Xét trên góc độ vi mô
Doanh nghiệp cần phải xác định được nhu cầu và thị hiếu của người lao động, xác định sản phẩm của mình đang sản xuất phục vụ thị trường nào,khách hàng nào, các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này như thế nào. Từ đó xác định các biện pháp và chiến lược xúc tiến hàng hóa cho phù hợp cũng như lựa cọn công nghệ máy móc thiết bị phù hợp ,đảm bảo tính đồng bộ trong cơ cấu đầu tư. Doanh nghiệp cũng cần phối hợp với Nhà Nước trong quá trình hoạt động,phát triển thị trường công nghệ, gắn nghiên cứu và ứng dụng. Đồng thời chủ động trong hoạt dộng nghiên cứu,phát triển, hợp tác, chuyển giao công nghệ, thực hiện mô hình liên kết đào tạo với nước ngoài.
Tóm lại, trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, giá trị tài sản vô hình cao hơn nhiều giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp, là cơ sở để nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải thay đổi tư duy kịp thời để có cơ cấu đầu tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình 1 cách hợp lý nhất.
51 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1552 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
335
2000
10
620
630
2001
7
776
783
2002
9
734
743
2003
17
757
774
2004
22
676
698
Thủ tục đăng ký về quyền sở hữu trí tuệ được đơn giản, ví dụ trước đây quy định đăng ký 1 sáng chế mất 18 tháng, nay còn 12 tháng; 1 kiểu dáng công nghiệp 12 tháng, nay còn khoảng 9 tháng. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì đăng ký nhãn hiệu sở hữu trí tuệ cũng từ 12 tháng còn 9 tháng. Đây là một cố gắng nhưng có thể chưa thật thoả mãn người đăng ký nhưng vì Việt Nam còn là thành viên của một loạt thoả ước quốc tế nên việc cấp nhanh hơn rất khó khăn. Tuy vậy, điều này phần nào khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề sở hữu trí tuệ .
3. Về vấn đề thương hiệu:
Tài sản thương hiệu là yếu tố làm gia tăng sự khác biệt cho doanh nghiệp. Một khảo sát cho thấy 90% người tiêu dùng quyết định mua hàng hay dịch vụ chính là thương hiệu. Trong lĩnh vực tài chính cũng vậy, thương hiệu có tầm quan trọng rất lớn trong việc tạo ra giá trị (nhiều trường hợp đóng góp 70% giá trị) và tính thanh khoản của cổ phiếu như McDonald’s (71%), Disney (68%), Coca - Cola và Nokia (51%).
Tại Việt Nam nhiều doanh nghiệp cũng đã tiến hành định giá thương hiệu, như trường hợp công ty bia Việt Hà, khi góp vốn lien doanh với nước ngoài, giá trị của nhãn hiệu bia Halida đã được xác định là 550.000 USD; nhãn hiệu bia Sài Gòn của công ty bia Sài Gòn được tính giá trị góp vốn vào lien doanh ở Nghệ An là 9,5 triệu USD; trường hợp công ty P/S tính được giá trị nhãn hiệu là 5,3 triệu USD. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều doanh nghiệp chưa xác định được giá trị thương hiệu của doanh nghiệp mình, các doanh nghiệp nhà nước lớn như Vietcombank, Bảo Minh đều gặp khó khăn trong cổ phần hoá vì không định giá được tài sản vô hình, trong đó có thương hiệu Để xác định giá trị doanh nghiệp Vinaconex tại thời điểm 1/1/2004, Bộ Xây dựng đã thống nhất thuê 2 công ty kiểm toán độc lập vào kiểm toán trước. Theo đó, Vinaconex có tổng giá trị tài sản gần 3.700 tỉ nhưng giá trị tài sản vô hình chỉ 6,6 tỉ, bao gồm “giá trị lợi thế kinh doanh” 3,1 tỉ và “giá trị thương hiệu”... 3,5 tỷ. Kết quả này hết sức chênh lệch so với thực tế, không phản ánh đúng giá trị của doanh nghiệp. . Hay như trường hợp của Vina Phone. Hiện nay theo đánh giá sơ bộ của phía Việt Nam , giá trị của Vina Phone khoảng 1 tỉ USD. Trong khi đó theo đánh giá của giới bưu chính viễn thông quốc tế, giá trị của Vina Phone hiện nay ít nhất cũng phải 3 tỉ USD. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp nhà nước lớn trong các ngành dịch vụ như bảo hiểm, ngân hàng, tư vấn - ngành mà yếu tố thương hiệu phụ thuộc vào uy tín, sự cam kết và lòng tin của khách hàng.
Nguyên nhân đánh giá giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp thấp có thể do chưa có phương pháp định giá thống nhất cho tất cả các doanh nghiệp, nguyên nhân thứ hai là do chúng ta chưa có các tổ chức chuyên sâu về vấn đề này, nếu thuê các tổ chức nước ngoài đứng ra định giá thì chi phí rất tốn kém. Ngoài ra còn phải kể đến hệ thống văn bản pháp lí của Nhà nước vẫn chưa thực sự thống nhất trong việc qui định giá trị tài sản vô hình. Trong thông tư số 79/2002/TT- BTC ngày 12/9/2002 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển DNNN thành công ty cổ phần, thì việc xác định giá trị đối với những doanh nghiệp có lợi thế kinh doanh như: vị trí địa lí, thương hiệu…được dựa trên tỷ suất lợi nhuận, giá trị vốn của Nhà nước trên sổ sách và lãi suất trái phiếu của Chính phủ. Điều này là không hợp lí, vì gía trị thương hiệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Mặt khác, đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ là rất quan trọng trong việc xác định phương pháp định giá thích hợp. Ngành ngân hang, bảo hiểm, tư vấn là những ngành mà yếu tố thương hiệu phụ thuộc vào uy tín, sự cam kết và lòng tin của khách hàng. Vì vậy không thể xác định giá trị của thương hiệu theo thông tư số 79 của Bộ Tài chính hướng dẫn được.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04- TSCĐVH ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ- BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính, thương hiệu được công nhận là tài sản vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nhưng vẫn không được ghi nhận giá trị vì các lý do :thương hiệu không phải là nguồn lực có thể xác định được, không đánh giá được một cách đáng tin cậy, doanh nghiệp không kiểm soát được.
Bên cạnh đó, cơ chế tài chính của Nhà nước hiện nay cũng chưa qui định về giá trị quyền sử dụng thương hiệu,mà cụ thể là quyết đinh số 206/2003/QĐ- BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính ban hành chế độ quản lí sử dụng và khấu hao tài sản cố định cũng chưa qui định thương hiệu là tài sản vô hình nên cũng không có cơ sở hướng dẫn hạch toán.
Khi nền kinh tế Việt Nam đang tiến sâu vào quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, con số thương hiệu mạnh, có tiềm năng phát triển của Việt Nam bị xâm hại, chiếm dụng, tranh chấp ở thị trường thế giới cũng không ngừng tăng lên. Có thể kể ra cuộc giành giật lại thương hiệu kẹo dừa Bến Tre ở Trung Quốc; Vinataba bị 12 nước chiếm dụng; thương hiệu Chả giò rế của DN Cầu Tre bị chính đối tác nhập khẩu nẫng mất ở thị trường Nhật Bản; võng xếp Duy Lợi…
Không chỉ chiếm dụng thương hiệu của DN Việt Nam bằng cách đăng kí trước nhãn hiệu ở nước ngoài, khi hình thức thương mại điện tử đang phát triển mạnh như hiện nay còn xuất hiện xu hướng “nẫng tay trên” về thương hiệu trên tài nguyên mạng, bằng việc đăng kí trước tên miền để đầu cơ bán với giá cao khi có cơ hội. Trường hợp tên miền trungnguyen.com bị một Việt kiều ở Tiệp Khác đăng kí trước là một điển hình.
Những vụ việc nêu trên cho thấy ngay cả những DN mạnh của nước ta cũng vẫn còn coi nhẹ vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, nói gì những DN có qui mô nhỏ, sức cạnh tranh yếu. theo số liệu thống kê năm 2006, chỉ có 25% trong khoảng 200.000 DN ở nước ta đăng kí bảo hộ nhãn hiệu đã phản ánh thực trạng trên. Hơn nữa trong số 100.000 nhãn hiệu được bảo hộ ở Việt Nam từ trước đến nay thì số DN nước ta đăng kí chỉ chiếm 20%, 80% còn lại là những nhãn hiệu của nước ngoài trong khi đó mới chỉ có khoảng 1000 nhãn hiệu Việt Nam đăng kí bảo hộ ở nước ngoài. Với 75% số DN hiện chưa đăng kí bảo hộ nhãn hiệu cho thấy hiểu biết của DN về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và vấn đề thương hiệu nói riêng chưa thật cao. Các DN Việt Nam chưa thực sự quan tâm tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng, nghiên cứu thị trường để xây dựng một chiến lược kinh doanh và quảng bá thương hiệu có bài bản, mà chủ yếu chỉ quan tâm đến sản xuất và tìm cách tiêu thụ sản phẩm một cách thụ động.
Kết quả điều tra lấy mẫu 500 DN của dự án “ Hỗ trợ DN Việt Nam xây dựng và quảng bá thương hiệu” năm 2006 cho thấy việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu mới chỉ là mối quan tâm thứ hai của DN Việt Nam sau tiêu thụ sản phẩm. Chỉ có 16% DN được hỏi có bộ phận tiếp thị chuyên trách và có tới 89% Dn không có chức danh quản lí nhãn hiệu. Về tài chính, 74% Dn chỉ đầu tư dưới 5% cho thương hiệu, còn 20% DN không hề chi cho xây dựng thương hiệu.
Những doanh nghiệp có ý thức về tên tuổi thương hiệu mình thì vấp phải rất nhiều khó khăn trong công tác định giá, nhưng bên cạnh đó còn rất nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ truyền thống, sản xuất hàng tiêu dùng…Nhiều tên thương hiệu còn ôm đồm, hướng đến quá nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, có tên thương hiệu còn quá dài khó đọc, khó nhớ và thậm chí không có ý nghĩa, nên không tạo được ấn tượng với người tiêu dùng. Nhiều cơ sở hiện nay đặt tên cho thương hiệu còn nặng về yếu tố cá nhân, sở thích, đem tên mình, tên vợ con, người thân trong gia đình để đặt tên thương hiệu…Vấn đề đầu tư cho thương hiệu cũng chưa thực sự được coi trọng. Xây dựng thương hiệu là vấn đề đòi hỏi thời gian và tài chính trong khi đó không phải doanh nghiêp nào cũng có đủ khả năng tài chính để thực hiện, các doanh lµ chi phÝ chø kh«ng ph¶i ®Çu t.
Nhận thức về việc phải có được một chiến lược thương hiệu nhất trong hội nhập kinh tế quốc tế lại càng mờ nhạt trong một bộ phận không nhỏ cộng đồng doanh nghiệp VN. Minh chứng cho nhận định này là sự quan tâm đầu tư nguồn lực tài chính cho xây dựng thương hiệu còn rất hạn chế.
Có một thực tế là các doanh nghiệp dang nỗ lực tìm kiếm các hợp đồng thương mại nhằm xuất khẩu hàng hóa hơn là tự hoạch định cho mình một chiến lược hội nhập một cách chủ động, có bài bản. Nếu chỉ tìm kiếm các thương vụ thì mãi mãi các doanh nghiệp sẽ bị lệ thuộc vào nước ngoài và do đó hiệu quả của hội nhập mang lại không cao. Trong nhiều hạn chế thể hiện tính thụ động của doanh nghiệpViệt Nam, hạn chế về chiến lược thương hiệu đang là rào cản mạnh cho quá trình hội nhập của họ.
Trong 500 doanh nghiệp được điều tra của báo Sài Gòn tiếp thị, kết quả cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng xây dựng thương hiệu là mối quan tâm thứ hai sau việc đẩy mạnh tiêu thụ. Trong tổng số các doanh nghiệp được điều tra thì chỉ có 4,2% cho rằng thương hiệu là vũ khí quan trọng trong hội nhập và cạnh tranh. 5,4% cho rằng thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp, chỉ có 30% doanh nghiệp cho rằng thương hiệu sẽ giúp bán hàng được giá cao hơn. Và hầu hết các doanh nghiệp đều không nhận thức rõ vai trò của thương hiệu đối với hội nhập, và một chiến lược cho thương hiệu nhìn chung chưa được đặt ra. Sự mờ nhạt về chiến lược thương hiệu của các doanh nghiệp thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
Nhiều quản trị viên doanh nghiệp không xác định được vị trí của chiến lược thương hiệu trong hệ thống chiến lược kinh doanh chung của doanh nghiệp. Số lượng các doanh nghiệp có được các chuyên gia chuyên về thương hiệu trong hội nhập không nhiều. Phần lớn là sự phân công kiêm nhiệm của một vài chức danh quản trị. Từ đó làm cho việc xây dựng một chiến lược thương hiệu hoàn chỉnh không đạt kết quả cao.
Các doanh nghiệp nhìn chung đang đánh giá thiếu chính xác mức độ hiểu biết của khách hàng ở những khu vực thị trường quốc tế khác nhau. Do đó chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp nhìn chung còn mang nặng tính kinh viện, việc xây dựng chiến lược thương hiệu nhiều khi được thực hiện hoặc là theo ý chí chủ quan hoặc theo sự trình bày từ tài liệu tham khảo được. Thiếu những chiến lược thương hiệu được hình thành thực sự trên sơ sở hiểu biết thị trường nước ngoài. Điều này làm cho chiến lược thương hiệu không đem lại hiệu quả cao nên lại làm cho doanh nghiệp xem nhẹ vai trò của chiến lược này đối với hoạt động kinh doanh ra thị trường khu vực và thế giới. Sự níu kéo lẫn nhau như vậy làm cho mức độ phản ánh mục tiêu dài hạn về chủ đọng hội nhập và lâu dài còn thấp.
Các doanh nghiệp chưa có một hệ thống đánh giá mức độ thành công của thương hiệu so với chi phí đã bỏ ra khi triển khai xâm nhập thị trường nước ngoài. Đồng thời thường chú trọng đánh giá mức độ thành công của thương hiệu so với chi phí đã bỏ ra khi triển khai xâm nhập thị trường nước ngoài. Đồng thời thường chú trọng đánh giá thành tích kinh doanh theo đơn vị thời gian là hàng năm hàng quý mà thiếu những mục tiêu dài hạn rõ ràng. Điều này dẫn đến một thực tế không tốt là những biện pháp nhằm đối phó với các cuộc tranh chấp thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam đều mang tính sự vụ và đối phó nhất thời.
Minh chứng cho những hạn chế nói trên trong xây dựng chiến lược thương hiệu để hội nhập thành công là vô số các sự kiện mà chúng ta có thể quan sát được. Chẳng hạn sự kiện các thương hiệu tốt của một số doanh nghiệp VN như cà phê Trung Nguyên, giày dép BITI’S, nước mắm Phú Quốc, thuốc lá vinataba, bị các doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng đã gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệpViệt Nam. Nếu vấn đề chiến lược thương hiệu trong hội nhập không di trước một bước thì liệu có thể đảm bảo chắc chắn rằng trong thời gian tới không có các thương hiệu Việt Nam nào bị xâm hại tại nước ngoài?
Nguyên nhân của những hạn chế trên xuất phát từ chính bản thân nền kinh tế nước ta. Trước hết là do trình độ kinh tế thị trường của Việt Nam còn thấp. Cơ chế kinh tế thị trường mới được vận hành thực sự trong hơn một thập kỷ qua, tư duy kinh tế thị trường chưa bám sâu vào từng doanh nghiệpViệt Nam. Vấn đề chiến lược thương hiệu trong chủ động hội nhập nói chung còn khá mới mẻ trong quan niệm kinh doanh của các doanh nhân, doanh nghiệpViệt. Sở dĩ như vậy là vì trong môi trường kinh doanh theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước kia các doanh nghiệp hiếm khi phải tự xây dựng chiến lược kinh doanh cho mình. Cũng trong cơ chế kinh tế đó, vấn đề thương hiệu là một cái gì đó hoàn toàn xa lạ. Hoạt động của các doanh nghiệp nhìn chung phải cố gắng tạo ra những đặc điểm khác với thế giới bên ngoài. Cơ chế thị trường được đồng nhất với bản chất của chủ nghĩa tư bản. Triết lý kinh doanh theo kiểu nhanh nhiều tốt rẻ, kinh doanh mà sản phẩm không cần thương hiệu… hiện diện phổ biến trong hoạt động của các doanh nghiệp. Hệ quả là, thậm chí sau khi nền kinh tế đã thực hiện chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường thì tư duy về chiến lược thương hiệu vẫn khó bắt rễ vào triết lý kinh doanh của doanh nghiệp Việt. Chỉ đến khi một số các sự kiện tranh chấp thương hiệu có ý nghĩa quan trọng trong việc chủ động hội nhập của doanh nghiệp.
Một nguyên nhân nữa thuộc về truyền thống tư duy kinh doanh của người Việt: Tư duy giao thương quốc tế không là thế mạnh của người Việt Nam. Thậm chí ngay hiện tại, tư duy kinh doanh quốc tế cũng chưa phải là điểm mạnh của doanh nghiệpViệt Nam. Truyền thống tư duy kinh doanh buôn bán là một thành tố quan trọng làm nên bản sắc nhậy bén trong kinh doanh của một dân tộc ở thế giới hiện đại. Đây là khía cạnh giải thích tại sao các doanh nghiệp Việt còn nhiều thụ động trong hội nhập quốc tế như vậy, mặc dù chủ trương hội nhập được khởi xướng từ hơn một thập kỷ qua. Khi chiến lược hội nhập của một doanh nghiệp không rõ ràng thì việc để có một chiến lược về thương hiệu chủ động hội nhập là điều khó thực hiện. Tuy nhiên, trong bối cảnh sức ép về hội nhập ngày càng mạnh mẽ như hiện nay thì điều đó không phải là điều không tưởng.
Nguyên nhân thứ ba nằm trong các doanh nghiệp, xuất phát từ chỗ thay vì đánh gía cao vị trí của chiến lược thương hiệu như một công cụ hữu hiệu nhất trong chủ động hội nhập kinh tế của doanh nghiệp thì đa số các doanh nghiệp hiện nay cho rằng chiến lược thương hiệu như là một bộ phận của chiến lược marketing chứ không phải là một loại hình chiến lược quan trọng trong hệ thống các chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. Nhận thức này không được đúng lắm, vì thực tế chiến lược marketing chỉ là một bộ phận của chiến lược thương hiệu mà thôi. Vậy giải pháp để khắc phục các hạn chế nói trên như thế nào để thực sự chiến lược thương hiệu trở thành một công cụ sắc bén trong hội nhập của doanh nghiệpViệt Nam.
Tỷ lệ đầu tư cho thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam
Đơn vị tính: %
Tỷ lệ đầu tư trên doanh thu
DN khu vực tư nhân
DN khu vực NN
Không đầu tư
- 18
- 16
Đầu tư dưới 5%
- 56
- 73
Đầu tư từ 5% - 10%
- 10
- 8
Đầu tư trên 10%
- 16
- 3
(Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam)
III. Mối quan hệ giữa đầu tư vào TSHH và TSVH ở các doanh nghiệp Việt Nam.
1. Tác động của hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình đối với hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình trong doanh nghiệp
Trước hết như phần lý luận đã trình bày ở trên, đầu tư vào tài sản hữu hình thường là đi trước và là cơ sở tiền đề để đầu tư vào tài sản vô hình. Khi một doanh nghiệp đã bỏ vốn để đầu tư vào tài sản hữu hình: nhà xưởng, các văn phòng làm việc, trung tâm điều hành, các khu chế xuất, phòng thí nghiệm, mua sắm và trang bị các loại máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, phương tiện truyền dẫn… thì nó đã góp phần tạo ra tiềm lực để đầu tư vào tài sản vô hình: phát minh sáng chế, đầu tư kĩ thuật công nghệ mới, nghiên cứu phát triển kiểu dáng công nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển mạnh thương hiệu hàng hoá và phát triển nguồn nhân lực...
Trong những năm gần đây việc đầu tư xây mới nhà xưởng và nhập thay thế các dây chuyền sản xuất với kĩ thuật hiện đại đã trở thành hướng phát triển của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Việc đầu tư một cách đúng đắn, hợp lý này đã đem lại chất lượng cao cho sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó đem lại những lợi ích ngắn hạn về doanh thu để mở rộng sản xuất, đồng thời nâng cao thương hiệu của hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh nhằm đem đến những lợi ích trong tương lai.
Năm 2006, Công ty Cổ phần Thương nghiệp tổng hợp và Chế biến lương thực Thốt Nốt (Gentraco) đã xuất khẩu được 323.000 tấn gạo các loại, đạt kim ngạch 83,6 triệu USD, nộp ngân sách nhà nước gần 19 tỉ đồng. Lượng gạo xuất khẩu năm 2006 khoảng 10.000 tấn, giảm 30.000 tấn so với năm 2005 nhưng kim ngạch xuất khẩu đã tăng 111%.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị gạo xuất khẩu, Gentraco đã đầu tư 12 tỉ đồng xây dựng hệ thống máy lau bóng gạo chất lượng cao, nâng cấp kho bãi, máy móc thiết bị... Đến nay, năng lực chế biến gạo xuất khẩu của công ty đạt 3.000 tấn/ngày, tăng 500 tấn/ngày. Hệ thống kho đủ sức chứa 40.000 tấn hàng. Giữa tháng 12-2006 vừa qua, Công ty đã được Tổ chức BQT (Anh) công nhận đạt các tiêu chuẩn quản lý sản xuất, quản trị doanh nghiệp và quản lý chất lượng sản phẩm: ISO 9001 phiên bản 2000 và HACCP.
Năm 2007, Gentraco có kế hoạch nâng lượng gạo chất lượng cao xuất khẩu lên 30.000-40.000 tấn. Ngoài lĩnh vực xay xát, chế biến gạo xuất khẩu, hiện Gentraco còn kinh doanh các loại nguyên vật liệu, thức ăn gia súc, cung cấp thiết bị viễn thông, nuôi trồng thủy sản.
Hay như trường hợp của công ty nhựa Bình Minh, việc đầu tư vào tài sản hữu hình còn đem lại thị phần lớn cho doanh nghiệp trên thị trường. Từ một doanh nghiệp nhỏ, ra đời vào những năm 60 của thế kỷ trước, rồi trở thành “Nhà máy Công tư Hợp doanh Nhựa Bình Minh”, doanh nghiệp đã có những bước phát triển nhanh chóng về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm và doanh thu. Năm 1995, lần đầu tiên Công ty ứng dụng công nghệ dryblend (sản xuất từ bột) trong sản xuất nhựa uPVC. Đến giai đoạn này, thương hiệu Nhựa Bình Minh đã được thị trường biết đến như một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực ống nhựa tại VN. Năm 2004, Công ty đã tiến hành cổ phần hóa trở thành Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh. Vượt qua những khó khăn về vốn, công nghệ, Nhựa Bình Minhh đã liên tục đổi mới để có thể bắt kịp với trình độ sản xuất của thế giới. Doanh thu hàng năm của Công ty không dưới 300 tỉ đồng. Hiện nay, Bình Minh là đơn vị đi đầu trong việc sản xuất ống nhựa PVC, có thị phần lớn nhất trong ngành công nghiệp nhựa, có khả năng chi phối đến giá cả các sản phẩm về nhựa của Việt Nam.
Song đứng trước xu thế phát triển mới của thời hội nhập, Nhựa Bình Minh cũng phải đối mặt với sức cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm nhập ngoại, Ban lãnh đạo Công ty đã xác định chiến lược phát triển nhất quán của mình là tăng cường hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, đầu tư cho nhân lực, xác định đổi mới, hiện đại hóa trang thiết bị và nâng chất lượng sản phẩm là phương châm xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Những Huân, Huy chương do Nhà nước trao tặng và các danh hiệu do người tiêu dùng bình chọn như: “Hàng VN chất lượng cao”, Thương hiệu Cúp Vàng Top Ten, Cúp Vàng Thương hiệu Việt... là những minh chứng khẳng định uy tín và chất lượng mà Nhựa Bình Minh đã và đang tạo dựng được trên thị trường.
Tuy tác động của đầu tư vào tài sản hữu hình phần lớn là tác động tích cực tạo đà cho đầu tư vào tài sản vô hình, nhưng nếu đầu tư vào tài sản hữu hình không đúng chỗ không phù hợp cả về quy mô và chất lượng thì tạo thành một gánh nặng, khó khăn cho công tác đầu tư vào tài sản vô hình sau này.
2.Tác động của hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình đối với đầu tư vào tài sản hữu hình trong doanh nghiệp.
Đến lượt mình đầu tư vào tài sản vô hình lại tiếp tục tác động trở lại đối với đầu tư vào tài sản hữu hình vì nó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục mở rộng quy mô, tiếp tục có vốn để đầu tư tài sản hữu hình như mua sắm thiết bị máy móc mới hiện đại hơn, xây dựng mới nhà xưởng, văn phòng làm việc…
Tiếp với ví dụ về Công ty nhựa Bình Minh đã nêu ra ở trên, nhờ việc nâng cao thương hiệu trở thành đơn vị đi đầu trong việc sản xuất ống nhựa uPVC, quy mô của hệ thống nhà ngày càng được moet rộng (gần 60.000m2 ), hệ thống trang thiết bị được xây dựng và lắp đặt theo công nghệ tiên tiến nhất của Đức, Ý, Áo, Cannada. Năm 2007, sản lượng của Công ty đạt 29.000 tấn, tăng 20% và doanh thu đạt 680 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2006 và lợi nhuận đạt 100 tỷ đồng, tăng 100% so với kế hoạch năm. Với sức sản xuất ấy, Nhựa Bình Minh không chỉ phục vụ thị trường cả nước (với hệ thống trên 100 đại lý phân phối) mà còn xuất khẩu sang các nước như: Lào, Campuchia, Singapore, Đan Mạch, Pháp, Bỉ. Nhờ đó mới đây, Công ty đã khánh thành Nhà máy Nhựa Bình Minh miền Bắc tại Hưng Yên (tháng 12/2007), với quy mô giai đoạn I khoảng 26.000 m2 nhà xưởng, lắp đặt hoàn chỉnh các dây chuyền máy móc thiết bị từ EU với sản lượng khoảng 15.000 tấn/năm.
Hay như hiện nay ở Việt Nam một số doanh nghiệp lớn xây dựng được thương hiệu mạnh thì tiến hành nhượng bán thương hiệu nhằm thu lại lợi ích.
Chúng ta lấy ví dụ như Cà phê Trung Nguyên. Ra đời vào giữa năm 1996 và chỉ sau 10 năm từ một nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước, và là một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên.
Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc. Nhờ có nhượng quyền thương hiệu Cà phê Trung nguyên đã không cần bỏ vốn ra mở quán mà chỉ cho mượn thương hiệu, các chủ quán lấy hàng và công thức pha chế của Trung Nguyên để kinh doanh từ đó đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên một sự đầu tư không hợp lý vào tài sản vô hình sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình.
3.Tác động của sự phối hợp giữa hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Từ lý luận cũng như thực tiễn các doanh nghiệp hiện nay, nếu hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình được phối hợp một cách nhịp nhàng đồng bộ thì điều đó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hoạt động đầu tư ở doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhu cầu thị trường trong nước và trên thế giới, tiềm lực và điều kiện hiện tại của doanh nghiệp, các điều kiện pháp lý và môi trường kinh doanh...
Trước hết phải tiến hành đầu tư dựa trên tiềm lực sẵn có của doanh nghiệp, hiện nay ở nước ta hầu như các doanh nghiệp đều có hướng đầu tư đúng đắn phù hợp với tình hình tiềm lực và điều kiện của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp mới thành lập thì việc đầu tư theo chiều rộng tức là tăng đầu tư vào nhà xưởng, máy móc thiết bị để mở rộng sản xuất là việc làm cần thiết. Còn đối với các doanh nghiệp đang trong quá trình cạnh tranh cần phải đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ nguồn nhân lực để từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là việc làm cần thiết bởi 1 sản phẩm không có tính cạnh tranh thì không thể có chỗ đứng trên thị trường. Do đó việc đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình cần được điều tiết phù hợp trong các giai đoạn khác nhau để đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam khi sản xuất sản phẩm cần phải nghiên cứu mô hình kinh doanh phù hợp với sản phẩm, nhu cầu và đối tượng khách hàng hướng đến để từ đó có hướng đầu tư hợp lý vào tài sản. Nếu đó là đối tượng khách hàng cao cấp cần phải có chính sách chiến lược hợp lý để xây dựng một thương hiệu mạnh có chất lượng cao. Do đó phải đòi hỏi tập trung đầu tư nhiều vào thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất và những bí quyết công nghệ cao để có sản phẩm chất lượng cao với nhiều nét riêng biệt thu hút khách hàng. Còn nếu sản phẩm sản xuất là những hàng hóa thiết yếu cần nâng cao chất lượng nhưng phải chú trọng đến giá thành để đảm bảo sự thành công. Tuy nhiên phải lựa mô hình kinh doanh phù hợp với sản phẩm và tiến hành đồng bộ các khâu sản xuất - phân phối chính là đầu tư hợp lý vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình để có thể xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt tránh sự đầu tư dàn trải không phù hợp mong muốn đáp ứng mọi đối tượng khách hàng sẽ dẫn đến thất bại.
Chúng tôi xin được lấy ví dụ về 2 Hệ thống phân phối Điện thoại di động ở nước ta để phân tích.
Một sự kiện khá x«n xao dư luận trong thời gian qua là sự biến mất của chuỗi cửa hàng bán lẻ Điện thoại di động (ĐTDĐ) Nettra. Ra đời vào tháng 3 năm 2006 với số vốn 50 tỉ đồng, chỉ một năm sau, với bước chuyển đổi lên công ty cổ phần, tổng vốn điều lệ tăng lên 1.200 tỉ, Nettra chính thức gia nhập vào danh sách các công ty Việt Nam có vốn đầu tư lớn. Điều này đáng lẽ sẽ báo hiệu những thành công khởi sắc tuy nhiên thất bại không thể tránh khỏi do kênh phân phối không phù hợp dẫn đến lãng phí trong đầu tư.
Kênh phân phối của thị trường bán lẻ ĐTDĐ được chia thành hai nhánh chính: siêu thị bán lẻ, showroom; cửa hàng bán lẻ. Như vậy, tương ứng với từng nhu cầu của khách hàng khi đến cửa hàng điện thoại (mua điện thoại; mua phụ kiện và đồ chơi kèm theo; dịch vụ tiện ích: cài phần mềm, tải nhạc, tải hình, sửa chữa ĐTDĐ…), nhu cầu nào nhiều hơn sẽ quyết định hành vi mua hàng của họ. Từ đây, việc xác định định vị nhãn (ở đây là định vị cho hệ thống cửa hàng) là việc hết sức quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự thành – bại của doanh nghiệp.
Trở lại với Nettra, hệ thống nhận diện của Nettra với 2 màu chủ đạo của hệ thống của hàng là cam rực rỡ và xanh trẻ trung đã tự định vị đối tượng khách hàng chính là giới trẻ năng động. Theo thống kê, nhóm chi tiêu tiêu dùng lớn nhất ở độ tuổi 22-55, chiếm tới 70,29% dân số Việt Nam.
Ngược với định vị tự bản thân hệ thống nhận diện, Nettra hướng đến mô hình chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động có đối tượng khách hàng đa dạng với đủ mọi thành phần, lứa tuổi với các cửa hàng trung tâm, gần cao ốc văn phòng lớn thì khách hàng chủ yếu là doanh nhân, những người có thu nhập cao; những cửa hàng gần các trường đại học, khu dân cư, nhà máy, chợ... thì khách hàng là học sinh, sinh viên, công nhân viên chức, người lao động.Trong khi đó, ĐTDĐ và những nhu cầu xoay quanh không thể là nhu cầu thường xuyên nên việc mở chuỗi cửa hàng bán lẻ như Nettra là không cần thiết.
Từ định vị của hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ, đối tượng khách hàng đa dạng, do đó, các hoạt động marketing và truyền thông của Nettra trải rộng với đầy đủ các hoạt động (TVCs, Promotion, Activation, Outdoor, E-Marketing, PR, Event…): chương trình khuyến mãi “Cơn sốt Cam”, “Tháng quà tặng LG Mobile tại Nettra”, tài trợ chính “Đêm nhạc hip-hop sôi động nhất của ca sỹ lừng danh Akala” đến từ Anh quốc; TVCs với thông điệp “Nettra – Tới là kết”...
“Đánh” tổng lực trên mọi “mặt trận”, mức độ nhận biết thương hiệu Nettra khá tốt nhưng lượng khách hàng của từng cửa hàng thường ít hơn nhân viên. Điều này được lí giải, Nettra sử dụng hầu hết các kênh truyền thông nhưng đây chỉ là bước đầu của việc xây dựng thương hiệu, không thể đốt cháy giai đoạn khi doanh nghiệp mới xâm nhập thị trường. Quá trình mua hàng sẽ diễn ra khi sản phẩm, dịch vụ và tiện ích vượt trội thật sự có chất lượng, thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng.
Dự định bán 2/3 hệ thống cửa hàng cho Viettel vào cuối tháng 6 năm 2007, tuy nhiên thỏa thuận bất thành, Nettra chính thức chia tay với thị trường bán lẻ ĐTDĐ, trở thành tấm gương về mô hình chuỗi bán lẻ POS (Point of Service – Điểm dịch vụ) giúp các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp Việt, có cơ hội nhìn lại để tiến xa hơn.
Bên cạnh đó cũng trong lĩnh vực bán lẻ ĐTDĐ, xuất phát điểm của Thế giới di động không thuận lợi với chuỗi ba cửa hàng nhỏ bán lẻ ĐTDĐ đầu tiên với diện tích mỗi cửa hàng khoảng 40m2 đã phải đóng cửa sau ba tháng hoạt động do không chiếm được niềm tin của khách hàng.
Bước chuyển mình của Thế giới di động chính là kịp thời nhận ra nhu cầu thị trường (khách hàng chi xài nhiều hơn cho nhu cầu cá nhân) và chuyển đổi mô hình hợp lý, đa dạng sản phẩm (ĐTDĐ) dần dần tiến đến đa dạng hóa dòng sản phẩm (các thiết bị số: ĐTDĐ, laptop, máy nghe nhạc MP3, MP4…), xác lập vị thế đứng cho mình trên thị trường phân phối và bán lẻ các thiết bị di động, ngày càng mở rộng quy mô với 8 siêu thị ĐTDĐ, 2 siêu thị laptop và 1 trung tâm sửa chữa bảo hành tại TP. Hồ Chí Minh.
Sau hai năm hoạt động, Thế giới di động là hệ thống siêu thị ĐTDĐ có số lượng bán lẻ lớn tại Việt Nam, bán ra hơn 20.000 máy ĐTDĐ mỗi tháng, chiếm 20% thị phần hàng chính hãng tại TP.HCM. Theo đánh giá của Alexa, trang web www.thegioididong.com là website hàng đầu về thương mại điện tử, có thứ hạng 12 tại VN với khoảng 500.000 lượt truy cập mỗi ngày
Sự kết hợp giữa mô hình bán lẻ truyền thống và trực tuyến đã tạo nên lợi thế cạnh tranh cho TGDĐ. Đặc biệt sự đồng bộ từ chất lượng, nhân sự, quy trình làm việc, công nghệ thông tin, hệ thống nhận diện, dịch vụ hậu mãi và các lợi ích gia tăng sẽ đảm bảo cho các doanh nghiệp Việt đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh ngày nay.
Sự đầu tư đồng bộ giữa tài sản vô hình và tài sản hữu hình là điều tối quan trọng trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nó quyết định sức sản xuất, tiêu thụ và trưởng thành của doanh nghiệp. Tuỳ vào từng điều kiện cụ thể, tuỳ vào cách thức định vị sản phẩm trên thị trường mà doanh nghiệp xác định chiến lược đầu tư phù hợp giữa tài sản hữu hình và tài sản vô hình.
PhÇn iii: gi¶I ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ ®Çu t vµo tµi s¶n h÷u h×nh vµ tµi s¶n v« h×nh
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân,doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp mới cổ phần hóa đều ít quan tâm đến thị trường, sản xuất dựa trên khả năng tự có, chỉ chú trọng đầu tư vào tài sản hữu hình mà quên đi tài sản vô hình - 1 tài sản rất lớn trong kinh doanh hiện nay. Mặt khác,ngay cả vấn đề đầu tư vào tài sản hữu hình cũng chưa thỏa đáng. Vì vậy, trong quá trình đầu tư vào hoạt động phát triển sản xuất &kinh doanh,các doanh nghiệp nên xem xét cơ cấu đầu tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình và tài sản vô hình 1 cách phù hợp nhất,đồng thời cần thay đổi nhận thức trong thời kỳ cũ để tồn tại trong thị trường cạnh tranh và tiến tới hội nhập nền kinh tế thế giới.
I. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào tài sản hữu hình
1. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào cơ sở hạ tầng và phương tiện vận tải:
Cơ sở hạ tầng và phương tiện vận tải là những vấn đề đầu tiên được đặt ra khi doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động kinh doanh sản xuất. Một cơ sở hạ tầng hiện đại,phương tiện vận tải phù hợp sẽ làm giảm chi phí đầu tư mới,do đó doanh nghiệp sẽ vận hành và khai thác hoạt động kinh doanh của mình 1 cách tốt nhất.
-Xét trên góc độ vĩ mô,Nhà Nước cần có giải pháp:
+ Nhà Nước cần có quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng rõ ràng để doanh nghiệp có thể định hướng chắc chắn trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí.
+ Nhà Nước cần có quy hoạch giải phóng mặt bằng cụ thể vì mặt bằng cho phát triển sản xuất là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển ban đầu của 1 doanh nghiệp,chậm giải phóng mặt bằng và đền bù không thỏa đáng dẫn đến kiện tụng kéo dài doanh nghiệp không thể sản xuất và có thể dẫn đến phá sản.
+ Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ thống giao thông, thông tin liên lạc,điện nước phục vụ sản xuất.. phù hợp.
+ Hỗ trợ ngành sản xuất phương tiện vận tải trong nước hoặc giảm thuế các loại phương tiện này nhằm giúp doanh nghiệp giảm chi phí
+ Đơn giản gọn nhẹ các thủ tục hành chính. Cần có những quy định rõ ràng về độ an toàn trong thi công cũng như đảm bảo cảnh quan và môi trường xung quanh,không được gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất.
-Xét trên góc độ vi mô doanh nghiệp cần có những giải pháp:
+ Doanh nghiệp phải huy động tối ưu các nguồn vốn như vay tín dụng hoặc các nguồn thu tài chính khác.
+ Doanh nghiệp phải xác định rõ trong quy hoạch và xây dựng nhà xưởng :gần nguồn nguyên liệu, giao thông thuận tiện, gần nơi tiêu thụ…
+ Phải lập kế hoạch theo dõi và khấu hao tài sản hàng năm để tạo nguồn đầu tư mới.
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư máy móc thiết bị:
Máy móc thiết bị là công cụ quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cua doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế trên thị trường ,đồng thời thay đổi bản chất của cạnh tranh. Đây không chỉ là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm mà nhà nước cũng cần tham gia, giúp đỡ doanh nghiệp.
Tầm vĩ mô:
+ Nhà nước cần có những hoạt động rõ ràng trong việc cung cấp thông tin,đề ra cơ chế chính sách về thị trường giá cả máy móc thiết bị, công nghệ kĩ thuật.
+ Nhà nước cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào máy móc thiết bị thông qua cơ chế ưu đãi tín dụng…đồng thời giảm thiểu các thủ tục hành chính
+ Tạo lập hành lang pháp lý cụ thể,có những quy định về việc nhập khẩu máy móc thiết bị,thành lập ban quản lý và có chuyên gia trong lĩnh vực thẩm định,kiểm tra về mặt chất lượng,quản lý về giá đề phòng thất thoát nguồn đầu tư(đặc biệt đối với các doanh nghiệp Nhà Nước ) hoặc nhập khẩu những công nghệ,máy móc lạc hậu không phù hợp với khí hậu,điều kiện môi trường Việt Nam.
Tầm vi mô :
Vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất là doanh nghiệp phải huy động được nguồn vốn cho đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh tránh gây lãng phí,cụ thể:
+ Doanh nghiệp phải xác định máy móc thiết bị nhập về có phù hợp với kiến thức ,trình độ Việt Nam hay không
+Xác định máy móc thiết bị này có đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng có cho phép sản xuất ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao đặc biệt cho thị trường xuất khẩu hay xuất khẩu máy móc thiết bị có đảm bảo được các vấn đề về môi trường hay có tuân thủ những tiêu chuẩn do bộ khoa học công nghệ đặt ra
II. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào tài sản vô hình:
Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa:
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp đã có sự thay đổi nhận thức về vai trò của tài sản vô hình nhưng vấn đề về thương hiệu vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng; có nhiều thương hiệu được người tiêu dùng tín nhiệm trong nhiều năm tuy nhiên những thương hiệu này vẫn chỉ dừng lại ở phạm vi trong nước .Vấn đề đặt ra là làm sao cho những thương hiệu này được biết đến trên thị trường quốc tế, đó là vấn đề mở rộng thương hiệu,vấn đề sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế hội nhập.
- Từ thực trạng đầu tư vào thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam những năm qua cho thấy Nhà Nước cần có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư
+ Nhà Nước cần có chiến lược,biện pháp cụ thể để giúp doanh nghiệp hiểu rõ tầm quan trọng cũng như lợi ích của thương hiệu
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo,huấn luyện,cung cấp thông tin,tư vấn cho doanh nghiệp về xay dựng và bảo hộ,quảng bá thương hiệu
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ tại thị trường trong nước cũng như nước ngoài đặc biệt đối với những thương hiệu lớn,đã có vị trí vững chắc trong thị trường nội địa
+ Hoàn thiện hệ thống quy định về vấn đè sở hữu công nghệ và thương hiệu,xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm,ăn cắp thương hiệu
- Trong thời kỳ hội nhập,doanh nghiệp cần xem thương hiệu là vấn đề hàng đầu ,là tài sản quý giá cần được bảo vệ và phát triển .Thương hiệu là uy tín,là sự biết đến rộng rãi ở trong nước và quốc tế .Khi doanh nghiệp tạo dựng được thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình và đăng ký bảo hộ thương hiệu thì doanh nghiệp có thể khai thác đặc quyền của nó tạo ra ưu thế kinh doanh,bảo vệ uy tín doanh nghiệp,tạo điều kiện để thực hiện hiệu quả việc quảng cáo hướng dẫn tiêu dùng về hàng hóa từ đó thúc đẩy sự phát triển doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.Vì vậy doanh nghiệp cần :
+Nhận thức đúng đắn về vai trò của thương hiệu ngay trong chiến lược kinh doanh tổng thể ,cụ thể:
Doanh nghiệp cần xác định chi phí đầu tư cho nghiên cứu thị trường,tìm hiểu xu hướng phát triển của của ngành,nu cầu hành vi của khách hàng (và thị hiếu) đồng thời xem xét vị trí và nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh
Cần phát triển các nhãn hiệu đã có, phân tích điểm mạnh,yếu của đối thủ cạnh tranh trong từng lĩnh vực
Cần xác định mục tiêu của thương hiệu,nhãn hiệu đồng thời xác định được phương thức để đạt được mục tiêu ngay từ giai đoạn xây dựng và sao đó là giai đoạn quản lý để duy trì và phát triển
Cần đầu tư vốn để thử nghiệm nhãn hiệu trên thị trường như : quảng cáo, tuyên truyền ,khuyến mãi ,marketing trực tiếp ,bán hàng cá nhân.
+ Tích cực tham gia các hoạt động quảng bá như hội chợ thương mại để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng ,không ngừng mở rộng các hệ thống đại lý, cửa hàng bán lẻ, đội ngũ nhân viên marketing, tiếp thị
Đào tạo đội ngũ chuyên gia về xây dựng thương hiệu giỏi về kinh doanh,có sự hiểu biết về sản phẩm ,kiến thức về sở hữu công nghiệp,có óc thẩm mỹ trong thiết kế nhãn hiệu hàng hóa..
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng nhằm phát hiện và xử lý các vi phạm về thương hiệu ở thị trường trong và ngoài nước.
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào khoa học công nghệ:
Thời gian qua công nghệ cũng như việc tư vấn ,quản lý công nghệ đã thúc đẩy đầu tư nhanh các kết quả nghiên cứu vào sản xuất .Song để hoạt động tư vấn công nghiệp và quản lý chất lượng thì phải có quy chế ràng buộc cụ thể .Vì vậy về mặt vĩ mô ,Nhà nước cần có những giải pháp:
+ Khuyến khích việc hình thành các công ty đầu tư triển vọng để hỗ trợ cho các nhà khoa học nhanh chóng triển khai triển khai kết quả nghiên cứu,tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường.
+ Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho ,chặt chẽ để thị trường khoa học công nghệ vận hành 1 cách trôi chảy.
+ Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển khoa học công nghệ,tạo điều kiện cho những nhà khoa học được học tập,nghiên cứu tại các nước tiên tiến,đồng thời cần có những chính sách ưu đãi động viên đội ngũ nghiên cứu khoa học công nghệ, tránh hiện tượng chảy máu chất xám.
Trong sản xuất kinh doanh, bí quyết công nghệ luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu vì vậy doanh nghiệp cần phải đầu tư vào công nghệ để tìm ra những công nghệ phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải xác định “cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận” là động cơ tiến hành đổi mới công nghệ chứ không phải đổi mới dưới sức ép của thị trường. Muốn vậy,xét trên góc độ vi mô,doanh nghiệp cần có những giải pháp:
+ Xây dựng chiến lược phát triển khoa học công nghệ và định hướng vào phục vụ cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp,nhận thức rõ về thách thức hội nhập trong thời đại mới.
+ Đầu tư 1 lượng vốn tương đối lớn để tiếp cận,cập nhật những thông tin về thị trường công nghệ. Bên cạnh đó tiếp cận những dịch vụ tư vấn có tổ chức, hỗ trợ trong việc xây dựng công nghệ thích hợp và hiệu quả giúp cải tiến sản xuất và nâng cao cạnh tranh
+ Học hỏi kinh nghiệm của doanh nghiệp nước ngoài đồng thời phải cải tiến để phù hợp với điều kiện riêng của doanh nghiệp.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào vấn đề sở hữu trí tuệ
Về mặt vĩ mô:
Nhà Nước cần tuyên truyền giáo dục cho mọi đối tượng, nâng cao ý thức và hiểu biết pháp luật trong sở hữu trí tuệ.
Thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu sáng tạo,xây dựng cơ chế chuyển giao kết quả sáng tạo,tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu chuyên tâm sáng tạo và khẳng định được vị trí,địa vị xã hội của họ trong công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa hiện nay.
Tăng cường các hoạt động tư vấn sở hữu trí tuệ,đẩy mạnh các hoạt động và phát huy vai trò của cục sở hữu trí tuệ.
Tăng cường hoạt động của các hiệp hội nghề nghiệp như hội công thương,liên hiệp các hội khoa học và kĩ thuật…giúp cho doanh nghiệp có được những thông tin cập nhật để xác định chiến lược phát triển của mình với chi phí thấp nhất. Đồng thời hướng dẫn người tiêu dùng phân biệt hàng thật và hàng giả, kém chất lượng…
Đổi mới cơ chế quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học,tăng vốn ngân sách phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, gắn liền nghiên cứu với sản xuất.
Tổ chức các giải thưởng ,các cuộc thi về trí tuệ (như cuộc thi trí tuệ Việt Nam), đây là giải pháp có tính khả thi cao đã mang lại nhiều kết quả tốt.
Về mặt vi mô:
Để nâng cao uy thế về quyền sở hữu trí tuệ các doanh nghiệp cần:
+ Đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp ngăn ngừa mọi hành vi chiếm đoạt đánh cắp
+ Có chiến lược đầu tư cơ bản cho sở hữu trí tuệ và quản lý có hệ thống đối với quyền sở hữu trí tuệ
+ Thường xuyên nghiên cứu ,nắm bắt sự thay đổi của thị trường ,nắm vững được diễn biến và tình trạng pháp lý về sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực để duy trì trên thị trường.
4. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Hội nghị trung ương Đảng đã nhận định: con người là nhân tố quyết định trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước .Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay đầu tư nâng cao hiệu quả,chất lượng nguồn nhân lực là rất ít trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra nhanh như hiện nay,các doanh nghiệp Việt Nam để tồn tại và phát triển ,theo kịp thời đại thì chỉ có đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì doanh nghiệp mới có đà để phát triển đi lên.
Doanh nghiệp không chỉ hướng dẫn lao động thực hành ,học nghề mà cần đầu tư bài bản cho người lao động, truyền đạt 1 hệ thống kiến thức đồng bộ
Ngay trong chế độ tuyển dụng lao động cũng cần đặt ra những điều kiện cần thiết về trình độ để đáp ứng yêu cầu công việc.Tiếp tục trong quá trình vông tác,doanh nghiệp phải đào tạo tiếp để người lao động thích ứng được với công việc. Doanh nghiệp cũng nên đầu tư cho người lao động đi học các công nghệ mới, sang nước ngoài học những kĩ năng kinh doanh…Đồng thời phải có chế độ ưu đãi, tạo điều kiện làm việc cho những lao động có trình độ, tay nghề cao
Không chỉ nâng cao năng lực cho người lao động mà doanh nghiệp cũng cần nâng cao trình độ của ban lãnh đạo vì trình độ của ban lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ ,nhập khẩu những công nghệ tiên tiến.
5. Đầu tư nâng cao văn hóa doanh nghiệp :
Trong bối cảnh hội nhập sôi động như hiện nay,muốn tồn tại và phát triển bền vững thì chúng ta phải có khả năg thích ứng ,tự hoàn thiện để hợp tác ,hội nhập sâu rộng với thế giới. Muốn vậy hơn bao giờ hết mỗi doanh nghiệp nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp nói chung cần có ý thức tạo cho mình 1 nét đẹp văn hóa trong kinh doanh. Bởi văn hóa kinh doanh là nền tảng tinh thần là linh hồn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,của xã hội,của quốc gia.
Giá trị văn hóa thể hiện trong chính hình thức mẫu mã,chất lượng sản phẩm ,trong cách giao tiếp ứng xử của người bán .Vì vậy doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng ,mẫu mã hàng hóa,đặc biệt đội ngũ nhân viên bán hàng ,tiếp thị giao tiếp ,ứng xử tốt ,thực hiện theo đúng tiêu chí “ khách hàng là thượng đế”. Mặt khác ngoài hoạt động kinh doanh sản xuất của mình ,doanh nghiệp cũng nên tham gia vào các hoạt động từ thiện của xã hội tạo nên 1 hình ảnh đẹp về doanh nghiệp.Có thể nói sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đều gắn chặt với việc có hay không văn hóa doanh nghiệp.
Đánh giá:
Đầu tư trong doanh nghiệp là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành bại của doanh nghiệp đồng thời có ảnh hưởng lớn tới xã hội. Do đó Nhà Nước và các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ để doanh nghiệp có thẻ xây dựng được cơ cấu đầu tư phù hợp,thoát khỏi lối mòn suy nghĩ cũ của thời kì bao cấp.
Xét trên góc độ vĩ mô :
Nhà Nước cần có dự án hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư mới thiết bị công nghệ,cải tiến quản lý,tăng năng suất lao động,giảm giá thành để nâng cao khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế .Đồng thời cũng cần đầu tư cho các trường đại học để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên ưu tú ra nước ngoài học tập nghiên cứu, tiếp thu những kiến thức tiên tiến về khoa học,công nghệ và có chính sách thu hút, ưu đãi họ trở về làm việc.Mặt khác, các bộ khoa học-công nghệ,thương mại,giáo dục…phải thúc đẩy thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại,gắn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nước với nước ngoài, gắn thị trường Việt Nam với thị trường thế giới. Một vấn đề cũng rất quan trọng đó là Nhà Nước cần phát triển hệ thống hành lang pháp lý để đảm bảo quyền lợi của mọi thành viên trong nền kinh tế dặc biệt là vấn đề sở hữu trí tuệ.
Xét trên góc độ vi mô
Doanh nghiệp cần phải xác định được nhu cầu và thị hiếu của người lao động, xác định sản phẩm của mình đang sản xuất phục vụ thị trường nào,khách hàng nào, các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này như thế nào. Từ đó xác định các biện pháp và chiến lược xúc tiến hàng hóa cho phù hợp cũng như lựa cọn công nghệ máy móc thiết bị phù hợp ,đảm bảo tính đồng bộ trong cơ cấu đầu tư. Doanh nghiệp cũng cần phối hợp với Nhà Nước trong quá trình hoạt động,phát triển thị trường công nghệ, gắn nghiên cứu và ứng dụng. Đồng thời chủ động trong hoạt dộng nghiên cứu,phát triển, hợp tác, chuyển giao công nghệ, thực hiện mô hình liên kết đào tạo với nước ngoài.
Tóm lại, trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, giá trị tài sản vô hình cao hơn nhiều giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp, là cơ sở để nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải thay đổi tư duy kịp thời để có cơ cấu đầu tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình 1 cách hợp lý nhất.
c. kÕt luËn
Hơn 20 năm trôi qua,Việt Nam đã tiến hành sự nghiệp đổi mới theo đường lối của Đảng và Nhà Nước. Những thành tựu đạt được trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế đã làm thay đổi bộ mặt của đất nước. Đóng góp vào sự tăng trưởng ngoạn mục đó, hoạt động đầu tư trong các doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế có vai trò quan trọng nhất .Nếu như trong cơ chế quan liêu bao cấp trước,chúng ta chỉ biết tới giá trị hàng hóa và hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình trong doanh nghiệp thì hiện nay ,hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và vô hình cũng như mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình đang cùng tồn tại trong 1 thời đại mới. Nếu không nhận thức được đầy đủ về mối quan hệ này,các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn ,bỡ ngỡ trong việc hội nhập kinh tế thế giới .Trong 1 thế giới đang thay đổi tưng giờ,Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế biến đổi ấy,thách thức đặt ra đối với chúng ta có thể rất lớn song với nhận thức đầy đủ, tiềm năng trí tuệ,phẩm chất cần cù trong lao động và học tập của con người Việt Nam, chúng ta đang có những cơ hội chưa từng thấy để tiến tới hội nhập cùng thế giới.
Tài liệu tham kh¶o:
Giáo trình Kinh tế đầu tư
Giáo trình Kinh tế phát triển
Giáo trình Hạch toán kế toán
Giáo trình Lập và thẩm định dự án đầu tư
Nguồn: WTO- Thách thức và hội nhập
Tạp chí kinh tế và phát triển (số 4/2007: phát triển KHCN doanh nghiệp- biên pháp tích cực để phát triển lực lượng sản xuất- TS. Nguyễn Văn Bảo)
Tạp chí Nghiên cứu kinh tế
Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp (Giá trị tài sản vô hình trong cổ phần hóa để tránh thất thoát vốn cho Nhà nước- Tgiả Đoàn Tất Thắng)
Quan hệ thương hiệu và nhãn hiệu- Đào Minh Đức, trưởng phòng sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
Phương pháp định giá công nghệ- Ts. Lục Dư Khương, Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ Bộ Khoa học và Công nghệ
Website:
Môc lôc
A.PHÇN Më §ÇU
B.PHÇN NéI DUNG
PhÇn I:Lý luËn chung vÒ TSHH vµ TSVH trong doanh nghiÖp 2
I.TSHH vµ TSVH trong doanh nghiÖp 2
1. Tµi s¶n trong doanh nghiÖp 2
2.Tµi s¶n h÷u h×nh 3
3.Tµi s¶n v« h×nh 5
II.§Çu t vµo TSHH vµ TSVH trong doanh nghiÖp 7
1.Ho¹t ®éng ®Çu t trong doanh nghiÖp 7
2.§Çu t vµo TSHH trong doanh nghiÖp vµ t¸c ®éng cña nã ®èi víi ho¹t ®éng cña doanh nghiÖp 8
3.§Çu t vµo TSVH trong doanh nghiÖp vµ t¸c ®éng cña nã ®èi víi ho¹t ®éng cña doanh nghiÖp 9
III. Mèi quan hÖ gi÷a ®Çu t vµo TSHH vµ TSVH trong doanh nghiÖp 12
1.§Çu t vµo TSHH t¸c ®éng tíi ®Çu t vµo TSVH trong doanh nghiÖp 12
2.§Çu t vµo TSVH t¸c ®éng tíi ®Çu t vµo TSHH trong doanh nghiÖp 13
3.T¸c ®éng cña ho¹t ®éng ®Çu t vµo TSHH vµ TSVH tíi ho¹t ®éng kinh doanh cña doanh nghiÖp 14
PhÇn II: Thùc tr¹ng ®Çu t vµo TSHH vµ TSVH trong c¸c doanh nghiÖp ViÖt Nam hiÖn nay 16
I.Thùc tr¹ng ®Çu t vµo TSHH cña doanh nghiÖp 16
1.§Çu t vµo tµi s¶n cè ®Þnh 16
1.1 §Çu t vµo c¬ së h¹ tÇng 16
1.2.§Çu t c«ng nghÖ,m¸y mãc thiÕt bÞ 17
1.3.§Çu t vµo ph¬ng tiÖn vËn chuyÓn hµng ho¸ 18
1.4.§¸nh gi¸ hiÖu qu¶,nguyªn nh©n 19
2.§Çu t vµo hµng tån tr÷ 22
II. Thùc tr¹ng ®Çu t vµo TSVH cña doanh nghiÖp 24
1.§Çu t ph¸t triÓn nguån nh©n lùc 24
2.§Çu t nghiªn cøu vµ triÓn khai c¸c ho¹t ®éng c«ng nghÖ 27
3.§Çu t vµo th¬ng hiÖu 31
III.Mèi quan hÖ gi÷a ®Çu t vµo TSHH vµ TSVH trong doanh nghiÖp ViÖt Nam 36
1.T¸c ®éng cña ho¹t ®éng ®Çu t vµo TSHH ®èi víi ho¹t ®éng ®Çu t vµo TSVH 36
2.T¸c ®éng cña ho¹t ®éng ®Çu t vµo TSVH ®èi víi ho¹t ®éng dÇu t vµo TSHH 38
3.T¸c ®éng cña sù phèi hîp gi÷a ho¹t ®éng ®Çu t vµo TSHH vµ TSVH ®èi víi sù ph¸t triÓn cña doanh nghiÖp 39
PhÇn III: Gi¶i ph¸p n©ng cac hiÖu qu¶ ®Çu t vµo TSHH vµ TSVH 42
I.Gi¶i ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ ®Çu t vµo TSHH 42
1.Gi¶i ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ ®Çu t vµo c¬ së h¹ tÇng vµ ph¬ng tiÖn vËn t¶I 42
2.Gi¶i ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ ®Çu t vµo m¸y mãc thiÕt bÞ 43
II.Gi¶i ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ ®Çu t vµo TSVH 43
1.Gi¶i ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ ®Çu t vµo th¬ng hiÖu 43
2.Gi¶i ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ ®Çu t vµo khoa häc c«ng nghÖ 43
3.Gi¶i ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ ®Çu t vµo vÊn ®Ò së h÷u trÝ tuÖ 45
4.Gi¶i ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ ®Çu t ph¸t triÓn nguån nh©n lùc 46
C, KÕT LUËN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24925.doc