Đề án Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2001 – 2005 ở Việt Nam và các giải pháp thực hiện

Chuyển dịch cơ cấu phải được nhân thức, thực hiện từ mọi ngành, mọi cấp, là công việc thường xuyên liên tục. Để làm sao nền kinh tế có thể nắm bắt tổng hợp tốt nhất tất cả các nguồn lực, các cơ hội từ trong và ngoài nước tạo ra. Chuyển dịch cơ cấu phải xây dựng cơ cấu cho chi tiết cho từng ngành, từng lĩnh vực trong nền kinh tế ở năm tới, đồng thời phải có cái nhìn xa hơn cho các năm sau này chuyển dịch cơ cấu đến tận những người dân. làm được như thế chắc chắn nền kinh tế nước ta sẽ phát triển nhanh, vững chăc đưa đất nước ta sớm “sánh vai được với các cường quốc năm châu” như sự mong đợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh kinh yêu của chúng ta.

doc45 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1819 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2001 – 2005 ở Việt Nam và các giải pháp thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bên cạnh phí hải quan hay chi phí cho các loại thuế dã quy định còn phải đóng rất nhiều loại “phi” dưới các hình thức khác nhau, mà nếu không nộp đủ thì hàng hoá sẽ bị ách tắc, doanh nghiệp phảo chịu chi phí lưu kho, mất cơ hội kinh doanh , làm tăng chi phí sản xuất và tăng giá thành sản phẩm. Chi phí để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế thường là rất lớn. Nhà nước chưa có cơ chế quản lý, hỗ trợ đủ mạnh để cung cấp thông tin và phương tiện giao dịch công cộng. Một trong những điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường thế giới là khả năng tiếp hỗ trợ xuất khẩu. Thêm vào đó là các thủ tục hành chính quá rườm rà mất nhiều thời gian, việc cấp giấy phép kinh doanh, quyết định cho thuê đất, vấn đề giải phóng mặt bằng thường kéo dài, quy chế đấu thầu còn nhiều bất cập, tình trạng hình sự hoá các giao dịch kinh tế còn nhiều phức tạp, phiền nhiễu… Hàng hoá Việt Nam cạnh tranh kém còn do trình độ thiết bị công nghệ lạc hậu. Ví dụ, ngành cơ khí, thiết bị cơ khí lạc hậu đến 4-5 thập kỷ so với mặt bằng thế giới. Hiên nay toàn bộ hệ thống công nghệ của ngành cơ khí Việt Nam sử dụng để sản xuất công cụ, hàng tiêu dùng, máy động lực… hầu hết đều ra đời từ trước thập kỷ 80 và có tới 30% có tuổi thọ hơn nửa thế kỷ. Trong nông nghiệp, thiếu công nghệ bảo quản và chế biến. Đến nay, khoảng 70% lượng hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô, làm cho giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu thấp. Và ngược lại các mặt hàng gạo cao cấp, cà phê, hạt điều đã qua chế biến của nước ngoài vẫn chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Tỷ lệ nội địa hoá của hàng Việt Nam thấp. Để sản xuất, các ngành phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Ví dụ để sản xuất giấy, các công ty phải nhập khẩu bột giấy, loại nguyên liệu này chiếm tới 70% giá thành sản phẩm. Đối với ngành dệt may 90% nguyên liệu là nhập khẩu và theo đó nguyên liệu này chiếm tới 60% giá thành sản phẩm. Tỷ lệ nội địa hoá ở các ngành xe máy, ôtô còn rất thấp. Đó là kết qủa của việc tổ chức cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ chưa được làm tốt. Cụ thể là ở lĩnh vực công nghiệp nhẹ còn chưa đa dạng về ngành hàng và tập trung khá nhiều vào một số lĩnh vực dẫn đến sự trùng lặp. Trong hơn 740 dự án còn hiệu lực có đến 300 dự án đầu tư vào ngành sợi, dệt, may, trên 60 dự án về sản xuất về sản xuất giầy dép và nguyên phụ liệu, 60 dự án về bao bì các loại và hơn 30 dự án về sản xuất kinh doanh túi sách… ước tính chỉ 3 nhóm ngành hàng trên chiếm hơn 3/4 tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp nhẹ do đó đã dẫn đến cạnh tranh gay gắt về đầu ra còn đầu vào thì phần lớn phải nhập khẩu. 1.4- CDCC ngành DV Các hoạt động dịc vụ, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông và các loại hình dịch vụ khác như tài chính ngân hàng, chuyển giao công nghệ… đều có bước phát triển đặc biệt ngành du lịch có bước phát triển mới, tiềm năng du lịch ở địa phương đã được khai thác có hiệu quả. Lượng hàng hoá trong lưu thông ở hầu hết các địa phương tăng khá, kể cả các tỉnh miền núi; giá cả thị trường ổn định. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ hàng hoá xã hội tăng 8,7%; khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 9,6%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 6,7%. Tổng doanh thu bưu chính viễn thông khoảng 14%; mật độ điện thoại đạt 5,2 máy trên 100 dân; khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng 7,5%. Công suất sử dụng phòng, buồng ở các khách sạn đạt trên 60%. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ chưa được cải thiện rõ rệt; dịch vụ vận chuyển chất lượng cao còn nhiều bất cập, tình trạng chậm giờ, bỏ tuyến trong vận chuyển hàng không chưa được khắc phục; tai nạn giao thông tiếp tục gia tăng, vận chuyển hành khách bằng phương tiện giao thông công cộng tại các thành phố lớn tăng chậm; dịch vụ ngân hàng, dịch vụ cá nhân và cộng đồng, dịch vụ khoa học và công nghệ, tư vấn; kinh doanh bất động sản… chạm phát triển. Một tình trạng bức xúc nhất là ngân hàng có tiền nhưng không cho vay được còn người kinh doanh muốn vay tiền nhưng không vay được. Đánh giá tổng quát: Năm 2003 nền kinh tế nước ta tiếp tục phát triển khá và ổn định; cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp có bước chuyển dịch tích cực, thuỷ sản phát triển khá, sản xuất công nghiệp và các hoạt động dịch vụ tăng khá cao. Chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Cơ cấu sản xuất chuyển dịch chưa kịp với yêu cầu của thị trượng nhất là việc khắc phục kém về chất lượng và giá cả cao; chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp còn mang tính tự phát chưa thật sự chủ động, còn nhiều bấp bênh, rủi ro; việc quy hoạch, xác định từng sản phẩm để đầu tư, kể cả đầu tư chiều sâu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong công nghiệp tíên hành còn chậm; chi phí sản xuất cao vàcó xu hướng tăng lên; thiếu thông tin thị trường; đóng góp của khoa học công nghệ và tăng năng suất chất lượng, giá trị sản phẩm còn ít. 2. Những thuận lợi và khó khăn cho năm tiếp theo 2.1. Những thuận lợi Những thành tựu về kinh tế, xã hội đạt được trong những năm đổi mới đã tạo nhiều thuận lợi cơ bản cho các năm tiếp theo; nguồn lực vất chất, trí tuệ và tinh thần của đất nước, nhân dân ta còn nhiều tiềm năng; năng lực sản xuất và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế tăng lên đáng kể; nền kinh tế nước ta đang chuyển sản xuất, bước đầu thích nghi hơn với những biến động của thị trường trong nước và quốc tế. Việc triển khai các chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội IX cũng như việc sửa đổi, bổ sung một số điều củ hiến pháp năm 1992 mở ra bước tiến mới trong cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước, cải thiện mạnh mẽ quan hệ giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân sẽ là nhân tố quan trọng đẩy nhanh tiến trình đổi mới kinh tế, xã hội; tạo ra những động lực mới để huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Tiến độ sắp xếp; đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả khu vực doanh nghiệp nhà nước theo nghi quyết trung ương 3 (khoá IX) sẽ được đẩy mạnh thực hiện, cùng với việc tiếp tục thực hiện tốt Luật Doanh nghiệp, khuyến khích phát triển mạnh các doanh nghiệp trong các thành phàn kinh tế sẽ phát huy nội lực nhiều hơn cho phát triển kinh tế – xã hội. Trong bối cảnh tình hình thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp, sự ổn định chính trị - xã hội của nước ta vạư cải thiện đáng kể môi trường đầu tư, kinh doanh trong những năm qua là một lợi thế lớn, cần tận dụng, sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hợp tác kinh tế , thương mại ở nước ngoài, đẩy nhanh thu hút đầu tư và du lịch quốc tế. Mặt khác việc thực hiện thoe một số tiến trình chủ động vàhợp lý các cam kết đối với cơ chế hợp tác song phương và đa phương mà nước ta đã tham gia, trước hết là các cam kết trong khuôn khổ ASEAN,. APEC, ASEM… sẽ tạo ra những khả năng mới để mở rộng và đa dạng hoá mạnh mẽ các mối quan hệ kinh tế quốc tế và khu vực. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được thông qau sẽ cho phép tăng dung lượng của hàng hoá nước ta trên thị trường Mỹ, nhất là hàng nông , thuỷ sản, dệt may, da giày… 2.2. Những khó khăn ở trong nước, cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực chưa chuyển dịch kịp thời theo sự biến động nhanh của nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh của toàn nền kinh tế cũng như của từng ngành, từng sản phẩm chưa được cải thiện đáng kể, chuyển dịch cơ cấu lao động chậm. Khả năng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp khá xa so với nhu cầu. Bên cạnh đó, kinh tế thế giới còn diễn biến không thuận lợi và phức tạp; Những khó khăn lớn có thể vẫn kéo dài và ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội nước ta: Các nền kinh tế lớn trên thế gối và trong khu vực đều giảm mạnh tốc độ phát triển. Sau sự kiện 11/9/01 ở Mỹ, sẽ càng khó khăn hơn, khả năng hồi phục sẽ bị chậm lại ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng kinh tế nước ta, nhất là trên lĩnh vực xuất khẩu thu hút vốn bên ngoài và du lịch quốc tế. Việc thực hiện các cam kết quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế, bên cạnh việc mang lại nhiều thuận lợi quan trọng, cũng sẽ đặt các doanh nghiệp nước ta trước sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nước ngoài ngay trên thị trường nội địa. Dự báo thi trường thế giới về nông sản và hàng công nghiệp tiêu dùng chủ yếu cho thấy sẽ không có những thay đổi cơ bản trong hai năm tới, giá cả rên thị trường thế giới chưa tăng lên đáng kể. Do đó , các mắt hàng xuất khẩu chủ lực cả nước ta như gạo, cà phê, cao su, chè, dệt may, giày dép… sẽ tiếp tuịc phải đối mặt với tình trạng giá xuất khẩu thấp; thu nhập nền kinh tế nước ta nói chung và nông dân nói riêng sẽ tăng chậm. Ngoài ra, việc Trung Quốc có 1,2 tỉ dân (dân số lớn nhát thế giới), một số đất nước đang trên đà phát triển cao, ổn định nhất thế giới và biên giới giáp với chúng ta vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO cũng tạo cho chúng ta những cơ hội thách thức rất lớn một thị trường đánh giá là “thượng vàng hạ cám” đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu đưa ra được cơ cấu ngành, cơ cấu sản phẩm phát huy những điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của nền kinh tế có thể hoạt động hiệu quả. 3. Nguồn lực chủ yếu cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành trong thời kỳ 2001-2005 3.1 Vốn đầu tư cho phát triền Theo tính toán ban đầu,khả năng huy động của nguồn vốn cho đầu tư phát triển trong 5 năm tới vào khoảng 830-850 nghìn tỉ đồng (theo giá năm 2000), tương đương 59-61 tỉ USD tăng khoảng 11-12%/năm, trong đó nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 2/3. Tỷ lệ đầu tư so với GDP chiếm khoảng 31-32% bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế 7,5%/năm và có công trình gối đầu cho kế hoạch 5 năm tiếp theo. Trong tổng số vốn đầu tư xã hội, đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước chiếm 20-21%; đầu tư bằng tín dụng nhà nước chiếm 17-18%; khu vực doanh nghiệp nhà nước đầu tư chiếm 19-20%; khu vực dân cư, doanh nghiệp tư nhân đầu tư trực tiếp 24-25%; đầu tư trực tiếp nước ngoài thoe dự báo và tính toán ban đầu dự kiến đưa và thực hiện chiếm 16-17%. Toàn bộ nguồn vốn bên ngoài có thể thu hut cho đầu tư phát triển là 18-20 tỷ USD trong đó; Khả năng thu hút nguồn ODA trong 5 năm tới ODA khoảng 10-11 tỷ USD, FDI khoảng 9-10 tỷ USD. Ngoài ra còn khả năng thu hút các nguồn khác khoảng 1-2 tỷ USD. 3.2. Thực trạng lao động Tại thời điểm 01/07/01, dân số nước ta là 78,7 triệu người, tăng 1 triệu so với năm 2000, trong đó dân số khu vực thành thị là 19,2 triệu người (24,4%): dân số khu vực nông thôn là 59,5 triệu người (75,6%). Hộ thuần nông ở khu vự nông thôn vẫn cao (68,26%). Về độ tuổi lao động, tính chung trong toàn quốc, số người dưới tuổi lao động là 30,35%, trong độ tuổi lao động là 59,25% và trên độ tuổi lao động là 10,40%, các nhóm tuổi có tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế cao nhất là từ 35-39 tuổi, tiếp đến là nhóm 25-29 tuổi; 40-44 và 45-49… cơ cấu lao động năm 2001 so với năm 2000 vẫn chuyển dich theo hướng tích cực,tỷ lệ lao động trong nhóm ngành nông thôn, lâm, ngư nghiệptiếp tục giảm; công nghiệp, xây dựng, dịch vụ tăng nhanh. Trình độ học vấn của lao động tương đối cao: 78% tốt nghiệp tiểu học trở lên; 36,5% lao động thường xuyên ở thành thị đã tốt nghiệp từ PTTH trở lên. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động còn rất thấp, 83% không có chuyên môn kỹ thuật. Cơ cấu trình độ của lao động rất bất hợp lý. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật hiện nay ở Việt Nam là 1-1,6-3,6 so với mức bình quân của thế giới là 1-4-20. Tỷ lệ thất nghiệp giảm chậm 6,4% năm 2000 xuống còn 6,28% năm 2001. tỷ lệ sử dụng thời gian lao động còn thấp. Số tỉnh cótỷ lệ sử dụng thời gian lao động dưới 75% vãn còn tới 67,21% trong tổng 61 tỉnh thành phố. Chương III Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành thời kỳ 2001-2005 1 các quan điểm : Quan điểm1: coi chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vừa là vấn đề cần thiết phait định hướng vừa là động lực, là điều kiện để thực hiện các chiến lược về phát triển kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu ngành nói riêng sẽ làm thay đổi tốc độ tăng trưởng, nếu nhuyển dụch cơ cấu theo phù hợp với hững điều kiện về nguồn lự của đất nước như vị trí địa lý, điều kiện tài nguyên, đặc biệt trong thời đại ngày nay là nguồn lực lao động và vốn đầu tư cùng với đó biết tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài như xu thế hoà bình hợp tác, cách mạng kho học công nghệ và đặc biệt là xu thế toàn cầu hoá đang trở thành xu thế chủ đạo sẽ thúc đẩy kinh tế ăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phù hợp sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững. Từ đó chúng ta đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, văn hoá của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Từ đó chúng ta có nguồn lực để công nghiệp hoá hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu lao động..v.v… và quay trở lại cơ cấu nền kinh tế một cách phù hợp với những điều kiện mới của đất nước. Quan điểm 2: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải phù hợp với xu thế phát triển. * Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Phát huy mọi nguồn lực để phát triển nhanh và có hiệu quả những sản phẩm, ngành, lĩnh vực mà nước ta có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu không ngừng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước. tăng nhanh năng xuất lao động xã hội và nâng cao chất lượng tăng trưởng. Triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển. Tăng nhanh năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ, ngâng cao chất lượng và hiệ quả giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. đẩy mạnh việc ứng dụng có hiệu quả các côg nghệ nhập khẩu. Đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những ngành lĩnh vực then chốt để tạo bước nhẩy vọt về công nghệ và kinh tế, tạo tốc độ tăng trưởng vượt trội ở những sản phẩm và dịch vụ chủ lực. Công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá ngay từ đầu và trong suốt giai đoạn phát triển. Nâng cao hàm lượng chi thức trong các nhân tố phát triển kinh tế, từng bước phát triển kinh tế tri thức ở nước ta. Phát triển kinh tế gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường thiên nhiên, dữ gìn đa dạng sinh học. Chủ động phòng chánh và hạn chế tác động xấu của thiên tai. Coi yêu cầu về môi trường là một tiêu trí quan trọng đánh giá các giải pháp phát triển. * Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tạo động lực, giải phóng và phát huy mọi nguồn lực. Tiếp tục đổi mới sâu rộng, đồng bộ về kinh tế, xã hội và bộ máy nhà nước hướng vào hình thành và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng và phát triển mịnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của dân tộc, tạo động lực và nguồn lực phát triển nhanh, bền vững. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo. Tập trung tháo gỡ mọi vướng mắc, xoá bỏ mọi trở lực để khơi dậy nguồn lực to lớn trong nhân dân, cổ vũ các nhà kinh doanh và mọi người dân ra sức làm dàu cho minh và cho đất nước. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút tốt hơn và sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài. Nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng, gắn kết với nhau thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước. * Phát triển mạnh những ngành đang có lợi thế về lao động và tài nguyên cùng với quá trình phát triển những ngành công nghệ cao. Phát triển mạnh những ngành công nghiệp đang có lợi thế về lao độngvà tài nguyên, tạo ra được nhiều việc làm cho người lao động tăng thu ngoại tệ, góp phần cait thiện cán cân thương mại. Đó là nhóm ngành nông sản, thuỷ sản như gạo, cà fê, cao su tự nhiên, thuỷ sản… và những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như may mặc, da dầy. Lợi thế của những sản phẩm này đang bị thu hẹp. Do đó càng chú ý nâng cao khả năng cạnh tranh bằng việc đầu tư và công nghệ cao cho toàn bộ quá trình từ sản xuất đến chế biến, bảo quản,vận chuyển và tiêu thụ. Phát triển những ngành công nghiệp quan trọng, có sức cạnh tranh trong thời gian tiếp theo như: điện- điện tử, cơ khí, công nghệ thông tin. Trong đó công nghệ thông tin phải trở thành ngành mũi nhọn trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. * coi trọng thị trương trong nước và ngoài nước. Từ kinh nghiệm của nước ta, các nước trong khu vực và trên thế giới cho thấy chúng ta phải coi trọng quan điểm này, đặc biệt với nước ta với dân số tương đối lớn nhưng tiềm lưc kinh tế hạn chế, khả năng cạnh tranh của hàng hoá còn thua kém nhiều nước, nhiều mặt hàng còn đang thua ngay trên “sân nhà” thì cần áp dụng mô hình hỗn hợp một cách hợp lý, hiệu quả chánh cực doan hướng nền kinh tế theo một hướng thuần tuý, phải vừa phát huy lợi thế so sánh trong việc phát triển các ngành xuất khẩu, đồng thời phát triển thị trường trong nước. Tức là chúng ta phải chuyển dịch cơ cấu hợp lý theo yêu cầu của tiến trình hội nhập và các thời kỳ khác nhau trong chu kỳ sản phẩm. Quan điểm 3: xây dựng cơ cấu pù ợp với xu thế của thế giới. * Hướng hội nhập: Hiện nay xu thế xu thế quốc tế hoá tác động đến tất cả các nền kinh tế trên thế giới và đang chuyển sang một hình thức phát triển cao hơn đó là xu thế toàn cầu hoá cùng với đó là xu thế hoà bình hợp tác, sự phát triển như vũ bão của kho học công nghệ. Đó là những xu thế khách quan mỗi quốc gia đề phải biết nắm bắt những cơ hội và đẩy lùi những thách thức khó khăn. Những thuận lợi chúng ta được tiếp nhận đặc biệt phai chuyển đến sụ chuyển giao công nghệ tiên tiến và vốn từ nước ngoài, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu, rút ngăn nhanh khoảng cách với các nước phát triển. + trước hết về công nghệ máy móc và công nghệ quản lý: chúng ta cần lựa chọn hợp lý những công nghệ, máy móc phù hợp với trình độ khai thác sử dụng và khả năng về vốn trong điều kiện hiên tại và tương lai, tránh tình trạng nhập những công nghệ quá lạc hậu hoặc qua cao, giá cả không phù hợp. + về vốn: tạo môi trường đầu tư thông thoáng, đơn giản các thủ tục, phát triển, lành mạnh hoá các thị trường lôi kéo các nhà đầu tư làm ăn lâu dài tại Việt Nam. * hướng công nghệ hoá hiện đại hoá Con đường công nghệ hoá, hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừ có những bước nhẩy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt được trình độ công nghệ tiên tiên, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học; đẩy mnhj thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá tranh thủ ngày càng nhiều hơn những thành tựu về khoa học công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ về đường lối, chính sách: có kết cấu hạ tần hiện đại và có một số ngành công nghiệp nặng then chốt có năng lực nội sinh về khoa học công nghệ. * Tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ giảm tỉ trọng nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế nước ta còn lạc hậu tỉ trọng nông ngiệp còn cao trong khi đó sản xuất nông nghiệp có năng xuất ngày càng tăng và xản phẩm nông nghiệp có nhu cầu ngày càng giảm do đời sống ngày càng cao. Vì vậy, chúng ta cần giảm tỷ trọng của ngành này. Nhu cầu về các hàng hoá công nghiệp và dịch vụ càng tăng. Do đó chúng ta cần tăng tỉ trọng những ngành này. - Tỷ trọng của nông nghiệp sẽ giảm dần qua các năm đến năm 2005 chỉ còn 20- 21% trong cơ cấu GDP. Trong đó giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi; giảm tỷ trong lâm nghiệp; tăng tỷ trọng thuỷ sản; giảm tỷ trọng của nguồn trồng trọt và lâm nghiệp tương đối so với các ngành khác nhưng vẫn tăng về tuyệt đối. Tăng tỷ trọng ngành có gí trị xuất khẩu cao. - Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp đi từ các ngành công nghiệp dựa trên lợi thế so sánh về lao động tài nguyên sang các ngành công nghiệp chế biến sâu hơn. Phát triển các ngành công nghiệp đi sau lên kết chặt chẽ và bền vững với các ngành đi trước. Nâng dần trình độ công nghệ, tranh thủ đi nhanh đi thẳng vào công nghệ hiện đại, công nghệ cao. Phát huy lợi thế về nguồn nhân lực có trình độ cao. Phát triển các loại hình dịch vụ: thương mại, tài chính ngân hang, du lịch vụ hàng hải… đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống phù hợp với xu hướng của kinh tế thị trường hiện đại, góp phần chuyển dịc nhanh cơ cấu kinh tế cơ cấu lao động. Quan điểm 4: Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế- xã hội cao trong phương án chuyển dịch cơ cấu ngành Đây là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của phương án chuyển dịch cơ cấu. Bao gồm mục tiêu sau: - Chuyển dịch cơ cấu ngành phải tạo ra dược giá trị gia tăng cao - Chuyển dịch cơ cấu phải sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực. + đem lại tỷ lệ lợi nhuận cao nhất. + Sử dụng hiệu quả nguùn nhân lực: tăng tổng năng xuất lao động toàn xã hội giảm thấp nhất tỷ lệ thất nghiêp, tăng cao nhất thời gian sử dụng lao động. + Sử dụng chiệt để năng suất máy móc; khai thác tối đa tính năng, tác dụng của máy móc. Quan điểm 5: Chuyển dịch cơ cấu ngành phải đồng bộ - Chuyển dịch cơ cấu phải được nhận thức ở mọi ngành, mọi cấp, mọi người dân. - Chuyển dịch cơ cấu ngành phải đồng bộ với cơ cấu cơ quan cấu thành phần kinh tế. - Chuyển dịch cơ cấu ngành phải phù hợp với chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn, với trình độ công nghệ. - Chuyển dịch cơ cấu mỗi ngành phải tính dế sự chuyển dịch cơ cấu của các ngành khác. Phải tận dụng được hiệu quả, sản phẩm của các ngành khác. II. Định hướn chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 1. Định dạng cơ cấu và lựa chọn một số ngành trọng điểm, mũi nhọn. Dựa trên những quan điểm cơ bản và tình hình thực tế của các ngành cũng như những cam kết Việt Nam đã đưa ra, trong định hướng chuyển dịch cơ cấu các ngành đến năm 2010, phân cách ngành theo 3 nhóm: nhóm có năng lực cạnh tranh; nhóm có năng lực cạnh tranh trong tương lai với điều kiện được hỗ trợ có thời hạn và tích cực nân cao năng lực cạnh tranh và nhom ngành hiện nay có khả năng cạnh tranh trấp cách phân nhóm này là phù hợp với phương án xây dựng cam kết về hàng rào thuế quan theo cách đặt vấn đề coi ASEAN/ AFTA là khu vực được Việt Nam dành ưu đãi hơn. Cách phân nhóm ngành này còn là cơ sỏ để xây dựng các mức thuế xuất ràng buộc cho đàm phán ra nhập WTO. Thứ nhất, đối với nhóm ngành có năng lực cạnh tranh. Đây là các ngành có lợi thế so sánh dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguồn lao động, chủ yếu là ngành nông nghiệp – thuỷ sản như gạo, cà fê, điều, chè, cao su tự nhiên, thuỷ sản và các ngành công nghiệp dệt may, da dày. Tuy nhiên, lợi thế của những ngành này về giá rẻ đang bị thu hẹp dần sau khủng hoảng tài chính khu vực với sự mất giá các đồng bản tệ ở nhiều nước. Cũng có nguy cơ những lợi thế so sánh này tiếp tục bị giảm sút trong những năm tới khi các nước trong khu vực phục hồi được nền kinh tế. Tận dụng được lợi thế so sánh, thời gian qua Việt Nam chủ yếu xuất khẩu những mặt hàng trên. Đối với hầu hết các mặt hàng trong nhóm này, khả năng xuất khẩu chưa đạt tới mức giới hạn, trừ mặt hàng may mặc hiện đang phụ thuộc vào hạn ngạch của các nước nhập khẩu và gạo chịu hạn ngạch vì lý do an ninh lương thực đây là nhóm ngành ít bị ảnh hưởng của việc hội nhập quốc tế, mà ngược lại còn có cơ hội tốt để mở rộng thị trường quốc tế với nhu vầu tiêu dùng tương đối ổn định (đa số các mặt hàng là tiêu dùng hàng ngày). Tuy nhiên, giá trị gia tăng được tạo ra trong nhóm ngành hàng này không cao, do đó cần chú ý giảm giá thành sản phẩm. Để nâng co khả năng cạnh tranh, mở trồn thị trường đối với những mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu, việc chuyển dịch cơ cấu của từng ngành hàng trong nhóm này cần tập trung vào các công việc sau: - Xây dựng chiến lựơc thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá thị trường, đẩm bảo thị trường lâu dài coa quy mô thích hợp. Xây dựng hệ thống thông tin, dự báo sự biến động của thị trường. Thành lập trung tâm xúc tiến thương mại đối với từng mặt hàng. - Hoàn thiện hệ thống chính sách thương mại và cơ chế điều hành xuất nhập khẩu theo hướng hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính đơn thuần; đơn giản hoá vrà rút ngắn thaời gian làn các thủ tục liên quan đến hoạt động suất – nhập khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. - Nâng cấp hạ tầng cơ sở, bao ngồm cả hệ thống dịch vụ chuyên môn có liên quan như ngân hàng, tư vấn quản lý và tư vấn pháp luật. - Nâng cao công nghệ đối với toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, dịch vụ, chú trọng tính chất đồng bộ trong đầu tư giữa các khâu sản xuất, chế biến, cung cấp nguyên liệu. Việc cát giảm thuế quan có thể tiến hành với tốc độ nhanh, trong thời gian ngăn với nguyên tắc hành sơ chế chịu thuế quan thấp hơn hàng chế biến; nguyên liệu chịu thuế thấp hơn thành phẩm; nhưng mức chênh lệch thuế này là thấp. Thứ 2, đối với nhóm ngành hàng có khả năng cạnh tranh trong tương lai với điều kiện được hỗ trợ có thời gian và tích cực nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây là nhóm ngành hàng trước mắt còn gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng nhập khẩu, nhưng có khả năng nâng cao được cạnh tranh nếu hiện tại được hưởng những hỗ trợ nhất định. Đa số trong nhóm này là công nghiệp chế biến như rau quả - thực phẩm chế biến - điện tử, cơ khí, hoá chất, xi măng. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của nhóm mặt hàng này, dưc vững và mở rộng thị phần trong nước so với mặt hàng nhập khẩu, cần xác định đúng dướng phát triển và áp dụng các biện pháp hỗ trợ thích hợp, kịp thời cùng với mức độ bảo hộ hợp lý các giải pháp cần thực hiện là: - Xây dựng chiến lược phát triển dựa trên cơ sở phân tích các thế mạnh cũng như điểm yếu hiện có so với sản phẩm nhập khẩu. - Hỗ trợ đổi mới công nghệ, chú trọng đầu tư chiều sâu. Thành lập trung tâm công nghệ ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp. Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và phát triển đối với sản phẩm mới thông qua các trung tâm công nghệ, các tổng công ty và doanh nghiệp. - Thực hiện chế độ bảo hộ ở mức trung bình đối với các ngành như hoá chất xi măng… và bảo hộ cao với điện - điện tử, cơ khí. - Cải thiện môi trường đầu tư để mở rộng khả năng thu hút vốn từ nhiều nguồn, cả nguồn trong nước và ngoài nước như miễn thuế đối với máy móc, thiết bị xây dựng cơ bản hình thành dự án, miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu thô cho các dự án thuộc khu vực khuyến khích. - Thực hiện yêu cầu nội địa hoá thông qua biện pháp thuế quan, đơn giản hoá thủ tục hải quan, rút ngắn thời hạn cấp giấy phép đầu tư, cải tiến thủ tục cấp giấy phép lao động đối với lao động nước ngoài. - Khu vực dịch vụ nói chung cũng có thể xếp vào nhóm ngành có khả năng cạnh tranh có điều kiện. Mặc dù có những điểm chung như chú trọng công tác đào tạo, nâng cao kỹ năng quản lý và lao động, áp dụng những tiêu chuẩn vào thông lệ quốc tê… nhưng việc chuyển dịch cơ cấu có những đặc thù riêng: Một số lĩnh vực dịch vụ đòi hỏi nhiều vốn, công nghệ hiện đai; một số mang tính độc quyền cao một số lại nhạy cảm với các vấn đề chủ quyền quốc gia và bản sắc dân tộc do vậy, cần có những nghiên cứu cụ thể trước hết là những lĩnh vực dịch vụ đã cam kết hợp tác trong ASEAN: hàng không, kinh doanh dịch vụ, tài chính, vận tải biển, viễn thông và du lịc. Thứ 3, đối với những nhóm ngành hàng hiện đại, khả năng cạnh tranh thấp, đây chủ yếu là những ngành hàng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại là ít phụ thuộc vào lao động và điều kiện tự nhiên. hiện tại với nguồn vốn hạn chế, công nghệ lạc hậu là những khó khăn cho việc nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm như công nghiệp giấy, đường, luyện kim, hoá chất. Do đó, những ngành thuộc nhóm này cần có biện pháp thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu. Trước mắt tập trung vào: - Đầu tư đồng bộ các ngành sản xuất cụ thể để có thể sản xuất được các thiết bị chính xác. Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ cao và công nhân lành nghề. - Khuyến khích các nhà đàu tư nước ngoài chuyển dao công nghệ tiên tiến. - Duy trì bảo hộ ở mức độ thấp điều cần chú ý là cách phân nhóm theo 3 loại trên chỉ có tính chất tương đối, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể chuyển hoá khả năng cạnh tranh giữa các ngành. 2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu các ngành Dạng cơ cấu ngành trong thời kỳ này là công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ Các chỉ tiêu định hướng phat triển kinh tế chủ yếu: Đưa GDP năm 2005 gấp 2 lần so với năm 1995. Nhịp độ tẳn trưởng bình quân hàng năm thời kỳ 5 năm 2001 – 2005 là 7,5%, trong đó nông, lâm, ngư ngiệp tăng 4,0 – 4,5% công nghiệp và xâu dưng tăng 10,8% dịch vụ tăng 6,2% - Giá thị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,8%/năm. - Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 13%/năm - Giá trị dịch vụ tăng 7,5%. - Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đến năm 2005 dự kiến: - Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp 20 – 21%. - Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng khoảng 38 – 39%. - Tỷ trọng các ngành dịch vụ 41 – 42%. 2.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP sẽ giảm dần từ 24,3%/măm năm 2000 xuống còn 20 – 21% năm 2005; Cơ cấu trong nội bộ nông, lâm,ngư nghiệp có sự chuyển biến tăng tỷ trọng nhành có giá trị sản xuất và xuất khẩu cao. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng binh quân 4,8%/năm. Đến năm 2005, ngành nông nghiệp chiếm khoảng 75 – 76% giá trị sản xuất toàn ngành, lâm nghiệp khoản 5 – 6%, thuỷ sản khoảng 19 – 20%. Xây dựng các vùng sản xuâta hàng hoá chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế về khí hậu, đất đai và lao động của từng vùng, từng địa phương. ứng dụng nhanh khoa học và công nghệ vào sản xuất, nhát là ứng dụng công nghệ sinh học; gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến; gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, hình thành sự liên kết nông – công nghiệp – dịch vụ ngay trên địa bàn nôg thôn. Tích cực khai hoang mở rộng diện tích canh tác ở những nơi còn đất hoang háo chua được sử dụng, phân bố lại lao động dân cư; dảm nhẹ tác động của thiên tai đối với sản xuất. Phát triển mạnh ngành nghề và kết cấu hạ tần ở nông thôn, tạo thêm việc làm mới để chuyển lao động sang làm ngành, nghề phi nông nghiệp, nâng cao đời sống của dân cư nông thôn. Phấn đấu đến năm 2005 thu nhập binh quân của nông dân gấp 1,7 lần so với hiện nay; không còn hộ đói, giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo. Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất lương thực theo hướng thâm canh, tăng năng xuất và tăng nhanh lúa đặc sản, chất lượng cao. Sản lượng lương thực có hàng năm năm 2005 dự kiến 37 triệu tấn, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tập chung phát triển cây công nghiệp chủ lực có khả năng cạnh tranh như cao su cà cà fê, chè, điều… ngoài ra cần đặc biệt chú trọng phát triển các loại rau quả và các sản phẩm đặc trưng khác. Phát triển chăn nuôi, dự kiến năm 2005, sản lượng thịt hơi các loại khoảng 2,5 triệu tấn. Hướng chính là tổ chức lại sản xuất, khuyến khích phát triển hộ huặc nông trại chăn nuôi quy mô lớn; đầu tư đàn giống, tăng cường công tác thú y; chế biến thức ăn chăn nuôi; phát triển đàn bò thịt, sữa; tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Bảo vệ và phát triển rừng, tiếp tục thực hiện dự án 5 triệu Ha rừng. Tăng nhanh diện tích trồng rừng mới, kết hợp với khoanh nuôi, bảo vệ tái sinh rừng. Trông mới 1,3 triệu Ha rừng tập trung, nâng cao độ che phủ rừng lên khoảng 38 – 39% vào năm 2005; hoàn thành cơ bản công tác định canh định cư và ổn định đời sống nhân dânh vùng núi. Phát triển khai thác hải sản xa bờ và điều chỉnh nghề cá ven bờ hợp lý. Đầu tư phát triển mạnh ngành nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng vùng nuôi trồng tập trung gắn với phát triển công nghiệp chế biến chất lượng cao; đẩy mạnh nuôi tôm xuất khẩu theo phương thức tiến bộ, bảo vệ môi trường. Xây dựng đòng bộ công nghiệpkhai thác cả về đội tầu cảng, bến cá, đóng và sửa tầu thuyền, dệt lưới, dịch vụ hậu cần, an toàn trên biển. Phấn đấu đạt sản lượng thuỷ sản năm 2005 vào khoảng 2,4 triệu tấn, giá trị xuất khẩu thuỷ sản khoảng 2,5 tỷ USD. Phát triển mạng lưới thuỷ lợi, bảo đảm cải tạo đất, thâm canh tăng vụ và khai thác các vùng đất mới. Xây dựng và củng cố hệ thống đê biển và các công trình ngăn mặn, thuỷ lợi cho nuôi chồng thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long. Kiên cố hoá các tuyến đê sung yếu; tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương. Phấn đấu đến năm 2005 đưa năng lực tưới lên 6,5 triệu Ha gieo trồng lúa và 1,5 triệu Ha rau mầu, cây công nghiệp (tăng 60 vạn ha) Phát triển nhanh cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn tiếp tục đầu ư xây dựng đường giao thông dến hơn 500 xã huyện chua có đường ô tô đến trung tâm,mở rộng mạng lưới cung cấp điện, thực hiện tốt chương trình quốc gia về nước sạch, vệ sinh môi trương nông tôn. Mở mang các làng nghề, phát triển các diểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đưa công nghiệp cơ chế và chế biến về nông thôn và vùng nguyên liệu; phát triển lĩnh vực dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật, trao đổi nông sản hàng hoá ở nông thôn… tăng nhanh việc làm cho khu vực khi nông nghiệp. 2.2 Định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp chuyển dịch cơ cấu công nghiệp với nhịp độ cao có, có hiệu quả, coi trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến và tiến tới hiện đại hoá từng phần các ngành sản xuất công nghiệp. Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, chú trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. xây dựng có chọn lọc, có điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường, và hiệu quả một số cơ sở công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất. Phát triển mạnh công nghiệp công nghệ cao nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử. Phát triển một số cơ sở công nghiệp quốc phòng cần thiết. Kết hợp hài hoà giữa phát triển công nghiệp đáp ứng yêu càu trong nước và xuất khẩu; cõ những biện pháp bảo hộ hợp lý, bảo đảm công nghiệp phát triển với lhả năng cạnh tranh cao, thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đàu tư phát triển sản xuất công nghiệp với nhiều quy mô, nhiều trình độ; chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phù hợp với định hướng chung và lợi thế của từng vùng, từng địa phương; trước hết tập trung cho công nghiệp chế biến, công nghiệp sử dụng nhiều lao động và công nghiệp sản xuất hàng hoá xuất khẩu, phát triển mạnh mẽ tiểu thủ công nghiệp. Giá trị sản xuất công ghiệp tăng bình quân 13,5% * Định hướng phát triển một số ngành công nghiệp Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, phát triển mạnh theo hướng đầu tư công nghệ hiện đại, sản xuất ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước; chú trọng các mặt hàng như chế biến hải sản chế biến lương thực, thực phẩm… phấn đấu năm 2005 đạt 8-10 lít sữa/người/năm và đưc kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gấp 2 lần so với năm 2000 nâng cao tỉ lệ sử dụng nguyên liệu trong nước lên 20%. Ngành giấy, ngành dệt may, ngành công nghệ điện tử và thông tin, viễn thông, ngành cơ khí, ngành dầu khí ngành điện thực hiện đầu tư chiếu sâu, mở rộng quy mô sản xuất, đổi công nghệ hiện đại hoá các cơ sở sản xuất. Ngành than mở rộng tiêu thụ than trong và ngoài nước để nhu cầu sử dụng than, bố trí sản xuất than hợp lý giữa cung và cầu. Dự kiến sản lượng than năm 2005 khoảng 15-16 triệu tấn. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy xi măng để đưa vào khai thác trong 5 năm tới; nghiên cứu xây dựng với một vài nhà máy xi măng để tăng thêm 8-9 triệu tấn công suất dự kiến tổng công suất đạt trên 24,5 triệu tấn. Ngành hoá chất phân bón, nghiên cứu các điều kiện để sớm khởi công xây dựng nhà máy sản xuất DAP công suất 33 vạn tấn diamon phốt phát; tăng lực lượng khai thác và tuyển quặng Apatit lên 76 vạn tấn/năm đưa tổng năng lực sản xuất phân lân các loại đến năm 2005 khoảng 2,2 triệu tấn dự kiến sản lượng phân ure năm 2005 vào khoảng 80 – 90 vạn tấn. Ngành thép tiếp tục triển khai đàu tư chiều sâu các co sở luyện và cán thép. Khai thác và chế biến các loại khoáng sản, phát triển công nghiệp khai thác. đầu tư khai thác và tuyển quặng đồng, khai thác Imenhit, dá quý, vàng, đất hiếm, xây dựng nhà máy luyện kẽm Thái Nguyên, luyện đồng ở Lào Cai. 3. Định hướng các ngành dịch vụ Đa dạng hoá các ngành dịch vụ, mở rộng thị trường tieu thụ các sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống xã hội. Phát triển thương mại, cả nội thương và ngoại thương, đảm bảo hàng hoá lưu thông thông suốt trong thị trường nội địa và giao lưu buôn bán với nước ngoài. chú trọng công tác tiếp thị và mở rộng thị trương nông thôn, thị trường miền núi; tạo liên kết chặt chẽ giữa các vùng trong nước. Củng cố thương mại nhà nước; tăng cường vai trò điều tiết của nhà nước. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên thị trường khoảng 11 – 14%/ năm. Nâng cao chất lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động du lịch. Liên kết chạt chẽ các ngành liên quan đến hoạt động du lịch để đàu tư phát triển một số khu du lịch và trọng điểm; đưa ngành du laịch thành một nganh kinh tế có mũi nhọn phát triển và đa dạng hoá các loại hình và các điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, lịch sử, thể thao hấp đẫn du khách trong và ngoài nước. xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất và đẩy mạnh hợp tác với các nước trong hoạt động du lịch. Nâng cao chất lượng, tăng khối lượng và độ an toàn vận tải khách, hàng hoá trên các loại hình vận tải; có biện pháp tích cực để giải quyết tốt vận tải khách công công ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, phấn đấu giảm thiểu tai nạn giao thông… nâng thị phần vận tải quốc tế bàng hành không, đường biển… khối lượng luân chuyển hàng hoá tăng 9 – 10%/năm. Luân chuyển hành khách tăng 5 – 6%/năm. Nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông. năm 2005 mật độ điện thoại đạt 7 - 8 máy /100 người. Phổ cập dịch vụ điện thoại đến 100% sôs xã trong toàn quốc. Phát triển nhanh các loại hình dịch vụ tài chính ngân hàng, kiểm toán ngành tư vấn pháp luật, dịch vụ trí tuệ, tin học, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao… Nhịp độ tăng trưởng binh quân giá trị fia tăng các ngành dịch vụ trên 7,5%/năm III. các giải pháp thực hiện 1. Giải pháp nâng cao chất lượng các quy hoạch, chương trình dự án phát triển - Để nâng cao tính khả thi của quy hoạch ngành, điều quyết định là phải nâng cao chất lượng của quy hoạch, chương trình dự án phát triển cụ thể của từng ngành, cùng đó phải xây dựng chiếnlược cho 10 năm tới và “tầm nhìn” đến 2020. Điều này sẽ đảm bảo hàng hoá sản xuất ra được tiêu thụ với giá cả hợp lý, hiệu quả cao. Mặt khác, đảm bảo các yếu tố đầu vào cho qáu trình sản xuất được chuẩn bị đồng bộ, chi phí thấp. - Gắn quy hoạch phát triển ngành với chiến lược, chiến lược quy hoạch vùng, sản phẩm và chiến lược thị trường, chiến lược đào tạo nguồn nhân lực. - Các quy hoạch, chương trình phải được xây dựng trên cơ sở: + Coi trọng công tác điều tra nghiên cứu thị trường và dự đoán sự thay đổi của thị trường (cả trong nước và ngoài nước) + Dự báo tiến bộ khoa học công nghệ của ngành và tác động của nó tới phát triển ngành. + Đánh giá đầy đủ nguồn lực, cơ hội, thách thức, khả năng cạnh tranh. + Cần có quy hoạch tổng thể và quy hoạch xây dựng từng cơ sở sản xuất kinh doanh. - Các chiến lược, quy hoạch sẽ được thực hiện thông qua các chương trình và dự án phát triển. 2. Vốn đầu tư: - Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư để nâng cao khối lượng vốn đầu tư. Nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng. Nâng cao mức đầu tư toàn xã hội chiếm 31-32% GDP. Trong đó trên 2/3 là vốn trong nước. - Điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng: + Đầu tư có trọng điểm tránh tràn lan, đẩy nhanh tién bộ hoàn thành hoàn thành các công trình đầu tư. Hướng ưu tiên là đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng và đầu tư cho chuyển đổi phù hợp với khả năng về đất đai, lao động và sinh thái từng vùng, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến. Đầu tư vào các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh chú trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất xuất khẩu các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Khuyến khích các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp then chốt. + Chuyển hướng mạnh mé theo chiều sâu trong tất cả các ngành kinh tế , đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật mới và thiết bị máy móc mới vào sản xuất nhằm nâng coa chiến lược sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh trong nước và ngoài nước. + Tăng nhanh chóng sản lượng và nâng cao chất lượng các doanh nghiệp xuất khẩu. + Đối với những loại sản phẩm mới cấn có quy hoạch, kế hoạch đầu tư nhanh chóng tránh để tình trạng sản xuất tự phát, sản xuất tràn lan không có các biện pháp hỗ trợ kịp thời của nhà nước. - Nâng cao hiệu quả đầu tư có trọng điểm và mũi nhọn. Đầu tư phải thấy được hiệu quả tránh mơ hồ, tránh thất thoát lãng phí, lựa chọn đúng công nghệ. Đặc biệt là chống tham nhũng trong xây dựng. - Đáp ứng đúng tiến bộ cấp vốn tránh tình trạng dự án chờ kế hoạch vốn. - Tạo điều kiện để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế dễ dàng tiếp cạn với các nguồn vốn. Mở rộng các hình thức hỗ trợ đầu tư nhất là bảo lãnh tín dụng đàu tư và hỗ trợ sau đầu tư. - Tiếp tục thực hiện một cách đồng bộ luật khuyến khích đầu tư trong nước; đẩy mạnh việc thi hành luật doanh nghiệp ; tiếp tục thực hiện luật sửa đổi; bổ sung một số điều của luật đầu tư nước ngoài. - Đa dạng hoá các hình thức đầu tư. Quan tâm thu hút nguồn kiều hối. 3. Đào tạo nguồn nhân lực: Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chúng ta bước đầu đã có những chính sách đầu tư cho đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, nhưng hiện nay cơ cấu nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu ngành tạo tăng trưởng cao. Do đó, cần phải đổi mới một cách căn bản công tác đào tạo nguồn nhân lực theo hướng: - Tạo ra sự gắn bó hơn giữa đào tạo và sử dụng, giữa đào tạo và thị trường lao động. + Củng cố và phát triển các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề và xúc tiến việc làm, nâng cao chát lượng đào tạo của các trường đại học, trung học chuyên nghiệp để đến năm 2005 đạt tỷ lệ lao động kỹ thuật lên 30%. + Điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo hướng tăng cường đào tạo công nhân kỹ thuật nhất là các ngành nghề mới. Để thực hiện tốt cần có các giải pháp đồng bộ và sự phối hợp giữa các ban nghành và các cơ quan liên quan trong chủ thể hệ thống hướng nghiệp. Chú trọng đào toạ và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trường học, trang thiết bị giảng dạy học tập đáp ứng nhu cầu đào tạo. + Bộ giáo dục - đào tạo cần có kế hoạch và tổ chức các ngành các địa phương sắp xếp lại mạng lưới các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề theo hướng tránh trùng lặp, hình thành các trường trọng điểm, mở rộng quy mô cơ cấu ngành nghề hợp lý. + Nâng cao chất lượng đào tạo ở tất cả các bậc học. 4. Giải pháp về thi trường: Thị trường là cơ sở để mỗi quốc gia, doanh nghiệp nói riêng xác định cơ cấu đầu tư sản xuất của mình. Nó tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu ngành. Để sản xuất có hiệu quả thì cơ cấu sản xuất ngành phải bám sát,dự đoán được xu thế biến đổi của thị trường (bao gồm thị trương đầu vào, ra, thị trường trong nước và ngoài nước, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường công nghệ…). - Nhà nước và doanh nghiệp đều phải có trách nhiệm phát triển thị trường trong nước và nước ngoài. Nhà nước tác động đến thị trường trên các khía cạnh; + Xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách khuyến khích giao lưu hàng hoá. + Nhà nước khuyến khích tổ chức các hiệp hội ngành nghề tránh tình trạng tranh mua, tranh bán gây thiệt hại cho nền sản xuất trong nước + Chú ý phát triển thị trường nông thôn miền núi. Xây dựng các chợ nông sản bán buôn các chợ cấy giống, con giống, chợ thiết bị công nghệ để người nuôi trồng sản xuất mua được các yếu tố “đầu vào” với chất lượng cao giá thấp. + Phát triển các mô hình liên kết giữa cơ sở sản xuất, chế biến với các cơ sở sản xuất nguyên liệu. Các cơ sở chế biến tạo điều kiện ứng vốn đầu tư giống và kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất nguyên liệu. + Tăng cường mối liên kết giữa trường học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp đưa ra những phát minh, cải tiến công nghệ nhanh chóng vào sản xuất. + Mở rộng việc thực hiện cơ chế “mua hàng trả góp ” có sự liên kết giữa ngân hàng, doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm tăng cường khả năng tiêu thụ hàng hoá. + Nhà nước phối hợp với các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường trong nước và nước ngoài (đặc biệt là thị trường nước ngoài). Nhà nước công bố những thông tin miễn phí cho tất cả các doanh nghiệp ccó liên quan phối hợp lựa chọn mục tiêu và bước đi cho mỗi thời kỳ. + Thiết lập hệ thống phân phối các cơ quan đại diện ngành nghề ở nước ngoài tìm hiểu, phát triển thị trường. + Khuyến khích các hiệp hội ngành nghề đưa thông tin mạng Internet, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển. - Xây dựng chính sách bảo vệ lợi ích người tiêu dùng + Xây dựng cơ chế hạn chế độc quyền và cơ chế giám sát có hiệu quả đối với các doanh nghiệp có vị thế độc quyền trong sản xuất kinh doanh. Kiểm soát hoạt động và điều tiết lợi nhuận đối với các doanh nghiệp độc quyền. + Đẩy mạnh chống buôn lậu đi đôi với nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để kích thích sức mua. Kiểm tra kiểm soát chặt chẽ thị trường, chống làm hàng giả hàng nhái… - Đặt hàng cho các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng một số hàng hoá và dịch vụ. - Nhà nước tăng cường quan hệ mở rộng quan hệ, hợp tác ký kết hợp định với nước ngoài. - Doanh nghiệp cần chủ động tăng cường mở rộng thị trường bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất sản phẩm mới và tiến hành tốt nhiệm vụ Marketing. 5. Chính sách thúc, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu ngành: Trong điều kiện các doanh nghiệp nước ta tiềm lực khả năng cạnh tranh còn yếu thì các chính sách của nhà nước nhằm hỗ trợ để chuyển dịch cơ cấu ngành là rất quan trọng. Trong những năm qua nhà nước đã xó nhiều chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu nhưng chưa đạt được kết quả cao. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá ở thị trường trong nước và hội nhập thị trường khu vực và thế giới trong những năm sắp tới cần giải quyết tôt những vấn đề sau. + Thực hiện tốt quản lý ngành và lãnh thổ trong phát triển kinh tế. Thực hiện xoá bỏ cơ chế chủ quan đối với quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh. + Nghiên cứu hình thành mô hình công-ty mẹ công ty con đưa vào hoạt động một cách hiệu quả. + Tiếp tục đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại trên các mặt: * Mở rộng thêm các lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên cơ sở rà soát thường xuyên các dự án đầu tư nước ngoài đã được cấp phép để có các biện pháp hỗ trợ, xử lý kìp thời. * Tiếp tục chủ trương phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài, cải tiến thủ tục hành chính, chính sách đào tạo công nhân kỹ thuật trong khu vực đầu tư nước ngoài. 6. Xác định các bước đi cho quá trình chuyển dịch: Mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ cần xác định được các bước đi thích hợp cho mình một cách phù hợp với những nguồn lực của đất nước và điều kiện bên ngoài. Trên cơ sở đó khai thác triệt để lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh tham gia hiệu quả vào phân công lao động quốc tế và trao đổi mậu dịch quốc tế. Trong thời kỳ 2001-2005 chúng ta cần tiến hành theo một số bước như sau: Trong nông nghiệp: Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ; tiếp tục chuyển một số diện tích lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản và trồng các loại cây khác như bông, đậu tương, cây ăn quả. Mở rộng diện tích trồng rau, hoa, quả kết hợp với nâng cao chất lượng, tăng năng suất hướng vào thị trường xuất khẩu. Trong công nghiệp: + Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng xuất khẩu, công nghiệp cơ khí, chế tạo thay thế nhập khẩu, công nghiệp công nghệ cao, trước hết là công nghệ thôn tin, viễn thông, điện tử. Bảo đảm đủ năng lượng, các loại vật tư chủ yếu như thép xây dựng, xi măng, phân lân các loại và các mặt hàng tiêu dùng cho sản xuất và đời sống của nhân dân. những ngành đem lại được nguồn ngoại tệ lớn cho các nền kinh tế. + Tiếp tục ban hành các chính sách phát triển nhanh nguồn nguyên liệu giấy, nguyên liệu thuốc lá, nguyên liệu bông xơ, sợi tổng hợp, nguyên liệu da, phôi thép để tăng hàm lượng nội địa hoá sản phẩm, kể cả sản phẩm xuất khẩu. + Khuyến khích sản xuất thiết bị đồng bộ vằng việc không đánh thuế các linh kiện, nguyên liệu trong nước chua sản xuất được là “dầu vào” cuat thiết bị đồng bộ. Trong dịch vụ: phát triển mạnh và đa dạng các laọi hình dịch vụ; đa dạng hoá các thị trường; nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ; phát triển du lịch, bưu chính- viễn thông, vận tải, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, tư vấn, khoa học công nghệ. Công bố rộng danh mục chương trình đầu tư 5 năm 2001- 2005, kể cả danh mục kêu gọi vốn và hỗ trợ phát triển chính thức để định hướng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọng và làm cơ sở cho việc huy động nguồn vốn đưa vào đầu tư phát triển. Kết luận Chuyển dịch cơ cấu phải được nhân thức, thực hiện từ mọi ngành, mọi cấp, là công việc thường xuyên liên tục. Để làm sao nền kinh tế có thể nắm bắt tổng hợp tốt nhất tất cả các nguồn lực, các cơ hội từ trong và ngoài nước tạo ra. Chuyển dịch cơ cấu phải xây dựng cơ cấu cho chi tiết cho từng ngành, từng lĩnh vực trong nền kinh tế ở năm tới, đồng thời phải có cái nhìn xa hơn cho các năm sau này chuyển dịch cơ cấu đến tận những người dân. làm được như thế chắc chắn nền kinh tế nước ta sẽ phát triển nhanh, vững chăc đưa đất nước ta sớm “sánh vai được với các cường quốc năm châu” như sự mong đợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh kinh yêu của chúng ta. Tài liệu tham khảo 1, chuyển dịch cơ cấu ngành và phát triển các ngành mũi nhọn, trọng điểm ở Việt Nam. 2, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX – NXB sự thật. 3, báo cáo Quốc hội về thực hiện kế hoạch năm 2001 – 2003. 4, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới – NXB chính trị quốc gia. 5, Thời báo kinh tế Việt Nam 2003. 6, Thời báo kinh tế Việt Nam 2004 7, Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam 2010 và tầm nhìn 2020 – NXB chính trị quốc gia. 8, Giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp . 9, Giáo trình KHH phát triển kinh tế – xã hội. 10, Tạp chí kinh tế và phát triển số 118 – 1998. 11, và dự báo 2000 – 2001. 12, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 12 – 1998 mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33647.doc
Tài liệu liên quan