Đề án Hội nhập kinh tế khu vực ASEAN với phát triển kinh tế nước ta

Việc rút vốn đầu tư ngắn hạn và các hạn mức tín dụng quốc tế đột ngột làm cho hoạt động điều tiết tiền tệ khẩn cấp của các chính phủ có nền kinh tế bị khủng hoảng trở nên kém hiệu quả. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia này nhanh chóng bị cạn kiệt, buộc các chính phủ phải thả nổi đồng bản tệ để mặc cho các lực lượng thị trường định đoạt giá trị của nó trên thị trường ngoại hối. Đây là thời điểm tốt nhất cho các lực lượng đầu cơ tiền tệ quốc tế mở rộng tổng tiến công vào khu vực tai chính – tiền tệ của các quốc gia có lực lượng dự trữ ngoại hối mỏng và hệ quả là lãi suất đồng bản tệ tăng cao, giá cổ phiếu của các công ty nội địa giảm đột ngột làm mất ngay một tỷ lệ lớn giá trị đồng bản tệ, tức là mức cầu tiền danh nghĩa trên thị trường tăng đột ngột, thúc đẩy sự suất hiện ( bản năng bầy đàn) chi phối hành vi trao đổi của các thực thể tài chính quốc tế trên thị trường chứng khoán quốc gia, đẩy thị trường này lâm vào trạng thái không kiểm soát được. - Do nợ ngắn hạn phần lớn tập trung ở khu vực tư nhân là những thực thể thị trường tự do vận động theo lợi ích cá nhân và chịu chi phối bởi các quy luật tự phát của thị trường; hoạt động của họ ở tầm vĩ mô, lại dễ bị kích động bởi (bản năng bầy đàn) trong hoạt động kinh tế, nên khó nhân ra trạng thái kinh tế thực của doanh nghiệp mà mình quản lý

doc33 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1658 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Hội nhập kinh tế khu vực ASEAN với phát triển kinh tế nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uỷ ban phi kinh tế. Về các lĩnh vực khoa học và công nghệ, văn hoá và thông tin, môi trường, phát triển xã hội, kiểm soát ma tuý và các vấn đề về công chức. Các uỷ ban này xem xét và kiến nghị những vấn đề liên quan đến hợp tác của ASEAN về việc triển khai, chuyển giao công nghệ và nghiên cứu trên lĩnh vực cụ thể mà uỷ ban phụ trách, chủ tịch uỷ ban đựơc luân phiên giữa các thành viên. Mỗi uỷ ban đều lập ra các tiểu ban hoặc nhóm làm việc phụ trách các phần việc cụ thể. c. Các ban thư ký ASEAN - Ban thư ký ASEAN (quốc tê) Ban thư ký ASEAN đựơc thành lập theo hiệp định ký tại hội nghị thượng đỉnh ký lần thứ nhất ở Ba-li năm 1976 để tăng cường sự phối hợp trong việc thực hiện các chính sách, chương trình và các hoạt động giữa các bộ phận khác nhau trong ASEAN. Ban thư ký ASEAN quốc gia. Mỗi nước thành viên ASEAN đều có ban thư ký quốc gia đặt trong bộ máy của bộ ngoại giao để tổ chức, thực hiện và theo dõi các hoạt động liên quan đến ASEAN của nước mình. Ban thư ký quốc gia do một tổng vụ trưởng phụ trách. 4. Nguyên tắc hoạt động Sau gần ba thập kỷ tồn tại và phát triển, các nước thành viền ASEAN đã từng bước cùng nhau xây dựng và khẳng định các nguyên tắc chính làm cơ sở cho quan hệ trong nội bộ các nước thành viên và giữa các nước này với các nước khác trong và ngoài khu vực. Những nguyên tắc đó đã được phản ánh trong nhiều văn kiện được ASEAN thông qua, trong đó nổi bật là những nguyên tắc sau: a. Các nguyên tắc làm nền tảng cho quan hệ giữa các quốc gia thành viên và với bên ngoài. Trong quan hệ với nhau, các nước ASEAN nhấn mạnh yêu cầu luôn luôn tuân thủ 6 nguyên tắc chính đã đựơc nêu trong hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam á, ký tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thư i tạI Ba-li năm 1967 là: Cùng tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc. quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, mà không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài. không can thiệp vào nội bộ của nhau. Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình. không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực. Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả. b. Các nguyên tắc điều phối hoạt động của Hiệp hội. Nguyên tắc nhất trí, nghĩa là mọi quyết định về các vấn đề quan trọng chỉ đựơc coi là của ASEAN khi được tất cả các nước thành viên nhất trí thông qua. Nguyên tắc này đòi hỏi quá trình đàm phán lâu dài, nhưng bảo đảm được những lợi ích quốc gia của tất cả các nước thành viên. Đây là một nguyên tắc được áp dụng tại các cuộc họp ở mọi cấp và về mọi vấn đề của ASEAN. Nguyên tắc bình đẳng thể hiện trên 2 mặt, thứ nhất là các nước ASEAN, không kể lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo đều bình đẳng với nhau trong nghĩa vụ đóng góp cũng như chia sẻ quyền lợi; thứ hai, hoạt động của tổ chức ASEAN được duy trì trên cơ sở luân phiên, các chức chủ toạ các cuộc họp của ASEAN từ cấp chuyên viên đến cấp cao, cũng như địa điểm cho các cuộc họp được phân đều cho các nước thành viên trên cơ sở luân phiên theo vần chữ cái tiếng anh. Trên lĩnh vực hợp tác kinh tế, hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ký tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ tư ở Xinh-ga-po tháng 2-1992 nói rõ các nước ASEAN đã thoả thuận nguyên tắc 6-X, theo đó 2 hay một số nước thành viên ASEAN có thể xúc tiến thực hiện trước các dự án ASEAN nếu các nước còn lại chưa sẵn sàng tham gia, không cần phải đợi tất cả mới cùng thực hiện. Trong quan hệ giữa các nước ASEAN đang dần dần hình thành một số nguyên tắc tuy không thành văn, song mọi người đều hiểu, và tôn trọng áp dụng như: Nguyên tắc có đi có lại, không đối đầu, thân thiện, không tuyên truyền tố cáo nhau qua báo chí, giữ gìn đoàn kết ASEAN và giữ gìn bản sắc chung của Hiệp hội.. .. .. III. Cơ hội và thách thức khi Việt Nam ra nhập ASEAN. Sau 32 năm xây dựng và phát triển, đến nay ASEAN đã trở thành một khu vực có vị thế chính trị, tiềm năng kinh tế và nền văn hoá đầy bản sắc, có quan hệ với nhiều trung tâm kinh tế lớn và các khu vực khác trên thế giới. Việt Nam ra nhập ASEAN là một quyết định đúng đắn, kịp thời phù hợp với xu thế phát triển của tình hình thế giới và tình hình khu vực, là một mốc lịch sử quan trọng, đánh dấu sự tiến bộ trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại nói chung và quan hệ kinh tế đối ngoại nói riêng. Đây là cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức cần phải vượt qua. 1. Cơ hội khi Việt Nam ra nhập ASEAN. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN, đã và đang tham gia đầy đủ các hoạt động của ASEAN và ngoài ASEAN. Đó là cơ hội để Việt Nam xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội trong thời gian tới. Thứ nhất: Hội nhập ASEAN, Việt Nam có điều kiện tăng cường hợp tác kinh tế khu vực, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường, hội nhập với thế giới. ASEAN là một thị trường lơn, với dân số hơn 500 triệu người, nhịp độ tăng trưởng hàng năm khá nhanh, khả năng GDP trên 35 tỷ USD, dự trữ ngoại tệ và xuất khẩu tư bản lớn. Là thành viên chính thức, đầy đủ của ASEAN, Việt Nam có đủ điều kiện để tăng cường quan hệ, hợp tác kinh tế thương mại với các nước trong hiệp hội. thông qua hoạt động hợp tác kinh tế, bước đầu 2 bên đã đạt đựơc những hiệu quả nhất định. Quan hệ kinh tê thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN gia tăng bình quân 26,8% năm và đã tạo ra những thị trường buôn bán sản phẩm mới. Chính sách đầu tư nước ngoài của Việt Nam thu hút các nhà đầu tư ASEAN đã có những điều kiện thuận lợi để đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam đã thông qua các dự án liên doanh với các nước ASEAN để tăng thêm các dự án đầu tư, mở rộng sản xuất, giải quyết việc làm trong một số ngành kinh tế như: công nghiệp chế biến, lâm hải sản, du lịch, dịch vụ .... Việt Nam cũng đã và đang tham gia theo lịch trình của AFTA. Đã cung cấp một danh sách những măt hàng giảm thuế và đã hoàn tất việc đưa và biểu thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung. Việc tham gia AFTA của Việt Nam, tuy trước mắt có khó khăn, nhưng về lâu dài sẽ có lợi trong thúc đẩy việc hội nhập của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế khu vực. Nước ta sẽ có điều kiện mở rộng buôn bán với thị trường các nước tư bản phát triển. Từ đó Việt Nam sẽ nhanh chóng hoà hợp vào môi trường kinh doanh khu vực và quốc tế, ASEAN sẽ là cầu nối để Việt Nam tiếp cận các tổ chức kinh tế và các bạn hàng trong và ngoài khu vực, tham gia vào APEC, và chuẩn bị diều kiện để tham gia WTO ... Thư hai: thông qua việc hội nhập khu vực và thế giới, nước ta có điều kiện tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài, phát huy nguồn lực trong nước một cách mạnh mẽ hơn. Hợp tác Việt Nam-ASEAN thông qua các chương trình, hiệp định, dự án trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học, công nghệ và môi trường, văn hoá ... từ đó mà tăng cường đầu tư, nâng cao khả năng sản xuất, chế biến, tạo ra những sản phẩm có chất lượng, có khả năng cạnh tranh trong khu vực. Việt Nam và cả các nước ASEAN đều là những thị trường lớn của nhau, còn đầy tiềm năng và đang phát triển. Tuy có một số mặt hàng trùng nhau, song cả hai đều có điều kiện bổ xung cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong một số mặt hàng nhất định như: Dầu lửa, sản xuất và xuất khẩu gạo, cao su .....Từ đó mà hàng loạt các chương trình hợp tác đã được hình thành, như phát triển thêm các khu vực kinh doanh hỗn hợp, thực hiện triển khai “chính sách nông nghiệp chung ASEAN” trên các lĩnh vực khoa học-kỹ thuật, trao đổi thông tin .... hợp tác và sử dụng nguồn nước sông mê - công. ASEAN là một tổ chức có quan hệ rộng rãi và chặt chẽ với các cường quốc và tổ chức kinh tế thế giới như: Mỹ, Nhật Bản, úc, Canada, EU ... nên khi gia nhập ASEAN, quan hệ Việt Nam với các nước trên sẽ tăng nên, từ đó chúng ta có thể mở rộng trao đổi hàng hoá, thu hút vốn đầu tư. Như vậy Việt Nam tham gia ASEAN sẽ có thêm một kênh mới để quan hệ với những nước và tổ chức kinh tế trên thế giới. Những năm qua, Việt Nam đã đặt quan hệ ngoại giao vơi gần 200 nước, quan hệ thương mại với hơn 100 nước và lãnh thổ, ngày càng thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước. Kết quả là ta đã tăng được nguồn vốn đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất. Việc trao đổi hàng hoá giữa trong và ngoài nước, cạnh tranh sẽ là động lực thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn, nội lực của Việt Nam được tăng cường thêm một bước. Thứ ba: Hội nhập khu vực, Việt Nam có điều kiện phát huy lợi thế so sánh, đồng thời khắc phục những hạn chế, tăng cường cạnh tranh và hợp tác của Việt Nam với các nước và các khu vực trên thế giới. Giữa Việt Nam và các nước trong khối có những nét tương đồng về tài nguyên thiên nhiên, nông sản nhiệt đới, lao động .. khi hội nhập, ta có thể liên kết với các nước để cùng tạo ra những lợi thế chung cao hơn trong trao đổi với các khu vực khác, phát huy lợi thế so sánh trên thị trường thê giới. ASEAN là một Hiệp hội bao gồm 10 nước, hết sức đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng kinh tê, thị trường.... Điều đó sẽ tạo điều kiện mới cho sự hợp tác, Việt Nam và thái Lan sẽ cùng hợp tác với nhau để xuất khẩu gạo phù hợp với đặc điểm của từng loại của từng nước. Malaysia sẽ cùng Việt Nam hợp tác xuất khẩu cao su. Khi AFTA được thực hiện đầy đủ sẽ cho phép các nước phát huy được sức mạnh của khu vực để cạnh tranh hợp tác với các thị trường tự do khác. Thứ tư: Khi hội nhập ASEAN, Việt Nam sẽ học tập được những kinh nghiệm phong phú của các nước đi trước, tạo điều kiện để phát triển. Đó là các kinh nghiệm quản lý trong một số lĩnh vực vốn là thế mạnh của một số nước, như trong lĩnh vực quan hệ mậu dịch Singapore và Malaysia; các kinh nghiệm của Thailan và Philippens về nông nghiệp và chế biến nông sản, kinh nghiêm của Singapo về tổ chức thị trường vốn, kinh nghiệm chế biến và xuất khẩu khoáng sản của Malaysia, Indonesia ... Các kinh nghiêm trong quan hệ tổ chức tài chính, tín dụng, thương mại quốc tế và các kinh nghiêm quản lý kinh vế vĩ mô, vi mô khác. Thứ năm: Việt Nam hội nhập ASEAN còn có cơ hội về mặt chính trị – xã hội. Đó là việc tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa các thành viên, củng cố hoà bình, ổn định và hạn chế, những nhân tố dẫn tới sự bất hoà, mất ổn định trong khu vực. Đông Nam á là nơi có nền văn hoá với nhiều nét tương đồng, gần gũi với Việt Nam. Vì vậy ra nhập ASEAN, ta có điều kiện tiếp thững tinh hoa văn hoá của từng nước, làm giàu thêm văn hoá của dân tộc. Việt Nam hội nhập ASEAN, nhưng không để đánh mất mình, hội nhập để phát triển một nước Việt Nam đạm đà bản sắc dân tộc. 2. Thách thức Thứ nhất: Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và ASEAN còn rất lớn, quan hệ trong một số lĩnh vực còn bất cập. Các nước ASEAN, đến nay hoàn thành giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, nền kinh tế thị trường đã hình thành và phát triển từ nhiều thập kỷ qua, có môi trường thương mại và đầu tư quốc tế thuận lợi, là những nước đang chuyển hướng chiến lược từ việc xuất khẩu hàng hoá dựa trên nguyên liệu có sẵn và nhân công rẻ sang sản xuất và xuất khẩu hàng hoá có hàm lượng kỹ thuật và chất lượng cao. Singapore là nước đi trước, gần đây các nước Malaysia, Thái Lan rồi đến Inđonêsia, Philippens cũng đã đầu tư vào những ngành có kỹ thuật cao để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Kinh tế của các nước ASEAN đã đạt tới tốc độ tăng trưởng cao, mức bình quân thu nhập đầu người cao. Trước khủng hoảng, nước có thu nhập bình quân thấp là Inđônêsia cũng gấp 4 lần, còn nước cao nhất là Singapre gấp 50 lần bình quân thu nhập của Việt Nam. Cho đến nay, nền kinh tế Việt Nam vẫn ở trình độ thấp hơn các nước ASEAN, kết cấu hạ tầng, trình độ quản lý, tiếp thị còn yếu và thiếu, tỷ lệ tích luỹ của Viêt Nam trong GDP còn ở mức thấp. Tình hình thương mại quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến và phức tạp, tăng trưởng kinh tế của các nươc tư bản phát triển trậm lại, chính sách bảo hộ mậu dịch của các thị trường lớn như : Mỹ, Nhật, EU .... ngày càng chặt chẽ đã ảnh hưởng xấu đến việc tiêu thụ các sản phẩm truyền thống và hàng công nghiệp chế biến của ASEAN. Trong khi đó Việt Nam cũng cần bán những sản phẩm loại này. Mặt khác trong quá trình chuyển đổi cơ cấu, các nước ASEAN đang tìm cách chuyển nhượng kỹ thuật, công nghệ xế chiều sang các nước trậm phát triển hơn. Trong lĩnh vực quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trong những năm gần đây đã khởi sắc, tốc độ và khối lượng đầu tư buôn bán hai bên đều tăng, song cũng có một số vấn đề cũng cần phải tính đến. Đó là quan hệ thương mại vẫn ở tình trạng cơ cấu giản đơn, xuất khẩu chủ yếu vẫn là nông sản sơ chế và nguyên liệu. Cán cân thương mại của Việt Nam với các nươc ASEAN còn mất cân đối lớn, Việt Nam vẫn là nước nhập siêu, trao đổi mậu dịch của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1% giá trị ngoại thương của các nước ASEAN. Phần lớn các dự án đầu tư của ASEAN vào Việt Nam tập trung ở một số lĩnh vực như : Công nghiệp chế biến, nông, lâm, hải sản, dịch vụ và du lịch, với số vốn đầu tư nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng của các nứơc này. Điều này phản ảnh sức thu hút đầu tư của nước ta đối với các nhà đầu tư ASEAN chưa thật hấp dẫn, cần phải nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân và giải pháp thiết thực để tạo điều kiện cho việc đầu tư nước ngoài nói chung và của ASEAN nói riêng. Khó khăn rõ nhất của Việt Nam khi gia nhập ASEAN là phải tham gia vào AFTA, phải chấp nhận luật chơi, tuân thủ các quy định của hiệp ước thuế quan ưu đãi hiệu quả chung. Việc tham gia AFTA, Viêt Nam vừa có cơ hội, vừa có thách thức. Cơ hội vì Việt Nam nhanh chóng hoà nhập vào mạng lưới mậu dịch rộng lớn của ASEAN. Thách thức vì nền kinh tế sẽ bị đặt vào thế cạnh tranh không cân sức với các đối thủ mạnh hơn và có kinh nghiêm hơn. Trong điều kiện chênh lệch về trình độ, kỹ thuật, hàng hoá của Việt Nam tuy có cùng chất lưộng, mẫu mã, kiểu dáng, nhưng giá thành sản phẩm của Việt Nam cao hơn, do chi phí cao, điều kiện không có lợi trong môi trường cạnh tranh, ngược lại hàng của ASEAN sẽ chiếm lĩnh thị trường Việt nam do giá rẻ hơn, chính sách suất khẩu nhạy bén hơn. Khủng hoảng tiền tệ trong một số nước Đông Nam á vừa qua càng làm tăng thêm quan hệ bất lợi này về phía Việt Nam, nhất là đồng nội tệ của họ bị mất giá. Từ đó cho ta thấy, quan hệ Việt Nam ASEAN trong điều kiện như vậy sẽ tự nẩy sinh sự phân công lao động bất bình đẳng. Kinh tế thị trường và cơ chế thị trường ở hầu hết các nước ASEAN đã được hình thành và phát triển từ nhiều thập kỷ qua, và đã có môi trường pháp lý tương đối hoàn chỉnh, với một thị trường đồng bộ, có quan hệ kinh tế – tài chính khá gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong khi Việt Nam mới quá độ sang kinh tế thị trường, cơ chế thị trường mới hình thành, còn sơ khai, hệ thống chính sách kinh tế chưa hoàn chỉnh, quản lý kinh tế ở cả tầm vĩ mô và vi mô hiệu quả chưa cao, sẽ có nhiều vấn đề bất cập trong quá trình hội nhập. Thứ hai: khi hội nhập, Việt Nam phải tham gia góp vốn và thành lập các tiểu ban thích ứng với các hoạt động của ASEAN, như việc đóng góp vốn quy định để tham gia hiệp hội, góp vốn theo tỷ lệ xác định tư cách đầy đủ của thành viên Ngân hàng phát triển Châu á, tham gia các tổ chức, các sinh hoạt chính trị, các chương trình, hiệp định trên tất cả các ngành, lĩnh vực thuộc ASEAN. Như vậy là diện hợp tác rất rộn, đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều bộ, nhiều ngành. Trong khi số cán bộ giỏi nghiệp vụ, thạo tiếng anh chưa nhiều. Việc tham gia của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn, hạn chế, thậm chí có thể bị thua thiệt. Thứ ba: trong quá trình hội nhập tất sẽ có một số kẻ thù đối địch với đảng và nhân dân ta “ thừa gió bẻ măng” thực hiện âm mưu diễn biến hoà bình, tuyên truyền những tư tưởng phi vô sản, truyền những nọc độc văn hoá, những yếu tố ngược với truyền thống văn hóa dân tộc. Đây là những cản trở không nhỏ đối với việc giữ vững lãnh đạo của Đảng cộng sản và định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ gìn bản sắc, truyền thống văn hoá dân tộc, để không bị “hoà tan”, đánh mất mình. Đó cũng là một thách thức, khó khăn mà ta không thể xem nhẹ. Hội nhập ASEAN, Việt Nam có cơ hội để vượt lên, nhưng trong quá trình này cũng không ít những thách thức, khó khăn. Cơ hội lớn là còn phát huy tác dụng lâu dài. Thách thức tuy không nhỏ, song không cơ bản, nó sẽ càng ngày càng giảm đi theo thời gian cùng với đà phát triển kinh tế đất nước và trình độ quản lý. Tất cả còn ở phía trước, cho nên cần phải thực hiện nghiêm chỉnh quan điểm chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước về chính sách hoạt động đối ngoại. Mỗi cấp, mỗi ngành khi quan hệ với các tổ chức cũng như khi tham gia các lĩnh vực hoạt động của ASEAN, cần phải có phương hướng, kế hoạch, giải pháp cụ thể đối với từng chương trình, dự án. Đồng thời đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng đồng bộ giữa các cấp, các ngành để việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án với ASEAN có hiệu quả, tránh những sơ hở, thiếu sót đáng tiếc xảy ra. Có như vậy, việc hội nhập ASEAN của Việt Nam mới nhanh chóng, hiệu quả. VI. Tiến trình hội nhập của Việt Nam Từ khi ASEAN thành lập cho đến nay, quan hệ của Việt Nam với ASEAN co nhiều biến đổi lơn. 1. Thời kỳ 1967 – 1978. Giai đoạn 1967-1972. Trong giai đoạn đầu mới thành lập, hoạt động phối hợp chung giữa các nước trong tổ chức ASEAN hầu như chưa có gì nổi bật. Lúc này thế giới đang diễn ra cuộc chiến tranh lạnh và tình trạng đối đầu giữa hai hệ thống xã hội. Các nước ASEAN cũng bị tình hình trên đây tác động mạnh vào một số nước, ở những mức độ khác nhau có những dính líu vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Những biên đổi của tình hình thế giới và khu vực cuối những năm sáu mươi, đầu những năm bảy mươi đã buôc các nước ASEAN phải điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình. Quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trong giai đoạn này chưa có những tiến triển đáng kể. Giai đoạn 1973-1978 Đầu năm 1973, tình hình khu vực có nhiều chuyển biến lớn, dẫn đến sự đảo lộn mạnh mẽ trong cán cân lực lượng ở đây. Sau khi hiệp định Pari về chấm rứt chiến tranh ơ Việt Nam được chấm rứt, đã làm cho các nước ASEAN phải điều chỉnh mạnh mẽ chính sách đối ngoại của mình. Các nước ASEAN đã đẩy mạnh quan hệ với các nước XHCN, nhất là trung quốc và Liên Xô, đã có nhiều cử chỉ thân thiện hơn tạo cơ sở cho việc đặt quan hệ với Việt Nam. Đối với nước ta cũng đã bắt đầu tích cực triển khai chính sách khu vực, nh quan hệ song phương với các nước thuộc tổ chức ASEAN, được thể hiện ro trong chính sách 4 điểm tháng 7 năm 1976, trong đó nêu lên những nguyên tắc cơ bản cho việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước Đông Nam á như: tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, cùng tồn tại trong hoà bình, không để lãnh thổ của mình cho nước ngoài sử dụng, giải quyết đẩy mạ tranh chấp thông qua thương lượng, phát triển hợp tác khu vực. Như vậy, đến tháng 8 – n976 Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với cá nước ASEAN b. Thời kỳ 1979 - 1991 Quan hệ Việt Nam và ASEAN trong giai đoạn đầu của thơi kỳ nay có nhiều thăng trầm, biến đổi do xuất hiện vấn đề Cămpuchia, quan hệ song phương của Việt Nam với ASEAN giảm xuông mức thấp. Sau khi Hiệp định Pari về Cămpuchia được ký kết, quan hệ Việt Nam và ASEAN có những chuyển biến tích cực, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ của hợp tác hai bên. c. Thời kỳ 1992 đến nay. Cùng với việc kết thúc chiến tranh lạnh, giảm căng thẳng, hoà dịu giữa các siêu cường trên thế giới và ở Đông Nam á, đã đặt ra cho cả Việt Nam và ASEAN nhiều cơ hội, thách thức mới. ở giai đoạn mới này, chạy đua kinh tế đã thay thế chạy đua vũ trang và tập trung vào phát triển kinh tế đã trở thành xu thế lơn, lôi cuốn tất cả các nước phát triển và đang phát triển. Trong khi đó xu thế khu vực hoá đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế giới mà biểu hiện rõ nhất là: Việc ra đời một thị trường thống nhất châu Âu gồm các nước cộng đồng châu Âu và các nước hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu: khai niệm khu vực đồng Yên ở châu á -Thái Bình Dương của Nhật; sự hình thành khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ(NAFTA). Trước tình hình đó, vấn đề đặt ra đối với các nước ASEAN là làm sao bảo đảm được môi trường quốc tế thuận lợi và giữ được các khu vực thị trường truyền thống, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của mình. Giải pháp của ASEAN cho vấn đề trên gồm 2 mặt: một mặt mở rộng quan hệ, tích cực đấu tranh với các nước để chống xu thế bảo hộ mậu dịch. Mặt khác tăng cường xây dựng sức mạnh của bản thân khu vực, thông qua đẩy mạnh hợp tác trong khu vực, để vừa tạo thế với bên ngoài, vừa duy trì được tốc độ phát triển kinh tế của mình. Trong khung cảnh đó, phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam , cũng như với các nước Đông Dương khác sẽ trở thành một chính sách quan trọng của ASEAN. Đối với Việt Nam, do anh hưởng của cuộc chiến tranh cũ để lại nên lợi ích lớn nhất lúc này cũng là duy trì hoà bình, ổn định khu vực, tạo dựng một môi trường quốc tế và khu vực thuận lợi cho công cuộc đổi mới. Tập trung sức lực vào phát triển kinh tế vốn bị chiến tranh và tàn dư của nó tàn phá, cải thiện đời sống nhân dân, đưa đất nước đi lên kịp theo với nhịp độ phát triển chung của các nước trong khu vực và trên thế giới. Về kinh tế, thách thức lớn nhất đối với Việt Nam để hội nhập được vào xu thế chung của thế giới là ưu tiên cho phát triển kinh tế. Là một nước nằm ở khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao vào loại nhất thế giới, Việt Nam cần phải có nhiều cố gắng để tránh khỏi sự tụt hậu về kinh tế. với mục tiêu đó, Việt Nam đã tăng cường và phát triển các mối quan hệ hợp tác với bên ngoài, trước hêt là với các nước trong khu vực Đông Nam á. Đẩy mạnh quan hệ với ASEAN là mục tiêu quan trọng đối với Việt Nam vì ASEAN là một tập hợp của những nước nhỏ và vừa, có xuất phát điểm gần giống Việt Nam , đã vươn lên thành những nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực hiện nay. Hợp tác chắt chẽ với ASEAN sẽ giúp Viêt Nam nhanh chóng đuổi kịp và hoà nhập với sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, ASEAN có vai trò và tiếng nói ngày càng tăng trên thế giới, là tổ chức khu vực duy nhất trên thế giới đã có mối quan hệ chặt chẽ và cơ chế đối thoại thường xuyên với nhiều nước công nghiệp phát triển. Việc hợp tác Việt Nam – ASEAN sẽ giúp làm tăng vị trí cũng như vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam đi vào hợp tác với các nước công nghiệp phát triển và các trung tâm chính trị kinh tế lớn, tạo thuận lợi cho Việt Nam tham gia các cơ chế hợp tác lớn hơn ở khu vực châu á - Thái Bình Dương. Trong các cuộc tiếp xúc cấp cao Việt Nam – ASEAN từ cuối năm 1990 trở đi, Vấn đề Việt Nam tham gia hiệp ước Ba – li đều đựơc đề cập. ngày 11-7-1992, tại hội nghị lần thứ 25 Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN, Việt Nam và Lao đã chính thức tham gia Hiệp ước Ba-li và trở thành quan sát viên của tổ chức ASEAN. Tự tháng 2-1993, Việt Nam đã tuyên bố “sẵn sàng tham gia vào ASEAN vào thời điểm thích hợp. Điều này đã được các nước ASEAN, dư luận khu vực và quốc tế đánh giá cao. Đáp lại, các nước ASEAN tuyên bố “ muốn thây Việt Nam ra nhập ASEAN”. với những phát triển ngày càng tích cực và thuận lợi trong quan hệ Việt Nam và ASEAN, cả về song phương lẫn đa phương, tháng 4-1994 trong chuyến thăm chính thức Inđonêsia, Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã tuyên bố: “cùng với sự hỗ trợ tích cực của ASEAN, Việt Nam đang xúc tiến các công việc chuẩn bị thiết thực để sớm trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN”. Tuyên bố này thể hiện thái độ tích cực và chân thành của Việt Nam trong việc ra nhập ASEAN. Cũng trong thời gian này, các nhà lãnh đạo cao nhất của ASEAN đã lần lượt tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Việt Nam gia nhập ASEAN. thủ tướng Malaysia và thủ tướng Xinhgapo còn nhấn mạnh rằng sự khác biệt về chế độ chính trị-xã hội không phải là trở ngại cho vấn đề này. Như vậy, sau một quá trình từng bước tăng cường quan hệ song phương với từng nước cũng như với cả tổ chức ASEAN, đến tháng 7-1994 Việt Nam ra nhập ASEAN đã đạt được sự nhất trí từ cả hai phía. Ngày 28-7-1995, tại thủ đo Banđa Xêri Beganoan (Brunây), nơi diễn ra hội nghị bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN lần thứ 28 và ARF lần thứ 2, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Việt Nam cũng tuyên bố ra nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) , bắt đầu thực hiện chương trình giảm thuế quan chung theo AFTA từ ngày 1-1-1996 và sẽ hoàn thành vào năm 2006 chậm hơn 3 năm so với các nước ASEAN khác do các nước ASEAN đã bắt đầu thực hiện AFTA trước khi Việt Nam tham gia 3 năm. Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN, sự hoà nhập của Việt Nam vào các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ ASEAN càng được thúc đẩy nhanh chóng. Phòng thương mại Việt Nam cũng đã ra nhập phòng thương mại và công nghiệp ASEAN, góp phầ tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế trong ASEAN. Việt Nam đã thành lập uỷ ban quốc gia ASEAN Việt Nam để chỉ đạo và điều phối các hoạt động của các cơ quan trong nước nhằm góp phần thúc đẩy quan hệ với các nước ASEAN. Sau đó, thủ tướng chính phủ cũng gia chỉ thị thành lập các bộ phận chuyên trách về hợp tác với các nước ASEAN tại các bộ và các cơ quan ngang bộ. Viêt Nam cũng đã đệ trình lên hội đồng Chương III. Phương hướng phát triển kinh tế giai đoạn 2004 - 2006 I. Phương hướng phát triển kinh tế giai đoạn 2004 – 2006. Tình hình đất nước và bối cảnh kinh tế quốc tế và khu vực đòi hỏi toàn đảng, toàn dân ta phải phát huy cao độ tinh thần cách mạng tiến công, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, đưa đất nước tiến nhanh và vững chắc theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Không làm được như vậy, sẽ tụt hậu xa hơn về trình độ phát triển kinh tế so vưói các nước xung quanh, ảnh hưởng trực tiếp tới niềm tin của nhân dân, sự ổn định chính trị, xã hội và an ninh quốc gia. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã nêu lên mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001 – 2010 là: Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Từ những chiến lược phát triển kinh tế 10 năm 2001- 2010, chúng ta phải có phương hướng phát triển kinh tế cụ thể trong từng năm. Đến nay đã thực hiện được 3 năm trong chiến lược này và đã đạt được những thành công nhất định. Để những năm tiếp theo có thể phát triển kinh tế một cách bền vững và hiệu quả trong quá trình hội nhập trong những năm tiếp theo, chúng ta phải: - Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Phát huy mọi nguồn lực để phát triển nhanh và có hiệu quả những sản phẩm, ngành, lĩnh vực mà nước ta có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Tăng nhanh năng xuất lao động xã hội và nâng cao chất lượng tăng trưởng. Triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển. - Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng đồng bộ nền tảng cho một nước công nghiệp là yêu cầu cấp thiết. Bằng sức mạnh tổng hợp của đất nước, kết hợp các nguồn lực trong nước và ngoài nước, tiếp tục tập trung sức lực phát triển kinh tế để xây dựng đồng bộ nền tảng cho một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Xây dựng tiềm lực kinh tế và cơ sở vật chất – kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của việc hội nhập, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Phát triển mạnh nguồn lực con người Việt Nam. Hình thành về cơ bản và vận hành thông suốt, có hiệu quả thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. - Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế khu vực, kinh tế quốc tế. Độc lập tự chủ về kinh tế tạo cơ sở cho hội nhập kinh tế khu vực cũng như nền kinh tế quốc tế có hiệu quả . Hội nhập kinh tế có hiệu quả tạo điều kiện cần thiết để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Chúng ta phải chủ động hội nhập kinh tế khu vực, tranh thủ mọi thời cơ để phát triển trên nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ quyền quốc gia và bản sắc dân tộc; bình đẳng cùng có lợi, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại; đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế ASEAN, chú trọng phát huy lợi thế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, không ngừng tăng năng lực cạnh tranh và giảm dần hàng rào bảo hộ. Nâng cao hiệu quả hợp tác với bên ngoài; tăng cường vai trò và ảnh hưởng của nước ta đối với kinh tế các nước ASEAN. - Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế – xã hội với quốc phòng - an ninh. Hoàn chỉnh chiến lược quốc phòng và chiến lược an ninh quốc gia phù hợp với tình hình mới, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội, mở rộng kinh tế đối ngoại. Phát triển công nghiệp kinh tế quốc phòng và kết hợp sử dụng năng lực đó để tham gia phát triển kinh tế – xã hội. Coi trọng sản xuất một số mặt hàng vừa phục vụ kinh tế, vừa phục vụ quốc phòng – an ninh. II. Những giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế Việt Nam vào ASEAN. 1. Giải pháp tăng cường nội lực nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế Việt Nam vào ASEAN. a. Về đầu tư thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đầu tư phát triển vừa là nhiệm vụ chiến lược, vừa là một giải pháp kinh tế chủ yếu để thực hiện các mục tiêu phát triển theo hướng tăng trưởng cao, ổn định và bền vững để củng cố nội lực kinh tế, hoà nhập tích cực và có hiệu quả vào nền kinh tế khu vực. Để khắc phục những khó khăn, phát huy những thành tựu đã đạt đựơc, chính phủ Việt Nam đã vạch ra một chương trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả và tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế để thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế ASEAN vơi các giải pháp sau: - Hoàn thiện hệ thống chính sách tài khoá - tiền tệ để huy động được nguồn vốn trong nước, triển khai đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Về chính sách tài khoá. Cần phải ban hành các chính sách tiết kiệm cho tiêu dùng, dành một phần đáng kể ( ít nhất là 30%) nguồn Ngân sách cho tích luỹ, trong đó phần cho đầu tư phát triển không dưới 18%. Đồng thời tìm mọi cách giải ngân nhanh các chương trình dự án ODA đã cam kết (lo vốn đối ứng, giải phóng mặt bằng ....). ngoài ra cần ban hành các chính sách khuyến khích để các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và đưa toàn bộ phần lợi nhuận sau thuế vào đầu tư phát triển. Khuyến khích khấu hao nhanh, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nước, tiến hành cổ phần hoá một số doanh nghiệp để tăng vốn đưa vào đầu tư theo chương trình hành động và các quyết định mới của chính phủ. Đối với khu vực tư nhân và dân cư trong nước cần đẩy mạnh việc thực hiện luật khuyến khích đầu tư trong nước, xác định hướng các dự án khuyến khích đầu tư ở vùng trọng điểm có cơ chế chính sách huy động tốt nguồn lao động dồi dào trong từng khu vực dân cư để xây dựng công trình cơ sở hạ tầng. Về chính sách tiền tệ - tín dụng: Trong giai đoạn hiện nay vẫn còn ảnh hưởng ít nhiều của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ, nên việc huy động nguồn vốn trong nước khó khăn. Hơn nữa các doanh nghiệp sợ rủi ro nên không muốn vay ngoại tệ để nhập thiết bị đầu tư, trong khi đó các đơn vị cung cấp tín dụng thì thừa vốn bằng ngoại tệ và thiếu nguồn vốn bằng nội tệ, trong khi cơ chế cung cấp tín dụng của ta chưa thật đảm bảo an toàn cho người vay... Do vậy chính sách tiền tệ – tín dụng cần có biện pháp tháo gỡ triệt để, nhằm tăng khả năng huy động nguồn vốn từ trong nước và từ vay nước ngoài. Đồng thời tiếp tục đổi mới cơ chế cho vay – trả để nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả. Giải pháp tín dụng tập trung vào “Đối tượng cho vay là các dự án đang chuyển tiếp, hoặc đã ký hợp đồng tín dụng năm 2004”. Với các dự án đầu tư mới thì ưu tiên các ngành: Điện, cơ khí, sản xuất hàng xuất khẩu, đánh cá xa bờ, chế biến nông, lâm, hải sản, cây công nghiệp dài ngày, rừng nguyên liệu và kết cấu hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, khu đô thị mới có thu phí và có khả năng hoàn vốn, ưu tiên các dự án đầu tư của các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Với các dự án có vốn đầu tư lớn của các tổng công ty thành lập theo quyết định 91 do các tổng công ty tự huy động vốn đầu tư, còn vốn tín dụng đầu tư của nhà nước chỉ cho vay hỗ trợ. Bộ kế hoạch và đầu tư quy định cơ chế tự đầu tư và cho vay hỗ trợ. bộ tài chính hướng dẫn các tổng công ty về phát hanh trái phiếu công trình cho dự án đầu tư. - Điều chỉnh quy hoạch phát triển và kế hoạch đầu tư ở tất cả các cấp, các ngành, vùng lãnh thổ và địa phương theo hướng hiệu quả, phát triển nhanh và tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế để thực hiện đẩy nhanh tiến trình hội nhập nền kinh tế quốc gia vào ASEAN. Trước hết cần rà soát lại mục tiêu của từng dự án và cơ cấu của các dự án đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả, đảm bảo đồng vốn không bị dàn trải, phân tán. Trên cơ sở đó tiến hành điều chỉnh, lựa chọn dự án đầu tư cho thích hợp đi đôi với tập trung vốn cho những công trình then chốt thuộc hạ tầng kinh tế xã hội, cho một số ngành công nghiệp quan trọng đôi với toàn bộ nền kinh tế và đời sống xã hội, đình hoãn các dự án thiếu hiệu quả và tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh thấp. Đối với các công trình, dự án đã duyệt kế hoạch đầu tư cần giải quyết đầu tư dứt điểm, đúng tiến độ, tránh giàn trải kéo dài, để sớm đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả. Ngoài ra cần đánh giá kỹ tình hình triển khai xây dựng và hoạt động của các khu công nghiệp tập trung để kịp thời có phương hướng điều chỉnh thích hợp. Trong xây dựng quy hoạch và lập kế hoạch đầu tư cần chú ý kết hợp đầu tư mới với đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá. Để làm được như vậy phải sớm cải tiến các quy chế hiện hành để nâng cao chất lượng hồ sơ, tính khả thi, các thủ tục phê duyệt, công tác dự toán, công tác quyết toán, công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát, nâng cao hiệu quả trình tự đầu tư và xây dựng để nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch, triển khai thực hiện đầu tư và quản lý đầu tư. - Huy động các nguồn vốn cho đầu tư sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, hình thành các vùng nguyên liệu cho sản xuất khẩu để tạo dựng các ngành kinh tế mũi nhọn hoà nhập vào thị trường ASEAN. Trên cơ sở tiếp cận thị trường, dự báo tình hình thị trường, các chủ thể kinh tế cần rà soát các xơ sở làm hàng xuất khẩu, cân đối giữa năng lực sản xuất và nhu cầu mặt hàng trên thị trường, xây dựng quy hoạch phát triển từng sản phẩm xuất vốn để đầu tư tăng năng lực sản xuất hàng xuất khẩu, tăng tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới . Đối với nhà nước trên cương vị quản lý vĩ mô nền kinh tế cần có giải pháp điều chỉnh và thể fchế hoá chúng thành các chính sách, chỉ thị được ban hành để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho xuất khẩu với những quy định đầy đủ, rõ ràng, thủ tục đơn giản như : Quy định rõ một số ít mặt hàng cấm xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu; những mặt hàng còn lại được xuất khẩu với thủ tục đơn giản, dễ dàng. Ngoài ra cần thu hẹp diẹn mặt hàng quy định hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, thay bằng chính sách thuế, áp dụng phương thức đấu thầu công khai đối với mặt hàng chưa bỏ được hạn ngạch. Ban hành quy chế thành lập và hoạt động của quỹ hỗ trợ xuất khẩu với sự đóng gíp của doanh nghiệp, trước hết doanh nghiệp xuất khẩu ở các ngành hàng có kim ngạch lớn và hỗ trợ của ngân sách nhà nước.Phát triển các hiệp hội doanh nghiệp được thành lập chi nhánh, hoặc cơ quan đại diện ở nước ngoài. Đổi mới và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan ngoại giao trong phát triển thị trường xuất khẩu, trong phát triển kinh tế đối ngoại. Phát triển từng bước và nâng cao hiểu quả của các khu chế xuất, khu công nghiệp. Nghiên cứu xây dựng thí điểm một vài đặc khu kinh tế, khu mậu dịch tự do ở những địa bàn ven biển có đủ điều kiện. b. Về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội Hoạt động sản xuất bao giờ cũng diễn ra trong môi trường vật chất và xã hội nhất định. Môi trường xã hội gắn với những phong tục, tập quán, lối sống của một cộng đồng người đồng nhất hoặc không đồng nhất; có thể bao gồm nhiều dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. Môi trường vật chất gắn liền với nhiều nhân tố như: tài nguyên thiên nhiên, cơ cấu kinh tế, ... chính vì vậy xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc gia. Giải pháp tạo lập hạ tầng vật chất cho nền kinh tế tạo điều kiện phát triển kinh tế thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế Việt Nam: tiến hành kêu gọi các nguồn vốn đầu tư từ các nước và các tổ chức kinh tế như WB, ADB, NGOs và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Trong thời gian gần đây tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có chiều hướng chững lại do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, một phần là do thủ tục đăng ký dườm dà, nhiều cấp bâc. Gần đây đã có hàng loạt các dự án đầu tư xây dựng các cảng biển, các đầu mối giao thông, công trình năng lượng ... Nhìn chung đó là những nét mới trong phân bổ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong hiện tại và tương lai - đặc biệt nó đánh dấu sự khởi đầu của môt hướng đầu tư mới về hạ tầng. Nguồn vốn ngân sách chỉ có thể bổ xung trong thời gian tới (dự kiến chỉ đáp ứng gần 20% yêu cầu) sẽ dành chủ yếu để sử lý đủ vốn đối ứng cho các dự án có vốn ODA do ngân sách cấp phát, đồng thời cho phép điều hoà vốn một cách linh hoạt giữa các dự án để làm cho chúng phù hợp với thực tế thực hiện. Hiện nay, nguồn vốn cho nhu cầu bổ sung cho các dự án thuỷ lợi cấp bách ở đồng bắng Sông Cửu Long, dọc miền Trung, Tây Nguyên và các dự án phải đảm bảo an toàn vượt lũ là một bộ phận giúp tăng cường nội lực kinh tế lâu dài vẫn chưa có. Giải pháp huy động các nguồn vốn bổ sung để bù đắp các nguồn vốn có thể thiếu hụt và được sử dụng theo nguyên tắc được đề ra như sau: Một là: cần có gắng khai thác tối đa các nguồn thu để bảo đảm đủ mức chi cho đầu tư phát triển như kế hoạch đã đề ra đầu năm 2004 đối với phần Ngân sách phải lo việc đây nhanh việc giải ngân các dự án tài trợ ODA vào xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế. Hai là, Nghiên cứu cơ chế để chuyển một phần vốn tín dụng ưu đãi sang cấp cho các công trình xây dựng cơ bản cấp bách, nóng bỏng, chủ yếu là vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA, không dùng để trả nợ khối lượng xây dựng cơ bản trong năm. Ba là, huy động thêm nguồn vốn trong dân để đưa vào tín dụng đầu tư bằng cách bù lãi suất cho các tổ chức cho vay. Về vấn đề này ta đã có đề án huy động với nội dung: Tài chính phát hành trái phiếu công trình để huy động bằng VNĐ ngoại tệ, vàng để cho vay theo địa chỉ chỉ định với thời gian, lãi suất vay như quyết định 52/1998/QĐ-TTg. Chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay sẽ được nhà nước cấp bù. Bốn là, đối với vốn ODA, đặc biệt là cho các dự án co XDCB thì việc giải ngân đạt thấp hơn cả. Việc giải ngân đối với các dự án vốn vay của Nhật Bản (chiếm trên 30% tổng số vốn ODA, còn đạt tỷ lệ quá thấp, khoảng 9%). Do vậy trong thời gian tới, việc giải ngân và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA sẽ góp phần tăng thêm nguồn vốn đầu tư và bù đắp các nguồn vốn thiếu hụt. Năm là, bảo đảm đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng cho các dự án đã triển khai. c. Đầu tư chuyển giao công nghệ là giải pháp chiến lược nhằm tăng cường nội lực kinh tế, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế Việt Nam vào ASEAN. Tại hội nghị lần thứ 2 ban chấp hành trung ương khoá VIII và tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thư IX của đảng đã nêu rõ: Chúng ta lấy ứng dụng chuyển giao công nghệ là chính. Chính sách công nghệ cần mạnh dạn đi thẳng vào công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất. Đặc biệt là các ngành, các công trình, xí nghiệp mới xây dựng. Trong thời gian tới, các ngành lĩnh vực sẽ được ưu tiên: + Những ngành, những khu vực có tác dụng chi phối đến nhiều ngành khác, thúc đẩy các ngành khác đổi mới, phát triển như: Điện tử – tin học, vật liệu, chế tạo máy ... + Các ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu chủ yếu, phải sử dụng công nghệ tiên tiến nhất, đảm bảo chất lượng, tính cạnh tranh của sản phẩm. + Chú trọng những ngành không đòi hỏi nhiều vốn và công nghệ cao, mà có thể sinh lợi nhanh thì phải dùng nhiều hình thức huy động vốn trong nước, với các loại hình đầu tư toàn bộ hoặc chiếm tỷ lệ góp vốn lớn nếu thực hiện liên doanh. Về Địa bàn đầu tư: cần có chính sách và biện pháp hữu hiệu để thu hút vào những nơi có tiềm năng nhưng trước mắt còn nhiều khó khăn. Về hình thức đầu tư: Cần đa phương hoá và chú ý thêm những hình thức mới như đầu tư tài chính ( bên ngoài góp vốn, mua cổ phần nhưng họ không tham gia quản lý xí nghiệp như đối với các xí nghiệp liên doanh). Về đối tác đầu tư: cần tăng cường hợp tác với TNCs để tranh thủ nguồn công nghệ, tiếp cận cách quản lý hiện đại và thâm nhập nhanh vào thị trường quốc tế, mở rộng được thị trường mới, song phải ưu tiên hợp tác với các quốc gia ASEAN để thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế. Khi tiếp thu đầu tư chuyển giao công nghệ cần tiếp nhân hợp lý các thiết bị để khai thác hết sức lao động của đât nước. 2. Giải pháp tăng cường hợp tác kinh tế sử dụng các nhân tố ngoại lực, phát huy nội lực để phát triển kinh tế và hội nhập giữa các quốc gia ASEAN. Việc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với ASEAN nằm trong khuôn khổ rộng lớn của quá trình toàn cầu hoá khu vực kinh tế và hội nhập ở cấp khu vực và quốc tế. Đường nối của đảng và nhà nước Việt Nam là phát huy nội lực gắn với hội nhập khu vực có hiệu quả để sử dụng ngoại lực nhằm đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH kinh tế quốc gia, từ đó xây dựng thành công nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng XHCN. Trên cơ sở chiến lược đó, Việt Nam đã ra nhập ASEAN và hiện đang tích cực mở rộng quan hệ hợp tác với các nước đối tác trong tổ chức ASEAN và thế giới thông qua hàng loạt chương trình hợp tác với các giải pháp kinh tế dài hạn nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập nền kinh tế Việt Nam vào sự vận động chung của nền kinh tế khu vực và thế giới. a. Hợp tác kinh tế từng phần là giải pháp chiến lược dài hạn thúc đẩy tiến trình hội nhập của các quốc gia ASEAN. Để đạt được hiệu quả dựa trên các nguyên tắc lợi ích do quy chế hợp tác vạch ra, các nước ASEAN ngoài việc hợp tác trên cơ sở ASEAN còn tiến hành hợp tác từng phần. Đây là giải pháp được coi là thích hợp nhất với các nước ASEAN trong giai đoạn hiên nay cũng như trong tương lai lâu dài. thông qua hợp tac về tiểu vùng kinh tế khu vực, các nước ASEAN sẽ khai thác được lợi thế tuyệt đối về tài nguyên thiên nhiên, sức lao động kết hợp với trình độ kỹ thuật cao của các đô thị lằm trong tiểu khu vực, nhăm hoà nhập các lợi thế tuyệt đối riêng biệt thành một lợi thế tổng hợp chung để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia. Tuy mới trở thành thành viên chính thức của ASEAN từ năm 1995, song để thúc đẩy tiến trình hội nhập Việt Nam – ASEAN chúng ta đang chuẩn bị tham gia vào các chương trình hợp tác về kinh tế với nhiều dự án về khoa học, công nghệ, môi trường và chuẩn bị tham gia hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mê Kông với Lào, Thái Lan và Cam pu chia. b. Thực hiện mục tiêu của AFTA. Trình độ hoà nhập kinh tế ở cấp khu vực và quốc tế được đánh giá ở tốc độ hoà nhập. Tức là mối tương quan giữa tăng cường nội lực và sử dụng ngoại lực biểu hiện ở trình độ tự do hoá thương mại. Do đó, việc thực hiện các mục tiêu của AFTA trở thành vấn đề then chốt để hoà nhập kinh tế giữa các quốc gia. Mục tiêu kinh tế của AFTA: để thúc đẩy tiến trình hội nhập của các nền kinh tế quốc gia có quy mô và trình độ phát triển khác nhau vào một thị trường thống nhât, AFTA có 2 mục tiêu kinh tế cơ bản sau đây: Một là : thực hiện tự do hoá thương mại ASEAN bằng việc loại bỏ các hàng dào thuế quan và phi thuế quan trong nội bộ khu vực. Hai là: thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào ASEAN băng việc tạo dựng ASEAN băng một thị trường thống nhất và hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế. c. Thông qua thực hiện các đề án trong ( chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN) ( AICO) là giải pháp để thúc đẩy tiến trình hội nhập thực sự nền kinh tế Việt Nam và ASEAN. Hội nhập giữa các quốc gia ASEAN thông qua AFTA. Thực chất chỉ là tạo ra những điều kiện và môi trường thuận lợi để tận dụng tối ưu các loại thuế của từng quốc gia với một thị trương khu vực thống nhất nhằm tạo ra đối sách có ưu thế hơn trước, luồng vận động mạnh mẽ của thương mại và đầu tư trong điều kiện quốc tế hoá đời sống kinh tế ngày một tăng nhanh. Song để đi tới sự hoà nhập sâu sắc có tính nhất thể hoá cao về kinh tế phải tính đến các chương trình hợp tác mang tính thay đổi sức sản xuất và thay đổi cơ cấu kinh tế của mỗi nước theo hướng phân công lao động được phối hợp trên toàn bộ khu vực để tận dụng tôi ưu lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, chương trình hợp tác trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp được quan tâm ngay từ khi ASEAN ra đời. Ngoài ra, Trước xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ, việc hình thành AFTA với hạt nhân CEPT cũng chứng tỏ phản ứng tích cực và chủ động của ASEAN. Bên cạnh đó, các nước thành viên còn đưa ra được những ý tưởng chung về hình thành khu vực đầu tư tự do (AFIA) vào cuối 1998 và dự kiến hoàn tất vào 2010. d. Các giải pháp chung để thực hiện kết hợp giữa nội lực và ngoại lực kinh tế nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế ASEAN. Tuy nhiên, để thu hút FDI thực hiện AFTA hội nhập có hiệu quả với ASEAN và cộng đồng quốc tế không phải chỉ cần có đường nối đúng, sự cố gắng, tài năng của một số vị đại biểu Viêt Nam ở các hội nghị ASEAN và quốc tế, hoặc của một số cơ quan chuyên trách cơ liên quan trực tiếp, mà phải cần đến trí tuệ và phẩm chất của mọi doanh nghiệp Việt Nam, của cả đội ngũ trí thức và người lao động để tạo ra được một nền kinh tế phát triển, năng động, ổn định. Thách thức chẳng những rất lớn mà còn rất khẩn trương. Sau đây, xin nêu một số giải pháp chiến lược cơ bản chung cần tiến hành tốt và kịp thời. Thứ nhất: đối với ASEAN, nước ta đã có nhiều cam kết chính thức của quốc gia, dựa trên đường nối nguyên tắc đối ngoại của đảng và chính sách hội nhập ASEAN của chính phủ. Trên tinh thần đó, tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa đường nối của đảng, chính sách của chính phủ và sự tác nghiệp của doanh nhân và người lao động. Từng doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng có lợi thế so sánh quốc gia và các mặt hàng phải sớm giảm thuế quan, cần đặt ra và thực hiện chương trình thực hiện thiết thực, có trình tự thời gian rõ ràng, phải đảm bảo hoàn thành cam kết tốt và đúng hạn. Thứ hai: Từ sức ép mới và nguồn lực mới do quá trình hội nhập với ASEAN mang lại, cần đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, như đại hội toàn quốc lần thứ VIII của đảng đã nhấn mạnh, đổi mới kinh tế và xã hội, chỉnh đốn và đổi mới đảng và nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chỉ có làm tốt những công việc ấy thì mới hội nhập có hiệu quả với ASEAN và sử dụng được sự hội nhập này như một lực đẩy mạnh mẽ để phát triển kinh tế – Xã hội. Thứ ba: Kinh nghiêm của Việt Nam và thế giới đã cho thấy, con người là nhân tố quyết định và đây lại là thế mạnh của Việt Nam, song hiện nay trong tiếp xúc với ASEAN, người Việt Nam còn kém về ngoại ngữ đó là hạn chế gây thiệt thòi không nhỏ. Hơn nữa chúng ta còn bỡ ngỡ chưa thích ứng với những thách thức trong quan hệ kinh tế thị trường, trong hội nhập quốc tế và khu vực, chưa có bản lĩnh cần thiết của một đối tác có tầm cỡ. Do đó, việc đào tạo một đội ngũ cán bộ có khả năng làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao trở thành giải pháp cấp bách trọng yếu không chỉ trước mắt mà xuyên suốt quá trình hội nhập của Việt Nam vào ASEAN và thế giới. Do đó, các giải pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và trong chính sách cán bộ cần có sự vươn lên đúng hướng, thiết thực, nhanh và mạnh hơn nữa. Thứ bôn: Một điều rất cần thiết và cấp bách là phải có đựơc thông tin kinh tế, thông tin thị trường và các mặt thông tin khác về khu vực và thế giới một cách đầy đủ và cập nhật, hơn thế nữa phải có trình độ và phương pháp phần tích sử lý các thông tin ấy kịp thời rút ra những kết luận đúng đắn cho hoạt động. Hiện nay chung ta chưa có hệ thống thông tin và phân tích ở ngang tầm nhiêm vụ. Ngoài các thông tin thường xuyên và cập nhật, một vai trò cực kỳ quan trọng phải được dành cho công tác nghiên cứu cơ bản về ASEAN và về từng nước thành viên để hiểu rõ hơn. sâu hơn và biết ứng sử có hiệu quả hơn với cá đối tác của nước ta. - Việc rút vốn đầu tư ngắn hạn và các hạn mức tín dụng quốc tế đột ngột làm cho hoạt động điều tiết tiền tệ khẩn cấp của các chính phủ có nền kinh tế bị khủng hoảng trở nên kém hiệu quả. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia này nhanh chóng bị cạn kiệt, buộc các chính phủ phải thả nổi đồng bản tệ để mặc cho các lực lượng thị trường định đoạt giá trị của nó trên thị trường ngoại hối. Đây là thời điểm tốt nhất cho các lực lượng đầu cơ tiền tệ quốc tế mở rộng tổng tiến công vào khu vực tai chính – tiền tệ của các quốc gia có lực lượng dự trữ ngoại hối mỏng và hệ quả là lãi suất đồng bản tệ tăng cao, giá cổ phiếu của các công ty nội địa giảm đột ngột làm mất ngay một tỷ lệ lớn giá trị đồng bản tệ, tức là mức cầu tiền danh nghĩa trên thị trường tăng đột ngột, thúc đẩy sự suất hiện ( bản năng bầy đàn) chi phối hành vi trao đổi của các thực thể tài chính quốc tế trên thị trường chứng khoán quốc gia, đẩy thị trường này lâm vào trạng thái không kiểm soát được. - Do nợ ngắn hạn phần lớn tập trung ở khu vực tư nhân là những thực thể thị trường tự do vận động theo lợi ích cá nhân và chịu chi phối bởi các quy luật tự phát của thị trường; hoạt động của họ ở tầm vĩ mô, lại dễ bị kích động bởi (bản năng bầy đàn) trong hoạt động kinh tế, nên khó nhân ra trạng thái kinh tế thực của doanh nghiệp mà mình quản lý tài liệu tham khảo Giáo trình kinh tế phát triển tập I, II. Giáo trình kinh tế quốc tế. Văn kiện đạI hội đạI biểu toàn quốc lần thứ IX Việt Nam và ASEAN – Nguyễn Văn Hương. Hội nhập kinh tế của Việt nam vào khu vực ASEAN (cơ hội và thách thức) (Dương thị HoàI, Kim văn Tuấn). Tạp chí kinh tế phát triển. Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35525.doc
Tài liệu liên quan