Đề án Lý luận của V.I.Lênin về chủ nghĩa tư bản Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và vận dụng quan điểm vào nước ta

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta đã chỉ rõ “Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh quốc tế có những biến động lớn và sâu sắc.Đặc điểm nổi bật trong giai hiện nay của thời đại là cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc đang diễn ra gay go, phức tạp của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Chủ nghĩa xã hội hiện đang đướng trước nhiều khó khăn thử thách, lịch sử thế giới đang qua những bước quanh co, song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử. Như vậy, để xây dựng và phát triển một nền kinh tế vững mạnh định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và nhà nước phải tạo lập một cơ chế kinh tế hợp lý theo nền kinh tế thị trường với sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế tư bản nhà nước như đã phân tích trong bài viết là một thành phần kinh tế không thể thiếu cho những nước tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế yếu kém và phần lớn là kinh tế nông nghiệp như Việt Nam là một điển hình. Tóm lại, trong thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta không lên lơ đãng bỏ quên lý luận, mà phải liên tục tìm tòi và học hỏi lý luân quý giá mà con người mất hàng thế kỷ mới xây dựng lên. Lý luận của V.I.Lênin một kho tàng đầy ý nghĩa cho sự tiến bộ của loài người.v.v.

doc27 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1672 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Lý luận của V.I.Lênin về chủ nghĩa tư bản Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và vận dụng quan điểm vào nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo hình thức này thì Nhà nước lôi cuốn nhà tư bản với tư cách là một nhà buôn. Trả cho họ một số tiền hoa hồng để họ bán sản phẩm của Nhà nước và mua sản phẩm của người sản xuất nhỏ. d) Cho tư bản trong nước thuê xí nghiệp, vùng mỏ, rừng, đất. Hình thức này cũng giống như hình thức Tô nhượng, nhưng ở đây có điểm khác biệt rõ ràng, đó là sự khác biệt về đối tượng cho thuê. Với hình thức Tô nhợng đối tợng của nó là t bản nước ngoài còn ở đây hình thức này đối tựng của nó là t bản trong nước và cho công nhân thuê hầm mỏ xí nghiệp nhỏ. Qua thực tiễn các vùng mỏ Đôn Bát, Lênin rút ra một hình thức nữa của chủ nghĩa tư bản nhà nước. Cho nông dân thuê hầm mỏ nhỏ, qua việc làm này Lênin rút ra hai kết luận: Một hiện tượng ngược đời chính ở những hầm mỏ nhỏ cho nông dân thuê sản xuất lại phát triển hơn những xí nghiệp trước kia của tư bản ngang hàng các xí nghiệp tư bản Tây Âu. Nhưng quan hệ của chủ nghĩa tư bản nhà nước được phát triển, những nông dân này hoạt động theo kiểu nộp tô cho nhà nước. Như vậy rõ ràng đây cũng là một kiểu cho thuê nhưng đối tượng thuê theo Lênin nói là những tiểu tư bản. e) Công ty hợp doanh. Trong báo cáo tại đại hội IV quốc tế cộng sản Lênin đã nói về những thành tựu đã đạt được đó là thực hành chế độ chủ nghĩa tư bản Nhà nước. Khi nói về lĩnh vực thương nghiệp chính quyền Xô viết đã tiến hành lập ra những công ty hợp doanh thành lập theo thể thức tiền vốn một phần của tư bản, tư nhân ngoài ra có thể có vốn đầu tư của tư bản nước ngoài và trong đó là một phần vốn của chính quyền Xô viết. Đó là một hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước mà ta có thể rút ra từ thực tiễn thực hành chế độ này. Trước hết và chủ yếu là tình hình giai cấp nông dân từ chỗ đói kém một bộ phận lớn trong nông dân bất bình. Nông dân đã thoát khỏi nạn đói và đã nộp thuế lương thực. Từ những cuộc bạo động mang tính phổ biến năm 1921 nhân dân đã hài lòng với tình hình của họ. Công nghiệp nhẹ đang phát triển đời sống của công nhân được cải thiện, tình hình bất mãn của công nhân không còn nữa. Tuy công nghiệp nặng vẫn còn khó khăn nhưng đã có sự thay đổi nhất định. Lý do đó không phải là những khoản vay nợ lớn hàng trăm triệu USD. Chính sách Tô nhượng vẫn chưa có sinh lời trong công nghiệp nặng và không có hy vọng vay được ở các nước giàu vì các nước đế quốc này muốn bóp chết Nhà nước chủ nghĩa xã hội non trẻ. Chính nhờ vào chính sách kinh tế mới mà đã thu được một lượng vốn lớn. Điều quan trọng nữa là tiết kiệm từ mọi mặt kể cả những chi phí trong việc xây dựng trường học, cơ sở y tế..., để tập trung khôi phục công nghiệp nặng. Riêng về chính sách chủ nghĩa tư bản nhà nước, qua các tài liệu và sự đánh giá cho đến năm 1924 nhìn chung đã mang lại cho Nhà nước Xô viết những tác dụng tích cực khôi phục nền kinh tế bị suy sụp sau chiến tranh. Nhờ Tô nhượng với nước ngoài nhiều nghành công nghiệp quan trọng đã phát triển, nhiều kinh nghiệm tiên tiến với thiết bị kỹ thuật hiện đại của nền sản xuất lớn được đưa vào áp dụng cho quá trình sản xuất và đã mang lại hiệu quả cao cho toàn bộ nền sản xuất hay nói một cách khác là đem lại sự tăng trưởng trong nền kinh tế quốc dân. Cùng các Tô nhượng cũng như các công ty hợp doanh đã góp phần phát triển sản xuất, hàng hoá tăng thêm, tăng dự trữ ngoại tệ cho đất nước, mở rộng các quan hệ liên doanh liên kết trong các lĩnh vực đầu tư sản xuất, chuyển giao công nghệ tiên tiến và phát triển ngoại thương với các nước tư bản phương tây. Thông qua các hoạt động của các công ty hợp doanh, những người cộng sản Nga có thể thưc sự học cách buôn bán. Hoạt động của các xí nghiệp cho thuê, các xí nghiệp hỗn hợp góp phần giúp Nhà nước Xô viết duy trì sự hoạt động sản xuất bình thường tăng thêm sản phẩm cho xã hội, việc làm cho người lao động. Những kết quả ấy có ý nghĩa tích cực với nước Nga Xô viết, nó góp phần không nhỏ đối với nền kinh tế nước Nga sau chiến tranh. Nhờ chính sách kinh tế mới mà chính quyền Xô viết đã giữ được chính quyền vững chắc trong nông nghiệp, công nghiệp cũng như thương nghiệp đang hồi sinh và phát triển, đó là những thắng lợi của chính quyền Xô viết. II. VAI TRò CủA CHủ NGHĩA TƯ BảN NHà NƯớc trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Vào những năm 1918 - 1920, Nhà nước Xô viết buộc phải thực hiện chính sách “Cộng sản thời chiến”. Theo Lênin đó là chính sách duy nhất có thể thực hiện được trong hoàn cảnh chiến tranh và kinh tế đổ nát. Tuy nhiên theo Lênin đó là chính sách tạm thời không thể là một chính sách phù hợp với nhiệm vụ kinh tế của giai cấp vô sản, vì vậy mùa xuân năm 1921 Lênin đề ra chính sách kinh tế mới và chính sách kinh tế mới này cho phép phát triển và hướng kinh tế tư bản vào con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước. Vai trò của chủ nghĩa tư bản nhà nước là rất lớn nó là chiếc cầu nối vững chắc cho một nước có nền kinh tế lạc hậu xuyên qua chủ nghĩa tư bản tiến nên con đường xã hội chủ nghĩa. Đồng thời nó là nhân tố để phát triển lực lượng sản xuất làm cho nền kinh tế cũ thích ứng với nền kinh tế mới, làm phương tiện nền móng vững chắc để bước nên xã hội chủ nghĩa. 1. Thực chất của chủ nghĩa tư bản Nhà nước là gì? Cho đến nay người ta thường hiểu được chủ nghĩa tư bản nhà nước chỉ là một hình thức kinh tế, một thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhận thức này đã đưa đến một kết luận là không gọi chủ nghĩa tư bản nhà nước mà chỉ gọi là hình thức kinh tế tư bản nhà nước, thành phần kinh tế tư bản nhà nước. Nhận thức này không sai những chưa đủ trong thực tiễn nước Nga lúc đó qua sự phân tích của Lênin chúng ta có thể có một nhận thức không hoàn toàn như thế. Qua thực tế nước Nga Xô viết không có ý định duy trì quan hệ kinh tế với tư bản tư nhân cũng như tư bản nước ngoài, ý định tìm cách thích ứng với những quan hệ xã hội tồn tại ấy, mặc dù đó là một khả năng khách quan. Chỉ sau khi sức mạnh của chính quyền công nông đè bẹp sự phản kháng chống đối của giai cấp tư sản bên trong được tư bản quốc tế ủng hộ với việc “nắm bắt tất cả các đòn bẩy chỉ huy”, “nắm ruộng đất”, “ruộng đất thuộc về Nhà nước” chỉ khi ấy mới tồn tại thành phần kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản Nhà nước mới là hiện thực. ở nước ta chủ nghĩa tư bản nhà nước là một thành phần, là một mô hình kinh tế trong nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Song chủ nghĩa tư bản nhà nước không chỉ có ý nghĩa quan trọng ấy mà còn có ý nghĩa rộng hơn, như theo Lênin đã nói hình thức kinh tế ấy gắn liền với “Nguồn gốc chính sách kinh tế mới”. Có cách hiểu chủ nghĩa tư bản nhà nước với tính cách là phương pháp cải tạo hoà bình giai cấp tư sản. Cách hiểu này là phổ biến đối với các nước dân chủ nhân dân trước đây. Cách hiểu không sai nhưng chưa làm rõ hết nội dung của chủ nghĩa tư bản nhà nước.Vì vậy có thể dẫn đến sự xoá bỏ nhanh chống chủ nghĩa tư bản Nhà nước khiến cho bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội rơi vào tình trạng bế tắc.Chính vì chủ nghĩa tư bản nhà nước chủ yếu như là phương pháp cải tạo hoà bình cho nên khi quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa kết thúc thì chủ nghĩa tư bản nhà nước cũng kết thúc. Trong nhận thức đúng về chủ nghĩa tư bản nhà nước chỉ có thể rút ra từ sự tồn tại của nó trong một thời gian dài. Sai lầm căn bản của quan niệm cũng là nguồn gốc quan niệm không đúng về chủ nghĩa xã hội. Quá trình thực thi chủ nghĩa tư bản nhà nước là quá trình xã hội sản xuất, trong thực tế “Chủ nghĩa tư bản Nhà nước là cái gì có tính chất tập trung, được tính toán kiểm soát và đựơc xã hội hoá...”. Như Lênin nói phương pháp cải tạo hoà bình mới chỉ là một phần tổng toàn bộ chủ nghĩa tư bản nhà nước. Theo cách hiểu này trước đây còn có cách giải thích là mang một nội dung lợi dụng chủ nghĩa tư bản về vốn, kinh nghiệm sản xuất, quản lý, mối quan hệ kinh tế với bên ngoài. Đúng là chính sách chủ nghĩa tư bản nhà nước là lợi dụng nhưng không phải cái đó mà là lợi dụng quan hệ xã hội tư bản chủ nghĩa. Lênin viết “Chủ nghĩa tư bản Nhà nước không chỉ là vấn đề tiền mà là quan hệ xã hội”. ** Để làm rõ vấn đề này cần phải nêu nên một số quan điểm rất cơ bản của Lênin về chủ nghĩa tư bản Nhà nước mà nhiều người chưa quan tâm đầy đủ: Xã hội cộng sản chỉ có thể xuất hiện một cách tự nhiên khi những tiền đề vật chất và tiền đề xã hội chưa được chuẩn bị một cách đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội mà giữa nó với chủ nghĩa xã hội không có một chiếc cầu nối trung gian. Theo Lênin thì chủ nghĩa tư bản nhà nước là sản phẩm của sự can thiệp tích cực của nhà nước vào hoạt động của các xí nghiệp tư bản. Nếu Nhà nước tư sản thì chủ nghĩa tư bản Nhà nước phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản. Nếu Nhà nước vô sản thì chủ nghĩa tư bản Nhà nước phục vụ cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Vì thế chúng ta phải lợi dụng chủ nghĩa tư bản- nhất là bằng cách hướng nó vào con đường chủ nghĩa tư bản Nhà nước, làm mắt xích trung gian giữa nền tiểu sản xuất và chủ nghĩa xã hội “Làm phương tiện, con đường, phương pháp, phương thức để tăng cường lực lượng sản xuất”. Cũng từ luận điểm của Lênin và luận điểm ấy giúp ta nắm được chiều sâu lý luận về chủ nghĩa tư bản nhà nước, không chỉ dừng lại ở phạm vi một chính sách cụ thể như những chính sách cụ thể khác. Từ luận điểm đó, ta nhận thấy rằng nói đến chính sách kinh tế mới là nói tới một hệ thống quan niệm mới về chủ nghĩa xã hội, về cương lĩnh xây dựng chủ nghiã xã hội chứ không phải chỉ là một kế hoạch cụ thể. Chủ nghĩa tư bản Nhà nước, mô hình kinh tế, cương lĩnh quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Với quan điểm ấy mục tiêu đặt ra cho thời kỳ quá độ là công cuộc xây dựng kinh tế là “Việc đặt nền móng kinh tế cho toà nhà mới, toà nhà xã hội chủ nghĩa để thay thế cho toà nhà cũ toà nhà tư bản chủ nghĩa và cái toà nhà tư bản chủ nghĩa ấy đã bị phá hủy một nửa”. Nếu không muốn thất bại vì sai lầm thì không thể tổ chức kiểu cộng sản chủ nghĩa. Việc Nhà nước có tổ chức sản xuất và phân phối phải thông qua việc trao đổi hàng hoá sản xuất hàng hoá và ngày nay được gọi là kinh tế thị trường. Từ đó có thể hiểu rõ thêm luận điểm “Bỏ qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản”, “Tiến thẳng nên chủ nghĩa xã hội” của các nước kinh tế chậm phát triển trong điều kiện lịch sử nhất định. Cho nên để quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước tiểu nông thì phải tiến tới xã hội hoá trong thực tế bằng sự phát triển cực thịnh của nền kinh tế thị trường. Nhưng vì thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chính quyền dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân phải đồng thời thực hiện ba sự chuyển hoá: Từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế hàng hoá, từ nền kinh tế hàng hoá sang nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa, từ những nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và tiểu tư bản thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Như vậy từ trong chính sách tự do trao đổi mà có sự liên hợp mọi nền sản xuất nhỏ lại, có sự hình thành và phát triển chủ nghĩa tư bản nhiều hơn trước, có sự xuất hiện nhũng cơ sở kinh doanh tư bản chủ nghĩa mới nảy sinh trong lòng chuyên chính vô sản. Các thành phần này cùng tồn tại và phát triển là một sự tất yếu khách quan trong nền kinh tế của thời kỳ quá độ. Theo Lênin nền kinh tế nhiều thành phần thì về kết cấu và nội dung là đặc trưng cơ bản của thời kỳ quá độ không chỉ với một nước tiểu nông mà nói chung đối với mọi nước khi chưa có cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở vào trình độ sản xuất xã hội hoá cao độ. Trong nền kinh tế nhiều thành phần tuỳ theo điều kiện xuất phát của từng nước mà tỷ trọng của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế không giống nhau. Nhưng về thực chất thì chỉ có hai hình thức sở hữu cơ bản: Sở hữu tư nhân tiểu tư bản, tư nhân tư bản chủ nghĩa và sở hữu xã hội chủ nghĩa. Từ lý luận về chủ nghĩa tư bản Nhà nước của Lênin sẽ xuất hiện một chế độ sở hữu mang tính chất phổ biến ở thời kỳ quá độ là: Chế độ sở hữu hôn hợp với rất nhiều hình thức trong đó Nhà nước phải trực tiếp khống chế những cơ sở kinh tế nào đó của mọi loại hình sở hữu. Mô hình kinh tế quá độ theo tinh thần chính sách kinh tế mới hoặc theo chủ nghĩa tư bản Nhà nước chứa đựng những quan điểm về mục tiêu, con đường, phương pháp, phương thức để đạt tới mục tiêu kinh tế của thời kỳ quá độ lâu dài, hoà bình, hợp tác và đấu tranh về những chiếc cầu vững chắc, về mắt xích trung gian giữa nền tiểu sản xuất và chủ nghĩa xã hội về sự ứng biến một cách mềm dẻo không nên quá vội vàng, quá nóng vội và thẳng tuột như trước kia. 2. Điều kiện cần có để có thể sử dụng chủ nghĩa tư bản Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Một là: Không nên e ngại mà tạo điều kiện cần thiết, như về khôn khổ khung pháp luật và các quy định về tín dụng, về kết cấu hạ tầng cơ sở, để mà thúc đẩy thành phần kinh tế tư nhân phát triển và hơn nữa cần chủ động tạo điều kiện môi trường hoạt động sản xuất, kinh doanh lành mạnh, mặt khác phải bằng mọi cách, mọi hình thức nhằm thu hút vốn đầu tư của các nhà tư bản nước ngoài. Hai là: Để sự phát triển đi xuyên qua chủ nghĩa tư bản không làm thay đổi bản chất chế độ xã hội, không đi ra ngoài quỹ đạo của sự định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước cần được củng cố vững chắc, làm sao mà thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhà nước cần nắm vững mọi đỉnh cao của nền kinh tế. Kinh tế quốc doanh cần được cải thiện để thực sự nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Nắm chắc các công cụ quản lý vĩ mô-Đặc biệt là các chính sách kinh tế, các chính sách tài chính và chính sách tiền tệ mà hiện nay cần được khẩn trương cải cách để điều tiết nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ba là: Hướng sự phát triển của kinh tế tư bản theo con đường chủ nghĩa tư bản Nhà nước dưới các hình thức thích hợp, thông qua kiểm kê, kiểm soát và điều tiết của Nhà nước bằng các công cụ quản lý vĩ mô và bằng lực lượng kinh tế trong tay Nhà nước-“Kinh tế quốc doanh “. 3. Kết quả thực hiện chủ nghĩa tư bản Nhà nước ở thời Lênin. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Nhà nước do Nhà nước vô sản kiểm soát và điều tiết đã mang lại một kết quả vô cùng to lớn đối với một nước bị chiến tranh tàn phá, hậu quả của chính sách cống sản thời chiến, rồi những tư tưởng giáo điều về chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế đã từng bước được khôi phục và đang bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội-“Xây dựng nền móng vững chắc cho chủ nghĩa xã hội” Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Nhà nước đẩy nhanh sự phát triển ngay tức khắc nền nông nghiệp. Nhờ vào việc tăng nhanh lực lượng sản xuất trong nông nghiệp mà ổn định xã hội, thoát ra khỏi khủng hoảng, thoát ra khỏi tình cảnh giảm xút tín nghiệm của nông dân đối với chính quyền Xô viết, khắc phục tình trạng trộm cắp của công, nạn đầu cơ nhỏ nan tràn. Nói về tầm quan trọng của vấn đè này Lênin chỉ ra rằng chính quyền vô sảncó giúp đỡ cho sự phát triển đó được không hay là nhóm người của chủ nghĩa tư bản chinh phục được tầng lớp tiểu nông, đó là điều sẽ quyết định kết cục của sự đâú tranh giữa hai hình thái kinh tế xã hội, hai chế độ xã hội đối lập nhau: chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Bằng sự du nhập chủ nghĩa tư bản bên ngoài mà tăng nhanh lực lướng sản xuất, tăng lên ngay hoặc trong một thời gian ngắn, ở trong nước có những xí nghiệp , hầm mỏ, khu rừng nhưng thiếu máy móc , lương thực , phương tiện vận tải do vậy mà thể khai thác được và vì thế từ đây thành phần tiểu tư hữu tăng nên về mọi mặt. Kinh tế nông dân ở vùng đó bị suy yếu, các lựclượng sản xuất trong nông nghiệp bị lung lay. “Du nhập” được chủ nghĩa tư bản và hướng nó vào con đường của nghĩa tư bản Nhà nước thì sẽ cải thiện được nhanh tình trạng sản xuất, từ đây đời sốngcủa công nhân và nông dân cải thiện một cách đáng kể. Từ đó ta thấy rõ rằng chủ nghĩa tư bản Nhà nước là công cụ để liên kết mọi nền sản xuất nhỏ lại, khắc phục tình trạng phân tán và đấu tranh chống lại tính tự phát tiểu tư bản và tư bản chủ nghĩa. Như vậy, nhờ có chủ nghĩa tư bản Nhà nước mà có thể chiến thắng được tình trạng hỗn độn, tình trạng suy sụp về kinh tế, hiện tượng lỏng lẻo, những tập quán, những thói quen, địa vị kinh tế của giai cấp ấy là quan trọng nhất. Bởi vì sự vô chính phủ là mối nguy hại lớn nhất, đáng sợ nhất nên ta khắc phục được tình trạng này thì tất cả các con chủ bài đều nằm trong tay công nhân và nó sẽ bảo đảm cho xã hội chủ nghĩa được củng cố. Chính vì với ý nghĩa thực tiễn củ nghĩa tư bản Nhà nước như vậy mà Lênin nói “Đó là điều có lợi cần thiết”, “Đáng mong đợi” trong điều kiện chuyên chính vô sản. Vận dụng lý luận của v.i. lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước ở việt nam. i. sự cần thiết và khả năng vận dụng kinh tế tư bản nhà nước ở nước ta. Khác với những cuộc cách mạng trước đây trong lịch sử, cách mạng xã hội chủ nghĩa giành được chính quyền mới chỉ là bước đầu. Sau khi giành được chính quyền, giai cấp công nhân và nhân dân lao động cần sử dụng chính quyền để tiến hành cải tạo toàn bộ hình thái kinh tế xã hội cũ, xây dựng hình thái kinh tế xã hội mới - xã hội chủ nghĩa. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng và Chính phủ các nước căn cứ vào nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin và vận dụng vào những điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hội và chính trị của mình để có những hình thức và phương pháp thích hợp. Lênin nói: “Không phải các dân tộc đều tiến tới chủ nghĩa xã hội một cách hoàn toàn giống nhau, mà mỗi dân tộc đều có đặc điểm của riêng mình, dựa vào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân chủ, vào loại hình thức này hay loại hình thức khác của chuyên chính vố sản, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác của việc cải tạo xã hội chủ nghĩa, các mặt đời sống xã hội”. Lênin đã nói rất nhiều về những việc làm của mình chỉ là những “Kinh nghiệm của nước Nga”, cho nên những người nước ngoài “Không thể nào bằng lòng với việc treo nó vào một góc nhà , như một bức tường thành để cầu nguyện”. Chúng ta nghiên cứu di sản của Người theo tinh thần đó và chỉ coi đó là điểm xuất phát để nghiên cứu. Với tinh thần nghiên cứu như thế chúng ta rút ra được nhiều điều cơ bản nhất thuộc về bản chất của chủ nghĩa tư bản Nhà nước, nhưng từ những nhận xét rút ra đối chiếu diễn biến của thế giới nói chung và tình hình nước ta nói riêng càng thấy rõ giá trị của thời đại và thực tiễn của lý luận về chủ nghĩa tư bản Nhà nước. 1.Tính cấp thiết của chủ nghĩa tư bản Nhà nươc ở nước ta. Luận điểm quan trọng nhất làm cơ sở cho nghiên cứu là việc chuyển sang chủ nghĩa xã hội thì cần phải có một loạt các bước quá độ. Kết luận này được rút ra từ nước Nga lạc hậu mà Lênin gọi là nước tiểu nông hồi ấy vì thế lời khuyên của Lênin đối với các nước xuất phát từ quan niệm này cần thấy rõ những nét đặc thù của hoàn cảnh nước mình từ đó rút ra kết luận phải có một sách lược riêng phù hợp với điều kiện khác nhau của nước mình. Nội dung sách lược ấy phải tỏ ra mềm dẻo,thận trọng nhượng bộ hơn đối với giai cấp tiểu tư sản, đối với trí thức và đặc biệt hơn là đối với giai cấp nông dân. ở đây, trước tiên ta phải biết lợi dụng các nước tư bản phương tây vế mọi mặt của lĩnh vực kinh tế, bằng cách này hay cách khác phải lợi dụng họ hơn nữa và thật nhanh chóng bằng cách thực hiện chính sách Tô nhượng và trao đổi hàng hoá với họ, phải làm việc một cách rộng rãi, kiên quyết, khéo léo và thận trọng ở đây có thể cần thực hiện bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội chậm hơn, thận trọng hơn, có hệ thống hơn. Từ những chính sách đó đối với đất nước là một trong những nước tiểu nông. Việc những nước này, họ bỏ qua chủ nghĩa tư bản tiến tới chủ nghĩa xã hội là hết sức khó khăn và gian khổ. Vì trong bối cảnh chính quyền nước ta còn yếu, sống trong vòng vây của kẻ thù - chủ nghĩa tư bản thế giới với sự chống đối điên cuồng của các thế lực thù địch mà tư bản quốc tế đang là một lực lượng mạnh lắm trong tay toàn bộ kỹ thuật, công nghệ, phương tiện vận tải...tiên tiến và hiện đại hàng đầu. Từ đó, ta thấy một điều rõ ràng là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ khá lâu dài, nhất là đối với nước ta một nước có nền kinh tế yếu kém với 70% dân số hoạt động trong nông nghiệp, vì vậy ta xây dựng và ứng dụng chủ nghĩa tư bản Nhà nước ở thời kỳ quá độ là điều lên có. Luận điểm thứ nhất chúng ta lùi về chủ nghĩa tư bản Nhà nước là vì chúng ta không thể trực tiếp chuyển lên chủ nghĩa cộng sản được, không thể tấn công trược diện được vì làm như vậy sẽ gây bất bình trong nhân dân. Lênin, và chính sách kinh tế mới của Người với một nội dung đầy đủ và toàn vẹn về một chính sách kinh tế của thời kỳ quá độ mà bất kỳ một nước nào tiến lên chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ đều cần. Sách lược này đã được áp dụng vào nước Nga Xô viết lúc bấy giờ, và sách lược ấy trong một thời gian ngắn đã đem lại thành công rực rỡ cho đât nước này, đất nước đi tiên phong. Giờ đây sách lược ấy mới được những người cộng sản Việt Nam áp dụng. Luận điểm thứ hai do chúng ta quan niệm về xã hội chủ nghĩa phần nào cho nó là đơn giản, đặc biệt là trình độ công nghệ, kỹ thuật hồi đó ở nước ta còn thấp kém, do vậy mà chúng ta không thể nào xây dựng cho chủ nghĩa xã hội một nền móng kinh tế kỹ thuật vững chắc được. Lênin cho rằng không có kỹ thuật đại tư bản chủ nghĩa được xây dựng trên những phát minh mới nhất của khoa học hiện đại thì không thể nói ta có thể xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa một cách toàn vẹn và vững mạnh được. Từ luận điểm đó mà thời kỳ quá độ vẫn còn dài do vậy mà chủ nghĩa tư bản Nhà nước lại càng cần thiết hơn nhất là đối với nước ta. Nhưng từ sự phân tích trên cho chúng ta thấy rằng không thể phủ nhận con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội không thể nào khác ngoài con đường phát triển kinh tế hàng hoá, du nạp, du nhập tư bản chủ nghĩa và hướng nố vào con đường chủ nghĩa tư bản Nhà nước còn việc thực hiện nó như thế nào thì để thực tiễn chứng tỏ. Khả năng sử dụng chủ nghĩa tư bản Nhà nước ở nước ta khi đề xuất và thực hành chính sách của chủ nghĩa Nhà nước Lênin đã chỉ rõ chủ nghĩa tư bản Nhà nước là “Phục tùng sự điều tiết của Nhà nước” như các vấn đề: Giám sát, kiểm tra, quy định các hình thức, trật tự...Việc thành công hay thất bại của việc thực hành chủ nghĩa tư bản Nhà nước chính là sự điều tiết của Nhà nước. Chủ nghĩa tư bản Nhà nước là một chính sách mềm dẻo ra đời trong điều kiện “Cần có sự mềm dẻo tối đa “ và bộ máy Nhà nước vững mạnh. Bộ máy vững mạnh là bộ máy có khả năng thích ứng với mọi sự biến đổi, biết nghiên cứu một cách chính xác phạm vi của hiện tượng và tìm ra biện pháp thích hợp để điều tiết. Vởy sức mạnh của Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với việc thực hành chế độ chủ nghĩa tư bản Nhà nước là sức mạnh của Nhà nước pháp quyền và hợp pháp. Đó là một Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau phát triển và hoạt động có định hướng xã hội chủ nghĩa. Sức mạnh của Nhà nước còn được biểu hiện tên khía cạnh: Dùng bàn tay của người khac cùng với mình xây dựng chủ nghĩa cộnh sản. Ngay từ Đại hội VI, khi phát động công cuộc đổi mới, Đảng ta đã xác định trước hết phải đổi mới tư duy. Một trong những vướng mắc, hạn chế của công cuộc đổi mới 15 năm qua cũng là từ tư duy và quan điểm lý luận. Báo cáo chính trị tại Đại hội IX đã chỉ rõ: “Một số quan điểm, chủ trương chưa rõ, chưa có sự nhận thức thống nhất và chưa được sự thông suốt ở các cấp, các ngành. Trong cán bộ, đảng viên có những cách hiểu và cách làm không thống nhất về những vấn đề như: Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, chính sách về đất đai, kinh tế trang trại...Lưu ý hơn nữa là sự không hiểu biết một cách toàn vẹn và đầy đủ về chủ nghĩa tư bản Nhà nước. Công tác lý luận chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn và yêu cầu của cách mạng, chưa làm sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng trong công cuộc đổi mới để hoạch định chiến lược, chủ trương, chính sách của Đảng, tăng cường sự nhất trí về chính trị,tư tưỏng trong xã hội”. Nhận thức là một quá trình, muốn nắm được bản chất của sự vật đòi hỏi phải nghiên cứu, tìm tòi, tổng kết thực tiễn, tranh luận để dần tới lẽ phải. Thông qua luận điểm trên ta kết luận khả năng sử dụng chủ nghĩa tư bản Nhà nước ở nước ta là hoàn toàn hợp lý và sẽ thành công rực rỡ, bởi vì nước ta có nền chính trị ổn định, có bộ máy hành chính tổ chức hoạt động khá hệ thống, có hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh, tuy còn nhiều cái chưa được chặt trẽ là do chúng ta thiếu thực tế trong điều kiện ấy chúng ta hoàn chỉnh một loạt luật đầu tư, luật liên doanh liên kết...Xây dựng về kêt cấu kinh tế hạ tầng, thông tin dịch vụ, đã tạo ra sức hút khá lớn với những nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Bên cạnh đó chúng ta còn tạo ra thị trường có tính cạnh tranh lành mạnh tạo động lực cho các nhà đầu tư, cải tiến kỹ thuật, nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm. Đồng thời Nhà nước có nhiều cách đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tạo ra động lực thúc đẩy nhân dân bỏ vốn đầu tư sản xuất hăng hái tích cực làm giàu ích nước lợi nhà. Sự phát triển ấy tạo ra sức hút về tiền vốn và kỹ thuật từ bên ngoài. Ngoài ra nước ta là nước nằm trong khu vực phát triển năng động nhất của thế giới với một lực lượng lao động khá dồi dào, giá nhân công rẻ. Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư từ trong nước và ngoài nước. Nhà nước xây dựng một loạt các đặc khu kinh tế mới bằng hình thức những khu chế xuất, khu công nghệ cao, đây là thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. II. những hình thức cụ thể của chủ nghĩa tư bản nhà nước đang được vận dụng ở nước ta. Trên cở sở chủ nghĩa tư bản Nhà nước đã được xác định về nội dung. Cần tìm ra những hình thức chủ nghĩa tư bản Nhà nước có thể lựa chọn để vận dụng vào nước ta. Việc lựa chọn cần quán triệt các quan điểm nh sau: Thứ nhất: Phải thông qua thực trạng vận dụng các hình thức trong thời gian qua, thứ nhất là thời kỳ đổi mới nền kinh tế ở nước ta gắn liền với điều kiện mới của thời đại để tìm ra các hình thức chủ nghĩa tư bản Nhà nước có thể vận dụng thích hợp với điều kiện ở nước ta. Thứ hai: Việc vận dụng phát triển và mở rộng các hình thức chủ nghĩa t bản Nhà nước phải đảm bảo nền kinh tế tăng trởng bền vững, phải gắn tăng trởng với giữ gìn độc lập chủ quyền và bản sắc dân tộc, gắn liền phát triển với phúc lợi xã hội và bảo vệ môi trờng sinh thái. Đảm bảo phát triển theo đúng mục tiêu: dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh và giữ vững định hớng xã hội chủ nghĩa. Thứ ba: Quá trình phát triển và mở rộng các hình thức chủ nghĩa t bản Nhà nước phải đảm bảo các khu vực kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đợc cần đợc tờng bớc hoàn thành. Xây dựng thành công nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa đợc hình thành và phát triển đủ sức hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Điều kiện vận dụng: Trong những năm đổi mới vừa qua, giới nghiên cứu lý luận có nhiều tìm tòi nhằm góp phần cho đất nước, xã hội phát triển tiến bộ. Trong quá trình đó, có những nhà nghiên cứu đã trích dẫn, phân tích t tởng kinh điển để rồi cho rằng, chuyển “thẳng “, “trực tiếp “ lên chủ nghĩa xã hội có nghĩa là những bớc chuyển không cần qua những nấc thang trung gian, chỉ có bằng con đờng quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội thì mới cần phải qua nhiều nấc trung gian. ý kiến này còn cho rằng, vì lâu nay ta xác định mâu thuẫn cơ bản của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là mâu thuẫn giữa hai con đường “tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa” nên đã dẫn đến sự nhầm lẫn hai kiểu quá độ lên chủ nghĩa xã hội có sự khác nhau về nguyên tắc là quá độ “thẳng”, “trực tiếp” và “gián tiếp” quá độ “thẳng”,“trực tiếp” lên chủ nghĩa xã hội - theo cách diễn giải của ý kiến này thì kiểu quá độ lý tưởng chỉ diễn ra ở những nước tư bản đã phát triển đến trình độ cao, còn đối với một nước tư bản phát triển trung bình, còn tồn tại ở mức đáng kể các quan hệ kinh tế- xã hội tiền tư bản chủ nghĩa thì chỉ có thể quá độ lên chủ nghĩa xã hội bằng con đường gián tiếp... Chuyển dịch cơ cấu kinh tế để xây dựng nền kinh tế bền vững, xây dựng nền móng chắc chắn cho định hướng xã hội chủ nghĩa liên quan đến chính sách kinh tế nhiều thành phần và mối quan hệ giữa kinh tế Nhà nước và các thành phần kinh tế khác. Bước đột phá của đại hội VI là đề ra chính sách kinh tế nhiều thành phần với mục đích giải phóng và phát huy tiềm năng của tất cả các thành phần kinh tế vì lợi ích quốc tế dân sinh, nhng vẫn nhấn mạnh nhiệm vụ cải tạo, coi cải tạo là nhiệm vụ thờng xuyên,liên tục trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhằm đảm bảo cho kinh tế xã hội chủ nghĩa, trong đó khu vực quốc doanh làm nòng cốt, chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất và lưu thông, chi phối các thành phần kinh tế khác. Riêng kinh tế tư bản tư nhân được coi là đối tượng cải tạo và xoá bỏ, chỉ cho phép tư sản nhỏ kinh doanh trong phạm vi hạn chế, đối với kinh tế tư bản Nhà nước thì chưa có khái niệm rõ ràng. Nhng từ sau Đại hội VII đã xác định rõ, từ ba loại hình sở hữu cơ bản: Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân - sẽ hình thành nhiều thành phần kinh tế với những hình thức kinh doanh đa dạng. Kinh tế tư bản tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động, trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Còn thành phần kinh tế tư  bản Nhà nước đã và đang đợc coi là một trong những thành phần kinh tế chủ chốt trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Theo thời gian của quá trình đổi mới, chính sách kinh tế nhiều thành phần ngày càng tỏ rõ sự phù hợp và có hiệu quả, đi vào cuộc sống, đợc cụ thể hoá bằng chính sách thu hút đầu t nước ngoài, khuyến khích đầu t trong nước, mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu, phát triển kinh tế trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ,v.v... Các hình thức cụ thể của chủ nghĩa tư bản Nhà nước ở nước ta. Hình thức liên doanh liên kết giữa nhà nước với kinh tế tư nhân trong nước. Nước ta đang trong thời kỳ quá độ, sự liên doanhliên kết được các nhà, kể cả những nhà tư bản chủ nghĩa hiện đại quan tâm. Một ý tưởng tuyệt vời, Sự khai thác triệt để chủ nghĩa tư bản nhà nước đòi hỏi phải mở rộng mọi hoạt động kinh doanh sản xuất trên nhiều lĩnh vực kinh tế cụ thể của đất nước. Xu hướng chung hiện nay của thế giới hoá trong nền kinh tế là vấn đề liên doanh liên kết giữa các công ty hợp doanh với vấn đề tăng trưởng và thúc đẩy sản xuất. Với nước ta hiện nay hình thức này đã trở nên rất phổ biến, từ đó nâng cao tính cạnh tranh trong thị trường hàng hoá mà trước kia chưa có. b). Hình thức cổ phần hoá. Trong điều kiện hiện nay, nước ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự tồn tại và phát triển của nhiều thành phần kinh tế, công ty cổ phần được coi như là một tất yếu của nền kinh tế. Khi xuất hiện công ty cổ phần có nhiều dạng: Xét theo khả năng chuyển nhượng cổ phiếu mức quy định vốn pháp định tối thiểu người ta chia công ty cổ phần làm hai loại công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty vô danh. Hai loại này công ty khác nhau ở chỗ công ty vô danh không bị ràng buộc bởi mức vốn pháp định tối thiểu thường thì vốn pháp định rất cao. Trong nền kinh tế nhiều thành phần công ty cổ phần đợc xem như là một tất yếu vốn có của nền kinh tế. Sự tồn tại không chỉ là kết quả của quá trình tích tụ vốn mà còn là nhu cầu khách quan của việc củng cố tính hiệu quả của nền kinh tế nhiều thành phần. Cùng với việc xây dựng các công ty cổ phần bắt đầu từ việc bán cổ phiếu và thu hút vốn, công ty cổ phần đợc thành lập trên cơ sở các xí nghiệp quốc doanh bằng biện pháp “Cổ phần hoá xí nghiệp quốc doanh” đã được bàn đến - thực tiễn đã làm và mang lại một số kết quả đáng khích lệ. Thực chất của việc cổ phần hoá xí nghiệp quốc doanh là chuyển từ sở hữu Nhà nước sang sở hữu tập thể, hỗn hợp có nghĩa là làm gọn, nhẹ, tối u thành phần kinh tế quốc doanh đồng thời mặt khác làm tăng thành phần tập thể, cá nhân. Đó là giải pháp nhằm thoát khỏi tình trạng làm ăn thua lỗ của các xí nghiệp quốc doanh ở nước ta hiện nay. Theo số liệu điều tra của cục thống kê năm 1990 thì: 38% trong 12084 xí nghiệp bị thua lỗ. Số cơ sở này có giá trị tài sản cố định là 6270 tỷ đồng và 787,3 nghìn lao động bằng 32,9% tổng số lao động của nền kinh tế quốc dân. Để khắc phục đợc tình trạng trên cần phải cố gắng giảm bớt việc thất thoát tài sản, lãng phí dới nhiều hình thức khác nhau vì thế nên hạn chế sở hữu quốc doanh trong điều kiện nước ta hiện nay khi mà lực lượng sản xuất và tổ chức quản lý còn thấp kém nên cần phải thực hiện biện pháp cổ phần hoá xí nghiệp quốc doanh. Tuy nhiên ở nước ta trong thời kỳ này - cái khó hiện nay là nền sản xuất chưa cao, chưa ổn định, lạm phát còn ở con số cao, số đông ngời lao động không có vốn góp cổ phần. Còn những người có khả năng về vốn trong lúc này cha dám mạo hiểm bỏ tiền mua cổ phiếu mà gửi tiền tiết kiệm lấy lãi hoặc kinh doanh thương nghiệp còn chắc chắn hơn, để khắc phục trở ngại này việc cổ phần hoá xí nghiệp cần có chủ trương, bước đi phù hợp với thực trạng kinh tế - xã hội của đất nước. Điều quan trọng trong thực hành cổ phần hoá xí nghiệp Nhà nước đã tao ra hình thức kinh tế tư bản Nhà nước. Nhưng nhiều người quan niệm rằng cổ phần hoá xí nghiệp Nhà nước đồng nghĩa với tư nhân hoá sở hữu. Nhận thức như vậy mới chỉ có đúng một phần, bởi lẽ qua thực tiễn đã chứng minh cho chúng ta thấy rõ cổ phần hoá xí nghiệp, nó trở thành hình thức sở hữu tập thể của nhân dân cũng có thể trở thành hình thức sở hữu của kinh tế Nhà nước với một bên là Nhà nước và bên kia là đông đảo chủ sở hữu người lao động.Trong điều kiện nước ta hiện nay sự thành lập các công ty cổ phần với tư cách là thành phần của kinh tế tư bản Nhà nước sẽ có nhiều khả năng thực hiện. Tuy vậy việc tổ chức các công ty cổ phần còn gặp nhiều vướng mắc vì trước hết hình thức này đòi hỏi con người ta phải có một trình độ lãnh đạo và quản lý cao cùng với môi trường kinh tế - xã hội, đặc biệt là hệ thống luật và hành chính tương đối ổn định. c). Khu công nghiệp chế biến, xuất khẩu. “Khu công nghiệp chế biến, xuất khẩu” là khu công nghiệp được quy định chuyên môn hoá sản xuất chủ yếu cho xuất khẩu, trong đó ngời ta áp dụng quy chế tự do thuế quan. Khu chế xuất về thực chất được coi là chủ nghĩa tư bản Nhà nước, ở đây không phải là hình thức kinh tê tư bản nhà nước độc lập, thuần tuý mà có nhiều hình thức: Tô nhượng, liên doanh, cho tư bản nước ngoài thuê... Hiện nay ở nước ta chính phủ cho phép thành lập các khu chế xuất: Thành phố Hồ Chí Minh 2, Cần Thơ 1, Quảng Nam - Đà Nẵng1, Hà Nội 1, Hải Phòng 1. Vì việc thành lập các khu chế xuất là mới mẻ lên cần phải tham khảo kinh nghiệm các khu chế xuất trên thế giới. Mục tiêu của việc hình thành khu chế xuất là thu hút vốn đầu tư nước ngoài, giải quyết công ăn việc làm và thông qua đó đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề đồng thời du nhập kỹ thuật hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có sự cạnh tranh trên thế giới, tăng nguồn thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế, thúc đẩy kinh tế nội địa có những bước đột phá theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mặc dù việc triển khai khu chế xuất đa lại kết quả nhất định nào đó xong nhìn chung việc phát triển chậm hơn so với dự kiến ban đầu. Nhng điều đó không làm ngng việc triển khai xây dựng khu chế xuất vì đó là chủ trơng đúng đắn của Đảng ta trong thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nếu vì khó khăn và nhịp độ phát triển chậm mà phủ nhận vai trò của nó thì không phải mà phải tìm cách khắc phục khó khăn, sửa chữa những hạn chế để tiếp tục đa hình thức này vào thực tiễn trong thời gian tới ở nước ta. d). Hình thức cho thuê thông qua đấu thầu một số cơ sở vật chất của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà nước. Đây là hình thức thông qua hợp đồng ký kết giữa Nhà nước với lực lượng kinh tế tư nhân trong và ngoài nước. Thời gian của hợp đồng thì ngắn hơn so với hình thức Tô nhượng, đối tượng của hình thức Tô nhượng là thuế sử dụng đất còn đối với hình thức này thì đối tượng của nó bao gồm những hầm mỏ, các khu rừng , xí nghiệp, cửa hàng.v.v.. có thời gian nhất định. Hoặc những đối tợng này Nhà nước không có khả năng còn nếu để Nhà nước kinh doanh thì sẽ không có hiệu quả. Vì Nhà nước còn phải tập trung vốn vào những ngành, những khâu then chốt trọng yếu của nền kinh tế. e). Hình thức gia công đặt hàng. Hình thức này thường áp dụng với ngành sản xuất vật chất mà hàm lượng lao động đòi hỏi nhiều. Nó là hình thức khá phù hợp ở nước ta hiện nay vì nước ta có một lực lượng lao động khá dồi dào còn đang thiếu công ăn việc làm ở nước ta. Hình tức này thể hiện theo hai chiều các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam nhận ra công cho kinh tế tư nhân và ngoài nước - ngược lại kinh tế t nhân trong và ngoài nước nhận ra công cho Việt Nam. f). Hình thức đại lý. Đây là hình thức áp dụng trong các ngành, nhất là các ngành dịch vụ: Nó bao gồm đại lý mua, đại lý bán, đại lý về các dịch vụ khác, giữa các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam với các tổ chức kinh tế t nhân trong và ngoài nước trong những thời hạn nhất định. III. phương hướng và những điều kiện để vận dụng thành công kinh tế tư bản nhà nước ở nước ta. Trong thời đại ngày nay rất khác xa so với thời Lênin, nghĩa là điều kiện chính trị, kinh tế của việc thực thi thành phần kinh tế tư bản Nhà nước khác hẳn so khoảng thới gian hơn 70 năm về trước. Phải tính đến đặc thù của nước ta cùng với đặc điểm thời đại ngày nay. Để nhận thức đầy đủ những khả năng thuận và nghịch khi thực hiện chế độ này ở nước ta. Những nét đặc trưng của thời đại ngày nay là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, hiện tượng quốc tế hoá sản xuất công nghiệp trên thế giới diễn ra mạnh mẽ. Tốc độ phát triển kinh tế của thế giới ngày càng cao, ví dụ 1%/năm trong thế kỷ XVIII, lên 2%/năm tromg thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, từ sau chiến tranh thế giới thứ II là 5%/năm. Ngoài ra nước ta nằm giữa khu vực phát triển năng động nhất của Thế giới, ngày nay là vùng vành đai Thái Bình Dương thuộc khu vực Châu á, với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất trong một nền kinh tế toàn cầu hoá. Trước những sự biến đổi mạnh mẽ của thời đại, chúng ta phải xác định cho mình một hướng đi cho việc thực hành chủ nghĩa tư bản Nhà nước ở nước ta. Một số quan điểm chiến lược thống nhất. a). Phát triển và xây dựng một thị trường văn minh. Đất nước ta chuyển sang phát triển kinh tế thị trường và hoà nhập vào thị trường Thế giới hiện đại từ một kết cấu kinh tế tiểu nông. Theo trật tự tiến hoá của nền kinh tế như vậy chuyển sang nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hoá nền kinh tế tự nhiên thành nền kinh tế hàng hoá, sự chuyển hoá nền kinh tế hàng hoá thành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Bản thân nền kinh tế tư bản chủ nghĩa lại có những bước chuyển hoá từ tự do cạnh tranh sang lũng đoạn và ngày nay là lũng đoạn quốc tế. Căn cứ trật tự tiến hoá như vậy, nền kinh tế thị trường ở nước ta hình thành không chỉ trên cơ sở hai bước chuyển hoá lớn mà còn là sự chuyển hoá từ nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Nước ta vốn là một nước tiểu nông, do vậy không thể vội vàng nhanh chóng chuyển sang kinh tế thị trường hiện đại, mà phải có sự chuyên môn hoá những người sản xuất cá thể, riêng lẻ, phát triển sự phân công xã hội trong nông nghiệp. Chính từ điểm xuất phát như thế mà quan hệ thị trường lại rất phức tạp và thậm chí có thể có những diễn biến phức tạp gây ra khó khăn và trở ngại, ví dụ như việc trả lương công nhân rẻ vì lực lượng lao động tăng nhanh do hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị, giữa nhiều vùng có những tiềm năng kinh tế khác nhau. Việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thông qua trung gian, mua đi bán lại, tồn tại vô số xí nghiệp ít sinh lời, chỉ thoả mãn nhu cầu nhỏ bé của địa phương. Vì thế Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành quan hệ thị trường. Qua thực tiễn ở một số nước đã hình thành một thị trường đặc thù gọi là thị trường “ đầu cơ - trục lợi”, loại thị trường này làm cho một số ít người có thu nhập cao nhờ lãi từ các dịch vụ nước ngoài, nhờ đặc quyền lũng đoạn, nhờ đục khoét ngân sách, nhờ bóc lột thành viên kinh tế lạc hậu... Một trong những nguyên nhân dẫn đến kiểu thị trường này là do sự can thiệp qua mức của Nhà nước vào nền kinh tế tạo ra mảnh đất thuận lợi cho tình trạng giải quyết không hợp lý, độc đoán, vô trách nhiệm, lấy cắp ngân sách, nợ nước ngoài, làm giàu bằng những dịch vụ phi sản xuất. Từ thực tế trên không thể xem thường khuynh hướng thị trường hoá một cách phiếm diện. Tóm lại, để thực hiện chủ nghĩa tư bản Nhà nước trong điều kiện nước ta, tước hết cần phải phát triển mạnh kinh tế thị trường phù hợp với điểm mốc suất phát của nước ta theo hướng một thị trường văn minh nghĩa là có sự điều tiết và quản lý có đường nối chiến lược của Nhà nước, ngoài ra cần có sự tham gia dân chủ của đông đảo quần chúng. b). Phát triển mạnh mẽ tiềm năng của các thành phần kinh tế. Vấn đề đặt ra là phải xuất phát từ thực trạng kinh tê - xã hội của nước ta để chuyển dao từ một kết cấu Kinh tế tiểu nông sang nền kinh tế hàng hoá định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì thế việc phát triển mạnh các thành phần kinh tế chính là yếu tố để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Chỉ như vậy, thì khi ấy mới có phân công và chuyên môn hoá sản xuất từ đó có tiền đề phát triển mạnh mẽ kinh tế hàng hoá. Đại hội IX chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục đích của nền kinh tế này là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Đại hội nhấn mạnh: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Cụ thể bao gồm 6 thành phần kinh tế: *Kinh tế Nhà nước (Giữ vai trò chủ đảo trong nền kinh tế quốc dân). *Kinh tế tập thể (Cùng với Kinh tế Nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân). *Kinh tế cá thể và tiểu chủ. *Kinh tế tư bản tư nhân. *Kinh tế tư bản Nhà nước. *Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Để kinh tế Nhà nước phát triển mạnh, đủ sức giữ vai trò chủ đạo, đảm bảo cho nền kinh tế nước nhà phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Hội nghị Trung ương khoá IX đã ra Nghị quyết “ Về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước “. Trên quan điểm ấy, chúng ta thấy rõ Kinh tế tư nhân có vị trí đặc biệt quan trọng. Kinh tế tư nhân là nền kinh tế mà chủ thể của nó tự tiến hành sản xuất, kinh doanh, vì lợi ích trực tiếp của cá nhân mình dù tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu của ai, dù có thuê hay không thuê lao động. Như vậy kinh tế tư nhân là nền kinh tế rất đa dạng: Kinh tế cá thể, kinh tế hộ, kinh tế gia đình. Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế hàng hoá định hướng xã hội chủ nghĩa nên Nhà nước cần phải có chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho nền kinh tế ấy phát triển tuy nhiên nó cũng phải có gới hạn nhất định. Một vấn đề đặt ra kinh tế tư nhân chưa có kiến thức cơ bản về kinh doanh cho nên Nhà nước cần có chương trình đào tạo về quản lý kinh doanh cho họ đồng thời có chính sách thu hút nhiều người có trình độ quản lý tham gia vào khu vực kinh tế này. Tạo ra một trường có cạnh tranh thực sự, vì có một số chủ doanh nghiệp có kinh nghiệm quản lý nhưng chủ yếu quản lý trong môi trường chưa có cạnh tranh thực sự. Mặc dù Nhà nước có chình sách nhằm tạo ra môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh điều này không phải dễ, vì vẫn có nhiều xí nghiệp quốc doanh vẫn được kinh doanh trong thế độc quyền. Nhà nước kích thích kinh tế tư nhân phát triển từ sự xuất hiện nhiều khả năng thực thi chủ nghĩa tư bản Nhà nước , ngăn ngừa được sự phát triển không lành mạnh của kinh tế tư nhân - biến nó thành cái không đáng sợ, cái đáng mong đợi. c). Phải xác định bước đi và thực hiện có hiệu quả. Việc xác định bước đi là một chiến lược quan trọng, bước đi đúng hay sai có quan hệ mật thiết đến hiệu quả ít hay nhiều của việc thực thi chủ nghĩa tư bản Nhà nước. Cũng có thể coi đây là chiến lược kinh doanh từ đó mà có thể xác định phương hướng, hình thức trình độ cụ thể khi thực thi chủ nghĩa tư bản Nhà nước qua các giai đoạn khác nhau. Phải xuất phát từ xu hướng kinh tế khách quan từ thực lực của mình để nhanh chóng tìm được chỗ đứng của mình trong trào lưu phát triển kinh tế thế giới. Từ những tiền đề ấy không thể nôn nóng vội vàng “Chủ quan-Duy ý trí “ ở đây một quyết tâm vững chắc còn quá ít, việc xác định bước thích hợp của các nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội cho dến nay hầu như chưa có tiền đề trong lịch sử.Mới chỉ có những kinh nghiệm đầu tiên của các nước này hay các nước khác.Về mặt này ở các nước Châu á có khá nhiều kinh nghiệm ,mặc dù thành công chưa hẳn đã có nhưng nó là kinh nghiệm cho những nước đi theo con đường CNXH .Vì thế cần phải có những bước đi vững chắc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.Bước đi ban dầu được gọi là”theo sau do” tình trạng kinh tế yếu kém về mọi mặt như về mặt vốn, kỹ thuật ,công nghệ lạc hậu ,kiến thức quản lý yếu kém.Từ đó buộc họ phải theo sau các công ty độc quyền xuyên quốc gia và các công ty sở hữu toàn phần của nước ngoài. Bước thứ hai gọi là”đuổi bắt”khi chấm dứt thời kỳ theo sau ,nền sản xuát trong nước đã trưởng thành ở mức độ nhất định.Sản xuất không chỉ dừng lại ở đó mà bắt đầu có tham vọng đuổi kịp các công ty nước ngoài.Từ việc chỉ thuần tuý như là việc bắt trước, việc mượn nhãn hiệu tiêu thụ sản phẩm đến việc duổi kịp kỹ thuật trung bình rồi dần có thể tự nghiên cứu triển khai một số công nghệ mới thuộc nhiều nghành tiêu biểu cho cách mạng khoa học công nghệ kỹ thuật thế giới. Mục tiêu cuối cùng “vươn lên” ,mục tiêu này có thể đạt được khi dã san bằng hố ngăn cách về kỹ thuật,sản xuất quản lý với các công ty xuyên quốc gia , nhờ bước đi này mà các nước đó có thể vươn lên thành “con rồng”.Những kinh nghiệm này chỉ có ý nghĩa tham khảo ,song từ thiực tế các nước này có thể rút ngắn sự chênh lệch giữa mọt bên là các nước kinh tế phát triển và một bên là các nước kinh tế chạm phát triển. 2.Những điều kiện cần để vận dụng thành công chủ nghĩa tư bản nhà nước ở nước ta. Thực lực kinh tế của Nhà nước đều tăng cường theo hướng nắm giữ các ngành then chốt trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân.Hệ thống ngân sách,ngân hàng khu vực kinh tế nhà nước giữ vững ,mạnh đủ sức thúc đẩy tăng trưởng bền vững và kìm hãm được lạm phát ở mức dự kiến trong từng thời kỳ.Lực lượng dự trữ Quốc gia về vật tư hàng hoá chiến lược được đảm bảo đầy đủ để Nhà nước dập được các cơn sốt do tình trạng tự phát của thị trường gây ra . Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam được giữ vững và phải dược coi là điều kiện chính trị tiên quyết để đất nước có một bộ tham mưu có khả năng lã đạo tổ chức đảm bảo giảI quyết các mâu thuẫn của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,muốn vậy Đảng phải tgong sạch nhất là các cán bộ phải thực sự có trí tuệ và năng lực. GiảI quyết tốt các mối quan hệ giữa độc lập chủ quyền dân tộc với việc mở rộng kinh tế đối ngoại tạo môI trường kinh tế chính trị xã hội thuận lợi:kết cấu hạ tầng ổn định ,chính trị ,hệ thống pháp luật ,quan hệ lao động ,chính sách thuế ,chính sách giá đất đai.v.v...Cần phải được quan tâm đúng mức. Xây dựng được nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà quyền lực của nó thể hiện ở sự điều tiết kinh tế thị trường bằng pháp luật. Với tính chất thực sự là cán bộ của dân do dân và vì dân, muốn vậy phải đẩy mạnh cỉa cách Nhà nước về hành chính, xây dựng đồng bộ về hệ thống pháp luật đổi mới về kế hoạch hoá tăng cường lực lượng của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tính nghiêm minh của cơ quan tư pháp. Phần kết luận Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta đã chỉ rõ “Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh quốc tế có những biến động lớn và sâu sắc...Đặc điểm nổi bật trong giai hiện nay của thời đại là cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc đang diễn ra gay go, phức tạp của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Chủ nghĩa xã hội hiện đang đướng trước nhiều khó khăn thử thách, lịch sử thế giới đang qua những bước quanh co, song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử. Như vậy, để xây dựng và phát triển một nền kinh tế vững mạnh định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và nhà nước phải tạo lập một cơ chế kinh tế hợp lý theo nền kinh tế thị trường với sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế tư bản nhà nước như đã phân tích trong bài viết là một thành phần kinh tế không thể thiếu cho những nước tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế yếu kém và phần lớn là kinh tế nông nghiệp như Việt Nam là một điển hình. Tóm lại, trong thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta không lên lơ đãng bỏ quên lý luận, mà phải liên tục tìm tòi và học hỏi lý luân quý giá mà con người mất hàng thế kỷ mới xây dựng lên. Lý luận của V.I.Lênin một kho tàng đầy ý nghĩa cho sự tiến bộ của loài người.v.v.. --------------------------- Tài liệu tham khảo 1. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội – Từ chủ nghĩa tư bản, chính sách kinh tế mới. 2. Chính sách kinh tế mới nhiệm vụ huấn luyện chính trị (V.I. Lênin). 3. Chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin và vận dụng vào điều kiện ở nước ta. 4. Triết học trong công cuộc đổi mới. 5. Phép biện chứng của sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội 6. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin về thời ký quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 7. V.L. Lênin: Bàn về thuế lương thực toàn tập – NXB Tiến Bộ, Mat-xcơ-va – 1984, tập 43, tr.244-296. 8. V.I.Lênin: Chính sách kinh tế mới và những nhiệm vụ của các ban giáo dục chính trị, Toàn tập, NXB Tiến bộ, Mat-xcơ -va, 1984, tập 44, tr.194-219. 9. Đảng CSVN: Văn kiện Đại họi Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII-NXB CTQG, hiện nay, 1996, tr.91-96 10. Vũ Hữu Ngoan: Mấy vấn đề về chủ nghĩa tư bản Nhà nước, NXB CTQG, 1995 11. Tạp chí a. Lý luận chính trị số 4, 5,6, 10/2001 b. Tạp chí cộng sản c. Nghiên cứu kinh tế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35257.doc
Tài liệu liên quan