Định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2010 đã xác định những nội dung cốt lõi về phát triển các ngành, các lĩnh vực và các khu vực trên địa bàn tỉnh. Việc tổ chức thực hiện tốt các định hướng và mục tiêu quy hoạch sẽ tạo ra sự tăng trưởng kinh tế nhanh, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh, từng bước đưa Hưng Yên hội nhập với xu hướng phát triển chung của khu kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Trong quá trình làm đề án đã giúp em hiểu thêm sâu sắc về những kiến thức đã được học trong nhà trường cũng như vận dụng những lý thuyết này vào thực tế cuộc sống. Quá trình làm đề án cũng giúp em hiểu nhiều hơn về thực tiễn và cơ chế hoạt động vận hành của bộ máy quản lý nhà nước nói chung và quản lý đô thị nói riêng.
36 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1680 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần xây dựng và thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cánh cửa mở ra mối giao lưu với thế giới của các tỉnh phía Bắc trên con đường hội nhập quốc tế.
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là vùng kinh tế động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cúa cả nước, Hưng Yên sẽ chịu tác động rất lớn của quá trình phát triển của vùng. Sự hình thành các tuyến hành lang kinh tế quan trọng như: Tuyến Hà Nội – Hải Dương – Hải Phòng; Tuyến Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long – Móng Cái; Tuyến kinh tế dọc đường 10 và tuyến kinh tế Hà Nội – Phủ Lý – Ninh Bình... là cơ hội lớn để Hưng Yên thu hút vốn và công nghệ phát triển nhanh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự phát triển của các đô thị, các trung tâm kinh tế lớn lân cận như Hà Nội, Hạ Long và Hải Dương... sẽ có tác động rất mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội của Hưng Yên.
Bên cạnh những thuận lợi trên, Hưng Yên đang gặp phải khó khăn về nhiều mặt: xuất phát điểm là một tỉnh nghèo kinh tế thuần nông, tài nguyên khoáng sản ít, kết cấu hạ tầng nội tỉnh yếu kém, thiếu cán bộ quản lý và kinh doanh, bị hạn chế nhiều trong cạnh tranh với các tỉnh lân cận... Đây là những thách thức to lớn đói hỏi phải vượt qua để hoà nhập với xu thế phát triển nhanh của vùng.
Bản đồ hành chính tỉnh hưng yên
Toạ độ địa lý: 20,6’ – 21,0’ vĩ bắc
105,85’ – 106,03’ kinh đông
Diện tích: 923 km2
10 đơn vị hành chính: Các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ, Mỹ Hào, Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ và thị xã Hưng Yên.
TX. Hưng Yên
Văn Lâm
Văn Giang
Mỹ Hào
Yên Mỹ
Khoái Châu
ÂN Thi
Kim Động
Phù Cừ
Tiên Lữ
Bắc Ninh
Hải dương
Thái bình
Hà nam
Hà tây
Hà nội
2. Khí hậu và thời tiết.
Hưng Yên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Số giờ nắng bình quân hàng năm là 1.650 giờ/năm, nhiệt độ trung bình 23,20C, lượng mưa 1.450 – 1650 mm. Về mùa đông thường có mưa phùn thích hợp cho sản xuất vụ đông, cho phép Hưng Yên phát triển nền nông nghiệp phong phú và đa dạng.
Hạn chế của yếu tố khí hậu cần chú ý là mùa mưa thường kèm theo bão, gây úng nội đồng. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt như dông, bão, gió bấc... gây ra những trở ngại đáng kể cho sản xuất , nhất là sản xuất nông nghiệp.
3. Tiềm năng tài nguyên thiên nhiên.
3.1. Tài nguyên đất.
Theo số liệu thống kê, tổng diện tích đất tự nhiên của Hưng Yên là 923 km2 trong đó:
Đất nông nghiệp, đặc biệt đất lúa rất phong phú là thế mạnh nổi bật của Hưng Yên. Toàn tỉnh có 61.037 ha đất nông nghiệp, trong đó riêng đất trồng lúa khoảng 42.000 ha có thể có năng suất 10tấn/năm. Đất cây lâu năm, đất vườn có khả năng trồng nhiều loại cây có giá trị cao như nhãn, táo, cây cảnh, cây dược liệu v.v. cung cấp cho thị trường trong nước đang tăng nhanh và xuất khẩu.
Đất xây dựng rất hạn chế. Để phát triển công nghiệp phải lấy vào đất nông nghiệp, nên cần hết sức tiết kiệm, và có biện pháp tích cực cải tạo đất chua, đầm lầy để bù đắp phần diện tích đất nông nghiệp bị mất.
3.2. Tài nguyên nước ngọt.
Hưng Yên có nguồn nước ngọt dồi dào. Nguồn nứoc mặt hết sức phong phú của hệ thống sông Hồng, sông Luộc và các sông khác trong nội đồng là điều kiện rất thuận lợi không chỉ cho sản xuất nông nghiệp mà cả cho công nghiệp, sinh hoạt và giao thông vận tải thuỷ. Nguồn nước ngầm rất phong phú, nhất là khu vực đường 5 từ Như Quỳnh đến Quán Gỏi, thoả mãn cho yêu cầu phát triển công nghiệp và đô thị.
3.3. Tiềm năng phát triển du lịch.
Tài nguyên du lịch tự nhiên hạn chế hơn các tỉnh lân cận. Song Hưng Yên có hơn 800 di tích lịch sử văn hoá, trong đó 105 di tích đã được xếp hạng, đặc biệt quần thể di tích Phố Hiến, Đa Hoà - Dạ Trạch, khu tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông... lã nguồn tài nguyên du lịch nhân văn rất có giá trị. Nếu khai thác tốt và liên kết chặt chẽ với các tỉnh lân cận sẽ tạo nên những tuyến du lịch hấp dẫn.
3.4. Tài nguyên khoáng sản.
Là tỉnh đồng bằng, Hưng Yên có nguồn tài nguyên khoáng sản hạn chế. Ngoài nguồn lợi cát trên sông Hồng tiềm năng to lớn có thể phát triển khai thác đáp ứng nhu cầu xây dựng, các khoáng sản khác hầu như khong đáng kể, gây trở ngại rất lớn cho quá trình phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá. Riêng nguồn than nâu có trữ lượng rất lớn (hàng chục tỷ tấn) nhưng hân bố ở độ sâu 600 – 1000 mét, trong vài thập kỷ tới chưa có khả năng khai thác.
4. Dân số và nguồn lực.
Khi tái lập tỉnh năm 1997, dân số toàn tỉnh gần 1,1 triệu người. Mật độ bình quân 1.230 người/km2, đứng thứ 3 sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội và cao gấp 5,5 lần mức trung bình cả nước. Số lao động trong độ tuổi là 51 vạn người. Lao động đang có việc làm khoảng 50 vạn người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 87,8%. Lao động qua đào tạo chỉ đạt 16%.
Hiện nay dân số Hưng Yên gần 1,2 triệu người. Lực lượng lao động là 650 nghìn người. Nhân lực trẻ của Hưng Yên đang được đào tạo theo hướng mở, đội ngũ lao động có kỹ thuật tăng vọt cả về chất và lượng, số cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học, cao đẳng tăng nhanh.
Dự báo đến 2010 dân số Hưng Yên khoảng 1,27 triệu người và lao động khoảng 75 vạn người. Đây là thế mạnh của tỉnh nếu biết tận dụng, song cũng là sức ép lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Cần phải có một chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu kinh tế xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
5. Thực trạng kinh tế – xã hội của Hưng Yên.
(Số liệu cụ thể xem ở phần phụ lục).
Trong xu thế đổi mới chung của cả nước, những năm gần đây nền kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên đã thu được một số kết quả nhất định.Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1992 – 1996 đạt 9,7%/ năm. Đặc biệt từ năm 1997(sau khi tách tỉnh), nhờ sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ, của các cấp chính quyền địa phương, cúng sự phấn khởi hăng say sản xuất của toàn thể cán bộ nhân dân trong tỉnh , nền kinh tế – xã hội của Hưng Yên có bước chuyển biến rõ rệt.
Năm 1997, tốc độ tăng trưởng GDP trên địa bàn đạt 13,6% và năm 2004 đạt 12,28%. Nâng mức GDP bình quân đàu người 205 USD năm 1997 lên 550 USD năm 2004. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm mạnh từ 51,5% năm 1997 xuống còn 31,92% năm 2004, ngược lại tỷ trọng công nghiệp tăng từ 20,3% lên 36,95% và dịch vụ từ 27,9% lên 31,13%. Tuy nhiên về cơ bản Hưng Yên vẫn còn là tỉnh kém phat triển trong vùng.
Sản xuất nông nghiệp tương đối toàn diện. Diện tích, năng suất và sản lượng các cây trồng chính đều tăng. Sản lượng lương thực năm 2004 đạt 55 vạn tấn ( riêng thóc đạt 52 vạn tấn), đạt mức lương thực bình quân đầu người 458,33 kg. Các loại cây trồng có giá trị như cây công nghiệp, cây ăn quả, đặc sản tăng khá. Ngành chăn nuôi cũng có bước phát triển nhưng còn chậm, chưa thúc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp.
Sản xuất công nghiệp tăng nhanh. Năm 1997 giá trị sản xuất công nghiệp là 605 tỷ đồng ( theo giá 1994) thì năm 2004 giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đạt 5.925 tỷ đồng đưa tỷ trọng công nghiệp lên 36,95% trong GDP của tỉnh. Công nghiệp địa phương được đầu tư mở rộng, tiểu thủ công nghiệp cũng có bước phát triển khá. Đặc bịêt khối công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Một số khu công nghiệp như : Như Quỳnh, Phố Nối và thị xã Hưng Yên đang hoạt động khá tốt.
Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng. Hệ thống thương nghiệp đang được sắ xếp lại theo hướng cổ phần hoá. Xuất khẩu tăng mạnh từ 21,2 triệu USD năm 1997 lên 230 triệu USD năm 2004. Một số khách sạn, di tích văn hoá, lịch sử... đang được xây dựng và tôn tạo lại, tạo tiền đề quan trọng cho phát triển nghành du lịch trong những năm tới.
Hệ thống kết cấu hạ tầng đang được chú trọng cải tạo, nâng cấp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển. Toàn tỉnh có 24km đường sắt quốc gia, 87 km đường quốc lộ, khoảng 1.300 km đường nội tỉnh cùng 72 km đường sông là nhân tố quan trọng để giao lưu kinh tế. Tuy nhiên các đường liên tỉnh, liên huyện bị xuống cấp khá nhiều gây trở ngại lớn cho phát triển giao lưu. 100% số xã trong tỉnh đều đã có điện lưới cho sản xuất và sinh hoạt. Hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất và phát triển nông ngiệp hiện nay.
Hoạt động khoa học công nghệ được phát triển một bước, nhiều tiến bộ kỹ thuật – công nghệ mới được áp dụng, nhất là các tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp( kỹ thuật giống, biện pháp thâm canh, chế biến và bảo quản nông sản...) góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất. Phong trào quần chúng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống có chuyển biến mới. Song nhìn chung hoạt động khoa học công nghệ chưa gắn với sản xuất. Tiềm lực khoa học công nghệ còn quá nhỏ bé. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Công tác dân số và kế hoạch hoá có chuyển biến rõ nét. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,49% năm 1997 giảm xuống còn 1,2% năm 2004. Đặc biệt Hưng Yên có phong trào giáo dục khá mạnh. Toàn tỉnh có hơn 340 trường phổ thông các cấp và trên 170 trường mầm non. Phong trào xã hội hoá giáo dục phát triển mạnh. Đã có 33 trường đạt chuẩn quốc gia.
An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện. Về cơ bản đã hoàn thành chương trình xoá đói giảm nghèo. Số hộ nghèo giảm từ 8,3% năm 1997 xuống 3% năm 2004. Các nhu cầu về ăn ở, đi lại và hưởng thụ văn hoá ngày càng được đáp ứng tốt hơn. Công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và những người có công với đát nước được thực hiện tốt.
Có thể nói, tuy còn nhiều khó khăn phải khắc phục nhưng Hưng Yên đã đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt. Những kết quả trên có ý nghĩa hết sức quan trọng để Hưng Yên tự khẳng định mình và tự tin bước vào giai đoạn phát triển mới. Song bên cạnh những kết quả đó, Hưng Yên còn đang gặp nhiều khó khăn, tồn tại trong nhiều lĩnh vực, nhất là về kết cấu hạ tầng, trình độ sản xuất, vốn và công nghệ...
II. Đánh giá những thuận lợi và hạn chế chủ yếu.
1. Những lợi thế so sánh.
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, gần các trung tâm công nghiệp và kinh tế lớn, đặc biệt là Hà Nội, Hưng Yên có cơ hội đón nhận và tận dụng sự phát triển chung của vùng, trước hết là đón nhận đầu tư vào phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng.
Nhân dân Hưng Yên có truyền thống hiếu học, lao động cần cù, lại nằm trong vùng ven đô có điều kiện thuận lợi về thị trường để đẩy mạnh sản xuất hàng hoá và tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại để phát triển. Mặt khác là một tỉnh đi sau, Hưng Yên có điều kiện để học hỏi các tỉnh khác trong quá trình phát triển theo hướng mở cửa mạnh ra bên ngoài.
Có 24 km đường sắt quốc gia, 23 km quốc lộ 5 chạy qua và 43 km quốc lộ 39A… là địa bàn thuận lợi để Hưng Yên xây dung các khu công nghiệp tập trung, tạo động lực lớn thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển. Toàn tỉnh có 72 km đường sông lớn bao quanh là lợi thế về giao thông thuỷ và cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Saukhi tái lập tỉnh, với sự quyết tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh, Hưng Yên đang nhanh chóng đI vào ổn định và phát triển khá, tạo không khí phấn khởi, đoàn kết,tin tưởng trong cán bộ và nhân dân. Đây là yếu tố quan trọng cho sự phát triển nhanh trong thời gian tới.
2. Những hạn chế chủ yếu.
Xuất phát điểm thấp, đất ít, người đông. Cơ cấu kinh tế tuy có sự chuyển dịch nhanh song về cơ bản vẫn là một cơ cấu lạc hậu.
Kết cấu hạ tầng kém phát triển, nhất là các tuyến giao thông nội tỉnh. Thiếu vốn nghiêm trọng cho đầu tư phát triển.
Tài nguyên khoáng sản hạn chế là trở ngại rất lớn cho phát triển, nhất là trong giai đoạn hiện nay còn nhiều khó khăn,yếu kém.
Thiếu đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ để quản lý điều hành các dự án lớn và tiếp thu công nghệ tiên tiến, hiện đại. Còn thiếu quy hoạch và hệ thống giảI pháp đồng bộ, cụ thể, nhất là về khuyến khích đầu tư, thu hút vốn, mở rộng thị trường và phát triển kinh tế đối ngoại…
Nhìn chung khó khăn hạn chế của Hưng Yên là hết sức to lớn trong bước khởi đầu của nền kinh tế khi mới tách tỉnh.
Chương III: Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2010 và một số định hướng đến năm 2020
I. Quan điểm và mục tiêu phát triển.
1. Quan điểm phát triển.
Phát triển kinh tế xã hội của Hưng Yên đặt trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tận dụng tối đa vị trí gần Hà Nội và nằm trên trục đường 5, đường 39A để phát triển công nghiệp dịch vụ và đi tắt đón đầu trong một số khâu.
Khai thác triệt để các yếu tố bên trong kết hợp với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài để đẩy nhanh tốc độ phát triển để đuổi kịp các tỉnh của đồng bằng Bắc Bộ, tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đậi hoá: Coi trọng hàng đầu xây dựng kết cấu hạ tầng, khắc phục tình trạng yếu kém hiện nay, chuẩn bị tiền đề cho bước phát triển nhanh sau này. Điều chỉnh tổ chức lãnh thổ. Kết hợp phát triển công nghiệp và đô thị với phát triển vùng nông thôn, hạn chế chênh lệch giữa các vùng.
2. Các mục tiêu cơ bản đến năm 2010 và định hướng đến 2020.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2000 – 2010 khoảng 12%. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1000 USD và năm 2020 đạt trên 3000 USD. Tích luỹ đầu tư từ 20 – 25% năm 2010. Thu hút đầu tư trong cả thời kỳ đạt 1,8 – 2 tỷ USD.
Đến năm 2010 tỷ trọng nông nghiệp giảm còn 21 – 22%, công nghiệp-xây dựng chiếm 34 – 35%, dịch vụ 42 – 43%. Đến 2020 tỷ lệ nông nghiệp giảm mạnh xuống dưới 10%.
Giảm tỷ lệ tăng dân số từ 1,25% năm 2000 xuống dưới 1% vào năm 2010 và 2020. Đảm bảo việc làm ổn định cho khoảng 95% lực lượng lao động trong tỉnh. Cung cấp nước sạch và điện sinh hoạt ổn định với chất lượng cao cho 100% dân cư trong tỉnh trước năm 2010. Hoàn thành chương trình kiên cố hoá các cơ sở y tế, giáo dục trước năm 2010. Lao động được đào tạo năm 2010 đạt trên 50%.
3. Các nhiệm vụ chiến lược đặt ra cho Hưng Yên.
Cùng với các mục tiêu nêu trên, những nhiệm vụ chiến lược của Hưng Yên trong bước phát triển đến năm 2020 là:
Phát triển nhanh và đồng bộ kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông. Xây dựng nhanh các khu cụm công nghiệp tập trung. Chuyển đổi mạnh cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp, tạo nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao. Tổ chức phân bố không gian đô thị và các khu, cụm công nghiệp.
Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo đội ngũ lao đọng kỹ thuật, quản lý nhà nước và doang nghiệp. Xây dựng nhanh các định chế cụ thể để thực hiện các nội dung qui hoạch.
4. Xác định các phương án phát triển.
Phương án 1: Giai đoạn từ nay đến 2010 chủ yếu củng cố và nâng cấp các cơ sở đã có, phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá, tranh thủ phát triển thương mại và dịch vụ. Chuẩn bị cơ sở hạ tầng tốt cho phát triển các khu công nghiệp. Như vậy tốc độ tăng trưởng đến 2010 đạt 11%/năm và thời kỳ 2011 – 2020 đạt 10%/năm.
Phương án 2: Phát triển nhanh cả công nghiệp và dịch vụ, hình thành nhiều khu công nghiệp tạo tốc độ tăng trưởng công nghiệp nhanh ngay từ trong giai đoạn đầu. Đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng nhằm tạo cơ sở hạ tầng mới có sức hút với các nhà đầu tư. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hoắtng thu nhập và tích luỹ. Tốc độ tăng trưởng đến năm 2010 đạt 14,7%/ năm và thời ký 2011 – 2020 đạt 13%/năm.
Phương án 3: Kết hợp mặt mạnh của cả hai phương án trên, tận dụng mọi thời cơ thu hút vốn đầu tư phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ. Phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhỏ nông thôn đẻ đạt tốc độ phát triỉen tương đối cao và vững chắc. Tốc độ tăng trưởng đến 2010 đạt 12%/năm và thời kỳ 2011 – 2020 đạt 9,7%. Tạo sự chuyển dịch cơ cấu khả thi.
Như vậy phương án 1 cần ít vốn đầu tư nhưng phát triển chậm. Phương án 2 phát triển nhanh nhưng cần quá nhiều vốn đàu tư. Phương án 3 cần vốn đầu tư không nhiều và phát triển ổn định. Do vậy phương án đựoc chọn là phương án 3.
Phương án 1: Phương án phát triển kinh tế Hưng Yên đến năm 2020
2000
2010
2020
Nhịp Tăng (%)
01- 2010
11- 2020
DÂN Số (1000 người)
1135
1266
1398
1,1
1,0
Lao động trong độ tuổi
669
772
895
GDP (tỷ đồng,giá 96)
2883
8119
21224
10,9
10,1
Nông, lâm nghiệp
1494
2551
3962
5,5
4,5
Công nghiệp,xây dựng
593
2617
8882
16
13
Dịch vụ
796
2951
8380
14
11
Cơ cấu GDP ( giá hh)
100
100
100
Nông, lâm nghiệp
45,6
28,5
14
Công nghiệp,xây dựng
22,1
27,8
35,3
Dịch vụ
32,3
43,7
50,7
Chỉ số giá GDP
1,45
2,69
4,04
Nông, lâm nghiệp
1,43
2,48
2,96
Công nghiệp,xây dựng
1,75
2,36
3,33
Dịch vụ
1,90
3,29
5,06
GDP (tỷ đồng,giá hh)
4686
22211
83705
Nông, lâm nghiệp
2135,8
6326,9
11727,2
Công nghiệp,xây dựng
1038,0
6175,1
29577,5
Dịch vụ
1512,5
9709,3
42400,7
GDP/ người (USD giá 96)
169
270
500
GDP/ nhười ( USD giá hh)
275
740
1972
Sovới bình quân cả nước(%)
75
88,7
100,5
Hệ số ICOR
01-2010
11-2020
Nông, lâm nghiệp
2,8
3
Công nghiệp,xây dựng
3,5
3,8
Dịch vụ
3,6
3,9
Vốn đầu tư ( triệu USD)
toàn bộ nền kinh tế
2496,8
7761,5
Nông, lâm nghiệp
494,7
533,6
Công nghiệp,xây dựng
758,0
2928,9
Dịch vụ
1244,1
4199,1
Phương án 2: Phương án phát triển kinh tế Hưng Yên đến năm 2020
2000
2010
2020
Nhịp Tăng (%)
01- 2010
11- 2020
DÂN Số (1000 người)
1135
1266
1398
1,1
1,0
Lao động trong độ tuổi
669
772
895
GDP (tỷ đồng,giá 96)
2883
13264
44101
14,7
12,8
Nông, lâm nghiệp
1494
2551
4156
5,5
5
Công nghiệp,xây dựng
593
5499
22248
20
15
Dịch vụ
796
5213
17697
18
13
Cơ cấu GDP ( giá hh)
100
100
100
Nông, lâm nghiệp
45,6
17,4
7,0
Công nghiệp,xây dựng
22,1
35,6
42,1
Dịch vụ
32,3
47,0
50,9
Chỉ số giá GDP
1,45
2,69
4,04
Nông, lâm nghiệp
1,43
2,48
2,96
Công nghiệp,xây dựng
1,75
2,36
3,33
Dịch vụ
1,90
3,29
5.06
GDP (tỷ đồng,giá hh)
4686
36458
175936
Nông, lâm nghiệp
2135,8
6327
12301
Công nghiệp,xây dựng
1038,0
12979
74087
Dịch vụ
1512,5
17152
89548
GDP/ người (USD giá 96)
169
442
1039
GDP/ nhười ( USD giá hh)
275
1214
4145
So với bình quân cả nước(%)
75
145,6
211,1
Hệ số ICOR
01-2010
11-2020
Nông, lâm nghiệp
2,8
3
Công nghiệp,xây dựng
3,5
3,8
Dịch vụ
3,6
3,9
Vốn đầu tư ( triệu USD)
toàn bộ nền kinh tế
4496
17537
Nông, lâm nghiệp
495
590
Công nghiệp,xây dựng
1686
7648
Dịch vụ
2316
9299
Phương án 3: Phương án phát triển kinh tế Hưng Yên đến năm 2020
( phương án được chọn)
2000
2010
2020
Nhịp Tăng (%)
01 - 2010
11- 2020
DÂN Số (1000 người)
1135
1266
1398
1,1
1,0
Lao động trong độ tuổi
669
772
895
GDP (tỷ đồng,giá 96)
2883
9866
24964
12,1
9,7
Nông, lâm nghiệp
1494
2399
3550
5
4
Công nghiệp,xây dựng
593
3991
12396
17
12
Dịch vụ
796
3477
9018
15
10
Cơ cấu GDP ( giá hh)
100
100
100
Nông, lâm nghiệp
45,6
22,2
10,8
Công nghiệp,xây dựng
22,1
35,1
42,4
Dịch vụ
32,3
42,7
46,8
Chỉ số giá GDP
1,45
2,69
4,04
Nông, lâm nghiệp
1,43
2,48
2,96
Công nghiệp,xây dựng
1,75
2,36
3,33
Dịch vụ
1,90
3,29
5.06
GDP (tỷ đồng,giá hh)
4686
26806
97418
Nông, lâm nghiệp
2135,8
5848,4
10509,3
Công nghiệp,xây dựng
1038,0
9418,9
41277,4
Dịch vụ
1512,5
11438,9
45631,7
GDP/ người (USD giá 96)
169
329
588
GDP/ nhười ( USD giá hh)
275
893
2295
So với bình quân cả nước(%)
75
107,1
116,9
Hệ số ICOR
01-2010
11-2020
Nông, lâm nghiệp
2,8
3
Công nghiệp,xây dựng
3,5
3,8
Dịch vụ
3,6
3,9
Vốn đầu tư ( triệu USD)
toàn bộ nền kinh tế
3117,3
8829,7
Nông, lâm nghiệp
453,6
450,6
Công nghiệp,xây dựng
1175,4
3987,2
Dịch vụ
1488,3
4391,9
5. Lựa chọn các trọng điểm đầu tư và các ngành mũi nhọn.
Căn cứ vào các nhiệm vụ và mục tiêu phát triển của Hưng Yên, các trọng điểm đầu tư, các mũi nhọn được xác định theo thứ tự sau:
Thứ tự ưu tiên từng thời kỳ
Từ nay đến 2010
2011 - 2020
Xây dựng kết cấu hạ tầng
2
4
CN chế biến và SX hàng tiêu dùng
3
3
Các khu, cụm công nghiệp
1
2
Dịch vụ, du lịch
4
1
II. Phương hướng phát triển các ngành và lĩnh vực chủ yếu.
1. phát triển công nghiệp.
Khai thác tối đa các lợi thế và nguồn lực của tỉnh, kết hợp với tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh, ổn định, làm động lựcmạnh mẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu... là ngành mà tỉnh có nhiều lợi thế so sánh nhằm thu hút nhiều lao động. Phát triển hợp lý các ngành công nghiệp điện tử, cơ khí, tạo sự dịch chuyển mạnh mẽ cơ cấu công nghiệp vào những năm 2010.
Phát triển và phân bố hợp lý các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ. Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, hình thành thêm các ngành nghề mới, hướng mạnh về xuất khẩu.
Gắn kết công nghiệp Trung ương với công nghiệp địa phương, giữa quốc doanh với các thành hần kinh tế khác. Tập trung phát triển công nghiệp dọc theo các tuyến đường trục chính, xây dựng các khu công nghiệp tập trung tại Phố Nối, Như Quỳnh, thị xã Hưng Yên và các cụm công nghiệp tập trung gắn với đô thị và các trục đường 5, 39A, 39B. Hình thành cơ cấu hợp lý các ngành công nghiệp phù hợp với điều kiện của tỉnh.
1.1. Công nghiệp chế biến nông sản.
Phát huy tối đa lợi thế về nguyên liệu và thị trường cuat tỉnh nông nghiệp ven đô để hát triển mạnh công nghiệp chế biến, nhất là chế biến nông sản xuất khẩu, coi công nghiệp chế biến là hướng phát triển quan trọng và lâu dài nhằm thu hút lao động, phát huy hiệu quả đầu tư nhanh chóng góp phần tăng trưởng và tích luỹ lớn.
Nâng cấp mở rộng các cơ sở hiện có theo hướng hiện đại hoá công nghệ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Mở rộng và hiện đại hoá xí nghiệp chế biến đồ hộp xuất khẩu thị xã Hưng Yên. Khôi phục và tổ chức lại sản xuất của xí nghiệp chế biến đay.
Xây dựng mới một số cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu công suất 4.000 – 5.000 tấn/năm với công nghệ hiện đại. Đầu tư xây dựng một vài xí nghiệp chế biến thịt công xuất 3.000 – 5.000 tấn/năm.
1.2. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Phát triển mạnh công nghiệp hàng tiêu dùng, nhất là hàng xuất khẩu trên cơ sở tiếp thu công nghệ hiện đại của nước ngoài.
Xây dựng các xí nghiệp sợi dệt công xuất 4.500 tấn/năm, các xí nghiệp giầy công xuất 2 – 3 triệu đôi/năm.
Đầu tư mở rộng và đồng bộ hoá các cơ sở may xuấ khẩu, đưa công xuất may xuất khẩu toàn tỉnh lên trên 10 triệu sản phẩm vào năm 2010. Mở rộng các cơ sở sản xuất nhựa, chuyển mạnh sang sản xuất nhựa xuất khẩu và đồ chơi trẻ em.
1.3. Các ngành công nghiệp lắp ráp, chế tạo.
Tận dụng tối đa lợi thế của 23 km đường 5 xây dựng một số cơ sở lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử, điện lạnh... tại Phố Nối, Như Quỳnh, từng bước hình thành ngành công nghiệp kỹ thuật cao và tích luỹ lớn cho kinh tế của tỉnh. Phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo phục vụ nông nghiệp...
1.4. Các ngành tiẻu thủ công nghiệp.
Khôi phục và phát triển mạnh mẽ các ngành tiểu thủ công nghiệp tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa các đô thị và các vùng nông thôn. Phát triển các ngành sản xuất vật liệu xây dựng như sán xuất gạch, chế biến nông sản, sửa chữa và sản xuấta nông cụ, dệt thảm, thêu ren và các hàng thủ công mỹ nghệ khác... tại các thị trấn, thị tứ và các cụm điểm dân cư nông thôn.
2. phát triển nông nghiệp.
Trong giai đoạn từ nay đến 2010, sản xuất nông nghiệp vẫn là thế mạnh và đóng gó hết sức quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của Hưng Yên. Do vậy cần tập trung phát triển toàn diện ngành nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, toạ bước chuyển biến căn bản nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh theo hướng đa dạng hoá sản phẩm và đa dạng hoá cơ cấu kinh tế nông thôn. Dự báo tốc độ tăng trưởng nông nghiệp của Hưng Yên thời kỳ 2005 – 2010 là 5%/năm.
3. phát triển các ngành dịch vụ.
Khai thác tói đa lợi thế gần Hà Nội và các trung tâm công nghiệp lớn để phát triển mạnh các ngành thương mại, dịch vụ. Dự kiến đến 2010 giá trị gia tăng cúa ngành thương mại dịch vụ sé chiếm 42 – 43% GDP toàn tỉnh, đạt tốc độ tăng trưởng 15 – 16%/ năm.
3.1. Thương mại.
Phát triển thương mại nội địa, trước hết hướng vào thị trường trên địa bàn tỉnh, đáp ứng kịp thời các nhu cầu của nhân dân. Mở rông thị trường sang caqcs tỉnh vùng Bắc Bộ, nhất là Hà Nội, Hải Phòng bằng các mặt hàng mà Hưng Yên có ưu thế như: luơng thực,thực phẩm, hoa quả, cây cảnh, dược liệu...
Củng cố mạng lưới thương nghiệp toàn tỉnh, bao gồm cả thương nghiệp quốc doanh và ngoaig quốc doanh. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại.
Hình thành 3 trung tâm thương mại lớn tại thị xã Hưng Yên, Phố Nối và Như Quỳnh phù hợp với tiến độ phát triển của từng đô thị để làm chức năng trung tâm phát tán luồng hàng và đàu mới các hoạt đọng thương mại chính trong tỉnh. Cải tạo sắp xếp lại các chợ, các dãy phố kinh doanh, tạo giao lưu hàng hoá thuận tiện. Xây dựng một số siêu thị hiện đại kết hợp với các chi nhánh đại diện và các dịch vụ cao cấpkhác tại các trung tâm thương mại.
Tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống. Đẩy mạnh hợp tác liên doanh với các công ty nước ngoài xây dựng một số cơ sở lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử, điện lạnh... phục vụ xuất khẩu. Đổi mới cơ cấu hàng xuất khẩu, nâng cao tỷ trọng nông sản chế biến và hàng tiêu dùng.
3.2. Dịch vụ du lịch.
Phát triển du lịch trong mối liên hệ chặt chẽ với Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Ninh Bình. Đầu tư cải tạo cơ sở hạn tầng phục vụ du lịch. Xây dựng một số khách sạn qui mô thích hợp tại thị xã Hưng Yên, Phố Nối, Như Quỳnh để thu hút khách quốc tế đến tìm hiểu đầu tư kết hợp với tham quan du lịch.
Đầu tư trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử, đặc biệt là cụm di tích Phố Hiến - Đa Hoà - Dạ Trạch. Xác định các tuyến và khu vực trọng điểm du lịch trong tỉnh. Khôi phục các lễ hội truyền thống theo hướng văn minh, lịch sự, vui tươi lành mạnh và đậm đà bản sắc dân tộc.
Liên kết chặt chẽ với các tỉnh lân cận để hình thành các tour du lịch liên tỉnh. Liên kết với Hà Nội mở tuyến du lịch đường sông từ Hà Nội theo sông Hồng đến thị xã Hưng Yên và các điểm du lịch sinh thái khác.
3.3. Các dịch vụ khác.
Phát triển rộng rãi các hình thức dịch vụ tài chính, ngân hàng, thông tin, bưu điện, tư vấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ... tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Khuyến khích phát triển các dịch vụ hướng nghiệp. Mở rộng thêm các loại hình dịch vụ bảo hiểm, y tế, chăm sóc sức khoẻ tại nhà ở cả thành thị và nông thôn.
4. phát triển kết cấu hạ tầng.
4.1. Mạng lưới giao thông.
Giao thông vạn tải có ý nghĩa quan trọng tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế – xã hội, vì vậy phải đầu tư đi trước với tốc độ nhanh. Mực tiêu và định hướng phát triển mạng lưới giao thông tỉnh Hưng Yên đến năm 2010 là:
* Về giao thông bộ.
Hoàn thành sớm việc nâng cấp quốc lộ 39A và quốc lộ 38 đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng. Tậ trung nâng cấp hệ thống đường tỉnh đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng gồm các tuyến đường 199, 206, 204 và 196 nhằm nối các quốc lộ với trung tâm các huyện.
Phát triển mạnh hệ thống giao thông nông thôn liên xã, cải tạo và xây dựng các cầu, cống đảm bảo giao thông thông suốt, phấn đấu tới năm 2010 đạt 65 – 70% mặt đường trải nhựa hoặc bê tông xi măng.
Nâng cấp hệ thống đường đô thị ở các thị xã, huyện thị. Cải tạo nâng cấp và xây dựng mới hệ thống bến bãi cho các phương tiện giao thông đường bộ. Quản lý, khai thác có hiệu quả hệ thống giao thông thuỷ bộ, đảm bảo giao lưu thuận tiện trong tỉnh cũng như trong khu vực.
* Về đường sông.
Hưng Yên có lợi thế nằm trên 2 trong 3 tuyến vận tải sông quan trọng nhất của đồng bằng sông Hồng ( tuyến Quảng Ninh – Hải Phòng – Hà Nội qua sông Luộc và tuyến Lạch Giang – Hà Nội qua sông Hồng). Riêng tuyến Lạch Giang – Hà Nội về lâu dài sẽ là tuyến đường sông liên vận quốc tế nối với Vân Nam( Trung Quốc). Đây là thế mạnh đặc biệt của Hưng Yên. Do vậy cần ưu tiên phát triển mạnh đường sông, coi đay là hướng chiến lược quan trọng trong phát triển giao thông vận tải của tỉnh.
Xây dựng hệ thống cảng – bến trên sông Hồng, sông Luộc, trong đó cảng Hưng Yên công suất 25 – 30 vạn tấn/ năm là một trong những cáng vệ tinhcủa hệ thống cảng phía Bắc. Xây dựng các bến Dốc Vĩnh công suất 15 – 20 vạn tấn/năm, bến Phú Khê công suất 1,5 – 2 vạn tấn/năm, bến Hối công suất 10 – 15 vạn tấn/ năm...
Duy trì và phát triển hệ thống đường sông nội tỉnh( cấp 3). Cải tạo và nâng cấp một số đoạn sông như: sông Tam Đô, sông Điện Biên, sôngh Cưu Yên.
4.2. Hệ thống cấp điện.
Cải tạo nâng cấp đồng bộ mạng lưới điện khu vực thị xã. Đầu tư xây dựng các trạm biến áp 110Kv và 220Kv kết hợp với phát triển đồng bộ các trạm biến áp phụ tải và các tuyến đường dây hạ thế. Phát triển rộng rãi mạng lưới điện nông thôn. Thực hiện việc quản ký và phân phối điện có hiệu quả.
4.3. Hệ thống cấp thoát nước.
Khẩn trươngcải tạo và nâng cấp nhà máy nước Hưng Yên nâng công suất lên 20.000 m3/ngày đêm. Cải tạo và xây dựng mới các nhà máy nước tại thị trấn Khoái Châu, Yên Mỹ, Phù Cừ... công suất 3.000 – 5.000 m3/ngày đêm.
Xây dựng đồng bộ các công trình thoát nước đô thị. Đầu tư xây dựng các công trình thoát nước khoa học cho các khu công nghiệp tập trung và các bệnh viện lớn...
4.4. Thông tin liên lạc.
Phát triển mạnh bưu chính viễn thông đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tiếp tục hiện đại hoá hệ thống thông tin liên lạc bảo đảm thông tin nhanh giữa các vùng trong tỉnh, trong nước và với quốc tế. Đầu tư hiện đại hoá bưu điện tỉnh. Phấn đấu nâng tỷ lệ điện thoại lên 15 – 20 máy/100 dân năm 2010.
4.5. Hệ thống thuỷ lợi.
Xây dựng và tu bổ, cải tạo hoàn chỉnh hệ thống đê điều và các công trình thuỷ lợi, bảo đảm an toàn ở mức cao cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Nâng cấp các trạm bơm và một số công trình tiêu úng trọng điểm với công suất tiêu úng 260.000 m3/giờ. Kiên cố hoá hệ thống kênh mương nội đồng, bê tông hoá 100% trước năm 2010 hệ thống kênh mương tưới chính trong toàn tỉnh. Tu sửa và nâng cấp các kè, cống... đảm bảo an toàn chống lũ phục vụ sản xuất.
5. Các ngành giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá.
5.1. Giáo dục, đào tạo.
Phát triển toàn diện ngành giáo dục đào tạo, đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội với tốc độ nhanh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Duy trì thành quả phổ cập tiếu học của tỉnh, thực hiện phổ cập giáo dục phổ thông trung học cơ sở trong toàn tỉnh. Thực hiện tốt chương trình kiên cố hoá trường học và đến năm 2010 hoàn thành chương trình kiên cố hoá trường học cho 100% số phòng học trong tỉnh. Hoàn thành chương trình tiêu chuẩn hoá giáo viên các cấp.
Đẩy mạnh đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ kỹ thuật lành nghề, đa dạng hoá các hình thức đào tạo dạy nghề theo nhu cầu của xã hội. Từng bước xây dựng một đội ngũ các nhà quản lý, các nhà chuyên môn và công nhân kỹ thuật có đủ năng lực, trình độ để tiếp nhận các dự án đầu tư hát triển lớn. Kết hợp đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ của tỉnh, phấn đấu nâng tỷ lệ lao đọng qua đào tạo lên trên 60% năm 2010. Coi trọng đào tạo và thu hút sử dụng nhân tài.
5.2. Y tế – chăm sóc sức khoẻ.
Phát triển sự nghiệp y tế trong tỉnh theo quan điểm y học dự phòng, lấy chăm sóc sức khỏe ban đầu làm nội dung chủ yếu. Kết hợp chặt chẽ giữa y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc.
Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. Sớm phát hiện và ngăn chặn các bệnh dịch nguy hiểm, không để các bệnh dịch lớn và nguy hiểm xảy ra.
Nâng cao các chỉ số cơ bản về sức khoẻ, cải thiện đời sống và chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ sơ sinh xuống dưới 5% năm 2010. Giảm tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh xuống dưới 1% và tỷ lệ tử vong của người mẹ khi sinh xuống dưới 0,05%. Khai thác tối đa vốn y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại trong khám và chữa bệnh.
5.3. Văn hoá, thông tin, thể thao.
Trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống văn hoá của tỉnh kếta hợp với tiếp thu có chọn lọc nền văn hoá của mọi miền trên đất nước, xây dựng và phát triển ở Hưng Yên một nền văn hoá thông tin tiên tiến, hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc trong mối gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế.
Khôi phục và hát triển văn hoá thông tin cơ sở nhằm từng bước ổn định và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Tiếp tục xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, làng văn hoá.Phấn đấu đến năm 2010 có 50 – 60% số làng, xã, phường và trên 80% số hộ gia đình trong tỉnh đạt tiêu chuẩn văn hoá mới.
Bảo tồn và phát triển nền văn hoá dân tộc truyền thống. Quy hoạch, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá, các danh lam thắng cảnh. Củng cố các trung tâm văn hoá từ tỉnh đến cơ sở. Tổ chức các sinh hoạt lễ hội truyền thống, hướng các hoạt động lễ hội phục vụ thiết thực cho việc phát huy văn hoá cổ truyền dân tộc.
Đẩy mạnh hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình. Hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật cho đài truyền hình tỉnh. Nâng cao chất lượng phủ sóng phát thanh và truyền hình trong toàn tỉnh.
Phát triển các cơ sở thể dục thể thao từ tỉnh đến xã. Hình thành các trung tâm văn hoá thể thao cấp huyện để kết hợp luyện tập với hội họp vui chơi của các tầng lớp nhân dân. Trang bị các phương tiện, dụng cụ hiện đại cho luyện tập ở một số môn Hưng Yên có khả năng đạt thành tích cao. Chú trọng bồi dưỡng vận động viên thể dục thể thao, nhất là những môn mà tỉnh có ưu thế.
III. Định hướng tổ chức không gian lãnh thổ.
1. Qui hoạch phát triển các khu công nghiệp mới.
Tập trung đầu tư hình thành nhanh một số khu, cụm công nghiệp tập trung gắn với những đô thị tại những khu vực có điều kiện thuận lợi, đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra được “ bộ khung kinh tế “ của tỉnh, trong đó chú trọng các khu công nghiệp sau:
* Khu công nghiệp Phố Nối ( gồm 2 khu A và B ).
Khu A nằm trên địa bàn 3 huyện Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ giáp quốc lộ 5, diện tích 390 ha. Là khu công nghiệp đa ngành bao gồm: sản xuất thép, sản xuất ôtô, xe máy, sản xuất các sản phẩm cơ khí, điện lạnh, chế biến lương thực, thực phẩm...
Khu B nằm trên địa bàn 2 huyện Yên Mỹ, Mỹ Hào giáp quốc lộ 5, quốc lộ 39 với diện tích 95 ha. Ngành nghề là khu công nghiệp dệt may được chính phủ qui hoạch để đầu tư phát triển trong chiến lược tăng tốc của ngành dệt may.
* Khu công nghiệp thị xã Hưng Yên.
Vị trí nằm trên địa bàn phường Lam Sơn, An Tảo thị xã Hưng Yên giáp quốc lộ 39, quốc lộ 38. Diện tích 62 ha. Ngành nghề là các ngành nghề không gây ô nhiễm môi trường.
* Khu công nghiệp Như Quỳnh ( Gồm 2 khu A và B ).
Khu A diện tích 50 ha thuộc thị trấn Như Quỳnh huyện Văn Lâm nằm cạnh quốc lộ 5 cách Hà Nội 17 km. Ngành nghề là điện, điện tử, sản xuất phụ tùng và lắp ráp xe máy, sản xuất thiết bị nội thất văn phòng, cán thép...
Khu B diện tích là 45 ha thuộc xã Đình Dù huyện Văn Lâm, nằm ở phía bắc quốc lộ 5, phía nam đường sắt Hà Nội đi Hải Phòng, cách Hà Nội 20 km. Ngành nghề là điện, điện tử.
* Khu công nghiệp Minh Đức.
Diện tích 200 ha thuôch huyện Mỹ Hào nằm giáp quốc lộ 5. Là khu công nghiệp đa ngành.
Ngoài các khu công nghiệp quan trọng kể trên, sẽ hình thành một số cụm điểm công nghiệp khác quy mô từ 5 – 10 ha gắn với các thị trấn, thị tứ.
Quy hoạch khu công nghiệp đến năm 2010 tầm nhìn 2020.
Số TT
Khu công nghiệp
Diện tích đất đã cho thuê(ha)
Dự báo qui mô phát triển
Đến năm 2010
Đến năm 2020
Diện tích đất KCN (ha)
Diện tích đất cho thuê (ha)
Diện tích đất KCN (ha)
Diện tích đất cho thuê (ha )
Tổng cộng
570
2.250
1.250
3.800
2.100
1
Như quỳnh A
46
50
46
50
46
2
Như Quỳnh B
22
45
25
45
25
3
Phố Nối A
155
450
250
500
280
4
Phố Nối B
66
300
150
350
180
5
Hưng Yên
60
90
65
90
65
6
Minh Đức
65
200
100
200
100
7
Vĩnh Khúc
200
105
400
225
8
Trưng Trắc
84
200
105
250
135
9
Tân Quang
63
90
64
90
64
10
Tân Dân
100
55
350
180
11
Kim Động
3
150
80
400
220
12
Ân Thi
100
55
300
165
13
Trung Nghĩa
100
55
300
165
14
Tiên Lữ
3
100
50
225
120
15
Phù Cừ
3
75
40
250
130
2. Phát triển hệ thống đô thị.
Hệ thống đô thị có ý nghĩa hết sức quan trọng là khu vực đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng GDP và thu hút mạnh đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Vì vậy cần tập trung phất triển mạnh đô thị là mục tiêu quan trọng. Hướng phát triển đô thị của tỉnh Hưng Yên đến 2010 là: Phát triển đô thị phù hợp với quá trình tăng trưởng kinh tế; tăng nhanh tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2010 đạt 38% và 2020 khoảng 58%; tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa đô thị và nông thôn.
Dự báo phát triển đô thị tỉnh Hưng Yên.
Các chỉ tiêu
Đơn vị
2010
2020
Tổng dân số
Dân số thành thị % so với tổng dân số
Dân số nông thôn
% so với tổng dân số
1000 người
1000 ngưòi
%
1000 người
%
1285
488
38
795
62
1433
831
58
603
44
Tập trung phát triển nhanh các trung tâm đô thị lớn của tỉnh làm hạt nhân thu hút cho phát triển công nghiệp dịch vụ:
Phát triển thị xã Hưng Yên thực sự là trung tâm kinh tế chính trị, văn hoá- xã hội và khoa học của tỉnh. Quy mô dân số năm 2010 dự kiến là trên 15 vạn dân.
Khẩn trương xây dựng Phố Nối thành một thị xã công nghiệ và thương mại dịch vụ phát triển vào bậc nhất của tỉnh, tạo ra một cực phát triển cho cả khu vực phía Bắc của tỉnh. Dự kiến qui mô dân số đô thị Phố Nối năm 2010 là trên 10 vạn dân.
Phát triển thị trấn Như Quỳnh gắn liền với khu công nghiệp Như Quỳnh.
Cúng cố và phát triển các đô thị trung tâm huyện, các thị trấn, thị tứ nhằm thu hút phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp nhỏ và hát triển dịch vụ... tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa thành thị và nông thôn.
3. Tổ chức kinh tế vùng nông thôn.
Quá trình phát triển kinh tế xã hội của Hưng Yên theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá phải đòng thời là quá trình xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Do vậy, cùng với việc đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá cần quy hoạch lại các vùng nông thôn. Tổ chức kinh tế nông thôn theo hướng phát triển mạnh công nghiệp chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ, gia công... và phát triển dịch vụ trong mối quan hệ với phát triển đô thị hoá tại chỗ. Đến năm 2010, cơ cấu lao động khu vực nông thôn sẽ đạt tỷ lệ: lao đọng nông nghiệp 50%; lao động công nghiệp đạt 25% và lao đọng dịch vụ đạt 25%.
Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, kết hợp với công nghiệp chế biến, tăng tỷ trọng cơ giới hoá các khâu làm đất, chăm sóc và thu hoạch. Quy hoạch lại đất đai, hình thành và sắp xếp các đường phố và các điểm dân cư nông thôn. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, từng bước cải thiện và nâng cao điều kiện sống của nhân dân, làm cho vùng nông thôn ngày càng văn minh giàu đẹp hơn, tương xứng với sự phát triển chung của toàn tỉnh.
4. Quy hoạch sử dụng đất.
Trên cơ sở hướng bố trí sản xuất cúa các ngành và lãnh thổ, tiến hành quy hoạch sử dụng đất theo quy tắc sử dụng tối đa và có hiệu quả quỹ đất đai của tỉnh. Dự báo đến 2010 Hưng Yên sẽ huy động toàn bộ quỹ đất đai có khả năng của tỉnh vào sử dụng cho các mực đích khác nhau. Cụ thể là:
Đất nông nghiệp: Về lâu dài nông nghiệp vẫn chiếm diện tích chủ yếu, dự kiến 65% quỹ đất của tỉnh nhằm đảm bảo an toàn lương thực Quốc gia, trong đó lúa duy trì ổn định ở mức 40.000 – 42.000 ha. Có chính sách quản lý chặt chẽ việc cấp đất nông nghiệp, nhất là đất lúa đã được thuỷ lợi hoá cho các mục đích sử dụng khác. Cải tạo các khu vực sản xuất bấp bênh thành ổn định, lập kế hoạch khai thác 2000 ha đất chua, trũng nôi đồng đưa vào sản xuất lương thực bù đắp cho phần đất bị chuyển sang xây dựng công nghiệp.
Đất đô thị và công nghiệp: Dành một quỹ đất thoả đáng cho phát triển đô thị và công nghiệp, dịch vụ chủ yếu ở các khu vực không có khả năng sản xuất lương thực hoặc sản xuất lương thực kém hiệu quả dọc tuyến đường 5, 39A, 39B và quanh các thị trấn, thị tứ. Lập bản đồ quy hoạch chi tiết sử dụng đất đô thị và công nghiệp cho từng vùng cụ thể.
Đất xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông: Cũng sẽ được tăng nhanh trong những năm tới để đáp ứng nhu cầu phát triển. Hướng bố trí chủ yếu là cải tạo và mở rộng những công trình hiện có, sử dụng tiết kiệm đất nông nghiệp.
Tiến hành quy hoạch và sắp xếp lại các điểm dân cư nông thôn, từng bước xây dựng nông thôn mới văn minh, gon đẹp, đồng thời giảm bớt việc lấy đất nông nghiệp vào mục đích thổ cư.
Chương IV: Các giải pháp chủ yếu và kiến nghị
I. Các giải pháp chủ yếu.
Để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội nêu trên Hưng Yên đến năm 2010 đòi hỏi phải thực hiện một loạt các biện pháp tích cực và đồng bộ, trong đó quan trong nhất là các biện pháp sau:
1. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn.
Để đạt được tốc độ tăng trưởng như phương án quy hoạch đã lựa chọn, dự báo trong thời kỳ 2005 – 2010 Hưng Yên cần nguồn vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD. Theo tính toán sơ bộ nguồn vốn tự có của nền kinh tế chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu trên. Phần thiếu hụt phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau ở bên ngoài như: Vay tín dụng, hợp tác liên doanh, vốn đàu tư từ tỉnh ngoài, nước ngoài...
* Đối với nguồn vốn trong tỉnh:
Huy động tối đa mọi nguồn vốn trong tỉnh để tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và đàu tư hát triển. Khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất hàng xuất khẩu để thu hút nguồn vốn lớn trong dân và các doanh nghiệp. Chú trọng dành vốn đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ để phát triển hàng hóa xuất khẩu. Cải tiến cơ chế quản lý, tăng quyền chủ đọng cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Khuyến khích mọi người thực hành tiết kiệm, mua kỳ phiếu, trái phiếu và mở tài khoản cá nhân.
Vận dụng hợp lý các khung thuế suất. Tiến hành điều chỉnh giá đất, thực hiện tốt việc chuyển nhượng, cho thuê và thu thuế, thu lệ phí sử dụng đất nhất là đất xây dựng nhằm tăng nguồn vốn cho ngân sách. Tăng cường quản lỹ thị trường, có chế độ kiểm tra, kiểm soát thích hợp... để chống thất thu thuế trong các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh, đồng thời tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư bỏ vốn vào phát triển sản xuất kinh doanh.
Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn vốn ngân sách. Ưu tiên nguồn vốn ngân sách cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và các dự án kinh tế trọng điểm của tỉnh. Tăng cường liên doanh với các địa phương khác phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ. Tiến hành đa dạng hoá các hình thức sở hữu, đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Củng cố hệ thống ngân hàng tín dụng, nhanh chóng hình thành thị trường vốn của tỉnh.
* Đối với các nguồn vốn nước ngoài:
Nguồn vốn ODA dự bào không nhiều và chủ yếu để phát triển kết cấu hạ tầng. Nguồn vốn FDI vào vùng kinh tế trọng điềm Bắc Bộ đến năm 2010 vẫn còn rất lớn. Nếu Hưng Yên tạo được môi trường đầu tư thuận lợi đêt thu hút nguồn vốn trên thì Hưng Yên sẽ có đủ vốn cho đầu tư phát triển.
Trước hết khẩn trương xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ cho các khu vực trọng điểm. Mở rộng các hoạt động tư vấn đầu tư và thành lập các tổ chức xúc tiến đầu tư. Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tài chính và các công ty quốc tế lớn hoạt động và lập đại diện trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích kiều bào ở nước ngoài góp vốn tham gia xây dựng quê hương.
Tăng cường công tác quản lý và sử dụng hợp lý nguồn vốn nước ngoài, vốn vay phải đảm bảo nguyên tắc “ tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm”.
2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Hoàn chỉnh hệ thống giáo dục các cấp. Thực hiện đào tạo ngoại ngữ,tin học trong các trường học. Đẩy mạnh công tác đào tạo dạy nghề. Coi trọng đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, các nhà kinh doanh giỏi, các cán bộ ký thuật đầu ngành và lực lượng lao động kỹ thuật lành nghề... đảm bảo yêu cầu phát triển nhanh trong thời gian tới. Dành nguồn tài chính thoả đáng để đào tạo nhân tài, từng bước xây dựng một đội ngũ cán bộ giỏi, năng động và sáng tạo, đủ năng lực để vận hành nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Có chính sách và biện pháp thích hợp nhằm thu hút nhân tài về xây dựng tỉnh.
3. Khai thác và mở rộng thị trường.
Mở rộng và phát triển thị trường trong tỉnh trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất hàng hoá và dịch vụ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, đồng thời đảm bảo cạnh tranh lành mạnh. Tổ chức lại thị trường đô thị và mở rộng thị trường trên các vùng nông thôn. Củng cố và duy trì thị trường phía Bắc, tiến tới mở rộng và phát triển thị trường ra các tỉnh phía Nam. Chú trọng phát triển thị trường ra các đô thị lớn, nhất là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh... bằng các sản phẩm có ưu thế của tỉnh...
Mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu các mặt hàng có ưu thế như: gạo, thịt, rau quả chế biến, may mặc, dày dép...
4. Khoa học và công nghệ.
Phát triển khoa học công nghệ gắn liền với sản xuất kinh doanh, hướng trọng tâm vào nghiên cứu ứng dụng triển khai bằng các dự án chuyển giao công nghệ. áp dụng rộng rãi công nghệ mới, công nghệ sinh học vào phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệ chế biến. Tập trung đầu tư vào công nghệ sinh học, lựa chọn và lai tạo các giống cây, con có năng suất cao gắn với công nghệ bảo quản sau thu hoạch, góp phần thực hiện tốt sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự nghiệp khoa học công nghệ. Đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ kết hợp nâng cao mặt bằng dân trí của tỉnh. Có quy chế đặc biệt bảo vệ tài nguyên môi trường, nhất là môi trường đô thị và các khu công nghiệ. Mọi công trình và dự án phát triển trong tỉnh phải được đánh giá tác động môi trường một cách đầy đủ và chi tiết.
5. Phát huy sức mạnh các thành phần kinh tế.
Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế quốc doanh đủ mạnh. Phát triển các thành phần kinh tế khác để thu hút mọi nguồn lực trong tỉnh và tạo sự năng động và hiệu quả cao. Phát triển đa dạng các hình thức hợp tác trong mọi ngành nghề trên nguyên tắc tự nguyện. Phát triển kinh tế cá thể, tiểu thủ, tư bản tư nhân. Có chính sách hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, tiếp thị... giúp cho kinh tế cá thể phát triển, nhất là đối với gia đình nghèo.
6. Đổi mới cơ chế chính sách, tăng cường năng lực quản lí nhà nước.
Đổi mới cơ chế chính sách, tăng cường năng lực quản lý nhà nước, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh tế – xã hội trên cơ sở pháp luật. Chủ động đề ra những chính sách và định chế cụ thể, linh hoạt nhằm kích thích và thúc đẩy quá trình phát triển.
Cải tiến công tác kế hoạch hoá định hướng, tăng cường nghiên cứu vĩ mô dài hạn, cân đối kinh tế tổng thể, tạo căn cứ đầy đủ cho những quyết định của tỉnh. Vận dụng các công cụ tài chính tiền tệ kết hợp với kế hoạch để điều tiết nền kinh tế.
7. Tổ chức thực hiện các quy hoạch.
Sau khi phương án quy hoạch tổng thể được phê duyệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh cần giao cho các Sở ngành liên quan khẩn trương triển khai thưc hiện quy hoạch. Tiến hành lậ quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp, các thị xã, thị trấn theo định hướng chung của quy hoạch tổng thể.
Hàng năm cần có kế hoạch dành tỷ lệ ngân sách thích đáng để xây dựng kết cấu hạ tầng theo yêu cầu quy hoạch tổng thể của tỉnh đã được phê duyệt.
II. Các kiến nghị nhằm xây dựng và thực hiện quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội tỉnh Hưng Yên.
Những luận chứng kinh tế – xã hội của Hưng Yên nêu trên cho thấy triển vọng cho sự phát triển trong tương lai, song cũng có nhiều khó khăn. Từ một tỉnh nghèo đi lên đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hưng Yên, lấy tự lực cánh sinh làm chính cho quá trình phát triển của tỉnh. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu rất cần sự giúp đỡ của chính phủ và các ngành ở trung ương, tạo cho Hưng Yên những cơ hội và môi trường, giúp Hưng Yên có những diều kiện cần thiết cho phát triển.
Trong hướng phát triển kinh tế xã hội Hưng Yên, Phố Nối có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây là địa bàn động lực thu hút đầu tư bên ngoài tạo sự phát triển nhanh, đi trước đòn đầu, tạo vốn và tiền đề phát triển các khu vực khác trong tỉnh. Với ý nghĩa đó, Tỉnh cần sớm đề nghị Nhà nước phê duyệt dự án thị xã Phố Nối để tỉnh có điều kiện tập trung xây dựng.
kết luận.
Định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2010 đã xác định những nội dung cốt lõi về phát triển các ngành, các lĩnh vực và các khu vực trên địa bàn tỉnh. Việc tổ chức thực hiện tốt các định hướng và mục tiêu quy hoạch sẽ tạo ra sự tăng trưởng kinh tế nhanh, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh, từng bước đưa Hưng Yên hội nhập với xu hướng phát triển chung của khu kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Trong quá trình làm đề án đã giúp em hiểu thêm sâu sắc về những kiến thức đã được học trong nhà trường cũng như vận dụng những lý thuyết này vào thực tế cuộc sống. Quá trình làm đề án cũng giúp em hiểu nhiều hơn về thực tiễn và cơ chế hoạt động vận hành của bộ máy quản lý nhà nước nói chung và quản lý đô thị nói riêng.
Tài liệu tham khảo.
GS.TS. Nguyễn Đình Hương- THS. Nguyễn Hữu Đoàn. Giáo trình Quản lý đô thị- Nhà xuất bản thống kê, 2003.
GS.TS. Nguyễn Đình Hương- THS. Nguyễn Hữu Đoàn. Giáo trình Kinh tế đô thị – Nhà xuất bản giáo dục, 2002.
GS.TS. Nguyễn Thế Bá - Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị – Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội 1999.
Bộ môn kinh tế và quản lý môi trường. Bài giảng Kinh tế học vùng – Hà Nội 1998.
Tạp chí công nghiệp. Công nghiệp Hưng Yên trong tiến trình hội nhập. Số chuyên đề năm 2003.
Sở công nghiệp tỉnh Hưng Yên.Công nghiệp Hưng Yên trên đường phát triển. Tài liệu chào mừng ngày truyền thống ngành công nghiệp.
Viện chiến lược. Báo cáo tóm tắt “ Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội tỉnh Hưng Yên”.
Cục thống kê tỉnh Hưng Yên. Báo cáo phân tích tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên năm 2004.
UBND tỉnh Hưng Yên. Nghị quyết đại hội XV Đảng bộ tỉnh.
UBND tỉnh Hưng Yên. Chương trình phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2001 – 2005.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28113.doc