Đề án Một số giải pháp nhằm thúc đẩy kinh doanh lương thực ở nước ta

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh lương thực trong cơ chế thị trường cần phải thực hiện một loạt các biện pháp như tìm kiềm khai thác, mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu. Thực hiện tăng số lượng và chất lượng của sản phẩm, thực hiện điều tiết giá có hiệu quả, đảm bảo có lợi cho người sản xuất lương thực, tăng cường thông tin thị trường và phát huy vai trò của các doanh nghiệp nhà nước làm nhiệm vụ kinh doanh lương thực. Đặc biệt cần tiếp tục đổi mới sự quản lý của Nhà nứơc để đảm bảo thị trường ổn định và đúng hướng.

doc122 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số giải pháp nhằm thúc đẩy kinh doanh lương thực ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạo trên thị trường lên. `Lượng thóc dự trữ bao gồm hai loại chủ yếu: dự trữ quốc gia và dự trữ lưu thông. Dự trữ quốc gia là dự trữ của nhà nứơc đề phong sự mất cân đối nghiêm trọng về lương thực có thể xảy ra do thiên tai và chiến tranh. Trong những điều kiện không nghiêm trọng, dự trữ quốc gia tham gia vào thị trường thông qua việc mua thóc ,bán gạo để “đổi hạt”. Trong trường hợp nhà nước quyết định tăng khối lượng dự trữ quốc gia thì nhu cầu về thóc sẽ tăng, giảm khối lượng thóc dự trữ bằng con đường bán thóc (gạo) thì cung trên thị trường tăng. Tuỳ theo khối lượng, thời điểm mua vào bán ra của dự trữ quốc gia mà hoạt động này có ảnh hưởng đến sự biến động của giá cả thị trường. Dự trữ lưu thông là lượng thóc dự trữ của các phần tử trung gian trong các kênh phân phối thóc, trong đó lưu lượng thóc dự trữ ở kênh phân phối dài và kênh phân phối trung bình có ý nghĩa đặc biệt trong bình ổn giá bán lẻ gạo ở các trung tâm tiêu thụ lớn và giá mua thóc ở hai đồng bằng lớn nhất của đất nước. Khác với dự trữ quốc gia, dự trữ thóc trong lưu thông được tiến hành vì mục tiêu kinh doanh của các phần tử trung gian. Vì vậy có hai khả năng xảy ra: việc dự trữ lưu thông không được thực hiện do nó không đem lại lợi ích gì cho chủ thể trung gian trong các kênh phân phối, hoặc việc dự trữ lưu thông lại diễn ra dưới dạng đầu cơ; ép giá nông dân, tích trữ thóc hàng hoá chờ giá lên cao nhằm nâng cao lợi nhuận. Để phát huy vai trò tích cực của lượng thóc dự trữ, cần giải quyết tốt các vấn đề sau đây: -Xác lập khối lượng dự trữ lưu thông cần thiết, hợp lý bằng hiện vật đủ sức duy trì trạng thái cân bằng tích cực trên thị trường thóc gạo. Lượng thóc dự trữ quốc gia được hình thành tuỳ thuộc vào khả năng tài chính của Nhà nước và kết quả thu hoạch của từng vụ. Vấn đề còn lại là phải xác lập cho được tổng lượng thóc cần thiết cho dự trữ lưu thông. Có ý kiến cho rằng lượng này “chỉ nên ở khoảng 200 ngàn đến 250 ngàn tấn gạo”, phần còn lại được dự trữ bằng tiền vốn, khi cần thiết thì dùng số tiền đó để mua thóc gạo của các doanh nghiệp theo giá thoả thuận. Có ý kiến khác lại cho rằng lượng thóc gạo cần thiết cho dự trữ lưu thông là khối lượng “đảm bảo lưu thông lương thực trong 1-2 tháng tuỳ theo yêu cầu của từng địa bàn cụ thể”. Có thể sử dụng ba phương pháp sau đây trong việc xác định khối lượng thóc dự trữ trong lưu thông: +Phương pháp thứ nhất là: dựa vào sự dự đoán khối lượng thóc hàng hoá và dựa vào dự đoán tỷ lệ của lượng thóc dự trữ lưu so với tổng khối lượng thóc hàng hoá để xác định lượngthóc dự trữ trong lưu thông. Ví dụ, trong giai đoạn hiện nay, tổng lượng thóc hàng hóa lưu thông trên thị trường khoảng trên 6,5 triệu tấn năm, tỷ lệ thóc dự trữ lưu thông so với tổng khối lượng thóc hàng hoá ít hơn từ 20% đến 30%. +Phương pháp thứ hai là: Khối lượng thóc cần thiết dự trữ trong lưu thông được xác định căn cứ dự vào tổng số dân cư phi nông nghiệp, mức tiêu dùng gạo bình quân nhân khẩu trong tháng và số tháng “giáp hạt” bình quân trong năm. Xét trên phạm vi toàn quốc thì ở nước ta tiến hành thu hoạch luá gần như quanh năm. Song sản lượng thóc hàng hoá chủ yếu do hai vụ lúa chính cung cấp. Vì vậy số tháng “giáp hạt” trong năm hiện nay là trên dưới 3 tháng. Theo số liệu thống kê và điều tra thực tế, lượng thóc cần thiết dự trữ lưu thông trong giai đoạn hiện nay được xác định như sau: Lượng dự trữ = 14 triệu tấn x 12kg x 3 tháng=504.000 tấn gạo tương đương 1 triệu tấn thóc năm. + Phương pháp thứ ba: được xác định theo quan điểm cho rằng lượng thóc cần thiết dự trữ trong lưu thông chỉ là lượng thóc đủ để giữ vững trạng thái cân bằng tích cực trên các thị trường chính tiêu thụ gạo, đó là các thành phố lớn và khu công nghiệp. Từ đó, các thị trường còn lại sẽ tự nó điều chỉnh dưới ảnh hưởng của thị trường chính để tiến tới trạng thái cân bằng tích cực. Thời điểm và nhịp độ mua vào bán ra khối lượng thóc dự trữ phải được xác định hợp lý phù hợp với sự diễn biến của giá thóc và giá gạo trên thị trường. Việc mua thóc cho dự trữ (bao gồm cả dự trữ quốc gia) được bắt đầu khi gia thóc thị trường xuống thấp ngang bằng với giá chuẩn về thóc ở hai đồng bằng lớn. Thời điểm phù hợp nhất để thực hiện việc mua vào cho dự trữ là sau vụ thu hoạch, nông dân cần bán thóc để trang trải nợ có tiền cho tái sản xuất vụ sau. Khối lượng thóc dự trữ cần phải bán ra vào lúc giá gạo trên thị trường lên cao hơn giá chuẩn về gạo ở các thị trường tiêu thụ chính mà nó thường rơi vào các thời điểm của các tháng giáp hạt. Việc mùa vào bán ra khối lượng thóc dự trữ còn có thể được thực hiện bất cứ lúc nào để dập tắt những cơn “sốt cao” và “sốt hạ” của giá gạo và giá thóc trên thị trường. - Thực hiện sự liên hoàn và thông suốt giữa dự trữ quốc gia và dự trữ lưu thông để kết hợp hài hoà giữa mua bán “ đôỉ hạt” với mua bán can thiệp thị trường nhằm tạo ra những tác động tích cực tới thị trường thóc gạo. -Nhà nước cấp 100% vốn vào việc mua thóc cho dự trữ quốc gia. Tuỳ theo khả năng tài chính của Nhà nước ở từng thời kỳ mà Nhà nước cấp phần lớn hoặc toàn bộ vốn lưu động để mua đủ khối lượng thóc cần thiết cho dự trữ lưu thông theo yêu cầu của Nhà nước. Nhà nước cần miễn thuế doanh thu cho khối lượng thóc này. Ngoài ra áp dụng chế độ lãi suất vay hợp lý đối với số vốn phục vụ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp kinh doanh lương thực. Ngoài sự dự trữ lưu thông bằng hiện vật (thóc) nói ở trên dùng để bán ra thị trường khi giá cả thị trường lên cao, cần có vốn dự trữ bằng tiền dùng để mua thóc của nông dân khi giá thóc trên thị trường xuống thấp. Vốn bằng tiền này được giử ở ngân hàng để sinh lãi và phải luôn trong tư thế sẵn sàng cho các doanh nghiệp kinh doanh thóc gạo vay bất cứ lúc nào với lãi suất ưu đãi để có thể mua nhanh lượng thóc dư thừa trên thị trường. -Thực hiện sự chỉ đạo thống nhất từ trung ương đến cơ sở đối với quỹ dự trữ quốc gia và quỹ dự trữ lưu thông thóc gạo. Trước mắt cần hoàn thiện cơ chế quản lý cơ chế điều hành và những quy định cụ thể liên quan tới hai loại quỹ này nhằm: thứ nhất là bảo tồn quỹ về mặt hiện vật cũng như giá trị, thứ hai là đảm bảo sự liên thông giữa quỹ dự trữ và quỹ lưu thông, phát huy vai trò của chúng một cách kịp thời và có hiệu quả tới giá cả và thị trường thóc gạo, thứ ba là hạn chế đến mức tối thiểu những tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình quản lý và sử dụng quỹ dự trữ. -Ngiên cứu để hướng dẫn hình thành các ngân hànglúa gạo ở hai đồng bằng lớn. Thông qua ngân hàng này tạo điều kiện cho nông dân có thể gửi thóc vay vốn ngay sau vụ thu hoạch đáp ứngkịp thời nhu cầu tái sản xuất vụ sau, giảm bớt tình trạng cung tăng nhiều sau vụ thu hoạch; qua đó huy động nông hộ tham gia vào việc điều hoà thị trường thóc gạo. c.Duy trì trạng thái cân bằng tích cực trên thị trường thóc gạo nội tiêu bằng việc điều tiết lượng gạo xuất khẩu. Khác với lượng thóc cho dự trữ lưu thông, lượng thóc cho xuất khẩu gạo luôn luôn xuất hiện trên thị trường nội tiêu với tư cách là bộ phận đáng kể của cầu về thóc gạo. Lượng gạo xuất khẩu quá cao sẽ gây lên sự tăng lên của giá thóc gạo ở thị trường trong nước. Ví dụ việc gia tăng xuất khẩu gạo ở miền Nam năm 1990 đã làm giá thóc gạo ở đồng bằng sông Cửu Long vào tháng 12/1990 tăng đến 850 đ/kg trong khi giá thóc cùng thời gian ở đồng bằng sông Hồng chỉ là 580-610 đ/kg. Ngược lại, việc chậm khai thông xuất khẩu gạo vào 6 tháng đầu năm 1992 đã làm giá thóc ở hai đồng bằng lớn giảm xuống mức đáng lo ngại. Kinh doanh xuất khẩu gạo phải đồng thời đạt được hai mục tiêu cơ bản đó là đảm bảo sự ổn định trong trạng thái cân bằng tích cực của thị trường thóc gạo nội tiêu và nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu nông phẩm. Để đông thời đạt được hai mục tiêu nói trên và đặc biệt là để điều tiết của chính phủ đối với lượng gạo xuất khẩu theo từng thời gian có công hiệu trong thực tế cần giải quyết tốt các vấn đề sau đây: Trên cơ sở chiến lược thị trường sản phẩm phân phối lương thực tối ưu đã chọn. Nhà nước cần lập kế hoạch xuất khẩu gạo hàng năm. Căn cứ vào kế hoạch xuất khẩu gạo hàng năm, Nhà nước cần đầu tư cho việc nghiên cứu tài chính cho việc nghiên cứu, thăm dò, tìm kiếm thông tin thị trường xuất khẩu gạo. Khi nghiên cứu thị trường xuất khẩu gạo cần chú ý đầy đủ đến thị trường đích, thị trường ngạch và các thị trường truyền thống. Thống nhất việc cấp quota xuất khẩu gạo về một đầu mối dưới sự chỉđạo của chính phủ. Thông qua khối lượng xuất khẩu gắn liền với quota để chính phủ điều tiết lượng gạo xuất khẩu hàng năm sao cho giữ vững trạng thái cân bằng tích cực trên thị trường nội tiêu. Thời gian có hiệu lực của quota có ý nghĩa điều tiết lượng gạo xuất khẩu gạo theo thời gian nhằm giữ vững trạng thái cân bằng tích cực trên thị trường nội tiêu theo thời gian trong năm. Ngoài ra còn có thể áp dụng mức thuế xuất khẩu linh hoạt nhằm điều tiết tổng lượng cũng như nhịp điệu xuất gạo. Việc tập trung đầu mối xuất khẩu gạo trong giới hạn thích hợp đem lạikết quả hai mặt. Mặt thứ nhất nó góp phần lập lại trật tự, hạn chế sự cạnh tranh giữa các chủ thể xuất khẩu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Qua đó hạn chế bớt sự thiệt hại về giá xuất. Mặt thứ hai là: nó đã hạn chế bớt đối tượng tiếp nhận chính sách và do đó nâng cao tính công hiệu của các chính sách xuất khẩu gạo của Nhà nứơc trong từng thời kỳ. Kết hợp việc xuất khẩu gạo với việc nhập vật tư thiết bị cho sản xuất lúa nhằm tạo ra những quan hệ tất yếu cho sự liên doanh giữa sản xuất với kinh doanh xuất khẩu gạo. Qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế của việc xuất khẩu gạo, hạn chế tối đa hiện tượng bù lỗ xuất khẩu. Đi đôi với việc tập trung các đầu mối xuất khẩu gạo, cần phải chống lại sự độc quyền trong khâu mua thóc của nông dân bằng nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp duy trì nhiều thành phần kinh tế với nhiều đơn vị kinh tế kinh doanh trong khâu này. d.Tạo ra tiền đề vật chất và môi trường kinh tế cho sự vận hành thông suốt của thị trường thóc gạo từ sản xuất đến tiêu dùng. Trong giai đoạn hiện nay, cần tập trung vào một số giải pháp sau đây: Bằng mọi biện pháp để phát triển mạnh và tưng bước nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn. Cần có sự kết hợp giữa đường thuỷ và đường bộ, giữa vận tải cơ giới và vận tải thô sơ sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế của từng vùng. Chính quyền cấp tỉnh và cấp huyện cần quan tâm đúng mức hơn tới việc phát triển giao thông tới vùng sâu vùng xa của đồng bằng sông Cửu Long, vùng cao của các tỉnh miền núi. Tìm các cách để huy động mọi nguồn vốn như vốn trung ương, vốn địa phương, vốn tài trợ của nước ngoài , vốn đóng của xí nghiệp trên địa bàn huyện, vốn từ thiện v.v...vào việc phát triển hệ thống giao thông nông thôn. Tiến hành quy hoạch lại và nâng cấp hệ thống kho tàng, quy hoạch và hỗ trợ phát triển các nhà máy xay xát kết hợp chế biến phụphẩm theo yêu cầu sản xuất, lưu thông, tiêu dùng dự trữ thóc gạo của thị trường trong nước và xuất khẩu. Hệ thống kho tàng phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho việc cất trữ thóc gạo, an toàn trong hoàn cảnh lũ lụt và những biến đổi bất thường của thiên nhiên, thuận lợi và đủ dung lượng để thu nạp hết lượngthóc hàng hoá nông dân cần bán. Ban hành những chính sách về vốn, đất đai, thuế để khuyến khích các cụm liên hoàn “kho chứa-xay xát chế biến” như là các vệ tinh xung quanh các trung tâm tiêu thụ lớn, nhằm đảm bảo sự cung gạo đều đặn cho dân cư ở đây. Tiếp tục thực hiện triệt để sự “tự do hoá” quá trình mua bán lưu thông thóc gạo trên phạm vi toàn quốc. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế (kể cả tư doanh) tham gia vào việc lưu thôngbuôn bán thóc gạo theo kiểu Thương nghiệp hiện đại. Đi đôi với việc tạo ra môi trường kinh doanh, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế; chính phủ cần tạo những điều kiện tối cần thiết như vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, độingũ cán bộ quản lý kinh doanh, để các công ty kinhdoanh lương thực quốc doanh giữ vai trò chủđạo trong khâu buôn bán thóc gạo. Để “sự tự do hoá” được thực hiện một cách đầy đủ, cần chống mọi hình thức độc quyền trong khâu mua và bán buôn thóc gạo, kiên quyết bãi bỏ những luật lệ gây nên sự tắc ách trong sản xuất lưu thông và tiêu dùng thóc gạo. Để khuyến khích sự phát triển của kinh tế hàng hoá ở vùng sâu vùng cao, Chính phủ cần hỗ trợ cước phí vận chuyển thóc gạo tới vùng núi cao phía Bắc và Tây nguyên, vận chuyển tư liệu nông nghiệp quan trọng tới vùng sâu vùng xa của đồng bằng sông Cửu Long. Cần có chế độ ưu tiên về thuế và cho vay vốn đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên các tuýên này. 4. Giải pháp về hệ thống thông tin thị trường. Hệ thống thông tin thị trường lương thực phải được hoàn thiện nhằm thu thập thông tin từ cơ sở làm căn cứ đánh giá, những biến độngcủa lưu thông tiêu dùng lương thực. Đây là tín hiệu cần thiết đối với người sản xuất, người tiêu dùng, đối với các doanh nghiệp lương thực và là cơ sở để Nhà nước đưa ra các biện pháp điều hành, xử lý ở tầm vĩ mô đối với thị trường. Nội dung thông tin cần dự báo khả năng và tiến độ thu hoạch, tình hình giá thóc gạo lưu thông trên thị trường, lưu thông ở các vùng, các chợ chính, tồn kho lương thực (của quốc doanh và các thành phần khác). Thông tin được thu thập định kỳ 5-10 ngày/1lần và báo cáo về cơ quan cấp trên. Mạng lưới thông tin phải được thiết lập từ xã đến huyện, tỉnh và Trung ương. Các công ty lương thực tỉnh cần có bộ phận chuyên trách theo dõi vấn đề này. ậ trung ương cần có đầu mối tập hợp thông tin đặt ở Bộ quản lý ngành, đồng thời tăng cường chỉ đạo hệ thống thông tin thị trường để thường xuyên giúp Bộ, Nhà nước thu thập , xử lý thông tin trong toàn bộ các khâu của lưu thông lương thực, kinh doanh nộiđịa, xuất khẩu và dự trữ. FAO: Food and Agriculture Organization AFMA: Association Food Marketing Các nguồn thông tin khác Các sứ quán Bangkok Post Thông tin đại chúng Trung tâm thông tin Marketing Cảng Đà Nẵng Ga xe Lửa Vinh Hà Nội 3+5 chợ chính 3+ 5 chợ chính Cảng Hải Phòng Cảng TP Hồ Chí Minh Cảng TP Hồ Chí Minh Vinafood 1 Vinafood 2 Dự trữ quốc gia Các công ty lương thực tỉnh Các công ty lương thực tỉnh Sơ đồ: Hệ thống thông tin thị trường 5. Củng cố hệ thống “DNNN kinh doanh lương thực” một cách hợp lý Trong cơ chế thị trường, Nhà nước vẫn phải có chính sách bình ổn thông qua các biện pháp vĩ mô và sử dụng các doanh nghiệp Nhà nước làm một công cụ có thực lực. Như vậy, mục tiêu của kinh doanh lương thực trong cơ chế thị trường phải nhằm: -Tiêu thụ hết thóc hàng hoá của nông dân với giá cả hợp lý ( đủ bùđắp chi phí sản xuất và có lãi) để khuyến khích nông dân yên tâm phát triển sản xuất. -Bảo đảm cho người tiêu dùng không bị thiếu lương thực, không để giá bán tăng đột biến. - Quốc doanh lương thực tự chịu trách nhiệm về tài chính, huy động và sử dụng vốn đạt hiệu quả cao. Từ đó phải khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia lưu thông lương thực, vừa điều hoà lương thực nhanh chóng với chất lượng và giá cả cạnh tranh, vừa huyđộng được nguồn vốn của tư thương và các doanh nghiệp khác . Mặt khác cũng xác định nhiệm vụ chủ yếu của quốc doanh lương thực là bán buôn lương thực, dự trữ và xuất khẩu lương thực (gắn với chế biến). Còn khâu bán lẻ để tư thương và những người buôn bán nhỏ là chính, quốc doanh chỉ tham gia mức độ mang tính chất giữ giá (nơi tiêu dùng) và bán cho dân ở các vùng xa xôi hẻo lánh không có tư thương hoạt động hay những vùng thiếu ăn do mất mùa gây đột biến giá cả. Tương ứng với nhiệm vụ, hướng lâu dài là tổ chức một Tổngcông ty lương thực thống nhất trong cả nước, thực hiện tiêu thụ hàng hoá, bán buôn điều hoà lương thực trong nước, dự trữ lương thực và xuất khẩu. Tổng công ty có các công ty khu vực và công ty liên tỉnh theo yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Trước mắt tổ chức lại hai Tổng công ty Lương thực Trung ương I, II cùng các công ty lương thực địa phương, tinh giản bộ máy để hoạt động có hiệu quả. Các Công ty địa phương ở miền Bắc, miền Trung phấn đấu hoạt động bán buôn, chuẩn bị điều kiện cho xuất khẩu một cách vững chắc, khoanh vùng sản xuất loại gạo có chất lượng cao (hợp thị hiếu quốc tế) đồng thời phải kinh doanh tổng hợp, đa dạng phù hợp thị trường để tạo công ăn việc làm cho người lao động. Đề nghị Nhà nước tập trung giải quyết những tồn tại cho các doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động theo mô hình mới như: +Xử lý dứt điểm công nợ tồn đọng, phần “lỗ” do phải tham gia bình ổn,thực hiện “mua cao bán thấp”. + Cho thanh lý những kho tàng tài sản không dùng đến hoặc dùng với hiệu quả thấp để giảm bớt chi phí. +Cấp kinh phí để hỗ trợ giải quyết chính sách cho số lao động thừa chuyển sang làm việc khác. +Đầu tư cải tạo, đổi mới trang thiết bị trong kinh doanh để nâng cao chất lượng sản phẩn, tăng cường tính cạnh tranh. +Giảm thuế xay xát gạo để khuyến khích công nghiệp chế biến xay xát (hiện thu 25% trong khi thuế doanh thu là 1%) 6. Đổi mới và tăng cường quản lý Nhà nứơc một cách đồng bộ về lương thực ( chủ yếu là gạo): Để tổ chức quản lý lưu thông lương thực trong cơ chế thị trường nhằm nâng cao hiệu qủa kinh doanh, cơ chế quản lý liên ngành là cần thiết nhưng thực tế cho thấy, bên cạnh bộ máy kinh doanh hợp lý, cần thiết phải tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về lương thực để tập trung nắm tình hình, xử lý điều hành nhanh nhậy, đồng bộ, có hiệu lực. Về hạn ngạch xuất nhập khẩu lương thực:Do gắn chặt với dự trữ và nhucầu tiêu dùng trong nước, tác động trực tiếp đến ổn định giá cả nên đê nghị giao cho Bộ chuyên ngành quản lý, phân bổ, có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Thương mại xử lý ngay từ đầu năm. Về giá xuất nhập khẩu: Bộ Thương mại chỉ nên quản lý khung giá tối thiểu và tối đa, gía cụ thể từng hợp đồng do doanh nghiệp tự quyết định. Để quốc doanh lương thực giữ vai trò chủ đạo, trong thời gian trước mắt Nhà nước cần tiếp tục giao cho quốc doanh độc quyền xuất khẩu gạo, các thành phần kinh tế khác chỉ được làm chân hàng. Thể hiện tư tưởng nói trên cần chú ý một số nội dung quản lý Nhà nước về lương thực như sau: Tổng hợp tình hình thị trường lương thực bao gồm sản xuất cân đối lưu thông, tiêu dùng lương thực và hoạt động kinh doanh lương thực của các thành phần kinh tế nhằm phục vụ cho việc xây dựng các chủ trương và chính sách về lưu thông. Thường xuyên có những dự đoán, dự báo về tình hình lưu thông lương thực để đề xuất, định hướng hoạt động lưu thông lương thực của các thành phần kinh tế. Tổ chức khảo sát, điều tra về thị trường lương thực trong và ngoài nước để giúp cho việc xác định các chủ trương chính sách và các biện pháp chỉ đạo, quản lý hoạt động lưu thông của các thành phần kinh tế và vận động lương thực của toàn xã hội. Xây dựng chế độ, chính sách về hoạt động lưu thông lương thực từ khâu mua,bán, xuất nhậpkhẩu đến các khâu nghiệp vụ khác như xay xát, bảo quản,chọn lọc,đóng gói, vận chuyển lương thực v.v... nhằm đảm bảo kinh doanh đúng luật, có hiệu quả. Tạo môi trường và hành lang để các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động đúng hướng , có hiệu quả. Đồng thời tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các chế độ chính sách để có những uốn nắn hoặc thay đổi cho phù hợp từng thời điểm. Theo dõi thường xuyên tình hình biến động thị trường lương thực và các hoạt động kinh doanh lương thực của các thành phần kinh tế; tình hình đời sống của nhân dân và quan hệ cung cầu, giá cả thị trường toàn xã hội để đề xuất những chủ trương biện pháp xử lý thích hợp. Xây dựng và quản lý các định mức kinh tế kỹ thuật trong hoạt động lưu thông lương thực, nhằm kinh doanh có hiệu quả và phát huy vai trò chủ đạo đối với thị trường. Tổ chức thông tin, thông báo trong toàn ngành để hướng dẫn hoạt động kinh doanh lương thực giữa các địa phương trong cả nước thành một thị trường thống nhất, nhằm điều hoà cung cầu và giá cả lương thực trong từng thời kỳ, phù hợp với tình hình thị trường trong nước và quốc tế. Tổ chức các cuộc hội thảo về hoạt động kinh doanh lương thực để giúp các đơn vị tháo gỡ những khó khăn về vốn, về tổ chức kinh doanh, về thị trường, về nghiệp vụ quản lý, mô hình khoán trong các khâu nghiệp vụ mua-bán-xay xát-vận tải, bảo quản, chú trọng các khâu giao dịch khách hàng và khâu bảo quản vận tải, chế biến hàng hoá phục vụ thị hiếu tiêu dùng được thị trường chấp nhận...Những kinh nghiệm về xử lý giá cả đột biến phục vụ nhiệm vụ bình ổn để ổn định đời sống. Tham gia biên soạn tài liệu phục vụ các đợt tập huấn cán bộ quản lý, các giám đốc công ty và các cửa hàngtrưởng về chế độ chính sách và nghiệp vụ kinh doanh lương thực cho cán bộ công nhân viên. Tổng kết tình hình thực hiện hoạt động kinh doanh, tình hình lưu thông lương thực từng thời gian. Tổng kết chuyên đề, từng khâu nghiệp vụ: mua-bán-bảo quản-xay xát-vận tải nghiên cứu; hướng dẫn xây dựng các mô hình kinh doanh liên kết giữa quốc doanh với các thành phần kinh tế khác để rút kinh nghiệm nhằm phát triển kinh doanh có hiệu quả. Nghiên cứu những kinh nghiệm hoạt động kinh doanh lương thực và chính sách lương thực của các nước trên thế giới, nhất là khu vực Đông Nam á. Đề xuất vấn đề giúp cho ngành lương thực Việt Nam phát triển tốt hơn và phấn đấu bảo đảm điều kiện để thực hiện chương trình an toàn lương thực quốc gia. Những giải pháp chủ yếu trên có mỗi quan hệ với nhau, có những giải pháp về mở rộng thị trường theo chiều rộng, có những giải pháp mở rộng thị trường theo chiều sâu. Tổ chức tốt và nâng cao chất lượng sản phẩm, ổn định giá cả, mở rộng thông tin thị trường, củng cố vai trò của các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh lương thực. Đồng thời tăng cường vai trò quản lý nhà nước. Tất cả các biện pháp trên, mỗi biện pháp có vị trí nhất định song chúng có quan hệvới nhau trong đó vấn đề mở rộng thị trường và tăng cường sự quản lý của nhà nước là các vấn đề quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh lương thực ở nước ta trong cơ chế thị trường. -Các hộ nông dân sản xuất lương thực -Nông trường sản xuất lương thực Các tỉnh Thành phố Các Hiệp hội Các Bộ Ngành khác Bộ Tài chính Bộ Kế hoạch và đầu tư Bộ Thương mại Bộ Nông Nghiệp&Phát Triển Nông thôn Chính phủ Quốc doanh lương thực Các doanh nghiệp nhà nước khác kinh doanh lương thực Tư nhân KD lương thực Các thành phần kinh tế khác kinh doanh lương thực Dự trữ quốc gia Quan hệ quản lý của Nhà nước đối Với doanh nghiệp Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan quản lý Quan hệ tư vấn của Hiệp hội Quan hệ mua bán kinh doanh của doanh nghiệp, của dự trữ quốc gia với người sản xuất B- Một số giải pháp tình thế Trong thị trường lương thực thường xuất hiện nhiều tình thế khác nhau song có hai trạng thái Đó là trạng thái cân bằng thừa và trạng thái cân bằng thiếu. 1.Với trạng thái cân bằng thừa. Trạng thái cân bằng thừa thường bộc lộ trên thị trường với những dấu hiệu sau đây: -Mức giá giảm xuống thấp hơn mức giá chuẩn, thậm chí có trường hợp còn thấp hơn cả chi phí sản xuất. Mức giá này tồn tại trong thời gian tương đối dài và ngay cả trong thời kỳ giáp hạt cũng không có hiện tương tăng lên. Đồng thời giá cả của thóc gạo cũng trở nên thấp tương đối so với giá cả hàng hoá khác. -Có sự dư thừa thóc ở các đồng bằng lớn, việc tiêu thụ thóc của nôngdân gặp khó khăn. -Xuất hiện sự ngưng trệ ách tắc trong các kênh phân phối thóc gạo do các phần tử trung gian trong kênh giảm cường độ buôn bán. Trong trường hợp này cần áp dụng các giải pháp sau đây: + Xuất vốn dự trữ lưu thông bằng tiền mua thóc chuyển thành hiện vật. Huy động các nguồn tiền nhàn rỗi để tăng quy mô khối lượng quỹ dự trữ lưu thông. +Tiến hành mua đổi hạt cho quỹ dự trữ quốc gia cùng lúc với mua cho quỹ dự trữ quốc gia. Tăng ngân sách quốc gia cho việc mua thóc để tăng quy mô cho quỹ dự trữ quốc gia về lương thực. + Mở rộng diện cấp quota xuất khẩu gạo, giảm hoặc miễn thuế xuất khẩu gạo ( trong phạm vi luật định) nhằm khuyến khích tăng khối lượng gạo xuất khẩu chính ngạch. +Giảm hoặc miễn thuế xúât khẩu tiểu ngạch, áp dụng những biện pháp hỗ trợ nhằm thúcđẩy việc xuất khẩu gạo tiểu ngạch qua biên giới sang các nước láng giềng, nhất là sang Trung Quốc. +Tập trung vốn cho nông dân ở hai đồng bằng vay với lãi suất ưu đãi phục vụ kịp thời cho quá trình tái sản xuất. Sự kịp thời và nhanh chóng trong việc cho vay vốn đã giúp nông dân thoát khỏi tình trạng buộc phải bán thóc ngay sau khi thu hoạch để có tiền đầu tư cho vụ sản xuất tiếp theo. Điều đó đem lại kết quả hai mặt: một mặt nó hạn chế bớt sự ép giá của các phần tử trun gian đối với nông dân. Qua đó góp phần lành mạnh hoá sự diễn biến của giá thóc, mặt khác nó tạo điều kiện cho chính nông dân tham gia vào việc dự trữ lưu thông, điều hoà lượng thóc cung ứng ra thị trường. +Chính phủ công bố mức giá mua thóc tối thiểu cho từng vụ ở hai đồng bằng lớn. Mức giá này được xác địnhdựa vào mức giá chuẩn có tính đến tình hình thực tế ở từng địa phương. Thời điểm thích hợp để công bố mức gía mua thóc tối thiểu là lúc mà giá thóc trên thị trường xuống ngang với mức chi phí sản xuất thóc ở mỗi vùng. Mức giá tối thiểu này phải có tính pháp lệnh cao ở hai vựa lúa lớn của đất nứơc kể từ khi nó được công bố. Tất cả những ai muốn mua thóc ở đây đều phải mua theo mức giá bằng hoặc cao hơn mức giá tối thiểu đã công bố. Mức giá mua thóc tối thiểu phải được công bố rộng rãi ở hai đồng bằng lớn, nhằm hạn chế sự ép cấp ép giá của các chủ thể làm nhiệm vụ mua thóc cho dự trữ quốc gia và dự trữ lưu thông , qua đó để nhận phần chênh lệch giá về cho mình. Trong thời gian có hiệu lực của giá tối thiểu cần tăng cường công tác kiểm tra thanh tra thực hiện mức giá. Khi giá thóc trên thị trường đã tăng lên xấp xỉ với giá chuẩn, Chính phủ có thể điều chỉnh lên giá tối thiểu mua thóc cao hơn giá chuẩn ở mỗi vùng. Sự điều chỉnh này sẽ gây hiệu ứng tâm lý thúc đẩy nhanh quá trình tăng giá thóc trên thị trường bằng hoặc cao hơn mức giá cân bằng tích cực. Khi quá trình này được hoàn tất thì thời gian có hiệu lực của mức giá mua thóc tối thiểu cũng chấm dứt, các giải pháp tình thế được thu hồi dần. Thời gian sau đó chỉ còn áp dụng những giải pháp để duy trì trạng thái cân bằng tích cực đã được tái lập. Có một vấn đề đã từng xảy ra trong thực tiễn phải xử lý là: sự “lệch pha” trong biến động giữa giá thóc với giá các tư liệu sản xuất cho ngành trồng lúa. Co những lúc giá vật tư quan trọng như phân đạm, công cày máy, xăng, thuốc trừ sâu v.v... tăng lên trong khi đó giá thóc lại không tăng hoặc giảm xuống. Điều này gây nên sự bất lợi cho nông dân và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng ổn định của ngành trồng lúa. Hướng xử lý căn bản và lâu dài là: phải áp dụng những giải pháp nhằm ổn định thị trường và giá cả tư liệu sản xuất nông nghiệp. Trong lúc chưa đạt được điều đó thì có thể xử lý bằng cách phản ánh sự tăng giá của các tư liệu sản xuất nông nghiệp vào giá thành làm căn cứ cho mức giá mua thóc tối thiểu vừa trình bày ở trên. 2. Với trạng thái cân bằng thiếu. Khí mất mùa đáng kể hoặc mất mùa liên tục trong nhiều vụ thì trên thị trường xuất hiện những dấu hiệu sau đây của trạng thái cân bằng thiếu: - Cuộc cạnh tranh giữa những người mua thóc gạo ở thị trường cấp thấp trở nên sôi động. - Các phần tử trung gian ở các kênh phân phối dài và trung bình ( nhất là những chủ thể kinh doanh có vốn lớn) thường áp dụng “mua vào lớn hơn bán ra về khối lượng thóc”. -Gýa thóc và gạo trên thị trường tăng nhanh cùng với những cơn “sốt cao”. - Những người bán lẻ thóc gạo giảm việc buôn bán gạo. Gýa gạo và giá thóc tồn tại ở mức cao trong thời gian tương đối dài (hàng tháng). Trong trường hợp này cần áp dụng các giải pháp sau đây: + Giảm lưu lượng thậm chí tạm dừng việc mua đổi hạt cho dự trữ quốc gia. Tạm hoãn kế hoạch mua tăng khối lượng cho quỹ này. Tạm ngừng việc mua thóc cho dự trữ lưu thông. Gứai pháp này có tác dụng làm giảm lượng cầu xuất hiện trên thị trường. + Chính phủ công bố giá bán lẻ gạo tối đa( giá trần) tại các thị trường chính tiêu thụ gạo căn cứ vào giá bán lẻ chuẩn về gạo xác định cho thị trường vùng Bắc Bộ và vùng Nam Bộ. Hướng dẫn và uỷ quyền cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên, Trung Bộ và Đông Nam Bộ xácđịnh và công bố giá bán lẻ gạo tối đa tại các tụ điểm tiêu thụ gạo thuộc tỉnh mình. + Đảm bảo việc cung ứng gạo thường xuyên vàđều đặn theo mức giá thấp hơn giá công bố cho các thị trường tiêu thụ chính như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Mức giá tối đa phải được công bố rộng rãi tại các thị trường tiêu thụ gạo nhằm ngăn chặn các tư thương buôn bán nhỏ lợi dụng tình thế để hưởng chênh lệch giá. Nguồn của các lượng gạo bán ra tại các thị trường chính là dự trữ lưu thông và một phần dự trữ quốc gia (khi cần thiết). Nhà nước cần xem xét cách thức và mức bù lỗ cho các đơn vị lưu thông thóc gạo được giao nhiệm vụ bình ổn giá cả và thị trường thóc gạo. +Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, mọi phần tử trung gian cạnh tranh trên thị trường khai thác các nguồn lương thực ( kể cả nhập khẩu tiểu ngạch) để đáp ứng nhu cầu của thị trường. + Nhà nước cần ban bố và áp dụng chế độ thuế tồn kho lương thực (trừ lượng thóc của dự trữ quốc gia) và áp dụng những biện pháp chống đầu cơ tích trữ thóc gạo, chống độc quyền và cửa quyền trong khâu bán buôn bán lẻ gạo. + Giảm khối lượng xuất khẩu bằng cách áp dụng thuế xuất khẩu gạo tối đa theo luật định cộng với chế độ tài chính bổ sung, khống chế khối lượng xuất qua việc cấp giấy phép xuất khẩu. Trong trường hợp đặc biệt như: mặc dù giá thóc ở thị trường trong nước đã lên cao, mức thuế xuất và chế độ phụ thu tài chính đã áp dụng ởmức tối đa, nhưng trong thực tế lượng gạo xuất khẩu vẫn chưa giảm theo ý đồ của Nhà nước thì có thể áp dụng chế độ đấu thầu lượng gạo xuất khẩu cho phép còn lại với những điều kiện do Chính phủ đặt ra. Sau một thời gian áp dụng các giải pháp nói trên, nhưng tình hình vẫn căng thẳng, giá gạo trên thị trường tiếp tục tăng thì tạm ngừng việc xuất khẩu gạo, tiến hành “khoá” việc cấp giấy phép xuất khẩu, thu hồi giấy phép đã cấp nhưng chưa thực hiện khối lượng xuất khẩu. Nghiên cứu để có chế độ bồi thường thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu do bị xoá bỏ hợp đồng xuất. Nếu tình hình tiếp tục căng thẳng thì tiến hành nhập khẩu lương thực ( cả chính ngạch và tiểu ngạch) thi hành chính sách phân phối lương thực hạn chế gắn liền với việc quy định trực tiếp mức giá bán lẻ gạo cho từng đối tượng tiêu dùng. Cùng với quá trình áp dụng những giải pháp thị trường, Chính phủ cần áp dụng những giải pháp giảm nhẹ hậu quả của thiên tai đối với ngành trồng lúa nhằm nhanh chóng phục hồi trở lại của cung sản xuất, tạo ra cơ sở để tái lập trạng thái cân bằng tích cực trên thị trường thóc gạo. III-Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy kinh doanh lương thực ở Việt Nam. 1. Để đẩy mạnh tiêu thụ lương thực. a. Một số nguyên nhân của những khó khăn trong tiêu thụ lương thực hiện nay. Thứ nhất: Lương thực hàng hoá Việt Nam chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thị trường. Thực tế cho thấy mức đầu tư của chúng ta chưa đủ mạnh, nhất là ở khâu chế biến để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với những điều kiện quy định về tiêu dùng của thị trường thế giới . Công nghiệp chế biến còn chưa thực sự quan tâm đến việc tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Điều đódẫn đến lương thực hàng hoá Việt Nam bán ra thị trường thế giới luôn thấp hơn các nước khác. Thứ hai: Sức mua lương thực trong nước còn thấp, thị trường trong nước hiện đang tiêu thụ khoảng 77% lúa gạo sản xuất ra. Nhìn chung sức mua trong nước còn rất thấp do nông dân mang nặng tính tự cung tự cấp, thu nhập của họ cũng ở mức thấp , trong khi dân cư phi nông nghiệp chiếm 1/4dân số, với thu nhập cũng rất hạn chế. Điều này cũng hạn chế sức mua lương thực song điều này cũng hé mở một tiềm năng lớn, cần có giải pháp khai thác. Công nghiệp chế biến hiện nay đang rất kém cả về qui mô, trình độ công nghệ và năng lực sản xuất. Năng lực cạnh tranh của lương thực hàng hoá Việt Nam còn rất kém , nhất là về chất lượng, trình độ gia công chế biến nên giá cả luôn thấp hơn các nước khác làđiều dễ hiểu. Thứ ba: Còn có nhiều khó khăn trong việc tổ chức tiêu thụ lương thực hàng hoá. Những khó khăn đó thể hiện trên các phương diện sau: - Về kết cấu hạ tầng: hiện còn gây nhiều trở ngại cho việc tiêu thụ lương thực hàng hoá nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi vì ở đây đường xá chưa thuận lợi cho vận chuyển, dẫn đến chi phí vận chuyển cao. Về thị trường trong nước, đến nay có 8213 chợ, nhưng ở những vùng sản xuất lương thực lớn thì chợ vẫn chưa được đầu tư thích đáng để phục vụ tốt cho việc tiêu thụ lương thực có khối lượng lớn, mà mới chỉ dừng lại ở việc mua bán lương thực tự sản tự tiêu là chính ( chợ kiên cố mới chiếm 11,6%; chợ lều quán và ngoài trời chiếm 56,7%). ậ nhiều nơi, trung tâm thương mại thị xã, thị tứ tuy được hình thành nhưng mới trên danh nghĩa, chưa được đầu tư để trở thành các trung tâm giao dịch lương thực có hiệu quả. - Mạng lưới tổ chức tiêu thụ lương thực còn chồng chéo qua nhiều khâu trung gian. Đây là một trong nhữngyếu tố gây nên những khó khăn trong việc tiêu thụ lương thực. Hiện nay, nước ta vẫn chưa hình thành hệ thống cung ứng vật tư hàng hoá và thu mua lương thực thống nhất với sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế nhằm giảm chi phí, nâng cao gia trị lương thực và tính cạnh tranh của hàng hoá. Thương nghiệp nhà nước chưa được đầu tư cả về cơ sở vật chất và năng lực kinh doanh để đủ sức phát huy vai trò điều tiết, hướng dẫn thị trường. Hợp tác xã thương mại cũng chưa được quan tâm đầy đủđể đổi mới, phát triển trên địa bàn nông thôn. - Các chính sách kinh tế chưa thực sự trở thành đòn bẩy mạnh tác động có hiệu quả tới việc khuyến khích phát triển sản xuất lương thực hàng hoá cũng như tạo điềukiện thuận lợi cho việc lưu thông lương thực hàng hoá, khuyến khích kinh doanh lương thực trên qui mô lớn. Cụ thể là, chính sách tạo điều kiện để phát triển hợp tác xã kinh doanh thương mại phục vụ nông nghiệp, chính sách thuế, đất đai, tín dụng, tài chính... Ví dụ, dù đã có chính sách miễn thuế buôn chuyến lương thực đối với tư nhân, nhưng Nhà nước vẫn thu thúê giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp kinh doanh lương thực; doanh nghiệp tư nhân còn gặp nhiều khó khăn trong thủ tục thành lập và vay vốn; hợp tác xã thương mại không được miễn giảm thúê thu nhập doanh nghiệp như đối với hợp tác xã sản xuất; thương lái vẫn chưa được coi trọng mặc dù họ là lực lượng quan trọng trong tiêu thụ lương thực... Đến nay chúng ta vẫn chưa xây dựng được chính sách gia nông sản xuất khẩu ở tầm chiến lược nhằm phục vụ cho việcđiều hành cụ thể, nên luôn bị động trước dĩên biến của thị trường hoặc khi có mâu thuẫn về quyền lợi giữa nông dân và doanh nghiệp trong tiêu thụ lương thực. - Công tác thông tin nhất là khâu dự báo và xúc tiến thương mại đối với nông sản chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay, trên các phương tiện thông tin và hệ thống khuyên nông, chúng ta đã tổ chức tốt công tác phổ biến kỹ thuật trồng trọt các giống cây mới, những thông tin về giá bán trên thị trường, nhưng chúng ta lại chưa chú ý đến truyền bá về yêu cầu chất lượng của các mặt hàng xuất khẩu, về cơ cấu hợp lý trong quy hoạch phát triển, về nhu cầu tiêu dùng và kinh doanh cụ thể của từng thị trường với từng mặt hàng, chưa chú trọng công tác dự báovà những cảnh báo cần thiết... Vì thế, dẫn đến tình trạng nông dân sản xúât sản phẩm theo kiểu “phong trào”, nhà kinh doanh cũng không gắn kết với sản xuất để đầu tư liên kết lâu dài, mà chỉ khi khách hỏi mua mới bắt đầu khai thác nguồn hàng. Công tác tiếp thị khách hàng nước ngoài còn nhiều yếu kém; doanh nghiệp trong nước kém năng động; các dịch vụ thương mại chưa được quan tâm phát triển; nội dung hoạt động của các hiệp hội ngành hàng còn hạn chế... đều cản trở hoạt động xúc tiến thương mại hàng hoá lương thực. Ngoài ra, trình độ của lao động nông nghiệp thấp ( hiện có trên 90% lao động nông nghiệp chưa được đào tạo) diễn biến giá cả trên thị trường thế giới và trong nước những năm gần đây gây nhiều bất lợi cho nông dân ( giá lương thực có xu hướng hạ trong khi giá hàng công nghệ phẩm vật tư nông nghiệp có xu hướng tăng ) càng gây khó khăn trong việc tiếp cận thị trường và tổ chức tiêu thụ hàng hoá lương thực. Như vậy, hiện nay chúng ta đang đứng trước nhiều vấn đề cần giải quyết ở cả ba mặt: sản xuất- tiêu thụ- kích cầu ở khu vực nông thôn để đẩy mạnh việc tiêu thụ lương thực, tạo động lực phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho nông dân, vì vậy trong thời gian tới chúng ta cần thực hiện một số giải pháp cụ thể, thiết thực. b) Giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ lương thực hàng hoá. Trước hết, tổ chức thị trường tiêu thụ lương thực hàng hoá phải bắt đầu từ khâu tổ chức sản xuất. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phải theo hướng sản xuất hàng hoá có năng suất cao và chất lượng phù hợp nhu cầu của thị trường. Đầu tư mạnh vào đổi mới công nghệ chế biến nhằm nâng cao chất lượng và giá trị lương thực hàng hoá trên cơ sở hướngdẫn nông dân sơ chế bảo đảm chất lượng nguyên lương thực hàng hoá. Lấy nhu cầu thị trường làm tín hiệu để có kế hoạch tạo nguồn, chế biến bảo quản, cung ứng ra thị trường kịp thời vàđầy đủ. Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện chính sách khuyến khích sản xuất, kinh doanh lương thực. Khuyến khích mọi tổ chức cá nhân có đủ điều kiện tham gia sản xuất chế biến và kinh doanh lương thực. Cần miễn thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp cho mọi đối tượng hoạt động chế biến, vận chuyển vàkinh doanh lương thực có thời hạn ( đến 2010 hay 2006) để tập trung nâng cao chất lượng vàđầy mạnh tiêu thụ lương thực. Đổi mới chính sách tài chính, tín dụng (đơn giản hoá các thủ tục, mở rộng diện cho vay...), triển khai việc bán hàng trả góp, trả chậm vật từ nôngnghiệp, cho vay làm nhà, mua hàng trị giá cao... qua hợp đồng tín dụng. Thực hiện chính sách không thu thuế sử dụng đất nông nghiệp đổi vơí nông dân để tăng sức mua và nâng cao đời sông nông dân. Thứ ba, quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng. Cần đưa việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ lưu thông lương thực là chợ trung tâm giao dịch lương thực, kho hàng và các cửa hàng thu mua lương thực và bán vật tư nông nghiệp... vào hạng mục đầu tư của Nhà nước theo kế hoạch như các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn khác hiện nay (đường, điện, trạm y tế, trường học...) Thứ tư, điều chỉnh hệ thống chính sách nhằm tạo thuận lợi phát triển tiêu thụ lương thực. Chính sách nhập khẩu phải giải quyết được mối quan hệ giữa hướng về xuất khẩu và sản xuất thay thế nhập khẩu. Nếu thực hiện được tốt việc sản xuất thay thế nhập khẩu thì không những phục vụ được thị trường nội địa, mà trong nhiều trường hợp, còntạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu, làm cho xuất khẩu có hiệu quả hơn. Chính sách thị trường xuất khẩu, một mặt cần khai thác tài nguyên sinh học đa dạng của Việt Nam, phát huy lợi thế của một nền nông nghiệp nhiệt đới ; mặt khác cần giải quyết mối quan hệ giữa “bảo hộ” và “cạnh tranh” cho phù hợp với tiến trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Tổ chức có hiệu quả các quỹ hỗ trợ sản xuất lương thực. Chính sách đốivới thị trường trong nước cần tập trung tìm các giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước, thực hiện tốt biện pháp kích cầu tiêu dùng, khắc phục tình trạng sản xuất dư thừa, sản phẩm tồn đọng trong khi sức mua lại hạn chế. Nhìn chung định hướng của các giải pháp đối với thị trường trong nước nên là: tiếp tục thực hiện tự do lưu thông hàng hoá; xoá bỏ tình trạng kiểm tra, kiểm soát tuỳ tiện trên đường vận chuyển; hoạt động của các ngành công an, thuế, quản lý thị trường phải tạo đìêu kiện hơn nữa cho lương thực hàng hoá lưu thông giữa các vùng, miền;giảm bớt phí cầu, đường và các loại phí khác đối với hàng hoá lương thực... Thứ năm, tổ chức tốt thị trường và hoạt động lưu thông hàng hoá lương thực. Tiếp tục nâng cao vai trò kinh tế của Nhà nước trên cơ sở phát huy tính tích cực của các thành phần kinh tế khác, nhất là kinh tế hợp tác trên địa bàn nông thôn. Trong nền kinh tế thị trường, việc tổ chức lưu thông hàng hoá phải bảo đảm sự tham gia bình đẳng của nhiều ngành ( nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, tài chính, ngân hàng), của các thành phần kinh tế và của cả người sản xuất trên thị trường, đồng thời phải đảm bảo hàng hoá lưu thông với chi phí ít nhất. Vì vậy, khi tổ chức các kênh lưu thông phải bảo đảm hình thành các mối liên kết dọc, loại bỏ bớt những khâu trung gian, tạo mối liên kết ngang, gắn sản xuất với thị trường, giữa sản xuất và lưu thông, giữa thương nghiệp nhà nước và các thành phần kinh tế khác theo hướng liên kết cộng đồng trách nhiệm ( thông qua hợp đồng kinh tế). Trên cơ sở đó, hình thành một mạng lưới đại lý với các mô hình hoạt động có hiệu quả của các chủ thể kinh doanh trên từng địa bàn, có đủ điều kiện hỗ trợ nhau trong sản xuất , chế biến, kinh doanh, tiêu thụ lương thực, từ đó tác động kích cực trở lại đến quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tạo điều kiện cho người sản xuất nắm bắt được mọi biến động của thị trường... Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư mạnh hơn nữa để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã thương mại và tư nhân phát triển kinh doanh ở địa bàn nông thôn, miền núi. Thứ sáu, đẩy mạnh công tác thông tin và xúc tiến thương mại. Trong giai đoạn tới, công tác thông tin phải làm chuyển hướng được nhận thức của người sản xuất. Cụ thể là, trước khi sản xuất, họ phải nghĩ tới thị trường tiêu thụ; khi nghiên cứu về giống cây trồng phải xuất phát từ nhu cầu thị trường. Công tác thị trường phải cố gắng hạn chế rủi ro cho nhà sản xuất,kinh doanh. Phát triển mạnh các dịch vụ về thị trường. Từng bước ứng dụng thưong mại điện tử trong giao dịch. Ngoài ra, cần phát huy hơn nữa vai trò của các hiệp hội ngành hàng trong hoạt động xúc tiến thương mại. Để ngăn ngừa các hiện tượng không có lợi cho sản xuất nông nghiệp, hiệp hội ngành hàng phải vườn lên đủ sức hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người sản xuất như ổn định giá vật tư đầu vào ở từng vùng; tích cực trong việc phối hợp kinh doanh và hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên tìm kiếm thị trường; xây dựng và thoả thuận các chương trình hành động nhằm bảo vệ , nâng cao uy tín cũng như quyền lợi chung của hiệp hội, của mỗi thành viên và của quốc gia trong cạnh tranh trên thị trường quốc tế Với những giải pháp trên, hy vọng thị trường lương thực nước ta sẽ mở rộng từng bước, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo công ăn việc làm , nâng cao đời sống của dân cư nông thôn, thúc đẩy nhanh hơn nữa sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nông thôn nước ta. 2) Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu lương thực năm 2004 Năm qua Việt Nam xuất 3,89 triệu tấn gạo, nhu cầu thế giới đang tăng mạnh, đó là cơ hội cho Việt Nam nhưng khó khăn không ít. Cơ hội đã mở ra nhiều hướng. 7 Hiệp định thương mại đã được ký trong vài năm gần đây đã lần lượt tác động tới mở rộng và chuyển dịch cơ cấu thị trường với nhiều khu vực mới, địa chỉ xa. Hệ thống chính sách khuyến khích hình thành khá đồng bộ, ngày càng thấm tạo kết quả rõ rệt. Quyền kinh doanh xuất khẩu trước đây chỉ giới hạn đến doanh nghiệp nay được mở rộng đến tất cả thương nhân. Xúc tiến thương mại được quan tâm bằng cơ chế mở bằng cả điều kiện tài chính và vật chất. Doanh nghiệp năng động triển khai vừa mang lại hiệu quả tức thời vừa làm tiền đề cho thời gian tới. Hoà nhịp còn có sự khởi sắc về ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Trang Web của Bộ Thương mại được cải tiến và cấp nhật phong phú hơn. Xuất hiện nhiều “chợ ảo”. Mạng thông tin thương mại (VINANET) được nối với 61/61 Sở Thương mại, Sở Thương mại du lịch. Vận hành tốt trang chủ quốc gia Việt Nam (Asemconnect Vietnam.gov.vn) trên mạng nhịp cầu á- Âu. Trang chủ này từ 1/7/2003 đã được tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) công nhận là National Site của Việt Nam, mở ra triển vọng trong việc nối kết với thế giới, tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm tạo thị trường xuất khẩu gạo. Cần có thời gian để phân tích kỹ những thuận lợi đó, song tại thời điểm này nên nhận rõ những tồn tại chưa thể khắc phục và những khó khăn mới ập đến. Xuất khẩu chưa bền vững. Sự chuyển dịch cơ cấu thị trường ở một khía cạnh nào đấy lại bộc lộ yếu tố tự phát, phần vì chạy theo trước mắt, có mới nới cũ, mở được thị trường mới với mức độ cao, nhưng lại không duy trì địa bàn truyền thống. Vả lại để nâng cao sức cạnh tranh không đơn giản, nên với tâm lý dễ làm khó bỏ, ít có bạn hàng tâm huyết. Tâm lý ấy còn ảnh hưởng đến việc chuyển dịch cơ cấu rằng chỉ nhằm vào mặt hàng đắt khách tức thời chưa có chiến lược lâudài về mặt hàng cộng với sự phân tán khiến chưa thể có mặt hàng tập trung cao đồng đều chất lượng đáp ứng đơn hàng lớn. Giao nhận, kho bãi, vận tải nội địa, bưu chính viễn thông, điện, nước... chưa hấp dẫn về thể thức, chất lượng, giá cả. Chí phí nguyên liệu phụ do côngnghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều. Chi phí trung gian chưa giảm. Thủ tục hành chính chưa hết rườm rà. Nguồn thông tin tuy nhiều nhưng mới chỉ đáp ứng được yêu cầu mang tính đại chúng, giới thiệu tiềm năng thiếu thông tin đã qua xử lý, dự báo, hỗ trợ đích thực cho doanh nghiệp. Các tồn tại chưa thể ngày một ngày hai khắc phục thì khó khăn lại ập đến. Vởy cần phải làm gì đểđẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới? +Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất hướng về xuất khẩu. Tưng địa phương, từng đơn vị xác định đầu tư vào loại lương thực có chất lượng cao; thực hiện tốt Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu thụ hàng hoá qua hợp đồng, thiết lập quan hệ bền chặt giữa nhà nông-nhà chế biến-nhà xuất khẩu. +Triển khai đồng bộ các chính sách khuyến khích tối đa xuất khẩu, thực hiện chế độ ưu đãi đối với vật tư, nguyên liệu trong nước cung ứng cho xuất khẩu lương thực; cung cấp tín dụng ưu đãi nông dân và các đơn vị kinh doanh xuất khẩu lương thực, hỗ trợ các hợp đồng xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng. Tiếp tục rà soát các qui chế quản lý, bãi bỏ thủ tục phiền hà, chi phí bất hợp lý, thêm cửa khẩu thông quan hàng hoá miễn là có kiểm soát. +Cần tăng cường về chất lượng cũng như giá cạnh tranh. Quy hoạch để đồng bằng sông Cửu Long có vùng chuyên sản xuất gạo chất lượng cao để xuất khẩu chừng 1 triệu tấn. +Tíêp tục thực hiện phương châm đa phương hoá thị trường xuất khẩu. Duy trì thị trường trọng điểm châu á, nhưng không để phụ thuộc thái quá vào thị trường này. Đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO, triển khai sớm các Hiệp định thương mại mới ký, tranh thủ sự hợp tác và hợp tác kỹ thuật đảm bảo tính công bằng trong thương mại quốc tế. Tăng cườngphối hợp giữa các Bộ, ngành để nâng cao khả năng nhận biết và ứng phó với rào cản phi thuế quan. +Triển khai chương trình XTTM trọng điểm quốc gia đến năm 2004 với 2 điểm nhấn là mặt hàng trọng điểm và thị trường trọng điểm, vận dụng sát sao tác động ngay đến xuất khẩu. Xây dựng sàn giao dịch nông sản quốc gia về gạo tại Cần Thơ (cà phê tại Đắc Lăc, lạc tại Nghệ An), vừa chủ động tạo nguồn hàng lớn cho xuất khẩu vừa tạo bộ mặt mới cho thị trường trong nước. Ra đời sớm trung tâm giới thiệu hàng xuất khẩu tại Nga, Hoa Kỳ và Dubai. Nâng cao năng lực tiếp nhận và xử lý, dự báo thông tin cả các cấp quản lý, hiệp hội, cho doanh nghiệp và các nhà sản xuất đểđịnh hướng kinhdoanh và tìm bạn hàng. Mở mang với chất lượng cao và giá cả hấp dẫn các dịchvụ giao nhận, vận tải, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, điện, nước.Tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan đại diện thương mại ở nước ngoài. Tiến thêm một bước trong việc phát triển thương mại điện tử. +Ban hành cơ sở pháp luật, đổi mới hoạtđộng để củng cố và phát triển ngành hàng làm đầu mối cho các doanh nghiệp hợp tác sản xuất, mở rộng thị trường, cung cấp thôngtin, bảo hiểm rủi ro và bảo vệ quyền hợp pháp. Hình thành quĩ hỗ trợ phát triển thị trường trên cơ sở đóng góp tài lực của các doanh nghiệp để xử lý nảy sinh kể cả dỡ bỏ rào cản. Duy trì giao ban xuất khẩu địnhkỳ giữa các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp sớm phát hiện khúc mắc, tháo gỡ ngay. +Cuối cùng, nhưng quan trọng là mỗi doanh nghiệp tự chuẩn bị thế và lực của mình sẵn sàng chấp nhận đua tranh trên thương trường, trên mỗi sản phẩm cũng như của toàn doanh nghiệp. Một mặt đầu trang thiết bị mới. Mặt khác có đội ngũ chuyên gia khai thác, phân tích thông tin. Rốt ráo trong việc xây dựng thương hiệu đi đôi với việc không ngừng cải tiến chất lượng đểduy trì lợi ích lâu dài. Kết luận Lương thực là loại thức ăn cơ bản và chủ yếu của nhân loại. Lương thực bao gồm nhiều loại, trong đó lúa gạo là loại lương thực chủ yếu, nhất là đối với các nước châu á, châu Phi. Trong những năm gần đây thị trường lương thực thế giới luôn có những đặc điểm, đó là: tính thời vụ trong trao đổi, buôn bán thông qua hiệp định giữa Chính phủ các nước trở thành phương thức chủ yếu, số lượng những chủ thể xuất nhập khẩu luôn thay đổi... Đối với Việt Nam, thị trường lương thực cũng có nhiều đặc điểm có tácđộng mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh lương thực. Trước hết việc sản xuất lúa gạo được thực hiện và phát triển ở các vùng trong cả nước, đặc biệt là hai đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Thị trường lương thực trong điều kiện kinh tế thị trường, còn ở trạng thái sơ khai và được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau, trong đó có nhiều chủ thể tham gia. Do những đặc điểm của thị trường lương thực Việt Nam nên hoạt động kinh doanh lương thực trong thời gian qua có những nét đặc thù sau: Trước hết là về bộ máy quản lý của ngành kinh doanh lương thực còn cồng kềnh, kém hiệu quả. Nhà nước có can thiệp vào thị trường lương thực thông qua một số chính sách để điều tiết hoạt động kinh doanh lương thực như chính sách thu mua, điều tiết giá, động viên sản xuất lương thực ... Đặc biệt là hệ thống cung ứng, thu mua lương thực đã được từng bước đổi mới; Hoạt động xuất khẩu có bước tiến mới. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động kinh doanh lương thực nói chung,gạo nói riêng không tránh khỏi khó khăn lúng túng nhất là việc điều tiết của Nhà nứơc đối với thị trường lương thực chưa hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh lương thực trong cơ chế thị trường cần phải thực hiện một loạt các biện pháp như tìm kiềm khai thác, mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu. Thực hiện tăng số lượng và chất lượng của sản phẩm, thực hiện điều tiết giá có hiệu quả, đảm bảo có lợi cho người sản xuất lương thực, tăng cường thông tin thị trường và phát huy vai trò của các doanh nghiệp nhà nước làm nhiệm vụ kinh doanh lương thực. Đặc biệt cần tiếp tục đổi mới sự quản lý của Nhà nứơc để đảm bảo thị trường ổn định và đúng hướng. mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33778.doc
Tài liệu liên quan