Đề án Khôi phục và phát triển du lịch cộng đồng nhằm xóa đói giảm nghèo tại làng tranh Đông Hồ tỉnh Bắc Ninh

Du khách sẽ ăn trưa ở Bắc Ninh rồi quay về Hà Nội ăn tối. Đặc điểm của tour này là : các điểm tham quan rất gần nhau, chỉ cách nhau trên dưới 10km. Đặc biệt, tour du lịch này không chỉ thu hút du khách bởi kiến trúc phật giáo nổi tiếng, những bức tranh dân gian sáng bừng trên giấy điệp.mà còn đem đến cho du khách những cảm giác tuyệt vời khi đi trên những triền đê xanh mướt xung quanh ngút ngàn cỏ cây, các cánh đồng lúa và cánh đồng ngô xanh rì, du khách sẽ được dừng chân 10, 15 phút để cảm nhận bầu không khí trong lành của cỏ cây cũng như chụp ảnh để lưu lại không gian miền quê tuyệt vời.

doc40 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1987 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Khôi phục và phát triển du lịch cộng đồng nhằm xóa đói giảm nghèo tại làng tranh Đông Hồ tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồng phát triển. 4. Case study về phát triển du lịch cộng đồng . Để có thể thấy được sự khác biệt trong cách phát triển du lịch cộng đồng giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới thì sau đây tôi sẽ đưa ra một case study về phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực Đông Nam Á. Ở đây tôi chọn đất nước Thái Lan – đất nước có ngành du lịch vô cùng phát triển. * Du lịch Chieng Mai ( Thai Lan ) : Thái Lan đã rất thành công khi xúc tiến mô hình du lịch “ mỗi làng nghề một sản phẩm “ nhằm phát triển các sản phẩm trong tương lai có chất lượng văn hóa và đặc trưng của từng địa phương góp phần phát huy bản sắc riêng của các cộng đồng. Chiềng Mai được coi là một điểm đến lý tưởng không thể bỏ qua cho những ai muốn tìm hiểu bản sắc dân tộc của các dân tộc thiểu số ở Thái Lan, muốn khám phá vẻ đẹp thiên nhiên tươi đẹp tại đất nước chùa vàng. Chiềng Mai là một thung lũng ở độ cao trên 310m so với mực nước biển, nơi đây được thiên nhiên ưu ái, với vị trí thuận lợi trên cao, khí hậu ở đây quanh năm ôn hòa, mát mẻ, chính vì thế Chiềng Mai rất thích hợp cho các loài động vật, thảo mộc, đặc biệt là các loài hoa lan sinh sống, Thái Lan đã biến Chiềng Mai trở thành trung tâm sản xuất các giống hoa lan và hoa hồng nổi tiếng, quý hiếm, đồng thời là nơi có nhiều trang trại bướm quý. Bên cạnh thiên nhiên tươi đẹp Chiêng Mai còn hút hồn du khách bởi lịch sử văn hóa của mình ( cái nôi của nền văn minh lana ). Đất nước Thái Lan là một đất nước làm du lịch rất tốt. Điều đó được thể hiện ở chỗ chính phủ Thái đã đầu tư xây dựng Chiêng Mai thành một địa điểm du lịch từ rất sớm, ở đây cơ sở hạ tầng đều rất tốt, các khu du lịch, khách sạn vui chơi giải trí được quy hoạch khoa học nhằm đem lại sự thuận tiện nhất cho khách du lịch (Thí dụ điển hình nhất như : điểm nào cũng có nhà ăn sạch sẽ, đẹp mắt phục vụ các đoàn khách tham quan liên tục, cả ngàn người ăn một lúc vẫn không hết chỗ, ai vào ăn cũng có cảm giác là người ta chỉ có chờ mình đến để phục vụ ) Chính phủ Thái đã đầu tư cho Chiềng Mai nguồn vốn rất lớn, năm 2005 Chiềng Mai nằm trong chương trình phát triển du lịch phía Bắc của Thái Lan với nguồn ngân sách gần 10 triệu USD nhằm đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường khả năng liên kết giữa các địa danh du lịch, đẩy mạnh quảng cáo tiếp thị ( theo mangdulich.com ). Thành phố Chiêng Mai tuy hiện đại nhưng luôn ngập trong sắc áo váy nhiều màu của các thiếu nữ dân tộc mèo cùng với sắc hoa rực rỡ. Hàng năm tại đây đã tổ chức rất nhiều lễ hội truyền thống và hiện đại nhằm tôn vinh ngành nông nghiệp, cả chăn nuôi và trồng trọt được diễn ra vào mùa xuân và các dịp tết. Bên cạnh lễ hội truyền thống của người dân Thái, hàng năm Chiềng Mai còn tổ chức các lễ hội hoa khi các loài hoa đua nhau khoe sắc rực rỡ nhất ( thường vào 3 ngày thứ sáu, thứ bẩy, chủ nhật đầu tiên của tháng 2 ). Các trò vui diễn ra trong suốt mùa lễ hội, Khách du lịch đến Chiêng Mai vào dịp này luôn được hòa vào cảm giác vui tươi, say sưa cùng người bản xứ. Có thể nói ở nơi đây nét truyền thống nằm ngay trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại. Điều đặc biệt ở chỗ mặc dù mỗi ngày có đến hàng nghìn du khách đến Chiềng Mai nhưng nơi đây luôn đảm bảo giữ gìn được một môi trường trong sạch, gọn gàng, không bao giờ để xảy ra tình trạng hỗn loạn. ( Năm 2004 lượng du khách đến Chiềng Mai lên đến 7,6 triệu lượt đem lại doanh thu 56.1 triệu bat trong khi đó du lịch Việt Nam đang cố gắng đến năm 2008 thu hút được khoảng 4 triệu du khách– mangdulich.com ). Theo kết quả cuộc thăm dò được công bố mới đây, đa số du khách nước ngoài tới Thái Lan coi tỉnh Chiềng Mai (miền Bắc Thái Lan) là địa điểm nghỉ ngơi được ưa chuộng nhất ở nước này, có tới 94.3 % du khách đều cảm thấy hài lòng khi đến đây. Tạp chí Travel and Leisure (Mỹ) đã bình chọn 10 thành phố du lịch tốt nhất châu á, Chiềng Mai được đánh giá là thành phố đẹp và có khả năng thu hút du khách nhiều thứ nhì sau thành phố Bangkok. * Nguyên nhân thành công của du lịch Chiềng Mai Thái Lan : Có thể nói rằng du lịch Chiềng Mai đã rất phát triển và những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thành công đó có thể kể đến là : - Chính phủ Thái đã quy hoạch phát triển du lịch theo từng vùng rộng ( cả miền bắc Thái Lan trong đó có Chiềng Mai ) nhằm hạn chế tính thời vụ, đảm bảo đón khách trong cả năm. Đồng thời Thái Lan quy hoạch các khu du lịch cũng rất đồng bộ và thống nhất. - Hàng năm Thái lan tổ chức rất nhiều lễ hội và sự kiện, Điều này một mặt không chỉ giúp cho du lịch Thái diễn ra hết sức phong phú, sôi nổi và luôn thu hút được một lượng lớn khách du lịch đến Thái, mặt khác qua đó đã gián tiếp tạo ra rất nhiều khoản thu nhập lớn cho cộng đồng dân cư nhờ vào việc khai thác từ du lịch. - Chính phủ Thái đã đầu tư rất nhiều cho toàn ngành du lịch nói chung và khu du lịch Chiềng Mai nói riêng ( ngân sách để quảng bá cho du lịch Thái Lan là 150 triệu USD / năm ) - Thái Lan rất mạnh về Quảng cáo và tiếp thị cho du lịch. - Hàng không Thái Lan rất phát triển và thuận tiện cho du khách nước ngoài đến Thái, các thủ tục hành chính tại Thái không quá rườm rà. - Đa số người Thái đều biết nói ngoại ngữ ( khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam họ nói họ rất thích đến Thái vì người Thái giao tiếp tiếng anh rất tốt ) - Người Thái nhận thức rất rõ về vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển du lịch nên thái độ phục vụ của họ rất chuyên nghiệp, thực sự coi khách hàng là thượng đế. - Các cơ quan quản lý du lịch tại Thái hoạt động rất hiệu quả và luôn sáng tạo nhằm làm cho du lịch cộng đồng phát triển mạnh nhất. Điều đó được thể hiện qua mỗi lễ hội hay sự kiện, các sản phẩm thủ công của các miền lân cận đều có mặt bên cạnh những mặt hàng của địa phương tổ chức. Điều này một mặt làm tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư, mặt khác làm cho các sản phẩm thủ công khác được lưu truyền mãi mãi, không bị mai một. * Một số mặt hạn chế của khu du lịch Chiềng Mai : Qua cuộc điều tra về khách du lịch của tổng cục du lịch Thái Lan, bên cạnh những thành công rất lớn của du lịch Chiềng Mai là một số mặt còn yếu kém như không có đặc trưng văn hóa rõ nét, giao thông tắc nghẽn, không khí ô nhiễm, hàng hóa dịch vụ đắt và khó thông tin liên lạc. Mặt khác, một điểm hạn chế lớn của du lịch Thái Lan là những bất ổn về chính trị, yếu tố này sẽ tạo ra những tiêu cực cho ngành du lịch Thái Lan. è Bài học cho việc phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam: Chiềng Mai ( Thái Lan ) về điều kiện tự nhiên hay con người thì cũng giống như Sapa, Đà Lạt hay nhiều địa danh khác ở Việt Nam, nhưng Thái Lan đã biến những điều không thể thành có thể, biết cách thực hiện những điều mà Việt Nam chưa làm được. Chính phủ Thái đã đầu tư phát triển đúng hướng biến Chiềng Mai thành một điểm du lịch cộng đồng hiệu quả và lý tưởng. Qua việc nghiên cứu case study này chúng ta có thể rút ra được một số bài học bổ ích cho việc phát triển du lịch ở Việt Nam như sau : - Trước hết về vấn đề quy hoạch thì chúng ta nên quy hoạch các khu du lịch ( đặc biệt là du lịch làng nghề ) một cách thống nhất, đồng bộ, không lẻ tẻ, rời rạc. Trong quá trình quản lý nên có sự phối hợp, hỗ trợ giữa các khu du lịch khác nhau nhằm đạt đến mục tiêu lớn nhất là phát triển du lịch một cách hài hòa đồng bộ trên diện rộng. - Thứ hai, nhà nước cần phải đầu tư nhiều hơn cho du lịch và đầu tư một cách hợp lý, đúng chỗ ( hiện nay chính phủ Việt Nam mới chỉ đầu tư cho ngành du lịch trung bình là 2 triệu USD/ năm ). Cần tăng cường cho quảng cáo để du khách nước ngoài biết đến du lịch Việt Nam hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch cộng đồng phát triển. - Tăng cường tổ chức các sự kiện, các lễ hội qua đó tạo điều kiện cho người dân tăng thêm thu nhập đồng thời nhằm bảo tồn và quảng bá các giá trị văn hóa của dân tộc. - Nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển du lịch, tăng cường đạo tạo nguồn nhân lực hơn nữa nhằm đảm bảo cho toàn cộng đồng có thể phục vụ du khách một cách tốt nhất. Trên đây mới chỉ là một vài giải pháp cơ bản rút ra được qua việc nghiên cứu case study. Phần giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại làng tranh Đông Hồ tôi sẽ đi phân tích sâu và rõ nét hơn nữa. Chương II : Giới thiệu tổng quan về làng tranh Đông Hồ. Tranh đông hồ gà lợn nét tươi trong Hồn dân tộc sáng bừng trên giấy điệp. Tranh đông hồ có lẽ không hề xa lạ đối với mỗi người dân đất Việt, nhưng để hiểu rõ về nguồn gốc cũng như giá trị của thể loại tranh này thì không phải ai cũng biết. Sau đây tôi sẽ giới thiệu qua về loại tranh dân gian này nói riêng cũng như về làng tranh Đông Hồ nói chung. 1. Giá trị của tranh dân gian Đông Hồ. Tranh Đông Hồ là một trong những di sản văn hóa mang đậm giá trị dân gian đặc sắc. Hầu hết chúng đều phản ánh ước nguyện về một cuộc sống yên bình, hạnh phúc, thịnh vượng của người dân. Các hình ảnh trong tranh là những hình ảnh vô cùng thân quen và gần gũi với mọi người dân Việt Nam ( trâu, gà, lợn, chuột…) Không có gì ngạc nhiên nếu như ai đó thắc mắc rằng tại sao tranh đông hồ nhìn vẻ ngoài thì không bóng đẹp, màu mè không sặc sỡ, chất liệu không cứng cáp và mịn đẹp như những bức tranh tàu hay các bức tranh vẽ khác mà giá thành của nó lại đắt hơn cũng như giá trị của nó lại rất lớn. Đó là bởi vì bạn chưa đến làng tranh, bạn chưa hiểu được quá trình tạo ra những bức tranh dân gian này (cầu kỳ và phức tạp đến cỡ nào. Tôi tin chắc một ( Quá trình in tranh Đông Hồ ) điều rằng, nếu ai đã từng đến làng tranh một đôi lần thì khi trở về bạn sẽ hiểu được giá trị của nó hơn cũng như thêm yêu và gắn bó với giá trị dân gian trong mỗi bức tranh hơn rất nhiều. Có thể nói rằng, nét độc đáo nhất của tranh Đông Hồ được thể hiện ở chất liệu làm tranh, thứ chất liệu mà không một loại tranh nào có được. Được chế biến thủ công từ các nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên như : giấy làm từ cây dó, màu đỏ từ gạch non, màu vàng từ hoa điệp vàng, màu đen từ lá tre đốt, màu trắng từ vỏ nghêu sò được nghiền vụn. Nếu lần đầu thấy tranh đông hồ mà chưa từng biết đến quá trình làm tranh thì có thể ai cũng nghĩ rằng những bức tranh này được vẽ bằng các màu sắc khác nhau mà không hề biết rằng mỗi một màu trên bức tranh là một lần in bằng bản khắc. Bức tranh có bao nhiêu màu thì cần bấy nhiêu bản khắc, mỗi một bản khắc được khắc rất điêu luyện, công phu và tốn khá nhiều thời gian. Trên cơ sở các màu cơ bản được tạo từ thiên nhiên, các nghệ nhân kết hợp, pha trộn khéo léo tài tình tạo lên những phông màu rất lạ mắt và có một cái gì đó rất thân quen, gần gũi. Trải qua nhiều công đoạn in phức tạp, các nghệ nhân làng tranh đã tạo lên những bức tranh dân gian vừa giản dị, vừa tinh tế lại có sức lôi cuốn đặc biệt đối với người thưởng thức. Tranh đông hồ có sức sống lâu bền và sức hút đặc biệt đối với nhiều thế hệ người Việt Nam cũng như du khách nước ngoài đến Việt Nam bởi hòa lẫn trong tranh là cái hồn của dân tộc, nó phản ánh đậm chất cuộc sống mộc mạc, bình dị, gần gũi gắn liền với văn hóa người Việt. 2. Thực trạng làng tranh Đông Hồ hiện nay. 2.1. Thực trạng làng tranh : Tranh đông hồ có nguồn gốc từ làng Mái nay gọi là làng Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Có thể nói, từ cuối thế kỉ 19 đến trước năm 1945 thể loại tranh dân gian này rất phát triển, làng tranh Đông Hồ ở trong giai đoạn cực thịnh, nhà nhà làm tranh, người người làm tranh. Người làm tranh thường tất bật và nhộn nhịp nhất mỗi khi tết đến, xuân sang, đặc biệt vào các tháng 7, tháng 8 trong năm. Trước đây làng Mái có đến 17 dòng họ thì cả 17 dòng họ đều làm tranh, nghề làm tranh là niềm tự hào lớn đối với mỗi gia đình. Nhưng từ sau năm 1945 trở lại đây thì nghề làm tranh dân gian tại làng Mái đã bị mai một dần, người dân đã ít thiết tha với nghề hơn. Hiện nay cả làng Đông Hồ chỉ còn khoảng 3 nhà làm tranh gắn bó sâu sắc với nghề. Do người đặt hàng không nhiều, lượng tranh bán ra không được bao nhiêu nên hầu như ( thực trạng làm vàng mã ở Đông Hồ) cả làng đã chuyển sang làm vàng mã, vì nghề này giúp cho người dân có thu nhập cao hơn rất nhiều. Một thực tại đáng tiếc là thay vì làm tranh dân gian, làng Đông Hồ lại chuyển sang làm vàng mã một cách rất chuyên môn hóa. Ngày nay, làng Đông Hồ quanh năm làm vàng mã, chỉ khi nào có khách đặt hàng thì họ mới chuyển sang làm tranh, biển quảng cáo thì rất nhiều nhưng không phải quảng cáo cho tranh mà là cho vàng mã. Làng tranh Đông Hồ đang ngày ngày bị lãng quên và mai một không chỉ do người dân chuyển nghề do thu nhập thấp mà còn do tranh nhái giá rẻ đang tồn tại rất nhiều trên thị trường, lấn át giá trị đích thực của tranh dân gian đông hồ. Mặt khác, các thế hệ sau cũng ít muốn theo nghề truyền thống của cha ông vì quá vất vả mà lợi nhuận lại không cao. Có thể nói rằng, cũng như những làng nghề truyền thống khác, làng tranh dân gian Đông Hồ đang ở trong một thực trạng rất u ám và gặp khó khăn lớn trong việc tìm ra hướng đi đúng đắn cho sự phát triển vững mạnh của mình. 2.2. Thực trạng khai thác du lịch làng nghề tại Đông Hồ Đông Hồ rất có tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng nhưng thực trạng cho thấy nơi đây khai thác tiềm năng này rất yếu kém. Như trên đã một phần nào cho chúng ta thấy rõ được thực trạng làng tranh Đông Hồ. Khi bạn đặt chân tới đây có thể bạn sẽ hụt hẫng vì không như bạn tưởng tượng là cả làng cùng làm tranh mà thực tại toàn làng Đông Hồ chỉ còn xót lại 3 nghệ nhân hay 3 gia đình ông Nguyễn Hữu Sam, Nguyễn Đăng Chế và Trần Nhật Tuấn đang theo nghề truyền thống này. Vừa đến đầu làng Đông Hồ chúng ta có thể nhìn thấy ngay khu triển lãm của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và ngay bên cạnh nhà ông Chế là 2 gia đình ông Sam và ông Tuấn.Có thể nói rằng du lịch làng nghề nơi đây được khai thác rất hẹp, tuy ngôi làng này không nhỏ nhưng khi du khách đặt chân đến đây chỉ được đi tham quan tại 2,3 nhà cạnh nhau, không có được cảm giác đi tham quan làng nghề mà đơn giản chỉ giống như đi thăm một hay hai khu triển lãm tranh, không thấy hết được giá trị làng quê nơi đây, nét văn hóa làm tranh theo quy mô làng xã. Khai thác du lịch yếu kém còn được thể hiện ở chỗ không thể huy động đa số người dân vào phát triển du lịch làng nghề, không quy hoạch được làng Đông Hồ thành làng du lịch. Tuy làng có truyền thống, có điều kiện phát triển du lịch cộng đồng nhưng 90% dân số trong cộng đồng không khai thác du lịch, và tất nhiên rằng chỉ có 10% dân cư địa phương được hưởng lợi do du lịch đem lại. Theo ông Vũ Thế Bình vụ trưởng vụ lữ hành ( tổng cục du lịch ) nhận xét : tuy làng tranh Đông Hồ đã thu hút được khá nhiều du khách nhưng chỉ dừng lại ở mức độ tự phát. Cũng có thể do số người được hưởng lợi từ du lịch ít, lợi ích không bị phân bổ nhiều cho nên đa số những người trước đây gắng gượng sống chết với nghề thì bây giờ đã được đền đáp xứng đáng, khai thác du lịch từ nghề làm tranh dân gian truyền thống đã đem đến cho họ những lợi ích tương đối lớn. Qua điều tra cho thấy khách du lịch đến với làng tranh Đông Hồ rất đa dạng, không chỉ có khách trong nước mà còn có rất nhiều du khách nước ngoài. Khách trong nước thường gồm các đoàn học sinh, các cán bộ nhà nước, các nhà nghiên cứu, khách lẻ yêu thích tranh dân gian…Giá bán tranh thường không giống nhau giữa các loại khách, giá cho khách trong (Tranh khắc gỗ Đông Hồ) nước là 5000vnđ một bức nhưng đối với du khách nước ngoài là 1 USD. Ngoài ra thu nhập chủ yếu không phải từ các bức tranh làm bằng giấy dó mà chúng ta thường nhìn thấy mà là từ các bản khắc hay các bức tranh được vẽ dưới hình thức khắc trên gỗ. Giá của mỗi bức tranh này thường rất cao ( vài trăm nghìn hoặc lên đến vài triệu ). Như vậy, tuy mới chỉ dừng lại ở mức khai thác du lịch tự phát nhưng các nghệ nhân làng Đông Hồ đã biết cách thu được lợi nhuận từ sản phẩm truyền thống. Thực trạng khai thác du lịch tại làng tranh Đông Hồ trong giai đoạn hiện nay còn được đề cập ở những phần tiếp theo. Chương III : Điều kiện và xu hướng phát triển của làng tranh Đông Hồ. Nhìn vào thực trạng của làng tranh ở trên chúng ta có thể thấy rất rõ một thực tế làng tranh đang trên đà suy thoái và mai một. Do ảnh hưởng của xu hướng thương mại hóa, dòng tranh đang dần đánh mất đi những gì vốn có. Việc khôi phục, phát triển làng tranh sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy các làng nghề truyền thống chiếm một vai trò vô cùng quan trọng đối với ngành du lịch nói riêng và đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung ( Việt Nam có tới 2017 làng nghề ). Chính vì vậy, chính phủ Việt Nam đang và sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội cho việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống. 1. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại làng Đông Hồ. - Làng Đông Hồ vốn có nền tảng rất vững chắc để phát triển du lịch cộng đồng. Nền tảng đó chính là nghề thủ công truyền thống vốn có từ rất lâu đời khoảng 500 trăm năm về trước. Nghề vẽ tranh dân gian chính là một trong những tài nguyên nhân văn có giá trị văn hóa to lớn của dân tộc Việt Nam. Tuy trong thời gian gần đây, nghề làm tranh đã dần bị mai một nhưng công cụ, cách thức vẽ ( Các bản khắc cổ còn sót lại ) tranh dân gian đông hồ chỉ có duy nhất ở ngôi làng này. Không chỉ có nghề làm tranh dân gian truyền thống, làng Đông Hồ còn có rất nhiều giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp được thể hiện qua các ngày lễ, ngày hội ( ngày hội Đông Hồ diễn ra vào các ngày 14,15,16 tháng 3 âm lịch ). Không chỉ riêng ở Đông Hồ có lễ hội mà trên toàn tỉnh Bắc Ninh lễ hội diễn ra liên tục từ tháng riêng đến tháng ba, tháng tư âm lịch, đây có thể được coi là động lực để du khách đến với Bắc Ninh nói chung và làng tranh Đông Hồ nói riêng. Chính vì thế nơi đây có thuận lợi về nguồn khách do vậy có khả năng rất lớn để phát triển du lịch cộng đồng. - Về vị trí địa lý : Làng tranh dân gian Đông Hồ thuộc huyện Thuận Thành,tỉnh Bắc Ninh ( nay là thành phố Bắc Ninh ) có vị trí rất gần với thủ đô Hà Nội, đặc biệt khoảng cách từ thủ đô đến làng tranh cũng rất gần ( khoảng 35 km hay gần một giờ đi ô tô ). Không chỉ gần về vị trí địa lý, mà hệ thống đường bộ từ Hà Nội về Đông Hồ cũng rất tốt, đi lại không khó khăn là mấy, đa số là đường quốc lộ. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển du khách đến thăm làng tranh cho nên cũng là một điều kiện rất tốt cho việc phát triển du lịch cộng đồng nơi đây. - Về cơ sở vật chất kỹ thuật : Nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng tại Đông Hồ tương đối ổn định, hệ thống đường xá không phải là vấn đề đáng lo ngại nhiều. Và tuy hiện nay chỉ còn lại ba gia đình làm tranh nhưng một trong ba gia đình đó là gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế - Nghệ nhân ( khu trưng bày tranh của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế ) làm tranh nổi tiếng trong ba nghệ nhân còn sót lại đã phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành chức năng đầu tư xây dựng cho làng tranh Đông Hồ một trung tâm giao lưu văn hóa, sưu tầm phục chế và phát triển tranh dân gian Đông Hồ, tạo điều kiện cho việc khôi phục nghề truyền thống, phát triển du lịch cộng đồng hiệu quả. Năm 2006 với sự đầu tư 2,5 tỷ đồng xây dựng Trung tâm lưu giữ, bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ nằm trên khu đất rộng 5500 m2 tại xã Song Hồ. Trung tâm được xây dựng trên diện tích 2.000 mét vuông gồm các hạng mục: sân, vườn sinh thái, khu trưng bày và khu sản xuất tranh... với kiến trúc theo dạng nhà cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ. Với cơ sở vật chất như hiện nay sẽ tạo điều kiện rất tốt cho việc phát triển du lịch cộng đồng tại nơi đây. - Về chính quyền địa phương và các tổ chức cộng đồng khác : Chính quyền địa phương đã tạo khá nhiều điều kiện cho việc bảo tồn và lưu giữ những giá trị văn hóa của làng tranh dân gian đông hồ. Theo anh Nguyễn Hữu Định, cán bộ phụ trách văn hoá xã cho biết, hiện nay chính quyền cũng mới chỉ giúp được các gia đình làm tranh bằng cách tạo cơ chế, chính sách cho các hộ, khi có các đoàn khách đến tham quan, các cơ quan báo chí muốn tìm hiểu về tranh Đông Hồ thì đều được xã giới thiệu đến gia đình các nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, Nguyễn Văn Sam... Theo anh Định, đó cũng là một cách giới thiệu, quảng bá sản phẩm tranh để các gia đình làm tranh có điều kiện bán sản phẩm . Làng tranh có điều kiện được khôi phục không chỉ nhờ các tổ chức tại địa phương mà còn từ tỉnh, huyện và các tổ chức bảo tồn văn hóa của quốc gia. Điều này chứng tỏ làng Đông Hồ có điều kiện về các tổ chức của cộng đồng để phát triển du lịch cộng đồng tại đây. 2. Những thuận lợi và những cơ hội cho sự phát triển du lịch cộng đồng tại làng tranh trong giai đoạn hiện nay ( khả năng phát triển du lịch cộng đồng ) - Trong khoảng thời gian gần đây đã có rất nhiều nhận định cho rằng làng tranh dân gian Đông Hồ bị mai một theo thời gian vì người dân nơi đây không còn thiết tha với nghề làm tranh nữa, số nghệ nhân yêu nghề còn sót lại chỉ tính được trên đầu ngón tay và một phần là do thế hệ trẻ ngày nay không yêu thích tranh dân gian. Nhưng thực tế khi đến làng tranh Đông Hồ lại cho ta có một suy nghĩ khác, có thêm niềm tin vào sự hồi sinh của một làng nghề vốn mang nhiều truyền thống tốt đẹp. Tôi đã đến và hỏi thăm những nghệ nhân nổi tiếng của làng tranh thì được biết rằng không chỉ người dân Việt Nam mà còn có cả những du khách nước ngoài rất yêu thích tranh dân gian đông hồ. Điều đó được thể hiện qua số lượng du khách đến với làng tranh. Các nghệ nhân không biết một tháng có khoảng bao nhiêu người đến làng tranh nhưng trung bình thì ngày nào cũng có khách đến thăm và mua tranh của 3 nghệ nhân, đặc biệt vào các ngày cuối tuần lượng du khách đến đây đông hơn ngày thường rất nhiều. Qua ước tính sơ bộ tôi có thể tính được lượng du khách đến Đông Hồ trong một năm như sau : giả sử một ngày thường có 1, 2 đoàn gồm khoảng 15, 20 người, và những ngày cuối tuần lượng khách có thể tăng lên gấp 8,9 lần ( qua việc tìm hiểu thực tế ở làng tranh). Thì trung bình hàng tháng làng tranh đông hồ thu hút được khoảng trên dưới 1600 khách, từ đó ta có thể ước tính được lượng khách hàng năm đến Đông Hồ ( khoảng trên 20.000 khách ). Tuy con số này chỉ là tương đối và nó không lớn nhưng qua đó cho ta biết được một thực tế: vẫn còn rất nhiều người quan tâm và yêu thích tranh dân gian Đông Hồ, chứng tỏ làng tranh còn có cơ hội rất lớn để phát triển nếu biết đi đúng hướng, tìm đúng giải pháp khắc phục. - Người đời thường nói : “một nghề thì sống, đống nghề thì chết”. Nhưng câu nói này không đúng cho người dân làng tranh Đông Hồ trong nhiều năm vừa qua. Trong những năm qua, tranh không tiêu thụ được, không tìm được đầu ra nên nếu chỉ gắn bó với nghề làm tranh thì họ không thể trang trải cho cuộc sống, chính vì thế bên cạnh nghề tranh thì họ làm thêm vàng mã để kiếm sống. Khi thấy nghề này mang lại thu nhập cao họ đã bỏ làm tranh để chuyển sang làm vàng mã. Lý do chính yếu nhất của sự chuyển biến là do thu nhập cao còn tình yêu với nghề truyền thống thì vẫn còn trong mỗi con người làng tranh. Khi một người dân được hỏi “nếu tranh tiêu thụ được và đem lại thu nhập cho bác thì bác có muốn quay lại nghề cũ không”. Không suy nghĩ nhiều ông đã trả lời ngay : “Tất nhiên, tôi bỏ nghề tranh tôi tiếc và xót xa lắm, nếu có cơ hội thì chúng tôi sẽ quay lại nghề của ông cha.” Hơn nữa, nghề làm tranh so với nghề vàng mã còn nhàn hạ hơn rất nhiều, Chính vì thế làng Đông Hồ vẫn có khả năng rất lớn trong việc tìm kiếm nhân lực. Đại đa số người dân Đông Hồ đều có khả năng nhớ nghề cũng như khả năng truyền bá và học lại nghề của ông cha. Do đó năng lực chuyên môn vẫn có khả năng phát triển. Vấn đề còn lại ở đây là phân chia lợi ích. Như ở trên đã thấy tranh Đông Hồ càng ngày càng có khả năng tạo ra lợi nhuận cao. Và một khi lợi ích kinh tế được đem đến tận tay người lao động thì không có lẽ nào người ta không làm và không tâm huyết với nghề. Từ đó cho thấy cơ hội để khôi phục làng nghề và phát triển du lịch cộng đồng tại đây là rất cao. -Tuy người làm tranh trong làng không nhiều nhưng những nghệ nhân còn lại là những người hết sức tâm huyết, không chỉ tâm huyết cho thế hệ mình mà các ông còn cố gắng mọi nỗ lực để thế hệ con cháu tiếp tục kế thừa nghề truyền thống. Như ông Nguyễn Hữu Sam, nghệ nhân của làng tranh cặm cụi sưu tầm, bảo tồn những bản khắc cổ và tận tâm truyền nghề cho con cháu. Đến nay, ông đã có trên 600 bản khắc kể cả các bản sưu tầm, phục chế và sáng tác mới, trong đó có gần 200 bản khắc cổ. Trăn trở trước tình trạng mai một của nghề tranh sau khi nghỉ hưu, nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế dành dụm lương hưu làm tranh và ba năm sau tranh của ông đã có người mua. Tìm mua các bản khắc mà nhiều gia đình lưu luyến với nghề cũ còn giữ lại được, ông nhân thêm nhiều bản khắc mới. Số bản khắc ông dày công sưu tầm, phục chế, sáng tác ngày một nhiều và phong phú thêm. Đến nay, số bản khắc của gia đình ông đã có hơn 1.000 bản, trong đó có 150 bản khắc cổ, 100 loại tranh phục hồi, 20 loại tranh mới vẽ. Cùng với việc xây dựng Trung tâm triển lãm, nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế cũng đang chuẩn bị nguồn tư liệu để biên soạn sách, xuất bản song ngữ Anh - Việt nhằm giới thiệu những giá trị đặc sắc của dòng tranh dân gian Đông Hồ tới công chúng trong và ngoài nước. Qua đó cho thấy, người Đông Hồ có khả năng tự đi lên trên chính đôi chân của mình để khôi phục những gì mà mình đã đánh mất. - Trên đây là những khả năng được mở ra từ phía người dân, còn về phía chính quyền địa phương? Có thể thấy rằng chính quyền đã có những biểu hiện rất tích cực trong việc khôi phục làng nghề, trước hết được thể hiện thông qua sự hợp tác với nghệ nhân cho ra đời khu triển lãm tranh hết sức quy mô. Chính quyền không chỉ tạo điều kiện cho thuê đất mà còn cùng huy động đóng góp nguồn vốn lớn để xây dựng lên khu triển lãm đó. Đây có thể được coi là một thuận lợi cho việc phát triển du lịch cộng đồng vì sự hợp tác của chính quyền có tầm quan trọng rất lớn. - Về phía các công ty du lịch, lữ hành : Một trong những yếu tố góp phần làm khởi sắc du lịch cộng đồng làng nghề là các công ty du lịch. Trong thời gian qua, nhờ có các công ty du lịch, lữ hành đưa khách tới làm cho lượng khách đến làng tranh Đông Hồ tăng lên rất nhanh và có những bước tiến vượt bậc về thu nhập kinh tế. Có thể thấy rằng vị trí của các công ty lữ hành vô cùng quan trọng, nếu Đông Hồ không là một trong những điểm đến được các công ty thiết kế trong mỗi tour thì lượng khách đến đây là không đáng kể. Trên thực tế các tổ chức của cộng đồng hay các nghệ nhân làng tranh có thể cùng thỏa thuận và trao đổi với các công ty du lịch về nguồn khách cũng như về lợi ích kinh tế giữa hai bên để hai bên có thể thu được lợi nhuận cao và hợp lý nhất. Cho nên các công ty du lịch, lữ hành cũng được coi là một trong những yếu tố tạo thuận lợi cho du lịch cộng đồng phát triển tại làng tranh Đông Hồ. - Về phía nhà nước : Nhà nước đã và đang tạo ra rất nhiều cơ hội cho sự phát triển du lịch tại mỗi làng nghề. Nhận thức rõ vai trò và tiềm năng kinh tế từ phát triển làng nghề, Chính phủ, các Bộ, ngành đều đã có những chương trình, chính sách nhằm bảo tồn, phát triển làng nghề, phát triển ngành nghề nông thôn. Năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó nhấn mạnh chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề bao gồm: bảo tồn phát triển làng nghề truyền thống, phát triển làng nghề gắn với du lịch, phát triển làng nghề mới, phong tặng nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân, thương hiệu làng nghề thủ công nổi tiếng cho những đơn vị, cá nhân có công bảo tồn, phát triển ngành nghề thủ công truyền thống, ngành nghề mới ở nông thôn nước ta. - Bộ văn hóa đã tạo điều kiện tổ chức rất nhiều cuộc triển lãm tranh Đông Hồ nhằm quảng bá hình ảnh tranh Đông Hồ cho du khách trong và ngoài nước ( gần đây nhất là Chiều 14/2/2008, Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội đã tổ chức chương trình triển lãm tranh dân gian Đông Hồ, và Từ ngày 14 - 28.2/ 2008, triển lãm "Tranh dân gian Đông Hồ" được tổ chức, giới thiệu với công chúng yêu mỹ thuật của VN và quốc tế một dòng nghệ thuật dân gian độc đáo ở vùng Kinh Bắc, gắn liền với kỹ thuật khắc gỗ, in trên giấy dó, từng quen thuộc với người dân mỗi khi xuân về, Tết đến…). Từ đó cho thấy khả năng dòng tranh được khôi phục và phát triển là rất lớn. - Mặt khác, Việt Nam đã gia nhập WTO, xuất khẩu hàng hóa gia tăng, ngày càng tạo ra nhiều cơ hội hơn cho việc giao lưu, trao đổi hàng hóa với nước ngoài nên tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm thủ công sẽ không còn là vấn đề không thể làm được nữa,chính vì vậy tranh đông hồ rất có thể trong tương lai sẽ trở thành một trong những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao. - Du lịch ngày càng phát triển và phổ biến, xu hướng đi du lịch cũng liên tục thay đổi và ngày nay con người thường thích được trải nghiệm nhiều hơn khi đi du lịch, sự lựa chọn các làng nghề khi đi du lịch càng ngày càng chiếm tỉ lệ lớn trong các tour, và đặc biệt du khách nước ngoài khi đến Việt Nam thường muốn tìm hiểu những gì thuộc về văn hóa lâu đời và đặc trưng. Và tranh Đông Hồ được coi là một trong những nét văn hóa điển hình của dân tộc Việt Nam cho nên điều kiện trên đang và sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội tốt cho việc phát triển du lịch cộng đồng tại làng tranh Đông Hồ. Tóm lại, chính những yếu tố cơ bản trên đã mở ra cho Đông Hồ một hướng phát triển mới và những thuận lợi mới để phát triển du lịch cộng đồng. 3. Những nguyên nhân khiến cho du lịch cộng đồng chưa phát triển được ở Đông Hồ. * Nguyên nhân chủ quan : - Nguyên nhân hàng đầu có lẽ ai cũng thấy được đó chính là vấn đề tiêu thụ, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Bắt đầu từ sau năm 1945 do tranh không tiêu thụ được, lãi thu được trên mỗi bức tranh rất ít cho nên trong giai đoan hiện nay có đến 95% người dân làng Đông Hồ chuyển sang nghề vàng mã. Nếu ta so sánh làm tranh với làm vàng mã thì làm tranh có rất nhiều bất lợi. Sản xuất tranh Đông Hồ một mặt thu được lợi nhuận trên mỗi tờ tranh rất ít, sản phẩm mắc sai hỏng nhiều, người tiêu dùng ít, mặt khác không thể tiêu thụ được ngay mà phải chờ khách đến mua. Còn đối với nghề làm vàng mã người tiêu dùng rất nhiều ( nhất là vào tháng 7 âm lịch hay các ngày lễ như ông công, ông táo…), sản xuất với số lượng lớn, đầu ra có sẵn, sản phẩm làm ra có thể bán được ngay. Cho nên, chỉ một năm trước đây trong khi các nghệ nhân gặp rất nhiều khó khăn về vốn thì người làm vàng mã luôn có sẵn lượng vốn rất lớn ( nhà nào cũng có khoảng vài trăm triệu – theo lời một người trong làng kể lại ). Chính vì thế muốn người làm vàng mã quay lại làm tranh chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề phân bổ lợi ích kinh tế. - Người dân chưa ý thức được vai trò to lớn của du lịch cộng đồng, tầm quan trọng của việc bảo tồn văn hóa truyền thống cũng như giá trị dân gian đặc sắc của tranh Đông Hồ dẫn đến việc làng tranh đã không khai thác hết được tiềm năng du lịch nơi đây. Tuy làng tranh Đông Hồ vốn có truyền thống từ rất lâu đời nhưng những người hiểu về giá trị đặc biệt của loại tranh này không phải là tất cả các thế hệ trong làng mà đa phần chỉ có những người cao tuổi. Không phải ai cũng ý thức được giá trị văn hóa dân gian đặc sắc, độc nhất vô nhị của tranh Đông Hồ để từ đó có thể bảo tồn, phát huy. - Du lịch cộng đồng chưa phát triển ở Đông Hồ vì đa số bộ phận dân cư có cuộc sống khó khăn, nghèo khổ thì không sống bằng nghề truyền thống, không liên quan đến du lịch cộng đồng mà lại kiếm sống bằng nghề vàng mã. Hơn nữa, vấn đề vệ sinh môi trường chưa được quan tâm đúng mức, cơ sở hạ tầng chưa được hoàn thiện và đặc biệt làng Đông Hồ chưa có một đội ngũ hướng dẫn viên có thể giới thiệu cho khách những giá trị cảm nhận đặc sắc của tranh đông hồ. - Du lịch cộng đồng chưa phát triển ở Đông Hồ một phần vì chưa có sự liên kết chặt chẽ, rộng rãi giữa người sản xuất và công ty lữ hành, sự phân chia lợi ích giữa công ty lữ hành và người làm tranh là chưa thỏa đáng ( các hướng dẫn viên mới chỉ đem khách đến điểm tham quan, để cho họ xem và chọn tranh chứ không đưa thêm lợi ích cứng cho người làm tranh nhằm tăng thêm động lực cho họ trong trường hợp khách đến mà không mua tranh), chưa có những quy định, ràng buộc cụ thể giữa hai bên. Những người không trong nghề làm tranh chưa thấy rõ được lợi ích của người làm tranh để từ đó có thể quay lại nghề cũ. * Nguyên nhân khách quan : - Du lịch cộng đồng tại làng tranh Đông Hồ chưa phát triển được một phần là do vào những giai đoạn khó khăn làng Đông Hồ đã không tìm được sự hỗ trợ từ các ban ngành, các cấp, các bộ trực thuộc trung ương, các tổ chức lớn của cộng đồng, không huy động được vốn để khôi phục làng nghề, những người làm tranh tuy muốn quay lại với nghề của ông cha nhưng vẫn vấp phải những khó khăn trong các thủ tục hành chính rườm rà. Nguyên nhân này cũng dẫn đến cảnh nghèo đói của người Đông Hồ cho nên bắt buộc họ phải tìm đến nghề khác để nuôi sống mình. - Nhiều người không còn thích tranh dân gian Đông Hồ bởi một phần vì Tranh Đông Hồ ngày nay không mang đậm chất dân gian như xưa nữa, Nhiều bản khắc cổ đứng trước nguy cơ bị thất lạc, bị hư hại do cung cách bảo quản thủ công, và một phần cũng là do chiến tranh, làng tranh không giữ lại được các bản khắc cổ vốn rất tinh tế của ông cha. Đông Hồ cũng từng bị rơi vào cảnh đạn bom lay lắt, làng tranh bị giặc đốt phá tan hoang, các bản khắc tranh cũng bị thiêu cháy rụi. Nghề tranh từ đó cũng bị gián đoạn. Hoà bình lập lại (1954) làng tranh được khôi phục. Nhiều tổ hợp tác sản xuất tranh Đông Hồ được thành lập, đây cũng là thời điểm tranh Đông Hồ được xuất khẩu sang các nước XHCN đạt kết quả cao. Nhưng từ năm 1985 trở đi do khủng hoảng thương mại và chính trị cho nên xuất khẩu bị ngưng trệ hẳn, tranh không tìm được đầu ra, nhiều nhà không biết đã đem các bản khắc cổ ra đốt. Mặt khác, do ảnh hưởng xu hướng thương mại hóa, các hình thức in lưới, dùng bột mầu thay cho chất liệu thiên nhiên... trở nên phổ biến đã làm cho dòng tranh mất dần đi những nét đặc trưng vốn có. - Ngày nay, nhu cầu thị hiếu thay đổi, truyền thống văn hóa của người dân Việt Nam cũng bị du nhập và đổi khác đi khá nhiều, ( không còn truyền thống chơi tranh dân gian trong ngày tết ). Mặt khác, thị trường ngày càng phong phú và đa dạng, tranh tàu rải rác khắp nơi, rất hợp với sở thích của thế hệ trẻ, cho nên người chơi và thích tranh Đông Hồ không nhiều như xưa nữa. Điều này làm cho lượng tranh bán ra rất ít, khả năng cạnh tranh kém, dẫn đến sự nghèo khổ của người dân. Đây có lẽ là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự mai một của tranh dân gian Đông Hồ. Chương IV : Những giải pháp nhằm khôi phục làng nghề và phát triển du lịch cộng đồng tại làng tranh Đông Hồ. Trên kia đã chỉ ra rất rõ thực trạng của làng tranh Đông Hồ. Vậy làm thế nào để đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề? Theo Thạc sĩ Ngô Đức Anh (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) thì “phải khôi phục và phát triển các hoạt động văn hoá dân gian truyền thống nhằm xây dựng môi trường du lịch văn hoá. Cải thiện đường giao thông, cơ sở du lịch làng nghề. Phát triển du lịch làng nghề phải hiệu quả trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Trùng tu các đền chùa trong làng. Khuyến khích sự hợp tác giữa các nghệ nhân, và khuyến khích các trường dạy nghề, công ty hợp tác với các nghệ nhân để dạy nghề cho lớp trẻ, khôi phục kỹ thuật sản xuất truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hoá của làng nghề” Sau đây tôi sẽ làm rõ các giải pháp này như sau : 1. Huy động cộng đồng dân cư tham gia vào làm du lịch Đây có lẽ là một thách thức và là một khó khăn lớn nhất trong kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng tại Đông Hồ. Đa số người dân sẽ không dễ dàng từ bỏ nghề vàng mã – một cái nghề đã cứu sống họ khi gặp khó khăn và đang đem lại lợi nhuận cao cho họ trong hiện tại, họ sẽ không dễ dàng tin tưởng rằng nghề làm tranh sẽ đảm bảo cho cuộc sống của họ. Chính vì thế chúng ta cần phải có những giải pháp như sau : - Kêu gọi những người dân đang gặp khó khăn về kinh tế, khuyến khích họ quay lại nghề làm tranh, tạo công ăn việc làm, đảm bảo lợi ích cho họ. - Các nghệ nhân có tuổi, có địa vị trong làng ( nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, Nguyễn Hữu Sam ) kết hợp với chính quyền xã, các cán bộ cấp tỉnh, huyện đến từng nhà để động viên người dân quay lại nghề cũ.(đặc biệt quan tâm đến những người già trong làng đã bỏ nghề tranh theo nghề vàng mã ) - Tổ chức nhiều buổi họp làng, trong đó mời thêm cả những chuyên gia về phát triển du lịch cộng đồng, bảo tồn di sản văn hóa đến nói chuyện nhằm nâng cao nhận thức của người dân, cho họ thấy rõ vai trò của du lịch cộng đồng, tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa, lợi ích của người dân khi tham gia phát triển du lịch tại địa phương. - Để kêu gọi được người dân quay trở lại nghề truyền thống cần phải đặc biệt chú trọng đến việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, đảm bảo lợi ích cho người dân. 2.Quy hoạch lại làng tranh Đông Hồ trở thành một điểm du lịch cộng đồng thật sự. - Tăng cường kêu gọi đầu tư nhằm hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tu bổ lại hệ thống đường xá nhằm đảm bảo sự thuận lợi nhất cho du khách khi đến với làng tranh Đông Hồ. Đặc biệt quan tâm hơn nữa đến việc bảo đảm môi trường sinh thái, cảnh quan làng nghề. ( Trên thực tế có hai tuyến đường đi đến làng tranh một tuyến đi trên đường đê có nhiều đoạn rất xấu, nhiều ổ gà khó đi, tuyến đường còn lại tuy không có ổ gà nhưng rất bụi vì luôn ở trong tình trạng thi công. Cảnh quang tại làng tranh không được sạch sẽ, còn nhiều rác thải ). - Cách thức tổ chức : Lựa chọn ra một vài gia đình tiêu biểu, có điều kiện ( như gia đình ông Nguyễn Đăng Chế ) để xây dựng lên khu trưng bày, triển lãm chung cho toàn làng, đây sẽ là nơi cho du khách xem toàn bộ quá trình làm tranh, lịch sử làng tranh…Còn những gia đình khác sẽ được quy hoạch thành các hộ nhỏ, tại đây sẽ bán các dịch vụ khác nhằm đáp ứng một vài nhu cầu thiết yếu của du khách ( như ăn uống) hay các hộ gia đình này cũng trưng bày triển lãm tranh nhằm tạo ra nhiều sự lựa chọn cho du khách. Tuy nhiên giữa các hộ gia đình cũng cần phải có sự hợp tác lẫn nhau để lợi ích kinh tế được đảm bảo cho từng hộ. Và đặc biệt cần phải có những thỏa thuận, cam kết giữa địa phương và các công ty du lịch trong việc nhận và đón khách cũng như tiếp đón khách ra sao tại điểm tham quan. - Cần phải có kế hoạch chi tiết cho việc xây dựng lên khu vực đỗ xe, khu ăn uống, khu vệ sinh công cộng cho du khách, qua đó một phần làm đa dạng hóa các dịch vụ, mặt khác làm tăng thu nhập cho người dân, tạo sự thuận tiên nhất cho du khách khi đến với làng tranh Đông Hồ. - Chính quyền địa phương cần có chính sách hỗ trợ cho công tác khôi phục lại làng tranh Đông Hồ. Du lịch làng nghề sẽ thực sự hấp dẫn, có hiệu quả khi các cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành du lịch quan tâm tổ chức thực hiện những chủ trương, chính sách đúng đắn, thiết thực và mang tính chiến lược lâu dài. - Cần phải có những quy định, chính sách về thưởng, phạt rõ ràng qua đó một mặt khuyến khích người dân tích cực với nghề , mặt khác răn đe họ có ý thức trách nhiệm với nghề hơn. 3.Hoàn thiện, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực tại làng Đông Hồ phục vụ cho phát triển du lịch cộng đồng. - Xây dựng chương trình đào tạo lại những người dân không còn nhớ quy trình và cách thức làm tranh. - Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng những nghệ nhân giỏi trong làng, khuyến khích các nghệ nhân tìm tòi, sáng tạo nhằm đem lại luồng gió mới cho tranh. Hàng năm tổ chức thi nghệ nhân giỏi để tôn vinh các nghệ nhân đồng thời tạo môi trường hấp dẫn thu hút khách du lịch. - Có kế hoạch tuyển chọn, bồi dưỡng đội ngũ thuyết minh viên du lịch từ những nghệ nhân hay các thợ tại làng tranh. Đồng thời kết hợp nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương về lợi ích của du lịch làng nghề để họ tham gia tích cực vào các hoạt động đón tiếp du khách, cũng như ý thức bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống của sản phẩm làng nghề và văn hóa đặc sắc địa phương, tạo môi trường văn minh, lịch sự, hấp dẫn du khách đến thăm quan làng nghề. 4. Tăng cường quảng bá hình ảnh tranh dân gian Đông Hồ và hình ảnh của làng tranh đến với bạn bè trong và ngoài nước. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, thu hút khách qua đó -giúp các làng nghề tiêu thụ sản phẩm, duy trì sản xuất. Xây dựng và đưa các thông tin liên quan đến làng nghề như quá trình sản xuất, lịch sử phát triển, các truyền thuyết (nếu có), hình ảnh tranh Đông Hồ, ý nghĩa mỗi bức tranh lên website của ngành, địa phương và Internet. (internet ngày nay rất phổ biến và được các thế hệ trẻ rất yêu thích, nếu các hình ảnh đưa lên internet vừa mang nét hiện đại mà vẫn giữ được giá trị truyền thống thì đảm bảo rất được yêu thích) - Xuất bản các ấn phẩm chuyên về làng tranh và phân phát trong các hội chợ, hội thảo, phòng thông tin du lịch ở sân bay, nhà ga, khách sạn…Tổ chức đoàn khảo sát giới thiệu sản phẩm cho các công ty lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa. Tăng cường quảng bá du lịch làng tranh Đông Hồ trên các báo, tạp chí, truyền hình trong và ngoài tỉnh để thu hút khách du lịch trong nước. - Đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh, thành phố lân cận để đa dạng hóa lịch trình điểm đến của tour. Phối hợp những điểm du lịch làng nghề Bắc Ninh với những điểm du lịch văn hóa, lịch sử, lễ hội của tỉnh và của Hà Nội, du lịch biển Hải Phòng, Quảng Ninh… để tạo ra những tour du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Qua đó có thể quảng bá hình ảnh của làng tranh Đông Hồ tới khách du lịch. - Tích cực đưa tranh Đông Hồ đến các điểm hội chợ hay các cuộc triển lãm trong và ngoài nước, tại các điểm này cần phải có các nghệ nhân giới thiệu về công đoạn làm tranh cũng như ý nghĩa mỗi bức tranh. - Một điểm quan trọng khi đến các làng nghề, khách tham quan thường có thói quen mua các đồ của địa phương làm kỷ niệm, chính điều đó đã góp phần quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, thu hút khách du lịch cho các làng nghề. 5. Phân chia lợi nhuận hợp lý giữa các bên tham gia phát triển du lịch cộng đồng. - Trong quá trình khai thác du lịch làng nghề, các doanh nghiệp du lịch đưa khách đến thăm quan cần thực hiện phân chia lợi nhuận thu được qua các hình thức như : đóng góp xây dựng đối với cộng đồng làng nghề và trả lương cho những nghệ nhân, thợ thủ công và thuyết minh viên ở các cơ sở để họ yên tâm với nghề. Điều này nhất thiết cần phải thực hiện ở mỗi làng nghề nếu muốn phát triển du lịch cộng đồng bền vững. Du lịch Việt Nam hiện nay đang tồn tại một thực trạng không mấy tốt đẹp đó là người dân lúc nào cũng ngửa tay xin tiền khách du lịch, coi khách du lịch như “ngân hàng di động”. Điều này cũng phần nào hiểu được vì cuộc sống của người dân còn quá đói khổ, quá lam lũ. Và nếu lợi ích của họ được đảm bảo khi du lịch cộng đồng phát triển thì chắc chắn sẽ khắc phục được hiện trạng này. - Trong quá trình phát triển du lịch, chính quyền xã luôn phải quản lý tốt mọi hoạt động của làng nghề, phân bổ điều phối từng cụm dân cư thực hiện nghiêm túc những điều đã quy định. Vấn đề lợi ích của các thành viên trong ban quản lý cũng cần phải được đảm bảo chính vì thế mỗi khi có sự kiện các hộ dân tham gia vào làm du lịch sẽ đóng một khoản nhất định cho xã giúp cho việc quản lý tốt hơn, đồng thời các công ty du lịch đưa khách đến cũng nên có sự phân chia một ít lợi nhuận kinh tế nhằm đảm bảo tạo nên môi trường tốt nhất cho khách du lịch. - Trong quá trình phát triển du lịch cần phải tránh mâu thuẫn nội bộ nảy sinh từ việc thu nhập cào bằng giữa người không có tay nghề với những nghệ nhân. Cần phải có quy định rõ ràng phân chia lợi ích giữa người có năng lực và người không có năng lực. 6. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch ( Giải pháp nhằm tạo sự thu hút cho tranh dân gian Đông Hồ ) - Cải tiến mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nhưng không làm đánh mất đi giá trị dân gian truyền thống vốn có của tranh dân gian Đông Hồ, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, trong đó lấy truyền thống làm chủ đạo để không đem lại sự nhàm chán cho người xem. Muốn tranh bán chạy và cạnh tranh được trên thị trường thì phải liên tục đổi mới đề tài, mẫu mã cho phù hợp với thời thế. - Cần phải quy định không sử dụng các chất liệu hóa học trong quá trình làm tranh, phải sử dụng mọi nguyên liệu lấy từ thiên nhiên nhằm đem lại cho du khách những bức tranh chất lượng nhất, thấm đậm chất dân gian. - Khách du lịch rất thích trải nghiệm, đặc biệt thích trải nghiệm tại các làng nghề. Cho nên cần phải tổ chức những hoạt động bổ ích cho khách du lịch khi tham quan làng nghề. Khách du lịch đến làng tranh Đông Hồ sẽ không chỉ thưởng thức và mua tranh mà còn được tham gia vào từng công đoạn làm tranh, in khắc tranh theo ý thích của mình, điều này một mặt tạo sự hấp dẫn hơn cho làng nghề, mặt khác tăng thêm thu nhập cho người dân thông qua việc cung cấp các dịch vụ cho khách. Hoạt động này hiện đã được thực hiện ở làng tranh Đông Hồ nhưng vẫn chưa phổ biến lắm. Tuy nhiên theo tôi nghĩ làng Đông Hồ nên có những hình ảnh giới thiệu rõ nét hơn về cả quy trình làm tranh đặc biệt phải nhấn mạnh vào chất liệu. Chất liệu là thứ rất quan trọng và vô cùng độc đáo ở tranh Đông Hồ. Tranh đông hồ tạo lên do sự kết hợp của 3 làng nghề là : làng giấy dó ở Yên Phong – Bắc Ninh và làng mây che đan ở Bắc Giang. Giấy dó là một loại giấy đặc biệt và chỉ dùng để làm tranh đông hồ. Quá trình làm giấy dó cũng rất độc đáo và khác lạ so với các loại giấy khác, cả quá trình này đều bằng thủ công hết. Cho nên, sẽ vô cùng đầy đủ và ấn tượng nếu như các nghệ nhân cho thêm cả phần giới thiệu các công đoạn làm giấy dó thông qua hình ảnh đến khách du lịch. Như vậy sẽ càng làm tăng thêm giá trị của loại tranh dân gian Đông Hồ. 7. Tìm đầu ra cho tranh Đông Hồ Hầu như tất cả các giải pháp ở trên một phần nào đó đã giúp cho việc tìm kiếm đầu ra cho tranh Đông Hồ được thực hiện dễ dàng hơn. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào việc tiêu thụ sản phẩm ngay tại làng Đông Hồ thì vẫn không đảm bảo được cuộc sống cho người dân mà cần phải hướng tới xuất khẩu trong và ngoài nước. Khi đó cần phải có sự giúp đỡ từ phía các cơ quan chức năng trực thuộc chính phủ. Các bộ, ban ngành kinh tế, văn hóa cần phải tạo điều kiện tốt hơn cho các làng nghề trong việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm truyền thống. Chỉ khi nào sản phẩm có đầu ra thì khi đó người nghèo mới có thể thoát khỏi nghèo đói dựa trên chính sức lao động của mình. Trong tất cả các giải pháp đưa ra thì điều quan trọng nhất, có khả năng quyết định nhất vẫn là ở chính người dân Đông Hồ. Nội lực cũng như khả năng đứng vững trên đôi chân của người Đông Hồ sẽ quyết định sự khởi sắc của làng tranh trong tương lai không xa. * Gợi ý về xây dựng tour đến làng tranh Đông Hồ Toàn tỉnh Bắc Ninh có 62 làng nghề, trong đó có 31 làng nghề truyền thống, chiếm 1/10 tổng số làng nghề truyền thống của cả nước. Nhiều làng nghề của Bắc Ninh như: gỗ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng, đúc đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ... đã có từ lâu đời và nổi tiếng trong và ngoài nước. Không chỉ có các làng nghề truyền thống, Bắc Ninh còn có rất nhiều khu di tích văn hóa nổi tiếng như chùa Dâu, chùa Phật Tích, Chùa Bút Tháp…Cho nên trong mỗi tour du lịch chúng ta có thể kết hợp giữa các điểm tham quan trong tỉnh hay giữa các điểm tham quan trong tỉnh với các điểm thuộc vùng lân cận. Vì Đông Hồ chỉ là một điểm tham quan trong ngày, cho nên chúng ta có thể kết hợp tham quan làng tranh Đông Hồ với các địa danh du lịch lân cận. Sau đây tôi sẽ xây dựng các tour trong một ngày. Tour thứ nhất : Hà Nội – Bát Tràng – Chùa Dâu – Đông Hồ - Đồng Kỵ ( tour du lịch trong ngày đi bằng ô tô ) Điểm xuất phát : thủ đô Hà Nội : 8h sáng chúng ta sẽ xuất phát từ Hà Nội khởi hành đi làng gốm Bát Tràng ( một làng nghề làm gốm lâu đời có từ thế kỷ 15 và hiện nay đã được xuất khẩu đi khắp thế giới ) Sau khi rời Bát Tràng xe sẽ đưa chúng ta đến thăm chùa Dâu ( trung tâm phật giáo đầu tiên của Việt Nam ) Cách chùa Dâu không xa ( khoảng 7km ) là làng tranh Đông Hồ ( khi đến đây du khách được thưởng thức vẻ đẹp của tranh dân gian cũng như quy trình làm tranh và có thể mua tranh về làm kỷ niệm ) Sau khi rời Đông Hồ chúng ta sẽ đi thêm 15km đến làng gỗ Đồng Kỵ rồi quay trở lại Hà Nội. Du khách sẽ ăn trưa ở Bắc Ninh rồi quay về Hà Nội ăn tối. Đặc điểm của tour này là : các điểm tham quan rất gần nhau, chỉ cách nhau trên dưới 10km. Đặc biệt, tour du lịch này không chỉ thu hút du khách bởi kiến trúc phật giáo nổi tiếng, những bức tranh dân gian sáng bừng trên giấy điệp..mà còn đem đến cho du khách những cảm giác tuyệt vời khi đi trên những triền đê xanh mướt xung quanh ngút ngàn cỏ cây, các cánh đồng lúa và cánh đồng ngô xanh rì, du khách sẽ được dừng chân 10, 15 phút để cảm nhận bầu không khí trong lành của cỏ cây cũng như chụp ảnh để lưu lại không gian miền quê tuyệt vời. Tour thứ hai : Hà Nội – chùa Phật Tích – Làng tranh Đông Hồ - Vịnh Hạ Long. ( tour đi nhiều ngày) Tour du lịch này cũng rất thuận tiện cho du khách vì làng tranh Đông Hồ cùng nằm trên tuyến đường Hà Nội – Hạ Long. Chúng ta có thể tổ chức rất nhiều tour du lịch thăm quan làng tranh Đông Hồ trong một ngày cho du khách. Các tour này đảm bảo sẽ đem đến cho khách du lịch những giá trị cảm nhận tuyệt vời, du khách sẽ thực sự cảm thấy hài lòng khi tham gia các tour du lịch làng nghề tỉnh Bắc Ninh. LỜI KẾT Du lịch Việt Nam sẽ là một điểm đến tuyệt vời đối với du khách quốc tế nếu như chúng ta có thể thực hiện được những giải pháp phát triển du lịch làng nghề một cách hiệu quả. Tôi hy vọng trong một tương lai không xa với sự nỗ lực của toàn quốc gia, mọi làng nghề truyền thống của chúng ta sẽ khởi sắc, sẽ không còn những người dân quá đói khổ, bần cùng nữa, du lịch cộng đồng sẽ đưa mọi người dân Việt Nam thoát khỏi đói khổ, nghèo hèn. Và khi đó làng tranh Đông Hồ quê tôi sẽ quay trở lại thời kỳ vàng son, nhà nhà làm tranh, người người biết tới và yêu thích tranh dân gian Đông Hồ. Muốn có được thời kỳ huy hoàng đó thì thế hệ trẻ chúng tôi cần phải phấn đấu và nỗ lực rất nhiều. Tôi hy vọng một ngày nào đó có thể đứng vững trên đôi chân của mình, góp sức cho quốc gia thêm giàu mạnh. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thạc sỹ Ngô Đức Anh khoa Du Lịch và Khách Sạn trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân. Nhờ có sự giúp đỡ của thầy mà đề án của tôi mới có thể hoàn thành một cách tốt nhất. Tôi rất mong nhận được những đóng góp bổ ích của thầy cho đề án này hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Các tranh web trên mạng internet : trang web về du lịch cộng đồng, trang web về làng tranh Đông Hồ, du lịch Việt Nam, du lịch Thái Lan…( Mong thầy thông cảm vì em đọc tham khảo nhiều quá nên không nhớ được tên trang web ) Đi thực tế tại làng tranh Đông Hồ hỏi trực tiếp các nghệ nhân làng tranh, chính quyền địa phương kết hợp với phương pháp quan sát trực tiếp. Nguồn ảnh : Tự chụp MỤC LỤC KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG NHẰM XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI LÀNG TRANH ĐỒNG HỒ TỈNH BẮC NINH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12872.doc
Tài liệu liên quan