Đề án Mô hình tập đoàn kinh tế Chaebol Hàn Quốc. Bài học kinh nghiệm và chính sách phát triển mô hình tập đoàn kinh tế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Từ thập niên 70 Chaebol đã trở thành đặc sản của nền kinh tế Hàn Quốc. Với vai trò đầu tàu Chaebol đã kéo cả nền kinh tế thành công , góp công lớn trong sự phát triển kì diệu của Hàn Quốc mà người ta gọi là “thần kì sông Hàn”. Không thể phủ nhận những ưu điểm của mô hình này cộng với những thuận lợi vào thời điểm mô hình áp dụng đã đưa kinh tế Hàn Quốc bước sang một thời kì mới. Nhưng không có mô hình nào là hoàn hảo, Chaebol cũng vậy. Bản thân nó còn tồn tại nhiều nhược điểm đòi hỏi phải có thời gian và biện pháp phù hợp. Người ta đã từng đặt câu hỏi có nên xóa bỏ hẳn Chaebol trong đời sống kinh tế của Hàn Quốc, câu trả lời là không thể vì vai trò và ảnh hưởng quá quan trọng của nó trong nền kinh tế và trong chính nhận thức của người dân Hàn. Người ta chỉ có thể tìm ra những biện pháp khắc phục những điểm yếu của nó và hạn chế những căn bệnh được coi là cố hữu của mô hình này. Qua phân tích nghiên cứu ta có thể thấy rằng Việt Nam có thể học tập nhiều điều từ mô hình Chaebol Hàn Quốc. Nhưng do điều kiện của hai nước khác nhau và thời gian phát triển mô hình tập đoàn cũng khác nhau nên chúng ta không thể máy móc làm theo mô hình này. Quan trọng là chúng ta tìm ra những điểm mạnh để học tập và những bất cập nên tránh của mô hình Chaebol từ đó có biện pháp phù hợp để phát triển với mục tiêu không xa là xây dựng được mô hình tập đoàn mang đặc sắc Việt Nam.

doc26 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2314 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Mô hình tập đoàn kinh tế Chaebol Hàn Quốc. Bài học kinh nghiệm và chính sách phát triển mô hình tập đoàn kinh tế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu 1)Tính tất yếu phải nghiên cứu đề tài này: Hiện nay khu vực hóa và toàn cầu hóa đang là xu hướng chi phối chủ yếu trong thế giới hiện đại. Mỗi quốc gia đều đặt mục tiêu phải chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Quá trình đó đòi hỏi các quốc gia phải có một đầu tàu kinh tế thực sự thúc đẩy nền kinh tế đi lên mạnh mẽ, đủ sức cạnh tranh với nước ngoài và tìm được chỗ đứng trên thị trường thê giới vốn rộng mở nhưng vô cùng khắc nghiệt. Những đầu tàu kinh tế đó chính là các tập đoàn kinh tế. Tại các nước trên thế giới tập đoàn kinh tế đã có bề dày lịch sử từ hàng trăm năm nay và thực sự đã trở thành một nhân tố vô cùng quan trọng trong nền kinh tế. Còn ở Việt Nam khái niệm tập đoàn kinh tế chỉ mới xuất hiện từ những năm cuối của thế kỷ trước. Chính vì thế những nghiên cứu về tập đoàn kinh tế ở Việt Nam cả về lý luận và thực tiễn đều có nhiều hạn chế. Vì vậy việc nghiên cứu mô hình tập đoàn kinh tế trở thành một tất yếu khách quan. Việt Nam thuộc Châu Á- khu vực trong những năm gần đây được đánh giá là năng động nhất thế giới. Cả thế giới đã phải hướng sự chú ý của mình vào Châu Á khi chứng kiến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của châu lục này . “Sân khấu thế giới đang dịch chuyển sang Châu Á” –đó là đánh giá mới đây nhất của các nhà kinh tế thế giới. Và đóng vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế Châu Á phải kể đến khu vực Đông Bắc Á với 3 nền kinh tế Nhật Bản ,Trung Quốc, Hàn Quốc. Có một đặc điểm chung đáng lưu ý nhất ở các quốc gia này là nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế của họ đó chính là các tập đoàn kinh tế. Ở Nhật Bản nó có tên gọi Zaibatsu, ở Trung Quốc là Jituan Gongsi và ở Hàn Quốc được gọi là Chaebol. Đây là 3 mô hình tập đoàn kinh tế tiêu biểu nhất ở Châu Á. Đề án này được nghiên cứu xuất phát từ nhận thức quan trọng của mô hình tập đoàn kinh tế trong nền kinh tế thế giới hiện đại. Đề án chỉ xin nghiên cứu một mô hình tập đoàn tiêu biểu và từ đó rút ra những định hướng cho phát triển mô hình tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. Tên đề án: “Mô hình tập đoàn kinh tế Chaebol Hàn Quốc. Bài học kinh nghiệm và chính sách phát triển mô hình tập đoàn kinh tế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Mô hình tập đoàn kinh tế Chaebol của Hàn Quốc từ lâu đã được đánh giá là một mô hình tập đoàn kinh tế điển hình. Nhờ có các Chaebol mà nền kinh tế Hàn Quốc mới có thể trỗi dậy trong một thời gian ngắn. Hai thập kỷ 60 và 70 chứng kiến sự phát triển đỉnh cao nhất của mô hình này và đó cũng là thời kỳ mà Hàn Quốc cùng với Đài Loan lập được hai trong số thành tích kinh tế xuất sắc nhất Châu Á ,và có lẽ trong số đó có những thành tích xuất săc vào bậc nhất thế giới. Cho nên khi nghiên cứu về mô hình tập đoàn ta không nên bỏ sót mô hình này. Bên cạnh đó, Hàn Quốc hiện nay được coi là đối tác thương mại và đầu tư lớn thứ 4 ở Việt Nam. Nền kinh tế của Hàn Quốc hiện nay vẫn bị chi phối chủ yếu bởi hệ thống các Chaebol. Cho nên nghiên cứu mô hình này là rất cần thiết. 2)Mục đích nghiên cứu: Việt Nam hiện nay các tập đoàn kinh tế mới được hình thành và phát triển nên vấp phải nhiều hạn chế. Nghiên cứu về Chaebol- một trong những mô hình tập đoàn kinh tế tiêu biểu nhất Châu Á sẽ giúp chúng ta hiểu rõ , rút kinh nghiệm và đưa ra chính sách cũng như biện pháp hiệu quả để phát triển mô hình tập đoàn phù hợp với xu thế nhưng vẫn đặc sắc Việt Nam. Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ toàn diện đến nay đã được 16 năm. Qua thời gian đó Hàn Quốc đã trở thành một trong những đối tác quan trong nhất của Việt Nam. Nghiên cứu các tập đoàn mà ảnh hưởng của nó chi phối toàn bộ nền kinh tế Hàn Quốc sẽ giúp ta có những đối sách phù hợp trong quá trình hợp tác kinh tế với nước này và góp phần thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ kinh tế nói riêng và mối quan hệ toàn diện nói chung Việt Nam-Hàn Quốc. 3) Đối tượng-phạm vi: Hiện nay ở Hàn Quốc có khoảng trên 30 Chaebol lớn nhỏ, nhưng chỉ có khoảng 5 Chaebol chi phối chủ yếu nền kinh tế Hàn Quốc. Đề án này nghiên cứu về 3 trong số 5 Chaebol này. Đó là các Chaebol: Samsung, Hyundae, Daewoo. Các Chaebol ở Hàn Quốc ra đời từ những năm 50 ở Hàn Quốc nên phạm vi nghiên cứu sẽ được bắt đầu từ khi các Chaebol được ra đời cho đến nay. Bên cạnh đó đề án cũng nghiên cứu về các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam từ giai đoạn hình thành cho đến nay. 4) Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề án là phương pháp thu thập số liệu, phân tích, tổng hợp … 5) Kết cấu đề án: Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì đề án gồm 4 chương sau đây: Chương 1:Tổng quan về mô hình tập đoàn kinh tế nói chung và Chaebol Chương 2: Thực trạng về tập đoàn kinh tế Chaebol ở Hàn Quốc Chương 3: Giải pháp khắc phục những nhược điểm trong mô hình tập đoàn kinh tế Chaebol ở Hàn Quốc. Chương 4: Tập đoàn kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 1: Tổng quan về tập đoàn kinh tế nói chung và Chaebol 1.1 Khái niệm tập đoàn kinh tế và một số đặc điểm chung của tập đoàn kinh tế: 1.1.1 Khái niệm tập đoàn kinh tế(TĐKT): Các nhà kinh tế thế giới đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về TĐKT: - Thứ nhất: TĐKT là tập hợp các công ty hoạt động kinh doanh trên các thị trường khác nhau dưới sự kiểm soát về tài chính hoặc quản trị chung, trong đó các thành viên của chúng ràng buộc với nhau bằng các mối quan hệ tin cậy lẫn nhau trên cơ sở sắc tộc hoặc bối cảnh thương mại.(Left,1978) - Thứ hai: TĐKT là một hệ thống công ty hợp tác thường xuyên với nhau trong một thời gian dài (Powell and Smith Doesr,1934) - Thứ ba: TĐKT dựa trên hoạt động cung ứng sản phẩm dịch vụ thông qua ràng buộc trung gian, một mặt ngăn ngừa sự liên minh ngắn hạn giữa các công ty, mặt khác ngăn ngừa một nhóm công ty sát nhập với nhau để hình thành một tổ chức duy nhất.(Granovette,1994) Theo luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 thì tập đoàn kinh tế được xếp là một thành phần trong nhóm công ty,cụ thể như sau: Nhóm công ty là một tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Thành phần của nhóm công ty gồm có: - Công ty mẹ, công ty con. - Tập đoàn kinh tế. - Các hình thức khác. Theo Viện nghiên cứu Quản lí kinh tế Trung ương CIEM thì: Khái niệm tập đoàn kinh tế được hiểu là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau, có quan hệ về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia. Trong mô hình này “công ty mẹ”nắm quyền lãnh đạo, chi phối “công ty con” về tài chính và chiến lược phát triển. 1.1.2 Một số đặc điểm chung của các tập đoàn kinh tế: -   Là tập hợp các doanh nghiệp liên kết với nhau thông qua quan hệ về đầu tư vốn. -   Bản thân tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân mà là hình thức liên kết các pháp nhân độc lập là công ty mẹ và các công ty con hay các doanh nghiệp liên kết trong tập đoàn. -   Công ty mẹ và các công ty con phải tự chịu trách nhiệm về việc đầu tư trong khoản vốn mà mình bỏ ra. -   Công ty mẹ có thể thực hiện cả hai chức năng là sản xuất kinh doanh và đầu tư tài chính hay kinh doanh vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác. -   Quy mô của tập đoàn tương đối lớn và hoạt động đa dạng, đa nghành. -   Quan hệ giữa công ty mẹ với các công ty con và các doanh nghiệp liên kết ở các tầng nấc khác nhau phụ thuộc vào mối liên kết của các doanh nghiệp trong tập đoàn. 1.2 Chaebol ( ): 1.2.1 Khái niệm về Chaebol: Chaebol được coi là một mô hình tập đoàn đặc trưng của Hàn Quốc nên nó đã trở thành một danh từ riêng để chỉ mô hình này. Chaebol thông thường được định nghĩa: đó là tổ hợp công nghiệp một biến thể thuộc sở hữu của các gia đình ở Hàn Quốc. Mỗi Chaebol gồm khoảng 40-50 công ty tuy không có liên hệ với nhau về mặt kinh tế, kĩ thuật nhưng lại thuộc sở hữu của cùng một gia đình. Về kết cấu các Chaebol của Hàn Quốc là các conglomerate (tập đoàn) gia đình trong đó các thành viên của gia đình đóng vai trò chủ đạo. Về nguồn gốc truyền thống chúng vẫn là các doanh nghiệp kiếu gia đình phong kiến di thực lại và phát triển lên dưới chế độ tư bản chủ nghĩa .Các dòng họ tạo lập ban đầu là những tộc trưởng tạo dựng công ty, do đó cơ cấu tổ chức của nó mang hình thức tập đoàn đẳng cấp. 1.2.2 Đặc trưng của Chaebol: Xét về cơ chế quản lý thì mỗi Chaebol lại có phương thức quản lí riêng nhưng nói chung các Chaebol đều có những đặc trưng chủ yếu sau: +) Trong cơ cấu của Chaebol, các công ty thành viên hoạt động kinh doanh chuyên ngành hoặc đa ngành. +) Khác với tập đoàn công nghiệp của phương Tây, mọi quyết định quan trọng của Chaebol đều chỉ được quyết định ở cấp cao nhất- tức là chủ tịch và mọi nhân viên đều phải tuân thủ. Tuy vậy các quan chức cũng có vai trò quan trọng và đóng góp không nhỏ trong việc ra quyết định. +) Cơ cấu nhân sự trong các Chaebol nổi rõ lên là sự phân cấp, phân tầng rõ rệt theo kiểu “pyramid scheme” (hệ thống kiểu kim tự tháp). Loại tổ chức này tạo nên sự thống nhất chặt chẽ trong hoạt động và thúc đẩy mọi thành viên luôn nỗ lực để đạt đựoc kết quả cao trong vị trí của mình và phấn đấu lên vị trí cao hơn trong cơ cấu đó. Tuy nhiên cách tổ chức này không tránh khỏi những hạn chế của một cơ chế quản lí truyền thống là tính cứng nhắc và thiếu sự điều chỉnh linh hoạt. +) Mức độ chi phối trong các Chaebol tương đối chặt chẽ và chủ yếu do người sáng lập và hậu duệ của họ. +) Về sở hữu, các Chaebol duy trì chế độ sở hữu theo huyết thống, tức là do các cá nhân sáng lập ra nó kiểm soát và tuân thủ theo kiểu truyền thống là cha truyền con nối. Các thành viên trong gia đình theo thứ tự (thường là con trai cả của gia đình thay cha nắm quyền kiểm soát và quản lý tài sản để kế tục sự nghiệp của cha ông để lại). Theo "Uỷ ban buôn bán công bằng Hàn Quốc" thì phần sở hữu của các gia đình trong 30 Chaebol lớn nhất tăng từ 43,8% (năm 1995) lên 44,1% (năm 1996). 1.2.3 Nguồn gốc hình thành và phát triển của các Chaebol: - Mặc dù cho đến những năm 1960 chương trình phát triển công nghiệp quan trọng của Hàn Quốc vẫn chưa được bắt đầu nhưng người ta đã tìm thấy nguồn gốc của việc hình thành những doanh nghiệp trong nền kinh tế mang màu sắc chính trị từ những năm 1950. Đã có một số người Hàn sở hữu và quản lí những công ty khá lớn trong suốt thời kì cai trị của Nhật Bản.Sau khi thoát khỏi sự đô hộ của Nhật thì có những người Hàn Quốc đã chiếm được những tài sản trong các doanh nghiệp Nhật và vài người trong số họ đã phát triển nó thành các Chaebol vào thập niên 90. - Các công ty đó chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ và hợp tác hình thành nên tập đoàn bắt đầu từ thời kì tổng thống Park Chung Hee (nhiệm kì 1961-1979) . Ông đã áp dụng mô hình tương tự như Zaibatsu – được phát triển ở Nhật trong suốt thời kì Meiji Era. Khác biệt giữa mô hình Chaebol và mô hình Zaibatsu: + Chaebol được điều hành bởi gia đình trong khi Zaibatsu lại được điều hành bởi những nhóm các nhà quản lý chuyên nghiệp. + Ở các Chaebol quyền lực tập trung trong tay chính những người sở hữu,còn ở Zaibatsu có sự phân quyền và kết hợp chặt chẽ với các cổ đông. + Chaebol thường hình thành những công ty con để sản xuất các sản phẩm phục vụ xuất khẩu, trong khi các tập đoàn lớn của Nhật lại thường thuê các nhà đấu thầu bên ngoài. - Chaebol đã trải qua thời kì phát triển thần kì bắt đầu từ những năm 1960 gắn chặt với mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu của Nam Hàn. Thập niên 50 và đầu 60 sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là bông và sợi; thập niên 70 và 80 là sản phẩm công nghiệp nặng và hóa chất; thập niên 90 là các sản phẩm điện lạnh và công nghệ cao. - Thời gian gần đây bên cạnh những Chaebol truyền thống, đã xuất hiện những tập đoàn mức trung bình ở Hàn Quốc. Ví dụ như Appeal Telecom được sáng lập bởi Lee Ga Hyoung –một cựu viên chức của Samsung. Appeal Telecom đang sản xuất và quảng bá sản phẩm điện thoại di động và sắp tới sẽ mở rộng lĩnh vực hoạt động của nó. Ở Đức những tập đoàn kiểu tương tự như vậy đã đóng góp lớn cho nền kinh tế nên người ta cho rằng hoàn toàn có lí do gì để những tập đoàn này giành được vị trí quan trọng trong nền kinh tế Hàn Quốc. - Sự hình thành của ba Chaebol lớn nhất Hàn Quốc: +) Samsung ( nghĩa là 3 ngôi sao): là tập đoàn lớn nhất của Hàn Quốc ,được sáng lập bởi Lee Byung Chul-con trai một địa chủ. Năm 1938 Lee thành lập công ty tại Daegu lấy tên là Samsung. Trải qua quá trình lâu dài Samsung từ một công ty vận tải và kinh doanh bất động sản đã mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình :thành lập công ty sản xuất đường tinh luyện (1953), giành được quyền kiểm soát với một số ngân hàng thương mại và công ty bảo hiểm (những năm 1950), sản xuất sản phẩm điện máy (những năm 1960) đến nay Samsung đã trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới. + Hyundae ( nghĩa là hiện đại): chính thức được đổi tên vào năm 1976, người sáng lập là ông Chung Yu Jung. Tiền thân của Hyundae ban đầu là một công ty sửa chữa ô-tô, rồi đến công ty xây dựng, đóng tàu. Với sự mở rộng cả về quy mô và kĩnh vực hoạt động hiện nay Hyundae là tập đoàn rất lớn hoạt đông đa ngành nghề. + Daewoo ( nghĩa là đại vũ): được thành lập vào những năm 1960, người sáng lập là ông Kim Woo Chung. Lĩnh vực ban đầu và chủ yếu của DaeWoo là các ngành công nghiệp nặng sau đó là các sản phẩm về điện máy. DaeWoo luôn được đánh giá là tập đoàn đi đầu trong tính sáng tạo, đổi mới và táo bạo trong kinh doanh. Chương 2: Thực trạng về tập đoàn kinh tế Chaebol ở Hàn Quốc 2.1 Cơ cấu quản lý trong các Chaebol: 2.1.1 Về cơ cấu sở hữu: Cơ cấu quản lý trong các Chaebol có thể chia làm 3 loại như sau: + Loại thứ nhất: Cơ cấu sở hữu trực tiếp (mô hình của Han Jin Group) Chủ sở hữu (Công ty mẹ) Các chi nhánh Công ty chi nhánh + Loại thứ hai: Cơ cấu Công ty cổ phần (mô hình của Daewoo Group) Chủ sở hữu (Công ty mẹ) Công ty cổ phần Chi nhánh hay công ty chi nhánh + Loại thứ ba: Cơ cấu sở hữu hỗn hợp (mô hình của Samsung Group) Chủ sở hữu (Công ty mẹ) Công ty cổ phần Các tổ chức trung gian Chi nhánh hay công ty chi nhánh 2.1.2 Về cơ cấu quyền lực: Cơ cấu quyền lực đã được đề cập ở trên :các Chaebol đều áp dụng mô hinh “kim tự tháp”( pyramid scheme) thể hiện một nền chuyên chế độc tài. Tất cả người dân và xã hội đều chấp nhận điều này và coi nó như một tập quán và truyền thống trong kinh doanh. 2.1.3 Về cơ chế điều hành: Cơ chế điều hành: trong mỗi Chaebol đều có một cơ quan điều hành riêng, cho dù tên gọi khác nhau, các cơ quan này đều có chức năng: giúp chủ tịch tập đoàn phối hợp hoạt động của Công ty chi nhánh, điều hành nhân sự, tài chính, đầu tư nghiên cứu và triển khai (R&D). Bằng các hoạt động cụ thể, các cơ quan điều hành góp phần nâng cao tính hiệu quả của tập đoàn nói chung, các Công ty chi nhánh nói riêng. Do quan hệ đẳng cấp, chủ tịch Chaebol có vai trò chi phối các thành viên khác của Hội đồng. Nhìn chung, chủ tịch Chaebol mang tính độc đoán, gia trưởng, đó là đặc thù nổi bật nhất trong các tổ chức kinh doanh Hàn Quốc. 2.2 Khuynh hướng đa dạng hóa trong các Chaebol Hàn Quốc: 2.2.1 Tính tất yếu phải đa dạng hóa: - Đa dạng hóa là xu thế chung của các tập đoàn trên thế giới - Ban đầu các tập đoàn kinh tế mở rộng phạm vi hoạt động theo vùng địa lí, sau đó hoc gặp phải giới hạn về địa lí à buộc các tập đoàn phải đa dạng hóa để tăng khả năng sinh lời và sức cạnh tranh. 2.2.2 Đặc trưng trong đa dạng hóa của các Chaebol Hàn Quốc: - Bắt đầu từ những năm 50 ,phát triển đỉnh cao vào những năm 70. - Tốc độ đa dạng hóa nhanh: thể hiện ở 2 tiêu chí là số lượng gia tăng nhanh chóng số chi nhánh và công ty thành viên, số lĩnh vực mà các Chaebol tham gia hoạt động. - Mức độ đa dạng hóa cao: theo thống kê việc đa dạng hóa ở các công ty thuộc 20 Chaebol hàng đầu Hàn Quốc lớn gấp 10 lần so với tốc độ đa dạng hóa các công ty khác trên thế giới. - Sự đan xen giữa đa dạng hóa liên hệ và đa dạng hóa không liên hệ 2.2.3 Nguyên nhân đa dạng hóa: - Do chính sách kinh tế của chính phủ trong sự nghiệp công nghiệp hóa: + Giai đoạn 1973-1979 chính phủ tập trung vào các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất. Những công ty nào đầu tư vào 2 ngành này sẽ được hưởng ưu đãi của chính phủàcác Chaebol đa dạng hóa vào công nghiệp nặng. + Mỗi Chaebol khi thành lập một công ty mới thì mới được vay vốn, khi vay được vốn lại thành lập công ty mới lại được vay vốnà các Chaebol liên tiếp thành lập những công ty mới để được vay nhiều vốn. + Chính phủ không cho phép các Chaebol thực hiện phá sản đối với các công ty thành viên do lo ngại tình trạng thất nghiệp gia tăng ,các biện pháp hỗ trợ từ phía chính phủ giúp các công ty tiếp tục duy trì và mở rộng hoạt động. + Chính phủ giảm thiểu rủi ro cho các Chaebol bằng cách thủ tiêu cạnh tranh trong thị trường nội địa à Chaebol độc quyền, tích lũy được nguồn vốn lớn tạo điều kiện tham gia vào những ngành không phải trọng điểm. - Tình trạng kém phát triển của yếu tố đầu vào và mức chi phí giao dịch thấpà khả năng chuyển hoạt động sang các ngành khác dễ dàng. - Việc các Chaebol mong muốn có sức mạnh để cải thiện quan hệ với chính phủ và tự bảo vệ mình: giảm tình trạng phụ thuộc vào nguồn tài chính từ chính phủ và sự tổn thương trước những biến động về chính trịà đa dạng hóa để tăng khả năng tự chủ. - Đặc điểm của hệ thống quản lí: quyền lực trong các Chaebol tập trunng trong tay một số người nhưng lại không được pháp luật bảo vệ à đa dạng hóa để giảm thiểu rủi ro. - Tính biến động của của môi trường kinh doanh: do tính không ổn định của thị trườngà đa dạng hóa để giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng cạnh tranh. 2.3 Vai trò của các Chaebol trong nền kinh tế Hàn Quốc: - Từ khi được hình thành cho đến trong suốt những năm 70 Chaebol đã thực sự trở thành trụ cột kinh tế của Hàn Quốc. Với sự trợ giúp của chính phủ Chaebol đã sản xuất kinh doanh thương mại và dịch vụ, thu hút chuyển giao công nghệ… Các Chaebol trong thời kì này đã đóng góp rất lớn cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của nền kinh tế với tỷ lệ hàng năm trung bình 20-30% GDP và tỷ lệ xuất khẩu chiếm khoảng 40%, đồng thời đã tạo ra nền công nghệ hiện đại cho nền sản xuất Hàn Quốc. - Không chỉ có người Hàn Quốc, mà cả  khách quốc tế và báo chí thế giới mỗi lần nói đến kinh tế Hàn Quốc là y như nói tới ba tập đoàn kinh doanh lớn hàng đầu, từ lâu được coi là "rường cột" kinh tế của nước này. Người Hàn từng ví bộ ba này là "tam đại chaebol (tập đoàn kinh doanh)", đó là Samsung (Ngôi sao), Hyundai (Hiện đại) và Daewoo (Đại vũ). Họ là những đại gia xuyên suốt thế kỉ 20 và 21. Bên cạnh đó cũng tồn tại những tập đoàn khác như: LG, SSangyong …cũng được coi là hệ xương sống của nền kinh tế Nam Hàn. Samsung từ lâu rồi được xem là hiện tượng, là đặc trưng điển hình của sự năng động, sáng tạo trong nền kinh tế của xứ Hàn. Daewoo là "vua" của nhiều kiểu ô-tô các loại, còn Hyundae là "anh cả đỏ" của kỹ nghệ đóng tàu thủy và các thiết bị quan trọng của công nghiệp quốc phòng. (số liệu về tỷ lệ đóng góp của các Chaebol trong nền kinh tế) - Vai trò quan trọng của các Chaebol còn thể hiện ở mức độ ảnh hưởng của nó đến đời sống nhân dân. Người dân Hàn rất quan tâm tới tin tức từ các chaebol bởi hoạt động của các chaebol có thể ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của họ. - Chaebol có thể phát triển được là do 3 nguồn lực chủ yếu: + nguồn vốn vay từ nước ngoài + những đặc quyền mà chính phủ giành cho họ + nguồn công nghệ hiện đại tiếp nhận từ nước ngoài 2.4 Mối liên hệ của Chaebol với chính phủ: - Những công ty được thành lập ở Nam Hàn vào cuối những năm 40 đầu những năm 50, có mối liên hệ khá chặt chẽ với chính phủ của tổng thống Ree Syung Man (nhiệm kì 1948-1960). Điều này giải thích vì sao các doanh nghiệp này lại nhận được những ưu đãi đặc biệt từ chính phủ. - Sau khi quân đội giành được chính quyền vào năm 1961 họ đã tuyên bố sẽ xóa bỏ hoàn toàn nạn tham nhũng và bất công xã hội còn tồn tại từ thời tổng thống Ree. Rất nhiều quan chức đã bị bắt và bị buộc tội tham nhũng. Nhưng sau đó các lãnh đạo của chính quyền mới lại nhận ra rằng họ không thể thực hiện mục tiêu cải cách kinh tế của mình nếu không có sự giúp đỡ của các doanh nghiệp. Chính vì thế mà đã dẫn đến quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và lãnh đạo chính phủ trong nỗ lực cải cách nền kinh tế đất nước. - Sự hợp tác giữa chính phủ và tập đoàn kéo theo nó là sự phát triển đáng kinh ngạc của nền kinh tế bắt đầu từ đầu những năm 60. Khởi đầu là những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và công nghiệp nhẹ, tiếp đến là công nghiệp nặng, hóa chất,công nghiệp thay thế hàng nhập khẩu. Các nhà chính trị và các nhà lập kế hoạch chính phủ rất tin tưởng vào kế hoạch hợp tác với các tập đoàn và đã sử dụng các tập đoàn như đầu tàu để phát triển kinh tế. - Các Chaebol được chính phủ cho phép hưởng một loại trợ cấp và đặc quyền, bao gồm việc hạn chế các công ty đa quốc gia tham gia thị trường, hỗ trợ chiến lược tạo vốn và các hoạt động phát triển công nghệ hướng vào xuất khẩu. Bên cạnh đó được bảo hộ về thị trường để làm chủ các công nghệ phức tạp, giảm thiểu sự phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), và buộc họ phải đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu của mình để cạnh tranh trên thị trường quốc tế… - Sau này các Chaebol đã tiến hành nhiều biện pháp để tăng tính độc lập về tài chính ,tránh sự phụ thuộc vào chính phủ, tránh sự can thiệp của chính phủ vào hoạt động kinh doanh, đặt chính phủ vào tình thế khó khăn khi phải đưa ra những quyết định liên quan tới Chaebol. 2.5 Những điểm yếu trong mô hình Chaebol: - Làm mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu kinh tế quốc gia, công nghiệp nhẹ bị bỏ rơi, công nghiệp nặng cũng chỉ tập trung vào một số ngành nhất định. - Mô hình Chaebol dẫn đến sự tập trung nguồn lực và tài nguyên quốc gia trong tay một nhóm người, gây bất công lớn cho xã hội. Có tới 94.6% các công ty vừa và nhỏ không được nhà nước đầu tư cho nghiên cứu và phát triển khiến chúng sụp đổ kéo theo thất nghiệp . - Địa vị và quyền lực đặc biệt của Chaebol được chính phủ nâng đỡ đã dẫn đến thái độ bất chấp trách nhiệm xã hội. Nó tạo nên sự độc quyền về giá cả gây lạm phát triền miên ,kèm theo tệ nạn buôn lậu ,trốn thuế. Do tính ích kỉ của hệ thống gia đình trị ,chế độ làm việc nhiều giờ khi tiền lương thấp ,giá cả bị đẩy lên cao đã dẫn đến tình trạng khoảng cách giàu - nghèo tăng và đe dọa sự ổn định xã hội. - Với sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa cộng thêm tốc độ đa dạng hóa diễn ra quá nhanh thì các Chaebol thường vay nợ cao để mở rộng và phát triển kinh doanh. Thông thường họ vay từ 100-200% số vốn tự có để mở rộng kinh doanh va coi nợ ngân hàng là nguồn lực không thể thiếu . Chính vì thế tạo các Chaebol không có nền tài chính vững chắc và nhiều Chaebol đã đi đến phá sản.(số liệu).Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng IMF diễn ra ở Hàn Quốc giai đoạn 1997-1998. - Kết quả điều tra cũng cho thấy tình trạng tham nhũng phổ biến trong các Chaebol đặc biệt là sự tồn tại của các quỹ đen và tình trạng hối lộ. - Các Chaebol khuyến khích công ty con mua cổ phần của nhau nhằm ngăn cản sự tham gia của nhà đầu tư bên ngoài.Do mô hình tổ chức khép kín của các Chaebol nên hiện tượng chuyển nhượng cổ phần bất hợp pháp diễn ra khá thường xuyên và rất khó phát hiện các gia tộc sáng lập Chaebol lợi dụng điều này để thu lợi bất chính. - Các Chaebol cũng bắt đầu bộc lộ hạn chế trước yêu cầu năng động của thị trường. - Một tệ hại khác của mô hình Chaebol là cạnh tranh bằng mọi cách, kể cả hối lộ, để giành đặc lợi và chèn ép doanh nghiệp nhỏ. Chương 3: Giải pháp khắc phục những nhược điểm của mô hình Chaebol 3.1 Những giải pháp được chính phủ Hàn Quốc áp dụng và kết quả thu được: Những nhược điểm trong mô hình Chaebol đã được bộc lộ rõ trong khủng hoảng IMF (khủng hoảng về tài chính tiền tệ xảy ra ở Hàn Quốc vào năm 1997-1998). Điều đó cho thấy các Chaebol luôn đóng vai trò hạt nhân trong mọi vấn đề về kinh tế. Chính vì thế ngay sau khủng hoảng chính phủ Hàn Quốc đã yêu cầu các Chaebol phải cải cách để tổ chức tốt hơn việc kinh doanh. Cụ thể là chính phủ đã đề ra 5 quy định ban đầu và 3 quy định bổ sung (gọi là quy tắc 5+3)bắt buộc các Chaebol phải tuân theo. 3.1.1 Năm quy định ban đầu: - Củng cố năng lực kinh doanh để giữ vai trò hạt nhân trong nền kinh tế - Cải thiện chất lượng vốn. - Xóa bỏ tình trạng bảo đảm vay nợ - Tăng tính minh bạch trong quản lí - Nâng cao trách nhiệm giải trình trong quản lí. Chính phủ cũng coi 5 quy định này giữ vai trò chủ chốt trong việc khôi phục lại nền kinh tế sau khủng hoảng. 3.1.2 Ba quy định bổ sung: - Giảm bớt những quyền sở hữu không cần thiết - Ngăn ngừa việc chống cạnh tranh trong nhóm tập đoàn và tình trạng gian lận trong nội thương. - Ngăn ngừa hành vi trốn tránh trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế. 3.1.3 Kết quả: Hầu hết các Chaebol đều bị giảm tổng doanh sô bán hàng tuy nhiên số nợ của họ lại có xu hướng giảm đi(số liệu) *) Giảm tốc độ đa dạng hóa quá nhanh: - Từ năm 1991 chính phủ áp dụng biện pháp hạn chế đa dạng hóa bằng cách: + điều chỉnh quyền sở hữu Chaebol thông qua luật phát triển doanh nghiệp. + xét kỹ các dự án kinh doanh trước khi đâu tư. + hỡ trợ và bảo vệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Đầu năm 1993 chính sách chuyên môn hóa được tiến hành với các biện pháp can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động của các Chaebol: chính phủ yêu cầu 30 Chaebol hàng đầu phải lựa chọn 3 ngành công nghiệp cốt lõi. - Chính sách hợp nhất hoặc mua các công ty thuộc 5 Chaebol hàng đều Hàn Quốc. *) Do sự lũng đoạn quá mức của các Chaebol đối với nền kinh tế, chính phủ Kim Dae Jung đã bắt tay vào công cuộc cải cách nhằm hạn chế và thay đổi cục diện. Năm 2005 chính phủ đã sửa chữa Luật Công bằng thương mại để hạn chế mức đầu tư của Chaebol. 3.2 Những biện pháp khác được áp dụng để khắc phục những nhược điểm của Chaebol: Nhóm giải pháp được chính phủ Hàn Quốc đưa ra sau khủng hoảng chỉ khắc phục được phần nào những bất cập tồn tại trong mô hình Chaebol. Cho đến bây giờ việc khắc phục hoàn toàn những căn bệnh cố hữu trong mô hình này vẫn còn là bài toán khó. Các nhà kinh tế đã đưa ra một số những giải pháp sau đây: 3.2.1 Các biện pháp từ phía chính phủ: - Chính phủ xây dựng các thể chế trên cơ sơ cơ chế thị trường và chấm dứt ưu đãi với các Chaebol có quy mô lớn. - Vấn đề điều chỉnh và xây dựng hệ thống luật phápà quan trọng - Tạo dựng thị trường vốn hiệu quả và thị trường cạnh tranh hoàn hảo. - Tăng cường hoạt động hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để vừa tăng tính cạnh tranh , vừa đưa nền kinh tế thoát khỏi sự phụ thuộc vào các Chaebol. 3.2.2 Các biện pháp từ phía Chaebol: - Tăng tính minh bạch trong hoạt động quản lí và kinh doanh. - Giảm nguồn vốn vay bằng cách giảm dần đa dạng hóa chỉ tập trung vào một số lĩnh vực kinh doanh chủ yếu, hoạt động kinh doanh hiệu quả. - Tăng tính năng động , giảm dần tính cứng nhắc độc đoán trong cơ cấu quản lí; tập trung hóa cao trong quá trình ra quyết định, đổi mới sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh… Chương 4: Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 4.1 Thực trạng mô hình tập đoàn kinh tế ở Việt Nam: 4.1.1 Quá trình hình thành và phát triển mô hình tập đoàn kinh tế ở Việt Nam: - Các tập đoàn được hình thành theo 2 con đường chủ yếu là: con đường phát triển truyền thống và tập đoàn hình thành trên cơ sở một công ty Nhà nước có quy mô rất lớn. Ở Việt Nam hiện nay, các tập đoàn đang được hình thành theo con đường thứ 2. Sự phát triển các tập đoàn ở Việt Nam xuất phát từ sự hoạt động kém hiệu quả của hệ thống các tổng công ty Nhà nước, không phù hợp với cơ chế thị trường và quá phụ thuộc vào các mệnh lệnh hành chính. Chính vì thế tập đoan kinh tế ở Việt Nam là kết quả của quá trình tập trung, cạnh tranh và liên kết. - Quyết định số 91/TTG của chính phủ ban hành năm 1994 chính thức đưa ra ý tưởng phát triển các tổng công ty lớn thành các tập đoàn kinh tế. 5 tổng công ty lớn được lựa chọn để thực hiện mô hình này là: tổng công ty bưu chính viễn thông, than khoáng sản, công nghiệp tàu thủy, dệt may và tài chính bảo hiểm Bảo Việt. Mặc dù tinh thần của quyết định 91 là thành lập các tập đoàn kinh doanh nhưng thời điểm năm 1994 mô hình tập đoàn ở Việt Nam vẫn còn rất mới mẻ. Vì thế các doanh nghiệp được thành lập theo hình thức nói trên không gọi là các tập đoàn ngay mà gọi là các tổng công ty 91. Cho đến năm 2006 thì các tổng công ty 91 mới bắt đầu chuyển thành những tập đoàn thực sự. - Theo quyết định số 91 mỗi tập đoàn kinh tế ở Việt Nam phải có một ban quản trị gồm từ 7-9 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, và phải có vốn pháp định tối thiểu là 1000 tỷ đồng. Một tổng công ty 91 có thể hoạt động đa ngành nhưng vẫn phải có một ngành đóng vai trò chủ đạo. Mục đích thành lập các tổng công ty 91 là để phát huy vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế theo định hướng XHCN. - Danh sách các tổng công ty 91: + Tổng công ty dệt may Việt Nam hiện nay đã chuyển thành Tập đoàn dệt may Việt Nam. + Tổng công ty điện lực Việt Nam hiện nay đã chuyển đổi thành Tập đoàn điện lực Việt Nam. + Tổng công ty dầu khí Việt Nam hiện nay đã chuyển đổi thành Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. + Tổng công ty than Việt Nam và tổng công ty khoáng sản Việt Nam đã biên nhập vào với nhau hiện nay chuyển thành Tập đoàn công nghiệp than-khoáng sản Việt Nam. + Tổng công ty cao su Việt Nam hiện nay đã chuyển thành Tập đoàn cao su Việt Nam. + Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam hiện nay đã chuyển đổi thành Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam. + Tổng công ty hóa chất Việt Nam hiện đang xin Chính phủ phê duyệt để chuyển đổi thanh Tập đoàn hóa chất Việt Nam vào năm 2008. + Tổng công ty giấy Việt Nam + Tổng công ty thép Việt Nam + Tổng công ty thuốc lá Việt Nam + Tổng công ty hàng không Việt Nam + Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam’ + Tổng công ty lương thực miền Bắc và tổng công ty lương thực miền Nam đang có kế hoạch xác nhập làm một. + Tổng công ty cà phê Việt Nam + Tổng công ty đường sắt Việt Nam + Tổng công ty hàng hải Việt Nam đang thực hiện chuyển đổi thành tập đoàn hàng hải Việt Nam vào năm 2010. - Bên cạnh các tập đoàn kinh tế quốc doanh và các tổng công ty 90,91 còn một loạt các tập đoàn tư nhân mới được thành lập. Các tập đoàn này cùng với các tập đoàn kinh tế quốc doanh đang dần chi phối nền kinh tế đất nước trên tất cả các lĩnh vực. Một loạt các tập đoàn kinh tế tư nhân tiêu biểu như FPT, Đồng Tâm, Kinh Đô, Hòa Phát, Hoàng Anh, Gia Lai, Vincom, Trung Nguyên… Các tập đoàn này đều có vốn góp, cổ phần chi phối lẫn nhau ở các công ty con, công ty liên kết,ngân hàng ,đối tác chiến lược trong và ngoài nước với hàng ngàn cổ đông. Các mô hình tập đoàn này đều có điểm chung như sau: + Hầu hết được hình thành trong 10 năm trở lại đây. + Hầu hết các mô hình đều có điểm xuất phát là mô hình công ty gia đình hoặc nhóm nhà đầu tư thân cận. + Các mô hình tập đoàn này đều có xu hướng muốn mở rộng mô hình,ngành nghề,tăng cường liên kết ,sáp nhập,đẩy nhanh cổ phần hóa ,chuyên nghiệp hóa… 4.1.2 Thực trạng tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay: 4.1.2.1 Đóng góp của các tập đoàn đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam: - Theo công bố báo chí cả nước hiện nay có 8 tập đoàn kinh tế quốc doanh (thuộc sở hữu Nhà nước), cả nước có 18 tổng công ty 91 và 73 tổng công ty 90 mang dáng dấp tập đoàn kinh tế quốc doanh hoặc công ty mẹ- công ty con. Toàn bộ các đơn vị kinh tế này chiếm khoảng 54% về vốn, 62% doanh thu và 73% tiền nộp ngân sách trong tổng số 5.970 doanh nghiệp Nhà nước hiện nay (khu vực kinh tế quốc doanh) - Hiện nay nước ta đang có xu hướng đôn lên hoặc sáp nhập, hoặc tổ chức lai các tổng công ty 90&91 để thành lập các tập đoàn kinh tế quốc doanh. Theo xu thế này nếu gộp các công ty 90, 91 và các tập đoàn kinh tế quốc doanh vào một nhóm thì nhóm này chiếm khoảng 25 đến 30% vốn kinh doanh của cả nền kinh tế (chưa kể tài sản cố định), khoảng 30% vốn đầu tư của toàn xã hội, đóng góp khoảng 14% vào thu ngân sách Nhà nước. - Văn kiện đại hội IX, phần nói về chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 có ghi: “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước để thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế... Doanh nghiệp nhà nước giữ vững những vị trí then chốt trong nền kinh tế; đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế và xã hội và chấp hành pháp luật”. Tuy nhiên, nếu bám sát những điều dù còn chung chung và chưa đầy đủ như vậy đã được ghi vào nghị quyết, có thể nói nghị quyết chưa được thực hiện nghiêm túc. - Hiện nay các tập đoàn của Việt Nam mà ví dụ là EVN hay Tập đoàncông nghiệp và khoáng sản Việt Nam có xu hướng đầu tư vào những ngành không thuộc chuyên môn của mình, số vốn đầu tư đã lên tới 117.000 tỉ đồng, gần một nửa trong số 70 tổng công ty 90&91 đã và đang đầu tư vào những lĩnh vực “nóng” như: chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản mà giá trị lên tới 27000 tỉ đồng. - Các tập đoàn kinh tế tư nhân cũng nổi lên như một hạt nhân kinh tế ,trong 5 năm trỏ lại đây khu vực này đạt tốc độ tăng trưởng trên 10% (cao hơn 8% so với cả nền kinh tế), đặc biệt có rất nhiều công ty tư nhân có mức tăng trưởng về doanh thu lên tới trên 50%/năm 4.1.2.2 Những bất cập trong mô hình tập đoàn kinh tế ở Việt Nam: - Các tập đoàn kinh tế quốc doanh ở các nước phát triển được thành lập vào những năm 1830. Các tập đoàn này được hình thành với để thực hiện những chức năng hết sức quan trọng mà chức năng thứ nhất trong số đó là chống độc quyền để phòng ngừa sự phát triển thiên lệch và thúc đẩy kinh tế phát triển trong khi đó ở nước ta loại tập đoàn này lại nắm các độc quyền về kinh tế và chính trị , không giải phóng được các nguồn lực cần thiết cho sự phát triển. Chức năng thứ hai ở các nước phát triển đó là nâng cao khả năng cạnh tranh của cả nền kinh tế ,ở nước ta chưa thể nói rằng các tập đoàn kinh tế quốc doanh đã làm được điều này.Chức năng thứ ba ở các nước phát triển đó là bảo đảm an ninh chính trị và quốc phòng, ở nước ta lĩnh vực này cần nghiên cứu kỹ lưỡng để có những đánh giá chính xác. - Việc thành lập các tập đoàn kinh tế quốc doanh kể cả trong thời kì cao điểm cũng huy động chưa đến 10% tổng lực của nền kinh tế và chỉ tập trung vào một số sản phẩm nhưng các tập đoàn kinh tế quốc doanh đã thực hiện rất tốt vai trò của nó. Trong khi ở Việt Nam các tập đoàn kinh tế quốc doanh và các tổng công ty 90,91 chiếm tới hơn một nửa nguồn lực của cả nước nhưng liệu rằng các tập đoàn này đã phát huy được vai trò của nó, đăc biệt trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay tình trạng lạm phát đã lên tới hai con số ( kể từ quý IV năm 2007). Một tác nhân quan trọng như vậy không thể đứng ngoài tiến trình nguy hiểm này được. - Sự luân chuyển về vốn của trong các tập đoàn kinh tế quốc doanh vẫn còn tòn tại nhiều bất cập. Sự lưu chuyển hàng năm các dòng vốn khác nhau từ ngân sách Nhà nước và từ mọi nguồn khác rót vào hoặc bị hút về các tập đoàn, các tổng công ty 90,91 rồi lại từ kênh này chuyển vào các công ty con hay các công ty mẹ &con mà trên thực tế dù mang tên gọi gì thì chúng cũng thuộc sở hữu tư nhân hoặc là do các công ty tư nhân chi phối hoàn toàn. Điều này đã làm nảy sinh suy nghĩ cho rằng liệu mô hình tập đoàn kinh doanh như hiện nay đang thai nghén ra những đứa con mới của chủ nghĩa tư bản thân hữu. Cho nên sự lưu chuyển về vốn của các tập đoàn cần được làm rõ để tiếp tục thực hiện mục tiêu kinh tê thị trường theo định hướng XHCN. - Chưa có khung pháp lí hoàn chỉnh cho mô hình tập đoàn kinh tế: + Đối với các tập đoàn kinh tế quốc doanh: sự quan lí còn nhiêu kẽ hở không cho phép tài chính được thực hiện một cách minh bạch, sự chi phối ngày càng nghiêm trọng theo lợi ích “nhóm” thể hiện qua 2 hiện tượng: Thứ nhất là sự cho phép một số tập đoàn hình thành ra các ngân hàng riêng của mình- đây là một trong những điều tối lị trong kinh tế, đi ngược lại với một trong những tiêu chí hoạt động của các tập đoàn kinh tế quốc doanh trên thế giới. Thứ hai là phong trào kinh doanh những nghề không thuộc chuyên môn của( mà người ta thường goi là “nghề tay trái” đã và đang xuất hiện trong các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty 90,91. + Đối với các tập đoàn tư nhân: hiện nay ở Việt Nam có nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân được thành lập ,đó là các tổ hợp các công ty có tư cách pháp nhân độc lập nhưng bản thân tập đoàn lại chưa được coi là có tư cách pháp nhân độc lập. Trên thực tế các nhóm doanh nghiệp mạnh, tích hợp, liên kết các thế mạnh của nhau để hoạt động dưới bộ máy chung ,một thương hiệu chung để tạo ra sức cạnh tranh lớn trên thị trường,liên kết này hình thành nên tập đoàn kinh tế tư nhân. Khó khăn lớn nhất với các doanh nghiệp tư nhân non trẻ này là họ vẫn chưa được pháp luật thừa nhận một cách đầy đủ. Các tập đoàn phải mang một cái tên không chính danh như “công ty cổ phần tập đoàn” hay công ty TNHH tập đoàn. Việc thừa nhận các tập đoàn kinh tế này vẫn chỉ dừng lại ở mức chủ trương ,hệ thống quy định vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các tập đoàn. 4.2 Đối chiếu giữa mô hình tập đoàn kinh tế của Việt Nam với mô hình Chaebol của Hàn Quốc: 4.2.1 Những khác biệt giữa mô hình tập đoàn kinh tế của Việt Nam và mô hình Chaebol của Hàn Quốc: Theo Viện trưởng viện nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương cho biết thời điểm năm 1994 khi Thủ tướng Chính phủ lí quyết định 91 thành lập 18 tổng công ty là đã có ý tưởng muốn phát triển mô hình tập đoàn của Việt Nam giống như mô hình tập đoàn kinh tế Chaebol của Hàn Quốc. Nhưng lúc đó xét về quy mô, vốn, tổ chức thì chưa cho phép phát triển lên mô hình tập đoàn. Đến nay có những ý kiến cho rằng Việt Nam không thể áp dụng mô hình Chaebol của Hàn Quốc ,nguyên nhân có thể xuất phát từ những sự khác biệt được trình bày dưới đây: - Về điều kiện lịch sử: các Chaebol của Hàn Quốc được hình thành từ những năm 1950 sau khi Hàn Quốc thoát khỏi sự chiếm đóng cảu Nhật Bản. Các doanh nhân Hàn khi đó đã nhanh chóng nắm bắt những cơ sơ vật chất mà Nhật Bản để lại và bắt đầu có ý tưởng phát triển mô hình tập đoàn. Đây có thể coi là một nguồn lực không thực sự lớn nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng. - Các Chaebol được hình thành vào thời điểm mà chính phủ Hàn Quốc đang mong muốn có một đầu tàu kinh tế thực sự để kéo cả nền kinh tế đi lên. Sự bắt tay giữa Chaebol và chính phủ đã dẫn tới hiệu ứng sau đó là sự phát triển thần kì của nền kinh tế Hàn Quốc và sự phát triển của các Chaebol cũng được đưa tới đỉnh cao. Nhà nước Hàn Quốc đã trao cho Chaebol cơ chế độc quyền và các ưu đãi đặc biệt để các Chaebol có thể thực hiện tốt vai trò kinh tế của mình. Còn với Việt Nam các doanh nghiệp nhà nước(DNNN) chỉ đóng vai trò như một động lực của kinh tế, Việt Nam không nên trao cơ chế độc quyền hay những ưu đãi đặc biệt của Chính phủ cho các DNNN. Chính phủ nên để cho họ có cơ hội phát triển và cạnh tranh giống như các doanh nghiệp tư nhân hay các doanh nghiệp FDI. - Hàn Quốc gia nhập WTO vào năm 2005 khi đó các Chaebol đã phát triển mạnh, đã trở thành những trụ cột kinh tế. Rời bỏ sự kiểm soát của Nhà nước với các Chaebol không chỉ là yêu cầu mà nó cũng xuất phát từ mong muốn của chính các Chaebol. Còn trong điều kiện Việt Nam hiện nay đã gia nhập WTO, việc áp dụng mô hình Chaebol lúc đầu đòi hỏi sự can thiệp quá sâu của Chính phủ là hoàn toàn không phù hợp trong bối cảnh hiện nay. 4.2.2 Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ mô hình Chaebol Hàn Quốc: Rõ ràng mô hình Chaebol Hàn Quốc trong bản thân nó còn tồn tại nhiều nhược điểm nhưng đánh giá chung lại mô hình này vẫn có những ưu điểm mà ta có thể học tập để phát triển mô hình tập đoàn ở Việt Nam: -Về mô hình: Mô hình tập đoàn kinh tế Chaebol hiện nay đã trở thành đặc trưng của Hàn Quốc. Sở dĩ nó đạt được những thành công đáng ghi nhận bởi thời điểm nó ra đời xuất phát từ yêu cầu thực tế của nền kinh tế. Đưa ra một mô hình với những mục tiêu rõ ràng ,chính sách thực hiện sát sao đã đưa nó đến thành công. Cho nên bài học đối với Việt Nam trước hết là phải xác định mô hình tập đoàn rõ ràng và có những biện pháp cụ thể để áp dụng mô hình đó trong thực tiễn. - Thực tế từ các tập đoàn kinh tế trên thế giới và các Chaebol của Hàn Quốc cho thấy xu thế các tập đoàn kinh tế Nhà nước đang dần bị xóa bỏ bởi lẽ khả năng cạnh tranh các tập đoan kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước ngày càng giảm sút so với khu vực kinh tế tư nhân, bên cạnh đó sự phát triển năng động của công nghệ và dịch vụ trong thời kì nền kinh tế tri thức và toàn cầu hóa cho phép ngày càng nhiều sản phẩm và dịch vụ vào khu vực tư nhân. Trong điều kiện đó có nên chăng khi chúng ta tiếp tục phát triển mạnh các tập đoàn kinh tế quốc doanh. - Về nguồn lực: Các Chaebol Hàn Quốc phát triển thành công bên cạnh việc được hưởng những ưu đãi của Chính phủ giành cho họ còn nhờ vào nguồn vốn và công nghệ nước ngoài mà tự bản thân các Chaebol tìm kiếm được. Điều này đã thể hiện được sự năng động của các tập đoàn kinh tế Hàn Quốc trong nỗ lực tìm kiếm nguồn lực phát triển. Đây cũng là mặt mà các tập đoàn của Việt Nam còn kém , còn thụ động quá trông chờ vào Chính phủ. - Về cơ cấu quản lí:Cơ cấu quản lí trong các Chaebol hiện nay vẫn là cơ cấu mệnh lệnh thống nhất quyền uy, chính cơ chế này đã dẫn đến tình trạng kém năng động trong hoạt động quản lí và kìm hãm sự phát triển. Ở Việt Nam hiện nay trong các tập đoàn kinh tế quốc doanh vẫn còn tình trạng này do ảnh hưởng của cơ chế quan liêu bao cấp. Nhìn vào những thất bại của mô hình Chaebol trong cách quản lí mà chúng ta nên từng bước xóa bỏ cơ cấu quản lí này. - Ngay từ khi mới thành lập giữa các Chaebol và chính phủ đã có sự liên kết vô cùng chặt chẽ. Chính sự liên kết này vô hình chung đã dẫn đến tình trạng tham nhũng của chủ tịch tập đoàn cũng như của quan chức Chính phủ-vốn là vấn đề đau đầu của Hàn Quốc trong thời gian gần đây. Ở Việt Nam sự lũng đoạn quá mạnh của các tập đoàn kinh tế quốc doanh trên tất cả các lĩnh vực cộng thêm sự can thiệp quá sâu của Chính phủ vào hoạt động của tập đoàn hiện nay sẽ dẫn đến những tiềm ẩn của nguy cơ này mà ta cần nắm được và đưa ra những biện pháp ngăn chặn phù hợp. - Về nhân lực: hầu hết các Chaebol lớn ở Hàn Quốc đều thành lập các trường để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh đó Chaebol còn thực hiện tài trợ cho các trường đại học để thu hút đội ngũ sinh viên giỏi sau khi tốt nghiệp tham gia làm việc ở các tập đoàn. Chính vì cách thức như vậy nên hàng năm các Chaebol không chỉ tự đào tạo được đội ngũ nhân lực cho mình mà còn thu hút được nhân tài từ các trường đại học lớn. Họ không chỉ là những người giỏi tay nghề, tinh thần cầu tiến mà còn được giáo dục cả lòng trung thành. - Các Chaebol ở Hàn Quốc giành được sự quan tâm từ dân chúng không chỉ bởi tầm ảnh hưởng rộng lớn của nó trong đời sống kinh tế của đất nước mà còn do ảnh hưởng của những kênh thông tin từ phía tập đoàn đưa ra qua báo chí, truyền hình về tình hình hoạt động của tập đoàn, những sự kiện nổi bật. Điều này cũng góp phần nhỏ trong mong muốn minh bạch trong hoạt động của tập đoàn. 4.3 Chính sách phát triển mô hình tập đoàn ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay đã trở thành đặc trưng và xu hướng chung của thế giới. Mọi quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đều đang tích cực tham gia vào tiến trình chung đó mà Việt Nam chúng ta không phải là ngoại lệ. Chủ động hội nhập sâu vào thị trường thế giới đồng nghĩa với việc chúng ta phải đối mặt với những thử thách ,với nguy cơ cạnh tranh quyết liệt với các nước trên thế giới. Việc mở cửa thị trường trong nước đã dẫn tới sự xâm nhập của hàng loạt các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới. Tăng cường năng lực cạnh tranh để giành lấy thị trường nội địa đồng thời mở rộng hoạt động ra thị trường thế giới quả thực là một thách thức vô cùng to lớn với bản thân các tập đoàn kinh tế cũng như với Chính phủ Việt Nam. Vậy chúng ta phải có những giải pháp gì để phát triển mô hình tập đoàn kinh tế trong bối cảnh đó? 4.3.1 Giải pháp từ phía Chính phủ: Trước hết cần phải khẳng định việc Chính phủ đưa ra quyết định thành lập các TĐKT trong thời gian qua là hết sức cần thiết nhằm thúc đẩy phát triển các TĐKT thuộc các lĩnh vực và các ngành trọng yếu của nền kinh tế. Nhưng cần có một khoàng thời gian nhất định để đánh giá lại về hoạt động của các TĐKT. Ở các nước phát triển các tập đoàn kinh tế quốc doanh khi đi vào hoạt động luôn theo 3 chức năng và 4 tiêu chí do Chính phủ đặt ra rất rõ ràng. Trong khi ở nước ta các TĐKT lại chỉ được xác định một chức năng chung là đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, và nhiệm vụ riêng là quả đấm thép. Việc xác định chức năng chung chung như vậy rất khó cho các TĐKT trong việc đưa ra chính sách phát triển cụ thể. Cho nên trước hết phải xác định cụ thể chức năng của TĐKT trong nền kinh tế từ đó mới có thể đưa ra phương hướng phát triển cụ thể cho TĐKT. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đang đòi hỏi khung pháp lí đầy đủ, đúng đắn cho sự hình thành và phát triển của TĐKT nói chung và TĐKT quốc doanh nói riêng. Nhà nước nên sớm ban hành các quy định về tính pháp lý, các mô hình và nguyên tắc hình thành các tập đoàn kinh tế. Nếu là tập đoàn kinh tế thì phải đáp ứng được những  yêu cầu và tiêu chí thế nào như: quy mô tổ chức, phương pháp tổ chức, các hệ thống quản lý, đội ngũ số cán bộ, số vốn pháp định, các chỉ tiêu kinh tế tối thiểu... Song song với khung khổ cơ bản nhất về pháp lý, Nhà nước cũng nên có những  quy định rõ ràng hơn trong cơ chế hoạt động và mối quan hệ bên trong mỗi tập đoàn liên quan đến kinh doanh, đầu tư, tài chính, thông tin, nhân sự, tài sản, trách nhiệm... Quan trọng nhất là phải xác định và phân biệt một cách rõ ràng hơn nữa vai trò của quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu. Nhà nước chỉ nên đóng vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi bằng các cơ chế chính sách chứ không nên can thiệp bằng các biện pháp hành chính vào quá trình hình thành các TĐKT như hiện nay. Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư đan xen với nhau nhằm phát huy thế mạnh, chia sẻ rủi ro và tăng cường khả năng cạnh tranh của các TĐKT trong nước với các TĐKT nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Xây dựng các chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành cho các TĐKT. Có thể nói rằng cho đến nay, đào tạo về quản trị điều hành doanh nghiệp nói chung và quản trị TĐKT nói riêng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. 4.3.2 Giải pháp từ phía tập đoàn: Với những "nhóm công ty"  đang hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế thì cần chú trọng đảm bảo các yếu tố cơ bản như "thống nhất trong đa dạng", tập trung các nỗ lực tạo ra nội hàm của tập đoàn kinh tế (hình ảnh chung, thương hiệu  chung, chiến lược chung...) và chính những yếu tố đó sẽ tạo ra chỗ đứng bền vững thay cho việc công nhận hay đăng ký trở thành các tập đoàn kinh tế. Việc thành lập các TĐKT để nhằm tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực cũng như phát huy các lợi thế của doanh nghiệp chứ không phải là tạo ra một vỏ bọc bên ngoài “hào nhoáng”. Việc quản trị TĐKT đối với các nhà quản trị doanh nghiệp đang là một thách thức đòi hỏi họ cần có sự chuẩn bị đầy đủ về kiến thức cũng như bản lĩnh kinh doanh để đảm đương được vai trò của mình. Kết luận Từ thập niên 70 Chaebol đã trở thành đặc sản của nền kinh tế Hàn Quốc. Với vai trò đầu tàu Chaebol đã kéo cả nền kinh tế thành công , góp công lớn trong sự phát triển kì diệu của Hàn Quốc mà người ta gọi là “thần kì sông Hàn”. Không thể phủ nhận những ưu điểm của mô hình này cộng với những thuận lợi vào thời điểm mô hình áp dụng đã đưa kinh tế Hàn Quốc bước sang một thời kì mới. Nhưng không có mô hình nào là hoàn hảo, Chaebol cũng vậy. Bản thân nó còn tồn tại nhiều nhược điểm đòi hỏi phải có thời gian và biện pháp phù hợp. Người ta đã từng đặt câu hỏi có nên xóa bỏ hẳn Chaebol trong đời sống kinh tế của Hàn Quốc, câu trả lời là không thể vì vai trò và ảnh hưởng quá quan trọng của nó trong nền kinh tế và trong chính nhận thức của người dân Hàn. Người ta chỉ có thể tìm ra những biện pháp khắc phục những điểm yếu của nó và hạn chế những căn bệnh được coi là cố hữu của mô hình này. Qua phân tích nghiên cứu ta có thể thấy rằng Việt Nam có thể học tập nhiều điều từ mô hình Chaebol Hàn Quốc. Nhưng do điều kiện của hai nước khác nhau và thời gian phát triển mô hình tập đoàn cũng khác nhau nên chúng ta không thể máy móc làm theo mô hình này. Quan trọng là chúng ta tìm ra những điểm mạnh để học tập và những bất cập nên tránh của mô hình Chaebol từ đó có biện pháp phù hợp để phát triển với mục tiêu không xa là xây dựng được mô hình tập đoàn mang đặc sắc Việt Nam. Tài liệu tham khảo 1) Directed Research in Economics ,University of Northern Iowa“Failure of the Miracle: Why South Korea's Managed Economy Is Dying”. 2) Phil Sang Lee- Dean, school of business administration, Korea University, “Economic Crisis and Chaebol Reform in Korea”. 3) Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005. 4) Thayer Watkins, Silicon Valey & Tornado Alley USA, “Chaebol of South Korea”. 5) Tiến sĩ Vũ Phương Thảo “Khuynh hướng đa dạng hóa trong các Chaebol của Hàn Quốc”, tạp chí nghiên cứu Châu Á- Thái Bình Dương, số 4 năm 2005. 6) “Vài suy nghĩ về tập đoàn kinh tế quốc doanh”, tác giả Nguyễn Trung đăng trên www.viet-studies.info Trang web: *) www.atimes.com *) www.country-data.com *) www.experiencefestival.com *) www.hyundaicorp.co.kr *) www.lge.co.kr *) www.massogroup.com *) www.samsung.kr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37355.doc