LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .4
1. Khái quát chung về nguồn tiền gửi trong NHTM . 4
1.1. Khái niệm và đặc điểm tiền gửi trong các NHTM . 4
1.2. Vai trò của tiền gửi trong NHTM .8
2. Phân loại tiền gửi trong các NHTM . 9
2.1. Tiền gửi không kỳ hạn 9
2.2. Tiền gửi có kỳ hạn . 13
2.3. Tiền gửi tiết kiệm 16
3. Chi phí đối với các loại tiền gửi 17
3.1. Chi phí huy động tiền gửi . 17
3.2. Các phương pháp định giá tiền gửi . 18
4. Cơ cấu tiền gửi trong một NHTM . 25
4.1. Các yếu tố quyết định cơ cấu tiền gửi trong một NHTM .25
4.2. Cơ cấu tiền gửi trong NHTM 25
5. Quản lý nguồn tiền gửi 29
5.1. Quản lý lãi suất: 30
5.2. Quản lý quy mô và cơ cấu . 35
5.3. Quản lý kỳ hạn 36
5.4. Phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn . 40
CHƯƠNG 2. LIÊN HỆ THỰC TIỄN . 49
1. Tình hình huy động và quản lý tiền gửi tại các NHTM Việt Nam .49
1.1. Thực trạng huy động tiền gửi tại các NHTM Việt Nam 50
1.2. Thực trạng quản lý tiền gửi tại các NHTM Việt Nam .56
2. Khả năng ứng dụng các mô hình quản lý tiền gửi tại NHTM Việt Nam 56
2.1. Quản lý lãi suất . 57
2.2. Quản lý quy mô và cơ cấu . 58
2.3. Quản lý kỳ hạn 60
2.4. Phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .63
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng phải chạy theo khách hàng
+ Khả năng rủi ro trong cho vay lớn hơn
+ Khó đầu tư vào chứng khoán vì lãi suất chứng khoán do cung cầu
quyết định
* Thả nổi lãi suất:
Khi NH thực hiện thả nổi lãi suất, NH quản lý được tài sản và lợi nhuận
theo hướng thương lượng giữa NH và khách hàng. Sẽ có nhiều khách hàng
tìm đến với NH hơn và NH sẽ có nhiều cơ hội tạo lợi nhuận hơn.
* Kết hợp cả 2 phương pháp quản lý trên
5.2. Quản lý quy mô và cơ cấu
Quản lý quy mô và cơ cấu nhằm đưa ra và thực hiện các biện pháp để
gia tăng quy mô và thay đổi cơ cấu một cách có hiệu quả nhất. Gia tăng
nguồn theo chuẩn mực nào đó là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt
động của NH, là điều kiện để NH mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao
tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn. Cơ cấu nợ ảnh hưởng tới
cơ cấu tài sản và quyết định chi phí của NH.
5.2.1. Nội dung quản lý:
* Thống kê đầy đủ, kịp thời các thay đổi về các loại nguồn, tốc độ quay
vòng của mỗi loại.
Công tác thống kê nguồn sẽ cho các nhà quản lý nghiên cứu mối liên hệ
giữa số lượng, cấu trúc nguồn với các nhân tố ảnh hưởng cũng như thấy
được đặc tính của thị trường nguồn của NH.
SVTH: Phạm Quang Hải 35
Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN
Trong điều kiện cụ thể, các nguồn của NH có thể có tốc độ và quy mô
thay đổi khác nhau. Các NH lớn có quy mô nguồn lớn và tốc độ tăng
trưởng nguồn có thể không cao như các NH nhỏ. Những NH ở trung tâm
tiền tệ có cơ cấu nguồn khác với NH ở xa.
* Phân tích kỹ các nhân tố gắn liền với thay đổi đó (các nhân tố ảnh
hưởng và bị ảnh hưởng).
Những nhân tố ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi quy mô và kết cấu của
nguồn tiền thường xuyên thay đổi và cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Đây là cơ sở để NH đưa ra quyết định phù hợp để thay đổi quy mô và kết
cấu nguồn tiền.
Vào gần dịp Tết, quy mô của tiền gửi tiết kiệm có thể giảm xuống tương
đối, hoặc nếu NH phục vụ chủ yếu cho các DN xây dựng, tiền gửi của họ
tăng giảm nhiều phụ thuộc vào mùa xây dựng. Từ thực tế đó, các nhà quản
lý NH cần chia các loại khách hàng gắn với quy mô và tốc độ gia tăng của
mỗi nguồn. Các khách hàng, hoặc nhóm khách hàng có tiền gửi lớn được
đặc biệt chú ý, các nhóm khách hàng truyền thống, các nhóm khách hàng
nhạy cảm với những thay đổi về công nghệ, lãi suất và chất lượng phục vụ
kèm theo cần phải được nghiên cứu cụ thể. Các nhà quản lý cũng cần xem
xét thị phần nguồn tiền của các NH khác trên địa bàn và khả năng cạnh
tranh của họ.
* Lập kế hoạch nguồn cho từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu sử dụng.
Kế hoạch nguồn cần được xây dựng cho từng giai đoạn, bao gồm kế
hoạch gia tăng quy mô của mỗi nguồn, nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay, đầu
tư hoặc nhu cầu chi trả cho các DN và dân chúng, khả năng thay đổi cơ cấu
nguồn hoặc tìm kiếm nguồn mới. Kế hoạch nguồn được đặt trong kế hoạch
sử dụng và lợi nhuận kỳ vọng, bao gồm kế hoạch về lãi suất, mở chi nhánh
hoặc điểm huy động, loại nguồn, tiếp thị…
5.3. Quản lý kỳ hạn
SVTH: Phạm Quang Hải 36
Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN
5.3.1. Định nghĩa:
Quản lý kỳ hạn là xác định kỳ hạn của nguồn phù hợp với yêu cầu về kỳ
hạn của sử dụng, đồng thời tạo sự ổn định của nguồn.
5.3.2. Nội dung quản lý: Bao gồm 3 nội dung.
* Xác định kỳ hạn danh nghĩa của nguồn và các nhân tố ảnh hưởng
- Định nghĩa: Nguồn huy động thường gắn với kỳ hạn nhất định, được
ngân hàng tuyên bố, đó là kỳ hạn danh nghĩa của nguồn.
- Ví dụ: Trong tiền gửi tiết kiệm có: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi kỳ
hạn 3 tháng, tiền gửi kỳ hạn 6 tháng.
Các kỳ hạn danh nghĩa thường gắn với một mức lãi suất nhất định, theo
xu hướng, nguồn có kỳ hạn danh nghĩa càng dài, lãi suất càng cao. Trong
trường hợp bình thường (tức không có khủng hoảng xảy ra) cũng có một số
người gửi rút tiền ra trước hạn, song nhìn chung mọi người gửi đều cố gắng
duy trì kỳ hạn danh nghĩa để được hưởng lãi suất ở mức cao nhất. Do vậy,
kỳ hạn danh nghĩa là một chỉ tiêu phản ánh tính ổn định của nguồn vốn.
- Ý nghĩa của việc xác định kỳ hạn danh nghĩa
Xác định kỳ hạn danh nghĩa có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động
của NH. Kỳ hạn liên quan tới tính ổn định và vì vậy, liên quan đến kỳ hạn
của sử dụng. Để cho vay và đầu tư dài hạn, NH cần có khả năng duy trì tính
ổn định của nguồn tiền. Mặt khác, kỳ hạn liên quan tới chi phí, đó là các
nguồn có tính ổn định cao thường phải có chi phí cao.
=> Quản lý kỳ hạn vì vậy là một nội dung đảm bảo an toàn và sinh lợi
cho NH
- Các nhân tố ảnh hưởng:
Thu nhập: mức thu nhập của dân chúng là một yếu tố quan trọng bởi các
khoản tiền gửi và vay với kỳ hạn dài (trên một năm) thường là của dân cư.
SVTH: Phạm Quang Hải 37
Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN
Do vậy, khi thu nhập của dân cư thấp, mức tiết kiệm thấp -> hạn chế khả
năng cho vay và gửi ngân hàng với kỳ hạn dài -> ảnh hưởng đến NH
Ổn định vĩ mô: nếu không có sự ổn định kinh tế về vĩ mô, lạm phát cao,
tỷ giá biến động theo hướng không có lợi cho người gửi nội tệ… sẽ làm
hạn chế việc kéo dài kỳ hạn danh nghĩa -> ảnh hưởng đến hoạt động NH
Khả năng chuyển đổi của giấy nợ: việc này liên quan đến hoạt động của
thị trường tài chính trong nước. Nếu thị trường tài chính hoạt động kém ->
tính thanh khoản của các giấy nợ thấp Việc phát hành giấy nợ dài hạn
(trên 1 năm) rất khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động NH
Kỳ hạn cho vay và đầu tư…
* Xác định kỳ hạn thực của nguồn và các nhân tố ảnh hưởng
- Định nghĩa: Kỳ hạn thực tế của khoản tiền gửi là thời gian mà khoản
tiền tồn tại liên tục tại một đơn vị ngân hàng
- Ví dụ: Nhiều người gửi tiết kiệm tại một NH với kỳ hạn danh nghĩa 6
tháng, song khoản tiền gửi có thể được duy trì nhiều lần 6 tháng (các kỳ
hạn 6 tháng nối tiếp nhau, người gửi không rút tiền ra khỏi NH) và trên
thực tế trở thành khoản tiền gửi trung và dài hạn.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến kỳ hạn danh nghĩa đều tác động đến kỳ
hạn thực tế.
Ngoài ra, nhu cầu chi tiêu đột xuất và lãi suất cạnh tranh giữa các NH,
lãi suất giữa các nguồn tiền khác nhau cũng ảnh hưởng tới kỳ hạn thực tế.
Cụ thể: sự thay đổi lãi suất sẽ gây ra sự dịch chuyển tiền gửi từ NH này
sang NH khác, từ kỳ hạn này sang kỳ hạn khác, từ loại tiền này sang loại
tiền khác, làm giảm kỳ hạn thực tế của khoản tiền gửi
Ví dụ: Ngân hàng A ở Hà Nội tăng lãi suất tiền gửi loại 12 tháng từ
0,55%/tháng lên 0,6%/tháng có thể sẽ gây ra 2 loại “hiệu ứng”
SVTH: Phạm Quang Hải 38
Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN
Tiền gửi từ các NH khác, hoặc tiền trong dân cư sẽ chảy về NH A. Điều
này phụ thuộc vào sự hấp dẫn của lãi suất gia tăng và các chi phí dịch
chuyển. Các món tiền nhỏ bé thường ít bị hấp dẫn khi lãi suất tăng ít. Một
món tiền gửi tại NH Cà Mau không dễ chuyển ra Hà Nội trong điều kiện
công nghệ NH và chi phí chuyển tiền hiện nay. Các món tiền gửi đã gần
đến hạn có thể ít bị dịch chuyển: người gửi cố gắng chờ đến hạn để được
lãi suất đầy đủ.
Sự dịch chuyển giữa các loại tiền gửi trong nội bộ NH A. Loại hiệu ứng
này không làm thay đổi (gia tăng) quy mô của nguồn mà chỉ làm thay đổi
kết cấu cảu nguồn, tác động tới tính ổn định của các nguồn khác kém hấp
dẫn hơn về lãi suất.
* Xem xét khả năng chuyển hoán kỳ hạn của nguồn.
Một nguồn tiền nào đó trong NH được tạo ra bởi sự tiếp nối liên tục của
các khoản huy động và đi vay. Một nguồn với kỳ hạn danh nghĩa là ngắn
hạn, có thể tồn tại liên tục trong nhiều năm, tức là thành nguồn có kỳ hạn
thực tế là trung và dài hạn. Phân tích và đo lường kỳ hạn thực tế của nguồn
tiền là cơ sở để NH quản lý thanh khoản, chuyển hoán kỳ hạn của nguồn,
sử dụng các nguồn có kỳ hạn ngắn để cho vay với kỳ hạn dài hơn.
Phương pháp cơ bản để phân tích kỳ hạn thực tế là dựa trên số liệu
thống kê để thấy sự biến động số dư của mỗi nguồn vốn, của nhóm nguồn,
tìm số dư thấp nhất trong quý, trong năm, trong nhiều năm và các nhân tố
ảnh hưởng đến sự thay đổi, từ đó người quản lý đo được kỳ hạn thực gắn
liền với các số dư.
=> Quản lý kỳ hạn luôn gắn liền với quản lý lãi suất. Một sự gia tăng
trong lãi suất nguồn đều liên quan tới không chỉ tăng quy mô của nguồn mà
còn tới tính ổn định của nguồn giữa các NH, tính ổn định trong từng NH.
Lựa chọn cơ cấu lãi suất sao cho vừa đảm bảo gia tăng tổng nguồn, tiết
SVTH: Phạm Quang Hải 39
Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN
kiệm, chi phí, vừa lại tăng tính ổn định của nguồn là nội dung quản lý
nguồn vốn của NH.
5.4. Phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn
Thực hiện chức năng trung gian tài chính, trung gian thanh toán, NH
thường xuyên phải duy trì khả năng thanh toán, tức duy trì thanh khoản của
NH. Sự ổn định của hệ thống NH liên quan chặt chẽ tới khả năng cung cấp
thanh khoản của nó. Do giới hạn nghiên cứu sẽ tập trung vào tính thanh
khoản của nguồn vốn.
5.4.1. Khái niệm:
Khả năng huy động tạo khả năng thanh toán của NH, phản ánh tính
thanh khoản của nguồn vốn. Tính thanh khoản của nguồn được đo bằng
thời gian và chi phí để mở rộng nguồn khi cần thiết. Thời gian và chi phí
càng thấp, tính thanh khoản của nguồn càng cao.
5.4.2. Tính thanh khoản của nguồn vốn:
* Nhu cầu thanh khoản từ phía nguồn vốn
- Nhu cầu rút tiền của người gửi: các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân
có tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi khác…
- Các khoản tiền vay đến hạn trả
- Lãi cho các khoản tiền gửi.
* Cung thanh khoản từ phía nguồn vốn:
Khả năng huy động mới nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách
hàng
* Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu thanh khoản:
- Nhóm nhân tố tạo ra hoảng loạn trong khách hàng gửi tiền: bất ổn
chính trị, tham nhũng trong hệ thống tài chính.
SVTH: Phạm Quang Hải 40
Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN
- Nhóm nhân tố liên quan đến thu nhập và nhu cầu chi tiêu của khách
hàng: tính thời vụ trong sản xuất và tiêu dùng.
- Nhóm nhân tố cạnh tranh trên địa bàn giữa các trung gian tài chính
như chính sách lãi suất huy động…
- Nhóm nhân tố tạo nên sức mạnh và uy tín của bản thân NH: cán bộ,
công nghệ, thị phần…
* Rủi ro thanh khoản là tổn thất xảy ra cho NH khi nhu cầu thanh khoản
thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến. Trong điều kiện bình
thường, các NH vẫn có thể gặp phải một số vấn đề về thanh khoản trong
quá trình đáp ứng các nhu cầu rút tiền của người gửi.
Tuy nhiên, những khó khăn lớn về thanh khoản thường xuất hiện khi
nhu cầu chi trả tiền gửi có biến động lớn so với mức bình thường mà ngân
hàng không thể dự đoán trước được. Bất kì một sự tăng lên đột ngột nào
của làn sóng rút tiền gửi của khách hàng, đều có thể làm tăng thêm những
khó khăn về thanh khoản cho NH. Kết quả cuối cùng có thể đẩy NH vào
tình trạng mất khả năng thanh toán.
Hiện tượng rút tiền gửi ra khỏi NH một cách ồ ạt, bất ngờ và không dự
đoán trước là thuộc tính cơ bản và riêng có của các hợp đồng tiền gửi
không kì hạn vì nó được NH tiếp nhận trước tiên, đồng thời được chi trả
đầu tiên. Nhưng cụ thể, họ có thể được trả đầy đủ hoặc không được trả một
đồng nào.
Ví dụ: Động cơ của việc rút tiền ồ ạt ra khỏi ngân hàng
TS có TS nợ
$90 TG: $100
(100 x $1/người)
SVTH: Phạm Quang Hải 41
Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN
Giả thiết rằng NH có 100 khách hàng gửi tiền. Mỗi người gửi 1$ vào
NH. Giả sử mỗi người có một lý do để tin rằng giá trị tài sản có trên bảng
cân đối của NH chỉ có $90 (chính xác hoặc không chính xác).
Kết quả, mọi người gửi tiền đều có cùng một động cơ để nhanh chóng
đến NH rút ngay số tiền gửi $1. Nếu NH chỉ có số tài sản có trị giá 90$ thì
chỉ có 90 người gửi tiền đến trước được thanh toán. Mười người đến chậm
sẽ không được gì.
=> Với đặc điểm của tiền gửi không kỳ hạn đã làm cho các NH gặp phải
những trở ngại trong hoạt động quản trị thanh khoản.
* Biện pháp đáp ứng nhu cầu thanh khoản từ phía bên nguồn phụ thuộc
rất nhiều vào chi phí và thời gian huy động. Khi chuyển hoán kì hạn (huy
động vốn từ các món vay nhỏ, ngắn hạn để thực hiện cho vay lớn, trung và
dài hạn), NH có thể gánh chịu rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản. Do sự
không phù hợp về kì hạn giữa nguồn và tài sản, NH phải cân nhắc về việc
sử dụng dòng tiền vào để đáp ứng đầu tư và đồng thời duy trì thanh khoản
ở mức cần thiết.
Lựa chọn cung thanh khoản từ phía bên nguồn:
- Vay NHTW: Thường được ưu tiên sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh
khoản. Vài thời kỳ NHTW áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng, việc vay
mượn có thể dễ dàng hơn, lãi suất thường rất thấp, thấp nhất trong khung
lãi suất cho vay -> NHTM có thể sử dụng nguồn này để đáp ứng nhu cầu
thanh khoản.
- Vay từ ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng: Cùng với sự
phát triển của công nghệ thông tin, các NHTM được nối mạng với nhau,
tạo điều kiện để các ngân hàng cho nhau vay số tiền tạm thời chưa sử dụng.
Lãi suất thường cao hơn lãi suất của NHTW nhưng thủ tục vay mượn đơn
giản.
SVTH: Phạm Quang Hải 42
Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN
- Vay bằng cách phát hành các giấy nợ ngắn hạn như chứng chỉ tiền gửi
(CD).
Lãi suất của các giấy nợ này thường cao hơn tiền gửi tiết kiệm cùng kì
hạn nhưng ngân hàng chủ động huy động một lượng tiền lớn đúng như yêu
cầu trong khoảng thời gian xác định, có thể mua bán lại ở thị trường cấp 2
khiến chúng hấp dẫn hơn.
- NH có thể tăng lãi suất tiền gửi để cạnh tranh với các NH khác nhằm
huy động được nhiều hơn. Biện pháp này thường áp dụng khi cần vốn để
cho vay vì chi phí thường cao.
- Mở rộng và đa dạng hoá khách hàng gửi tiền (mở nhiều chi nhánh ở
các vùng, quốc gia, cung cấp nhiều loại hình gửi … để hạn chế nhu cầu
thanh khoản thời vụ lớn hơn hoặc bằng chu kỳ.
Ví dụ: Giả sử bảng cân đối tài sản của một ngân hàng khi thiếu hụt.
TS có TS nợ
$ 100 Tiền gửi: $ 65
Tiền vay: $10
Tài sản nợ khác: $20
$100 $ 95
Có nhiều cách để đáp ứng sự thiếu hụt này nhưng ta sẽ nghiên cứu cách
quản lý tài sản nợ. NH sẽ tiếp cận với thị trường tiền tệ để vay tiền: thị
trường chính thức; thị trường liên NH và thị trường các hoạt động mua lại.
Các thị trường này cung cấp các khoản tín dụng trong ngắn hạn. Ngoài ra,
NH có thể phát hành bổ sung các chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn với lãi suất
cố định hoặc có thể chuyển nhượng được…
Khi tổng số tiền mặt đủ 5 $, NH có thể bù đắp hoàn toàn chênh lệch tiền
gửi ròng phải trả.
SVTH: Phạm Quang Hải 43
Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN
TS có TS nợ
$ 100 Tiền gửi: $ 75
Tiền vay: $10
Tài sản nợ khác: $20
$100 $ 100
Áp dụng phương pháp này sẽ gia tăng chi phí của NH vì NH phải đi vay
với điều kiện không thuận lợi, chịu lãi suất cao -> phương pháp này trở nên
kém hấp dẫn. Nhưng nó cho phép NH duy trì quy mô bảng cân đối, không
làm ảnh hưởng đến quy mô và kết cấu tài sản có của bảng cân đối tài sản vì
tất cả những điều chỉnh đều xảy ra bên phía tài sản nợ của bảng cân đối,
không ảnh hưởng tới bên tài sản có khi giải quyết nhu cầu thanh khoản về
chi trả tiền gửi. Đó chính là lý do phát triển nhanh chóng của kĩ thuật quản
lý tài sản nợ trong NH kết hợp với thị trường tiền tệ.
5.4.3. Quản lý rủi ro thanh khoản nguồn vốn.
Một NH dựa quá nhiều vào các nguồn quỹ vay mượn trên thị trường để
giải quyết các nhu cầu thanh khoản có thể phải đối mặt với những rủi ro
thanh khoản rất lớn. Hoạt động quản lý tài sản nợ của mỗi NH còn phải dựa
vào danh tiếng của NH trên thị trường, chất lượng thị trường tiền tệ và
trạng thái thanh khoản chung của hệ thống tài chính để quản lý thanh
khoản. Điều đó đòi hỏi các nhà quản lý NH phải kết hợp lựa chọn thích hợp
giữa phương pháp sử dụng các tài sản có lỏng dự trữ để đáp ứng nhu cầu
thanh khoản với giải pháp tìm kiếm các nguồn thanh khoản trên thị trường.
Có nhiều loại chiến lược mà các nhà quản lý NH thực hiện để quản lý
danh mục tài sản nợ của họ. Mỗi chiến lược đều phải cân đối giữa mức độ
rủi ro với thu nhập. Mục tiêu chung của những chiến lược này là tăng thu
nhập, giảm chi phí, đảm bảo khả năng thanh toán trong mọi điều kiện của
thị trường.
SVTH: Phạm Quang Hải 44
Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN
* Chiến lược phát triển một cơ sở nguồn vốn vững chắc từ các thị
trường bán lẻ.
Một chiến lược cơ bản thường được sử dụng trong hầu hết các NH là
mở rộng và khai thác các nguồn vốn cá nhân (bán lẻ). Tiền gửi cá nhân là
một trong những nguồn vốn chủ yếu nhất của chiến lược huy động vốn của
các NH, bởi vì đặc điểm ổn định của nguồn vốn này cũng như chi phí
tương đối thấp so với nguồn vốn khác trên thị trường. Về mặt thời hạn, các
nguồn vốn bán lẻ này được xem như những nguồn tài chính ngắn hạn và có
thể rút ra lập tức bất cứ lúc nào.
Để có được nguồn vốn này, NH phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với
chi phí khá cao. Đồng thời, để giành được khách hàng, các NH phải có sự
chuẩn bị để đầu tư nâng cấp hệ thống mạng lưới chi nhánh, mở ra các kênh
phân phối bằng điện tử, giúp họ thu hút thêm những người gửi tiền cá nhân.
Các NH cũng phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nâng cao khả năng
cạnh tranh về lãi suất trong huy động tiền gửi.
Mặt khác, những người đầu tư ngày càng hiểu biết tốt hơn về các công
nghệ tài chính mới nên ngày càng có phạm vi rộng lớn hơn các cơ hội chọn
lựa các phương thức đầu tư. Vì vậy, để không ngừng mở rộng và duy trì
được nguồn vốn quan trọng này, các NH phải chuẩn bị đầy đủ các điều
kiện cần thiết cho việc tạo ra các dịch vụ và sản phẩm dịch vụ mới.
Trong tiến trình khai thác và duy trì vững chắc nguồn vốn tiền gửi cá
nhân, một vấn đề cần quan tâm đó là kết hợp giữa mạng lưới chi nhánh bán
lẻ với các kênh phân phối bằng điện tử như: máy rút tiền tự động ATM hay
các ngân hàng bằng điện thoại. Tuy chi phí dịch vụ của các chi nhánh khá
cao nhưng nó vẫn cần được tiếp tục duy trì để phát triển chiến lược quản lý
tài sản nợ. Nguồn vốn này chủ yếu được các NH thu hút thông qua các tài
khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản tiết kiệm và các tài khoản tiền gửi có
kỳ hạn. Nhưng các tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản tiền gửi tiết
SVTH: Phạm Quang Hải 45
Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN
kiệm chứa đựng mức độ rủi ro rút vốn lớn nhất. Tuy nhiên, mức độ rủi ro
thanh khoản cao được bù đắp khi mà các NH chỉ phải trả mức lãi suất
tương đối thấp. Trái lại, tài khoản tiền gửi có kỳ hạn áp dụng lãi suất cố
định có mức rủi ro rút vốn rất thấp so với 2 loại tiền tiền gửi này, ngoại trừ
trường hợp người gửi có nhu cầu rút vốn ra trước thời hạn.
Trong quản lý tài sản nợ, các NH cần phải nhận thức rõ và giám sát toàn
diện các khoản chi phí huy động vốn từ các khu vực cá thể trong mọi điều
kiện của thị trường. Trong trường hợp lãi suất thị trường cao, các tài khoản
tiền gửi thanh toán được trả lãi suất thấp tương xứng với giá trị cơ hội mà
NH thu được. Khi lãi suất thị trường thấp thì các NH có thể phải chịu
những chi phí cơ hội cao đối với các nguồn vốn này, bao gồm các chi phí
mở tài khoản tiền gửi khách hàng kèm theo các khoản mục chi phí liên
quan: cấp sổ séc, gửi thông báo cho khách hàng.
* Chiến lược đa dạng hoá các nguồn vốn
Đa dạng hoá các nguồn vốn để giảm thấp mức độ ảnh hưởng của thị
trường. Tuy nhiên, khi đa dạng hoá các nguồn vốn huy động, NH sẽ mở
rộng nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của nó, đồng thời cũng làm
tăng thêm chi phí huy động vốn dưới các điều kiện của thị trường. Một vài
thị trường sẽ trở nên đắt đỏ hơn các thị trường khác, điều này phụ thuộc
vào đặc tính của từng công cụ huy động vốn, vào uy tín của từng NH, hay
vào điều kiện kinh tế cụ thể của từng khu vực địa lý. Cuối cùng là nhằm
nâng cao uy tín cho NH trước những nhà đầu tư, đảm bảo khả năng thanh
toán và hạ thấp chi phí phát hành các công cụ nợ của họ, một số NH đã tìm
kiếm thêm các nguồn vốn ở các thị trường khác để tài trợ cho các nhu cầu
thương mại.
Do đa dạng hoá các nguồn vốn đã làm cho các NH ngày càng phải dựa
vào các tổ chức tài chính chuyên nghiệp nhiều hơn để mở rộng quy mô
hoạt động của mình. Hơn nữa, cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính đã thúc
SVTH: Phạm Quang Hải 46
Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN
đẩy sự ra đời của hàng loạt các sản phẩm tiền gửi mới so với các loại tiền
gửi NH truyền thống trước đây và được cung cấp bởi nhiều tổ chức tài
chính phi NH. Như vậy, các NH đã mất đi đáng kể các nguồn vốn rẻ nhất
của họ. Sự thay đổi này làm tăng lên đáng kể chi phí huy động vốn của NH.
* Chiến lược tăng cường nguồn vốn dài hạn, lãi suất cố định
Danh mục tài sản nợ của hầu hết các NH có xu hướng nghiêng về các
nguồn vốn dài hạn với lãi suất cố định. Đó là kết quả đương nhiên của quá
trình chuyển dịch cơ cấu đầu tư của bộ phận các nhà đầu tư sang các nguồn
vốn dài hạn, dẫn đến một hiện tượng phổ biến là các NH sử dụng các
nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản có dài hạn. Điều này đã tạo ra
rủi ro thanh khoản và làm tăng thêm các khó khăn cho ngân hàng khi thay
thế các nguồn vốn đã đến hạn thanh toán.
Nhận rõ sự mất cân đối về khả năng thanh toán và rủi ro lãi suất do thời
lượng giữa tài sản có và tài sản nợ không cân xứng với nhau, các NH đã
tích cực chủ động tìm cách kéo dài thời lượng của danh mục tài sản nợ. Với
một nguồn vốn dài hạn hơn, có thể giúp NH tránh được những biến động
về giá cả khi quay vòng các tài sản nợ ngắn hạn. Nó còn cho các NH biết
trước mức chi phí huy động vốn sẽ phải trả, từ đó giúp họ chủ động đáp
ứng các nhu cầu của thị trường với lãi suất phù hợp, tránh được dự trữ quá
cao về thanh khoản cũng như tránh được rủi ro về lãi suất.
Trên thị trường tài chính chuyên nghiệp, mỗi NH còn có thể tăng các
nguồn vốn dài hạn với lãi suất cố định bằng cách phát hành thêm các loại
trái phiếu hoặc các loại chứng chỉ tiền gửi. Tuy các công cụ nợ này có mức
chi phí huy động khác cao, nhưng lại cung cấp cho NH một nguồn vốn dài
hạn và ổn định. Ngoài ra có thể chuyển nhượng, mua bán trên thị trường
thứ cấp nên hầu như không có rủi ro rút vốn đối với công cụ này. Nó đảm
bảo cho NH một nguồn vốn ổn định đến tận khi các công cụ nợ đến hạn.
SVTH: Phạm Quang Hải 47
Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN
Để tăng vốn bằng cách sử dụng các công cụ đó, mỗi NH cần phải có uy
tín, có mối quan hệ quen biết rộng tãi trên các thị trường. Ngoài ra, để đi
đến quyết định chọn lựa các công cụ tăng vốn dài hạn nào, mỗi nhà quản lý
NH phải xem xét phối hợp thời gian tăng quỹ sao cho phù hợp, đồng thời
phải tính toán và so sánh giữa tổng số chi phí cần thiết để dự trữ thanh
khoản với tổng số tăng thêm vì chi phí trả lãi suất cao nếu như cần thiết
phải tăng thêm nguồn vốn.
Như vậy, vấn đề quản lý thanh khoản và quản lý tài sản nợ trong mỗi
NH có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu một NH áp dụng mô hình quản lý
tài sản nợ nhằm tác động tới toàn bộ rủi ro rút vốn trong danh mục nguồn
vốn thì phải có đủ tài sản dự trữ để đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu rút tiền
gửi của khách hàng. Tuy nhiên, để khắc phục vấn đề rủi ro rút vốn bao giờ
cũng làm tăng thêm chi phí của ngân hàng. Bởi vì khi sử dụng những
nguồn tài sản nợ mà có thể dễ dàng giúp cho các nhà quản lý kiểm soát kịp
thời những rủi ro thanh khoản trong tương lai thường có mức chi phí khá
cao. Do vậy, trong 3 chiến lược cơ bản thường áp dụng để quản lý tài sản
nợ, mỗi ngân hàng phải nghiên cứu để lựa chọn cho mình một chiến lược
quản lý phù hợp, có hiệu quả nhất.
SVTH: Phạm Quang Hải 48
Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN
CHƯƠNG 2
LIÊN HỆ THỰC TIỄN
1. Tình hình huy động và quản lý tiền gửi tại các NHTM
Việt Nam.
Lãi suất là một trong những công cụ tài chính quan trọng nhất của các
ngân hàng. Lãi suất huy động tiền gửi, còn gọi là lãi suất huy động vốn hay
tiết kiệm, và lãi suất cho vay là hai công cụ chính các ngân hàng dùng để
nâng cao thế mạnh tài chính của họ và giúp đóng góp vào việc ổn định và
phát triển nền kinh tế quốc dân. Công cụ tài chính này thường được các
Ngân hàng Trung ương của các quốc gia thường xuyên sử dụng để ổn định
nền kinh tế trong nước. Khi nền kinh tế của họ có dấu hiệu chậm lại, các
Ngân hàng Quốc gia thường đưa ra một lãi suất cho các ngân hàng tư nhân
vay rất thấp để khuyến khích việc họ vay và cho vay lại để tiêu dùng hay
đầu tư phát triển giúp hâm nóng nền kinh tế trở lại. Khi tốc độ phát triển
của nền kinh tế tăng quá mau dẫn đến tình trạng lạm phát, giá cả leo thang
thì các Ngân hàng Quốc gia này sẽ đưa ra lãi suất cao để giảm thiểu số
lượng tiền vay của các ngân hàng tư nhân và qua đó giảm nhu cầu tiêu
dùng của người dân.
Ở Việt Nam, đa số các ngân hàng thương mại lớn đều thuộc quyền sở
hữu của Nhà nước và chịu sự chi phối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Một cách nào đó, việc tăng hay giảm lãi suất tiết kiệm hay cho vay đều
phản ảnh chính sách của NHNN, chiến lược riêng của từng ngân hàng và
có sự tác động của nền kinh tế thị trường.
Mỗi ngân hàng đều có chiến lược hay lý do riêng khi quyết định tăng lãi
suất tiền gửi. Điểm mấu chốt là khi tăng lãi suất này, các ngân hàng đều
nhằm vào việc thu hút thêm lượng tiền hiện đang luân chuyển trong thị
SVTH: Phạm Quang Hải 49
Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN
trường để phục vụ một mục đích tài chính nào đó. Tùy vào nhu cầu tiền
mặt của ngân hàng, của chính phủ hay các khách hàng lớn cần vay để mua
bán, đầu tư vào dự án trọng điểm, các ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi suất
thấp hay cao để thu hút dân chúng bỏ tiền vào các tài khoản hoặc quỹ tiết
kiệm. Với các nền kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu sử dụng tiền mặt hay
đầu tư vào các dự án tăng cao, ngân hàng thường không đủ tiền để cho vay
nên phải tìm cách huy động tiền gửi sau đó cho vay lại với một lãi suất cao
hơn.
Việc tăng hay giảm lãi suất tiền gửi hoặc cho vay là những sinh hoạt
thường xuyên của các ngân hàng, và giúp chúng ta thấy được sức mạnh của
ngành ngân hàng cũng như của nền kinh tế. Không có lý do gì để chúng ta
lo ngại mỗi lần ngân hàng thay đổi lãi suất, nhất là khi mức tăng hay giảm
vừa phải theo thị trường hay được Ngân hàng Nhà nước giám sát và cho
phép.
Có những lý do khách quan do thị trường tác động và có những lý do
riêng biệt khác mang tính chất hay nhu cầu nội bộ của việc tăng lãi suất
tiền gửi. Nhiều ngân hàng vì cần số lượng tiền cho vay lớn và để gấp rút
đáp ứng nhu cầu phát triển của chính phủ hay doanh nghiệp (đầu tư, nhập
khẩu, v.v.) nên phải huy động tiền gửi qua việc tăng lãi suất tiết kiệm ngắn
hay dài hạn. Các ngân hàng khác, vì vị thế và nhu cầu cạnh tranh không
muốn mất khách hàng, tuy không có nhu cầu tiền mặt lớn, thường vẫn phải
tăng lãi suất để cùng đứng chung với các ngân hàng khác. Việc các ngân
hàng theo nhau tăng hay giảm lãi suất cũng là việc bình thường.
1.1. Thực trạng huy động tiền gửi tại các NHTM Việt Nam.
1.1.1. “Chạy đua lãi suất” giữa các NHTM.
Trong 6 tháng đầu năm (2006), lãi suất huy động và cho vay của các
ngân hàng thương mại (NHTM) tăng nhẹ so với đầu năm. Điều đáng lo
ngại là lãi suất tăng trong khi nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng
SVTH: Phạm Quang Hải 50
Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN
vẫn dư thừa, cung - cầu vốn ở mức bình thường, lãi suất VND chênh lệch
dương so với lạm phát (cao hơn lạm phát) khoảng 2%/năm. Theo NHNN
Việt Nam, trong 6 tháng, lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các tổ
chức tín dụng vẫn tăng nhẹ, đối với lãi suất VND tăng khoảng 0,12% -
0,24%/năm, còn lãi suất đồng USD tăng khoảng 0,1% - 0,3%/năm.
Đầu tháng 7-2006, sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) điều chỉnh
lãi suất cơ bản đồng USD từ mức 5% lên 5,25%/năm, nhiều ngân hàng
trong nước không thể “kìm” được áp lực, tiếp tục tăng lãi suất huy động.
Đầu tiên là Eximbank điều chỉnh lãi suất huy động USD, với mức tăng
0,2% - 0,6%/năm, tùy theo các kỳ hạn. Ngân hàng Thương mại cổ phần Á
Châu (ACB) cũng tăng lãi suất tiền gửi VND cho tất cả kỳ hạn, mức tăng
có biên độ từ 0,24% đến 0,60%/năm.
Mới đây, lại đến Ngân hàng Công thương Việt Nam điều chỉnh biểu lãi
suất huy động USD. Còn Ngân hàng Thương mại cổ phần Các doanh
nghiệp Ngoài quốc doanh (VPBank) tăng lãi suất USD và VND ở tất cả kỳ
hạn.
Hiện tại, một số NHTM, trước hết là các NHTM cổ phần đã điều chỉnh
tăng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm. Có một thực tế, do đặc điểm
chung của các NHTM nước ta chủ yếu vẫn sử dụng công cụ lãi suất để
cạnh tranh với nhau. Trong khi đó các NHTM cổ phần, nói chung mạng
lưới và khả năng tiếp cận khách hàng có hạn chế hơn so với NHTM quốc
doanh. Ðể bù đắp, thông thường các ngân hàng này thường áp dụng mức
lãi suất có nhỉnh hơn so với các NHTM quốc doanh.
Những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8 (2006), người ta chứng kiến tình
hình nhiều ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh tăng lãi
suất huy động cả VND và USD.
Các ngân hàng thương mại Nhà nước và các công ty tài chính tuy không
tuyên bố tăng lãi suất, nhưng cũng chào mời các loại chứng từ có giá với
SVTH: Phạm Quang Hải 51
Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN
mức lãi suất cao hơn mức lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn và khuyến mãi
kèm các giải thưởng.
Chúng ta hãy xem xét từ thực tiễn ở Hà Nội và Tp. HCM (hai địa bàn
chiếm đến 70% tổng vốn huy động và hơn 50% dư nợ cho vay của toàn hệ
thống ngân hàng). Đến cuối tháng 7/2006, số dư vốn huy động từ các tổ
chức kinh tế-xã hội và dân cư của các tổ chức tín dụng Hà Nội đạt trên
175.000 tỷ đồng nhưng dư nợ cho vay chỉ gần 92.000 tỷ đồng.
Còn tại Tp.HCM, liên tục trong 7 tháng đầu năm hoạt động tăng trưởng
tín dụng trên địa bàn có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với các năm trước
đây trong khi huy động vốn tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao. Tỷ lệ sử
dụng vốn cho vay trực tiếp nền kinh tế trên vốn huy động của các ngân
hàng thương mại tại Tp. HCM hiện chỉ trên 80% (trước đây có lúc lên trên
90%).
Nhìn vào hiện tượng trên thì có vẻ đúng là lãi suất tăng không phải do
sức ép cung-cầu vốn, nhưng tại sao không cần vốn mà các ngân hàng vẫn
tăng lãi suất huy động.
Ta có thể xem xét lãi suất huy động tiền gửi dân cư của VCB và VP
Bank làm ví dụ
Bảng 2.1
LÃI SUẤT HUY ĐỘNG TIỀN GƯI DÂN CƯ CỦA VCB - 08/11/2006
Đơn vị: % / năm
1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng Không kỳ hạn
VND 6.24 6.84 7.44 7.8 8.04 8.4 2.4
USD 3.7 3.8 4.2 4.4 4.55 4.85 1.25
EUR 1.2 1.4 1.6 1.8 1.8 1.9 0.5
SVTH: Phạm Quang Hải 52
Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN
Bảng 2.2
BIỂU LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VỐN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
CHI NHÁNH HÀ NỘI & CHI NHÁNH THĂNG LONG CỦA VP-B
(Áp dụng từ ngày 10/07/2006)
LOẠI KỲ HẠN LÃI SUẤT VNĐ
(Áp dụng với cả tiền gửi và tiết kiệm)
Dưới 100 trđ 100-> dưới 500 trđ Từ 500 trđ trở lên
% tháng % năm % tháng % năm % tháng % năm
Không kỳ hạn 0.25 3.00 0.26 3.12 0.27 3.24
Kỳ hạn 01 tháng 0.60 7.20 0.61 7.32 0.62 7.44
Kỳ hạn 02 tháng 0.65 7.80 0.66 7.92 0.67 8.04
Kỳ hạn 03 tháng (lãi cuối kỳ) 0.71 8.52 0.72 8.64 0.73 8.76
- Trả lãi hàng tháng 0.70 8.40 0.71 8.52 0.72 8.64
Kỳ hạn 06 tháng (lãi cuối kỳ) 0.73 8.76 0.74 8.88 0.75 9.00
- Trả lãi hàng tháng 0.72 8.64 0.73 8.76 0.74 8.88
Kỳ hạn 09 tháng (lãi cuối kỳ) 0.75 9.00 0.76 9.12 0.77 9.24
- Trả lãi hàng tháng 0.73 8.76 0.74 8.88 0.75 9.00
Kỳ hạn 12 tháng (lãi cuối kỳ) 0.77 9.24 0.78 9.36 0.79 9.48
- Trả lãi hàng tháng 0.74 8.88 0.75 9.00 0.76 9.12
Kỳ hạn 13 tháng (lãi cuối kỳ) 0.78 9.36 0.79 9.48 0.80 9.60
- Trả lãi hàng tháng 0.75 9.00 0.76 9.12 0.77 9.24
Kỳ hạn 24 tháng (lãi cuối kỳ) 0.80 9.60 0.81 9.72 0.82 9.84
- Trả lãi hàng tháng 0.75 9.00 0.76 9.12 0.77 9.24
Kỳ hạn 36 tháng (lãi cuối kỳ) 0.82 9.84 0.83 9.96 0.84 10.08
- Trả lãi hàng tháng 0.75 9.00 0.76 9.12 0.77 9.24
1.1.2. Nguyên nhân của tình trạng này là gì?
Có thể đưa ra một số lý giải sau.
-Cơ cấu tiền gửi của các ngân hàng thương mại chưa vững chắc
- Phần lớn vốn sử dụng để cho vay của các ngân hàng là từ nguồn tiền
gửi của các tổ chức và tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Tiền gửi tiết kiệm tuy
phải trả lãi suất cao hơn nhưng đặc điểm của nguồn này có tính ổn định,
vững chắc.
SVTH: Phạm Quang Hải 53
Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN
Hiện nay, 55,4% vốn huy động của các ngân hàng thương mại ở Hà Nội
là của các tổ chức kinh tế-xã hội và các định chế tài chính (không phải các
tổ chức tín dụng). Tỷ lệ này ở Tp.HCM là 51%.
- Bên cạnh đó, tiền gửi của các doanh nghiệp, đặc biệt là các tổng công
ty lớn (từ hàng chục đến hàng ngàn tỷ đồng) cũng đều là nguồn vốn không
kỳ hạn hoặc ngắn hạn, bất cứ lúc nào cũng bị rút đột ngột.
Một chi nhánh Ngân hàng Công thương trên địa bàn Hà Nội có hơn
3.000 tỷ vốn huy động, trong đó 1.000 tỷ là tiền gửi ngắn hạn của một tổng
công ty Nhà nước. Ngân hàng này luôn nơm nớp lo nếu vì lý do nào đó
tổng công ty này rút số tiền trên thì ngay lập tức nguồn vốn huy động của
chi nhánh này giảm 1/3 và hậu quả của nó đối với việc cân đối vốn thì ai
cũng rõ.
- Tác động từ việc tăng lãi suất của FED
Đến ngày 29/6/2006 FED tăng lãi suất cơ bản lên mức 5,25%/năm, đây
là lần tăng thứ 17 trong vòng 2 năm qua kể từ tháng 6/2004. Lãi suất của
thị trường tài chính của các nước luôn tác động lẫn nhau. Lãi suất huy động
ngoại tệ trong nước lần lượt tăng theo các lần điều chỉnh của FED. Hiện lãi
suất huy động USD kỳ hạn 12 tháng cao nhất của ngân hàng thương mại đã
đến mức 5,1%/năm.
Bên cạnh đó, lãi suất ngoại tệ tăng gây sức ép lên lãi suất nội tệ. Nhiều
ngân hàng lo ngại người dân sẽ chuyển từ gửi nội tệ sang ngoại tệ khiến
ngân hàng thiếu hụt vốn nội tệ nên cũng phải tăng lãi suất nội tệ lên ở mức
tương đối có lợi cho người gửi tiền để duy trì nguồn vốn này.
- Sức ép cạnh tranh và mở rộng kinh doanh
Chúng ta đều biết tiền gửi là đầu vào sống còn trong hoạt động của ngân
hàng. Trong giới ngân hàng có câu: "Ai có nguồn vốn lớn, người ấy chiếm
lĩnh thị trường".
SVTH: Phạm Quang Hải 54
Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN
Sức ép cạnh tranh để giữ và phát triển nguồn vốn là rất gay gắt. Một số
ngân hàng thương mại cổ phần Hà Nội cho biết tại thời điểm này tuy không
thiếu vốn nhưng họ vẫn phải tăng lãi suất huy động vì sợ khách hàng rút
tiền sang các ngân hàng khác có lãi suất cao hơn.
Phó tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần nói: "Qua theo
dõi tình hình hiện nay, tôi thấy cứ chi nhánh nào có nguồn tiền gửi từ tổ
chức kinh tế- xã hội và dân cư lớn thì chi nhánh đó lỗ vì lãi suất huy động
cao, cho vay lại khó khăn, vốn thừa vẫn phải trả lãi cho tiền gửi. Nhưng
tính chung cả hệ thống thì chúng tôi vẫn phải tăng lãi suất vì sụt giảm tiền
gửi không những hoạt động tín dụng trở nên bấp bênh mà còn mất khách
hàng với những nhu cầu sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng".
- Bù đắp cho rủi ro trong hoạt động tín dụng
Trong bối cảnh nền kinh tế đang trong chặng đầu của tiến trình hội
nhập, rủi ro tín dụng ngày càng tăng. Tỷ lệ nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 thể
hiện trên bản cân đối của các ngân hàng thương mại hiện phần lớn ở mức
dưới 5%/tổng dư nợ, nhưng các khoản nợ nhóm 2 (các khoản nợ quá hạn
dưới 90 ngày và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời
hạn nợ đã cơ cấu lại...) đang có xu hướng tăng. Một vài ngân hàng thương
mại Nhà nước tỷ lệ nợ nhóm 2 đến nhóm 5 đã trên mức 20%/tổng dư nợ
cho vay.
Theo phản ánh của một số ngân hàng, các khoản cho vay đối với doanh
nghiệp Nhà nước đang có dấu hiệu tiếp tục tăng do khối xây dựng, giao
thông đã hết thời hạn cơ cấu lại nợ nhưng vẫn không thanh toán được nợ.
Nợ xấu cũng xuất hiện một số doanh nghiệp xuất khẩu nhạy cảm với những
biến động của thị trường. Bên cạnh đó nợ đọng trong cho vay lĩnh vực bất
động sản cũng không phải là ít...
SVTH: Phạm Quang Hải 55
Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN
Tình hình này có thể cũng là một trong những nguyên nhân khiến các
ngân hàng tiếp tục tăng cường thu hút tiền gửi để bù đắp phần vốn đang nợ
đọng và đảm bảo khả năng thanh khoản của mình.
1.2. Thực trạng quản lý tiền gửi tại các NHTM Việt Nam
Chắc chắn rằng không phải người gửi tiền nào cũng hành xử giống hệt
nhau. Một số người chọn gửi tiền vào những ngân hàng có lãi suất huy
động cao, nhưng bù lại thì họ sẽ phải lo lắng nhiều hơn về những thông tin
thất thiệt hay nguy cơ đổ bể thật sự của ngân hàng mình chọn. Ngược lại,
có những người muốn ít phải lo lắng hơn về những vấn đề trên thì lại chọn
những ngân hàng có uy tín cao hơn để gửi tiền. Hiện nay, gửi tiền tại các
ngân hàng là vẫn là phương thức được ưa thích nhất của đại đa số nhân
dân. Việc lựa chọn ngân hàng tùy thuộc vào thái độ của mỗi người đối với
hai yếu tố rủi ro và lãi suất. Hai yếu tố này phụ thuộc nhiều vào mô hình
quản lý tiền gửi của NHTM.
Trong việc quản lý tiền gửi, chi phí và quy mô là hai vấn đề mà các nhà
quản lý ngân hàng luôn phải tìm cách giải quyết. Đúng ra việc quản lý này
về cơ bản phải theo những quy luật của cung-cầu vốn và chiến lược kinh
doanh của ngân hàng. Nhưng hiện nay một số ngân hàng Việt Nam lại đang
phải quản lý tiền gửi theo sức ép của sự cạnh tranh và đảm bảo khả năng
thanh khoản.
Hậu quả của tình hình này là lợi nhuận ngân hàng sẽ giảm, thậm chí có
ngân hàng sẽ lỗ hoặc các ngân hàng phải tăng mạnh lãi suất cho vay để bù
đắp chi phí tiền gửi quá lớn.
Cả hai điều này đều bất lợi cho bản thân các ngân hàng và nền kinh tế.
2. Khả năng ứng dụng các mô hình quản lý tiền gửi tại
NHTM Việt Nam.
SVTH: Phạm Quang Hải 56
Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN
2.1. Quản lý lãi suất
Trước đây, ở Việt Nam trong cơ chế quản lý theo kế hoạch tập trung lãi
suất tiền gửi và cho vay và NHNN ấn định vả được ổn định trong một thời
gian dài, vì vậy không xuất hiện rủi ro lãi suất hoặc rủi ro không đáng kể.
Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, tính ổn định của lãi suất dần
dần bị phá vỡ. Cuối những năm 1990, lãi suất quy định của NHNN đã thay
đổi thường xuyên hơn 4,5 lần 1 năm. Ngày 1/6/2002 là mốc đáng chú ý khi
Thống đốc Lê Đức Thuý công bố thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận với
các tổ chức tín dụng. Đây được coi là bước điều chỉnh căn bản trong việc
quản lý lãi suất. Với cơ chế mới, các ngân hàng thương mại sẽ buộc phải
cạnh tranh gay gắt hơn, quyết liệt hơn, và phải lao vào một cuộc chạy đua
tăng lãi suất huy động. Cũng theo cơ chế này, rủi ro lãi suất sẽ bộc lộ rõ
nét, đòi hỏi các NH phải quan tâm và có những giải pháp thích hợp nhằm
hạn chế tổn thất. Đây được coi là một bước điều chỉnh căn bản trong việc
quản lý lãi suất, một bước tiến dài trong việc điều hành chính sách tiền tệ
của nước ta.
Việc áp dụng cơ chế tự do hóa lãi suất đã tạo điều kiện tốt cho sự phát
triển của hệ thống ngân hàng và là bước tiến quan trọng của quá trình tự do
hóa tài chính ở VN. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi tích cực thì việc
thực hiện tự do hóa lãi suất trong thời gian qua cũng nảy sinh một số vấn đề
bất cập trong quản lý lãi suất và khó khăn cho hệ thống ngân hàng VN như
việc NHNN công bố lãi suất cơ bản nhằm định hướng lãi suất thị trường
trong thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế, các NHTM cổ phần tiềm lực
về tài chính còn hạn chế phải đối mặt khi tiến hành tự do hóa lãi suất.
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa được chú ý đúng mức ở các
NHTM, trong một số ngân hàng, bộ phận kiểm soát nội bộ tồn tại mang
tính hình thức, không phát hiện được những sai sót của bộ phận điều hành
hoặc nếu có phát hiện ra thì cũng không xử lý được. Đây là vấn đề mà hệ
SVTH: Phạm Quang Hải 57
Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN
thống ngân hàng VN cần có biện pháp khắc phục vì nó liên quan mật thiết
đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, nhất là trong vấn đề quản lý lãi
suất của hoạt động tín dụng.
Hiện nay ở Việt Nam vẫn đang áp dụng mô hình quản lý lãi suất theo
phương pháp lãi suất thả nổi có sự quản lý của nhà nước. Việc áp dụng mô
hình đó là đúng đắn trong hoàn cảnh hệ thống Ngân hàng – tài chính của
nước ta vẫn còn mới mẻ, rủi ro vẫn còn cao, pháp luật liên quan đến các
hoạt động tiền tệ vẫn còn chưa thực sự ổn định.
2.2. Quản lý quy mô và cơ cấu
Mỗi Ngân hàng đều có quy mô và cơ cấu nguồn vốn riêng. Những
NHTM lớn có quy mô vốn lớn sẽ có quy mô và tốc độ tăng trưởng khác với
các NHTM nhỏ tiềm lức yếu hơn. Từ đó mỗi NHTM sẽ có mục tiêu phát
triển khác nhau
Xét hai bảng cơ cấu vốn năm 2005 của Ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu ACB.
Bảng 2.3
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ( BIDV)
Đơn vị : triệu đồng
Nguån vèn 31/12/2005
% so víi Σ
vèn vay
% so víi Σ
NV
Vèn vay
TiÒn göi thanh to¸n cña Kho b¹c NN & tæ chøc
tÝn dông kh¸c
TiÒn göi cã kú h¹n vµ tiÒn vay tõ Bé Tµi chÝnh vµ
NHNN VN
TiÒn göi cã kú h¹n vµ tiÒn vay tõ c¸c tæ chøc tÝn
dông kh¸c
C¸c nguån vèn vay kh¸c
TiÒn göi kh¸ch hµng vµ c¸c kho¶n ph¶i tr¶ kh¸ch
hµng
6.225.054
8.752.256
1.759.969
8.142.448
87.025.709
5,56
7,82
1,57
7.28
77.77
5,26
7,39
1,49
6,87
73,48
SVTH: Phạm Quang Hải 58
Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN
Tr¸i phiÕu ®ang ®îc chµo b¸n
Tæng vèn vay 111.905.436 100 94,49
% so víi Σ
vèn chñ
% so víi Σ
NV
Vèn chñ së h÷u
Vèn ®iÒu lÖ
Vèn kh¸c
Quü chªnh lÖch tû gi¸ do chuyÓn ®æi b¸o c¸o tµi
chÝnh
C¸c quü dù tr÷
Lîi nhuËn ®Ó l¹i
3.970.997
741.985
50.859
1.652.057
114.963
60,80
11,36
0,78
25,3
1,76
3,35
0,63
0,04
1,39
0,10
Tæng vèn chñ së h÷u 6.530.861 100 5,51
Tæng céng 118.436.297 100
Trong tổng vốn của BIDV, vốn nợ chiếm tới 94,49%, vốn chủ sở hữu chỉ
chiếm 5,51%. Tiền gửi của khách hàng và các khoản phải trả khách hàng
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn của BIDV ( 77,77% tổng vốn vay
và 73,48% trong tổng vốn). Các khoản tiền vay từ các nguồn chiếm khoảng
15% tổng vốn. Còn tỷ trọng các nguồn khác là không đáng kể.
Bảng 2.4
Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu ACB:
Đơn vị: triệu đồng
Nguån vèn
% so víi Σ
vèn vay
% so víi Σ
NV
TiÒn vay tõ Ng©n hµng Nhµ níc ViÖt Nam
TiÒn göi vµ tiÒn vay tõ c¸c tæ chøc tÝn dông trong
níc
Vèn nhËn tõ ChÝnh phñ, c¸c tæ chøc quèc tÕ vµ tæ
chøc kh¸c
TiÒn göi cña kh¸ch hµng
Nî kh¸c
ThuÕ thu nhËp doanh nghiÖp ph¶i nép
967.312
1.123.576
265.428
19.984.920
630.026
18.396
4,21
4,89
1,15
86,93
2,74
0,08
3,985
4,628
1,093
82,334
2,595
0,076
Tæng nî 22.989.658 100 94,71
Vèn vµ c¸c quü
% so víi Σ
vèn chñ
% so víi Σ
NV
Vèn ®iÒu lÖ
C¸c quü dù tr÷
948.316
138.973
73,9
10,83
3,91
0,57
SVTH: Phạm Quang Hải 59
Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN
Lîi nhuËn cha ph©n phèi 195.917 15,27 0,81
Tæng vèn vµ c¸c quü 1.283.206 100 5,29
Tæng céng nguån vèn 24.272.864 100
Cơ cấu vốn của ngân hàng ACB cũng tương tự như của BIDV, với tỷ lệ
vốn nợ là chủ yếu (94,71% trong tổng vốn), trong đó tiền gửi của khách
hàng còn chiếm tới 82,33%, cao hơn BIDV là gần 10%. Tiền vay từ NHNN
cũng như các tổ chức tín dụng khác là 8% (thấp hơn BIDV khoảng 7%).
Các NHTM sẽ xây dựng những chiến lược phát triển riêng cho mình
trong từng giai đoạn để quản lý một cách có hiệu quả nhất và tránh tổn thất.
2.3. Quản lý kỳ hạn
Hiện nay hệ thống NHTM Việt Nam thực hiện khá tốt hoạt động này.
Cụ thể trong tiền gửi tiết kiệm có: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi kỳ hạn 3
tháng, tiền gửi kỳ hạn 6 tháng (ví dụ: trong bảng 2.1 và 2.2), đó là kỳ hạn
danh nghĩa. Nhiều người gửi tiết kiệm tại một NH với kỳ hạn danh nghĩa 6
tháng, song khoản tiền gửi có thể được duy trì nhiều lần 6 tháng (các kỳ
hạn 6 tháng nối tiếp nhau, người gửi không rút tiền ra khỏi NH) và trên
thực tế trở thành khoản tiền gửi trung và dài hạn, đó là kỳ hạn thực. Nhìn
chung các NHTM rất linh hoạt trong quản lý kỳ hạn, nhằm tạo cho những
người gửi tiền có được tiện ích phù hợp nhất với mục đích của họ và cũng
để tăng khả năng huy động vốn, đặc biệt là tiền gửi trong xã hội.
2.4. Phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn
Các NHTM hiện này đặc biệt chú trọng tới nguồn tiền gửi khi phân tích
tính thanh khoản của nguồn vốn. Các NHTM luôn luôn phải xác định cung
và cầu thanh khoản cũng như những nhân tố tác động tới cung - cầu thanh
khoản. Ta đã biết nếu một NH dựa quá nhiều vào các nguồn quỹ vay mượn
trên thị trường để giải quyết các nhu cầu thanh khoản có thể phải đối mặt
với những rủi ro thanh khoản rất lớn. Hoạt động quản lý tài sản nợ của mỗi
NH còn phải dựa vào danh tiếng của NH trên thị trường, chất lượng thị
trường tiền tệ và trạng thái thanh khoản chung của hệ thống tài chính để
SVTH: Phạm Quang Hải 60
Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN
quản lý thanh khoản. Điều đó đòi hỏi các nhà quản lý NH phải kết hợp lựa
chọn thích hợp giữa phương pháp sử dụng các tài sản có lỏng dự trữ để đáp
ứng nhu cầu thanh khoản với giải pháp tìm kiếm các nguồn thanh khoản
trên thị trường. Ta có thể xem xét cơ cấu vốn vay và vốn chủ của BIDV và
ACB trong bảng 2.3 và 2.4 ở trên. Hiện nay các NH rất tập trung mở rộng
và khai thác thị trường cá nhân (thị trường bán lẻ), trong đó tiền gửi cá
nhân là một trong những nguồn vốn chủ yếu chiến lược của các NHTM.
Tuy nhiên trong xu hướng hiện nay các NH cũng thực hiện đa dạng hóa
nguồn vốn cũng nhằm tăng khả năng thanh khoản cho mỗi NH
Trước diễn biến trên thị trường tiền tệ hết sức phức tạp như chúng ta đã
phân tích ở trên, đặc biệt trong thời gian gần đây, thị trường tiền tệ đang có
dấu hiệu nóng lên, trước sức ép về lạm phát leo thang, cùng với đó là
những điều chỉnh gia tăng về lãi suất huy động vốn, cạnh tranh thu hút tiền
gửi và các chiến dịch khuyến mại, mở rộng màng lưới, phát triển dịch vụ
ngân hàng. Đó là một sức ép không nhỏ lên hệ thống NHTM Việt Nam
cũng như toàn bộ nên kinh tế. Nguồn tiền gửi có quan hệ mật thiết tới hoạt
động của các NHTM, là nguồn quan trọng nhất của mỗi NHTM. Do đó các
NH luôn luôn phải có những chiến lược nhằm huy động nguồn vốn này
một cách triệt để nhất, tránh gây lãng phí cho toàn bộ nền kinh tế, cũng như
phải thực hiện quản lý nguồn vốn quan trọng này sao cho thật hiệu quả. Đó
vẫn là một câu hỏi lớn cho hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay.
SVTH: Phạm Quang Hải 61
Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN
KẾT LUẬN
Cùng với sự lớn mạnh của đất nước, hệ thống Ngân hàng nước ta cũng
đã ngày càng phát triển và tự khẳng định vai trò quan trọng của mình trong
nền kinh tế. Thực tế vài năm qua cho thấy hệ thống NHTM Việt Nam đã
thực hiện khá tốt chức năng trung gian tài chính của mình. Điều này có
được là nhờ hoạt động tương đối hiệu quả của hệ thống NHTM trong việc
thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi để đưa vào nền kinh tế, phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh, từ đó đã thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế nước
nhà.
Với việc nghiên cứu đề tài này, em đã có điều kiện tiếp cận sâu hơn đối
với hoạt động huy động vốn của một NH, mà trong phạm vi đề án đó là huy
động tiền gửi và các mô hình quản lý tiền gửi trong các NHTM. Qua tìm
hiểu lý luận chung cũng như liên hệ với thực tiễn em đã có được cái nhìn
tổng quát hơn về bức tranh kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong hệ thống
NHTM Việt Nam. Tuy nhiên cùng với những thành công có được như đã
nêu trên, hệ thống NHTM Việt Nam vẫn còn nhiều điểm bất cập trong khâu
huy động và quản lý tiền gửi. Trước thềm hội nhập kinh tế thế giới, để có
thể cạnh tranh được với các NH nước ngoài, đưa nền kinh tế nước nhà
bước lên một tầm cao mới thì hệ thống NHTM Việt Nam cần phải thực sự
chuyển mình, phải nỗ lực hơn nữa, hoạt động hiệu quả cao hơn nữa mới có
thể đáp ứng những đòi hỏi của thời đại.
Do phạm vi nghiên cứu còn hạn chế, cũng như kiến thức bản thân có
hạn, nên em cũng chưa thể có được những nhận xét sâu sắc, những đánh
giá thực sự sắc sảo về bức tranh hệ thống NHTM.
Em xin chân thành cảm ơn cô đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này, em
cũng rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của cô trong những đề án
tiếp theo.
SVTH: Phạm Quang Hải 62
Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đoàn Thanh Hà - Lý Hoàng Ánh, 2006, Ngân Hàng Thương Mại, NXB
Thống Kê.
2. Edward W.Reed & Edward K.Gill, Biên dịch Lê Văn Tề - Hồ Diệu,
2004, Ngân Hàng Thương Mại, NXB Thống Kê.
3. Kỷ yếu hội thảo khoa học, 2005, Một số vấn đề cơ bản của Việt Nam
giai đoạn 2006-2010, NXB Thống kê.
4. Lê Văn Tề - Nguyễn Thị Xuân Liễu, 1999, Quản trị Ngân hàng thương
mại, NXB Thống Kê.
5. Lê Văn Tư, 2005, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính.
6. Luật các tổ chức tín dụng ( 1997).
7. Minskin, 2001, Tiền tệ - Ngân hàng và thị trường tài chính, NXB
Thành phố Hồ Chí Minh.
8. TS. Nguyễn Hữu Tài (Chủ biên), 2002, Giáo trình Lý thuyết Tài chính
– Tiền tệ, NXB Thống Kê.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 1997, Ngân hàng với chiến lược huy
động vốn phục vụ cho CNH-HĐH đất nước.
10. Nguyễn Thị Mùi, 2006, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài
Chính.
11. Nguyễn Thị Mùi (Chủ biên), Trần Thị Thu Hiền - Đặng Thị Ái, 2004,
Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.
12. Niên giám Tài chính tiền tệ - Việt Nam, 2005, NXB Tài chính.
13. Phan Thị Thu Hà (Chủ biên) - Nguyễn Thị Thu Thảo, 2006, Ngân
hàng thương mại, NXB Thống kê.
SVTH: Phạm Quang Hải 63
Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN
14. Peter S.Rose, 2004, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính.
15. Phạm Xuân Lập, 2001, “Huy động vốn của NHTM - Những vấn đề đặt
ra cần giải quyết”, Tạp chí Ngân hàng, số 8-9, trang 18-19.
16. Hệ thống báo và tạp chí ngành Ngân hàng.
SVTH: Phạm Quang Hải 64
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan ly gui tien tai NHTM VN.pdf