Thủ tục hành chính là vấn đề nóng bỏng của Thủ đô Hà nội nói riêng và của nước ta nói chung hiện nay, nhất là khi Việt nam dự kiến tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế vào cuối năm 2006. Điều "nóng bỏng" này cũng là vấn đề được Quốc hội nhắc tới trong phiên họp gần đây cùng với dự thảo Luật chống tham nhũng đã được toàn thể nhân dân góp ý, bàn luận sôi nổi. Để có biện pháp tích cực, nói đi đôi với làm Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị về một số biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp - Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg ngày 07/9/2006 .
Hà nội đã được Thủ tướng Chính phủ thăm và làm việc về tình hình phát triển kinh tế - xã hội ngày 18/9/2006 trong đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh tới cải cách hành chính và chỉ đạo Hà nội phải là địa phương đi đầu trong cả nước.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo Thủ tướng, Bí thư Thành uỷ Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Thành uỷ ngày 06/9/2006 về công tác cải cách hành chính và phân cấp quản lý trên các lĩnh vực và quản lý cán bộ,
Thực hiện chỉ đạo của Bí thư Thành uỷ Hà nội, Chủ tịch UBND Thành phố ngày 21/9/2006 đã tổ chức cuộc họp với Ban Chủ nhiệm Chương trình “Đẩy mạnh cải cách hành chính, góp phần nâng cao hiệu lực của chính quyền các cấp giai đoạn 2006-2010”,
Từ nhu cầu cấp thiết và thực tế trên em có ý tưởng : "Tại sao các cơ quan liên quan không phối hợp thực hiện các công việc làm sao cho nhanh chóng, giảm tối đã thủ tục hành chính, giúp đỡ các Doanh nghiệp trong việc thành lập doanh nghiệp - Khởi đầu trong hoạt động sản xuất - kinh doanh để thúc đẩy đầu tư?" . Vì vậy em đã thực hiện ý tưởng này bằng chuyên đề phân tích Đề án: “Một cửa liên thông” trong việc thực hiện cải cách hành chính thành lập doanh nghiệp: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép khắc dấu, giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, cấp mã số thuế tại Thành phố Hà Nội.
Các sở, ban, ngành thực hiện là: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an Thành phố, Cục Thuế Hà Nội, Sở Nội vụ, Sở Tài chính . Nội dung cơ bản để xây dựng Đề án “Một cửa liên thông” trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính thành lập doanh nghiệp tại địa bàn Hà Nội (sau đây viết tắt là Đề án 1 cửa liên thông).
Đề án này nêu lên những cơ sở pháp lý, nguyên tắc giải quyết các công việc, quy trình giải quyết các công việc, mối liên hệ trong công tác của 3 cơ quan có liên quan là Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an Thành phố, Cục Thuế Hà nội dựa trên công cụ đắc lực là ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại. Tại Đề án cũng phân tích rõ các phương án, và phương án lựa chọn (OPT).
Hy vọng ý tưởng này sẽ sớm được triển khai vào thực tế, tạo điều kiện thông thoáng để mời chào các nhà đầu tư trong và ngoài nước đẩy mạnh hoạt động đầu tư tại TP Hà nội ở tất cả các lĩnh vực mà pháp luật không cấm theo Luật đầu tư và Nghị định hướng dẫn số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 đã vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
PHẦN THỨ NHẤT
SỰ CẤN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN
1. Giải thích một số khái niệm:
- “Thủ tục 1 cửa”: Phương thức giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước theo cơ chế “một cửa”.
- “Thủ tục 1 cửa liên thông”: Phương thức phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính có liên quan với nhau, nhằm giảm thời gian chờ đợi giải quyết thủ tục, giảm thiểu số lượt đi lại để tiến hành các thủ tục cho doanh nghiệp.
- “Hỗ trợ đăng ký qua mạng”: Phương thức tiếp nhận hồ sơ hành chính qua mạng Internet, tiến hành một số giao dịch giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp qua mạng.
- “Các bước thực hiện để thành lập doanh nghiệp”:
Loại trừ các yếu tố ý tưởng kinh doanh, khảo sát và đánh giá thị trường . , thì khi thành lập doanh nghiệp phải trải qua các bước cơ bản sau:
1. Đăng ký kinh doanh.
2. Đăng ký khắc dấu và xin cấp giấy phép sử dụng con dấu.
3. Xin cấp mã số thuế và mua (In) hóa đơn.
4. Mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng
5. Có địa điểm để làm trụ sở hoặc xây cơ sở sản xuất.
6. Xây dựng nhà xưởng (nếu cần).
7. Xin giấy phép kinh doanh hoặc thực hiện các điều kiện kinh doanh.
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1747 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một cửa liên thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Thủ tục hành chính là vấn đề nóng bỏng của Thủ đô Hà nội nói riêng và của nước ta nói chung hiện nay, nhất là khi Việt nam dự kiến tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế vào cuối năm 2006. Điều "nóng bỏng" này cũng là vấn đề được Quốc hội nhắc tới trong phiên họp gần đây cùng với dự thảo Luật chống tham nhũng đã được toàn thể nhân dân góp ý, bàn luận sôi nổi. Để có biện pháp tích cực, nói đi đôi với làm Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị về một số biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp - Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg ngày 07/9/2006 .
Hà nội đã được Thủ tướng Chính phủ thăm và làm việc về tình hình phát triển kinh tế - xã hội ngày 18/9/2006 trong đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh tới cải cách hành chính và chỉ đạo Hà nội phải là địa phương đi đầu trong cả nước.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo Thủ tướng, Bí thư Thành uỷ Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Thành uỷ ngày 06/9/2006 về công tác cải cách hành chính và phân cấp quản lý trên các lĩnh vực và quản lý cán bộ,
Thực hiện chỉ đạo của Bí thư Thành uỷ Hà nội, Chủ tịch UBND Thành phố ngày 21/9/2006 đã tổ chức cuộc họp với Ban Chủ nhiệm Chương trình “Đẩy mạnh cải cách hành chính, góp phần nâng cao hiệu lực của chính quyền các cấp giai đoạn 2006-2010”,
Từ nhu cầu cấp thiết và thực tế trên em có ý tưởng : "Tại sao các cơ quan liên quan không phối hợp thực hiện các công việc làm sao cho nhanh chóng, giảm tối đã thủ tục hành chính, giúp đỡ các Doanh nghiệp trong việc thành lập doanh nghiệp - Khởi đầu trong hoạt động sản xuất - kinh doanh để thúc đẩy đầu tư?" . Vì vậy em đã thực hiện ý tưởng này bằng chuyên đề phân tích Đề án: “Một cửa liên thông” trong việc thực hiện cải cách hành chính thành lập doanh nghiệp: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép khắc dấu, giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, cấp mã số thuế tại Thành phố Hà Nội.
Các sở, ban, ngành thực hiện là: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an Thành phố, Cục Thuế Hà Nội, Sở Nội vụ, Sở Tài chính . Nội dung cơ bản để xây dựng Đề án “Một cửa liên thông” trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính thành lập doanh nghiệp tại địa bàn Hà Nội (sau đây viết tắt là Đề án 1 cửa liên thông).
Đề án này nêu lên những cơ sở pháp lý, nguyên tắc giải quyết các công việc, quy trình giải quyết các công việc, mối liên hệ trong công tác của 3 cơ quan có liên quan là Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an Thành phố, Cục Thuế Hà nội dựa trên công cụ đắc lực là ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại. Tại Đề án cũng phân tích rõ các phương án, và phương án lựa chọn (OPT).
Hy vọng ý tưởng này sẽ sớm được triển khai vào thực tế, tạo điều kiện thông thoáng để mời chào các nhà đầu tư trong và ngoài nước đẩy mạnh hoạt động đầu tư tại TP Hà nội ở tất cả các lĩnh vực mà pháp luật không cấm theo Luật đầu tư và Nghị định hướng dẫn số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 đã vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
PHẦN THỨ NHẤT
SỰ CẤN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN
1. Giải thích một số khái niệm:
- “Thủ tục 1 cửa”: Phương thức giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước theo cơ chế “một cửa”.
- “Thủ tục 1 cửa liên thông”: Phương thức phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính có liên quan với nhau, nhằm giảm thời gian chờ đợi giải quyết thủ tục, giảm thiểu số lượt đi lại để tiến hành các thủ tục cho doanh nghiệp.
- “Hỗ trợ đăng ký qua mạng”: Phương thức tiếp nhận hồ sơ hành chính qua mạng Internet, tiến hành một số giao dịch giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp qua mạng.
- “Các bước thực hiện để thành lập doanh nghiệp”:
Loại trừ các yếu tố ý tưởng kinh doanh, khảo sát và đánh giá thị trường. . . , thì khi thành lập doanh nghiệp phải trải qua các bước cơ bản sau:
Đăng ký kinh doanh.
Đăng ký khắc dấu và xin cấp giấy phép sử dụng con dấu.
Xin cấp mã số thuế và mua (In) hóa đơn.
Mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng
Có địa điểm để làm trụ sở hoặc xây cơ sở sản xuất.
Xây dựng nhà xưởng (nếu cần).
Xin giấy phép kinh doanh hoặc thực hiện các điều kiện kinh doanh.
2. Những căn cứ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư,Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ, các bộ, ngành liên quan.
- Nghị định 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu; Thông tư liên tịch của Bộ Công an – Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ số 07/2002/TT-LT ngày 06/5/2002 về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định tại nghị định 8/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu;
- Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 75/1998/QĐ-TTg ngày 4/4/1998 quy định mã số đối tượng nộp thuế ; Thông tư 10/2006/TT-BTC ngày 14/2/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành quyết định số 75/1998/QĐ-TTg ngày 4/4/1998 quy định mã số đối tượng nộp thuế
- Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg ngày 07/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp,
3. Nguyên tắc xây dựng đề án.
Đề án được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:
- Tạo điều kiện thuận lợi trong việc tư vấn, hướng dẫn hỗ trợ người thành lập doanh nghiệp khi mới khởi sự doanh nghiệp, và tiến hành các thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, tổ chức lại doanh nghiệp, HTX (sau đây gọi chung là doanh nghiệp).
- Tiến hành tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả về cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), Giấy phép khắc dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế của cơ quan Đăng ký kinh doanh-Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an Thành phố, Cục Thuế tại một địa điểm.
- Các cơ quan Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC13) thuộc Công an Thành phố, Phòng Xử lý dữ liệu thuộc Cục Thuế Hà Nội thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh; hồ sơ khắc dấu; hồ sơ đăng ký thuế và nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy phép khắc dấu, con dấu, giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu; Giấy chứng nhận đăng ký thuế tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ theo cơ chế 1 cửa liên thông tại một địa điểm.
- Phương án được lựa chọn phải đảm bảo yêu cầu trước mắt vừa là tiền đề để thực hiện cải cách các thủ tục hành chính “1 cửa liên thông” triệt để hơn, hiện đại hơn.
4. Mục tiêu của đề án:
- Thực hiện một bước về cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và mọi công dân tham gia khởi sự doanh nghiệp. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian khai sinh doanh nghiệp và đưa doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh. Đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý của nhà nước trước và sau đăng ký kinh doanh.
- Đưa ra các giải pháp cụ thể về cải cách thủ tục hành chính nhằm rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính từ khi nhận hồ sơ hợp lệ đến khi trả kết quả “Khai sinh doanh nghiêp” tối đa không quá 20 ngày làm việc.
STT
Tên thủ tục hành chính
Thời gian (Theo ngày làm việc)
Theo quy định
Thực tế
Phấn đấu giảm
1.
Đăng ký kinh doanh
10
10-11
8
2.
Thủ tục,hồ sơ xin khắc dấu
7
7-10
5
3.
Đăng ký mã số thuế
5
5-8
3
Tổng cộng
22
22-29
16
5. Đối tượng của đề án:
Đề án này xây dựng quy trình 1 cửa liên thông áp dụng cho các trường hợp sau:
- Các tổ chức, cá nhân thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp mới theo các hình thức quy định tại Luật Doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp đã được thành lập thực hiện thủ tục đăng ký các thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh (sẽ được ghi lại hoặc ghi bổ sung trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, tổ chức lại doanh nghiệp.
6. Phạm vi thực hiện của đề án.
Các thủ tục hành chính:
Đăng ký kinh doanh.
Khắc dấu và giấy phép sử dụng con dấu.
Cấp mã số thuế.
PHẦN THỨ HAI
THỰC TRẠNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THÀNH LẬP
DOANH NGHIỆP VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN “1 CỦA LIÊN THÔNG”
1.Thực trạng của thủ tục hành chính trong việc khai sinh doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
Luật Doanh nghiệp năm 1999 đã thực sự đi vào cuộc sống, nó đã thực sự cởi mở với các doanh nghiệp, cho phép mọi người dân được kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm, nó đã góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Từ ngày 01/7/2006 Luật Doanh nghiệp 2005 đã thay thế Luật Doanh nghiệp 1999. Luật Doanh nghiệp đã có những bước tiến mới, nhưng vẫn còn có những bất cập trong việc tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và hoạt động sau đăng ký kinh doanh.
1.1. Về đăng ký kinh doanh:
Phần lớn các doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư), 18 đường Yên Phụ, quận Ba Đình; Một số rất nhỏ doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bảo hiểm, tư vấn pháp luật... theo quy định đăng ký tại các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành.
Quy trình tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh (hiện hành theo Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2000 tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội):
(Xem sơ đồ trang sau)
Đơn vị, cá nhân
thực hiện
Trình tự công việc
Biểu mẫu, tài liệu
liên quan
Bộ phận tiếp nhận
HSHC
Tiếp nhận, kiểm tra mục lục tài liệu hồ sơ ĐKKD
Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ
Hẹn DN đến ký vào GCN ĐKKD
Doanh nghiệp ký vào GCN ĐKKD
Sắp xếp hồ sơ, trình duyệt cấp GCN ĐKKD
Duyệt ký
Sao chụp, đóng dấu
Gửi bản sao GCN
Thu lệ phí và Trả kết quả
Lưu hồ sơ ĐKKD
Đề nghị bổ sung hồ sơ
- BM-HAPI-07-01
- BM-HAPI-07-02/03/04/05
- NĐ181/2004/NĐ-CP
- QĐ số 176/QĐ-KH&ĐT
(Chương 6).
Cán bộ thụ lý hồ sơ (Phòng ĐKKD).
- Các tài liệu nêu ở mục 3
- BM-HAPI-07-06
Bộ phận tiếp nhận
HSHC,
Doanh nghiệp
- BM-HAPI-07-07
Doanh nghiệp,
Bộ phận tiếp nhận
HSHC
Cán bộ thụ lý hồ sơ,
Trưởng phòng ĐKKD
Bộ phận tổng hợp
(phòng ĐKKD)
Bộ phận tiếp nhận
HSHC
- BM – HAPI-07-08
Cán bộ thụ lý hồ sơ Bộ phận lưu trữ
Song song với hình thức đăng ký kinh doanh bằng nộp hồ sơ trực tiếp là hình thức hỗ trợ đăng ký kinh doanh qua mạng. Đây là một tiến bộ lớn, nhưng kể từ khi triển khai thực hiện hình thức này (năm 2001), tại Hà Nội số lượt doanh nghiệp tham gia mới chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn (5% trên tổng số doanh nghiệp đăng lý kinh doanh và số lượt doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh). Đồng thời, bình quân mỗi ngày có 5 doanh nghiệp ứng dụng diễn đàn giải đáp trực tuyến (gửi câu hỏi qua mạng, đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh hướng dẫn, giải đáp về thủ tục đăng ký kinh doanh).
Quy trình hỗ trợ đăng ký kinh doanh qua mạng tóm tắt như sau:
Doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh qua Website của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội (www.hapi.gov.vn), cán bộ Phòng đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ điện tử, trả lời tính hợp lệ của hồ sơ bằng thư điện tử (email). Sau đó, doanh nghiệp nộp hồ sơ giấy hợp lệ, ký đăng ký kinh doanh, nhận giấy hẹn ngày nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (cộng tất cả là 2 lần đến, nếu hồ sơ in trên giấy của doanh nghiệp giống hồ sơ gửi qua thư điện tử) tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư).
Ngoài các hồ sơ đăng ký kinh doanh, hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, còn có các loại hồ sơ khác như: cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tạm ngừng kinh doanh, giải thể doanh nghiệp... cũng được tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư).
1.2. Về đăng ký cấp dấu:
Thủ tục đăng ký cấp dấu được thực hiện duy nhất tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an Thành phố Hà Nội), 92 phố Nguyễn Du, quận Hoàn Kiếm.
Quy trình: (Đề nghị xem sơ đồ trang sau)
Đơn vị, cá nhân
thực hiện
Trình tự công việc
Biểu mẫu, tài liệu
liên quan
Bộ phận tiếp nhận
HSHC
Tiếp nhận, kiểm tra mục lục tài liệu hồ sơ ĐKKD
Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ
Hẹn DN đến lấy phiếu giao báo h/s hợp lệ
Chuyển h/s đến phòng PC 13
Kiểm tra, sắp xếp hồ sơ, trỡnh duyệt khắc dấu
Duyệt
Khắc dấu
Thu lệ phí và Trả kết quả
Lưu hồ sơ cấp dấu
Đề nghị bổ sung hồ sơ
- BM-CA-08-01
- BM-CS-03-01/02/03/04
- NĐ122/2003/NĐ-CP
- QĐ số 100/QĐ-CA
(Chương 10).
Cán bộ thụ lý hồ sơ (PC 13).
- Các tài liệu nêu ở mục 1.2
- BM-CA-01-06
Bộ phận tiếp nhận
HSHC,
- BM-CA-04-04
Bộ phận tiếp nhận
HSHC
Cán bộ thụ lý hồ sơ (PC 13)
Trưởng phòng
PC 13
Bộ phận khắc dấu
Bộ phận tiếp nhận
HSHC
- BM – CA-09-08
Cán bộ thụ lý hồ sơ Bộ phận lưu trữ
1.3. Về đăng ký mã số thuế: Thủ tục đăng ký cấp mã số thuế được thực hiện duy nhất tại Phòng Xử lý dữ liệu (Cục Thuế Hà Nội), 25 phố Thái Thịnh, quận Đống Đa.
Quy trình được thể hiện qua sơ đồ sau:
Đơn vị, cá nhân
thực hiện
Trình tự công việc
Biểu mẫu, tài liệu
liên quan
Bộ phận tiếp nhận
HSHC
Tiếp nhận, kiểm tra mục lục tài liệu hồ sơ ĐKKD
Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ
Hẹn DN đến lấy phiếu trả kết quả
Chuyển h/s đến phòng xử lý dữ liệu
Kiểm tra, sắp xếp hồ sơ, trỡnh duyệt cấp mã số thuế
Duyệt
Cấp mã số thuế
Trả kết quả
Lưu hồ sơ cấp mã số thuế
Đề nghị bổ sung hồ sơ
- BM-CT-033-01
- BM-CT-03-06/07/08/09
- NĐ89/2003/NĐ-CP
- QĐ số 02/QĐ-CA
(Chương 2).
Cán bộ thụ lý hồ sơ (Phòng xử lý dữ liệu)
- BM-CT-06
Bộ phận tiếp nhận
HSHC,
- BM-CT-04-04
Bộ phận tiếp nhận
HSHC
Cán bộ , Trưởng phòng ký nháy (Phòng xử lý dữ liệu)
Lãnh đạo Cục thuế
Cán bộ thụ lý hồ sơ
(Phòng xử lý dữ liệu)
Bộ phận tiếp nhận
HSHC
- BM – CA-09-08
Cán bộ thụ lý hồ sơ Bộ phận lưu trữ
1.4. Về mối quan hệ thông tin giữa 3 cơ quan:
Hiện tại, doanh nghiệp phải khai nhiều hồ sơ, thậm chí có nhiều nội dung bị trùng chéo nhau, nhưng chưa có liên thông trong việc trao đổi dữ liệu tin học về đăng ký kinh doanh trước cho Công an Thành phố và Cục Thuế.
1.5. Về những bất cập:
Tại Hà Nội, việc thực hiện các thủ tục hành chính trong các cơ quan quản lý chức năng tuy đã có những cải tiến thiết thực được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận, nhưng vẫn còn có bất cập, đôi khi gây bức xúc cho doanh nghiệp khi tham gia thị trường.
Những bức xúc của doanh nghiệp thường được biểu lộ trong các trường hợp:
Phải khai báo nhiều loại hồ sơ
Phải đi lại nhiều lần do các lý do khác nhau
Đôi khi chưa được tư vấn, giải thích cụ thể, chu đáo.
2.Kinh nghiệm quốc tế và xu hướng áp dụng “1 cửa liên thông” trong thủ tục hành chính thành lập doanh nghiệp:.
Giản lược hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đăng ký mẫu dấu của mình.
Doanh nghiệp tự in mẫu hoá đơn
Liên thông bằng trao đổi cơ sở dữ liệu tin học giữa các cơ quan chức năng có liên quan.
3.Các phương án cải cách thủ tục hành chính thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong việc hình thành doanh nghiệp – Phương án lựa chọn.
Trong điều kiện hiện nay, đề án xin được đề xuất 3 phương án cải cách sau:
Phương án 1:
Giữ nguyên phương thức làm việc như hiện nay. Yêu cầu các cơ quan chức năng nêu cao vai trò trách nhiệm, nâng cao năng lực chuyên môn, thân thiện với doanh nghiệp . . để rút ngắn thời gian hoàn thành “Khai sinh doanh nghiệp”
Ưu điểm:
Công việc tại các cơ quan chức năng ổn định, không bị xáo trộn. Trình tự công việc, nhân sự …. ổn định.
Cơ quan quản lý chức năng dễ ràng quản lý và kiểm soát công việc thuộc phạm vi quản lý theo quy trình quản lý cũ.
Các doanh nghiệp quen với địa điểm và phương thức đang làm.
Nhược điểm:
Doanh nghiệp mất nhiều thời gian đi lại, công sức, để hiểu và hoàn chỉnh hồ sơ.
Thời gian hoàn chỉnh thủ tục hành chính cho từng khâu công việc phải tiến hành tuần tự nên rất tốn thời gian.
Hồ sơ thủ tục hành chính trùng chéo nhau trong các khâu thành lập doanh nghiệp.
Phương án 2:
Tiến hành tiếp nhận hồ sơ tại một địa điểm rồi chuyển về các cơ quan chức năng có thẩm quyền để thụ lý, giải quyết.
Ưu điểm:
Tránh sự đi lại nhiều lần cho doanh nghiệp
Khi muốn thành lập doanh nghiệp chỉ cần đến 1 địa chỉ sẽ có đủ thông tin từ tư vấn ban đầu đến những yêu cầu khi thành lập doanh nghiệp.
Thực hiện đúng nhiệm vụ chức năng theo chuyên môn, đảm bảo tính pháp luật trong tiếp nhận và thụ lý hồ sơ.
Thời gian tìm hiểu để thành lập doanh nghiệp ngắn hơn.
Các cơ quan chức năng có điều kiện giúp doanh nghiệp được nhiều hơn.
Tiết kiệm thời gian, chi phí cho các doanh nghiệp khi hình thành doanh nghiệp
Nhược điểm:
Tốn thời gian giao nhận hồ sơ đến nơi xử lý.
Tăng chi phí vận chuyển và hồ sơ dễ bị thất lạc, lẫn lộn.
Phải tìm địa điểm hợp lý để tiếp nhận hồ sơ.
Phương án 3:
Tiến hành tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ tại cùng 1 địa điểm, ba cơ quan chức năng: Công an, Thuế, Đăng ký kinh doanh cùng ngồi làm việc tại một địa điểm.
Ưu điểm:
Thực hiện đúng nhiệm vụ chức năng theo chuyên môn, đảm bảo tính pháp luật trong tiếp nhận và thụ lý hồ sơ.
Tiết kiệm chi phí cho các cơ quan quản lý nhà nước (Cơ sở V/chất, vận chuyển….)
Tiết kiệm thời gian, chi phí cho các doanh nghiệp khi hình thành doanh nghiệp
Giảm thiểu chi phí đi lại, thời gian tiếp cận các đầu mối của doanh nghiệp.
Tiến hành hỗ trợ tư vấn trực tiếp cho doanh nghiệp từ khâu thành lập doanh nghiệp, đầu tư, thuế, tổ chức sản xuất…
Tạo cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp. (Tư vấn, thời gian hoàn tất các công đoạn gối nhau…) Nhờ đó công tác quản lý nhà nước sẽ có hiệu lực hơn.
Nhược điểm:
Yêu cầu có diện tích làm việc khu tập trung tương đối rộng; (300 – 350m2)
Có bộ phận điều tiết, quản lý khu vực làm việc. (Hành chính, bảo vệ, trông giữ xe)
Xét 3 phương án, phương án 3 là phương án tối ưu nhất. Nhưng trong điều kiện hiện nay còn rất nhiều khó khăn về mặt bằng, kinh nghiệm phối hợp giữa 3 đơn vị, năng lực và sự chuyên nghiệp của cán bộ thực thi nhiệm vụ . . . Đề án đề xuất thực hiện phương án 2.
Để thực hiện được phương án 2, phải có 1 số điều kiện sau:
Có quyết định của UBND thành phố phê duyệt thực hiện đề án.
Sự quyết tâm đồng bộ từ Thành ủy, HĐND, Ủy ban nhân dân, các Sở ban ngành đến từng cán bộ thực hiện nhiệm vụ.
Có chỗ làm việc rộng khoảng 200-250m2. Có chỗ để xe, tiện giao thông.
Có bộ phận hành chính phục vụ chung cho các bộ phận.
Có quy chế thực hiện phối hợp giữa các đơn vị
Hỗ trợ kinh phí:
Kinh phí đầu tư ban đầu: Có sự đầu tư thích đáng của Ủy ban nhân dân để trang bị cơ sở vật chất: Văn phòng, bàn ghế, thiết bị làm việc....
Kinh phí hoạt động thường xuyên: Lấy từ nguồn thu từ các khoản thu lệ phí các doanh nghiệp theo quy định.
4. Quy trình phối hợp giải quyết công việc theo phương án chọn.
Bước
Chịu trách nhiệm
Công việc
1
Bộ phận “Một cửa liên thông”
Hướng dẫn thủ tục, kê khai hồ sơ ĐKKD, khắc dấu, ĐK Mã số thuế
Lập hồ sơ, nộp hồ sơ
Tiếp nhận, kiểm tra số lượng và đầu mục hồ sơ, hẹn ngày trả lời hồ sơ, chuyển hồ sơ đến trưởng phòng ĐKKD
Trưởng phòng ĐKKD
Nhận hồ sơ và phân công giải quyết công việc
Bộ phận thụ lý hồ sơ ĐKKD
Kiểm tra nội dung hồ sơ
Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ
Hồ sơ hợp lệ
In giấy chứng nhận ĐKKD, chuyển Trưởng phòng ĐKKD ký GCN ĐKKD
Hồ sơ chưa hợp lệ
Yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung
Bộ phận cấp MST
(Cục thuế Hà nội)
- Nhận hồ sơ, thông tin về ĐKKD từ bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.
- Cấp giấy chứng nhận ĐKMST
- Chuyển chứng nhận ĐKMST cho bộ phận tiếp nhận để trả doanh nghiệp.
Bộ phận quản lý về dấu (CATP)
Nhận thông tin về GCN ĐKKD từ bộ phận tiếp nhận Hồ sơ và trả kết quả; Cấp giấy phép khắc dấu, chuyển giấy phép kinh doanh cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ. Doanh nghiệp nhận GPKD đến CSKD, CSKD chuyển dấu đến CATP để CATP lưu chiểu mẫu dấu và cấp giấy phép CNĐKMD chuyển giấy CNĐKMD, dấu đến bộ phận tiếp nhận để trả
Nhận Giấy CNĐKKD, dấu, giấy phép khắc dấu,Giấy CNĐKMST, yêu cầu doanh nghiệp hoàn tất hồ sơ trước khi trả kết quả
2
Người thành lập DN
3
Bộ phận “Một cửa liên thông”
4
Trưởng phòng ĐKKD
5
Bộ phận thụ lý hồ sơ ĐKKD
6
Bộ phận quản lý con dấu (CATP) Bộ phận cấp mã số thuế (Cục thuế TP)
7
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
Diễn giải quy trình :
Quy trình phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, khắc dấu, cấp mã số thuế theo cơ chế một cửa liên thông tại một địa điểm thích hợp, gọi là bộ phận « Một cửa liên thông ».
Trước yêu cầu triển khai đề án, do chưa tìm được một địa điểm thích hợp cho cả ba cơ quan, em đề xuất bộ phận « Một cửa liên thông » đặt tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội, với điều kiện : có diện tích thuê thêm và được các cơ quan liên quan thống nhất trình UBND Thành phố chấp nhận.
Bước 1 : Doanh nghiệp tìm hiểu thủ tục :
Doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin thành lập doanh nghiệp ở Cổng giao tiếp điện tử của thành phố, hoặc Website thông tin doanh nghiệp sở Kế hoạch và đầu tư (www.hapi.gov.vn) hoặc trực tiếp đến bộ phận tư vấn hố trợ thành lập doanh nghiệp tại sở Kế hoạch và Đầu tư để được tư vấn và lấy mẫu hồ sơ bao gồm: Hồ sơ đăng ký kinh doanh, Phiếu yêu cầu khắc dấu, Tờ khai đăng ký thuế.
Cán bộ nghiệp vụ của Công an thành phố, Cục thuế Hà Nội và Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện các nhiệm vụ thuộc chức năng của cơ quan mình để hướng dẫn thủ tục, tiếp nhận hồ sơ,hẹn doanh nghiệp và trả kết quả tại Sở Kế hoạc và đầu tư.
Bước 2 Doanh nghiệp lập hồ sơ và nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ :
Doanh nghiệp lập, hoàn thiện hồ sơ và mang đến nộp tại bộ phận « Một cửa liên thông ».
Bước 3 : Tiếp nhận hồ sơ.
Bộ phận « một cửa » mỗi cơ quan trực tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ (Số lượng đầu mục hồ sơ theo quy định). Sau khi kiểm tra xong, nếu đầu mục hồ sơ đầy đủ thì cấp Giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả lời hồ sơ.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, ngay trong ngày làm việc, bộ phận « một cửa » chuyển hồ sơ ĐKKD đến Phòng chuyên môn của mỗi cơ quan.
Bước 4 : Giải quyết thủ tục Đăng ký kinh doanh.
Phòng ĐKKD nhận hồ sơ và trong ngày phân công cán bộ nghiệp vụ thụ lý hồ sơ ĐKKD, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.
Bước 5 : Kiểm tra xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.
Bộ phận thụ lý hồ sơ ĐKKD có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ về tính hợp lệ của hồ sơ trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, bộ phận tiếp nhận có trách nhiệm thông báo và chuyển cho doanh nghiệp để sửa đổi, bổ sung. Doanh nghiệp nộp lại hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ để giải quyết tiếp.
Nếu hồ sơ đã hợp lệ, bộ phận thụ lý Đăng ký kinh doanh in Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và chuyển giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh đến bộ phận « một cửa » để trao cho doanh nghiệp kiểm tra, ký vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trưởng phòng ĐKKD ký Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chuyển cho bộ phận « một cửa ». Bộ phận « một cửa » chuyển bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Công an thành phố, Cục thuế trong thời hạn 1 ngày làm việc tại bộ phận « Một cửa liên thông ».
Bước 6 : Giải quyết các thủ tục khắc dấu và cấp mã số thuế.
a. Thủ tục cấp giấy phép khắc dấu, khắc dấu và cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
- Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Công an thành phố tại Sở Kế hoạch và đầu tư tiếp nhận hồ sơ vào các ngày trong tuần và có trách nhiệm giao hồ sơ liên quan cho Phòng quản lý về con dấu (Công an thành phố) trong ngày làm việc.
Phòng quản lý về dấu thuộc Công an thành phố sau khi nhận thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và hồ sơ kèm theo tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ, tiến hành xem xét và cấp giấy phép khắc dấu, chuyển giấy phép khắc dấu đến doanh nghiệp khắc dấu (do người thành lập doanh nghiệp đăng ký lựa chọn từ khi nộp hồ sơ đăng ký khắc dấu).
Doanh nghiệp khắc dấu có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu và trả kết quả cho Phòng quản lý về dấu thuộc Công an thành phố hai lần một ngày, trực tiếp tại Phòng quản lý về dấu.
- Phòng quản lý về dấu thuộc Công an thành phố, sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì chuyển Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu về bộ phận trả kết quả trong thời hạn 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được dấu.
Tính tổng thời gian thực hiện các công việc liên quan đến khắc dấu, hoàn thành và có kết quả trao cho doanh nghiệp tại bộ phận « một cửa » liên thông trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ thông tin về đăng ký kinh doanh và hồ sơ.
b. Thủ tục cấp mã số thuế và giấy chứng nhận đăng ký thuế.
Cục thuế thành phố nhận tờ khai đăng ký mã số thuế và bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại bộ phận « một cửa » liên thông cùng thời điểm với nhận hồ sơ với cơ quan khắc dấu
Bộ phận quản lý thuế thực hiện nghiệp vụ cấp Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế, trao Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế cho doanh nghiệp tại bộ phận « một cửa » liên thông trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ thông tin về đăng ký kinh doanh và tờ khai đăng ký thuế.
Thủ tục khắc dấu và cấp mã số thuế được tiến hành đồng thời trong cùng thời gian, tổng thời gian để giải quyết 2 thủ tục này là 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ và nhận được bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ bộ phận tiếp « một cửa » của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Bước 7 : Trả kết quả.
- Tại bộ phận « Một cửa liên thông », bộ phận « một cửa » của sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với cán bộ trả kết quả của Công an thành phố và Cục thuế cấp cùng một lúc: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép khắc dấu, dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế.
- Đến ngày hẹn, người thành lập doanh nghiệp đến nhận kết quả, hoàn tất các thủ tục bao gồm :
+ Điền các thông tin về doanh nghiệp trong trường hợp chưa đủ thông tin, đóng dấu vào tờ khai đăng ký thuế.
+ Nộp các khoản lệ phí và nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế.
Theo dõi, thống kê toàn bộ quá trình từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến trả kết quả làm cơ sở cho việc phân tích, tổng kết chương trình thực hiện đề án.
Theo quy trình một cửa liên thông này, tổng thời gian giải quyết các thủ tục hành chính thành lâph doanh nghiệp là 16 ngày làm việc giảm được gần ½ số ngày quy định và giảm được phiền hà cho doanh nghiệp đỡ công đi lại, đỡ tốn thời gian.
Cán bộ tiếp nhận và trả kết quả của Công an thành phố và Cục thế Hà Nội thuộc biên chế của Công an thành phố và Cục thuế cử đến làm việc tại bộ phận « một cửa liên thông » thuộc sở Kế hoạch và đầu tư.
PHẦN THỨ BA
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giải pháp cụ thể:
Theo chủ trương của Chính phủ cũng như UBND thành phố Hà Nội, Đề án 112 của Thành phố có chương trình triển khai xây dựng chính phủ điện tử nhằm kết nối thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước với nhau, tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi thông tin trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính và quản lý nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay đang triển khai ở giai đoạn xây dựng hệ thống dịch vụ công cấp đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố, để chuẩn bị tiến tới giai đoạn kết nối thông tin doanh nghiệp giữa các ngành, các cấp.
Cải cách các thủ tục hành chính là việc làm cấp bách trong giai đoạn này. Trước mắt, tập trung giải quyết thủ tục hành chính các khâu thành lập doanh nghiệp mà đầu mối là Sở kế hoạch và đầu tư. Đây là bước đi thí điểm trong năm 2006.
Công dân thành lập doanh nghiệp tìm hiểu các thủ tục thành lập doanh nghiệp, nộp hồ sơ và được trả kết quả tại bộ phận “Một cửa liên thông” thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư Hà nội.
Cơ quan Công an Thành phố và Cục thuế Hà Nội cử cán bộ trực tiếp làm việc tại Bộ phận “Một cửa liên thông” thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư để hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả cho doanh nghiệp.
Tại bộ phận “Một cửa liên thông” các quy định về trình tự thủ tục,hồ sơ, phí và lệ phí, thời gian cấp giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh, giấy phép khắc dấu, giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, cấp mã số thuế được công khai niêm yết theo quy định.
Sở Kế hoạch và đầu tư, Công an thành phố, Cục Thuế Hà Nội phải phối hợp để giải quyết các vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp trong việc cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh, khắc dấu, cấp mã số thuế. Nếu vượt ra ngoài khả năng giải quyết của từng cơ quan, thì báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Công tác hậu kiểm có liên quan tới hồ sơ Đăng ký kinh doanh, khắc dấu, mã số thuế của doanh nghiệp, nếu vượt quá khả năng xử lý của từng cơ quan thì các cơ quan này phải phối hợp để giải quyết. khi cần thiết báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền xem xét, giải quyết
2. Trình tự triển khai.
1. UBND thành phố Hà Nội ra quyết định chỉ đạo sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng.
2. Sở Kế hoạch và đầu tư phối hợp với Công an thành phố, Cục thuế Hà Nội trình phương án phối hợp. UBND thành phố phê duyệt đề án.
3. Lựa chọn địa điểm : Với qui mô diện tích tối thiểu khoảng 200m2 để cho các bộ phận của 3 cơ quan chức năng làm việc và tiếp công dân. Trước mắt, đề nghị UBND thành phố Hà Nội cho phép thuê thêm diện tích tại 18 đường Yên Phụ, là địa điểm hiện nay Sở Kế hoạch và đầu tư thuê làm trụ sở 2 cho một số phòng, trong đó có phòng Đăng ký kinh doanh làm việc.
4. Chú trọng công tác cán bộ, bổ sung nhân lực cho bộ phận Đăng ký kinh doanh, đảm bảo có đủ lực lượng trong cả 3 khâu và có cơ chế phù hợp để thực thi nhiệm vụ có hiệu quả cao đồng thời đổi mới phong cách làm việc.
5. Sau 6 tháng thực hiện sẽ tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm đê thực hiện tốt hơn công các cải cách thủ tục hành chính.
3. Phân công nhiệm vụ :
A. Sở Kế hoạch và đầu tư :
- Chủ trì phối hợp với Công an thành phố, Cục thuế xây dựng quy trình phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong giải quyết các thủ tục đăng ký kinh doanh, khắc dấu, đăng ký thuế.
- Phối hợp với Sở Tài Chính, sở Nội vụ xây dựng dự toán kinh phí cho việc cải tạo, nâng cấp trang thiết bị, áp dụng công nghệ thông tin cho bộ phận « Một cửa liên thông » trình UBND phê duyệt.
- Chủ trì tìm địa điểm, bố trí nơi làm việc cho cho cán bộ của Cục thuế và Công an thành phố.
B. Sở Kế hoạch và đầu tư, Công an thành phố và Cục thuế Hà Nội.
- Xây dựng quy trình nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của đề án.
- Xây dựng quy trình phối hợp giữa ba cơ quan chuyên môn.
- Cử cán bộ phòng nghiệp vụ chuyên môn đến làm việc tại bộ phận một cửa liên thông.
- Rà soát, tập hợp, xây dựng toàn bộ mẫu hồ sơ liên quan đến thủ tục khắc dấu theo quy định của pháp luật hiện hành để công khai hóa tại vị trí bộ phận tiếp nhận hồ sơ một cửa liên thông làm việc.
C. Sở Tài chính : Có trách nhiệm xem xét và cấp kinh phí thực hiện đề án này theo đề nghị của Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội và sở Nội vụ đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
4. Kinh phí thực hiện đề án.
Ngân sách thành phố cấp.
5. Tiến độ thực hiện :
Tổ chức triển khai ngay sau khi Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt đề án, dự kiến hoàn thành công tác chuẩn bị và thực hiện trong tháng 1 năm 2007. Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội, Công an thành phố, Cục thuế thành phố, Ban chỉ đạo cải cách hành chính Thành phố sẽ tiến hành đánh giá, tổng kết và báo cáo UBND thành phố vào 31/6/2007.
Phần kết luận
Cùng với việc phân cấp mạnh công tác quản lý hành chính gắn với nhiệm vụ quyền hạn và nghĩa vụ của các Quận, huyện, xã, phường thuộc Thành phố Hà nội bắt đầu thực hiện vào năm 2007 như phân cấp nhiệm vụ chi, nguồn thu (Quận huyện thu thuế được ban nhiêu sẽ để lại cho chi bấy nhiêu theo phân cấp); phân cấp đầu tư (Quận, huyện, xã, phường có công trình dầu tư tự tổ chức thi công, thực hiện và tự thanh quyết toán, chịu trách nhiệm hoàn toàn về công trình đầu tư); phân cấp kinh tế xã hội (tất cả các lĩnh vực về văn hoá, giáo dục, ytế, giao thông đô thị, cây xanh…)sẽ phân cấp cho các Quận, huyện, xã, phường và cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế dám đứng nhận công việc theo chủ trương xã hội hoá. Việc cải các hành chính bằng phương pháp liên thông, phối hợp, gộp các khâu lại với nhau để cùng thực hiện thẩm định, xem xét, giảm thiểu thủ tục hành chính thì đề án này em lựa chọn và đưa ra mang tính thời sự, ý tưởng.
Đề án được thực hiện với phương pháp truyền thống là phân tích thật sâu vấn đề, đưa ra các phương án thực hiện và đánh giá, chọn lựa phương án tối ưu để triển khai được ngay . Mặt khác, với mục đính xây dựng tính khả thi của đề án nên em đã chỉ ra cách thức tổ chức, lộ trình, địa điểm và thời gian thực hiện để các cơ quan thực hiện cùng thảo luận khi thực hiện. Với kinh nghiệm thực tế trong công việc cùng với sự dậy dỗ dìu dắt của các thầy cô và lãnh đạo cơ quan hy vọng đề án sẽ được lãnh đạo Thành phố, các Sở ban, ngành quan tâm và triển khai ngay từ tháng 1 năm 2007, năm đầu của sự hội nhập WTO.
Vì đề án chưa thực hiện, chưa có hệ thống số liệu chứng minh, minh họa như các chuyên đề phân tích chính sách kinh tế khác nên nó chưa được hoàn hảo và còn thiếu sót. Nhưng với ý tưởng thực tế, sự nhiệt huyết công việc và sự mong muốn đất nước ta nói chung, Thủ đô ta nói riêng ngày càng phát triển em hy vọng sẽ được những lời đóng góp chân thành và sự động viên khích lệ của cô./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mon Phan tich chinh sach kinh te.docx