Đề án Một số giải pháp thu hút vốn trong doanh nghiệp Việt Nam

Một là, về cơ bản, các phương thức phát hành trái phiếu của nền kinh tế thị trường đều đã xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, đi sâu vào các phương thức này vẫn còn nhiều vấn đề phải tiếp tục chỉnh sửa. Trong quy chế đấu thầu trái phiếu có quy định là sử dụng đấu thầu cạnh tranh và không cạnh tranh, song trên thực tế, Chính phủ thường sử dụng đấu thầu không cạnh tranh (sử dụng lãi suất chỉ đạo). Điều này làm cho lãi suất trúng thầu không phản ánh đúng lãi suất thị trường, mặt bằng lãi suất nói chung bị phá vỡ, tính chủ động của các tổ chức tín dụng tham gia dự thầu không được coi trọng. Vì vậy, Bộ Tài chính nên giảm sự can thiệp mang tính hành chính trên thị trường đấu thầu về mặt lãi suất để một phần khắc phục những điều bất hợp lý hiện nay, mặt khác là tạo ra thị trường tài chính thống nhất và gắn kết với nhau. Các phiên đấu thầu nên sử dụng chủ yếu là đấu thầu lãi suất.Các cơ quan hữu quan cũng nên xem lại quy định về đấu thầu và bảo lãnh phát hành cho phù hợp. Nếu như tham gia bảo lãnh phát hành, các định chế tài chính được thu phí bảo lãnh là 0,15% thì nhìn chung là họ thích thực hiện bảo lãnh hơn là đấu thầu trong những đợt phát hành trái phiếu cùng kỳ hạn có lãi suất tương đương. Nhìn vào doanh số phát hành trái phiếu Chính phủ qua đấu thầu và bảo lãnh những năm 2000 - 2004, ta có thể thấy rõ điều này (đấu thầu: 5.905 tỷ đồng, bảo lãnh: 18.903 tỷ đồng). Quy định này là không công bằng và phi kinh tế, trong khi đó, đấu thầu thường đảm bảo tính thị trường và minh bạch hơn. Riêng đối với trái phiếu công ty, Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 đã quy định một điều kiện phát hành là phải thực hiện thông qua bảo lãnh phát hành. Hai là, cần chú trọng phát triển vai trò tạo lập thị trường của các định chế tài chính (vai trò phân phối trái phiếu), bao gồm các NHTM nhà nước, một số NHTM cổ phần có vốn điều lệ lớn trong những năm gần đây, Ngoại trừ các công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành thì phát hành trái phiếu là một nghiệp vụ kinh doanh đối với các định chế tài chính khác mà họ rất nên chú trọng phát triển trong chiến lược kinh doanh cũng như trong quản trị công ty thường xuyên của mình. Nên chăng có kế hoạch xây dựng hệ thống các nhà phân phối và kinh doanh trái phiếu nói riêng và chứng khoán nói chung, ràng buộc họ trong những nghĩa vụ xã hội và kinh tế. Tuy các trung gian tài chính ở Việt Nam hiện còn ít và yếu về vốn cũng như về năng lực (các NHTM có vốn tự có bình quân chưa đạt 8% như các nước trong khu vực, các công ty chứng khoán có vốn điều lệ nhỏ và tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn) nhưng họ chính là hạt nhân của thị trường tài chính. Để làm được điều này, bản thân các trung gian tài chính này phải đạt tới trình độ quản trị cao, trong đó có quản trị rủi ro, quản trị vốn khả dụng và thanh khoản.

doc40 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1707 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số giải pháp thu hút vốn trong doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nó có lịch sử khá lâu đời, song chỉ phát triển mạnh ở những nước có nền kinh tế phát triển. Đây là một hình tức tín dụng trung và dài hạn đặc biệt rất thông dụng trong việc tài trợ các doanh nhiệp. Ở nước ta hình thức tín dụng này mới được hình thành và phát triển.Quan hệ tín dụng thuê mua được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa người đi thuê tài sản và người cho thuê. Thỏa thuận thuê mua là một hợp đồng giữa hai hay nhiều bên, liên quan đến một hay nhiều tài sản. Người cho thuê sẽ chuyển giao tài sản cho người đi thuê trong một khoảng thời gian nhất định. Đổi lại người đi thuê phải trả một số tiền cho chủ tài sản tương ứng với quyền sử dụng. Có hai phương thức giao dịch chủ yếu là phương thức thuê vận hành (operating lease) & phương thức thuê tài chính (capital lease). a) Thuê vận hành Theo Điều 2 Quy chế tạm thời về hoạt động cho thuê vận hành của các công ty cho thuê tài chính ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho thuê vận hành (cho thuê hoạt động) là hình thức cho thuê tài sản, theo đó Bên thuê sử dụng tài sản cho thuê của Bên cho thuê trong một thời gian nhất định và sẽ trả lại tài sản đó cho Bên cho thuê khi kết thúc thời hạn thuê tài sản. Bên cho thuê giữ quyền sở hữu tài sản cho thuê và nhận tiền cho thuê theo hợp đồng cho thuê. b) Thuê tài chính Theo Điều 1 Khoản 1 Nghị định số 16/2001/NĐ-CP quy định: Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận. Khi kết thúc thời hạn thuê bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản hoặc tiếp tục thuê. 4.2.3. Tín dụng ngân hàng. 4.2.3.1. Khái niệm. Tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng chủ yếu nhằm vào 3 mục đích: + Đầu tư vào Tài sản cố định: máy móc thiết bị, công trình nhà xưởng… + Bổ sung thêm vốn lưu động + Phục vụ các dự án 4.2.3.2. Các hình thức tín dụng ngân hàng. Doanh nghiệp vay để đầu tư vào TSCĐ và phục vụ dự án: có thể vay Ngân hàng theo hình thức như cầm cố, thế chấp tài sản, thông qua bên thứ 3 để bảo lãnh cho mình hoặc vay dưới hình thức trả góp… + Đối với những Doanh nghiệp lớn, Doanh nghiệp có thể sử dụng uy tín của mình với Ngân hàng (Thanh toán nợ đúng hẹn, khách hàng thân quen) để vay tín chấp… + Đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi mà tài sản để thế chấp cầm cố chỉ có thể vay của Ngân hàng một lượng vốn nhỏ không đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì có thể nhờ uy tín của bên thứ 3 bảo lãnh, tham gia vào qũy bảo lãnh tín dụng Doanh nghiệp vừa và nhỏ… - Doanh nghiệp vay để bổ sung vốn lưu động: có thể vay Ngân hàng dưới hình thức như vay thấu chi, vay trực tiếp từng lần, cầm cố thế chấp tài sản, tín chấp (DN lớn), bảo lãnh… 4.2.4. Phát hành trái phiếu. 4.2.4.1. Khái niệm. Trái phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền và lợi ích đòi nợ hợp pháp của người sở hữu trái phiếu đối với tài sản của tổ chức phát hành. 4.2.4.2. Phân loại trái phiếu. Một doanh nghiệp có thể phát hành các loại trái phiếu sau: a) Trái phiếu có lãi suất cố định: Là loại trái phiếu mà doanh nghiệp phải trả một mức lãi suất cố định được quy định ngay từ thời điểm phát hành. b) Trái phiếu có lãi suất thả nổi: Là loại trái phiếu mà doanh nghiệp phải trả mức lãi suất thả nổi theo lãi suất thị trường hoặc theo điều chỉnh của doanh nghiệp. c) Trái phiếu có thể thu hồi: Là loại trái phiếu mà doanh nghiệp được phép thu hồi sớm hơn thời hạn. d) Trái phiếu có thể chuyển đổi: Là loại trái phiếu cho phép các trái chủ được quyền chuyển đổi sang một số lượng cổ phiếu thường xác định ở một giá xác định và trong một khoảng thời gian xác định. Đối với loại trái phiếu này chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành, cho phép công ty huy động vốn là vay nợ nhưng khi chuyển đổi trái phiếu thì nợ chuyển sang vốn điều lệ công ty giúp cho công ty có thể tái cấu trúc vốn để giảm nợ.Việc phát hành trái phiếu loại này có một số ưu điểm là chi phí sử dụng vốn thấp do trái phiếu chuyển đổi thường có lãi suất thấp hơn so với các trái phiếu thông thường có cùng độ rủi ro nhưng không có khả năng chuyển đổi; việc phát hành tương đối dễ dàng do đây là một công cụ đầu tư rất hấp dẫn. Tuy nhiên việc phát hành trái phiếu chuyển đổi có nhược điểm là doanh nghiệp khó kiểm soát được cấu trúc vốn khi đến thời hạn chuyển đổi do quyền lựa chọn thuộc về trái chủ. e) Trái phiếu kèm quyền mua cổ phiếu: Là loại trái phiếu cho phép trái chủ được quyền mua thêm một số lượng cổ phiếu thường ở mức giá xác định và trong khoảng thời gian xác định. f) Trái phiếu có tài sản đảm bảo: Là loại trái phiếu được bảo đảm bằng những tài sản của doanh nghiệp hoặc bằng tài sản của bên thứ ba. Những tài sản để bảo đảm cho các trái phiếu phát hành thường là bất động sản hoặc nhà xưởng hay máy móc thiết bị... Khi phát hành loại trái phiếu này, công ty hoặc bên thứ ba có trách nhiệm duy trì các tài sản đảm bảo trong tình trạng tốt nhất. Một tài sản có thể làm vật bảo đảm cho nhiều lần phát hành trái phiếu nhưng, tổng giá trị trái phiếu phát hành không được vượt quá giá trị của tài sản đảm bảo. g) Trái phiếu không có tài sản đảm bảo: Là loại trái phiếu không được bảo đảm cho việc thanh toán gốc và lãi trái phiếu bằng một tài sản cụ thể nào. Đây là loai trái phiếu được doanh nghiệp phát hành tương đối phổ biến. Loại trái phiếu này thường đi đôi với lãi suất huy động khá cao do độ rủi ro cho trái chủ cao. Thường chỉ những doanh nghiệp lớn, có uy tín mới có thể phát hành thành công các trái phiếu loại này. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1. Thực trạng về vốn và các phương thức huy động vốn của các doanh nghiệp Việt Nam. 1.1. Thực trạng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục thống kê. Số doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2006 phân theo quy mô vốn và phân theo loại hình doanh nghiệp thì có đến 131318 doanh nghiệp được thành lập. Nguồn : Tổng cục thống kê Tổng số Phân theo quy mô vốn Dưới 0.5 tỉ đồng Từ 0,5 đến dưới 1 tỷ đồng Từ 1 đến dưới 5 tỷ đồng Từ 5 đến dưới 10 tỷ đồng Từ 10 đến dưới 50 tỷ đồng Từ 50 đến dưới 200 tỷ đồng Từ200 đến dưới 500 tỷ đồng Từ 500 tỷ đồng trở lên TỔNG SỐ 131318 15908 21809 64137 12487 11502 3835 1009 631 Doanh nghiệp Nhà nước 3706 31 25 319 365 1195 1064 407 300    Trung ương 1744 12 8 70 91 460 616 259 228    Địa phương 1962 19 17 249 274 735 448 148 72 DN ngoài Nhà nước 123392 15773 21693 63226 11630 8804 1848 299 119    Tập thể 6219 2780 952 1445 580 434 25 2 1    Tư nhân 37323 6787 9783 17822 1900 912 109 7 3    Công ty hợp danh 31 7 9 12 2 1    Công ty TNHH 63658 5207 8998 35922 7271 5120 974 132 34    Công ty cổ phần có vốn Nhà nước 1360 9 32 184 162 570 289 81 33    Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước 14801 983 1919 7841 1715 1767 451 77 48 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 4220 104 91 592 492 1503 923 303 212    DN 100% vốn nước ngoài 3342 88 75 489 404 1232 715 215 124    DN liên doanh với nước ngoài 878 16 16 103 88 271 208 88 88 Bảng 1: DN phân theo quy mô vốn Trong đó doanh nghiệp Nhà nước chiếm 2.821% tổng vốn của doanh nghiệp cả nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 93.96%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 3.213% tổng vốn các doanh nghiệp cả nước. Cơ cấu DN phân theo quy mô vốn . Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hang năm của các doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiêp: Cơ cấu % Nguồn : Tổng cục thống kê 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 TỔNG SỐ 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 DN Nhà nước 67.13 65.91 63.50 59.53 57.40 54.88 51.92 Trung ương 57.89 57.33 54.29 50.93 49.26 47.79 45.75 Địa phương 9.24 8.58 9.21 8.60 8.14 7.09 6.17 DN ngoài Nhà nước 9.86 11.99 14.97 18.48 21.50 24.98 28.16    Tập thể 0.79 0.69 0.70 0.69 0.65 0.62 0.59    Tư nhân 1.59 1.81 2.01 2.19 2.20 2.56 2.68  Công ty hợp danh 0.00 0.01 0.09 0.01 0.00 0.00  Công ty TNHH 4.46 5.51 7.38 8.90 10.40 11.35 11.92 DN CP có vốn Nhà nước 1.04 2.29 2.90 3.58 3.92 4.51 5.40    Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước 1.98 1.69 1.98 3.02 4.34 5.95 7.58 DN có vốn Nước ngoài 23.02 22.10 21.53 21.99 21.09 20.14 19.92  DN 100% Vốn nước ngoài 8.40 9.01 9.76 10.27 11.07 11.40 11.95 DN liên doanh với nước ngoài 14.62 13.09 11.78 11.72 10.02 8.74 7.97 Bảng 2: DN phân theo loại hình doanh nghiệp Việc huy động vốn từ nguồn lợi nhuận không chia để lại thì còn khá khiêm tốn. Thực tế ở Việt Nam, do TTCK được thành lập rất muộn so với các nước, nên nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm và trình độ cao trong đầu tư, bên cạnh đó lại chủ yếu là các nhà đầu tư ngắn hạn. Nếu công ty cổ phần niêm yết không thanh toán cổ tức lập tức sẽ có sự phản ứng tức thời trên thị trường, giá cổ phiếu sẽ giảm. Bởi thông thường các nhà đầu tư cho rằng sự sụt giảm về lợi nhuận và cổ tức là dấu hiệu xấu cho thấy tương lai của công ty gặp nhiều khó khăn, khi đó đa số nhà môi giới đều khuyên khách hàng bán cổ phiếu đi. Vì thế, nguồn tài trợ từ nguồn lợi nhuận giữ lại của các công ty cổ phần hiện nay chưa được quan tâm xem xét đúng mức. Nếu xem xét trên TTCK Mỹ, các cổ phiếu như Microsoft từ trước đến nay không thanh toán cổ tức cho cổ đông, chỉ thanh toán vào năm 2003 với cổ tức năm (0,16 USD) tính đến 30.6.2003 vốn cổ phần thường của Microsoft là 35.344.000.000 USD, lợi nhuận giữ lại là 25.676.000.000 USD đạt 72,65% so với vốn cổ phiếu thường. Như vậy đây là một nguồn vốn không nhỏ nếu chúng ta biết cách phát huy nó một cách có hiệu quả. Huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu mới là một biện pháp đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Rất nhiều doanh nghiệp nhà nước trong tiến trình cổ phần hóa đã phát hành thêm cổ phiếu mới để thu hút vốn đầu từ từ bên ngoài. Các doanh nghiệp cổ phần khác cũng coi đây là một nguồn vốn vô cùng to lớn. Một số doanh nghiệp đã tăng được vốn chủ sở hữu lên đáng kể khi sử dụng biện pháp phát hành thêm cổ phiếu này. Điển hình nhất phải kể đến các ngân hàng thương mại cổ phần. Như Ngân hàng xuất nhập khẩu VN (Eximbank) đã phát hành thêm 400 tỷ đồng cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư chiến lược (8/2006). Đồng thời, hiện Eximbank vẫn trong thời gian tiến hành đàm phán để hoàn thành kế hoạch bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời thực hiện kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 815 tỷ đồng lên 1.200 tỷ đồng vào cuối năm nay. Ngoài những loại cổ phiếu mới, nhiều công ty cũ rên sàn cũng phát hành thêm cổ phiếu như Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) phát hành thêm 10 triệu cổ phiếu (bằng 100 tỉ đồng mệnh giá), Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) chuẩn bị phát hành thêm 15,9 triệu cổ phiếu (159 tỉ đồng mệnh giá). Thị trường chứng khoán Việt Nam còn đang ở giai đoạn phát triển ban đầu. Tuy nhiên thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Khoảng một tháng gần đây, hàng loạt công ty nộp đơn lên Uỷ ban Chứng khoán nhà nước xin cấp phép niêm yết và phát hành thêm cổ phiếu. Ngoài yếu tố “chạy" ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trước thời điểm tháng 1/2007, sự phục hồi khả quan của thị trường chứng khoán (TTCK) cũng tạo sức hút đáng kể.Các nhà hoạch định chính sách đã đưa ra chỉ tiêu: năm 2006 đưa tổng giá trị cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK đạt khoảng từ2-3% GDP. Con số này là khiêm tốn, vì theo đánh giá của Ủy ban chứng khoán Nhà nước thì năm 2005 quy mô thị trường giao dịch chứng khoán tăng với tốc độ lớn nhất trong 5 năm qua, 64% so với năm 2004. Giá trị thị trường của chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch tăng gấp 1,6 lần, tương đương 6,5% GDP năm 2005 (năm 2004 con số này là 3,9% GDP). Mặc dù vậy, kế hoạch phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010 cũng chỉ đặt ra mục tiêu tổng giá trị vốn niêm yết trên thị trường chứng khoán đạt 10-15% GDP. Kế hoạch là một chuyện, còn thực tế lại diễn ra khác xa. theo ông Nguyễn Sơn (Phó trưởng ban phát triển thị trường, UBCK Nhà nước): kế hoạch năm 2006 đạt 3% GDP, nhưng ngay quý I năm 2006 đã đạt 6,5%. Đây là mức tăng trưởng nhanh, hiện đã có 299 DN đã đăng ký niêm yết. Theo đánh giá của các chuyên gia thì quy mô thị trương sẽ tăng mạnh trong 4 năm tới. Số lượng nhà đầu tư có khả năng tăng gấp 2-3 lần hiện nay (đạt khoảng 500.000 tài khoản) và có sự gia tăng nhanh nhóm NĐT chuyên nghiệp. Quy mô vốn của các công ty chứng khóan cũng sẽ tăng mạnh (bình quân khoảng 500 tỷ đồng/Công ty) và sẽ có sự phân hóa rõ rệt. Vẫn theo UBCK, đến năm 2010, cổ phiếu niêm yết có gía trị thị trường ít nhất bằng 60% GDP. 1.2. Thực trạng việc huy động từ vốn nợ của doanh nghiệp. 1.2.1. Thực trạng về tín dụng thương mại. Trong kinh doanh luôn tồn tại nhu cầu về vốn. Doanh nghiệp nào tìm được biện pháp có thể giải quyết hữu hiệu vấn đề vốn sẽ có thuận lợi lớn trong hoạt động kinh doanh của mình và dễ dàng chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh với đối thủ. Sự đòi hỏi về vốn ngày một tăng trong nền kinh tế thị trường chính là “cha đẻ” của hình thức bán chịu, một hoạt động được coi là “phao cứu sinh” giúp các doanh nghiệp vượt qua những cơn sóng gió tài chính. Đây chính là quan hệ mua bán chịu giữa các doanh nghiệp với nhau trong quá trình mua bán hàng hóa. Để thanh toán hoặc đòi tiền lẫn nhau, các doanh nghiệp thường sử dụng các công cụ như hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ hay séc... Những loại giấy tờ này, nếu còn giá trị, đều có thể chuyển nhượng lại. Lâu nay, các doanh nghiệp và ngân hàng đều đã sử dụng hối phiếu trong thanh toán xuất nhập khẩu và vay nợ nước ngoài. Tất cả các giao dịch này đều thực hiện theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, trong thanh toán nội địa, các doanh nghiệp chưa sử dụng thương phiếu như là công cụ thanh toán phổ biến. Ngân hàng thương mại cũng chưa đủ điều kiện để cấp tín dụng cho doanh nghiệp dưới các hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu. Trong khi đó, mua bán chịu giữa các doanh nghiệp, bán hàng gối đầu giữa nhà sản xuất và đại lý, giữa các tiểu thương ở chợ đầu mối là nhu cầu thực tế. Ở Việt Nam hiện nay theo thống kê có tới 80,5% số doanh nghiệp huy động vốn từ các nguồn mua bán chịu, sử dụng vốn của đối tác. Tuy nhiên, những giao dịch đó chỉ được ghi lại một cách đơn giản trên sổ nợ của người bán; ngay cả khi mua bán trả chậm, các bên cũng chỉ lập văn bản thỏa thuận với nội dung đơn giản về thời gian và số tiền trả chậm. Vì vậy, các khoản nợ đã không được xác nhận về mặt pháp lý và khó chứng minhkhi nảy sinh tranh chấp; dẫn đến nguy cơ nợ nần dây dưa, thậm chí mất trắng tiền tỷ của các tiểu thương ở chợ đầu mối... Mặc dù quan hệ tín dụng thương mại mua bán chịu giữa các doanh nghiệp, tiểu thương đã tồn tại như một quan hệ thực tế khách quan trong nền kinh tế Việt Nam, nhưng phải tới ngày 1/7/2006, với việc Luật các công cụ chuyển nhượng có hiệu lực, quan hệ này mới chính thức được pháp luật thừa nhận. Đây được xem như một động lực thúc đẩy sự phát triển thị trường mua bán nợ nói riêng và thị trường tiền tệ nói chung. 1.2.2. Thực trạng về tín dụng ngân hàng. Tín dụng ngân hàng là hình thức huy động vốn chủ yếu của các doanh nghiệp nước ta. Các Tổ chức Tín dụng, đặc biệt là các Tổ chức Tín dụng nhà nước hoạt động chủ yếu vẫn là huy động và cho vay với các hình thức tín dụng truyền thống, chiếm 75 - 80% thị phần cũng như tài sản của toàn hệ thống ngân hàng. Hiện nay nền kinh tế nước ta đang phát triển lên một cấp độ mới, nền kinh tế hội nhập. Điều đó đang đặt ra cho các chủ thể kinh doanh của nền kinh tế phải đối mặt với những thách thức mới. Đó là làm thế nào để có thể tồn tại, đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh như vậy, hoạt động tín dụng ngân hàng nổi lên như một mắt xích trọng yếu trong hoạt động của nền kinh tế hiện đại, tín dụng ngân hàng có một vai trò cực kỳ quan trọng, với vị trí là trung gian tài chính của nền kinh tế, thông qua các nguồn lực xã hội được phân bổ sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả. Thông qua việc cung ứng nguồn vốn, tín dụng ngân hàng có tác động rất lớn tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt đang lúc chúng ta đẩy nhanh quá trình sắp xếp lại và cổ phần hoá các DNNN thì vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng lại càng quan trọng hơn, nhất là trong bối cảnh hiện tại khu mà vốn của ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của DNNN, có trường hợp vốn tín dụng ngân hàng chiếm tới 80% tài sản của doanh nghiệp. Vì thế hoạt động tín dụng ngân hàng lại càng quan trọng hơn trong việc phân bổ lại các nguồn lực nhằm lành mạnh và tối ưu hoá các hoạt động kinh tế của loại hình doanh nghiệp này. Theo đó, cần tích cực cung ứng vốn tín dụng cho ngành nghề, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế như các ngành: thuỷ sản, may mặc và da giày. Kiên quyết không cung ứng và thu hồi vốn tín dụng đối với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nợ nần dây dưa, mất uy tín trên thương trường, hạn chế đầu tư đối với các ngành mà có sản phẩm khó có thể cạnh tranh trên thị trường, đó cũng là một trong những biện pháp quan trọng để sử dụng tối ưu hoá nguồn lực xã hội. Do đó trong thời gian tới cần tăng tỷ trọng vốn tín dụng trung, dài hạn trong hoạt động đầu tư. Lẽ ra việc đầu tư vốn trung dài hạn cần được huy động từ thị trường chứng khoán, nhưng hiện tại hoạt động của thị trường này còn quá non yếu chưa đáp ứng được các bước phát triển của nền kinh tế. Việc Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được nâng tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn để đầu tư trung, dài hạn từ 25% đến 30% đang là những bước đi tích cực, điều này sẽ tạo nhiều thuận và trang bị công nghệ hiện đại.Hơn nữa, các ngân hàng thương mại cần có quan hệ tín dụng thực sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh, mà cụ thể là các DNNN và các doanh nghiệp dân doanh, vì theo ước tính những năm gần đây có đến 80% vốn tín dụng được đầu tư vào DNNN và chỉ có 20% vốn tín dụng được đầu tư vào các doanh nghiệp dân doanh trong khi đó khu vực dân doanh đóng góp tới 42% GDP của cả nước. Nếu ở thời điểm cuối năm 2005 dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước (cả Trung ương và địa phương) của hệ thống ngân hàng Hà Nội là 42.170 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 47,6%/tổng dư nợ thì đến nay số dư này còn khoảng 41.500 tỷ đồng và chỉ chiếm tỷ trọng khoảng gần 41%/ tổng dư nợ. Trong báo cáo đánh giá hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2006, hầu hết các ngân hàng thương mại đều nêu đối tượng khách hàng được quan tâm hiện nay của họ là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa và nhu cầu vay của người dân... Không có ngân hàng nào đặt ưu tiên tín dụng vào doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian này. Đây là một điểm đáng chú ý nếu như chúng ta nhớ rằng chỉ cách đây một vài năm, doanh nghiệp Nhà nước vẫn là đối tượng khách hàng cạnh tranh của các ngân hàng. Lúc đó dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước chiếm đến 70%-80% tổng dư nợ cho vay của các chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước nhưng từ năm 2004 đến nay tình hình đã khác.Ước tính 80% lượng vốn cung ứng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là từ kênh ngân hàng. Nhưng theo định hướng của Chính phủ, đến năm 2010, cả nước sẽ có 500.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Đi cùng với con số này là một lượng vốn lớn cần được đáp ứng. Trong hai năm gần đây, số vốn mà các ngân hàng thương mại cho các DNVVN vay chiếm bình quân 40% tổng dư nợ. Theo đại diện các ngân hàng, đây là tỷ lệ cao nhất từ trước tới nay; thậm chí có những trường hợp chiếm từ 50 – 60% tổng dư nợ như Ngân hàng Công thương Việt Nam. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng tín dụng dành cho khối DNVVN trong những năm gần đây cũng đã cho thấy những tín hiệu khả quan: năm 2003 là 37,1%, năm 2004 là 20,18% và năm 2005 ước tính là 22%. Tuy nhiên, trong một điều tra về thực trạng DNVVN do Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch Đầu tư) công bố mới đây lại cho thấy chỉ có 32,38% số doanh nghiệp cho biết có khả năng tiếp cận được các nguồn vốn Nhà nước (chủ yếu là từ các ngân hàng thương mại), 35,24% doanh nghiệp khó tiếp cận và 32,38% số doanh nghiệp không tiếp cận được. Như vậy, khả năng tiếp cận vốn ngân hàng thương mại của các DNVVN vẫn còn nhiều hạn chế. 1.2.3. Thực trạng về Tín dụng thuê mua. Nghiệp vụ cho thuê tài chính (CTTC) ở Việt Nam được NHNN áp dụng thí điểm bởi quyết định số 14/QĐ-NH5 từ ngày 17-5-1995. Đến ngày 9-10-1995 chính phủ ban hành nghị định 64/CP "Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty CTTC ở Việt Nam". Ngày 9-2-1996, Thống đốc NHNNVN có thông tư 03/TT-NH5 hướng dẫn thực hiện quy chế tạm thời về tổ chức hoạt động của công ty CTTC. Ngày 02-5-2001, Chính phủ ban hành nghị định 16/NĐ-CP về tổ chức hoạt động của công ty CTTC. Công ty cho thuê tài chính đầu tiên ở VN là công ty CTTC quốc tế VN VILC (Vietnam International Leasing Company) được thành lập ngày 28-10-1996 theo giấy phép số 01/GP-CTCTTC với số vốn điều lệ là 5 triệu USD. Đến nay ở VN có 9 công ty CTTC, tất cả đều thuộc ngân hàng. Đến cuối năm 1999, tổng số vốn điều lệ của 8 công ty (lúc đó công ty CTTC của ngân hàng Đầu tư chưa tách ra làm 2 công ty) là 494 tỉ VND, năm 2003 đã tăng lên 785,6 tỉ VND (vốn điều lệ của công ty thuộc tổ chức tín dụng là 50 tỷ VND). Đó là các công ty; 1. Công ty CTTC ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn 1 (1998). 2. Công ty CTTC ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn 2 (1998). 3. Công ty CTTC ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 1 4. Công ty CTTC ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 2 5. Công ty CTTC ngân hàng Công thương Việt Nam (1998). 6. Công ty CTTC ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (1998). 7. Công ty CTTC Quốc tế Việt Nam VILC. 8. Công ty CTTC ANZ V-TRAC. 9. Công ty CTTC Kexim Việt Nam. Trong đó 6 công ty đầu tiên là các công ty trực thuộc tổ chức tín dụng, 100% vốn trong nước. Công ty thứ 7 là công ty liên doanh (giữa 5 bên : ngân hàng công thươnng Việt Nam, công ty tài chính KDB (Hàn Quốc), ngân hàng AoZora (Nhật bản), công ty tài chính IFC thuộc ngân hàng thế giới, ngân hàng Natexi banques populairé (Pháp). 2 công ty thứ 8 và 9 là 2 công ty CTTC 100% vốn nước ngoài. Khách hàng của công ty CTTC nước ngoài là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, con khách hàng của công CTTC trong nước là các doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiêm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân. Tỉ lệ vốn đầu tư vào doanh nghiệp quốc doanh chiếm khoảng 74% tổng Dư nợ. Đến tháng 9/2004 tổng dư nợ CTTC đã đạt 5.872.400 triệu VNĐ tăng 36% so với năm 2003.Theo đánh giá của Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước thì từ khi ra đời đến nay, các công ty CTTC đã phát triển nhanh chóng cả về quy mô và mạng lưới hoạt động. Cụ thể: đã thực hiện được nhiều nghiệp vụ cho thuê khác nhau, đa dạng hoá các tài sản cho thuê, phương thức cho thuê và đối tượng khách hàng. Trong 8 năm, các công ty CTTC đã từng bước phát huy được vai trò quan trọng là hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến kỹ thuật. Không chỉ có thế, tỷ lệ dư nợ quá hạn của các công ty CTTC thấp hơn nhiều so với các ngân hàng, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Dư nợ CTTC gia tăng mạnh trong khoảng thời gian 1999-2004. Tỷ trọng dư nợ CTTC trong tổng tài sản chiếm đa số và tăng liên tục từ 65% năm 1999 lên 91% năm 2004. Do đó, vị trí các công ty CTTC ngày càng quan trọng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. 1.2.4. Huy động vốn từ việc phát hành trái phiếu công ty. Nhìn chung thị trường trái phiếu doanh nghiệp nước ta hiện nay chưa phát triển. Tổ chức phát hành chủ yếu mới chỉ là các ngân hàng thương mại. Số doanh nghiệp phát hành trái phiếu rất ít, tập trung ở những doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn. Đến hết tháng 5/2005, dư nợ trái phiếu là 1071,9 tỉ đồng, chiếm khoảng 9% GDP.Thêm vào đó khung pháp lý quản ly việc phát hành trái phiếu còn thiếu toàn diện, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc huy động vốn. Nghị định 144/2003/NDCP tuy đã được ban hành từ năm 2003 nhưng cho đến nay vẫn chưa thực sự được áp dụng nhiều vào thực tế do: Tiêu chuẩn các định việc phát hành trái phiếu ra công chúng tuy đã được định lượng nhưng khó vận dụng và không phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam, khả năng phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bị hạn chế do việc phát hành trái phiếu phải bắt buộc thực hiện theo phương thức bảo lãnh phát hành thông qua các công ty chứng khoán, trong khi mức bảo lãnh phát hành của các công ty chứng khoán lại bị giới hạn... Mới đây, chính phủ vừa ban hành Nghị định 52/2006/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã mở ra một kênh mới để huy động vốn cho doanh nghiệp. Về phương diện chính sách, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mới được Quốc hội thông qua năm 2005 đã cho phép các doanh nghiệp được phát hành trái phiếu để huy động vốn từ thị trường. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta mới chỉ có quy định về việc phát hành trái phiếu ra công chúng. Vì vậy, việc ra đời của Nghị định 52/2006/NĐ-CP là một bước kiện toàn về hệ thống chính sách quản lý của Nhà nước, đảm bảo cho hệ thống chính sách toàn diện hơn, hoạt động của các doanh nghiệp được thực hiện công khai, minh bạch hơn. Vừa qua, được phép của NHNN Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) phát hành trái phiếu dài hạn với tên gọi trái phiếu Agribank với 2 thời hạn ban đầu là 10 năm và 15 năm. Thời hạn phát hành trái phiếu Agribank tối đa 60 ngày. Ngày phát hành trái phiếu: 10/10/2006, ngày đến hạn thanh toán lãi trái phiếu là ngày 10/10 hàng năm. Trái phiếu Agribank được phát hành bằng Đồng Việt Nam (VNĐ) với khối lượng 3.000 tỷ VNĐ qua hình thức ghi sổ. Việc phát hành trái phiếu Agribank 2006 là bước đi đúng hướng của Agribank nhằm đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, tăng thêm nguồn vốn dài hạn đầu tư cho các dự án phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và tăng cường năng lực tài chính của mình. 2. Những thành tựu đạt được. Mức vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp ngày một tăng. Năm 2000 tổng số vốn sản xuất bình quân mới là 998423 tỉ đồng, đến năm 2006 con số này đã là 3035416 tỉ đồng, nhưng trên thực tế thì con số này cao hơn số vốn đăng ký ở cùng thời kỳ và doanh nghiệp tư nhân trong nước là nhà đầu tư chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn. Như ở Lào Cai, trong khi vốn đăng ký kinh doanh năm 2002 chỉ khoảng 93 tỷ, thì vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp là 422 tỷ. ở các địa phương khác, cũng tương tự. Qua 6 năm thi hành Luật Doanh nghiệp, đã có 160.752 doanh nghiệp được thành lập, huy động 321,25 ngàn tỷ đồng vốn đăng ký ban đầu. Đồng thời, các doanh nghiệp đang hoạt động cũng đã đăng ký bổ sung 103,47 ngàn tỷ đồng vốn. Trong đó riêng năm 2005, số vốn đăng ký bổ sung này là 38,34 ngàn tỷ đồng Bước đầu đã thu hút được vốn từ việc phát hành cổ phiếu & phát hành trái phiếu công ty. Chính phủ đã ban hành những quy định rõ ràng hơn về việc phát hành cổ phiếu & trái phiếu của doanh nghiệp. Luật Chứng khoán được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ 1/1/2007 sẽ tạo khung hành lang pháp lý thuận lợi cho việc phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp. Như Nghị định 52/2006/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã mở ra một kênh mới để huy động vốn cho doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp trực tiếp tham gia huy động vốn trên thị trường để phục vụ mục tiêu đầu tư phát triển của doanh nghiệp, kể cả mục tiêu tăng quy mô vốn tự có. Tín dụng ngân hàng vẫn là hình thức huy động vốn chủ yếu của các doanh nghiệp nước ta. Hoạt động chủ yếu của các Tổ chức Tín dụng vẫn là huy động và cho vay với các hình thức tín dụng truyền thống, chiếm 75 - 80% thị phần cũng như tài sản của toàn hệ thống ngân hàng. Một số ngân hàng có chiến lược rõ ràng hướng về khu vực DN vừa & nhỏ, mỗi ngân hàng đã dành một lượng vốn nhất định để cho khu vực doanh nghiệp này vay. Một số ngân hàng cũng đang thay đổi chế độ cho vay đối với DN vừa & nhỏ, có sự linh hoạt hơn, thích hợp hơn với cơ chế thị trường. Trong hai năm gần đây, số vốn mà các ngân hàng thương mại cho các DN vừa & nhỏ vay chiếm bình quân 40% tổng dư nợ. Theo đại diện các ngân hàng, đây là tỷ lệ cao nhất từ trước tới nay; thậm chí có những trường hợp chiếm từ 50 – 60% tổng dư nợ như Ngân hàng Công thương Việt Nam. Tính đến nay với hơn chục công ty cho thuê tài chính, trên 500 nhân viên chuyên nghiệp, vốn tự có trên 900 tỷ đồng và vốn đầu tư trên 3.000 tỷ đồng, hoạt động cho thuê tài chính đã đảm bảo nộp ngân sách, có lãi và góp phần hỗ trợ tích cực trong việc cung cấp các giải pháp tài chính cho DN, đặc biệt là khu vực DN vừa và nhỏ. Mặc dù ra đời chưa lâu nhưng hoạt động CTTC của chúng ta đã có những bước phát triển đáng kể. CTTC thực sự là một kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng được đánh giá là khá hữu hiệu tạo điều kiện thu hút vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, nhất là đối với các DN vừa và nhỏ. Quy mô hoạt động kinh doanh CTTC phát triển khá nhanh và tăng trưởng vượt bậc qua các năm. Có một điều rất đáng khuyến khích là trong hoạt động kinh doanh của mình các công ty CTTC thường không có sự phân biệt đối xử với các thành phần kinh tế khác nhau, đối tượng CTTC chủ yếu là các DN ngoài quốc doanh; các DN đi thuê còn được hưởng lợi ích từ các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến; được hưởng các dịch vụ tư vấn miễn phí và những thông tin cần thiết khác từ những nhà cung cấp dịch vụ. 3. Những tồn tại và nguyên nhân. Mặc dù có tiến bộ về tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu và hiệu quả sản xuất kinh doanh ở một số mặt được nâng lên, song so với yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2010 và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế, thì doanh nghiệp nước ta bộc lộ nhiều yếu kém bất cập. Khoảng 90% trong số các doanh nghiệp hiện hữu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn bình quân của 1 doanh nghiệp chưa tới 10 tỷ đồng. Tổng số vốn điều lệ của 230.000 doanh nghiệp chỉ có khoảng 250.000 tỷ đồng, tương đương với khoảng 15,5 tỷ USD- tức chỉ tương đuơng với số vốn của một tập đoàn đa quốc gia cỡ trung bình trên thế giới - như một số chuyên gia kinh tế đã đánh giá. Thị trường chứng khoán ở Việt Nam lại chưa phát triển, chưa trở thành kênh huy động vốn dài hạn cho đầu tư phát triển, vẫn chưa là kênh thu hút vốn chính , sở dĩ có điều này bởi vì vẫn có một số công ty vấn chưa thấy được hết tầm quan trọng của việc kênh thu hút vốn này. Nghịch lý ở Việt Nam là: Quyền lợi đem lại cho công ty CP khi niêm yết kém quyền lợi mà họ mất đi khi tham gia niêm yết. Đó là khi không tham gia niêm yết không cần kiểm toán hàng năm, không tốn phí kiểm toán, không cân công bố thông tin,dễ trốn thuế hơn... Tuy nhiên những cái gọi là "ưu điểm" khi không tham gia niêm yết chỉ có thể có trong thời điểm giao thời, lúc tranh tối tranh sáng. Thực ra những lợi ích này hoàn toàn không bền vững khi nhà nước có các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn.Nhà đầu tư thiếu thông tin. Giao dịch chứng khoán qua internet chưa phát triển. Giao dịch chứng khoán qua mạng Internet là 1 hình thức phổ biến trên thế giới hiện nay. Ở nước ta, hình thức này đã xuất hiện nhưng còn rất mới mẻ với công chúng và nhà đầu tư. Sau gần 5 năm đi vào hoạt động, TTCK Việt Nam đã thu hút hơn 20.000 tài khoản đăng ký của các nhà đầu tư là cá nhân và tổ chức tham gia giao dịch chứng khoán. Hầu hết trong số đó là các nhà đầu tư tập trung ở TP.HCM và Hà Nội. Thông thường nhà đầu tư muốn mua bán chứng khoán phải đích thân đến trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện, đại lý nhận lệnh của công ty chứng khoán mà mình mở tài khoản, ghi lệnh và chuyển cho nhân viên của công ty chứng khoán tại đó.Doanh nghiệp chưa có phương tiện hiệu quả truyền tải thông tin đến các nhà đầu tư. Thực tế là đa số các công ty niêm yết chưa sử dụng website làm công cụ của riêng mình để truyền tải thông tin đến cấc nhà đầu tư. Thông tin chưa được lưu trữ, thống kê, sắp xếp có hệ thống đẻ phục vụ cho mọi đối tượng đầu tư. Nguyên nhân của tình trạng này là do: Các quy định pháp lý chưa được cải thiện, nội dung bắt buộc công bố chưa bao hàm hết các vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm, các công ty niêm yết chưa chú trọng tới khâu thông tin và quan hệ với nhà đầu tư. Thực trạng này gây ra hậu qua là: + Các nhà đầu tư mới rất khó khăn trong việc tìm hiểu về doanh nghiệp vì rất mất thời gian trong việc thu thập thông tin. + Hiện nay các trang web về chứng khoán còn thiếu trầm trọng tin tức bằng Tiếng Anh. Vì vậy rất hạn chế cho các nhà đầu tư nước ngoài nào muốn có cơ hội tiếp cận được các nguồn thông tin.Việc phát hành chứng khoán ra thị trường nước ngoài đang ở giai đoạn thử nghiệm. Mới chỉ có 1 số công ty "có ý định" đưa cổ phiếu của mình ra niêm yết ở thị trường nước ngoài. Bởi trong điều kiện các chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn còn quá nhiều cách biệt với chuẩn mực kế toán thế giới, muốn niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ở các nước khu vực và xa hơn nữa là TTCK toàn cầu, buộc lòng các doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển đổi các báo cáo tài chính và hàng loạt các báo cáo quản trị nội bộ khác theo yêu cầu của từng thị trường. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam không có đủ nguồn nhân lực để chuẩn bị các báo cáo theo những chuẩn mực quốc tế, còn nếu thuê các công ty tư vấn thì lại phải gánh chịu 1 khoản chi phí hết sức nặng nề.Vẫn còn tồn tại sự bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế: giữa DNNN và DN phi nhà nước thì DNNN dễ vay Ngân hàng hơn. Về mặt quan điểm và nhận thức, Đại hội Đảng lần IX đã khẳng định thành phần kinh tế tư nhân được tồn tại và phát triển lâu dài. Trong thực tế, quan điểm này chưa được thực hiện một cách nghiêm túc. Điều này thể hiện ở chỗ trong công việc hàng ngày người ta vẫn còn phân biệt đối xử đối với khu vực kinh tế tư nhân, vẫn có cái nhìn không thiện cảm đối với khu vực này. Người ta vẫn ưu tiên cho khu vực kinh tế nhà nước từ lĩnh vực kinh doanh, tài chính cho đến tín dụng, ngân hàng và các vấn đề khác. Trong kinh doanh, còn nhiều lĩnh vực kinh tế tư nhân không được làm như kinh tế nhà nước. Về vốn, việc tiếp cận đến các nguồn vốn của khu vực tư nhân còn nhiều khó khăn, nhất là vốn vay ưu đãi. Khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn hạn chế, mà nguyên nhân có từ 2 phía: các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thiếu các điều kiện vay vốn, các Tổ chức Tín dụng lo sợ vấn đề an toàn vốn vay. Do đó, việc phân bổ tín dụng vẫn được xem còn nhiều ưu tiên hơn cho các doanh nghiệp nhà nước, nhất là tập trung nhiều vốn cho một số tổng công ty 90, 91. Cơ cấu nguồn vốn cũng như cơ cấu đầu tư chưa phù hợp và đáp ứng yêu cầu đầu tư trung dài hạn cho các công trình hạ tầng cơ sở có tính chất nền tảng cho CNH, HĐH, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Hiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm lực tài chính nhỏ bé. Bình quân số vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ là 1.800 triệu đồng. Bên cạnh đó, việc tiếp cận với các nguồn tài chính từ các tổ chức tín dụng của các doanh nghiệp tuy đã được cải thiện nhưng còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay được vốn ngân hàng chỉ khoảng 57% nhưng lượng vốn vay không nhiều và thời gian cũng như thủ tục vay vốn còn phức tạp. Không chỉ với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với các doanh nghiệp lớn cũng khó khăn không kém, nhất là vay dưới hình thức bảo đảm nợ vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay.Định giá tài sản của doanh nghiệp chưa tốt. Tài sản của doanh nghiệp thường bị định giá thấp hơn giá thực tế, Doanh nghiệp vay được ít hơn và ảnh hưởng đến các quyết định của doanh nghiệp. Các Doanh nghiệp cần vốn nhưng không đủ điều kiện vay vốn khó có thể tiếp cận được với nguồn vốn này. Một số giải pháp đối với Doanh nghiệp để có thể vay được vốn Ngân hàng nhiều hơn: Doanh nghiệp phải tạo uy tín với Ngân hàng: thanh toán nợ đúng hẹn, lập các báo cáo tài chính đầy đủ… Doanh nghiệp cần có những dự án kinh doanh hiệu quả để Ngân hàng dễ cho vay hơn, và có thể được số vốn như mong muốn. Nhà nước cần hoàn thiện cơ sở pháp lý để: + Tạo sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, tạo cho khu vực KTTN (trong đó có các doanh nghiệp) được bình đẳng trong việc tiếp cận vốn, bình đẳng về lãi suất (trong đó có ưu đãi cho diện chính sách xã hội). + Tạo cơ sở pháp lý để khu vực KTTN đảm bảo các điều kiện vay vốn ngân hàng và trên cơ sở đó ngân hàng yên tâm cho vay vốn. + Tiến hành sắp xếp lại để các đơn vị thuộc khu vực KTTN, trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ lành mạnh về tổ chức, về tài chính, đủ điều kiện về hạch toán kế toán, thống kê. Thực hiện tốt việc kiểm soát nội bộ, tiến tới thực hiện kiểm toán độc lập theo định kỳ... qua đó tạo sự minh bạch với xã hội và lòng tin đối với ngân hàng và nhà đầu tư. + Có biện pháp giảm thiểu tối đa tình trạng hình sự hóa quan hệ tín dụng sẽ là điều kiện để các ngân hàng tăng cường cho các đối tượng của KTTN vay vốn có thế chấp hoặc tín chấp. + Cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa thủ tục để các đối tượng có thể vay vốn một cách nhanh chóng, kịp thời triển khai các phương án hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, cần tăng cường các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, tư vấn cho KTTN. + Thúc đẩy nhanh việc triển khai hoạt động các quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. + Hoàn thiện chính sách kế toán, kiểm toán như: xây dựng chuẩn mực kế toán doanh nghiệp Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế; bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện Chế độ kế toán đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ... + Việc dỡ bỏ những vướng mắc giữa ngân hàng và Doanh nghiệp, khai thông thế bế tắc của tình trạng “đơn vị thiếu vốn, trong khi ngân hàng không cho vay được” sẽ là một yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển, đóng góp nhiều hơn nữa vào công cuộc CNH - HĐH của đất nước.Theo đánh giá chung hoạt động cho thuê tài chính (CTTC) trong thời gian qua đã dần mở rộng quy mô đối tượng cho thuê và thành phần khách hàng tham gia, doanh số cho thuê ngày một tăng cao, chất lượng hoạt động CTTC tương đối tốt, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức cho phép, lợi nhuận năm sau tăng hơn năm trước... Tuy nhiên, các công ty CTTC hiện nay nguồn vốn huy động còn ít, hoạt động còn rải rác chủ yếu là ở HN và TPHCM. Thêm nữa, thị trường mua bán máy móc, thiết bị cũ chưa phát triển cũng chưa tạo được điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động thuê tài chính ở Việt Nam. Bên cạnh những kết quả đã đạt được hoạt động CTTC ở Việt Nam hiện nay còn tồn tại một số vấn đề sau: + Thứ nhất là việc quy định nguồn vốn huy động còn có những bất cập. Theo đó pháp luật Việt Nam quy định số vốn đầu tư cho các DN đi vay không được vượt quá 30% vốn điều lệ của công ty. Trên thực tế những quy định này đang gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của các công ty CTTC. Bởi vì với quy định như trên phần lớn việc đầu tư chỉ dừng lại ở các DN có quy mô vừa và nhỏ. Việc huy động được nguồn vốn cũng như khả năng tích luỹ của các công ty CTTC là rất khó khăn trong khi đó việc phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn gần như không thực hiện được vì phải có sự đồng ý của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). + Thứ hai, hoạt động CTTC của chúng ta hiện nay còn phát triển khá manh mún chưa có định hướng chiến lược phát triển trong tương lai, trong đó vấn đề nhu cầu thị trường chưa được tập trung nghiên cứu làm ảnh hưởng đến chính sách huy động vốn. Không những thế hoạt động thuê mua ở Việt Nam cho đến nay còn khá đơn điệu, lãi suất chưa thực sự hấp dẫn và phần lớn các công ty CTTC đều chưa thành lập được hệ thống các chi nhánh. Điều đó cũng giải thích tại sao tuy ra đời từ khoảng năm 1997 nhưng đến nay cả nước mới chỉ có 9 công ty CTTC. + Thứ ba, phải kể đến hạn chế rất phổ biến hiện nay đó là các công ty CTTC chưa thiếtlập được một mối quan hệ sâu rộng đến các cơ sở cung ứng máy móc, thiết bị...Và đội ngũ cán bộ của công ty còn thiếu những chuyên gia giỏi nắm vững những khoa học công nghệ mới tiên tiến, điều này sẽ làm công ty mất đi tính chủ động khi tham gia thị trường. + Thứ tư, việc phân biệt giữa giao dịch CTTC và các giao dịch cho thuê thông thường khác (cho thuê vận hành) chưa thật sự rõ ràng. Hoạt động CTTC là hình thức tín dụng trung và dài hạn thông qua hợp đồng CTTC, còn hợp đồng cho thuê vận hành là hình thức tín dụng ngắn hạn thông qua hợp đồng cho thuê tài sản. Nếu hợp đồng cho thuê tài sản nào không đáp ứng được yêu cầu của CTTC thì được xem là hợp đồng cho thuê vận hành. (Theo quy định của quốc tế và Mục 6- "Thuê tài sản" của Chuẩn mực kế toán Việt Nam). Với quy định như vậy hợp đồng cho thuê vận hành của các công ty CTTC chịu sự quản lý của NHNN còn có rất nhiều các DN khác cho thuê vận hành tài sản có giá trị rất lớn nhưng lại không chịu sự quản lý như trên. + Thứ năm, vấn đề quyền được thu hồi tài sản khi bên thuê vi phạm hợp đồng cũng là một trong những vấn đề gây nhiều bàn cãi. Trên thực tế quyền này gần như không thể thực hiện được vì bên thuê thường không chịu giao tài sản, nếu không có sự hỗ trợ của các cơ quan thi hành pháp luật. Việc bán tài sản cho bên thứ ba lại phải được sự đồng ý của Bộ Thương mại và như vậy nảy sinh vấn đề truy thu thuế nhập khẩu? Liệu có nghịch lý không khi mà chủ sở hữu lại không có quyền định đoạt đối với tài sản của mình? + Một vấn đề nữa thường được nhắc đến hiện nay chính là vấn đề quáng cáo, tuyên truyền cho các công ty CTTC. Có thể nói mặc dù đã xuất hiện ở Việt Nam từ khoảng năm 1997 đến nay nhưng nhìn chung các công ty CTTC còn khá mới mẻ ở thị trường Việt Nam. Trên thị trường Việt Nam hiện nay rất nhiều DN cần vốn để đổi mới công nghệ, mua sắm máy móc thiết bị...nhưng thay vì đến các công ty tài chính để tìm sự giúp đỡ thì các DN này lại tìm đến ngân hàng để vay vốn mặc dù ở đây thủ tục rất chặt chẽ và điều kiện để được vay vốn khó hơn rất nhiều. Thực trạng trên một mặt là do thói quen khó thay đổi của các DN ở Việt Nam nhưng một phần quan trọng là do hoạt động kinh doanh CTTC chưa được tuyên truyền phổ biến và quảng cáo rộng rãi ở Việt Nam. Đặc biệt pháp luật Việt Nam hiện nay chỉ quy định đối tượng CTTC là các máy móc...và các động sản khác chứ chưa quy định đối tượng cho thuê là các bất động sản. Điều này trái với thông lệ quốc tế và nhu cầu của thị trường, vì thế chúng ta cần nhanh chóng nghiên cứu và điều chỉnh những quy định này.Để khắc phục những tồn tại trên bên cạnh việc đẩy mạnh việc tuyên truyền, quảng cáo thì quan trọng hơn chúng ta phải nhanh chóng hoàn thiện môi trường pháp lý để các công ty CTTC có thể tham gia thị trường liên ngân hàng, tiếp xúc với các nhà đầu tư nước ngoài, và sớm có những hoạt động thiết thực nhằm tiến tới thành lập Hiệp hội CTTC tại Việt Nam. CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐẾN 2020. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, em chỉ đề cập đến giải pháp huy động vốn trên thị trường trái phiếu. Thật vậy cho đến nay, trái phiếu đã hiện hữu ở Việt Nam với nhiều hình thức do nhiều chủ thể phát hành ra. Trong lịch sử, thị trường trái phiếu phát sinh từ trái phiếu Chính phủ, sau đó phát triển sang trái phiếu công ty. Quy luật này đã được Chính phủ vận dụng khi phát hành hơn 200 loại trái phiếu Chính phủ trong những năm qua và tiếp tục phát hành vào những năm tới. Vấn đề là cần tập trung hơn nữa vào việc phát hành trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị, trái phiếu ngoại tệ với khối lượng và chủng loại phong phú và sau đó là đảm bảo tính thanh khoản của chúng. Có nhiều cách tiếp cận và đề xuất về vấn đề này, em chỉ tập trung vào một số giải pháp chủ yếu nhất. Một là, về cơ bản, các phương thức phát hành trái phiếu của nền kinh tế thị trường đều đã xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, đi sâu vào các phương thức này vẫn còn nhiều vấn đề phải tiếp tục chỉnh sửa. Trong quy chế đấu thầu trái phiếu có quy định là sử dụng đấu thầu cạnh tranh và không cạnh tranh, song trên thực tế, Chính phủ thường sử dụng đấu thầu không cạnh tranh (sử dụng lãi suất chỉ đạo). Điều này làm cho lãi suất trúng thầu không phản ánh đúng lãi suất thị trường, mặt bằng lãi suất nói chung bị phá vỡ, tính chủ động của các tổ chức tín dụng tham gia dự thầu không được coi trọng. Vì vậy, Bộ Tài chính nên giảm sự can thiệp mang tính hành chính trên thị trường đấu thầu về mặt lãi suất để một phần khắc phục những điều bất hợp lý hiện nay, mặt khác là tạo ra thị trường tài chính thống nhất và gắn kết với nhau. Các phiên đấu thầu nên sử dụng chủ yếu là đấu thầu lãi suất.Các cơ quan hữu quan cũng nên xem lại quy định về đấu thầu và bảo lãnh phát hành cho phù hợp. Nếu như tham gia bảo lãnh phát hành, các định chế tài chính được thu phí bảo lãnh là 0,15% thì nhìn chung là họ thích thực hiện bảo lãnh hơn là đấu thầu trong những đợt phát hành trái phiếu cùng kỳ hạn có lãi suất tương đương. Nhìn vào doanh số phát hành trái phiếu Chính phủ qua đấu thầu và bảo lãnh những năm 2000 - 2004, ta có thể thấy rõ điều này (đấu thầu: 5.905 tỷ đồng, bảo lãnh: 18.903 tỷ đồng). Quy định này là không công bằng và phi kinh tế, trong khi đó, đấu thầu thường đảm bảo tính thị trường và minh bạch hơn. Riêng đối với trái phiếu công ty, Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 đã quy định một điều kiện phát hành là phải thực hiện thông qua bảo lãnh phát hành. Hai là, cần chú trọng phát triển vai trò tạo lập thị trường của các định chế tài chính (vai trò phân phối trái phiếu), bao gồm các NHTM nhà nước, một số NHTM cổ phần có vốn điều lệ lớn trong những năm gần đây, Ngoại trừ các công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành thì phát hành trái phiếu là một nghiệp vụ kinh doanh đối với các định chế tài chính khác mà họ rất nên chú trọng phát triển trong chiến lược kinh doanh cũng như trong quản trị công ty thường xuyên của mình. Nên chăng có kế hoạch xây dựng hệ thống các nhà phân phối và kinh doanh trái phiếu nói riêng và chứng khoán nói chung, ràng buộc họ trong những nghĩa vụ xã hội và kinh tế. Tuy các trung gian tài chính ở Việt Nam hiện còn ít và yếu về vốn cũng như về năng lực (các NHTM có vốn tự có bình quân chưa đạt 8% như các nước trong khu vực, các công ty chứng khoán có vốn điều lệ nhỏ và tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn) nhưng họ chính là hạt nhân của thị trường tài chính. Để làm được điều này, bản thân các trung gian tài chính này phải đạt tới trình độ quản trị cao, trong đó có quản trị rủi ro, quản trị vốn khả dụng và thanh khoản. Ba là, điều băn khoăn hiện nay là trái phiếu công ty hầu như rất ít trên thị trường, nếu không kể đến trái phiếu của các tổ chức tín dụng. Các NHTM cổ phần cũng không mặn mà với việc phát hành trái phiếu ngân hàng dài hạn. Các doanh nghiệp thường vay vốn ngân hàng để đáp ứng nhu cầu về vốn nhanh hơn, thủ tục đơn giản hơn là phát hành trái phiếu, áp lực xã hội ít hơn đối với doanh nghiệp Bốn là, phát triển thị trường trái phiếu theo hướng xây dựng đường cong lãi suất chuẩn để làm cơ sở lãi suất cho các thị trường tài chính khác bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ với nhiều kỳ hạn khác nhau, trước hết là ngắn hạn (tức là tín phiếu kho bạc) với các kỳ hạn ngắn như 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng... Khi đó, đường cong lãi suất được xây dựng trên giao điểm của các kỳ hạn và lãi suất tương ứng. Mức lãi suất chuẩn này cộng với các chi phí khác của các kỳ hạn khác khi vay vốn sẽ tạo ra lãi suất vay vốn trên thị trường tín dụng, tái cấp vốn. Như vậy, lãi suất trái phiếu Chính phủ là lãi suất nền cho các loại trái phiếu khác. Năm là, xây dựng thị trường phi tập trung. Sáu là, phát triển các nhà đầu tư có tổ chức - người đem lại sức sống to lớn và thường xuyên cho thị trường trái phiếu. Điều này có nghĩa là quá trình cải cách các NHTM nhà nước và phát triển các NHTM cổ phần phải gắn với mô hình ngân hàng đa năng thực sự, giảm tỷ trọng kinh doanh tín dụng hiện đang chiếm khoảng 70% trong tổng thu nhập của các NHTM và tăng tỷ trọng các dịch vụ ngân hàng lên khoảng 30%. Trong đó, các dịch vụ về chứng khoán phải được coi trọng đúng mức thông qua các công ty trực thuộc của ngân hàng. Việc phát triển các trung gian khác như các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty cho thuê tài chính… cần tiến hành theo đúng chiến lược xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2010 mà Chính phủ đã phê duyệt. Hiện nay, người ta cũng kỳ vọng nhiều vào các nhà đầu tư nước ngoài với tỷ lệ huy động vốn bằng VND đã được nâng lên tối đa 50%. Nếu có một kế hoạch lôi cuốn các tổ chức này vào kinh doanh trái phiếu ở một chừng mực nhất định thì thị trường này sẽ khởi sắc hơn rất nhiều. Tóm lại, trái phiếu là một hàng hoá phổ biến và không thể thiếu của thị trường chứng khoán và thị trường tài chính. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Những giải pháp trên đã tập trung vào những vấn đề nổi cộm nhất hiện nay cần tập trung giải quyết ở tầm vĩ mô. KẾT LUẬN Nền kinh tế đất nước đang từng bước hội nhập với kinh tế thế giới đem lại nhiều thời cơ cũng như thách thức cho các doanh nghiệp nước ta. Để tiếp tục phát triển và đứng vững, doanh nghiệp không những phải duy trì số vốn bỏ ra ban đầu mà còn phải tìm kiếm những khoản vốn bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau. Chính vì lẽ đó, huy động vốn trong doanh nghiệp luôn được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu. Thực hiện tốt huy động vốn là cũng đồng nghĩa với thành công trong xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý với chi phí thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cạnh tranh với các chủ thể kinh tế khác trên thương trường. Mặc dù em đã cố gắng hoàn thành đề án với tất cả khả năng của mình, tuy nhiên do thời gian và kiến thức có hạn, chắc chắn bài viết còn những khiếm khuyết, mong các thầy cô tận tình chỉ bảo, đóng góp ý kiến để đề án tiếp tục được hoàn thiện. TÀI LIỆU THAM KHẢO “Giáo trình Thị trường vốn” _ NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Chủ biên: TS Phạm Văn Hùng. “Tài chính Việt Nam 2001 – 2010” _ NXB Tài chính. Chủ biên: PGS.TS Đỗ Đức Minh. “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”_NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Chủ biên : PGS.TS Lưu Thị Hương PGS.TS Vũ Duy Hào Một số trang web mạng: www.hast.org.vn www.vietstock.com.vn www.bvsc.com.vn www.chungkhoan.24h.com.vn www.gso.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24981.doc