Hệ thống pháp luật đồng bộ là công cụ rất quan trọng để quản lí nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Nó tạo nên hành lang pháp lí cho tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với hệ thống pháp luật động bộ và pháp chế nghiêm ngặt, các doanh nghiệp chỉ có thể làm giàu trên cơ sở tuân thủ pháp luật.
Thứ năm, thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại có lợi cho phát triển kinh tế hàng hóa. Nhiệm vụ đối ngoại trong thời gian tới là củng cố môi trường hoà bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng Tổ quốc. Phải tiếp tục mở rộng đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới. Hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, gải quyết các vấn đề tồn tại và tranh chấp bằng thương lượng.
Bên cạnh đó phải ra sức tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong tổ chức ASEAN, coi trọng quan hệ với các nước phát triển và các trung tâm kinh tế – chính trị trên thế giới đồng thời tăng cương hoạt động ở Liên hợp quốc, các tổ chức tài chính, tiền tệ, tổ chức thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác.
47 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1809 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Lí thuyết của chủ nghĩa Mác-LêNin về nền kinh tế thị trường và sự vận dụng lí thuyết đó với nước ta từ khi đổi mới đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ một nguyên tắc của nền kinh tế thị trường đó là : người nào đưa ra thị trường hàng hóa trước tiên người đó sẽ thu được nhiều lợi nhuận. Mặt khác, nếu nhận thức được sản phẩm của mình không có người mua hay lượng cầu đang giảm dần, thì người sản xuất sẽ không sản xuất nữa. Điều đó dẫn tới sự tiết kiệm hao phí lao động xã hội. Vì vậy trong kinh tế thị trường luôn luôn diễn ra sự đổi mới. Nhiều sản phẩm trước đây vẫn bán nay mất đi vì không có nhu cầu, nhiều sản phẩm mới với chất lượng, quy cách, phẩm chất ngày càng hoàn thiện hơn xuất hiện.
Ngoài ra trong kinh tế thị trường có rất nhiều hàng hóa và dịch vụ. Đó là một nền kinh tế dư thừa chứ không phải là một nền kinh tế thiếu hụt. Do vậy nền kinh tế thị trường tạo điều kiện vật chất thõa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu, vật chất, văn hóa và sự phát triển toàn diện của con người.
b. Nhược điểm
Tuy nhiên bên cạnh những ưu thế, kinh tế thị trường cũng có những khiếm khuyết của nó. Đó trước hết là tình trạng khủng hoảng và thất nghiệp.
Khủng hoảng sản xuất thừa là đặc trưng của nền kinh tế phát triển. ở đây hàng hóa sản xuất ra cung vượt cầu có thể thanh toán dẫn đến tình trạng dư thừa hàng hóa. Tình trạng này sẽ làm cho hàng loạt công ti bị phá sản gây ra lãng phí cho xã hội.
Gắn liền với khủng hoảng là thất nghiệp, một căn bệnh nan giải của kinh tế thị trường. Việc gia tăng tình trạng thất nghiệp đã đẩy nhiều người lâm vào cảnh cuộc sống khó khăn dẫn đến tăng hố ngăn cách giàu nghèo trong xã hội và làm xuất hiện những mâu thuẫn giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.
Một hậu quả khác của nền kinh tế thị trường là tình trạng làm ô nhiễm môi trường, không khí, nguồn nước tàn phá đất đai, rừng đầu nguồn vì mục đích lợi nhuận. Song việc thu được nhiều lợi nhuận chỉ có lợi cho cá nhân còn sự tàn phá môi trường thì xã hội phải gánh chịu.
Cuối cùng là tình trạng độc quyền xoá bỏ tự do cạnh tranh làm nền kinh tế mất tính hiệu quả.
Tất cả những hạn chế đó đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế để đảm bảo sự ổn định, công bằng và hiệu quả.
II- Sự phát triển của Lênin về kinh tế thị trường trong chủ nghĩa xã hội
Quan điểm của Lênin về kinh tế thị trường trong chủ nghĩa xã hội
Không bao lâu sau cách mạng tháng Mười việc thực hiện kế hoạch xây dựng xã hội chủ nghĩa của Lênin bị gián đoạn bởi cuộc nội chiến 1918-1920. Bọn địa chủ và bọn tư bản bị lật đổ đã nổi dậy chống chính quyền Xô viết. Từ bên ngoài có sự can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc do Anh, Pháp cầm đầu hòng bóp chết nhà nước Xô viết còn non trẻ. Cuộc nội chiến và can thiệp của nước ngoài làm cho nước Nga càng thêm khó khăn chồng chất.
Để đối phó với tình hình đó, Lênin đã áp dụng chính sách cộng sản thời chiến. Nội dung cơ bản của chính sách này là trưng thu lương thực thừa của nông dân, xoá bỏ quan hệ hàng hóa tiền tệ, xóa bỏ việc mua bán lương thực tự do trên thị trường, thực hiện chế độ cung cấp hiện vật cho quân đội và bộ máy nhà nước.
Chính sách cộng sản thời chiến đã đóng vai trò quan trọng thắng lợi của nhà nước Xô viết. Tuy nhiên, khi hoà bình lập lại, chính sách cộng sản thời chiến không còn thích hợp. Nó trở thành nhân tố kìm hãm sản xuất. Việc thực hiện chính sách trưng thu lương thực thừa đã làm mất động lực đối với nông dân. Việc xoá bỏ quan hệ hàng hóa tiền tệ làm mất tính năng động của nền kinh tế vốn dĩ mới bước vào giai đoạn phát triển. Vì vậy khủng hoảng kinh tế chính trị diễn ra rất sâu sắc.
Đứng trước tình hình đó, Lênin đã chủ trương thay thế chính sách kinh tế cộng sản thời chiến bằng chính sách kinh tế mới – NEP . Bởi vì chính sách cộng sản thời chiến hoàn toàn không phải là một giai đoạn tất yếu trong chính sách kinh tế thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó chỉ là một chính sách tạm thời. Như vậy Lênin đã khẳng định sự tồn tại của kinh tế thị trường trong chủ nghĩa xã hội thông qua chính sách kinh tế mới mà thực chất là sử dụng quan hệ hàng tiền, đặt thương nghiệp và thị trường lên hàng đầu.
2. Nội dung chính sách chính sách kinh tế mới của LêNin
Các nội dung của NEP là một hệ thống gồm nhiều mắt khâu liên hoàn, có mối liên hệ bên trong như một dây chuyền, không thể thiếu khâu nào. Tất cả các khâu tạo thành cơ chế kinh tế cho phép nhà nước tháo gỡ khó khăn, điều hành sự vận động kinh tế - xã hội
Cơ chế kinh tế NEP gồm mấy nội dụng chủ yếu sau:
Thứ nhất : Thay thế chính sách trưng thu lương thực bằng chính sách thuế lương thực
Trong điều kiện nước Nga lúc ấy, giai cấp nông dân và nông nghiệp là nguồn nuôi sống xã hội. Sản xuất và đời sống xã hội phụ thuộc vào nông nghiệp. Khó khăn lớn mà nhà nước vấp phải là thiếu lương thực. Vì vậy mục đích trực tiếp của thuế lương thực là một trong những biện pháp cấp tốc, cương quyết nhất, cần thiết nhất, để cải thiện đời sống nhân dân và nâng cao lực lượng sản xuất của họ. Thực hiện thuế lương thực, xóa bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa có nghĩa là chuyển từ biện pháp hành chính sang thuần tuý sang biện pháp kinh tế, thuế lương thực có vai trò quá độ đó.
Theo chính sách này người nông dân chỉ phải nộp thuế lương thực với một mức cố định trong nhiều năm. Mức thuế này căn cứ vào điều kiện đất đai canh tác. Nói cách khác thuế lương thực chính là địa tô mà người nông dân người nông dân canh tác trên ruộng đất sở hữu toàn dân phải trả cho nhà nước. Số lương thực còn lại người nông dân được tự do trao đổi mua bán trên thị trường
Thuế lương thực là đòn xeo mạnh mẽ khôi phục nông nghiệp sau chiến tranh, biểu hiện yêu cầu của tính qui luật đầu tiên của quá trình khôi phục kinh tế, vì : “Thuế lương thực sẽ giúp vào việc cải thiện đời sống nông dân. Bởi vì nông dân sẽ bắt tay vào làm việc một cách hăng say hơn, và đó là điều chủ yếu”.
Thứ hai : Khôi phục và phát triển sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, khôi phục và tổ chức lại nền sản xuất công nghiệp phù hợp với yêu cầu của nông nghiệp và nông dân.
Muốn cải thiện đời sống nông dân và công nhân thì không thể dựa vào nền nông nghiệp gia trưởng mang tính chất tự cung tự cấp mà chỉ có thể dựa vào nền nông nghiệp hàng hóa. Thực hiện cơ chế kinh tế hàng hóa thay cho cơ chế giao nộp, trưng thu dựa trên mệnh lệnh trong thời kì “chính sách cộng sản thời chiến” đã đáp ứng được nhu cầu nhiều mặt của sản xuất và tiêu dùng của nông dân và xã hội. Thông qua trao đổi hàng hóa, thúc đẩy quá trình phân công lao động trong nông nghiệp khuyến khích sản xuất nông nghiệp vừa đi vào chuyên canh vừa phát triển kinh doanh tổng hợp. Mặt khác đây chính là con đường để nhà nước giải quyết vấn đề lương thực một cách chắc chắn đồng thời tạo điều kiện khôi phục và phát triển kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp làm sống động lại các ngành kinh tế và toàn bộ sinh hoạt xã hội ở thành thị và nông thôn.
Còn trong công nghiệp, quá trình khôi phục được bắt đầu từ công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm, là những ngành gắn bó với nông nghiệp về nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Các ngành công nghiệp nặng được khôi phục chậm hơn. Vốn đầu tư phần lớn được nhà nước hướng vào phát triển cơ sở năng lượng.
Quá trình khôi phục công nghiệp đi liền với việc sử dụng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và chuyển từ cơ chế quản lí tập trung bằng mệnh lệnh sang cơ chế hạch toán kinh tế theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Do tập trung sản xuất hợp lí và cân đối nên đã sớm tạo được nguồn tích lũy và kết quả là nền sản xuất công nghiệp đã đạt được nhịp độ cao chưa từng có, mức tăng sản phẩm trung bình hằng năm là 41%, đến 1926, công nghiệp lớn đã vược trước mức chiến tranh.
Thứ ba : Tổ chức quá trình lưu thông theo quan điểm NEP.
Quan điểm mới của NEP đối với lĩnh vực này là chuyển nền kinh tế từ trạng thái hỗn loạn sang quỹ đạo tái sản xuất bình thường, từ phân phối trực tiếp và bao cấp sang kinh tế hàng hóa.Do đó thương nghiệp trở thành cái mắt xích đặc biệt cần nắm vững trong dây chuyền quản lí, điều tiết hoạt động của nền kinh tế. Mục đích cao nhất của NEP ở bước ngoặt cách mạng là thiết lập liên minh kinh tế giữa hai giai cấp là nông dân và công nhân trong điều kiện nông nghiệp lạc hậu phân tán thì thương nghiệp là mối liên hệ duy nhất có thể có giữa hàng chục triểu tiểu nông với giai cấp vô sản, là điều kiện để cho nông nghiệp và công nghiệp có thể tái sản xuất được.
Để hướng quá trình lưu thông hàng hóa đi thẳng tới nhu cầu, nhà nước đã sử dụng nhiều hình thức thương nghiệp với một cơ cấu thương nghiệp đảm bảo phat huy vai trò thương nghiệp nhà nước. Một khâu chủ đạo trong cơ cấu thương nghiệp là tổ chức các hình thức thương nghiệp nhà nước ở thành phố lớn (cửa hàng bách hóa tổng hợp), tổ chức các xanh-đi-ca (thương nghiệp để tiêu thụ và cung ứng) của các tờ-rớt công nghiệp. Các xanh-đi-cung cầu này đóng vai trò to lớn làm chủ thị trường buôn bán. Do đó tư thương bị loại dần ra khỏi lĩnh vực bán buôn và đến cuối thời kì khôi phục thì bị loại hoàn toàn.
Tổ chức quá trình lưu thông, ngoài thương nghiệp ra giao thông vận tải là khâu quan trọng. Khi nền kinh tế chuyể sang quỹ đạo NEP, tổng sản lượng xã hội tăng lên nhanh chóng, khối lượng vận chuyển tăng nhiều và đa dạng nhưng ngành giao thông vận tải đang bị khó khăn về hai mặt : bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh và bị đặt trong cơ chế tập trung hoá cao. Do đó vấn đề tổ chức lại giao thông vận tải được coi là một vấn đề quan trọng thiết yếu trong quá trình tái sản xuất xã hội .
Thứ tư : ổn định tiền tệ, củng cố nền tài chính
Khôi phục kinh tế theo quan điểm NEP đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các vấn đề tài chính tiền tệ. Các xí nghiệp đi vào hạch toán kinh tế không đòi hỏi kinh phí từ ngân sách nhà nước, đồng thời lại nộp một phần lợi nhuận vào ngân sách. Hoạt động ngoại thương phục hồi, bắt đầu bổ sung dữ trữ vàng cho nhà nước xô-viết. Đó là một mặt của tình hình, nhưng mặt khác, các hoạt động sản xuất và lưu thông càng mở rộng, kinh tế hàng hóa khôi phục và phát triển thì càng đòi hỏi phải giải quyết vấn đề tài chính tiền tệ một cách cấp bách.
Quá trình chấn chỉnh công tác tài chính được thực hiện với nhiều biện pháp như kiểm kê và kiểm soát có tác dụng tính toán nhu cầu thực tế về tài chính của xí nghiệp, kiểm soát việc chi tiêu, hạn chế các chi phí sản xuất và chi phí cho bộ máy. Còn đối với công tác ổn định tiền tệ cũng được tiến hành với nhiều biện pháp khác nhau như thay đổi đơn vị tiền tệ, thực hiện cải cách tiền tệ ... Nhờ đó ngân sách nhà nước liên tục bội thu, công tác phát hành trở thành nguồn vốn tín dụng ngắn hạn cho nền kinh tế, chứ không phải trang trải cho bội chi, ngân sách. Tài sản ngân hàng nhà nước không ngừng tăng (từ 10 -1923 đến 10 -1925 đã tăng 5 lần).
3- ý nghĩa của chính sách kinh tế mới và sự vận dụng vào nước ta
Trong lịch sử ra đời và phát triển của chủ nghĩa xã hội thế giới, chính sách kinh tế mới của Lênin xuất hiện vào những năm đầu tiên, ở nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Từ đó, mỗi khi quá trình cách mạng gặp khó khăn, hay khi một nước vừa giành được chính quyền, bước vào chặng đường đầu thời kì quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, thì những người cách mạng lại nhớ tới chính sách kinh tế mới của Lênin.
ý nghĩa của chính sách kinh tế mới được thể hiện trước hết ở việc khôi phục nền kinh tế Xô viết sau chiến tranh. .Chỉ trong một thời gian ngắn đã tạo ra một bước phát triển quan trọng biến “nước Nga” đói thành một nước có nguồn lương thực dồi dào. Từ đó khắc phục khủng hoảng chính trị, củng cố lòng tin nhân dân vào sự thắng lợi tất yếu và bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội.
Chính sách kinh tế mới của Lênin còn đánh dấu một bước phát triển mới về lí thuyết nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Theo tư tưởng này, nền kinh tế nhiều thành phần, các hình thức quá độ, việc duy trì và phát triển kinh tế hàng hóa tiền tệ, quan tâm tới lợi ích kinh tế cá nhân trước hết là của nông dân là những vấn đề có tính chất nguyên tắc trong việc xây dựng mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Nhờ có NEP nên lí luận chủ nghĩa xã hội khoa học lần đầu tiên trở thành hiện thực . Lênin không những đặt nền móng lí luận mà còn nêu ra mẫu mực về chiến lược và sách lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa từ điểm xuất phát khác nhau. Phản ánh đúng đắn đòi hỏi của qui luật ra đời và phát triển chủ nghĩa xã hội trong điều kiện thời đại mới, tư tưởng kinh tế học Lêninvà toàn bộ học thuyết của Người đang soi sáng hướng dẫn mỗi bước tiến lên của các quá trình cách mạng các nước ở trình độ khác nhau.
Từ đó chính sách kinh tế mới có ý nghĩa quốc tế to lớn đối với các nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có nước ta. Những quan điểm kinh tế của Đảng ta nhất là từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V đến nay đã thể hiện sự nhận thức vận dụng quan điểm của Lênin trong chính sách kinh tế mới. Tất nhiên do thời gian và không gian cách xa nhau, trải qua những biến động khác nhau, nên nhận thức và vận dụng có thể khác nhau ở bước đi, nội dung và biện pháp cụ thể khi tiến hành ở nước ta. Chiến lược vận dụng chính sách kinh tế mới vào nước ta tập trung ở những điểm sau :
Trước hết đó là việc vận dụng tư duy lí luận- chính trị vào hoạt động thực tiễn
Trong thực trạng kinh tế nước ta để vận dụng tốt tư duy lí luận – chính trị vào thực tiễn thì yêu cầu đầu tiên là phải đánh giá đúng tình hình thực trạng kinh tế xã hội. Đồng thời trong hoạt động thực tiễn, ngoài phương pháp phân tích mâu thuẫn, còn phải vận dụng phương pháp xem xét hệ thống, từ đó có những biện pháp đồng bộ có trọng điểm như một cơ chế, trong đó mắt xích đặc biệt cần nắm chắc để chuyển biến tình hình theo hướng tích cực. Chính Lênin đã sử dụng phương pháp trên để chỉ ra thương nghiệp là mắt xích quan trọng nhất cần đem toàn lực ra để nắm lấy.
Ngoài ra phải vận dụng quan hệ hàng hóa tiền tệ vào đổi mới cơ chế quản lí kinh tế ở nước ta.
Quá trình đổi mới cơ chế quản lí kinh tế ngày càng đòi hỏi nhận thức và vận dụng có kết quả qui luật giá trị các quan hệ hàng tiền. Đây là một vấn đề có ý nghĩa lí luận và thực tiễn quan trọng trong quá trình đổi mới ở nước ta.
Chương II : Sự vận dụng lí thuyết kinh tế thị trường của chủ nghĩa Mác- Lênin đối với nước ta từ khi đổi mới đến nay.
Đặc điểm kinh tế - xã hội ở Việt Nam trước đổi mới.
Sau khi chiến tranh kết thúc, đất nước ta bước vào thời kì qúa độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn này cả nước ta đã phải chịu đựng những đảo lộn kinh tế và xã hội với qui mô lớn, lâu dài, với những diễn biến trong tình hình thế giới có mặt không thuận lợi. Đây chính là thời kì mà mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp bộc lộ một cách toàn diện mặt tiêu cực của nó mà hậu quả tập trung là cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội sâu sắc vào cuối những năm 70 đầu những năm 80.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh giá tình hình đất nước ta từ năm 1976 đến năm 1980 là thời kì kinh tế nền kinh tế ở trạng thái trì trệ. Trên mặt trận kinh tế, đất nước ta đứng trước nhiều vấn đề gay gắt. Kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế 5 năm (1976-1980) chưa thu hẹp được những mất cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế quốc dân. Sản xuất chậm phát triển trong khi dân số tăng nhanh. Thu nhập của quốc dân chưa bảo đảm được tiêu dùng xã hội, một phần tiêu dùng xã hội phải dựa vào vay và viện trị, nền kinh tế chưa tạo được tích lũy. Lương thực, vải mặc và các hàng tiêu dùng thiết yếu đều thiếu. Tình hình cung ứng vật tư, tình hình giao thông vận tải rất căng thẳng. Nhiều xí nghiệp sử dụng công suất ở mức thấp. Chênh lệch lớn giữa thu và chi tài chính, giữa hàng và tiền, giữa xuất khẩu và nhập khẩu.Thị trường và vật giá không ổn định. Số người lao động chưa sử dụng còn đông. Đời sống nhân dân lao động còn gặp nhiều khó khăn.
Tình hình trì trệ ấy có nguyên nhân khách quan như nền kinh tế đang gánh chịu những hậu quả nặng nề của chiến tranh lâu dài, phải đối phó với hai cuộc chiến tranh biên giới để bảo vệ Tổ quốc, viện trợ từ bên ngoài giảm so thời kì chiến tranh. Nhưng nguyên nhân chủ yếu làm trầm trọng thêm tình hình khó khăn về kinh tế và xã hội vẫn là mô hình kinh tế không phù hợp với qui luật kinh tế khách quan. Mô hình kinh tế đó đã phát triển ở mức cao và được áp dụng trong phạm vi cả nước cho nên hậu quả càng nặng nề trên qui mô lớn.
Từ thực tế và phong trào quần chúng đặt ra một cách nghiêm túc về những vấn đề lí luận buộc chúng ta phải xem xét, lí giải tìm động lực cho sự phát triển . Nhìn thẳng vào sự thực Đảng ta đã sớm có chuyển biến, bắt đầu uốn nắn những lệch lạc trong phong trào hợp tác hoá, công nghiệp hóa đến việc thay đổi thể chế chính sách. Nghị quyết Trương ương lần thứ sáu (khoá IV) được đánh dấu như một cái mốc trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lí kinh tế : Cho sản xuất bung ra : thừa nhận quan hệ hàng hóa tiền tệ ; cho tự do lưu thông . Chi thỉ 100 của Ban Bí thư cho phép khoán sản phẩm trong nông nghiệp ; Quyết định 25CP của Chính Phủ cho phép thực hiện kế hoạch ba phần trong các xí nghiệp công nghiệp. Vấn đề giá cả, cốt lõi của cơ chế cũ được coi là đột phá khẩu đầu tiên triên khai mạnh mẽ những thử nghiệm về giá cả 1981, tổng điều chỉnh giá lương tiền 1985, bỏ phân phối theo định lượng, bù giá vào lương ở các tỉnh phía Nam..là những khám phá từ thực tế. Tuy nhiên những ý tưởng mới hình thành chỉ có tính chất tìm kiếm thích nghi, điều chỉnh cục bộ, chưa trở thành những quan điểm có hệ thống của Đảng.
Điều đáng ghi nhận nhất ở thời kì này là tư duy mới từng bước được hình thành và phát triển, biểu hiện chủ yếu ở Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu của ban Chấp hành Trung ương khóa IV, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa V và cuối cùng là Nghị quyết Bộ Chính trị khóa V về các quan điểm kinh tế . Đến đây quan niệm cốt lõi của mô hình kinh tế mới về cơ bản đã hình thành. Sự phát triển tiên tiến này đã dẫn đến bước nhảy vọt trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI về mô hình kinh tế mới, và đường lối đó đã đi vào cuộc sống nhanh chóng vì đó là một đường lối đúng, được chuẩn bị trước không chỉ về mặt nhận thức, lí luân mà cả về mặt tổ chức thực hiện.
II- Sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam từ đổi mới đến nay
1- Sự cần thiết khách quan phải phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Trong thời kì quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa là một tất yếu khách quan. Bởi vì trong nền kinh tế nước ta lực lượng sản xuất xã hội còn rất thấp, đang tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau, sự phân công lao động xã hội gắn với sự tồn tại nhiều chủ sở hữu khác nhau như các chủ thể kinh tế độc lập. Trong điều kiện đó, việc trao đổi sản phẩm giữa các chủ thể kinh tế với nhau không thể thực hiện theo nguyên tắc nào khác là nguyên tắc trao đổi ngang giá, tức là thực hiện sự trao đổi hàng hóa thông qua thị trường, sản phẩm phải trở thành hàng hóa
ở nước ta, trong thời kì quá độ muốn phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất thì phải xã hội hóa và chuyên môn hóa lao động. Quá trình ấy chỉ có thể diễn ra một cách thuận lợi trong một nền kinh tế hàng hóa. Sản xuất càng xã hội hóa, chuyên môn hóa thì càng đòi hỏi phát triển sự hiệp tác và trao đổi hoạt động trong xã hội, càng phải thông qua sự trao đổi hàng hóa giữa các đơn vị để đảm bảo những nhu cầu thiết yếu của các loại hoạt động sản xuất khác nhau.
Chỉ có đẩy mạnh sản xuất hàng hóa mới làm cho nền kinh tế nước ta phát triển năng động. Kinh tế tự nhiên, do bản chất của nó, chỉ duy trì tái sản xuất giản đơn. Trong cơ chế kinh tế cũ, vì coi thường qui luật giá trị nên các cơ sở kinh tế cũng thiếu sức sống và động lực sản xuất. Sử dụng sản xuất hàng hóa là sử dụng qui luật giá trị, qui luật này buộc mỗi người sản xuất phải chịu trách nhiệm vầ hàng hóa do mình làm ra. Chính vì thế nên kinh tế trở nên sống động. Mỗi người sản xuất đều chịu sức ép buộc phải quan tâm tới sự tiêu thụ trên thị trường, sao cho sản phẩm của mình được xã hội thừa nhận và cũng từ đó họ mới có thu nhập.
Phát triển sản xuất hàng hóa có thể đào tạo ngày càng nhiều cán bộ quản lí có trình độ cao, vì để thu được nhiều lợi nhuận họ cần phải vận dụng nhiều biện pháp để quản lí kinh tế, thúc đẩy tiến bộ kĩ thuật, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế. Qua cuộc cạnh tranh trên thị trường, những nhân tài quản lí kinh tế và lao động thành thạo xuất hiện ngày càng nhiều và đó là một dấu hiệu quan trọng của tiến bộ kinh tế.
Như vậy, phát triển sản xuất hàng hóa đối với nước ta là một tất yếu kinh tế, một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu thành nền kinh tế hiện đại hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế. Đó là con đường đúng đắn để phát triển lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng của đất nước để thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kinh tế hàng hóa không đối lập với các nhiệm vụ kinh tế – xã hội của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội mà trái lại thúc đẩy các nhiệm vụ đó phát triển mạnh mẽ hơn.
Thực tiễn những năm đổi mới chỉ ra rằng, việc chuyển sang mô hình kinh tế hàng hóa là hoàn toàn đúng đắn. Nhờ mô hình kinh tế đó, chúng ta đã bước đầu khai thác được tiềm năng trong nước đi đôi với thu hút vốn và kỹ thuật nước ngoài, giải phóng được năng lực sản xuất trong xã hội, phát triển lực lượng sản xuất, góp phần quyết định bảo đảm nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm trong những năm 1991- 1995 là 8,3% vượt mức đề ra (5,5-6%).
2- Bản chất, đặc điểm của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Đặc điểm nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Chuyển nền kinh tế từ hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung- hành chính- quan liêu – bao cấp sang phát triển kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là nội dung, bản chất và đặc điểm khái quát nhất đối với nền kinh tế nước ta trong hiện tại và tương lai. Đặc biệt cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, được Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VII cũng đã nêu lên những đặc trưng cơ bản nhất của xã hội chủ nghĩa và những quan điểm phương hướng tổng quát về phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nền kinh tế thị trường hiện nay của nước ta có những đặc điểm chủ yếu sau
Thứ nhất, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nước ta sẽ xây dựng sẽ là nền kinh tế thị trường hiện đại với tính chất xã hội hiện đại (xã hội xã hội chủ nghĩa). Mặc dù nền kinh tế nước ta đang nằm trong tình trạng lạc hậu và kém phát triển nhưng khi chúng ta chuyển sang kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường, thì thế giới đã chuyển sang giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại (do những khiếm khuyết của kinh tế thị trường tự do). Bởi vậy chúng ta không thể và không nhất thiết phải trải qua quá độ kinh tế hàng hóa giản đơn và giai đoạn kinh tế thị trường tự do mà đi thẳng vào giai đoạn phát triển kinh tế hiện đại . Đây là nội dung và yêu cầu của sự phát triển rút ngắn. Mặt khác, thế giới vẫn đang nằm trong giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, cho nên sự phát triển kinh tế xã hội nước ta phải theo định hướng xã hội là cần thiết khách quan và cũng là nôi dung, yêu cầu của sự phát triển rút ngắn. Sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” vừa là mục tiêu, vừa là nội dung, nhiệm vụ của việc phát triển kinh tế thị trường. Đảng và nhà nước khuyến khích mọi người làm giàu một cách hợp pháp. Dân có giàu thì nước mới mạnh, nhưng dân giàu thì phải làm cho nước mạnh bảo đảm độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia.
Thứ hai, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong một số lĩnh vực, một số khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nền kinh tế hàng hóa, nền kinh tế thị trường phải là một nền kinh tế đa thành phần. Cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều thành phần đó là do nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Đại hội Đảng VII đã khẳng định các thành phần kinh tế đang tồn tại khách quan tương ứng với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất trong giai đoạn lịch sử hiện nay, đó là : quốc doanh, tập thể, cá thể. tư nhân tư bản chủ nghĩa và tư bản nhà nước. Nền kinh tế nhiều thành phần trong sự vận động của cơ chế thị trường ở nước ta là nguồn lực tổng hợp to lớn để đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng thấp kém, đưa nền kinh tế phát triển kể cả trong điều kiện ngân sách nhà nước hạn hẹp. Thế nhưng nền kinh tế thị trường mà chúng ta sẽ xây dựng là một nền kinh tế hiện đại, cho nên cần có sự tham gia bởi “bàn tay vô hình”của nhà nước trong việc điều tiết quản lí nền kinh tế đó. Đồng thời chính nó sẽ bảo đảm sự định hướng phát triển của nền kinh tế thị trường. Sự quản lí, điều tiết, định hướng phát triển nền kinh tế thị trường của nhà nước là thông qua các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô và vai trò chủ đạo các kinh tế nhà nước. Kinh tế nhà nước phải nắm giữ vai trò chủ đạo ở một số lĩnh vực then chốt có ý nghĩa là “đài chỉ huy”, là “mạch máu” của nền kinh tế. Cùng với việc nhấn mạnh vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, cần coi trọng vai trò của kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp đặt chúng trong mối quan hệ gắn bó, hữu cơ, thống nhất, không tách rời , biệt lập.
Thứ ba, do tính chất toàn cầu hóa hiện nay nên nền kinh tế nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. Quá trình của phát triển kinh tế thị trường đi liền với xã hội hóa nền sản xuất xã hội. Tiến trình xã hội hóa trên cơ sở của phát triển kinh tế thị trường là không có biên giới quốc gia về phương diện kinh tế. Một trong những đặc điểm của kinh tế thị trường hiện đại là việc mở rộng giao lưu với kinh tế nước ngoài. Xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế với những khu vực hóa và toàn cầu hóa đang ngày càng phát triển và trở thành xu thế tất yếu trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay. Tất cả các nước trên thế giới, dù muốn hay không muốn , ít nhiều đều bị lôi cuốn vào các quan hệ kinh tế quốc tế. Tranh thủ thuận lợi và cơ hội , tránh nguy cơ tụt hậu xa hưon và vượt qua thách thức là yêu cầu nhất thiết phải thực hiện. Để phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại, Việt Nam không thể đóng cửa, khép kín nền kinh tế trong trạng thái tự cung tự cấp, mà phải mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Sự mở cửa hội nhập được thực hiện trên ba nội dung chính là : thương mại, đầu tư và chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên sự mở cửa hội nhập không có nghĩa là hòa tan, đánh mất mình, mà phải trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, giữ vững độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ.
Thứ tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời với việc đảm bảo công bằng xã hội cũng là một nội dung rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Phát triển công bằng và phát triển bền vững là thuật ngữ phổ biến và là xu thế thời đại hiện nạy. Phát triển trong công bằng được hiểu là những chính sách phát triển đảm bảo sự công bằng xã hội, là tạo cho mọi tầng lớp nhân dân đều có cơ hội tham gia vào quá trình phát triển và được hưởng những thành quả tương xứng với sức lực, khả năng và trí tuệ của họ bỏ ra, là giảm khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư và các vùng. Khác với nhiều nước, chúng ta phát triển kinh tế thị trường nhưng chủ trương đảm bảo công bằng xã hội , thực hiện sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong tất cả các giai đoạn của sự phát triển kinh tế ở nước ta. Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh rằng, sự đảm bảo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hoàn toàn xa lạ và khác hẳn về chất của chủ nghĩa bình quân, cào bằng thu nhập và “chia đều sự nghèo đói” cho mọi người. Mức độ đảm bảo sự công bằng xã hội phụ thuộc rất lớnvào sự phát triển, khả năng và sức mạnh kinh tế với quốc gia. Vì vậy nến quá nhấn mạnh đến sự công bằng xã hội trong điều kiện nền kinh tế còn kém phát triển ngân sách còn eo hẹp, thì chắc chắn sẽ làm triệt tiêu động lực phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Thứ năm, nền kinh tế thị trường nước ta là nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa , kế hoạch và thị trường đều được xem là những công cụ kinh tế khách quan mặc dù chúng là hai cơ chế hoạt động theo những nguyên tắc khác nhau. Trong mối quan hệ này, thị trường được coi vừa là căn cứ , vừa là đối tượng của kế hoạch và phát triển theo sự điều tiết và định hướng của kế hoạch vĩ mô. Sự kết hợp kế hoạch với thị trường trong phạm vi vĩ mô và vi mô có những điểm khác biệt nhất định. Cần nhận thức rõ mối quan hệ này, nếu không sẽ phạm sai lầm hoặc tả khuynh - kế hoạch hoá tràn lan, dùng biện pháp kế hoạch hóa pháp lệnh là chính...; hoặc hữu khuynh- xem nhẹ kế hoạch hóa, để thị trường quyết định tất cả, hoàn toàn tự phát, kể cả đối với các lĩnh vực như văn hóa, giáo dục... Để thả nổi tất cả cho thị trường, không có sự quản lí của nhà nước xã hội chủ nghĩa là chệch hướng, nền kinh tế không thể đi vào quỹ đạo chiến lược và kế hoạch phát triển lên chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó, hiện nay nước ta đã không ngừng tăng cường sự đào tạo và đào tạo lại đội ngũ những người làm công tác kế hoạch hóa ngang tầm với yêu cầu mới.
So sánh nền kinh tế thị trường ở nước ta với nền kinh tế thị trường ở các nước tư bản chủ nghĩa.
Đất nước ta từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì đã có nhiều tư tưởng phê phán chủ trương trên vì cho đó là chuyển sang con đường tư bản chủ nghĩa với tấm áo khoác “xã hội chủ nghĩa”. Có người nói, kinh tế thị trường bản thân nó là chủ nghĩa tư bản- vì thế nói kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chẳng khác gì đem “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Lại có tư tưởng cho rằng, kinh tế thị trường là kinh tế hoạt động theo các qui luật của thị trường, thị trường là tất cả, do đó đã là kinh tế thị trường thì dù dưới chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư bản thì cũng không có gì khác nhau.
Thực tiễn đã cho thấy rằng, cả ba quan niệm trên đều không đầy đủ, không đúng hoặc không toàn diện. Bởi vì, chúng ta phát triển kinh tế thị trường nhưng nền kinh tế thị trường ở nước ta có những sự khác biệt về chất so với kinh tế thị trường ở các nước tư bản chủ nghĩa.
Khác với bản chất với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có mục đích phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế đó được xây dựng và phát triển trong điều kiện lực lượng sản xuất còn đang ở trình độ thấp. Sử dụng kinh tế thị trường, áp dụng các hình thứuc kinh tế và phương pháp quản lí của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của người lao động, giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng lãnh đạo , quản lí nền kinh tế để phát triển đúng hướng đi lên chủ nghĩa xã hội, không để cho thị trường tự phát theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta cũng như kinh tế thị trường ở các nước tư bản chủ nghĩa, có nhiều hình thức sở hữu, có nhiều thành phần kinh tế khác nhau, nhưng trong kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa thì sở hữu tư bản tư nhân giữ vị trí thống trị, còn trong nền kinh tế thị trường của nước ta thì sở hữu công cộng tức là công hữu- bao gồm kinh tế nhà Nước kinh tế tập thể và phần của kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể trong các cơ sở kinh tế liên doanh, hỗn hợp - dần dần trở thành nền tảng, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Điều cần nói thêm là trong khi thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, chúng ta có các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là những bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta cũng như kinh tế thị trường ở các nước tư bản chủ nghĩa đều có sự quản lí của Nhà nước, nhưng hai Nhà nước khác nhau về chất. Nhà nước tư sản chủ yếu bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, trước hết là những tập đoàn tư bản lớn, còn Nhà nước chúng ta là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân, vì dân, quản lí nền kinh tế theo nguyên tắc kết hợp thị trường với kế hoạch, khắc phục những mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, của toàn thể nhân dân.
Kinh tế thị trường ở các nước tư bản chủ nghĩa phân phối chủ yếu theo tiền vốn, đến đến bất công xã hội, phân chia xã hội thành hai cực giàu nghèo đối lập, còn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của chúng ta- như đã nói trên, thực hiện phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả sản xuất là chủ yếu đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng trưởng kinh tế gắn liền với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội trong toàn bộ quá trình phát triển và ngay trong từng bước phát triển.
Những thành tựu đã đạt và những yếu kém còn tồn tại.
Thành tựu.
Bức tranh chung của nền kinh tế Việt Nam 10 năm (1976- 1985) trước đổi mới là tăng trưởng thấp (3,7%) một năm làm không đủ ăn và dựa vào viện trợ nước ngoài ngày càng lớn. Thu nhập quốc dân trong nước sản xuất chỉ đáp ứng được 80-90% thu nhập quốc dân sử dụng. Điều đáng lưu ý là tuy nợ nần chồng chất nhưng bội chi ngân sách vẫn lớn và tăng dần. Năm 1890 là 18,1% và năm 1985 là 36,6% buộc phải bù đắp bằng phát hành tiền. Cũng vào những năm đó những sai lầm trong cải cách giá, lương, tiền đã làm cho nền kinh tế rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, siêu lạm phát ở mức 774,7% vào năm 1986, kéo theo giá cả leo thang và vô phương kiểm soát.
Vậy mà sau năm 1986, với đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, các cơn sốt do hậu quả của cơ chế tập trung quan kiêu bao cấp bị xoá bỏ dần kéo theo sự ra đi của khủng hoảng và suy thoái kinh tế .
Trong 5 năm 1986- 1990 nền kinh tế đã từng bước khôi phục và phát triển GDP tăng 3,9%. Kế hoạch 5 năm 1991-1995 kinh tế ra khỏi khủng hoảng và tăng trưởng ổn định : GDP tăng 8,2%. Trong điều kiện các nước ASEAN đang rơi vào cuộc khủng hoảng tiền tệ và suy thoái kinh tế trầm trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và giảm sút, thì kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng với tốc độ khá , là một thành tựu lớn, đánh dấu sự phát triển ổn định và bền vững.
Trước đổi mới , kinh tế Việt Nam chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng chưa đến 50%GDP. Sau đổi mới với chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hóa và đa phương hóa nền kinh tế , các hoạt động công nghiệp, xây dựng và nhất là hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển nhanh hơn nôngiữa nghiệp, góp phần quan trọng chuyển dịch nền kinh tế quốc dân theo hướng tiến bộ. Bên cạnh kinh tế quốc doanh thành phần chủ đạo, kinh tế ngoài quốc doanh khởi sắc và chiếm tỉ trọng lớn trong GDP, làm cho nền kinh tế thâm sống động. Có được sự chuyển dịch đáng khích lệ này là do công nghiệp tăng trưởng nhanh với nhịp độ 137%/năm. Đã hình thành khu công nghiệp kỹ thuật cao, ngành sản xuất mới như khai thác dầu khí, điện tử cao cấp, lắp ráp ôtô, xe gắn máy, hóa dầu. Các ngành dịch vụ tăng trưởng lên 10%/năm, trong đó xuất khẩu tăng trên 20%/năm, là những khởi sắc không thể có trước đổi mới. Nông nghiệp đã vượt qua những bước thăng trầm trước năm 1988 để trở thành nền nông nghiệp hàng hóa với tỉ suất và chất lượng ngày càng cao, không chỉ lương thực, thực phẩm thỏa mãn mọi nhu cầu trong nước mà còn dư thừa với số lượng lớn để xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp chậm hơn công nghiệp và dịch vụ nên tỉ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần là điều hợp lí. Sự chuyển dịch cơ cấu như trên phản ánh sự thay đổi về chất của nền kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa và tạo ra những tiền đề vật chất cho sự phát triển và tăng trưởng ổn định của nền kinh tế .
Đầu tư nước ngoài tăng nhanh là nét nổi bật trong bức tranh kinh tế Việt Nam những năm đổi mới và mở cửa. Từ khi có luật đầu tư nước ngoài (12-1987) đến cuối năm 1997 Việt Nam đã thu hút trên 2300 dự án đầu tư với số vấn đăng kí trên 32 tỉ USD . Đầu tư nước ngoài đã bổ sung thêm đáng kể nguồn vốn cho kinh tế Việt Nam đang rất thiếu, đưa tiến bộ kỹ thuật và máy móc thiết bị mới vào sản xuất, tạo thêm hành triệu việc làm và sản xuất ra nhiều mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị cao, rõ nhất là dầu khí, xi măng, sắt thép, điện tử tăng nguồn thu nhập cho ngân sách Nhà nước trên 1 tỉ USD/năm. Đầu tư nước ngoài còn góp phần quan trọng vào tăng cường tiềm lực cho các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng từng ngành.
Quan hệ sản xuất cũng được điều chỉnh phù hợp hơn với yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng. Trong thời gian này đời sống của phần lớn nhân dân được cải thiện. Số hộ có thu nhập trung bình và số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm xuống. Mỗi năm có thêm hơn 1 triệu lao động có việc làm.Trình độ dân trí và mức hưởng tụ văn hóa của nhân dân được nâng lên. Sự nghiệp giáo dục, đào tạo chăm lo sức khỏe, các hoạt động văn hóa nghệ thuật , thể dục thể thao, thông tin đại chúng, công tác kế hoạch hóa gia đình và nhiều hoạt động xã hội khác có những mặt phát triển và tiến bộ.
Những thành tựu này đã một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới kinh tế Việt Nam , bắt đầu từ năm 1986.
Yếu kém
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được rất to lớn nói trên, hiện nay nước ta cũng đang tồn rất nhiều khó khăn và thách thức lớn.
Đất nước ta hiện đang còn nghèo và kém phát triển. Chúng ta lại chưa thực hiện tốt cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, dồn vốn cho đầu tư và phát triển.Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế hiện tại chưa nói đến tương lai. Thách thức này thể hiện rõ nhất ở hệ thống giao thông, sân bay, bến cảng, thông tin liên lạc, điện. Trong số đường bộ gần 200 nghìn km chỉ có 8,5% đường rải nhựa. Đường sắt có 3259,5km nhưng 80% là đường khổ hẹp , chất lượng thấp. Cảng biển, sân bay vừa thiếu về số lượng vừa kém về chất lượng. Các dịch vụ về bưu điện đã tăng tốc những năm qua, nhưng kết quả đạt được vẫn còn rất khiêm tốn. Trong khi nhu cầu vốn đầu tư phát triển rất lớn và cấp bách, một số cơ quan Nhà nước, Đảng, đoàn thể, tổ chức kinh tế, một số bộ phận cán bộ và nhân dânlại tiêu xài lãng phí, qua mức mình làm ra, chưa tiết kiệm để dồn vốn cho đầu tư phát triển. Nhà nước còn thiếu chính sách để huy động hiệu quả nguồn vốn trong dân. Năm 1995, đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn trong nước ( kể cả nguồn vốn khấu hao cơ bản ) chỉ chiếm 16,7% GDP trong đó vốn ngân sách chỉ chiếm 4,2% GDP, còn rất thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế. Sử dụng nguồn lực còn phân tán, kém hiệu quả, chưa kiên quyết tập trung cho các chương trình dự án kinh tế- xã hội cấp thiết.
Quá trình đổi mới và hoàn thiện quan hệ sản xuất còn diễn ra chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất trong các ngành sản xuất và các hoạt động dịch vụ. Trong các doanh nghiệp Nhà nước, quá trình cổ phần hóa diễn ra rất chậm so với yêu cầu. Nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ kéo dài nhưng chưa được sắp xếp lại. Vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước trong một số ngành còn mờ nhạt. Trong thương mại, tỉ trọng kinh tế tập thể đã nhỏ bé, lại có xu hướng giảm dần. Tỉ trọng của khu vực này chiếm trong tổng mức bán lẻ xã hội băm 1998 chỉ còn 0,7% so với năm 1996 là 0,9%. Kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân tuy có xu hướng phát triển nhanh trong các ngành và các lĩnh vực nhưng công bằng mà nói thành phần kinh tế này vẫn chưa thực sự được nhìn nhận và đánh giá đúng mức. Các cơ chế chính sách chưa đủ tầm khuyến khích mạnh mẽ thành phần kinh tế này phát triển mạnh mẽ.
Mô hình khu công ngiệp, khu chế xuất, tuy có nhiều ưu điểm nhưng sự phát triển mô hình này ở Việt Nam trong những năm qua đã xuất hiện nhiều yếu tố hạn chế. Trước hết đó là xu hướng phát triển tràn lan chạy theo số lượng mà chưa tính đến hiệu quả. Đến cuối năm 1998 cả nước có 59 khu công nghiệp, khu chế xuất với tổng diện tích 9000 ha, nhưng mới chỉ lấp đầy 23%, phần còn lại vẫn đang chờ các chủ đầu tư. Đó là sự lãng phí rất lớn đất đai, hệ thống cơ sở hạ tầng mới xuất hiện. Trong khi nước ta còn nghèo thì việc dùng hàng trăm triệu USD để xây dựng kết cấu hạ tầng của các khoa học công nghiệp để mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhưng diện tích cho thuê được quá ít so với dự kiến và qui hoạch thực sự là một lãng phí lớn.
Mặt khác, để phát triển và tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, ổn định và bềm vững cùng với vốn cần phải có khoa học và kỹ thuật mới áp dụng vào các ngành sản xuất và dịch vụ. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, công nghiệp hóa và hiện đại hóa từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và lao động thủ công, kỹ thuật lạc hậu thì yêu cầu vận dụng những tiến bộ và công nghệ tiên tiến của thế giới càng trở nên cấp bách và là điều kiện tiên quyết để phát triển sản xuất cả về bề rộng và chiều sâu. Điều đáng tiếc là yêu cầu này trong những năm vừa qua chưa được đáp ứng đầy đủ.
Ngoài ra, công tác quản lí của Nhà nước về kinh tế, xã hội còn yếu, hệ thống chính trị còn nhiều nhược điểm. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách chưa đồng bộ và nhất quán, thực hiện chưa nghiêm. Công tác tài chính, ngân hàng, giá cả kế hoạch hóa, quản lí đất đai... còn nhiều hạn chế. Quản lí xuất nhập khẩu có nhiều sơ hở tiêu cực, một số trường hợp gây tác động xấu đối với sản xuất. Quản lí Nhà nước đối với các hoạt động khoa học và công nghệ, bảo vệ tài nguyên và môi trường, sinh thái, giáo dục đào tạo, thông tin..chưa tốt. Năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lí, điều hành của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể chính trị, xã hội chưa nâng lên với đòi hỏi của tình hình. Công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, trẻ hóa cán bộ còn lúng túng chậm trễ. Năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ.
Những giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế thị trường ở nước ta
Để phát huy những thành tựu đã đạt và khai thác có hiệu quả lợi thế, tiềm năng và cơ hội mới, khắc phục và hạn chế những khó khăn, mâu thuẫn và yếu kém đưa đất nước bước vào thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong những năm tới cần phải tập trung vào những giải pháp có tính chiến lược sau:
Thứ nhất, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần. Việc thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế trong thời kì quá độ là một trong những điều kiện cơ sở để thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển , nhờ đó mà sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế. Cùng với việc đổi mới, củng cố kinh tế Nhà nước và kinh tế hợp tác, việc thừa nhận và khuyến khích các thành phần kinh tế cá thể, tư nhân phát triển là nhận thức quan trọng về xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kì quá độ. Theo hướng đó mà kinh tế tập thể, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thểvà các hình thức kinh tế hỗn hợp khác đều được khuyến khích phát triển theo định hướng tiến lên xã hội chủ nghĩa. Tất cả các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, tuy vị trí qui mô, tỉ trọng, trình độ có khác nhau.
Thứ hai, mở rộng phân công lao động, phát triển nền kinh tế vùng, lãnh thổ, tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường. Phân công lao động là cơ sở của việc trao đổi sản phẩm. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa, cần phải mở rộng phân công lao động xã hội, phân bố lại lao động và dân cư trong phạm vi cả nước cũng như từng địa phương, từng vùng theo hướng chuyên môn hóa, hợp tác hóa nhằm khai thác mọi nguồn nhân lực, phát triển nhiều ngành nghề, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có và tạo việc làm cho người lao động. Cùng với mở rộng phân công lao động trong cả nước , cần phải mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài nhằm gắn phân công lao động trong nước với phân công lao động quốc tế, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới. Nhờ đó mà thị trường trong nước tùng bước được mở rộng, tiềm năng về lao động tài nguyên cơ sở vật chất hiện có được khai thác có hiệu quả. Thị trường được khai thác trên mọi miền đất nước, gắn liền với thị trường thế giới.
Để khai thác có hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động, công nghệ tài nguyên, thực hiện mở rộng phân công lao động xã hội, cần phải từng bước hình thành đồng bộ các loại thị trường tiền tệ, vốn, sức lao động, chất xám, thông tin, tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng... Điều này sẽ đảm bảo cho việc phân bố và sử dụng các yếu tố đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất phù hợp với nhu cầuc sự phát triển kinh tế hàng hóa.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong kinh tế hàng hóa, các doanh nghiệp chỉ có thể đứng vững trong cạnh tranh nếu thường xuyên đổi mới công nghệ để hạ chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. Muốn vậy phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu mới của cuộc cách mạng công nghệ vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. So với thế giới, trình độ sản xuất của ta còn thấp kém, không đồng bộ : do đó khả năng cạnh tranh hàng hóa của nước ta so với hàng hóa của nước ngoài trên thị trường nội địa và thế giới còn thấp kém. Bởi vậy, để phát triển kinh tế hàng hóa, chúng ta phải đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở và dịch vụ hiện đại, đồng bộ cũng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế hàng hóa. Hệ thống đó ở nước ta đã quá lạc hậu, không đồng bộ mất cân đối nghiêm trọng nên đã cản trở nhiều đến quyết tâm của các nhà đàu tư cả ở trong nước và ngoài nước, cản trở phát triển kinh tế hàng hóa ở mọi miền đất nước. Vì thế, cần gấp rút xây dựng và củng cố các yếu tố của hệ thấng kết cấu đó. Trước mắt, Nhà nước cần tạp trung ưu tiên xây dựng, nâng cấp một số yếu tố thiết yếu nhất như đường sá cầu cống, bến cảng, sân bay, hệ thống thông tin liên lạc, ngân hàng dịch vụ bảo hiểm...
Thứ tư, giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống pháp luật, triệt để xoá bỏ cơ chế quản lí hành chính bao cấp, đổi mới các chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả. Sự ổn định chính trị bao giờ cũng là nhân tố quan trọng để phát triển. Nó là điều kiện để các nhà sản xuất kinh doanh trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư. Giữ vững ổn định chính trị ở nước ta hiện nay là giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tăng cường hiệu quả và hiệu lực quản lí của Nhà nước, phát huy đầy đủ vai trò làm chủ của nhân dân.
Hệ thống pháp luật đồng bộ là công cụ rất quan trọng để quản lí nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Nó tạo nên hành lang pháp lí cho tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với hệ thống pháp luật động bộ và pháp chế nghiêm ngặt, các doanh nghiệp chỉ có thể làm giàu trên cơ sở tuân thủ pháp luật.
Thứ năm, thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại có lợi cho phát triển kinh tế hàng hóa. Nhiệm vụ đối ngoại trong thời gian tới là củng cố môi trường hoà bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng Tổ quốc. Phải tiếp tục mở rộng đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới. Hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, gải quyết các vấn đề tồn tại và tranh chấp bằng thương lượng.
Bên cạnh đó phải ra sức tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong tổ chức ASEAN, coi trọng quan hệ với các nước phát triển và các trung tâm kinh tế – chính trị trên thế giới đồng thời tăng cương hoạt động ở Liên hợp quốc, các tổ chức tài chính, tiền tệ, tổ chức thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác.
Những giải pháp nói trên tác động qua lại lẫn nhau sẽ tạo nên sức mạnh thúc đẩy nền kinh tế thị trường nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Kết luận
Thực tế trong nhiều năm qua ở nước ta đã chứng tỏ quá trình chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là quá trình đổi mới tất yếu, tiến bộ, nhưng cũng là quá trình phức tạp lâu dài. Đó là quá trình cách mạng khởi đầu bằng ý nguyện của quần chúng, được Đảng nắm bắt, tổng kết, định hướng bằng cơ chế chính sách, là sự dũng cảm nhìn thẳng vào những sai lầm, khuyết điểm, từ mô hình cũ với những quan điểm đơn giản, từ đó quyết tâm đổi mới, coi đổi mới là vấn đề sống còn của dân tộc, chấp nhận kinh tế thị trường bằng lí trí tình cảm, bằng sự tìm tòi thể nghiệm từ cuộc sống mà cách đây vài chục năm trong tư duy kinh tế còn là cuộc đấu tranh gay gắt.
Những chuyển đổi đó thực sự tạo ra bước ngoặc trong kinh tế. Chỉ trong thời gian ngắn, đất nước đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Từ nền kinh tế tự cung, tự cấp, làm không đủ ăn (trước năm 1986) thì đến nay, qua nhiều năm phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường thế giới, nền kinh tế Việt Nam bước đầu đã có tích luỹ. Sản phẩm hàng hóa đến nay đã có mặt trên thị trường 120 nước và vùng lãnh thổ với số lượng và chất lượng ngày càng cao. Bộ mặt đất nước đổi mới theo hướng văn minh và hiện đại, đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện cả ở thành thị và nông thôn, xã hội ổ định.
Tuy nhiên, như đã phân tích ở phần trên, kinh tế thị trường không phải là một mô hình kinh tế hoàn hảo mà cũng có những mặt tiêu cực nhất định mâu thuẫn với bản chất của xã hội chủ nghĩa. Đó là xu thế phân hóa giàu nghèo quá mức, là tâm lí sùng bái đồng tiền, vì đồng tiền mà chà đạp lên đạo đức nhân phẩm... Chính vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp hữu hiệu để hạn chế những khuyết tật và phát huy hết những ưu điểm của kinh tế thị trường để cho sự phát triển của Việt Nam trong hiện tại và tương lai phải là sự phát triển vì sự giàu có, phồn vinh và hạnh phúc của nhân dân lao động, vì sự hùng mạnh và giàu có của cả xã hội, của toàn dân tộc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28877.doc