Lãi suất chỉ là một phương tiện chứ không phải là nục đích, do đó chính sách lãi suất phải gắn liền với các chính sách kinh tế mà trực tiếp là chính sách tiền tệ-tài chính-tín dụng, chính sách kinh tế đối ngoại. Vì vậy chính sách lãi suất trong nền kinh tế thị trường phải thay đổi tuỳ theo thị trường, tuỳ theo từng giai đoạn phát triển và yêu cầu phát triển kinh tế đặt ra trong mỗi thời kỳ của từng quốc gia.
Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách lãi suất đáp ứng được các yêu cầu phát triênr kinh tế xã hội, trước tiên là nhiệm vụ trực tiếp của NHNN , cơ quan đại diện cho Nhà nước trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Tuy nhiên để có được sự thành công trọn vẹn, cần thiết và đòi hỏi co sự phói kết của các Bộ, Ban ngành từ trung ương đến địa phương, tránh tình trạng quy định chồng chéo, mâu thuẫn với nhau, dẫn đến sự trông chờ, đùn đẩy trách nhiệm hoặc lợi dụng kẻ hở để vi phạm pháp luật.
26 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1910 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Lãi suất - Vai trò của lãi suất và đổi mới chính sách lãi suất trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bản cho vay giảm đối với bất kỳ lãi suất nào cho trước
Như vậy một sự thay đổi về lạm phát dự tính sẽ tác động đến cung cầu tư bản cho vay.
Cụ thể, tăng lạm phát dự tính sẽ làm tăng lãi suất do giảm lượng cung ứng va tăng cầu về tư bản.
lãi suất S2
Hình 1.3: Mô tả mối liên hệ giữa lạm phát dự
tính và lãi suất. Lạm phát dự tính tăng dẫn đến câu về i1 S1
tư bản cho vay tăng từ D1 đến D2 đồng thời cung
giảm từ S1 đến S2, lãi suất tăng từ i1 đến i2
i2 D2
D1
Lượng tiền
4. Thay đổi mức giá
Khi mức giá tăng lên, cùng với một lượng tiền như cũ hàng mà nó mua được sẽ ít hơn, nghĩa là giá trị đồng tiền bị giảm xuống . Để khôi phục lại tài sản của mình dân chúng muốn giữ một lượng tiền danh nghĩa lớn hơn do đó làm đường cầu tiền dịch chuyển sang phải. điều đó chứng tỏ rằng khi mực giá tăng lên, các biến số khác không đổi, lãi suất sẽ tăng.
Lãi suất
Ms
Hình 1.4: Quan hệ giữa mức giá và lãi suất E2
P tăng làm dịch chuyển từ Md1 đến Md2 , i tăng từ i2
i1 đến i2 i1 E1 Md2
Md1
Mr
5. Hoạt động thu, chi ngân sách Nhà nước
Ngân sách Nhà nước vừa là nguồn cung tiền gửi vừa là nguồn cầu tiền vay đối với ngân hàng. Do đó, sự thay đổi giữa thu, chi ngân sách nhà nước là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất. Ngân sách bội chi hay thu không kịp tiến độ sẽ dẫn đến lãi suất tăng. Để bù đắp, chính phủ sẽ vay dân bằng cách phát hành trái phiếu. Như vậy lượng tiền trong dân chúng sẽ bị thu hẹp làm tăng lãi suất.
Ngoài ra khi thâm hụt ngân sách đã trực tiếp làm cầu về quỹ cho vay trong các định chế tài chính tăng lên, trong khi cung lại giảm và nâng cao lãi suất hoặc người dân dự đoán lạm phát sẽ tăng cao do Nhà nước tăng khối lượng cung ứng tiền tệ , dẫn tới việc găm tiền lại để mua tài sản khác làm cung quỹ cho vay bị giảm một cách tương ứng và lãi suất tăng lên.
Trường hợp bội thu ngân sách sẽ dẫn đến lãi suất giảm do sự vận động ngưỡc lại với trường hợp bội chi ngân sách.
6. Thị trường vốn quốc tế
Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay, vốn được luân chuyển trên phạm vi quốc tế. Vì vậy lãi suất trên thị trường tiền tệ của một quốc gia cũng chịu tác động của thị trường vốn khu vực và thế giới.
Trước hết thị trường vốn quốc tế quyết định lãi suất thực quốc tế rw . Sau đó lãi suất thực quốc tế lại ảnh hưởng gián tiếp đến lãi suất thực tại các nước theo từng quy mô của nền kinh tế mở:
- Đối với nền kinh tế quy mô nhỏ : lãi suất thực nội địa phải cao hơn lãi suất thực thế
giới nếu muốn thu hút đầu tư quốc tế và ngăn cản người gửu tiết kiệm trong nước đầu tư vốn
ra nước ngoài.
- Đối với nền kinh tế mở quy mô lớn : mức độ ảnh hưởng lãi suất quốc tế đến lãi suất thực trong nước không lớn bằng tác động ngược lại của sự thay đổi lãi suất do thay đổi tiết kiệm và đâù tư của nước đó đến lãi suất thực quốc tế do tiềm lực hùng mạnh về tài chính.
7. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá là giá cả tiền tệ của nước này thể hiện bằng đơn vị tiền tệ của nước khác. Tỷ giá do quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối quyết định và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như giá cả, thuế... Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay làm cho không một quốc gia nào, nếu muốn tồn tại và phát triển, lại không tham gia thực hiện phân công lao động và thương mại quốc tế. Thông qua quá trình trao đổi buôn bán giữa các nước tỷ giá hối đoái đã tác động đến lãi suất trong nước. Khi đồng nội tệ bị giảm giá, nghĩa là tỷ giá hôi đoái giảm, xuất khẩu tăng lên nguồn thu ngoại tệ tăng lên. Điều đó làm tăng cung ngoại tệ, tương đương với việc tăng cầu nội tệ kết quả là lãi suất tăng lên.
Bằng cách lập luận tương tự, chúng ta sẽ thu được một mức lãi suất nội tệ thấp hơn nếu tỷ giá hối đoái tăng lên, đồng nội tệ có giá hơn. Tóm lại, khi mức giá của đồng tiền một nước so với các nước khác giảm xuống thì một ước đoán hợp lý là lãi suất trong nước sẽ tăng lên và ngược lại. E(đ/$) e($/đ)
S1($) S(đ)
Hình 1.7 : Mô tả khi đồng nội S2($)
Tệ giảm giá, e($/đ) giảm làm E1 e2
xuất khẩu tăng, S($) tăng hay
D(đ) tăng làm đồng nội tệ E2 e1 D2(đ)
Tăng giá và lãi suất nội tệ tăng D(đ) D1(đ)
Q Q 8. Lượng tiền cung ứng
Qua phân tích trên cho thấy có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất nhưng nhân tố ảnh hưởng lớn và nhạy cảm với lãi suất nhất là lượng tiền cung ứng. Vậy lượng tiền cung ứng thay đổi thì nó tác động đến lượng tiền cung ứng như thế nào ?
Một sự tăng lên của lượng tiền cung ứng gây ra 4 tác động đối với lãi suất : tác dụng tính lỏng, tác dụng tính thu nhập, tác dụng mức giá, tác dụng lạm phát dự tính.
-Tác dụng tính lỏng cho biết một sự tăng lên của lượng tiền cung ứng sẽ làm giảm nhẹ lãi suất, bởi vì đường cung tiền sẽ dịch chuyển sang phải.
-Tác dụng thu nhập chỉ ra rằng do tăng lượng tiền cung ứng sẽ có ảnh hưởng tốt đến nền kinh tế, sẽ làm tăng thu nhập khi đó lãi suất sẽ tăng lên. vì đường cầu tiền lúc này sẽ dịch chuyển sang phải.
-Tác dụng mức giá cho biết một sự tăng lượng tiền cung ứng sẽ làm mức giá chung tăng lên và kết quả lãi suất cân bằng tăng.
-Tác dụng lạm phát dự tính : sự tăng lên lượng tiền cung ứng sẽ làm dân chúng dự tính một mức lạm phát cao hơn trong tương lai. Kết quả là lãi suất tăng lên.
Trong 4 tác dụng trên chỉ có tác dụng tính lỏng chỉ ra rằng một sự tăng lên của lượng tiền cung ứng sẽ làm giảm lãi suất trong khi các tác dụng khác thì ngược lại. Nghiên cứu thực tiễn cho thấy tác dụng thu nhập, mức giá và lạm phát dự tinh vượt trội so với tính lỏng.
Vì vậy một sự tăng lượng tiền cung ứng dẫn đến việc tăng lãi suất trong dài hạn.
III. Các quan điểm về chính sách lãi suất
1. Trường phái tự do cổ điển
Mặc dù đưa ra nhiều cách giải thích khác nhau về lãi suất song trường phái tự do cổ điển như N.W.Senior, Bond, Baweek, Marshall tựu trung đều tin tưởng rằng lãi suất là yếu tố quân bình tự động của định luật cung cầu thông qua cơ chế điều chỉnh của Ngân hàng trung ương (NHTW) và hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM)
Trên cơ sở mức cầu về tiền tệ của nền kinh tế trong các thời kỳ khác nhau sẽ được thoã mãn một cách tự nhiên. nếu trong một thời điểm nào đó, ví dụ trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao, dữ trữ NHTM đã sử dụng hết cho đầu tư, trong lúc cầu về tín dụng vẫn tăng cao, NHTW sẽ cung cấp tiền cho NHTM bằng cách mua lại trái phiếu hoặc tái chiết khấu thương phiếu của NHTM để cung ứng lượng tiền cần thiết cho nền kinh tế theo sự vận hành của quy luật tối đa hoá lợi nhuận. Các chủ thể kinh tế thoát khỏi tình trạng kẹt vốn đầu tư. Sự gia tăng của mức cầu tiền được nguồn tiền cung ứng tự nhiên đáp ứng sẽ không gây ra sức ép đối với lãi suất tín dụng vì ngân hàng sẽ không quá hao tốn nhiều sức lực cho việc huy động tiền gửi để đầu tư trung và dài hạn.
Hạn chế của lý thuyết cổ điển là đã coi lãi suất như nhân tố tạo ra sự cân bằng giữa nhu cầu đầu tư và ý muốn tiết kiệm, là giá cả đơn thuần của nguồn lực có thể đầu tư và coi nhẹ vai trò điều tiết của nhà nước.
Lý thuyết lãi suất có xu hướng quân bình tự nhiên của trường phái kinh tự do cổ điển ảnh hưởng đến nhiều nước phương tây vào thế kỷ 19.
2. Trường phái Keynes
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, J.M.Keynes đã phê phán nhược điểm của trường phái "lãi suất bình quân tự động" và chủ trương Nhà nước tham gia vào việc điều tiết lãi suất và tăng chi tiêu khi cần thiết vào cac chương trình mà khu vực kinh tế tư nhân không thể đảm nhiệm để kích thích sự tăng trưởng một cách liên tục.
Trường phái này cho rằng việc hạ lãi suất tín dụng luôn là đòn bẩy cho sự phát triển. Keynes lập luận rằng: thay vì gia tăng huy động vốn bằng biện pháp tăng ký thác, NHTW có thể tăng khối lượng tiền tệ để cung ứng cho đầu tư trong những thời kỳ mà mức cầu tiền tệ tăng cao, bằng cách phát hành thêm giấy bạc giảm dự trữ bắt buộc đối với các nhân hàng thương mại. Tổng khối luơọng tiền tệ gia tăng sẽ làm giảm sức ép của mức cầu tiền tệ cho đầu tư và làm giảm lãi suất tín dụng. Lãi suất giảm sẽ làm gia tăng doanh lợi và nâng cao độ an toàn của đầu tư. Hiệu suất biên tế của tư bản sẽ tăng lên , kích thích các doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng trung và dài hạn, tạo sức bật cho nền kinh tế tăng trưởng.
Tư tưởng của Keynes ảnh hưởng nền kinh tế châu Âu, Bắc Mỹ, cho đến thập niên 80. Từ thập niên 80 đến đầu thập niên 90 là thời kỳ thoái bộ trong ảnh hưởng của học thuyết hạ lãi suất trong bất kỳ tình huống nào của Keynes. Sự điều tiết lãi suất nhưng không nhấn mạnh đến lượng cung tiền tệ đã dẫn đến tình trạng vừa lạm phát vừa suy thoái trong nền kinh tế các nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Lượng cung tiền tệ dư thừa đã dẫn đến tình trạng lạm phát. Lúc đó lãi suất thấp sẽ không còn co ý nghĩa gì trong việc huy động tiết kiệm và kích thích đầu tư.
3.Trường phái lãi suất ổn định
Trường phái lãi suất ổn định do Edward shaw đưa vào năm 1950. ông cho rằng một lãi suất biến động dễ tạo ra sự mất ổn định cho tổng khối ký thác của ngân hàng và làm thay đổi các hạng mục đầu tư. Hệ quả cuối cùng là tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ bị ảnh hưởng. E. Shaw chia tổng khối lượng tiền tệ M trong nền kinh tế ra làm hai phần là dự trữ ngân lưu động ( M’) và trữ ngân bất động hay trữ ngân dự phòng ( M") . Theo ông M"/M’=L là hằng số. Thông thường lãi suất có khuynh hướng tăng lên khi mức cầu về trữ ngân luân chuyển (M’) tương đối nhiều hơn so với trữ ngân dự phòng (M") , nghĩa là L thay đổi giảm . Ngược lại lãi suât có xu hướng giảm khi trữ ngân bât động M" tương đối nhiều hơn trong tổng khối tiền tệ, hay L thay đổi tăng . Để ổn định lãi suất Shaw chủ tương phải giữ L là l hằng số thông qua việc duy trì mối tương quan hợp lý giữa M và M" tuỳ theo mức cầu của thị trường.
Vấn đề mà trường phái lãi suất ổn định không giải quyết được là : nếu sử dụng lãi suất một cách cố định thì rất có thể chỉ có tác dụng tích cực ở thời kỳ này, nhưng chuyển sang thời kỳ khác với những điều kinh tế-xã hội đã thay đổi lại trở thành "vật cản" kìm hãm, trói buộc đầu tư sản xuất kinh doanh.
4. Trường phái chính hiện đại
Trong những năm 50-60 của thế kỷ, hình thành "kinh tế học của trường phái chính hiện đại" và giữ vai trò thống trị ở Mỹ và Tây Âu đến nay. Nếu các nhà kinh tế cổ điển và cổ điển mới say sưa với "bàn tay vô hình" hay "thăng bằng tổng quát" hoặc Keynes với "bàn tay nhà nước" thì Samuelson, đại diện tiêu biểu của trường phái chính hiện đại, chủ trương phát triển kinh tế phải dựa vào hai bàn tay là cơ chế thị trường và Nhà nước.
Đến đây, hình như các nền kinh tế Tây Âu, Bắc Mỹ và thị trường hỗn hợp nhất trí rằng, một mức lãi suất tín dụng thực ( đã trừ đi lạm phát dự tính) thấp là đầu mối của quá trình kích thích đầu tư và tăng trưởng. Tuy nhiên Nhà nước phải kiểm soát lượng cung tiền tệ thông qua việc ấn định dự trữ và phát hành tiền để tạo vốn vững chắc cho chính sách lãi suất có hiệu quả. Vì như chúng ta đã biết, nếu lượng tiền cung ứng đột nhiên dư thừa, phần dư thừa sẽ bị chuyển thành tình trạng lạm phát giá cả. Lúc đó lãi suất thấp sẽ không còn ý nghĩa trong việc huy động tiết kiệm và kích thích đầu tư.
IV. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế
1. Lãi suất với quá trình huy động vốn
Lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy để phát triển kinh tế cần phải có vốn và thời gian. Các nước tư bản phát triển phải mất hàng trăm năm phát triển công nhgiệp và quá trình lâu dài tích tụ vốn từ sản xuất và tiêu dùng. Đối với Việt Nam trên con đường phát triển kinh tế thì vấn đề tích luỹ và sử dụngvốn có tầm quan trọng đặc biệt cả về phương pháp nhận thức và chỉ đạo thực tiễn. Vì vậy chính sách lãi suất có vai trò hết sức quan trọng trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và các tổ chức kinh tế đảm bảo đúng định hướng vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng trong chiến lược CNH-HĐH nước ta hiện nay.
Việc áp dụng một chính sách lãi suất hợp lý đảm bảo nguyên tắc quy định lãi suất : lãi suất phải bảo tồn được giá trị vốn vay, đảm bảo tích luỹ cho cả người cho vay và người đi vay. Cụ thể:
+ Tỷ lệ lạm phát < lãi suất tiền gửi <lãi suất tiền vay<tỷ suất lợi nhuận bình quân
+ Lãi suất ngắn hạn < lãi suất dài hạn (đối với cả tiền gửi và tiền vay )
2. Lãi suất với quá trình đầu tư
Quá trình đầu tư của các doanh nghiệp vào tài sản cố định được thực hiện khi mà họ dự tính lợi nhuận thu được từ tài sản cố định này nhiều hơn số lãi phải trảcho các khoản đi vay để đầu tư. Do đó khi lãi suất xuống thấp các hãng kinh doanh có điều kiện tiến hành mở rộng đầu tư và ngược lại. Trong môi trường tiền tệ hoàn chỉnh, ngay cả khi một doanh nghiệp thừa vốn thì chi tiêu đầu tư co kế hoạch vẫn bị ảnh hưởng bởi lãi suất, bởi vì thay cho việc đầu tư vào mở rộng sản xuất doanh nghiệp có thể mua chứng khoán hay gửi vào ngân hàng nếu lãi suất của nó cao.
Đặc biệt trong thời kỳ nền kinh tế bị đình trệ, hàng hoá ứ đọng và xuống giá, có dấu hiệu thừa vốn và áp lực lạm phát thấp cần phải hạ lãi suất vì nguyên tắc cơ bản là lãi suất phải nhỏ hơn lợi nhuận bình quân của đầu tư , sự chênh lệch này sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô đầu tư.
Mối quan hệ giữa đầu tư và lãi suất được thể hiện qua đồ thị sau:
Lãi suất
Hình 1.8: biểu diễn mối quan hệ tỷ lệ nghịch
giữa đầu tư và lãi suất I = I - b.i
i1
i 2
I1 I2 Đầu tư
3. Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm
Thu nhập của một hộ gia đình thường được chia thành hai bộ phận: tiêu dùng và tiết kiệm. Tỷ lệ phân chia này phụ thuộc vào nhiều nhân tố như thu nhập, vấn đề hàng hoá lâu bền và tín dụng tiêu dùng, hiệu quả của tiết kiệm trong đó lãi suất có tác dụng tích tực tới các nhân tố đó.
Khi lãi suất thấp, chi phí tín dụng tiêu dùng thấp, người ta vay nhiều cho việc tiêu dùng hàng hoá, nghĩa là tiêu dùng nhiều hơn. Ngược lại, khi lãi suất cao đem lại thu nhập từ khoản tiền để dành nhiều hơn sẽ khuyến khích tiết kiệm, do đó tiết kiệm tăng.
4. Lãi suất với tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu
Tỷ giá là giá cả tiền tệ của nước này thể hiện bằng đơn vị tiền tệ của nước khác.Tỷ giá do quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối quyết định và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như giá cả , thuế quan,năng suất lao động... Ngoài ra trong ngắn hạn tỷ giá còn chịu ảnh hưởng của lãi suất: lãi suất tiền gửi nội tệ và ngoại tệ. Sự thay đổi lãi suất tiền gửi nội tệ ở đây là sự thay đổi trong lãi suất danh nghĩa. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do tỷ lệ lạm phát tăng (lãi suất thực không thay đổi) thì tỷ giá giảm. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do lãi suất thực tế tăng(tỷ lệ lạm phát không đổi) thì giá đồng tiền trong nước tăng, tỷ giá tăng. Khi tỷ giá đồng ngoại tệ tăng đồng nội tệ sẽ giảm giá (tỷ giá giảm) và ngược lại.
Tỷ gái rất quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu (XNK). Do vậy , một sự biến động của lãi suất trong nước và ngoại tệ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động XNK :
+ Vai trò của lãi suất trong nước với quá trình XNK:
Khi lãi suất thực tế tăng lên thì các khoản tiền gửi bằng nội tệ sẽ trở nên hấp dẫn hơn so với tiền gửi bằng ngoại tệ do đó làm tăng giá trị đồng nội tệ so với đồng tiên khác, nghĩa là tỷ giá hối đoái (TGHĐ) tăng lên. TGHĐ cao hơn làm hàng hoá của nước đó ở nước ngoài trở nên đắt lên và hàng hoá nước ngoài ở nước đó sẽ trở nên rẻ hơn ( xet trong trường hợp giá nội địa ở hai nước là không đổi ) dẫn đến giảm xuất khẩu ròng. Mối quan hệ này được biểu diễn ở đồ thị sau:
Lãi suất
Hình 1.9: với một mức lãi suất thực tế thấp,
tỷ giá thấp và xuất khẩu ròng cao
với mức lãi suất cao tỷ giá cao và NX=NX(i)
xuất khẩu ròng thấp i1
i2
NX1 NX2
+ Vai trò của lãi suất nước ngoài với xuất khẩu ròng:
Khi lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ tăng lên, đường lợi tức dự tính của đồng ngoại tệ dịch chuyển sang phải làm giảm tỷ giá hối đoái. Hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn so với các quốc gia khác.
e(USD/VNĐ) RETVNĐ RET1
Hình 1.10: lãi suất nước ngoài tăng, đường lợi
tức dự tính của đồng ngoại tệ dịch RET2
chuyển sang phải, và TGHĐ giảm
Lợi tức dự tính
5. Lãi suất với lạm phát
Lý luận và thực tiễn đã thừa nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa lãi suất và lạm phát. Fisher chỉ ra rằng lãi suất tăng cao trong thời kỳ lạm phát. Những nước trải qua lạm phát cao cũng chính là những nước có mức lãi suất cao. Lạm phát là hiện tượng mất giá của đồng tiền, là tình trạng tăng liên tục mức giá chung của nền kinh tế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy cũng có nhiều biện pháp khác nhau để kiểm soát lạm phát , trong đó giải pháp về lãi suất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Trong thời kỳ lạm phát, tăng lãi suất sẽ cho phép hệ thống ngân hàng có thể thu hút phần lớn số tiền có trong lưu thông, khiến cho đồng tiền trong lưu thông giảm, cơ số tiền và lượng tiền cung ứng giảm, lạm phát được kiềm chế. Như vậy, lãi suất cũng góp phần vào việc khắc phục lạm phát.
Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ lãi suất trong chống lạm phát không thể duy trì lâu dài vì lãi suất tăng sẽ làm giảm đầu tư, giảm tổng cầu và làm giảm sản lượng. Do vậy lãi suất
phải được sử dụng kết hợp với các công cụ khác thì mới có thể kiểm soát dược lạm phát, ổn định giá cả, ổn định đồng tiền. Một chính sách lãic suất thích hợp là sự cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế.
6. Lãi suất với quá trình phân bổ các nguồn lực
Tất cả các nguồn lực đều có tính khan hiếm. Vấn đề là xã hội phải phân bổ và sử dụng các nguồn lực sao cho hiệu quả. Nghiên cứu trong nền kinh tế thị trường cho thấy , giá cả đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phân bổ các các nguồn lực giữa các ngành kinh tế. Như ta đã biết, lãi suất là một loại giá cả, nghĩa là lãi suất có vai trò phân bổ hiêu quả các nguồn lực khan hiếm của xã hội. để quyết định đầu tư vào một ngành kinh tế một dự án hay hay một tài sản nào đó chúng ta đều phải quan tâm đến sự chênh lệch giữa giá trị tỷ suất lợi tức thu được với chi phí ban đầu. Điều này có nghĩa là phải xem việc dầu tư này có mang lại lợi nhuận hay không và có đảm bảo hiệu quả kinh doanh để trả khoản tiền lãi của số tiền vay cho chi phí ban đầu hay không. Khi dự án kinh doanh nào có tỷ suất lợi tức lớn hơn lãi suất thì nguồn lực sẽ được phân bổ tới đó và đó là sự phân bổ hiệu quả.
Thông qua lãi suất, các doanh nghiệp có thể lựa chọn những ngành sản xuất khác nhau để đầu tư nhằm thu tỷ suất lợi nhuận cao. Như vậy, lại suất là tín hiệu, là căn cứ để phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm trong xã hội, lãi suất là yếu tố cần thiết ban đầu trước khi đi đến quyết định đầu tư.
7. Lãi suất- vai trò của nó đối với các ngân hàng thương mại (NHTM)
NHTM với hai nghiệp vụ chính trong hoạt động kinh doanh của mình là huy động vốn và sử dụng vốn đã phản ánh quy mô hoạt động của các NHTM. Với phương châm "đi vay để cho vay" , NHTM huy huy động vố tạm thời nhàn rỗi trong các doanh nghiệp và dân cư để cho vay phát triển kinh tế và các nhu cầu tiêu dùng khác của nhân dân. Để huy động vốn và cho vay có hiệu, NHTM phải nghiên cứu xác định lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay một cách hợp lý. Có như vậy mới thu hút được nguồn vốn to lớn trong nước đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và đời sống. Lãi suất Ngân hàng là nhân tố quan trọng quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM và khách hàng.
Lãi suất Ngân hàng là một phạm trù kinh tế có tính hai mặt. Nếu xác định lãi suất hợp lý sẽ là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sản xuất-lưu thông hàng hoá phát triển và ngược lại. Bởi vậy, lãi suất Ngân hàng vừa là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước, vừa là công cụ điều hành vi mô của các NHTM.
Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ-tín dụng, thực hiện phương châm "đi vay để cho vay" NHTM vừa là chủ nợ, vừa là khách nợ. Khi cho vay vốn NHTM đóng vai trò chủ nợ đối với khách hàng đến vay vốn, còn khi nhận tiền gửi của khách hàng thì NHTM đóng vai khách nợ. Nếu lãi suất huy động tiền gửi quá thấp không hấp dẫn thì không khuyến khích các doanh nghiệpvà dân cư gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng, sẽ dẫn đến hậu quả là NHTM không đủ vốn cho vay đáp ứng yêu cầu vay vốn của khách hàng. Ngược lại, nếu lãi suất cho vay cao, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh không còn lãi hoặc lãi quá thấp sẽ thu hẹp sản xuất, thậm chí ngừng hoạt động để gửi vốn vào ngân hàng hưởng lãi tiền gửi. Khi số tiền huy động được không cho vay hết ( đọng vốn) thì NHTM thật sự trở thành con nợ của các chủ thể sở hữu và nguy cơ phá sản. Chính vì vai trò hai mặt đó buộc Ngân hàng phải xác định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay hợp lý: vừa bảo đảm lợi ích của người gửi tiền , vừa
bảo đảm lợi ích của người vay vốn và lợi ích hợp lý của NHTM. Vì vậy lãi suất ngân hàng hợp lý là đòn bẩy mạnh mẽ trong việc huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả,đồng thời là
công cụ đòn bẩy trong tay Nhà nước để điều tiết vĩ mô.
V. Vai trò của NHTW trong việc điều hành chính sách lãi suất
Trong nền kinh tế hệ thống ngân hàng có hai cấp NHTW và NHTM, lãi suất NHTW đóng vai trò chủ đạo và hướng dẫn lãi suất trong nền kinh tế. Với tư cách pháp nhân độc quyền phát hành tiền, NHTW sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ( dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở...) điều hành lãi suất thị trường và lái các NHTM đi theo định hướng của mình.
1. Nguyên tắc hoạt động của NHTW trong thực hiện chính sách lãi suất
Thứ nhất, NHTW không trả lãi tiền gửi cho bất cứ NHTM, tổ chức tín dụng nào. Là ngân hàng của các ngân hàng, NHTW luôn luôn là chủ nợ của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Vị trí chủ nợ đó cần thiết để NHTW có thể điều tiết việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng khối lượng cung ứng tiền tệ . Nếu NHTW trả lãi tiền gửi, nghĩa là người nợ của hệ thống NHTM , thì NHTW không có khả năng tác động trực tiếp vào sự gia tăng khối lượng tiền tệ, vì bất cứ lúc nào các NHTM cũng có thể rút tiền gửi của họ. Mối quan hệ hữu cơ giữa thị trường tiền tệ với thị trường tín dụng bị phá vỡ và NHTW mất khả năng điều tiết của mình. Chính vì lý do đó các NHTM, Kho bạc Nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng khác, không bao giờ được phép gửi tiền có lãi tại NHTW, vì điều đó sẽ chôn vùi vị trí chủ nợ của NHTW. Các NHTM gửi tiền tại NHTW thì đó chỉ thuần tuý là việc dự trữ không có lãi. Nếu muốn hưởng lãi, NHTM có thể mua tín phiếu NHNN hoặc tín phiếu Kho bạc Nhà nước.
Thứ hai, NHTW chỉ được phép cho các ngân hàng thương mại vay ngắn hạn. Đây là vấn đề cốt lõi đối với khả năng điều tiết của NHTW và chỉ như vậy NHTW mới có thể phản ứng nhanh với những rối loạn có thể xảy ra trong hệ thống tiền tệ bằng việc thay đổi chi phí cấp vốn. Điều đó có nghĩa chỉ NHTM mới được cấp tín dụng dài hạn. Nếu NHTW có những khoản nợ dài hạn , thì khác nào họ tự đánh mất khả năng điều tiết của mình và thúc đẩy sự bât sổn trong thị trường tiền tệ.
2. Các công cụ điều tiết lãi suất thị trường của NHTW
2.1 Nghiệp vụ thị trường mở
Thị trường mở là một trong những của ngõ để NHTW phát hành tiền vào guồng máy kinh tế, hoặc rút bớt khối tiền tệ lưu thông bằng cách mua hay bán các loại tín phiếu ngắn hạn thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Qua nghiệp vụ này NHTW làm tăng (giảm) dự trữ NHTM , tác động đến khả năng tín dụng của các ngân hàng này và từ đó làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ , việc thay đổi khối lượng tiền tệ sẽ làm lãi suất thay đổi.
Lãi suất Ms Ms’
Hình 1.11: Quan hệ gữa lãi suất và cung tiền
là mối quan hệ tỷ lệ nghịch i
i’ Md
M
2.2 Lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu
Là ngân hàng của các ngân hàng, NHTW tác động gián tiếp tới lãi suất các NHTM bằng lãi suất tái chiết khấu của mình nhằm điều tiết cung cầu tín dụng.NHTW cho các tổ chức tín dụng vay tiền bằng cách mua các thương phiếu với mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất trên thị trường. Thông qua việc hạ thấp lãi suất tái chiết khấu tức mà lãi suất mà các ngân hàng phải trả về khoản vay NHTW , NHTW đã gia tăng nguồn vốn cho các ngân hàng trung gian từ đó tác động tới việc cung ứng tiền tệ. Khi NHTW tăng mức lãi suất tái chiết khấu lên sẽ hạn chế các khoản vay của NHTM. Việc tăng lãi suất tái chiết khấu thường đi kèm với việc tăng lãi suất cho vay ngược lại khi NHTW giảm lãi suất tái chiết khấu sẽ làm giảm lãi suất cho vay.
Chương II
Khái quát quá trình cải cách lãi suất ở việt nam và tác động của nó tới quá trình phát triển kinh tế của việt nam
Có thể nói trước năm 1986 ở nước ta chưa tồn tại một chính sách lãi suất theo đúng nghĩa của nó. Một biểu lãi suất được quy định rất chi tiết đối với tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi các tổ chức kinh tế, tiền cho vay, ban hành kèm theo quyết định 85/QĐ-NH ngày 26/10/1982 được áp dụng suốt 4 năm. Chính sách lãi suất là việc áp dụng gần như nguyên mẫu mô hình của Liên Xô (cũ). Nhiều mức lãi suất của ta tồn tại ổn định qua nhiều năm, điều này dường như rất phi lý, nhưng lại rất logic trong điều kiện kinh tế xã hội lúc bấy giờ. Trong một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ, Nhà nước bao cấp toàn bộ thông qua ngân sách, giá cả các mặt hang không thay đổi hàng qua chục năm, không công nhận lạm phát. Vậy dựa vào cơ sở nào để điều chỉnh lãi suất ?
Từ khi đất nước ta thực hiện đổi mới kinh tế, quan điểm về tài chính, tín dụng, giá cả, lãi suất đã thay dổi nhiều. Hàng loạt các chính sách lãi suất được đưa ra ở các thời điểm khác nhau và co tác động tích cực đối với nền kinh tế. Để có thể thấy và đánh giá được sự đổi mới trong chính sách lãi suất, ta sẽ đi sâu nghiên cứu tình hình diễn biến lãi suất nước ta từ năm 1988 đến nay.
- Từ 1988-1992 : Cải tổ hệ thống ngân hàng- Sự ra đời của hệ thống ngân hàng hai cấp.
- Từ 1992-1996 : Thực hiện chính sách lãi suất thực dương.
- Từ 1996-đến nay: Từ việc điều hành lãi suất trần cho vay chuyển sang điều hành lãi suất cơ bản.
Đồ thị biểu diễn lãi suất thực của Việt Nam
Year
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
short rates
16.1
-18
-15
17.1
22
12.7
12.3
11.9
8.6
5.5
10.1
long
rates
16.1
-34
-34
5.3
9.7
7.5
7.1
13.3
9.9
6.0
11.2
inflation
rates
34.7
67.5
67.6
17.6
5.2
14.4
12.7
4.5
3.6
9.2
0.1
I. Diễn biến lãi suất từ 1988 đến 1992
1. Nôi dung điều chỉnh
Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng đã đấnh dấu một điểm mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng. Từ đây hệ thống ngân hàng từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức của mình: từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp. Trong giai đoạn này xuất hiện thêm một mối quan hệ mới, quan hệ giữa Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và NHTM.
+ Lãi suất tiết kiệm
Ngày 16/3/1989 NHNN quyết định nâng mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm để thực hiện mục tiêu chống lạm phát, ổn định sức mua của đông tiền. Tỷ lệ lam phát 2 tháng đầu năm 1989 là 8,5%/tháng. Mức lãi suất được công bố là 9%/tháng đối với tiết kiệm không kỳ hạnvà 12%/tháng với tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng. Chính yếu tố này đã giúp cho ngân hàng nhanh chóng thu hút được lượng tiền mặt khá lớn trong lưu thông, làm lạm phát giảm xuốngcòn 4,3%/tháng vào tháng 4/1989. Sau đó với xu hướng giảm lạm phát, NHNN ra nhiều quyết định để giảm dần mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm.
+ Lãi suất tiền gửi và cho vay của các tổ chức tín dụng đối với các tổ chức kinh tế.
Theo chỉ thị 39/CT đã nêu nguyên tắc điều chỉnh lãi suất ngân hàng: lãi suất bảo đảm bảo tồn vốn cho người gửi và người cho vay, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với sự biến đọng của chỉ số giá cả thị trường, lãi suất cho vay phải lấy phục vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả là chính, đồng thời đảm bảo chi phí và hoạch toán ngân hàng có ưu tiên với một số ngành. Việc điều chỉnh lãi suất được tiến hành từng bước theo hướng thu hẹp dần khoảng cách giữa lãi suất tiền gửi tiết kiệm và lãi suất tiền gửi các tổ chức kinh tế để tiến tới một lãi suất hợp lý. Ngày 11/7/1991 NHNN quy định lãi suất cho vay tối đa của các NHTM là 6%/tháng, lãi suất huy động vốn tối đa là 2%/tháng.
2. Đánh giá quá trình điều chỉnh
Trong giai đoạn này chính sách lãi suất dần thể hiện được vai trò của mình trong công cuộc kiềm chế lạm phát, đã hình thành nên nhiều loại lãi suất phù hợp với yêu cầu thị trường, như lãi suất giữa các ngân hàng...Tuy nhiên, lại có sự khác biệt giữa lãi suất tiết kiệm và tiền gửi của các tổ chức kinh tế dẫn đến lãi suất huy động cao hơn lãi suất cho vay, mặc khác lại có sự phân biệt lãi suất cho vay gữa khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh, gây ra sự bất bình đẳng trong nền kinh tế.
Về phía các doanh nghiệp lãi suất cho vay thấp dẫn đến đầu tư tràn lan không hiệu quả. Các daonh nghiệp không trả được nợ ảnh hưởng lớn đến sự đổ bể hàng loạt các tổ chức tín dụng.
II. Diễn biến lãi suất từ năm 1992-1996
1. Nội dung điều chỉnh
Sang giai đoạn này hoạt động kinh doanh ngoại tệ ngày càng trở nên phổ biến. NHNN lần lượt cho phép các ngân hàng thương mại cổ phần được tham gia vào hoạt động ngoại hối. Hiện tượng các doanh nghiệp có ngoại tệ gửi ngân hàng và doanh nghiệp có nhu cầu vay ngoại tệ cuả ngân hàng ngày càng phổ biến. Bởi vậy ngoài việc quản lý lãi suất nội tệ NHNN bắt đầu tiến hành việc hoạch định và điều chỉnh lãi suất ngoại tệ trong giai đoạn này.
+ Đối với lãi suất nội tệ NHNN quyết định điều hành chính sách lãi suất theo phương hướng:
- Đảm bảo lãi suất thực tế dương, lãi suất tín dụng ngân hàng không thấp hơn lãi suất tiền gửi.
- NHNN chỉ quy định mức cho vay tối đa và mức tiền gửi tối thiểu cụ thể với tưng đối tượng vay vốn, còn mức lãi suất cụ thể sẽ do các NHTM tự quyết định trên cơ sở cung cầu về vốn tín dụng.
- Thực hiện chính sách lãi suất bình đẳng đối với tất cả các thành phần kinh tế.
- 11/1994 NHNN quyết định chấm dứt hình thức cho vay bổ sung nguồn vốn ngắn hạn, thay vào đó hình thức cho vay tái cấp vốn (vay tái chiết khấu) với mức lãi suất do NHNN quy định qua từng lần vay.
- Với sự xuất hiện thị trường liên ngân hàng, lãi suất vay mượn lẫn nhau của các tổ chức tín dụng được NHNN quy định: các thành viên thị trường cho vay lẫn nhau theo lãi suất thoả thuận, lãi suất cho vay tối đa là 2,3%/tháng. Nếu đó là vốn từ nguồn huy động kỳ phiếu thì lãi suất bằng lãi suất huy động kỳ phiếu cộng tỷ lệ phí ngân hàng 0,3%/tháng. Ngày 30/9/1993 NHNN điều chỉnh lãi suất tối đa xuống còn 2,1%/tháng.
- 12/1995 Quốc họi ra quyết định quy định thực hiện chính sách trần lãi suất áp dụng cho một số lĩnh vực vay cụ thể, ngoài ra còn quy định chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn là 0,35%/tháng.
+ Đối với lãi suất ngoại tệ:
Trước đây việc nhận tiền gửi và cho vay ngoại tệ (chủ yếu đôla Mỹ) đối với các tổ chức kinh tế do Ngân hàng Ngoại thương độc quyền đảm nhận. Các quy định về lãi suất đều do Ngân hàng Ngoại thương quyết định. Tuy nhiên, từ khi NHTM được NHNN cho phép kinh doanh ngoại tệ thì xuất hiện nhu cầu quản lý lãi suất tiền gưỉ và cho vay ngoại tệ của các tổ chức tín dụng từ phía NHNN.
Trong giai đoạn này NHNN đã ban hành nhiều quyết định quy định và điều chỉnh mức lãi suất tiền gửi và cho vay đola Mỹ của các tổ chức tín dụng đối với các tổ chức kinh tế. Tháng 12/1993 NHNN bãi bỏ việc quy định lãi suất tiề gửi ngoại tệ. Nghĩa là NHNN chỉ khống chế mức lãi suất cho vay ngoại tệ tối đa của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế. Ngoài ra mức lãi suất cho vay tối đa ngày càng được điều chỉnh tăng lên để thực hiện chủ trương thu hẹp khoảng cách giữa lãi suất nội tệ và lãi suất của ngoại tệ
2. Đánh giá quá trình điều chỉnh
Việc chuyển đổi từ cơ chế lãi suất âm sang lãi suất dương có tác dụng quan trọng trong việc tạo điều kiện cho các ngân hàng thực hiện chuyển đổi sang kinh doanh, góp phần tăng khối lượng tín dụng phục vụ cho sự phát triển kinh tế. Chính sách lãi suất phù hợp trên góp phần tập trung được tam thời nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cho đaàu tư phát triển, kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý, ổn định và kích thích tăng trưởng. Kết quả gảim lạm phát năm 1991 là 67,6% xuống 14,55% năm 1992. Mức lãi suất mới đã khắc phục tình trạng lợi dụng vốn của ngân hàng để găm hàng ăn chênh lệch giá, buộc các doanh nghiệp phải tính toán thu hôi vốn nhanh.
Việc quản lý lãi suất trần cho phép các TCTD được tự do ấn định các mức lãi suất cho vay và tiền gửi cụ thể, phù hợp với điều kiện kinh doanh, thực hiện cạnh tranh lành mạnh.Nhưng một số TCTD có xu hướng luôn vay hết trần lãi suất để đạt lơi nhuận tối đa,dẫn tới không có sự phân biệt các mức lãi suất giữa các vùng có điều kiện khó khăn.
III. Diễn biến lãi suất từ năm 1996 đến nay
1. Nội dung điều chỉnh
Trong hơn 10 năm đổi mới, cơ chế điều hành lãi suất đã ngày càng trở nên linh hoạt, bám sát cung cầu vốn trên thị trường, quyền chủ động ấn định lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng được mở rộng, góp phần làm phát triển thị trường tài chính trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, NHNN phải tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành lãi suất, từng bước áp dụng lãi suất cơ bản thay dần cho việc ấn định lãi suất trần đi đôi với việc sử dụng công cụ điều tiết lưu thông tiền tệ phù hợp với cơ chế thị trường.
Theo NHNN Việt Nam, lãi suất cơ bản là lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản được hình thành trên nguyên tắc thị trường nhưng với bước đi thích hợp, phù hợp với điều kiện của thị trương tiền tệ, từng bước tiến tới tự do háo lãi suất, quốc tế hoá hoạt động tài chính; đông thời với các biện pháp phát triển thị trường tiền tệ và nâng cao năng lực tài chính năng lực điều hành của các tổ chức tín dụng; xử lý lãi suất VNĐ trong mối quan hệ với lãi suất ngoại tệ và chính sách tỷ giá, quản lý ngoại hối:
+ Đối với lãi suất nội tệ:NHNN bỏ việc quy định trần lãi suất cho vay của TCTD đối với khách hàng, chuyển sang xác định và công bố lãi suất cơ bản và tỷ lệ % biên độ dao động trên, dựa trên việc tham khảo lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường của các NHTM áp dụng đối với khách hàng vay có uy tín trong việc sử dụng vốn vay, có rủi ro thấp. Lãi suất cho vay và huy đông của TCTD gứn với lãi suất cơ bản.
Lãi suất cho vay của TCTD cao nhất = Lãi suất cơ bản + tỷ lệ %
+ Đối với lãi suất ngoại tệ : bỏ quy định trần lãi suất cho vay của NHTM đối với khách hàng cho vay bằng đôla Mỹ, chuyển sang cơ chế lãi suất linh hoạt, phù hợp với thị trường quốc tế nhưng vẫn có sự kiểm soát của Nhà nước. Cụ thể:
-Lãi suất cho vay ngắn hạn=SIBOR (lãi suất thị trường tiền tệ liên ngân hàng Singgapore) kỳ hạn 3 tháng +1%/năm
-Lãi suất cho vay trung dài hạn=SIBOR kỳ hạn 6 tháng +2,5%/năm
2. Đánh giá quá trình điều chỉnh
Theo phương án này về nguyên tắc NHNN kiểm soát cả lãi suất cho vay tối thiểu và lãi suất cho vay tối đa đông thời khống chế cả biên độ lợi nhuận của TCTD; lãi suất tiền gửi được tự do hoá. Các tổ chức tín dụng chủ động ,linh hoạt trong việc ấn định lãi suất tiền gửi và cho vay phù hợp với biến động của thị trường tiền tệ.
Mặc khác, vì có nhiều loại cho vay,đối tượng cho vay, địa bàn hoạt động khác nhau, nếu NHNN quy định một mức biên độ thì mức này sẽ phải tương đối rộng để phù hợp với mọi loại cho vay. Các tổ chức tín dụng sẽ đồng loạt cộng biên độ tối đa vào lãi suất cơ bản sẽ tạo ra một trần lãi suất chung cho cả nước, sẽ tạo ra cạnh tranh không lành mạnh và không điều hà được vốn tín dụng từ nơi thừa đến nơi thiếu.
Chương III
Một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách lãi suất trong mục tiêu phát triển kinh tế của việt nam trong giai đoạn hiện nay
I. Các mục tiêu hướng tới
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, cơ chế lãi suất mới không làm tăng mặt bằng lãi suất thị trường, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng huy động vốn ở trong nước và ngoài nước ở mức cao để đảm bảo vốn cho tăng trưởng tín dụng có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của chủ trương kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định giá trị đối nội và đối ngoại của đồng Việt Nam.
Tạo điều kiện cho TCTD và khách hàng gửi, vay vốn có thể thoả thuận để lựa chọn lãi suất cố định hoặc lãi suất có điều chỉnh linh hoạt, có lợi cho các bên, khuyến khích TCTD mở rộng huy động vốn và cho vay vốn trung dài hạn. Riêng lãi suất cho vay bằng ngoại tệ tuy đã tiếp cận dần với thông lệ quốc tế nhưng sẽ thấp hơn mặt bằng thị trường quốc tế, phù hợp với cung - cầu vốn ngoại tệ, có lợi cho cả doanh nghiệp và NHTM, tạo điều kiện NHTM mở rộng cho vay vốn ngoại tệ, hạn chế gửi vốn ngoại tệ ở nước ngoài.
Tạo khuôn khổ linh hoạt cho các tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất phù hợp với đặc điểm của từng vùng và mức độ rủi ro theo thời hạn cho vay và từng khách hàng, nhưng NHNN vẫn kiểm soát được lãi suất để tránh việc các TCTD tăng lãi suất cho vay quá mức, ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của nền kinh tế. thúc đẩy vốn tín dụng linh hoạt giữa các lĩnh vực kinh tế, khu vực thành thị và nông thôn phù hợp với sự phát triển không đều của thị trường tài chính nước ta hiện nay.
Làm cho mối quan hệ giữa lãi suất VNĐ-tỷ giá-lãi suất ngoại tệ linh hoạt hơn, phản ánh chính xác hơn cung cầu về vốn, ngoại tệ, cơ sở cho NHNN khi cần thiết có thể can thiệp để ổn định thị trường.
II. Những điều kiện trong việc điều chỉnh chính sách lãi suất của Việt Nam
Về mặt lý luận và thực tiễn cho thấy chính sách lãi suất ảnh hưởng mạnh mẽ đến cung cầu các nguồn vốn có thể đầu tư. Chính sách lãi suất trong nền kinh tế thị trường là trung tâm mọi chính sách do lãi suất tác động đến tỷ giá, đến chu trình vận động của vốn cũng như góp phần hạn chế và kiểm soát lạm phát từ đó tác động đến mọi hạot động kinh tế chung. Do vậy việc xác định tính thích hợp và cơ cấu lãi suất phù hợp với quá trình phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay là vô cùng cần thiết.
Thứ nhất, sự ổn định kinh tế vĩ mô đủ chắc chắn để chịu đựng các tác động, các cú sốc từ bên ngoài đối với nền kinh tế có thể xảy ra.
Thứ hai, thị trường tài chính (bao gồm thị trường tiền tệ và tị trương chứng khoán) hình thành và vận hành có hiệu quả.
Thứ ba, có môi trường pháp lý và thể chế tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh, đủ khả năng điều chỉnh các quan hệ quốc tế. Có quy chế phòng ngừa, bù đắp rủi ro hữu hiệu , đảm bảo hạn chế và bù đắp được những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của các trung gian tài chính.
Thứ tư, hệ thống các cơ quan phát triển lành mạnh, có uy tín. Các cơ quan này đòi hỏi không chỉ có công nghệ hiện đại( máy móc thiết bị), mà còn có sự phát triển về chiều sâu, có kinh nghiệm lâu dài về quản lý ở nhiều khía cạnh.
Thứ năm, hệ thống ngân hàng ổn định, hoạt động hữu hiệu. Tăng cương sự thanh tra, giám sát chặt chẽ của NHNN đối với các tổ chức tín dụng trong hoạt động kinh doanh cũng
như trong việc thực thi chính sách tiền tệ.
Thứ sáu, các tổ chức kinh tế điều đảm bảo khả năng sử dụng vốn triệt để có hiệu quả.
Thứ bảy, giải toả tình trạng ách tắc vốn tạo cơ hộii cho các doanh nghiệp mạnh dan đầu tư vốn cho công nghệ sản xuất, nâng tỷ trọng vốn vay trung hạn và dài hạn.
III. Một số giải pháp trong việc đổi mới chính sách lãi suất ở Việt Nam.
1. Quy định tỷ lệ lãi suất hợp lý giữa ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
Hiện nay sau các quyết định về điều chỉnh lãi suất cho vay của NHNN, lãi suất cho vay trung hạn và dài hạn đã tăng tương đối so với lãi suất ngắn hạn. Song để đạt được mục đích chuyển vốn vay ngắn hạn sang dài hạn và trung hạn, thì vấn đề xác định mức laĩ suất hợp lý giữa ngắn hạn và dài hạn cần được xem xét và tính toán chu đáo. Cụ thể:
- Lãi suất trung hạn và dài hạn phải cao hơn lãi suất ngắn hạn vì nó phải chứa các yếu tố rủi ro và trượt giá nhiều hơn.
- Quá trình điều chỉnh phải nhằm tạo ra sự cân đối trong cơ cấu cho vay vốn.
2. Xác định chênh lệch tỷ lệ lãi suất cho vay trong nước và lãi suất nước ngoài hợp lý để thu hút nhiều hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài
Ngoài nguyên tắc đảm bảo lãi suất cho vay trong nước phải cao hơn lãi suất thế giới cần đặc biệt chú ý đến tỷ lệ lạm phát và giá trị đồng nội tệ khi điều chỉnh. Thực tế cho thấy năm 1995 Việt Nam thu hut được số vốn đầu tư nước ngoài 6,471 triệu USD với 311 dự án được cấp phép . Vì vậy để đạt được sự hợp lý trong chính sách điều chỉnh lãi suất cho vay với lãi suất thế gới cần đồng thời tiến hành đồng bộ với các giải pháp khác để thúc đẩy cả quá trình đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, để giải toả tình trạng ứ đọng vốn nội tệ trong thời gian qua do các doanh nghiệp thích vay vốn bằng ngoại tệ hơn nội tệ gây ra tình trạng "đôla hoá" trong nền kinh tế.
Nhưng việc lãi suất nội tệ cao hơn lãi suất ngoại tệ lại dẫn đến tình trạng:
- Kém thu hút các nguồn vốn ngoại tệ từ lưu thông để nhằm mục đích phát triển kinh tế vì lãi suất không hấp dẫn.
- Gây nên sự bất bình đẳng trong thu nhập giữa người gửi tiền ngoại tệ và người gửi tiền nội tệ. Đồng thời tạo cơ hội trục lợi không chính đáng cho những người vay vốn ngoại tệ ngân hàng.
Vì vậy mục tiêu của ngành ngân hàng là cần phải điều chỉnh lại tỷ lệ lãi suất giữa nội tệ và ngoại tệ hợp lý song cần đặt quá trình điều chỉnh mối quan hệ phù hợp với chính sách tỷ giá hôi đoái trong tình hình hiện nay.
3. Chính sách lãi suất tiền gửi và cho vay cần đáp ứng với chính sách tiền tệ và những diễn biến về lãi suất và tỷ giá kịp thời.
Khi xét tới vấn đề này trong tình hình Việt Nam đang thực hiện công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu thì một vấn đề cơ bản cần lưu ý là tầm quan trọng của các yếu tố quốc tế và trong nước trong việc xác định lãi suất trong nước.
Thông qua các công cụ gián tiếp NHNN có thể điều tiết lượng tiền cung ứng làm tác động đến lãi suất thị trường liên ngân hàng, đặt biệt lãi suất tiền gửi , từ đó tác động đén lãi suất tín dụng.
Cần lưu ý rằng tăng lãi suất tín dụng hoặc giữ lãi suất ở mức cao là làm cho nội tệ hấp dẫn, vững giá trên thị trường hối đoái. Nhưng nó lại tác động tiêu cực lên toàn bộ nền
kinh tế và từ đó lên cả tỷ giá hoi đoái, phản ánh méo mó sức mua thực của đồng nội tệ. Vì vậy cần hình thành và giữ vững mối tương quan hợp lý giữa tỷ giá hối đoái, giá cả trong nước và tỷ lệ lãi suất để xác lập một chiều hướng vận động thích hợp của tỷ giá là tạo môi trương thuận lợi cho nền kinh tế.
4. Hoàn thiện môi trường pháp lý Ngân hàng tạo niềm tin và khuyến khích nhân dân và các tổ chức kinh tế gửi tiết kiệm.
Lý luận và thực tiễn cho thấy kinh doanh tiền tệ là loại hình đòi hỏi hết sức khắt khe về sự hoàn thiện môi trường pháp lý do hai lý do : thứ nhất do tính hấp dẫn bản thân đồng tiền, thứ hai do tính rủi ro của hoạt động kinh doanh tiền tệ.
Chuyển sang kinh tế thị trường hoàn thiện môi trường pháp lý ngân hàng là yêu cầu cấp bách. Trước hết là việc sửa đổi và hoàn thiện luật Ngân hàng-tài chính , tăng cường vai trò kiểm soát của NHNN , hình thành và hoàn thiện các ngân hàng cổ phần, các công ty tài chính. Từ đó thúc đẩy khả năng sử dụng vốn hợp lý của các NHTM tạo niềm tin cho nhân dân khinđi gửi tiêts kiệm đẩy nhanh khả năng huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội cho chiến lượt phat triển kinh tế Viẹt Nam hiện nay.
5. Tiến tới tự do hoá lãi suất ở Việt Nam.
+ Hiện nay, xu hướng hội nhập toàn cầu hoá là một xu hướng tất yếu, bên cạnh những thuận lợi thì vấn đề này đặt ra trước mắt chúng ta không ít những khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đó, vấn đề tự do hoá tài chính nói chung và vấn đề tự do hoá lãi suất noi riêng ở nước ta là một xu thế không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, đối với Việt Nam lúc này, tự do hoá lãi suất chưa phù hợp do một số nguyên nhân sau:
- Việt Nam đang phải đối mặt với thực trạng hệ thống tài chính vẫn còn kém phat triển và tình trạng thiếu thông tin về thị trường tài chính, đặt biệt là khu vực miền núi và nông thôn.
- Nếu xã hội áp đặt vào hệ thống tài chính quá nhiều các mục tiêu quốc gia như chính sách lãi suất ưu đãi các đối tượng chính sách, phát triển khu vực nông nghiệp,nông thôn..thì việc can thiệp của chính phủ là khó tránh khỏi. Điều này sẽ làm cho lãi suất kém hiệu quả .
- Các công cụ kiểm soát tiền tệ gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở, tái chiết khấu còn kém phát triển, chưa đủ sức mạnh chi phối lãi suất thị trường.
- Tình trạng tài chính của NHTM đang xấu đi, do vốn tự có thấp và tồn tại một số lượng nợ khó đòi. Khi tiến hành tự do hoá lãi suất có thể làm giảm khả năng sinh lời, sự lành mạnh của các ngân hàng và hạn chế các doanh nghiệp vay vốn.
- Nền kinh tế nhưa thưc sự vững chắcđủ đẻ chịu những áp lực của việc tự do hoá lãi suất hoàn toàn: chúng có thể làm mất ổn định vĩ môqua việc tăng lạm phát, nợ nước ngoài và làm suy giảm kinh tế.
+ Vì vậy, để tiến hành tự do hoá lãi suất NHNN với tư cách là người điều hành chính sách tiền tệ quốc gia sẽ sử dụng các công cụ kiểm soát tiền tệ gián tiếp để tham gia điều chỉnh các mức lãi suất trên thị trường nhằm phát huy vai trò của lãi suất đôi với sự phát triển của kinh tế xã hội. Cho nên để thực hiện thành công cơ chế tự do hoá lãi suất có sự quản lý của nhà nước Việt Nam ta cần thực hiện:
- ổn định kinh tế vĩ mô về các mặt : tốc độ tăng GDP, kiểm soát lạm phát, cân đôi ngân sách Nhà nước.
- Củng cố hệ thống tài chính-ngân hàng từ trung ương đến cơ sở. Tăng cường thông tin về thị trường tài chính-tiền tệ-chứng khoán, đảm bảo cân bằng giữa cung và cầu về vốn.
- Xác định và phân chia rõ ràng nhiệm vụ, các mục tiêu chính sách quốc gia về kinh tế-xã hội cho hệ thống tín dụng-ngân hàng-ngân sách.
- Đẩy mạnh và phát triển hơn nữa các công cụ tài chính như thương phiếu và những giấy tờ có giá ngắn hạn để thực hiện có hiệu quả các công cụ tiền tệ gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở, tái chiết khấu thay thế cho vai trò của lãi suất trong việc điều hành chính sách tiền tệ.
- ổn định và lành mạnh thị trường tài chính các ngân hàng thương mại tăng cương vốn tự có, xử lý các khoản nợ khó thu hồi, đổi mới nghiệp vụ và chất lượng cán bộ. Tăng cương công tác kiểm tra và thanh tra Nhà nước.
- Nâng cao năng lực quản lý nền kinh tế của các cơ quan vĩ mô đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập kinh tế nước ta.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp làm ăn có lãi và trả nợ.
Kết luận
Lãi suất chỉ là một phương tiện chứ không phải là nục đích, do đó chính sách lãi suất phải gắn liền với các chính sách kinh tế mà trực tiếp là chính sách tiền tệ-tài chính-tín dụng, chính sách kinh tế đối ngoại. Vì vậy chính sách lãi suất trong nền kinh tế thị trường phải thay đổi tuỳ theo thị trường, tuỳ theo từng giai đoạn phát triển và yêu cầu phát triển kinh tế đặt ra trong mỗi thời kỳ của từng quốc gia.
Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách lãi suất đáp ứng được các yêu cầu phát triênr kinh tế xã hội, trước tiên là nhiệm vụ trực tiếp của NHNN , cơ quan đại diện cho Nhà nước trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Tuy nhiên để có được sự thành công trọn vẹn, cần thiết và đòi hỏi co sự phói kết của các Bộ, Ban ngành từ trung ương đến địa phương, tránh tình trạng quy định chồng chéo, mâu thuẫn với nhau, dẫn đến sự trông chờ, đùn đẩy trách nhiệm hoặc lợi dụng kẻ hở để vi phạm pháp luật.
Trong chiến lượt phát triển kinh tế của Việt Nam cần phải có một bước tiến mới trong quá trình điều chỉnh xây dựng và hoàn thiện chính sách lãi suất theo nguyên tắc lãi suất dương, đảm bảo tính mềm dẻo linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế, nâng dần tính chất gián tiếp và hạn chế dần việc điầu tiết can thiệp mang tính chất trực tiếp, góp phần huy động vốn và điều tiết cho vay vốn, đặc biệt là vốn trung hạn và dài hạn cho đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh phục vụ cho quá trình phat triển kinh tế.
Mục lục
Trang
Chương I: lý luận chung về lãi suất và vai trò của nó
Trong quá trình phát triển kinh tế
I. Lãi suất-khái niệm và bản chất. 1
1. Các lý thuyết kinh tế về bản chất lãi suất
1.1. Lý thuyết của MAC về lãi suất
1.2. Lý thuyết của KEYNES về lãi suất
1.3. Lý thuyết của trương phái trọng tiền về lãi suất
2. Các phép đo về lãi suất
3. Phân biệt lãi suất với một số phạm trù kinh tế khác
3.1. Lãi suất và giá cả
3.2. Lãi suất và lợi tức
3.3. Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất 4
1. Của cải-tăng trưởng
2. Khả năng sinh lợi dự tính của các cơ hội đầu tư
3. Lạm phát dự tính
4. Thay đổi mức giá
5. Hoạt động thu chi ngân sách
6. Thị trường quốc tế
7. Tỷ giá hối đoái
8. Lượng tiền cung ứng
III. Các quan điểm về chính sách lãi suất 8
1. Trường phái tự do cổ điển
2. Trường phái KEYNES
3. Trường phái lãi suất ổn định
4. Trường phái chính hiện đại
IV. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế 9
1. Lãi suất với quá trình huy động vốn
2. Lãi suất với quá trình đầu tư
3. Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm
4. Lãi suất với tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu
5. Lãi suất với lạm phát
6. Lãi suất với quá trình phân bổ các nguồn lực
7. Lãi suất-vai trò của nó đối với các Ngân hàng thương mại
V. Vai trò của NHTW trong việc điều hành chính sách lãi suất 13
1. Nguyên tắc hoạt động của NHTW trong việc điều hành
chính sách lãi suất
2. Các công cụ điều tiết lãi suất thị trường của NHTW
chương II: khái quát quá trình cải cách lãi suất và tác động
của nó tới quá trình phát triển kinh tế ở VN
I. Diễn biến lãi suất từ năm 1988 đến 1992 15
1. Nội dung điều chỉnh
2. Đánh giá quá trình điều chỉnh
II. Diẽn biến lãi suất từ năm 1992 đến 1996 15
1. Nội dung điều chỉnh
2. Đánh giá quá trình điều chỉnh
III. Diễn biến lãi suất từ năm 1996 đến nay 18
1. Nội dung điều chỉnh
2. Đánh giá quá trình điều chỉnh
chương III: một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách lãi suất
trong giai đoạn hiện nay
I. Các mục tiêu hướng tới 19
II. Những điều kiện trong việc điều chỉnh chính sách
lãi suất của Việt nam 19
III. Một số giải pháp trong việc đổi mới chính sách lãi
suất ở Việt Nam 20
tài liệu tham khảo
Ngân hàng và vai trò của ngân hàng trong quá trình chuyển nền kinh tế nước ta sang kinh tế thị trường - PTS Nguyễn Quốc Việt.
Nhà nước và các công cụ kinh tế vĩ mô- GS. PTS Nguyễn Đình Hương.
Một số lý thuyết về lãi suất ngân hàng- PTS Nguyễn Thế Khải.
Lãi suất trong nền kinh tế thị trường - Nguyễn Bá Nha.
Tư bản (Tập 2,3)- Các mac
Lịch sử các học thuyết kinh tế.
Báo cáo Đại hội Đảng VIII về công tác tài chính tiền tệ.
Đổi mới hệ thống tài chính tiền tệ ngân hàng trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta- Cao Sỹ Kiêm Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Tiền tệ- Ngân hàng và thị trường tài chính - FREDERIC S.MISHKIN.
Thời báo kinh tế các số năm 1996-1997-1998
Thời báo tài chính các số năm 1995-1996-1997-1998
Báo đầu tư và thương mại
Tạp chí thị trường tài chính các số năm 1996-1997-1998
Tạp chí ngân hàng số các năm 1996-1997-1998-1999-2000
Tạp chí cộng sản các số năm 1996
Tạp chí nghiên cứu kinh tế các số năm 1996-1997-1998
Tạp chí phát triển kinh tế các số năm 1996-1997-1998
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35106.doc