Đề án Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn lưu động trong các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

Hiện nay , hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tận dụng triệt để các nguồn nhân lực bên trong và bên ngoài để tạo vị thế cho nền kinh tế đất nước , do vậy mà các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới các hình thức khác nhau đang hoạt động tại Việt Nam đều là những bộ phận câú thành hết sức quan trọng của nền kinh tế Việt Nam . Nhận thức được sự tồn tại và phát triển một cách khách quan của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đó chính phủ Việt Nam đã hêt sức quan tâm và tạo điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp này phát triển .Vì vậy bộ phận vốn – không thể thiếu trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh được đặt nên hàng đầu . Xuất phát từ tầm quan trọng đó mà vấn đề tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn lưu động đã được rất nhiều người quan tâm . Những giải pháp này được xuyên suốt trong ba vấn đề sau đây · Quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả phải dựa trên cơ sở từng loại hình doanh nghiệp nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng · Quản lý và sử dụng vốn phải phù hợp với môi trường kinh doanh ở Việt Nam . · Quản lý và sử dụng lưu động phải đồng thời cả doanh nghiệp với sự giám sát quản lý của các cơ quan tổ chức có liên quan .

doc29 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn lưu động trong các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hận này biểu hiện dưới hình thái vật chất gọi là tài sản lưu động . Để phục vụ cho quá trình sản xuất cần dự trữ một số công cụ , dụng cụ , phụ tùng thay thế , vật đóng gói cũng được coi là tài sản lưu động . Mặt khác quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình lưu thông . tài sản lưu động nằm trong quá trình lưu thông và trong quá trình sản xuất thay chỗ nhau vận động không ngừng nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục thuận lợi .. Doanh nghiệp nào cũng cần có một số vốn thích đáng để đầu tư vào các tài sản ấy, số tiền ứng trước về những tài sản đó gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp Vốn lưu động luôn được chuyển hoá qua nhiều hình thái khác nhau , bắt đầu từ hình thái tiền tệ sang hình thái dự trữ vật tư hàng hóa và cuối cùng chuyển về hình thái tiền tệ ban đầu của nó . Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục , không ngừng cho nên vốn lưu động cũng tuần hoàn không ngừng có tính chất chu kì thành chu chuyển của tiền vốn . Hình thái biểu hiện của vốn lưu động như sau : Vốn lưu động nằm trong quá trình dự trữ , bao gồm các khoản vốn : + Vốn nguyên vật liệu chính : Là số tiền biểu hiện giá trị các loại vật tư cho sản xuất , khi tham gia sản xuất nó hợp thành thực thế của sản phẩm . + Vốn vật liệu phụ : Là giá trị những vật tư dự trữ dùng trong sản xuất giúp cho việc hình thành sản phẩm nhưng không hợp thành thực thể chủ yếu của sản phẩm . + Vốn nhiên liệu là giá trị những nhiên liệu dự trữ dùng trong sản xuất . + Vốn phụ tùng thay thế . + Vốn vật tư đóng gói . + Vốn công cụ lao động nhỏ . Vốn lưu động nằm trong quá trình trực tiếp sản xuất bao gồm các khoản vốn + Vốn sản phẩm đang chế tạo là giá trị những sản phẩm dở dang trong quá trình sản sản xuất , xây dựng hoặc đang nằm trên các địa điểm làm việc đợi chế biến tiếp . + Vốn bán thành phẩm tự chế : Là giá trị những sản phẩm dở dang nhưng khai thác sản phẩm đang chế tạo ở chỗ nó đã hoàn giai đoạn chế biến nhất định . + Vốn về phí tổn đợi phân bổ là những phí tổn chi ra trong kì nhưng có tác dụng cho nhiều kì sản xuất vì thế chưa tính hết và giá thành trong kì và sẽ tính dần vào giá thành các kì sau . Vốn lưu động nằm trong quá trình lưu thông bao gồm các khoản vốn : + Vốn thành phẩm là biểu hiện bằng tiền của số sản phẩm đã nhập kho và chuẩn bị các công việc cho tiêu thụ . + Vốn tiền tệ bao gồm tiền mặt tồn quỹ , tiền gửi ngân hàng mà trong quá trình luân chuyển vốn lưu động thường xuyên có bộ phận tồn tại dưới hình thái này + Vốn thanh toán là những khoản phải thu , tạm ứng phát sinh trong quá trình mua bán vật tư hàng hoá hoặc thanh toán nội bộ Như vậy, vốn lưu động của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là số tiền ứng trước về tài sản lưu động và tài sản lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục . Kết cấu của vốn lưu động Kết cấu của vốn lưu động được thể hiện thông qua các tỷ trọng của từng bộ phận vốn so với tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp. Như vậy kết cấu vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động trong tổng số vốn lưu động. ở các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động cũng khác nhau và ở các thời kì khác nhau thì kết cấu vốn lưiu động cũng khác nhau . Việc phân tích kết cấu vốn lưu động sẽ giúp các doanh nghiệp thấy được tình hình phân bố vốn lưu động và tỷ trọng mỗi khoản vốn chiếm trong các giai đoạn luôn chuyển , tỷ trọng vốn này nhiều hay ít sẽ quyết định vị trí và tầm quan trọng của bộ phận vốn đó trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp , từ đó xác định trọng điểm quản lý vốn lưu động cho từng doanh nghiệp để tìm biện pháp tối ưu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong những điều kiện cụ thể . Quan sát sự thay đổi về kết cấu vốn lưu động qua các thời kì ta sẽ thấy sự thay đổi trong phương hướng sản xuất của doanh nghiệp , trong điều kiện thay đổi phương hướng sản xuất doanh nghiệp cần có thay đổi kết cấu vốn lưu động như thế nào để đảm bảo quá trình sản xuất được tiến hành liên tục . Mặt khác thông qua sự thay đổi về kết cấu vốn lưu động trong những thời kì khác nhau của mỗi doanh nghiệp có thể thấy được những thay đổi về mặt chất lượng công tác quản lý vốn lưu động của từng doanh nghiệp . Những nhân tố ảnh hưởng kết cấu lưu động của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài : Những nhân tố về mặt sản xuất : Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sự khác nhau về nhiều mặt như về quy mô sản xuất , tính chất và trinh độ sản xuất , chu kỳ sản xuất , trinh độ phức tạp của sản phẩm và những yêu cầu đặc biệt về nguyên vật liệu , những điều kiện sản xuất đặc biệt có ảnh hưởng nhiều đến sự khác nhau về tỷ trọng vốn lưu động của từng bộ phận vốn so với tổng số vốn và ảnh hưởng tới tỷ trọng vốn của từng khâu như khâu dự trữ , khâu sản xuất . Những nhân tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải sử dụng nhiều loại vật tư và nguyên vật liệu khác nhau và những loại vật tư , và nguyên vật liệu đó là cuả các đơn vị bán hàng khác nhau . Điều này có ảnh hưởng đến phần vốn lưu động thuộc khâu dự chữ sản xuất . Doanh nghiệp phải tiến hành mua nguyên vật liệu về để chuẩn bị cho quá trình sản xuất . Khoảng cách giữa các doanh nghiệp với các đơn vị bán hàng xa hay gần, kì hạn bán hàng chủng loại số lượng giá cả hình thức thanh toán , hình thức vận chuyển nguyên vật liệu ... Tất cả những yếu tố đó đều có ảnh hưởng tới nhu cầu về vốn lưu động bỏ qua khâu dự trữ sản xuất như vậy sự thay đổi của bất kì một yếu tố nào cũng làm cho kết cấu vốn lưu động thay đổi. Đối với việc tiêu thụ sản phẩm cũng ảnh hưởng tới kết cấu vốn lưu động , cụ thể là số lượng sản phẩm nhiều hay ít cho mỗi lần tiêu thụ , khoảng cách giữa doanh nghiệp với các nơi tiêu thụ. Những nhân tố về mặt thanh toán : Trong quá trinh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có rất nhiều phương thức thanh toán tiền bán hàng có thể bằng tiền mặt hoặc qua ngân hàng . Việc sử dụng phương thức thanh toán hợp lý và đảm bảo thời gian thanh toán kịp thời thì tỷ trọng vốn ở khâu lưu thông sẽ ít , ngược lại nếu không chọn được phương thức thanh toán phù hợp và không đảm bảo thời gian thanh toán vì vốn lưu động sẽ bị ứ đọng nhiều ở khâu lưu thông và sẽ hạn chế hiệu quả sử dụng vốn lưu động . Do vậy quá trình tiêu thụ sản phẩm cần thiết phải chú ý đến phương thức thanh toán , tổ chức thủ tục thanh toán , tình hình chấp hành kỉ luật thanh toán và thời hạn thanh toán . Sự cần thiêt tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn lưu động trong các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài . Vai trò của vốn lưu động trong các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Bất kì một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều phải có vốn lưu động . Đó là một yếu tố quan trọng , một điều kiện vật chất không thể thếu được của quá trình tái sản xuất . Qua phần phân tích ở trên ta thẩytong cùng một lúc vốn lưu động của doanh nghiệp được phân bố trên khắp các giai đoạn luôn chuyển và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau . Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ vốn lưu động đầu tư và các hình thái khác nhau đó khiến cho các hình thái có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau . Nếu doanh nghiệp nào đó không đủ vốn thì tổ chức sử dụng vốn sẽ gặp khó khă n và do vậy quá trình sản xuất cũng bị trở ngại hoặc gián đoạn , qua đó ta thấy được vai trò của vốn lưu động . Vốn lưu động đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động được thường xuyên liên tục đẩm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp hoạt động thường xuyên liên tục phải đảm bảo đầy đủ nguyên nhiên vật liệu cho quá trình sản xuất , mặt khác đảm bảo cho một lượng sản phẩm làm dở và bán thành phẩm cần thiết , biểu hiện bằng tiền của nó chính là vốn lưu động của doanh nghiệp . Nêu vốn lưu động của doanh nghiệp không được đảm bảo đầy đủ thì quá trình sản xuất của doanh nghiệp sẽ bị gián đoạn Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh và đánh gía quá trình vận động của vật tư , cũng tức là phản ánh và kiểm tra quá trình mua sắm dự trữ , sản xuất , tiêu thụ của doanh nghiệp . Trong doanh nghiệp sự vận động của vốn là phản ánh sự vận động của vật tư . Nhìn chung vốn lưu động nhiều ít là phản ánh số lượng vật tư , hàng hoá dự trữ ở các khâu nhiều hay ít .Nhưng mặt khác vốn lưu động luôn chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng , thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thông sản phẩm có hợp lý hay không . Bởi vậy thông qua tình hình luôn chuyển vốn lưu động còn có thể đánh giá kịp thời đối với việc mua sắm dự trữ , sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Vốn lưu động là một bộ phận của vốn đầu tư được ứng ra để mua sắm các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Đối với mỗi doanh nghiệp cơ cấu và tài sản cũng khác nhau , đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì tài sản lưu động thường được cấu tạo bởi hai phần là tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông. Vốn lưu động tham gia vào mọi giai đoạn của vòng tuần hoàn sản xuất kinh doanh. Từ giai đọan mua sắm sang giai đoạn sản xuất và giai đoạn cuối là tiêu thụ. ở giai đoạn cuối này hàng hoá hiện vật lại được chuyển sang vốn tiền tệ như điểm xuất phát ban đầu . Trong thực tế các giai đoạn vận động của vốn được đan xen vào nhau , trong khi một bộ phận của vốn lưu động được chuyển hoá thành vật tư dự trữ , sản phẩm dở dang , thì một bộ phận khác của vốn lại chuyển từ sản phẩm thành phẩm sang vốn tiền tệ . Cứ như vậy các chu kỳ sản xuất được lặp đi lặp lại . Qua đó ta thấy được vốn lưu động luôn giữ một vai trò quan trọng , là điều kiện tiên quyết , có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh . Xuất phát từ những vai trò trên nên việc tăng cường quản lý và sử dụng có hiệuquả vồn lưu động là một tất yếu khác quan của các doanh nghiệp nói chung và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nó riêng . Để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh trước hết doanh nghiệp phải có vốn . Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh vốn luôn vận động và có những đặc điểm khác nhau . Sau mỗi quá trình sản xuất kinh doanh số vốn của doanh nghiệp bỏ ra phải có khả năng sinh xôi nảy nở chứ không bị hao hụt . Đây là vấn đề có liên quan đến sự tồn tại của doanh nghiệp . Như vậy phải có sự quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp . Trong điều kiện nước ta hiện nay khi mà thị trường vốn mới được hình thành thì các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải chuẩn bị các điều kiện , khả năng để thu hút vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh trên cơ sở xác định chính xác nhu cầu vốn , cân nhắc lựa chọn những phương án sản xuất để đầu tư sao cho có hiệu quả kinh tế cao nhất . Công tác quản lý vồn tốt phải đảm bảo doanh nghiệp không những bảo toàn được vốn mà phải phát triển được vốn . Nếu DN Không bảo toàn và không phát triển được vốn có nghĩa là công tác quản lý vốn ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp . Sự cần thiết phải tăng cường quản lý sử dụng có hiệu quả vốn lưu động trong Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay là một vấn đề có tính cấp bách vì vốn của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thu hút hình thành từ các nguồn khác nhau (vốn chủ sở hưũ của các bên , vốn đi vay ..) do vậy công tác quản lý càng phức tạp . Mạt khác , ngày nay khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão , các loại vốn vô hình ngày càng phát triển phong phú và đa dạng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh . Vì vậy công tác quản lý vốn ngày càng phải tăng cường nhằm giúp các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hoà nhập nhanh chóng với thị trường thế giới . Hơn nữa kinh tế thị trường phát triển ngày càng mạnh , sự đổi mới kĩ thuật công nghệ ngày càng nhanh chóng , nhu cầu thường xuyên về kĩ thuật công nghệ đòi hỏi thay đổi nhanh ,vì vậy tăng cường quản lý vốn hạn chế được rủi ro ngăn ngừa sự thiệt hại trong quá trình vận động . Mặt khác , tăng cường công tác quản lý vốn và hiệu quả sử dụng vốn lưu động , còn giúp cho các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận thức đầy đủ hơn về vai trò đặc trưng cơ bản của vốn trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam , nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp mình cho phù hợp với điều kiện của nước sở tại . Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài . Trong quá trình sản xuất các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài càng sử dụng vốn có hiệu quả thì càng có thể sản xuất và tiêu thụ được nhiều sản phẩm bấy nhiêu . Việc sử dụng hợp lý vốn lưu động biểu hiện ở chỗ tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động . Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói nên hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao hay thấp . Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu tổng dùng để đánh giá chất lượng công tác sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Thông qua phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động có thể thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường quản lý kinh doanh sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm vốn lưu động . Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động: + Chỉ tiêu số vòng quay của vốn lưu động trong kì , biểu hiện số lần luân chuyển của vốn lưu động trong một thời kì nhất định . Chỉ tiêu mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng chế độ luân chuyển vốn , được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu : Tiết kiệm tuyệt đối : là do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên có thể rút ra ngoài luân chuyển một số vốn lưu động nhất định để sử dụng sang việc khác . Tiết kiệm tương đối : tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nếu có thể bảo đảm mở rộng quy mô tái sản xuất nhưng không hoặc ít tăng vốn . Do vậy , dùng những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động để cóthể đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động để từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tiết kiệm vốn , góp phần giảm chi phí sản xuất , chi phí lưu thông , tăng doanh lợi cho doanh nghiệp . Chương II Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động trong các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong thời gian qua . Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động trong các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam . Tình hình hoạt động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Sau 12 năm triển khai luật đầu tư nước ngoài đến nay cộng đồng Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế nước ta . Tính từ đầu năm đến hết tháng 12 /2000 có trên 2500 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng kí đạt gần 37 tỷ USD , vốn thực hiện đạt gần 17 tỷ USD (Kinh tế phát triển 01/2001). Các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có những tác động tích cực về kinh tế – xã hội thể hiện : Tỷ lệ đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài trong GDP tăng dần qua các năm : 96 97 98 99 7,4% 9,1% 10,1% 10,3% (Theo kinh tế dự báo số 01/2001) Tốc độ tăng trưởng công nghiệp qua các năm là : 96 97 98 99 2000 21,7% 23,2% 23,3% 20,0% 18,6% Tỷ trọng nguồn vốn FDI trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội là 25,7% (91-95) và 30%(96-2000). Đưa khu vực ĐTNN trở thành nguồn đầu tư lớn thứ hai sau khu vực dân doanh . Kim ngạch xuất khẩu chưa kể dầu khí của khu vựcĐTNN tăng nhanh : 95 : 440 triệu USD 99 : 2450 triệu USD(chiếm 22,5%) tổng kim ngạch xuất khẩu) Theo báo CSSK 7/2000 thì năm 1999 ở Việt Nam có 42 DNCVĐTNN đạt kim ngạch xuất khẩu trên 5 triệu USD, trong đó có 2 DN đạt KNXK trên 100 triệu USD. Các mặt hàng XK rất phong phú đa dạng. Các DNCVĐTNN Tuy mới hoạt động trên thị trường Việt Nam nhưng đã thể hiện được sức mạnh của mình. Với những ưu thế về kỹ thuật, công nghệ, khả năng dồi dào về vốn, có kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong nền kinh tế thị trường và lĩnh hội được các bí quyết kinh doanh từ các công ty mẹ. Các DNCVĐTNN thường có quy mô lớn, trình độ trang bị kỹ thuật hiện đại, khả năng quản lý và điều hành tốt hơn các DN trong nước. Gía trị sản lượng công nghiệp chiếm gần 35% cả nước, tốc độ tăng trưởng trên 20%/ năm góp phần đưa tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nhgiệp cả nước lên 10%/ năm trong những năm gần đây. Ngoài những đóng góp tích cực về mặt kinh tế như đã nêu trên, khu vực đầu tư nước ngoài cũng có đóng góp đáng kể về mặt xã hội. Đến nay khu vực ĐTNN đã thu hút và sử dụng 300.000 lao động trực tiếp và hàng vạn lao động gián tiếp, nâng cao tay nghề và trình độ nguồn nhân lực. Đã phá thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường thế và lực... Bên cạnh những thành tựu màkhu vực ĐTNN đã đạt được, vẫn còn có nhiều hạn chế. Trong một vài năm trở lại đây, tình trạng hoạt động kém hiệu quả của các DNCVĐTNN ngày càng trở nên phổ biến. Một số DN (chủ yếu là liên doanh) tuyên bố thua lỗ nặng trở thành chuyện không bình thường ở nước ta như coong ty P&G, công ty thuỷ tinh Sanmiguel, công ty liên doanh BGI Đà Nẵng, công ty liên doanh rượu bia BGI Tiền Giang... Từ năm 1988 đến nay có gần 600 dự án, với tổng số vốn đang ký gần 7 tỷ USD đã bị giải thế, rút giấy phép trước thời hạn. Thực tế cho thấy sản phẩm XK của các DN này chủ yếu vẫn là gia công, giá trị gia tăng thấp, do đó khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Thực trạng ở một số DN vẫn còn tiếp nhận một số thiết bị lạc hậu ở ngành công nghiệp mũi nhọn vẫn thường xảy ra dãn đến hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, hàng rào bảo vệ phi thuế quan không ngừng bị cắt giảm qua từng năm theo cam kết quốc tế. Vì vậy những sản phẩm hàng hoá của các DNCVĐTNN không đủ sức cạnh tranh trên thị trường sẽ bị đào thải. Như vậy để hạn chế dần những mặt còn tồn tại trên, DN phải có những biện pháp, chính sách cụ thể để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của DN. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động a. Về sử dụmg vốn Một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động đó là số vòng quay của vốn trong kỳ. Theo báo KT&DB 2/98 thì vòng quay của vốn lưu động trong các DNCVĐTNN bình quân là 2,52 vòng/năm, DN nhà nước là 2,58 vòng/năm. Như vậy, vòng quay của vốn lưu động trong các DNCVĐTNN nhỏ hơn ở các DN nhà nước. Mặt khác,thực tế cho thấy vốn lưu động bình quân của DNCVĐTNN lớn hơn DN nhà nước,dẫn đến tổng mức luân chuyển vốn của DNCVĐTNN nhỏ hơn tương đối so với DN nhà nước. Như vậy việc sử dụng vốn lưu động trong các DNCVĐTNN chưa đạt được hiệu quả cao. Vốn đầu tư của DNCVĐTNN tính bình quân cho một lao động là 1.174,86 triệu đồng lơn hơn gấp 4 lần so với các công ty trong nước. Tuy nhiên khả năng tạo việc làm của các công ty trong nước lại lớn hơn 4 lần so với các DNCVĐTNN. (Theo báo KT&DB2/98). Dẫn đến thực trạng là chi phí vốn cao, nhưng hiệu quả xã hội đạt được lại thấp. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn được đánh giá qua chỉ tiêu: Tỷ xuất lợi nhuận vốn (dvl) Và tỷ xuất lợi nhuận doanh thu. Cũng theo báo KT&DT 2/98 thì các chỉ tiêu này của các DNCVĐTNN tương ứng là 7,62% và 11,68%, trong khi các DN nhà nước là17,45% và 26,71%. Như vậy các chỉ tiêu này của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thấp hơn các doanh nghiệp nhà nước , có nghĩa là lợi nhuận thu được trên một đơn vị cốn bỏ ra của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thấp hơn các doanh nghiệp nhà nước . Tuy vậy tỷ xuất lợi nhuận của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại cao hơn các doanh nghiệp trong nước cụ thể là Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài : 21,92% ,doanh nghiệp trong nước là 17,48% ( báo KT & DB tháng 2/1998). Điều này chững tỏ các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã sử dụng tốt vốn vay . Trong khi đó , tỷ trọng vốn vay của các doanh nghiệp nhà nước chỉ có 14% thì các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 44% . Mặt khác , thực tế còn cho thấy rất nhiều doanh nghiệp sử dụng lãng phí vốn lưu động do chi phí hành chính quá cao , mà những chi phí này nhiều khi trở thành bất hợp lý . Chẳng hạn , tại liên doanh Woo Pyung Mekophar , riêng chi phí khấu hao tài sản , bảo hiểm tài sản , người xe cộ gần 36000 USD , chi phí đào tạo , hội thảo tới 20000 USD , kiểm toán hàng tháng tới 13000 USD . Ngoài ra còn chi phí lương cho tổng giám đốc , phó tổng giám đốc thứ nhất , giám đốc kĩ thuật tới 3000 USD/tháng , chưa kể chi phí nhà ở , đi lại ...Tình trạng ở Coca-Cola Chương Dương cũng tương tự , chi phí cho quảng cáo khuyến mại , phân phối sản phẩm . quản lý hành chính ... chiếm 41,77% doanh thu thay vì 20,01% so với luận chứng kinh tế kĩ thuật . Rồi chi phí mua sắm trang thiết bị cho hệ thống đại lý bán lẻ và cho đại lý nợ chiếm đến 25,6% vốn đầu tư ... ( Theo thời báo Kinh tế Sài Gòn ) . Việc sử dụng vốn một cách lãng phí , bất hợp lý của nhiều Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã dẫn đến tình trạng thua lỗ kéo dài , dẫn đến sự hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp này đây là nỗi bức xúc cần giải quyết trong các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta hiện nay . b. Về quản lý vốn : Bất kì một doanh nghiệp nào khi hoạt động cũng phải tính đến lợi ích kinh doanh , do vậy mà phần lớn các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tích cực quản lý , tiết kiệm chi phí , huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất . Tuy nhiên , hiện nay vẫn còn tồn tại một số cơ sở liên doanh , đội ngũ lãnh đạo không chú trọng đến công tác quản lý vốn mà chỉ chú ý tới việc bòn rút tài sản , mưu cầu cho lợi ích cá nhân . Sau đây là 2 ví dụ để minh chứng : Liên doanh Nigicô (Bạc Liêu ) với chức năng sản xuất , chế biến hải sản xuất khẩu , với tổng số vốn là 70 tỷ đồng . Chỉ sau hơn một năm hoạt động liên doanh đã lỗ tới 22 tỷ đồng . Lỗ như vậy nhưng lãnh đạo doanh nghiệp không những không tìm biện pháp rỡ khó khăn mà mức thu nhập của họ vẫn gấp 3 đến 6 lần so với công nhân . Hơn thế nữa ,các vị lãnh đạo này lại hết sức hào phóng trong việc định ra các chi phí sản xuất cao hơn rất nhều lần các xí nghiệp cùng loại . Liên doanh xuất khẩu gạo Việt-Mĩ , sau gần 2 năm làm ăn cùng nhau , ông tổng giám đốc Richard đã vét gần rỗng túi bên đối tác Việt Nam . Sau khi vô hiệu hoá hệ thống kiểm soát của phía Việt Nam , tổng giám đốc Richard mở 8 tài khoản giao dịch với ngân hàng trong đó có 3 tài khỏan riêng tại ngân hàng nước ngoài không ai được uỷ quyền kí thay . Sau 2 năm tham gia liên doanh vốn thực góp của phía Mỹ mới chỉ có khoảng 2 triệu USD , song ông Richard đã tự ý đưa ra nước ngoài số ngoại tệ tương đương 17,5 tỷ đồng và rút 84000 USD ở 3 tài khoản riêng để chi tiêu ...( Theo báo thương mại) Từ tực tế trên cho thấy công tác quản lý trong các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (đặc biệt là phía Việt Nam ) quá lỏng lẻo , chưa sâu sát . Có thể thấy được nguyên nhân chính là do đội ngũ cán bộ quản lý .Trong khi phải đảm trách một nhiệm vụ mới , đối mặt với các nhà kinh doanh nứơc ngoài đầy mưu kế và kinh nghiệm thì hầu hết cán bộ Việt Nam trong liên doanh lại chưa qua trường lớp đào tạo , thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ , không am hiểu pháp luật , thương trường và trình độ ngoại ngữ lại hạn chế .Do vậy , vô hình chung quyền quản lý điều hành nằm trong tay các nhà kinh doanh nước ngoài . Đây cũng là nguyên nhân làm cho lợi ích của nhà nước ,quyền lợi người lao động trong liên doanh bị thua thiệt . Đó là ở tầm nhìn vi mô , còn ở cấp vĩ mô ? Hơn mười năm qua , từ khi có luật đầu tư nước ngoài cho đến nay , quốc hội và chính phủ Việt Nam cũng đã quan tâm thích đáng , đã đưa ra các quy định cụ thể trong luật và nghị định nhằm tạo hành lang pháp lý phù hợp với từ giai đoạn phát triển của nền kinh tế tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động có hiệu quả . Cụ thể nhà nước ta đã ban hành văn bản như :Thông tư 02/TT-NHNN7 /28/6/1997 , NĐ 12CP –18/02/1997 và gần đây nhất là NĐ 24/2000/NĐ-CP và quyết đinh 432 /2000/QĐ NHNN1 .Đặc biệt là Nghị định 24/2000/NĐ-CP ban hành đã tạocho các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài một môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn đó là L Cho phép các đối tượng được tự do tiếp cận với nguồn ngoại tệ của ngân hàng thương mại để chuyển đổi ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu cần thiết , hợp lý không phải thực hiện “ Tự cân đối ngoại tệ” . Bên cạnh những mặt đã làm được thì quản lý vốn ở cấp vĩ mô vẫn còn một số hạn chế : Thứ nhất , việc ban hành các văn bản pháp lý hướng dẫn cụ thể luật và nghị định còn tiến hành chậm trễ gây khó khăn cho các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc huy động và sử dụng vốn .Đây là sự chậm trễ không đáng có , đặc biệt là vấn đề cân đối ngoại tệ .Trên thực tế hầu hết các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều có nhu cầu cân đối ngoại tệ , nhưng việc chuyển đổi ngoại tệ gặp nhiều khó khăn do sự chậm trễ trong việc ban hành thông tư hướng dẫn nghị định 24/2000. Thứ hai , đó là vấn đề tín dụng thương mại , tín dụng ngân hàng còn nhiều bức xúc : đó là điều kiện và thủ tục vay vốn còn rườm rà và chậm trễ gây nhiều trở ngại hoặc làm gián đoạn hoạt động cuả các doanh nghiệp . Đánh giá những ưu điểm , những mặt còn tồn tại và nguyên nhân . Những ưu điểm : Xuất phát từ đặc điểm nổi bật của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là có cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh khã phức tạp , vốn được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau : Vốn tự có của doanh nghiệp (do các bên góp vốn ) do vay tín dụng ngân hàng , tự bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh ... do vậy mà hầu hết các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều cố gắng thực hiện quản lý và sử dụng vốn của mình sao cho hiệu quả đạt được cao nhất . Nhìn chung các Doanh nghiệp FDI đã sử dụng vốn lưu động có hiệu quả do nắm bắt được cơ hội đầu tư vốn cụ thể là chủ động đa dạng hoá các ngành nghề sản xuất kinh doanh .Chẳng hạn như tập đoàn Chinfon , công ty xuất nhập khẩu và dịch vụ tầu biển Hải Phòng ... Một số công ty đã nghiên cứu kĩ nhu cầu thị trường để dịch ra quy mô sản xuất hợp lý do đó vốn đầu tư hợp lý đạt hiệu quả cao trong đó phải kể đến là công ty Shellgas Hải Phòng . Nhiều liên doanh lãnh đạo công ty luôn đấu tranh giành lợi thế cho phía Việt Nam , chi phí hành chính sử dụng thấp ,ví dụ như tổng giám đốc ( người nước ngoài) của công ty Coditab chỉ hưởng mức lương 700 USD/tháng , còn các lãnh đạo là người Việt Nam trong công ty cũng chỉ hưởng mức lương vừa phải . Và cũng bên cạnh đó họ lại không ngần ngại bỏ ra một lượng chi phí cao để đào tạo nguồn nhân lực , đầu tư cho việc đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm . Như vậy hiệu quả sử dụng vốn , được thể hiện thông qua sự chú trọng hiệu quả đầu tư cho mục đích làm ăn lâu dài của công ty . Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân Bên cạnh những mặt đã đạt được vẫn còn nhiều tồn tại và đáng lo ngại hơn cả đó là có nhiều doanh nghiệp ở trong tình trạng dư thừa , lãng phí vốn . Hỗu hết các doanh nghiệp FDI không sử dụng hết vốn đầu tư kể cả những doanh nghiệp làm ăn có lãi . Chẳng hạn như công ty Sumi-Hanel : Tổng vốn đầu tư ghi trong giấy phép là 10 triệu USD , nhưng lượng vốn đưa vào nhà máy mới gần hết 7 triệu USD . Và cũng có nhiều công ty không sử dụng hết cộng suất thiết kế , nên hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế . Bên cạnh đó hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài yếu kém là do các doanh nghiệp chưa có chiến lược địa phương hoá . Chiến lược địa phương hoá được biểu hiện qua việc sử dụng vốn nguồn lao động địa phương việc sử dụng nguồn nhiên vật liệu có sẵn ở địa phương ... Nếu sử dụng tốt chiến lược này sẽ giảm nguồn chi phí sản xuất đáng kể . Nguyên nhân của những tồn tại trên thì có nhiều sau đay là một vài nguyên nhân chính : + Do sản phẩm trong nước đã bão hoà ( ô tô , xe máy , khách sạn , văn phòng cho thuê ...) , sản phẩm không hợp thị hiếu (rượu , bia ...) + Do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu á mà chủ đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là các nước Châu á (75%). + Do thua lỗ kéo dài trong quá trình sản xuất kinh doanh , doanh thu không đủ bù đắp chi phí nên sản xuất ở tình trạng cầm chừng . Chương III Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn lưu động trong các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam . Xu hướng vận động của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong thời gian tới. Trong xu thế tăng cường hợp tác và liên kết quốc tế Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Đây là một hiện tượng mới của phân công lao động theo chiều sâu . Xu hướng phát triển nền kinh tế đất nước dưới sự tác động của cách mạng khoa học công nghệ , sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia đòi hỏi chính phủ phải tìm các biện pháp khai thác nguồn lực bên ngoài phục vụ cho csự phát triển kinh tế trong nước cùng với sự vận động của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới , các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt nam cũng có những sự vận động chung và riêng sau đây : Gia tăng số lượng các DN có vốn đầu tư nước ngoài . Đối với nước ta các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được chú trọng thành lập để thu hút vốn , công nghệ , kinh nghiệm quản lý đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước . Những doanh nghiệp liên doanh , doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài chiểm tỷ lệ lớn trong số các loại hình đầu tư và số lượng tăng lên qua các năm . Đa dạng hoá hình thức tổ chức , đối tác và lĩnh vực kinh doanh của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài . Hình thức pháp lý của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ ngày càng đa dạng bao gồm doanh nghiêph trách nhiệm hữu hạn , doanh nghiệp cổ phần , doanh nghiệp mang sắc thái các hiệp hội kinh doanh . Đối tác tham gia thành lập doanh nghiệp rất đa dạng , có thể là chi nhánh của công ty , tập đoàn nước ngoài . Còn đối tác Việt Nam Không chỉ có doanh nghiệp nhà nước tham gia thành lập Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà còn mở rộng cho các công ty tư nhân , công ty tập thể hoặc cá nhân có quy mô lớn vừa hoặc nhỏ . Các đốitác này có thể có tư cách pháp nhân đầy đủ hoặc tư cách pháp nhân trên cơ sở liên kết . Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất đa dạng : Không chỉ trong lĩnh vực sản xuất chế tạo , dịch vụ mà còn phát triển trong các lĩnh vực khác như : Chế biến các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp , ngân hàng tài chính , giáo dục , y tế , nghiên cứu phát triển ... Hiện nay ở Việt Nam các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ công nghiệp có xu hướng tăng lên so với các lĩnh vực khác . Nội địa hoá các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài . Xu hướng này được thể hiện ở việc các doanh nghiệp thay thế việc sử dụng nguyên vật liệu , linh kiện , máy móc thết bị sản xuất ở trong nước . Cụ thể là chúng ta chú trọng đến việc nội địa hoá linh kiện lắp ráp các sản phẩm cơ khí như: Ôtô , xe máy , linh kiện điện tử sử dụng trong máy vi tính , ti vi ... Đây là chương trình nội địa hoá cho từng cọm chi tiết hoặc từng chi tiết cho từng sản phẩm lắp ráp nhập khẩu . Quá trình nội địa hoá Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam còn được thể hiện ở việc thay thế lao động nước ngoài bằng lao động trong nước như các chuyên gia , cán bộ quản lý , công nhân , đây là một quá trình lâu dài đòi hỏi chính phủ phải có chương trình , kế hoạch đào tạo chuyên gia , cán bộ quản lý , cán bộ kĩ thuật để thay thế dần lao động nước ngoài với điều kiện không là gián đoạn qúa trình sản xuất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . Nội địa hoá các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Nếu nội địa hoá đúng hướng sẽ tạo ra được các ngành sản xuất nội địa cũng như các sản phẩm có nhãn hiệu nội địa cho đất nước . Đó là cơ sở quan trọng trong đào tạo nền móng cho việc hình thành những ngành công nghiệp độc lập của đất nước – nền tảng của việc xây dựng cơ sở kinh tế lâu dài cho sự phát triển bền vững . Ngược lại nếu nội địa hoá không đúng hướng thì dẫn đến tình trạng không khai thác hết nguồn lực . nhưng hao phí về các nguồn lực sẽ phát triển rất lớn . Coi trọng việc xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp Xu hướng này xuất phát từ đặc điểm của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một doanh nghiệp hỗn hợp có sự tham gia của các bên có quốc tịch khác nhau và có những sắc thái văn hoá khác nhau . Vì vậy việc xây dựng môi trường văn hoá doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho sự phát triển lâu dài . Văn hoá Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thể hiện tập chung ở triết lý kinh doanh của doanh nghiệp , cách ứng xử nội bộ doanh nghiệp thể hiện ở quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới trong bộ máy quản lý , sự tôn trọng lẫn nhau trong công việc và thái độ chấp hành các quyết định của doanh nghiệp một cách tự giác hay không . Nhưng yếu tố của văn hoá doanh nghiệp còn có lòng tin vào triển vọng phát triển doanh nghiệp , ý thức pháp luật , ngôn ngữ sử dụng , thái độ với khách hàng , tập quán và thói quen làm việc cuả các thành viên trong doanh nghiệp . Bản chất cuả Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một quan hệ bạn hàng lâu dài của các bên tham gia có tư cách pháp nhân tuân theo luật pháp nhà nước sở tại cho nên việc xây dựng một môi trường văn hoá doanh nghiệp có ý nghĩa trong việc khai thác của nguồn lực của các bên tham gia , nguồn lực doanh nghiệp , việc tạo ra động lực hoạt động tự giác , tích cực và sáng tạo của các thành viên đồng thời hình thành một tập thể đoàn kết , giúp đỡ và hỗ trợ nhau trong công việc .Văn hoá doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở một quá trình hoạt động lâu dài và sắc thái văn hoá doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài . Thực tế cho thấy , các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xây dựng một môi trường văn hoá lành mạnh sẽ là cơ sở hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao và doanh nghiệp khai thác được các nguồn lực , gia tăng khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế . Vì vậy phát triển văn hoá Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trửo thành một xu hướng quan trọng chi phối đến việc thành lập và hoạt động của loại hình doanh nghiệp này hiện nay ở nước ta . Thường xuyên cải thiện môi trường cho các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động thuận lợi. Xu hướng này thể hiện ở việc chính phủ coi trọng hoàn thiện môi trường về luật pháp , chính sách , cơ chế để các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vận hành thuận lợi có hiệu quả đúng mục tiêu đặt ra . Quá trình này nhằm tạo cơ sở cho việc cạnh tranh để thu hút đầu tư nước ngoài một cách có hiệu quả thông qua các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài . Xu hướng này thể hiện ở việc nhà nước tiếp tục ban hành , bổ sung , sửa đổi các đạo luật , chính sách quy định áp dụng đối với các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài . Phương hướng điều chỉnh môi trường thể chế này là các chính sách , quy định tiếp tục được hoàn thiện và hợp lý hoá dần theo từng ngành , từng khu vực và trong từng giai đoạn . Đồng thời việc tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng , đặc biệt là cơ sở hạ tầng kĩ thuật như sân bay , bến cảng , kho tàng , đường xá , hệ thống điện , nước ... Được hcú trọng . Các loại thủ tục hành chính gây phiền hà cho các nhà đầu tư nước ngoài được sửa đổi , tình giản theo hướng nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý . Tăng cưòng sự quản lý của nhà nước đối với các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài . Các cơ quan quản lý nhà nước đã nhận định rõ về mặt chức năng và giảm bớt chồng chéo ... Việc bảo hộ nền kinh tế trong nước để thu hút vốn Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được coi trọng .Các công cụ bảo hộ được áp dụng chủ yếu là thuế nhập khẩu , hạn ngạch XNK quy đinh cho các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài . Nhà nước ta chủ trương thực hiện một số ưu đạic cho Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn hơn so với doanh nghiệp trong nước . Chẳng hạn các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không phải nộp thuế các loại nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu sử dụng cho các doanh nghiệp . Trong tiến trình tham gia tự do hoá thương mại chính phủ Việt Nam có biện pháp thích hợp để bảo vệ cho các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có hiệu quả . Định hướng thúc đẩy thành lập các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành , các vùng và định hướng xuất khẩu đã được thể hiện ngày càng rõ trong các chính sách và quy định cuả chính phủ . Tư tưởng thúc đẩy xuất khẩu có chọn lọc và có bảo hộ được áp dụng linh hoạt trong việc hoạch định các chính sách quản lý các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài . Hiện nay trên thế giới ngoài hai hình thức liên doanh và 100% vốn nước ngoài còn xuất hiện hình thức liên hợp kinh doanh quốc tế .Nhưng ở Việt Nam do nhiều yếu tố tác động thì các loại hình Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang bị thu hẹp dần . Theo luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam thì Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm hai hình thức là DN liên doanh và DN 100% vốn nước ngoài . Nhưng thời gian gần đây , tình trạng doanh nghiệp liên doanh xin chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trở nên phổ biến ở nước ta . Nguyên nhân thì có nhiều nhưng có hai nguyên nhân dễ nhận thấy nhất là : Do các bên thường coi trọng lợi ích đồng vốn mình góp và ít nghĩ đến lợi ích chung của liên doanh . DN liên doanh bị thua lỗ kéo dài và lỗ nặng . Rất nhiều doanh nghiệp tuyên bố thua lỗ nặng không thể duy trì được sản xuất . Chuyển lỗ, lãi trong cơ chế thị trường là chuyện bình thường nhưng gần đây nó lại trở thành chuyện không bình thường ở nước ta . Một số công ty trước đây là liên doanh nay đã trở thành công ty 100% vốn nước ngoài như :Công ty P & G Việt Nam , Coca-Cola Ngọc Hồi và Coca-Cola Chương Dương ... Từ thực tế trên , một số nhà quản lý đã bắt đầu nghi ngờ về tính hiệu quả của hình thức đầu tư này ? Còn dư luận thì đặt câu hỏi liệu chuyện lỗ không bình thường đó chỉ là hiện tượng cá biệt hay đã trở thành phổ biến ...? ảnh hưởng của bên Việt Nam trong Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang bị thu nhỏ dần . Xu hướng này thể hiện ở chỗ ban đầu tỷ lệ góp của bên Việt Nam đã thấp ( chủ yếu giá trị quyền sử dụng đất ), saumột thời gian hoạt động tỷ lệ này lại bị giảm xuống do phía nước ngoài đòi tăng vốn góp để khắc phục tình trạng thua lỗ hay mua sắm thêm thiết bị .Xu hướng này còn biểu hiện ở chỗ đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý doanh nghiệp còn nhiều yếu kém : thiếu kiến thức , thiếu hiểu biết luật pháp trình độ ngoại ngữ còn yếu và tinh thần dân tộc chưa cao ... Dẫn đến làm giảm ảnh hưởng của bên Việt Nam gây nhiều thua thiệt cho người lao động và cho quốc gia . Như vậy việc nắm bắt những xu hướng này có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định các chính sách hỗ trợ và quản lý có hiệu quả các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo đúng mục tiêu đặt ra của từng quốc gia trong từng giai đoạn phát triển và hội nhập quốc tế . Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn lưu động của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam Giải pháp : Về phía doanh nghiệp : Quản lý tốt vốn lưu động trong các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một công việc khó khăn đòi hỏi sự cố gắng từ cả hai phía : từ các cơ quan chính phủ và từ các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài . Tuy nhiên các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò chủ đạo còn các cơ quan nhà nước chỉ mang tính hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phục vụ tốt cho các doanh nghiệp thực hiện tốt vai trò của mình . Bất kì doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn đạt được tối đa hiệu quả kinh doanh . Mặt khác, hiệu quả sản xuất kinh doanh lại được đánh giá thông qua khả năng sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp mình , như vậy điều đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp cần phải làm là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động . Hiệu quả sử dụng vốn lưu động thể hiện ở vòng quay vốn lưu động, do đó mức tăng khối lượng vốn lưu động không phải chỉ gắn liền với mức tăng doanh thu của doanh nghiệp mà phụ thuộc đáng kể vào khả năng kinh doanh của doanh nghiệp , vào tốc độ luôn chuyển của vốn lưu động . Doanh nghiệp không cần phải tăng tuyệt đối mức vốn lưu động mà hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn tiến hành thường xuyên liên tục nhờ tăng nhanh vòng quay vốn lưu động tạo ra bởi số vốn thực có . Phương pháp để tăng tốc độ luôn chuyển vốn lưu động là thực hiện những biện pháp về mặt mua sắm , dự trữ , sản xuất , tiêu thụ sản phẩm , thanh toán với người mua , người bán . Phương pháp tăng tốc độ luôn chuyển vốn lưu động có thể thực hiện ở các lĩnh vực sau : + Trong lĩnh vực sản xuất : Phương hướng chủ yếu để thúc đẩy tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong lĩnh vực sản xuất là rút ngắn chu kỳ sản xuất . Do vậy những biện pháp nhằm rút ngắn chu kỳ sản xuất là những biện pháp đẩy nhanh vốn lưu động trong khâu sản xuất .Muốn vậy phải có những biện pháp để rút ngắn thời gian làm việc trong quá trình cộng nghệ và thời gian gián đoạn giữa các khâu trong sản xuất + Trong lĩnh vực lưu thông : Trong khâu này , thời gian luân chuyển vốn phụ thuộc vào cách tỏ chức tốt những hoạt động tiêu thụ và mua sắm . Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khi xác định nhu cầu về vốn thành phẩm phải nghiên cứu kĩ thị trường tiêu thụ và khả năng sản xuất tối đa của bản thân doanh nghiệp và phải quản lý tốt khâu này . Vốn thành phẩm nằm trong giai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển vốn của doanh nghiệp nếu quản lý không tốt thì tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn và sẽ làm cho kết quả tăng tốc độ luân chuyển vốn và tiết kiệm vốn ở các khâu trước bị ảnh hưởng . Vốn lưu động trong khâu lưu thông luân chuyển nhanh được thể hiện ở chỗ là nó nhanh chóng chuyển sang hình thái tiền tệ rồi tiếp ttục luân chuyển phục vụ cho quá trình tái sản xuất . Do đó tất cả các biện pháp để nhanh chóng thu hồi nợ , giải phóng vốn ứ động trong thanh toán là những biện pháp đẩy nhanh luân chuyển vốn lưu động trong lưu thông . Song song với sự tăng tốc độ luân chuyển vốn , các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên tranh thủ công nghệ tiên tiến , máy móc thiết bị để tránh lãng phí vốn . Một giải pháp nữa cho doanh nghiệp là phải xác định được số lượng vốn lưu động cần thiết cho sản xuất kinh doanh , có tác dụng đảm bảo đủ vốn lưu động cho doanh nghiệp hoạt động liên tục tránh ứ đọng vốn . Tuy nhiên việc xác định vốn lưu động cần thiết này phải tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp trong tưngf giai đoạn phát triển của doanh nghiệp . Giải pháp tiếp theo đó là doanh nghiệp cần phải bảo toàn và phát triển vốn lưu động bảo toàn vốn lưu động . Bảo toàn vốn là bảo toàn nguyên vẹn số vốn mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng để không bị hao hụt . Phát triển vốn là làm tăng thêm số vốn của doanh nghiệp phục vụ cho việc mở rộng quy mô sản xuất . Bên cạnh đó trước khi sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải chọn mục tiêu sản xuất phù hợp với thị trường và được thị trường chấp nhận , đồng thời tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm , trãnh để cho ứ đọng vốn . Một giải pháp nữa là phải làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo , cán bộ quản lý . Muốn cho tình hình sử dụng vốn lưu động tốt thì bên cạnh những điều kiện về trình độ công nghệ của thiết bị , về cơ cấu sản phẩm chất lượng sản phẩm ... còn phải nói đến một điều quan trọng nữa là trình độ của cán bộ lãnh đạo , cán bộ làm công tác quản lý . Những người này phải năng động , nhạy bén với tình hình thị trường , biết huy động các nguồn vốn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị . Sự linh hoạt này thường được thể hiện ở việc sử dụng tối đa nội lực có nghĩa là vốn doanh nghiệp , bên cạnh đó tranh thủ ngoại lực tức là phải sử dụng các nguồn vốn vay sao cho có hiệu quả nhất . Tựu chung lại là đội ngũ cán bộ lãnh đạo , cán bộ quản lý của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có khả năng điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư dựa trên cơ sở đảm bảo sự tăng trưởng nhanh bền vững của doanh nghiệp đồng thời phải phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam . Và giải pháp cuối củng xuất phát từ thực trạng hoạt động của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay đó là phải kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , thực hiện tiết kiệm để tăng tích luỹ bổ sung vào quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp để cho các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển vững mạnh. Về phía nhà nước : Để tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cuả các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Namthì bên cạnh những cố gắng của doanh nghiệp còn phải có sự tác động của nhà nước trên những giác độ khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong từng lĩnh vực đầu tư cụ thể . + Tăng cường quản lý của nhà nước thông qua hệ thống luật pháp đồng bộ nhất quán rõ ràng và thông suốt để tránh tình trạng các VB luật và dưới luật chồng chéo, thậm chí còn mâu thuẫn lẫn nhau , không những thế còn tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ , tạo cảm giác yên tâm an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài . + Nâng cao vai trò của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế đất nước : Đảng và nhà nước Việt Nam khẳng định rằng , các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau , kể cả hình thức nước ngoài đầu tư 100% vốn , hoạt động tại Việt Nam đều là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế Việt Nam . Và cũng từ thực tiễn cho thấy các doanh nghiệp FDI ngày càng đóng góp vài trò quan trọng đối với công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam . Như vậy nâng cao vai trò của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để tạo động lực cho các doanh nghiệp này phát huy mạnh những tiềm lực sẵn có để xứng đáng với vị thế của mình + Bất kì cái riêng nào cũng nằm trong cái chung , do đó cơ chế quản lý vốn lưu động của nhà nước Việt Nam cũng phải phù hợp xu thế chung của thế giới . Không những thế , cơ chế quản lý này phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động một cách hợp lý và có hiệu quả , đó là : Chính sách quản lý ngoại hối để các doanh nghiệp tự do tiếp cận với một luồng vốn mới một cách hợp lý , tạo điều kiện đê các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hội nhập nền kinh tế thế giới . Công tác ngân hàng , đặc biệt là công tác tín dụng : nhà nước cần phải mở rộng và đa dạng hoá hơn nữa các loại hình tín dụng ngân hàng với các dạng : ứng tiền qua các tài khoản , tín dụng cầm đồ , tín dụng thế chấp , tín dụng có boả lãnh , tín dụng thị trường vốn ...để huy động các nguồn vốn nhàn rỗi khắc phục tình trạng khan hiếm vốn tín dụng e. Tăng số lượng ngân hàng kinh doanh , sử dụng một cách linh hoạt các công cụ tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài . + Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch chi tiết các ngành công nghiệp trong tương lai để các nhà đầu tư có những định hướng về vốn đầu tư để tránh sự đầu tư lãng phí kém hiệu quả vào những ngành hướng nội địa đã bị dư thừa công suất . Kiến nghị : Trên đây là một vài giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn lưu động trong các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sau đây em xin mạnh dạn đưa ra một vài kiến nghị : Về phía doanh nghiệp : + Các doanh nghiệp nên chủ động xây dựng chiến lược vay . trả nợ , công tác quản lý sử dụng vốn vay tạo thế chủ động về tài chính . + Nên mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất bằng tái đầu tư để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn . Về phía nhà nước : + Nhà nước nên tiếp tục đầu tư thoả đáng vào giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực để duy trì và phát huy lợi thế của Việt Nam . + Quản lý nhà nước phải quan tâm từ khâu đầu đến khâu cuối . Bởi vì nhà nước ta mới chỉ chú trọng vào khâu thẩm định , chứ chưa có sự quan tâm thiách đáng đến khâu quản lý và kết quả hoạt động của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài . + Không ngừng bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp lý có liên quan để bắt kịp với tình hình phát triển chung của thế giới . + Kết hợp chặt chẽ cán bộ lãnh đạo , quản lý của doanh nghiệp với các cơ quan , tổ chức có liên quan tạo mối quan hệ gắn bó giữa các bên . Phần kết luận Hiện nay , hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tận dụng triệt để các nguồn nhân lực bên trong và bên ngoài để tạo vị thế cho nền kinh tế đất nước , do vậy mà các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới các hình thức khác nhau đang hoạt động tại Việt Nam đều là những bộ phận câú thành hết sức quan trọng của nền kinh tế Việt Nam . Nhận thức được sự tồn tại và phát triển một cách khách quan của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đó chính phủ Việt Nam đã hêt sức quan tâm và tạo điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp này phát triển .Vì vậy bộ phận vốn – không thể thiếu trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh được đặt nên hàng đầu . Xuất phát từ tầm quan trọng đó mà vấn đề tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn lưu động đã được rất nhiều người quan tâm . Những giải pháp này được xuyên suốt trong ba vấn đề sau đây Quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả phải dựa trên cơ sở từng loại hình doanh nghiệp nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng Quản lý và sử dụng vốn phải phù hợp với môi trường kinh doanh ở Việt Nam . Quản lý và sử dụng lưu động phải đồng thời cả doanh nghiệp với sự giám sát quản lý của các cơ quan tổ chức có liên quan . Như vậy kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều yếu tố , nhưng yếu tố về quản lý và sử dụng tốt vốn lưu động có vai trò quyết định tới việc tăng doanh thu lợi nhuận cuả doanh nghiệp. Danh mục tài liệu tham khảo Bảo toàn và phát triển vốn – NXB thống kê -1992 Nguyễn Công Hiệp-Phùng Thị Đoan Các thành phần kinh tế Việt Nam –thực trạng –xu thế – giải pháp NXB thống kê Hà Nội 1992 Giáo trình quản trị dự án đầu tư quốc tế và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Chủ biên : GS.PTS : Tô Xuân Dân - PTS : Nguyễn Thị Hường PTS: Nguyễn Thường Lạng - Đại học Kinh tế Quốc dân NXB thống kê 1998 Bảo toàn và phát triển vốn xí nghiệp của các nước Bộ tài chính -Hà Nội 1996 Chính sách và biện pháp huy động các nguồn vốn TT – TL – TT Bộ KHĐT 1996 Một số biện pháp quản lý tài chính đối với hoạt động ĐTNN tại Việt Nam – Hoàng Xuân Quế TT-TC-TT số 6-1998 Hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối đối với DNCVĐTNN Đầu tư số 95 – số 7/10/2000. Lúng túng cân đối ngoại tệ Đầu tư số 108 7/11/2000 Quyết định của thủ tướng chính phủ về một số biện pháp quản lý ngoại tệ TT-TC-TT số 4/1998 Về hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Nguyễn Tuấn Phương – Kinh tế dự báo 2/98 Xu hướng vận động của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới. PTS- Nguyễn Thường Lạng – Kinh tế phát triển 25 /98 DN liên doanh – những nẻo đường thua lỗ – TM 15/98

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35100.doc
Tài liệu liên quan