Đề án Một số giải pháp phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta hiện nay

Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng cá và các loại thuỷ sản đang tăng và chất lượng sản phấm ngày càng coi trọng. Bên cạnh đó thu nhập của người dân cũng ngày càng tăng nên nhu cầu về thực phảm cao không chỉ đòi hỏi “ăn no” mà “ăn ngon”. Trong lĩnh vực sản xuất, tiến bộ của khoa học công nghệ và tổ chức sản xuất có tác động làm tăng nhanh năng suất lao động và sản lượng. Theo dự kiến mới, kim ngạch xuất khẩu vào năm 2005 của Việt Nam sẽ đạt là 3-5 tỷ USD và vào năm 2010 sẽ đạt 4-5 tỷ USD. Để có mức tăng trưởng này, Việt Nam phải bảo đảm nguôn nguyên liệu đầu vào là 2.45-2.8 triệu tấn vào năm 2005 và khoảng 3.4-3.9 triệu tấn vao năm 2010. Trong khi đó, sản lượng khai thác vào năm 2002 đã đạt tới ngưỡng an toàn 1.3-1.4 triệu tấn/năm, không thể gia tăng sản lượng nhằm bảo vệ nguồn lợi. Vì vậy, mục tiêu tăng trưởng về sản lượng có đạt được hay không hoàn toàn phụ thuộc voà tăng trưởng trong lĩnh vực nuôi trồng. Theo đó, lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản+ được chú trọng ưu tiên đầu tư, nhằm ổn định nguồn nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu, đồng thời góp phần tích cực vào việc xoá đói giảm nghèo.

doc43 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1719 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số giải pháp phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở Sumatra, 6% ở Sulawesi và 10% còn lại ở các đảo Nusa và Tenggara. Hình thức nuôi cá kết hợp với cấy lúa có nhiều lợi thế rõ ràng, trước hết nó cho phép người nông dân tận dụng tối đa những khả năng của trang trại để đa dạng hoá nguồn thu hoạch, từ đó tìm kiếm thu nhập cao hơn. Thứ hai nó có thể đem lại nguồn đạm từ cá cho những vùng đất liền bị cô lập với nguồn cá biển. Những cánh đồng lúa sẽ là môi trường rất tốt để nuôi cá nếu người nông dân biết sử dụng phân bón hợp lý. Đồng ruộng mầu mỡ và giàu chất khoáng cho năng suất cao hơn, có nhiều thành phần thực vật (tảo, thực vật phù du) và động vật (ấu trùng của côn trùng, giun, động vật phù du) làm thức ăn cho cá. Ngược lại việc nuôi cá cũng rất có lợi cho động lúa vì nó giúp tạo ra môi trường tốt hơn cho lúa sinh trưởng bằng cách diệt trừ rong rạ và những loài côn trùng địch hại. Có hai hình thức nuôi cá kết hợp cấy lúa ở Indonexia: Một là trồng lúa và nuôi cá đồng thời trong cùng một thửa ruộng, hai là luân canh mùa vụ thả cá xong rồi trồng lúa hoặc ngược lại trong cùng một thửa ruộng. Nhìn chung làm theo hình thức nào và với kỹ thuật nào đều do người nông dân tự áp dụng. Thực tế nuôi cá kết hợp cấy lúa phổ biến ở những vùng đồng ruộng được tưới tiêu nước tại tây Java là các phương pháp: Minapadi (cả nuôi cá và trồng lúa trong cùng một thửa ruộng), Penyelang (nuôi cá giữa hai vụ lúa) và Palawja (nuôi cá ngay sau khi thu hoạch lúa mùa khô). ở những vùng ven bờ phía đông Java, còn một hình thức đặc biệt được gọi là Sawaktambak. Hầu hết những loài cá nuôi ở ruộng được dùng chủ yếu để làm giống thả nuôi các hệ thống nuôi lớn như lồng lưới nổi, lồng tre, nuôi nước chảy (bể xi măng) và các hệ thông kênh mương tưới tiêu nước. Những loại lúa trồng kết hợp với nuôi cá có thể cho năng suất cao như IR 64 (mùa mưa) và Ciliwung (mùa khô). Theo SEAFPEC asian aquacunture ta có bảng sau: Phương pháp Cỡ giống Số lượng thả /ha (con) Năng suất thu hoạch (kg/ha) Thời gian nuôi (ngày) Minapađi 15-25g 2500-3000 100-200 60 Penyelang 15-25g 2500-3000 70-100 30-40 Palawija 5-8cm 30-50g 50-100g 5000 1000-3000 200-300 300-800 60 60-70 ChươngII: Vài nét phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta I- Tình hình phat triển nghề nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và vùng ven bờ. Ngay trong những năm đầu hình thành ngành, hoạt độnh nuôi trồng đã được đẩy mạnh nhằm tạo nguồn nguyên liệu cung cấp cho đời sống dân sinh và quân đội. Sản xuất giống nhân tạo các đối tượng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt được thực hiện thành công bắt đầu từ cuối những năm 1960 và các loại hình nuôi như nuôi ruộng lúa, nuôi ao hồ, nuôi sông cũng đã phát triển. Trong những năm tháng chiến tranh, nuôi trồng thuỷ sản càng được đẩy mạnh nhằm bù đắp cho sự suy giảm trong khai thác. Còn trong giai đoạn khó khăn nhất của ngành thuỷ sản (1976-1980), nuôi trồng thuỷ sản vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định trong khi khai thác giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên do những đặc điểm riêng của ngành thuỷ sản mà nuôi trồng thuỷ sản có những đặc trưng khác với nghề chăn nuôi khác: Hoạt động nuôi trồng rộng khắp trên các vùng địa lý từ miền núi tới ven biển, tính chất sản xuất phức tạp đa dạng do qui luật phát triển riêng của từng khu hệ động thực vật. Hơn nữa, nuôi trồng thuỷ sản rất khó quan sát trực tiếp được vật nuôi nên rủi ro đối với ngành càng lớn. Thuỷ vực bao gồm cả đất và nước trong đó nó vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt không thay thế được. Tư liệu sản xuất này nếu biết cách sử dụng thì không những không hao mòn đi mà chất lượng còn tốt hơn lên bằng khả năng tăng năng suất sinh học của thuỷ vực. Quá trình tác động nhân tạo xen kẽ với quá trình tác động tự nhiên đối với các sinh vật nuôi, tức là thời gian lao động không ăn khớp với thời gian sản xuất. Tinh thời vụ gây ra nhiều phức tạp cho sản xuất do vậy phải tìm cách hạn chế. Quá trình sản xuất phải tiếp xúc với cơ thể sống thuỷ sinh có đặc tính sinh lý, sinh thái, quy luật phát triển và sinh trưởng riêng nên phải nghiên cứu các quy trình nuôi phù hợp như đói với cá nước ngọt, nước lợ, nước mặn. Một số đối tượng nuôi được giữ lại làm giống cho quá trình tái sản xuất sau. Đặc điểm này đòi hỏi phải có chế độ, qui trình chăm sóc lựa chọn riêng biệt ưu tiên và một hệ thống sản xuất giống quôc gia. Xét về đặc điểm kinh tế xã hội thì nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta là một nghề truyền thống gắn liên với nông nghiệp, nông thôn, tính chất nhỏ bé, manh mún hiện nay đã trở thành một nghề chính đang phát triển mạnh với nhiều hình thức sở hữu: sở hữu nhà nước, tập thể, tư nhân, hộ gia đình và các loại sở hữu khác. 1. Diện tích, sản lượng ngành nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta Nước ta có tiềm năng phát triển nuôi thuỷ sản nội địa rất to lớn. Giống loài cá kinh tế có nhiều và ổn định. Cơ cấu đàn cá nuôi khá ổn định gồm cá nhiệt đới và pha ôn đới: mè, trôi, trắm cỏ, chép, rô phi, trê phi, tai tượng. Cơ cấu đàn cá nuôi thường xuyên được bổ sung các đối tượng nuôi mới nhớ vào kết quả di giống, thuần chủng và lai tạo của các chuyên gia Việt Nam trong nhiều năm. Ngoài ra, khí hậu á nhiệt đới nóng ẩm quanh năm rất thuận lợi cho nuôi trồng thửy sản trên cả 3 miền của nước ta, đặc biệt tại các tỉnh phía nam với vùng trọng điểm lúa - cá - tôm Tây nam bộ.Theo thống kê Bộ thuỷ sản, tổng diện tích có khả năng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản khoảng 3 triệu ha. Trong đó tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là 1.416.000 ha. Trong đó các loại hình thuỷ vực có khả năng nuôi trồng như sau: - Ruông trũng: 600.000ha (đã sử dụng 15%) - Ao hồ nhỏ: 56.000ha (đã sử dụng 80%) - Mặt nước lợ, nước mặn: 300.000ha (đã sử dụng 30%) Các loại thuỷ vực trên có thành phần giống loài rất phong phú: Tôm gồm các loại tôm he, tôm rảo, tôm hùm, tôm càmg xanh với năng suất nuôi: đối với nuôi quảng canh là 200-500 kg/ha, nuôi bán thâm canh 1000-2000kg/ha Cá nước ngọt: khu hệ cá sông Hồng có 210 loài và khu hệ cá đồng băng sông Cửu Long có 3000 loài. Có 30 loài có giá trị kinh tế cao được coi là các đối tương nuôi chính ở các địa phương như cá mè, cá trắm, cá chép, cá trôi, cá tai tượng, cá tra, cá trê. Động vật thân mềm (nhuyễn thể) những đối tượng nuôi chính là hầu sông, trai ngọc, bào ngư, vẹm vỏ xanh, sò huyết. Rong biển: vì nằm trong khu vực nhiệt đới nên giống loài phong phú trên 700 loài nhưng loài ít có giá trị kinh tế. Đối tượng nuôi chính là rau câu chỉ vàng thuỷ đặc sản nước ngọt: gồm ba ba, ếch, cá quả cụ thể diện tích, sản lượng các vùng nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta như sau: a. Các tỉnh ven biển Các tỉnh ven biển dọc chiều dài hơn 3.000 cây số, bờ biển Việt Nam dã tạo thành vùng nuôi trồng trù phú nhất. Năm 2001, tổng diện tích nuôi trồng của khu vực này lên đến trên 602.000 ha chiềm trên 80% tổng diện tích nuôi của cả nước, tạo ra 433.000 tấn sản phẩm, bằng xấp xĩ 60% sản lượng toàn quốc gia trong số 29 tỉnh ven biển, Ca Mau (phía Nam) là địa phương đang giữ vị trí quán quân chiềm 32.5%về diện tích và trên 12%về sản lượng so với cả nước. Trong khi đó Quảng Ninh (phía Bắc) được xem là tỉnh có tiềm năng nuôi thuỷ sản biển lớn nhất nước ta với khoảng 3.300 ha có điều kiện thuận lợi để đặt lồng, nếu nuôi với năng xuất 10 dến 12 cân trên m3 lồng cũng có thể cho sản lượng 70.000 tấn cá mỗi năm. Quảng ninh còn có tiềm năng vùng Bãi Triều khá lớn đã thu hút được một số dự án nuôi công nghiệp quy mô vài trăm ha. b. các tỉnh nội đồng đồng bằng Bắc Bộ Vùng này bao gồm 7 tỉnh là: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tây, Hải Dưong, Hưng Yên và Vĩnh Phúc. Tổng diện tích nuôi trồng vào năm 2001 của khu vực này đạt trên 37.000 ha, Trong đó nổi bật nhất là Hà Tấy với trên 11.000 ha, tổng sản lượng vùng đạt 56.000 tấn. Tuy nhiên, sản phẩm vật nuôi của khu vực này, chủ yếu là các loài nuôi nước ngọt truyền thống như trắm cỏ, mè, chép. Vài năm trở lại đây, một vài đối tượng nuôi mới đang được gây trồng mang tính chất thăm dò như nuôi tôm càng xanh tại Hà Nội khoảng 50 ha, nuôi cá chim trắng ở Bắc Ninh. c. các tỉnh nội đồng đồng bằng sông Cửu Long Mặc dù đồng bằng sông Cửu Long có 11 tỉnh nhưng những tỉnh được kể đến trong khu vực nội đồng chỉ có 4 tỉnh là An Giang, cần Thơ, Đồng Tháp và Vĩnh Long. Tổng diện tích nuôi thuỷ sản của khu vực này năm 2001 là 23,5 nghìn ha, trong đó riêng diện tích nuôi tôm càng xanh khoảng gần 2.000 ha tuy nhiên diện tích nuôi trồng thấp hơn 7 tỉnh nội đồng đồng bằng Bắc Bộ nhưng sản lượng lại cao hơn gấp 3 lần, đạt đến 186.000 tấn vào năm 2001 lý do chính là công nghệ nuôi trồng bằng lồng bè, phương pháp nuôi chính của vùng này, cho sản lượng rất cao. d. Các tỉnh miền núi phía Bắc Khu vực miền núi phía Bắc gồm 13 tỉnh: Bắc Cạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Hà Giang, Hoà Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai,Phú Tho, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Yên Bái với tổng dân số gần 10 triệu người, trong đó có khá nhiều người dân tộc sinh sống. Đây cũng là khu vực khó khăn, có tỉ lệ hộ thuộc diện đói nghèo cao nhất cả nước trong 130.000 ha diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản đó có trên 50.000 ha được khai thác nhưng chỉ đạt được hơn 25.000 tấn. Phú thọ là tỉnh có sản lượng và năng suất cao nhất trong khu vực cũng chỉ đạt bình quân 4,36 tấn/ha, kém năng suất bình quân 1.5 tấn/ha của cả khu vực các tỉnh nội đồng đồng bằng Bắc Bộ. Tỉnh Bắc Giang có sản lượng 4300 tấn cá/năm, doanh thu trên 35 tỷ đồng, nhưng lãi tới 23,5 tỷ đồng một mức lãi rất cao mà không ngành nghề nào đạt được. Chính vì vậy khu vực này đang thụ hưởng nhiều dự án nuôi trồng do các tổ chức quốc tế tài trợ và chính phủ Việt Nam đầu tư. Diện tích đất ngập nước toàn khu vực khoảng 141.000 ha với các loại hinh mặt nước đa dạng như ao hồ nhỏ, ao nước chảy, ruộng ngập nước, sông, hộ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện. Năm 2003 diện tích nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) toàn khu vực đạt 538.232 ha, sản lượng nuôi và khai thác đạt 34.694 tấn, tương ứng tăng 4.2% và 10.9% so với năm 2002. Các tỉnh đã quan tâm chỉ đạo phong trào NTTS trong nhân dân, tận dụng tối đa diện tích các ao, hồ nhỏ đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và xây dựng các mô hình sản suất giỏi, nuôi cá thâm canh có năng suất cao 3-5 tấn/ha/năm. e. các tỉnh miền núi tây nguyên và đông nam bộ khu vực này gồm 8 tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai, KonTum, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và Đồng Nai. Tổng diện tích có thể nuôi trồng thuỷ sản của khu vực này khoảng 90.000 ha, đến năm 2002 đã đưa vào sử dụng khoảng 40.000 ha với tổng sản lượng 30.000 tấn. Tuy nhiên, riêng tỉnh Đồng Nai đã chiếm đến gần 70% diện tích đã khai thác và trở thành địa bàn có tiềm năng phát triển lớn nhất khu vực khi còn đến hơn 40.000 ha có thể phát triển thuỷ sản. Cũng chính địa phương này đi đầu trong phong trào nuôi tôm càng xanh và nuôi lồng bè. Tại Tây Nguyên, ĐăkLăk là tỉnh dẫn đầu vùng cao nguyên với tiềm năng nuôi cá tại các hồ chứa, tuy nhiên diện tích nuôi thuỷ sản chỉ mới đạt trên 3.500ha và sản lượng cũng sấp xỉ 3.000tấn. Như vậy dù ở khu vực nào, vai trò hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ngày càng được nhiều địa phương quan tâm. Tại khu vực các tỉnh ven biển và khu vực các tỉnh nội đồng Đồng Bằng Sông Cửu Long, thuỷ sản thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương là ngành đem về một khối lượng lớn nếu không nói là cao nhất trong số các ngành kinh tế. Đối với những vùng khác nuôi trồng thuỷ sản tạo nên nguồn thực phẩm giàu chất đạm cho đời sông cư dân, đặc biệt đối với một số khu vực miền núi, vùng xa, nuôi trồng thuỷ sản là một trong những giải pháp để xoá đói giảm nghèo. 2. Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản trong nghề nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta Các dạng hình NTTS ở nước ta cũng như mức độ canh tác khá đa dạng và phong phú. Các đối tượng nước ngọt được nuôi ở ao, mương vườn, ruộng lúa, hồ chứa, nuôi cá lồng, bè trên sông, hồ. Các loài nước lợ, nước mặn được nuôi ở ao vùng triều, vùng cao triều (bãi cát) và các đầm phá ven biển, nuôi lồng, bè trên biển ở những vùng sinh thái thích hợp đã tiến hành nuôi gèp nhiều loài cá như cá trắm, trôi, mè, chép,rô phi, phương thức nuôi đơn, thâm canh áp dụng cho những loài ăn trực tiếp, nuôi dạt năng xuất cao như dạng nuôi cao sản tôm, nuôi cá tra, loc, bung trong lồng bè ở vùng An Giang, Đồng Tháp. Các loài nuôi nước ngọt là tập hợp các loài cá nuôi truyền thống thuộc khu hệ ca Nam Trung Hoa - Sông Hồng như cá trắm đen, mè trắng, trôi, chép, diếc, bống và khu hệ cá đồng bằng sông Cửu Long như cá tra, bung, lóc, bống, sặc rằn, rô, mè vinh, tôm càng xanh, một số giống mới được nhập nội và thuần hoá bổ sung cho tập đoàn giống nuôi của nước ta như cá trắm cỏ, mè hoa, mè trắng. Các loài nuôi nước lợ và ven biển có tôm sú, cá măng, nghêu, sò huyết, ốc hương, trai ngọc điệp, vẹm xanh, tu hà, cua ghẹ, rong biển. Các loài nuôi biển có cá giò, song, tráp vây vàng, vược hồng, cam, tôm hùm. Cụ thể cơ cấu sản phẩm thuỷ sản của 29 địa phương ven biển như sau: Sản phẩm tôm nước lợ là sản phẩm nuôi chủ lực, chiếm khoảng 70 % tổng diện tích nuôi trồng của nhóm địa phương này và nằm chủ yếu ở khu vực phía Nam (từ tỉnh Bà Rịa- Vũng tàu trở vào). Các tỉnh phía Bắc có tiềm năng lớn nhưng đang trong giai đoạn đầu tư. Nuôi cá biển, tôm hùm lồng và nhuyễn thể: đây là những phương thức nuôi trồng mới phát triển nhưng có tốc độ tăng trưởng cao và cho giá trị lớn. Năm 2001, tổng số lồng bè nuôi thuỷ sản trên biển của 29 tỉnh ven biển gần 24.000 chiếc, chủ yếu là những lồng bè nuôi tôm hùm. Những địa phương nuôi cá biển, điển hình là Quảng Ninh, Bà Rỵa-vũng Tàu, trong khi Khánh Hoà và Phú Yên lai là “vương quốc” của tôm hùm. Nuôi nhuyễn thể phát triển ở nhiều tỉnh, trong khi nuôi trai lấy ngọc lại tập trung ở 2 tỉnh Quảng Ninh và Kiên Giang qua nhiều dự án liên doanh với nước ngoài. Trồng rong (rong câu và rong sụn) và thủ phủ là tỉnh Thừa Thiên Huế, Bến Tre thường các hộ nuôi trồng rong câu có kết hợp với nuôi tôm, cá tổng hợp. Tuy nhiên, giá trị kinh tế so với các sản phẩm nuôi trồng khác còn thấp. Thuỷ sản nước ngọt chiếm khoảng 20% tổng diện tích nuôi trồng chủa khu vực này và tập trung lớn nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long-từ năm 2001 trở lại đây, diện tích có suy giảm do các địa phương thực hiện chuyển đổi từ nuôi nức ngọt sang nuôi tôm nước lợ, điển hình như ở Cà Mau giảm gần 10.000 ha vào năm 2001. Tuy vậy, sản lượng thuỷ sản nước ngọt vẫn tăng do người dân ngày càng có kinh nghiệm hơn. Các tỉnh nội đồng đồng bằng bắc bộ: sản phẩm nuôi của khu vực này là các loài cá nước ngọt truyền thống như trắm cỏ, mè, chép. Vài năm trở lại đây, một vài đối tượng nuôi mới đang được gây trồng mang tính chất thăm dò như nuôi tôm càng xanh tại Hà Nội khoảng 50 ha, nuôi cá chim trắng ở Bắc Ninh. Các tỉnh nội đồng đồng bằng sông Cửu Long: khu vực này cũng chính là thủ phủ của sản phẩm cá da trơn (cá ba sa và cá tra) với công nghệ nuôi đạt trình độ cao, tổng sản lượng đạt 120.000 tấn vào năm 2001. An Giang là tỉnh dẫn đầu khu vực vì chiếm gần một nửa tổng sản lượng thuỷ sản của khu vực và cũng là nơi có phong trào nuôi cá da trơn xuất khẩu mạnh nhất cả nước - năm2001, An Giang xuất hơn 50.000 tấn cá ra thị trường thế giới. Tuy nhiên sau vụ kiện bán phá giá cá catfish từ phía các chủ trại nuôi cá nheo của Mỹ vào năm 2001, rồi việc Mỹ áp dụng mức thuế nhập khẩu cao với các sản phẩm cá da trơn của Việt Nam vào đầu năm 2003, tình hình nuôi trồng của khu vực này bị biến động mạnh. Ngoài sản phẩm cá da trơn, nghề nuôi tôm càng xanh gần đây cũng đang phát triển mạnh quá trình chuyển đổi diện tích canh tác nông nghiệp không hiệu quả. Các tỉnh miền núi phía bắc: ngoài những sản vật nuôi truyền thống, các địa phương cũng đang thử nghiêm cá giống mới như cá chim trắng, tôm cang xanh, cá tra và cá basa, cá chép v1,cá mè vinh bước đầu đã có kết quả.với các hồ chứa nước lớn, ngoài việc cung cấp nươc cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, thuỷ điện, còn là lợi thế của các tỉnh miền núi để phát triển NTTS. Nhiều tỉnh đã tập trung chỉ đạo phát triển nghề cá hồ chứa vừa và nhỏ, giao khoán cho các thành phần kinh tế quản lý tổ chức nuôi thả cá. mặc dù, hình thức mới còn đơn giản, chủ yếu là thả giống và quản lý, bảo vệ nhưng đã nâng cao sản lượng cá hồ, góp phần tăng thu nhập cho ngân sách địa phương và tạo được việc làm cho đồng bào sống ven hồ.với những hồ quá rộng, đã khuyến khích nhân dân nuôi cá lồng bè, nuôi cá eo ngách, kết hợp tổ chức quản lý bảo vệ nguồn lợi và khai thác hợp lý.tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân không khai thác bằng chất độc, chất nổ,xung điện trên hồ chứa và bảo vệ các bãi đẻ tư nhiên của cá. bên cạnh đó nuôi cá lồng bè được duy trì và hiện đang có xu hướng phát triển theo hướng có tổ chức quy hoạch, chọn lựa đối tượng, kích cỡ cũng như đảm bảo đày đủ về kỹ thuật. ngoài ra, phong trao nuôi cá ruộng đã phát triển ở bước cao hơn, quy mô tương đối lớn, đầu tư cao để tạo sản phẩm hàng hoá tập trung.mặc dù năng suất cá ruộng mới đạt ở mức thấp, bình quân 300 - 400 kg/ha năm nhưng rất có ý nghĩa trong viêc cải thiện chất lượng bữa ăn và tăng thêm thu nhập trên diện tích canh tác, thu hút hàng ngàn lao động tham gia. cùng với đó là phong trào nuôi thuỷ sản đặc sản với đối tượng chủ yếu là baba, ếch lươn tuy số hộ tham gia nuôi và sản lượng nuôi còn hạn chế. Các tỉnh miền núi Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: trong khu vực này ngoài tôm càng xanh, đa phần vật nuôi còn lại là sản phẩm truyền thống nên giá trị kinh tế của hoạt động nuôi trồng chưa cao. 3. Vài nét phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta Kể từ đầu năm 2000, trên cả nước đã diễn ra quá trình chuyển đổi mạnh mẽ mục đích sử dụng đất kém hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, trồng cói, làm muối hoặc vùng đất cát, bãi triều hoang hoá sang nuôi trồng thuỷ sản. và ưu thế của nuôi trồng thuỷ sản đã được khẳng định, nhiều địa phương đã xem đây là mũi nhọn kinh tế, ngay cả nhiều tỉnh nội đồng và trung du, miền núi cũng đã có sự quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực này. Nhiều địa bàn sản xuất nông nghiệp đã xác định, bên cạnh đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi thì nuôi thuỷ sản cũng là một giải pháp quan trọng để thực hịên chương trình cánh đồng 50 triệu đồng giá trị sản phẩm trên một ha đất canh tác. Con tôm sú đã khẳng định ưu thế vượt trội của mình ở các vùng ven biển, từ Nam ra Bắc. Sản lượng tôm sú nuôi năm 2003 đã vượt 200 nghìn tấn, đóng góp gần 1tỷ đô la giá trị xuất khẩu cho toàn ngành. Theo số liệu thống kê, năm 2003 Việt Nam sản xuất hơn 300 nghìn tấn tôm, trong đó sản lượng tôm nuôi là 244 nghìn tấn. Công nghệ nuôi đã được xác định tương đối hoàn chỉnh, với nhiều mức độ từ nuôi thâm canh, bán thâm canh ở những nơi có điều kiện đầu tư chiều sâu, đến nuôi quảng canh cải tiến ở những vùng còn nhiều diện tích. Năng xuất nuôi cho từng hình thức đã ổn định. Đặc biệt hình thức nuôi tôm hữu cơ (có nơi gọi là nuôi sinh thái) - hình thức làm cho đối tượng nuôi được sống và phát triển gần với tự nhiên, một mặt đem lại chất lượng sản phẩm không thua kém so với sản phẩm tự nhiên nên thu được giá bán cao, một mặt hạn chế được yêu cầu đầu tư, bảo đảm môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh và hạ được giá thành sản phẩm- đã được tiếp cận và dần nhân rộng kéo theo sự phát triển của nuôi tôm thương phẩm ấy là mạng lưới các cơ sở sản xuất con giống được hình thành và mở rộng trên cả nước. Sản lượng tôm sú giống sản xuất ở Cà Mau năm 2003 đã đạt được tới 5 tỷ con. Không chỉ nuôi tôm mà nuôi cá cũng có bước phát triển đầy khởi sắc đặc biệt là nuôi các loài cá nheo (tra, ba sa) ở đồng bằng sông Cửu Long sau kết quả đầy bất công của vụ kiện bán phá giá cá tra, ba sa, phi lê đông lạnh ở Hoa Kỳ không ít người đã lo lắng cho số phận của một nghề truyền thống có quan hệ đến đời sống của hàng trăm nghìn nông dân Việt Nam. Nhưng một mặt, nhờ sự quan tâm của nhà nước, của bộ thuỷ sản và của nhân dân cả nước, trong đó có sự đóng góp quan trọng của các nhà chế biến và tiêu thụ sản phẩm, mặt khác có tầm quan trọng hơn thế là sự sáng tạo, kiên trì của những người nông dân nuôi cá, con cá tra, ba sa của chúng ta vẫn tiếp tục phát triển. Sự gia tăng tiêu thụ, tăng giá cá tra, cá ba sa diễn ra từ trước khi xảy ra đại dịch “cúm gà”, và cũng không phải chỉ gia tăng tiêu thụ trên thị trường nội địa.Điều đó càng khẳng định, sản phẩm cá nuôi của chúng ta đã thực sự thu hút sự mến mộ của người tiêu dùng ở khăp năm châu bốn biển. Tuy nhiên, trong phát triển nuôi trồng thuỷ sản cũng đã thể hiện nhiều bất cập. Do tốc độ mở rộng sản xuất quá nhanh theo nhu cầu thị trường đã dẫn đến tình trạng phát triển thiếu qui hoạch, điển hình là tình trạng nuôi tôm không theo qui hoạch đang diễn ra ở nhiều nơi. Đến đầu năm 2003, qui hoạch toàn ngành thuỷ sản mới được chính phủ phê duyệt. Chính vì vậy một thời gian dài, các địa phương xây dựng chương trình và dự án do chưa có qui hoạch cụ thể. Phát triển thuỷ sản cũng đặt ra những vấn đề mới về mặt qui hoạch, ví dụ hệ thống thuỷ lợi tại vùng đồng Bằng Sông Cửu Long đã phát huy hiệu quả tốt nhưng sau khi chuyển đổi một phần diện tích sang nuôi thuỷ sản thì hệ thống này chưa đáp ứng đủ yêu cầu cấp thoát nước cho những vùng nuôi vào mùa cạn. Trong quản lý chất lượng vấn đề an toàn vệ sinh mới chỉ được tập trung thực hiện ở khu vực chế biến, chưa được thực hiện tốt ở khu vực sản xuất nguyên liệu và bảo quản sau thu hoạch, trong khi thế giới ngày càng đòi hỏi phải thực hiện an toàn vệ sinh từ “ao nuôi đến bàn ăn”. Một loạt vấn đề khác như giống, thức ăn cũng chưa theo kịp quá trình bùng nổ sản xuất, gây ra tình trạng khan hiếm hoặc chất lượng đầu vào sản xuất không đảm bảo, đầu ra bấp bênh nên ảnh hưởng đến nhiều khâu khác trong hoạt động của ngành. Trong thực tế với sản xuất tôm chẳng hạn, giá tôm giống quá cao, có thời điểm năm sau gấp đôi những năm trước, giá thức ăn nuôi tôm cũng cao làm tăng giá thành vật nuôi. Tỉ trọng giá nguyên liệu thường chiếm đến 90% giá thành sản phẩm, khiến cho nhiều doanh nghiệp chế biến buộc phải đi tìm nguồn nguyên liệu nhập khẩu rẻ hơn từ ấn Độ hoặc Malaysia. II. Đánh giá chung tình hình phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam 1. Những thành tựu đạt được Việt Nam có tiềm năng dồi dào để phát triển thuỷ sản thành một ngành kinh tế quan trọng. Là một quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ở đông nam châu á, Việt Nam có bờ biển trải dài hơn 3.260 Km từ Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (phía Bắc) đến Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang (phía Nam) có diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000 Km2, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1.000.000 Km2. Trong vùng biển Việt Nam có trên 4.000 hòn đảo, là nơi có thể dùng làm căc cứ cung cấp các dịch vụ hậu cần cơ bản, trung chuyển sản phẩm khai thác đồng thời làm nơi trú đậu cho các tầu thuyền trong mùa mưa bão. bờ biển Việt Nam còn có nhiều vịnh, đầm phá, cửa sông và trên 400 nghìn ha rừng ngập mặn. Đó là tiềm năng to lớn để Việt Nam phát triển hoạt động kinh tế hướng biển, đặc biệt là phát triển khai thác và nuôi trồng hải sản. Bên cạnh đó, trong đất liền, Việt Nam còn có diện tích mặt nước ngọt, nước lợ có thể sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản khoảng 1,7 triệu ha. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, ngành thuỷ sản Việt Nam đã và đang trở thành một ngành kinh tế quốc dân đầy triển vọng. Ngành thuỷ sản phát triển nhanh với nhịp độ 8,4%/năm (giai đoạn 1996-2000), ngành đã có bước chuyển biến mạnh mẽ từ khai thác tự nhiên là chủ yếu sang nâng cao tỷ trọng của nuôi trồng. Từ đánh bắt ven bờ chuuyển sang đánh bắt xa bờ với trang thiết bị lớn hơn và hiện đại hơn. Trong chế biến đã chuyển từ chỗ chỉ có 24 nhà máy nhỏ bé, đến nay đã có 300 nhà máy chế biến xuất khẩu được trang bị thiết bị và công nghệ tiên tiến. Tình hình sản xuất thuỷ sản Năm Tổng giá trị sản xuất thuỷ sản Sản lượng sản xuất thuỷ sản Tổngsố (tỷ đồng) Trong dó Tổng số (ngàn tấn) trong đó:nuôi trồng Khai thac Nuôi trồng gt %tăng Gt %tăng gt %tăng gt %tăng gt %tăng 1995 1996 1997 1998 1999 2000 15523.9 153690.6 16344.2 16920.3 18252.7 20198.3 103.8 113.6 106.3 103.5 107.9 110.7 9213.7 10797.8 11582.8 11821.4 12644.3 13683.1 101 117.2 107.3 102.1 107 108.2 4310.2 457108 4761.4 5098.9 5608.4 6515.2 110.3 106.1 104.1 107.1 110.0 116.2 1584.3 17010 17304 17820 20067 21488 108.1 107.4 101.7 103.0 112.6 107.1 398.1 423 414.6 425.0 480.8 525.6 113.1 108.7 98 102.5 117.1 109.3 Ngành thuỷ sản đã từng được đánh giá là lĩnh vực tiên phong trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường sớm hơn các ngành khác, thuỷ sản đã gặt hái được những thành công vang dội trong xuất khẩu. Tăng trưởng cao trong nhiều năm qua đó đã đưa ngành kinh tế này lên một vị trí hoàn toàn mới. Do đó ngành thuỷ sản đã đạt được những thành tựu to lớn rất có ý nghĩa đối với ngành thuỷ sản Việt Nam. Đối với kinh tế trong nước, từ chỗ chỉ là một ngành sản xuất nhỏ bé trong kinh tế nông nghiệp, thuỷ sản đã vươn lên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, chiếm 4-5% GDP và 9-10 % tổng kim ngạch xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm cho hơn 4 triệu lao động. Ngày nay, lĩnh vực thuỷ sản có tốc độ phát triển cao, đặc biệt trong nuôi trồng và chế biến. Đối với thị trường thế giới, qua những thành công trong lĩnh vực xuất khẩu, ngành thuỷ sản Việt Nam đã khẳng định được vị trí khá vững chắc của hàng thuỷ sản Việt Nam tại nhiều thị trường xuất khẩu, kể cả những thị trường có yêu cầu cao nhất về chất lượng.Với cách tiếp cận năng động như chủ động đổi mới chất lượng và an toàn thực phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường, chủ động xúc tiến thương mại nên lĩnh vực xuất khẩu đã phá được thế lệ thuộc vào thị trường truyền thống, tạo một cơ cấu thị trường hợp lí để có khả năng đối phó với những biến động xảy ra trên thị trường thế giới. Việt Nam đã xây dựng được một ngành công nghiệp chế biến với trình độ công nghệ và trình độ quản lí tương đương các nước tiên tiến trong khu vực. Đội ngũ các doanh nhân giám đốc doanh nghiệp giỏi, năng động, sáng tạo, có khả năng tham gia vào quá trình cạnh tranh và hội nhập của thị trường thế giới. Trong khai thác thuỷ sản, sự kiên trì trong quá trình thực hiện cơ cấu khai thác từ gần bờ ra xa bờ đã nâng cao chất lưọng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản gần bờ. Tuy sản lượng khai thác không tăng nhiều, nhưng giá trị đánh bắt có tăng đều như mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa đánh bắt, chế biến với đầu ra xuất khẩu. Có thể thấy rõ sự chuỷên biến tích cực về đối tượng đánh bắt từ các loài giá trị thấp sang các loài có giá trị cao. Cùng với xuất khẩu, nuôi trồng thuỷ sản đã có bước tăng trưởng vượt bậc, tạo thành một phong trào phát triển rộng khắp cả nước với con tôm là đối tượng nuôi chính. Nuôi trồng đã đạt được mục tiêu phát triển nhanh và hiệu quả, nay đang được định hướng nhằm phát triển ngày càng bền vững hơn. Nuôi trồng thuỷ sản không chỉ xoá đói giảm nghèo ở nhiều vùng nông thôn, mà còn làm giàu cho nhiều hộ nuôi trong cả nước. Huy động sức dân là con đường đúng đắn, góp phần phát triển một ngành kinh tế thuỷ sản ngày càng lớn mạnh. Trong thời gian qua, quá trình đa dạng hoá nguồn vốn ngoài ngân sách đã đáp ứng nhu cầu đàu tư. Qua hơn hai thập kỷ theo đuổi phương châm phát triển nghề cá nhân dân, đến nay trên 95% sản lượng nguyên liệu thuỷ sản do khu vực kinh tế dân doanh tạo ra. Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cũng tạo ra khoảng 30% doanh số xuất khẩu. Một số doanh nghiệp tư nhân đang vươn lên thành những doanh nghiệp hàng đầu trong xuất khẩu. Quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước diễn ra với tốc độ khá nhanh, cũng góp phần thu hút các nguồn vốn ngoài quốc doanh đầu tư đem lại hiệu quả cao. Dòng đầu tư đã đi theo những định hướng hơn, có thứ tự ưu tiên và ngày càng phát huy hiệu quả. Nhà nước đã áp dụng những chính sách phù hợp nhằm thu hút vốn từ nhân dân để phát triển năng lực khai thác và nuôi trồng, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn vay nước ngoài và sử dụng lợi nhuận tích luỹ (chủ yếu từ nguồn ngoại tệ xuất khẩu) để phát triển kết cấu hạ tầng nghề cá và đầu tư công nghệ chế biến mới. Nguồn vốn ngân sách đã đóng vai trò dẫn dắt các nguồn vốn khác và dành để trang trải cho các chi phí quản lí và các dự án kết cấu hạ tầng nghề cá quan trọng. Trong quá trình phát triển đi lên, hợp tác trong nước đã thu được kết quả tốt đẹp. Mối quan hệ chặt chẽ giữa ngành thuỷ sản với các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức có liên quan trong quá trình giải quyết các vấn đề lớn về vốn, chính sách, tranh chấp thương mại ngày càng được củng cố chặt chẽ, tạo nên sức mạnh tổng lực trong việc triển khai các chương trình lớn của ngành. Sự ra đời của hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, hội nghề cá Việt Nam và các hội thuỷ sản ở địa phương đã giải quyết tốt các mối quan hệ phối hợp liên kết giữa các thành viên, có tác dụng hạn chế các yếu tố tự phát của thị trường. Trong hợp tác quốc tế, dù chưa thu hút được nhiều dự án lớn của nước ngoài vào lĩnh vực thuỷ sản, những hợp tác quốc tế lại khá sôi động trong mảng hợp tác song phương với các nước, với các tổ chức quốc tế nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển ngành, củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu. Ngành đã chủ động đổi mới hệ thống quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng gia tăng. Hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh trong ngành thuỷ sản đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu mới của thị trường. Bộ máy soạn thảo pháp chế ngày càng vững mạnh, tham gia tích cực vào công tác soạn thảo và triển khai văn bản luật trong ngành. Cho đến nay, công tác chỉ đạo chung đều dựa trên nền tảng triển khai ba chương trình trọng điểm của ngành cho ba lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu. Bên cạnh việc tăng cường vai trò quản lý của nhà nước, việc hình thành các hiệp hội ngành nghề cũng đã góp phần tích cực vào quá trình thực thi đưòng lối, chính sách và các chương trình lớn của ngành. Cụ thể đối với từng phân ngành của ngành thuỷ sản đã đạt được năm 2003 như sau: Kết quả nuôi trồng thuỷ sản đã đạt đựoc chỉ tiêu kế hoạch của ngành, diện tích nuôi hơn 1.000.000 ha, tăng 5,26% so với năm 2002, sản lưọng nuôi đạt 1.110.138 tấn, tăng 15,06% so với năm 2002, riêng sản lượng tôm sú nuôi đạt gần 210 nghìn tấn tăng 11,1% so với cùng kì năm 2002. Trong nuôi trồng thuỷ sản, diện tích từ sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đất vùng cát,làm muối, đất hoang hoá tiếp tục được chuỷên sang nuôi trồng thuỷ sản, nhất là nuôi tôm. Đối tượng nuôi mở rộng theo lượng phát triển mạnh các giống loài có giá trị xuất khẩu như cá tra, cá ba sa, cá rô phi,tôm nước lợ, cá biển và nhuyễn thể. Hình thức nuôi phong phú, diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh tăng. hệ thống sản xuất và kinh doanh giống được tăng cường và phát triển, nhất là sản xuất tôm sú, trong năm đã sản xuất được hơn 25 tỷ con tôm giống và hơn 20 tỷ cá bột. Sản lượng khai thác hải sản đạt 1426223 tấn, tăng 3,34% so với năm 2002. Trong khai thác hải sản, ngư dân tiêp tục chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp áp dụng công nghệ khai thác tiến tiến đạt hiệu quả cao như nghề câu cá ngừ đại dương, nghề chụp mực và nhiều nghề khác, tạo thêm nhiều sản phẩm phuc vụ chế biến xuất khẩu như cá ngừ đại dương, mực. Đên nay toàn ngành đã có hơn 83.100 tàu thuyền, với 6.258 tầu khai thác xa bờ, trong đó có 161 tầu công suất trên 90CV được đóng mới trong năm 2003. Sản phẩm hải sản do tầu khai thác xa bờ đóng góp 18,67%, tổng sản phẩm xuất khẩu năm 2003. Cơ cấu nghề nghiệp trong khai thác tiêp tục thay đổi theo hướng chuyển mạnh từ khai thác vung lông ra khơi, phát triển nghề mới gắn với sản phẩm, gắn vơi thị trường tăng nhanh về giá trị. Trong chế biến xuất khẩu thuỷ sản các doanh nghiệp tiếp tục gắn sản phẩm với yêu cầu của thị trường để nâng cấp và đổi mới công nghệ, tăng tỉ trọng sản phẩm có giá trị, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Hàng thuỷ sản Việt Nam đã có mặt trên 77 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đến nay đã có 160 cơ sở chế biến đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong tổng số 332 cơ sở. 2. Những thách thức với quá trình phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam Tuy Việt Nam nằm trong khu vực điều kiện thiên nhiên rất thuận lợi, ưu đãi đối với ngành nông nghiệp đặc biệt là ngành thuỷ sản. Nhưng thiên nhiên không phải bao giờ cũng ưu đãi người nuôi thuỷ sản. Mưa, lụt, bão, nắng, hạn hán là những nguy cơ thường trực ảnh hưởng không nhỏ đến nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Không phải ở đâu và bao giờ chúng ta cũng có đủ lượng nước ngọt cần thiết để làm giảm độ mặn trong ao nuôi, giúp tôm lột xác và lớn lên dễ dàng. Hơn thế nữa, ngay cả khi thu hoạch sản phẩm thành công, người nuôi trồng thuỷ sản cũng chưa chắc là hoàn toàn thắng lợi vì còn phụ thuộc vào sự biến động thị trường trong khu vực và trên thế giới. đối với tài nguyên biển và ven biển luôn bị đe doạ bởi ô nhiễm, hoạt động tàu thuyền, tràn dầu do tai nạn tàu thuyền, sa bồi do xói mòi đất, đánh bắt cá quá mức, khai thác hải sản bằng các phương pháp huỷ diệt đồng thời môi trường bị ô nhiễm do các nhà máy chế biến thuỷ sản. Hiện nay cả nước có hơn 200 nhà máy chế biến thuỷ sản, trung bình mỗi ngày một nhà máy thải ra môi trường khoảng 300m3 nước thải. Ngoài ra do sự tăng trưởng nhanh cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề mới mà nghề cá Việt Nam phải đối mặt. Khai thác hải sản là một lĩnh vực khó và chậm được đổi mới. Tàu thuyền ngụ cư, công nghệ, lao động khai thác cá biển vẫn còn lạc hậu trong đánh bắt mặc dù quá trình chuyển dịch theo hướng tích cực, nhưng hiệu quả đem lại còn thấp. Ngân sách nhà nước đầu tư cho chương trình đánh bắt hải sản xa bờ khá lớn, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn cao, nhiều dự án đứng trước nguy cơ tan vỡ. Người dân bắt đầu nghi ngờ vào chủ trương đúng đắn của Nhà nước, trong khi đánh bắt xa bờ cần phải được đẩy mạnh hơn nữa mới có thể đảm bảo được yêu cầu phát triển nuôi trồng thủy sản phải đối mặt với tốc độ mở rộng diện tích quá nhanh tình trạng phát triển thiếu qui hoạch, nông dân đầu tư mang tính tự phát, các đầu vào như giống, thức ăn, thuốc thú y còn chưa ổn định, chất lượng chưa đảm bảo. Công tác kiểm tra kiểm soát điều kiện vệ sinh của quá trình sản xuất nguyên liệu đẫ được triển khai song hiệu quả chưa cao. Trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm, có thể thấy được sự lúng túng trong việc đối phó với các rào cản thương mại. bên cạnh đó, các tổng công ty của nhà nước không còn giữ vai trò nòng cốt, đi đầu trong hoạt động xuất khẩu và xúc tiến thương mại như trước đây. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ còn lúng túng, trong công tác xúc tiến thị trường, chậm đổi mới sản suất. Thị trường nguyên liệu cho chế biến thủy sản vẫn chưa được thiết lập vững chắc nhằm đảm bảo cả lợi ích ngư dân và doanh nghiệp. Bản thân thị trường nội địa vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm và tập trung khai thác. Trong khoa học kỹ thuật, các nghiên cứu mới chủ yếu tập trung vào các khía cạnh kỹ thuật và sinh học của nghề nuôi thiếu các nghiên cứu kinh tế xã hội và hệ thống nuôi ở hệ sinh thái. Bên cạnh đó, quy trình nuôi trồng thuỷ sản ven biển chưa có những tiến triển đáng kể. Dịch bệnh trong động vật nuôi vẫn có nguy cơ bùng nổ mạnh khi nuôi ở mức độ thâm canh. Trong công tác khuyến ngư, hạn chế là chưa có một chương trình khuyến ngư dài hạn được hoạch định, quản lý, tiến hành và đánh giá theo từng giai đoạn nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển nuôi trồng tại địa phương. nhiều địa phương còn lúng túng trong việc đưa ra con giống gì, nuôi con gì, do vậy mà thời gian qua hoạt động nuôi trồng còn mang tính tự phát. Trong quản lý chất lượng, vấn đề an toàn vệ sinh mới chỉ được tập trung thực hiện ở khu vực chế biến, chưa được thực hiện tốt ở khu vực sản xuất nguyên liệu và bảo quản sau thu hoạch, trong khi thế giới đòi hỏi phải thực hiện an toàn vệ sinh từ “ao nuôi đến bàn ăn”. Hệ thống kiểm soát chất lượng thuỷ sản dù đã được cải thiện đáng kể, nhưng vẫn chưa bắt kịp yêu cầu đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường. Vấn đề sử dụng hoá chất tại vùng nuôi vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ và vẫn tiềm ẩn những rủi ro cho các nhà chế biến xuất khẩu. Trong công tác quy hoạch vì thiếu những quy hoạch chi tiết và khuôn khổ pháp lý nên các địa phương chậm cấp đất hoặc mặt nước kịp thời và lâu dài cho dân, khiến họ chưa thực sự yên tâm đầu tư. Sự chậm trễ của công tác quy hoạch đã hạn chế lơn tới định hướng và bố trí vốn đầu tư. Trong đầu tư, hệ thống kết cấu hạ tầng nghề cá bao gồm các cầu cảng, kho lạnh, cơ khí đóng sữa chữa tầu thuyền vẫn cần đầu tư nâng cấp trong khi vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước vẫn quá ít so với yêu cầu đầu tư. Ngành cũng chưa thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp cho nhu cầu phát triến. Về phát triển nguồn nhân lực, tình trạng “thiếu thầy, thiếu thợ” vẫn phổ biến ở cả khu vực doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh. Hệ thống các cơ sở đào tạo chưa được phát triển cân đối giữa các vùng sinh thái, các khu vực trọng điểm. Thực tế cho thấy cán bộ kỹ thuật của các tỉnh quá mỏng chưa quán xuyến nổi khâu phòng bệnh, đào tạo và hướng dẫn nông dân chăm sóc các đối tượng nuôi. Hệ thống tổ chức quản lý ngành thuỷ sản cần phải được sắp xếp lại nhằm tách bạch giữa quản lý nhà nước với dịch vụ công. Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc bộ cần phân tách cụ thể để tránh chồng chéo. Đội ngũ cán bộ quản lý cần được củng cố, bổ sung, đào tạo lại để nâng cao năng lực hoạch định chính sách, chỉ đạo thực tiễn. Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta. Từ những hạn chế của ngành thuỷ sản đặc biệt là nghề nuôi trồng thủy sản ở nước ta đã đặt ra những đòi hỏi hết sức bức thiết để tháo gỡ những khó khăn đang hạn chế sự phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. 1. Trước hết về thị trường Cần dự báo cụ thể đến các đối tượng nuôi, các nhóm sản phẩm có khả năng phát triển, tăng cường công tác xúc tiến thương mại cả thị trường trong và ngoài nước. Với thị trường nội địa, cần tiếp tục cải tiến và phát triển các mô hình chợ bán sỷ thuỷ sản ở các vùng đô thị lớn, đẩy mạnh chiến lược phát triển thị trường thủy sản trong nước. Với thị trường nước ngoài: cần tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và thông tin một cách chủ động hơn ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Nỗ lực để giữ thị trường Mỹ (mặc dù thị phần có thể giảm) đồng thời chủ động chuyển hướng, mở rộng thị trường xuất khẩu để hạn chế rủi ro do tác động của các vụ kiện có thể xảy ra. Thị trường Mỹ: Thường xuyên theo dõi thông tin diễn biến về tình hình mua bán, biến động giá cả của thị trường này để quyết định phương án kinh doanh của doanh nghiệp cho phù hợp. Đặc biệt quan tâm đến thị trường Nhật thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển mạnh hơn nữa sang chế biến giá trị gia tăng đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của thị trường Nhật. Thì trường EU: Tiếp tục đà tăng trưởng của những năm trước, cần nâng cao thị phần của thị trường này trong những năm tiếp theo bằng việc tổ chức xúc tiến thương mại như hội chợ, hội thảo và gặp gỡ các doanh nghiệp để giới thiệu và quảng bá về sản phẩm, chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam tại các thị trường lớn của EU như Tây Ban Nha, Pháp. Đồng thời, chúng ta cũng cần quan tâm đến thị trường các nước trong khu vực. 2. Về quy hoạch Tiếp tục triển khai và hoàn thành công tác quy hoạch tổng thể, quy hoạch hệ thống giống, quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học vùng nước, quy hoạch phát triển sản xuất các nhóm sản phẩm. Đồng thời hoàn thiện các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỷ thuật làm công cụ cho quản lý quy hoạch. Ngành cần tập trung hoàn chỉnh quy hoạch đồng bằng sông Cửu Long và bán đảo Cà Mau, quy hoạch chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản, quy hoạch nuôi thuỷ sản trên cát, quy hoạch và xây dụng dề án phát triển một số loài thuỷ sản đặc sản nuôi xuất khẩu. 3. Về đầu tư đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư. Tập trung đầu tư cho các dự án chuyển tiếp, cho hạ tầng vùng mới chuyển đổi, vùng sản xuất giống tập trung, xây dựng vùng nuôi sạch. Gắn việc xây dựng hệ thống cảnh báo môi với quản lý nguồn nước và nuôi thuỷ sản. để nghề nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam phát triển bền vững, trước tiên cần tập trung đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu với nguyên tắc: con giống, thức ăn và thuốc chữa bệnh là bước đi đầu tiên. khuyến khích đầu tư vào các hoạt động bảo vệ và phát triển NTTS từ các tổ chức,cá nhân trong nước và nước ngoài nhất là các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao ứng dụng khoa học tiên tiến vào các hoạt động bảo vệ và phát triển NTTS như:nghiên cứu, lai tạo, sản xuất các loại giống thuỷ sản mới có giá trị kinh tế để phát triển NTTS hoặc thả các vùng nước tự nhiên để tái tạo, phát triển NTTS được hưởng các cơ chế chính sách ưu đãi theo luật khuyến khích đầu tư trong nước(sửa đổi) và các quy định hiện hành. 4. Về sản xuất, kiểm dịch, cung ứng giống Đảm bảo cho người nuôi có đủ giống tốt, đúng thời vụ, giá hợp lý khẩn trương xây dựng giống thuỷ sản phục vụ nuôi trồng thuỷ sản. làm tốt công tác kiểm dịch giống tạo trại sản xuất.Tổng hợp và dự báo nhu cầu giống tại từng thời điểm, địa phương để điều phối chung trong sản xuất và cung ứng giống. đặc biệt tập trung giải quyết khâu đột phá là cung ứng đủ giống thuỷ sản có chất lượng và giá bán hợp lý, kết hợp với chuyển giao nhanh những kỷ thuật nuôi trồng thuỷ sản tiên tiến cho ngư dân. Triển khai các hình thức tổ chức sản xuất thành lập thí điểm mô hình tổ hợp tác, chi hội sản xuất trên lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Ngoài việc giúp nhau phát triển sản xuất, các tổ chức này còn tham gia giám sát ngăn ngừa tình trạng gian lận thương mại trong sản xuất, kinh doanh. Tăng cường phối hợp với các trung tâm, viện, trừơng đào tạo cán bộ kỹ thuật cho các trại sản xuất kinh doanh, đồng thời chuyển giao, phổ biến quy trình sản xuất giống sạch cho các trại sản xuất giống địa phương, từng bước nâng cao chất lượng sản xuất giống tại chỗ. Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp kiểm tra xử lý nghiêm đối với những trường hợp nhập giống kém chất lưộng, chưa được kiểm dịch tai gốc nhất là quản lý chặt chất lượng giống bố mẹ trước khi đưa vào trại để sản xuất. 5. Về khoa học công nghệ, đào tạo và xây dựng mô hình Nghiên cứu ứng dụng, phải bám chắc yêu câù thực tiễn sản xuất. xây dựng mối quan hệ giữa các viện, trung tâm khuyến ngư và doanh nghiệp xây dựng các loại mô hình, sản xuất các sản phẩm sạch. xã hội hoá hoạt động khoa học công nghệ. Các nhà khoa học phải là lực lượng tác động trực tiếp đến sản xuất, làm tăng sản lượng và hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản. Trong nghiên cứu khoa học cần tập trung cho khâu đột phá là giống thuỷ sản ưu tiên phát triển các giống sạch bệnh, với trọng tâm vào các đề tài nghiên cứu ứng dụng triển khai các giống mới. Bên cạnh đó cần chú trọng nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn, quy phạm nuôi sạch bệnh. Trong chế biến, xây dựng được hệ thống an toàn vệ sinh chất lượng sản phẩm đến đầu nguồn nguyên liệu một cách hệ thống. Nghiên cứu, du nhập và ứng dụng các giải pháp công nghệ trong các hoạt động như nuôi trồng thuỷ sản với môi trường sạch, giảm thiểu hao hụt sau khi khai thác thu hoạch, tăng các mặt hàng thuỷ sản giá trị gia tăng, sử dụng các chế phẩm sinh học, giảm sử dụng hoá chất.. ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất giống thuỷ sản nhân tạo đáp ứng yêu cầu tái tạo, phục hồi mật độ quần thể của các giống loài thuỷ sản đã hoặc đang bị tập trung khai thác, các loài thuỷ sản quý hiếm. 6. Về quản lý sử dụng vật tư, hoá chất chế phẩm sinh học triển khai nhanh việc kiểm soát các vùng nuôi tập trung, làm cơ sở xây dựng tiêu chuẩn vùng nuôi an toàn. Ban hành phương pháp kiểm tra cơ sở sản xuất giống và nuôi. tìm hoá chất, kháng sinh thay thế các loại bị cấm sử dụng đảm bảo sản phẩm làm ra đạt yêu cầu chất lượng, an toàn vệ sinh. Cần có biện pháp mạnh mẽ để xoá bỏ tình trạng bơm tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản. Tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm của các thị trường, kể cả thị trường khó tính như EU. 7. Về tổ chức sản xuất và quản lý cộng đồng Thực hiện luật hợp tác xã trong nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng phương thức quản lí cộng đồng, tổng kết mô hình làm tốt việc kết hợp giữa các lực lượng để tổ chức thực hiện sản xuất theo hợp đồng. Tăng cường phân cấp quản lý, huy động sự tham gia của nhân dân trong việc bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sản. Phân vùng và phân cấp quản lý cho các cấp chính quyền địa phương ven biển, tổ chức nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sinh gắn với phát triển NTTS và các nghành nghề dịch vụ khác, trước hết đối với vùng biển ven bờ. Huy động các tổ chức: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ Nữ Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội người cao tuổi tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ và phát triển NTTS. 8. Về chỉ đạo điều hành Cần tổ chức giao bán hàng thángt heo từng khu vực để nắm vững tình hình sản xuất, cung ứng giống nuôi và tiêu thụ thuỷ sản. Thông tin sẽ được phản ánh nhanh về bộ. 9. Về thuỷ lợi Tập trung đầu tư cho nạo vét mở mới các kênh trục chính, kịp thời phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản lúc chính vụ, cấp xã phải lãnh đạo dân làm thuỷ lợi nội đồng. Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn chúng ta phải biết dựa vào sức dân, phát huy sức mạnh tổng hợp “nội lực” của từng địa phương, phải trên tinh thần tự lực tự cường vươn lên bằng sức lao động của mình cải tạo môi trường tạo ra nguồn nước tốt cho thửa ruộng và địa phương mình. Làm tốt thuỷ lợi nội đồng và bảo vệ tốt các công trình đã có sẽ giảm bớt rủi ro trong quá trình sản xuất, giá thành sản phẩm sẽ hạ, lơị nhuận sẽ tăng lên, góp phần xoá đói giảm nghèo, sẽ vượt qua “ nguy cơ tụt hậu”về kinh tế. 10. Đa dạng hoá đối tượng nuôi dù muốn dù không nghề nuôi trồng thuỷ sản cũng có quan hệ mật thiết với điều kiện tự nhiên. bởi vậy, có nhiều đối tượng nuôi, trồng khác nhau, phù hợp với các điều kiện môi trường, sinh thái khác nhau là một đòi hỏi tự thân của nghề này. quá trình phát triển của nghề nuôi, trồng thuỷ sản ở nước ta mấy chục năm qua cũng gắn liền với quá trình gia tăng đối tượng nuôi đó.. trong nền sản xuất hàng hoá, sản phẩm nuôi, trồng phải đáp ứng những đòi hỏi của tiêu thụ, mà nhu cầu tiêu thụ, cả trên thị trường nội địa lẫn xuất khẩu bao giờ cũng rất đa dạng, vì vậy phải đa dạng hoá đối tượng để đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên vì là sản xuất hàng hoá, một khi đưa một đối tượng mới vào nuôi, ngoài những cân nhắc về kỹ thuật và môi trường cũng rất cần cân nhắc những lợi hại về mặt kinh tế. 11. Về đào tạo cán bộ và an toàn vệ sinh lao động Trong lĩnh vực đào tạo, cần đẩy mạnh đào tạo và bồi dưỡng bậc sau đại học nhằm bổ sung kịp thời lực lượng cán bộ khoa học, kỹ thuật công nghệ đầu ngành, cán bộ chủ chốt trong viện, cơ quan quản lý và doanh nghiệp. ở bậc cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, ngành cần chú trọng đào tạo bậc công nhân kỹ thuật lành nghề với quy mô hợp lý nhằm phục vụ yêu cầu trước mắt. Cần phổ biến kịp thời, đầy đủ nội dung các văn bản pháp luật, đặc biệt là các văn bản liên quan đến hoạt động của ngành, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, công chức và nhân dân lao động nghề cá tạo điều kiện để họ sử dụng pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Có hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho phù hợp nhằm pháp huy tác dụng với từng đối tượng, đơn vị, địa phương, đảm bảo tính khả thi, kết hợp công tác tư vấn pháp luật, giải quyết tranh chấp, kiếu nại, tố cáo. Kết hợp, lồng ghép có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và các chương trình phát triển ngành gắn chặt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước, phát huy hiệu quả của công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật có liên quan, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện pháp luật phục vụ cho quản lý và phàt triển ngành, thực hiện tốt quy chế dân chủ. Nuôi trồng thuỷ sản là nghề nặng nhọc, độc hại, tính chất lao động thủ công, thời vụ. Môi trường làm việc ngoài trời về mùa đông khí hậu lạnh, về mùa hè quá nắng nóng, giông bão, thậm chí có khi bị tai nạn lao động do sét đánh. Người lao động phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường nước ẩm ướt, mặn, lợ, nước kém vệ sinh do chưa được xử lý. Một số nơi còn sử dụng cả các loại phân chưa được ủ kỹ, trang bị phòng hộ cá nhân không có hoặc thiếu. Nuôi cá lồng bè trên biển, trên sông hồ lớn dễ có nguy cơ tai nạn về sông nước. Bên cạnh đó thu nhập của người lao động thấp, không có điều kiện nghỉ ngơi, bồi dưỡng sức khoẻ để phục hồi sức lao động. Vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay là môi trường nuôi trồng thuỷ sản đang có những biểu hiện xuống cấp. Để bảo đảm hiệu quả sản xuất, người lao động phải tiếp xúc với các hoá chất xử lý môi trường và phòng trị bệnh cho thuỷ sản nuôi. Thực tế điều tra cho thấy đa số người lao động không thực hện đúng nguyên tắc và quy trình an toàn vệ sinh lao động. Kết luận Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng cá và các loại thuỷ sản đang tăng và chất lượng sản phấm ngày càng coi trọng. Bên cạnh đó thu nhập của người dân cũng ngày càng tăng nên nhu cầu về thực phảm cao không chỉ đòi hỏi “ăn no” mà “ăn ngon”. Trong lĩnh vực sản xuất, tiến bộ của khoa học công nghệ và tổ chức sản xuất có tác động làm tăng nhanh năng suất lao động và sản lượng. Theo dự kiến mới, kim ngạch xuất khẩu vào năm 2005 của Việt Nam sẽ đạt là 3-5 tỷ USD và vào năm 2010 sẽ đạt 4-5 tỷ USD. Để có mức tăng trưởng này, Việt Nam phải bảo đảm nguôn nguyên liệu đầu vào là 2.45-2.8 triệu tấn vào năm 2005 và khoảng 3.4-3.9 triệu tấn vao năm 2010. Trong khi đó, sản lượng khai thác vào năm 2002 đã đạt tới ngưỡng an toàn 1.3-1.4 triệu tấn/năm, không thể gia tăng sản lượng nhằm bảo vệ nguồn lợi. Vì vậy, mục tiêu tăng trưởng về sản lượng có đạt được hay không hoàn toàn phụ thuộc voà tăng trưởng trong lĩnh vực nuôi trồng. Theo đó, lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản+ được chú trọng ưu tiên đầu tư, nhằm ổn định nguồn nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu, đồng thời góp phần tích cực vào việc xoá đói giảm nghèo. Tài liệu tham khảo 1-giáo trình kinh tế thuỷ sản ks. Nguyễn Viết Trung 2- Thuỷ sản Việt Nam phát triển và hội nhập 3- Tạp chí thuỷ sản số 5/2001 4- Tạp chí thuỷ sản số 2/2002 5- Tạp chí thuỷ sản số 6/2002 6- Tạp chí thuỷ sản số 7/2002 7- Tạp chí thuỷ sản số 9/2002 8- Tạp chí thuỷ sản số 11/2002 9- Tạp chí thuỷ sản số 3/2003 10- Tạp chí thuỷ sản số 6/2003 11- Tạp chí thuỷ sản số 10/2003 12- Tạp chí thuỷ sản số 11/2003 13- Tạp chí thuỷ sản số 4/2003 14- Tạp chí thuỷ sản số 2/2004 15- Tạp chí thuỷ sản số 4/2004 16- Tạp chí thuỷ sản số 8/2004 17- Tạp chí thuỷ sản số 6/2004 18- Tạp chí thuỷ sản số 7/2004. Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35650.doc
Tài liệu liên quan