Đề án Kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Kinh tế nhà nước gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển nhà nước. Để quản lý kinh tế – xã hội đất nước, Nhà nước nào cũng cần có lực lượng kinh tế trong tay mình. Vai trò của nhà nước càng gia tăng trong việc quản lý kinh tế xã hội thì lực lượng - sức mạnh kinh tế trong tay nhà nước càng lớn. Với nước ta, lịch sử xây dựng và phát triển kinh tế xã hội đất nước đã khẳng định vai trò của nguồn lực kinh tế nhà nước mà cốt lõi là hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Những năm qua kinh tế nhà nước đã thực hiện tốt vai trò chủ chốt chi phối các ngành lĩnh vực quan trọng để nhà nước định hướng, dẫn dắt nền kinh tế đất nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

doc30 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yết những vấn đề xã hội, mở đường hướng dẫn,hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, làm lực lượng vật chất để nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới”. Như vậy kinh tế nhà nước có khả năng điều tiết, chi phối hoạt động của các thành phần kinh tế khác, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo hướng đã định. Với tổng thể tiềm lực kinh tế của mình, kinh tế nhà nước đủ sức trở thành lực lượng đi tiên phong trong công nghiệp hóa hiện đại hóa nhằm mở ra những phạm vi rộng lớn cho lực lượng sản xuất phát triển,và do đó có ưu thế hơn hản các thành phần kinh tế khác. Mặt khác thông qua vai trò điều tiết, định hướng, dẫn dắt, thành phần kinh tế nhà nước góp phần chi phốivà biến đổi các thành phần kinh tế khác trong quỹ đạo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế nhà nước giữ vững những vị trí then chốt, xương sống của nền kinh tế, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản phẩm trong nước, trong thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu và công trình hợp tác đầu tư với nước ngoài. Do vậy đã thực hiện và giữ gìn trên thực tế bản chất xã hội chủ nghĩa của nhà nước. Ngoài ra trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, cũng có những doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò độc quyền nhất định giúp cho hệ thống kinh tế vừa theo đuổi lợi nhuận, vừa đạt hiệu quả xã hội và quốc phòng an ninh. Các doanh nghiệp nhà nước còn tập trung xây dựng những ngành trọng điểm, là nơi được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Doanh nghiệp nhà nước còn hoạt động ngoài mục tiêu lợi nhuận, đó là những mục tiêu xã hội như quốc phòng an ninh, ý nghĩa nhân đạo… Doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực này giúp nâng cao phúc lợi xã hội, khắc phục sự khác biệt giữa các vùng qua đó làm tăng tinh thần hòa hợp cộng đồng và ý thức đoàn kết dân tộc. Một trong bốn nguy cơ mà Đảng ta chỉ rõ trong Đại hội IX: “Tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới”. Do vậy kinh tế nhà nước là thành phần tất yếu giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân phải gánh vác những vai trò nhiệm vụ hết sức nặng nề. 3. Vai trò của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trong hơn 10 năm qua, Đảng và nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp tích cực nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước. Trong bối cảnh kinh tế phức tạp, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn gay gắt. Kinh tế nhà nước mà cốt lõi là doanh nghiệp nhà nước đã vượt qua những thử thách đứng vững và không ngừng phát triển, góp phần quan trọng vào thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước.Đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội, chuyển sang thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 3.1. Tính hai mặt trong vai trò kinh tế nhà nước. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được biểu hiện khá rõ ràng: -Trước tiên, về mặt lương mà nói thì kinh tế nhà nước phải nắm bắt được một số lượng cần thiết bắt buộc các nguồn lực quan trọng là tài sản công và doanh nghiệp. Tài sản công hữu do nhà nước nắm và kinh tế nhà nước tạo ra phải chiếm ưu thế so với tổng số tài sản xã hội, và phải là lực lượng mở đường làm vai trò đầu kéo, hướng dẫn các thành phần kinh tế khác. -Về mặt chất thì kinh tế nhà nước nắm được những ngành kinh tế, lĩnh vực hoạt động trọng yếu nhất có liên quan đến huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, có tác dụng chủ đạo đối với xã hội, trong điều kiện cần thiết, khi mà kinh tế hàng hóa phát triển cao, kinh tế thị trường chưa đủ sức điều tiết thì kinh tế nhà nước là lực lượng đủ mạnh để có thể can thiệp kịp thời cho sự cân đối của nền kinh tế. Nhìn lại hệ thống các doanh nghiệp nhà nước trong toàn quốc cũng như doanh nghiệp nhà nước ở các địa phương về các mặt như quy mô tài sản, sự đóng góp GDP, sự đóng gop vào tốc độ phát triển chung của nền kinh tế, sự nắm giữ các ngành kinh tế quan trọng (kể cả kinh tế quốc doanh độc quyền)… thì thấy được mặc dù có sự phân bố hẹp về số lương nhưng mức tăng trưởng của các doanh nghiệp nhà nước gần ngang bằng với mức tăng trưởng của nền kinh tế; và vị trí vai trò của doanh nghiệp nhà nước vẫn rất quan trọng và to lớn kết quả hoạt động của nó có tính quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. 3.2. Vai trò chính trị của kinh tế nhà nước. Mỗi chế độ xã hội bao giờ cũng có một phương thức sản xuất thống trị. Đó là một sự thật đã từng và sẽ tồn tại trong lịch sử. Trên cơ sở kinh tế đó mà dựng lên một thượng tầng kiến trúc, quan trọng nhất là chế độ chính trị thích hợp với nó. Các nhà lí luận và chính khách tư sản cũng tuyên bố công khai chế độ kinh tế của họ là chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa rằng quyền tư hữu là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm. chỉ có một chế độ kinh tế như vậy và chế độ chính trị thích ứng với nó mới đảm bảo quyền làm chủ của giai cấp tư sản. Chúng ta đã lựa chọn chế độ chính trị. Là chế đọ xã hội chủ nghĩa kết quả tất yếu của một quá trình lịch sử đấu tranh lâu dài của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng; thì logic dẫn đến phải có mặt cơ sở kinh tế như trên để đảm bảo định hướng chính trị. đã lựa chọn Nếu không xây dựng được một cơ sở kinh tế mà nền tảng kinh tế là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể vững chắc thì chế độ chính trị. đó sẽ không đứng vững, như tòa nhà dựng trên nền móng yếu. Chúng ta quyết tâm xây dựng một nền tảng như vậy, từ yếu tố thành mạch, từ yếu tố ít hiệu quả ít hiệu quả đến hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp nhà nước là những doanh nghiệp có tính xương cốt của nền kinh tế, hệ thônhg đó có vai trò định hướng chính trị. Xã hội cho toàn bộ nền kinh tế. Chúng ta xác định xây dựng chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa, mặc dù khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần nhưng vai trò của mỗi thành phần kinh tế à không giống nhảutong việc xây dựng chế độ xã hội mới. Các doanh nghiệp nhà nước phải nắm giữ những vị trí quan trọng nhất, những tài chỉ huy của nền kinh tế, điều chỉnh được các thành phần kinh tế khác và giữ quyền chi phối quyết định thuộc về nhà nước đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước. Tất nhiên chúng ta phải ngày càng nâng cao tính hiệu quả của kinh tế nhà nước, làm nó ngày cacngf đóng vai trò thúc đẩy các thành phần kinh tế khác và toàn bộ kinh tế phát triển. 3.3. Vai trò kinh tế xã hội của thành phần kinh tế nhà nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ 3 ban chấp hành TW Đảng khóa IX đã xác định “ Doanh nghiệp nhà nước đã chi phối được các ngành, các lĩnh vực then chốt và sản phẩm thiết yếu của nền kinh tế; góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tăng thế và lực cho đất nước. Doanh nghiệp nhà nước chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản phẩm trong nước, trong tổng thu ngân sách,kim ngách xuất khẩu và công trình hợp tác đầu tư với nước ngoài, là lực lượng quan trọng trong thực hiện chính sách xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo nhiều sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội, quốc phòng, an ninh. Doanh nghiệp nhà nước ngày cacngf thích ứng với cơ chế thị trường, năng lực sản xuất tiếp tực tăng; cơ cấu ngày càng hợp lí hơn, trình độ công nghệ và quản lý có nhiều tiến bộ; hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh từng bước được nâng cao, đời sống người lao động từng bước được cải thiện hơn. Doanh nghiệp nhà nước lại là lực lượng nòng cốt trong thành phần kinh tế nhà nước. Do vậy ta có thể khẳng định: thành phần kinh tế nhà nước có vai trò hết sức to lớn trong nền kinh tế đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa. Vai trò đó được thể hiện qua nội dung sau: Thứ nhất: Kinh tế nhà nước nó chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng giữ những vị trí then chốt nhất, đài chỉ huy, bánh lái của nền kinh tế. Mỗi quốc gia khi pất hiện chế độ kinh tế xã hội của mình đều phải xây dựng hệ thống các doanh nghiệp xương cốt của nền kinh tế. Việcnắm giữ những ngành trọng yếu đó để điều chỉnhnền kinh tế; đảm bảo tính định hướng chính trị. cho toàn bộ nền kinh tế; giúp cho nền kinh tế theo đúng mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Thứ hai: Kinh tế nhà nước đảm bảo những điều kiện phát triển, đảm bảo cân đối cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. sứ mạng đó thể hiện trước hết kinh tế nhà nước mà cụ thể doanh nghiệp nhà nước nắm giữ gần như toàn bộ ngành công nghiệp điện lực; khai thác than; dầu khí; khai thác khoáng các loại; điện kim, sản xuất xi măng, phân bón, thuốc trừ sâu, vận tải đướng sắt, đường không, đường biển, thông tin bưu điện viễn thông, công nghiệp quốc phòng, một phần quan trọng nhất của cơ khí chế tạo… Nghĩa là hầu hết các ngành, các lĩnh vực then chốt, xương sống của nền kinh tế, hoặc những cơ sở hạ tầng dịch vụ quan trọng nhất đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động đều nằm trong doanh nghiệp nhà nước nói chung và kinh tế nhà nước nói riêng chưa kể trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, kinh tế nhà nước cũng giữ vị trí chủ lực trên nhiều mặt, nhiều sản phẩm chủ yếu trực tiếp phục vụ đời sống hàng ngày của nhân dân. Thứ ba: Kinh tế nhà nước phải đảm bảo nhận những trách nhiệm, những nhiệm vụ xã hội lớn, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các vùng lạc hậu. Với mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội mang lại những điều tốt đẹp cho con người và vì con người những nghĩa vụ xã hội đặt ra cho nhà nước không chỉ rất năng nề mà ngay trong mỗi bước phát triển của những nhiệm vụ đó phải từng bước được giải quyết. Hơin nữa do đặc thù của đất nước vừa trải qua cuộc kháng chiến lâu dài và gian khổ; ác liệt, chịu bao hi sinh và mất mát trong chiến tranh, hàng triệu thương binh, gia đình liết sĩ, những vùng căn cứ cách mạng, những vùng sâu, vùng xa nhiều khó khăn… Tất cả đòi hỏi nhà nước phải có chính sách đãi ngộ, có sự quan tâm giúp đỡ. Đặc biệt trong lĩnh vực công ích, những lĩnh vực phục vụ cho tòan bộ nền kinh tế quốc đânh bình thường như: kết cấu hạ tầng, vận tải hàng hóa… hoặc đảm bảo cho an ninh quốc phòng… Với các lĩnh vực này không thể kinh doanh đơn thuần nhằm mục tiêu lợi nhuận. Đảm bảo các mục tiêu xã hội và nhiệm vụ phổ biến của kinh tế nhà nước ở hầu hết các nước trên thế giới. Nhưng có thể nói ở nước ta, nhiệm vụ đó cũng nặng nề, khó khăn và cũng gay gắt hơn. Điều đó do điều kiện lịch sử đặc rhù và định hướng con đường phát triển của chunhgs ta chi phối Thứ tư: Kinh tế nhà nước cụ thể là các doanh nghiệp nhà nước góp phần quan trọng vào tích lũy, đóng góp vào gân sách nhà nước, tổng sản phẩm trong nước, kim ngạch xuất khẩu và công trình hợp tác đầu tư với nước ngoài (năm 2000 đóng góp 39,5% GDP, 39,2% tổng thu ngân sách, trên 50% kim ngạch xuất khẩu cả nước) Thứ năm: Kinh tế nhà nước của ta còn có sứ mênh rất lớn là tạo điều kiện và thúc đẩy toàn bộ quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac-Lênin đã nói rất nhiều đến vai trò quyết định của công nghiệp trong quá trình cải tạo nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Đặc biệt ở nước ta từ sản xuất nhỏ, lạc hậu, nông nghiệp đi lên sản xuất lớn xã hội xn thì vai trò của công nghiệp càng to lớn. Vai trò của kinh tế nhà nước trong sự ngiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóađược thể hiện trên bốn yếu tố sau: + Cung cấp những trng thiết bị cho các ngành kinh tế trong quá trình phát triển và hiện đại hóa các thiết bị cho các ngành, các thành phần đó. Đương nhiên trong điều kiện hiện nay có vai trò của ngoại thương, của hợp tác quốc tế trong việc mua bán các thiết bị tiên tiến của nước ngoài. Nhưng vai trò của kinh tế nhà nước nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói rieng vẫn hết sức to lớn. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp nhà nước không ngừng đổi mới thực hiệnhiện đại hóa thiết bị của mình. + Kinh tế nhà nước là nhân tố kích thích, tác động vào các ngành, các thành phần kinh tế thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Đồng thời là tấm gương là hiện thân của trình độ tổ chức cao, của kĩ thuật hiện đại, của quản lý tiến bộ với các ngành các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế. Để thể hiện vai trò này, kinh tế nhà nước phải thực sự trở thành tấm gương sáng. + Kinh tế nhà nước mà cụ thể là doanh nghiệp nhà nước đóng góp tích lũy vào ngân sách nhà nước, tham gia vào thị trường tiền tệ, chứng khoán, tạo ra nguồn vốn để đầu tư vào các thành phần kinh tế. Đồng thời là nơi đào tạo, rèn luyện, bồi dưỡng lực lượng lao động kĩ thuật, lao động lành nghề, cán bộ quản lý cho các ngành, các thành phần kinh tế + Kinh tế nhà nước mà cụ thể là doanh nghiệp nhà nước trực tiếp là đối tác liên doanh, hợp tác thu hút vốn kĩ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế. Thứ sáu: Trong điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta hiện nay, thành phần kinh tế nhà nước còn là công cụ trong taynn, là hạt nhân nòng cốt trong việc liên doanh, liên kết, lôi cuốn các thành phần kinh tế khác vào quỹ đạo đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là vai trò, là sứ mệnh hết sức quan trọng của kinh tế nhà nước. Chủ trương đổi mới đúng đắn của Đảng và những biện pháp kịp thời của nhà nước về phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, chuyển sang kinh doanh trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã làm sống lại nền kinh tế và đã đưa đến những kết quả to lớn đó. Nhưng các thành phần kinh tế đó với bản chất kinh tế vốn có của nó nếu không có những tác động điều chỉnh có hiệu lực hình thànhì những yếu tố tự phát sẽ trỗi dậy và hậu quả sẽ khó lường hết được. Tuy nhiên thành phần kinh tế nhà nước luôn là đội quân chỉ huy hùng mạnh dược nhà nước sử dụng để tác động và điều khiển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Đay không chỉ đơn thuần là vai trò về kinh tế kĩ thuật mà có ý nghĩa của nó lớn hơn nhiều. Vượt ra ngoài phạm vi của những yếu tố kinh tế kĩ thuật. Xác định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước theo những nội dung trên đây sẽ giúp chúng ta định hướng đúng việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế nhà nước hiện có, định hướng cho đầu tư của ngân hàng nhà nước và thiết lập các định chế yểm trợ cho sự phát triển chung. II. Thực trạng của kinh tế nhà nước trong quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta. 1. Những mặt tích cực của kinh tế nhà nước trong thời gian qua. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, hơn 10 năm qua, hơn 10 năm qua từ năm 1991 đến nay Chính phủ đã đẩy mạnh công cuộc đẩy mạnh thành phần kinh tế nhà nước, trong đó cốt lõi là hệ thống doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả của thành phần kinh tế này. Trong bối cảnh thế giới có nhiều phức tạp và nền kinh tế còn nhiều khó khăn gay gắt, kinh tế nhà nước đã vượt qua những thử thách, đứng vững và không ngừng phát triển, góp phần lớn vào thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, đưa đất nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, chuyển sang thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Như hội nghị lần thứ ba ban chấp hành TW Đảng khóa 9 đã khẳng định: Doanh nghiệp nhà nước đã chi phối được các ngành, lĩnh vực then chốt và sản phẩm thiết yếu của nền kinh tế; góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thựcc hiện được vai trò chủ đạo,ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tăng thế và lực của đất nước. Trong hơn 10 năm qua kinh tế nhà nước nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng đã đạt được một số thành tựu cụ thể sau: - Thứ nhất: giảm đáng kể số doanh nghiệp nhà nước ké hiệu quả và không cầnthiết nhưng khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn có tốc độ tăng trưởng cao, có đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân sách và tổn sản phẩm quốc nội. Tính đến 5/2001 đã thu hẹp được hơn 50% số đầu mối các doanh nghiệp nhà nước, từ 12.300 doanh nghiệp xuống còn 5655 doanh nghiệp. Tuy số doanh nghiệp nhà nước giảm xuống hơn 50%, song hệ thống doanh nghiệp nhà nước ngày càng được củng cố góp phần phát huy được vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước được tổ chức lại theo hình thức và cơ cấu: 17 tổng công ty 91; có76 tổng công ty 90 và trên 4000 doanh nghiệp nhà nước độc lập. Đến đầu năm 2000 cả nước đã sáp nhập 3100 doanh nghiệp, giải thể 3350 doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa 370 doanh nghiệp nhà nước. Nhờ vậy trình độ tích tụ và tập trung vốn trong doanh nghiệp nhà nước được nâng lên. Số doanh nghiệp nhà nước có vốn dưới 1 tỉ đồng giảm, số doanh nghiệp nhà nước có vốn trên 10 tỉ tăng; sản xuất kinh doanh phát triển và hiệu quả được nâng lên rõ rệt. Tỉ trọng sản phẩm do các doanh nghiệp nhà nước đóng góp vào tổng sản phẩm trong nước, tổng thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu và hợp tác đầu tư nước ngoài liên tục tăng: năm 1991 là 36,5% GDP, năm 2000 đóng góp 39,5% GDP; 39,2% tổng thu ngân sách và trên 50% kim ngạch xuất nhập khẩu. Tỉ xuất lợi nhuận trên vốn nhà nước tăng từ 6,8% năm 1993 lên 12,3% năm 1998. Trong 5 năm 1991 – 1995 tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế quốc doanh là 11,7%, gần gấp 1,5 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn bộ nền kinh tế và gần gấp 2 lần kinh tế ngoài quốc doanh. Trong giai đọan 1996 – 1999 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực và thiên tai liên tiếp xảy ra nên tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung giảm dần, song kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước vẫn cao hơn mức tăng trưởng của nền kinh tế, cụ thể năm 1998 GDP tăng gần 5%, trong khi tăng trưởng của các doanh nghiệp đạt 8% đến 9%. -Thứ hai: đặi mới doanh nghiệp nhà nước làm giảm bớt những trợ cấp trực tiếp từ ngân sách nhà nước. Trong thời kì 1998 – 2000 tỉ lệ các loại tài trợ của ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp nhà nước dưới tất cẩ các dạng ( đầu tư cho xây dựng cơ bản, cấp vốn lưu động, bù lỗ, bù giá) tính trên GDP giảm từ 8,5% GDP xuống 0,5% GDP trong khi tỉ lệ đóng góp của doanh nghiệp nhà nước vào GDP lại tăng, từ 32,5% lên 39,5% GDP. - Thứ ba: hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước được nâng cao hơn so với trước đây. Điều này thể hiện ở việc tăng tỉ trọng doanh nghiệp nhà nước có lãi, giảm tỉ lệ doanh nghiệp thua lỗ, tăng số lãi tuyệt đối nói chung và lãi gộp ngân sách của doanh nghiệp nhà nước nói riêng, hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao hơn. +Số doanh nghiệp có lãi tăng, số doanh nghiệp thua lỗ giảm. +hiệu quả sử dụng đồng vốn tăng lên: năm 1992 một đồng vốn nhà nước tạo ra 2,41 đồng doang thu, 0,07 đồng lợi nhuận, 0,18 đồng nộp ngân sách thì đến năm 2000 một đồng vốn nhà nước đã tạo ra 3,9 đồng doanh thu, 0, 4 đồng lợi nhuận, và 0,35 đồng nộp ngân sách. Tỉ suất lợi nhuận trên vốn đạt 19,8% trên doanh thu đạt 5,5%. + Mặc dù thuế suất của thuế lợi tức giảm song tỉ lệ thuế lợi tức trong tổng thu ngân sách của doanh nghiệp nhà nước tăng. +Tuy nhiên nếu so sánh doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp nhà nước còn thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ này của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Thứ tư: Quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp nhà nước đã thay đổi theo hướng phân định rõ quyền quản lý nhà nước với quyền quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. + Tăng quyền tự chủ và quyền sản xuất kinh doanh và về tài chính của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước từ đơn vị mang tính cấp phát sản xuất- giao nộp hoặc từ đưon vị hành chính sự nghiệp sang đơn vị kinh doanh có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình +Phân định rõ quyền tự chủ của doanh nghiệp nhà nước đã dẫn đến việc giảm bớt sự can thiệp của các cơ quan nhà nước vào doanh nghiệp và đã giảm bớt số các cơ quan nhà nước, bộ chủ quản doanh nghiệp nhà nước, số lượng bộ chuyên ngành quản lý doanh nghiệp nhà nước đã giảm bớt. +Hệ thống pháp luật về kinh tế đang được từng bước hoàn thiện, hệ thống pháp luật này đã bước đàu tạo ra những dòn bẩ kinh tế góp phần phát huy nội lực, đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng môi trường pháp lý an toàn, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả. Hệ thống này cũng trở thành công cụ quan trọng để nhà nước quản lý điều tiết nền kinh tế bằng pháp luật. -Thứ năm: Một số doanh nghiệp cổ phần hóa đã cho thấy xu hướng hoạt động có hiệu quả tốt hơn. Kết quả bước đầu cho thấy các doanh nghiệp đã cổ phần hóa có kết quả hoạt động tốt hơn trước khi được cổ phần hóa. Các chỉ số lớn như doanh thu, tỷ lệ lợi nhuận, đóng thuế cho nhà nước và doanh thu cho người lao động đều tăng sau khi cổ phần hóa, hầu hết các doanh nghiệp này đều thu hút thêm lao động và huy động thêm nhiều vốn. -Thứ sáu: Do ở nước ta nhà nước có vai trò to lớn trong việc đảm bảo công bằng nên tài chính nhà nước từng bước trở thành lực lượng kinh tế đáng kể, ngân sách nhà nước tăng, từ đó hình thành các nguồn vốn đầu tư vào các ngành, lĩnh vực khác nhau, một phần tài chính nhà nước, kể cả chi tiêu ngân sấch thường xuyên trở thành lực lượng kinh tế to lớn. Ngoài ra sở hữu đất đai, mặt biển, bầu trời cùng với dự trữ quốc gia đã làm cho nhà nước thực sự là chủ thể kinh tế mạnh không chỉ có khả năng tham gia vào quá trình kinh tế mà còn có thể đóng vai trò điều tiết, định hướng và kiểm soát các quá trình kinh tế đó. Đạt được những kết quả trên là nhờ có đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và nhà nước; sự chỉ đạo thực thiện kiên trì của Chính phủ và các cấp các ngành; sự cố gắng phấn đấu vượt qua khó khăn thử thách để vươn lên của cấc doanh nghiệp nhà nước của đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động trong cơ chế mới. Tuy nhiên , kinh tế nhà nước nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng còn nhiều mặt hạn chế yếu kém, có mặt rất nghiêm trọng. 2. Những mặt tồn tại, hạn chế của kinh tế nhà nước trong thời gian qua. Nghị quyết hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành TW Đảng khóa IX đã xác định “ Doanh nghiệp nhà nước quy mô còn nhỏ, cơ cấu còn nhiều bất hợp lí, chưa thật tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt, nhìn chung trình độ kĩ thuật công nghệ lạc hậu, quản lý còn yếu kém, chưa thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh; kết quả sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với nguồn lực đã có và sự hỗ trợ của đầu tư nhà nước, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, nợ không có khả năng thanh toắntng lên, lao động thiếu việc làm và dôi dư còn lớn. Hiện nay doanh nghiệp nhà nước đang đứng trước thách thức gay gắt của yêu cầu đổi mới, phát triển và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể kinh tế nhà nước mà cốt lõi là doanh nghiệp nhà nước có những hạn chế tồn tại sau: Một là : Thành phần kinh tế nhà nước đã được điều chỉnh lại nhưng còn nhiều bất hợp lí: Mặc du số doanh nghiệp nhà nước đã giảm đáng kể nhưng số doanh nghiệp nhà nước vẫn tiếp tục giàn trải ở một số ngành. Các địa phương đều có các doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý. Đến năm 2000 cả nước có 5280 doanh nghiệp, trong đó bình quân mỗi doanh nghiệp chỉ có xấp xỉ 22 tỉ đồng, trong đó số doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỉ đồng chiếm khoảng 65,45%, số doanh nghiệp có vốn trên 10 tỉ đồng chiếm 21%. Đặc biệt doanh nghiệp do địa phương quản lý, quy mô còn nhỏ bé hơn nhiều.Trong đó số doanh nghiệp có vốn 1 tỉ đồng còn chiếm tới hơn 30%. Nhìn doanh nghiệp hoạt động chồng chéo về ngành nghề kinh doanh cấp quản lý. Doanh nghiệp nhà nước còn dàn trải trên tất cả các ngành nghề sản xuất kinh doanh đến thương mại, du lịch, dịch vụ gây tình trạng phân tán manh mún, nguồn vốn không thể tập trung vào những ngành lĩnh vực then chốt. Hai là: trình độ kĩ thuật, công nghệ lạc hậudẫn đến năng lực cạnh tranh kém và thua thiệt trong việc hội nhập về kinh tế với khu vực và quốc tế. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước được trang bị máy móc thiết bịtừ nhiều nước và thuộc nhiều thế hệ khác nha, chủng loại khác nhau, máy móc của ta lạc hậu so với thế giới từ 10 đến 20 năm. Mức độ hao mòn hữu hình từ 30% – 50% có tới 38% ở dạng phải thanh lí. Thời gian khấu hao tài sản cố định kéo dài bình quân 10 – 12 năm; trong khi của thế giới là 7 – 8 năm. Không ít trường hợp nhập khẩu thiết bị công nghệ không đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa, nhiều máy móc nhập vào thuộc những năm 50- 60; hoặc đã được tân trang lại số máy móc có tuổi trung bình trên 10 năm chiếm 40%. Nhìn chung, chất lượng sản phẩm làm ra ở trong nước còn thấp. Chỉ khoảng 15% sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu. Đến giữa năm 1999 cả nước mới có 105 doanh nghiệp nhà nước trong đó có hơn 70 đơn vị cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 2000 Ba là: Tình trạng thiếu vốn hoạt động và sử dụng vốn kém hiệu quả còn phổ biến trong khu vực doanh nghiệp nhà nước. +Tình trạng thiếu vốn ở các doanh nghiệp nhà nước là thường xuyên và nghiêm trọng. Vốn lưu động do nhà nước cấp không đáp ứng đủ yêu cầu sản xuất kinh doanh. Tổng số nợ lớn, so với tổng số vốn toàn bộ doanh nghiệp, số nợ phải thu năm 1999 chiếm 62% và số nợ phải trả bằng 109%. Trong khio đó khả năng thanh toán nợ thấp, nợ quá hạn hoặc khó đòi chiếm tỉ lệ không nhỏ đang là gánh nặng đối với nhiều doanh nghiệp nhà nước .. Số nộp vào ngân sách nhà nước của doanh nghiệp nhà nước này ít hơn phần nhà nước đã hỗ trợ. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp nhà nước đang là gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Bốn là: thiếu việc làm, số lao động dôi dư lớn. Theo số liệu của bộ lao động thương binh và xã hội hiện nay số lao động không có việc làm trong doanh nghiệp nhà nước vào khoảng 6%. Nhiều doanh nghiệp có số lao động lớn so với yêu cầu như tổng công ty than Việt Nam, các nhà máy xi măng. Phần lớn số người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước không được đào tạo hoặc đào tạo lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Năm là: cơ chế quản lý còn nhiều sơ hở. +Tình trạng thất thoát vốn, tài sản trong doanh nghiệp còn rất lớn . + Đánh giá thấp giá trị vốn, tài sản tại doanh nghiệp , tình trạng ép giá tài sản cố định là phổ biến. +Quản lý chi phí lỏng lẻo dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp nhà nước trốn doanh thu,lậu thuế, tăng chi phí, bóp méo kết quả kinh doanh . + Tình trạng lãng phí , hư hỏng, mất mát gây thiệt hại không qui được trách nhiệm hoặc xác định được nhưng chưa có chế tài thích hợp để xử lý. + Tình trạng tham ô ,tham nhũng kế cả cá nhân và tập thể nhưng ít được phát hiện còn khá lớn. + Tình trạng giám đốc doanh nghiệp nhà nước tham gia dưới các hình thức khác nhau để lập doanh nghiệp tư nhân kinh doanh trên cùng ngành nghề với doanh nghiệp nhà nước khá phổ biến. + Chế độ trách nhiệm chưa rõ chưa tạo đủ động lực khuyến khích đội ngũ quản lý doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu. + Chế độ kiểm toán chưa phát huy được hiệu lực, chế độ duyệt quyết toán làm cho doanh nghiệp đùn đẩy trách nhiệm, luật doanh nghiệp nhà nước yêu cầu phải công khai báo cáo tài chính cuối năm, đến nay chưa được thực hiện. + Việc xử lý các khoản nợ khó đòi nỗ tổn thất kinh doanh chưa quy định rõ nên phần lớn đều treo trên sổ sách gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh bình thường của các doanh nghiệp. +Các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả vẫn tiếp tục hoạt động, tiếp tục được nhà nước hỗ trợ từ nguồn vốn từ ngân sách. Đối với tổng công ty thì việc hỗ trợ tài chính của doanh nghiệp thành viên sẽ ảnh hưởng tới hoạt động các doanh nghiệp thành viên khác . Sáu là: Việc thành lập các tổng công ty đã nảy sinh nhiều nhân tố hạn chế cạnh tranh. Về tổ chức quản lý của các tổng công ty cũng còn một số tồn tại lớn: + Chưa thật sự gắn bó giữa các đơn vị thành viên +Chưa xác định rõ quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp của hội đồng quản trị và quyền điều hành của tổng giám đốc. +Chưa xác định rõ chức năng quản lý nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu nhà nước của các bộ ngành , ủy ban nhân dân các cấp tỉnh đối với tổng công ty. +Chưa năng Đảng lãnh đạo, Hội đồng quản trị quản lý, tổng giám đốc điều hành trong mô hình tổng công ty chưa xác định rõ. Bảy là: Hoạt động liên doanh các doanh nghiệp nhà nước với nước ngoài còn bộc lộ nhiều tồn tại và yếu kém +Việc quản lý vốn và tài sản góp vao fliên doanh còn lỏng lẻo, công tác đấu thầu, mua trang thiết bị , giám định chất lượng và giá máy móc chưa được thực hiện rộng rãi. +Hiểu biết về các đối tượng nước ngoài còn sơ lược, đặc biệt là các thủ đoạn. +Các cán bộ tham gia liên doanh thiếu về số lượng kinh nghiệm dẫn đến thua thiệt trong bảo vệ lợi ích nhà nước. Tám là: Việc cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu doanh nghiệp nhà nước triển khai chậm. Mặc dù đã có những văn bản quy định nhằm đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa nhưng triển khai còn rất chậm, không đạt dự kiến. Chín là: Do những thực trạng nói trên cùng với những ảnh hưởng khách quan của nền kinh tế và bối cảnh hội nhập, cạnh tranh không thuận lợi trên thị trường khu vực và quốc tế, những năm gần đây tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước vốn đã thấp lại càng khó khăn hơn và đang có xu hướng giảm dần. Hiệu quả sử dụng vốn giảm. Gần 40% doanh nghiệp nhà nước là những doanh nghiệp nằm trong tình trạng thua lỗ, khi lãi và lãi cũng chỉ là tượng trưng, nói chung là không hiệu quả. 3. Nguyên nhân hoạt động kém hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hoạt động kém hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước, từ cơ cấu, từ cơ chế diều hành quản lý và những yếu kém trong bản thân các doanh nghiệp nhà nước… Song tựu chung lại thì khu vực kinh tế nhà nước hoạt động kém hiệu quả là do các nguyên nhân sau: -Một là: Khu vực kinh tế nhà nước luôn được sự bảo vệ, tài trợ của Chính phủ, không có sức ép nào về kinh tế buộc khu vực kinh tế nhà nước phải nâng cao hiệu quả. Sự ra đời của các doanh nghiệp nhà nước do những nguyên nhân kinh tế thì ít mà chính trị. xã hội thì nhiều. Do vậy Chính phủ luôn tài trợ ưu đãi về tài chính cho khu vực này. Có nhiều cách khác nhau để Chính phủ bảo hộ cho khu vực này như dùng chính sách ưu đãi tài chính, tín dụng, khi cần có thể lấy ngân sách bù cho những thiếu hụt của khu vực này. Đó là những điều kiện tạo ra sự ỷ kại thiếu năng động của khu vực kinh tế này. -Hai là: Chưa có một sự phân công trách nhiệm rõ ràng về vật chất giưaax hai chủ sở hữu và chủ quản lý. Tất cả những người trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản của các doanh nghiệp không bị ràng buộc chặt chẽ lợi ích của mình với hiệu quả của doanh nghiệp, gây nên tình trạng thiếu tinh thần trách nhiệm, làm thất thoát của cải nhà nước. -Ba là: Sự áp đặt cứng nhắc về nhiều mặtcủa Chính phủ. Sự kiểm soát và áp đặt đó có nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ sự quan hệ sở hữu và từ cơ chế điều hành của nhà nước. Nhà nước là chủ sở hữu, nhưng bộ máy nhà nước quá đồ sộ, nhiều tầng nấc, nhiều thành phần tác động tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà các bộ máy lại phân công chức năng không rõ ràng, chồng chéo chức năng. -Bốn là: Khu vực kinh tế nhà nước thường phải theo đuổi nhiều mục đích trong nhiều trường hơip, các mục tiêu đó mâu thuẫn chửng hạn không xác định rõ mục tiêu công ích với mục tiêu kinh doanh. -Năm là: Do khu vực này có một phần doanh nghiệp giữ vai trò độc quyền trong một số ngành, một số lĩnh vực, đã làm mất đi động lực quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực này. Sự độc quyền này làm cho các doanh nghiệp trở thành trì trệ, kém năng động trong việc cải tiến đổi mới thiết bị, công nghệ, không tích cực trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. -Sáu là: Khu vực kinh tế nhà nước thường thiếu những người cán bộ quản lý kinh doanh có trìng độ và năng lực thực sự, khác với các doanh nghiệp cá nhân, giám đốc doanh nghiệp nhà nước là người của nhà nước, do nhà nước bổ nhiệm. Giám đốc không phải là mộ nghề mà là một chức vụ, đồng thời chế độ ưu đãi đối với những người giỏi trong các doanh nghiệp nhà nước không được coi trọng. Đó cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng trực tiếp kìm hãm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. -Bảy là: Môi trường liên quan trong hoạt động của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vừa thiếu vừa không đồng bộ. Có năm loại môi trường liên quan trong hoạt động của doanh nghiệp: môi trường pháp luật, môi trường thị trường, kết cấu hạ tầng, môi trường chính trị. – xã hội – văn hóa, môi trường thông tin. Sự thiếu nhất quán, thiếu triệt để trong chính sách, cơ chế quản lý nhà nước. Đây là những nguyên nhân có tính chất cơ bản chi phối quy trình đổi mới khu vực kinh tế nhà nước trong những năm qua. Nếu đánh giá khái quát rằng, xét trong quan hệ quản lý nhà nước với khu vực kinh tế nhà nước có thể kết luận: nguyên nhân bao trùm là là cơ chế chính sách quản lý của nhà nước hơn là sự yếu kém của chính bản thân khu vực này. Mặc dù không chủ đích nhưng vì nhiều lý do khác nhau, qk nhà nước chưa trở thành rích cực, thúc đẩy viếc nâng cao hiệu quả của khu vực này. III. Phương hướng và giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả của kinh tế nhà nước trong giai đoạn hiện nay. 1. Phương hướng phát triển kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 1.1. Đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định “Để nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vận hành thông suôt cần tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của nhà nước “. Để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định và phát triển kinh tế, chính trị. xã hội của đất nước thì kinh tế nhà nước có vai trò quyết định. Doanh nghiệp nhà nước (gồm doanh nghiệp nhà nước giữ 100% vốn và doanh nghiệp nhà nước giữ cổ phần chi phối) phải không nhừng được dmpt và nâng cao hiệu quả giữ vị trí then chôt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trong đê nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là củ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế”. Muốn vậy, cần phải rạo ra môi trườngchính sách phù hợp để doanh nghiệp nhà nước phát triển, đảm đương được vai trò chủ đạo của mình. Việc xem xét đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước pahỉ có quan điểm toàn diện cả về kinh tế – chính trị – xã hội lấy lợi suất sinh lời trên vốn làm một trong những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp kinh doanh, lấy kết quả thực hiện các chính sách xã hội làm tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp công ích. 1.2. Hình thành cơ cấu kinh tế mới và hợp lý hơn trong khu vực doanh nghiệp nhà nước. Tập trung vào các ngành lĩnh vực sản xuất nằm trong chiến lược phát triển của nền kinh tế. Cải cách cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là điều rất quan trọng tập trung nguồn lực khan hiếm của nhà nước vào những lĩnh vực sản xuất cần thiết, mà những lĩnh vực ấy không thể để lực lượng nào nắm giữ. Tập trung vào những ngành, những lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng chiếm thị phần đủ lớn đối với các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu. Đại bộ phận doanh nghiệp nhà nước phải có quy mô vừa và lớn, công nghệ tiên tiến, một bộ phận cần thiết phải có quy mô nhỏ để kinh doanh những sản phẩm dịch vụ thiết yếu, nhất là vung nông thôn, vung núi, vùng sâu, vùng xa, đẩy mạnh cổ phần hóa những doanh nghiệp nhà nước mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn. Xem đó là khâu quan trọng để tạo chuyển biến trong việc nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. 1.3. Thắt chặt kỉ luật tài chính và nâng cao tính tự chủ của thành phần kinh tế nhà nước. Buộc các doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động kinh doanh có lãi, đạt hiệu quả kinh tế cao, lấy tỉ suất lời trên vốn làm trọng tâm đánh gia hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Còn đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích thì lấy hiệu quả về mặt xã hội làm cơ sở để đánh giá, thực hiện độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Bảo hộ cần thiết có điều kiện đối với những ngành, lĩnh vực, sản phẩm quan trọng . Xóa bao cấp đồng thời có chính sách ssầu tư đúng đắn và hỗ trợ phù hợp với những ngành, lĩnh vực sản phẩm cần ưu tiên phát triển. Phân biệt rõ chức năng của cơ quan đại diện quyền chủ sở hữu của nhà nước với các chức năng điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giao quyền quyết định nhiều hơn đi đôi với đòi hỏi trách nhiệm cao hơn đối với đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại doanh nghiệp. 1.4. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước Nhằm tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta có thể cạnh tranhthắng lợi trong điều kiện hội nhập với khu vực và gia nhập nền kinh tế toàn cầu . Việc tiếp tục xắp xếp đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước là nhiệm vụ cấp bách và cũng là nhiệm vụ chiến lược lâu dài với nhiều khó khăn phức tạp, mới mẻ. Vì vậy phải tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách tạo lập môi trường thuận lợi và ổn định cho các thành phần kinh tế này cạnh tranh bình dẳng. Đổi mới cơ chế tài chính tín dụng, tiền lương theo hướng khuyến khích hơn nữa những doanh nghiệp tăng nhanh được tích lũy, những nhà quản lý tốt và những người lao động có năng suất cao. 1.5. Đẩy mạnh công tác giám sát, quản lý các doanh nghiệp nhà nước. Thường xuyên và cụ thể hơn để đánh giá chính xác tình trạng doanh nghiệp và hiệu quả sản xuất kinh doanh thực, tránh hiện tượng “lãi giả, lỗ thật”. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở tất cả các cấp các ngành đối với việc xắp xếp và đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng, phát huy quyền làm chủ của người lao động và vai trò của toàn thể quần chúng tại doanh nghiệp. 2. Một số giải pháp cơ bản. Trên cơ sở những quan điểm đã xác định, mà có những giải pháp phát triển để giữ vững và nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong thời gian tới như sau: 2.1. Sắp xếp, cơ cấu lại khu vực kinh tế nhà nước và đối vói bộ máy quản lý. Đại hội Đảng làn thứ IX đã khẳng định “ phát triển doanh nghiệp nhà nước trong những ngành sản xuất và dịch vụ quan trọng; xây dựng các tổng công ty nhà nước đủ mạnh để làm nòng cốt trong những tập đoàn kinh tế lớn có năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Cụ thể là nhà nước chỉ đầu tư vào các ngành then chốt quan trọng, những ngànhnn nắm giữ độc quyền, kể cả những ngành mà tư nhân không xó khả năng và không muốn đầu tư. Nhà nước cần đầu tư vào các nơi, các vùng trọng yếu và thật cần thiết, vì lợi ích quốc gia, không để trong trận địa cho tư nhân thao túng… Tiếp tục sắp xếp lại những doanh nghiệp nhà nước hiện có, kiểm kê phân loại doanh nghiệp nhà nước để làm cơ sở cho việc sắp xếp. +Tổ chức kiểm kê đánh giá đúng tài sản doanh nghiệp nhà nước theo mặt bằng giá cả thị trường làm trong sạch tài chính doanh nghiệp tạo điều kiện hạch toán đúng. +Rà soát và phân loại doanh nghiệp nhà nước để có chủ trương phù hợp cho từng loại doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích cần xem xét cụ thể, được nhà nước hỗ trợ. Những đơn vị đã được hôc trợ nhưng vẫn chưa đủ để thành lập doanh nghiệp thì hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh phân làm hai nhóm: Nhóm một gồm những doanh nghiệp hoạt động có lãi hoặc tạm thời bị lỗ nhưng có triển vọng khắc phục để nâng khả năng cạnh tranh. Nhóm hai gồm những doanh nghiệp hoạt động đang bị lỗ mất khả năng thanh toán, không có khả năng và thiển vọng khắc phục. Tiến hành đa dạng hóa sở hữu cổ phần hóa hoặc cho thuê khoán, đấu thầu quản lý, củng cố nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp thuộc nhóm một, kiên quyết sáp nhập, giải thể các doanh nghiệp thuộc nhóm hai. 2.2. Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Đại hội lần thứ IX của Đảng khẳng định “thực hiện chủ trương cổ phần hóa những doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn để huy động thêm vốn, tạo động lực và cơ chế quản lý năng động thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Ưu tiên cho người lao động được mua cổ phần và từng bước mở rộng bán cổ phần khoán, cho thuê các doanh nghiệp loại nhỏ mà nhà nước không cần nắm giữ, sáp nhập giải thể phá sản những doanh nghiệp không hiệu quả và không thực hiện đựơc các biện pháp nói trên. Đây là một giải pháp nhằm đổi mới một cách cơ bản doanh nghiệp nhà nước từng bước tăng cường sức cạnh tranhvà tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước củng cố vai trò chr đạo của mình trong nền kinh tế thị trường vận hành theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không có nghĩa là biến doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp tư nhân mà là một giải pháp, thực chất là giải pháp chính nhằm cung cấp tài chính nhà nước cho doanh nghiệp nhà nước. Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu vốn nhà nước, từ việc vốn nhà nước 100% nay chuyển sang thình thức sở hữu vốn của nhiều thành phần kinh tế dưới dạng cổ đông trong đó thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng cổ phần đủ mức cần thiết. Để cho tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thành công cần phải có cơ chế phối hợp hàng loạt các giải pháp từ nhận thức tư tưởng phải thông suốt và đứng đắn, trên cơ sở các cơ quan quản lý nhà nước ban hành chính sách và quy chế phù hợp đến việc chính các doanh nghiệp nhà nước phải thực sự chủ động và tích cực đẩy mạnh quá trình này. Sửa đổi phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo hướng gắn với thị trường, nghiên cứu đưa giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp, thí điểm đấu thầu bán cổ phần và bán cổ phiếu qua các định chế tài chính trung gian. 2.3. Thực hiện các biện pháp nhằm làm lành mạnh hóa tài chính trong kinh tế nhà nước . Giải quyết dứt điểm tình hình công nợ khó đòi, vật tư ứ đọng và mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp phân rõ nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan của doanh nghiệp để giải quyết cụ thể. Chấm dứt hỗ trợ cho những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đang lâm vào tình trạng phá sả. -Đi đôi với các biện pháp huy động vốn và bổ sung một phần vốn từ nguồn ngân sách nhà nước, thí điểm chuyển một phần nợ tín dụng của doanh nghiệp nhà nước phành vốn góp của ngân hàng để chuỷển thành doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo luật doanh nghiệp nhằm giải quyết khó khăn về vốn, tạo sự gắn bó giữa ngân hàng và doanh nghiệp, xác lập cụ thể trách nhiệm và quyền quản lý sử dụng các nguồn vốn nhà nước. -Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính, tiếp tục thực hiện kiểm kê, phân loại trong thành phần kinh tế nhà nước, kể cả tài sản như đất đai, lợi thế mặt bằng và vị trí lợi thế về công nghệ… giao cho doanh nghiệp quản lý . -Tiếp tục phân cấp thực hiện các quyền với doanh nghiệp nhà nước được quy định trong luật doanh nghiệp. -Tạo lập quyền đại diện sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước phù hợp với từng loại doanh nghiệp : +Tổng công ty và doanh nghiệp lớn có hội đồng quản trị: Tổng cồng ty hình thành theo cơ chế tham dự liên kết các công ty gồm: công ty mẹ (doanh nghiệp nhà nước ) nắm giữ nhiều cổ phần của các công ty con (các công ty thành viên). Công ty mẹ có nhiệm vụ mua nguyên liệu bán hàng cho công ty thành viên. Việc sản xuất vẫn do các công ty thành viên giữ tính độc lập. Việc chuyển giao vốn cho các công ty thành viên phải được thực hiện dưới hình thức vốn cho vay hoặc vay thương mại. +Doanh nghiệp nhà nước độc lập quy mô vừa và nhỏ có 100% vốn nhà nước: Giao cho giám đốc và từng bước đa dạng hóa sở hữu hoạt động theo luật doanh nghiệp. -Định ra cơ chế kiểm soát chi phí và thu nhập đối với doanh nghiệp có tính độc quyền. -Hoàn thiện cơ chế khuyến khích vật chất của cán bộ quản lý và người lao động gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh, kết quả tích lũy vốn của doanh nghiệp, giảm bớt tính chất bình quân để tăng động lực phát triển trong từng doanh nghiệp đồng thời tăng cường hiệu quả kiểm soát của doanh nghiệp . 2.4. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty nhà nước hình thành một số tập đoàn kinh tế. -Mục đích của các tổng công ty nhà nước chủ yếu là lập ra các nhóm doanh nghiệp lớn hơn để có khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường nội địa và quốc tế nhờ lợi thế về quy mô, huy động vốn phối hợp hoạt động mua và bán hàng hóa trong nội bộ nhóm. Tổng công ty nhà nước phải có vốn điều lệ đủ lớn, có thể huy động vốn từ nhiều nguồn trong đó vốn nhà nước là chủ yếu, thực hiện kinh doanh đa ngành, có ngành chính chuyên sâu, có liên kết giữa các đơn vị thành viên về sản xuất, tài chính , thị trường…có trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến, năng suất lao động chất lượng cao sản phẩm tốt có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nứoc và quốc tế. Trong từng thời kì theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế cần có sự điều chỉnh phù hợp. Những tổng công ty đang hoạt động không có đủ các yêu cầu trên sẽ được sắp xếp lại. Nhân rộng việc thực hiện chuyển tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con, trong đó tổng công ty đầu tư vốn vào các doanh nghiệp thành viên là những công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ (tổng công ty) hoặc công ty cổ phần mà công ty giữ cổ phần chi phối. Ngoài ra tổng công ty có thể đầu tư vào các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. Tổng công ty 100% vốn nhà nước phải có hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại tổng công ty, nhận và chịu trách nhiệm, bảo toàn, phát triển vốn, tài sản nhà nước giao. Kiểm tra giám sát hoạt động các đơn vị thành viên trong việc sử dụng bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Chính phủ quy định tiền lương, chế độ tiền thưởng cho hội đồng quản trị gắn với hiệu quả hoạt động kinh doanh của tổng công ty. -Thí điểm hình thành tập đoàn kinh tế trong một số lĩnh vực có điều kiện, có thế mạnh, có khả năng phát triển để cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả như: Dầu khí, viễn thông, điện lực, xây dựng …các tập đoàn này hình thành trên cơ sở các tổng công ty, có sự tham gia của các thành phần kinh tế đa ngành trong đó các ngành kinh doanh chính, chuyên môn hóa cao và giữ vai trò chi phối trong nền kinh tế, có quy mô lớn, có trình độ công nghệ, lao động. 2.5. Tích cực áp dụng những quy trình công nghệ và kĩ thuật mới cho thành phần kinh tế nhà nước. Ngoài những giải pháp thuộc quản lý vĩ mô, các doanh nghiệp cần phải có những giải pháp thuộc quản lý vi mô, quản lý doanh nghiệp. Đó là việc mạnh dạn áp dụng các quy trình công nghệ mới trên cơ sở máy móc thiêt bị ở những khâu then chốt có trọng điểm nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Không đầu tư đổi mới máy móc thiết bị tràn lan. Máy móc thiết bị mới nếu không quản lý tốt sẽ đưa đến tăng chi phí sản xuất, tăng giá thành mà lợi nhuận lại giảm. Ngày nay, thành công chỉ đến với những doanh nghiệp nếu họ cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt hơn những sản phẩm của đối thủ. Các doanh nghiệp phải biết coi chất lượng sản phẩm là sông còn của đơn vị mình, để nâng cao chất lượng sản phẩm tạo uy tín trên thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế, áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, nâng cao chất lượng sản phẩm của mình từ khâu đầu đến khâu cuối, khâu sau kiểm tra chất lượng cho đến sản phẩm cuối cùng. 2.6. Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước. Đây là yếu tố quyết định đến thành bại của doanh nghiệp. Cần phải để hội đồng quản trị bổ nhiệm giám đốc thông qua tranh cử công khai, giám đốc được giao trách nhiệm làm cho doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Bên cạnh đó cũng cần hoàn thiện chế độ tiền lương, tiền thưởng, và chế độ chịu trách nhiệm và kỉ luật đối với giám đốc,và đội ngũ quản lý theo hướng gắn kết sản xuất kinh doanh, mức tăng lợi nhuận của doanh nghiệp với mức tăng tiền lương, tiền thưởng cho các đối tượng này. Điều đó cho thấy rằng, muốn đổi mới doanh nghiệp nhà nước đạt kết quả không thể không lấy đổi mới năng lực cán bộ quản lý làm yếu tố hàng đầu. Tóm lại, kinh tế nhà nước không còn con đường nào khác là cần nhanh chóng tự hoàn thiện mình về các mặt, không phải chỉ quen với các chức năng là một đơn vị sản xuất được bao bọc trong thời kì bao cấp mà phải quen với yêu cầu hoạt động của nền kinh tế thị trường, hướng tới thị trường và lợi nhuận, bảo tồn và phát triển vốn của mình, đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách và thực sự lớn mạnh, đử lực để giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Để kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, điều đó không có gì khác là phải nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nó trong nền kinh tế thị trường. Chủ trương đổi mới kinh tế nhà nước từ TW tới địa phương đang diễn ra đầy triển vọng, tuy nhiên cũng không kém phần khó khăn phức tạp. Nhà nước và nhân dân ta với hàng loạt các chủ trương tích cực mang tinh thần năng độnh sáng tạo sẽ đưa kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường sôi động, trước những thách thức của thế giới trong thế kỉ XXI tới. Kết luận Kinh tế nhà nước gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển nhà nước. Để quản lý kinh tế – xã hội đất nước, Nhà nước nào cũng cần có lực lượng kinh tế trong tay mình. Vai trò của nhà nước càng gia tăng trong việc quản lý kinh tế xã hội thì lực lượng - sức mạnh kinh tế trong tay nhà nước càng lớn. Với nước ta, lịch sử xây dựng và phát triển kinh tế xã hội đất nước đã khẳng định vai trò của nguồn lực kinh tế nhà nước mà cốt lõi là hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Những năm qua kinh tế nhà nước đã thực hiện tốt vai trò chủ chốt chi phối các ngành lĩnh vực quan trọng để nhà nước định hướng, dẫn dắt nền kinh tế đất nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đánh giá thực trạng hoạt động của thành phần kinh tế nhà nước cho thqấy rằng: bên cạnh những mặt tích cực thành tựu đạt được, còn đang đặt ra nhiều thách thức tồn tại, đặc biệt là kinh doanh yếu kém, tình trạng tài chính thiếu lành mạnh, khả năng cạnh tranh yếu… kết cục đó đã làm ảnh hưởng không tốt đến vai trò của nhà nước nói chung và vai trò của kinh tế nhà nước nói riêng. Trước thực trạng trên, việc đổi mới, tăng cường vai trò của kinh tế nhà nước ở nước ta trở nên yêu cầu bức bách trong tiến trình cuẩ đất nước. Để thực hiện thành công yuê cầu này chúng ta phải tiến hành đồng bộ các giải pháp như: sắp xếp các tổ chức, cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh cổ phần hóa… Gắn liền với các giải pháp trên là việc đổi mới, hoàn thiện các hệ thống chính sách và cơ chế quản lý của nhà nước. Triển khai và thực hiện hệ thống chính sách, giải pháp này chắc chắn sẽ làm tăng cường thực sự kinh tế nhà nước ở nước ta trên con đường xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tài liệu tham khảo 1. Sách: Việt nam và cơ hội phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập 2. Website: www.kienthuckinhte.com www.xahoithongtin.com.vn Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35845.doc
Tài liệu liên quan