Những năm gần đây, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ thì mối quan hệ kinh tế giữa các nước trên thế giới càng trở nên chặt chẽ và rất phức tạp, chúng tác động rất lớn đến sự phát triển của mỗi quốc gia. Với thực tế trên đòi hỏi mỗi quốc gia phải tích cực, chủ động tham gia hội nhập kinh tế với kinh tế khu vực và trên thế giới, nhằm khai thác có hiệu quả những thế mạnh của các nước khác để phát triển kinh tế trong nước. Một trong những hoạt động đó là xuất khẩu tư bản.
Xuất khẩu tư bản là một đặc trưng của chủ nghĩa tư bản độc quyền đã được V.I.Lênin nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra lý luận.Với vai trò quan trọng của xuất khẩu tư bản và sự cần thiết của việc thu hut vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam em đã chọn đề tài: “Hội nhập kinh tế quốc tế thời cơ và thách thức đối với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ”
Đề án gồm có 3 phần :
1.Lý luận vấn đề cơ bản của V.I.Lênin về xuất khẩu tư bản
2.Thực trạng về thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
3.Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài
22 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1734 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Hội nhập kinh tế quốc tế thời cơ và thách thức đối với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM.
1. LÝ LUẬN VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU TƯ BẢN CỦA V.I.LÊNIN
1.1.Xuất khẩu tư bản
V.I. Lênin vạch ra rằng, xuất khẩu hàng hoá là đặc điểm của giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, còn xuất khẩu tư bản là đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền.
- Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản.
- Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu vì:
+ Một số ít nước phát triển đã tích lũy được một khối lượng tư bản lớn và có một số "tư bản thừa" tương đối cần tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận hơn so với đầu tư ở trong nước.
+ Nhiều nước lạc hậu về kinh tế bị lôi cuốn vào sự giao lưu kinh tế thế giới nhưng lại rất thiếu tư bản, giá ruộng đất tương đối hạ, tiền lương thấp, nguyên liệu rẻ, nên tỷ suất lợi nhuận cao, rất hấp dẫn đầu tư tư bản.
- Xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
+ Đầu tư trực tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư, biến nó thành một chi nhánh của công ty mẹ ở chính quốc. Các xí nghiệp mới hình thành thường tồn tại dưới dạng hỗn hợp song phương hoặc đa phương, nhưng cũng có những xí nghiệp toàn bộ vốn của công ty nước ngoài.
+ Đầu tư gián tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản dưới dạng cho vay thu lãi. Đó là hình thức xuất khẩu tư bản cho vay.
- Thực hiện các hình thức xuất khẩu tư bản trên, xét về chủ sở hữu tư bản, có thể
phân tích thành xuất khẩu tư bản tư nhân và xuất khẩu tư bản nhà nước.
+ Xuất khẩu tư bản nhà nước là nhà nước tư bản độc quyền dùng nguồn vốn từ
ngân quỹ của mình, tiền của các tổ chức độc quyền để đầu tư vào nước nhập khẩu tư bản; hoặc viện trợ có hoàn lại hay không hoàn lại để thực hiện những mục tiêu về kinh tế, chính trị và quân sự.
Về kinh tế: Xuất khẩu tư bản nhà nước thường hướng vào các ngành thuộc kết cấu hạ tầng để tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư của tư bản tư nhân. Nhà nước tư bản viện trợ không hoàn lại cho nước nhập khẩu tư bản để ký được những hiệp định thương mại và đầu tư có lợi...
Về chính trị: Viện trợ của nhà nước tư sản thường nhằm duy trì và bảo vệ chế độ chính trị "thân cận" đã bị lung lay ở các nước nhập khẩu tư bản, tăng cường sự phụ thuộc của các nước đó vào các nước đế quốc, thực hiện chủ nghĩa thực dân mới, tạo điều kiện cho tư nhân xuất khẩu tư bản.
Về quân sự: Viện trợ của tư bản nhà nước nhằm lôi kéo các nước phụ thuộc vào khối quân sự hoặc buộc các nước nhận viện trợ phải cho các nước xuất khẩu lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình...
+ Xuất khẩu tư bản tư nhân là hình thức xuất khẩu do tư bản tư nhân thực hiện.
Hình thức này có đặc điểm cơ bản là nó thường được đầu tư vào những ngành kinh tế có vòng quay tư bản ngắn và thu được lợi nhuận độc quyền cao, dưới hình thức các hoạt động cắm nhánh của các công ty xuyên quốc gia.
Việc xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra nước ngoài, là công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị, bóc lột, nô dịch của tư bản tài chính trên phạm vi toàn thế giới.
1.2.Những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản
Ngày nay, trong điều kiện lịch sử mới, xuất khẩu tư bản đã có những biến đổi lớn.
Thứ nhất, trước kia luồng tư bản xuất khẩu chủ yếu từ các nước tư bản phát triển sang các nước kém phát triển (chiếm tỷ trọng trên 70%). Nhưng những thập kỷ gần đây đại bộ phận dòng đầu tư lại chảy qua lại giữa các nước tư bản phát triển với nhau. Tỷ trọng xuất khẩu tư bản giữa ba trung tâm tư bản chủ nghĩa tăng nhanh, đặc biệt dòng đầu tư chảy mạnh theo hướng từ Nhật Bản vào Mỹ và Tây Âu, cũng như từ Tây Âu chảy vào Mỹ làm cho luồng xuất khẩu tư bản vào các nước đang phát triển giảm mạnh (năm 1996 chỉ còn 16,8%, hiện nay khoảng 30%). Sở dĩ có sự chuyển hướng đầu tư như vậy là do:
- Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã tạo ra những biến đổi nhảy vọt trong sự phát triển của lực lượng sản xuất. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều ngành công nghiệp mới ra đời và phát triển thành các ngành mũi nhọn như: ngành công nghệ sinh học, ngành chế tạo vật liệu mới, ngành bán dẫn và vi điện tử, ngành vũ trụ và đại dương... Sự xuất hiện những ngành mới đã tạo ra nhu cầu đầu tư hấp dẫn vì trong thời gian đầu nó tạo ra lợi nhuận siêu ngạch lớn.
- Ở các nước tư bản phát triển đã diễn ra sự biến đổi cơ cấu các ngành sản xuất:
phát triển các ngành có hàm lượng khoa học - kỹ thuật cao và hàm lượng vốn lớn.
- Việc tiếp nhận kỹ thuật mới chỉ diễn ra ở các nước tư bản phát triển vì ở các
nước đang phát triển có kết cấu hạ tầng lạc hậu, tình hình chính trị kém ổn định, tỷ suất lợi nhuận của tư bản đầu tư không còn cao như trước.
Thứ hai, chủ thể xuất khẩu tư bản có sự thay đổi lớn, trong đó vai trò của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) trong xuất khẩu tư bản ngày càng to lớn, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Chẳng hạn vào những năm 90 của thế kỷ XX, các TNCs đã chiếm tới 90% luồng vốn FDI. Mặt khác đã xuất hiện nhiều chủ thể xuất khẩu tư bản từ các nước đang phát triển mà nổi bật là NIEs châu Á.
Thứ ba, hình thức xuất khẩu tư bản rất đa dạng, có sự đan xen giữa xuất khẩu tư bản và xuất khẩu hàng hoá tăng lên. Chẳng hạn, trong đầu tư trực tiếp xuất hiện những hình thức mới như BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), BT (xây dựng - chuyển giao) sự kết hợp giữa xuất khẩu tư bản với các hợp đồng buôn bán hàng hoá, dịch vụ, chất xám không ngừng tăng lên.
Thứ tư, sự áp đặt mang tính chất thực dân trong xuất khẩu tư bản đã được gỡ bỏ dần và nguyên tắc cùng có lợi được đề cao.
2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM:
Ở Việt Nam có 2 hình thức thu hút vốn đầu tư là : trực tiếp và gián tiếp.Việt Nam đã thu hút được nguồn vốn nước ngoài đáng kể từ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), xuất khẩu, viện trợ phát triển (ODA).Năm 2006 đạt mức kỷ lục thu trên 10 tỷ USD.
2.1.LÞch sö vµ hiÖn tr¹ng ®Çu t trực tiếp níc ngoµi vµo ViÖt Nam
Trong 10 n¨m gÇn ®©y, ®Çu t trùc tiÕp níc ngoµi (FDI) ®ãng vai trß quan träng ®èi víi sù ph¸t triÓn c«ng nghiÖp cña ViÖt Nam. Nh÷ng n¨m gÇn ®©y khu vùc cã vèn ®Çu t níc ngoµi chiÕm 1/4 tæng sè vèn ®Çu t, 34% gi¸ trÞ s¶n xuÊt c«ng nghiÖp, 23% gi¸ trÞ xuÊt khÈu (kh«ng kÓ dÇu khÝ), 13% GDP - khu vùc ®Çu t trùc tiÕp níc ngoµi ®ang ph¸t triÓn víi tÝnh chÊt lµ thµnh phÇn cÊu thµnh trong nÒn kinh tÕ ViÖt Nam.
§Çu t trùc tiÕp vµo ViÖt Nam (N¨m 1992 - 2002)
Gi¸ trÞ vèn ®Çu t FDI b¾t ®Çu t¨ng nhanh tõ n¨m 1992, ®Õn n¨m 1996 ®· ®¹t ®îc 8,6 tØ USD. Dßng vèn ®Çu t trùc tiÕp t¨ng nhanh chãng nh vËy ph¶n ¸nh nh÷ng ®¸nh gi¸ l¹c quan cña c¸c nhµ ®Çu t níc ngoµi vÒ m«i trêng kinh doanh t¹i ViÖt Nam kÓ tõ khi thùc hiÖn chÝnh s¸ch ®æi míi vµ chÝnh s¸ch më cöa. Nhưng do ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997, luồng FDI có xu hướng suy giảm. Tuy nhiên, từ cuối năm 2000, Chính phủ đã có những cải cách và cố gắng nhằm thúc đẩy đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư vào công nghiệp chế tạo. N¨m 2001 vµ 2002 ®Çu t trùc tiÕp níc ngoµi ®· håi phôc nhng cßn xa míi ®¹t ®îc ë møc ®Ønh ®iÓm n¨m 1996. Kh«ng nh÷ng thÕ, n¨m 2002 FDI mét lÇn n÷a gi¶m ®ét biÕn (kho¶ng mét nöa gi¸ trÞ ®Çu t cña n¨m 2001) vµ nh vËy ®Çu t trùc tiÕp níc ngoµi t¹i ViÖt Nam hiÖn ®ang ë trong t×nh tr¹ng cßn cha hoµn toµn håi phôc.
Nhưng từ cuối năm 2003 thu hút vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi. Đại diện Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, trong năm 2005, tình hình đưa vốn vào thực hiện cũng tăng khá nhanh. Vốn thực hiện năm 2006 ước đạt 4,1 tỷ USD tăng 10,8% so với kế hoạch ban đầu và tăng 24,2% so với năm 2005. Điều đáng chú ý là hầu hết các dự án lớn được cấp phép triển khai rất nhanh. Theo thống kê mới nhất từ Bộ Kế hoạch - Đầu tư, trong tháng 4/2007 đã có 102 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn đầu tư khoảng 894 triệu USD. Trong khi đó, trong tháng cũng có thêm 25 lượt dự án tăng vốn với tổng số vốn đầu tư tăng thêm là 117 triệu USD. Như vậy, tính trong bốn tháng đầu năm đã có 3,515 tỷ USD, tăng tới 54,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó có 298 dự án mới với tổng đầu tư 2,964 tỷ USD, tăng 55% về lượng vốn. 134 lượt dự án tăng vốn với tổng đầu tư 548,4 triệu USD, tăng 52,9% về số vốn. Bên cạnh đó, trong tháng 4, tổng vốn FDI đưa vào thực hiện đạt 375 triệu USD, nâng tổng số vốn thực hiện qua 4 tháng lên 1,43 tỷ USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Có thể nói, thông qua các dự án FDI, trình độ khoa học và công nghệ của nước ta cũng đã được nâng lên khá nhiều. Một trong những lợi ích lớn nhất thu được ở đây là việc chuyển giao công nghệ và các kỹ năng quản lý. Thông qua các dự án đầu tư FDI, nhiều công nghệ mới, hiện đại đã được đưa vào sử dụng ở nước ta trong các ngành tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, sản xuất vi mạch điện tử, sản xuất máy tính, hoá chất, sản xuất ô tô, thiết kế phần mềm... Những dự án này đóng góp đáng kể vào khả năng cạnh tranh của công nghệ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, việc sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại ở các dự án FDI còn kích thích các doanh nghiệp nội địa phải đầu tư đổi mới công nghệ để tạo được những sản phẩm có khả năng cạnh tranh với sản phẩm của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Ngoài ra, kỹ năng quản lý cũng là một trong những tài sản quan trọng nhất mà mỗi công ty lớn có thể chuyển giao cho các công ty liên doanh. Sự chuyển giao các kỹ năng này phụ thuộc vào mức độ quy mô của dự án đầu tư. Các mô hình quản lý và phương thức kinh doanh hiện đại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đổi mới tư duy quản lý kinh doanh và công nghệ để làm tăng khả năng cạnh tranh.
*Xét theo ngành kinh tế
®Çu tƯ trùc tiÕp nƯíc ngoµi theo ngµnh 1988-2006
(tÝnh tíi ngµy 20/10/2006 - chØ tÝnh c¸c dù ¸n cßn hiÖu lùc)
STT
Chuyªn ngµnh
Sè dù ¸n
TV§T
Vèn ph¸p
®Þnh
§Çu tư thùc hiÖn
I
C«ng nghiÖp
4,566
35,466,782,841
15,233,488,400
19,690,247,921
CN dÇu khÝ
31
1,993,191,815
1,486,191,815
5,452,560,006
CN nhÑ
1920
9,632,985,205
4,297,007,537
3,411,833,441
CN nÆng
1988
16,281,872,920
6,535,848,102
6,743,541,418
CN thùc phÈm
275
3,252,531,916
1,395,521,219
1,947,234,568
X©y dùng
352
4,306,200,985
1,518,919,727
2,135,078,488
II
N«ng, l©m nghiÖp
832
3,873,835,578
1,782,145,464
1,921,406,176
N«ng-L©m nghiÖp
717
3,544,961,398
1,636,808,083
1,755,554,292
Thñy s¶n
115
328,874,180
145,337,381
165,851,884
III
DÞch vô
1,363
17,967,612,574
8,419,929,874
6,907,525,618
DÞch vô
585
1,448,975,358
665,710,149
377,436,247
GTVT-Bu ®iÖn
181
3,349,026,235
2,424,248,925
720,973,796
Kh¸ch s¹n-Du lÞch
165
3,281,085,068
1,498,703,421
2,366,379,125
Tµi chÝnh-Ng©n hµng
64
840,150,000
777,395,000
682,870,077
V¨n hãa-YtÕ-Gi¸o dôc
224
978,529,862
428,633,794
351,676,490
XD Khu ®« thÞ míi
5
2,865,799,000
794,920,500
51,294,598
XD V¨n phßng-C¨n hé
119
4,183,447,505
1,452,648,488
1,828,838,895
XD h¹ tÇng KCX-KCN
20
1,020,599,546
377,669,597
528,056,390
Tæng sè
6,761
57,308,230,993
25,435,563,738
28,519,179,715
Nguån: Côc §Çu tư nưíc ngoµi - Bé KÕ ho¹ch vµ §Çu tư
C¬ cÊu ®Çu tƯ trùc tiÕp nƯíc ngoµi theo ngµnh 1988-2006
(tÝnh tíi ngµy 30/06/2006 - chØ tÝnh c¸c dù ¸n cßn hiÖu lùc)
STT
Chuyªn ngµnh
Sè dù ¸n
TV§T
Vèn ph¸p ®Þnh
§Çu tư thùc hiÖn
I
C«ng nghiÖp
67.53%
61.89%
59.89%
69.04%
CN dÇu khÝ
0.46%
3.48%
5.84%
19.12%
CN nhÑ
28.40%
16.81%
16.89%
11.96%
CN nÆng
29.40%
28.41%
25.70%
23.65%
CN thùc phÈm
4.07%
5.68%
5.49%
6.83%
X©y dùng
5.21%
7.51%
5.97%
7.49%
II
N«ng, l©m nghiÖp
12.31%
6.76%
7.01%
6.74%
N«ng-L©m nghiÖp
10.60%
6.19%
6.44%
6.16%
Thñy s¶n
1.70%
0.57%
0.57%
0.58%
III
DÞch vô
20.16%
31.35%
33.10%
24.22%
GTVT-Bưu ®iÖn
8.65%
2.53%
2.62%
1.32%
Kh¸ch sạn -Du lịch
2.68%
5.84%
9.53%
2.53%
Tµi chÝnh - Ng©n hµng
2.44%
5.73%
5.89%
8.30%
V¨n hãa-YtÕ-Gi¸o dôc
0.95%
1.47%
3.06%
2.39%
XD Khu ®« thÞ míi
3.31%
1.71%
1.69%
1.23%
XD V¨n phßng-C¨n hé
0.07%
5.00%
3.13%
0.18%
XD h¹ tÇng KCX-KCN
1.76%
7.30%
5.71%
6.41%
DÞch vô kh¸c
0.30%
1.78%
1.48%
1.85%
Tæng sè
100.00%
100.00%
100.00%
100.00%
Nguån: Côc §Çu tư nưíc ngoµi - Bé KÕ ho¹ch vµ §Çu tư
Trong giai đoạn đầu FDI vào Việt Nam, xây dựng và dịch vụ là những lĩnh vực chính thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đến năm 2001 các dự án công nghiệp chế tạo đã chiếm 80,7% tổng số dự án được phê duyệt so với 26,3% trong khoảng thời gian 1988-1991; về mặt tỷ trọng vốn, các dự án công nghiệp chế tạo cũng đã tăng từ 22% lên 76,4%. Trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến 2001, các dự án công nghiệp chế tạo chiếm 53,5% tổng số dự án (3.575 dự án), các ngành sơ chế nông lâm sản chiếm 13,7%, xây dựng cơ bản chiếm 12,3%, khối ngành dịch vụ chiếm 19,2%.
Tính đến hết năm 2 006, tỷ trọng đầu tư FDI trong nông -lâm -ngư nghiệp chỉ chiếm 6,65% trong số những dự án còn hiệu lực. Cơ cấu phân theo ngành là trồng trọt 8,2%; chế biến nông sản thực phẩm 49,2%, chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc 11,6%; trồng rừng và chế biến lâm sản 22,6%; nuôi trồng và chế biến thuỷ sản 8,4%. Đáng buồn hơn là những chỉ số về FDI trong lĩnh vực này đang có xu hướng giảm (chỉ thu hút được 11/196 dự án trong tháng 3/2007). Quý I /2007, cả nước đã thu hút 2, 5 tỷ USD vốn FDI nhưng hầu hết các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến những dự án bất động sản như hạ tầng du lịch, văn phòng, khách sạn, khu đô thị, căn hộ cao cấp...
Thực trạng trên được phản ánh rõ nét ở một số địa phương. Phần lớn các dự án tại tỉnh Hà Tây tập trung vào công nghiệp, xây dựng (64,8%); dịch vụ (17,6%); nông -lâm nghiệp cố gắng lắm cũng chỉ bằng dịch vụ.Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 55 doanh nghiệp FDI, nhưng chỉ có 8 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông -lâm -ngư nghiệp. Năm qua, Đồng Nai cũng thu hút được 69 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 271 triệu USD nhưng lĩnh vực nông -lâm -ngư nghiệp chỉ chiếm con số khiêm tốn, trên 10 doanh nghiệp, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản và thức ăn gia súc.
Nguyên nhân của thực trạng trên trước hết là do sự yếu kém trong hệ thống quản lý của ngành nông nghiệp. Cụ thể là chưa có chiến lược, cơ chế, đề xuất các dự án, ngành chưa theo dõi sát sao để giúp đỡ, giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quá trình xúc tiến và thực hiện các dự án FDI, thiếu sự phối hợp giữa ngành và các địa phương.
Bên cạnh đó, năng lực sản xuất của người dân ở các địa phương còn thấp, tính rủi ro trong sản xuất cao do Việt Nam nằm trong khu vực chịu nhiều tác động xấu của thời tiết. Cơ sở hạ tầng và trình độ lao động ở nông thôn chưa đủ hấp dẫn, các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông -lâm -ngư nghiệp chưa đủ năng lực để chủ động kêu gọi FDI nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo thị trường của riêng mình. Trong khi đối với các nhà đầu tư nước ngoài, cả hai vấn đề chất lượng sản phẩm và thị trường lại là yếu tố tiên quyết để cạnh tranh.
Nguyên nhân cuối cùng là do chính sách của Nhà nước chưa thực sự tạo ưu đãi cho nhà đầu tư, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Vấn đề tích tụ ruộng đất để có vùng sản xuất lớn là yếu tố quyết định để thu hút FDI ở các địa phương lại rất khó thực hiện do chính sách đền bù, thuế và chế độ ưu đãi chưa rõ ràng. Các tỉnh thu hút mạnh FDI thường chỉ chú trọng đến các lĩnh vực dễ “ăn” như công nghiệp và dịch vụ và thường bỏ qua lĩnh vực nông -lâm -ngư nghiệp vốn là tiềm năng của nhiều địa phương. Nhà nước cũng chỉ tập trung ưu tiên cho công nghiệp, dịch vụ, công nghệ cao mà “quên” mất các dự án liên quan đến nông -lâm -ngư nghiệp. Tỉ lệ bảo hộ thực tế đối với nông sản lại quá thấp (dưới 3%) so với hàng công nghiệp (có khi lên tới trên 200%), hệ thống bảo hiểm nông nghiệp hầu như không hoạt động khiến nhà đầu tư “ngần ngại” khi đổ tiền vào lĩnh vực vốn nhạy cảm và nhiều rủi ro này.
Tuy nhiên trong lĩnh vực này,hoạt động chuyển giao công nghệ thông qua FDI đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Nhiều dây chuyền công nghệ mới đã được chuyển giao vào Việt Nam như dây chuyền sản xuất các loại rau quả hộp, nước trái cây, một số liên doanh đã được thành lập ở Việt Nam để xuất khẩu một phần hoặc toàn bộ sản phẩm như liên doanh sản xuất thịt lợn ở Bình Dương, bột mì cao cấp ở Bà Rịa - Vũng Tàu, liên doanh chế biến chè, hồ tiêu... Một số giống cây mới đã được đưa vào Việt Nam cho năng suất cao như giống dứa Cayen, giống mía ấn Độ, Đài Loan, châu Mỹ La tinh. Nhiều loại thiết bị chế biến đã được đưa vào Việt Nam thuộc loại tiên tiến và hiện đại bậc nhất thế giới như dây chuyền xay xát gạo Satake của Nhật Bản, dây chuyền sản xuất bột mỳ của Xinhgapo, Inđônêxia, các dây chuyền chế biến rau quả của ý, Hà Lan, các dây chuyền chế biến thịt của úc, các dây chuyền chế biến thức ăn gia súc của Mỹ, Pháp, Hà Lan, các dây chuyền chế biến chè của Nhật, Bỉ, Đài Loan, các nhà máy đường của Anh, Pháp, ấn Độ, úc, Nhật, Đài Loan, liên doanh chế biến sữa và các sản phẩm sữa, liên doanh sản xuất bia, nước giải khát, liên doanh chế biến hải sản.... Các công nghệ mới này góp phần tạo ra một khối lượng hàng nông sản xuất khẩu lớn, chất lượng cao và giá thành hạ, có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Điều này đã được khẳng định rõ trong văn kiện đại hội IX Đảng cộng sản Việt Nam: “Trong nông nghiệp, đã ứng dụng một số thành tựu của công nghệ sinh học; đưa một số giống mới vào sản xuất đại trà trên cơ sở áp dụng các kết quả nghiên cứu, tuyển chọn, lai tạo giống cây trồng, vật nuôi bằng công nghệ mới và công nghệ cao”.
Trong ngành công nghiệp, chúng ta chưa thu hút được FDI vào các ngành công nghệ cao, chẳng hạn công nghệ điện tử. Cho đến nay, những đầu tư vào ngành này mới chỉ dừng ở các nhà máy lắp ráp có quy mô vừa và nhỏ, chưa thấy có những tên tuổi lớn như Motorola, Seagate, National, Siemens, Harris Corporation... những tên tuổi đã đóng vai trò đáng kể trong cuộc cách mạng điện tử ở Singapore, Malaysia, Philippines.
*Xét theo hình thức đầu tư :
®Çu tƯ trùc tiÕp nƯíc ngoµi theo ht®t 1988-2006
(tÝnh tíi ngµy 20/10/2006 - chØ tÝnh c¸c dù ¸n cßn hiÖu lùc)
STT
H×nh thøc ®Çu tư
Sè dù ¸n
TV§T
Vèn ph¸p
®Þnh
§Çu tư thùc hiÖn
1
100% vèn nưíc ngoµi
5137
31,522,498,697
13,599,866,754
10,724,350,618
2
Liªn doanh
1411
19,752,041,261
7,536,180,545
10,885,337,064
3
Hîp ®ång hîp t¸c kinh doanh
197
4,318,571,538
3,714,781,814
5,963,956,272
4
BOT
6
1,370,125,000
411,385,000
727,030,774
5
C«ng ty cæ phÇn
9
246,986,497
90,391,625
198,774,987
6
C«ng ty qu¶n lý vèn
1
98,008,000
82,958,000
19,730,000
Tæng sè
6,761
57,308,230,993
25,435,563,738
28,519,179,715
Nguån: Côc §Çu tư nưíc ngoµi - Bé KÕ ho¹ch vµ §Çu tư
c¬ cÊu ®Çu tƯ trùc tiÕp nƯíc ngoµi theo ht®t 1988-2006
(tÝnh tíi ngµy 30/06/2006 - chØ tÝnh c¸c dù ¸n cßn hiÖu lùc)
H×nh thøc ®Çu tư
Sè dù ¸n
TV§T
Vèn ph¸p ®Þnh
§Çu tư thùc hiÖn
100% vèn nưíc ngoµi
75.98%
55.01%
53.47%
37.60%
Liªn doanh
20.87%
34.47%
29.63%
38.17%
Hîp ®ång hîp t¸c kdoanh
2.91%
7.54%
14.60%
20.91%
BOT
0.09%
2.39%
1.62%
2.55%
C«ng ty cæ phÇn
0.13%
0.43%
0.36%
0.70%
C«ng ty qu¶n lý vèn
0.01%
0.17%
0.33%
0.07%
Tæng sè
100.00%
100.00%
100.00%
100.00%
Nguån: Côc §Çu tư nưíc ngoµi - Bé KÕ ho¹ch vµ §Çu tư
Trong giai đoạn 1988-1994, các liên doanh chiếm trên 70% tổng số dự án được phê duyệt và 75% tổng số vốn đăng ký. Trong đó, đa số các liên doanh có đối tác là các doanh nghiệp nhà nước. Điều này đã mang lại cho các doanh nghiệp nhà nước một sức sống mới. Tuy nhiên từ cuối năm 1996, tỷ lệ đầu tư của các dự án liên doanh giảm sút một cách rõ rệt, thay vào đó là xu hướng gia tăng của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Đến năm 2001, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 66,8% tổng số vốn đăng ký, trong khi đó liên doanh chỉ còn chiếm 15,6% tổng số vốn đầu tư. Cùng với sự gia tăng trong đầu tư là xu hướng thôn tính của các tập đoàn nước ngoài đối với các liên doanh.
*Xét theo khu vực lãnh thổ :
Việc phân bổ vốn FDI cũng không đồng đều giữa các vùng miền, cao nhất là Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ, thấp nhất là vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên. Các thành phố lớn, có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi thuộc các vùng kinh tế trọng điểm vẫn là những địa phương dẫn đầu thu hút ĐTNN theo thứ tự như sau:
1. TP. Hồ Chí Minh chiếm 31,28% về số dự án; 24,35% tổng vốn đăng ký và
21,7% tổng vốn thực hiện;
2. Hà Nội chiếm 10,83% về số dự án; 18,36% tổng vốn đăng ký và 12,1% tổng
vốn thực hiện;
3. Đồng Nai chiếm 11,47% về số dự án; 16,3% tổng vốn đăng ký và 14,1% tổng vốn thực hiện;
4. Bình Dương chiếm 17,87% về số dự án; 9,77% tổng vốn đăng ký và 6,6% tổng vốn thực hiện;
Riêng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Long An) chiếm 58,2% tổng vốn ĐTNN đăng ký và 49,6% vốn thực hiện của cả nước.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hà Tây, Bắc Ninh) chiếm khoảng 26% tổng vốn ĐTNN đăng ký và 28,7% vốn thực hiện của cả nước.
Năm 2006 được coi là năm bứt phá của Hà Tây trong thu hút FDI, với 19 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 794, 9 triệu USD, gấp 100 lần năm 2005. Hiện tỉnh có 75 dự án FDI có hiệu lực, tổng số vốn đăng ký 1, 41 tỷ USD. Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và đặc biệt là Luật Doanh nghiệp ra đời, cùng với môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, Lâm Đồng liên tiếp được các nhà đầu tư “để mắt” tới, trở thành một trong những địa phương đi đầu trong phát triển công nghiệp.
*Xét theo các nước
Tõ cuèi n¨m 2002 ®· cã h¬n 50 níc ®Çu t vµo ViÖt Nam, trong ®ã ®Çu t tõ ch©u ¸ chiÕm 60,8%, ®Çu t tõ ch©u ¢u vµ Mü lÇn lît chiÕm kh«ng qu¸ 20%. N¨m níc hµng ®Çu vÒ vèn ®Çu t (vèn cÊp phÐp) ®Òu thuéc vÒ c¸c níc ch©u ¸ theo thø tù: Singapo, §µi Loan, NhËt B¶n, Hång K«ng vµ Hµn Quèc. (CÇn lu ý lµ hÇu hÕt ®Çu t tõ Singapo vµ Hång K«ng ®îc thùc hiÖn tõ c¸c c«ng ty ®a quèc gia cña ch©u ¢u vµ Mü).
Đến đầu năm 2006 đã có 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó các nước châu Á chiếm 76,5% về số dự án và 69,8% vốn đăng ký; các nước châu Âu chiếm 10% về số dự án và 16,7% vốn đăng ký; các nước châu Mỹ chiếm 6% về số dự án và 6% vốn đăng ký, riêng Hoa Kỳ chiếm 4,5% về số dự án và 3,7% vốn đăng ký; số còn lại là các nước ở khu vực khác. Riêng 5 nền kinh tế đứng đầu trong đầu tư vào Việt Nam là Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông đã chiếm 58,3% về số dự án và 60,6% tổng vốn đăng ký. Việt kiều từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau chủ yếu là từ CHLB Đức, Liên bang Nga và Pháp đã đầu tư 147 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 513,88 triệu USD, hiện còn 108 dự án đang hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng ký 382,8 triệu USD chỉ bằng 0,7% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.
Tuy nhiên do các đối tác chủ yếu của ta là các nước châu Á nên đã dẫn đến việc lệ thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế khu vực, đồng thời gây ra những bất lợi trong việc tiếp thu công nghệ hiện đại từ các nước phát triển. Cơ cấu vốn đầu tư cao từ các nước mới phát triển đã biến nước ta thành nước luôn đi sau về công nghệ.
2.2.Thực trạng thu hút vốn đầu tư gián tiếp FII vào Việt Nam :
Nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất, thì FII lại có tác động kích thích thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới; nâng cao vai trò quản lý nhà nước và chất lượng quản trị doanh nghiệp, có tác động thúc đẩy mạnh mẽ các mối quan hệ kinh tế...
Đối với Việt Nam, thu hút nguồn vốn FII mang một ý nghĩa rất quan trọng. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Việc tham gia của các nhà đầu tư FII sẽ có tác động mạnh mẽ đến thị trường tài chính, giúp cho thị trường tài chính minh bạch và hoạt động hiệu quả hơn, xác lập giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết một cách chuyên nghiệp, giảm thiểu những dao động “phi thị trường” và góp phần giải quyết một cách cơ bản các mối quan hệ kinh tế (vốn, công nghệ, quản lý...).
Lâu nay, chúng ta có khuynh hướng tiếp cận với các dòng vốn quốc tế thông qua các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI nhưng lại không chú ý đến việc thu hút đúng mức các nguồn đầu tư gián tiếp FPI. Với cách tiếp cận như thế đã dẫn đến một hệ quả là "bức tranh" của thị trường tài chính VN sẽ không được sáng sủa, nó ướm đậm "gam màu" nghiêng về dòng vốn FDI. Tỷ lệ vốn FPI so với vốn FDI chỉ chiếm gần 2%, trong khi ở các nước trong khu vực là 10% - 50%.Hiện nay dòng vốn FPI hiện không tới con số 300 triệu USD với 6 quỹ đầu tư hoạt động. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, đầu tư FII vào Việt Nam có xu hướng tăng nhanh, năm 2006 đã xuất hiện thêm nhiều quỹ đầu tư mới, cũng như sự cam kết tăng vốn của các quỹ hiện hữu. Quỹ Vietnam Opportunity Fund (VOF) vừa thông báo tăng thêm 76 triệu USD nữa, nâng quy mô vốn đến thời điểm hiện tại lên 171 triệu USD. Phía VinaCapital, đơn vị quản lý Quỹ VOF, kỳ vọng sẽ đầu tư hết khoản vốn tăng thêm này trong vòng 6 đến 9 tháng; sau đó sẽ tiếp tục gọi vốn để tăng quy mô của Quỹ VOF lên 250 triệu USD vào cuối năm 2006. Theo bản báo cáo của Citigroup ngày 27/9/2006, nhóm nghiên cứu của Citigroup nhận định Việt Nam là thế lực mới nổi lên “powerhouse” của khu vực Đông Nam Á.
Nguyên nhân vốn FII có tỷ lệ thấp là: - Chưa có chính sách thu hút vốn và quản lý đầu tư gián tiếp nước ngoài hiệu quả. Sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, các tác động tiêu cực của dòng vốn FDI chưa được phân tích, đánh giá đúng vai trò, tiềm năng của nó. Do đó, các nhà hoạch định chính sách còn khá e ngại trước dòng vốn FII biểu hiện thông qua sự phân biệt đối xử, và các quy định nhằm hạn chế ngành nghề, và tỷ lệ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam. - Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, doanh nghiệp đang trong quá trình đổi mới, hệ thống pháp lý và các quy phạm chưa hoàn thiện, khả năng quản trị doanh nghiệp của các Công ty còn thấp, một số tiêu chí đánh giá chưa theo chuẩn quốc tế, hệ thống kế toán kiểm toán còn nhiều bất cập, hệ thống thông tin còn thiếu và yếu, các báo cáo tài chính doanh nghiệp chưa trung thực... là hàng loạt nguyên nhân dẫn đến thị trường tài chính không minh bạch. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài chuyên nghiệp thì đầu tư vào thị trường tài chính không minh bạch sẽ là một quyết định không khôn ngoan. - Tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp còn chậm (khoảng 8% các doanh nghiệp trong tổng số các doanh nghiệp nhà nước phải cơ cấu lại), quy mô của các doanh nghiệp nhỏ. Các doanh nghiệp cổ phần hoá phần lớn chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán. - Các nhà đầu tư trên thế giới chưa có nhiều thông tin và hiểu biết về Việt Nam. - Quy mô và chất lượng các sản phẩm thị trường tài chính Việt Nam còn hạn chế. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến các quỹ đầu tư chưa thật nhiều và chưa tương xứng với tiềm năng thị trường.
2.3.Thực trạng của ODA ở Việt Nam:
Bảng số liệu sau cho ta thấy con số ODA cam kết (C.K.), số thực hiện (T.H.) và tỉ lệ phần trăm thực hiện trên cam kết qua các năm.
Năm
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
C.K
1,81
1,94
2,26
2,43
2,4
2,2
2,21
2,4
2,4
2,5
2,83
3,44
T.H
0,41
0,73
0,74
0,9
1,0
1,24
1,35
1,65
1,5
1,53
1,42
1,65
%
22,8
37,40
32,6
37
41,7
56,5
61
68,8
62,5
61,1
50,2
48
Đơn vị tính: tỉ USD. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Như thế, tính từ năm 1993 cho đến nay, tổng số ODA cam kết là 37 tỉ, đã thực hiện được 15,9 tỉ USD. Hết năm 2005 Việt Nam đã kí các hiệp định vay ODA với tổng giá trị 22,199 tỉ USD, chiếm hơn 77% số đã cam kết đến hết năm 2004, trong đó vốn vay ODA khoảng 18 tỉ (81,3%) và viện trợ ODA không hoàn lại cỡ 4 tỉ USD (18,6%), tổng số đã giải ngân đạt khoảng 16 tỉ. Những năm trước đây, mức giải ngân ODA chỉ đạt khoảng 70-80% so với kế hoạch đề ra.Tuy nhiên tình hình giải ngân vốn ODA đã bắt đầu được cải thiện trong năm 2005-2006.
Năm 2006, cũng là năm có nhiều sự kiện đối với việc quản lý và sử dụng vốn ODA. Trước hết, vụ án xảy ra tại PMU 18 đã gây ra nhiều tác động không thuận lợi cho thu hút và sử dụng vốn ODA. Đồng thời qua đó thể hiện rõ nhiều bất cập trong cơ chế quản lý và sử dụng vốn ODA một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trong năm 2006, cũng đánh dấu sự thay đổi lớn trong chính sách thu hút và sử dụng vốn ODA với sự ra đời của Nghị định 131/2006/ND-CP về quản lý và sử dụng ODA. Sự ra đời của Nghị định và các văn bản hướng dẫn đã khiến năm 2006 được xem là năm hoàn thiện chính sách về quản lý ODA. Nghị định mới này đã thể hiện sự đột phá trên nhiều mặt như: phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm, tăng cường tính công khai minh bạch cũng như tăng cường công tác giám sát, kiểm tra.
Từ đầu năm đến nay, cả nước đã giải ngân được gần 1,8 tỷ USD, hoàn thành kế hoạch năm 2006. Dự kiến năm 2007, giải ngân ODA dự kiến đạt trên 2 tỷ USD, tăng 14% so với kế hoạch năm 2006. Đây là một nỗ lực rất lớn của các bộ, ngành trong điều hành kế hoạch cũng như nỗ lực rất lớn của các địa phương, các ban quản lý dự án, các doanh nghiệp.
Trong các nước cung cấp ODA cho Việt Nam Nhật đã trở thành một nước cung cấp ODA với quy mô lớn. Từ khoảng 10 năm nay, do kinh tế trì trệ và do ngân sách chính phủ thâm hụt nặng, Nhật có khuynh hướng cắt giảm ODA đối với nhiều nước. Nhưng với chính sách ngoại giao chú trọng Việt Nam và với sự quan tâm và đánh giá cao của doanh nghiệp Nhật đối với tiềm năng kinh tế của Việt Nam, Chính phủ Nhật vẫn ưu tiên ODA cho Việt Nam. Không kể 45,5 tỉ Yên vốn vay để mua hàng hóa vào cuối năm 1992, ODA Nhật nhằm giúp xây dựng cơ sở hạ tầng cho Việt Nam bắt đầu với quy mô 52,3 tỉ Yên (khoảng 500 triệu Đôla Mỹ) vào năm 1993 và 58 tỉ Yên năm 1994. ODA của Nhật cho Việt Nam tăng liên tục sau đó, có năm lên tới 100 tỉ Yên (trung bình mỗi năm 80 tỉ Yên). Trong quá khứ chỉ có Hàn Quốc, Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan và Philippines là những nước tiếp nhận ODA của Nhật với quy mô lớn như vậy. Trung bình Nhật cung cấp tới 30% tổng ODA mà Việt Nam nhận từ các nhà tài trợ, kể cả song phương (giữa Việt Nam với một nước khác) và đa phương (giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế). Trong ODA song phương, riêng Nhật chiếm tới khoảng 40%, có năm lên tới 50%. Chính phủ Nhật Bản cũng nhất trí cao về tiếp tục tăng thêm ODA cho Việt Nam để xây dựng kết cấu hạ tầng, trong đó có ba dự án lớn là xây dựng đường sắt cao tốc và đường bộ cao tốc Bắc – Nam và xây dựng kết cấu hạ tầng khu Công nghệ cao Hoà Lạc để khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ cao của Nhật vào đây đầu tư sản xuất. Đây chính là cơ hội lớn cho chúng ta đẩy mạnh phát triển kinh tế.
3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM :
3.1. Thu hút vốn đầu tư FDI
Khuyến khích hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đối với các dự án sử dụng công nghệ cao, quy mô lớn, thời gian hoàn vốn dài, độ rủi ro cao, tỷ suất lợi nhuận thấp. Mở rộng hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đối với một số lĩnh vực hiện đang còn phải yêu cầu liên doanh. Có thể xem xét cho phép chuyển đổi hình thức đầu tư từ liên doanh sang doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong trường hợp bị thua lỗ kéo dài, mâu thuẫn giữa các đối tác không thể giải quyết được, phía Việt Nam muốn rút vốn để đầu tư vào lĩnh vực khác hiệu quả hơn... Nhưng việc chuyển đổi này phải bảo đảm được quyền lợi của người lao động, và vốn của Việt Nam phải được bảo toàn hoặc chịu rủi ro ở mức thấp nhất.
Khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghệ cao bằng các công cụ như thuế và các chính sách ưu đãi khác. Bên cạnh đó cũng khuyến khích xuất khẩu bằng việc gia tăng đầu tư các ngành sử dụng nhiều lao động là một trong những thế mạnh của Việt Nam và tận dụng vai trò của các công ty đa quốc gia trong việc mở rộng xuất khẩu. Đó là các ngành hàng hoá tiêu dùng, may mặc, giày dép, hàng thể thao, sản xuất và lắp ráp bán dẫn, điện máy...
Tập trung thu hút đầu tư vào ba vùng kinh tế trọng điểm. Khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, chế xuất sẵn có; chế biến khoáng sản, nông sản gắn liền với các vùng nguyên liệu. Khuyến khích và ưu đãi hơn nữa các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp và đầu tư vào vùng núi, vùng sâu, vùng xa.
Thiết lập hệ thống quản lý có hiệu quả, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Xây dựng được hệ thống ngân hàng có hiệu lực nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp cũng như góp phần định hướng đầu tư. Giảm đến mức tối đa các thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Đơn giản hoá mọi khâu, mọi quy trình và ấn định thời gian trả lời đối với các nhà đầu tư, tạo sự tin tưởng cho họ. Hạn chế sự can thiệp của các cơ quan hành pháp, tránh hình sự hoá các quan hệ kinh tế của các doanh nghiệp, duy trì việc gặp gỡ, đối thoại thường xuyên giữa các cơ quan chức năng với các nhà đầu tư để kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện triển khai các dự án đầu tư có hiệu quả. Bên cạnh đó vẫn phải chú trọng khâu thẩm định các dự án, nhất là các dự án liên doanh để tránh thua thiệt cho phía Việt Nam.
3.2. Thu hút vốn đầu tư FII(FPI)
Việc thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO là một trong những giải pháp quan trọng để Việt Nam giải quyết các rào cản trong thu hút vốn đầu tư gián tiếp (FII). Ngoài ra, cần phải tính đến các giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa thu hút FII và hạn chế các tác động tiêu cực của dòng vốn này trong thời kỳ hậu WTO. Sau đây là một số giải pháp cụ thể:
- Cần sớm ban hành và thực thi Chính sách mở cửa thu hút đầu tư gián tiếp (FII), và xem xét nới lỏng phạm vi ngành nghề hoạt động và tỷ lệ nắm giữ cổ phần đối với các nhà đầu tư nước ngoài. - Thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đối với các doanh nghiệp nhà nước. - Thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm gia tăng tính minh bạch thị trường tài chính, gia tăng quy mô và chất lượng các sản phẩm tài chính. Sớm có những hướng dẫn cụ thể Luật chứng khoán. Khuyến khích phát triển các Công ty quản lý quỹ. - Tăng cường các kênh thông tin, quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới. - Tiếp tục chính sách tự do hoá tài sản vãng lai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự luân chuyển của dòng vốn. - Tăng cường an ninh tài chính, thực hiện các chính sách kiểm soát các dòng vốn khi cần thiết. Tăng cường phối hợp giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá và chính sách thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ngân hàng – tài chính - chứng khoán trong việc quản lý các dòng vốn nhằm đảm bảo sự an toàn, vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính.
. 3.3. Thu hút vốn ODA :
Chính phủ đã có những biện pháp siết chặt quản lí để sử dụng hiệu quả hơn vốn vay. Chỉ nên dùng số tiền Nhà nước vay được để phát triển hạ tầng cơ sở (kể cả giáo dục, y tế, khoa học) mới là lựa chọn khôn ngoan. Nhà nước không nên vay giúp hay bảo lãnh cho bất cứ doanh nghiệp
Cải tiến nội dung Danh mục các chương trình, dự án yêu cầu tài trợ đối với nhà tài trợ. Một cải tiến cũng rất quan trọng là làm rõ trách nhiệm trong việc công khai hoá thông tin về nguồn vốn ODA, điều kiện tài trợ, lịch biểu xem xét tài trợ của từng nhà tài trợ tương ứng để tất cả bộ, ngành, địa phương quan tâm đều có điều kiện tiếp cận một cách bình đẳng đến nguồn vốn này. Nhờ vậy, việc chuẩn bị chương trình, dự án sẽ được định hướng tốt hơn, tính thuyết phục của chương trình, dự án cao hơn trong quá trình vận động ODA.
KẾT THÚC
Thu hút đầu tư nước ngoài không phải chỉ là tạo một môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài vào kinh doanh mà qua đó còn phải tạo ra lực đẩy nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, gắn hiệu quả kinh doanh với lợi ích xã hội. Trong thời gian vừa qua chúng ta đã đạt những thành tựu đáng kể về việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại không ít những mặt hạn chế trong vấn đề thu hút vốn và sử dụng vốn.
Hơn nữaViệt Nam đã là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới - WTO vào ngày 7-11-2006. Cùng hòa nhịp vào niềm vui, niềm tự hào chung của cả dân tộc trong thời khắc thiêng liêng ấy, là những suy nghĩ về sự phát triển nền kinh tế nước nhà hậu WTO. Gia nhập WTO mở ra cho Việt Nam những vận hội mới, nhưng cũng đầy thách thức. Vào WTO là chấp nhận cạnh tranh, xem cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển. Thu hút vốn đầu tư, công nghệ tiến tiến… diễn ra ngày càng gay gắt hơn giữa các quốc gia.
Chính vì vậy chúng ta cần nghiên cứu sâu hơn nữa tác động của tình hình kinh tế thế giới vào Việt Nam. Từ đó có những biện pháp điều chỉnh hợp lý để tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta. Đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này để đẩy mạnh phát triển nền kinh tế.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy giáo.
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Anh Minh.
Lớp: Kinh tế chính trị 17
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ thì mối quan hệ kinh tế giữa các nước trên thế giới càng trở nên chặt chẽ và rất phức tạp, chúng tác động rất lớn đến sự phát triển của mỗi quốc gia. Với thực tế trên đòi hỏi mỗi quốc gia phải tích cực, chủ động tham gia hội nhập kinh tế với kinh tế khu vực và trên thế giới, nhằm khai thác có hiệu quả những thế mạnh của các nước khác để phát triển kinh tế trong nước. Một trong những hoạt động đó là xuất khẩu tư bản.
Xuất khẩu tư bản là một đặc trưng của chủ nghĩa tư bản độc quyền đã được V.I.Lênin nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra lý luận.Với vai trò quan trọng của xuất khẩu tư bản và sự cần thiết của việc thu hut vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam em đã chọn đề tài: “Hội nhập kinh tế quốc tế thời cơ và thách thức đối với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ”
Đề án gồm có 3 phần :
1.Lý luận vấn đề cơ bản của V.I.Lênin về xuất khẩu tư bản
2.Thực trạng về thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
3.Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Em xin chân thành cảm ơn PGS-TS Tô Đức Hạnh đã giúp em hoàn thành đề án này.Do trình độ có hạn đề án của em không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong thầy giáo góp ý, sữa chửa để đề án hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội , ngày 18 tháng 5 năm 2007
Danh sách mục lục tham khảo:
-Giáo trình Kinh tế chính trị
- Tạp chí kinh tế và phát triển .
-
-
-
-
-
-
-
-
-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
ĐỀ ÁN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
ĐỀ TÀI :
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM.
Người thực hiện : Phạm Thị Anh Minh Lớp : Kinh tế chính trị 17
Người hướng dẫn : PGS-TS Tô Đức Hạnh
Hà Nội – 5/2007
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35929.doc