Mô hình công ty mẹ - công ty con với nhiều ưu điểm nổi bật đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng thành công ,mang lại hiệu quả kinh tế to lớn.Đối với nước ta đây là mô hình mới lần đầu tiên được áp dụng nhưng đã thể hiện được sự cần thiết để các doanh nghiệp Nhà nước phát huy được vai trò chủ đạo ,nòng cốt của mình trong nền kinh tế quốc dân .
Để việc chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ- công ty con được thuận lợi đòi hỏi nhà nước phải biết và hiểu về những khó khăn như:chưa có đầy đủ các quy phạm pháp luật cần thiết,các cơ chế chính sách còn nhiều bất cập,bản thân các doanh nghiệp cũng chưa hiểu rõ bản chất,tác dụng của mô hình công ty mẹ - công ty con nhưng chúng ta có thể tin là dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước với những ưu điểm của nó trong tương lai.
80 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Mô hình tổ chức Công ty mẹ - Công ty con trong hệ thống thương mại dịch vụ ở Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ ngày 01/01/2003.
6. SJC được chuyển sang mô hình công ty mẹ - công ty con
Thủ tướng chính phủ vừa có quyết đinh phê duyệt đề án thí điểm mô hình tổ chức công ty mẹ -công ty con tại công ty Vàng bạc đá quý Tp HCM(SJC).Đây là đơn vị thứ hai của thành phố được chuyển sang mô hình này,sau Tổng công ty Bến thành.
Theo quy định,SJC sẽ có công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước và các công ty con bao gồm:Công ty nhà nước do công ty mẹ năm giữ 100% vốn điều lệ,công ty cổ phần do công ty mẹ giữ cổ phần chi phối và công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên do ctm giữu tỷ lệ góp vốn chi phối.mục tiêu thí điểm nhằm đổi mới tổ chức quản lý ở công ty theo hướng chuyển dần từ liên kết hành chính giữa công ty với các đơn vị hạch toán phụ thuộc sang cơ chế đầu tư tài chính.
Theo ban đổi mới quản lý doanh nghiệp thành phố HCM,trong năm 2003,thành phố sẽ tiếp tục thuyển các tổng công ty còn lại và 7 công ty nhà nước có vốn trên 100 tỷ đồng sang mô hình công ty mẹ - công ty con .
7.Chọn cổ phần hóa 3 tổng công ty lớn trong tháng 4
Các bộ công nghiệp ,xây dựng ,giao thông-vận tải trong tháng 4/2004,chọn một tổng công ty 90 thuộc bộ quản lý có dự kiến đệ trình Thủ tướng cho phép xây dựng đề án thí điểm cổ phần hoá toàn tổng công ty.
Công ty Vinamilk(vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng) sau cổ phần hoa làm ăn càng tôt hơn.Chỉ thị số 11/2004/ CT-TTg do phó thủ tướng thường trực Nguyễn Tẫn Dũng ban hành ngày 30/3 có nội dung như trên:
Năm 2004-2005,nhiệm vụ trọng tâm là sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước .
Trong năm 2004,Thủ tướng chỉ đạo các bộ ,UBND cấp tỉnh ,các tổng công ty cần rà soát chiến lược ,quy hoạch phát triển doanh nghiệp nhà nước,tiếp tục phân loại DNNN để mở rộng diện các doanh nghiệp cổ phần hoá.Cần đẩy mạnh việc cổ phần hó DNNN quy mô lớn theo hình thức giữu nguyên vốn nhà nưứoc hiện có và phát hành cổ phiếu để huy động thêm vốn.Xây dựng lộ trình đến hết năm 2005,chuyển đổi phần lớn số doanh nghiệp Nhà nước cần giữ 100% vốn sang hoạt động theo hình thức công ty TNHH một thành viên.
Thủ tướgn giao cho ngân hàng Nhà nước chủ trì,phối hợp với bộ tài chính xây dựng đề án cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam,Ngân hàng phát triển nhà đòng bằng sông Cửu long trình thủ tướng xem xét ,quyết định trước 30/6/2004 Giao Bộ Bưu Chính - Viễn thông hoàn chỉnh đề án hình thành tập đoàn bưu chính - Viễn thông trình thủ tướng trước ngày 30/4/2004 Bộ xây dựng xây dựng đề án hình thành tập đoàn công nghiệp xây dựng,trình thủ tướng trong năm 2004 :"Việc hình thành các tập đoàn kinh tế phải bảo đảm nguyên tắc lấy các tổng công ty nhà nước làm nong cốt,có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước "-Chỉ thị của thủ tướng nêu rõ.
Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển Doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu ,triển khai thí điểm chuyển DNNN tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con ,thí điểm cổ phần hoá toàn tổng công ty.DNNN quy mô lớn ,thí điểm hình thành tập đoàn kinh tế.
Về việc thí điểm thành lập Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước,Thủ trưởng giao cho Bộ tài chính phối hợp với UBND Tp.Hồ Chí Minh,UBND thành phố Hải Phòng nghiên cứu xây dựng đề án thí điểm thành lập ở thành phố này .Các bộ ,UBND cấp tỉnh ,Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước có trách nhiệm nghiên cứu để thực hiện đầu tư vốn nhà nước vào các doanh nghiệp thuộc nghành ,lĩnh vực khác thông qua các Công ty đầu tư tài chính của Nhà nước.
Không cổ phần hoá khép kín trong doanh nghiệp
Trong cổ phần hoá,Thủ tướng chỉ đạo cần đẩy mạnh bán cổ phiếu theo phương thức ban đầu thông qua thị trường chứng khoán để thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng về tài chính,công nghệ , kinh nghiệm quản lý,không cổ phần hoá khép kín trong doanh nghiệp Đối với những doanh nghiệp có vốn Nhà nước dưới 5 tỷ đồng mà không cổ phần hoá được thì chuyển sang hình thức giao bán đối với doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hoá nhưng bị lỗ mất hết vốn thì xây dựng phưương án bán thanh lý doanh nghiệp,trình Thủ tướng xem xét quyết định
Thủ tướng chỉ đạo các DNNN thực hiện việc xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp chuyển đổi sở hữu phải xử lý các vấn đề tồn tại về tài chính,nhất là các khoản nợ xấu trước khi xác định gia trị doanh nghiệp để cổ phần hoá ,bán hoặc giao doanh nghiệp.
Thủ tướng giao trách nhiệm:Ai,làm gì ,bao giờ xong!
Thủ tướng giao bộ kế hoạch và đầu tư trước ngày 30/4/2004 phải trình quyết định sửa đổi,bổ sung Quyết định 58/2002 QD – TTg về tiêu chí và danh mục phân loại DNNN và tổng công ty nhà nước,nghị định hướng dẫn về thành lập mới ,tổ chức lại ,giải thể DNNN,nghị định hướng dẫn về tổ chức tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ -công ty con .Trước ngày 30/5/2004,phải trình thủ tướng nghị định về sản phẩm và dịch vụ công ích ,nghị định sửa đổi ,bổ sung nghị đinh 103/1999 và nghị định 49/2002 về giao bán khoán ,kinh doanh cho thuê DNNN.Trước ngày 30/6/2004,phải trình thủ tướng nghị định sửa đổi,bổ sung Nghị định 63/2001 về chuyển DNNN,doanh nghiệp của tổ chức chính trị,tổ chức chính trị xã hội thành công ty TNHH một thành viên.
Chỉ thị cũng nêu rõ:Bộ Tài chính trước 30/4/2004 trình thủ tướng:Nghị định sửa đổi,bổ sung nghị định số 64/2003 về chuyển DNNN thành công ty cổ phần,nghị định về quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác.Trước ngày 30/6 trình thủ tướng quyết định về cơ chế đấu thầu,đặt hang giao kế hoạch thực hiện sản xuất cung ứng sản phẩm,cung ứng sản phẩm hoặc sản phẩm công ích quyết định ban hành quy chế bán DNNN theo hình thức đấu giá".
Bộ lao động thương binh và xã hội trước ngày30/4/2004 trình thủ tướng nghị định sửa đổi,bổ sung một số điều của nghị định 41/2002 về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN.Trước ngày 30/6/2004,trình Thủ tướnga nghị định về quản lý lao động ,tiền thưởng và chế độ trách nhiệm đối với thành viên hội đồng quản trị ,Ban kiểm soát tổng giám đốc ,Giám đốc côngty nhà nước.
Bộ nội vụ trong II/2004 trình thủ tướng quyêts định hướng dẫn quy trình tuyển chọn,bổ nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo công ty nhà nước ,người đại diện phần vốn góp của nhà nước tại công ty cổ phần,công ty TNHH có vốn góp của nhà nước ,cơ chế đại diện chủ sở hữu nhà nước ký hợp đồng với Tổng giám đốc ,Giám đốc công ty nhà nước.
Trong hội nghị gần đay về sắp xếp ,đổi mới DNNN,Thủ tướng Phan Văn Khải đã nhấn mạnh :"không vươn lên mạnh mẽ sẽ dẫn đến đổ vỡ tràn lan của các DNNN trong bối cảnh hôi nhập và xoá bỏ những ưu tiên ,ưu đãi ,bảo hộ .Hướng là đứng nhưng thời gian qua chúng ta làm chậmCần phải lam quyết liệt hơn mạnh mẽ hơn."
chương iii:
biện pháp phát triển mô hình công ty Mẹ -con,hướng phát triển.
I.Song sinh mẹ và con không thể vội vã áp dụng mô hình mới cho các doanh nghiệp.
Theo số liệu của Ban chỉ đạo đổi mới quản lý doanh nghiệp thì đã có 21 doanh nghiệp đựơc phép tổ chức thí điểm mô hình công ty Mẹ -cong ty Con.Trong số này có 11 tổng công ty(5 TCTy 91 và 6 TCTy 90)và 10 công ty (02 thành viên tổng công ty,7 công ty độc lập trực thuộc bộ,hoặc địa phơng và 01 Liên hiệp thuốc lá Khánh Hoà).
Tổng công ty Hàng không VN là đơn vị đầu tiên tự xây dựng đề án thành lập doanh nghiệp theo mô hình công ty Mẹ -công ty Con.Công ty xây lắp,XNK vật liệu và kỹ thuật xây dựng thuộc Bộ xây dựng là đơn vị đầu tiên đợc chấp nhận cho phép làm thí điểm.Liên hiệp thuốc lá Khánh Hoà đã nhiều lần đề nghị đuợc thành lập tổng công ty nhng không đựoc chấp nhận vì chua hội tụ đủ các điều kiện cần thiết đã chuyển sang thành lập tổng công ty theo mô hìng công ty Me-công ty Con.Những việc làm này là nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 ban chấp hành trung ơng Đảng(khoá IX).
Theo cách hiểu thông thờng hiện nay thì công ty Mẹ là công ty nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối(cổ phần kiểm soát)của một hoặc nhiều công ty khác.Để đợc làm Mẹ công ty phải có đủ vốn đầu t(hay góp vốn)vào một hoặc nhiều công ty khác-những đứa con của mình.Những công ty(tổng công ty)đuợc thi điểm đã có đủ vốn để thực hiện chức năng "làm Mẹ" chua?Theo kết quả kiểm kê tại thời điểm 0h ngày 01/01/2000 do Bộ tài chính tiến hành thì vốn kinh doanh của các doanh nghiệp đó nh sau:
Qua bảng trên đây(còn thiếu hai công ty la Công ty vận tải và xếp dỡ đờng thuỷ nội địa va Công ty Dịch vụ vận tải II (Đà Nẵng) ta thấy:
-Chỉ còn một tổng công ty (Du lịch Sài Gòn)trong số 7 tổng công ty 90 là vốn vợt yêu cầu tối thiểu đã đợc quy định(500 tỷ đồng).Thêm vào đó ,đây là vốn kinh doanh (bao gồm vốn ngân sách,vốn đi vay và vốn tự bổ sung)chứ chua phải là vốn điều lệ.Hơn nữa,vốn của các tổng công ty chính là vốn đã nắm sẵn trong các công ty thành viên từu trứoc khi có tổng công ty chứ không phải là vốn do tổng công ty đầu t cho các doanh nghiệp thành viên.Nh vậy liệu tông công ty hoặc công ty lấy vốn từ đâu đẻ đầu t vào các công ty con?Các tổng công ty 91 tuy vốn kinh doanh lớn hơn nhng cũng nằm trong tình trạng tơng tự.
Vậy tại sao các doanh nghiệp vẫn đựơc ghép làm thí điểm?Trong việc này thấy xuất hiện một số vấn đề sau:
Thứ nhất , tởng chuyển đổi ồ ạt các doanh nghiệp Nhà nuớc độc lập,các tổng công ty không đủ điều kiện tiếp tục tồn tại theo quyết định 58/2002/QĐ-TTg sang mô hình này để hy vọng vẫn tồn tại là doanh nghiệp Nhà nuớc(theo mô hình mới).Việc chuyển đổi ồ ạt trong những năm qua đã cho chúng ta những bài học khá đắt mà hậu quả của nó hiệ tại vẫn chua đợc khắc phục(đồng loạt chuyển đổi các liên hiệp xí nghiệp sang mô hình tổng công ty là một ví dụ).
Thứ hai,gần đay chúng ta có chủ truơng hạn chế việc thành lập mới những doanh nghiệp Nhà nớc khi cha hội tụ đủ điều kiện và ngừng thành lập tổng công ty thì một số đã tìm cách "lách" bằng cách"rất tích cực"hởng ứng chủ truơng chuyển đổi tổng công ty,doanh nghiệp nhà nớc theo mô hình công ty Me -Con.ngời tích cực nhất là các công ty không thuộc diện Nhà nứơc cần nắm 100% vốn sở hữu.Thực chất vấn đề ở đây là một số doanh nghiệp nhà nứơc muốn chuyển các đơn vị phụ thuộc hoặc chi nhánh thành các doanh nghiệp Nhà nớc độc lập-công ty "con" để mình đợc lên "làm Mẹ"nhằm đạt đựơc quyền quyết định áp dụng cơ chế tiền lơng ...tơng ứng với các tổng công ty 90.Công ty "mẹ" cũng có lợi mà công ty "con"cũng có lợi,chỉ có Nhà nớc là bị thiệt.Còn ngời lao động thì chỉ biết sao cho có công ăn việc làm và thu nhập ổn định ngày càng tăng là tốt rồi mà không quan tâm nhiều lắm đến việc chuyển đổi này.
Thứ ba,một số công ty đợc thí điểm theo mô hình đã giải quyết vốn bằng cách đề nghị đợc cấp vốn bổ sung từ ngân sách cho công ty mẹ để đầu t vào công ty con.Tình trạng xin cấp vốn(trong đó có vốn bổ sung)sau khi doanh nghiệp đuựơc thành lập đã diễn ra thuờng xuyên trong những năm qua.
Thứ tu,Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ơng Đảng(khoáIX)ghi rõ :"Thí điểm, rút ra kinh nghiệm để nâng rộng việc thực hiện chuyển tổng công ty nhà nứơc sang hoạt động theo mô hình Me-Con..".Chúng ta đã làm sai quyết định của Đảng .Mới bắt đầu thí điểm,chua rút đợc kinh nghiệm đã vội vàng nhân rộng(cho những đối tợng mà Nhà nớc không cần giữ 100% vốn sở hũu);chỉ thí điểm đối với tổng công ty Nhà nuớc nhng có tới 10/21 DN không phải là các tổng công ty Nhà nứơc.
Thứ năm,một trong các cái thiếu nhất của ta khi chuyển nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị truờng là khung pháp lý.Thực tiễn của Việt Nam đựoc tổng kết từ các cuộc thí điểm,thực nghiệm,từ chính sách cuộc sống.Nhiều văn bản pháp quy mới đua ra áp dụng đã thấy không sát thực tế rồi,nên cuộc sống không chấp nhận và nhiều khi ta lại dùng biện pháp hành chính để đua vào cuộc sống.Ta đã phải trả giá đắt cho sự vội vã đó.
II.kinh nghiệm thế giới về mô hình
Trên thực tế các tập đoàn đa và xuyên quốc gia lớn trên thế giới đều áp dụng mô hình công ty mẹ - công ty con do những u điểm của mô hình này. Dới đây là một số kinh nghiệm của các tập đoàn kinh tế ở Nhật Bản trong việc áp dụng mô hình công ty mẹ - công ty con.
Tập đoàn hàng ngang:
Là tập hợp những công ty độc lập, thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, đợc liên kết với nhau xung quanh một ngân hàng thơng mại lớn( với t cách là ngân hàng giao dịch chính của những công ty đó) và xung quanh một công ty thơng mại tổng hợp khổng lồ. Ví dụ, tập đoàn Sumitomo có ngân hàng Sumitomo và công ty thơng mại tổng hợp Sumitomo; tập đoàn Sanwa có ngân hàng Sanwa và công ty thơng mại tổng hợp Nissho Iwai.
Tại Nhật Bản có 6 tập đoàn hàng ngang kếch sù loại này là Mitsubishi, Sumitomo, Mitsui, Fuyo, Sanwa, Dai-Ichi Kangyo. Trong đó, tập đoàn Misubishi là tập đoàn lớn nhất bao gồm 29 thành viên, sau đó là tập đoàn Mitsui có 24 thành viên và tập đoàn Sumitomo có 20 thành viên. Đó là những công ty lớn thuộc hầu hết những ngành chủ chốt. Điều này giải thích tại sao các tập đoàn của Nhật có thể tham gia đấu thầu trong nớc và quốc tế ở rất nhiều lĩnh vực. Những công ty thành viên liên kết với nhau thông qua câu lạc bộ giám đốc( mở và lỏng lẻo). Cần nhấn mạnh rằng, những công ty là đối thủ cạnh tranh của nhau không bao giờ là thành viên của cùng một tập đoàn. Một khi Toyota đã là thành viên của tập đoàn Mitsui, thì Nissan phải là thành viên của tập đoàn khác- tập đoàn Fuyo.
Để hiểu rõ hơn về tập đoàn ta thử xem chức năng của công ty thơng mại tổng hợp( CTTMTH). Tại Nhật Bản chỉ có 16 CTTMTH. Chức năng của chúng là :
+ Kinh doanh đủ mọi thứ mặt hàng, từ nguyên vật liệu thô nh dầu thô, hoá chất cho tới những sản phẩm cuối cùng, và hoạt động trên địa bàn ở nhiều nớc trên thế giới.
+ Thực hiện chức năng xuất khẩu và cho vay tín dụng đối với những công ty sản xuất vừa và nhỏ của Nhật.
+ Tiên phong trong sự nghiệp đầu t ở nớc ngoài. Ví dụ, khi CTTMTH Nissoiwai lần đầu tiên đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam là nó đã lãnh một sứ mệnh làm chiếc cầu nối sau này cho tất cả các thành viên của tập đoàn Sanwa. Trên thực tế, các CTTMTH hoạt động nh những tổng thầu cho những dự án xây dựng phát triển ở nớc ngoài.
Sức mạnh của những CTTMTH này là ở mạng lới thông tin và mối quan hệ kinh doanh của họ rộng khắp trên toàn thế giới, kỹ năng marketing, nguồn tài chính và qui mô kinh tế của họ. CTTMTH đặc biệt giỏi trong việc thu xếp những vụ làm ăn trọn gói, tiến hành đồng thời cả xuất, nhập khẩu và tài chính.
Tập đoàn sản xuất hàng dọc kiểu cung ứng- sản xuất: như tập đoàn Toyota, tập đoàn Nec,… Những tập đoàn kiểu này thờng bao gồm một công ty sản xuất nòng cốt và vô vàn những công ty thầu phụ, chi nháng, và công ty chân tay khác, đợc liên kết với nhau để tạo ra sản phẩm cuối, thông qua việc nắm giữ cổ phiếu và những ràng buộc về nhân sự.
Bản thân công ty mẹ của tập đôànToyota chủ yếu chỉ thực hiện chức năng lắp ráp ô tô. Hoạt động của nó dựa vào sự cung ứng những chi tiết, phụ tùng( bán thành phẩm) của một loạt các công ty thầu phụ nhất nguyên, nhị nguyên và tam nguyên… Tập đoàn này có khoảng 175 công ty thầu phụ nhất nguyên( quan trọng nhất) nắm giữ đa số cổ phiếu của những công ty này, khoảng hơn 4000 công ty thầu phụ nhị nguyên và tam nguyên là những công ty có mối liên kết với tập đoàn yếu hơn so với các công ty thầu phụ nhất nguyên.
Cùng một lúc, tập đoàn Toyota lại là thành viên của tập đoàn Mitsui_ tập đoàn ngang nói trên. Điều này cũng giống nh một quốc gia có thể có cùng một lúc là thành viên của nhiều tổ chức lớn trên thế giới( ASEAN, WTO, APEC) để củng cố thêm t cách, vị trí của mình trên trờng quốc tế, và quan trọng hơn là nhằm cùng một lúc có thể tham gia vào nhiều chơng trình khác nhau của các tổ chức khác nhau.
Tập đoàn sản xuất hàng dọc kiểu sản xuất- phân phối:
Loại tập đoàn này thờng thấy trong ngành công nghiệp điện tử nh Toshiba Crop., Hitachi, …bao gồm vô số những cửa hàng bán lẻ đợc hình thành xung quanh một công ty sản xuất khổng lồ để mở rộng bán hàng và duy trì giá bán. Tập đoàn Matsushita Electric Co., có 25.000 cửa hàng bán lẻ ở khắp nớc Nhật và thế giới. Tuy nhiên, gần đây nhiều cửa hàng bán lẻ nh vậy đã phải đóng cửa vì lợi nhuận quá thấp. Những tập đoàn phân phối kiểu này buộc phải sử dụng hệ thống phân phối chung( những cửa hàng chuyên kinh doanh đồ điện gia dụng, các siêu thị và bách hoá tổng hợp) để đáp ứng nhu cầu của ngời tiêu dùng là muốn lựa chọn sản phẩm tốt nhất trong số các sản phẩm của các hãng khác nhau trong một cửa hàng điện tử lớn, thay cho bớc vào những cửa hàng bán lẻ nhỏ.
Tập đoàn kinh doanh nhỏ: đó là sự liên kết lỏng lẻo giữa các công ty nhỏ hoạt động trong cùng một ngàng kinh doanh có đặc thù là chu kỳ sản xuất tơng đối ngắn và đơn giản( nh ngành thuộc da, giày dép, may mặc,…) Những công ty này không gia nhập các tập đoàn lớn nói trên mà liên kết lại với nhau theo kiểu hiệp hội( Hiệp hội giày da, Hiệp hội may mặc) để trao đổi cho nhau những thông tin chung nhất liên quan tới tất cả các doanh nghiệp thành viên, đa ra những quy định chung nhất về luật chơi để tránh “ gậy ông đập lng ông”, và để có trọng lợng trong việc kiến nghị với Chính phủ về một chính sách nào đó có liên quan tới toàn bộ ngành. Các học giả quan tâm nhiều nhất tới các tập đoàn hàng ngang của Nhật Bản, vì những tập đoàn này bao gồm những công ty lớn nhất và có danh giá nhất của nớc Nhật. Ngày nay, các tập đoàn Nhật Bản đã trở thành những chiếc cầu, nối kinh tế Nhật Bản với kinh tế thế giới.
Kinh nghiệm của một tập đoàn: Ví dụ như tập đoàn Concern. Đây là hình thức tổ chức tập đoàn phổ biến nhất hiện nay. Tập đoàn này cũng không có tư cách pháp nhân. Các công ty thành viên vẫn giữ nguyên tính độc lập về mặt pháp lý. Mối quan hệ giữa các công ty thành viên trong tập đoàn trên cơ sở thoả thuận về lợi ích chung. Đó là những thoả thuận về phát minh sáng chế, hợp tác sản xuất kinh doanh chặt chẽ và có hệ thống tài chính chung. Thông thường, trong Concern người ta thành lập Holding Company vai trò như “ công ty mẹ” điều hành hoạt động của tập đoàn. Những cơ sở dẫn đến hình thành tập đoàn này là: Tạo ra một thế lực tài chính lớn, phát triển kinh doanh và gây ảnh hưởng tới chính trị xã hội nhằm đảm bảo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Đầu tư vào nhiều lĩnh vực nhằm phân tán rủi do. Hỗ trợ mạnh mẽ trong việc nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và phương thức quản lý hiện đại. Về cơ cấu ngành nghề, các công ty thành viên thường hoạt động ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Nhưng các ngành nghề này thường có mối quan hệ gần gũi với nhau về công nghệ sản xuất. Về tổ chức, mặc dù các thành viên giữ nguyên tính độc lập nhưng trong Concern luôn có một công ty lớn đóng vai trò chủ chốt gọi là “công ty mẹ”. Mục tiêu hoạt động của các công ty thành viên được thống nhất với mục tiêu của công ty mẹ. Các công ty thành viên thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhằm phục vụ lợi ích của mình và của công ty mẹ trên cơ sở liên kết theo chiều dọc hay chiều ngang thông qua những hợp đồng kinh tế. Trong cơ cấu của tập đoàn này còn có cả một hệ thống các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học, phòng thí nghiệm, phòng thiết kế nhằm đảm bảo cho các thành viên luôn sử dụng các công nghệ tiên tiến nhất.
VD: ở Việt Nam qua quá trình vận hành một số mô hình tổ chức quản lý DNNN đã được triển khai như: Mô hình DNNN có Hội đồng quản trị được áp dụng với các tổng công ty thành lập theo quyết định 90,91/TTG ngày 07/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ; mô hình doanh nghiệp Nhà nước không có hội đồng quản trị áp dụng với các doanh nghiệp Nhà nước độc lập, doanh nghiệp Nhà nước thành viên của các tổng công ty đang bộc lộ những mặt hạn chế, ảnh hưởng không ít tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu thực tiễn của môi trường. Vì vậy thời gian qua Nhà nước đã cho phép thí điểm áp dụng mô hình tổ chức “Công ty mẹ-Công ty con” đối với DNNN độc lập tại Constrexim thuộc Bộ xây dựng từ đầu năm 2001. Công ty xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước độc lập hạng I trực thuộc Bộ xây dựng. Trong qua trình xây dựng doanh nghiệp này đã vươn lên thích nghi với cơ chế mới, mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, đa dạng hoá ngành nghề sản phẩm, mở rộng liên doanh liên kết với nhiều tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Nhờ vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã từng bước được mở rộng không chỉ ở trong nước mà bước đầu vươn ra một số nước trong khu vực và thế giới, sản xuất kinh doanh liên tục tăng trưởng qua nhiều năm. Mô hình tổ chức “Công ty mẹ-Công ty con” của Constrexim là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh được thực hiện bởi sự liên kết của nhiều pháp nhân doanh nghiệp độc lập hoạt động trên nhiều lĩnh vực và địa bàn khác nhau để tạo thế mạnh trung. Công ty mẹ được hình thành trên cơ sở giữ nguyên pháp nhân của Constrexim. Các công ty con có ba loại gồm: 4 công ty là doanh nghiệp Nhà nước 100% vốn Nhà nước trong đó có hai công ty được hình thành trên cơ sở các đơn vị trực thuộc Constrexim, một công ty được thành lập mới trên cơ sở dự án đầu tư được phê duyệt, một công ty được tiếp nhận từ UBNN thành phố Hải Phòng, hai công ty con là công ty TNHH hình thành trên cơ sở góp vốn của Constrexim với hai công ty TNHH có sẵn ở Hà Nội và thành phố HCM, một công ty con là công ty cổ phần hình thành trên cơ sở cổ phần hoá một đơn vị trực thuộc. Như vậy trong cơ cấu của doanh nghiệp này có nhiều loại hình công ty là các pháp nhân độc lập và chịu sự điều chỉnh của các luật tương ứng như luật DNNN đối với công ty 100% vốn Nhà nước. Giữa chúng còn có mối quan hệ dàng buộc nhất định được quy định trong điều lệ tổ chức hoạt động của công ty mẹ, các công ty con. Công ty mẹ bỏ vốn vào các công ty con và không hưởng một khoản phụ phí nào do các công ty con phải nộp. Để đầu tư mang lại lợi ích chung cho toàn Constrexim, trong từng giai đoạn sẽ có sự thống nhất công ty mẹ với công ty con để hình thành Quỹ đầu tư phát triển chung. Tỷ lệ huy động quỹ này sẽ thống nhất theo từng kế hoạch 5 năm và theo nguyên tắc vay phải trả có lãi suất nội bộ. Công ty mẹ quyết định đầu tư vốn cho các công ty con độc lập và có quyền tăng giảm đầu tư một phần vốn Nhà nước từ công ty con này sang đơn vị khác phục vụ kế hoạch đầu tư phát triển của toàn Constrexim. Các công ty con được toàn quyền sử dụng quỹ khen thưởng từ kết quả kinh doanh của mình. Mô hình tổ chức công ty mẹ công ty con của Constrexim đã đạt được những tiến bộ so với mô hình doanh nghiệp Nhà nước khác đặc biệt khác về bản chất với mô hình Tổng công ty như đây là mô hình cho phép kết hợp một cách hài hoà các loại sở hữu trong phạm vi một doanh nghiệp, tạo ra cơ sở để giải quyết mối quan hệ trong nội bộ DNNN theo hướng nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị tự chủ, đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Điểm khác biệt rất rõ giữa hai mô hình công ty mẹ-con và tổng công ty là tổng công ty chỉ là cơ quan quản lý, không trực tiếp kinh doanh và chủ yếu dựa vào các phụ phí của các công ty thành viên nộp lên. Quan hệ kinh tế giữa tổng công ty và đơn vị các dưới vẫn là “mệnh lệnh” và “xin-cho”. Trong khi đó mô hình công ty mẹ-con đều là những pháp nhân kinh doanh độc lập. Cả công ty mẹ và công ty con đều vận động kinh doanh trên thương trường, đều tự nuôi mình và tạo ra các sản phẩm cho xã hội; các chiến lược phát triển của công ty mẹ-con sẽ do chính những người lăn lộn trên thương trường đề ra, nên tránh được những căn bệnh quan liêu, xa rời thực tiễn và đảm bảo tôn chỉ hai bên cùng có lợi.
Để mô hình này có thể vận hành tốt, đạt hiệu quả mong muốn Nhà nước cần quan tâm vận dụng những cơ chế riêng cho nó. Đó là mở rộng sự phân công phân cấp quyết định cho doanh nghiệp trong việc quyết đình đầu tư, khẳng định rõ nguyên tắc quản lý và sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Đặc biệt trong lĩnh vực tài chính vì mô hình này kết hợp nhiều hình thức sở hữu vốn với nhiều cấp độ quan hệ tài chính đan kết nhau, đòi hỏi có sự quan tâm tháo gỡ từ các cơ quan Nhà nước. Chỉ có như vậy mô hình công ty mẹ công ty con mới đạt được hiệu quả hoạt động một cách tối đa.
III.Hướng phát triển mô hình
Triển vọng kinh tế Việt Nam trước kỷ nguyên mới
Phân tích của giáo s Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trởng trờng Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, cho thấy khủng hoảng chung đối với các nớc trong vùng đa tới giảm thiểu sức mua sắm hàng công nghệ, tồn đọng thì phải xuống giá. Trong khi có thể cha cần đổi xe đời mới, nhng ăn uống thì không thể thiếu, cho phép các nớc sản xuất nông phẩm năng suất cao nh Việt Nam có đợc u thế tuyệt đối trên thơng trờng.
Nhóm thành ngữ diễn đạt tình trạng không công bằng cũ: "bán đi một xe tải mủ cao su chỉ mua về đợc một cái vỏ xe" đã bị đảo ngợc và năm 1998 nông phẩm Việt nam xuất khẩu đã vợt lên hàng thứ 2 về xuất khẩu gạo sau Thái Lan, với 3.800.000 tấn gạo, đạt kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo trên 1 tỷ USD. Trong đó, giá gạo loại 5% tấm bán xấp xỉ giá gạo Thái Lan là 320USD/tấn so với 2 năm trớc chỉ có 190USD/tấn và giá phân Urea 83USD/tấn so với 2 năm trớc 120USD/tấn. Phân bón là nhu yếu phẩm phục vụ sản xuất mà còn tuột nh thế, trong đó còn có yếu tố các nhà máy phân bón trong nớc nay đã có thể cung ứng lối 50% nhu cầu, còn các mặt hàng công nghệ thuộc xa xỉ phẩm, mức sụt giảm cao hơn, dù có gây bất lợi cho các xí nghiệp sản xuất trong nớc, nhng nếu biết tận dụng lao động rẻ, nâng chất lợng sản phẩm lên cao thì đây là cơ hội cho hàng nội vốn thất thế trớc hàng ngoại, có thể cạnh tranh đợc và thực tế đã có nhiều nhóm hàng nội top ten đang cạnh tranh đợc với hàng ngoại nhập.
Đúng như lời của giáo sư Võ Tòng Xuân nói: "Khách hàng quý vị cứ đến mua và mua số lợng cao đi, giá cả hợp lý thì nông dân đồng bằng sông Cửu Long chúng tôi trồng giống lúa gì cũng đợc, số lợng bao nhiêu cũng có thể đáp ứng", giá lúa tăng hợp lý và giá phân bón, thuốc sát trùng giảm hợp lý, ngời nông dân có lợi thì công cuộc phát triển kinh tế thuận lợi.
Thế mạnh nông thôn và nông nghiệp còn đầy triển vọng đối với một ngành dịch vụ mũi nhọn, đó là du lịch theo xu hớng tour thiên nhiên môi trờng mà hầu hết công ty du lịch trên thế giới đang hớng về Việt Nam trong khối ASEAN nh là một thế mạnh hầu có thể xây dựng chào bán các tour thiên nhiên, kết hợp nghiên cứu nhân văn và môi trờng sinh thái. Khi đến để vận động xin phép triển khai một trung tâm du lịch thiên nhiên, bộ môn du lịch thiên nhiên của trờng Đại học California Polytechnic nhận định rằng hệ thảm động thực vật, bãi biển, sông núi và con ngời có bề dày 4.000 năm văn hoá Việt Nam đợc kể nh vô tận để có thể xây dựng thành tour môi trờng, vì chỉ cách trung tâm thành phố chừng vài ki-lô-mét đã có thể leo núi, tắm sông hay tiếp xúc với ngời nông dân chất phác.
Hàng trăm giống lúa ngon, thích hợp với đồng ruộng Việt Nam đã đợc đa vào sử dụng, nhiều giống cây ăn quả nhiệt đới đã đợc lai tạo, gây giống đa tới cho ngời nông dân, chỉ tiêu trồng lại 5.000.000 héc-ta rừng đợc xúc tiến với sự hởng ứng nồng nhiệt của ngời dân cũng nh các doanh nhân trong nớc, các cảng nớc sâu Dung Quất, Chân Mây cùng với hệ thống cảng Cần Thơ, Thị Vải, Hải Phòng, Nha Trang... đã đợc nâng cấp hay khởi công xây dựng, đa khai thác dầu thô lên 25.000.000 tấn một năm, xây dựng cầu sông Gianh, cầu Mỹ Thuận sông Tiền, các đờng cao tốc Nội Bài, Quốc lộ 5 hay xa lộ Nam Sài Gòn, chuẩn bị xây cầu sông Hậu, cảng Soài Rạp, Quốc lộ 51 Vũng Tàu. Việc chuyển đổi sản xuất trong nông nghiệp đa tới đạt 32.000.000 tấn lơng thực/năm và chỉ tiêu năm 2001 là 40.000.000 tấn lơng thực/năm, hiện tại lơng thực bình quân đầu ngời đã có 400kg so với năm 1989 chỉ có 280kg.
Nền kinh tế trang trại nhanh chóng đạt tới 115.000 trang trại, có trang trại quy mô rộng đến cả ngàn héc-ta, phần lớn tập trung ở vùng núi, sản phẩm từ các trang trại này bảo đảm lơng thực cho thị trờng nội địa và giúp xuất khẩu các mặt hàng chính nh: gạo, chè, cà phê, cao su ngày càng tăng cao. Trên tiến trình công nghiệp hoá, những năm cuối thế kỷ 20 có vẻ tăng chậm nhịp độ đầu t nớc ngoài, nhng nét nổi bật là các dự án bắt đầu tăng vốn và qui mô sản xuất, trong đó nguồn năng 2.730.000 ngời Việt ở nớc ngoài bắt đầu rời bỏ thời kỳ đầu t chui mà qua Luật khuyến khích đầu t trong nớc đã chuyển qua đầu t trực tiếp với 100% vốn nớc ngoài. Số dự án đầu t trực tiếp của Việt kiều đã có 176 dự án đợc cấp phép với số vốn 115 triệu USD và 25 tỷ đồng, trong đó có dự án quy mô đầu t lên trên 1.000.000 USD. Đầu t trực tiếp của Việt kiều trở thành một chất xúc tác để tiến trình xây dựng 64 khu công nghiệp và 6 khu chế xuất đợc đẩy nhanh hơn, hiện một số khu chế xuất đã có hàng xuất khẩu.
Cuối năm 1998, thủ đô Hà Nội đã có dịp tổ chức thành công Hội nghị thợng đỉnh ASEAN lần thứ 6 mà Việt Nam có rất nhiều u thế phát triển đã đợc hội nghị đánh giá. Sự kiện Việt Nam tham dự các định chế Thơng mại Quốc tế WTO, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu A' - Thái Bình Dơng APEC là những thuận lợi để hội nhập, phát triển.
Cơn khủng hoảng tiền tệ năm 1998, tác hại của nó theo chuyên viên ngân hàng Trần Bá Tớc là quá thấp đối với Việt Nam. Trong khi các nớc bị suy thoái, cắt giảm hàng nhập khẩu của Việt Nam nhiều nh thế mà mức tăng trởng GDP dự kiến 10% còn tăng trởng đợc trên 6% là cả một nỗ lực thành công của Việt Nam, kể cả việc lèo lái để củng cố hối suất nội tệ đồng Việt Nam vẫn đứng vững, trong khi chúng ta có đợc cơ hội lớn là xác nhận giá trị nông phẩm của một nớc nông nghiệp tăng, kéo theo tăng sản lợng.
Thế kỷ 21 là một thế kỷ hứa hẹn các chiến công trên xây dựng, sản xuất cũng lẫy lừng nh các chiến công trên trận chiến mà các thế hệ thuộc thế kỷ 20 đã trải qua và dâng hiến.
Khả năng vận dụng ở nước ta.
ở nước ta, trong quá trình chuyển sang cơ chế quản lý mới, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường. Bên cạnh xu hướng tiêu cực là các doanh nghiệp muốn “độc lập phải tự chủ” theo kiểu tách biệt nhau, thì hiện nay đã và đang diễn ra mạnh mẽ xu hướng tích cực, đó là quá trình liên kết chặt chẽ với nhau để tồn tại và phát triển kinh doanh. Những quan hệ liên kết tích cực ấy phát triển khá đa dạng và mang lại những kết quả tích cực. Đó là các qua hệ liên kết giữa sản xuất nguyên liệu và chế biến nguyên liệu…Nhưng để vận dụng các mô hình liên kết như mô hình công ty mẹ công ty con thì chúng ta phải hoàn thiện và phải thực hiện tốt một số vấn đề sau:
+ Mô hình này đang được thí điểm ở một số tổng công ty như công ty Constrexim, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Bưu chính viễn thông. Mặc dù đạt được những kết quả đáng kể nhưng không vì thế mà chúng ta chuyển đổi một cách ồ ạt vội vàng.
+ Tiến hành chuyển thể hàng loạt, nhằm công ty hoá toàn bộ các doanh nghiệp thành viên trong các Tổng công ty hiện nay. Doanh nghiệp nào hoạt động không có hiệu quả và không phải ngành mũi nhọn thì nên mạnh dạn giải thể.
+ Xây dựng cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các công ty cổ phần.
+ Phải hoàn thiện một khung pháp lý chặt chẽ.
IV.Biện pháp
1.Tập trung xúc tiến để thu hút FDI
Theo ông Phan Hữu Thắng,Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài(Bộ kế hoạch và Đầu tư),quy I,vốn đăng ký mới cả nươc đạt trên 710 triệu USD,tăng 25% so với cùng kỳ.Đề đạt được mục tiêu thu hút 3,3 tỷ USD năm nay,chỉ cần có nhiều cố gắng hơn nữa trong công tác xúc tiến.
Vốn đầu tư thực hiện được trong tháng 3 đạt khoảng 550 triệu USD,tăng 15% so với cùng kỳ.Song theo ông Thăng,dự những chi tiêu đạt được trong quý I năm nay đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái,nhưng nếu trong 3 quý tới,cả nưứoc vẫn duy trì mức vốn thực hiện như hiện nay thì cả năm vốn đầu tư thực hiện và đăng ký mới chỉ ở mức 2,2 tỷ USD và 2,86 tỷ USD(năm2003 các chỉ tiêu lần lượt là thu hút vốn đăng ký 3,3 tỷ USD.
Thăng cho biết,hoạt động xúc tiến đầu tư quan trọng trong năm nay là gắn kết giữa các cơ quan TW và địa phương.Qua kinh nghiệm những năm vừa qua,những hoạt động xúc tiến đầu tư của các địa phương đã đem lại những kết quả rất tích cực.Sở dĩ tháng 1 thu hút đầu tư nước ngoài có sự tăng trưởng vượt bậc là do hệ qủa của việc các địa phương đã tăng cường hoạt động này trong năm 2003. Sau Nghệ An, có thể hai địa phương khác cũng tổ chức xúc tiến đầu tư nước ngoài là Thái Nguyên và Quảng Bình.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, việc ký kết các hiệp định đầu tư với Nhật Bản, hợp tác xúc tiến với Singapore đã có tác dụng rất tích cực, bởi qua những thoả thuận do Việt Nam đã thấy rõ những yêu cầu của những đối tác tiềm năng và hướng hoạt động xúc tiến vào những đối tác đó bởi họ có vốn, công nghệ và kinh nghiệm lý. "Khi những nhà đầu tư từ hai quốc gia này đến đây sẽ tạo những điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước khác đầu tư vào theo", ông Thăng nói.
Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, những mục tiêu quan trọng hàng đầu và xuyên suốt tiếp theo trong việc thu hút FDI năm nay là thương xuyên hoàn thiện môi trường đầu tư, đồng thời hỗ trợ giúp đỡ những doanh nghiệp đã , đang sản xuất kinh doanh.
Trong quý I, 3 dự án được coi là khá quan trọng đối với môi trường đầu tư của Việt Nam là dự án liên doanh Việt Nam - Canada khai thác và chế biến khoáng sản Núi Phao (Dai Tu, Thái Nguyên) có tổng vốn đầu tư đăng ký là 147 triệu USD, lớn nhất trong các dự án đầu tư nước ngoài trong ngành khai thác của Việt Nam và dự án tăng vốn thêm là công ty Sun Steel tăng thêm 126 triệu USD , dự án công ty Sài Gòn Max 100 triệu USD. Điều này được nhìn nhận là dấu hiệu chứng tỏ môi trường đầu tư của Việt Nam đang có những cải thiện rõ rệt.
Doanh thu từ khối doanh nghiệp FDI trong 3 tháng đầu là 3,9 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ, số lao động trực tiếp của khu vực hiện là 680.000 người, tăng 15%. Hiện nay, khu vực doanh nghiệp FDI có khoảng 4430 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đăng ký gần 42 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 24 tỷ USD. Mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn 2001- 2005 là 11 tỷ USD vốn thực hiện 12 tỷ USD vốn đầu tư.
2.Biện pháp nhằm thúc đẩy tiến trình đổi mới DNNN theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
a.Đối với doanh nghiệp
Trước hết, để quá trình đổi mới tổ chức và quản lý sang mô hình công ty mẹ - công ty con được nhân rộng và thành công, điều kiện tiên quyết là bản thân các cấp lãnh đạo của các doanh nghiệp, cơ quan chủ quản phải hiểu rõ được bản chất của mô hình mới cũng như cách vận hành của nó nhằm tránh tình trạng áp dụng theo phong trào, thiếu sự suy xét cẩn thận. Cần phải tổ chức nhiều buổi hội thảo, nói chuyện với các chuyên gia am hiểu về mô hình tổ chức này cho các vị trí lãnh đạo. Cũng cần phải phổ biến mô hình mới đối với cán bộ công nhân viên nhằm giúp họ hiểu rõ hơn quá trinh sắp xếp lại tổ chức, nhận thức được quyền lợi và trách nhiệm của họ trong mô hình tổ chức mới.
Để thích nghi với mô hình tổ chức mới, các DNNN, TCT cần chú trọng nâng cao năng lực quản lý, kỹ thuật nghiệp vụ, công nghệ sản xuất, tuyển chọn và bồi dưỡng nguồn nhân lực. Tiến hành rà soát lại đội ngũ cán bộ hiện có, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, thuyên chuyển những cán bộ không dủ năng lực, bổ xung những cán bộ có đủ tiêu chuẩn cả về đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ. Tạo ra một thế hệ kế tiếp năng động, có kỹ năng quản lý tốt.
Những DNNN, TCT trở thành công ty mẹ cần có kế hoạch chi tiết về việc cử người đại diện của mình ở các công ty con. Quá trình lựa chọn này phải thực sự căn cứ vào phẩm chất đạo đức, trình độ của từng người, tránh tình trạng "nể nang", "thân quen"…
Nói tóm lại, để quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước theo mô hình công ty mẹ - công ty con đạt kết quả tốt cần phải có sự nỗ lực cố gắng từ cả hai phía, Nhà nước và bản thân các doanh nghiệp. Mặc dù hiện nay, quá trình này mới trong giai đoạn thử nghiệm, còn gặp nhiều khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước, nhât định quá trình này sẽ thành công và các DNNN sẽ khẳng định được vai trò của mình trong một nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước mà chúng ta đang thực hiện.
b.Đối với nhà nước và các Bộ,nghành có liên quan
*.hoàn thiện khung pháp lý đối với mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con
Mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con là một mô hình mới được áp dụng ở nước ta. Vì vậy, để tạo điều kiện cho việc nhân rộng mô hình, chúng ta cần phải tiếp tục xây dựng, bổ xung hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến mô hình tổ chức này. Những quy định pháp lý cần chú trọng điều chỉnh các vấn đề mấu chốt trong cấu trúc của công ty mẹ , công ty con, trong mối liên kêt công ty mẹ - công ty con, đặc biệt là chế độ tài chính, báo cáo tài chính, kế toán và kiển toán, thuế, chứng khoán, đầu tư, giao dịch thương mại trong và ngoài tập đoàn. Chúng ta nên học tập kinh nghiệm của các nước đã áp dụng thành công mô hình công ty mẹ - công ty con. Ví dụ như Australia, Luật công ty của nước này quy định rất chi tiết của công ty mẹ và tập đoàn kinh doanh, mối quan hệ giữa ba nhóm chủ thể: công ty mẹ , công ty con và tập đoàn kinh doanh. Ngoài ra, những quy định chi tiết về kế toán và tài chính cũng được quy định riêng trong hệ thốngTiêu chuẩn kế toán và tài chính, điển hình là ASB - 1024. Các quy định và tiêu chuẩn liên quan đến chứng khoán cũng được quy định riêng bởi Uỷ ban chứng khoán và đầu tư (ASIC).
Chúng ta cũng cần chú ý rằng, khi tiến hành tái cơ cấu các Tổng công ty, DNNN để chuyển sang cấu trúc công ty mẹ - công ty con thì có sự thay đổi quan trọng về các quan hệ pháp lý. Hiện nay ở Việt Nam, Tổng công ty Nhà nước là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, sau khi chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ - công ty con thì công ty mẹ vẫn có tư cách pháp nhân, theo Nghị định mới. Nhưng ở hầu hết các nước công nghiệp phát triển thì tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, mặc dù tập đoàn kinh tế là một thực thể kinh tế (theo Luật Công ty của Australia). Với tư cách là một tổng thể, tập đoàn kinh doanh là một tổ chức liên kết chặt chẽ với các đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân đầy đủ, nhưng bản thân tập đoàn kinh tế thì không có tư cách pháp nhân, không có tư cách ký kết các hợp động kinh tế. Những quy định đó là cần thiết và hợp lý để loại trừ sự lẫn lộn tư cách và giao dịch giữa các pháp nhân thành viên và tổ chức bao trùm của chúng - tập đoàn kinh tế, tránh sự trùng lặp và không rõ ràng trong các giao dịch kinh tế và trách nhiệm pháp lý.
Việc Nghị định mới sắp sửa được ban hành sẽ tạo cho quá trình chuyển đổi các Tổng công ty, DNNN sang mô hình công ty mẹ - công ty con môt cơ sở pháp lý cơ bản. Tuy nhiên, như trên đã phân tích, Nghị định này vẫn tồn tại một số thiếu sót. Khá nhiều quy định trong Nghị định mở rộng hơn so với quy định trong Luật DNNN và các văn bản hướng dẫn, trong khi tất cả các DNNN, kể cả các doanh nghiệp thức hiện mô hình công ty mẹ - công ty con vẫn phải chịu sự điều chỉnh của Luật DNNN. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong viêc áp dụng các quy định của pháp luật. Các cơ quan chức năng nên nhanh chóng tổng kết thực tiễn để thống nhất các quy đinh phân tán hiện nay đối với DNNN nói chung, mô hình công ty mẹ - công ty con nói riêng để tập trung vào một bộ luật cao nhất cho các DNNN là Luật DNNN nhằm tạo điều kiện thuân lợi cho các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động. Các quy đinh có liên quan khác cũng nên được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với quy chế hoạt động mới của mô hình.
*Đổi mới các cơ chế chính sách, đặc biệt là cơ chế tài chính cho phù hợp với quan hệ tổ chức mới
Đối với mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con, sự tự chủ của công ty mẹ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là sự tự chủ về tài chính có ý nghĩa rất quan trọng. Cơ quan quản lý Nhà nước nên thay đổi phương thức quản lý như hiện nay, nên chỉ cần tập trung kiểm soát các công ty thông qua một số các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu, tránh tình trạng can thiệp sâu vào việc quản lý kinh doanh của doanh nghiệp: Công ty mẹ phải thực sự được nắm quyền sở hữu về vốn ở mức độ đủ để chi phối các thành viên trong mô hình.
Nhà nước nên tiếp tục nghiên cứu để thúc đẩy việc thành lập các công ty tài chính tại các doanh nghiệp, thực hiện viêc giao vốn Nhà nước chi doanh nghiệp thông qua công ty đầu tư tài chính, tiến tới hình thành tập đoàn tài chính quốc gia nắm vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp, hình thành cơ chế tập đoàn tài chính Nhà nước nắm vốn Nhà nước tại các DNNN, công ty tài chính của doanh nghiệp nắm vốn của TCT trong các công ty con. Thực tế trong thời gian dài qua chúng ta đã chủ trương thành lập các công ty tài chính và thành lập được 5 công ty tài chính ở 5 TCT 91. Hiệu quả hoạt động của các công ty tài chính này đối với việc đảm bảo nguồn vốn cho TCT hoạt động cũng như quản lý nguồn vốn rất tích cực. Tuy nhiên do một số hạn chế trong chính sách, cũng như sự thiếu quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp và cơ quan chủ quản nên việc hình thành các công ty tài chính không được áp dụng nhiều ở các TCT.
Tập đoàn tài chính quốc gia này là một doanh nghiệp có tính sở hữu cao nhât được Nhà nước thành lập. Vốn của tập đoàn bao gồm:
- Nhà nước giao vốn pháp định, cấp bổ sung
- Tại một thời điểm, toàn bộ vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho các doanh nghiệp được chuyển qua tập đoàn này
- Toàn bộ vốn của Nhà nước (tiền, hiện vật, đất đai…) ở các doanh nghiệp được chuyển thành cổ phần của Nhà nước ở các doanh nghiệp và các DNNN hiện nay chuyển thành công ty cổ phần ở các cấp độ cổ phần hoá như sau:
+ DNNN đã và đang cổ phần hoá đa sở hữu hiện nay.
+DNNN có cổ phần của Nhà nước, tập thể doanh nghiệp và ngưòi lao động trên cơ sở phân chia vốn cổ phần từ vốn Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng là vốn ngân sách cấp hay vốn có nguồn gốc ngân sách và vốn của doanh nghiệp tự tích luỹ.
+ Đối với các doanh nghiệp khác mà Nhà nước cần thâm nhập sẽ được đầu tư bằng hình thức: tín dụng thoả thuận lãi suất và hỗ trợ như hình thức tín dụng của Quỹ hỗ trợ phát triển hiên nay; mua cổ phần trực tiếp hoặc mua trên thị trường chứng khoán đối với công ty niêm yết; cầm cố cổ phiếu…
Tập đoàn sẽ vay vốn trên thị trường dưới các hình thức tín dụng thông thường, phát hành các chứng chỉ đầu tư, nhận uỷ thác đầu tư, thực hiện nhiêm vụ đầu tư của Nhà nước theo chương trình dự án. Như vậy, vốn Nhà nước đầu tư qua tập đoàn này chuyển từ hành chính Nhà nước (cân đối, chia vốn) sang doanh nghiệp kinh doanh năng đông hơn mà không trùng với các ngân hàng thương mại hiện nay.
Việc vốn ngân sách Nhà nước được đầu tư thông qua tập đoàn tài chính quốc gia có nhiều cái lợi. Trước hết, Nhà nước có thể tập trung quản lý nguồn vốn ngân sách thông qua một đầu mối duy nhất là tập đoàn tài chính quốc gia. Thứ hai, cơ chế này tách biệt vốn có nguồn gốc ngân sách và vốn tư tích luỹ trong các DNNN. Theo phân tích của nhiều chuyên gia, chính sự không tách biệt giữa vốn có nguồn gốc ngân sách và vốn tự tích lũy trong các DNNN là một điểm không khuyến khích doanh nghiệp Nhà nước phát triển vì đơn giản bản thân doanh nghiệp cảm thấy họ không được hưởng thành quả lao động của mình. Thứ ba, thông qua cơ chế tín dụng, các công ty tài chính có thể động viên được các nguồn lực khác trong xã hội, giúp làm giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, hơn hết, khi thực hiện theo cơ chế này, đồng vốn được trả về đúng "môi trường sống" của nó, và đã là vốn thì được đối xử bình đẳng với nhau, không còng vốn "chùa" mà chỉ có vốn "đầu tư phát triển".
*Hoàn thiện các quy chế về việc chuyển đổi hình thức của các DNNN
Hiện nay, một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp và chuyển đổi một số DNNN khác sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp là do các quy định chưa thống nhất và phù hợp. Khi chuyển sang mô hình công ty mẹ - công ty con thì rất nhiều DNNN phải chuyển đổi hình thức doanh nghiệp. Do đó, để thúc đẩy việc áp dụng mô hình tổ chức mới này, các cơ quan chức năng cần khẩn trương tổng kết thực tiễn, ra soát lại các văn bản pháp lý, khắc phục những điểm bất hợp lý và có biện pháp khuyến khích đối với những doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi hình thức doanh nghiệp.
Kết luận
Mô hình công ty mẹ - công ty con với nhiều ưu điểm nổi bật đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng thành công ,mang lại hiệu quả kinh tế to lớn.Đối với nước ta đây là mô hình mới lần đầu tiên được áp dụng nhưng đã thể hiện được sự cần thiết để các doanh nghiệp Nhà nước phát huy được vai trò chủ đạo ,nòng cốt của mình trong nền kinh tế quốc dân .
Để việc chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ- công ty con được thuận lợi đòi hỏi nhà nước phải biết và hiểu về những khó khăn như:chưa có đầy đủ các quy phạm pháp luật cần thiết,các cơ chế chính sách còn nhiều bất cập,bản thân các doanh nghiệp cũng chưa hiểu rõ bản chất,tác dụng của mô hình công ty mẹ - công ty con nhưng chúng ta có thể tin là dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước với những ưu điểm của nó trong tương lai.
Thế là đã rõ,các thực thể nhỏ lẻ cho đến anh khổng lồ,không đâu có thể thiếu vắng sự tận tuỵ và tài trí tổ chức điều hành.
Đề án này đem lại một cái nhìn sơ bộ về mô hình công ty mẹ - công ty con .Nhờ có sự hướng dẫn tận tình của Giáo Sư Đặng Đình Đào và sự nhiệt tình của các cô thủ thư em đã hoàn thành đề án.Trong suốt quá trình làm đền án chúng em đã làm phiền đến thầy.Mong thầy hiểu và thông cảm cho chúng em.Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.
Tài liệu tham khảo
"Chủ nghĩa đế quốc - giai đoạn tột cùng của Chủ nghĩa tư bản"-Lênin.
Kinh tế chính trị-Lênin-Tập 22
Kinh tế và dự báo:
Số 4 /2001
Số 11/2001
Tạp chí khinh tế và phát triển:
Số 54 tháng 12/2001
Số 60 tháng 6/2002
Số 64 tháng 10/2002
Tài chính:tháng 8/2002
Thời báo kinh tế Việt nam:
Số 108/2000
Số 131/2000
Số 118/2002
Mô hình tổ chức"Công ty mẹ - Công ty con "của công ty xây lắp xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng(Constrexim)-KLTN,Bùi Giang Lâm
Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 ban chấp hành trung ương Đảng(khoá IX) về tiếp tục sắp xếp,đổi mới,phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước.NXB chính trị quốc gia,2001.
Quyết định 90/1994/QĐ-TTg ngày 7/3/1994 về việc tiếp tục sắp xếp DNNN
Quyết định 91/1994/QĐ-TTg ngày 7/3/1994 về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh.
Luật DNNN ngày 20/4/1995
Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/1/2000
Thông tin chuyên đề"DNNN và cải cách DNNN"- viện kinh tế thế giới
Cải cách DNNN - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Thông tin chiến lược ,chính sách công nghiệp- Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp,bộ Công nghiệp số 11/1999 và số 8/2002
Tạp chí tài chính doanh nghiệp số 3/2001
Tạp chí khinh tế kế hoạch số 3/2000
Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001 của Constrexim
Tài liệu hội thảo "Cải cách doanh nghiệp Nhà nước theo mô hình công ty mẹ -công ty con "-Đơn vị tổ chức báo Diễn đàn Doanh nghiệp tháng 11/2002
Tạp chí doanh nghiệp số 8/2001:mô hình công ty mẹ -công ty con mô hình mới hiệu quả mới .
Tạp chí Kinh tế kế hoạch số 3/2000:Lộ trình đổi mới ,sắp xếp DNNN trong 3 năm 2000-2002 và đến năm 2005 "
Tạp chí kinh tế và dự báo số 11/2001:Tạo bước ngoặt đối với DNNN
Những thông tin trên Mạng internet
Mục lục
Đặt vấn đề 1
Chương I:Nhữngvấn đề cơ bản về công ty mẹ- công ty con 3
I. Khái niệm: 3
II. Quy luật hình thành mô hình tổ chức công ty CTM-CTC
Tư bản tài chính: 4
Chế độ tham dự: 4
Đầu sỏ tài chính: 4
Liên kết kinh tế: 5
Nguyên tắc của liên kết: 6
III. Đặc điểm: 7
IV. Công ty Me-Con"tình mẫu tử"Xây dựng công ty bằng tinh thần
doanh nghiệp. 10
V. Điều kiện tổ chức công ty mẹ-con. 12
1. Hoàn cảch quốc tế-Môi trường kinh tế quốc tế 12
2. Hoàn cảnh trong nước 14
Chương II:Thực trạng mô hình Công ty mẹ - Công ty con 20
I. Thực trạng nền kinh tế Việt nam 20
1. Kinh tế việt nam năm 2003-bài học kinh nghiệp 20
* Kết quả của thương mại Việt Nam đạt được trong năm 2003, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm. 21
+ Hoạt động thương mại trong nước. 22
- Thành tựu và nguyên nhân. 23
Thành tựu: 24
Nguyên nhân 24
Hạn chế 24
Nguyên nhân 24
+ Hoạt động xuất nhập khẩu 25
*. Hội nhập quốc tế thương mại quốc tế. 31
Những thành tựu đạt dược và nguyên nhân. 32
T hành tựu. 32
Nguyên nhân: 32
Những hạn chế và nguyên nhân. 33
Những hạn chế: 33
Nguyên nhân: 33
* Một số vấn đề rút ra từ thực trạng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thương mại quốc tế. 34
Kết quả đạt được. 34
2. Hạn chế và tồn tại 35
II. Sức mạnh công ty mẹ-con.hợp nhất nguồn lực và cơ cấu tài chính.
1. Những mô hình liên kết chi phối giữa CTM-CTC. 36
Mô hình liên kết chủ yếu bằng vốn 36
Mô hình liên kết theo dây chuyền sản xuất kinh doanh 36
Mô hình liên kết giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh 37
2. Mối liên hệ giữa công ty me-công ty con. 38
III. Ưu - Nhược điểm của mô hình 39
1.Ưu điểm. 39
2. Nhựơc điểm. 41
IV. Thực trạng mô hình công ty Mẹ – con 44
1. Thêm một tổng công ty hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ-Công ty Con 44
2. VNPT sẽ triển khai thí điểm mô hình công ty Mẹ –Công ty Con
Một mô hình phổ biến trên thế giới 44
3. Mô hình thí điểm công ty Me-Con 46
4. Thêm ba doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con 48
5. Ngày 17/02/2003,Bộ lao động - Thương binh và xã hội đã ban hành thông tư số 04/2003/TT-BLĐTBXH,hướng dẫn thực hiện điều chỉnh tiền lương và phụ cấp trong các doanh nghiệp. 49
6. SJC được chuyển sang mô hình công ty mẹ - công ty con 50
7. Chọn cổ phần hóa 3 tổng công ty lớn trong tháng 4 51
ChươngIII: Biện pháp phát triển mô hình công ty Mẹ -con,hướng phát triển.
I.Song sinh mẹ và con không thể vội vã áp dụng mô hình mớicho các doanh nghiệp. 55
II. Kinh nghiệm thế giới về mô hình 57 Tập đoàn hàng ngang: 57
Tập đoàn sản xuất hàng dọc kiểu cung ứng- sản xuất: 59
Tập đoàn sản xuất hàng dọc kiểu sản xuất- phân phối: 59
Tập đoàn kinh doanh nhỏ: 60
Kinh nghiệm của một tập đoàn 60
III. Hướng phát triển mô hình 63
Triển vọng kinh tế Việt Nam trước kỷ nguyên mới 63
Khả năng vận dụng ở nước ta. 66
IV. Biện pháp 67
1. Tập trung xúc tiến để thu hút FDI 67
2. Biện pháp nhằm thúc đẩy tiến trình đổi mới DNNN theo mô hình công ty mẹ - công ty con. 69
a. Đối với doanh nghiệp 69
b. Đối với nhà nước và các Bộ,nghành có liên quan 70
*. Hoàn thiện khung pháp lý đối với mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con 70
*Đổi mới các cơ chế chính sách, đặc biệt là cơ chế tài chính cho phù hợp với quan hệ tổ chức mới 71
*Hoàn thiện các quy chế về việc chuyển đổi hình thức của các DNNN 73 67
Kết luận 75 69
Tài liệu tham khảo 76
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33775.doc