Đề án Một số vấn đề quản lý nhà nước về đất đai trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

* Để nâng cao hiệu quả trong quản lý đất đai thì ngoài quyền lực cưỡng chế của bộ máy Nhà nước còn phản ứng cùng các phương tiện vật chất, các công cụ quản lý khác như kinh tế, tài chính, tín dụng. kết hợp với công cụ pháp luật về đất đai. Với điều kiện trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hiện nay thì lợi ích là một động lực thúc đẩy các hoạt động diễn ra sôi nổi mạnh mẽ dưới nhiều hình thức trong sử dụng đất dai, vì vậy mà ngành địa chính cần sử dụng linh hoạt hơn các công cụ này trong công tác quản lý của mình sao cho nó diễn ra nhanh chóng kịp thời hiệu quả, hoàn thành mục tiêu của mình, phù hợp với điều kiện đất nước với xu hướng phát triển của quốc gia. * Một vấn đề khác cũng cần phải làm tốt là công tác thanh tra và giải quyết kịp thời các tồn tại từ cả hai phía quản lý và sử dụng đất đai, pháy hiện và giải quyết việc sử dụng đất trái với pháp luật, vi phạm luật đất đai, sử dụng đất ngoài sự quản lý của cơ quan chức năng và việc các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai làm sai chức năng thẩm quyền trong quản lý, giao đất., lơ là chậm chễ trong thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai của mình. Đây là điều hết sức quan trọng không những tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước mà còn làm cho việc thực hiện tổ chức quản lý và sử dụng đất đai ở các cấp các ngành trong cả nước, từng người dân. đảm bảo sử dụng đất đai hợp lý tiết kiệm hiệu quả trên phạm vi cả nước.

doc33 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1710 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số vấn đề quản lý nhà nước về đất đai trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quản lý và dụng đất. + Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai. c/ Chức năng quản lý nhà nước về đất đai. Nhà nước thông qua việc thực hiện chức năng của mình quản lý vè đất đai mà thực hiện đầy đủ có hiệu qủa các nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Định hướng cho các hoạt động quản lý nhà nước về đất đai là tất yếu khác quan đối với bất kỳ quốc gia nào. Nó nhằm vào việc bảo đảm lợi ích của giai cấp mình, của quốc gia mình qua việc xác định các mục tiêu cơ bản lâu dài phù hợp với đường lối chính trị của Đảng cầm quyền và qua việc xây dựng cơ chế và giải pháp hướng hoạt động của các ngành các lĩnh vực, các cấp trên phạm vi quốc gia và thực hiện mục tiêu chung đó. Trong đó, bao gồm: việc định hướng các mục tiêu là sự thống nhất của Đảng và nhân dân, mỗi cấp cơ sở lại dựa vào mục tiêu chung đó mà vạch ra mục tiêu riêng cho mình để thực hiện; định hướng giải pháp luôn gắn liền với mục tiêu, mỗi mục tiêu phải có hệ thống các giải phấp riêng cho mình để thực hiện được và có hiệu quả cao, mang tính định hướng, bắt buộc... trong quản lý nhà nước; định hướng trong tổ chức thực hiện là bước quan trọng để tiến hành các hoạt động thực hiện mục tiêu theo giải pháp đã được định hướng trước. Vì vậy nó cũng cần được định hướng. Chức năng điều tiết là chức năng thực thi của cơ quan quản lý nhà nước; dùng để điều tiết các hoạt động, các nguồn lực sao cho tạo đIều kiên cho kinh tế xã hội phát triển đều và ổn định, nhất là trong việc quản lý và sử dụng đât đai hợp lý tiết kiệm có hiệu quả cao. Chức năng kiểm soát của nhà nước về đất đai là giám sát, đôn đốc việc thực hiện theo chính sách, quy định pháp luật đất đai. Kiểm soát để phát hiện sự mất cân đối, thiếu đồng bộ trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triểm kinh tế xã hội của các cấp các ngành để nhà nước điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh. Nó còn là công cụ giam sát hoạt động quản lý của cơ quan chuyên chách của nhà nước về đất đai theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm công bằng xã hội. Dựa vào công cụ kiểm soát của mình như: Công cụ quản lý vĩ mô (luật, chính sách, kế hoạch...); các quy định chuẩn mực quốc gia hay quốc tế cho trong loại hoạt động, sản phẩm (cá loại đất đai, khung giá đất, thuế suất cho tong loại sản phẩm trên đất, tiêu chuẩn về xây dung nhà ở về qui hoạch, đo đạc, kỹ thuật...); bằng các thiết bị dụng cụ và tiềm lực vật chất của mình mà nhà nước tiến hành thực hiện các nội dung kiểm soát có hiệu quả (kiểm soát về công tác tổ chức, kiểm soát các quá trình kinh tế, kiểm soát các hoạt động xã hội, kiểm việc bảo vệ và bồi bổ môi trường). Cùng với việc xem xét nội dung quản lý nhà nước về đất đai và xem xét chức năng quản lý nhà nước về đất đai thì ta thấy rõ được vai trò cần thiết của nhà nước trong việc quản lý đất đai. Nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì nó có ý nghĩa to lớn đến việc phát triển, ổn định kinh tế xã hội vì đã thúc đẩy yếu tố đất đai tham gia mạnh mẽ vào sản xuất, vào thị trường như một hàng hoá đặc biệt ngày càng được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả cao hơn. Tất cả các hoạt động của Nhà nước tác lên đối tượng đất đau là cần thiết vì đất đai là một tài nguyên chung của xã hội mà có hạn hạn do đó cần sử dụng có hiệu quả, không lãng phí. Các hoạt động đó phải đảm bảo dựa trên nguyên tắc quản lý Nhà nước về đất đai làm căn cứ hoạt động (nguyên tắc đảm bảo sự kết hợp quyền sở hữu và sử dụng đất đai nhà ở; đảm bảo sự kết hợp hài hoà các lợi ích; đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả). Sự cần thiết phải quản lý Nhà nước về đất đai không chỉ nhằm mục đích sử dụng có hiệu quả kinh tế cao mà còn là một nhiệm cụ một chức năng thể hiện quyền lực của Nhà nước đối với quản lý kinh tế xã hội nói chung đến đối tượng đất đai nói riêng Phần II Thực trạng quản lý Nhà nước về đất đai trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. I- Những quy định pháp lý về quản lý Nhà nước đối với đất đai Nhà nước quản lý nền kinh tế xã hội nói chung và đất đai nói riêng bằng pháp luật, nó được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước và sức mạnh tiềm lực vật chất, tài chính... và cũng như sử dụng các công khác để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo định hướng. Trong lĩnh vực đất đai thì ở đây pháp luật cụ thể là luật đất đai và các văn bản luật về đất đai khác là nhằm tác động điều chỉnh mối quan hệ giữa cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai với người sử dụng đất đai và về quyền và nghĩa vụ của từng đối tượng; đảm bảo mọi người sống và làm việc theo pháp luật trong đất đai, nghĩa là Nhà nước quản lý vĩ mô về đất đai trên phạm vi quốc gia đúng với ý nghĩa của Nhà nước ta là một Nhà nước của dân do dân và vì dân. Để tìm hiểu pháp luật về đất đai của Việt Nam chúng ta nghiên cứu 3 vấn đề sau được quy định trong pháp luật và mối quan hệ giữa chúng: 1- Chế độ sở hữu dất đai. Đất đai có trước sự xuất hiện của loài người trên trái đất nghĩa là có trước lao động, do vậy đất đai là sản phẩm tự nhiên là tài sản chung của xã hội. Nhưng trong quá trình tồn tại và phát triển con người đã tác động vào đất đai cải tạo làm cho chúng màu mỡ hơn, có chất lượng đáp ứng với nhu cầu sử dụng của mình vì thế mà đất đai cũng còn là sản phẩm của lao động của xã hội. Do đó đất đai là yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội; giải quyết mối quan hệ giữa chúng có ý nghĩa lớn trong việc sử dụng đất đai hợp lý tiết kiệm hiệu quả đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống, cho phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia và cả thế giới. Tuy nhiên đất đai có đặc điểm trong quan hệ xã hội nên trong chế độ sở hữu đất đai cũng có đặc thù riêng ở mỗi chế độ xã hội. ở chế độ Nhà nước phong kiến và TBCN thì đại bộ phận đất đai thuộc sở hữu tư nhân và pháp luật chủ yếu duy trì và bảo vệ lợi ích của sở hữu tư nhân đối với đất đai. Nhà nước CNXUCN Việt Nam thì quy định đất đai là sở hữu chung của toàn pháp luật bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi cá nhân của cả xã hội trong quá trình sử dụng đất đai. Đặc biệt là trong hiến pháp năm 1992 và luật đất đai năm 1993 quy định "đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài (và) Nhà nước còn hộ gia đình, tổ chức, cá nhân thuê đất". Văn bản pháp luật đã xác lập quyền sở hữu pháp lý đất đai và mặt kinh tế của đất đai, nó được tách ra khi phân phối kết quả sản xuất nhưng chúng có sự thống nhất phù hợp với nhau là do quỹ đất đai (số lượng và chất lượng) ngày nay là thành quả khai phá cải tạo bảo vệ của bao lớp người của cách mạng, vì vậy đất đai không phải là của riêng ai, là tài sản của toàn xã hội, Nhà nước là người đại diện cho nhân dân thống nhất quản lý. Bất cứ chế độ nào cũng xác định sự vận động và phát triển của các quan hệ đất đai. ở nước ta từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ thì có sự thay đổi từ cơ chế hiện vật sang đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao cho sử dụng đất, vận hành theo quy luật thị trường. Quản lý đất đai là quản lý TLSX đặc biệt, yếu tố cấu thành môi trường sống là cần thiết và đòi hỏi phải xây dựng một chế độ sở hữu và quản lý cho phù hợp với lợi ích lâu dài của toàn xã hội. Đó cũng là biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tránh tình trạng lãng phí khi thực hiện được quy định các quyền và nghĩa vụ thể về quản lý và sử dụng đất đai, đồng bảo đảm cho các quyền và nghĩa vụ đó cho các thủ thể quản lý và sử dụng. Đất đai là tài sản chung của xã hội. Chủ thể đặc biệt của quyền sở hữu đất đai là Nhà nước. Nhà nước CHXHCN Việt Nam đại diện cho nhân dân mình sở hữu và quản lý toàn bộ đất đai. Để thực hiện và bảo vệ quyền đó Nhà nước ban hành pháp luật về chế độ quản lý và sử dụng đất đai. Khách thể quyền sở hữu Nhà nước đối với đất đai là toàn bộ đất đai trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam bao gồm đất liền, hải đảo, lãnh hải (tuỳ theo mục đích sử dụng và đặc điểm từng loai mà đất đai được phân ra 6 loại: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất đô thị, đất khu dân cư nông thôn, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng). Nội dung cơ bản quyền sở hữu Nhà nước đối với đất đai là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đất đai. 2- Chế độ quản lý Nhà nước đối với đất đai. Chế độ quản lý Nhà nước đối với đất đai là toàn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý Nhà nước đối với đất đai (quan hệ về sở hữu đất đai, sử dụng đất đai và quan hệ về phân phối các sản phẩm được tạo ra do sử dụng đất đai...). Nhà nước thống nhất quản lý đất đai bằng pháp luật của cơ quan quyền lực, nó được thực hiện bởi các cơ quan quản lý do Nhà nước lập ra và thông qua các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng sở hữu Nhà nước đối với đất đai, nghĩa là thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu trong mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước với nhau và giữa cơ quan Nhà nước với các đối tượng sử dụng đất. Đó là hoạt động của Nhà nước trong việc nắm chắc tình hình sử dụng đất đai; hoạt động của Nhà nước về việc phân phối và phân phối lại quỹ đất đai trên cơ sở kế hoạch và quy hoạch đất đai; các hoạt động của Nhà nước về đất đai giám sát quá trình sử dụng đất đai. Và nó phải tuân thủ theo các quy tắc của pháp luật và các yêu cầu kỹ thuật... 3- Chế độ sử dụng đất đai Chế độ sử dụng đất đai là một chế định quan trọng của đất đai. Nó bao gồm các quy phạm, quy định bảo vệ quyền và nghĩa của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao đất, cho thuê đất để sử dụng. Thông qua pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và đất đai mà họ có cơ sở pháp lý để thực hiện sử dụng đất đai hợp pháp, đạt hiệu quả kinh tế cao và tiết kiệm. Chính vì thế mà hoàn thiện chế độ sử dụng đất đai là cần thiết. Quyền và sự bảo đảm quyền của người sử dụng đất là tiền đề quan trọng cho sự phát triển sản xuất hàng hoá, cho đất đai tham gia vào thị trường như một hàng hoá đặc biệt. Hình thức của chế độ này là đòi hỏi phải được bảo hệ bằng pháp luật thông qua các hợp đồng cho thuê đất và quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Dựa vào đây mà Nhà nước khẳng định quyền lực của mình và khẳng định Nhà nước là chủ ở hữu đối với toàn bộ đất đai. Luật đất đai và các văn bản luật khác quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các đối tượng cá nhân, họ gia đình, tổ chức trong quá trình sử dụng đất. Mối quan hệ giữa chế độ sở hữu, chế độ quản lý và chế độ sử dụng đất đai là hết sức mật thiết, gắn bó ràng buộc với nhau, thống nhất với nhau. Nó là cơ sở cho việc hình thành các mối quan hệ kinh tế xã hội trong việc quản lý và sử dụng, là nhân tố cho đất đai tham gia vào nền kinh tế hàng hoá và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Đây cùng là cốt lõi của luật và các văn bản luật khác có liên quan trong việc thể hiện ý chí và quyền lực của Nhà nước, người đại diện cho nhân dân sở hữu và quản lý đất đai sử dụng nó hợp lý tiết kiện hiệu quả đem laị lợi ích cho từng cá nhân - cho quốc gia - cho toàn xã hội. Chính sách pháp luật đất đai của Đảng, Nhà nước ta trong thời gian qua đã thực sự gó phần quan trọng cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của cách mạng, phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội. Đặc biệt trong những năm đổi mới thì đất đai trở thành động lực cho phát triển kinh tế xã hội. Quan hệ đất đai xét trên khía cạnh pháp lý hay tâm lý xã hội, do nó được quy định bởi một hình thức sở hữu nào đi nữa thì nó cũng tạo ra trong suy nghĩ của người sử hữu dụng đất đai về quyền của mình đối với mảnh đất mình đang sử dụng. Điều này đã được chứng minh trong sản xuất nông nghiệp và trong thực tiễn đời sống xã hội. Từ trước năm 1980 "khoán 100" đến "khoán 10" và theo quy định của luật đất đai 1993 thì Nhà nước giao đất ổn định lâu dài cho các hộ gia đình cá nhân tổ chức sử dụng vào các mục đích khác nhau như sản xuất, xây dựng..., nó xuất khẩu lúa gạo đáng kể. Điều này cho thấy một khi quyền lợi của người sử dụng đất gắn liền với mảnh đất của họ đang sử dụng thì đất đai sẽ được sử dụng hiệu quả hơn. Các quan hệ quản lý, sử dụng đất đai nằm trong tổng thể đường lối phát triển kinh tế chung của cả nước; quan hệ này không tách rời khỏi cơ chế chung trong quan hệ Nhà nước, quan hệ kinh tế. Luật đất đai năm 1993 và luật sửa đổi bổ sung 1998 đã và đang từng bước đưa các quan hệ đất đi tham gia vào thị trường trong hoạt động chung của cả thị trường bất động sản là một nhu cầu tất yếu của cơ chế quản lý kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Nhà nước ta. Ngày nay, đất đai sử dụng cho phát triển kinh tế, nó không chỉ đơn thuần là tư liệu sản xuất hay địa bàn phân bổ lực lượng sản xuất, dân cư mà nó còn được coi như 1 tài sản được Nhà nước giao cho và họ có trách nhiệm bảo toàn vốn của Nhà nước, trên cơ sở đó sinh lời tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và thu nhập của mình. Luật đất đai đã đánh dấu bước đáng kể trong công tác, cơ chế quản lý đất đai. Một mặt nó tiếp tục khẳng định "đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý" mặt khác nó cũng khẳng đinh "Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế, các đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, hộ gia đình, cá nhân sử dụng theo thời hạn và có một số quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Ngoài ra Nhà nước còn cho thuê đất. Như vậy với các quy định vừa nêu trên, đã xác định chủ sở hữu đất đai là Nhà nước và chủ sử dụng là các tổ chức hộ gia đình cá nhân (kể cả tổ chức, cá nhân nước ngoài). Điều này tạo điều kiện thuận lơi cho đất đai tham gia vào nên sản xuất hàng hoá và người sử dụng đã chủ động hơn trong việc đầu tư, phương thức sản xuất, mục đích sử dụng trên mảnh đất của mình sao cho hợp lý hiệu quả nhất vì thời gian được giao đất là ổn định lâu dài. Thực tế việc chuyển dịch của đất đai từ đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng cây ăn quả, đất nhiễm măn sang nuôi trồng thuỷ sản đem lại giá trị cao đóng góp mỗi năm hàng tỷ đổng vào ngân sách Nhà nước và nâng cao đời sống dân cư từ việc sử dụng hiệu quả hơn đối với đất đai. Lần đầu tiên luật đất đai năm 1993 ghi nhận "đất có giá". Đây là một nội dung quan trọng thể hiện sự có mặt của quan hệ đất đai trong cơ chế thị trường. Nhà nước đã thể chế hoá thực tiễn là dất có giá. Giá đất nó cũng là một công cụ để Nhà nước quản lý chặt chẽ đầy đủ hơn đối với đất đai như công tác tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất, bồi thường thiện hại đất đai khi thu hồi... nó được dựa trên cơ sở pháp lý và đây cũng là công cụ kinh tế để người quản lý và sử dụng tiếp cận với cơ chế thị trường. Vấn đề kinh tế xã hội trong nền kinh tế đối với các quan hệ đất đai là sự rộng lớn về phạm vi, hình thức phong phú cả về sự hiểu hiện, nó liên quan đến cả cấp ban hành chính sách và đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Luật đất đai 1993 và luật sửa đổi bổ sung 1998 đã công nhận 5 quyền của người sử dụng đất (chuyển nhượng, trao đổi, thừa kế, thế chấp, cho thuê). đã tạo sự đa dạng về cách thức tham gia của đất đai vào nền kinh tế thị trường nhằm sử dụng đất đai có hiệu quả nhất. Nó tào điều kiện cho người dân vay vốn từ ngân hàng để sản xuất bằng việc thế chấp quyền sử dụng đất. Đây là cũng là động lực cho phát triển kinh tế và cũng là sự kết hợp đất đai và tư liệu sản xuất khác với lao động phù hợp với trình độ sản xuất khác nhau; mở rộng thị trường vốn cũng như thị trường bất động sản hoạt động mạnh hơn. Luật đất đai 1993 và luật sửa đổi bổ sung 1998 đã làm bước thay đổi quan trọng về đất đai là đất đai từ 1 tư liệu sản xuất - điều kiện sinh tồn sang nền kinh tế thị trường nó là một tư liệu sản xuất hàng hoá vận động theo hướng ngày càng được sử dụng có hiệu quả hơn. Dưới tác động của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, trình độ phát triển kinh tế và quá trình chuyển dịnh cơ cấu kinh tế làm thay đổi tương quan dân số - lao động - đất đai trong nông nghiệp nông thôn theo hướng giảm lao động trong nông nghiệp, đất cho công nghiệp, dịch vụ và đất chuyên dùng tăng lên. Sự thay đổi này dễ thúc đẩy các quan hệ đất đai tham gia vào thị trường bất động sản hơn nữa và cũng tạo ra điều kiện thu hút lao động, trang thiết bị kỹ thuật, mở rộng thị trường cho nông nghiệp làm cho năng suất ngày càng nâng cao, đất đai càng có giá trị, nó dần xoá bỏ sự khác biệt so với các loại đất khác. Sự tham gia này của đất đai vào thị trường mang tính nhân quả: chính nhờ tham gia vào cơ chế thị trường mà đất đai được sử dung có hiệu quả hơn, việc nâng cao hiệu quả này làm tăng giá trị đất đai và lại thúc đẩy quan hệ đất đai tham gia mạnh mẽ vào qua hệ thị trường. Tới thời điểm này, rõ ràng quan hệ đất đai không còn là một vấn đề mệnh lệnh hành chính đơn thuần, mà trong quan hệ đất đai giữa Nhà nước với người sử dụng, giữa người sử dung với nhau và giữa những người sử dụng với các tổ chức tín dụng đã là những quan hệ kinh tế, quan hệ " Hàng - Tiền". Xuất phát từ những thay đổi về chất của vấn đề, em thấy rằng cần có những đổi mới trong việc xây chính sách quản lý đất đai của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu, và đi đôi với nó là hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai ở các cấp và công tác tổ chức thực hiện của nó. Yêu cầu về việc xây dựng đổi mới chính sách là trong quan niệm xây dựng chính sách pháp luật phải xem quan hệ đất đai là một quan hệ cung cầu, quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự giữa các chủ sử dụng đất với nhau nhất là khi đã hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng cũng không tuyệt đối vì vấn đề này còn có tính xã hội, nuế mà ra quy định chính sách pháp luật không phù hợp thì việc quản lý Nhà nước sẽ không chặt chẽ và mất đi một nguồn thu đáng kể; đồng thời cũng phải xây dựng một mô hình quản lý phù hợp đâu là quản lý Nhà nước, đâu là tác nghiệp dịch vụ công công phù hợp với bản chất vấn đề quản lý có hiệu lực và hiệu quả, để từng bước hạn chế thị trường ngầm về đất đai, và chủ động quản lý nó và hạn chế việc sử dụng đất đai vi phạm và ngoài sự quản lý của pháp luật của cơ quan quản lý Nhà nước. Còn về bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai và công tác tổ chức thực hiện cần đảm bảo yêu cầu gọn nhẹ, thống nhất, kịp thời hoạt động có hiệu lực và hiệu quả cao. Vì Nhà nước quản lý xã hội nói chung và đất đai nói riêng bằng pháp luật và nó được bảo đảm thực hiện thông qua bộ máy Nhà nước có chức năng quản lý, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các nội dung trong quản lý và sử dụng đất đai... và có hiệu quả tốt nhất cho đời sống kinh tế xã hội của quốc gia đình; do đó mà việc thực hiện yêu cầu trên là cần thiết là tất yếu . II. Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam. 1. Tình hình sử dụng đất ở Việt Nam. a- Hiện trạng sử dụng đất đai ở Việt Nam. Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai của Tổng cục địa chính năm 2000 thì tình hình sử dụng đất của nước ta như sau: Tổng diện tích tự nhiên 32924000ha phân bố theo 61 đơn vị hành chính cấp tỉnh, trong đó có 4 tỉnh có diện tích dưới 100.000 ha; 29 tỉnh thành phố có diện tích tự nhiên từ trên 500.000 -> 1000.000ha; có 7 tỉnh diện tích tự nhiên trên 1000.000ha. Các tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất là: Đắc lắc 1960000 ha; Lai Châu 1692000 ha; Nghệ An 1649000 ha; Gia Lai 1550 000 ha. Các tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ nhất là: Bắc Ninh 80.000ha; Hà Nam 85.000ha; Hà Nội 92.000ha; Hưng yên 92.000ha. Quá trình hình thành và phát triển trải qua nhiều thời với các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau đã để lại thực trạng phân bố dân cư và đất đai giữa các vùng lãnh thổ, các địa phương là rất khác nhau. Ngoài ra nhu cầu sử dụng đất đai trong thời gian tới rất biến động đất đai là cũng khác nhau; mật độ dân số rất cao ở các thành phố như Hà Nội 3018 người/ km2, TP Hồ Chí Minh 2533người/ km2, ở thành phố Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Hưng Yên - Hà Tây- Bắc Ninh. Trên 1000 người/ Km2. Trong khi đó các tỉnh miền núi, Tây nguyên mật độ dân số rất thấp (Không đến 100 người /km2 như KonTun 33 người/ Km2, Lai Châu 35 người/ Km2, Bắc Cạn 57người/Km2, Sơn La 53,Gia Lai 64, Cao Bằng 74, Lào Cai 75, Hà Giang 77, Lạng Sơn 86, Bình phước 97, Yên Bái 99 người/ Km2). Diện tích đất sử dụng vào các mục đích nông nghiệp, Lâm nghiệp chuyên dùng và đất ở là 22871000 chiếm 69,47% Tổng điện tích đất tự nhiên, trong đó: Đất nông nghiệp 9345000 ha chiếm 28,38% tổng diện tích tự nhiên và 40, 86% diện tích đất đã sử dụng vào các mục đích, phân bổ ở các vùng như sau; Trung du và miền núi Bắc Bộ 1424000 ha (15,24%), Đồng Bằng Bắc Bộ 739000 - 7,9%, Bắc trung bộ 725000 ha chiếm 7,76%; Duyên Hải Nam Trung bộ 807000 ha - 15,48%, Đồng Bằng sông Cửu Long 2970000 ha - 32%. Cơ cấu đất đai trồng cây hàng năm 6130000 ha - 65,59, trong đó đất trồng lúa nước 4268000 ha, đất trồng cây nâu năm 2.182000 ha - 23,35% trong đó cây công nghiệp 1602000 ha, đất vườn tạp 629000ha - 6,72%, đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 368000 ha - 3,94%. Đất Lâm nghiệp có rừng: 11550000 ha chiếm 35,08% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất có rừng tự nhiên 9749000ha (84,4%), đất có rừng trồng 1801000ha (15,59%), đất ươm giống 402ha. Phân bổ ở các vùng: Miền núi trung du Bắc bộ 3472000ha (32,4%) Tây Nguyên 2993000ha (25,91%), Bắc Trung Bộ 2220000ha (19,24%) Duyên Hải Nam Trung Bộ 1703000 ha (14,75%), Đông Nam Bộ 463000 ha (4,01%), Đồng bằng Sông Cửu Long 338000 ha (2,92%), Đồng Bằng Bộ 88000 ha (0,76). Tỉnh có diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất là Đắc Lắc 1018000 ha, Gia Lai 750000, Lâm Đồng 619000 ha, Kontum 608000 ha. Đất chuyên dùng 1563000 ha chiếm 4,66% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó diện tích đất thuỷ lợi 557000 ha (36,34%); giao thôn 438000 ha (28,57%); xây dựng 126000ha (8,25%) Đất ở 443000 ha chiếm 1,35% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất đô thị 72000 ha (16,28%), đất ở nông thôn 371000 ha (83,72%). Tỷ lệ diện tích dất ở so với diện túch tự nhiên các vùng như sau: Đồng bằng bắc bộ; Đồng bằng Sông Cửu Long 2,55%; ĐNB 2,09%; BTB 1,02%; DHNTB 0,94%; MNTDBB 0,82%; TN 0,61%. Đất chưa sử dụng 9309000ha chiếm 28,27% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất đồi núi 7725000 ha chiếm 83%, đất bằng 589000 ha chiếm 6%, đất mặt nước 150000 ha chiếm 1,5%, núi đá 619000 ha chiếm 7%, đất chưa sử dụng khác 226000 ha chiếm 2,5%. Sông suối 744000 ha chiếm 2,26% tổng diện tích tự nhiên. b- Tình hình biến động đất đai trong giai đoạn 1990 - 2000 Đất nông nghiệp: trong giai đoạn 1990 - 2000 quỹ đất nông nghiệp tăng 2352000 ha, bình quân tăng 235000 ha/năm. Riêng 5 năm 1995 - 2000 tăng 1352000 ha bình quân tăng 270000ha/năm (không tính gần 400000 ha đất Nhà nước chuyển sang mục đích khác. Diện tích đất nông nghiệp tăng chủ yếu là đất trồng cây lâu năm chiếm 56,5% (đặc biệt trong đó cà phê, cao su, chè, diều, tiêu chiếm 81%) bằng đất trồng cây hàng năm tăng 505000 ha (trong đó dất lúa tăng 154000 ha chiếm 37,5%). Diện tích các loại đất vường tạp, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đồng cỏ chăn nuôi tăng 6%. Cùng với diện tích đất nông nghiệp tăng thì sản lượng lương thực cũng tăng lên đạt trên 34,42 triệu tấn. Đất lâm nghiệp: quỹ đất lâm nghiệp có rằng tăng 2211000 ha bình quân tăng 221000 ha/năm. Trong 5 năm 1995 - 2000 tăng 755000 ha (trong đó diện tích rừng trồng tăng 488000 ha, khoanh nuôi tái sinh tăng 271000 ha), bình quana tăng 151000 ha/năm. Sự tăng này do thực hiện chủ trương giao đất, khoán chăm sóc bảo vệ rừng theo NĐ 02/CP (1994) nay là NĐ 163/CP (1998) và NĐ 01/CP (1995), với các chính sách khuyến lâm cùng các dự án đầu tư cho chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng sản xuất lâm nghiệp đã thu được kết quả. Đất chuyên dùng trong giai đoan 1995 - 2000 tăng 262000 ha, chủ yếu ở đất thuỷ lợi (41,37%), đất giao thông (41,19%)... Đất ở từ 1995 - 2000 tăng 357000 ha trong đó đất ở đo thị tăng 14635 ha. Đất chưa sử dụng: theo đánh giá sơ bộ thì quỹ đất chưa sử dụng có khả năng sử dụng mục đích nông nghiệp khoản 1triệu ha, thuỷ sản gồm 100000ha, trên 3 triệu ha có thể trồng rừng khoanh nuôi tái sinh, số còn lại là đất trống đồi núi trọc nằm ở các vùng sâu vùng cao, xa các khu dân cư, địa hình dốc, chia cắt, điều kiện khai thác rất khó khăn. Hiện mới có gần 30% quỹ đất chưa sử dụng đã được Nhà nước giao các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình quản lý, sử dụng. c- Tình hình sử dụng dát ở một số vùng. * Tình hình sử dụng đất ở An Giang qua các năm Loại đất 1995 1997 1998 2000 Nông nghiệp 246817ha 258729 250840 256179 Lâm nghiệp 7880 9835 9187 11789 Đất chuyên dùng 20794 23653 24940 26298 Đất ở 19530 20680 21476 19835 Đất chưa sử dụng 45662 27726 34180 26522 Tổng 340623 340623 340623 340623 Qua tình hình sử dụng đất đai ở An Giang trong bảng ta thấy các loại đất đều tăng, lấy từ nguồn đất chưa sử dụng do làm tốt công tác khai hoang phục hoá; riêng năm 1997 - 1998 đất chưa sử dụng tăng 6454 ha vì diện tích đất nông nghiệp và lâm nghiệp sử dụng kém hiệu quả. Đất chuyên dùng tăn đều đặn qua các năm; đất ở cũng tăng đều; riêng 1998 - 2000 thì lại giảm xuống do việc xhuyển sang mục đích sử dụng khác. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế, quá trình đô thị hoá và nâng cao đời sống nhân dân cũng như sử dụng đất đai ở An Giang ngày càng cap hơn có hiệu quả hơn. * Điều tra tình hình sử dụng đất nông nghiệp của 10 huyện thị tỉnh Bắc Giang cho thấy; bình quân mỗi hộ có từ 10 đến 17 thửa, một số họ có tới 50 thửa ở 20 xứ đồng. Thửa lớn nhất ở xã Vây Hà (Việt Yên) rộng 1848m2. ở những địa hình chia cắt có nhiều ruộng bậc than cao thấp khác nhau, vùng trũng mức độ phân tán khác nhau. Tình hình đất đai manh mún, phân tác gây 6 trở ngại cho việc sản xuất tại địa bàn; Tiềm năng đất đai ở một số vùng chưa được khai thác triệt để; không tiết kiệm được lao động và chi phí khác; hạn chế việc đưa cơ giới hoá vào đồng ruộng; hệ thống giao thông thuỷ lợi chưa được xây dựng hợp lý và chưa khai thác tốt hiệu quả thấp; không thuận lợi cho việc hình thành phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong nông nghiệp; công tác quản lý gặp nhiều khó khăn. Điều này dẫn đến hiện tượng các trang trại thuận lợi cho đầu tư vốn, kỹ thuật cơ giới hoá cho sản xuất nông nghiệp (như ở Lục Ngạn đã đổi được gần 1000 ha đất canh tác, só thửa đã giảm hẳn xuống gần 50%) * Tình hình sử dụng đất ở Hà Nội 1996 - 2000 Các loại đất 1996 2000 Nông nghiệp 43778ha 43612ha Lâm nghiệp 6736 6128 Đất chuyên dùng 19497 20534 Đất ở 11472 11689 Đất chưa sử dụng 10364 10134 Tổng 91847 92097 Ta thấy diện tích đất ở chuyên dùng đều tăng để đáp ứng nhu cầu về nhà ở của dân cư và việc xây dựng các công trường đường xá... cho quá trình đô thị hoá. Tổng diện tích đất của Hà Nội tăng lên 250 ha do việc mở rộng phạm vi về phía Bắc đồng các loại đất khác, đặc biệt là đất chưa sử dụng đã được đưa vào khai thác sử dụng và chuyển sang các mục đích sử dụng khái thác. Điều này chứng tỏ việc sử dụng đất đai ở Hà Nội ngày càng có hiệu quả cao. 2- Thực trạng quản lý đất đai ở Việt Nam Công tác điều tra đo đạc, đánh giá phân dạng đất và lập bản đồ địa chính hiện nay đang được tiến hàng; đặc biệt ở một số tỉnh thành phố thì việc điều tra đo đạc lập bản đồ địa chính đã hoàn thành gần 100% như Hà Nội và ở các đô thị. Tuy nhiên việc đánh giá phân hạng đất còn gặp nhiều bất cập gây ra giảm nguồn thu ngân sách từ đất vì việc xác định chính xác chất lượng của đất, vị trí của đất, mục đích của đất là rất khó, không thể tiến hành cụ thể cho từng mảnh đất một được do nguồn lực vật chất và con người của ngành còn hạn chế không cho phép làm như vậy và việc chỉnh lý nhật thông tin trên bản đồ địa chính không được tiến hành thường xuyên liên tục do đó không sát đúng với thực trạng đất đai vì đất đai luôn biến động về mục đích sử dụng, hình thửa, chủ sử dụng... mà điều này lại không được báo cáo đăng ký, kiểm tra kịp thời vào bản đồ địa chính. Về công tác giao đất, năm 1999 cả nước đã cơ bản hoàn thành việc giao đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai Nhà nước, đất lâm nghiệp cơ bản đã được giao cho chủ nhưng việc xây dựng hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận còn chậm. Việc ban hành các văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng đất còn chậm, thiếu đôi khi còn thiếu hợp lý như văn bản hướng dẫn về thu tiền đất do chuyển quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng là 40%, trong khi đó nếu chỉ chuyển mục đích sử dụng cũng phải nộp 40% giá trị đất. Trong khi đó việc tổ chức thực hiện các văn bản đó còn chậm, không hiệu quả do thiếu văn bản hướng dẫn thi hành luật chi tiết cụ thể cũng như hướng dẫn việc tổ chức thực hiện triển khai cho cơ quan quản lý và đa số các tỉnh trong cả nước (trừ Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh) tồn tại 2 cơ quan quản lý đất thuộc ngành địa chính, cơ quan quản lý thuộc ngành xây dựng do đó dẫn đến việc không thống nhất, không đồng bộ trong khâu thực hiện thẩm quyền, pháp luật vì đất đi và nàh là hai đối tượng thống nhất với nhau có qua hệ mật thiết với nhau trong quản lý cũng như trong sử dụng. Hiện nay có nhiều các văn bản pháp luật của các cấp bộ ngành về hướng dẫn thi hành quản lý sử dụng đất đai, đặc biệt là luật sửa đổi bổ sung luật đất đai 1998 đã góp phần tích cực cho công tác quản lý sử dụng đất có hiệu quả hơn. Đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các cấp cơ sở còn chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng đến đăng ký đất nhiều nhưng mà việc nhận và giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ sử dụng là rất ít phí còn đợi họ nộp lệ phí mà khoản tiền này không phải nhỏ nên họ không đến nhận; quản lý sổ địa chính chưa chủ yếu đến việc bổ sung các thông tin biến động về đất đai. Cùng với việc đổi mới nền kinh tế theo chủ chương của Đảng và Nhà nước ta tới năm 2020 đưa nước ra từ một nền nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp hiện đại thì quá trình chuyển đổi đất đai sử dụng cho mục đích công nghiệp hoá hiện đại hoá ngày càng tăng; đồng thời quan hệ đất đai với quan hệ kinh tế xã hội còn nhiều vấn đề quan tâm cần giải quyết nhưng ngược lại thì công tác thanh tra việc chấp hành các chế độ thể lệ về quản lý và sử dụng đất đai còn rất ít, thiếu đồng bộ kịp thời. Trong khi đó việc giải quyết các tranh chấp về dất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý sử dụng đất còn chưa triệt để, kém hiệu quả, ít và dây dưa lại trong thời gian tương đối dài. Mặt khác việc thu các khoản tài chính từ đất thì bộ tài chính đảm nhiệm còn việc giải quyết các vấn đề vi phạm tranh chấp đất dai lại do tổng cục địa chính giải quyết. Điển hình như ở Hà Nội tuy đã có quy hoạch đát đai chi tiết cho các quận huyện và công tác đo đạc thống kê lập bản đồ địa chính đã hoàn thành nhưng việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và chứng nhận quyền sử dụng đất ở nội thị rất chậm, mới đạt khoảng 20% và còn tình trạng để lãng phí đất vì đất đã giao cho các Công ty rồi nhưng họ cứ để đó không sử dụng Ba Đình 20ha, tây Hồ 100ha đất bỏ hoang không sử dụng trong thời gian dài tuy đã có chủ là các Công ty nhưng chưa được thu hồi. Con số này ngày càng tăng: 1998 là 123.000m2, 1999 còn 21000m2 năm 2000 tăng lên 57000m2. Điều này xảy ra do nhiều nguyên do. Tình hình sử dụng đấy sai mục đích, chuyển đổi đất đai... còn diễn ra tự do ngoài sự quản lý của cơ quan quản lý địa chính là khá phổ biến. Thực trạng này cũng đang diễn ra ít hay nhiều ở các tỉnh thành phố trong cả nước; nó đang đòi hỏi sự quản lý Nhà nước chặt chẽ hơn đối với đất đai. III- Đánh giá chung. 1- Những kết quả đã đạt được trong những năm qua. Từ khi luật đất đai năm 1993 ra đời và luật sửa đổi bổ sung năm 1998 đã thay đổi quan điểm về đất đai làm căn cứ và điều kiện để cấp giấy chứng nhận đất, tăng tốc độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và các loại đất khác. Đây cũng là bước tạo ra động lực phát triển kinh tế xã hội và đưa đất dai như một yếu tố vốn, tư liệu sản xuất tham gia vào nền kinh tế sản xuất hàng hoá ngày càng có hiệu quả hơn. Cả nước có 12,5 triệu hộ nông dân và hàng nghìn tổ chức đang trực tiếp sử dụng 8,26 triệu ha đất nông nghiệp. Đã có 10.999.540 hộ nông nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; đạt 89,2% số hộ sử dụng đất Nhà nước. Đất lâm nghiệp cả nước có 11,5 triệu ha rừng đã cấp được 324000 giấy chứng nhận đạt trên 60% số hộ với 61 tỉnh thành thì trong đó có 58 tỉnh thành tổ chức kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ gia đình trên địa bàn đô thị, có 589.000 đã đăng ký kê khai trong đó có 392.000 hộ đã được cáp giấy chứng nhận đạt 46% số hộ đăng ký; bằng 11% hộ dân cư đô thị cần cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở. Công tác cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức trong nước được giao đất cho thuê đất theo Chỉ thị 245/TTg được ngành chỉ đạo chặt chẽ đúng quy định. Tính đến bây giờ đã xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho gần 24.000 tổ chức trên tổng số 137.000 tổ chức trong cả nước. Về công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tổng cục địa chính đã lập quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2010 và các địa phương đã đầu tư đào tạo cán bộ tập trung cho công tác xây dựng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất ở địa phương mình cho phù hợp với điều kiện địa phương và quy hoạch chung của cả nước. Chỉ thị 24/1999 TTg về tổng kiểm kê đất đai và QĐ 90/2000 QDTTg về kê khai đất chưa sử dụng; hiện nay công tác kiểm kê đã hoàn thành với chất lượng đạt cao hơn những lần kiểm kê trước. Tổng kiểm kê đất đai đã thực hiện ở tất cả 10977 xã phường thị trấn. 616 đơn vị cấp huyện, 61 tỉnh thành về công tác đo đạc lập bản đồ, đến năm 2.000 đã hoàn thành việc xây dựng hệ quy chiếu quốc gia mới; nhiều khu vực đã được máy bay chụp ảnh lập bản đồ địa hình, địa chính,... Các công cụ phương tiện đo đạc, phương pháp và kỹ thuật đã được áp dụng khoa học công nghệ mới có hiệu quả cao như ảnh vũ trụ, đo GPS, tin học bản đồ, số hoá bản đồ... Đã xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000 của cả nước với tỷ lệ 1/1000.000 của 7 vùng kinh tế tỷ lệ 1/250000, của 61 đơn vị cấp tỉnh với tỷ lệ 1/50000 và 1/100000; đầy đủ đúng yêu cầu kỹ thuật. Về công tác thanh tra và giải quyết các khiếu kiện về đất đai, toàn ngành địa chính đã thanh tra gần 1500 vụ, với các tỉnh thành phố phát hiện 3000 trường hợp gao đất không đúng thẩm quyền, không đúng mục đích với diện tích 64ha, chuyển nhượng trái phép 280ha, lấn chiếm 315ha; đã sử lý kỷ luật 142 cán bộ, chuyển 17 hồ sơ sang truy cứu hình sự. Thanh tra theo chỉ thị 245/ TTg, kiến nghị thu hồi nộp ngân sách gần 60 tỷ đồng và kỷ luật 19 cán bộ. Năm 1999 thanh tra ngành tập trung thanh tra kiểm tra việc ban hành các văn vản pháp quy và việc tổ chức thi hành luật ở chính quyền xã phường thị trấn đã phát hiện ra việc ban hành 1 số văn bản không phù hợp với các cấp ngành khác. Và đã đề nghị huỷ bỏ, sửa đổi bổ sung các văn bản đó. Trên đây là kết quả chung mà cả nước đạt được. Tuy là một kết quả, một thành công lớn khả quan đáng mừng nhưng vẫn còn một số vướng mắc cần nghiên cứu giải quyết trong thời gian tới ở cả các khâu trừ nội dung quản lý bb về đất đai cho đến tổ chức bộ máy quản lý địa chính và mối quan hệ của nó với các cấp bộ ngành khác có liên quan trong việc tổ chức thực hiện quản lý sử dụng đất đai. 2- Những tồn tại và nguyên nhân a- Tồn tại trong quản lý và sử dụng đất đai Trong quản lý đất đai còn chưa đầy đủ kịp thời chính xác, kém hiệu lực. Cụ thể là việc thi hành các quyết định ở các cấp là rất chậm như trong công tác giải toả thu hồi đất chậm gặp nhiều khó khăn cản trở; chưa theo dõi cập nhật các biến động về đất đai; việc lập bản đồ, hồ sơ địa chính cũng như việc lưu trữ cho từng đơn vị cấp xã còn chưa cao. Trong điều kiện cả nước đang tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; các quan hệ đất đai diễn ra dưới nhiều hình thức, phong phú đa dạng về các loại đất khác nhau trên phạm vi toàn quốc, có khi còn có cả yếu tố các tổ chức cá nhân nước ngoài tham gia vào đặc biệt là mối quan hệ của nó trong các hoạt động đời sống kinh tế xã hội. Với thực trạng như vậy nhưng và hiện nay công tác giám sát kiểm tra các biến động đất đai chưa được tiến hành tốt ở nhiều địa phương, cũng như vậy thị trường bất động sản mà nó còn đang diễn ra tự do như một thị trường ngầm ngoài sự quản lý của Nhà nước làm thất thu một khoản ngân sách đáng kể. Về sử dụng đất, nó diễn ra rất phức tạp với đủ các thành phần kinh tế tham gia từ cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế, các đơn vị thuộc cơ quan Nhà nước an ninh quốc phòng, có thêm cá nhân nước ngoài (việt kiều); liên doanh một bên trong nước với tổ chức cá nhân nước ngoài. Điều này dẫn đến sự thay đổi liên tục giữa các tên các chủ sử dụng đất trong các giao dịch quan hệ kinh tế trên thị trường nhà đất như việc chuyển đổi, chuyển nhượng, mua bán, thế chấp, thừa kế quyền sử dụng đất; và mục đích sử dụng cũng biến động... các biến động không được quản lý điều chỉnh tối thì trong một giai đoạn nhất định sẽ gây ra việc sử dụng đất hiệu quả thấp, thiệt hại về kinh tế như hiện tượng chuển mục đích ồ ạt sang trồng cà phê ở Tây Nguyên khi mà giá cà phê xuống thấp lâu thì họ đồng loạt chặt bỏ hàng trăm ha cà phê để trồng cây khác gây lãng phí trong sử dụng đất đai và cũng như vật ở thành phố Hồ Chí Minh chưa có biện pháp tốt nên ở các khu công nghệ khu chế xuất tỷ lệ cho thuê sử dụng mới đạt được là rất thấp; Tháng 12/1998 12 khu công nghệ chế xuất tỷ lệ diện tích đăng ký thuê chỉ chiếm 10%; 10 khu công nghiệp mới đạt 2,2%; đến 12/1999 thì 12 khu chế xuất đạt 39,79%; 10 khu công nghiệp đạt 4,11%. Tình trạng cũng tương tự như các khu công nghệ ở Hải Phòng đang bỏ hoang hay phá đi. Nhìn chung hiệu quả, năng lực sử dụng đất còn thấp. Trong khi đó các đô thị thì tỷ lệ được cấp và nhận giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất thấp chỉ đạt từ 2% đến 24%. (tr 31 Hà Nội) b- Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng quản lý sử dụng đất gặp nhiều khó khăn, còn yếu kém, hiệu quả chưa cao như đã kể trên. - Các văn bản pháp luật đất đai, những quy định hướng dẫn thi hành trong quá trình quản lý và sử dụng đất đaicòn chưa cụ thể, chồng chéo, không sát với thực tế còn nhiều điểm trống. Như việc không thống nhất với nhau như nộp tiền sử dụng đất trong NĐ 45/CP và giá đất trong NĐ 61/CPvà đền bù NĐ 22/CP quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất mới chỉ dừng lại ở các văn bản dưới luật nên tính ổn định kém và sẽ không thu hút được đầu tư, sử dụng đất khu công nghiệp chưa cao, chưa có hành lang pháp luật cụ thể công nhận, điều tiết hoạt động kinh doanh trên thị trường bất động sản; có sự trái ngược nhau về mức thu tiền sử dụng đất các văn bản. - Việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa được đúng với thực tế (về tên chủ sử dụng đất, mốc địa giới, hạng đất, mục đích sử dụng, hiện trạng của đất... gây khó khăn cho quản lý và thực hiện các quyền sử dụng đất đai, thường có tranh chấp đất đai khi vụ việc xẩy ra). - Do điều kiện lịch sử để lại đa dạng phong phú trong sử dụng đất. - Công tác quy hoạch đất đai, đo đạc khảo sát lập hồ sơ, bản đồ địa chính còn diễn ra chập chạm, chưa chi tiết và kịp thời với yêu cầu kinh tế xã hội ngày nay về đất đai. Điều này làm chậm tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai. - Thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, cứng nhắc (để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải qua nhiều cấp với nhiều loại giấy tờ, theo quy định phải có ít nhất 1 trong 16 loại giấy... điều này làm chậm tiến độ cấp giấy chứng nhận). - Lệ phí đăng ký quyền sử dụng đất đai và biến động đất đai còn cao; trùng lặp (việc sử dụng đất trước 18/12/1980 đến 15/10/1993 thì phải nộp tiền sử dụng đất bằng 20% giá trị đất; còn sau 15/10/1933 phải nộp 100%.. khi chuyển quyền sử dụng đất, người chuyển phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất mức 2% đối với đất nông nghiệp, 4% với đất xây dựng, còn người nhận phải nộp lệ phí trước bạ, điều này gây ra sự trùng lặp khoản thu...) - Khi giải toả thu hồi đất đai và khi giao đất thì tính giá đền bù đất đai không sát với giá trị thực tế của nó trên thị trường (cụ thể là sự bất hợp lý của khung giá đất và hệ số điều chỉnh K cho các loại đất, cho các địa phương...) - Có sự chồng chép trong quản lý giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai nhà ở; thực hiện lấn san, thẩm quyền, sai chức năng nhiệm vụ về quyền chuyên môn (như ở địa chính với sở xây dựng thuộc bộ xây dựng là độc lập với nhau trong quản lý về đất đai và nhà ở, tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn sở địa chính làm tham mưu). - Sự phối hợp giữa các cấp các ngành có liên quan với cấp chính quyền đặc biệt là ngành địa chính và xây dựng chưa đồng bộ chưa thống nhất trong việc chỉ đạo triển khai sử lý sự việc cụ thể của quản lý Nhà nước về đất đai. - Đội ngũ cán bộ ngành địa chính còn thiếu, yếu về chuyên môn và chức năng thẩm quyền của ngành địa chính chưa ngang tầm với nhiệm vụ quản lý đất đai của ngành; hiện nay có mới chỉ dừng lại tổng cục địa chính, một cơ quan tham mưu giúp việc, chưa có thẩm quyền riêng tự quản lý độc lập với các ngành khác về đất đai. - Do thói quen lâu đời của người dân (thực hiện các biến động đất đai mà không thông báo với cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai...). - Công tác thông tin đến từng đối tượng sử dụng đất đai chậm, chưa đầy đủ kịp thời và thiếu công khai. Việc tuyên truyền pháp luật tới nhân dân và các tổ chức chưa tốt nên không tạo ra được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ phía người sử dụng như ở NĐ 60/CP về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm trong thực tế cả ở số lượng và chất lượng giấy chứng nhận còn thấp. Phần III Một số giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 1- Quan điểm: - Thực hiện việc đảm bảo quản lý chặt chẽ của Nhà nước về các loại đất đai và tất cả các đối tượng sử dụng đất trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ quốc gia. - Qua quản lý sử dụng đất đảm bảo lợi ích của người dân và của toàn xã hội; tạo cơ sở cho việc bảo đảm trật tự an ninh xã hội và thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển bằng việc sử dụng hợp lý tiết kiệm hiệu quả tiềm năng của tài nguyên đất đai, đặc biệt là vai trò của đất đai tham gia vào nền kinh tế sản xuất hàng hoá như hiện nay. 2- Một số giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai Xã hội nói chung và đối với đất đai nói riêng là bằng hệ thống pháp luật và các chính sách pháp luật. Để đưa yếu tố đất đai vào nền kinh tế thị trường sử dụng có hiệu quả cao thì chúng ta phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách về quản lý, sử dụng đất đai hiện nay. Nghĩa là ta phải lập ra cơ quan chuyên môn nghiên cứu về luật đất đai đẻ kip thời ban hành các văn bản luật đất đai hợp lý, hiêu quả, hiệu lực và tính khả thi trong thực tế cao. Cần có bộ phận tiếp thu ý kiến đóng góp và những kiến nghị của dân trong quá trình sử dụng đất đẻe nhanh chóng nghiên cứu sửa đổi bổ sung luật đất đai cho hoàn chỉnh, đúng sát với hiện tại nền kinh tế xã hội đất nước trên đà phát triển và phù hợp cho tương lai. Thứ hai là cần tiến hành công tác thanh tra cả từ hai phía quản lý và sử dụng đất đai đam bảo tuân thủ pháp luật, luật đất đai và các văn bản liên quan khác. * Tăng cường năng lực cho cán bộ ngành địa chính bằng việc được đào tạo tốt về công tác chuyên môn nghiệp vụ, quán triệt tư tưởng của Đảng Nhà nước của ngành về quản lý đất đai; có ý thức và phong cách, tác phong làm việc nhanh gọn hiệu quả. Cùng với việc nâng cao năng lực làm việc của cán bộ nhân viên ngành địa chính thì còn phải cần sớm đưa Tổng cục địa chính một cơ quan nganh bộ thành một bộ riêng để nó có quyền lực độc lập tự quyết về chuyên môn của mình mà không còn là cơ quan giúp việc của cán bộ khác và hoạt động của nó dưới sự chỉ đạo của một tiếng nói ngành địa chính thống nhất nên hiệu lực hiệu quả trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ cao hơn, nhanh chóng hơn... * Chuẩn bị tốt cả về con người và phương tiện vật chất phục vụ cho việc tổ chức, triển khai thực hiện quản lý Nhà nước đối với đất đai tốt về các mặt: cần sớm lập quy hoạch kế hoạch tổng thể cho cả nước, cho vùng và quy hoạch chi tiết cho từng tỉnh từng địa phương về sử dụng đất đai; để lấy cơ sở pháp lý cho người sử dụng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, và cũng là cơ sở cho công tác quản lý đát đai tốt hơn. Công tác đăng ký thống kê đất đai cần được tiến hành thường xuyên để biết được thực trạng sử dụng đất và xu hướng biến đổi đất đai cả về mục đích sử dụng đến chủ sử dụng, quy mô diện tích đất... để có kế hoạch quản lý thích hợp. Đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong cả nước bằng việc cải cách thủ tục hành chính đỡ rường rà phức tạp, giảm các khoản tiền sử dụng đất khi đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các khoản lệ phí khi đăng ký biến động đất đai... Đây cùng là căn cứ pháp lý cao nhất cho việc quản lý đến từng đối tượng sử dụng đất và đến tất cả các loại đất; nó thể hiện tính hiệu lực hiệu quả trong thực tế hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai. * Đầu tư tương xứng cho công tác quản lý đất đai: như có tiền để mua sắm các thiết bị đo đạc hiện đại, tiền chi cho công tác thống kê khảo sát thực địa, mua sắm sổ sách hồ sơ địa chính... và đầu tư đào tạo chuyên môn cho cán bộ địa chính các cấp. * Cải cách bộ máy quản lý đất đai ở cấp tỉnh xuống bằng việc sát nhập sở quản lý nhà vào sở địa chính thành sở nhà đất; Tổng cục ban hành các văn bản pháp luật quy định về quy hoạch, do đạc, thanh tra đất đai làm cơ sở pháp lý thống nhất quản lý Nhà nước về công tác này. Mạnh dạn cho giám đốc sở địa chính, phòng địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có quyết định giaođất cho UBND tỉnh, huyện có như vậy mới làm giảm được áp đối với cấp chính quyền và tăng tiến độ, giảm thời gian cấp giấy chứng nhận. Cũng cần tăng số lượng cán bộ địa chính trong biên chế Nhà nước, đặc biệt là ở cấp huyện và xã để phát huy năng lực làm việc cao nhiệt tình hiệu quả của họ (ngay từ cấp cơ sở có quản lý sát sao, kịp thời, tốt thì cấp trên mới tốt được). * Để nâng cao hiệu quả trong quản lý đất đai thì ngoài quyền lực cưỡng chế của bộ máy Nhà nước còn phản ứng cùng các phương tiện vật chất, các công cụ quản lý khác như kinh tế, tài chính, tín dụng... kết hợp với công cụ pháp luật về đất đai. Với điều kiện trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hiện nay thì lợi ích là một động lực thúc đẩy các hoạt động diễn ra sôi nổi mạnh mẽ dưới nhiều hình thức trong sử dụng đất dai, vì vậy mà ngành địa chính cần sử dụng linh hoạt hơn các công cụ này trong công tác quản lý của mình sao cho nó diễn ra nhanh chóng kịp thời hiệu quả, hoàn thành mục tiêu của mình, phù hợp với điều kiện đất nước với xu hướng phát triển của quốc gia. * Một vấn đề khác cũng cần phải làm tốt là công tác thanh tra và giải quyết kịp thời các tồn tại từ cả hai phía quản lý và sử dụng đất đai, pháy hiện và giải quyết việc sử dụng đất trái với pháp luật, vi phạm luật đất đai, sử dụng đất ngoài sự quản lý của cơ quan chức năng và việc các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai làm sai chức năng thẩm quyền trong quản lý, giao đất..., lơ là chậm chễ trong thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai của mình. Đây là điều hết sức quan trọng không những tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước mà còn làm cho việc thực hiện tổ chức quản lý và sử dụng đất đai ở các cấp các ngành trong cả nước, từng người dân... đảm bảo sử dụng đất đai hợp lý tiết kiệm hiệu quả trên phạm vi cả nước. Phần IV kết luận Đất đai là một yếu tố quan trọng, nó liên quan đến mọi hoạt động đời sống kinh tế xã hội đang diễn ra hàng ngày và nó quyết định đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội loài người, sự phồn thịnh của mỗi quốc gia. Nhưng thực tế nguồn tài nguyên này đang được khai thác và sử dụng với nhiều hình thức đa dạng phong phú đáp ứng nhu cầu của cuộc sống ngày càng nhiều càng cao; mặc dù vậy hoạt động này đang còn gây ra sự lãng phí, ô nhiễm môi tưrờng, sử dụng tài nguyên đất hiệu quả chưa cao... Đặc biệt đối với nước ta mới cải cách nền kinh tế được hơn 10 năm thì vấn đề trên là điều đáng quan tâm của Đảng và Nhà nước. Bước sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội thì đất đai được coi thêm như là một hàng hoá đặc biệt tham gia vào thị trường bất động sản, sự lưu thông này diễn ra dưới hình thức rất đa dạng phức tạp. Vì vậy cần có sự quản lý Nhà nước về đất đai. Trong thời gian nghiên cứu và viết đề tài này em thiết nghĩ cần phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý về đất đai, để đảm bảo sử dụng đất đai hợp lý tiết kiệm hiệu quả cao trong (nền kinh tế thị trường định hướng XHCN) công cuộc đổi mới xây dựng đất nước hiện nay. Với phạm vi bài viết này mong rằng Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền xem xét giúp cho ngành địa chính trong cả nước không ngừng lớn mạnh để quản lý Nhà nước về đất đai đạt hiệu lực và hiệu quả nganh tầm với nhiệm vụ trong thời gian tới. tài liệu tham khảo 1- Giáo trình: QLNN về đất đai và nhà ở Đăng ký và thống kê đất đai Kinh tế tài nguyên đất 2- Tạp chí địa chính 3- Tạp chí xây dựng 4- Tạp chí tài chính 5- Tạp chí giá cả thị trường 6- Tạp chí kinh tế phát triển 7- Số liệu thống kê xã hội các đô thị Việt Nam và thế giới 8- Số liệu thống kê tình hình cơ bản và cơ sở hạ tầng nông thôn Việt Nam 9- Đô thị hoá và quản lý đô thị ở Hà Nội Mục mục Lời nói đầu 1 Phần I: Cơ sở lý luận của Quản lý Nhà nước về đất đai 3 1- Vai trò của đất đai đối với sự tồn tại và phát triển xã hội 3 2- Sự cần thiết phải quản lý Nhà nước đối với đất đai trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 4 a- Khái niệm quản lý Nhà nước về đất đai b- Sự cần thiết phải quản lý Nhà nước về đất đai đặc biệt là hiện nay - Sự cần thiết - Nội dung quản lý c- Chức năng quản lý Nhà nước về đất đai Phần II: Thực trạng quản lý Nhà nước về đất đai trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 9 I- Những quy định pháp lý về quản lý Nhà nước đối với đất đai 9 1- Chế độ sở hữu đất đai 9 2- Chế độ quản lý Nhà nước đối với đất đai 11 3- Chế độ sử dụng đất đai 11 - Mối quan hệ giữa 3 chế độ trên II- Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam 16 1- Tình hình sử dụng đất đai 16 a- Hiện tượng sử dụng đất đai ở Việt Nam b- Tình hình biến động đất đai trong giai đoạn 1990 - 2000 c- Tình hình sử dụng đất ở một số vùng 2- Thực trạng quản lý đất đai ở Việt Nam III- Đánh giá chung 22 1- Những kết quả đạt được trong những năm qua 22 2- Những tồn tại và nguyên nhân 24 a- Tồn tại trong quản lý và sử dụng đất đai b- Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tồn tại trong quản lý và sử dụng nêu trên Phần III: Một số giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 28 1- Quan điểm 28 2- Một số giải pháp 28 Phần IV. Kết luận. 31

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29596.doc
Tài liệu liên quan