 107442 4398 15019 12473 6723 666970 244941 120543 75400 70202 69510 22069 46901 17404 Tổng doanh thu thu (1) 1589982 606283 97000 146061 65466 32737 72229 46480 107658 4398 15058 12437 6723 983699 524305 122182 75400 70202 102042 22660 48244 18664 đơn vị Tổng cộng Miền bắc Cty may Thăng Long Cty may 10 Cty may chiến thắng Cty may Nam Định Cty may Hưng yên Cty may Đáp cần Cty may Đức Giang Cty may Ninh Bình Cty may Hồ Gươm Cơ khí may Gia Lâm Cơ khí dệt may Thanh sơn Miền Nam Cty may Việt Tiến Cty may Nhà Bè Cty may Đồng Nai Cty may Bình minh Cty may Phương Đông Cty may Hoà Bình Cty may Hữu Nghị Cty may Độc Lập T t A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 B 1 2 3 4 5 6 7 8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV418.doc
Tài liệu liên quan