Đề án Kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Trong doanh nghiệp nói chung và DNTM nói riêng, vốn kinh doanh có vai trò rất quan trọng. Vốn là điều kiện đầu tiên và xuyên suốt trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó là điều kiện cần để doanh nghiệp hình thành và muốn duy trì phát triển phải bảo toàn được vốn và sử dụng sao cho vốn có thể sinh lời. Từ sự cần thiết của vốn kinh doanh như vậy doanh nghiệp phải đưa ra những kế hoạch huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Thực tế sử dụng vốn của DNTM còn nhiều vấn đề phải đánh giá và tìm biện pháp để giải quyết. Để đạt được mục tiêu phát tiển kinh tế của đất nước cũng như doanh nghiệp đòi hỏi phải có những cơ chế chính sách huy động và sử dụng vốn hiệu quả. Vốn phải được huy động từ mọi nguồn nhằm phát huy tối đa nguồn lực sẵn có trong nước và tận dụng mọi nguồn vốn của nước ngoài. Với phương châm đầu tư nước ngoài là quan trọng nhưng đầu tư trong nước mới là quyết định.

doc45 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỏi phải có vốn kinh doanh.Vốn kinh doanh là các khoản vốn bằng tiền và bằng tài sản như nhà cửa kho tàng,bên bãi...Doanh nghiệp phải có vốn mới thực hiện được chức năng lưu thông hàng hoá Kinh doanh thương mại thường được gắn với hoạt động mua bán .Vì trong suốt quá trình hoạt động thì DNTM phải thực hiện chức năng mua hàng (T_H) nhưng không mua hàng để phục vụ tiêu dùng mà để bán kiếm lời (H_T’) ,trong đó T’=T+sT Vốn trong kinh doanh thương mại được dùng vào hoạt động kinh doanh và sau mỗi chu kỳ đòi hỏi vốn được bảo toàn và có lãi.Có như vậy mới có thể mở rộng và phát triển kinh doanh. Từ đặc điểm quan trọng nhất của doanh nghiệp thương mại là thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá là chủ yếu nên vốn trong DNTM cũng có những đặc điểm riêng là vốn cố định chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng số vốn nếu như các doanh nghiệp công nghiệp tốn khá nhiều tiền của vào việc xây dựng nhà xưởng, kho tàng bến bãi thì với DNTM là chiếm tỷ lệ rất nhỏ ngược lại thì vốn lưu đọng trong DNTM lại chiếm tỷ lệ khá lớn. Mà theo đặc điểm của vốn lưu động là giá trị được chuyển dịch toàn bộ cũng như hoàn vốn một lần vào giá thành tiêu thụ nên vòng lưu chuyển của vốn là ngắn. Hơn nữa vốn lưu động là rất lớn nên chúng ta chủ yếu xem xét các giải pháp để nâng cao hiệu quả vốn thì chú ý đặc biệt đến vòng chu chuyển của vốn. 2.1.2.Thành tựu của thương mại Việt Nam trong những năm qua. Doanh nghiệp thương mại có thể trực tiếp sản xuất hàng hoá để bán – tức là thực hiện chức năng sản xuất, thế nhưng chức năng chủ yếu vẫn là buôn bán lưu thông .Hoạt động chủ yếu của DNTM là hoạt động thương mại. Hoạt động này gồm 2 lĩnh vực :thương mại trong nước và xuất nhập khẩu. Thành tựu đáng kể nhất của thương mại Việt Nam thời gian qua là hoạt động thương mại ở cả hai lĩnh vực trên đều có đóng góp đáng kể. Trong thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp hoạt động thương mại chủ yếu là thương mại trong nước, ngược lại những năm gần đây hoạt động ngoại thương được chú trọng đến nỗi khi nói đến hoạt động thương mại người ta nghĩ ngay đến ngoại thương, đến xuất nhập khẩu.Cả hai xu hướng đó đều không khách quan .Trong thực tế mỗi lĩnh vực đều có vi trí và vai trò riêng không thể thiếu được.Thương mại trong nước là cầu nối giữa người sản xuất và tiêu dùng, là phương tiện để hàng hoá trong nước giao lưu trao đổi, xuất nhập khẩu là mở rộng thị trường trao đổi mua bán ra nước ngoài .Trong những năm đổi mới -đặc biệt là trong giai doạn 1996-2001 hoạt động thương mại khá phát triển, đảm bảo lưu chuyển cung ứng vật tư hàng hoá trong cả nước và giao lưu quốc tế. Thị trường trong nước với sự đa dạng vế thành phần của DNTM trở nên sôi động và phong phú,cụ thể là các thành tựu sau: Năm 1995 cả nước có 10.860 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực thương mại thì đến năm 2000 con số đó là 19226. Kết quả đạt được không chỉ dừng lại ở số lượng tăng nhanh mà sư thay đổi nhanh về cơ cấu cũng như thành phần kinh tế tham gia họat động thương mại. Thực hiện đường lối chính sách của đảng và nhà nước xây dựng nền kinh tế đa thành phần trong đó xí nghiệp quốc doanh giữ vai trò chủ đạo và các thành phần kinh tế khác cũng khẳng định vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Với hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 1995 của cả nước là 121,1 ngàn tỷ đồng ,đến năm 2000 đạt 219,4 ngàn tỷ tăng 81,1% Mức bán lẻ bình quân đầu người năm1995 là 1,6 triệu và năm 2000 là 2,8 triệu.Tổng mức bán lẻ hàng năm tăng 27,7%. Mạng lưới thương mại dịch vụ được nâng cấp và phát triển rộng khắp cả nước. Đặc biệt các các loại hình phục vụ văn minh lịch sự như trung tâm thương mại siêu thị khách sạn nhà hàng chất lương cao đang phát triển mạnh. Hệ thống nhà hàng khách sạn tăng lên khá nhanh .Nếu như năm 1995 cả nước chỉ có 845 khách sạn thì đến năm 2001 số lượng khách sạn là 1569, đấy là chưa kể các nhà nghỉ nhà trọ chất lương thấp. Đồng thời qui mô và chất lượng cũng được nâng lên rõ rệt, nhiều khách sạn đã đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó số lượng khách du lịch quốc tế ngày một đông thể hiện sự tăng trưởng của du lịch Việt Nam.Năm 1995 có 1,35 trịêu lượt khách , đến đầu năm 2001 là hơn 2 triệu lượt khách. Ngoài ra còn phải kể đến sự đóng góp của các DNTM sản xuất.Với mô hình mới-gắn sản xuất với tiêu thụ đã giảm các khâu trung gian,góp phần nâng cao chất lương hàng hoá giảm giá thành sản phẩm .Với mạng lưới các cửa hàng giới thiệu sản phẩm cac doanh nghiêp này đã có thể trực tiếp bán sản phẩm của mình. Hiện nay các xí nghiệp sản xuất kinh doanh theo cơ chế này chiếm từ 10- 15% tổng mức bán lẻ và tiêu dùng trong xã hội. Đó là những kết quả đạt được của thương mại trong nước còn lĩnh vực thứ hai của thương mại trong thời gian qua được đánh giá như thế nào? Hoạt động xuất nhập khẩu là đầu ra lớn cho hàng hoá trong nước đồng thời cũng là nguồn cung cấp trang thiết bị nguyên vật liệu cho sản xuất trong nước.Giai đoạn 1995 –2001 cũng là thời kỳ sôi động và đạt nhiều thành tích của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Trong giai đoạn 1996-2001 bình quân tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm là 22,5 tỷ USD, trong khi bình quân năm của giai đoạn90-95 chỉ là 7,5 tỷ USD.Tỷ trọng xuất khẩu bình quân những năm 1996-2000 là 37,6%.Năm 2000 với mức xuât khẩu bình quân 180 USD/người nước ta thoát khởi khu vực các nước có nền ngoại thương kém phát triển. Cơ cấu hàng xuất khẩu có những thay đổi đáng kể theo hướng tăng sản phẩm chế biến và giảm tỷ trọng hàng thô hay mới qua sơ chế ;bình quân thời kỳ 1990-1995, tỷ lệ hàng thô hay mới qua sơ chế trong tổng giá trị xuất khẩu là 73,8% đến thời kỳ 1996-2000 là 54,8 %. Do đó hàng xuất khẩu có giá trị cao hơn, đồng thời giải quyết được công ăn viêc làm và phát triển nghành công nghiệp chế biến. Hơn nữa trong những năm gần đây thị trường xuất khẩu Việt Nam ngày càng mở rộng Trong năm 1995 mới chỉ có quan hệ buôn bán với khoảng 100 nước thì đến năm 2000 đã có hơn 170 nước đặt quan hệ giao lưu buôn bán với nước ta .Sự mở rộng giao lưu đó đã có tác dụng tích cực thúc đẩy sản xuất trong nước. Ngoài các thị trường quen thuộc như ASEAN,Đông Bắc á,EU,Bắc Mỹ.. Việc mở rộng các thị trường mới đã mang lại hiệu quả cao cho hoạt động ngoại thương và khẳng định sự tiến bộ về chất lượng và khả năng đáp ứng thị hiếu khách hàng ở những thị trường khó tính... Để có những thành tựu trên là kết qua của việc thực hiện các chủ trương đường lối chính sách, biện pháp của chính phủ.Theo tinh thân nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII,VIII về mở rộng giao lưu buôn bans trong nước và quốc tế.Bên cạnh đó là việc hoàn thiện chính sách môi trường pháp lýthuận lợi cho sự phát triển của thương mại.Tuy nhiên , cũng phải thừa nhận là chúng ta chưa có những chiến lược thị trường , chiến lược lưu thông và phân phối một cách hiệu quả.Chính sách tài chính còn nhiều kẻ hở, nền thương mại còn manh mún ,sức mua thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế còn thấp.Để đạt được thành tựu khả quan hơn cần có những chính sách và những biện pháp đồng bộ trên các khâu ... một trong số đó là những giải pháp nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh trong DNTM 2.2Thực trạng huy động vốn để kinh doanh của DNTM 2.2.1Thành tựu huy động vốn. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì việc có vốn là điều kiện phải có như là một tất yếu.Chính vì vậy việc tạo nguồn vốn đồng thời là hoạt động thường xuyên hằng ngày của cac nhà quản trị ,đồng thời là một chiến lược lâu dài.Nguồn vốn được tạo như thế nào?Làm sao có thể huy động vốn một cách tối đađể kinh doanh..Đó là bài toán cần những lời giải sát thực.Đó chẳng những là vấn đề của nhà quản trị mà là đối tượng nhà đầu tư để cho họ biết doanh nghiệp có thể hứa hẹn đem lại lợi nhuận không? Và của các tổ chức tín dụng,người có vốn kinh doanh để biết khả năng trả nợ...Trong cơ chế thị trường tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệpnói chung và DNTm nói riêng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác huy động vốn. Trước hết là nguồn vốn huy dộng trong nước .Trước đây trong cơ chế tập trung bao cấp mọi nguồn thu của xí nghiệp quốc doanh đều phải nộp vaò ngân sách nhà nước và những nhu cầu chi của xí nghiệp quốc doanh được cấp phát từ ngân sách nhà nước. Hoạt động thu hút vốn cho nền kinh tế thực chất là hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước. Sự tập trung quá mức như vậy đã không thể khai thác được tiềm năng về vốn của nền kinh tế vì thế nguồn vốn hết sức đơn điệu và ít lãi. Thế nhưng hiện nay trong cơ chế thị trường- nguồn vốn huy động đã phong phú và đa dạng lên rất nhiều. Vốn huy động từ ngân sách nhà nước, từ tư nhân, từ khách hàng, hay từ hợp tác kinh doanh... Mặc dù vốn từ ngân sách nhà nước là quan trọng nhưng các nguồn khác cũng ngày càng thể hiện sự đóng góp của mình vào việc làm tăng nguồn vốn. Ngày nay đời sống nhân dân được cải thiện và khấm khá dần lên, chính vì thế nguồn vốn trong dân đang là một tiềm lực rất lớn bên cạnh việc đa dạng nguồn vốn là sự đa dạng của các chính sách huy động vốn từ việc khuyến khích các doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất đến các chính sách hấp dẫn ngừơi dân bỏ tiền ra đầu tư...Hơn nữa các hình thức huy động vốn cũng phong phú hơn các hình thức huy động vốn mới được thí nghiệm và đưa ra áp dụng đại trà như: huy động vốn bằng thị trường vốn, thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu hay là việc cho thuê tài chính... các hình thức này đang mở ra những cơ hội và triển vọng mới cho việc huy động vốn để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn thứ hai được huy động là vốn từ nước ngoài. Đây là nguồn vốn quan trọng trong quá trình phát triển kinh doanh. Trong thời kỳ trước (1976-1990) vốn trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thường xuyên do đó vốn đầu tư để thực hiện tái sản xuất mở rộng đều trông chờ vào nguồn vốn nước ngoài. Hiện nay khi nền kinh tế đã có nhiều thay đổi việc tái đầu tư bằng vốn trong nước là chủ yếu nhưng vốn nước ngoài vẫn là nguồn vốn quan trọng. Trong mười năm trở lại đây doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không ngừng tăng lên. Mỗi năm có trên 200 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh và 120-130 doanh nghiệp được đưa vào sản xuất kinh doanh. Đến năm 2001 số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 3.6% tổng số doanh nghiệp nhưng khu vực này có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, giải quyết được việc làm trực tiếp cho hơn 38 vạn lao động chiếm giữ 38.2% vốn sử dụng, 41.9% giá trị tài sản cố định, 22.8% doanh thu, 37.4% tổng ngân sách nhà nước và 60.5% tổng lợi nhuận của toàn bộ các doanh nghiệp. doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có ưu thế về kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lý kinh doanh và quan hệ kinh tế với thị trường nước ngoài vì thế nên hiệu quả kinh doanh cao. Tỷ suất lợi nhuận vốn/ năm năm 2000 tính chung cho toàn bộ khối doanh nghiệp là 5.45% trong đố doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 8.87% cao nhất trong khối các doanh nghiệp. Như vậy vốn kinh doanh của doanh nghiệp được đầu tư của nước ngoài có hiẹu quả cao. Tuy DNTM chiếm tỷ trọng trong số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa nhiều- chỉ chiếm 8.6% nhưng cũng đã đạt được những thành quả đáng mừng. Hiện nay vốn nước ngoài cũng được thu hút bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng hơn. Nếu như trước đây vốn nước ngoài chủ yếu chỉ là vay nợ, viện trợ thì nay vốn nước ngoài được hình thành do các hình thức khác nữa như: xuất khẩu, dịch vụ thu ngoại tệ, làm trung gian đại lý cho nước ngoài. 2.2.2Những tồn đọng Những thành tựu như trên là dấu hiệu đáng mừng cho việc huy động vốn tuy nhiên thật là thiếu sót nếu như không xem xét những tồn đọng của việc huy động vốn của các doanh nghiệp nói chung đặc biệt là doanh nghiệp thương mại. Bởi vì việc quan tâm đến những tồn đọng và tìm hiểu nguyên nhân là cần thiết để có thể phát triển tốt hơn. Nó sẽ cung cấp cho chúng ta những bài học quý giá và cơ sở để định hướng được giải pháp đúng đắn. Thứ nhất về các nguồn vốn. Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước. Trong tình hình thường xuyênbội chi ngân sách như ở nước ta thì nguồn vốn này hết sức eo hẹp, không phải doanh nghiệp nào cũng được nhận. Nếu có ngân sách Nhà nước thì sự rót vốn cũng chỉ nhỏ rọt như muối bỏ bể so với nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Hơn nữa đối với DNTM thì thuộc nhóm doanh nghiệp có mục đích chính là lợi nhuận thì nguồn vốn từ ngân sách lại càng ít được ưu tiên hơn. Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Nguồn vốn này luôn đi kèm với những ràng buộc khắt khe về khả năng tài chính, về luận chứng kinh tế kỹ thuật cũng như các điều kiện đối nhân (nhười bảo lãnh), đối vật (tài sản vô hình, hữu hình của doanh nghiệp)...làm cơ sở đảm bảo vốn vay, mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng được. Hơn nữa vốn có giới hạn về số lượng cũng như thời hạn nên điều đó càng không dễ dàng. Mặt khác do các doanh nghiệp không trung thực trong việc kê khai tài sản thế chấp và thực trạng của doanh nghiệp làn cho ngân hàng chưa yên tâm để cho vay. Nguồn vốn trong dân chưa được huy động đúng tiềm năng. Mặc dù các chuyên gia kinh tế nước ngoài đánh giá tỷ lệ tích luỹ là khá so với các nước có cùng mức thu nhập nhưng mức độ tăng tích luỹ ở nước ta còn chậm. Mà tỷ lệ tích luỹ tư nhân vào đầu tư từ 1991 đến nay gần như chỉ giao động xung quanh một chữ số. Trong một cuộc điều tra gần đây đồng tiền tích luỹ của tư nhân nước ta được huy động thông qua các tổ chức tài chính chỉ chiếm 11.8%; trong khi ỏ dạng vàng là 34.7%, ở dạng tiền mặt là 15.4%; mua sắm nhà của mất 10%; dưới dạng thóc gạo và hoa màu 11.3%. Còn lại ở dưới các hình thức khác. Đặc biệt tầng lớp có thu nhập cao chỉ đưa 12.3% tích luỹ vào các tổ chức tài chính còn sử dụng tới 58.3% dưới dạng tiền mặt và vàng. Như vậy lẽ ra tầng lớp này phải sử dụng tiền dự trữ vào đầu tư sản xuất kinh doanh để sinh lợi thì họ lại không làm như vậy. Nguồn vốn huy động từ nước ngoài. Đối với nguồn vốn này người đi vay phải trả giá cho việc sử dụng nó. Đó là sự lệ thuộc về vốn và kỹ thuật, sự bóc lột của ông chủ nước ngoài, sự biến động của thị trườn quốc tế, lượng vốn và tốc độ rót vốn của nước ngoài, mức độ hấp dẫn của thị trường trong nước cao hay thấp hơn thị trường nước ngoài... Hơn nữa nhưng năm gần đây vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta có xu hướng chững lại. Hai năm gần đây cho thấy cả vốn đầu tư mới cấp phát lẫn vốn thực hiện trong khu vực đầu tư nước ngoài đang giảm xuống. Quy mô đầu tư trung bình ở mức 13-14 triệu USD từ năm 1998 trở về trước chỉ còn 6-7 triệu USD/ dự án. Nhiều nhà phân tích đã nhận xét nếu tình trạng này kéo dài thì khu vực đầu tư nước ngoài sẽ trở nên “hụt hơi” và kinh tế nước doanh nghiệp những năm tới sẽ khó tăng nhanh. Thứ hai là về các hình thức huy động vốn. Thực tế hiện nay ở các DNTM các hình thức huy dộng vốn còn đơn điệu, và chưa được đánh giá đúng tầm quan trọng. Hình thức huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường quốc tế được nhiều nước thực hiện hiệu quả, hơn nữa với nguồn vốn trong nước còn hạn hẹp thì sự huy động vốn trên thị trường vốn quốc tế, được đánh giá quan trọng và lâu dài. Tuy nhiên trên thực tế chưa có DNTM Việt Nam nào phát hành trái phiếu quốc tế. Nguồn vốn từ phát hành trái phiếu công ty chưa đạt hiệu quả cao. Nguồn vốn trong dân huy động con hạn chế , chưa huy động hết tiềm năng.Vốn từ nước ngoài những năm gần đây có xu hướng giảm xuống... là do chưa co những chính sách huy động hiệu quả. Thứ ba là sự giao lưu vốn ở Việt Nam còn đơn điệu. Mặc dù bước vào cơ chế thị trường nhu cầu vốn đã xuất hiện đúng bản chất cần có thị trường để giao lưu nhưng thực tế lại chưa đáp ứng được nhu cầu đó. nguyên nhân của những tồn đọng về huy động vốn. Bất kỳ một kết quả nào là thành tựu hay tồn đọng cũng là kết quả của tổng hợp các nhân tố khách quan cũng như chủ quan.Trong phạm vi đề án này đề cập đến những nguyên nhân sau: Thứ nhất là sự hạn chế của các chủ trương chính sách của nhà nước.Sự thiếu đồng bộ trong chính sách chẳng những làm cho hiệu quả huy động vốn thấp mà còn làm mất lòng tin của các nhà đầu tư ,đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài Thứ hai sự bất ổn định về tài chính ,tiền tệ ,lạm phát cao.. làm cho nhân dân không tin tưởng đưa vốn vào kinh doanh. Chính vì thế mới có tình trạng vô lý là , trong khi các doanh nghiệp đang khát vốn thì nhân dân lại cất trữ tài sản dưới dạng tìên mặt và vàng với số lượng lớn. Thứ ba là do sự kém hiểu biết và thiếu kinh nghiệm trong việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng và các thể chế tài chính khác.Điều này không những chậm cho dân cư có ý thức huy động đồng tiền của mình vào đầu tư sản xuất kinh doanh mang lại lợi ích cho cá nhân và xã hội mà còn “đập vỡ” những ý định mới phôi thai. Thứ tư là sự phiền hà chậm trễ của thủ tục đầu tư làm hạn chế sự đầu tư vốn phát triển kinh doanh. Nguyên nhân này làm cho doanh nghiệp mất nhiều cơ hội kinh doanh thuận lợi. Bên cạnh đó là sự không trung thực của các doanh nghiệp trong việc kê khai tài sản ,hoạt động kinh doanh, làm cho nhà đầu tư không tin tưởng đầu tư.Cùng với nó là việc sử dụng vốn kém hiệu quả đã cản trở sự huy động vốn. 2.3Thực trạng sử dụng vốn trong DNTM. 2.3.1 Thực trạng Vốn được huy động như thế nào đã là câu hỏi không dễ dàng giải quyết. Tuy nhiên giải quyết được vấn đề huy động vốn không có nghĩa là hoàn thành mà vấn đề còn đặt ra là phải sử dụng vốn như thế nào để nâng cao hiệu quả. Trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp được chủ động phát huy năng lực sáng tạo nên các chính sách quản lý sử dụng vốn linh động và hiệu quả hơn nhiều. Mặc dù vậy hiệu quả sử dụng vốn vẫn chưa cao và còn nhiều tồn tại cần khắc phục. Vốn sử dụng lãng phí và đầu tư không hợp lý, vốn tồn đọng, bị chiếm dụng...Cụ thể một số mặt còn tồn tại như sau: Sử dụng vốn sai mục đích. Nhiều DNTM mắc phải khuyết điểm này, như là vốn vay ngắn hạn lại đầu tư các kế hoạch kinh doanh dài hạn hoặc ngược lại. Điều này thực sự là nguy hiểm. Bởi vì nếu sử dụng vốn ngắn hạn vào dự án dài hạn thì không thể thu hồi vốn đúng kế hoạch, dẫn đến sự dây dưa nợ nần làm cho ngân hàng mất tin tưởng, doanh nghiệp phải bù đắp những khoản khác vào việc trả nợ...khiến cho vốn được sử dụng không đúng kế hoạch, dễ dẫn tới sự lộn xộn, lợi dụng vốn. Ngược lại lấy vốn dài hạn phục vụ những chiến lược ngắn hạn thì hiệu quả sử dụng vốn không cao giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra có không ít các doanh nghiệp tập trung vào đầu tư mua sắm, xây dựng tài sản cố định. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng sử dụng vốn không hợp lý bởi vì DNTM không cần quá coi trọng đến tài sản cố định, mà phải chú ý đến việc sử dụng vốn như thế nào trong lưu thông để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Đối với DNTM sản xuất thì khi đầu tư vào tái sản cố định đặc biệt là công nghệ phải chú ý đến sự hiện đại của công nghệ. Tránh tình trạng nhập ồ ạt công nghệ, hoặc là đã lạc hậu rất nhiều so với thế giới (ở nước ta trình độ công nghệ chỉ bằng 0.6-0.7 so với mức độ tiên tiến của thế giới, cá biệt có doanh nghiệp nhập công nghệ chỉ đạt 0.15-0.2) hoặc là chưa thể sử dụng công nghệ đó vào trong nước. Kinh doanh kém hiệu quả. Mặc dù lĩnh vực thương mại thường được coi là làm ăn có hiệu quả vì có nhiều thuận lợi và hoạt động cũng năng động hơn so với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên vẫn có nhiều doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, nợ ngân hàng quá lớn (70-80% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp) còn một số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, nợ chồng chất đã mất toàn bộ vốn tự có, đến mức phải bán cả tài sản cố định cũng như thu hồi hết tài sản lưu động mà cũng không đủ trả nợ. Vấn đề quản lý vốn trong DNTM cũng có nhiều bất cập. Vấn đề quản lý vốn hiệu quả cần được đặc biệt chú ý. Thực tế ở nước ta đa số các DNTM thiếu vốn, luôn có nhu cầu kêu gọi đầu tư để sản xuất kinh doanh nhưng quản lý vốn lại không chặt chẽ. Sự kém hiệu quả trong lĩnh vực này dẫn đến tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn, cho vay trong và ngoài doanh nghiệp, để nợ quá lâu...Việc còn thiếu các nhà lãnh đạo cao cấp, các doanh nghiệp tài ba, doanh nghiệp mạnh...trong lĩnh vực thương mại đã làm giảm bớt các cơ hội đầu tư, không đáp ứng được các nhu cầu triển khai các dự án lớn. Đồng thời cũng giảm cơ hội và điều kiện cần thiết khai thác các nguồn vốn đầu tư trong nước, đảm bảo sự hợp tác bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Tại các tổng công ty việc quản lý vốn và tài sản chưa tốt việc điều hành quản lý giữa công ty mẹ và đơn vị thành viên còn nhiều lúng túng. Hiện nay các tổng công ty có quyền sử dụng toàn bộ vốn và tài sản của Nhà nước giao cho để phục vụ sản xuất kinh doanh theo nguuyên tắc bảo toàn và phát triển vốn. Tuy nhiên các công ty lại thể hiện chưa phải là một thực thể kinh tế thống nhất làm phát huy sức mạnh nội lực, chưa khắc phục được tình trạng rời rạc dẫn đến phân phối và sử dụng vốn kém hiệu quả. Sự ứ đọng vốn của các ngân hàng thương mại. Có một nghịch lý là trong khi các doanh nghiệp thiếu vốn thì hệ thống ngân hàng thương mại lại phải đối mặt với sự ứ đọng vốn. Do có mâu thuẫn giữa ngân hàng và doanh nghiệp về thủ tục vay vốn. Trong khi doanh nghiệp cho rằng ngân hàng đưa ra quá nhiều thủ tục phiền hà làm cản trở quá trình vay vốn thì các ngân hàng biện hộ là do khách hàng không dảm bảo các điều kiện tối thiểu khi đi vay vì thế ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro. Sự hạn chế đầu ra của ngân hàng còn do thị trường tiêu thụ hàng hoá trong nước đã bão hoà, chưa có biệm pháp mở rộng thị trường. Vốn lưu động trong DNTMnước ta hiện nay chu chuyển còn chậm. Trong DNTM vốn lưu động nằm trong lĩnh vực vốn lưu thông là chủ yếu, từ đó giảm bớt số vốn lưu động bị chiếm dụng để có thể tăng hiệu quả sử dụng vốn. Như vậy thực trạng sử dụng vốn trong DNTM đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Vốn kinh doanh được sử dụng chưa hiệu quả, sự đầu tư vốn còn manh mún, chưa khoa học, sử quản lý vốn chưa chặt chẽ... Chính vì vậy hiệu quả sử dụng vốn chưa cao (hệ số sinh lời chỉ khoảng 11%) thực tế đặt ra cần có những chính sách và biện pháp để giải quyết vấn đề sử dụng vốn mở rộng sản xuất. Nguyên nhân của việc sử dụng vốn chưa hiệu quả. Vốn được sử dụng chưa hiệu quả là do nhiều nguyên nhân. ở đây chúng ta chỉ xét hai nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng đó Thứ nhất là do dư âm của bao cấp vốn trong cơ chế tập chung bao cấp trước đây. Trong cơ chế đó vốn được bao cấp qua ngân sách Nhà nước và ngân hàng. chính sách này không những làm cho các nguồn vốn trong dân không được huy động mà còn tạo ra tình trạng kém hiệu quả trong quá trình phân phối và sử dụng vốn. Mặc dù cơ chế này không còn ồn tại thay vào đấy là sự chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp nhưng sự thụ động đã đi vào tiềm thức một thế hệ lãnh đạo mà ít nhiều còn ảnh hưởnh đến hiện nay. Đặc biệt là trong lĩnh vực đầy năng động là thương mại Thứ hai là sự hạn chế về trình độ quản lý và sử dụng vốn. Trong thời kỳ đổi mới, mở cửa trình độ quản lý của các doanh nghiệp cũng được tăng lên rất nhiều nhưng vẫn còn thiếu những cán bộ quản lý có tài, có năng lực và kiến thức chuyên sâu về sử dụng vốn. Do sự yếu kém về công tác quản lý của các nhà lãnh đạo, nhà quản trị dẫn đến việc sử dụng vốn chưa hiệu quả là điều khó tránh khỏi. Ngoài ra còn phải nói đến các chủ trương chính sách của Nhà nước cũng như môi trường sản xuất kinh doanh...cũng tác động đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. * * * * Chương 3: Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh trong DNTM 3.1Mục tiêu và phương hướng phát triển thương mại ở nước ta. 3.1.1Mục tiêu. Phát triển mạnh thương mại, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động để mở rộng giao lưu hàng hoá trên tất cả các vùng, đẩy mạnh xuất khẩu nhằm đáp ứng nhun cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá. Hoạt động thương mại trước hết là thương mại Nhà nước, phải hướng vào phục vụ các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, phải coi trọng cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Xây dựng nền thương mại phát triển lành mạnh trong trật tự, kỷ cương, kinh doanh theo đúng pháp luật, thực hiện văn minh thương mại, từng bước tiến lên hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phấn đấu đưa toàn bộ các hoạt động dịch vụ tính theo giá trị gia tăng đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân 7-8%/năm và đến 2010 chiếm 42-43% GDP và 26-27% tổng số lao động. 3.1.2. Các quan điểm. Phát triển nền thương mại nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu, phát huy và sử dụng tốt khả năng, tính tích cực của các thành phần kinh tế trong phát triển thương mại dịch vụ, đi đôi với việc xây dựng thương mại Nhà nước, hợp tác xã mua bán nhằm giữ vững vai trò chủ đạo của thương mại nhà nước trên những lĩnh vực và mặt hàng quan trọng. Phát triển đồng bộ các thị trường hàng hoá và dịch vụ phát huy vai trò nòng cốt định hướng điều tiết của Nhà nước trên thị trường. Đặt sự phát triển của lưu thông hàng hoá và hoạt động của các doanh nghiệp dưới sự quản lý của Nhà nước, khuyến khích, phát huy mặt tích cựu đồng thời có biện pháp hạn chế các mặt tiêu cựu của cơ chế thị trường bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ công bằng xã hội. Việc phát triển nhanh hiệu quả và bền vững nền thương mại Việt Nam gắn liền với việc thực hiện các hoạt động thương mại phải theo đúng qui tắc của thị trường đồng thời có biệm pháp đổi mới cơ chế chính sách hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm đưa hoạt động của mọi doanh nghiệp, mọi công dân kinh doanh theo đúng hình thức do luật định và được pháp luật bảo vệ phải theo đúng qui tắc đó. 3.2.Những giải pháp về huy động vốn của doanh nghiệp thương mại Chuyển sang cơ chế thị trường chế độ bao cấp không còn tồn tại nữa, hơn nữa chính phủ đề ra những chính sách chiến lược thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tự tổ chức và tự chịu trách nhiệm, thay vào chế độ lãi nhà nước thu, lỗ nhà nước bù là cơ chế lời ăn, lỗ chịu. Điều đó trái ngược với tâm lý ỷ lại trông chờ và làm tăng tính năng động của các xí nghiệp trong việc chủ động khai thác các nguồn vốn cũng như tìm kiếm các giải pháp bảo toàn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Để tạo lập vốn doanh nghiệp phải huy động tối đa nội lực sẵn có của các doanh nghiệp cũng như các nguồn vốn bên ngoài. Đồng thời phải sử dụng vốn một cách có hiệu quả không để hàng hoá vật tư ứ đọng, chậm lưu chuyển. Cùng với việc thực hiện các biệm pháp tăng vòng quay vốn là tiết kiệm chi phí và đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm. Đấy là yếu tố sống còn và quyết định tương lai của doanh nghiệp. Nguồn huy động. Trước khi đưa ra những giải pháp để huy động vốn chúng ta bắt đầu tìm hiểu xem vốn có thể huy động từ đâu? các nguồn vốn có thể khai thác và huy động được chia làm hai loại là vốn trong nước và vốn huy động từ nước ngoài. Vốn trong nước Vốn được hình thành từ vốn hiện có nhưng chưa được tập trung khai thác và các nguồn vốn sẽ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn trong nước gồm có vốn từ ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp tái sản xuất từ lợi nhuận, vốn do liên doanh liên kết. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Vốn này được cấp phát cho các doanh nghiệp nhà nước. đó là nguồn được hình thành do quỹ tích luỹ từ ngân sách và được dùng vào mục đích phát triển kinh tế. Trong cơ chế thị trường nguồn vốn này có xu hướng giảm đáng kể về tỷ trọng và số lượng. Các doanh nghiệp quốc doanh phải tìm cách huy động bằng các nguồn vốn khác Nguồn vốn tự có là do cá nhân chủ doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư kinh doanh, nguồn gốc loại vốn này là phần để giành tiết kiệm trong ngân sách gia đình hoặc là vốn cổ phần bằng hình thức phát hành cổ phiếu. Góp vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu là một đặc trưng rất cơ bản của nèn kinh tế thị trường. Đây là hình thức huy động có hiệu quả các nguồn tài chính trong xã hội để có một số vốn lớn và ổn định cho đầu tư kinh doanh. Nguồn vốn liên doanh là những nguồn đóng góp theo tỷ lệ của các chủ đầu tư để cùng kinh doanh và cùng hưởng lơị nhuận. việc góp vốn liên doanh có thể được hình thành từ nhiều nguồn: có thể là liên doanh giữa vốn ngân sách với các nguồn vốn tự có của tư nhân, liên doanh giữa các tư nhân với nhau. Nguồn vốn tín dụng là các khoản vốn mà doanh gnghiệp có thể vay dài hạn của các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm hoặc các tổ chức tài chính trung gian khác, hoặc cũng có thể là do phát hành trái phiếu để huy động vốn cho kinh doanh. Ngoài ra nguồn vốn còn có thể huy động từ khách hàng, bạn hàng, đối tác kinh doanh... Vốn nước ngoài được hình thành trên ba lĩnh vực chủ yếu: Xuất nhập khẩu và dịch vụ thu ngoại tệ, hình thức huy động vốn này mới chỉ phổ biến khi có chính sách mở rộng giao lưu buôn bán với nước ngoài của nhà nước ta. tuy nhiên bằng thực tế thì nguồn vốn này thực sự quan trọng và cần được chú trọng đúng mức. Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Với DNTM thì không được sự ưu ái đầu tư của nguồn vốn này nhưng nó cũng góp phần đáng kể trong nguồn vốn huy động được. Nguồn vốn do vay nợ và viện trợ. Trong cơ chế tập trung bao cấp trước đây là nguồn vốn quan trọng. Tuy nhiên nếu sử dụng nguồn vốn này một cách bừa bãi sẽ gây hậu quả rất là nghiêm trọng. Việc tìm hiểu về nguồn huy động vốn sẽ giúp chúng ta có những giải pháp sát thực hơn để có thể huy động vốn một cách hiệu quả 3.2.2 Các chính sách huy động vốn Giải pháp từ chính sách nhà nước- có vai trò định hướng cho sự phát triển. Trước hết nhà nước cần sớm qui hoạch và định hướng chiến lượng cho sự phát triển của các doanh nghiệp thương mại. Điều này rất quan trọng trong việc khuyến khích các doanh nghiệp bỏ vốn kinh doanh yên tâm đầu tư trung và dài hạn. Thứ hai nhà nước phải hoàn thiện cơ chế chính sách và pháp luật về đầu tư cho DNTM. Để phù hợp với nền kinh tế đa thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và pháp luật điều chỉnh các hành vi trong lĩnh vực thương mại. Tuy nhiên quá trình đổi mới diễn ra nhanh chóng và không đồng bộ làm cho hệ thống chính sách không theo kịp, nên khi áp dụng vào thực tế quản lý đầu tư vốn còn bộc lộ nhiều nhược điểm, vừa chồng chéo, vừa sơ hở. Nên dễ bị lợi dụng làm thất thoát vốn. Chính vì vậy việc điều chỉnh cần xác định rõ ràng chức năng quản lý để đạt hiệu quả cao hơn. Thứ ba là nhà nước phải có những chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho sự phát triển và hoàn thiện nền kinh tế đa thành phần. Một nền kinh tế đơn điệu sẽ triệt tiêu cạnh tranh và do đó sẽ không có nhu cầu huy động vốn. Ngược lại nền kinh tế đa thành phần sẽ thúc đẩy cạnh tranh và tăng cường quá trình khai thác huy động vốn, từ đó có thể khai thác được mọi nguồn vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh. Cùng với nó sẽ xây dựng hệ thống luật pháp thống nhất, bình đẳng và ổn định giữa các thành phần kinh tế, xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài quốc doanh. Hệ thống pháp luật thống nhất đảm bảo cho doanh nghiệp được quyền huy động vốn bằng mọi hình thức và từ mọi nguồn vốn. Hệ thống này cũng đảm bảo quyền sở hữu, quyền thừa kế chuyển nhượng vốn cũng như xác định rõ nghĩa vụ của người sở hữu, sử dụng kết quả kinh doanh sau khi nộp thuế. Thứ tư nhà nước cần sử dụng mạnh mẽ công cụ thuế và các công cụ tài chính nhằm khuyến khích đầu tư và tái đầu tư từ lợi nhuận. Giải quyết hợp lý các mối quan hệ giữa tích tụ và tập trung, giữa tích luỹ và tiêu dùng. Đồng thời với tăng cường tích tụ vốn ở doanh nghiệp để thực hiện đầu tư phát triển sản xuất là hoạt động tiêu dùng hợp lý và hạn chế xu hướng tiêu dùng xa xỉ trong tầng lớp giàu có. Khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân bỏ vốn để đầu tư phát triển kinh doanh. Giải pháp tích cực huy động vốn nước ngoài. Vốn trong nước bao giờ cũng có ý nghĩa quyết định đối với việc giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên không thể phủ định vai trò to lớn của vốn nước ngoài đối với sự phát triển kinh doanh. Chính vì vậy chính sách tạo vốn phải đồng thời khai thác triệt để nguồn vốn trong nước và tranh thủ tất cả các nguồn vốn từ ngoài nước. Để huy động được vốn từ nước ngoài các giải pháp phải tập trung trước hết vào việc khai thác thông qua hoạt động xuất nhập khẩu và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Để đạt được điều đó phải có chính sách ổn định và nhất quá về các vấn đề. Phải tiếp tục hoàn thiện các chiến lược thu hút cũng như hoàn thiện thủ tục đâù tư từ nước ngoài. Phải tạo điều kiện cho sự phát triển cho sự sản xuất hàng xuất khẩu và sự thâm nhập của các nhà đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn vay nợ và viện trợ có ý nghĩa hỗ trợ để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội của đất nước. Khai thác được nguồn vốn này cần đảm bảo được sư tin cậy của người cho vay và viện trợ. Một trong những điều kiện quan trọng là phải tích cực tham gia các hoạt động tài chính quốc tế, hoà nhập nền kinh tế trong nước với khu vực và quốc tế. Phải tạo môi trường kinh tế chính trị ổn định cùng với tăng cường kết cấu hạ tầng để có thể huy động vốn nước ngoài một cách tối đa. Giải pháp từ phía doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải năng động tìm kiếm khách hàng và thị trường của mình. Thông tin về doanh nghiệp phải được cung cấp đầy đủ. Chính vì hạn chế về thông tin mà mức chi phí để có được thông tin quá cao làm tăng rủi ro khi ngan hàng cho vay. Vì thế thông tin được cung cấp ophải trung thự tạo sự tin tưởng để ngân hàng cho vay và các nhà đầu tư quyết định Doanh nghiệp phải có những chiến lược để làm ăn hiệu quả đặc biệt là sử dụng vốn đúng mục đích và đạt kết quả cao từ đó sẽ tạo niềm tin cho nhà đầu tư để huy động vốn dễ dàng hơn. Đồng thời doanh nghiệp định hướng và có chính sách về việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực: Lao động, tài nguyên thiên nhiên, chất xám.... Đó là các nguồn lực có giá trị để có thể tạo ra bước nhảy vọt về sự tăng trưởng của nền kinh tế . Giải pháp về hình thức huy động vốn. Phải phát triển rộng rãi các hình thức huy động vốn từ các tổ chức cũng như trong dân cư. nhà nước cần nhanh chóng ban hành các luật lệ về góp vốn kinh doanh và bảo vệ quyền lợi của người có vốn và có thu nhập từ vốn. Nhanh chóng ngăn chặn các hành vi lừa đảo chiếm dụng vốn hoặc các hành vi làm mất lòng tin của nhà đầu tư. Doanh nghiệp thương mại ngoài việc nâng cao tác dụng của các hình thức huy động vốn đang áp dụng thì cần phát triển các hình thức huy động vốn. Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu. Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng và các tổ chức tài chính luôn đi kèm với những ràng buộc khắt khe về khả năng tài chính mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng được. Đặc biệt là đối với doanh nghiệp thương mại tài sản cố định ít vốn lưu động khó xác định, việc chủ động khai thác nguồn vốn có sẵn và tiềm năng của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế sẽ là phương thức tối ưu và khả thi cho giải pháp huy động vốn. Việc huy động vốn bằng phát hành trái ohiếu tiết kiệm được chi phí đầu tư; kiềm chế được lạm phát không bị tác động của thị tường vốn quốc tế; không bị người nước ngoài tận dụng sức lao động và lợi nhuận góp phần làm giàu đất nước, dân tộc mình. Huy động vốn từ thị trường vốn trong nền kinh tế thị trường thị trường vốn đóng vai trò quyết định chi phối thị trường khác. Trong thực tế ở việt nam chỉ khi đổi mới kinh tế nhu cầu giao lưu vốn mới xuát hiện với đúng nghĩa của nó. Nhu cầu này bắt nguồn từ hai phía: những người cần vốn và những người có vốn. Từ đó dẫn tới việc vận động tiền vốn từ người cần tới người có vốn. Đó là sự vận động tuần hoàn, nhưng với nhịp độ và khối lượng gnày càng tăng phụ thuộc vào nhịp độ tăng trưởng sản xuất và sự phát triển của nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc huy động vốn trên thị trường vốn là cần thiết và cần được chú trọng. Cho thuê tài chính. Cho thuê tài chính ngoài việc góp phần đổi mới công cghệ còn được coi như là một hình thức góp phần thu hút vốn đầu tư cho doanh nghiệp. Do cho thuê tài chính có mức độ rủi ro thấp phạm vi tài trợ rộng rãi hơn các hình thức khác nên nó có thể khuyến khích các thành phần kinh tế, cá nhân và các tổ chức đầu tư vốn vào doanh nghiệp. Do đó hoạt động cho thuê tài chính đã huy động được nguồn vốn trong nộ bộ nền kinh tế thậm chí thu hút được từ các lĩnh vực khác. Hơn nữa trong điều kiện giao lưu quốc tế ngày nay cho thuê tài chính góp phần thu hút nguồn vốn quốc tế mà không làm tăng khoản nợ nước ngoài của quốc gia. Ngoài ra còn các hình thức huy động các nguồn vốn khác như thông qua thị trường chứng khoán... cũng cần được quan tâm. Giải pháp về phía các tổ chức tín dụng. Trong điều kiện các ngân hàng thừa vốn và các doanh nghiệp thiếu vốn thì cần có những chính sách giải quyết thích hợp một mặt nhà nước sớm hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động; mặt khác ngân hàng không nên quá coi trọng tài sản thế chấp bởi vì thực tế tài sản thế chấp không phải là vật bảo đảm tiền vay phù hợp và duy nhất. Hầu hết các tái sản tại các doanh nghiệp đã lạc hậu, giá trị ghi trên sổ sáh thờng không đúng với giá trị thực tế. Đặc biệt đối với DNTM việc xác định tài sản thường là khó khăn thì việc ngân hàng cho vay dựa vào năng lực thực tế của doanh nghiệp là cần thiết. Trong quá trình xét duyệt, cán bộ ngân hàng phải có điều kiện sử dụng các dịch vụ tư vấn để giảm rủi ro ngay từ đầu. Mặt khác ngân hàng nên tham gia vào quá trình cổ phần hoá với tư cách là cổ đông, là người tư vấn và dám chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp. Từ đó mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp sẽ chặt chẽ hơn. Các biện pháp để sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh. Thực tế những năm gần đây sự thu hút vốn từ nước ngoài có xu hướng chững lại, việc huy động vốn trong nước để phát triển kinh doanh rong nước gặp nhiều khó khăn. Vì thế vấn đề đặt ra là nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh huy động được là vấn đề hết sức thiết thực và cấp bách. Cùng một số vốn có thể huy động được, nhưng nếu nó được sử dụng đúng mục đích, đúng kế hoạch một cách khoa học thì hiệu quả kinh doanh sẽ lớn hơn bội phần so với việc lãng phí hay sử dụng sai mục đích. Như vậy có vốn mới chỉ là điều kiện cần còn sử dụng vốn một cách có hiệu quả mới là điều kiện đủ. Chính vì thế việc đưa ra giải pháp để sử dụng vốn có hiệu quả rất quan trọng 3.3.1 Giải pháp chung cho việc sử dụng vốn kinh doanh. Thứ nhất là sự chỉ đạo của nhà nước bằng các chủ trương chính sách. Mặc dù trong cơ chế thị trường DNTM cũng như các doanh nghiệp khác được chủ động phát huy sáng tạo rong sản xuất kinh doanh, thế nhưng không có nghĩa là không cần sự chỉ đạo bằng các chủ trương chính sách của nhà nước. Sự chỉ đạo của nhà nước mang tầm vĩ mô giúp các DNTM vừa hoạt động có hiệu quả vừa tuân thủ pháp luật; vừa đạt mục tiêu của doanh nghiệp vừa có thể dung hoà với lợi ích của xã hội. nó sẽ là kim chỉ nam để DNTM hoạt động có hiệu quả. Thứ hai là về phía doanh nghiệp phải sử dụng vốn kinh doanh đúng mục đích đúng kế hoạch, chấp hành đầy đủ các quy định chế độ tài chính doanh nghiệp, hoạch toán đầy đủ chính xác kịp thời tình trạng sử dụng vốn. Để sử dụng vốn được sử dụng vốn được đúng mục đích và không bị lãng phí thì doanh nghiệp phải cân nhắc và tìm hiểu kỹ lưỡng và đánh giá vấn đề một cách khách quan và khoa học mới có thể đạt được. Thứ ba là doanh nghiệp phải tăng cường công tác quản lý tài chính ở doanh nghiệp phải có trách nhiệm vở sổ và ghi sổ kế toán theo dõi chính xác toàn bộ tài sản vốn có thao đúng chế độ hoạch toán kế toán. Ngoài tình hình sử dụng vốn thì các biến động của và tài sản trong quá trình kinh doanh cũng phải được phản ánh kịp thời. Ngoài ra phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý vốn kinh doanh như quản công nợ doanh nghiệp quản lý vốn đầu ra ... để giảm thiệt hại về vốn. Thứ tư doanh nghiệp phải thực hiện các đổi mới và công tác quản lý vốn. Đổi mới về cơ chế quản lý công nợ. Doanh nghiệp phải sớm xác định quy định về công tác quản lý vốn. Đổi mới về cơ chế quản lý công nợ. Doanh nghiệp phải sớm xây dựng quy định về công tác quản lý công nợ để đảm bảo thu hồi công nợ tốt hơn. Doanh nghiệp thương mại với công tác chủ yếu là mua bán hàng hoá nên đối tác kinh doanh nhiều và việc nợ, ứng trước ... là tất yếu và việc đẩy nhanh tiến độ thu nợ từ khách hàng bạn hàng là cần thiết. Để làm tốt công tác này doanh nghiệp phải có các biện pháp quản lý và đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ, giảm lượng vốn bị chiếm dụng. Bên cạnh việc đổi mới công tác kế hoạch tài chính, hằng năm doanh nghiệp cần phải xác định kế hoạch tài chính. Căn cứ vào kế hoạch tài chính mà lãnh đạo điều hành kịp thời. Ngoài ra phải thực hiện đổi mới về quản lý vốn dài hạn. Việc thực đầu tư các dự án bằng vốn vay dài hạn. Việc thực hiện đầu tư các dự án bằng vốn vay dài hạn cần phải lập hồ sơ chính xác đầy đủ và giải ngân kịp thời. Lập kế hoạch tài chính cần cần cân đối vốn có thể trả nợ trước thời gian để giảm số tiền phải trả lãi suất vay vốn, đổi mới công tác kế toá thống kê .... Thứ năm là các giải pháp bảo toàn và phát triển vốn.DNTM cần xây dựng chiến lược hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo doanh thu ngày càng tăng mạnh, tìm các biện pháp tiết kiệm chi phí tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó cần phải cải tiến các công tác quản lý, phân tích tình hình tài chính tham mưu giúp lãnh đạo doanh nghiệp chỉ đạo sát với thực tế. Để tránh các rủi ro bất thường từ bên ngoài làm mất vốn doanh nghiệp phải mua bảo hiểm để giảm bớt hậu quả. Đối với các trường hợp bị mất vốn khác cần phải tìm nguyên nhân và qui trách nhiệm để xử lý theo qui định. Rủi ro mất vốn do chủ quan sau khi bắt bồi thường, thu hồi phế liệu... phải lấy từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp để bù đắp. Để bảo toàn vốn doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm chỉnh qui chế quản lý tài chính của doanh nghiệp đã ban hành và áp dụng các biện pháp trách nhiệm vật chất đối với từng cá nhân. Các giải pháp sử dụng hiệu quả vốn lao động. Trong DNTM vốn lưu động có tỷ trọng lớn vì vậy phải đặc biệt chú ý để sử dụng nguồn vốn này một cách có hiệu quả . Trước hết phải nghiên cứu hoàn thiện cac biện pháp nhằm tăng nhanh vòn lưu chuyển của vốn lưu động.Tăng vòng quay của vốn tức là rút ngắn thời gian vốn lưu động nằm trong các lĩnh vực sản xuất lưu thông từ đó mà giảm bớt số vốn lưu động cần có những biện pháp sau đây: +Đẩy mạnh khối lượng hang hoá ,dịch vụ bán ra, trên cơ sở nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm ,thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.Tănh nhanh khối lượng hàng hoá lưu chyển trên cơ sở mở rông thị trường ,tăng năng xuất lao động, hoàn thiện mạng lưới bán hàng ,năng cao chất lương dịch vụ thương mai.. +Hạ thấp chi phí trong quá trinh sản xuât kinh doanh. Để đạt được điều đó doanh nghiệp cần đổi mơi các phương tiện máy móc thiết bị hiện đại ,hoàn thiện công tác tổ chức doanh nghiệp theo hướng đồng bộ nhịp nhàng giữa các bộ phân trong toàn bộ doanh nghiệp.Trong mỗi khâu phải chú ý bố trí lao động một cách khoa học và hợp lý, không để lãng phí nguồn nhân lực .Bên cạnh đó doanh nghiệp phải xây dựng chế độ thưởng phạt rõ ràng cụ thể thông qua cac hình thức khuyến khích vật chất như tiền lương , thưởng nhằm động viên cán bộ công nhân viên tiết kiệm chi phí và nâng cao năng xuất cũng như chất lượng ,hiêu quả lao động + Rút ngắn số ngày trên các trạm lưu chuyển vốn bằng các biện pháp kinh tế – kỹ thuật để rút ngắn số ngày kinh doanh hợp lý và số ngày thanh quyết toán ở khâu lưu thông sẽ có tác dụng làm cho số vốn lưu động ở các khâu giảm bớt ,từ đó có thể nâng cao được hiệu xuất lưu chuyển vốn. Ngoài ra để sử dụng có hiệu quả vốn lưu động doanh nghiệp cần thực hiện đồng thời các biện pháp sau. Xác định đúng mức vốn tối thiểu. Để khắc phục tình trạng thừa hoặc thiếu vốn DNTM cần xác định nhu cầu vốn lưu động một cách đúng đắn, hợp lý. Điều đó đảm bảo cho doanh nghiệp đủ vốn cho sản xuất kinh doanh và sử dụng tối đa được khả năng của vốn tránh lãng phí. Xây đựng và hoàn thiện định mức vật tư. DNTM cần khẩn trương xây dựng định mức dự trữ vật tư, định mức tiêu hao vật tư và phải quản lý được các vật tư chủ yếu trong toàn doanh nghiệp. Từ đó nâng cao ý thức tiết kiệm của các đơn vị và có cơ chế thưởng phạt kịp thời để nâng cao được việc quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp. Nâng cao công tác tổ chức sản xuất, tổ chức tiêu thụ sản phẩm nhằm tiét kiệm được chi phí cho một đơn vị sản phẩm. Chú ý đến tính hợp lý về cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp tạo điều kiện nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường. DNTM phải định kỳ kiểm kê đánh giá vốn vật tư, hàng hoá, vốn trong thanh toán...để xử lý kịp thời vật tư hàng hoá ứ đọng trong vận chuyển và đẩy nhanh tiêu thụ. Giải quyết kịp thời trong khâu thanh toán để không bị chiếm dụng vốn, đây là yêu cầu hết sức quan trọng đối với DNTM. Các giải pháp để sử dụng hiệu quả vốn cố định. Thứ nhất là phải đánh giá tài sản cố định. Với sự biến động liên tục của giá cả và sự ra đời của các công nghệ mới tài sản cố định chẳng những chịu hiện tượng hao mòn hữu hình mà còn bị hao mòn vô hình thường xuyên diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều đó làm cho giá trị nguyên thuỷ và giá trị còn lại của tài sản cố định bị phản ánh sai lệch so với giá trị thực tế của nó. Chính vì thế việc thường xuyên đánh giá lại tài sản cố định là xác định giá trị thực của tài sản, đó là cơ sở cho việc xác định mức khấu hao để thu hồi vốn hoặc kịp thời xử ký những tài sản cố định bị mất mát hư hỏng nhằm giảm sự thất thoát vốn trong kinh doanh. Thứ hai tiếp tục hoàn thiện chế độ khấu hao tài sản cố định. Theo quyết định 166/1999 /QD-BTC mà các doanh nghiệp đang áp dụng hiện nay là phương pháp khấu hao đường thẳng. Với phương pháp này khi thời gian sử dụng hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi doanh nghiệp phải xác định lại mức khấu hao của tài sản cố định. Để dảm bảo sự thống nhất về thời gian sử dụng của những tài sản cố định nay phải chuyển đổi lại cho phù hợp với quyết định mới. Như vậy mới phản ánh đúng mức độ hao mòn của tài sản cố định. Thứ ba là tiến hành trích, phân bổ và sử dụng quỹ kháu hao hợp lý. Trong quá trình sử dụng tài sản cố định bị hao mòn và giảm sút về tính năng kỹ thuật. Để bù giá trị tài sản cố định bị hao mòn trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải chuyển dịch dần giá trị hao mòn đó vào giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ- đó là khấu hao tài sản cố định. Mục đích của khấu hao tài sản cố định là tạo cơ sở để có quỹ khấu hao hợp lý bù đắp cho tài sản cố định bị hao mòn. Thứ tư là phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Cần tăng thời gian công suất sử dụng máy và kịp thời thanh lý những tài sản không cần dùng và hư hỏng. Thứ năm là chú trọng việc tái đầu tư thiết bị mới, phù hợp với công nghệ mới. Để tiết kiệm vốn doanh nghiệp chỉ nên đầu tư có chọn lọc một số thiết bị thật cần thiết cho doanh nghiệp. Đối với DNTM thiết bị hiện đại sẽ làm cjo hàng hoá có sức cạnh tranh lớn không những là ở thị trường trong nước mà còn cả ở thị trường nước ngoài. Hiệu quả kinh doanh của DNTM phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh vì bất cứ khâu nào trong kinh doanh cũng liên quan đến sử dụng vốn. Để sử dụng vốn có hiệu quả phải là một quá trình thực hiện đồng bộ các biện pháp chính sách. Điều đó không phải dễ dàng nhưng khi thực hiện được thì kết quả là một thành tựu lớn đến không ngờ. Những điều kiện tiền đề cho việc sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh của DNTM . Để thực hiện được các giải pháp trên thì cần cố những điêu kiên tiền đề hỗ trợ.Những điều kiện này là điều kiện cần ,đồng thời cũng tạo ra cơ hội cho các biện pháp sát với thực tế hơn. Điều kiện thứ nhất là sự hoàn thiện của chính cách nhà nước.Đảng và nhà nước đang và sẽ đưa ra các chính sách để hoàn thiện hành lang pháp lý thuận lợi cho huy động cũng như sử dụng vốn. Điều kiện thứ hai là sự phát triển và triển vọng phát triển của thị trường vốn , thị trường chứng khoán, thị trường tài chính ... mở ra nhiều cơ hội cho huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. Ngoài ra còn xu hướng giao lưu hội nhập của việt nam với cac nướ trong khu vực và quốc tế dang dduowc phat triển; sư hoc hỏi nâng cao trình độ quản lý vốn của cac DNTMcũng là những tiền đề quan trọng. Trong doanh nghiệp nói chung và DNTM nói riêng, vốn kinh doanh có vai trò rất quan trọng. Vốn là điều kiện đầu tiên và xuyên suốt trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó là điều kiện cần để doanh nghiệp hình thành và muốn duy trì phát triển phải bảo toàn được vốn và sử dụng sao cho vốn có thể sinh lời. Từ sự cần thiết của vốn kinh doanh như vậy doanh nghiệp phải đưa ra những kế hoạch huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Thực tế sử dụng vốn của DNTM còn nhiều vấn đề phải đánh giá và tìm biện pháp để giải quyết. Để đạt được mục tiêu phát tiển kinh tế của đất nước cũng như doanh nghiệp đòi hỏi phải có những cơ chế chính sách huy động và sử dụng vốn hiệu quả. Vốn phải được huy động từ mọi nguồn nhằm phát huy tối đa nguồn lực sẵn có trong nước và tận dụng mọi nguồn vốn của nước ngoài. Với phương châm đầu tư nước ngoài là quan trọng nhưng đầu tư trong nước mới là quyết định. Cùng với sự đổi mới các chính sách vĩ mô và cải cách hành chính kết hợp với sự quản lý sử dụng vốn của DNTM cân thực hiện đổi mới cơ chế chính sách sử dụng vốn kinh doanh một cách hiệu quả và đồng bộ hơn. Từ đó góp phần sử dụng triệt để các yếu tố nội lực làm cho mỗi đồng vốn, mỗi nguồn lực đầu tư được sử dụng có kết quả cao hơn. Làm được như vậy tuy với số vốn có hạn chúng ta vẫn có thể sản xuất kinh doanh với quy mô lớn hơn, chất lượng và hiệu quả cao hơn góp phần tăng tính cạnh tranh và hiệu quả chung của nền kinh tế cũng như DNTM. Đồng thời đưa nước ta vượt ra khỏi khó khăn trước mắt, duy trì được nhịp độ tăng trưởng, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện để chúng ta tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào quá trình hội nhập kinh tế trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi. Danh mục tài liệu tham khảo: 1.Đặng Đình Đào- Hoàng Đức Thân: Gái trình kinh tế thương mại-Tkê 2001. Hoang Minh Đường –Giáo trình Quản trị doanh nghiệp Thương mai NXB TKê 1998. Giá trình kinh tế đầu tư. Chính sách và biện pháp huy động vốn Tích tụ và tập trung vốn trong nước Sử dụng các công cụ tài chính tiền tệ để huy động vốn cho đầu tư phát triển. Tạp chí công nghiệp nhẹ số 12/2001 Tạp chí Chứng khoán Việt Nam: Số1/99; số 1/2001 Tạp chí Con số và sự kiện:62/2000;28/2001;9/2001 Tạp chí Kinh tế xây dựng Số5/2001 Tạp chí Ngân hàng:Số 1+2/00; số 6/2000; số 4/2001; số 8/2001; số 11/1999; số 14/1999 Tạp chí Thương mại số16/96; số 29/01, số 1/2001 Tạp chí Tài chính Số tháng 9/99; 11/00, số 3/2001 Tạp chí KT Và PT số 7/00; 2/01 Tạp chí Thi trường tài chính tiền tệ Số 4/2001 Tạp chí công nghiệp số 10/2001, số 13/2000, số 7/2000, số25/2000 Tạp chí kế toán số 31/2001 Phát triển kinh tế số 122/2001

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35311.doc
Tài liệu liên quan