Thu nhập là chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả hoạt động kinh tế của một cá nhân, một doanh nghiệp, một quốc gia; cũng là chỉ tiêu hàng đầu để người ta có thể so sánh mức độ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế với nhau. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay nó lại càng chiếm một vị trí quan trọng hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Thu nhập doanh nghiệp không phải đơn giản là kết quả của một phép tính trừ giữa tổng số tiền doanh nghiệp thu được và tổng số tiền doanh nghiệp phải chi ra, mà để có một quyết định trong quá trình hoạch định kinh doanh, một phương án đầu tư có hiệu quả người ta phải xác định được chính xác từng nghiệp vụ tạo ra doanh thu, từng nghiệp vụ phát sinh chi phí từ đó xác định được thu nhập với đúng bản chất và giá trị của nó. Điều đó cho thấy sự cần thiết và tầm quan trọng cần phải có của công tác kế toán nói chung và kế toán thu nhập nói riêng và đó cũng chính là lý do tại sao hệ thống kế toán luôn được sửa đổi bổ sung để hướng tới hoàn thiện bảo đảm được sự phù hợp vốn có của nó
Tuy nhiên trong giới hạn bài viết này do trình độ, thời gian và tài liệu có hạn em chưa thể đề cập được hết và còn có nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin xhân thành cảm ơn thầy Phạm Quang đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này!
45 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số vấn đề về hạch toán thu nhập doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh)
- Cổ tức lợi nhuận được chia
- Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn
- Thu nhập chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng
- Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác
- Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ; khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ
- Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn.
- …
c. Thu nhập khác
Thu nhập khác gồm những khoản thu nhập ngoài hoạt động tao ra doanh thu chưa được tinh ở trên. Thu nhập khác của doanh nghiệp gồm:
- Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản.
- Thu các khoản thu khó đòi đã bù đắp bằng khoản dự phòng nay đòi được
- Thu về tiền phạ vi phạm hợp đồng kinh tế.
- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ.
- Các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của những năm trước bi bỏ sót mới phát hiện râ.
- Các khoản thu nhập liên quan đến viêc tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ không tinh trong doanh thu như: thưởng giải phóng tàu nhanh, tiền thưởng phuc vụ trong ngành ăn uống, khách sạn.
- Các khoản thu nhập khác như: thu nhập về tiêu thụ phế liệu, phế phẩm, quà biếu, quà tặng bằn hiện vật, bằng tiền của các tổ chức, cá nhân tặng cho cơ sở kinh doanh…
- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ.
- Thu từ bán vật tư, hàng hoá, tài sản dôi thừa, bán cung cụ dụng cụ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng.
- Thu về các khoản thuế phải nộp được Nhà nước giảm (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp).
- Thu nhập qua biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức cá nhân tặng cho doanh nghiệp.
- Các khoản thu nhập của những năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra…
1.2.2 Chi phí
a.Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh
* Giá vốn hàn bán
Giá vốn háng bán được xác định để tính kết quả kinh doanh bao gồm:
- Giá thực tế xuất kho (giá vốn) của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
- Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ, không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.
- Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra.
- Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành.
- Các khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước.
Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định như sau:
Doanh Doanh Chiết khấu Giảm giá Hàng Thuế tiêu thụ
thu = thu bán - thương - hàng - bán bị - đặc biệt, thuế
thuần hàng mại bán trả lại xuất khẩu
Lợi nhuận gộp từ Doanh thu bán hàng Giá vốn
bán hàng và cung = và cung cấp dịch vụ - hàng
cấp dịch vụ thuần bán
* Chi phí bán hàng
Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Bao gồm:
- Chi phí nhân viên bán hàng: Gồm các khoản tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản sản phẩm hàng hoá, vận chuyển hàng hoá đi tiêu thụ và các khoản trích bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn
- Chi phí vật liệu bao bì phục vụ cho việc đóng gói sản phẩm, bảo quản sản phẩm nhiên liệu để vận chuyển đi tiêu thụ; phụ tùng thay thế dùng cho việc sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ của bộ phận bán hàng.
- Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho hoạt động bán hàng như các dụng cụ đo lường, bán ghế, máy tính cầm tay…
- Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo quản sản phẩm, hàng hoá, bộ phận bán hàng như: Khấu hao nhà kho, cửa hàng, phương tiện vận chuyển
- Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động bán hàng như: chi phí thuê ngoài, sửa chữa TSCĐ; tiền thuê kho bãi; tiền thuê bốc vác vận chuyển hàng hoá đi tiêu thụ; hoa hang phải trả cho đại lý và các đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu…
- Chi phí khác bằn tiền đã chi phục vụ cho hoạt động bán hàng gồm: chi phí giớ thiêu sản phẩm hàng hoá; chi phí chào hàng; quảng cáo; chi tiếp khách ở bộ phận bán hàng; chi phí tổ chức hội nghị khách hàng; chi phí bảo hàng sản phẩm…
*Chi phí quản lý doanh nghiệp
Là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp. Bao gồm:
- Chi phí nhân viên quản lý doanh ghiệp: Gồm tiên lương và các khoản phụ cấp, ăn ca phải trả cho ban giám đốc, nhân viên ở các phòng ban, và các khoản trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Chi phí vật liệu phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp
- Chi phí đồ dùng văn phòng phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp
- Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ chung cho toàn doanh nghiệp: Nhà, văn phòng làm việc của doanh nghiệp, vật liệu kiến trúc, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị văn phòng…
- Thuế, phí, lệ phí: Thuế môn bài, thuế nhà đất, và các khoản phí, lệ phí khác
- Chi phí dự phòng gồm: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi
- Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quản lý doanh nghiệp như: Tiền điện, nước, điện thoại, fax, thuê nhà làm văn phòng, thuê ngoài sữa chữa tài sản cố định phục vụ cho khối văn phòng doanh nghiệp
- Chi phí khác bằng tiền đã chi ra để phục vụ cho việc điều hành quản lý chung của toàn doanh nghiệp: chi phí tiếp khách, hội nghị, công tác phí, chi phí kiểm toán
b. Chi phí tài chính
Chi phí tài chính là các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động về đầu tư tài chính và kinh doanh vốn. các chi phí hoạt động tài chính ở doanh nghiệp bao gồm:
- Chi phí liên doanh, liên kết không tính vào giá vốn góp.
- Chi phí cho thuê tài sản.
- Giá trị gốc của bất động sản khi nhượng bán.
- Chi phí mua bná chứng khoán kể cả tổn thất trong đầu tư (nếu có).
- Lỗ do nhượng bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại ngoại tệ cuối kỳ của nợ phải thu, nợ phải trả dài hạn (không bao gồm chênh lệch tỷ giá ngoại tệ thuộc vốn vay để đầu tư XDCB khi chưa đưa công trình vào sử dụng hoặc vốn vay bằng ngoại tệ để góp vốn liên doanh).
- Thuế GTGT phải nộp trong trường hợp áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp
- Chi phí về lãi tiền vay phải trả (không bao gồm lãi tiền vay dài hạn để XDCB khi công trình chưa đưa vào sử dụng).
- Chi phí chiết khấu thanh toán cho người mua hàng khi thanh toán tiền trước hạn.
- Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán
- Chi phí khác liên quan đến hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp…
Lợi nhuận thuần Lợi nhận gộp Doanh thu Chi Chi Chi phí
từ hoạt động = từ bán hàng và + hoạt động - phí tài - phí bán - quản lý
kinh doanh cung cấp dịch vụ tài chính chính hàng DN
c. Chi phí khác
Chi phí khác là các khoản chi phí của các hoạt động ngoài hoạt động XSKD tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Chi phí khác trong doanh nghiệp thường bao gồm:
- Giá trị còn lại của TSCĐ khi nhượng bán và thanh lý.
- Chi phí nhượng bán và thanh lý TSCĐ.
- Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá sổ kế toán.
- Các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế.
- Chi phí đẻ thu tiền phạt.
- Các khoản chi phí bi nhầm, bót từ các kỳ kế toán trước.
- Các khoản chi phí khác…
Lợi nhuận khác được xác định như sau:
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác
1.3 Nguyên tắc hạch toán thu nhập
1.3.1 Doanh thu thực hiện
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động SXKD thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu phát sinh từ giao dịch, sự kiện được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.
Nguyên tắc hạch toán:
1- Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và phải theo năm tài chính.
2- Chỉ ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán khi thoả mãn đồng thời các điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, tiền cổ tức và lợi nhuận được chia quy định tại điểm 10, 16, 24 của Chuẩn mực doanh thu và thu nhập khác (Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính) và các quy định của Chế độ kế toán hiện hành. Khi không thoả mãn các điều kiện ghi nhận doanh thu không hạch toán vào tài khoản doanh thu.
3- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu và không được ghi nhận là doanh thu.
4- Doanh thu (kể cả doanh thu nội bộ) phải được theo dõi riêng biệt theo từng loại doanh thu: Doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia. Trong từng loại doanh thu lại được chi tiết theo từng thứ doanh thu, như doanh thu bán hàng có thể được chi tiết thành doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá,... nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác kết quả kinh doanh theo yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và lập báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
5- Nếu trong kỳ kế toán phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại thì phải được hạch toán riêng biệt. Các khoản giảm trừ doanh thu được tính trừ vào doanh thu ghi nhận ban đầu để xác định doanh thu thuần làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh của kỳ kế toán.
6- Về nguyên tắc, cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải xác định kết quả hoạt động SXKD. Toàn bộ doanh thu thuần thực hiện trong kỳ kế toán được kết chuyển vào Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Các tài khoản thuộc loại tài khoản doanh thu không có số dư cuối kỳ.
Loại tài khoản doanh thu có 6 tài khoản, chia thành 3 nhóm
a) Nhóm TK 51 - Doanh thu, có 03 tài khoản
- Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ;
- Tài khoản 512 - Doanh thu nội bộ;
- Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
b) Nhóm TK 52 - Có 01 tài khoản
- Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại.
c) Nhóm TK 53 - Có 2 tài khoản
- Tài khoản 531 - Hàng bán bị trả lại;
- Tài khoản 532 - Giảm giá hàng bán.
1.3.2 Nội dung phân phối thu nhập doanh nghiệp
- Kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh trên TK 421 là lợi nhuận trước khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc lỗ của hoạt động kinh doanh
- Việc phân phối lợi nhuận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo rõ ràng, rành mạch theo đúng qui định của chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp hiện hành
- Phải hạch toán chi tiết kết quả hoạt động kinh doanh của từng niên độ kế toán (năm trước, năm nay), đồng thời theo dõi chi tiết theo từng nội dung phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp (nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, trích lập các quỹ, bổ sung nguồn vốn kinh doanh…)
1.3.3 Kỳ hạch toán
Thu nhập của doanh nghiệp được xác định theo từng kì hạch toán.
Kì kế toán để xác định lợi nhuận thường là một tháng, một quý, hoặc một năm
II. Chế độ hạch toán thu nhập hiện hành.
2.1 Chế độ hạch toán doanh thu
2.1.1 Doanh thu bán hàng
2.1.1.1. Tài khoản sử dụng
* TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nguyên tắc hạch toán:
1- Tài khoản 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá đã bán; dịch vụ đã cung cấp được xác định là tiêu thụ trong kỳ không phân biệt doanh thu đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.
2- Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT;
- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT, hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán;
- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu);
- Những doanh nghiệp nhận gia công vật tư, hàng hoá thì chỉ phản ánh vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ số tiền gia công thực tế được hưởng, không bao gồm giá trị vật tư, hàng hoá nhận gia công.
- Đối với hàng hoá nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng thì hạch toán vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phần hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng.
- Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp thì doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay và ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính về phần lãi tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu được xác nhận.
- Những sản phẩm, hàng hoá được xác định là tiêu thụ, nhưng vì lý do về chất lượng, về qui cách kỹ thuật,... người mua từ chối thanh toán, gửi trả lại người bán hoặc yêu cầu giảm giá và được doanh nghiệp chấp thuận; hoặc người mua mua hàng với khối lượng lớn được chiết khấu thương mại thì các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng này được theo dõi riêng biệt trên các Tài khoản 531 - Hàng bán bị trả lại, hoặc Tài khoản 532 - Giảm giá hàng bán, Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại.
- Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp đã viết hoá đơn bán hàng và đã thu tiền bán hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua hàng, thì trị giá số hàng này không được coi là tiêu thụ và không được ghi vào Tài khoản 511- "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" mà chỉ hạch toán vào bên Có Tài khoản 131- "Phải thu của khách hàng" về khoản tiền đã thu của khách hàng. Khi thực giao hàng cho người mua sẽ hạch toán vào Tài khoản 511- "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" về trị giá hàng đã giao, đã thu trước tiền bán hàng, phù hợp với các điều kiện ghi nhận doanh thu.
- Đối với trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm thì doanh thu cung cấp dịch vụ ghi nhận của năm tài chính là số tiền cho thuê được xác định trên cơ sở lấy toàn bộ tổng số tiền thu được chia cho số năm cho thuê tài sản.
- Đối với doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước, được Nhà nước trợ cấp, trợ giá theo qui định thì doanh thu trợ cấp, trợ giá là số tiền được Nhà nước chính thức thông báo, hoặc thực tế trợ cấp, trợ giá. Doanh thu trợ cấp, trợ giá được phản ánh trên TK 5114 - Doanh thu trợ cấp trợ giá.
- Không hạch toán vào tài khoản này các trường hợp sau:
. Trị giá hàng hoá, vật tư, bán thành phẩm xuất giao cho bên ngoài gia công chế biến.
. Trị giá sản phẩm, bán thành phẩm, dịch vụ cung cấp giữa các đơn vị thành viên trong một công ty, tổng công ty hạch toán toàn ngành (sản phẩm, bán thành phẩm, dịch vụ tiêu thụ nội bộ).
. Số tiền thu được về nhượng bán, thanh lý TSCĐ.
. Trị giá sản phẩm, hàng hoá đang gửi bán; dịch vụ hoàn thành đã cung cấp cho khách hàng nhưng chưa được người mua chấp thuận thanh toán.
. Trị giá hàng gửi bán theo phương thức gửi bán đại lý, ký gửi (chưa được xác định là tiêu thụ).
. Các khoản thu nhập khác không được coi là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Kết cấu và nội dung phản ánh
- Bên Nợ :
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu và thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong kỳ.
+ khoản giảm giá hàng bán
+ Trị giá hàng bị trả lại
+ Khoản chiết khấu thương mại
+ Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần sang tài khoản 911 để xác đinh kết quả kinh doanh
- Bên Có:+ Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp lao dịch, dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán.
- Tài khoản này cuối kỳ không có số dư
TK 511 có 4 TK cấp 2
- TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá
- TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm
- TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
- TK 5114: Doanh thu trợ cấp trợ giá
* TK 512 : Doanh thu nội bộ
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ tiêu thụ trong nội bộ trong doanh nghiệp
- TK 5121: Doanh thu bán hàng hoá
- TK 5122: Doanh thu bán thành phẩm
- TK 5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ
Kết cấu và nội dung phản ánh:
- Bên Nợ:
+ Phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu
+ Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần
- Bên Có :
+ Ghi nhận doanh thu bán hàng
- Tài khoản này không có số dư
* TK 632: Giá vốn hàng bán
- Bên Nợ:
+ Giá thành thực tế của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ (KKTX)
+ Trị giá kết chuyển, trị giá thành phẩm tồn kho đầu kỳ (KKĐK)
+ Giá thành thành phẩm sản xuất trong kỳ (KKĐK)
+ Giá trị tài sản bị hư hỏng mất mát và các khoản thiệt hại bị ghi vào giá vốn
+ Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
+ Trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Bên Có:
+ Giá vốn của hàng bán bị trả lại (phương pháp KKTX)
+ Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
+ Kết chuyển giá trị thành phẩm tồn kho và gửi bán cuối kỳ
+ Kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ để xác định kết quả
* TK 521: Chiết khấu bán hàng
* TK 531: Hàng bán bị trả lại
* TK 532: giảm giá hàng bán
2.1.1.2. Phương pháp hạch toán
a. Bán hàng trực tiếp
Theo phương thức bán hàng này khách hàng phải làm thủ tục nhận hàng tại kho hoặc tại xưởng của doanh nghiệp. Sau khi làm thủ tục nhận hàng phải làm thủ tục thanh toán. Vì vậy hàng xuất khỏi doanh nghiệp sẽ trở thành sản phẩm tiêu thụ
+ Ghi doanh thu bán hàng:
Nợ TK 111, 112, 113, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu bán hàng
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra (Nếu tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ)
+ Ghi giá vốn (KKTX)
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 155: Theo giá thực tế xuất kho
Có TK 154: Theo giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành (giao hàng tại xưởng không qua kho)
+ Tiền thuê vận chuyển bốc dở chi phí bao bì
Nợ TK 641, 133
Nợ TK 131: ( chi hộ khách hàng)
Có TK 111, 112, 331…
b. Theo phương thức chuyển hàng
Theo phương thức này căn cứ vào thời gian, địa điểm ghi trên hợp đồng doanh nghiệp chủ động xuất kho, xuất xưởng thành phẩm của mình giao cho cán bộ nghiệp vụ hoặc uỷ nhiệm cho đơn vị vận tải chuyển đến giao cho khách hàng theo địa điểm quy định. Sau khi kiểm nhận hàngkhách hàng mới làm thủ tục thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
+Tại thời điểm xuất hàng ra khỏi doanh nghiệp
Nợ TK 157: Hàng gửi bán
Có TK 154, 155: Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành
+ Khi khách hàng thanh toán hay chấp nhận thanh toán ( một phần hay toàn bộ tiền hàng).
- Kế toán ghi nhận doanh thu phát sinh
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu bán hàng
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu
- Ghi giá vốn
Nợ TK 632
Có TK 157
Trường hợp hàng chuyển đi theo hợp đồng bị từ chối bị trả về không phù hợp với chất lượng, qui cách…
Nợ TK 155: Thành phẩm nhập kho
Nợ TK 632: Giá vốn hàng hỏng
Có TK 157
Tiền thuê vận chuyển bốc dở
Nợ TK 641, 133
Nợ TK 131
Có TK 111, 112, 331
c. Bán hàng qua đại lý
* Tại đơn vị có hàng gửi bán (chủ hàng)
Khi giao hàng cho đại lý hoặc các đơn vị nhận hàng ký gởi thì số hàng này thuộc sở hữu của doanh nghiệp cho tới khi được tiêu thụ. Khi bán được hàng ký gửi, doanh nghiệp sẽ trả cho đại lý một khoản hoa hang tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá ký gửi.
+ Khi giao hàng cho các đại lý hoặc đơn vị nhận hàng
Nợ TK 157
Có TK155, 154
+ Khi đại lý nhận bảng kê bán hàng. Căn cứ vào số hàng đại lý bán được kế toán ghi doanh thu và giá vốn
- Ghi doanh thu.
Nợ TK 131 : Giá bán theo qui đinh
Có TK 511, 3331
- Ghi giá vốn
Nợ TK 632
Có TK 157
+ Khi thanh toán với đại lý
Nợ TK 641: Tiền hoa hang trả cho đại lý
Nợ TK 111,112: Số tiền nhận được sau khi trừ đi hoa hang
Có TK 131
*Tại đại lý hoặc đơn vị nhận hàng gửi bán
+ Khi nhận hàng từ đơn vị chủ hàng căn cứ vào số lượng và giá bán qui định để ghi đơn vào TK 003
Nợ Tk 003: Giá trị hàng nhận bán hộ
+ Khi bán được hàng
Nợ TK 111,112,131
Có Tk 331
+ Thanh toán với chủ hàng
Nợ TK 331
Có TK 511 : Tiền hoa hồng
Có TK 111,112
d. Bán hàng theo phương thức trả góp
Thực chất nghiệp vụ bán hàng trả góp là nghiệp vụ kép, tức là vừa bán vừa cho vay
+ Ghi doanh thu
Nợ TK 131: Giá trả góp
Có TK 511, 3331 : Theo giá bán thu tiền một lần
Có TK 515, 3387 : Lãi do bán trả góp
+ Ghi giá vốn
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 154, 155
+ Khi khách hàng trả tiền kế toán ghi
Nợ TK 111,112
Có TK 131
e. Tiêu dùng nội bộ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc dùng để biếu tặng
+ Phản ánh doanh thu bán hàng phát sinh
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 512: Doanh thu bán hàng tính theo giá thành sản xuất
+ Ghi giá vốn
Nợ TK 632
Có TK 154, 155
f. Các trường hợp khác được coi là tiêu thụ như:
+ Dùng sản phẩm của doanh nghiệp đẻ làm công tác từ thiện hoặc thanh toán thu nhập cho công nhân viên
Nợ TK 334
Nợ TK 431
Có TK 512, 3331: Theo giá bán thông thường
+ Ghi giá vốn
Nợ TK 632
Có TK 154, 155
g. Hàng đổi hàng
Doanh thu sản phẩm đem trao đổi bằng số lượng sản phẩm đem trao đổi nhân giá bán trên thị trường tại thời điểm thực hiện trao đổi
+ Doanh thu được ghi theo giá bán thông thường:
Nợ TK 131
Có TK 511, 3331
+ Phản ánh hàng nhận về
Nợ TK 152, 153, 211, 133
Có TK 331
+ Ghi giá vốn
Nợ TK 632
Nợ TK 154, 155
Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu
a.Các khoản thuế được ghi giảm trừ doanh thu
Thuế được ghi giảm trừ doanh thu bao gồm thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp
Phản ánh các khoản thuế nói trên phải nộp Nhà nước kế toán ghi:
Nợ TK 511, 512
Có TK 333
33311:Thuế GTGT
33312:Thuế tiêu thụ đặc biệt
33313:Thuế xuất khẩu
b. Hàng bán bị trả lại
Là hàng trước đây được coi là tiêu thụ (đã ghi doanh thu) nhưng vì lý do nào đó doanh nghiệp chấp nhận cho khách hàng được trả lại
+ Phản ánh doanh thu của hàng bán bị trả lại
Nợ TK 531, 3331
Có TK 111, 112, 131
+ Ghi giá vốn của hàng bán bị trả lại (theo phương pháp KKTX)
Nợ TK 155
Có TK 632
*Nếu hàng hỏng thì không phải ghi bút toàn giảm giá vốn
c. Chiết khấu bán hàng và giảm giá hàng bán
* Các hình thức giảm giá
- Hồi khấu: Là giảm cho khách hàng 1 tỷ lệ nhất định tính trên giá bán hoặc tổng số nghiệp vụ mua hàng mà khách hàng thực hiện trong một kỳ nào đó
- Bớt giá: Là bớt 1 tỷ lệ nhất định cho khách hàng tính cho một lần (một nghiệp vụ) mua hàng với khối lượng lớn
- Giảm giá đặc biệt là sự chấp nhận giảm tỷ lệ đặc biệt cho khách hàng trên giá bán vì hàng không đúng hẹn, kém phẩm chất…
- Các doanh nghiệp phải xây dung chế độ giảm giá công khai và phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản của nghiệp vụ giảm giá là hoạt đọng giảm giá không dẫn đến doanh gnhiệp bị thu lỗ
* Thủ tục giảm giá
Trường hợp hồi khấu thì giảm giá được thực hiện trên hoá đơn mua hàng sau cùng. Trường hợp này kế toán không phản ánh nghiệp vụ giảm giá riêng
Trường hợp bớt giá cũng được phản ánh trên hoá đơn
Các trường hợp khác phải lập biên bản
* Trường hợp giảm giá ngoài hoá đơn kế toán ghi
Nợ TK 521 : Hồi khấu
Nợ TK 532 : Giảm giá đặc biệt
Có TK 111,112,131
2.1.2 Doanh thu từ hoạt động tài chính
Tài khoản sử dụng
TK 515: doanh thu hoạt động tài chính
+Bên Nợ:
- Các khoản ghi giảm thu nhập hoạt động tài chính
- Kết chuyển thu nhập tài
+ Bên Có:
- Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ
+ Tài khoản này cuối kỳ không có số dư
Phương pháp hạch toán
a. Phản ánh doanh thu cổ tức, lợi nhuận được chia phát sinh trong kỳ từ hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh:
Nợ TK 111, 112, 138, 152, 156, 133…
Nợ TK 221: Đầu tư chứng khoán dài hạn (nhận cổ tức bằng cổ phiếu)
Nợ TK 222: Góp vốn liên doanh (thu nhập bổ sung vốn góp liên doanh)
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính
b. Doanh thu từ hoạt động đầu tư chứng khoán
- Khi mua chứng khoán đầu tư ngắn hạn, dài hạn căn cứ vào giá mua thực tế, ghi:
Nợ TK121,221..
Có TK 111, 112, 311, 341
- Đinh kỳ tính lãi và thu lãi tin phiếu, trái phiếu hoặc nhận được thông báo về cổ tức được hưởng:
. Trường hợp không nhận tiền lãi về, mà tiếp tục bổ sung mua trái phiếu, tin phiếu, cổ phiếu, ghi:
Nợ TK 121: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Nợ TK 221: Đầu tư chứng khoán dài hạn
Có TK 515: Doanh thu từ hoạt động tài chính
. Trường hợp nhận lãi bằng tiền, ghi:
Nợ TK 111,112…
Có TK 515
. Trường hợp nếu nhận lãi đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lai khoản đầu tư đó thì doanh nghiệp phải phân bổ số tiền lãi, chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua khoản đầu tư này mới được ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính, còn khoản dồn tích thì ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu đó, ghi:
Nợ TK 111, 112 (tổng tiền lãi thu được)
Có TK 121: Số tiền lãi dồn tích trước khi DN mua lại khoản đầu tư
Có TK 221: Lãi đầu tư dồn tích trước khi DN mua lại khoản đầu tư
Có TK 515: Lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua khoản đầu tư này
. Định kỳ nhận lãi, cổ phiếu, trái phiếu (nếu có) ghi:
Nợ TK 111, 112,131
Có TK 515
- Khi nhượng bán hoặc thu hồi chứng khoán
Nợ TK 111, 112: Giá bán hoặc tổng số tiền thu được
Có TK 121, 221: Giá thực tế
Có TK 515 (hoặc Nợ TK 635) :Chênh lệch
- Trường hợp các loại chứng khoán bán ra hoặc thu hồi mà có trích dự phòng thì kế toán phải hoàn nhập số dự phòng đã trích
Nợ TK 129, 229
Có TK 515
c. Kế toán ngoại tệ
Nợ TK 111(1111), 112(1121) : Tổng giá thanh toán- tỷ giá thực tế bán
Có TK 111(1111), 112(1121) : Theo tỷ giá trên sổ kế toán
Có TK 515 : Nếu lãi (Số chênh lệch tỷ giá thực tế bán lớn hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán)
Nợ TK 635 : Nếu lỗ (Số chênh lệch tỷ giá ghi trên sổ kế toán lớn hơn tỷ giá thực tế bán)
d. Kế toán hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản
- Khi mua bất động sản, ghi:
Nợ TK 228 : Đầu tư dài hạn khác
Nợ TK 241 : XDCB dở dang (nếu mua thông qua XDCB)
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331…
- Các chi phí có liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư bất động sản
Nợ TK 241 : Xây dung cơ bản dở dang
Nợ TK 133
Có TK 111, 112…
- Kết chuyển chi phí khi đầu tư bất động sản hoàn thành
Nợ TK 228
Có TK 241
- Khi bán bất động sản:
. Tổng số tiền thu về bán bất động sản
Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng số tiền thanh toán)
Có TK 515
Có TK 3331
. Trị giá đầu tư bất động sản đã bán
Nợ TK 635 : Chi phí tài chính
Có TK 228 : Đầu tư dài hạn khác
. Các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động bán bất động sản, ghi:
Nợ TK 635
Có TK 133
e. Kế toán hoạt động cho vay lấy lãi
- Khi cho vay lấy lãi, ghi:
Nợ TK 128: Đầu tư ngắn hạn khác (nếu cho vay ngắn hạn)
Nợ TK 228: Đầu tư dài hạn khác (nếu cho vay dài hạn)
Có TK 111,112,…
- Định kỳ , tính toán, xác định số lãi cho vay phải thu tổng kỳ theo khế ước vay, ghi
Nợ TK 111, 112
Nợ TK 131
Có TK 515
-Các khoản thu tiền lãi phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 515
f. Kế toán chiết khấu thanh toán:
Số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn được người bán chấp thuận, ghi:
Nợ TK 331: PhảI trả cho người bán
Có TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính
g. Kế toán doanh thu cho thuê cơ sở hạ tầng
- Đối với hoạt động kinh doanh cho thuê cơ sở hạ tầng, doanh thu được ghi nhận theo kỳ hạn cho thuê hoặc khi chuyển giao toàn bộ diện tích đất trên thực địa cho khách hàng theo giá trị của diện tích đất đã chuyển giao và thanh toán một lần hoặc theo giá bán trả ngay, ghi doanh thu
Nợ TK 111, 112, 131…
Có TK 515
Có TK 3331
h. Kế toán chênh lệch tỷ giá:
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính
Nợ TK 413: Chênh lệch tỷ giá
Có TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính
i. Cuối kỳ kế toán tính toán, xác định thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp đối với hoạt động tài chính, ghi:
Nợ TK 515
Có TK 3331
2.1.3 Thu nhập khác
* Tài khoản sử dụng:
TK 711:”Thu nhập khác” . Tài khoản này có kết cấu như sau
Bên Nợ: - Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác (nếu có) (ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp).
- Cuối kỳ kế toán kết chuyển các khoản thu nhập khác trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 711- "Thu nhập khác" không có số dư cuối kỳ.
a. Phương pháp hạch toán nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ:
- Ghi giảm TSCĐ thanh lý, nhượng bán, ghi:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Phần giá trị hao mòn)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Phần giá trị còn lại)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)
Có TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá).
- Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có), ghi:
Nợ TK 811 - Chi phí khác
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có các TK 111, 112, 141, 331,... (Tổng giá thanh toán).
- Phản ánh số thu nhập khác về thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 711 - Thu nhập khác (Số thu nhập chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp .
+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, số thu về nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 711 - Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán).
- Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 711 - Thu nhập khác
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
b. Phản ánh các khoản thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng:
- Khi thu phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế, ghi:
Nợ TK 111, 112,...
Có TK 711 - Thu nhập khác.
- Trường hợp đơn vị ký quỹ, ký cược vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết với doanh nghiệp bị phạt theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế:
. Đối với khoản tiền phạt khấu trừ vào tiền ký cược, ký quỹ của người ký cược, ký quỹ, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (Đối với khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn)
Nợ TK 344 - Nhận ký cược, ký quỹ dài hạn (Đối với khoản ký cược, ký quỹ dài hạn)
Có TK 711 - Thu nhập khác.
. Khi thực trả khoản ký quỹ, ký cược cho người ký quỹ, ký cược, ghi:
Nợ TK 338, 344 (Đã trừ khoản tiền phạt) (Nếu có)
Có TK 111, 112.
c. Phản ánh tiền bảo hiểm được các tổ chức bảo hiểm bồi thường, ghi:
Nợ TK 111, 112,...
Có TK 711 - Thu nhập khác.
- Các khoản chi phí liên quan đến xử lý các thiệt hại đối với những trường hợp đã mua bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 811 - Chi phí khác
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 152,...
d. Hạch toán các khoản phải thu khó đòi đã xử lý xóa sổ, nay lại thu được tiền
- Khi có quyết định cho phép xóa sổ khoản nợ phải thu khó đòi không có khả năng đòi được, ghi:
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Phần chênh lệch giữa số nợ phải thu khó đòi xoá sổ lớn hơn số lập dự phòng)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.
Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”.
- Đối với các khoản phải thu khó đòi đã xử lý cho xóa sổ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ thu hồi được, ghi:
Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 711 - Thu nhập khác.
Đồng thời ghi vào bên Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”.
e. Các khoản nợ phải trả mà chủ nợ không đòi được tính vào thu nhập khác, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán; hoặc
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
Có TK 711 - Thu nhập khác.
f. Trường hợp được giảm, hoàn thuế GTGT phải nộp:
- Nếu số thuế GTGT được giảm, trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 711 - Thu nhập khác.
- Nếu số thuế GTGT được hoàn lại, khi Nhà nước trả lại bằng tiền, ghi:
Nợ TK 111, 112,...
Có TK 711 - Thu nhập khác.
g. Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán, năm nay mới phát hiện ra, ghi:
Nợ các TK 111, 131,...
Có TK 711 - Thu nhập khác.
2.2 Chế độ hạch toán chi phí
2.2.1 Chi phí sản xuất kinh doanh
2.2.1.1 Kế toán giá vốn hàng bán
* TàI khoản sử dụng
TK 632: Giá vốn hàng bán: TàI khoản này có kết cấu như sau:
Bên Nợ:
Giá thành thực tế của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ( Theo phương pháp KKTX)
Trị giá kết chuyển, trị giá thành phẩm tồn kho đầu kỳ (phương phấp KKĐK)
Giá thành thành phẩm sản xuất trong kỳ (KKTX)
Giá trị tàI sản bị hư hỏng mất mát và các khoản thiệt hại bị ghi vào giá vốn
Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
Trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Bên Có:
Giá vốn của hàng bán bị trả lại (KKTX)
Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Kết chuyển giá trị thành phẩm tồn kho và gửi bán cuối kỳ
Kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ để xá định kết quả kinh doanh
*Phương pháp phản ánh:
+ Theo phương pháp kê khai thường xuyên
a. Sản phẩm đã xác định tiêu thụ trong kỳ
Nợ TK 632
Có TK 155, 154, 157
b. Nhập lại kho hoặc gửi lại kho của khách hàng số sản phẩm đã bán bị trả lại
Nợ TK 155: Nhập lại kho
Nợ TK 157: Gửi ở kho của khách hàng
Có TK 632
c. Kế toán một số nội dung khác có liên quan
-Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không được phân bổ (không tính vào giá thành snả phẩm số chênh lệch giữa tổng chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 154: Chi phí SXKD dở dang
- Phản ánh khoản hao hụt, mất mátcủa hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, ghi;
Nợ TK 632
Có TK 152, 153, 156, 138(1381)…
- Phản ánh chi phí tự xây dung, tự chế TSCĐ vượt quá mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình hoàn thành, ghi:
Nợ TK 632
Có TK 241
Có TK 154
- Hạch toán khoản trích lập, hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào cuối năm tài chính (Do lập dự phòng năm nay lớn hơn hoặc nhỏ hơn khoản dự phòng năm trước)
. Trích lập thêm
Nợ TK 632
Có TK 159
. Hoàn nhập:
Nợ TK 159
Có TK 632
+ Theo phương pháp kiểm kê định kỳ
a. Đầu kỳ kết chuyển sản phẩm hiện còn sang TK 632
Nợ TK 632
Có TK 155, 157
b. Phản ánh giá trị sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ
Nợ TK 632
Có TK 631
c. Cuối kỳ căn cứ kết quả kiểm kê xác định giá trị sản phẩm hiện còn cuối kỳ và kết chuyển
Nợ TK 155, 157
Có TK 632
2.2.1.2 Chi phí bán hàng
* Tài khoản sử dụng
TK 641: Chi phí bán hàng
Bên Nợ: Tập hợp các chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ
Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng
- Kết chuyển chi phí bán hàng trong kỳ vào bên Nợ TK911 để xác định kết
quả kinh doanh hoặc vào bên Nợ TK1422- Chi phí chờ kết chuyển
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư
Các tài khoản chi tiết cấp 2: - TK 6411: Chi phí nhân viên bán hàng
- TK 6412: Chi phí vật liệu bao bì
- TK 6423: Chi phí dụng cụ đồ dùng
- TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ
- TK 6415: Chi phí bảo hành sản phẩm
- TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài
- TK 6418: Chi phí bằng tiền khác
* Phương pháp hạch toán
a. Tập hợp chi phí bán hàng phát sinh
Nợ TK 641: Chi bán hàng
Có TK 334: Lương và các khoản phụ cấp phảI trả CNV bộ phận bán hàng
Có TK 338: Trích KPCĐ, BHXH,BHYT theo tỷ lệ quy định
Có TK 152, 611: NVL phụ, xuất dùng phục vụ cho hoạt động bán hàng
Có TK 153, 242: Chi phí về công cụ, dụng cụ
Có TK 214 : Chi phí về khấu hao TSCĐ
Có TK 111, 112, 331: Chi phí mua ngoàI phục vụ cho hoạt động bán hàng
b. -Trích trước chi phí bảo hành sản phẩm
Nợ TK 641
Có TK 335
- Khi chi phí bảo hành phát sinh
Nợ TK 335 : Chi phí bảo hành
Có TK 133 : Thuế GTGT
Có TK 111, 112, 331: Do mua ngoài
Có TK 334, 338, 152: Tự bảo hành
Có TK 521 : Do bộ phận bảo hành tổ chức bộ phận kế toán riêng
- Đối với các doanh nghiệp không dự toán chi phí bảo hành thì chi phí bảo hành thực tế phát sinh được tập hợp thẳng vào TK6415
2.2.1.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp
* Tài khoản sử dụng
TK 642: chi phí quản lý doanh nghiệp
Bên Nợ : - Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ
Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911 để xác định kết
quả kinh doanh hoặc sang bên Nợ TK 14222- Chi phí chờ kết chuyển
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư
Tài khoản 642 có các tài khoản cấp 2
- TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp
- TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý
- TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng
- TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ
- TK 6425: Thuế, phí, lệ phí
- TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài
- TK 6428: Chi phí bằng tiền khác
* Phương pháp hạch toán
Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh
Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 334: Lương và các khoản trích theo lương trả cho GĐ và nhân viên
Có TK 338: Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định
Có TK 152, 611: NVL xuất dùng cho quản lý
Có TK 153, 242: CCDC xuất dùng phục vụ cho hoạt động quản lý
Có TK 214: Chi phí về khấu hao TSCĐ
Có TK 333: Các khoản thuế phí, lệ phí
Có TK 139 : Trích dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 111, 112, 331: Các khoản chi phí bằng tiền khác
2.2.2 Chi phí hoạt động tài chính
* tài khoản sử dụng
TK 635: “ Chi phí hoạt động tài chính”
Bên Nợ: - Tập hợp chi phí tài chính phát sinh tong kỳ
Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí tài chính
- Kết chuyển chi phí tài chính để xác định kết quả kinh doanh
* Phương pháp hạch toán
a. Phản ánh chi phí hoặc lỗ về hoạt động đầu tư tài chính
Nợ TK 635
Có TK 111, 112, 141
Có TK 121, 128, 221, 222…
b. Lãi tiền vay đã trả và phải trả:
Nợ TK 635
Có TK 111, 112, 341, 311, 335…
c. Khi phát sinh chi phí liên quan đến hoạt động bán chứng khoán, hoạt động kinh doanh bất động sản, hoạt động cho vay vốn, mua bán ngoại tệ
Nợ TK 635
Có TK 111, 112, 141..
d.Trị giá vốn đầu tư bất động sản đã bán
Nợ TK 635
Có TK 228 : Đầu tư dàI hạn khác
e. Trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán
- Trích lập hoặc trích thêm
Nợ TK 635
Có TK 129, 229
- Hoàn nhập
Nợ TK 129, 229
Có TK 635
f. Chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hoá, dịch vụ được hưởng
Nợ TK 635
Có TK 131, 111, 112…
g. Kết chuyển chênh lệch tỷ giá ngoại tệ trong trường hợp chênh lệch tỷ giá giảm
Nợ TK 635
Có TK 413
h. Số chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối kỳ của các khoản phải thu dài hạn và phải trả dài hạn có gốc là ngoại tệ
Nợ TK 635
Có TK 131: Phải thu của khách hàng
Có TK 341: Vay dài hạn
Có TK 342: Nợ dài hạn
i. Các khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ
Nợ TK 111, 112: Theo tỷ giá thực tế
Nợ TK 635: Chi phí tài chính (khoản lỗ nếu có)
Có TK 111, 112: Theo tỷ giá hạch toán
j. Chi phí chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng được xác định là tiêu thụ
Nợ TK 635
Có TK 228
2.2. 3 Chi phí khác
* Tài khoản sử dụng
TK 811: “ Chi phí khác”
Bên Nợ: - Các khoản chi phí khác phát sinh
Bên Có: - Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào tàI khoản 911 “ Xác định kết quả kinh doanh”
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư
* Phương pháp hạch toán
a. Khi các khoản chi phí khác phát sinh, như chi phí khác phục tổn thất do gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh (bão lụt, hoả hoạn, cháy, nổ…)
Nợ TK 811: Chi phí khác
Có TK 111, 112, 141…
b. Kế toán nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ
- Ghi giảm TSCĐ và phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn
Nợ TK 811: Giá trị còn lại của TSCĐ
Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ
- Thu tiền nhượng bán thanh lý TSCĐ
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 711: Thu nhập khác
Có TK 3331: Thuế GTGT phảI nộp
- Các chi phí phát cho hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ
Nợ TK 811
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 141
c. Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai hàng hoá xuất khẩu, bị truy thu tiền thuế trong thời hạn 01 năm trở về trước kể từ ngày kiển tra phát hiện có sự nhầm lẫn đó. Số thuế xuất khẩu truy thu phải nộp, ghi
Nợ TK 511
Nợ TK 811
Có TK 3333
d. Hạch toán các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy nộp thuế, ghi:
Nợ TK 811
Có TK 111, 112
Có TK 333
Có TK 338
2.3 Chế độ hạch toán thu nhập- Xác định kết quả kinh doanh
*Kết quả kinh doanh tổng hợp của doanh nghiệp được tinh như sau:
Tổng Lợi nhuận Lợi
lợi nhuận = thuần từ hoạt + nhuận
trước thuế động kinh doanh khác
* Phương pháp hạch toán
Hạch toán xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện vào cuối kỳ theo trình tự sau:
- Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu
Nợ TK 511, 512
Có TK 512, 531, 532
- Kết chuyển doanh thu thuần sang tài khoản xác đinh kết quả:
Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng thuần
Nợ TK 512: Doanh thu nội bộ
Có TK 911: Tổng doanh thu thuần
- Kết chuyển giá vốn của số hàng đã tiêu thụ trong kì:
Nợ TK 911
Có TK 632
- Kết chuyển chi phí bán hàng:
Nợ TK 911
Có TK 641
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 911
Có TK 642
- Kết chuyển chi phí tài chính
Nợ TK 911
Có TK 635
- Kết chuyển thu nhập tài chính:
Nợ TK 515
Có TK 911
- Kết chuyển chi phí khác:
Nợ TK 911
Có TK 811
- Kết chuyển thu nhập khác:
Nợ TK 711
Có TK 911
* Xác định kết quả kinh doanh trong kì:
- Trường hợp lãi:
Nợ TK 911
Có TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối
- Trường hợp lỗ:
Nợ TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 911
Sơ đồ hạch toán xác định kết quả
TK 521, 531 TK 511, 512
TK 632 TK 911 532
(3) (1)
(2)
TK 641, 642 TK 515,711
(4) (5)
TK 635, 811 TK 421
(6)
(8)
Ghi chú:
- Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu
- Kết chuyển thu nhập thuần
- Kết chuyển giá vốn hàng bán
- Kết chuyển chi phí bán hàng và chiphí quản lý doanh nghiệp
- Kết chuyển doanh thu hoạt động tàI chính và thu nhập khác
- Kết chuyển chi phí tàI chính và chi phí khác
- Kết chuyển lãI (nếu có)
- Kết chuyển lỗ (nếu có)
III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
3.1 Muc tiêu thực hiện
Trong quá trình xây dung và hoàn thiện hệ thống kế toán đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về chế độ kế toán, phương pháp hạch toán cũng như hệ thống tàI khoản nhằm tạo ra một môi trường pháp lý thống nhất và hợp lý giữa chuẩn mực kế toán, cơ chế tàI chính, chính sách thuế…về bản chất và nội dung của nó. Tuy nhiên nền kinh tế luôn luôn vận động và phát triển nên bất kỳ một chế độ kế toán nào cũng không thể phù hợp cho tất cả các giai đoạn thời kỳ, chính vì vậy mà chúng ta phảI liên tục phảI sửa đổi bổ sung mới có thể tạo ra được sự hoàn thiện. Dưới đây là một vàI ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện chế độ kế toán thu nhập hiện nay
3.2. ý kiến hoàn thiện
a. Về tài khoản sử dụng
1. Theo CMKTVN “Doanh thu và thu nhập khác” thì doanh thu của các giao dịch và sự kiện chia thành: Doanh thu bán hàng; Doanh thu cung cấp dịch vụ; Doanh thu tiền lãi cho vay, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia; Thu nhập khác ngoài các giao dịch và sự kiện trên. Trong đó, doanh thu từ tiền lợi tức, tiền bản quyền và cổ tức có phần doanh thu từ lợi nhuận được chia của hoạt động góp vốn liên doanh và theo chế độ kế toán hiện hành thì các khoản này được hạch toán trên TK 515 - Doanh thu hoạt động tàI chính, vì vậy nên phân loại chi tiết các khoản doanh thu ở nhóm thứ 3 - Doanh thu từ tiền lãI cho vay, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia thành:
Doanh thu từ đầu tư vào công ty liên kết.
Doanh thu từ đầu tư vào công ty liên doanh.
Theo cách này, khi vận dụng xây dung tài khoản phản ánh bộ phận doanh thu từ tiền lãI cho vay, tiền bản quyền…sẽ mở các tàI khoản chi tiết phản ánh các khoản doanh thu trên.
TK 515 (1) : Doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính thông thường
TK 515 (2) : Doanh thu từ đầu tư vào công tư liên kết
TK 635 (3) : Chi phí hoạt động đầu tư vào công ty liên doanh
2. Theo CĐKT hiện hành thì TK 511 - “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh từ các giao dịch và nghiệp vụ sau:
- Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hoá mua vào.
- Cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch…
TK 511 có bốn tài khoản cấp 2
TK 511 (1) : Doanh thu bán hàng hoá
TK 511 (2) : Doanh thu bán các sản phẩm
TK 511 (3) : Doanh thu cung cấp dịch vụ
TK 511 (4) ; Doanh thu trợ cấp, trợ giá
Bốn tài khoản cấp 2 này phản ánh doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh do doanh nghiệp tự sản xuất kinh doanh hoặc nhận trợ cấp trợ gia. Nếu doanh nghiệp có tiến hành hoạt động liên doanh theo hai hình thức: Các hoạt động sản xuất, kinh doanh đồng kiểm soát, tài sản được các bên liên doanh đồng kiểm soát thì doanh thu nhận được từ hai hoạt động này được coi là doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh nhận được từ liên doanh. Vậy, để phân biệt với bốn tài khoản doanh thu trên thì nên xây dung thêm TK 511 (5) - Doanh thu từ liên doanh, để phản ánh doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh đồng kiểm soát hoặc các tài sản được các bên liên doanh đồng kiểm soát.
3. Cần bổ sung thêm trường hợp kế toán chuyển nhượng, thanh lý vốn góp cho các đối tác khác trong quá trình liên doanh của các bên tham gia liên doanh:
Nợ TK 111, 112, 211…Giá trị chuyển nhượng (thanh lý)
Có TK 222 : Giá trị ghi sổ
Có TK 515 (3) : Lãi
Hoặc Nợ TK 635 (3) : Lỗ
4. Khi quyết toán doanh nghiệp phải xác định được 3 chỉ tiêu
Lợi nhuận thực hiện = Lợi nhuận chưa phân phối + Lợi nhuận đã phân phối
Cả 3 chỉ tiêu này đều quan trọng nên để xác định được cả 3 chỉ tiêu thì ít nhất phảI theo dõi được 2 trong 3 chỉ tiêu . Nhưng theo chế độ kế toán hiên hành thì mới chỉ có TK 421 theo dõi chỉ tiêu “Lợi nhuận chưa phân phối”
Vì vậy nên bổ sung 1 tài khoản loại 4 để theo dõi chỉ tiêu “Lợi nhuận thực hiện”
b. Chứng từ sử dụng
Đoạn 8 của chuẩn mực “Doanh thu và thu nhập khác” có quy định : “Khi hàng hoá hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hoá hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu. Khi hàng hoá hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hoá hoặc dịch vụ khác không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu”
Theo qui định này, khi hàng hoá và dịch vụ trao đổi có cùng bản chất và giá trị thì doanh thu không được xác định và ghi nhận, còn thực tế ở doanh nghiệp vẫn diễn ra sự vận động của hàng hoá xuất ra rồi lại nhập vào doanh nghiệp; vẫn có các khoản chi phí phát sinh trong quá trình trao đổi hàng hoá. Vấn đề đặt ra ở đây là kế toán nghiệp vụ trao đổi hàng hoá trong trường hợp này được phản ánh trên chứng từ nào vàphương pháp kế toán nghiệp vụ này như thế nào Chuẩn mực “ Doanh thu và thu nhập khác” và thông tư hướng dẫn chuẩn mực số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 chưa hướng dẫn cụ thể về thủ tục chứng từ và kế toán nghiệp vụ này như thế nào để đảm bảo tính khoa học và hợp lý. Vậy khi trao đổi hàng hoá, doanh nghiệp phải lập hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng cho hàng hoá đem đổi nhưng trên hoá đơn ghi rõ là “ hàng xuất để trao đổi hàng hoá tương tự về bản chất và giá trị”
Còn chi phí phát sinh trong quá trình trao đổi hạch toán vào chi phí quản lý
Nợ TK 642
Nợ Tk 133
Có TK 111, 112…
Kết luận
Thu nhập là chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả hoạt động kinh tế của một cá nhân, một doanh nghiệp, một quốc gia; cũng là chỉ tiêu hàng đầu để người ta có thể so sánh mức độ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế với nhau. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay nó lại càng chiếm một vị trí quan trọng hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Thu nhập doanh nghiệp không phải đơn giản là kết quả của một phép tính trừ giữa tổng số tiền doanh nghiệp thu được và tổng số tiền doanh nghiệp phải chi ra, mà để có một quyết định trong quá trình hoạch định kinh doanh, một phương án đầu tư có hiệu quả…người ta phải xác định được chính xác từng nghiệp vụ tạo ra doanh thu, từng nghiệp vụ phát sinh chi phí từ đó xác định được thu nhập với đúng bản chất và giá trị của nó. Điều đó cho thấy sự cần thiết và tầm quan trọng cần phải có của công tác kế toán nói chung và kế toán thu nhập nói riêng và đó cũng chính là lý do tại sao hệ thống kế toán luôn được sửa đổi bổ sung để hướng tới hoàn thiện bảo đảm được sự phù hợp vốn có của nó
Tuy nhiên trong giới hạn bài viết này do trình độ, thời gian và tài liệu có hạn em chưa thể đề cập được hết và còn có nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin xhân thành cảm ơn thầy Phạm Quang đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này!
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp
2.Tạp chí kế toán
3.Tạp chí tài chính
4. Hệ thống chuẩn mực kế toán mới
5. Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngay 9/10/2002 hướng dẫn kế toán thực hiện bốn (04) chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định 169/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ tài chính
6. Công văn của Bộ tài chính số 3445/TC-TCT ngày 13/7/1999 về việc thuế thu nhập cá nhân
7. Giáo trình kinh tế vĩ mô
Mục lục
Trang
Lời mở đầu 1
Nội dung 3
I. Bản chất thu nhập doanh nghiệp và nguyên tắc hạch toán 3
1.1 Thu nhập của các chủ thể 3
1.2 Nội dung thu nhập doanh nghiệp 5
1.2.1 Doanh thu 5
1.2.2 Chi phí 8
1.3 Nguyên tắc hạch toán 11
1.3.1 Doanh thu thực hiện 11
1.3.2. Nội dung phân phối thu nhập doanh nghiệp 12
1.3.3 Kỳ hạch toán 13
II Chế độ hạch toán thu nhập hiện hành 13
2.1 Chế độ hạch toán doanh thu 13
2.1.1 Doanh thu bán hàng 13
2.12 Doanh thu từ hoạt động tài chính 22
2.13 Thu nhập khác 26
2.2 Chế độ hạch toán chi phí 29
2.2.1 Chi phí sản xuất kinh doanh 29
2.2.2 Chi phí hoạt động tài chính 33
2.2.3 Chi phí khác 35
2.3 Chế độ hạch toán thu nhập doanh nghiệp- Xác định kết quả 36
Sơ đồ hạch toán thu nhập doanh nghiệp 38
III Một số ý kiến nhằm hoàn thiện chế độ hạch toán thu 38
nhập doanh nghiệp
3.1 Mục tiêu hoàn thiện 38
3.2 ý kiến hoàn thiện 39
Kết luận 42
Danh mục những chữ viết tắt
KKTX - Kê khai thường xuyên
KKĐK - Kiểm kê định kỳ
TSCĐ - Tài sản cố định
DN - Doanh nghiệp
BHXH- Bảo hiểm xã hội
KPCĐ - Kinh phí công đoàn
BHYT - Bảo hiểm y tế
NVL - Nguyên vật liệu
CCDC - Công cụ dụng cụ
GTGT - Giá trị gia tăng
CNV - Công nhân viên
SXKD - sản xuất kinh doanh
XDCB - Xây dựng cơ bản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K1099.doc