Đề tài này giúp em hiểu thêm về thực trạng lao động ở Việt Nam và việc xây dựng kế hoạch việc làm để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, góp phần đưa nước ta có vị thế mới trên trường quốc tế là yêu cầu khách quan, là nguyện vọng bức thiết của nhân dân ta. Trong phạm vi đề tài này em đã có sự tìm hiểu và nghiên cứu tuy nhiên bài viết còn nhiều hạn chế về lý luận, thực tiễn và phương pháp trình bày . Mong thầy cô cho em những đánh giá để em có thể hoàn thiện tốthơn trong những bài viết lần sau.
27 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Kế hoạch lao động - Việc làm và những giải pháp giải quyết việc làm trong thời kỳ kế hoạch 5 năm: 2001 - 2005 ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Việc làm cho người lao động là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia đang phát triển . Việt nam trong quá trình chuyển sang nên kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước đã đạt được những kết quả nhất định trong phát triển kinh tế như: Tốc độ phát tăng trưởng kinh tế cao trong những năm gần đây(năm 2003 chỉ sau Trung Quốc) giải quyết tốt vấn đề về lương thực, xóa đói giảm nghèo ...Tuy nhiên, Việt Nam cũng còn phải đối phó với những thách thức : đó là tỷ lệ thất nghiệp còn cao, nhu cầu về việc làm đang tạo ra sức ép to lớn đối với nên kinh tế .
Trong bối cảnh đó việc chăm lo, giải quyết việc làm đã đang trở thành nhiệm vụ cơ bản và cấp bách, đòi hỏi mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi gia đình và toàn thể xã hội phải quan tâm. Chính vì vậy, việc xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. Đây là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Nó hỗ trợ, thúc đẩy, xây dựng các kế hoạch bộ phận khác trong tổng thể hệ thống kế hoạch hóa quốc gia, nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần đưa đất nước ta có vị thế mới trên trường quốc tế.
Cùng với quá trình đổi mới đất nước, thị trường lao động Việt Nam cũng dần được hình thành và từng bước phát triển. Tuy nhiên, đến nay nó vẫn" còn sơ khai" và "nhiều khuyết điểm". Để có những giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường lao động ở nước ta theo tinh thần hội nghị TW IX khóa IX. Cần làm rõ những khiếm khuyết này. Do vậy Em chọn đề tài " Kế hoạch lao động - việc làm và những giải pháp giải quyết việc làm trong thời kỳ kế hoạch 5 năm: 2001 - 2005 ở Việt Nam".
Phần I:
Những vấn đề lý luận về lao động việc làm và kế hoạch lao động-việc làm
I. Các khái niệm cơ bản
1.1 Lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người. Lao động là hoạt động diễn ra giữa con người và giới tự nhiên. Trong quá trình lao động con người vận dụng sức tiềm tàng trong cơ thể mình, sử dụng công cụ để tác động vào giới tự nhiên, chiếm lấy những vật chất trong tự nhiên, biến đổi những vật chất đó làm cho chúng trở nên có ích cho đời sống của mình. Lao động chính là việc sử dụng sức lao động . Sức lao động là yếu tố tích cực nhất hoạt động trong quá trình lao động. Nó tác động và đưa các tư liệu lao động vào hoạt động sản xuất để tạo ra sản phẩm. Nếu coi sản xuất là một hệ thống gồm ba thành phần hợp thành: người lao động, quá trình sản xuất, sản phẩm hàng hóa thì sức lao động là một trong các nguồn nhân lực khởi đầu của sản xuất.
1.2. Lực lượng lao động.
Dân số trong độ tuổi lao động của một nước thường được chia làm hai bộ phận: Dân số hoạt động kinh tế.
Dân số không hoạt động kinh tế.
ở Việt Nam. Dân số trong độ tuổi lao động được quy định là: Nam từ 15-60 tuổi, nữ từ 15-55 tuổi.
Dân số hoạt động kinh tế: còn được gọi là dân số nguồn lao động hay lực lượng lao động là những người trong độ tuổi lao động, đang làm việc hoặc không có việc làm có nhu cầu làm việc. Như vậy: lực lượng lao động trong độ tuổi lao động bao gồm: số người có việc làm và số người thất nghiệp là những người không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc. Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm tất cả những người khác trong độ tuổi lao động. Không thuộc nhóm có việc làm hoặc thất nghiệp. Bộ phận này bao gồm: Những người không có khả năng làm việc do tàn tật, ốm đau, mất sức kéo dài, những người làm công việc nội trợ của chính gia đình mình và được trả công, học sinh, sinh viên đang trong độ tuổi lao động những người không hoạt động kinh tế vì những lý do khác.
1.3. Việc làm.
Trong điều 13 Bộ lao động của nước CHXHCN Việt Nam nêu rõ: "Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm". Các hoạt động được xác định là việc làm bao gồm: làm các công việc được trả công dưới dạng tiền hoặc hiện vật công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình mình nhưng không được trả công cho công việc đó.
Người có việc làm là người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế mà trong tuần lễ trước điều tra: Đang có việc làm để nhận tiền công tiền lương, đang làm việc nhưng không được hưởng tiền trong các công việc kinh doanh của hộ gia đình mình hoặc đã có công việc trước đó sang tuần lễ trước điều tra tạm thời nghỉ việc sau đó tiếp tục đi làm.
1.4. Thất nghiệp.
Thất nghiệp là hiện tượng có sự tách rời, không phù hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất mà sức lao động lại gắn với từng con người cụ thể. Vì thế nên người thất nghiệp là người không có phương tiện để sản xuất và đang tìm việc làm.
Bộ lao động quy định: "Người thất nghiệp là người từ độ tuổi từ 15 trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế, trong thời kỳ điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc".
II. Nhân tố ảnh hưởng đến lao động - việc làm.
2.1. Trong những năm qua, nhờ đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước.
Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm của người lao động được thay đổi cơ bản về nhận thức và trình thực hiện. Từ chỗ người lao động thụ động trông chờ vào sự sắp xếp việc làm của nhà nước đã chuyển sang người lao động chủ động tích cực tạo việclàm cho mình và thu hút thêm lao động xã hội thông qua việc đầu tư phát triển sản xuất và dịch vụ nhà nước xây dựng các chương trình giải quyết việc làm chính sách về lao động... nhờ vậy toàn xã hội đã huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển nhất là nguồn vốn trong nước, góp phần đắc lực trong việc giải quyết việc làm.
2.2. Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đòi hỏi lao động có trình độ, nếu không có trình độ sẽ bị đào thải vì vậy đầu tư cho các chương trình dạy nghề gia tăng, việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề nhất là cho lực lượng trẻ được tiến hành thường xuyên, phổ cập chuyên môn, nghiệp vụ, kĩ thuật cho lao động thích ứng với cơ chế mới và yêu cầu thị trường lao động.
2.3. Tuy tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ngày một tăng nhưng tỷ lệ thất nghiệp cũng lại đang tăng ở nhóm tuổi 30 trở lên, khu vực mà từ trước đến nay được coi là ổn định. Đó là một nhận định rất quan trọng trong báo cáo về kết quả điều tra lao động - việc làm (2004):
01/07/2004 lực lượng lao động trong và trên độ tuổi cả nước có 43.255,3 nghìn người, tăng 2,7% so với năm 2003.
Trong đó: 40.805,3 nghìn người trong độ tuổi chiếm 94,3% tăng 2,45 so với cùng kì năm ngoái.
2.4. Lao động qua đào tạo tăng nhưng còn bất cập. Lao động đã qua đào tạo vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu của thị trường lao động. Đặc biệt về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu đào tạo theo cấp trình độ, kĩ năng và tay nghề. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tính đến 01/07/2004 mới đạt 22,5% đây là thách thức không nhỏ để đạt mức 30% đến 2005.
+ Tỉ lệ mù chữ trong cả nước là : 5,01%.
+ Tốt nghiệp PTCS là 32,8%; PTTH là 19,7%.
+ So với năm 2003 tỉ lệ qua đào tạo lực lượng lao động cả nước tăng không nhiều, khoảng 0,7%.
- Trong tổng số 42 triệu lao động có việc làm của cả nước:
Có : 57,9% làm việc ở khu vực I (nông - lâm - thủy sản).
17,4% làm việc ở khu vực II (CN - XD).
24,7% làm việc ở khu vực III (Dịch vụ).
Thu nhập bình quân của người làm công ăn lương là 845.000đ/tháng.
III. Vai trò của kế hoạch lao động - việc làm:
1. Vai trò của kế hoạch:
Kế hoạch sẽ giúp Chính phủ ngăn chặn sự mất ổn định của nền kinh tế, giúp phân bổ nguồn lực một cách hợp lý. Thông qua kế hoạch trực tiếp Chính phủ sử dụng có cân nhắc nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để thực hiện dự án đầu tư và để huy động, chuyển các nguồn lực khan hiếm vào các lĩnh vực có thể mong đợi kế hoạch gián tiếp giúp Chính phủ đưa ra các chính sách để kích thích và hướng dẫn kiểm soát các hoạt động kinh tế một cách hiệu qủa nhất.
1.1. Kế hoạch - Việc làm:
Kế hoạch việc làm là một bộ ohận quan trọng trong hệ thống phát triển kinh tế xã hội. Nó xác định tổng qui mô cơ cấu và chất lượng của bộ phận dân số hoạt động kinh tế cần có trong thời kì kế hoạch, xác định một số chỉ tiêu xã hội của lao động như : Nhu cầu làm việc mới nhiệm vụ giải quyết việc làm, đồng thời đưa rả các chính sách cần thiết nhằm khai thác, huy động và sử dụng một cách có hiệu qủa nhất nguồn lao động. Trong hệ thống kế hoạch hóa Quốc gia, kế hoạch việc làm có ý nghĩa đặc biệt, nó bao hàm cả ý nghĩa của kế haọch biện pháp và kế hoạch mục tiêu. Là kế hoạch biện pháp: Kế hoạch việc làm nhằm vào mục tiêu tăng trưởng kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kế hoạch phát triển vùng kinh tế tạo điều kiện về việc làm để thực hiện mục tiêu này. Là kế hoạch mục tiêu vì kế hoạch việc làm bao hàm một số các chỉ tiêu bằn trong hệ thống các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như: Giải quyết vciệc làm cho người lao động, hạn chế thất nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn lao động.
1.2. Kế hoạch - lao động :
Quản lý kế hoạch để cân đối quan hệ cung - cầu. Sức lao động trở thành nội dung quan trọng của kế hoạch phát triển lao động và là phương pháp hợp lý nhất trong kế hoạch hóa lực lượng lao động. Nhiệm vụ của kế hoạch hóa lực lượng lao động là: Từ việc xác định được cung - cầu về lao động sẽ xác các chính sách tác động của Chính phủ nhằm hoàn thiện hơn sự vận động của thị trường lao động.
Xác định nhu cầu lao động xã hội: Nhu cầu lao động xã hội chỉ nhu cầu thu hút và tiếp nhận lao động nảy sinh trong hoạt động kinh tế xã hội mang lại. Xác định khả năng cung cấp lao động xã hội và nhiệm vụ giải quyết việc làm kì kế hoạch: Khả năng cung cấp lực lượng lao động xã hội là bộ phận dân số tham gia hoạt động kinh tế. Bao gồm toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có đủ khả năng tham gia lao động, đang tham gia lao động và có nhu cầu tìm việc làm. Cân bằng cung - cầu lao động xã hội, các chính sách vĩ mô điều tiết sự luân chuyển lao động.
2. Vai trò của kế hoạch việc làm:
2.1. Kế hoạch việc làm là một bộ phận của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Kế hoạch việc làm là một bộ phận rất quan trọng trong kế hoạch tổng thể phát triển nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện mục tiêu phát triển không những cần phải đảm bảo các nguồn lực về tài chính mà còn cả các nguồn lực về con người (lao động). Kế hoạch giải quyết việc làm nhằm xác định nhu cầu về nguồn lao động trong tương lai. Nhu cầu sử dụng lao động có sự khác biệt rất lớn về kỹ năng, kiến thức, giới tính, lứa tuổi và phụ thuộc vào mức trả công lao động. Không giống như nguồn lực về tài chính, nguồn lao động không phải lúc nào cũng sử dụng được ngay. Một trong những nội dung rất quan trọng của kế hoạch việc làm là phải bao gồm kế hoạch về đào tạo và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực.
2.2. Kế hoạch việc làm có mối quan hệ mật thiết với kế hoạch tăng trưởng kinh tế, kế hoạch vốn đầu tư, kế hoạch nguồn lao động.
2.2.1. Kế hoạch việc làm và kế hoạch tăng trưởng kinh tế.
Trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch tăng trưởng kinh tế là bộ phận quan trọng nhất. Nó xác định các mục tiêu có liên quan quyết định sự phát triển của đất nước. Các chỉ tiêu của kế hoạch tăng trưởng là cơ sở để xác định các kế hoạch mục tiêu quan trọng khác trong đó có kế hoạch việc làm các chỉ tiêu của kế hoạch tăng trưởng và còn sử dụng làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch biện pháp cũng như xây dựng cân đối chủ yếu cho phát triển kinh tế của thời kỳ kế hoạch.
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế nằm trong mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với kế hoạch giải quyết việc làm và mục tiêu chống lạm phát. Về mặt lý luận: nếu nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh thì sẽ giải quyết việc làm cho người lao động, nhưng xu thế gia tăng lạm phát sẽ xảy ra. Vì vậy; thống thường việc đặt kế hoạch mục tiêu tăng trưởng kinh tế đất nước thường phải gắn liền với thực trạng của nền kinh tế. Trên cơ sở đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế phải xác định các mục tiêu về việc làm và tìm ra các giải pháp chính sách thực hiện.
2.2.2. Kế hoạch việc làm và kế hoạch vốn đầu tư.
Lao động và vốn đầu tư là hai yếu tố nguồn nhân lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế. Vốn đầu tư giúp bù đắp tài sản cố định đảm bảo yêu cầu mở rộng quy mô, dung lượng của nền kinh tế và yêu cầu cải tiến, hiện đại hóa phù hợp với yêu cầu của sự phát triển. Nó còn giúp cho các nhà đầu tư tăng, giảm mức dự trữ hàng hóa tồn kho theo sự biến động của giá cả. Kế hoạch khối lượng vốn đầu tư là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch phát triển nó xác định quy mô, cơ cấu tổng nhu cầu đầu tư xã hội cần có và cân đối các nguồn bảo đảm nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế trong thời kỳ kế hoạch.
Có việc làm là một trong những điều kiện hình thành quá trình lao động, cũng là một khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất xã hội. Có việc làm là điều kiện tiền đề cơ bản khiến người lao động có tư liệu tiêu dùng, từ đó bắt đầu quá trình tiêu dùng, đây là biện pháp mưu sinh của người lao động. Lưu chuyển sức lao động là yêu cầu tất yếu của xã hội hóa nền sản xuất lớn, là điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế hàng hóa. Quá trình đầu tư về khoa học công nghệ gia tăng góp phần không ngừng nâng trình độ sức sản xuất, kết cấu sản phẩm, tất nhiên đòi hỏi phải có sự lưu chuyển tương ứng sức lao động. Ngoài ra, sự diễn biến của kết cấu tự thân sức lao động cũng là một nhân tố không thể bỏ qua. Vì vậy đảm bảo việc làm cho người lao động đồng thời phải không ngừng nâng cao trình độ sản xuất đó là yêu cầu cơ bản của kế hoạch việc làm và kế hoạch vốn đầu tư trong quá trình thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế.
2.2.3. Kế hoạch việc làm và kế hoạch nguồn lao động.
Kế hoạch việc làm chủ động đặt ra yêu cầu cần thiết cho kế hoạch nguồn lao động. Từ nguồn lao động sẵn có xác định khả năng hiện tại về việc làm cho người lao động để quyết định xây dựng các kế hoạch biện pháp khác trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội cho phù hợp. Kế hoạch việc làm chủ động đưa ra các chính sách, giải pháp để phát triển nguồn lao động đất nước.
Căn cứ vào số lao động có việc làm ở kỳ kế hoạch là cơ sở để đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần, môi trường xã hội thu nhập bình quân đầu người...người lao động có việc làm thì đời sống của họ được nâng cao. Vấn đề quan trọng là việc làm đó có phù hợp với nguyện vọng, khả năng người lao động có phát huy sáng tạo đem lại thu nhập cho người lao động hay không ? sự lựa chọn từ cả hai phía người lao động và người sử dụng lao động. Vì mục tiêu hiệu quả sẽ đưa đến khả năng tăng nhanh hiệu quả toàn bộ nền kinh tế xã hội. Như vậy kế hoạch giải quyết việc làm là toàn bộ kế hoạch biện pháp quan trọng của kế hoạch nguồn lao động.
Phần II:
Thực trạng thực hiện kế hoạch lao động - việc làm ở Việt Nam thời kỳ 2001 - 2005
I. Nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch lao động - việc làm trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005.
1. Mục tiêu lâu dài tạo việc làm mới và đảm bảo việc làm cho người lao động có khả năng lao động có nhu cầu làm việc. Thực hiện các biện pháp để trợ giúp người thất nghiệp có việc làm nhanh chóng: người thiếu việc làm có đủ việc làm, đặc biệt là có chính sách cụ thể đối với đối tượng yếu thế trên thị trường lao động. Thông qua đó giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế với giải quyết việc làm cho người lao động, nhằm từng bước nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.
2. Mục tiêu cụ thể: Mỗi năm thu hút thêm 1,3 - 1,4 triệu lao động có chỗ làm việc, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống 5-6% và nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 80% năm 2005.
Đạt cơ cấu nông nghiệp: 56%, CN-XD:21%, dịch vụ: 23% vào năm 2005. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 30%, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội:45%/năm và GDP: 8-8,5% số lao động cần giải quyết việc làm trong 5 năm: 2001 - 2005 là 15 triệu người, bao gồm: lao động mới tăng thêm mỗi năm khoảng 1,3 triệu người và số lượng lao động chưa được giải quyết việc làm từ 5 năm trước chuyển sang. Trong đó ở nông thôn khoảng 12,5 triệu người, thành thị khoảng 2,5 triệu người. Trong 5 năm tới dự tính thu hút và tạo việc làm thêm cho khoảng trên 7,5 triệu lao động.
II. Đánh giá thực trạng tình hình thực hiện kế hoạch lao động - việc làm 2001 - 2005.
1. Thực trạng về cung lao động.
1.1. Cung lao động xét từ giác độ số lượng
- Năm 2001. Tổng dân số là 78.700 nghìn người trong đó số người trong độ tuổi lao động là: 46.629.750 người số người tham gia vào lực lượng lao động: 39.488.900 người.
- Năm 2002 tổng dân số là 79.930.000 người dân số trong độ tuổi lao động là: 48.485.538 người số người tham gia vào lực lượng lao động: 40.694.360 người, dân số thành thị là: 19.880.000 người = 24,87%, dân số nông thôn là: 60.050.000 người = 75,13%.
Trong 40.694.360 người trong độ tuổi lao động có: 20.061.462 nữ và 20.632.908 nam.
- Năm 2003 tổng dân số là 80.782.700 người.
- Năm 2004:
Từ đủ 15 tuổi trở lên: Số người có việc làm là 42.329.138 người.
Số người thất nghiệp là: 926.121 người.
Trong độ tuổi lao động: có việc làm: 39.889.956 người.
Thất nghiệp là: 915.397 người.
Tỷ lệ nữ trong lực lượng lao động.
Trong khi tỷ lệ nam giới trong lực lượng lao động ở nước ta hầu như tương đương với các nước trong khu vực thì tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động lại lớn hơn hẳn. Đặc biệt là ở khu vực nông thôn.
1.2. Cung lao động xét từ giác độ chất lượng.
- Trình độ văn hóa của người lao động (1-7-2002).
Chưa biết chữ: 1.521.969 người = 3,74%
Chưa tốt nghiệp tiểu học: 6.494.820 người = 15,96%
Tốt nghiệp tiểu học: 12.953.015 người = 31,83%
Tốt nghiệp THCS: 12.232.725 người = 30,06%
Tốt nghiệp TNTH: 7.495.901 người = 18,42%
- Tỷ lệ lao động được đào tào nghề nghiệp và kỹ năng (01-7-2002)
Không có chuyên môn - kỹ thuật: 32.710.127 người = 80,38%
Có chuyên môn - kỹ thuật: 7.984.233 người = 19,62%
Trong đó: sơ cấp, chứng chỉ: 265.875 người = 3,33%
Công nhân kỹ thuật không bằng: 307.393 người = 3,85%
Công nhân kỹ thuật có bằng: 350.903 người = 4,42%
Trung học công nghiệp: 307.393 người = 3,85%
Cao đẳng, đại học trở lên: 332.144 người = 4,16%
Cơ cấu đào tạo hợp lý: Đại học THCN CNKT
1 4 10-15
Cơ cấu ở Việt Nam: 1 0,98 2,67
- Tình trạng thể lực của người lao động Việt Nam:
Người lao động Việt Nam có thể lực kém, số người lớn suy dinh dưỡng = 28%, phụ nữ thiếu máu 40%...
- Kỷ luật của lao động Việt Nam:
Đại bộ phận là chưa được đào tạo về kỷ luật lao động, nghề nghiệp, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc.
2. Cung ứng việc làm.
2003: cả nước có 39,585 triệu người: thành thị 9,534 triệu, nông thôn 30,051 triệu người.
Trong đó: nam: 5,041 triệu người = 52,88% (thành thị)
Nam: 15,196 triệu người = 50,57% (nông thôn)
- Cơ cấu lao động theo ngành:
2002: cả nước có 39,29 triệu người. Trong đó:
Nông - lâm - ngư nghiệp: 24,03 triệu người.
CN-XD: 5,913 triệu người
DV: 9,355 triệu người
2003: cả nước có 39,585 triệu người. Trong đó
Nông - lâm - ngư nghiệp: 23,099 triệu người
CN-XD: 6,713 triệu người
DV: 9,773 triệu người
- Cơ cấu lao động có việc làm trong ngành kinh tế
2002: Kinh tế nhà nước: 3,995 triệu = 10,17%
Ngoài nhà nước: 34,952 triệu = 88,72%
Đầu tư nước ngoài: 0,437 triệu = 1,11%
2003: Kinh tế nhà nước: 4,103 triệu = 10,36%
Ngoài nhà nước: 34,952 triệu = 88,3%
Đầu tư nước ngoài: 0,53 triệu = 1,34%
- Ngày 22-11-2004. Theo Bộ lao động TBXH: từ đầu năm đến nay tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 55.548 người như vậy mục tiêu xuất khẩu 60 nghìn lao động trong năm nay chắc chắn hoàn thành, dù có nhiều biến động.
Riêng về thị trường lao động Hàn Quốc sau khi Việt Nam gửi hồ sơ sang phía bạn đã đồng ý 1.197 lao động đi theo luật cấp phép mới.
III. Đánh giá.
1. Thành tựu: Tốc độ tăng trưởng kinh tế các năm 2001, 2002, 2003 lần lượt là: 6,89%; 7,08%; 7,26% và có thể 2004 sẽ đạt được 7,6%. Chúng ta cũng đạt những kết quả cao về giải quyết việc làm, tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động trong các ngành của toàn nền kinh tế. Lực lượng lao động làm việc thường xuyên trong ngành nông -lâm- ngư nghiệp giảm , trong ngành CN-XD tăng, dịch vụ tăng. Trong giai đoạn này đã có sự chuyển đổi cơ cấu lực lượng lao động có việc làm thường xuyên theo hướng tích cực: giải cả về số lượng và tỷ lệ lao động làm việc trong nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp và tăng trong nhóm ngành CN-XD và dịch vụ.
ở nông thôn: lực lượng lao động tập trung phần lớn ở khu vực này. Tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn năm 2000 đạt được 73,86%. Đây là kết quả tốt cần phát huy.
Về xuất khẩu: năm 2004 chúng ta có thể đưa được ằ 6 vạn lao động đi lao động ở nước ngoài tại các thị trường như: Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản... Mặc dù quy mô và cơ cấu lực lượng lao động hiện nay chưa tương xứng với yêu cầu phát triển của đất nước nhưng kết quả đạt được trong những năm qua đã khảng định rằng chúng ta đã đạt được một số thành tựu ban đầu trong việc nâng cao chất lượng, chuyển dịch cơ cấu của lao động, cơ cấu lao động làm việc trong các ngành KTQD theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đó cũng chính là động lực để thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm môi trường và điều kiện thuận lợi để phát triển việc làm, nâng cao năng xuất lao động và hiệu quả kinh tế - xã hội trong giai đoạn sắp tới.
2. Hạn chế:
Sức ép về tình trạng thiếu việc làm vẫn rất lớn. Với mức tăng trưởng trung bình > 7% giai đoạn (2001 - 2005) về cơ bản Việt Nam đã giải quyết định 1,3 - 1,4 triệu lao động mỗi năm nhưng vẫn chưa đủ để giải tỏa số lao động đã tồn đọng từ những năm trước và số lao động dôi ra từ các doanh nghiệp nhà nước do cơ cấu lại bộ máy quản lý, sản xuất.
Tỷ lệ thất nghiệp ở đo thị tương đối cao và có xu hướng tăng nhất là các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng... ở khu vực nông thôn thiếu việc làm còn nhiều.
Cơ cấu phân bố lao động - việc làm còn nhiều bất cập, chưa hợp lý
Phần III.
Giải pháp giải quyết việc làm trong kế hoạch 5 năm 2001-2005
I. Giải pháp liên quan đến vấn đề kinh tế
Phát triển kinh tế xã hội tạo mở việc làm là giải pháp quan trọng nhất, quyết định việc tăng hoặc giảm chỗ làm việc trong thị trường lao động. Do vậy phải thực hiện các hoạt động nhằm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư để tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Từ năm 1995 đến năm 2000 đã có 6,1 triệu người có việc làm mới, dự kiến trong 5 năm tới sẽ thu hút 7-8 triệu người lao động.
1.1 Khu vực nông thôn
1.1.1.Thay đổi , chuyển dịch cơ cấu cây trồng
ở những vùng đồng bằng nông thôn, nơi tập trung phần lớn lao động của cả nước, nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao thì cây lúa vẫn là chủ đạo trong cơ cấu cây trồng. Vì thế, lao động nông thôn vốn đã dư thừa lại có nguy cơ dư thừa hơn khi việc canh tác luá và cây trồng hoa màu đòi hỏi ít lao động thủ công do hệ thống cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ sản xuất, trình độ cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóavà áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đã tương đối hoàn chỉnh . Chính vì thế viêc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một giải pháp tốt. Cơ cấu cây trồng cần chuyển đổi theo hướng phục hồi những cây trồng truyền thống phù hợp với điều kiện đất đai, điều kiện tự nhiên từng vùng.
Phục hồi, bổ xung những cây trồng đòi hỏi nhiều lao động thủ công là cơ sở nguyên liệu cho việc phục hồi và phát triển ngành nghề truyền thống. Ngoài ra chúng ta cần thực hiện thâm canh, chuyên môn hóa những cây trồng mũi nhọn. Bởi vì trong hoàn cảnh dư thừa lao động, ngành nghề tạm thời chưa phát triển, chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn hạn chế... biện pháp này ít nhiều đóng góp cho việc nâng cao tỷ xuất sử dụng lao động ở nông thôn.
1.1.2.Phát triển ngành nghề
Trong "những quan điểm chỉ đạo phát triển ngành nghề ở nông thôn" của Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có nêu: Phát triển ngành nghề nông thôn phải gắn chặt với sản xuất nông nghiệp. Đây là 2 ngành kinh tế mà trong quá trình sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ về nguyên liệu, lao động, thị trường và môi trường. Phát triển ngành nghề nông thôn phải chú ý phát triển các ngành nghề mới, phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với công nghiệp thành thị, với thị trường trong và ngoài nước. Kết hợp hài hòa nhiều quy mô, nhiều loại hình tổ chức và sở hữu, lựa chọn công nghệ, kết hợp công nghệ hiện đại với công nghệ truyền thống, thiết bị tiên tiến thủ công, cơ khí nhỏ trong nhiều loại hình doanh nghiệp. Khôi phục, tái tạo và phát triểnngành nghề truyền thống nhằm tạo thêm nhiều nguồn việc cho khu vực nông thôn. Các ngành nghề trong nông thôn bao gồm công nghiệp chế biến nông,lâm, thủy, hải sản, ngành cơ khí, xây dựng và vật liệu xây dựng, các dịch vụ khoa học kỹ thuật, cung ứng vật tư thiết bị và nguyên liệu cho sản xuất, các ngành nghề thủ công truyền thống...Làng Đông Kỵ ( Tiên Sơn - Bắc Ninh) với 3.600 lao động đã tạo ra giá trị sản lượng từ các mặt hàng mỹ nghệ 4-5 tỷ đồng mỗi năm. Làng gốm sứ Bát Tràng có 1.172 hộ gia đình làm nghề với hơn 800 lò gốm, hàng năm đã sản xuất ra trên 50 triệu sản phẩm các loại và không chỉ tạo đủ việc làm cho lao động địa phương mà hàng ngày còn thu hút từ 1.500 đến 2000 người từ nơi khác đến làm việc. Hiện nay cả nước có khoảng 1.450 làng nghề, chúng ta có thể phát triển quy mô sản xuất, đổi mới sản phẩm. khuyến khích xuất khẩu những mặt hàng có tính chiến lược.
Để phát triển ngành nghề một cách vững chắc, có hiệu quả cần tạo vốn cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp làm nghề. Đổi mới công nghệ, thiết bị phù hợp với năng lực về vốn, trình độ sử dụng lao động. Đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động lành nghề, đảm bảo đội ngũ kế thừa có những kỹ năng nghề nghiệp truyền thống và nắm vững những kỹ năng nghề nghiệp của một nền sản xuất hiện đại. Tạo thị trường ổn định cho các sản phẩm làng nghề.
1.1.3. Phát triển hình thức kinh tế trang trại.
Kinh tế trang trại là hình thức sản xuất một mặt có tác dụng phát triển nông nghiệp, mặt khác góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, để khuyến khích phát triển hình thức kinh tế trang trại cần tập trung vào một số biện pháp:
Thứ nhất, phát triển kinh tế trang trại vừa phải đảm bảo cho trang trại phát triển, vừa phải đảm bảo không để tích tụ đất đai quá lớn dẫn đến bóc lột địa tô, vừa đảm bảo cho người lao động nông nghiệp có đất để sản xuất và sinh sống.
Thứ hai, từng bước hình thành và phát triển ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ trong nông nghiệp nông thôn để giải quyết việc làm và ổn định thu nhập cho người lao động. Tạo điều kiện cho các trang trại vay vốn mở rộng quy mô sản xuất. Đào tạo ngành nghề cho người lao động ở nông thôn mà nòng cốt chủ yếu là đội ngũ cán bộ xã huyện gồm cả quản lý hành chính kinh tế và kỹ thuật.
1.1.4. Phát triển các chương trình.
Chương trình trồng 5 triệu ha rừng từ năm 1998 đến năm 2010 có khả năng thu hút lực lượng lao động khá lớn, cần sửa đổi, bổ sung chính sách để đồng bộ hóa các cơ chế, chính sách phát triển nghề rừng, khuyến khích khoanh nuôi, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng nguyên liệu để người trồng rừng ổn định cuộc sống. Đồng thời tiếp tục thực hiện chương trình 773 về khai thác các vùng đết còn hoang hóa, bãi bồi ven biển, ven sông vừa phân bố lại dân cư vừa tạo việc làm cho nhân dân.
1.2. Khu vực thành thị.
1.2.1. Phát triển doanh nghiệp quy mô lớn. khu công nghiệp.
Phát triển khu công nghiệp sử dụng công nghệ cao như khu công nghiệp Biên Hòa (Đồng Nai), Sài Đồng (Gia Lâm), Bình Dương... để tạo ra những việc làm có giá trị kinh tế cao, giá trị lao động cũng cao, phù hợp với tính chất đặc thù của lao động thành thị. Khu công nghiệp Biên Hòa (Đồng Nai) mỗi năm giải quyết định 55 nghìn đến 60 nghìn chỗ làm việc cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 4% năm 2000 xuống còn 3% trong năm 2001.
Ngoài ra, chúng ta phải quan tâm đặc biệt đến đào tạo và hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động thành thị ở trình độ cao, thông qua việc phát triển các trung tâm huấn luyện cao cấp ở một số địa bàn trọng điểm.
Phát triển ngành nghề, lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều lao động phù hợp với đặc điểm lao động thành thị. Trong đó phát triển khu vực phi kết cấu, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ là điều cần quan tâm. Coi gia công xuất khẩu là quốc sách, đa dạng hóa các mặt hàng trước hết là các mặt hàng có công nghệ sử dụng được nhiều lao động như may mặc, giầy da, gốm xứ, xe máy... mở rộng thị trường ở các nước phát triển, trong đó coi trọng thị trường Châu á - Thái Bình Dương.
1.2.2. Tập trung vào công tác xây dựng cơ bản.
Xây dựng các công trình về giao thông, y tế, giáo dục, đền ơn đáp nghĩa, vui chơi giải trí... làm tăng cầu lao động. Theo ý kiến của các nhà chuyên gia kinh tế cho là nên sử dụng nhiều lao động thủ công ở một số khâu trong xây dựng cơ bản để giải quyết việc làm cho người lao động. Trong 5 năm đã xây dựng mới 1.200km và nâng cấp 3.790km đường quốc lộ, mở rộng và hiện đại hóa một số cảng biển quan trọng: Hải Phòng, Sài Gòn, Cửa Lò... đến năm 2000 cả nước có 100% số tỉnh huyện có điện và 80% xã phường trên toàn quốc có điện. Để tăng cường xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thì nhà nước phải ưu tiên ngân sách cho những người có điều kiện khó khăn về giao thông, trường lớp, trạm y tế.
Bởi vậy, tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng vừa làm phát triển kết cấu hạ tầng xã hội vừa là biện phải giải quyết việc làm.
1.2.3. Xây dựng các công trình trạng điểm.
Trong thời gian sắp tới cần xây dựng các công trình trọng điểm như: cụm khí - điện - đạm ở Phú Mỹ và khu vực tây nam ; xúc tiến nghiên cứu, xây dựng thủy điện Sơn La, dự tính trong 5 năm phải hoàn thành; đẩy nhanh việc xây dựng khu kinh tế Dung Quất - Chu Lai. Những công trình trọng điểm này được triển khai xây dựng sẽ góp phần tạo ra một số lượng lớn việc làm cho người lao động và chất lượng người lao động cũng được nâng cao.
2. Giả phát liên quan đến vấn đề chính sách
2.1 Chính sách về dân số và kế hoạch hóa gia đình
Trước sức ép của sự gia tăng về dân số quá nhanh làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của đất nước, Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa VII đã ban hành nghị quyết 04/NQ-TƯ năm 1993 về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình . Nghị quyết nêu rõ quan điểm cơ bản của Đảng về dân số và kế hoạch hóa gia đình đưa ra mục tiêu giải quyết cụ thể. Qua 5 năm triển khai thực hiện, tỷ lệ tăng đân số từ 3,01% năm 1990 giảm xuống còn 2,19 % năm 1997 và 1,8 % năm 2001. Chứng tỏ rằng nghị quyết Trung Ương IV đã thực sự đi vào cuộc sống, những quan điểm, giải pháp của Đảng và nhà nước ta về công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình là hết sức đúng đắn . Trong thời kỳ kế họach 2001-2005, chúng ta cần tiếp tục thực hiện chính sách về dân số và kế hoạch hóa gia đình, xây dựng, củng cố và kiện toàn bộ máy công tác dân số kế hoạch hóa gia đình từ trung ương đén địa phương. Tuyên truyền, giáo dục thông qua phương tiện thông tin đại chúng, panô, khẩu hiệu. Mở rộng và nâng cao chất lượng các cơ sở dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
Căn cứ vào chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình đồng thời xuất phát từ yêu cầu công tác kế hoạch hóa gia đình trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước mà đại hội đảng IX đã đè ra trong thời gian tới cần phải đảy mạnh chiến lược dân số đến năm 2005 nhằm đạt được mục tiêu hạ tỷ lệ tăng dân số mức 1,2%. Đạt được điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết vấn đề thất nghiệp và việc làm ở nước ta.
2.2. Xuất khẩu lao động và chuyên gia
"Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước...Cùng các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa..."(Nghị định152/1999/NĐ-CP)
Xuất khẩu lao động tạo việc làm cho hàng chục vạn lao động của các ngành, góp phần cải thiện đời sống của số cán bộ công nhân đi làm việc trực tiếp ở nước ngoài và gia đình họ trong nước . Trong những năm gần đây, ngoài việc xuất khẩu lao động chúng ta còn có các chuyên gia về y tế, giáo dục,oong nghiệp sang giúp dỡ một số nước Trung Đông, Châu Phi...Đến nay, chúng ta đã đưa lao động và chuyên gia đến làm việc tại 38 nước, vùng lãnh thổ với số lượng gần 30.000 người. Người lao động đã chuyển về nước trên 1,2 tỷ USD/ năm.
Trong những năm tới phải tăng quy mô xuất khẩu lao động và chuyên gia để đến năm 2005 sẽ có khoảng 40-50 vạn và từ năm 2010 trở đi luôn có khoảng 1 triệu lao động và chuyên gia làm việc ở nước ngoài. Để thực hiện mục tiêu trên phải có những giải pháp thiết thực, sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, các ngành, các địa phương đoàn thể và sự năng động của doanh nghiệp cũng như nhận thức của người lao động.
2.3. Chính sách bảo hiểm xã hội(BHXH) cho người lao động
Thời kỳ đổi mới những kết quả quan trọng trên mặt trận kinh tế đã tạo tiền đề vững chắc cho những đổi mới tương ứng về chính sách xã hội nói chung và chính sách BHXH cho người lao động nói riêng. Nhằm đảm bảo chỗ dựa vững chắc về tinh thần và vật chất cho người lao động trước những rủi ro: ốm đau, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, nghỉ hưu...BHXH đã nhanh chóng trở thành lĩnh vực hàng đầu trong hệ thống an ninh xã hội nước ta. Hiến pháp năm 1992 xác định:"Nhá nước thực hiện chế độ BHXH đối với công chức nhà nước và người làm công ăn lương, khuyến khích phát triển hình thức BHXH đối với người lao động."
Trong thời gian tới, chúng ta cần thực hiện chính sách BHXH đặc biệt là chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Đây là một ttrong những biện pháp được nhiều nước quan tâm vì nó không chỉ đảm bảo chính sách cho cá nhân người bị thất nghiệp mà còn góp phần ổn định xã hội. Bảo hiểm thất nghiệp được hình thành nhằm hỗ trợ về mặt thu nhập cho người lao động trong thời kỳ họ mất việc làm, tạo điều kiện cho họ tìm việc làm mới trong thị trường lao động. Bảo hiểm thất nghiệp vừa là công cụ góp phần giải quyết vừa là một chính sách xã hội rất quan trọng.
Chính sách BHXH góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước, thực hiện công bằng xã hội, an toàn và tiến bộ.
2.4. Chính sách phân bố lại dân cư
Thực hiện tốt các dự án di dân, sớm chấm dứt tình trạng du canh du cư và hạn chế tối đa tình trạng di dân tự do nhằm phân bố hợp lý lao động và dân cư giữa các vùng. Nếu tính từ năm 1991 đến năm 1997 thực hiện di dân được khoảng 1,2 triệu người, trong đó tính riêng năm 1997 thực hiện di dân được 19.910 hộ với 89.003 nhân khẩu, 44.909 lao động . Ngoài ra còn có thêm trên 1 triệu người tự di chuyển đến tìn việc và định cư trên các vùng đất mới.
Chính sách phân bố dân cư trong thời gian tới là tổ chức, quản lý tốt hiện tượng di dân vào các thành phố lớn kiếm việc làm. Khuyến khích lao động di chuyển từ đồng bằng đông dân đi hành nghề tự do hoặc làm thuê ởcác vùng trung du miền núi. Hình thức di chuyển này chủ yếu là lao động có kỹ thuật, có tay nghề như: thợ mộc, sửađồ dân dụng, thợ nề... theo kiểu "ly nông bất ly hương". Mặt khác tiếp tục hỗ trợ di chuyển lao động và dân cư để xây dựng vùng kinh tế mới như Lâm Đồng, Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ.
Ngoài ra,chính sách phân bố dân cư cũng phải xem xét dòng di chuyển lao động, nhất là lao động chất xám, từ khu vực nhà nước ra khu vực ngoài quốc doanh, sang khu vực có vốn đầu tư nước ngoài...Đây là dòng di chuyển cần quan tâm để có chính sách đào tạo, đào tạo lại phù hợp, nếu không sẽ dẫn đến mất cân đối nghiêm trọng về lao động cao cấp ở nước ta.
3.Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước
Thị trường lao động ra đời và phát triển là hiện tượng kinh tế xã hội bình thường trong nền kinh tế xã hội nước ta. Chính nhờ sự hoạt động này của thị trường lao động đã góp phần tích cực vào điều chỉnh quan hệ cung, cầu về lao động và giảm sức ép về việc làm ở nước ta. Tuy nhiên về cơ bản nó vẫn mang tính tự phát, chưa có sự kiểm tra, giám sát của nhà nước. Vấn đề đặt ra ở tầm vĩ mô là Nhà nước phải có sự quản lý, kiểm soát thị trường lao động , tạo điều kiện cho nó phát triển và hướng vào mục tiêu giải phóng triệt để sức lao động, từ đó mà giải phóng tiềm năng toàn xã hội.
Việc quản lý, giám sát thị trường lao động là chức năng cơ bản của nhà nước trong công tác quản lý lao động phù hợp với cơ chế thị trường . Nhưng nhà nước không can thiệp một cách máy móc vào thị trường lao động theo kiểu hành chính quan liêu và bao cấp trước đây, mà phải bằng cơ chế, chính sách và pháp luật, đồng thời phải tạo điều kiện để thị trường lao động trở nên sôi động.
Rút ranhững bài học kinh nghiệm từ kế hoạch giải quyết việc làm 1996-2000 đó là tạo ra thị trường làm việc phong phú và đa dạng phù hợp với đặc điểm nguồn lao động ở nước ta , đặc biệt cần quan tâm khai thác thị trường làm việc ở địa phương, vùng và một số lĩnh vực có khả năng thu hút được nhiều lao động. Vấn đề này liên quan đến chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Chiến lược lao động của đất nước. Chiến lược đó phải hướng vào sử dụng có hiệu quả nguồn lao động dồi dào ở nước ta trên cơ sở đổi mới cơ chế quản lý kinh tế , phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và mở cửa ra bên ngoài.
Chiến lược đó có thể lựa chọn theo hướng : đầu tư theo chiều sâu vào một số lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, sử dụng lao động ở tầng cao(lao động cao cấp hay lao động kỹ thuật cao) để tạo ra sự tăng trưởng nhanh, mặt khác phải đầu tư thỏa đáng vào phát triển việc làm ở tầng thấp với công nghệ thích hợp sử dụng nhiều lao động .
Nghiên cứu tạo điều kiện cho thị trường lao động phát triển bằng một số hoạt động nhằm khuyến khích:tăng thêm vốn đầu tư cho hơn 1000 xã nghèo khó theo chương trình 133 và 135,tăng vốn cho quỹ giải quyết việc làm ...Đồng thời phải xây dựng và ban hành hệ thống chính sách, pháp luật quản lý lao động trong điều kiện thị trường, trước hết là luật về hợp đồng lao động , thỏa ước tập thể về lao động, tranh chấp lao động,bao hiểm xã hội, luật về tiền lương tối thiểu và điều tiết thu nhập, cuối sùng là thực hiện Bộ Luật lao động ở Việt Nam.
Tổ chức và phát triển các sự nghiệp tư vấn giới thiệu việc làm và dịch vụ xúc tiến việc làm: tổ chức hệ thống thông tin thị trường lao động thống nhất trên phạm vi cả nước. Đồng thời xúc tiến nghiên cứu thị trường lao động quốc tế, mở rộng sự nghiệp đưa lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trong một chiến lược mở rộng không gian kinh tế ở nước ta để giải quyết vấn đề lao động và việc làm.
Kết Luận
Giải quyết việc làm nâng cao chất lượng lao động là một biện pháp quan trọng của phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước kế hoạch giải quyết việc làm được đặc trưng bởi sự lồng ghép của các kế hoạch lao động việc làm với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đát nước. Để có được một xã hội đảm bảo công bằng văn minh thì mọi người phải có công ăn việc làm, dân giàu thì nước mới mạnh.
Đề tài này giúp em hiểu thêm về thực trạng lao động ở Việt Nam và việc xây dựng kế hoạch việc làm để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, góp phần đưa nước ta có vị thế mới trên trường quốc tế là yêu cầu khách quan, là nguyện vọng bức thiết của nhân dân ta. Trong phạm vi đề tài này em đã có sự tìm hiểu và nghiên cứu tuy nhiên bài viết còn nhiều hạn chế về lý luận, thực tiễn và phương pháp trình bày . Mong thầy cô cho em những đánh giá để em có thể hoàn thiện tốthơn trong những bài viết lần sau.
Qua bài viết em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo của cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung đã giúp em hoàn thành đề án môn học kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội.
Danh mục tài liệu tham khảo
Giảo trình kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội
Chính sách giải quyết việc làm ở việt nam
Tạp chí kinh tế và dự báorf
Tạp chí lao động xã hội
Báo lao động
Tạp chí kinh tế và phát triển
Văn kiện đại hội đảng IX
Tạp chí nghiên cứu kinh tế
Tạp chí lý luận chính trị
Lao đong .com.VN
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33660.doc