Đề án Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO

Thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và mở rộng sự hội nhập của Việt Nam trên trường quốc tế đã, đang và sẽ là mục tiêu phấn đấu của ngành, các cấp cũng như mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam. Với vị thế của một ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế nước nhà, ngành dệt may Việt Nam đang không ngừng đẩy mạnh xuất khẩu, tích cực tham gia vào quá trình tạo và tích luỹ vốn cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Để làm được điều này, các doanh nghiệp Việt Nam phải phấn đấu rất nhiều, từ việc đổi mới công nghệ, trang thiết bị, quản lý, nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm cho đến phương thức tiếp cận thị trường. Đặc biệt là khi thời điểm 1/1/2005 sắp đến gần, dù Việt Nam có gia nhập hay chưa gia nhập WTO thì cạnh tranh vẫn còn, đó là do năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam.

doc107 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t khẩu. Cuối tháng 4 năm nay, phiên đàm phán thứ 8 của Việt Nam gia nhập WTO được diễn ra, với hy vọng đem lại kết quả khả quan để tạo bước đột phá cho Việt Nam có thể gia nhập WTO vào đầu năm 2005, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc cạnh tranh với hàng Trung Quốc cũng như các nước thành viên khác như Pakistan, Inđonêsia. Thứ ba: Việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế AFTA/CEFT sẽ làm hàng dệt may Việt Nam mất lợi thế bảo hộ tại thị trường nội địa. 2. Các nhân tố tác động 2.1. Mục tiêu phát triển của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 Ngày 4/9/1998 Chính phủ đã có quyết định 161/QĐ phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010. Bảng 3.1. Chỉ tiêu sản xuất và xuất khẩu đến năm 2010. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 2010 1- Sản xuất - Vải lụa TR. Mét 1330 2000 - SP dệt kim TR. SP 150 210 - SP mẫu (quy chuẩn) TR. SP 780 1200 2- Kim ngạch XK TR. USD 4600 8000 - Hàng dệt TR. USD 1200 2000 - Hàng may TR. USD 3600 6000 (Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010 - Bộ Công nghiệp) Đến năm 2010 là 2 tỷ mét vải các loại, dùng bông Việt Nam khoảng 60 - 70%, xuất khẩu khoảng 8 - 9 tỷ USD tăng 5 lần so với năm 2000, sản phẩm xuất khẩu bằng vải Việt Nam chiếm 60 - 70%, thoả mãn 30 - 50% nhu cầu bông cho sản xuất và theo dự kiến có thể sản xuất trên 100 ngàn tấn bông xơ, 8 - 10 ngàn tấn tơ tằm phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu. 2.2. Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO Hiện nay khối lượng buôn bán hàng dệt may chiếm 5,7% tổng trị giá xuất khẩu toàn thế giới khoảng 350 tỷ USD, trong đó 150 tỷ là hàng dệt, 200 tỷ USD là hàng may sẵn, trong những năm tới trị giá xuất khẩu hàng dệt may ngày càng có xu hướng tăng. Trong năm nay, với những thuận lợi như: EC đã thông báo chính thức áp dụng mức tăng hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam xuất vào EU theo hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa EU và Việt Nam (sửa đổi), lộ trình cắt giảm thuế của sợi bông, vải, may mặc vào EU, ASEAN, thuế nhập khẩu vải sẽ giảm dần theo các cam kết khi Việt Nam tham gia các sân chơi quốc tế (AFTA,WTO…) … mục tiêu 4,2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2004 là hoàn toàn trong tầm tay. Cùng với những nỗ lực đàm phán của Chính phủ, đặc biệt là phiên đàm phán thứ 8 sắp tới, Việt Nam rất có khả năng sẽ gia nhập WTO vào năm 2005. WTO sẽ trở thành sân thị trường chung bình đẳng cho tất cả các nước xuất khẩu dệt may chủ yếu. Với năng lực của mình các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hoàn toàn có thể thông qua “thị trường ngách” đó là nâng cao chất lượng sản phẩm để khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường, mục tiêu 4,6 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2005 và 8 - 9 tỷ vào năm 2010 là có thể thực hiện được. 2.3. Các nhân tố tác động Xu thế tự do hoá thương mại, toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế Khi tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế, các nước phải thực hiện một cơ chế mở, xoá bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan và phi thuế quan để cho hàng hoá được tự do lưu chuyển giữa các nước thúc đẩy mậu dịch quốc tế phát triển mạnh vì hàng rào thuế quan và phi thuế quan đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy, xu thế này đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế giới và tác động đến nền kinh tế toàn cầu. Một trong những mục đích của khu vực hoá và toàn cầu hoá là đạt tới tự do hoá thương mại và đầu tư để cho hàng hoá và vốn tự do lưu chuyển giữa các nước thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu phát triển . Ngày nay xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế đang phát triển mạnh mẽ không ngừng tạo ra những biến đổi sâu sắc trong nền kinh tế thế giới và thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế thương mại với nhau, thêm vào đó xu hướng tự do hoá thương mại đang lan rộng thì hoạt động hợp tác kinh tế - thương mại giữa các nước càng có môi trường thuận lợi để phát triển. Quá trình chuển dịch cơ cấu kinh tế "hướng về xuất khẩu" Đây là sự chuyển dịch với mục đích tạo ra nhiều sản phẩm và nhiều loại sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới nói chung. Sự chuyển dịch này sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho khoa học công nghệ phát triển, cho việc tăng nhanh năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, phục vụ tiêu dùng, đẩy mạnh xuất khẩu. Ngoài ra các doanh nghiệp có thể cải thiện được chất lượng, mẫu mã, cải tiến sản xuất, đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, nhằm khắc phục được những nhược điểm vốn có, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu khắt khe của thị trường. Chương trình đầu tư dài hạn a. Của ngành dệt may a1. Bông vải Bảng 3.2: Chỉ tiêu bông vải Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2010 Diện tích trồng bông công nghiệp 1000 ha 60.0 150.0 Sản lượng bông hạt 1000 tấn 84.0 270.0 Sản lượng bông xơ 1000 tấn 30.0 80.0 Đáp ứng yêu cầu của ngành dệt % 30.0 61.0 Tổng nhu cầu đầu tư 100 triệu USD. a2. Xây hai nhà máy sản xuất xơ, sợi polyester. Công suất mỗi nhà máy 30000 tấn một năm. Tổng vốn đầu tư 50 triệu USD a3. .Xây dựng 10 cụm công nghiệp dệt, mỗi cụm bao gồm: Nhà máy kéo sợi 20000 đến 30000 cọc 3200 tấn/năm, nhà máy dệt vải mộc cho áo sơ mi (vải nhẹ ) 10 triệu m/năm (khổ 1.6m), nhà máy dệt vải mộc cho quần tây (vải nặng) 10 triệu m /năm (khổ 1.6m), nhà máy nhuộm, hoàn tất cho vải bông T/O từ xơ 25 triệu m/năm (khổ 1.5m), nhà máy dệt , nhuộm hoàn tất, vải tổng hợp (Jacket ) 20 triệu m/năm (khổ 1.5m), nhà máy dệt kim, nhuộm, hoàn tất, may 1500 tấn/năm (6 triệu sản phẩm). Tổng vốn đầu tư cho mỗi cụm (kể cả nhà máy xử lý nước thải) ước tính 2100 tỷ đồng. a4. Nhà máy sản xuất vải không dệt và vải địa kỹ thuật 10 triệu mét vuông/năm. Tổng vốn đầu tư: 92 tỷ a5. Đầu tư cụm công nghiệp sản xuất phụ liệu may nhu cầu vốn 600 tỷ đồng a6. Phát triển cơ khí dệt may Giai đoạn 2001 - 2005: tập trung đầu tư hai công ty cơ khí dệt may phía Bắc và phía Nam để đủ năng lực sản xuất số lớn phụ tùng cho ngành, tiến tới lắp ráp một số máy ngành. Giai đoạn 2006 - 2010: tiếp tục đầu tư để có thể chế tạo một số máy ngành dệt cung cấp cho thị trường trong nước và một phần xuất khẩu. Nhu cầu vốn đầu tư : 750 tỷ đồng b. Nhu cầu vốn đầu tư cho ngành dệt may . Bảng 3.3: Nhu cầu vốn đầu tư (Đơn vị: tỷ đồng) Nhu cầu vốn đầu tư Toàn ngành 2001 - 2005 2006 - 2010 Tổng mức đầu tư 35000 30000 Vốn đầu tư mở rộng 23200 20000 Vốn đầu tư chiều sâu 11800 10000 (Nguồn: hiệp hội dệt may Việt Nam) c. Chương trình đầu tư của Vinatex c.1. Nhà máy sản xuất xơ Polyester (psf) Hải phòng công suất thiết kế 30000 tấn/năm. Hai cụm công nghiệp dệt may Phố Nối B ( tỉnh Hưng Yên) Bao gồm: Nhà máy kéo sợi 20000 - 30000 cọc: 3200 tấn/năm, nhà máy dệt vải mộc cho áo sơ mi (vải nhẹ, khổ 1.6m): 10 triệu m/năm, nhà máy dệt vải mộc cho quần tây (vải nặng khổ 1.6 m): 10 triệu m/năm, nhà máy nhuộm, hoàn tất vải bông, T/C (vải bông pha sợi tổng hợp): 25 triệu m/năm (khổ 1.5m), nhà máy dệt nhuộm hoàn tất vải tổng hợp: 20 triệu m/năm (khổ 1.5m cho áo Jacket), nhà máy dệt kim nhuộm, hoàn tất, may: 1500 tấn/năm khoảng 6 triệu sản phẩm quy chuẩn, nhà máy dệt nhuộm hoàn tất vải dennim: 10 triệu m/năm, nhà máy sản xuất phụ liệu cho ngành dệt may. c.2. Cụm công nghiệp dệt Phú Bài (tỉnh Thừa Thiên Huế) Nhà máy kéo sợi bông và T/C 7500 năm, nhà máy dệt kim, nhuộm, hoàn tất, may: 20000 tấn/năm, nhà máy xử lý nước thải 1500 mét khối/ngày. c.3. Cụm công nghiệp Khánh Hoà thành phố Đà Nẵng Nhà máy kéo sợi bông và T/C: 4500 tấn /năm, nhà máy dệt vải mộc bông và T/C: 12 triệu m/năm, nhà máy in nhuộm hoàn tất (cho vải bông và T/C khổ thành phẩm 1.5m): 25 triệu m/năm. c.4. Cụm công nghiệp dệt may Long Bình tỉnh Đồng Nai Nhà máy liên hợp dệt nhuộm hoàn tất (cho vải tổng hợp polyester, khổ 1.5m ): 60 triệu m/năm, nhà máy dệt kim hoàn tất, may: 2000 tấn/năm. c.5. Cụm công nghiệp dệt Linh Trung (TP HCM) Nhà máy in nhuộm hoàn tất (cho vải bông và T/C, khổ thành phẩm 1.5m): 30 triệu m/năm. c.6. Cụm công nghiệp dệt may Bình An (tỉnh Bình Dương) Nhà máy kéo sợi 20000 - 30000 cọc: 3200 tấn/năm, nhà máy dệt vải mộc cho áo sơ mi (vải nhẹ, khổ 1.6m): 10 triệu m/năm, nhà máy dệt vải mộc cho quần tây (vải nặng khổ 1.6m): 10 triệu m/năm, nhà máy in nhuộm, hoàn tất (vải bông và T/C, khổ 1.5m): 25 triệu m/năm, nhà máy dệt, nhuộm, hoàn tất (vải tổng hợp cho áo Jacket 1.5m): 20 triệu m/năm, nhà máy dệt kim nhuộm, hoàn tất, may (khoảng 6 triệu sản phẩm quy chuẩn): 1500 tấn/năm. Riêng trong năm nay sẽ có nhiều dự án lớn của nước ngoài sẽ hoàn tất. Chẳng hạn, dự án của Focmosa ở KCN nhơn trạch làm về kéo sợi. Một số dự án đầu tư lớn sẽ được khởi công trong năm 2004 như dự án của tập đoàn JCPenny đầu tư ở Thái Bình. Một dự án lớn của Vinatex về tăng năng lực sản xuất vải, mở rộng diện tích trồng bông. - Cơ chế chính sách hỗ trợ ngành dệt may trong thời gian tới Những chương trình hỗ trợ xuất khẩu hàng dệt may của Nhà nước như: chính sách đầu tư phát triển, nguyên phụ liệu, khoa học công nghệ, chính sách về lao động và phát triển nguồn nhân lực, chính sách về tổ chức quản lý, chính sách thuế, chính sách thị trường, … Bên cạnh những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, hiệp hội dệt may Việt Nam cũng ngày càng thể hiện vai trò to lớn của mình để giúp các doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của tình hình mới. Trong thời gian tới hiệp hội sẽ tổ chức tốt việc cung cấp thông tin để cho các doanh nghiệp lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp. Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng hình ảnh ngành dệt may Việt Nam và các thương hiệu quốc gia ra thị trường thế giới. Hỗ trợ doanh nghiệp các vấn đề đào tạo lực lượng làm công tác tiếp thị, xúc tiến để thành lập các trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu tại Hà Nội và TP.HCM nhằm cung ứng kịp thời nguyên phụ liệu cho ngành may để làm hàng FOB. Hiệp hội sẽ tiếp tục phản ảnh nguyện vọng doanh nghiệp và phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước để xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho ngành dệt may. Bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp chống lại các rào cản trong việc xâm nhập thị trường quốc tế. Về phía Bộ thương mại sẽ tập trung mọi khả năng và cơ hội đàm phán để tăng hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ, EU, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ; sẽ tạo cơ chế hỗ trợ cụ thể để khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may vào các thị trường phi hạn ngạch; tăng cường xuất khẩu các mặt hàng không bị quy định hạn ngạch, các mặt hàng mới; xây dựng các chương trình quảng bá hình ảnh hàng dệt may Việt Nam thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại và qua thương vụ Việt Nam tại nước ngoài… Những hiệp định song phương và đa phương của Việt Nam với các nước thành viên WTO Cho đến nay, Việt Nam đã tiến hành nhiều phiên họp và đã trả lời hàng nghìn câu hỏi về bản ghi nhớ về chính sách ngoại thương của Việt Nam, ký kết hiệp định song phương với Mỹ, đa phương với các nước ASEAN trong khuôn khổ AFTA… Chính phủ đang tích cực đàm phán mở rộng với các nước còn lại của WTO về bản ghi nhớ với mong muốn nhận được sự ủng hộ của các nước đối với việc gia nhập của Việt Nam. 3. Định hướng Trên cơ sở nắm bắt những cơ hội và thách thức của thị trường quốc tế, Tổng công ty dệt may đã đưa ra định hướng phát triển của ngành đến năm 2010 là: “Ngành dệt may chú trọng tìm kiếm và mở thêm thị trường trong nước và nước ngoài. Tăng cường đầu tư, hiện đại hoá một số khâu sản xuất, tập trung đầu tư sản xuất sợi, dệt, chú trọng phát triển nguồn bông, tăng phần sản xuất trong nước về các nguyên liệu và phụ liệu trong ngành dệt may để nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm xuất khẩu. Đến năm 2005, đạt sản lượng 2,5 - 3 vạn tấn bông sơ, 750 triệu mét vải, phấn đấu tăng tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu sản xuất bằng nguyên phụ liệu trong nước lên 30% vào năm 2005 và 50 - 60% vào năm 2010.” (Nguồn niên giám thống kê năm 2001) Toàn ngành có mức tăng trưởng bình quân 13% tới năm 2005 và 14% năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu đạt 4460 triệu USD vào năm 2005, 8 - 9 tỷ USD vào năm 2010. Nâng cao trình độ công nghệ, đạt được sự tiến bộ như các nước trong khu vực và đến năm 2010 tương đương với Hồng Kông, Thái lan hiện nay. Tạo ra khoảng 2,5 - 3 triệu lao động xã hội (gồm lao động dệt, may, sản xuất bông vải và dâu tơ tằm) vào năm 2005 và 4 - 4,5 triệu lao động vào năm 2010 với mức thu nhập bình quân khoảng 100 USD/người/tháng. Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng đòi hỏi chất lượng cao, nên ta cần nhanh chóng đưa vào áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 9002 tại hầu hết các xí nghiệp dệt may để giảm giá thành và nâng cao chất lượng, tiết kiệm vật tư nguyên liệu tăng năng suất lao động và tăng vị thế cạnh tranh của sản phẩm. Mặt khác ngành công nghiệp dệt may Việt Nam sẽ tập trung phát triển ở 3 vùng lớn: Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội. II. Một số giải pháp 1. Các giải pháp đối với doanh nghiệp 1.1. Nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm Nếu như sẵn có hạn ngạch trong hiện tại là lý do chính của việc đặt mua hàng thì sau 2004, yếu tố quyết định chính là tốc độ, giá cả và sự năng động của nhà sản xuất. Xu thế này sẽ buộc các nhà sản xuất phải chuyên môn hoá cao, tập trung vào một số mặt hàng thực sự có thế mạnh sống còn và tuỳ thuộc vào chiến lược kinh doanh, thế mạnh của từng doanh nghiệp. Các nhà nhập khẩu thay vì phải nhập hàng từ nhiều nước, sẽ chỉ tập trung vào một số quốc gia nhất định ví dụ như Mỹ sẽ nhập khẩu từ 25 nước thay vì 125 nước như hiện nay. Và như vậy, nguồn cung cấp hàng dệt may sẽ bị thu hẹp, tập trung vào một số nước có lợi thế về nguồn nguyên liệu, lao động, chi phí, đặc biệt là thành viên WTO và không chịu khống chế hạn ngạch. Một số nước thành viên vốn sẵn có về sản xuất hàng dệt may như Trung Quốc, ấn Độ, Pakistan… có nhiều cơ hội hơn để chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Cách cạnh tranh thích hợp là phía Việt Nam, do nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, máy móc tốt hơn phải làm ra sản phẩm có phẩm cấp cao hơn sản phẩm Trung Quốc, tức là dùng “thị trường ngách”, tránh cạnh tranh trực diện với sản phẩm cùng phẩm cấp của Trung Quốc. Do vậy, chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm là một chiến lược đúng đắn đối với các doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay. Cải tiến sản phẩm thông qua việc tạo ra các sản phẩm với mẫu mã thiết kế độc đáo, tiện dụng, chất lượng được cải thực hiện gắn với những tính năng mới để có thể vừa kích thích được cầu vừa tránh bớt áp lực cạnh tranh. Sản phẩm dệt may phải đảm bảo đáp ứng đúng thói quen và xu hướng tiêu dùng, mức chi tiêu, thay đổi thói quen làm việc. Ngày nay, bộ trang phục đẹp, chất lượng tốt đi kèm với tính tiện lợi luôn được đặc biệt chú ý. Các doanh nghiệp Việt Nam phải dịch chuyển mạnh mẽ theo hướng tăng cường công tác mẫu mã thiết kế và đặc biệt, tập trung nghiên cứu sản xuất các sản phẩm dệt “chức năng” tạo ra các sản phẩm có nhiều tính năng hơn. Bên cạnh duy trì các tính năng cơ bản của sản phẩm như: độ bền, độ hút ẩm, độ hấp thụ nhuộm… các sản phẩm mới còn được tăng cường các tính năng khác như sự thoải mái (giữ ẩm, tạo cảm giác mát mẻ, trọng lượng nhẹ, chống nhàu, chống xước…); tính năng về vệ sinh (chống khuẩn, nấm mốc, chống mùi hôi, chống dị ứng và chống tia cực tím); tính năng an toàn (chống mưa, chống bẩn, chịu nhiệt, chống sóng điện tử…) v.v… sự kết hợp giữa nâng cao chất lượng sản phẩm với kỹ thuật xử lý hoàn tất tốt cộng với kỹ thuật xử lý hoàn tất tốt cộng với việc đưa thêm các giá trị mới vào sản phẩm khiến người sử dụng được hưởng thêm nhiều lợi ích mới, đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu ngày càng đa dạng của thị trường. Những sản phẩm như: sơ mi ngắn tay, áo thun cho nam giới với 100% sợi bông đang trở thành một xu hướng. Tỷ lệ bông trong sản phẩm may mặc và đồ gia dụng sản xuất từ sợi bông ngày càng cao và có chiều hướng tăng lên. Chiếm ưu thế bởi tính tiện dụng ngày nay phải nói đến hàng “casual” –một loại sản phẩm may mặc được dệt từ loại sợi không cần ủi bao gồm “casual” phổ thông và “casual” công sở. Sản phẩm “casual” không bị coi như một sản phẩm không mang tính lịch sự ở một số ít thị trường như: Hoa Kỳ (71%), Pháp (60%), Italya (67%) công chức có thể mặc đồ “casual” đến nơi làm việc ít nhất 1 lần trong tuần. Doanh số của hàng “casual” ngày càng tăng nhanh. Giá trị gia tăng có thể được nâng cao thông qua việc chuyển đổi phương thức sản xuất từ gia công (CM) sang kinh doanh trực tiếp (FOB) với việc tăng cường thiết kế sản phẩm nhằm tăng hiệu quả kinh doanh. Công tác thiết kế đem lại những giá trị mới cho sản phẩm dệt: các sản phẩm vải với kết cấu mới; thành phần nguyên liệu phức hợp; hoàn tất, in hoa tốt, màu sắc lạ ngày càng được ưa chuộm. Đối với các sản phẩm may, việc thiết kế mẫu mã làm sao cho phù hợp ngày càng trở nên quan trọng để có thể thu hút được khách hàng. Muốn làm được như vậy, các doanh nghiệp phải đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến hiện đại đồng bộ, áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. 1.2. Đổi mới công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ Hiện nay có 60% doanh nghiệp dệt may đã và đang sử dụng máy Juki. Để sản xuất phát triển các công ty cần phải bổ sung thêm máy móc, thiết bị hiện đại được chế tạo ở các nước có nền công nghiệp may mặc phát triển như Đức, ý , Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông... cho tất cả các bộ phận may của xí nghiệp từ khâu pha cắt, may đến nhặt chỉ đóng gói để tạo nên năng suất lao động tốt hơn, đảm bảo tiến độ và thời gian. Đặc biệt là ngành dệt, điểm yếu nhất của ngành dệt hiện nay đó là công nghệ, các doanh nghiệp dệt cần lựa chọn công nghệ thích hợp, đặc biệt là công nghệ nhuộm và công nghệ hoàn tất. Mua những máy móc hiện đại từ các nước có công nghệ dệt tiên tiến như Pháp, Đức, ý,… dần dần rút ngắn khoảng cách giữa ngành dệt và may, chủ động nguồn nguyên liệu cho ngành may xuất khẩu. Đồng thời, đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân có tay nghề kỹ thuật cao, đủ trình độ, chất lượng tốt nhằm đáp ứng yêu cầu về sản phẩm, chủ động trong sản xuất. Bất kỳ công ty nào dù có vốn, có trang thiết bị hiện đại mà nguồn lực không đảm bảo yêu cầu quản lý, kinh doanh, lao động sáng tạo thì không thể phát triển được. Do vậy các công ty dệt may Việt Nam cần phải chăm lo đến nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực đòi hỏi phải được đào tạo một cách thường xuyên và liên tục. Có như vậy mới có cơ hội tạo được những sản phẩm mới, đáp ứng ngay sự thay đổi thị hiếu, sở thích, kiểu mốt của khách hàng. Đối tượng được đào tạo và đào tạo lại là mọi thành phần của công ty, từ cấp quản trị tới những công nhân trực tiếp sản xuất của công ty. Việc đào tạo này đòi hỏi phải có chương trình, phương pháp đào tạo thích hợp, có hiệu quả, tránh đào tạo mang tính chất hình thức, vừa tốn kém vừa ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty. Khả năng nắm bắt thông tin thị trường. Đào tạo người cán bộ toàn diện về mọi mặt để có khả năng xét đoán tính chất và quyết định công việc, tránh tình trạng bỏ lỡ thời cơ. Nhưng đồng thời lại phải đào tạo đặc biệt đến chuyên môn nhằm hiểu rõ hơn để ra quyết định cho cấp dưới thực hiện đúng tiến độ, đủ khâu sản xuất và bảo đảm về mặt kỹ thuật, bên cạnh đó có thể kiểm tra rà soát một cách dễ dàng. Ngoài ra đội ngũ cán bộ cần có sự đoàn kết gắn bó với công nhân trực tiếp sản xuất để cùng phát huy tốt khả năng phát triển của công ty. 1.3. Lựa chọn phương thức xuất khẩu phù hợp Trước mắt, do trong nước chưa chủ động được nguồn nguyên phụ liệu, các doanh nghiệp vẫn phải chủ yếu xuất khẩu bằng phương thức gia công (CM), xây dựng khách hàng chiến lược, nhà nhập khẩu chiến lược để có thể hợp tác duy trì thị trường. Còn phương thức xuất khẩu trực tiếp là phương thức chiến lược của ngành trong những năm tới. Muốn xuất khẩu trực tiếp đạt được hiệu quả, đem lại GTGT cao đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú ý những việc sau: Xác định sản phẩm chiến lược: tùy thế mạnh của từng doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn sản phẩm chiến lược cho mình phù hợp công nghệ, tay nghề công nhân, kinh nghiệm của doanh nghiệp. Ví như những công ty có ưu thế về may xuất khẩu áo sơ mi nam (cat 8) như: công ty May 10, công ty May Việt Tiến, công ty May Thăng Long… có thể tập trung vào xuất khẩu trực tiếp cat này đi thị trường Mỹ, Nhật… May Nhà Bè với áo Veston (cat 333/433/633) xuất khẩu trực tiếp sang thị trường EU, Đài Loan,… nhà máy Dệt kim Đông Xuân với các sản phẩm dệt kim (cat 83) xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật,… Nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu: tuỳ thuộc vào sản phẩm chiến lược và những quy định về hạn ngạch, biểu thuế và những rào cản phi thuế quan khác của các thị trường để lựa chọn thị trường phù hợp. Lựa chọn hình thức phân phối: nếu khả năng tài chính của các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có thể mở các văn phòng đại diện, đại lý, cửa hàng bán lẻ trực tiếp tại các thị trường. Nếu như khả năng tài chính và quy mô chưa đủ lớn để thiết lập hệ thống phân phối trực tiếp, doanh nghiệp có thể thông qua hệ thống phân phối của các công ty lớn ở nước ngoài, những nhà thương mại trong ngành dệt may. Tuy nhiên, phải nói lên ưu điểm của hệ thống phân phối trực tiếp là doanh nghiệp có thể kiểm soát và nắm chắc được hoạt động kinh doanh, có cơ may đứng chân vững chắc ở thị trường nước ngoài. 1.4. Giảm chi phí đầu vào, chi phí quản lý, tỷ lệ phế phẩm Để giảm được chi phí đầu vào, các doanh nghiệp cần lựa chọn nhà cung ứng ổn định, đảm bảo chất lượng, thời gian, giá cả, mẫu mã của nguyên phụ liệu. Hiện tại có thể tìm kiếm các nhà cung ứng nước ngoài sau có thể đến các nhà cung ứng có uy tín và chất lượng trong nước khi ngành dệt và ngành sản xuất nguyên phụ liệu trong nước phát triển hơn. Doanh nghiệp có thể giảm chi phí quản lý bằng cách cổ phần hoá, thiết lập hình thức công ty mẹ con, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, giảm bớt bộ phận trung gian, áp dụng các mô hình quản lý tiên tiên theo tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, SA 8000. Chính từ việc đổi mới cơ chế quản lý sẽ giảm được chi phí do bộ máy tinh giản, tỷ lệ phế phẩm từ đó cũng được giảm xuống tạo cho đối tác uy tín tốt về các doanh nghiệp. 1.5. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp 1.5.1. Xây dựng và quảng bá thương hiệu Đối với ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, mỗi doanh nghiệp xuất khẩu cần quyết định việc xây dựng thương hiệu phù hợp cho sản phẩm hay cho doanh nghiệp? Đối với thị trường nước ngoài thì do người tiêu dùng tại các thị trường này hiện chỉ quen với các thương hiệu đã nổi tiếng của các nhà thiết kế và sản xuất hàng thời trang nước ngoài nên các thương hiệu thời trang Việt Nam rất khó xâm nhập. Do vậy, hiện tại chưa nên đầu tư xây dựng thương hiệu sản phẩm tại thị trường nước ngoài, mà cần tập trung nguồn lực để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu có tín nhiệm về quản lý chất lượng sản phẩm, giao hàng đúng hạn, có khả năng giao hàng nhanh và có trách nhiệm cao với cộng đồng xã hội. Mục tiêu là tạo dựng và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp sản xuất có uy tín nhằm thu hút đơn đặt hàng của các nhà nhập khẩu nước ngoài có nhãn hiệu và đẳng cấp cao với đơn hàng lớn, ổn định và giá cả phù hợp. Đó là con đường mà rất nhiều nhà sản xuất hàng dệt may Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái lan… đã và đang làm rất thành công và đã giúp cho ngành công nghiệp dệt may của các nước trên phát triển từ hàng chục năm nay. Một điều rất đáng mừng là nhiều công ty Việt Nam cũng đã đầu tư và bước đầu thành công trong việc xây dựng thương hiệu của mình. Các công ty may Việt Tiến, Nhà Bè, May 10, Phương Đông, Đức Giang, Thăng Long, Lemamex, Hữu nghị, May 28, Scavi, Garmex,… với uy tín thương hiệu doanh nghiệp của mình, lúc nào cũng nhận được đơn hàng ổn định và giá cao từ các nhà nhập khẩu có đẳng cấp của nước ngoài. Chính nhờ vào uy tín doanh nghiệp mà áo sơ mi cotton xuất khẩu giá FOB của dệt Việt Thắng, May Việt tiến, May 28 có thể bán với giá từ 5 - 6 USD/chiếc cho các nhà nhập khẩu có đẳng cấp so với giá trung bình của các xí nghiệp khác chỉ từ 3 - 4 USD/chiếc cho các nhà nhập khẩu có đẳng cấp thấp hơn. Cũng tương tự, may Nhà bè, May 10 có thể nhận gia công áo sơ mi với giá từ 1 - 1,2 USD/chiếc so với các xí nghiệp khác chỉ nhận được với giá 0,6 - 0,7 USD/chiếc. Xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm tại thị trường nội địa và thương hiệu doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài có lẽ là bước đi phù hợp nhất trong hoàn cảnh của các doanh nghiệp và may Việt Nam hiện nay. Các doanh nghiệp có thể sử dụng một số biện pháp quảng bá thương hiệu như: tham gia các hội chợ triển lãm vừa để giới thiệu sản phẩm vừa để tìm hiểu nhu cầu khách hàng ở các thị trường, hoặc thông qua mạng Internet, thông qua chương trình xúc tiến thương mại của ngành, của các đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài. Chiến lược xây dựng và quảng bá thương hiệu đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng một cách có hệ thống, đầu tư tiền của và công sức lớn. 1.5.2. Kết hợp với các nhà thiết kế Tại sao các công ty may mặc Việt Nam còn thờ ơ với các nhà thiết kế? Thậm chí còn từ chối các lời đề nghị tài trợ cho những bộ sưu tập mà các nhà thiết kế sẽ đưa ra trong các tuần lễ thời trang. Lý do chính, theo lý giải của các công ty may mặc lớn, là đa số các công ty dệt may hiện nay đang tập trung toàn lực cho việc gia công cho các thị trường ngoài nước. Các đơn đặt hàng xuất khẩu luôn đi kèm với những mẫu thiết kế do các đối tác nước ngoài làm sẵn và các công ty may chỉ việc làm đúng theo đơn đặt hàng. Tiêu thụ trong nước chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, chưa tới 10%, trong tổng sản lượng của các công ty dệt may trong nước hiện nay. Tuy nhiên, xuất khẩu trực tiếp là mục tiêu chiến lược của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Do đó, doanh nghiệp phải chủ động tìm đến các nhà thiết kế để tạo ra các sản phẩm mang phong cách “Việt”, chất liệu “Việt” để tạo cho hàng dệt may của ta những nét riêng biệt để thu hút khách hàng. Doanh nghiệp có thể hợp tác với những trường danh tiếng ở Hà Nội như: trường Mỹ thuật Công nghiệp, Viện Đại học Mở, Cao đẳng kỹ thuật May… ở TP.HCM như: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức, Cao đẳng Kỹ thuật May và Thời trang 2… để cùng đào tạo và tìm kiếm các nhà thiết kế tài năng. Các doanh nghiệp cũng có thể hợp tác với các viện mốt, các nhà thiết kế nổi tiếng như Minh Hạnh, Công Trí, Minh Khoa, Ngô Thái Uyên, Sỹ Hoàng… để thiết kế sản phẩm. 1.6. Xây dựng chiến lược thị trường thích hợp Để chủ động giành được thành công trong cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp cần nhạy bén, sáng tạo, xây dựng cho mình chiến lược thị trường thích hợp. Các doanh nghiệp cần đa dạng hoá thị trường. Phải chủ động khai thác và phát triển quan hệ với các khách hàng đối tác kinh doanh thay vì thụ động trong phương thức tiếp thị như trong giai đoạn có hạn ngạch hiện nay, thực hiện chương trình hợp tác dài hạn với khách để ổn định sản xuất. Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp để đảm bảo lợi ích chung cạnh tranh lành mạnh, chống khuynh hướng giành giật khách hàng bằng mọi giá. Tăng cường và đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường không bị áp đặt hạn ngạch để dễ dàng thích ứng vào thời điểm sau 2004. Đối với thị trường Mỹ: Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay cần tăng giá trị các mặt hàng xuất khẩu có hạn ngạch, đồng thời tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chưa bị khống chế hạn ngạch. Theo quy định của Mỹ, các sản phẩm dệt may được chia thành 167 mã hàng riêng lẻ, trong đó riêng hàng may mặc có tới 106 mã hàng. Trong số 38 mã hàng dệt may Việt Nam bị khống chế hạn ngạch có tổng cộng 35 mã hàng may mặc (chiếm 33% tổng số mã hàng may mặc vào thị trường Mỹ) và chỉ có 3 mã hàng dệt (chiếm 4,9% tổng các mã hàng dệt). Tính chung, tổng số các mã hàng bị khống chế của Việt Nam chỉ chiếm 22,7%. Như vậy vẫn còn tới 129 mã hàng Việt Nam vẫn có thể xuất tự do vào thị trường Mỹ mà các doanh nghiệp có thể tận dụng. Tuy nhiên, đặc điểm của các không bị khống chế hạn ngạch là các cat thuộc nhóm nguội, cạnh tranh cao về chất lượng và giá cả. Thực tế sau khi thực hiện hiệp định dệt may của Trung Quốc và Campuchia với Mỹ cho thấy: có tới 60% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của 2 nước này vào thị trường Mỹ nằm ở các mã không bị khống chế hạn ngạch. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hoàn toàn có thể làm được điều nay qua sự chuyển đổi mã hàng sản xuất phù hợp. Đúng vậy, để làm được điều này, các doanh nghiệp cần thiết phải nghiên cứu kỹ quy chế xác định chủng loại mã hàng để tận dụng tối đa các cơ hội. Chẳng hạn, cat 345 (áo len cotton), cat 645/646 (áo len sợi tổng hợp) chịu khống chế hạn ngạch chặt chẽ. Tuy nhiên, nếu thương lượng được với khách hàng để sử dụng cotton pha len hoặc acrilic pha len với tỷ lệ len từ 17% trở lên thì mặt hàng đó lại được xếp vào nhóm cat 445/446 (áo len nam, nữ chất len) không bị hạn ngạch. Cat 342/642 (váy ngắn cotton và vải tổng hợp) bị khống chế hạn ngạch nhưng các loại váy dài thuộc cat 336/636 và cat 350/650 lại không bị hạn ngạch. áo vest nam chất cotton (cat 33) có hạn ngạch 36.000 tá nhưng áo vest nam (cat 433) chất liệu len với tỷ lệ từ 17% trở lên lại không chịu hạn ngạch. Đồ ngủ chất vải bông và vải tổng hợp (cat 351/651) có hạn ngạch 482.000 tá nếu có chỉ số sợi pha liten/ cotton hoặc liten/PE lớn hơn 50% hoặc pha tơ tằm thì được xuất khẩu tự do… tương tự còn rất nhiều chủng loại hàng khác bị áp đặt hạn ngạch, các doanh nghiệp có thể đàm phán và thương lượng với khách hàng để chuyển sang mã hàng không bị áp đặt hạn ngạch. Về chính sách phân phối để thu được lợi nhuận cao các doanh nghiệp cần tìm kiếm các hợp đồng để trở thành nhà thầu cung cấp thay vì làm hàng gia công. Ký hợp đồng thầu cung cấp cho các công ty bán lẻ sẽ là phương án tối ưu đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam, vì làm như vậy sẽ giảm được chi phí phân phối do loại bớt khâu trung gian. Với thị trường EU: Các doanh nghiệp cần tăng cường phát huy tính chuyên môn hoá trong sản xuất nhất là mặt hàng có sức cạnh tranh khá lớn như: các loại gối, vỏ chăn và đồ jean, các doanh nghiệp phải xem EU như là thị trường không hạn ngạch. Trong điều kiện Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì làm thế nào để chủ động tìm khách hàng mà không phải xách cặp đi nước ngoài liên tục. Do vậy, các doanh nghiệp phải tăng cường sử dụng thương mại điện tử để quảng bá, giới thiệu. Phải tìm cách sử dụng được một cách tối đa lực lượng người Việt Nam ở EU để họ làm đầu mối cho mình. Hiện nay, tại EU có khoảng chừng 70.000 người làm thương mại tại đây. Đến tháng 5/2004 sẽ có thêm 10 nước gia nhập vào khối EU. Đây sẽ là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Làm thế nào đưa hàng Việt Nam vào các chợ đầu mối, các hệ thống bán lẻ của người Việt Nam tại Nga, Tiệp, Đức… thay vì từ trước tới nay chợ của người Việt Nam lại lấy hàng từ Trung Quốc về bán. Đồng thời, phải liên kết giữa các công ty ở Việt Nam với các công ty khai thác thị trường của nước ngoài để tạo được sự hợp tác hai bên cùng có lợi. Với thị trường Nhật Bản: Các mặt hàng dệt kim, khăn bông, các loại quần kaki và áo sơ mi là những mặt hàng có sức cạnh tranh khá lớn. Do vậy, nếu như áp dụng công thức: Nguyên liệu + công nghệ của Nhật Bản + lao động của Việt Nam bằng cách phối hợp với các tập đoàn lớn của Nhật Bản thực hiện thì chắc chắn chúng ta sẽ thành công. Các doanh nghiệp cần phải chủ động thay đổi cách tiếp cận để mở rộng thêm nguồn khách hàng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần tổ chức hệ thống thông tin phản ánh kịp thời sự thay đổi nhu cầu và phát hiện nhu cầu mới trên thị trường mục tiêu. Để xây dựng được hệ thống thông tin này, việc quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có sự liên kết. Hỗ trợ thông tin của các công ty bán lẻ trên thị trường. Đó là kênh cung cấp thông tin phản ánh chính xác và nhanh nhất. 1.7. Nâng cao hiểu biết toàn diện về WTO Các doanh nghiệp phải tự tìm hiểu để nâng cao hiểu biết của mình về WTO thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, các cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ thương mại, Tổng công ty dệt may, Internet… đối với các doanh nghiệp tư nhân thì truyền miệng là phương tiện hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp phải nâng cao hiểu biết về các quy tắc của WTO, những miễn trừ “tối huệ quốc”, luật chống bán phá giá, hiệp định trợ cấp và các biện pháp bù trừ, sự bảo vệ khẩn cấp chống hàng nhập khẩu, các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật, giấy phép nhập khẩu, quy định về giá hàng hoá của hải quan, thủ tục giám định hàng hóa, các quy tắc xuất xứ… 2. Kiến nghị đối với Nhà nước Những kết quả đạt được của ngành dệt may trong những năm qua cho thấy sự phát triển và những tác động của ngành đã phản ánh trực tiếp kết quả của việc đổi mới mộ số chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Tuy nhiên, căn cứ vào năng lực sản xuất và xuất khẩu của ngành dệt may, mục tiêu định hướng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đến năm 2010, căn cứ vào triển vọng của các thị trường nhập khẩu hàng dệt may như Mỹ, EU, Nhật Bản… cũng như đòi hỏi của các thị trường này, Nhà nước cần phải có những đổi mới và có những bước tiến tích cực hơn nữa nhằm giúp cho ngành công nghiệp dệt may Việt Nam cất cánh nhanh chóng hội nhập vào thị trường thế giới. 2.1. Hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển Thứ nhất: Các mục tiêu đầu tư mang tính cấp thiết trước mắt là phát triển và hiện đại hoá ngành sợi dệt, đồng bộ hoá trình độ công nghệ của ngành may. Mục tiêu có tính chất trung hạn và dài hạn là sản xuất nguyên liệu cho ngành dệt (gồm cả trồng bông, trồng dâu nuôI tằm, sản xuất sợi hoá học, thuốc nhuộm), sản xuất các phụ liệu cho ngành may, cơ khí dệt may. Thứ hai: Đối với ngành dệt may xuất khẩu, cần ưu tiên cho việc thành lập các liên doanh may xuất khẩu. Thứ ba: Có sự phân công hợp lý giữa đầu tư Nhà nước và đầu tư nước ngoài. Đầu tư của Nhà nước trực tiếp vào ngành dệt may chủ yếu hướng vào xây dựng mới một số cơ sở hiện đại, đặc biệt là ngành dệt và các cơ sở sản xuất tơ sợi hoá học, hoá chất, thuốc nhuộm, đầu tư đổi mới công nghệ, hiện đại hoá các doanh nghiệp Nhà nước. Việc đa dạng hoá hình thức sở hữu các doanh nghiệp Nhà nước trong ngành dệt may cần được coi là hướng tất yếu. Thứ tư: Chính phủ Việt Nam khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp dệt may nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng lạc hậu của ngành dệt may. Định hướng này cần được trợ giúp bằng những khuyến khích mạnh mẽ hơn qua ưu đãi về thuế đất, về thuế, về thuế tiêu thụ sản phẩm, đồng thời đơn giản hoá các thủ tục. Thứ năm: Đổi mới chính sách tín dụng cho đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp. Trước mắt tập trung vào những nội dung sau: mở rộng tín dụng đầu tư dài hạn, phân phối nguồn tài trợ ODA với những điều kiện ưu đãi, áp dụng hình thức thuê mua tài chính cho các doanh nghiệp may xuất khẩu. 2.2. Chính sách về nguyên phụ liệu Vấn đề nguyên liệu cho ngành may hiện đang là vấn đề lớn của ngành dệt may nước ta. Bên cạnh đó, công nghiệp phụ liệu chưa được quan tâm đúng mức càng làm cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may đạt hiệu quả kinh tế thấp. Để khắc phục tình trạng này, cần có quy hoạch và các chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng phát triển vùng nguyên liệu, đồng thời phải có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất phụ liệu may mặc. Trước mắt cần sớm thực hiện những vấn đề sau đây: Quy hoạch vùng trồng bông trên cơ sở bố trí lại cơ cấu cây trồng thích hợp để tăng nhanh diện tích trồng bông. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như thuỷ lợi, giao thông cho các vùng trồng bông để tăng nhanh diện tích trồng bông. Hỗ trợ vốn cho công ty bông Việt Nam trong công tác quy hoạch vùng trồng bông, nghiên cứu khoa học, khuyến nông, sản xuất hạt giống, chế biến bông để đủ khả năng giữ vai trò chủ đạo của ngành sản xuất bông. Bên cạnh chương trình phát triển cây bông vải, cần thực hiện đồng bộ cả việc phát triển các cơ sở chế biến. Ngay sau khi thu hoạch, các cơ sở chế biến phải sẵn sàng tiếp nhận để chế biến, tránh trường hợp không có đầu ra cho cây bông. Đối với các doanh nghiệp sản xuất phụ liệu may mặc, Nhà nước nên có nhiều biện pháp ưu tiên để thúc đẩy việc sản xuất mặt hàng này. Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước. Dành một tỷ lệ thích đáng quỹ thưởng xuất khẩu cho các doanh nghiệp may xuất khẩu sử dụng nguyên phụ liệu trong nước và ưu tiên hạn ngạch cho các doanh nghiệp sử dụng nguyên phụ liệu được sản xuất trong nước với tỷ lệ cao là một biện pháp tốt nhất cho vấn đề này. 2.3. Chính sách về khoa học công nghệ Thực hiện chính sách “hai tầng công nghệ”: công nghệ cao, đòi hỏi nhiều vốn nhằm sản xuất các mặt hàng cao cấp rút ngắn khoảng cách về trình độ công nghệ dệt may với các nước tiên tiến kết hợp với công nghệ ít vốn, sử dụng nhiều lao động và giải quyết việc làm, thích hợp với những cơ sở sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ, tạo sản phẩm với giá thành hạ, có tính tranh cao. Ưu tiên cho công nghệ may vi tính nhằm nâng cao năng lực sáng tạo mẫu mã. Có chính sách khuyến khích đầu tư với các dự án sản xuất sản phẩm mới theo hệ thống quản lý chất lượng TQM, ISO 14000, ISO 9000. Triển khai và tăng cường hiệu quả của hợp tác công nghệ ASEAN (AICO) nhằm thu hút công nghệ mới trong khu vực và hợp tác phát triển sản phẩm, nhãn hiệu hàng hoá, phát huy thế mạnh mỗi nước trong hợp tác kinh tế. Công tác đào tạo cán bộ khoa học dệt may cần phải được Chính phủ quan tâm. Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước cần có các biện pháp: Hỗ trợ kinh phí để củng cố, nâng cấp các viện nghiên cứu; cung cấp, trang bị các thiết bị cần thiết cho các phòng thí nghiệm, các trường đào tạo… để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nghiên cứu và thực hành, là tác nhân thúc đẩy công nghệ của ngành dệt may phát triển. Tăng cường đầu tư nghiên cứu và triển khai các dự án có tính khả thi, luôn đi trước đón những công nghệ tiên tiến để áp dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả cao. Có cơ chế đãi ngộ thoả đáng đối với cán bộ nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, Nhà nước cần khuyến khích việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ về nguyên liệu mới thông qua quỹ hỗ trợ phát triển công nghệ 2.4. Chính sách về lao động và phát triển nguồn nhân lực Văn hoá thấp, tay nghề thấp - hiểu biết về pháp luật, kỹ thuật - khó nâng cao tay nghề-năng suất thấp - làm việc nhiều giờ - không có thời gian học tập và hệ quả là văn hoá, tay nghề tiếp tục thấp. Đó là thực trạng nguồn nhân lực dệt may Việt Nam hiện nay. Do vậy, việc đầu tư cho đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý là hết sức cần thiết và không thể chậm trễ. Cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích và thu hút các học sinh có khả năng theo học ngành công nghiệp dệt may, khắc phục tình trạng thiếu kỹ sư dệt may trầm trọng đã xuất hiện và có thể kéo dài trong một vài năm tới. Nhà nước cần có chỉ đạo các Bộ ngành liên quan như Bộ Giáo dục, Bộ Khoa học và Công nghệ lập chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế. Về đào tạo đại học: chú trọng tới loại hình kỹ sư công nghệ, kỹ sư thực hành, cử nhân quản trị kinh doanh. Ngoài ra, cần thiết đào tạo một đội ngũ cán bộ có trình độ trên đại học làm nòng cốt cho công tác nghiên cứu khoa học của ngành. Đặc biệt phải ưu tiên đào tạo các chuyên gia về thiết kế thời trang và marketing khắc phục điểm yếu cơ bản của ngành may xuất khẩu trong khâu thiết kế mẫu mốt và xúc tiến thị trường, từng bước tạo lập cơ sở để chuyển sang xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam. Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ kịp thời, đảm bảo công ăn việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người lao động, khắc phục tình trạng thiếu lao động do các kỹ sư công nghệ và công nhân có tay nghề bị “hút” sang các công ty liên doanh đang ngày càng trầm trọng hơn trong ngành dệt may. 2.5. Chính sách về tổ chức quản lý Những bất cập trong công tác quản lý xuất nhập khẩu, các chính sách tài chính, thuế, ưu đãi đầu tư…, những thủ tục hành chính rườm rà đang gây nhiều trở ngại cho các nhà đầu tư Việt Nam cũng như các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước. Cần phải khắc phục những bất cập này nhằm tạo một môi trường thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp, tạo thế mạnh trong thu hút đầu tư vào Việt Nam thông qua hệ thống chính sách hợp lý và thông thoáng. Trước mắt, Chính phủ cần đẩy nhanh tiến trình đàm phán để ra nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đến thời điểm 1-1-2005, hạn ngạch sẽ được loại bỏ hoàn toàn giữa các nền kinh tế thành viên tổ chức thương mại thế giới (WTO). Điều này có nghĩa là những nước đang được hưởng hạn ngạch như Việt Nam, nếu chưa gia nhập WTO vào năm 2005, sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh của mình. Đồng thời, đẩy nhanh Chương trình tăng tốc của ngành theo QĐ 55 của thủ tướng Chính phủ (Chương trình này được xây dựng và triển khai từ năm 2000) và cần được các Bộ ngành ủng hộ một cách tích cực, nhanh chóng và thiết thực. Tổ chức và sắp xếp lại các doanh nghiệp dệt may trên phạm vi cả nước theo phương châm gắn vùng công nghiệp dệt may với các trung tâm tiêu thụ và xuất khẩu. Cụ thể là: Gắn vùng công nghiệp dệt may với các ngành công nghiệp khác nhằm tận dụng lao động, mối quan hệ liên ngành Gắn công trình chế biến, kéo sợi dệt tơ tằm với vùng nguyên liệu dâu tằm Gắn công nghiệp dệt may (là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động) vào các trung tâm dân cư để vừa tận dụng lao động tại chỗ, vừa tận dụng điều kiện hạ tầng giao thông, dịch vụ, văn hóa, thông tin, vận chuyển. Gắn công nghiệp dệt may thành khu công nghiệp liên hoàn nguyên liệu, sợi, dệt, nhuộm, may dịch vụ…giảm chi phí vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm, nâng cao một bước công nghiệp hoá và có điều kiện gọi vốn nước ngoài. Trên nguyên tắc trên, dự kiến quy hoạch dệt may thành 2 vùng chính: Vùng quy hoạch chiến lược I: Gồm Thành phố HCM là trọng tâm và các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa, Long An, Cần Thơ… Đây chính là vùng có năng lực dệt may lớn, dân cư đông, cơ sở hạ tầng, ngành nghề truyền thống mạnh. Vùng này chiếm 25-30% năng lực sản xuất của cả nước. Vùng quy hoạch chiến lược II: Gồm Thành phố Hà Nội là trọng tâm và một số tỉnh trọng điểm thuộc Đồng bằng sông Hồng như Nam Định, Hải Hưng, Vĩnh Phú, Hải Phòng, Thái Bình… và một số tỉnh thuộc khu 4 cũ: Nghệ An, Thanh Hoá. Đây là vùng có mật độ dân cư cao nhất, nhiều làng xã có làng nghề truyền thống. Dự kiến vùng này sẽ chiếm 15 - 20% năng lực sản xuất của cả nước. Bên cạnh đó, để nâng cao sức mạnh Nhà nước cần xây dựng các tập đoàn lớn, có sức cạnh tranh cao trên thương trường hoặc công ty mẹ con để vừa tập trung đơn hàng lớn vừa chuyên môn hoá sản xuất, nâng cao năng suất lao động. 2.6. Chính sách thuế quan Nhà nước cần đổi mới chính sách thuế quan theo hướng: Ưu đãi đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến xuất khẩu hàng hoá, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, tận dụng nguyên liệu trong nước, xuất khẩu sang thị trường mới. Giảm mức độ bảo hộ nhằm tăng cường tính sáng tạo, thúc đẩy, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. áp dụng thuế suất 0% đối với nguyên liệu chính nhập khẩu như bông, vải sợi và áp dụng thuế suất ưu đãi cho các nguyên liệu khác. Việc hoàn thuế tạm nhập tái xuất cần phải tiến hành nhanh hơn, tránh tình trạng nhà sản xuất bị chiếm dụng vốn trong thời gian dài. Nhà nước cũng nên miễn thuế nhập khẩu các loại hoá chất, thuốc nhuộm, thuốc trợ nhuộm trong nước chưa sản xuất được, cho giảm thuế VAT vải sợi xuống 5% và tăng thời gian khấu hao cơ bản các loại máy sợi, dệt từ 10 đến 15 năm nhằm tạo điều kiện giảm giá thành vải cung cấp trong nước, thúc đẩy việc sử dụng vải sợi để may hàng xuất khẩu. Đối với luật thuế GTGT mới áp dụng cần giảm mức thuế suất 10% đối với các doanh nghiệp kéo sợi và may mặc xuống 5%. Mức thuế xuất 10% là quá cao so với mức thuế suất doanh thu 10% trước đây (2% và 4%). Với thuế suất VAT 10%, doanh nghiệp sẽ phải nộp thuế nhiều hơn trước 45 - 70%, điều đó không phù hợp với một ngành đang rất cần đẩy mạnh xuất khẩu. 2.7. Chính sách thị trường Trong điều kiện xu thế hội nhập đang phát triển mạnh mẽ, nhiều tổ chức thương mại đã được hình thành, và hoạt động khá rộng rãi, trong đó phải kể đến tổ chức thương mại thế giới WTO thì thị trường đã trở thành vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Hiện nay, các nhà xuất khẩu dệt may Việt Nam chưa có điều kiện để tìm kiếm, tiếp xúc và thâm nhập thị trường rộng lớn của các nước thành viên WTO như EU, Nhật, Mỹ.... Vì vậy, việc tổ chức các cơ quan xúc tiến thương mại quốc gia, có chi nhánh tại các trung tâm thương mại lớn tại EU, Mỹ, Nhật Bản, để quản lý và định hướng cho hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đồng thời tăng cường xúc tiến thương mại, đặt trọng tâm vào các thị trường không Quota như Nhật Bản, Nga, một số nước ASEAN và các mặt hàng không áp dụng Quota tại thị trường Mỹ, EU. Bộ xúc tiến thương mại chịu trách nhiệm đảm bảo cung cấp cho các nhà xuất khẩu những thông tin về thị trường và điều kiện pháp lý khi xâm nhập các thị trường này. Các doanh nghiệp có thể được tư vấn miễn phí tại các đại sứ quán, lãnh sự quán và đại diện dệt may ở nước ngoài. Ngoài ra, Nhà nước nên tài trợ cho các chuyến công tác, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ quốc tế trong và ngoài nước để quảng bá sản phẩm. Đồng thời thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về thị trường dệt may nhằm nâng cao trình độ hiểu biết và kinh nghiệm của nhà xuất khẩu Việt Nam khi tiếp cận các thị trường này. Mặt khác, tiếp tục mở rộng thị trường có Quota trong giai đoạn hiện nay thông qua đàm phán cụ thể là triển khai thoả thuận tăng Quota của EU cũng như đàm phán điều chỉnh hạn mức khi EU kết nạp thêm 10 thành viên mới và đàm phán sớm với Mỹ gia hạn hiệp định dệt may đã ký để vận dụng điều khoản linh hoạt giúp các doanh nghiệp có chỗ đứng tại 2 thị trường này trước khi Quota được loại bỏ. Để có thể từng bước giảm tỷ lệ buôn bán qua trung gian, tăng cường xuất khẩu trực tiếp. Nhà nước cần hỗ trợ ngành dệt may thành lập trung tâm thông tin. Trung tâm này sẽ thực hiện các chức năng chủ yếu như thu thập, phân tích và thông tin cho các doanh nghiệp thành viên. Đồng thời qua trung tâm doanh nghiệp có thể tự giới thương hiệu mình với các bạn hàng với mức chi phí thấp nhất. “Trung tâm thông tin ngành dệt may” có thể là một giải pháp tốt cho các doanh nghiệp dệt may trong việc giải quyết một phần những khó khăn về tài chính trong Marketing xuất khẩu. 2.8. Chính sách tỷ giá hối đoái Đối với ngành dệt may, cần khuyến khích xuất khẩu sản phẩm và nhập máy móc, công nghệ hiện đại, nguyên liệu phục vụ sản xuất. Vì vậy, việc duy trì một chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý như hiện nay và tối ưu. Việc áp dụng chính sách nhiều tỷ giá là rất quan trọng vì mong muốn xuất khẩu nhiều và nhập khẩu cũng lớn, nên áp dụng một tỷ giá cao cho xuất khẩu và thấp cho nhập khẩu. 2.9. Chính sách tín dụng và trợ cấp xuất khẩu Thành lập quỹ bảo hiểm và quỹ hỗ trợ xuất khẩu chung cho cả nước, đồng thời cho phép hiệp hội dệt may thành lập Quỹ bảo hiểm riêng của ngành nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi giá cả thị trường thế giới có biến động cũng như khi gặp rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Thành lập quỹ thưởng xuất khẩu để có nguồn vốn thưởng cho các doanh nghiệp có thành tích trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may. Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua công cụ lãi suất. Một điều hết sức quan trọng là Nhà nước cần cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi cho các dự án phát triển vùng trồng bông để trong tương lai, Việt Nam có thể tự túc nguyên liệu ngành dệt. Kết luận Thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và mở rộng sự hội nhập của Việt Nam trên trường quốc tế đã, đang và sẽ là mục tiêu phấn đấu của ngành, các cấp cũng như mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam. Với vị thế của một ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế nước nhà, ngành dệt may Việt Nam đang không ngừng đẩy mạnh xuất khẩu, tích cực tham gia vào quá trình tạo và tích luỹ vốn cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Để làm được điều này, các doanh nghiệp Việt Nam phải phấn đấu rất nhiều, từ việc đổi mới công nghệ, trang thiết bị, quản lý, nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm cho đến phương thức tiếp cận thị trường. Đặc biệt là khi thời điểm 1/1/2005 sắp đến gần, dù Việt Nam có gia nhập hay chưa gia nhập WTO thì cạnh tranh vẫn còn, đó là do năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh chính nỗ lực của bản thân doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam, ngành dệt may rất cần có sự khuyến khích, hỗ trợ của nhà nước của Chính phủ trên các mặt, các lĩnh vực mà không một doanh nghiệp nào có thể làm được. Trong bài viết của này, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như kiến nghị để hoàn thiện hệ thống các chính sách nhằm hỗ trợ cho việc thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO. Mặc dù đã rất cố gắng, song do hạn chế về thời gian và nguồn tài liệu cộng với sự hiểu biết chưa được toàn diện, bên cạnh đó Việt Nam đang trong tiến trình đàm phán gia nhập WTO nên khó có thể giải quyết triệt để mọi vấn đề nên bài viết của em chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của GS.TS Đặng Đình Đào và thầy giáo Nguyễn Thanh Phong để em có thể hoàn thành đề án này. TàI liệu tham khảo 1. Giáo trình kinh tế thương mại. pgs.Ts.đặng đình đào. nxb thống kê. 2001. 2. Giáo trình thương mại quốc tế. Pgs.ts.nguyễn duy bột. Nxb thống kê. 1997. 3. wto những nguyên tắc cơ bản. người dịch trịnh hồng hạnh. Nxb khxh. 2003. 4. thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập ktqt. Gs.ts. nguyễn thị mơ. nxb thống kê. 2003. 5. Nâng cao sức cạnh tranh của nền kt nước ta trong quá trình hội nhập ktqt. Gs.ts.chu văn cấp. Nxb chính trị quốc gia. 2003. 6. Hỏi đáp về tác động của wto đối với các dn vừa và nhỏ. Viện nghiên cứu thương mại. Nxb chính trị quốc gia. 2003. 7. Các khối kt và mậu dịch trên thế giới. Ts võ đại lược. Nxb chính trị quốc gia. 1996. 8. tạp chí thương mại số 8/03, 1+2/04, 3+4+5/04, 48/03, 32/04, 41/03, 7/03 9. ngoại thượng số 29/03, 20/03 10. tạp chí công nghiệp Việt Nam số1+2+3/03, 5/03, số tết giáp thân, 4/03 11. Lao động và xã hội số 1/04 12. Kinh tế và dự báo số 2/04 13. Kinh tế và phát triển số 41/03, 47/03, 52/03, 7/03 14. Thương mại thị trường Việt Nam số 10/03 15. Nghiên cứu kinh tế số 270/03 16. kinh tế đối ngoại số 6/03 17. thời báo kinh tế Việt Nam số 10-15/04, 201/03, 7/99, 95/99, 130/2000, 96/01, 24/02, 143/02, 67/02, 14/03 18. thời báo kinh tế sàI gòn số 31.8.2000, 3.4.2003, 29.5.2003, 12.6.2003, 16.10.2003 19. 20. 21. Com 22. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33774.doc
Tài liệu liên quan