Xét theo khía cạnh “ đầu vào “ , “đầu ra” của quá trình sản xuất , có thể quy thành hai loại thị trường : thị trường các yếu tố sản xuất , thị trường hàng tiêu dùng và dịch vụ .
Thị trường các yếu tố sản xuất bao gồm thị trường tư liệu sản xuất , thị trường vốn và thị trường sức lao động . Có các loại thị trường này mới có các yếu tố sản xuất ( các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất ) mới có hàng hoá , thị trưòng đầu ra . Tuy vậy sự phát triển về số lượng , chất lượng , tính đa dạng của thị trường đầu ra cũng có tác động trở lại với thị trường đầu vào , nó có thể thúc đẩy ( hoặc kìm hãm ) tính tích cực của thị trường đầu vào .
Hiện nay nước ta về cơ bản , các yếu tố sản xuất và vật phẩm tiêu dùng đã là hàng hoá . Tuy nhiên còn một số chưa thực sự trở thành hàng hoá như đất đai , nhà ở . Đất đai ở nước ta thuộc quyền sở hữu nhà nước , còn quyền sử dụng , quyền chuyển nhượng , kế thừa thuộc về người lao động . Việc chuyển nhượng đất đai từ nơi này sang nơi khác thực chất là bán quyền sử dụng đất . Chính vì vậy , nhà nước cần phải xác định giá cả ruộng đất trên cơ sở địa tô có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cả người sở hữu và người sử dụng . Đối với người chủ sở hữu ruộng đất có hiệu quả , tiết kiệm .
44 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Lý luận của chủ nghĩa Mac -Lênin về kinh tế thị trường và sự vận dụng nó ở nước ta để xây dựng kinh tế thị trường XHCN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tả hay hữu khuynh đối với các thành phần kinh tế nào đó lại là chuyện khác . Không vì những thiếu sót xuất hiện do sự định kiến hay mặc cảm của quá khứ đối với mỗi một thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay .
Song , để tránh nhưng định kiến và mặc cảm sâu sắc trong xã hội gây bất lợi về tâm lý chính trị , không có lợi về sách lược , có thể không dùng thành phần kinh tế mà dùng loại hình kinh tế . Có thể nói ở nước ta đang có nhiều loại hình kinh tế . Về đạI thể chúng bao gồm :
Một là kinh tế nhà nước . Nó có thể tồn tại dưới hình thực 10%là sở hữu nhà nước , nó cũng có thể tồn tại trong nhiều hình thức sở hữu khác . Thứ hai kinh - tế tập thể . Đó là loại sở hữu chung của một số người lao động. Nó trước hết biểu hiện sự tồn tại của mình ở phần không chia trong nền kinh tế .
Thứ ba kinh tế cá thể . Kinh tế hộ vừa thuộc kinh tế cá thể ( có quyền sở hữu trong phân chia vốn không chia ) . Tính quá độ của kinh tế cá thể theo định hướng xã hội chủ nghĩa là như vậy.
Thứ tư kinh tế tư nhân ( bao gồm kinh tế tư nhân và tiểu chủ ...).
Thứ năm kinh tế tư bản nhà nước . Đó là sự liên doanh , liên kết của nhà nước với cả tư nhân trong và tư bản ngoài nước để sản xuất , kinh doanh .
------------------------------
(1). C. Mac- Ph. ăngen: Toàn tập , nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội ,1994,tr20, 186-187.
(2). C.Mac- ph. Ăng -ghen :Sdd , toàn tập, t20,tr388.
Phần 2:Việt nam với quá trình vận dụng và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường .
1.Sự cần thiết phải phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam:
ảnh hưởng của mô hình kinh tế chỉ huy với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp :
Do nhận thức chủ quan duy ý trí về nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa cho nên trong nhiều thập kỷ vừa qua ở nước ta đã tồn tại mô hình kinh tế chỉ huy với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Thực tiễn hoạt động kinh tế đã chứng minh mô hình này có nhiều nhược điểm . Nó gần như đối lập với kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường .
Hai cơ chế cũ và mới ( cơ chế tập trung quan liêu bao cấp được gọi là cơ chế cũ , còn cơ chế thị trường được gọi là cơ chế mới ) có nhiều điểm khác nhau , trong đó điểm căn bản khác nhau là ở chỗ :cơ chế cũ hình thành trên cơ sở thu hẹp hoặc gần như xoá bỏ quan hệ hàng hoá tiền tệ , làm cho nền kinh tế bị hiện vất hoá . Cơ chế mới được mở rộng quan hệ hàng hoá tiền tệ . ở cơ chế cũ , đó là cơ chế lệnh kế hoạch , kèm theo lệnh giá cả , tài chính tiền tế theo quy tắc cấp phát , giao nộp nhằm thực hiện kế hoạch . ở cơ chế mới là cơ chế kế hoạch kinh doanh , giá cả kinh doanh , tài chính kinh doanh , tín dụng kinh doanh phục vụ nhu cầu buôn bán của các chủ thể sản xuất theo nguyên tác hạch toán kinh tế . Như vậy , trong cơ chế các phạm trù giá cả , tài chính , lưu thông tiền tệ là những phạm trù vốn có được sử dụng nhưng chỉ là hình thức .
Về quan hệ kinh tế , cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thể hiện quan hệ giao nộp thu mua cấp phát . Sản xuất và kinh doanh được tiến hành gần như khu vực hành chính sự nghiệp hay hậu cần quan đội . Hởu quả của cơ chế hành chính quan liêu bao cấp hết sức nặng nề . Điều này được thể hiện: Một là làm mất sức mạnh của tổ chức thống nhất theo kế hoạch trước hết đối với kinh tế nhà nước . Sự chỉ huy tập trung và theo nhiều mối đã gây ra sự gò bó , vướng mắc . Từ đó cơ chế tập trung chở thành bất lực và buong lỏng cho thực tế tự phát . Hai là ,
làm suy yếu , triệt tiêu động lực kinh tế , thậm chí gây tác động như khuyến khích sự ỉ lại , dựa dẫm lười biếng gây thiệt hại cho những người tích cực , tạo môi trường cho lãng phí , gây thất thoát cho tài sản quốc gia . Ba là mục tiêu ổn định , cải thiện đời sống phát triển sản xuất . Trong điều kiện tồn tại cơ chế giao nộp và cấp phát , dù có nói nhiều đến bao nhiêu về quy luật giá trị thì cũng chỉ là hình thức .
Việc mở rộng sản xuất và lưu thông hàng hoá là một tất yếu lịch sử , cho nên sự hạn chế quan hệ hàng hoá tiền tệ và quy luật giá trị trở thành sự cản trở tiến bộ kinh tế , kìm hãm nhân tố mới , do đó làm chủ những quá trình kinh tế khách quan mặc dù trong tay nhà nước có thực lực kinh tế to lớn . Vì vậy đạI hội lần thứ bẩy 7 của đảng đã khẳng định :”Xoá bỏ triệt để cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp , hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật , chính sách và công cụ khác . Xây dựng và phát triển đồng bộ các thị trường hàng tiêu dùng , vật tư dịch vụ tiền vốn sức lao động ... thực hiện giao lưu kinh tế thông suốt trong cả nước và với thỉ trường thế giới .
Thực trạng nền kinh tế Việt Nam khi bước sang nền kinh tế thị trường :
Xuất phát từ lợi thế và khả năng thực tế trong nước , phương hướng mở rộng kinh tế quốc tế nên tập trung vào những vấn đề cơ bản :
Nhà nước cần có tính chất bảo hộ mẫu dịch hợp lý nhằm khuyến khích các nhành kinh tế phát triển , thu hút những sản phẩm quý hiếm và sản phẩm khoa học từ bên ngoài , ngăn chặn việc nhập khẩu những hàng hoá trong nước có khả năng sane xuất .
Nhà nước cần duy trì sự ổn định về mặt chính trị kinh tế và xã hội nhằm tạo ra môi trường và hành lang cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế hoạt động , qua đó thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển .
2.Đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
Thứ nhất , nền kinh tế giữa trên cơ sơ cơ cấu đa dạng về hình thức sở hữu , trong đó sở hữu nhà nước làm chủ đạo . Do đó nền kinh tế gồm nhiều thành phần , trong đó kinh tế nhà nước giữa vai trò chủ đạo .Trong nền kinh tế thị
trường ở nước ta tồn tại ba loại hình sở hữu cơ bản :sở hữu toàn dân , sở hữu tập thể , sở hữu tư nhân . Từ ba loại sơ hữu cơ bản đó hình thành nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sản xuất kinh doanh . Do đó không chỉ không chỉ ra sức phát triển các thành phần kinh tế thuộc chế độ công hữu , mà còn phải khuyến khích phất triển các thành phần kinh tế thuộc sở hữu tư nhân để hình thành nền kinh tế thị trường rộng lớn bao gồm các đơn vị kinh tế thuộc chế độ công hữu , các đơn vị kinh tế tư doanh , các hình thức hợp tác liên doanh giữa trong và ngơài nước, các hình thức đan xen và thâm nhập vào nhau giữa các thành phần kinh tế đều có thể tham gia thị trường với tư cách chủ thể thị trường bình đẳng .
Trong cơ cấu kinh tế thị trường nhiều thành phần ở nước ta , kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo . Việc xác định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo là sự khác biệt có tính chất bản chất giữa kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường các nước khác . Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta đã quy định kinh tế nhà nước giữa vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần . Bởi lẽ mỗi một chế độ xã hội đều có cơ sơ kinh tế tương ứng với nó , kinh tế nhà nước nói đúng ra kinh tế dựa trên chế độ công hữu gồm kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác , tạo cơ sơ kinh tế cho chế độ xã hội mới - xã hội chủ nghĩa .
Việc vin vào tình trạng kém hiệu quả của kinh tế nhà nước trong thời gian vừa qua để phủ định sự cần thiết kinh tế nhà nước trong thời gian vừa qua để phủ định sự cần thiết kinh tế nhà nước phải giữa vai trò chủ đạo là sai lầm về lý luận . Vờn đề chủ yếu không phải là phủ định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước , mà là cơ cấu lại khu vực kinh tế nhà nước và đổi mới cơ bản cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước để chúng hoạt động có hiệu quả . Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một trong những giải pháp cơ bản để cơ cấu lại khu vực kinh tế nhà nước và cả thiện căn bản cơ chế quản lý doanh nghiệp . Nhà nước thông qua chế độ tham dự cổ phần để khống chế hoạt động của các doanh nghiệp theo định hướng của nhà nước .
---------------------------
(1). Văn kiện hội nghị đạI biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá 7, tr 23,24.
Thứ hai trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa , thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập :phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế , phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh ,và phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội , trong đó phân phối theo kết quả lao động giữ vai rò nòng cốt , đI đôI với chính sách điều tiết thu nhập một cách hợp lý . Chúng ta không coi bất bình đẳng xã hội như là một trật tự tụ nhiên , là điều kiện của sự tăng trưởng kinh tế , mà thực hiện mỗi bước tăng trưởng kinh tế gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân , với tiến bộ và công bằng xã hôi .
Như đã biết , mỗi chế độ xã hội có một chế độ phân phối tương ứng với nó . Chế độ phân phối do quan hệ sản xuất thông trị , trước hết là quan hệ sơ hữu quyết định. Phân phối có liên quan đến chế độ xã hội , đến chính trị . Dưới chủ nghĩa tư bản , phân phối theo nguên tắc giá trị :đối với người lao động theo giá trị sức lao động , còn đối với nhà tư bản theo giá trị tư bản . Như vậy theo thu nhập của người lao động chỉ giới hạn ở giá trị sức lao động mà thôi . Chủ nghĩa xã hội có đặc trưng riêng về sơ hữu , do đó chế độ phân phối cũng có nhưng đặc trưng riêng ; phân phối theo lao động là đặc trưng riêng cảu chue nghĩa xã hội . Thu nhập của người lao động không phải chỉ giới hạn ở giá trị sức lao động , mà nó phải vượt qua đạI lượng đó , nó phụ thuộc chủ yếu vào kết quả lao động và hiệu quả kinh tế .
Tuy nhiên,việc đo lường trực tiếp lao động là một vấn đề quá phức tạp và khó khăn, nhưng trong nền kinh tế thị trường , có thể thông qua thị trường để đánh giá kết quả lao động , sự công hiến thực tế và dựa vào đó để phân phối .
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta gồm nhiều thành phần kinh tế . Vì vậy , cần thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập . chỉ có như vậy mới khai thác đượckhả năng của cơ cấu kinh tế nhiều phần, huy động được nhiều nguồn lực của đất nước vào phát triển kinh tế .
Thứ ba là cơ chế vận hành của nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa . Điều đó có nghĩa là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta cũng vận động theo những quy luật kinh tế nội tại của nền kinh tế thị trường nói chung , thị trường có vai trò quyết định đối với việc phân phối các nguồn lực kinh tế . Sự quản lý của nhà nước nhằm hạn chế , khắc phục những thất bại của thị trường , thực hiện các mục tiêu xã hội , nhân đạo mà bản thân thị trường không thể làm được. Nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã đưa đến nhứng hậu quả quan trọng về mặt xã hội. Ngay từ năm 1848 , trong “Tuyên bố của đảng cộng sản “ Cac-mac và Phăng - angen đã chỉ ra rằng :xã hội tư bản không để lại giữa người và người có một quan hệ nào khác , ngoài mối lợi lạnh lùng và lối trả tiền ngay không tình nghĩa .Ngày nay chính một nhà nghiên cứu ohương tây Êgát Mo- ring đã đưa ra nhận xét chua chát “ trong nền kinh tế văn minh được gọi là phát triển của chúng ta tồn tại một tình trạng kém phát triển thảm hại về văn hoá , trí não đạo đức và tình người . Vì vậy nền kinh tế thị trường ở nước ta không phải là kinh tế thị trường tự do , thả nổi mà nền kinh tế có định hướng mục tiêu xã hội ----------------------------------
(1). Văn kiện hội nghị lần thứ sáu (lần 2) BCHTƯ ( khoá 8), NXB chính trị quốc gia , Hà Nội ,1999,tr26-27.
(2). C.mac : Tư bản ,NXB Sự thật , Hà Nội , 1984, tập thứ nhất ,(Q1)phần 1,tr 221.
(3). Xem : đạI điển kinh tế thị trường , viện nghiên cứu và phổ biến tri thức khoa học , Hà nội , tr 107.
chủ nghĩa .Sự phát triển kinh tế thị trường đượ xem là phương thức , con đường thực hiện mục tiêu của chủ nghĩad xã hội : dân giàu nước mạnh , xã hội cônh bằng văn minh .
Vai trò quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường hết sức quan trọng . Sự quản lý của nhà nước bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt hiệu quả cao , đặc biệt là bảo đảm sạu công bằng và tiến bộ xã hội . Không có ai ngoài nhà nước lại có thể giảm được chênh lệnh giữa giầu và nghèo , giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp , giữa các vùng của đất nước. Tuy vậy cần nhấn mạnh rằng , sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế phải sao cho thích hợp với thị trường .Vì vậy nhà nước sử dụng các biệm phát kinh tế chính để điều tiết nền kinh tế .
Thứ 4 nền kinh tế thị trường ở nước ta là nền kinh tế mở , hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực , thị trường trong nước gắn với thị trường khu vực , thị trường trong nước gắn với thị trường thế giới , thực hiện những thông lệ trong những quan hệ quốc tế,nhưng vẫn giữa được độc lập và bảo vệ được lợi ích quốc gia , dân tộc trong quan hệ kinh tế đối ngoại.Thực ra đây không phải là đặc trưng riêng của nền kinh tế thị trường định hướng , mà xu hướng chung của nền kinh tế thế giới hiện nay .Trong nền kinh tế hiện nay chỉ có mở cửa nền kinh tế , hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực mới thu hút được vốn kỹ thuật và công nghệ hiện đại,kinh nghiệp quản lý tiên tiến để khai thác tiềm năng và thế mạnh của ta ,thực hiện phata triển kinh tế thị trường theo kiểu rút ngắn .Thực hiện mở cửa nền kinh tế theo hướng đa phương hoá và đa đạng hoá các hình thức kinh tế đối ngoại , hướng mạnh về xuất khẩu , đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm mà trong nước có hiệu quả .
Để thực hiện thành công phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần phải: Một là , giữa vựng và tăng cường bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta :Nhà nước của dân, do dân , và vì dân , tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa . Hai là thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đạI hoá để xây dựng cơ sở vất chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội . Ba là , kinh tế dựa trên chế độ công hữu bao gồm kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác phải được củng cố và mở rộng , kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế cơ cấu nhiều thành phần . Bốn là tăng cường và nâng cao chất lượng quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước , đặc biệt là thông qua chính sách phân phối thu nhập để đạt được sự tiến bộ và công bằng xã hội.
3. Quá trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam:
Thực tiễn hơn 10 năm đổi mới kinh tế , chúng ta đã khẳng định những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế xã hội . Tốc độ tăng trưởng đạt khá cao,Viêt nam dã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và đang bước vào thời kỳ mới như ĐạI hội đảng toàn quoóc lần thứ 8 đã chỉ rõ: thời kỳ tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghệp hoá, hiện đạI hoá , thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, văn minh , vững ----------------------------------------
(1).Cốc thư Đường: lý luận mới về kinh tế học xã hội chủ nghĩa,NXB Chính trị quốc gia,Hà nội,1997 tr 129-137.
bước đI lên chủ nghĩa xã hội . Để thực hiện được mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng vững bước đI lên chủ nghĩa xã hôi chúng ta phai giả quyết một loạt những vấn đề quan trọng trong đó có vấn đề lựa chọn mô hình kinh tế thị trường theo định hướng XHCN xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đúng đắn xác định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngCNH-HĐH như cơ cấu ngành ,cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ , xây dựng và thực hiện đông bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước thao định hướng XHCN. Để thực hiện được mục tiêu cuối cùng là vững bước đI lên XHCN, chúng tôi cho rằng quá trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN cần được tiêns hành trong 3 giai đoạn
1. Giai đoạn thứ nhất là phát triển các vùng , tỉnh ,thành phố , bbộ phận nhân dân có điều kiện thuận lợi đạt trình độ khá giàu có nhanh. Muốn vậy, cần khuyến khích mạnh để phát huy nội lực, thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài có hiệu quả để tăng trưởng kinh tế nhanh , cho phép để cho một số vùng , một số tỉnh , một bộ phận nhân dân có điều kiện thuận lơị có lợi so sánh giàu nhanh hơn , sớm hơn các vùng , tỉnh và một bbộ phận nhân dân ở các vùng khó khăn , vùng cao ,vùng sâu và vùng xa .Sự giàu có nhanh hơn ,sớm hơn của một số vùng, một số tỉnh và một bộ phận nhân dân phải theo nguyên tắc bảo đảm cho nước mạnh . Xem xét một cách đông bộ chúng ta thấy một mặt đây là xu hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường , do quan hệ cung cầu và giá cả thị trường quyết định mà chúng ta đang chấp nhận , nhưng mặt khác chúng ta thấy nền kinh tế thị trường vốn có những khuyết tật ; có mặt trái như con dao”hai lưỡi”, cho nên nền kinh tế thị trường của chúng ta lựa chọn là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thao định hưưóng xã hội chủ nghĩa. Theo quan điểm đó , trong khi thực hiện chính sách ưu tiên, tập trung đầu tư của nhà nước , khuyết khích đầu tư của nước ngoài và nhân dân để phát triển kinh tế nhằm cho phé một số vùng , tỉnh, một bộ phận nhân dân giầu lên nhanh hơn sớm hơn chúng ta cần coi trọng đúng mức đến nhu cầu cần thiết , tối thiểu về đầu tư trong việc phát triển ở các vùng khó khăn, vùng cao, vùng sâu và vùng xa, trước hết là các xã, các hộ đặc biệt khó khăn ở đồng bằng trung du miền núi, vùng sâu, vùng cao , vùng xa. Trong giai đoạn một phải xoá được đói , giảm được nghèo và xây dựng được đội ngũ cán bộ cho giai đoạn phát triển . Nhưng phai nhấn mạnh rõ ràng tập trung ưu tiên, khuyến khích đầu tư phát triển một số vùng , tỉnh và một bộ phạn dân cư giàu có sớm hơn nhanh hơn chính là thúc đẩy , lôi cuốn , hỗ trợ , hợp tác để các vùng , tỉnh ,bộ phận nhân dân đang gặp khó khăn và đặc biệt khó khăn ngày càng khá dần lên về cả kinh tế và xã hội . Làm như vậy chính là từng bước thực hiện mục tiêu định hướng XHCN ngay trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Trong việc thực hiện giai đoạn này cần phải chú ý đúng mực đến công bằng văn minh , văn minh cả về vật chất lẫn tinh thần cho con người phát triển toàn diện . Nếu không thực hiện đúng của bước đI nói trênthì không thể từng bước dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh vững bước đI lên CNXH được. Nếu đầu tư phân tán , dàn trải ,bình quân thì cũng không phù hợp với thực tiễn khách quan , đòi hỏi của nền khinh tế thị trườngcó sự quản lý củ nhà nước theo định hướng XHCN và cũng không phù hợp với thực tiễn tất yếu của
quy luật phát triển không đều của các vùng , các tỉnh và nhân dân trong điều kiện tự nhiên , kin tế xã hội , truyền thống phong tục tập quán ...còn có thuận tiện , khó khăn khăn khác nhau. Để thực hiện thành công được giai đoạn phát triển này , trước hết thống nhất quyết tâm cao.
Nhà nước phải xây dựng đúng đắn đồng bộ quy hoạch phát triển chung của cả nước , từng vùng, từng tỉnh từng huyện ,quận , từng phường từng làng bản. Phải coi đây là cơ sơ pháp lý thống nhất để xác định cơ cấu kinh tế , cơ cấu đầu tư, hệ thống pháp luạt và cơ chế , chính sách tài chính - tiền tệ đúng đắn và khuyến khích mạnh để đạt được tốc độ tăng trưởng cao với quy mô lớn trong phát triển giữa các vùng , tỉnh được ưu tiên hơn , nhưng phải đảm bảo sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng ở giới hạn có thể giữ được ổn định cho phát triển trong cả nước.
Trong hơn 11 năm đổi mới chúng ta đã đang thực hiện đường lôi đổi mới đúng đắn , nhờ đó tốc độ tăng trưởng đạt khá cao,tình hình kinh tế xã hội ổn định ,đời sống đạI bộ phận nhân dân được cải thiện một bước quan trọng .
Từ thực tế của cuộc khủng hoảng tiền tệ ở một số nước châu á, kể cả các nước được xếp vào loại con rồng châu á sau hơn 30 năm phát triển, cho chúng ta thấy rằng ngay trong từng giai đoận phát triển cần sớm phát hiện những mất cân đối bên trong để có sự điều tiết cần thiết, đặn biệt là về cơ cấu kinh tế và chính sách tài chính tiền tệ và phải luôn chủ động nâng cao tính độc lập tự chủ,tự lực , tự cường và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế để phát huy tối đa nội lực , cần kiệm để công nghiệp hoá , hiện đạI hoá đất nước . Phân tích thực trạng kinh tế xã hội 1997,chúng ta đã phát hiện ra những mất cân đối trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư, cho nên một số mặt hàng , dịch vụ , ngành nghề cung đã lớn hơn cầu như khách sạn , điện tử ,lắp ráp ô tô xe máy , sân bay cầu cảng nước sâu ... Các cam kết về xuất khẩu của các nhà đầu tư không thực hiện được, chúng ta không kiểm soát được việc nâng giá , chuyển giá đầu vào của các nhà đầu tư , chưa quản lý được phần lớn vốn Nhà nước liên doanh , do tình toán không đầy đủ đã cho phép liên doanh lên một số liên doanh bị ‘’lỗ’’ làm cho chúng ta không bảo toàn và phát triển được vốn , nhưng thực tế chưa hẳn đã lỗ , có thể lỗ giả ,lãi thật trong liên doanh. Có không ít công nhân doanh nghiệp liên doanh đạt mức thu nhậpthấp hơn doanh nghiệp trong nước , một số vấn đề về đầu tư phát triển nông nghiệp , nông thôn và nông dân, nhất là vùng khó khăn, vùng cao vùng sâu và vùng xa đang nổi cộm cần tập trung xử lý đúng mực hơn ...
2. Giai đoạn thứ hai là phát triển các vùng tỉnh, thành phố , bbọ phận nhân dân đạt được trình đọ khá và giầu có . Muốn vậy cần tập trung đầu tư của nhà nước , khai thác sức mạnh của các vùng , tỉnh , thành phố đã đạt được trình độ khá giàu đạt được trong giai đoạn thứ nhất, khuyến khích mạnh các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển các vùng , tỉnh , huyện, xã ,làng còn khó khăn trong giai đoạn một đạt được trình đọ khá và giàu có lên.
Nêu xét về trình tự thì đây là giai đoạn khó khăn nhất vì các vùng các tỉnh , các hộ gia đình vốn đã khó khăn , có nhiều xã , hộ nghèo đói . Đây là các vùng có điều kiện sinh thái kinh tế xã hội rất khó khăn và lạc hậu , đặc biệt là khí hậu khắc nghiệt , cơ sở hạ tầng yếu kém ,đời sống khó khăn trình độ dân trí thấp .
Với điều kiện như vậy , chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư nước ngoài , đầu tư trong nước vào các vùng khó khăn này . Để giảo quyết vấn đề này phải tập trung sức mạnh tổng hợp của cả nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội của các vùng , tỉh khó khăn trở thành khá và giàu có .
Muốn vậy cần phải thực hiện nhưng chủ chương và biệm pháp quan trọng sau đây:
a. Nhà nước cần chỉ đạo xây dựng đúng đắn quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các vùng , tỉnh khá ,giàu có , ưu tiên tập trung đầu tư ngân sách Nhà nước để phát triển nhanh kinh tế - xã hội của các tỉnh khó khăn theo quy hoạch phát triển đã được duyệt.
b.Nhà nước cần quy định rõ nghĩa vụ cho các vùng , tỉnh đã đạt trình độ khá và giàu có hơn đối với sự phát triển của các vùng tỉnh khó khăn như đưa vốn vào đâù tư liên doanh, đào tạo cán bộ ,công nhân chuyển giao công nghệ... nghĩa vụ này cần được quy định ngay trong giai đoạn một , giai đoạn xoá đói giảm nghèo , nhung giai đoạn 2 phải quy định chặt chẽ, đầy đủ hơn, cụ thể và cao hơn, vì đây là giai đoạn phát triển các vùng ,tỉnh khó khăn đạt được trình độ khá và giàu có.
c.Có các chính sách ưu đãI đủ mạnh để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài , đầu tư trong nước đưa vốn và đưa công nghệ vào đầu tư phát triển các vùng khó khăn, các vùng miền núi , vùng cao , vùng sâu , vùng xa,các vùng trung du và đồng bằng có nhiều khó khăn là những vùng khó khăn để phát triển các vùng này cần ưu đãI khuyến khích về thủ tục đầu tư các quyền sử dụng đất thuê xuất nhập khẩu vay vốn đaàu tư...
Các vùng các tỉnh khó khăn cần chủ động có quy hoạch về kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội , khai thác tối đa các nguồn lực hiện có như nguồn ngân sách của địa phương, nguồn tài nguyên được quản lý và khai thác , nguồn nhân lực và các cơ sở vật chất kỹ thuật đã được phát triển trong giai đoạn 1. Các vùng các tỉnh khó khăn cần tạo những điều kiện thuận lợi cho các tổ chức đầu tư bằng ngân sách của nhà nước ,đầu tư của nước ngoài , đầu tư trong nước các vùng và các tỉnh giàu có hơn tiến hành các hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh bằng cách đó các vùng tỉnh khó khăn sẽ đạt được trình độ khá và giàu có về kinh tế để có cơ sở để bảo đảm sự công bằng .
3. Giai đoạn ba ,là phát triển các vùng ,các tỉnh thành phố trong cả nước đạt được trình độ khá ,giàu có về kinh tế và đảm bảo được sự công bằng và văn minh vững bước đI lên CNXH.
Để thực hiện thành công giai đoạn này - giai đoạn cuối cùng để hoàn chỉnh mục tiêu :dân giàu nước mạnh công bằng xã hội , văn minh vưng bước đI lên CNXH chúng ta cần giải quyết tốt các vấn đề quan trọng sau đây:
a. Đánh giá tổng hợp kết quả , tồn tại trong việc phát triển ở giai đoạn một và giai đoạn hai để có kế hoạch điều chỉnh cần thiết giữa các vùng ,các tỉnh , tiếp tục phát triển để đảm bảo cho nhân dân các vùng các tỉnh trong cả nước khá hơn , giàu hơn về kinh tế đảm bảo sự công bằng có cuộc sống vất chất và tinh thần văn minh; con người phát triển toàn diện và mang đầy đủ bản sắc dân tộc.
Nhà nước cần tiếp tục đầu tư bằng ngân sách nhà nước , phát huy những nguồn lực hiện có của giai đoạn 1 và 2 để thực hiện kế hoạch trong điều chỉnh
trong phát triển ở các tỉnh , vùng chưa đạt trình độ khá và giàu có so với mức trung bình chung của cả nước sau khi kết thúc giai đoạn 1 và 2 c.Phát huy nội lực các vùng , các tỉnh giàu có , đạt trên mức trung bình chung của cả nước để tiếp tục đầu tư , liên doanh hỗ trợ ,giúp đỡ các vùng , các tỉnh chưa đạt trình độ trung bình chung của cả nước phát triển để đạt mức trung bình chung hoạc cao hơn trong giai đoạn 3.
d. Thực hiện đầy đủ chính sách để bảo đảm sự công bằng trên các mặt :tuyệt đạI đa số người lao động , công dân Việt nam có đủ việc làm , được học hành vui chơi giải trí , bảo đảm đầy đủ các quyền dân chủ cho người lao động và công dânViệt Nam ; bảo đảm ăn ngon mặc đẹp , có cuộc sống tự do hạnh phúc và sống văn minh về vất chất .
Bảo đảm thực hiện các chính sách văn minh về tinh thần và phát triển toàn diện của người lao động và nhân dân Việt Nam , phát huy đầy đủ bản sắc văn hoá dân tộc HHHHHHHHHHHHJJJJUỷTTNHJJViệt Nam ,bảo đảm cho mục tiêu của CNXH được thực hiện đầy đủ.
Cả ba giai đoạn nêu trên có trọng tâm ,trọng điểm phát triển khác nhau trong một quá trình thống nhất , nên có quan hệ chắt che với nhau , tạo điều kiện và tiền đề cho nhau phát triển và có những mặt đan xen nhau trong quá trình phát triển . Để thực hiện các giai đoạn phát triển cho thế hệ mai sau thì một bộ phạn không nhỏ thế hệ jiện tại của thế kỷ 21phải chấp nhận một sư thiệt thòi nhất định , hy sinh nhất định , phải chấp nhân một sự mất công bằng tạm thời trong một giới hạn nhất định , phải chấp nhận một sự phân hoá giầu nghèo nhất định ... sự thiết thòi , hy sinh , mất công bằng , phân hoá giàu nghèo chỉ được giao động trong giới hạn cho phép Giói hạn cho phép đó được quy định hợp lý bởi mục tiêu tăng trưởng phát triển bền vững và ổn định chính trị , xã hội . Điều đó đòi hỏi trong tổ chức thực hiện , điều hành phải phát hiện và kiên quyết điều chỉnh kịp thơì hàng năm , điều chỉnh trong từng giai đoạn để giữ vững giới hạn an toàn nhất cho sự phát triển.Có thể khẳng định rằng mục tiêu ổn định chính trị ,xã hội là mục tiêu số một thường xuyên và lâu dài để điều chỉnh các giai đoạn phát triển và toàn bộ qúa trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam.
4.Những giải pháp cơ bản nhằm hình thành và phát triển kinh tế thị trường ở việt nam:
a, Thực hiện đa dạng hóa các hình thức sở hữu ;
Xét về mặt lôgic và lịch sử KTTT có thể tồn tại và phát triển trên cơ sở nhiều loại hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất . Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac-lênin đã khẳng định về chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là một nguyên nhân quyết định sự ra đời và tồn tại của sản xuất của sản xuất hàng hoá , sự xuất hiện chế độ của tư hữu bắt đầu từ cuối xã hội cộng sản nguyên thuỷ , cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sản xuất hàng hoá thì chế độ tư hữu cũng bắt đầu từ cuối xã hội cộng sản nguyên thuỷ , cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sản xuất hàng hoá thì chế độ tư hữu cũng phát triển theo , tư hữu nhỏ thành tư hữu lớn . ngay chính bản thân chế độ tư hữu cũng có nhiều loại tư hữu khác nhau : tư hữu của người lao động tư hữu của chủ nô , của địa chủ phong kiến và của nhà tư bản , sơ hữu nhà nước . Sự phát triển của kinh tế thị trường lại làm nẩy sinh nhiều loại hình sở hữu khác nhau ; sở hữu tập thể
sở hữu cổ phần ...hơn nữa các loại hình sở hữu có thể có những biến đổi và chuyển hoá lẫn nhau.
Như vậy sự đa dạng hoá là một quá trình lịch sử tự nhiên , là kết quả của quá trình phát triển của lực lượng sản xuất .Sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu khác nhau vừa là nguyên nhân ra đời tồn tại và phát triển của KTTT, vừa là kết quả của quá trình phát triển KTTT.
Hiện nay chúng ta chấp nhận kinh tế hàng hoá KTTT khônh thể chấp nhận nhiều loại hình sở hữu khác nhau .Việc chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước , tất yếu phải đa dạng hoá các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất . Chỉ có đa dạng hoá các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất mới tạo ra cơ sở khách quan để thực hiện tư do kinh doanh, phát huy quyền tự chủ của các doanh nghiệp và đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường . Để thực hiện tốt đa dạng hoá chúng ta cần quán triệt sâu sắc hơn nữa về nhận thức và các biệm pháp cơ bản sau :
+, Xét theo quan điểm tái sản xuất trong kinh tế thị trường thì việc mua bán hàng hoá thông thường , hàng hoá sức lao động , hàng hoá sức lao động hàng hoá tiền tệ đều không làm mất quyền về giá trị của người bán và người mua . Trong nền kinh tế thị trường các chủ sở hữu không chỉ quan tâm về mắt hàng sở hữu hiện vật mà còn quan tâm đặc biệt ở mặt sở hữu giá trị , tức là khả năng sinh lời của nó ở sở hữu được thực hiện về mặt kinh tế .
+, Cỗn xử lý một cách thoả đáng về nhiều mức độ khác nhau về mức độ về quyền sở hữu với quyển sử dụng , quyền quản lý các điều kiện sản xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh . Trong đó việc tách quyền nhà nước về tư liệu sản xuất cho xí nghiệp và các đơn vị sản xuất trực tiếp là hết sức cần thiết .
+, Xác định đúng đắn vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần , tạo lập quan hệ bình đẳng giữa các thành phần kinh tế .
Đối với kinh tế nhà nước cần phải sắp xếp lại theo hướng :các doanh nghiệp nhà nước chỉ nắm giữ các nghành có vị trí then chốt trong nền kinh tế ( các nghành kết cấu hạ tầng như điện , nước , thuỷ lợi thồng tin liên lạc ...) một số khu vực kinh tế chủ yếu , một số lĩnh vực liên quan đến quốc kế dân sinh , quốc phòng . Còn số lớn các cơ sở kinh tế quốc doanh khác không phải then chốt thì chuyển sang hình thức công ty cổ phần với cá nhân tập thể hoặc tổ chức trong và ngoài nước . Những doanh nghiệp còn lại thường xuyên thua lỗ , không đóng vai trò then chốt mà trên thực tế tư nhân có thể thay thế được thì kiên quyết giải thể . Trong khi sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước cần phân loại nhà nước hiện có thành :doanh nghiệp hoạt động không chủ yếu về mục tiêu lợi nhuận và doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận mà có chương trình sắp xếp , giảm bớt hoặc phát triển phù hợp . Đồng thời đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp để vừa đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường , vừa đảm bảo sự kiểm soát của nhà nước . Nhanh chóng hình thành một số tập đoàn , tổng công ty mạnh xuất phát từ yêu cầu khách quan của nền kinh tế có khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước .
Đối với kinh tế hợp tác có vai trò hỗ trợ rất lớn đối với kinh tế nhà nước , do vậy nhà nước phải giúp đỡ và hướng dẫn kinh tế hợp tác phát triển . Cần thường
xuyên tạo lập những hợp tác xã mới về chất đáp ứng yêu cầu khách quan của phát triển sản xuất và kinh doanh dựa trên các nguyên tác tự nguyên, cùng có lợi , quản lý dân chủ bình đẳng , với phương châm ai giỏi nghề gì thì làm nghề ấy . Kinh tế hộ gia đình trong nông thôn phải thực sự trở thành đơn vị kinh tế , độc lập tự chủ . Tư tưởng chỉ đạo đối với vấn đề ruộng đất phải dựa trên cơ sở tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng , tức là quyền sử dụng phải được giao lâu dài và ổn định cho nông dân , kèm theo đó là quyền thừa kế , chuyển nhượng và bội hoàn , thế chấp , công chứng ... để nông dân đầu tư canh tác , phát triển nông phẩm hàng hoá .
Cần sử dụng rộng rãi các hình thức kinh tế quá độ thuộc thành phần kinh tế cơ bản Nhà nước, KTTT, chuyển biến sở hữu tư nhân thành sở hữu nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa .
b, Mở rộng phân công lao động xã hội - cơ sở hình thành và phát triển KTTT ở nước ta:
Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hoá những người sản xuất vào những nghành , nghề khác nhau của xã hội . Chính nhờ sự phân công lao động nên hình thành mối quan hệ kinh tế phụ thuộc và ràng buộc lẫn nhau giữa các nghành , các vùng thậm chí giữa các nước với nhau . Qua đó sẽ xoá bỏ tận gốc tính tự cấp , tự túc , đẩy amnhj quá trình xã hội hoá sản xuất và lao động - là xu hướng cơ bản của sự phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước ta .
Phân công lao động và chuyên môn hoá sản xuất tạo điều kiện tăng năng xuất lao động . Thông qua các yếu tố sản xuất : lao động , vốn , đất đai ... được sử dụng có hiệu quả hơn và làm cho khối lượng sản phẩm của xã hội ra tăng . Nhưng các yếu tố sản xuất (lao động , vốn , tài nguyên) có hạn , do đó đồng thời với chuyên môn hoá sản xuất là quá trình đa dạng hoá sản xuất , đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn những phương án về ngoại hình , quy mô cơ cấu sản xuất tối ưu nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường .
Nguồn lao động của nước ta khá dồi dào , khả năng cung ứng lao động trên thị trường lao động rất lớn , nhưng người lao động lại tập trung chủ yếu ở nông thôn , trình độ lao động ngày càng thấp . Vì vậy phải đòi hỏi bức thiết phải tổ chức phân công lại lao động trong nông nghiệp , nông thôn theo hướng đẩy mạnh phát triển các nghành nghề sản xuất , kinh doanh dịch vụ , từng bước công nghiệp hoá nông thôn . Một trong nhưng phương hướng cơ bản của phân công lao động trên địa bàn tại chỗ ( tại các vùng nông thôn ) với những biệm pháp chủ yếu sau :
+, Thông qua việc ứng dụng những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ đặc biệt là cách mangj sinh học để đẩy mạnh thâm canh , tăng vụ , thu hút một phần lao động theo hướng chuên canh nhằm phạuc vụ đời sống và xuất khẩu .
+, Trên cơ sở đánh giá đúng tiềm năng , thế mạnh của từng vùng , từng địa phương , cần đẩy mạnh sự hợp tác , liên kết sản xuất kinh doanh , giữa nhà nước quân đội , hợp tác xã và nông hộ cùng làm , cùng đầu tư để khai thác tốt ưu thế của đất đai , rừng biển sản xuất nông sản hàng hoá.
+, Đẩy mạnh quá trình thị trường hoá nông thôn qua việc đa dạng hoá các loại hình hợp tác xã sản xuất , kinh doanh dịch vụ , phát triển nghành nghề và làng nghề truyền thống , từng bước hình thành các xí nghiệp công nghiệp vừa
và nhỏ ở nông thôn , kết hợp với quá trình thị trấn hoá nông thôn .
+, Mở rộng diện tích , mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh cũng là một biệm pháp quan trọng để phân công , bố trí lại lao động trên địa bàn tại chỗ . Thực hiện mạnh mẽ việc khai hoang, lấn biển , thực thi những dự án phủ xanh đất trống đồi trọc , thành lập những vùng , trung tâp nuôi hải sản : tôm , của , rau câu ... phát triển có hiệu quả mô hình VAC ...để lôi cuốn nhiều lực lượng lao động sản xuất nông phẩm phụ vụ công nghiệp chế biến , đáp ứng của nhu cầu thị trường trong và ngoại nước .
Như vậy mở rộng phân công lao độngxã hội là cơ sở để hình thành và phát triển kinh tế thị trường ở nước ta đã và đang diễn ra như là một quá trình gắn liền với đổi mới cơ cấu kinh tế và phát triển lực lượng sản xuất . Sự phân công lại lao động xã hội phải tuân thủ các quá trình có tính quy luật sau : tỷ trọng và số tuyệt đối của lao động công nghiệp ngay càng tăng . Tỷ trọng lao động trí tuệ ngay một tăng và chiếm ưu thế so với lao động giản đơn trong tổng số lao động xã hội . Tốc độ lao động trong các nghành phi sản xuất vật chất (dịch vụ ) tăng nhanh hơn tốc độ lao động trong các nghành sản xuất vật chất .
c, Điều chỉnh cơ cấu kinh tế , xây dựng cơ cấu kinh tế mở :
Đất nước ta đã trải qua khoảng thời gian khá dài và dựa vào cơ chế cơ hoạch hoá tập trung , bao cấp mang nặng tính hiện vật gắn liền với nó là cơ cấu kinh tế “ trì trệ “ , “ khép kín” . Đó là cơ cấu kinh tế bố chí chạy theo quy mô lớn , dồn vốn vào ưu tiên phát triển công nghiệp nặng có quan tâm đến công nghiệp nhẹ , đặt nông nghiệp là mặt trần hàng đầu , song không đặt nó trong mối qua hệ với sự phát triển của các nghành gắn với đầu vào và đầu ra cuả nông nghiệp . Cơ cấu này đã cản trở sự hình thành thị trường dân tộc thống nhất , cản trở sự hình thành và phát triển các nghành kinh tế - kỹ thuật và các vùng chuyên môn hoá - vùng hàng hoá phát triển - rất cần thiết cho sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường . Nhưng tù địa hội đảng toàn quốc lần thứ sáu đến nay , dưới ánh sáng của sự đổi mới nói chung , trong đó có sự đổi mới về cơ cấu kinh tế , song về cơ bản cơ cấu kinh tế cũ lạc hậu , kém hiệu quả mới đang dần được khắc phục , sự thay đổi đó thật không gian đơn . Qua 10 năm đổi mới , cơ cấu kinh tế nước ta bước đầu đã có sự chuyển dịch đáng khích lệ. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP từ 22,7% năm 1990 tăng 30,3% năm 1995; tỷ trọng nghành dịch vụ từ 38,6% năm 1990 tăng lên 42,5% năm 1995 giảm xuống còn 27,2% năm1995. Bước sang thời mới , thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đạI hoá và phát triển kinh tế thị trường , mục tiêu năm 2000 ở nước ta cần có GDP theo nghành là : Nông nghiệp khoảng 14- 20 % , công nghiệp và xây dựng khoảng 34-35% , dịch vụ khoảng 45-46% . Để đạt được mục tiêu đề ra mỗi nghành phải đạt tốc độ tăng trưởng : nông nghiệp từ 4,5-5% ; công nghiệp và xây dựng 14-15% và dịch vụ 12-13% năm ; tốc độ tăng trưởng bình quân nền kinh tế 9-10%.
Như vậy đổi mới cơ cấu kinh tế , xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý là yêu cầu cần thiết khách quan để đẩy mạnh phát triển KTTT và chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH. Cơ cấu kinh tế được ci là tối ưu nếu nó phản ánh đúng yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan , nhất là quy luật kinh tế , đảm bảo khai thác và phát huy cao nhất các nguồn lực của đất nước ; phù hợp với xu hướng của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đạI ; cho phép sử dụng lợi
thế so sánh , thực hiện công bằng và hợp tác quốc tế theo hướng quốc tế hoá sản xuất và đời sống ; do vậy cơ cấu kinh tế đang xây dựng phải là “ cơ cấu mở”; đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao .
Cơ cấu kinh tế mở là một hệ thống kinh tế bao gồm hai mặt . Một mặt thực hiện mục đích của việc xây dựng cơ cấu xây dựng kinh tế trong nước dựa trên phát huy lưọi thế so sánh và hiệu quả kinh tế của từng địa phương trong sản xuất và trao đổi , cùng với cả nước trong quan hệ kinh tế quốc tế . Mổt khác phải đảm bảo cơ chế kinh tế và thị trường phải thông suốt trong nước và thông thoáng vơí bên ngoài phù hợp với yêu cầu của trao đổi hàng hoá và phân công lao động và hợp tác quốc tế . Hệ thống kinh tế mở là sự kết hợp có lợi nhất cả hai loại hình . Snả xuất thay thế nhập khẩu và sản xuất hướng về xuất khẩu . Mổt hàng nào sản xuất trong nước có lợi hơn cả thì cần đẩy mạnh đẻ thoả mãn nhu cầu trong nước , mặt hàng nào có lợi thế cạn tranh quốc tế thì phải ra sức khai thác và phải thông qua liên doanh liên kết với nước ngoài để chiếm ưu trên thị trường thế giới.
Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới ngày nay . Nó bắt nguồn từ sự phân bố tài nguyên và sự phát triển không đồng đều về trình độ kinh tế giữa các nước , do yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đạI , sự quốc tế hoá đời sống và sản xuất , sự phân công hợp tác lao động giưã các quốc gia . Do vậy việc xây dựng cơ cấu kinh tế mở sẽ cho phép chúng ta phát huy tối đa các nguồn lực nội sinh của nền kinh tế ; tranh thủ vốn công nghệ nước ngoài ; kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đạI ; sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh để khắc phục nguy cơ tụt hậunvề kinh tế.
d, Hình thành và phát triển các loại thị trường gứn bó với nhau trong một thể thống nhất và thông suốt trong cả nước .
Xét theo khía cạnh “ đầu vào “ , “đầu ra” của quá trình sản xuất , có thể quy thành hai loại thị trường : thị trường các yếu tố sản xuất , thị trường hàng tiêu dùng và dịch vụ .
Thị trường các yếu tố sản xuất bao gồm thị trường tư liệu sản xuất , thị trường vốn và thị trường sức lao động . Có các loại thị trường này mới có các yếu tố sản xuất ( các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất ) mới có hàng hoá , thị trưòng đầu ra . Tuy vậy sự phát triển về số lượng , chất lượng , tính đa dạng của thị trường đầu ra cũng có tác động trở lại với thị trường đầu vào , nó có thể thúc đẩy ( hoặc kìm hãm ) tính tích cực của thị trường đầu vào .
Hiện nay nước ta về cơ bản , các yếu tố sản xuất và vật phẩm tiêu dùng đã là hàng hoá . Tuy nhiên còn một số chưa thực sự trở thành hàng hoá như đất đai , nhà ở ... Đất đai ở nước ta thuộc quyền sở hữu nhà nước , còn quyền sử dụng , quyền chuyển nhượng , kế thừa thuộc về người lao động . Việc chuyển nhượng đất đai từ nơi này sang nơi khác thực chất là bán quyền sử dụng đất . Chính vì vậy , nhà nước cần phải xác định giá cả ruộng đất trên cơ sở địa tô có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cả người sở hữu và người sử dụng . Đối với người chủ sở hữu ruộng đất có hiệu quả , tiết kiệm .
Để thúc đẩy thị trường vốn phát triển cần nhanh chóng cung cố và đổi mới hệ thống ngân hàng : thực hiện điều hoà và kinh doanh tiền mặt , vàng , ngoại tệ... diễn ra thông suốt , có hiệu quả. Đặc biệt cần tích cực chuẩn bị những tiền tệ
cần thiết để xác lập thị trường chứng khoán . Mổt khác cùng với sự phát triển của các yếu tố sản xuất kết quả nghiên cứu khoa học và chất xám ngày càng tham gia đáng kể vào việc tạo ra giá trị hàng hoá . Vì vậy chất xám được coi là hàng hoá , được mua bán trên thị trường và có giá cả nhất định . Giá cả của những hàng hoá chất xám , một mặt căn cứ vào giá trị của nó , nhưng mặt khác đẳm bảo theo quan hệ cung cầu , sự thoả thuận giữa người mua và người bán .
Hiện nay ở nước ta đang từng bước hình thành thị trường sức lao động . Trên cơ sở thhừa nhận sức lao động là hàng hoá thì thị trường sức lao đọng là bộ phận cấu thành hữu cơ của hệ thống thị trường . Để mở rộng thị trường sức lao động cần phải phá bỏ hình thức điều hoà thống nhất sức lao động dưới thể chế kinh tế cũ ; phát triển lưu thông sức lao đọng theo chiều ngang ; cải cách chế độ tiền lương thành tín hiệu thị trường chứ không phải tín hiệu hành chính về sự lưu thông nhận thức ; xác đinhj các quy định pháp chế đảm bảo sự lưu thông hợp lý sức lao động , đoà tạo ngành nghề và đảm bảo công bằng xã hội . Trước hết cần đảm bảo quyền làm chủ sức lao động (quyền lựa chọn việc làm , nơi làm việc , mức tiền lương) của người lao động và quyền tuyển dụng nhân công của các cơ sở sử dụng lao động trên cơ sở tính đúng, tính đủ giá trị sức lao động. Thị trường sức lao đọng của nước ta hiện nay cần phải có những biệm pháp thiết thực để đẩy nhanh hơn nữa cầu về lao động , giảm bớt sưc ép của cung , làm cho trạng thái cân bằng cung cầu về sức lao đọng được xác lập .
Thị trường hàng tiêu dùng và dịch vụ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trường , nó thể hiện rõ nét nhất tính chất , mục đích và trình độ văn minh của nền kinh tế .Hơn nữa thị trường này người ta mua những tư liệu sinh hoạt , và các dịch vụ cần thiết thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người , nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của mọi thành viên trong xã hội . Vì vậy , việc phát triển mạnh mẽ thị trường hàng tiêu dùng và dịch vụ cần phải quyết định tốt những vấn đèe sau :
+ Mở rộng quy mô , khối lượng cơ cấu , chủng loại hàng tiêu dùng dịch vụ , ngày càng đa dạng và chất lượng cao hơn đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của dân cư : ăn , ở , mặc , đI lại , chữa bệnh , học tập ... Những nhu cầu này cần được đáp ứng trên cơ sở khuyến khích phát triển sản xuất trong nước , khai thác tối đa thế mạnh của đất nước về đất đai tài nguyên , ngành nghề truyền thống , bản sắc văn hoá dân tộc ... hướng tới mục tiêu đủ tiêu dùng và tăng cường xuất khẩu.
+áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học , công nghệ mới , nâng cao hiệu quả quản lys kinh tế vĩ mô từng bước phấn đấu giảm giá hàng tiêu dung và dịch vụ .Giải quyết vấn đề này đòi hỏi pải có những biệm pháp mang tính xã hội nhằm đảm bảo lợi ích của cả người tiêu dùng và người sản xuất . Những phương án có thể đạt được đó là giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành , tăng cung hàng hoá trên thị trường để giảm nhưng yếu tố tuyệt đối của lợi nhuận người sản xuất vẫn tăng ( mặc dù tỷ lệ tương đối của lợi nhuận giảm ).
Các thị trường trên cần triển khai thống nhất đồng thời với việc phá bỏ sự chia cắt khu vực và sự phong toả của ngành , ngăn ngừa và khắc phục những hiện tương lũng đoạn sự vận hành thị trường hoạt động thông suốt có hiệu quả cần phát triển nhanh chóng các tổ chức lưu thông thị trường . Xây dựng các tổ cức như : trung tâm giao dịch tư liệu sản xuất ; tổ chức kinh doanh tiền tệ ; sở
giao dịch chứng khoán , công ty đầu tư trung tâm đào tạo nghề ; trung tâm thị trường thông tin , trung tâm tư vấn dịch vụ , các kho chứa và dịch vụ vận tải ... Để đảm trật tự thị trường , đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng và toàn xã hội cần định ra những quy tắc vận hành thị trường dưới hình thức các quy luật , luật chất lượng , luật canh tranh , luật trái phiếu , luật lao động...
kết luận:
Qua những vấn đề nêu trên chúng ta có thể khẳng định rằng :
Lý luận của chủ nghĩa Mac-Lenin thực sự đã mở ra một trang mới cho nhân loại trong quá trình phát triển và hoàn thiện nền kinh tế . Điều này đã được chứng minh một cách thuyết phục trong quá trình áp dụng và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt nam . Và hơn thế nữa khi được áp dụng vào Việt Nam lại được các nhà lãnh đạo nước ta xem xét , đánh giá toàn diện khách quan . Đặt vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của đất nước từ đó có chính sách đổi mới và phát triển phù hợp . Từ khi đổi mới nền kinh tế thị trường đã phát huy một cách tích cực . Hơn 10 năm qua lĩnh vực kinh tế của nước ta đã đạt được kết quả và thành tựu to lớn ; kinh tế tăng trưởng nhanh , xã hội ổn định và vững bước đI lên . Đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể .
Tuy nhiên trong lòng bản chất của nền kinh tế thị trường nó luôn chứa đựng những khuyết tật và những khuyết tật đó cũng đã biểu hiện ra trong nền kinh tế ở Việt Nam . Nhưng các chính sách của đảng và nhà nước luôn được đề ra để khắc phục những khuyết tật , hạn chế một cách tốt nhất . Đồng thời những phương hướng tiếp tục đổi mới và phát triển cũng luôn được đặt ra tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định nền kinh tế của đất nước trong tương lai .
Nói tóm lại , nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay , mặc dù có những mặt những yếu tố khiến chúng ta chưa yên tâm , chưa hài lòng , song nó đõ có những đóng góp vào sự phát triển đất nước , kích thích sự năng động của con người và toàn xã hội . Bởi vậy , cùng với những thắng lợi bước đầu của công cuộc đổi mới , chúng ta càng thấy rằng việc vận dụng cơ chế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội là một đường lối đúng đắn , đường lối đó được hình thành từ thực tiễn cuộc sống , từ yêu cầu khách quan , tất yếu của sự phát triển đất nước .
Tờt cả các vấn đề diễn ra xung quanh nền kinh tế thị trường Việt Nam một lần nữa đã chứng minh cho sự đúng đắn và sáng suốt trong phương hướng chỉ đạo của Đảng Cộng Sản và hoạt động quản lý thực hiện của nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam .
Trên đây là một số ý kiến phân tích quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam mà em đã tiếp thu trong quá trình học tập và tham khảo tài liệu . Tuy em đã hết sức cố gắng vận dụng hiểu biết và phát huy năng lực của mình để hoàn thành bài viết song vẫn không chánh khỏi những thiếu xót , sai lầm và rất nhiều những điểm hạn chế .
Em xin cảm ơn thầy và rất mong nhận đựoc sự thông cảm của thầy . Em cũng
mong được thầy cho ý kiến đấnh giá để có thể viết tốt hơn trong các bài viết tiếp theo./
mục lục:
Nội dung: Trang:
Phần mở đầu 1
Phần 1: Cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mac-lênin
về kinh tế thị trường .
1. Kinh tế thị trường với quá trình hình thành 2
và phát triển của nó .
1.1: Kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hoá. 2
1.2: Sản xuất hàng hoá giản đơn và
kinh tế thị trường. 3
1.3: Các hình thức kinh tế thị trường . 4
1.4: Đặc trưng của kinh tế thị trường . 5
2. Kinh tế thị trường và cơ chế thị trường :
2.1: Thị trường và cạnh tranh. 6
2.2: Cơ chế thị trường và sự vận dụng của nó . 9
a. Cơ chế thị trường 9
b. cung cầu và giá cả thị trường . 9
c. Sự vận dụng cơ chế thị trường . 10
2.3: Vai trò của nhà nước trong cơ chế thị trường . 11
2.4: Kinh tế thị trường trong chủ nghĩa xã hội. 12
Phần hai : Việt nam với quá trình vận dụng và chuyển
đổi sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
1. Sự cần thiết phải phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam. 17
2. Đặc điểm của kinh tế thị trường ở Việt Nam. 20
3. Quá trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt nam. 21
4. Các giải pháp phát triển kinh tế thị trường ởViệt Nam 25
Kết luận 29
tài liệu tham khảo
1. Giáo trình “Triết học Mac-lênin” tập 2
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội-năm1997.
2. Giáo trình “Kinh tế chính trị Mac-Lênin “ tập 2
Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội -Năm 1998.
3. C-Mac tư bản . Quyển 2 , tập 2 , NXB Sự thật Hà Nội ,năm 1963.
4. Vũ Hồng Tiến - Chủ nghĩa Mac Lênin và một số vấn đề thực tiễn ở
Việt Nam hiện nay . NXB ĐạI học Quốc Gia, năm1997.
5. C-Mac,F.Engen.Toàn tập,t20.
NXB Chính trị Quốc gia,Hà Nội,1994 ,tr.329.
6. Giáo sư , tiến sĩ : Ngô Đình Giao. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ
Tháng 6-1998
7. Nguyễn Thị Việt Hưng -Thông tin lý luận thàng 7-1998.
8. Nguyễn Hữu Vượng .Kinh tế thị trường trong sự nghiệp phát triển
đất nước .Tạp chí Triết học số 4(110), Tháng 8-1999.
9. Đảng cộng sản Việt Nam . Văn kiện ĐạI hội đạI biểu toàn quốc lần thứ
8.Nxb Chính trị Quốc gia , Hà Nội ,1996,tr 26.
10. Phó tiến sĩ :Nguyễn Cúc.Kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa .Nhà xuất bản thống kê Hà Nội-1995.
11. Phấn đấu thi đua nghị quyết của Đảng vào cuộc sống số 15(8-1999).
12. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn số 11-1999.
13. Nghiên cứu trao đổi số 18 (9-1999).
14. V.I.Lênin.Toàn tập,t.44. NXB Tiến bộ ,Matxcơva,năm1978,tr217.
15. Hồ Chí Minh .Toàn tập ,t4.Nxb Sự thật ,Hà Nội,năm1984 ,tr.36.
16. Đảng Cộng Sản Việt Nam , sdd. tr72.
17. Giảng viên Mac-Lênin, Trường đạI học kinh tế thành phố Hồ Chí Ninh.
18. Học thuyết Mac-lênin và thời đạI. NXB Sự thật-năm1991.
19. Một số vấn đề cơ bản trong văn kiện đạI hội 7 Đảng Cộng Sản Việt
Nam-Hỏi và đáp . NXB Thông tin văn hoá ,năm 1991.
20.Lê Văn Sang (cb)-Các mô hình kinh tế thị trường thế giới.
Nxb thông kê, Hà Nội 1994,tr 29.30.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28122.doc